Thông tư 04/2010/TT-BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 04/2010/TT-BNNPTNT

Thông tư 04/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:04/2010/TT-BNNPTNTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
15/01/2010
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 04/2010/TT-BNNPTNT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 04/2010/TT-BNNPTNT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư 04/2010/TT-BNNPTNT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 04/2010/TT-BNNPTNT

NGÀY 15 THÁNG 01 NĂM 2010

BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi ngày 24 tháng 3 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 01/2008/CP ngày 03 tháng 01 năm 2008  của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi điều 3 Nghị định số 01/2008/CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định như sau:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này 02 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học.
Ký hiệu:   QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT
2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Điều kiện trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học.
Ký hiệu:   QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT 
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực sau 6 tháng, kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức và cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Bùi Bá Bổng

 

Thông tư 04/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

 

 

 

 

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

 

QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT

 

 

 

 

 

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

ĐIỀU KIỆN TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM AN TOÀN SINH HỌC

 

National Technical Regulation

Conditions for biosecurity of poultry farms

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI - 2010

 

 

Lời nói đầu
QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT do Cục Chăn nuôi chủ trì biên soạn, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số  04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM  AN TOÀN SINH HỌC

 

National Technical Regulation

 Conditions for biosecurity of poultry farms

 

1. QUY ĐỊNH CHUNG

 

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các điều kiện đảm bảo an toàn sinh học trong quá trình chăn nuôi gia cầm trong phạm vi cả nước.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân chăn nuôi gia cầm có quy mô trang trại, công nghiệp theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.3. Giải thích từ ngữ

1.3.1. An toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm Là các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, gia súc và hệ sinh thái.

1.3.2 Tổng vi khuẩn hiếu khí là số lượng vi khuẩn có trong 1m3 không khí chuồng nuôi.

1.3.3. Coliform tổng số là số vi khuẩn dạng coli trong 100ml nước thải có khả năng lên men sinh hơi đường lactose ở nhiệt độ 370C/24-48 giờ ở điều kiện hiếu khí, được tính bằng MPN/100ml.

1.3.4. Coli phân là số lượng vi khuẩn E.coli chứa trong 100ml nước thải có khả năng lên men sinh hơi đường lactose ở nhiệt độ 45+0,50C /24-48 giờ ở điều kiện hiếu khí được tính bằng MPN/100ml.

1.3.5. Tiêu độc khử trùng: các biện pháp cơ học, vật lý, hoá học và sinh học được sử dụng để làm sạch, vệ sinh, khử trùng loại bỏ các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng và các mầm bệnh của gia súc gia cầm, bệnh lây giữa người và vật nuôi.

 

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

 

2.1. Địa điểm xây dựng trại chăn nuôi:

2.1.1. Địa điểm xây dựng trang trại phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, hoặc được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

  2.1.2. Trại chăn nuôi gia cầm phải xây dựng cách biệt, cách xa bệnh viện, trường học, chợ, công sở và khu dân cư đông người và đường giao thông liên tỉnh, liên huyện ít nhất 100m.

2.2. Yêu cầu đối với trại chăn nuôi

 2.2.1. Có hàng rào hoặc tường kín bao quanh cách biệt với bên ngoài để bảo đảm hạn chế người và động vật từ bên ngoài xâm nhập vào trại.

 2.2.2. Trước cổng có hố khử trùng và phương tiện khử trùng, tiêu độc, có biển báo một số điều cấm hoặc han chế đối với khách ra vào trại.

 2.2.3. Có phòng làm việc của các cán bộ chuyên môn, nơi mổ khám lâm sàng và lấy bệnh phẩm (đối với trại có quy mô lớn).

 2.2.4. Có nơi để dụng cụ, thuốc, sổ sách ghi chép tình hình sản xuất, dịch bệnh và sử dụng vác xin, thuốc của đàn gia cầm.

  2.2.5. Có phòng thay bảo hộ lao động, khử trùng, tiêu độc trước khi vào khu chăn nuôi.

  2.2.6. Có thiết bị tẩy uế khử trùng các loại phương tiện vận chuyển, người và vật dụng tại cổng ra vào trại, khu chăn nuôi.

  2.2.7. Có kho chứa thức ăn cách biệt với khu chăn nuôi, phải khô ráo, thoáng mát, thường xuyên có biện pháp diệt chuột, mối mọt, gián và các loại côn trùng gây hại khác.Không để các loại thuốc sát trùng, hoá chất độc hại trong kho chứa thức ăn. Không dự trữ thức ăn trong kho quá thời hạn sự dụng.

 2.2.8. Yêu cầu đối với chuồng nuôi:

 2.2.8.1. Chuồng trại phải bảo đảm thông thoáng, ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ phù hợp với các giai đoạn nuôi dưỡng gia cầm (gia cầm con, hậu bi, sinh sản).

  2.2.8.2. Có hố khử trùng ở lối ra vào chuồng nuôi, có ngăn cách giữa các khu chăn nuôi (Khu nuôi gia cầm con; khu nuôi gia cầm hậu bị; khu nuôi gia cầm sinh sản).

  2.2.8.3. Cống rãnh thoát nước thải phải có độ dốc thích hợp khoảng 3-5%, không bị ứ đọng nước.

  2.2.8.4. Diện tích chuồng nuôi phải phù hợp với số lượng gia cầm.

  2.2.8.5. Máng ăn, máng uống được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, tiêu độc khử trùng.

  2.2.8.6. Hệ thống đèn chiếu sáng, đèn chụp sưởi và các dụng cụ khác phải bảo đảm an toàn cho người chăn nuôi và gia cầm.

  2.2.9. Yêu cầu đối với nhà ấp trừng: Đối với các trại chăn nuôi gia cầm giống, có khu vực ấp trứng gia cầm thì tuân theo các điều kiện sau đây:

 2.2.9.1. Có hàng rào ngăn cách với bên ngoài và các khu vực khác trong trại chăn nuôi.

2.2.9.2. Nhà ấp trứng được bố trí phải phù hợp thuận lợi bảo đảm nguyên tắc một chiều tránh ô nhiễm chéo trong khu vực bao gồm nơi nhận, phân loại và sát trùng trứng; kho bảo quản trứng; phòng để máy ấp trứng và soi trứng; phòng để máy nở; phòng chọn trống mái, đóng hộp gia cầm con và phòng xuất sản phẩm.

2.3. Yêu cầu chất lượng con giống

2.3.1. Gia cầm giống mua về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, có giấy kiểm dịch và phải có bản công bố tiêu chuẩn chất lượng kèm theo.

2.3.2. Gia cầm giống sản xuất tại cơ sở phải thực hiện công bố tiêu chuẩn. Chất lượng con giống phải phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố.

2.3.3. Con giống khi lưu thông trong thị trường phải khoẻ mạnh, không nhiễm bệnh, phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ và được cơ quan thú y chứng nhận kiểm dịch.

2.4. Yêu cầu thức ăn và nước uống

 2.4.1. Thức ăn phù hợp với từng lứa tuổi, tính biệt, hướng sản xuất và công nghệ sản xuất theo quy trình sản xuất của cơ sở.

 2.4.2. Thức ăn chứa các chất gây tồn dư, độc tố nấm mốc và các vi sinh vật có hại làm ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi và sức khoẻ người tiêu dùng theo quy định hiện hành.

2.4.3. Nước uống phải cung cấp đầy đủ theo quy trình giống của cơ sở.

2.4.4. Nước uống cho gia cầm phải đạt các chỉ tiêu vệ sinh thú y quy định ở phụ lục của quy chuẩn.  

2.5. Yêu cầu chăm sóc nuôi dưỡng  

2.5.1. Cơ sở chăn nuôi gia cầm phải có quy trình chăm sóc nuôi dưỡng  phù hợp với giống, lứa tuổi, tính biệt và mục đích sản xuất.

2.5.2. Gia cầm nuôi sinh sản được nuôi nhốt tại các khu riêng biệt theo từng giai đoạn: gia cầm con, gia cầm hậu bị và gia cầm sinh sản.

2.5.6. Gia cầm nuôi thương phẩm (nuôi thịt) thực hiện theo nguyên tắc cùng vào cùng ra.                                                

2.6. Yêu cầu điều kiện vệ sinh thú y

2.6.1. Các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm:

2.6.1.1. Hạn chế khách thăm quan khu chăn nuôi. Khách tham quan phải chấp hành quy trình bảo hộ, tiêu độc khử trùng của cơ sở.

2.6.1.2. Cơ sở chăn nuôi gia cầm sản xuất con giống phải thực hiện đầy đủ  quy trình tiêm phòng vắc xin theo quy định hiện hành.

2.6.1.3. Cơ sở chăn nuôi gia cầm phải có thực hiện tốt quy trình nuôi dưỡng và phòng trừ dịch bênh.

2.6.1.4. Cơ sở chăn nuôi phải có quy trình vệ sinh tiêu độc hàng ngày và định kỳ đối với dụng cụ, chuồng trại chăn nuôi.

2.6.1.5. Gia cầm mới nhập về phải nuôi cách ly để tiến hành theo dõi kiểm tra nghiêm ngặt, lấy mẫu kiểm tra các gia cầm chết, ốm (nếu có), gửi đến phòng thí nghiệm thú y hoặc báo với cơ quan thú y để xác định điều tra nguyên nhân.

2.6.1.6. Chất độn chuồng phải được chuyển ra khỏi chuồng ngay sau khi gia cầm được chuyển ra khỏi chuồng, sau đó làm sạch, tẩy uế, khử trùng và để trống chuồng thời gian ít nhất 15 ngày trước khi nuôi gia cầm mới.

 2.6.2. Yêu cầu điều kiện vệ sinh thú y không khí chuồng nuôi phải đạt các chỉ tiêu quy định ở phụ lục của quy chuẩn.

2.6.3. Yêu cầu vệ sinh thú y không khí tại trạm ấp trứng gia cầm phải đạt các chỉ tiêu quy định ở phụ lục của quy chuẩn.

2.7. Yêu cầu về xử lý chất thải và bảo vệ môi trường:

2.7.1. Khu xử lý chất thải

2.7.1.1. Có đủ diện tích và điều kiện xử lý chất thải rắn, nước thải và gia cầm chết.

2.7.1.2. Khu xử lý chất thải ở phía cuối trại, có địa thế thấp nhất của trại chăn nuôi.

2.7.1.3. Có nhà ủ phân, nền được làm bằng nguyên vật liệu chắc chắn, được chia thành các ô, phân gia cầm được thu gom chuyển về nhà chứa phân, phân được đánh đống ủ theo phương pháp nhiệt sinh học hoặc phương pháp tiêu độc khử trùng khác trước khi sử dụng vào mục đích khác.

2.7.1.4. Rãnh thu gom nước thải chăn nuôi (nếu có): độ dốc rãnh thu gom nước thải khoảng 3-5% có nắp đậy kín hoặc để hở. Nước thải được chảy vào hệ thống bể lắng, hồ sinh học bậc 1 và 2 hoặc xử lý bằng công nghệ khác trước khi đổ ra ngoài.

2.7.1.5. Bố trí lò thiêu xác hoặc hầm tiêu huỷ trong khu xử lý chất thải cách xa tối thiểu 20 m đối với giếng nước, nguồn nước mặt và chuồng nuôi.

2.7.1.6. Tổng diện tích và cơ cấu diện tích giữa các khu phải phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở, tránh tình trạng quá tải dễ gây nhiễm bẩn và khó khăn trong quá trình sản xuất, làm sạch và kiểm tra.

2.7.2. Xử lý chất thải

 2.7.2.1. Chất thải lỏng thải ra môi trường phải được xử lý, không được thải trực tiếp ra môi trường.

 2.7.2.2. Nước thải trong quá trình chăn nuôi phải đạt các chỉ tiêu quy định ở phụ lục của quy chuẩn.

2.7.2.3. Chất thải rắn phải được xử lý các mầm bệnh, trước khi sử dụng vào mục đích khác.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Chứng nhận hợp quy

 3.1.1. Trang trại chăn nuôi gia cầm phải được chứng nhận hợp quy về điều kiện chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học theo các quy định tại Quy chuẩn này và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

3.1.2. Phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy thực hiện theo Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.2. Công bố hợp quy

3.2.1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi gia cầm quy định tại mục 1.2 của Quy chuẩn này phải thực hiện công bố hợp quy và đăng ký hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3.2.2. Hoạt động công bố hợp quy phải đáp ứng các yêu cầu về công bố hợp quy quy định tại Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3. Giám sát, xử lý vi phạm

3.3.1. Cục Chăn nuôi, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3.2. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.

3.4. Tổ chức thực hiện

3.4.1. Chủ cơ sở chăn nuôi gia cầm thuộc đối tượng tại mục 1.2 phải áp dụng Quy chuẩn này.

3.4.2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Chăn nuôi phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này.

3.4.3. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

3.4.4. Trong trường hợp Việt Nam ký kết hiệp định song phương hoặc đa phương mà có những điều khoản khác với quy định trong Quy chuẩn này thì thực hiện theo điều khoản của hiệp đinh song phương hoặc đa phương đó./.

 

PHỤ LỤC

Bảng 1. Yêu cầu vệ sinh thú y nước uống cho gia cầm

TT

Tên chỉ tiêu

Đơn v ị tính

Giới han tối đa

Phương pháp thử

I. Thành phần vô cơ

 

 

 

1

Asen

mg/l

0,05

TCVN 6182-1996 (ISO 6595-1982)

2

Chì ( Pb)

mg/l

0,1

TCVN 6193-1996 (ISO 8286-1986)

3

Thuỷ ngân (Hg)

mg/l

0,1

TCVN 5991-1995 (ISO 5666/3-1989)

II. Vi sinh vật

 

 

 

1

Vi khuẩn hiếu khí

VK/ml

10000

TCVN 6187-1996 (ISO 9308-1990)

2

Coliform tổng số

MPN/100ml

100

TCVN 6187-1996 (ISO 9308-1990)

                                                                                                                                                                                                            Bảng 2: Yêu cầu vệ sinh thú y không khí chuồng nuôi

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giới hạn tối đa

Phương pháp thử

11

Vi khuẩn hiếu khí

VK/m3

106/m3

TCVN 6187-1996 (ISO 9308-1990)

32

NH3

ppm

10

 

TCVN 6620:2000

43

 H2S

ppm

5

 

Bảng 3: Yêu cầu vệ sinh thú y không khí tại trạm ấp trứng gia cầm

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giới hạn tối đa

Phương pháp thử

11

Nồng độ H2S

 

mg/m3

 

0,008

 

 

32

Nồng độ NH3

mg/m3

0,02

TCVN 6620:2000

43

Vi khuẩn hiếu khí

 

VK/m3

 

5,0 x103

TCVN 6187-1996 (SO 9308-1990)

64

Độ nhiễm nấm mốc không khí

 

Bào tử/m3

 

5,0 x103

 

Bảng 4: Yêu cầu tiêu chuẩn nước thải chăn nuôi

Số TT

Tên chỉ tiêu

Đơn v ị tính

Giới han tối đa

Phương pháp thử

1

Coliform tổng số

MPN/100ml

5000

TCVN 6187-1996 (ISO 9308-1990)

2

Coli phân

MPN/100ml

500

TCVN 6187-1996 (ISO 9308-1990)

3

Salmonella

MPN/50ml

KPH

SMEWW 9260B

Ghi chú: KPH - Không phát hiện

 

Thông tư 04/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

ĐIỀU KIỆN TRẠI CHĂN NUÔI LỢN AN TOÀN SINH HỌC

National technical regulation

Conditions for biosecurity of pig farms

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI - 2010

 

 

Lời nói đầu:

 

QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT do Cục Chăn nuôi chủ trì biên soạn, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 04 /2010/TT-BNNPTNT  ngày  15  tháng   01 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

ĐIỀU KIỆN TRẠI CHĂN NUÔI LỢN AN TOÀN SINH HỌC

National technical regulation

Conditions for biosecurity of pig farms

 

 

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các điều kiện về an toàn sinh học đối với trang trại chăn nuôi lợn trong phạm vi cả nước.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại.

1.3. Giải thích từ ngữ

Các thuật ngữ trong quy chuẩn này được hiểu như sau:

1.3.1. An toàn sinh học trong chăn nuôi lợn: Là các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, gia súc và hệ sinh thái.

1.3.2. Chất thải chăn nuôi lợn: Bao gồm chất thải rắn và chất thải lỏng. Chất thải rắn bao gồm phân, gia súc chết, nhau thai... Chất thải lỏng là nước tiểu, chất nhầy, nước rửa chuồng trại và rửa các dụng cụ dùng trong chăn nuôi.

1.3.3. Tiêu độc khử trùng: Là các biện pháp cơ học, vật lý, hoá học, sinh học được sử dụng để làm sạch, vệ sinh, khử trùng loại bỏ các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng và các mầm bệnh khác của gia súc, bệnh lây giữa người và vật.

1.3.4. Đường giao thông chính: Là đường giao thông liên xã, liên huyện và liên tỉnh.

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

2.1. Vị trí, địa điểm

2.1.1. Vị trí xây dựng trang trại phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, hoặc được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

2.1.2. Khoảng cách từ trang trại đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu 100m; cách nhà máy chế biến, giết mổ lợn, chợ buôn bán lợn tối thiểu 1 km.

2.1.3. Nơi xây dựng trang trại phải có nguồn nước sạch và đủ trữ lượng cho chăn nuôi; đảm bảo điều kiện xử lý chất thải theo quy định.

2.2. Yêu cầu về chuồng trại

2.2.1. Trại chăn nuôi phải có tường hoặc hàng rào bao quanh nhằm kiểm soát được người và động vật ra vào trại.

2.2.2. Trại chăn nuôi phải bố trí riêng biệt các khu: khu chăn nuôi; khu vệ sinh, sát trùng thiết bị chăn nuôi; khu tắm rửa, khử trùng, thay quần áo cho công nhân và khách thăm quan; khu cách ly lợn ốm; khu mổ khám lâm sàng và lấy bệnh phẩm; khu tập kết và xử lý chất thải; khu làm việc của cán bộ chuyên môn; các khu phụ trợ khác (nếu có).

2.2.3. Cổng ra vào trại chăn nuôi, khu chuồng nuôi và tại lối ra vào mỗi dãy chuồng nuôi phải bố trí hố khử trùng.

2.2.4. Chuồng nuôi lợn phải bố trí hợp lý theo các kiểu chuồng về vị trí, hướng, kích thước, khoảng cách giữa các dãy chuồng theo quy định hiện hành về chuồng trại.

2.2.5. Nền chuồng phải đảm bảo không trơn trượt và phải có rãnh thoát nước đối với chuồng sàn, có độ dốc từ 3-5% đối với chuồng nền.

2.2.6. Vách chuồng phải nhẵn, không có góc sắc, đảm bảo lợn không bị trầy xước khi cọ sát vào vách chuồng.

2.2.7. Mái chuồng phải đảm bảo không bị dột nước khi mưa.

2.2.8. Đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải phải kín, đảm bảo dễ thoát nước và không trùng với đường thoát nước khác.

2.2.9. Các thiết bị, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống phải đảm bảo không gây độc và dễ vệ sinh tẩy rửa.

2.2.10. Các dụng cụ khác trong các chuồng trại (xẻng, xô, ...) phải đảm bảo dễ vệ sinh, tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng.

2.2.11. Các kho thức ăn, kho thuốc thú y, kho hoá chất và thuốc sát trùng, kho thiết bị, ... phải được thiết kế đảm bảo thông thoáng, không ẩm thấp và dễ vệ sinh, tiêu độc khử trùng.

2.3. Yêu cầu về con giống

2.3.1. Lợn giống mua về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh, có đầy đủ giấy kiểm dịch và phải có bản công bố tiêu chuẩn chất lượng kèm theo. Trước khi nhập đàn, lợn phải được nuôi cách ly theo quy định hiện hành.

2.3.2. Lợn giống sản xuất tại cơ sở phải thực hiện công bố tiêu chuẩn. Chất lượng con giống phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn đã công bố.

2.3.3. Lợn giống phải được quản lý và sử dụng phù hợp theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.4. Thức ăn, nước uống

2.4.1. Thức ăn sử dụng cho chăn nuôi lợn phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn và khẩu phần ăn của các loại lợn.

2.4.2. Không sử dụng thức ăn thừa của đàn lợn đã xuất chuồng, thức ăn của đàn lợn đã bị dịch cho đàn lợn mới.

2.4.3. Bao bì, dụng cụ đựng thức ăn của đàn lợn bị dịch bệnh phải được tiêu độc, khử trùng.

2.4.4. Nước  dùng cho lợn uống phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng tại bảng 1, phần phụ lục Quy chuẩn này.

2.4.5. Trong trường hợp phải trộn thuốc, hoá chất vào thức ăn, nước uống nhằm mục đích phòng bệnh hoặc trị bệnh phải tuân thủ thời gian ngừng thuốc, ngừng hoá chất theo hướng dẫn của nhà sản xuất; không được sử dụng kháng sinh, hoá chất trong danh mục cấm theo quy định hiện hành.

2.5. Chăm sóc, nuôi dưỡng

2.5.1. Các trại chăn nuôi phải có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp các loại lợn theo các giai đoạn sinh trưởng phát triển.

2.5.2. Mật độ nuôi, cung cấp thức ăn nước uống, vệ sinh thú y phải phù hợp theo quy định hiện hành.

2.6. Vệ sinh thú y

2.6.1. Chất sát trùng tại các hố sát trùng ở cổng ra vào trại chăn nuôi, khu chăn nuôi và chuồng nuôi phải bổ sung hoặc thay hàng ngày.

2.6.2. Tất cả các phương tiện vận chuyển khi vào trại chăn nuôi, khu chăn nuôi phải đi qua hố khử trùng và phải được phun thuốc sát trùng. Mọi người trước khi vào khu chăn nuôi phải thay quần áo, giầy dép và mặc quần áo bảo hộ của trại; trước khi vào các chuồng nuôi phải nhúng ủng hoặc giầy dép vào hố khử trùng.

2.6.3. Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, các chuồng nuôi ít nhất 1 lần/2 tuần; phun thuốc sát trùng lối đi trong khu chăn nuôi và các dãy chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần khi không có dịch bệnh, và ít nhất 1 lần/ngày khi có dịch bệnh; phun thuốc sát trùng trên lợn 1 lần/tuần khi có dịch bệnh bằng các dung dịch sát trùng thích hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

2.6.4. Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh trong khu chăn nuôi ít nhất 1 lần/tháng.

2.6.5. Không vận chuyển lợn, thức ăn, chất thải hay vật dụng khác chung một phương tiện; phải thực hiện sát trùng phương tiện vận chuyển trước và sau khi vận chuyển.

2.6.6. Phải vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày.

2.6.7. Có biện pháp để kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác (nếu có) trong khu chăn nuôi. Khi sử dụng bẫy, bả phải có biển thông báo và ghi sơ đồ chi tiết vị trí đặt bẫy, bả và thường xuyên kiểm tra thu gom để xử lý.

2.6.8. Thực hiện các quy định về tiêm phòng cho đàn lợn theo quy định. Trong trường hợp trại có dịch, phải thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành về chống dịch.

2.6.9. Áp dụng phương thức chăn nuôi “cùng vào cùng ra” theo thứ tự ưu tiên cả khu, từng dãy, từng chuồng, từng ô.

2.6.10. Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 ngày trước khi đưa lợn mới đến. Trong trường hợp trại bị dịch, phải để trống chuồng ít nhất 21 ngày.

2.7. Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

2.7.1. Các trại chăn nuôi bắt buộc phải có hệ thống xử lý chất thải trong quá trình chăn nuôi.

2.7.2. Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và xử lý bằng nhiệt, hoặc bằng hoá chất, hoặc bằng chế phẩm sinh học phù hợp. Chất thải rắn trước khi đưa ra ngoài phải được xử lý đảm bảo vệ sinh dịch tễ theo quy định hiện hành của thú y.

2.7.3. Các chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng. Chất thải lỏng phải được xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp. Nước thải sau khi xử lý, thải ra môi trường phải đạt tiêu chuẩn tại bảng 2, phần phụ lục Quy chuẩn này.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Chứng nhận hợp quy

3.1.1. Trang trại chăn nuôi lợn phải được chứng nhận hợp quy về điều kiện chăn nuôi lợn an toàn sinh học theo các quy định tại Quy chuẩn này và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

3.1.2. Phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy thực hiện theo Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.2. Công bố hợp quy

3.2.1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi lợn quy định tại mục 1.2 của Quy chuẩn này phải thực hiện công bố hợp quy và đăng ký hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3.2.2. Hoạt động công bố hợp quy phải đáp ứng các yêu cầu về công bố hợp quy quy định tại Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3. Giám sát, xử lý vi phạm

3.3.1. Cục Chăn nuôi, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3.2. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.

3.4. Tổ chức thực hiện

3.4.1. Chủ cơ sở chăn nuôi lợn thuộc đối tượng tại mục 1.2 phải áp dụng Quy chuẩn này.

3.4.2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Chăn nuôi phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này.

3.4.3. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

3.4.4. Trong trường hợp Việt Nam ký kết hiệp định song phương hoặc đa phương mà có những điều khoản khác với quy định trong Quy chuẩn này thì thực hiện theo điều khoản của hiệp đinh song phương hoặc đa phương đó./.

 

PHỤ LỤC

Bảng 1. Yêu cầu vệ sinh thú y nước uống cho lợn

 TT

Tên chỉ tiêu

Đơn v ị tính

Giới hạn tối đa

Phương pháp thử

I. Thành phần vô cơ

 

 

 

1

Asen

mg/l

0,05

TCVN 6182-1996 (ISO 6595-1982)

2

Xianua(CN)

mg/l

2

TCVN 6181-1996 (ISO 6703-1984)

3

Chì ( Pb)

mg/l

0,1

TCVN 6193-1996 (ISO 8286-1986)

4

Thuỷ ngân (Hg)

mg/l

0,1

TCVN 5991-1995 (ISO 5666/3-1989)

II. Vi sinh vật

 

 

 

1

Vi khuẩn hiếu khí

VK/ml

10000

TCVN 6187-1996 (ISO 9308-1990)

2

Coliform tổng số

MPN/100ml

100

TCVN 6187-1996 (ISO 9308-1990)

Bảng 2. Yêu cầu vệ sinh nước thải chăn nuôi lợn

TT

Tên chỉ tiêu

Đơn v ị tính

Giới hạn tối đa

Phương pháp thử

1

Coliform tổng số

MPN/100ml

5000

TCVN 6187-1996 (ISO 9308-1990)

2

Coli phân

MPN/100ml

500

TCVN 6187-1996 (ISO 9308-1990)

3

Salmonella

MPN/50ml

KPH

SMEWW 9260B

 
Ghi chú: KPH - Không phát hiện
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Thông tư 13/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2018/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Lao động-Tiền lương, Khoa học-Công nghệ

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi