Doanh nghiệp cần biết: Lịch thực hiện công việc về lao động - bảo hiểm

Để giúp doanh nghiệp thực hiện đúng hạn các công việc liên quan đến lĩnh vực lao động và bảo hiểm, LuatVietnam sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thời hạn thực hiện công việc trong hai lĩnh vực này như sau.


1. Thời hạn thực hiện công việc về lao động

STT

Công việc

Thời hạn thực hiện

1

Lập sổ quản lý lao động

Trong 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động

(Khoản 1 Điều 3 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

2

Thông báo kết quả thử việc

Kết thúc thời gian thử việc

(Điều 27 Bộ luật Lao động 2019)

3

Thông báo về tình hình biến động lao động nếu có hàng tháng

Trước ngày 03 của tháng liền kề

(Khoản 2 Điều 16 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH)

4

Ký gia hạn hợp đồng lao động

Trong 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn

(Điểm a khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019)

5

Thông báo khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn

(Khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019)

Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng

(Khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019)

Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng

(Khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019)

6

Thanh toán các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

Trong 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động

(Khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019)

7

Đề nghị cấp Giấy phép lao động cho người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam

(Khoản 1 Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP)

8

Đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động (nếu người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động)

Trước ít nhất 10 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc

(Khoản 2 Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP)

9

Báo cáo sử dụng lao động

Lần đầu: Trong 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động

(Khoản 2 Điều 12 Bộ luật Lao động 2019)

Định kỳ 06 tháng: Trước ngày 05 tháng 6

(Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

Hằng năm: Trước ngày 05 tháng 12

(Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

10

Cung cấp bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc xác nhận về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc cho người lao động

Chậm nhất trong 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động

(Khoản 5 Điều 32 Nghị định 28/2015/NĐ-CP)

11

Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động

Báo cáo 6 tháng đầu năm: Trước ngày 05 tháng 07 của năm báo cáo

(Khoản 1 Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP)

Báo cáo năm: Trước ngày 10 tháng 01 của năm liền sau năm báo cáo

(Khoản 1 Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP)

12

Báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Trước ngày 10 tháng 01 của năm sau

(Khoản  2 Điều 10 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH)

13

Công bố tình hình tai nạn lao động

- Số liệu 06 tháng đầu năm: Trước ngày 10 tháng 07

- Số liệu cả năm: Trước ngày 15 tháng 01 năm liền sau

(Điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH)

14

Báo cáo y tế lao động

- Báo cáo 6 tháng đầu năm: Trước ngày 05 tháng 07

- Báo cáo năm: Trước ngày 10 tháng 01 năm liền sau

(Khoản 3 Điều 10 Thông tư 19/2016/TT-BYT)

thoi han thuc hien cong viec ve lao dong - bao hiem


2. Thời hạn thực hiện công việc về bảo hiểm

STT

Công việc

Thời hạn thực hiện

1

Đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

Trong 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động

(Điểm a khoản 1 Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 44 Luật Việc làm năm 2013)

2

Đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng

(Khoản 1 Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017)

3

Báo cáo về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của năm trước

Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm

(Khoản 7 Điều 32 Nghị định 28/2015/NĐ-CP)

4

Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động yêu cầu

Trong 02 ngày làm việc

(Khoản 4 Điều 32 Nghị định 28/2015/NĐ-CP)

5

Báo giảm lao động

- Từ ngày 28 của tháng bị giảm lao động: Không phải đóng tiền bảo hiểm y tế của tháng sau

- Báo giảm từ ngày 01 tháng sau: Phải đóng bảo hiểm y tế của tháng sau

(Điểm 10.3 mục 10 Công văn số 1734/BHXH-QLT)

Trên đây là các mốc thời hạn thực hiện công việc về lao động - bảo hiểm mà doanh nghiệp cần nhớ. Để nhật kịp thời các sự kiện pháp lý phát sinh, tại Trang Pháp lý doanh nghiệp của LuatVietnam, doanh nghiệp tìm đọc Lịch pháp lý.



Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

Vui lòng xem bản dịch tiếng Anh tại đây.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2023 chính thức: Nghỉ mấy ngày?

Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2023 chính thức: Nghỉ mấy ngày?

Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2023 chính thức: Nghỉ mấy ngày?

Loạt ngày nghỉ lễ, Tết năm 2022 đã kết thúc bởi dịp nghỉ lễ Quốc khánh hồi tháng 9 vừa qua. Chỉ ba tháng nữa thôi, người lao động trên cả nước sẽ bước vào kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm 2023. Lịch nghỉ chi tiết sẽ được LuatVietnam thông tin đến bạn đọc trong bài viết sau.

Thế nào là công việc đã qua đào tạo? Có đúng lương luôn cao hơn 7%?

Thế nào là công việc đã qua đào tạo? Có đúng lương luôn cao hơn 7%?

Thế nào là công việc đã qua đào tạo? Có đúng lương luôn cao hơn 7%?

Với sự ra đời của Nghị định 38/2022/NĐ-CP, việc trả lương cho người lao động đã qua đào tạo đang gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Vậy hiểu thế nào cho đúng về công việc đã qua đào tạo? Người làm công việc đã qua đào tạo có đương nhiên nhận lương cao hơn không?