Chỉ thị về việc tăng cường quản lý thuốc gây nghiện
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 09/BYT-CT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 09/BYT-CT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Nguyễn Trọng Nhân |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 11/06/1993 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 09/BYT-CT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA BỘ Y TẾ SỐ 09/BYT-CT NGÀY 11 THÁNG 6 NĂM
1993
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUỐC GÂY NGHIỆN
Gần
đây tệ nạn buôn lậu gây nghiện hút tiêm chích ma tuý có xu hướng ngày càng tăng
đặc biệt là ở các thành phố lớn, các tỉnh biên giới vùng rẻo cao. Những tệ nạn
trên có liên quan tới an ninh xã hội và gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
Các
chất ma tuý thường gặp là nhựa thuốc phiện các chế phẩm từ nhựa thuốc phiện,
Cocain, Dalargan... Ngành y tế có sử dụng một số chất gây nghiện nhằm mục đích
sản xuất thuốc phục vụ công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
Trong
các nguyên liệu thành phẩm gây nghiện được dùng trong ngành y tế, có một số thứ
phải nhập từ nước ngoài vào như Dalargan, Cocain..., có thứ ta sản xuất được
trong nước như cao, còn thuốc phiện, Morphin. ..
Hiện
nay các đơn vị địa phương nói chung vẫn thực hiện các quy định về quản lý thuốc
độc nghiện theo quy chế dược nhưng cũng có một số nơi buông lỏng quản lý đối
với loại thuốc này, hiện tượng đó đã tạo kẽ hở để bọn buôn lậu móc nối đưa
thuốc gây nghiện từ trong kho nhà nước ra thị trường tự do gây ảnh hưởng tới
sức khoẻ con người và an ninh xã hội.
Để
khắc phục các sai sót nói trên, Bộ chỉ đạo cho các đơn vị địa phương thực hiện
nghiêm chỉnh các yêu cầu sau đây:
1. Các đơn vị sản xuất, buôn bán thuốc
chữa bệnh cho người nghiên cứu khoa học, khám chữa bệnh... không được tự mua các nguyên liệu, thành phẩm
thuốc gây nghiện dizepam tiêm trôi nổi trên thị trường hoặc của các cơ quan
không có chức năng buôn bán thuốc chữa bệnh cho người.
2. Các XNDPTW (doanh nghiệp sản xuất) chỉ
được sản xuất thuốc gây nghiện diazepam tiêm sau khi đã được Bộ Y tế cấp số
đăng ký. Tổng Giám đốc LHDVN phê duyệt số lượng từng mặt hàng đưa vào sản xuất
hàng năm theo kế hoạch.
3. Các XNDP trong quân đội muốn sản xuất
thuốc gây nghiện diazepam tiêu dùng riêng cho nhu cầu của Bộ Quốc phòng phải
được Cục trưởng Cục Quân y phê duyệt công thức, số lượng từng mặt hàng theo
từng thời gian nhất định.
4. Các XNDP trong lực lượng công an nhân
dân và các XNDP XNLHD, Công ty dược phẩm địa phương không được sản xuất thuốc
gây nghiện vì Bộ Y tế có đủ khả năng cung cấp đủ nhu cầu.
5. Các công ty XNK trực tiếp muốn nhập
nguyên liệu thành phẩm thuốc gây nghiện, diazepam tiêm phải có bản ký kết hợp
đồng hợp lệ với cơ sở uỷ thác. Các hợp đồng với nước ngoài chỉ được thực hiện
sau khi Bộ Y tế đã phê duyệt số lượng từng mặt hàng.
6. Duyệt dự trù bán buôn, bán lẻ.
6.1. Tổng giám đốc LH các XNDVN duyệt số
lượng Cao opi cho các XNDPTW để sản xuất các thành phẩm giảm độc, miễn độc theo
kế hoạch đã định.
6.2. Bộ Y tế duyệt số lượng Cao opi để đưa
vào sản xuất các thành phần giảm độc, miễn độc đối với XNDP, CTDP, XNLHD tỉnh,
thành phố trực thuộc TW.
6.3. Bộ Y tế duyệt dự trù thuốc gây nghiện
diazepam tiêm đối với các bệnh viện TW, Viện nghiên cứu, BV ngành, Y tế ngành
và nhu cầu nghiên cứu của các ngành, các bộ khác. Các cơ sở trên nếu đóng ở các
tỉnh phía Nam thì do đồng chí lãnh đạo Bộ Y tế phụ trách công tác ở phía Nam
phê duyệt dự trù.
6.4. Giám đốc sở y tế tỉnh thành phố duyệt
dự trù thuốc gây nghiện, diazepam tiêm đối với các cơ sở y tế trực thuộc tỉnh,
thành phố.
6.5. Các Công ty dược phẩm XNDP, XNLHD
tỉnh, thành phố muốn trao đổi, mua bán thuốc gây nghiện diaepam tiêm với các
công ty dược phẩm, XNDP, XNLHD tỉnh, thành phố khác phải được giám đốc Sở Y tế
hai bên phê duyệt. Mọi việc mua bán, trao đổi chỉ được thực hiện sau khi đã
được phê duyệt.
6.6. Giám đốc trung tâm y tế huyện, quận
duyệt dự trù thuốc gây nghiện, diazepam tiêm của các bệnh viện thuộc quận,
huyện. Các dự trù này cũng chỉ có giá trị để mua, bán trong phạm vi tỉnh, thành
phố đó.
6.7. Cục trưởng Cục Quân y quy định thủ
tục xét duyệt dự trù và cấp phát thuốc gây nghiện, diazepam tiêm đối với các
tuyến quân y.
7. Việc bán lẻ thuốc gây nghiện, diazepam
tiêm chỉ thực hiện khi có đơn thuốc hợp lệ của thầy thuốc (mẫu đơn thuốc; mẫu 1
và 2).
8. Các cơ sở điều trị chỉ cấp phát thuốc
gây nghiện diazepam tiêm theo phiếu lĩnh đúng quy chế (mẫu kèm theo).
9. Các nhà thuốc, Doanh nghiệp tư nhân,
đại lý, Công ty TNHH, công ty cổ phần kinh doanh thuốc chữa bệnh cho người
không được mua, bán thuốc gây nghiện và diazepam tiêm.
10. Mọi tổ chức cơ sở có chức năng sản
xuất tồn trữ, sử dụng thuốc chữa bệnh cho người trong lực lượng vũ trang (quân
đội, công an nhân dân) không được bán thuốc gây nghiện, Diazepam tiêm cho mọi
đối tượng dân sự.
11. Các bác sĩ kê đơn thuốc gây nghiện,
diazepam tiêm cho bệnh nhân phải dùng đơn thuốc đúng quy định (có mẫu kèm), nếu
bệnh nhân không có sổ y bạ phải kê một đơn thành 2 bản để nơi bán giữ 1 bản,
bệnh nhân giữ 1 bản. Nếu bệnh nhân có sổ y bạn thì bác sĩ phải viết tên thuốc
nồng độ hoặc hàm lượng, số lượng, cách dùng, liều dùng vào sổ y bạ, kèm theo
một đơn thuốc đúng qui định để nơi bán hàng lưu giữ. Bác sĩ phải kê đơn đúng
thuốc, đúng bệnh, nếu bác sĩ chỉ định dùng thuốc cho bệnh nhân sai, gây ảnh
hưởng sức khoẻ người bệnh thì bác sĩ kê đơn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thanh tra y tế phải tăng cường hoạt động
thanh tra các trường hợp vi phạm chỉ thị này và quy chế quản lý thuốc độc,
thuốc gây nghiện phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Bộ yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trực
thuộc Bộ, Giám đốc sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng
Cục Quân y, Cục trưởng Cục y tế Bộ Nội vụ, Giám đốc Sở y tế Đường sắt, thủ
trưởng y tế các ngành nghiêm chỉnh thực hiện chỉ thị này.
MẪU 1
Đơn vị:
Số:
ĐƠN THUỐC
ĐỘC
(Chỉ dùng cho thuốc gây nghiện và
Diazepam tiêm)
Số lượng thuốc phải viết bằng chữ
Họ tên bệnh nhân giới
Tuổi
Địa chỉ:
Căn bệnh:
Chỉ định dùng thuốc:
Tổng số...... khoản
Ngày tháng
năm 199
(Chữ
ký và họ tên BS)
Phòng khám bệnh tư MẪU 2
Họ tên bác sĩ:
Địa chỉ phòng khám tư:
Địa chỉ bác sĩ:
ĐƠN THUỐC ĐỘC
(Chỉ dùng cho thuốc gây nghiện và
Diazepam tiêm)
Số lượng thuốc phải viết bằng chữ.
Họ tên bệnh nhân: giới
Tuổi
Địa chỉ:
Căn bệnh:
Chỉ định dùng thuốc:
Tổng số:..... khoản
Ngày
..... tháng ..... năm 199
(Chữ
ký và họ tên của BS)
Bệnh viện........
Khoa, Phòng.... PHIẾU
LàNH THUỐC GÂY NGHIỆN
Số:............ VÀ
DIAZPAM TIÊM
Số TT |
Tên thuốc Nồng độ hay hàm lượng |
Đơn vị |
Số lượng |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
Tổng số ...... khoản
Ngày ...... tháng .... năm 199
BS Chủ nhiệm Khoa, Phòng
Khoa Dược đã kiểm tra lại
(Ký tên)
Người phát ký tên