Chỉ thị về kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý giá ở các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 09-CT

Chỉ thị về kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý giá ở các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương
Cơ quan ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:09-CTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:07/01/1990Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 09-CT
NGÀY 7 THÁNG 1 NĂM 1990 VỀ KIỆN TOÀN TỔ CHỨC BỘ MÁY
QUẢN LÝ GIÁ Ở CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC
TRUNG ƯƠNG TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

 

Thời gian qua, công tác quản lý và chỉ đạo giá ở các địa phương bị buông lỏng: các chủ trương chính sách giá của trung ương không được quán triệt đầy đủ và chậm được triển khai thực hiện; công tác thông tin, dự báo và xử lý giá quá yếu, không giúp được các cấp chính quyền địa phương điều hành giá thị trường theo định hướng của Nhà nước; nhiều nơi "thả nổi" giá cả dẫn đến rối loạn thị trường khu vực, tác động dây chuyền đến các khu vực khác trong cả nước; công tác kiểm tra, thanh tra giá bị coi nhẹ, chưa góp phần tích cực trong đấu tranh chống tiêu cực, đầu cơ, buôn lậu, thất thoát tài sản của Nhà nước.

Có tình hình trên là do nhận thức chưa đúng về chức năng vai trò của công tác giá trong cơ chế quản lý kinh tế mới, đã thả nổi giá; về mặt tổ chức, thi hành không đúng tinh thần thông báo 46-TB/TV ngày 12 tháng 12 năm 1987 của Ban bí thư trung ương Đảng và thông báo số 488-VI ngày 9 tháng 4 năm 1988 của Thường vụ Hội đồng bộ trưởng, đã không chú ý kiện toàn tổ chức vật giá trong khi hợp nhất tổ chức vật giá với tài chính biên chế dành cho bộ phận công tác giá quá mỏng, nhiều cán bộ chủ chốt có kinh nghiệm, có trình độ nghiệp vụ, được đào tạo có hệ thống bị điều động đi làm công tác khác. Không bố trí cán bộ lãnh đạo chuyên trách công tác giá, thường là kiệm nhiệm, và bị cuốn hút vào các công tác khác, không đủ điều kiện đi sâu chỉ đạo công tác giá. Việc bố trí cán bộ công tác giá ở các quận, huyện, thị xã không được quan tâm. Do đó, tổ chức bộ máy quản lý giá bị suy yếu nghiêm trọng.

Chuyển sang quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường có điều tiết, nhiệm vụ quản lý giá rất nặng nề và phức tạp.

Nhà nước vẫn tiếp tục định giá một số ít vật tư, hàng hoá trọng yếu, chi phối toàn bộ nền kinh tế quốc dân; mở rộng hệ thống giá thoả thuận dưới nhiều hình thức thích hợp, Nhà nước quản lý thông qua việc tổ chức đăng ký giá, ban hành các quy chế, nguyên tắc hình thành giá, đi đôi với công tác thanh tra, kiểm tra, nhằm ngăn chặn việc tạo thế độc quyền kinh doanh, nâng giá ép giá. Các cơ quan giá trung ương đến địa phương phải nắm bắt kịp thời diễn biến thị trường giá cả, có dự báo và đề xuất chính xác những biện pháp hữu hoà hàng hoá, cân đối cung cầu đối với những mặt hàng quan trọng trong phạm vi cả nước, từng khu vực, từng địa phương, giữ cho thị trường ổn định, không để xảy ra đột biến giá. Cơ quan giá các cấp phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành kỷ luật giá và phát hiện những sơ hở trong quản lý để bổ sung cho việc xây dựng dựng nguyên tắc, chính sách giá cho phù hợp.

Để thực hiện tốt thông báo số 46 của ban Bí thư, thông báo số 448 của Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng, xét nhiệm vụ cấp bách đặt ra với công tác giá, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố đặc khu thực hiện ngay việc củng cố tổ chức quản lý giá chuyên trách ở địa phương mình theo các biện pháp sau đây:

1. Tăng cường tổ chức làm công tác giá ở các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương

Một số địa phương vừa qua đã đưa công tác giá và cán bộ làm giá vào Văn phòng Uỷ ban nhân dân, thì nay chuyển về Sở Tài chính - vật giá quản lý.

- các địa phương đã hợp nhất Uỷ ban vật giá với Sở Tài chính thì thống nhất đổi tên là Sở Tài chính - vật giá. Tổ chức vật giá trong Sở Tài chính - Vật giá gọi là Ban vật giá. Về quan hệ công tác trong nội bộ Sở Tài Chính - Vật giá thì Ban vật giá có nhiệm vụ giúp giám đốc Sở vừa làm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân về chỉ đạo công tác giá, vừa làm chức năng quản lý Nhà nước trên lãnh thổ.

- các địa phương chưa hợp nhất Uỷ ban vật giá với Sở Tài chính thì trước mắt tạm giữ nguyên.

- Đối với cấp quận, thị xã và cấp tương đương, cần bố trí một số cán bộ chuyên trách về công tác giá đặt trong phòng Tài Chính - thương nghiệp để giúp uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ quản lý, kiểm tra giá trên địa bàn.

2. Củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác giá.

- Từ nay, các uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố khi cần điều động cán bộ lãnh đạo công tác giá đi làm việc khác, phải trao đổi ý kiến trước với Uỷ ban vật giá Nhà nước.

- những nơi đang thiếu cán bộ, Uỷ ban nhân dân căn cứ hướng dẫn uỷ ban Vật giá Nhà nước, Ban Tổ chức cán bộ của Chính phủ, có kế hoạch bổ sung đủ biên chế theo tinh thần gọn nhẹ và tinh.

- Trong ban lãnh đạo Sở Tài chính - vật giá, nhất thiết phải bố trí 1 cán bộ chuyên trách lãnh đạo Ban vật giá.

- Thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, nhận thức chính sách cho cán bộ làm giá. Hướng dẫn việc rút kinh nghiệm qua thực tiến công tác, giúp cho cán bộ công tác giá nhạy bén với những tư tưởng đổi mới trong quản lý kinh tế nói chung và quản lý gía nói riêng.

3. Căn cứ vào yêu cầu quản lý Nhà nước về giá của toàn ngành, Uỷ ban vật giá Nhà nước thống nhất với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ của ban vật giá trong Sở Tài chính - Vật giá tại ác địa phương Uỷ ban nhân dân các địa phương thống nhất với Bộ tài chính, Uỷ ban Vật giá Nhà nước hướng dẫn, chỉ đạo giám đốc các Sở Tài chính - Vật giá xây dựng các quy định về nhiệm vụ quyền hạn, phân công trách nhiệm, bố trí nhân sự của bộ phận vật giá trong Sở Tài chính - Vật giá để đủ sức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của từng lĩnh vực công tác.

4. Chủ nhiệm Uỷ ban vật giá nhà nước trao đổi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện. Bộ trưởng các Bộ, chủ nhiệm các uỷ ban nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng có liên quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành chỉ thị này.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi