Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH thu thập tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng

thuộc tính Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH

Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:13/2020/TT-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Tấn Dũng
Ngày ban hành:27/11/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

DN phải công bố tình hình tai nạn lao động 6 tháng/lần tại cơ sở

Ngày 27/11/2020, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.

Theo quy định, người sử dụng lao động phải tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tại nạn lao động xảy ra tại cơ sở của mình, mở sổ thống kê tai nạn lao động và cập nhật đầy đủ, kịp thời vào phần mềm cơ sở dữ liệu của Bộ. Đối với lao động tự do, trách nhiệm nêu trên thuộc về UBND xã, phường, thị trấn.

Định kỳ 06 tháng, hằng năm, người sử dụng lao động công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở cho người lao động biết. Thông tin phải được công bố trước 10/7 đối với số liệu 06 tháng đầu năm và trước 15/01 năm sau với số liệu cả năm.

Thông tin công bố phải được niêm yết công khai tại trụ sở của cơ sở và cấp tổ, đội, phân xưởng…., tại hội nghị người lao động hằng năm của DN và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ sở (nếu có).

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2021.

Thông tư này:
- Hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015
- Làm hết hiệu lực Thông tư 08/2016/TT-BLĐTBXH.

Xem chi tiết Thông tư13/2020/TT-BLĐTBXH tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH 
VÀ XÃ HỘI

-------
Số: 13/2020/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2020

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về
tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn,
vệ sinh lao động nghiêm trọng

__________________

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
Điều 3. Thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp thông tin tai nạn lao động
1. Trách nhiệm thu thập, lưu trữ thông tin tai nạn lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở của mình; mở sổ thống kê tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; cập nhật đầy đủ, kịp thời vào phần mềm cơ sở dữ liệu về tai nạn lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kể từ ngày phần mềm hoạt động; trong đó, xác định yếu tố chính gây chấn thương theo danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) phải tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động xảy ra trên địa bàn; mở sổ thống kê tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; cập nhật đầy đủ, kịp thời vào phần mềm cơ sở dữ liệu về tai nạn lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kể từ ngày phần mềm hoạt động; trong đó, xác định yếu tố chính gây chấn thương theo danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Cơ quan chịu trách nhiệm điều tra các vụ tai nạn lao động theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34, khoản 4 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 21 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động (sau đây gọi là Nghị định số 39/2016/NĐ-CP) tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin vụ tai nạn lao động thuộc trách nhiệm điều tra; mở sổ thống kê tai nạn lao động thuộc trách nhiệm điều tra theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; trong đó, xác định yếu tố chính gây chấn thương theo danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động, bao gồm thông tin về các vụ tai nạn lao động có đề nghị khởi tố, vụ tai nạn lao động đã thực hiện khởi tố; báo cáo nhanh các vụ tai nạn lao động chết người, sự cố kỹ thuật về an toàn vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn; cập nhật đầy đủ, kịp thời vào phần mềm cơ sở dữ liệu về tai nạn lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kể từ ngày phần mềm hoạt động;
đ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động xảy ra trong cả nước.
2. Người sử dụng lao động và các cơ quan được quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ vào các thông tin được thu thập, lưu trữ, có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình tai nạn lao động theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 24 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP; cung cấp thông tin về tình hình tai nạn lao động khi được cơ quan quản lý nhà nước về lao động có thẩm quyền yêu cầu.
Điều 4. Đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở theo quy định sau:
a) Định kỳ 06 tháng, hằng năm, đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở cho người lao động biết. Thông tin phải được công bố trước ngày 10 tháng 7 đối với số liệu 06 tháng đầu năm và trước ngày 15 tháng 01 năm sau đối với số liệu cả năm;
b) Thông tin công bố phải được niêm yết công khai tại trụ sở của cơ sở và cấp tổ, đội, phân xưởng, phòng, ban (đối với các tổ, đội, phân xưởng, phòng, ban có xảy ra tai nạn lao động), tại hội nghị người lao động hằng năm của doanh nghiệp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ sở (nếu có).
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động trên địa bàn theo quy định sau:
a) Định kỳ 06 tháng, hằng năm đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động xảy ra trên địa bàn. Thông tin phải được công bố trước ngày 10 tháng 7 đối với số liệu 06 tháng đầu năm và trước ngày 15 tháng 01 năm sau đối với số liệu cả năm;
b) Thông tin công bố phải được niêm yết công khai tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu có) và phát trên đài truyền thanh cấp xã.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) có trách nhiệm đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn theo quy định sau:
a) Định kỳ 06 tháng, hằng năm, đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại địa phương. Thông tin phải được công bố trước ngày 20 tháng 7 đối với số liệu 06 tháng đầu năm và trước ngày 30 tháng 01 năm sau đối với số liệu cả năm;
b) Thông tin công bố phải được niêm yết công khai tại trụ sở, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
4. Cơ quan được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Thông tư này đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động thuộc trách nhiệm điều tra theo quy định sau:
a) Định kỳ 06 tháng, hằng năm đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động thuộc thẩm quyền điều tra. Thông tin phải được công bố trước ngày 20 tháng 7 đối với số liệu 06 tháng đầu năm và trước ngày 30 tháng 01 năm sau đối với số liệu cả năm;
b) Thông tin công bố phải được niêm yết công khai tại trụ sở của cơ quan, đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan và các phương tiện truyền thông của Bộ, ngành quản lý (nếu có).
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra trong cả nước theo quy định sau:
a) Định kỳ 06 tháng, hằng năm, đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra trong cả nước. Thông tin phải được công bố trước ngày 15 tháng 8 đối với số liệu 06 tháng đầu năm và trước ngày 25 tháng 02 năm sau đối với số liệu cả năm;
b) Thông tin công bố phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng.
6. Nội dung thông tin công bố tình hình tai nạn lao động:
a) Số vụ tai nạn lao động, số vụ tai nạn lao động chết người;
b) Số người bị tai nạn lao động, số người bị chết do tai nạn lao động;
c) Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn;
d) Thiệt hại do tai nạn lao động, bao gồm: tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động; các khoản chi về y tế, trả lương trong thời gian điều trị, bồi thường, trợ cấp, chi phí khác; thiệt hại tài sản;
đ) Sự biến động (về số lượng, tỷ lệ) các số liệu thống kê quy định tại các điểm a, b, c và d của khoản 6 này so với cùng thời kỳ hoặc giai đoạn báo cáo; phân tích nguyên nhân biến động và hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động (bao gồm phân tích về kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động và việc thực hiện kế hoạch).
Điều 5. Thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, đánh giá, công bố về sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
1. Việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, đánh giá, công bố về sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Trên cơ sở thông tin do cơ quan chủ trì điều tra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng cung cấp theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá, công bố tình hình sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng xảy ra trong cả nước cùng với tình hình tai nạn lao động.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tăng cường các biện pháp cải thiện điều kiện lao động; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người lao động để phòng ngừa tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động trên địa bàn để phòng ngừa tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này đến tất cả người sử dụng lao động tại địa phương.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ sở thuộc quyền quản lý thực hiện quy định tại Thông tư này.
Điều 7. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2021.
2. Thông tư số 08/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo văn bản mới ban hành.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Trung tâm thông tin Bộ LĐTBXH;
- Lưu
: VT, ATLĐ, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Tấn Dũng

PHỤ LỤC I

MẪU S THỐNG KÊ TAI NẠN LAO ĐỘNG CẤP CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2020/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 11 năm 2020 ca Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

SỔ THỐNG KÊ TAI NẠN LAO ĐỘNG NĂM ….

- Tên doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cơ sở): ………………………………

- Cơ quan quản lý cấp trên: ………………….. - Lĩnh vực sản xuất chính của cơ sở1: …………………………………

- Thuộc loại hình cơ sở2: …………………………… Mã loại hình cơ sở: 

- Tổng số lao động bình quân trong năm: …… người; trong đó nữ: …… người

- Tổng quỹ lương: ……………………..triệu đồng
 

TT

Họ tên

Mã số bảo hiểm xã hội

Giới tính

Năm sinh

Nghề nghiệp 3

Tuổi nghề (năm)

Mức lương (1.000đ)

Trình độ

Bậc thợ

Loại hợp đồng lao động 4

Nơi làm việc5 (tổ/ đội/ phân xưởng/ phòng/ ban)

Nơi xảy ra tai nạn lao động

Ngày, Giờ, Số giờ đã làm việc trong ca, ngày làm việc cho đến khi tai nạn xảy ra

Yếu tố gây chấn thương6

Loại chấn thương7

Đã huấn luyện ATVSLĐ

Nguyên nhân gây ra lao động8

Tình trạng thương tích

Thiệt hại

Ghi chú

Chết

Bthương

Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động9

Chi phí tính bằng tiền (1.000 đ)

Thiệt hại tài sản (1.000đ)

Nặng

. Nhẹ

Tổng số

Khoản chi cụ thể

Y tế

Trả lương trong thời gian điều trị

Bồi thường / Trợ cấp

Chi phí khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

13

16

17

18

19

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng s

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

1 Ghi tên, ngành, ngành theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính ph ban hành theo quy định của Luật Thống kê.

2 Ghi tên, mã số theo danh mục và mã số các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành trong báo cáo thống kê, thống nhất ghi cấp 1.

3 Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh mục nghề nghiệp do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo Luật Thống kê, thống nhất ghi cấp 3.

4 Ghi có hợp đồng lao động (ghi rõ: không xác định thời hạn; xác định thời hạn; theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định thời hạn dưới 12 tháng) hoặc không có hợp đồng lao động.

5 Ghi theo cơ cấu tổ chức của đơn vị (không phải là vị trí làm việc).

6 Ghi tên và mã số của 01 yếu tố chính gây chấn thương trong danh mục các yếu tố gây chấn thương quy định tại Phụ lục IV Thông tư này.

7 Ghi theo danh mục các chấn thương đã xác định loại tai nạn lao động nặng ban hành kèm theo Phụ lục II Nghị định số 39/2016/NĐ-CP.

8 Ghi 01 nguyên nhân chính gây tai nạn lao động theo nguyên nhân tại biên bản điều tra tai nạn lao động.

9 Tất cả những vụ tai nạn lao động làm cho người lao động thuộc quyền quản lý phải nghỉ làm việc từ một ngày trở lên đều phải được thống kê để báo cáo tai nạn lao động.

PHỤ LỤC II

MẪU SỔ THỐNG KÊ TAI NẠN LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC KHÔNG THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2020/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

SỔ THỐNG KÊ TAI NẠN LAO ĐỘNG NĂM…….

TT

Tên người bị tai nạn

Gii tính

Năm sinh

Nghề nghiệp

Nơi cư trú

Thông tin vụ tai nạn lao động

Ghi chú

Ngày, giờ xảy ra tai nạn

Nơi xảy ra tai nạn

Tình trạng nạn nhân (chết, bị thương)

Yếu tố gây chấn thương2

Loại chấn thương3

Nguyên nhân gây tai nạn lao động4

Thiệt hại về tài sản (nếu có, đơn vị tính: 1.000 đồng)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

1 Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh mục nghề nghiệp do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo Luật Thống kê, thống nhất ghi cấp 3.

Ghi tên và mã số của 01 yếu tố chính gây chấn thương trong danh mục các yếu tố gây chấn thương quy định tại Phụ lục IV Thông tư này.

3 Ghi theo danh mục các chấn thương để xác định loại tai nạn lao động nặng ban hành kèm theo Phụ lục II Nghị định số 39/2016/NĐ-CP.

4 Ghi 01 nguyên nhân chính gây tai nạn lao động theo nguyên nhân tại biên bản điều tra tai nạn lao động.

PHỤ LỤC III

MẪU SỔ THỐNG KÊ TAI NẠN LAO ĐỘNG CỦA CƠ QUAN CHUYÊN NGÀNH THỰC HIỆN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2020/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

SỔ THỐNG KÊ TAI NẠN LAO ĐỘNG NĂM ……..

Tên cơ quan: ……………………………………………………………………

TT

Họ  tên

Mã số bảo hiểm xã hội

Giới tính

Năm sinh

Nghề nghiệp1

Tuổi nghề (năm)

Mức lương (1.000 đ)

Trình độ

Bậc thợ

Loại hợp đồng lao động2

Nơi làm việc 3(tổ/ đội/ phân xưởng/ phòng/ ban)

Nơi xảy ra tai nạn lao động

Ngày, Giờ, Số giờ đã làm việc trong ca, ngày làm việc cho đến khi tai nạn xảy ra

Yếu tố gây chấn thương4

Loại chấn thương5

Đã huấn luyện ATVSLĐ

Nguyên nhân gây tai nạn lao động6

Tình trạng thương tích

Thiệt hại

Ghi chú

Chết

Bị thương

Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động

Chi phí tính bằng tiền (1.000 đ)

Thiệt hại tài sản (1.000 đ)

Nặng

Nhẹ

Tổng số

Khoán chi cụ thể

Y tế

Trả lương trong thời gian điều trị

Bồi thường / Trợ cấp

Chi phí khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng s

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

1 Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh mục nghề nghiệp do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo Luật Thống kê, thống nhất ghi cấp 3.

2 Ghi có hợp đồng lao động (ghi rõ: không xác định thời hạn; xác định thời hạn; theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định thời hạn dưới 12 tháng) hoặc không có hợp đồng lao động.

3 Ghi theo cơ cấu t chức của đơn vị (không phải vị trí làm việc).

4 Ghi tên và mã số của 01 yếu tố chính gây chấn thương trong danh mục các yếu tố gây chấn thương quy định tại Phụ lục IV Thông tư này.

5 Ghi theo danh mục các chấn thương để xác định loại tai nạn lao động nặng ban hành kèm theo Phụ lục II Nghị định số 39/2016/NĐ-CP.

6 Ghi 01 nguyên nhân chính gây tai nạn lao động theo nguyên nhân tại biên bản điều tra tai nạn lao động.

7 Tất cả những vụ tai nạn lao động làm cho người lao động thuộc quyền quản lý phải nghỉ làm việc từ một ngày trở lên đều phải được thống kê để báo cáo tai nạn lao động.

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC CÁC YẾU TỐ GÂY CHẤN THƯƠNG ĐỂ PHÂN LOẠI TAI NẠN LAO ĐỘNG1
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2020/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 11 năm 2020 c
a Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Tên chỉ tiêu thng kê

Mã số

Điện2

1

Phóng xạ

2

Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

3

Thiết bị áp lực

3.1

Thiết bị nâng

3.2

Bộ phận truyền động, chuyển động của máy, thiết bị gây cán, cún, đè, ép, kẹp, cắt, va đập,....3

4

Vật văng bắn3

5

Vật rơi, đ, sập3

6

Sập đổ công trình, giàn giáo

6.1

Sập lò, sập đất đá

6.2

Cây đổ, rơi

6.3

Khác

6.4

Sinh vật và vi sinh vật

7

Ngộ độc4

8

Cháy nổ

9

Cháy nổ do vật liệu nổ

9.1

Cháy nổ do xăng dầu, khí đốt

9.2

Khác

9.3

Nhiệt độ khắc nghiệt5

10

Đuối nước

11

Ngạt khí hoặc thiếu dưỡng khí6

12

Ngã cao7

13

Tai nạn giao thông

14

Khi đang thực hiện nhiệm vụ

14.1

Trên tuyến đường đi và về giữa nơi ở và nơi làm việc

14.2

Căng thẳng thần kinh tâm lý

15

Các yếu tố gây chấn thương khác

16

Ghi chú:

1 Sử dụng bảng danh mục:

- Xác định một yếu tố chính gây chấn thương trong trường hợp có nhiều yếu tố gây chấn thương. Ví dụ: Người lao động khi làm việc trên cột điện, bị điện giật làm ngã cao gây tai nạn thì yếu tố gây chấn thương chính đó là điện.

- Đối với vụ tai nạn giao thông thì yếu tố chính gây chấn thương là “Tai nạn giao thông” (mã số 14).

2 Yếu tố “Điện” bao gồm cả điện giật, bỏng điện, ngã cao do điện giật.

3 Các Yếu tố “Bộ phận truyền động, chuyển động của máy, thiết bị gây cán, cuốn, đè, ép, kẹp, cắt, va đập….” ;“ Vật văng bắn”; “Vật rơi, đổ, sập” không bao gồm các trường hợp yếu tố gây chấn thương do thiết bị áp lực, thiết bị nâng.

4 Yếu tố “Ngộ độc” không bao gồm các trường hợp ngộ độc do “sinh vật và vi sinh vật” gây ra,

5 Yếu tố “Nhiệt độ khắc nghiệt” bao gồm cả các trường hợp gây bỏng nóng, bỏng lạnh, không bao gồm bỏng do “cháy nổ”.

6 Yếu tố “Ngạt khí hoặc thiếu dưỡng khí” không bao gồm các trường hợp “đuối nước”, “ngộ độc”.

7 Yếu tố “Ngã cao” không bao gồm các trường hợp ngã do điện giật, do “vật văng bắn”, “vật rơi, đổ, sập”.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

No. 13/2020/TT-BLDTBXH

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

Hanoi, November 27, 2020

 

 

CIRCULAR

Guiding the collection, storage, synthesis, provision, publicization and assessment of data on occupational accidents and technical incidents seriously endangering occupational safety and health

_____________________

 

Pursuant to the Law on Occupational Safety and Health dated June 25, 2015;

Pursuant to the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016 on detailing the implementation of a number of articles of the Law on Occupational Safety and Health;

Pursuant to the Government’s Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

At the proposal of the Director of Department of Work Safety;

The Minister of Labor, Invalids and Social Affairs promulgates the Circular guiding the collection, storage, synthesis, provision, publicization and assessment of data on occupational accidents and technical incidents seriously endangering occupational safety and health.

Article 1. Scope of regulation

This Circular provides for the guidance on collection, storage, synthesis, provision, publicization and assessment of data on occupational accidents and technical incidents seriously endangering occupational safety and health.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to employers, and agencies, organizations and individuals relating to the collection, storage, synthesis, provision, publicization and assessment of data on occupational accidents and technical incidents seriously endangering occupational safety and health.

Article 3. Collection, storage, synthesis and provision of data on occupational accidents

1. Responsibilities of collection and storage of data on occupational accidents shall be as follows:

a) Employers shall organize the collection and storage of data on occupational accidents occurring at their establishments; make occupational accident statistics books, made using the form in Appendix I issued together with this Circular; fully and promptly update the data in the occupational accident database software of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs from the date the software operates; in which main factors causing the injuries shall be determined according to the list specified in Appendix IV issued together with this Circular;

b) People's Committees of communes, wards and towns (hereinafter referred to as commune-level People's Committees) shall organize the collection and storage of data on occupational accidents of persons working not under contracts occurring in the localities; make occupational accident statistics books, made using the form in Appendix II issued together with this Circular; fully and promptly update the data in the occupational accident database software of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs from the date the software operates; in which main factors causing the injuries shall be determined according to the list specified in Appendix IV issued together with this Circular;

c) The agencies in charge of the investigation of occupational accidents defined at Point c Clause 1 Article 34, Clause 4 Article 35 of the Law on Occupational Safety and Health and Article 21 of the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016 on detailing the implementation of a number of articles of the Law on Occupational Safety and Health (hereinafter referred to as Decree 39/2016/ND-CP) shall organize the collection and storage of data on occupational accidents under their investigation duty; make statistics books of occupational accidents under their investigation duty, made using the form in Appendix III issued together with this Circular; in which main factors causing the injuries shall be determined according to the list specified in Appendix IV issued together with this Circular;

d) Provincial-level Departments of Labor, Invalids and Social Affairs shall organize the collection and storage of data on occupational accidents, including data on occupational accidents of which a case initiation proposal has been made, occupational accidents of which a case has been initiated; quickly report on occupational accidents causing death and technical incidents seriously endangering occupational safety and health occurring in the localities; fully and promptly update the occupational accident database software of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs from the date the software operates;

dd) The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall organize the collection and storage of data on occupational accidents nationwide.

2. Employers and agencies specified in Clause 1 of this Article shall, based on the data collected and stored, synthesize and report the data on occupational accidents in accordance with Clauses 1, 2 and 3 Article 36 of the Law on Occupational Safety and Health and Article 24 of the Government’s Decree No. 39/2016/ND-CP; provide the data on occupational accidents at the request of competent state management agencies in charge of labor.

Article 4. Assessment and publicization of data on occupational accidents

1. An employer shall assess and publicize the data on occupational accidents occurring in the establishment as follows:

a) The data on occupational accidents occurring in the establishment must be assessed and publicized every six months and every year. The data of the first 6 months of a year must be announced before July 10 and the data of the whole year must be announced before January 15 of the following year;

b) The publicized information must be posted at the establishment’s headquarters and at team, workshop, division, department levels (for teams, workshops, divisions, departments where occupational accidents occur), at the annual employee conference of the enterprise and posted on the establishment’s website (if any).

2. Commune-level People's Committees shall assess and publicize the data on occupational accidents of persons working not under a contract in the localities as follows:

a) They shall assess and publicize the data on occupational accidents of persons working not under a contract in the localities every 6 months and every year. The data of the first 6 months of a year must be announced before July 10 and the data of the whole year must be announced before January 15 of the following year;

b) The publicized information must be posted at the commune-level People's Committees’ headquarters, on their website (if any) and broadcast on commune-level radio stations.

3. Provincial-level Departments of Labor, Invalids and Social Affairs of provinces and centrally-run cities (hereinafter referred to as provincial-level Departments of Labor, Invalids and Social Affairs) shall assess and publicize the data on occupational accidents in the localities as follows:

a) They shall assess and publicize the data on occupational accidents occurring in the localities every 6 months and every year. The data of the first 6 months of a year must be announced before July 20 and the data of the whole year must be announced before January 30 of the following year;

b) The publicized information must be posted at headquarters and on websites of provincial-level Departments of Labor, Invalids and Social Affairs and mass media of the localities.

4. The agencies specified at Point c Clause 1 Article 3 of this Circular shall assess and publicize the data on occupational accidents under their investigation duty as follows:

a) They shall assess and publicize the data on occupational accidents under their investigation competence every 6 months and every year. The data of the first 6 months of a year must be announced before July 20 and the data of the whole year must be announced before January 30 of the following year;

b) The publicized information must be posted at the agencies’ headquarters, on their websites and mass media of managing ministries or sectors (if any).

5. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall assess and publicize the data on occupational accidents nationwide as follows:

a) The Ministry shall assess and publicize the data on occupational accidents nationwide every 6 months and every year. The data of the first 6 months of a year must be announced before August 15 and the data of the whole year must be announced before February 25 of the following year;

b) The publicized information must be posted on the website of Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs and mass media.

6. The data on occupational accidents to be publicized includes:

a) Number of occupational accidents, number of occupational accidents causing death;

b) Number of victims of occupational accidents; number of deaths caused by occupational accidents;

c) Main causes of accidents;

d) Damage caused by occupational accidents, including: total number of days off due to occupational accidents; medical expenses, salaries paid during treatment, compensation, allowances and other expenses; property damage;

dd) Fluctuations (in quantity, ratio) of statistics specified in Points a, b, c and d of Clause 6 compared to the statistics in the same reporting period; analyze the causes of fluctuations and the effectiveness of measures to prevent occupational accidents (including analysis of occupational safety and health plans and plan implementation).

Article 5. Collection, storage, synthesis, provision, assessment and publicization of data on technical incidents seriously endangering occupational safety and health

1. Collection, storage, synthesis, provision, assessment and publicization of data on technical incidents seriously endangering occupational safety and health shall comply with specialized law provisions.

2. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall, based on information provided by the agency in charge of the investigation of technical incidents seriously endangering occupational safety and health under Clause 4 Article 26 of the Decree No. 39/2016/ND-CP, assess and publicize the data on technical incidents seriously endangering occupational safety and health nationwide and occupational accidents.

Article 6. Implementation responsibility

1. Employers shall be responsible for strengthening measures to improve working conditions; disseminating and educating to raise the awareness of their employees for prevention and control of occupational accidents and technical incidents seriously endangering occupational safety and health.

2. Commune-level People's Committees shall be responsible for disseminating and educating to raise the awareness of persons working not under a contract in the localities for prevention and control of occupational accidents and technical incidents seriously endangering occupational safety and health.

3. Provincial-level Departments of Labor, Invalids and Social Affairs shall be responsible for disseminating, guiding and inspecting the implementation of this Circular for all local employers.

4. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People's Committees shall be responsible for directing, inspecting, and urging establishments under their management to implement this Circular.

Article 7. Implementation provisions

1. This Circular takes effect on January 15, 2021.

2. The Circular No. 08/2016/TT-BLDTBXH dated May 15, 2016 of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs guiding the collection, storage, synthesis, provision, publicization and assessment of data on occupational accidents and technical incidents seriously endangering occupational safety and health shall cease to be effective from the effective date of this Circular.

3. In case legal documents invoked in this Circular are amended, supplemented or replaced, the new documents shall be applied.

4. Any problem arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs for reviewing and handling./.

 

For the Minister
The Deputy Minister
Le Tan Dung

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 13/2020/TT-BLDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 13/2020/TT-BLDTBXH PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất