Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH QCVN về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế

thuộc tính Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH

Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:29/2018/TT-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Tấn Dũng
Ngày ban hành:25/12/2018
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy định về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế

Ngày 25/12/2018, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 29/2018/TT-BLĐTBXH ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế.

Theo đó, quy định khi vào làm việc và ra khỏi không gian hạn chế, cụ thể:

- Người sử dụng lao động hoặc người quản lý trực tiếp tại cơ sở sản xuất phải bảo đảm hoàn thành việc đánh giá rủi ro và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho con người trước khi cấp phép, chấp thuận cho con người vào không gian hạn chế.

- Không ai được phép vào bên trong không gian hạn chế nếu chưa được cấp phép, chấp nhận bởi người có trách nhiệm tại đơn vị.

- Lối vào không gian hạn chế phải gắn biển cảnh báo khu vực nguy hiểm và cấm người không có nhiệm vụ liên quan.

- Khi không có người bên trong và người canh gác vắng mặt thì các lối ra vào không gian hạn chế phải được che chắn phù hợp để ngăn không cho người không có thẩm quyền, không được cấp phép vào bên trong không gian hạn chế.

- Phải bảo đảm có đầy đủ ánh sáng cho người vào làm việc bên trong không gian hạn chế…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/7/2019.

Xem chi tiết Thông tư29/2018/TT-BLĐTBXH tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

Số: 29/2018/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2018

 

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ

 

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động s 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế.

Điều 1. Tên và ký hiệu Quy chuẩn

Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế.

Ký hiệu: QCVN 34:2018/BLĐTBXH.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Các tổ chức, cá nhân sử dụng người lao động làm việc trong không gian hạn chế có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, kịp thời phn ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương các đoàn thể và các Hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở LĐTBXH, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Tập đoàn kinh tế và các Tổng công ty hạng đặc biệt;
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
- Ngân hàng Chính sách xã hội; Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT B
LĐTBXH;
- Lưu: VT, ATLĐ, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Lê Tấn Dũng

 

QCVN 34:2018/BLĐTBXH

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ

National technical regulation on safe work in confined spaces

 

 

Lời nói đầu

QCVN 34:2018/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số 29/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 12 năm 2018, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

 

QUY CHUN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI LÀM VIỆC TRONG KHÔNG GIAN HẠN CH

 

National technical regulation on safe work in confined spaces

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn lao động cho người làm việc trong không gian hạn chế.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với:

1.2.1. Các tổ chức, cá nhân có sử dụng người lao động làm việc trong không gian hạn chế;

1.2.2. Các cơ quan và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

1.3. Giải thích từ ngữ

1.3.1. Không gian hạn chế là không gian có đầy đủ các đặc điểm sau:

1.3.1.1. Đủ lớn để chứa người lao động làm việc;

1.3.1.2. Về cơ bản không được thiết kế cho người vào làm việc thường xuyên;

1.3.1.3. Có một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại quy định tại mục 1.3.2 Quy chuẩn này;

1.3.1.4. Có một trong các hạn chế hoặc kết hợp các hạn chế sau:

- Hạn chế không gian, vị trí làm việc;

- Hạn chế việc trao đổi không khí với môi trường bên ngoài;

- Hạn chế lối vào, lối ra bởi vị trí hoặc kích thước (không thuận lợi cho việc thoát hiểm);

1.3.2. Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong không gian hạn chế là những yếu tố có thể gây ra chết người, thương tích, mệt mỏi, suy nhược, bệnh nghề nghiệp (cấp tính hoặc mãn tính) cho con người nếu vào bên trong không gian hạn chế đó, bao gồm:

- Hàm lượng oxy trong không khí không đủ để cung cấp cho người vào làm việc bên trong (nhỏ hơn 19,5% so với thể tích bên trong không gian hạn chế);

- Không khí có chứa chất độc hoặc chất nguy hiểm có thể xâm nhập qua hệ hô hấp của con người (chất độc và chất nguy hiểm ở dạng khí, hơi hoặc bụi);

- Hóa chất có khả năng gây ra phơi nhiễm hóa chất do tiếp xúc qua da;

- Các chất dễ cháy nổ có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng, bụi, hơi hoặc khí nếu gặp nguồn nhiệt có thể gây cháy, nổ;

- Các dòng vật chất không mong muốn từ bên ngoài (rắn, bột, lỏng, khí, hơi) chảy vào không gian hạn chế nơi có người đang ở bên trong, do biện pháp ngăn cách, cô lập không đảm bảo;

- Tiếng ồn vượt quá ngưỡng cho phép;

- Các bộ phận chuyển động và các vật có thể rơi gây va đập, thương tích cho người bên trong không gian hạn chế;

- Bức xạ tử ngoại;

- Bức xạ tia X;

- Bức xạ ion hóa;

- Các phần tử mang điện, nguồn điện thiếu kiểm soát dẫn đến điện giật;

- Khả năng nhìn của người lao động bị hạn chế;

- Biến dạng không gian gây mất an toàn;

- Vi sinh vật có hại.

1.3.3. Người giám sát, chỉ huy thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế là người được người sử dụng lao động ủy quyền quản lý người lao động thực hiện công việc liên quan tới không gian hạn chế (sau đây gọi là người giám sát, chỉ huy).

1.3.4. Người cấp phép là người được người sử dụng dung lao động bổ nhiệm để thực hiện trách nhiệm cấp giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế (hoặc một loại giấy tờ có giá trị tương đương). Người cấp phép phải là người có trình độ, kinh nghiệm an toàn, vệ sinh lao động về dây truyền sản xuất, máy, thiết bị tại cơ sở sản xuất, nơi có các không gian hạn chế.

1.3.5. Người vào trong không gian hạn chế: là người được phép đi vào làm việc trực tiếp hoặc giám sát công việc trong không gian hạn chế.

1.3.6. Người canh gác không gian hạn chế: là người được phân công nhiệm vụ đứng bên ngoài và gần lối ra vào của không gian hạn chế đtheo dõi, giám sát, giúp đỡ người vào trong không gian hạn chế.

1.3.7. Người đo, kiểm tra khí trong không gian hạn chế: là người được phép tiến hành đo, kim tra hàm lượng khí Oxy, các loại khí độc, khí cháy ntrong không gian hạn chế để đảm bảo các khí đó trong giới hạn an toàn trước và trong quá trình người lao động vào làm việc trong không gian hạn chế đó.

2. Quy định chung

2.1. Trách nhiệm

2.1.1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

- Bổ nhiệm người cấp phép, ủy quyền người cấp phép, đình chỉ công việc khi không thực hiện đúng quy định về giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế hoặc không bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

- Cử người đo, kiểm tra khí đối với không gian hạn chế có nguy cơ thiếu dưỡng khí hoặc có hơi, khí độc, khi cháy, nổ.

- Quy định về năng lực, tiêu chuẩn tối thiu đối với các vị trí: người vào không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế, người đo, kiểm tra khí trong không gian hạn chế, người giám sát, chỉ huy, người cấp phép.

- Chịu trách nhiệm ban hành quy trình an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế và quy trình kiểm soát công việc khác nếu có đđảm bảo an toàn cho người khi vào làm việc trong không gian hạn chế.

- Đảm bảo người giám sát, chỉ huy, người cấp phép, người vào trong không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại mục 4.2 Quy chuẩn này.

2.1.2. Trách nhiệm của người giám sát, chỉ huy.

- Trước khi triển khai công việc liên quan đến không gian hạn chế, dự kiến người làm việc trong không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế, biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động làm việc trong không gian hạn chế để đề nghị cấp giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế;

- Chỉ huy, điều hành thực hiện công việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.

2.1.3. Trách nhiệm của người cấp phép

- Căn cứ quy định về an toàn, vệ sinh lao động, quy trình an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở, năng lực, tiêu chuẩn các cá nhân liên quan để cấp giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế;

- Giám sát việc thực hiện quy định về giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế.

2.1.4. Trách nhiệm của người vào trong không gian hạn chế

- Tuân thủ các quy định nêu tại Quy chuẩn này, các quy định khác của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, và các yêu cầu nêu tại quy trình an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế

- Tuân thủ sự điều hành của người giám sát, chỉ huy.

- Tuân thủ hướng dẫn của người canh gác không gian hạn chế.

- Thông báo cho người canh gác không gian hạn chế, người giám sát, chỉ huy và những người khác có trách nhiệm nếu phát hiện các mối nguy, yếu tố nguy hiểm, rủi ro phát sinh mới trong khi làm việc trong không gian hạn chế.

2.1.5. Trách nhiệm của người canh gác không gian hạn chế

- Có mặt thường xuyên gần vị trí ra vào không gian hạn chế để kiểm soát người vào, ra; ghi nhận các thông tin cá nhân và thời gian vào, ra không gian hạn chế.

- Ngăn chặn, không cho những người không được phép, không có trách nhiệm vào bên trong không gian hạn chế.

- Duy trì liên lạc thường xuyên với những người làm việc bên trong không gian hạn chế và hỗ trợ, ứng cứu khi cần thiết.

- Thông báo cho đội cứu hộ trong trường hợp tình huống nguy hiểm, khẩn cấp xảy ra.

2.1.6. Trách nhiệm của người đo, kiểm tra khí

- Sử dụng phương tiện đo theo đúng quy định của Luật Đo lường.

- Có trách nhiệm kiểm tra thiết bị đo, kiểm tra khí để đảm bảo tính chính xác của kết quả đo.

- Thực hiện việc đo, kiểm tra khí theo đúng quy trình an toàn, vệ sinh lao động cơ sở.

- Ghi rõ thời gian, kết quả và ký xác nhận kết quả đo, kiểm tra khí bên trong không gian hạn chế vào phiếu ghi kết quả đo khí và thông báo kết quả đo khí cho người cấp phép và người giám sát, chỉ huy.

- Báo cáo với người chịu trách nhiệm tại cơ sở nếu phát hiện kết quả đo khí không nằm trong giới hạn an toàn hoặc có nguy cơ, xu hướng vượt ra khỏi giới hạn an toàn.

2.2. Quy định khi vào làm việc và ra khỏi không gian hạn chế

2.2.1. Người sử dụng lao động hoặc người quản lý trực tiếp tại cơ sở sản xuất phải đảm bảo hoàn thành việc đánh giá rủi ro và kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho con người trước khi cấp phép, chấp thuận cho con người vào không gian hạn chế. Nếu kết quả đánh giá rủi ro cho thấy không gian hạn chế có tồn tại nguy cơ ở mức rủi ro cao, có thể gây chết người, thương tích, ngộ độc cho con người khi vào bên trong không gian hạn chế đó thì phải có giải pháp khắc phục các nguy cơ.

2.2.2. Không ai được phép vào bên trong trong không gian hạn chế nếu chưa được cấp phép, chấp thuận bởi người có trách nhiệm tại đơn vị.

2.2.3. Lối vào không gian hạn chế phải gắn biển cảnh báo khu vực nguy hiểm và cấm người không có nhiệm vụ liên quan. Khi không có người bên trong và người canh gác vắng mặt thì các lối ra vào không gian hạn chế phải được che chắn phù hợp để ngăn không cho người không có thẩm quyền, không được cấp phép vào bên trong không gian hạn chế.

2.2.4. Phải đảm bảo có đầy đủ ánh sáng cho người vào làm việc bên trong không gian hạn chế.

2.2.5. Phải đảm bảo việc thông gió tự nhiên phù hợp hoặc cấp đủ không khí sạch vào không gian hạn chế trước và trong suốt quá trình con người làm việc bên trong; hoặc phải có biện pháp đảm bảo cung cấp dưỡng khí trực tiếp cho từng người lao động trong không gian hạn chế.

Việc thông gió, cung cấp không khí vào không gian hạn chế phải lấy từ một nguồn không khí sạch bên ngoài.

Phải đảm bảo không khí thải từ bên trong không gian hạn chế ra bên ngoài không gây nguy hại cho những người làm việc bên ngoài, xung quanh không gian hạn chế đó.

2.2.6. Không ai được phép vào trong không gian hạn chế khi chưa hoàn thành các biện pháp đảm bảo an toàn.

2.2.7. Dừng công việc trong không gian hạn chế, thu hồi giấy phép

- Khi chất lượng không khí hoặc các yếu tố nguy hiểm, có hại có nguy cơ gây chết người, thương tích, suy nhược, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì người canh gác không gian hạn chế hoặc những người khác có liên quan phải báo cáo người giám sát, chỉ huy tạm đình chỉ công việc, bảo đảm an toàn cho người vào trong không gian hạn chế và báo ngay cho người chịu trách nhiệm cấp giấy phép.

- Khi được báo cáo, người cấp phép phải cho dừng công việc và thu hồi giấy phép đã cấp cho công việc đó.

2.2.8. Khi công việc trong không gian hạn chế đã hoàn thành thì người giám sát, chỉ huy và người cấp giấy phép cần phải xác nhận hoàn thành công việc để đóng giấy phép.

3. Giấy phép vào làm việc trong không gian hạn chế

3.1. Giấy phép vào không gian hạn chế phải có những nội dung sau:

- Mô tả vị trí và tên, mã số (nếu có) của không gian hạn chế;

- Mô tả công việc sẽ được thực hiện trong không gian hạn chế;

- Họ tên của người giám sát, chỉ huy;

- Họ tên những người làm việc trong không gian hạn chế, người canh gác;

- Họ tên của người chịu trách nhiệm cấp giấy phép, thời gian cấp giấy phép;

- Kết quả đo, kiểm tra không khí trong không gian hạn chế trước khi cấp phép và các yêu cầu bổ sung về tần suất, vị trí đo, kiểm tra không khí trước và trong quá trình thực hiện công việc;

- Thời hạn/ hiệu lực của Giấy phép vào không gian hạn chế;

- Các biện pháp đảm bảo an toàn phải thực hiện trước và duy trì trong quá trình thực hiện công việc trong không gian hạn chế;

- Các nội dung khác phù hợp với yêu cầu của cơ sở sản xuất nơi có không gian hạn chế.

3.2. Giấy phép làm việc trong không gian hạn chế đã được đóng hoặc đã bị thu hồi cần được lưu giữ tại cơ sở sản xuất ít nhất 01 (một) năm.

4. Các quy định khác

4.1. Giới hạn cho phép của không khí trong không gian hạn chế

- Lượng oxy trong không khí chiếm từ 19,5% đến 23,5% tính theo thể tích.

- Hàm lượng của các loại khí dễ cháy trong không gian hạn chế phải ít hơn 10% của giới hạn nổ dưới (Lower Explosive Limit) của khí dễ cháy.

- Hàm lượng của từng chất độc hại trong không khí trong không gian hạn chế không được vượt quá ngưỡng tiếp xúc cho phép.

4.2. Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc liên quan đến không gian hạn chế phải có:

- Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế;

- Các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại;

- Phương án triển khai công việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động;

- Các yêu cầu khác nêu tại quy trình an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế.

4.3. Ứng cứu khẩn cấp

4.3.1. Những người được cử tham gia vào lực lượng ứng cứu trong không gian hạn chế phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động với nội dung quy định tại mục 4.2 Quy chuẩn này.

4.3.2. Người sử dụng lao động phải đảm bảo trang bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ cần thiết cho đội cứu nạn cứu hộ.

5. Thanh tra và xử lý vi phạm

Thanh tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện Quy chuẩn này do thanh tra nhà nước về lao động và thanh tra An toàn, vệ sinh lao động thực hiện.

6. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân

6.1. Các tổ chức, cá nhân có sử dụng người lao động làm việc trong không gian hạn chế có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.

6.2. Quy chuẩn này là căn cứ để các cơ quan kiểm tra việc chấp hành đảm bảo an toàn cho người lao động khi vào làm việc trong không gian hạn chế.

7. Tổ chức thực hiện

7.1. Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy chuẩn này.

7.2. Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Quy chuẩn này.

7.3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm kịp thời phản ánh với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét giải quyết./.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

No. 29/2018/TT-BLDTBXH

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness
---------------

Hanoi, December 25, 2018


CIRCULAR
On the promulgation of the national technical regulation on safe work in confined spaces

 

Pursuant to the Law No. 84/2015/QH13 on Occupational Safety and Health dated June 25, 2015;

Pursuant to the Government's Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016 detailing a number of articles of the Law on Occupational Safety and Health;

Pursuant to the Government's Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

At the proposal of Director of the Department of Work Safety;

The Minister of Labor, Invalids and Social Affairs promulgates the Circular on the promulgation of the national technical regulation on safe work in confined spaces.

 

Article 1. Name and identification code of the National Technical Regulation

The national technical regulation on safe work in confined spaces is promulgated together with this Circular.

Its identification code: QCVN 34:2018/BLDTBXH.

Article 2. Organization of implementation

1. Organizations and individuals employing workers to work in confined spaces shall strictly comply with the provisions of the Regulation promulgated together with this Circular.

2. The ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies, the People's Committees of the provinces and municipalities, and the concerned organizations and individuals shall be responsible for implementing this Circular.

Article 3. Effect

1. This Circular shall take effect from July 01, 2019.

2. In the course of implementation, if any problems arise, they shall be promptly reported to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs for consideration and handling./. 

 

FOR THE MINISTER

THE DEPUTY MINISTER



 


Le Tan Dung

 

                 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                               

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM











QCVN 34:2018/BLDTBXH






 

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON SAFE WORK IN CONFINED SPACES


















HANOI – 2018

Preface

QCVN 34:2018/BLDTBXH - the National technical regulation on safe work in confined spaces is drafted by the Department of Work Safety and promulgated by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs together with the Circular No. 29/2018/TT-BLDTBXH dated December 25, 2018 after being appraised by the Ministry of Science and Technology.

 




































NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON SAFE WORK IN CONFINED SPACES

 

1. Scope of regulation and subjects of application

1.1. Scope of regulation

This Regulation specifies work safety requirements for people working in confined spaces.

1.2. Subjects of application

This Regulation is applicable to:

1.2.1. Organizations and individuals that employ workers in confined spaces;

1.2.2. Other concerned agencies, organizations, and individuals.

1.3. Interpretation of terms

1.3.1. Confined space is a space with the following characteristics:

1.3.1.1. It is large enough to accommodate workers;

1.3.1.2. Basically, it is not designed for people to conduct regular work inside;

1.3.1.3. There is one or more than one dangerous or harmful factor specified in section 1.3.2 of this Regulation in the space;

1.3.1.4. It has one of the following limitations or a combination of these limitations:

- Limitations in terms of workspace and position;

- Limited air exchange between indoors and outdoors;

- Limited entry and exit due to the location or size (causing difficulty to access emergency exits);

1.3.2. Dangerous and harmful factors in a confined space are those that can cause death, injury, fatigue, depression, and other occupational (acute or chronic) diseases for people working inside such confined space, including:

- The oxygen content in the air which is not enough to supply people working inside (19.5% smaller than the volume of the confined space);

- Toxic or hazardous substances in the air that can penetrate through the human respiratory system (toxic and hazardous substances in the form of gas, vapor or dust);

- Chemicals which are likely to cause chemical exposure by skin contact;

- Flammable substances in any form of solid, liquid, dust, vapor or gas that can cause fire or explosion if encountering a heat source;

- Unwanted material flows from outside (solid, powder, liquid, gas, or vapor) penetrating into the confined space with people working inside due to unsecured protection and isolation;

- Noise that exceeds permissible threshold;

- Moving parts and objects that can fall and cause injuries to people inside the confined space;

- Ultraviolet radiation;

- X-ray radiation;

- Ionizing radiation;

- Charge carriers and uncontrolled power supply leading to electric shock;

- Thing obstructing the workers’ vision;

- Unsafe spatial distortion;

- Harmful microorganisms.

1.3.3. Supervisors and leaders of the performances of work related to the confined spaces mean people authorized by the employers to manage the workers performing work related to the confined spaces (hereinafter referred to as supervisors or leaders).

1.3.4. Licensors mean people appointed by the employers to issue permits to perform work related to the confined spaces (or papers of equivalent value). Licensors shall have qualifications and experiences in occupational safety and health related to the production lines, machines, and equipment at the manufacturing facilities where the confined spaces are located.

1.3.5. Persons entering the confined spaces mean people who are allowed to work directly or supervise work performance in the confined spaces.

1.3.6. Guards of the confined spaces mean people assigned to stand outside and near the entrances of the confined spaces to monitor, supervise and help people enter in such confined spaces.

1.3.7. Persons in charge of gas measurement and check in the confined spaces mean people who are allowed to measure and check the content of oxygen, hazardous gases, and explosive gases in the confined spaces to ensure that these gases are within the safe limits before and while the workers enter such confined space.

2. General provisions

2.1. Responsibilities

2.1.1. Responsibilities of employers.

- Appointing and authorizing the licensors, suspending the work when it does not comply with the regulations on the permits to perform work related to the confined space or not ensure occupational safety and health.

- Assigning persons to measure and check gases in the confined spaces with the risk of lacking oxygen or having toxic gases, flammable, and explosive gases.

- Issuing regulations on the minimum capacity and standards for the positions: persons entering the confined spaces, guards of the confined spaces, persons in charge of gas measurement and check in the confined spaces, supervisors, leaders, and licensors.

- Being responsible for issuing occupational safety and health procedures when performing work related to the confined spaces and other work control procedures (if any) to ensure safety for people when entering and working in the confined spaces.

- Ensuring that supervisors, leaders, licensors, persons entering the confined spaces, and guards of the confined spaces are well trained in occupational safety and health as prescribed in Section 4.2. of this Regulation.

2.1.2. Responsibilities of supervisors and leaders.

- Before deploying work related to the confined spaces, making plans about the number of people working in the confined spaces, guards of the confined spaces, measures to ensure occupational safety and health for workers in the confined spaces in order to propose the licensors to issue permits to perform work in such confined spaces;

- Leading and coordinating the work, ensuring occupational safety and health.

2.1.3. Responsibilities of licensors

- Based on regulations on occupational safety and health, the occupational safety and health procedures of the facilities, and the capacity and standards of relevant persons, issuing permits to perform work in such confined spaces;

- Supervising the implementation of regulations on work permits related to the confined spaces.

2.1.4. Responsibilities of persons entering the confined spaces

- Complying with the provisions of this Regulation, other law provisions on occupational safety and health, and the requirements stated in the occupational safety and health procedures when performing work related to the confined spaces.

- Complying with the directions of the supervisors and leaders.

- Following the instructions of the guards of the confined spaces.

- Notifying the guards of the confined spaces, the supervisors, leaders, and other competent persons if detecting newly-arising hazards, dangerous factors, or risks while working in the confined spaces.

2.1.5. Responsibilities of the guards of the confined spaces

- Being regularly present near the confined spaces in order to control people entering and leaving the spaces; recording personal information and entry and exit time of people entering and leaving the confined spaces.

- Preventing unauthorized and irresponsible people from entering the confined spaces.

- Maintaining regular contact with people working inside the confined spaces and providing support and rescue when needed.

- Notifying the rescue teams in cases where dangerous situation or emergency occurs.

2.1.6. Responsibilities of persons in charge of gas measurement and check

- Using measuring devices in accordance with the Law on Measurement.

- Taking responsibility for inspecting gas measuring and checking devices to ensure the accuracy of measurement results.

- Measuring and checking gases in accordance with the occupational safety and health procedures of the facilities.

- Clearly recording the time and results of gas measurement and check in the confined spaces and signing for certification of such results in the gas measurement result sheets and notifying the gas measurement results to the licensors and the supervisors or leaders.

- Notifying the competent persons at the facilities in cases where the gas measurement results are not within safe limits or the gases are likely to exceed the safety limits.

2.2. Regulations on entering and leaving the confined spaces

2.2.1. The employers or the direct managers of the manufacturing facilities shall ensure that the risk assessment and control of the dangerous and harmful factors for humans are completed prior to licensing or allowing people to enter the confined spaces. If the results of the risk assessment show that the confined spaces are at high risk of causing death, injuring, or poisoning people entering such confined spaces, there shall be solutions to overcome such risks.

2.2.2. No one shall be allowed to enter the confined spaces without permission or approval by the competent persons of the facilities.

2.2.3. Entrances to the confined spaces shall be attached to warning signs of dangerous areas and staff only. When there are no one inside and the guards are absent, entrances to the confined spaces shall be properly shielded to prevent unauthorized and irresponsible persons from entering them.

2.2.4. Adequate light for people entering and working inside the confined spaces shall be ensured.

2.2.5. Adequate natural ventilation or adequate supply of fresh air into the confined spaces shall be ensured before and while people work inside the spaces; or measures shall be taken to provide oxygen directly to each worker in the confined spaces.

The air for ventilation and supply for the confined spaces shall be obtained from clean outdoor air sources.

It is required to ensure that exhausts from inside the confined spaces do not cause harm to the people working outside or around such confined spaces.

2.2.6. No one shall be allowed to enter the confined spaces without completing safety measures.

2.2.7. Working in the confined spaces shall be stopped and permits shall be revoked

- When the air quality or dangerous or harmful factors pose risks of death, injury, depression, or other occupational diseases to the workers, the guards of the confined spaces or other concerned people shall notify the supervisors and leaders to temporarily suspend the work to ensure safety for people inside the confined spaces and immediately notify the licensors.

- When receiving the reports, the licensors shall stop the work and revoke the permits granted for such work.

2.2.8. Once the work in the confined spaces is completed, the supervisors, leaders and licensors shall confirm completion of the work in order to close the permits.

3. Permits to work in the confined spaces

3.1. A permit to enter the confined space shall contain the following contents:

- Description of the location, the name and code number (if any) of the confined space;

- Description of the work to be performed in the confined space;

- Full name of the supervisor, leader;

- Full names of people working in confined spaces and the guards;

- Full name of the person responsible for issuing the permit and the time when the permit is issued;

- Measurement and check results of the air in the confined space prior to licensing and additional requirements on frequency and location of air measurement and check before and while performing the work;

- Duration/validity of the permit to enter the confined space;

- Safety measures that must be taken before and maintained while performing the work in the confined space;

- Other contents in accordance with requirements of the manufacturing facility where the confined space is located.

3.2. A permit to work in a confined space which is closed or revoked should be kept at the manufacturing facility for at least 01 (one) year.

4. Other regulations

4.1. Permitted limits of air in the confined spaces

- The amount of oxygen in the air shall account for 19.5% to 23.5% by volume.

- The content of flammable gases in the confined spaces must be less than 10% of the Lower Explosive Limit of the flammable gas.

- The content of each hazardous substance in the air in the confined spaces shall not exceed the permissible exposure limit.

4.2. Contents of training in occupational safety and health for work related to the confined spaces shall include:

- Dangerous and harmful factors when performing work related to the confined spaces;

- Measures to control dangerous and harmful factors;

- Working plans to ensure occupational safety and health;

- Other requirements stated in occupational safety and health procedures when performing work related to the confined spaces.

4.3. Response to emergency

4.3.1. Persons appointed to join the rescue forces in the confined spaces shall be well trained in occupational safety and health with the contents specified in Section 4.2 of this Regulation.

4.3.2. The employers shall ensure sufficient equipment and vehicles for the rescue teams.

5. Inspection and handling of violations

Inspection and handling of violations during the implementation of this Regulation shall be carried out by the State inspection of labor and the inspection of occupational safety and health.

6. Responsibilities of organizations and individuals

6.1. Organizations and individuals that employ workers in the confined spaces shall comply with this Regulation.

6.2. This Regulation will serve as the basis for agencies to inspect the compliance on safety requirements for workers working in the confined spaces.

7. Organization of implementation

7.1. The Department of Work Safety under the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall be responsible for guiding and inspecting the implementation of this Regulation.

7.2. The local agencies in charge of State management over labor shall be responsible for guiding, inspecting, and examining the implementation of this Regulation.

7.3. In the course of implementation, if any problems arise, concerned agencies, organizations and individuals shall promptly report them to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs for consideration and handling./.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 29/2018/TT-BLDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 29/2018/TT-BLDTBXH PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2356/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 107/NQ-CP ngày 16/08/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/05/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp, Cán bộ-Công chức-Viên chức

văn bản mới nhất