Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về bảo hiểm xã hội bắt buộc

thuộc tính Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH

Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:06/2021/TT-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Bá Hoan
Ngày ban hành:07/07/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Bảo hiểm

TÓM TẮT VĂN BẢN

Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ ngày 01/01/2021

Ngày 07/7/2021, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc .

Cụ thể, từ ngày 01/01/2021, điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động của người lao động được thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động năm 2019. Việc xác định mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 135/2020/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, bổ sung nội dung sau đây khi xác định mức lương hằng tháng: việc xác định số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu bằng 45% được căn cứ vào thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động.

Ngoài ra, khi xác định tuổi của con để làm căn cứ giải quyết chế độ tử tuất trong trường hợp thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần thì con dưới 6 tuổi được tính đến hết tháng liền kề trước tháng sinh của năm đủ 6 tuổi.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2021.

Xem chi tiết Thông tư06/2021/TT-BLĐTBXH tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

B LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

__________

Số: 06/2021/TT-BLĐTBXH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 2021

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

__________________

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động;

Căn cứ Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;

Căn cứ Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Bổ sung vào cuối Khoản 1 Điều 2 như sau:
“Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đồng thời là người giao kết hợp đồng lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội thì tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.”
2. Sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều 6 như sau:
“b) Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề. Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng được tính theo công thức dưới đây nhưng tối đa bằng mức trợ cấp ốm đau một tháng:
Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại điểm a khoản này.
- Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Ví dụ 9: Bà N đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bị ốm đau phải nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày từ ngày 29/5/2021 đến ngày 25/8/2021. Giả sử tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tháng 4/2021 của bà N là 8.000.000 đồng, toàn bộ thời gian chế độ ốm đau của bà N được tính bằng 75%.
- Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của bà N là 2 tháng (từ ngày 29/5 đến ngày 28/7/2021).
- Số ngày lẻ không trọn tháng của bà N là 28 ngày (từ ngày 29/7 đến ngày 25/8/2021).
- Mức hưởng chế độ ốm đau một tháng của bà N là: 8.000.000 đồng x 75% = 6.000.000 đồng.
- Mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng (28 ngày) của bà N được tính như sau:
Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Do mức hưởng chế độ ốm đau của 28 ngày lẻ không trọn tháng tính theo công thức nêu trên là 7.000.000 đồng cao hơn mức hưởng chế độ ốm đau một tháng (6.000.000 đồng) nên mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng của bà N được hưởng bằng mức hưởng một tháng là 6.000.000 đồng.
Như vậy, mức hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày từ ngày 29/5/2021 đến ngày 25/8/2021 của bà N là: 6.000.000 đồng x 02 tháng + 6.000.000 đồng = 18.000.000 đồng.”
3. Bổ sung vào cuối Khoản 3 Điều 6 như sau:
“Người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (bao gồm cả trường hợp nghỉ việc không hưởng tiền lương) thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trường hợp các tháng liền kề tiếp theo người lao động vẫn tiếp tục bị ốm và phải nghỉ việc thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.”
4. Bổ sung khoản 1a sau Khoản 1 Điều 7 như sau:
“1a. Thời gian được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa trong một năm được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật Bảo hiểm xã hội. Việc xác định thời gian tối đa được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm được căn cứ theo lần nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau cuối cùng trước khi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe (ốm đau thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày hoặc ốm đau do phải phẫu thuật hoặc ốm đau khác).”
5. Bổ sung điểm c và điểm d vào Khoản 2 Điều 9 như sau:
“c) Trường hợp người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đủ điều kiện quy định tại điểm a khoản này thì người cha được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con theo Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội.
d) Việc xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con đối với người lao động nam, người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
6. Sửa đổi khổ thứ nhất khoản 3 Điều 10 như sau:
“3. Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có con bị chết hoặc chết lưu thì thời gian hưởng, trợ cấp thai sản khi sinh con và trợ cấp một lần khi sinh con được tính theo số con được sinh ra, bao gồm cả con bị chết hoặc chết lưu.”
7. Bổ sung khoản 4 và khoản 5 vào Điều 10 như sau:
“4. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội, trường hợp nghỉ nhiều lần thì thời gian bắt đầu nghỉ việc của lần cuối cùng vẫn phải trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con và tổng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không quá thời gian quy định.
5. Khi tính thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, khoản 2 Điều 34 và Điều 37 của Luật Bảo hiểm xã hội đối với trường hợp người lao động đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động thì thời gian trùng với thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương không được tính hưởng chế độ; thời gian nghỉ việc ngoài thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương được tính hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, khoản 2 Điều 34 và Điều 37 của Luật Bảo hiểm xã hội.”
8. Bổ sung vào cuối Khoản 1 Điều 13 như sau:
“Khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc theo quy định tại khoản 1 Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội là khoảng thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn được hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe của người lao động chưa phục hồi.
Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định tại Điều 40 của Luật Bảo hiểm xã hội thì không giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con.”
9. Bổ sung khoản 3 và khoản 4 vào Điều 13 như sau:
“3. Đối với lao động nữ trong một năm vừa nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33 của Luật Bảo hiểm xã hội; vừa nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm đối với mỗi trường hợp không quá thời gian tối đa quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội.
4. Trường hợp người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.”
10. Sửa đổi Điều 14 như sau:
“Điều 14. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ thai sản
1. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 101, Điều 102, Điều 103 của Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 5 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
2. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình số bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.”
11. Sửa đổi Khoản 2 Điều 15 như sau:
“2. Việc xác định thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 để làm căn cứ xét điều kiện giải quyết chế độ hưu trí được thực hiện như sau:
a) Đối với người lao động đang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc đang làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021:
a1) Thời gian người lao động phải nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động do bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (được người sử dụng lao động nơi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trả đủ tiền lương và đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội) thì được tính.
a2) Thời gian người lao động được cử làm việc, đi học, hợp tác lao động mà không làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 thì không được tính.
a3) Thời gian người lao động đóng một lần cho thời gian còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất để hưởng lương hưu thì không được tính.
b) Khi xác định thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên đối với giai đoạn trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để làm căn cứ xét điều kiện giải quyết chế độ hưu trí thì căn cứ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của liên Bộ Nội vụ, Lao động- Thương binh và Xã hội, Tài chính và Ủy ban dân tộc (sau đây được viết là Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC- UBDT). Đối với địa bàn mà Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT không quy định hoặc quy định hệ số phụ cấp khu vực thấp hơn 0,7 nhưng thực tế người lao động đã có thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên theo quy định tại các văn bản quy định về phụ cấp khu vực trước đây thì căn cứ quy định tại các văn bản đó để xác định thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên làm căn cứ xét điều kiện giải quyết chế độ hưu trí.
Đối với người lao động có thời gian công tác tại các chiến trường B, C trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 và chiến trường K trước ngày 31 tháng 8 năm 1989 thì thời gian này được tính là thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 để làm căn cứ xét điều kiện giải quyết chế độ hưu trí.”
12. Bổ sung điểm c vào Khoản 3 Điều 15 như sau:
“c) Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đã nghỉ việc và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ trước ngày 01 tháng 01 năm 2016; từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi nếu có nguyện vọng và đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu thì được giải quyết hưởng lương hưu theo khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động năm 2019.
Trường hợp tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trường hợp tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không còn thuộc diện là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn) thì việc giải quyết chế độ hưu trí thực hiện theo khoản 1, khoản 4 Điều 54 và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi, bổ sung tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động năm 2019.”
13. Bổ sung khoản 5 vào Điều 15 như sau:
“5. Người lao động quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội bị tước quân tịch hoặc tước danh hiệu công an nhân dân thì điều kiện hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 54 và khoản 1 Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi, bổ sung tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động năm 2019 và hướng dẫn tại Thông tư này.”
14. Sửa đổi Điều 16 như sau:
“Điều 16. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động của người lao động được thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động năm 2019.
2. Việc xác định mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu quy định tại khoản 3 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu (sau đây viết tắt là Nghị định số 135/2020/NĐ-CP), trong đó căn cứ vào thời điểm nghỉ hưu trước tuổi của người lao động để xác định mốc tuổi theo tuổi nghỉ hưu đã được quy định tại khoản 2 Điều 4 và khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 135/2020/NĐ-CP.
15. Sửa đổi Khoản 1 Điều 17 như sau:
“1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 16 của Thông tư này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Ví dụ 24: Bà A 53 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, có 26 năm 04 tháng đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/6/2016. Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà A được tính như sau:
- 15 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 26 là 11 năm, tính thêm: 11 x 3% = 33%;
- 04 tháng được tính là 1/2 năm, tính thêm: 0,5 x 3% = 1,5%
- Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 33% + 1,5% = 79,5% (chỉ tính tối đa bằng 75%);
- Bà A nghỉ hưu trước tuổi 55 theo quy định là 2 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm: 2 x 2% = 4%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A là 75% - 4% = 71%. Ngoài ra, do bà A có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng 75% (cao hơn 25 năm) nên còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là: 1,5 năm x 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
a) Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi có thời gian lẻ dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, thời gian lẻ từ 6 tháng trở lên thì tính mức giảm là 1%.\
b) Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ hưởng lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP.
Ví dụ 25: Bà K làm việc trong điều kiện lao động bình thường bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu tháng 4/2021 khi đủ 50 tuổi 5 tháng, có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:
- 15 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%;
- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 26% = 71%;
- Tại thời điểm nghỉ hưu bà K 50 tuổi 5 tháng (thời gian nghỉ hưu trước tuổi 55 tuổi 4 tháng là 4 năm 11 tháng) nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 9% (4x2%+ 1% = 9%);
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà K sẽ là 71% - 9% = 62%.
Ví dụ 26: Ông Q sinh ngày 14/01/1967, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01/11/2021 với thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 34 năm, trong đó có 15 năm làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; bị suy giảm khả năng lao động 61%. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông Q được tính như sau:
- 19 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 20 đến năm thứ 34 là 15 năm, tính thêm: 15 x 2% = 30%;
- Tổng 2 tỷ lệ trên là: 45% + 30% = 75%;
- Tại thời điểm nghỉ hưu, ông Q 54 tuổi 9 tháng 17 ngày, thời gian nghỉ hưu trước tuổi (55 tuổi 3 tháng) là dưới 6 tháng nên không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông Q là 75%.”
16. Bổ sung khoản 3 và khoản 4 vào Điều 17 như sau:
“3. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn mà có từ đủ 20 năm trở lên đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không theo đối tượng người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn khi nghỉ hưu có mức lương hưu thấp hơn mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng lương hưu thì được áp dụng quy định mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở.
4. Việc xác định số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu bằng 45% được căn cứ vào thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động.”
17. Sửa đổi Khoản 5 Điều 18 như sau:
“5. Thời điểm hưởng lương hưu đối với trường hợp không còn hồ sơ gốc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là thời điểm ghi trong văn bản giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
18. Sửa đổi khổ cuối khoản 1 Điều 20 như sau:
“Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương đã được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội.”
19. Bổ sung khoản 3a sau Khoản 3 Điều 20 như sau:
“3a. Khi tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của thời gian này được chuyển đổi theo chế độ tiền lương tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí, tử tuất. Riêng đối với người lao động có thời gian làm việc trong các doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 nêu trên được chuyển đổi theo tiền lương quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.”
20. Sửa đổi Khoản 4 Điều 20 như sau:
"4. Lương hưu của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề có hoặc không có phụ cấp thâm niên nghề rồi mới nghỉ hưu, được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 9 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Đối với trường hợp trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ những năm cuối để làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của những năm cuối trước khi nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề cao nhất (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí để làm cơ sở tính lương hưu.
b) Đối với trường hợp trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ những năm cuối để làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và khoản 1 Điều này.
c) Đối với trường hợp trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của những năm cuối để tính lương hưu vừa có thời gian đóng có phụ cấp thâm niên nghề, vừa có thời gian đóng không có phụ cấp thâm niên nghề thì tính theo quy định tại điểm b khoản này. Trường hợp trong quá trình đóng bảo hiểm xã hội có khoảng thời gian đóng bao gồm phụ cấp thâm niên nghề liền kề cao hơn tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của những năm cuối thì được lấy tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề liền kề tương ứng với số năm quy định tại khoản 1 Điều này (được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí) để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 40: Ông P, nguyên là Giảng viên cao cấp, bắt đầu tham gia công tác từ trước năm 1995, có thời gian làm công việc có phụ cấp thâm niên nghề, có thời gian làm công việc không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề. Ông P nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/4/2021, có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 36 năm 6 tháng, trong đó có 32 năm được tính thâm niên nghề. Ông P có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội một số năm cuối trước khi nghỉ hưu như sau:
- Từ tháng 4/2011 đến tháng 8/2011 = 5 tháng, hệ số lương là 6,2, không có phụ cấp thâm niên;
- Từ tháng 9/2011 đến tháng 3/2012 = 7 tháng, hệ số lương là 6,2, phụ cấp thâm niên nghề là 26%;
- Từ tháng 4/2012 đến tháng 3/2013 = 12 tháng, hệ số lương là 6,2, phụ cấp thâm niên nghề là 27%;
- Từ tháng 4/2013 đến tháng 3/2014 = 12 tháng, hệ số lương là 6,2, phụ cấp thâm niên nghề là 28%;
- Từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2015 = 12 tháng, hệ số lương là 6,56, phụ cấp thâm niên nghề là 29%;
- Từ tháng 4/2015 đến tháng 3/2016 = 12 tháng, hệ số lương là 6,56, phụ cấp thâm niên nghề là 30%;
- Từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2019 = 36 tháng, hệ số lương là 6,92, không có phụ cấp thâm niên;
- Từ tháng 4/2019 đến tháng 3/2020 = 12 tháng, hệ số lương là 7,28, phụ cấp thâm niên nghề là 31 %;
- Từ tháng 4/2020 đến tháng 3/2021 = 12 tháng, hệ số lương là 7,28, phụ cấp thâm niên nghề là 32%;
Trường hợp ông P mức lương hưu tính theo mức bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu (từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2021) thấp hơn so với mức lương hưu tính theo mức bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm liền kề có hưởng phụ cấp thâm niên (từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2016). Do vậy, mức bình quân tiền lương tháng để tính lương hưu của ông P được tính theo mức bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2016.”
21. Bổ sung khoản 6 vào Điều 20 như sau:
“6. Đối với người lao động có thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội nhưng thời gian đó người lao động không được hưởng tiền lương (được trả thù lao bằng công điểm hoặc lương thực như giáo viên mầm non, chủ nhiệm hợp tác xã có quy mô toàn xã,..) thì chỉ tính thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng chế độ (tỷ lệ hưởng lương hưu,...); mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không bao gồm thời gian được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội nhưng không được hưởng tiền lương.”
22. Bổ sung sau khổ thứ nhất khoản 2 Điều 21 như sau:
“Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Thông tư này.”
23. Bổ sung cuối Khoản 1 Điều 25 như sau:
“Thời điểm xem xét tuổi đối với thân nhân của người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật Bảo hiểm xã hội là kết thúc ngày cuối cùng của tháng người lao động chết.
Khi giải quyết chế độ tử tuất nếu hồ sơ của thân nhân người lao động không xác định được ngày, tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để tính tuổi làm cơ sở giải quyết chế độ tử tuất.
Việc xác định mức thu nhập của thân nhân người lao động để làm căn cứ giải quyết trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật Bảo hiểm xã hội được xác định tại tháng người lao động chết. Thân nhân đã được giải quyết hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo đúng quy định mà sau đó có thu nhập cao hơn mức lương cơ sở thì vẫn hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.”
24. Bổ sung Điều 27a sau Điều 27 như sau:
“Điều 27a. Lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần
1. Khi xác định tuổi của con để làm căn cứ giải quyết chế độ tử tuất trong trường hợp thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần thì con dưới 6 tuổi được tính đến hết tháng liền kề trước tháng sinh của năm đủ 6 tuổi.
2. Các trường hợp đã được giải quyết trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hằng tháng theo đúng quy định của pháp luật thì không được trả lại trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hằng tháng đã nhận để giải quyết hưởng lại trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần.”
25. Bổ sung Điều 27b sau Điều 27 như sau:
“Điều 27b. Chế độ tử tuất đối với người đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội đồng thời là người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội đồng thời là người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi chết thì thân nhân của người lao động được lựa chọn giải quyết chế độ tử tuất với mức hưởng cao hơn theo đối tượng đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng chết hoặc theo đối tượng người đang tham gia bảo hiểm xã hội, đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chết.”
26. Sửa đổi Khoản 2Khoản 3 Điều 30 như sau:
“2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH).
3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.”.
27. Bổ sung vào Điểm a Khoản 2 Điều 31 như sau:
“Đối với người lao động có thời gian công tác tại chiến trường B đồng thời địa danh đó cũng được quy định phụ cấp khu vực tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT thì được tính hương phụ cấp khu vực theo mức cao hơn.”
28. Bổ sung điểm c vào Khoản 2 Điều 35 như sau:
“c) Đối với người lao động trước khi đi hợp tác lao động đang hưởng tiền lương do Nhà nước quy định mà có số năm cuối để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bao gồm cả thời gian đi làm việc ở nước ngoài thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của thời gian đi làm việc ở nước ngoài được lấy theo tiền lương tại thời điểm trước khi đi nước ngoài để làm cơ sở tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Đối với những người là lao động xã hội được tính thời gian đi hợp tác lao động để tính hưởng chế độ hưu trí, tử tuất quy định tại khoản 5 Điều 23 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của thời gian đi hợp tác lao động làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng hai lần mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng bảo hiểm xã hội.”
29. Bổ sung khoản 3 vào Điều 38 như sau:
“3. Đối với người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng mà được tính cộng nối thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đối với người chờ hưởng lương hưu và trước ngày 01 tháng 01 năm 1998 đối với người chờ hưởng trợ cấp hằng tháng để tính hưởng bảo hiểm xã hội thì tỷ lệ hưởng lương hưu hoặc tỷ lệ hưởng trợ cấp hằng tháng vẫn được tính theo chính sách tại thời điểm người lao động nghỉ chờ.”
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2021
2. Bãi bỏ Khoản 1 Điều 15; các khoản 1, 2 Điều 18 của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để kịp thời nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị-xã hội;

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Công báo; cổng thông tin điện tử Chính phủ; Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; cổng thông tin điện tử Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội;

- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp);

- Lưu: VT, PC, BHXH.

KT. B TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Bá Hoan

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, INVALIDS
AND SOCIAL AFFAIRS

__________

No. 06/2021/TT-BLDTBXH

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom – Happiness

________________________

Hanoi, July 7, 2021

 

                                                      

CIRCULAR
Amending and supplementing a number of articles of the Circular No. 59/2015/TT-BLDTBXH dated December 29, 2015, of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Social Insurance on compulsory social insurance

__________________

 

Pursuant to the Law on Social Insurance dated November 20, 2014;

Pursuant to the Resolution No. 93/2015/QH13 dated June 22, 2015, of the National Assembly on implementation of policy on entitlement to one-time social insurance for the employees.

Pursuant to Decree No. 115/2015/ND-CP dated November 11, 2015, of the Government detailing a number of articles of the Law on Social Insurance on compulsory social insurance;

Pursuant to Decree No. 135/2020/ND-CP dated November 18, 2020, of the Government stipulating the retirement age;

Pursuant to Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017, of the Government, defining the functions, duties, power, and organizational structure of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

At the request of the Director of the Department of Social Insurance;

The Minister of Labor, Invalids and Social Affairs issues the Circular amending and supplementing a number of articles of the Circular No. 59/2015/TT-BLDTBXH dated December 29, 2015, of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Social Insurance on compulsory social insurance.

 

Article 1. Amending and supplementing a number of articles of the Circular No. 59/2015/TT-BLDTBXH dated December 29, 2015, of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Social Insurance on compulsory social insurance

1. The following content is added at the end of Clause 1, Article 2:

“Persons who work part-time in communes, wards, and townships and concurrently enter into labor contracts as prescribed at Points a and b, Clause 1, Article 2 of the Law on Social Insurance shall participate in compulsory social insurance covering the subjects prescribed at Points a and b, Clause 1, Article 2 of the Law on Social Insurance.”

2. Point b, Clause 2, Article 6 is amended as follows:

b) A month of leave entitled to sickness regime shall be counted from the beginning date of the sickness leave in such month to the date preceding to the next month. If the surplus days do not make a month (incomplete month), the sickness allowance for such days shall be calculated as follows, but its maximum shall be equal to the monthly allowance:

The sickness allowance for diseases requiring long-term treatment in the surplus days

=

The salary of the month preceding the sickness leave on which the social insurance premiums are based

x

The rate of sickness allowance (%)

x

The surplus days of the sickness leave

24 days

 

In which:

- The rate of sickness allowance is prescribed in Point a of this Clause.

- The surplus days of the leave entitled to sickness regime is inclusive of public holidays, New Year holidays and weekends.

Example 9: Ms. N is participating in the compulsory social insurance and has to take leave due to diseases on the list of diseases requiring long-term treatment from May 29, 2021, to August 25, 2021. Given that Ms. N’s salary of April 2021 on which her social insurance premiums are based is VND 8,000,000 and the rate of allowance for her entire leave is 75%.

- The number of months of Ms. N’s leave entitled to sickness regime is 2 (from May 29 to July 28, 2021);

- The number of surplus days of Ms. N’s leave is 28 days (from July 29 to August 25, 2021).

- The monthly sickness allowance for Ms. N is VND 8,000,000 x 75% = VND 6,000,000.

- The sickness allowance in the surplus days for Ms. N is calculated as below:

The allowance of the sickness regime in 28 surplus days

=

VND 8,000,000

x

75%

x

28 days

24 days

VND 7,000,000

 

Because the sickness allowance in 28 surplus days calculated as above (VND 7,000,000) is higher than the monthly sickness allowance (VND 6,000,000), so the sickness allowance for Ms. N's surplus days shall be equal to the monthly allowance, which is VND 6,000,000.

Therefore, Ms. N's total sickness allowance due to diseases on the list of diseases requiring long-term treatment from May 29, 2021, to August 25, 2021 is: VND 6,000,000 x 02 months + VND 6,000,000 = VND 18,000,000.”

3. The following content is added at the end of Clause 3, Article 6:

“Employees subject to compulsory social insurance contributions to the sickness and maternity fund suffer a disease or accident that is not a labor accident or have to take leave to take care of their sick child under 7 years old, if their leave period is 14 working days or more in a month (including unpaid leave), the sickness allowance shall be calculated by the salary of the month preceding their leave on which their social insurance premiums are based. In cases where the employees remain sick in the following months and have to extend their leave, the allowance of the sickness regime shall be calculated by the salary of the month preceding their leave on which the social insurance premiums are based.”

4. Clause 1a is added after Clause 1, Article 7 as follows:

“1a. The maximum leave period for convalescence and health rehabilitation in one year shall comply with the provisions of Clause 2, Article 29 of the Law on Social Insurance. The maximum leave period for convalescence and health rehabilitation of one person in one year shall be based on his/her last sickness leave before taking the leave for convalescence or health rehabilitation (suffering a disease on the list of diseases requiring long-term treatment, undergoing an operation, or other cases).”

5. Points c and d are added to Clause 2, Article 9 as follows:

“c) If the mother participates in social insurance but is not eligible for the maternity regime upon childbirth, and the father fully meets the conditions prescribed at Point a of this Clause, the father shall be entitled to a lump-sum allowance upon birth as prescribed in Article 38 of the Law on Social Insurance.

d) The determination of the 12-month period before childbirth for male employees and husbands of intended mothers entitled to lump-sum allowance upon childbirth shall comply with the provisions of Clause 1 of this Article.”

6. The first paragraph of Clause 3, Article 10 is amended as follows:

“3. Where a female employee has pregnancy with twins or more infants and her baby (babies) is dead at birth or stillborn, she shall enjoy maternity allowance for childbirth and lump-sum allowance upon childbirth for her babies, including the dead ones.”

7. Clauses 4 and 5 are added to Article 10 as follows:

“4. Male employees currently paying compulsory social insurance premiums to the sickness and maternity fund, when their wives give birth to children, shall be entitled to take maternity leave as prescribed in Clause 2, Article 34 of the Law on Social Insurance; in case of taking multiple leaves, the start of the last leave must still be within the first 30 days from the date the wives give birth, and the total number of maternity leaves must not exceed the prescribed number.

5. When calculating the maternity leave periods as prescribed in Article 32, Article 33, Clause 2 of Article 34 and Article 37 of the Law on Social Insurance, if the employees are taking their annual leaves, personal leaves, or unpaid leaves as prescribed in the law provisions on labor, the periods coincides with their annual leaves, personal leaves, or unpaid leaves shall not be entitled to the regime; the leave period other than the annual leave, personal leave, unpaid leave shall be entitled to the maternity regime as prescribed in Article 32, Article 33, Clause 2 of Article 34 and Article 37 of the Law on Social Insurance.”

8. The following content is added at the end of Clause 1, Article 13:

“The first 30 working days as prescribed in Clause 1, Article 41 of the Law on Social Insurance mean 30 working days after the maternity leave period in which the employees’ health has not yet recovered.

Female employees who go to work prior to the expiration of the maternity leave period as prescribed in Article 40 of the Law on Social Insurance shall not be entitled to the convalescence and health rehabilitation regime after the period of enjoying the maternity regime upon childbirth.”

9. Clauses 3 and 4 are added to Article 13 as follows:

“3. For female employees who have been, within a year, entitled to not only the convalescence and health rehabilitation after the maternity leave period prescribed in Article 33 of the Law on Social Insurance; but also the convalescence and health rehabilitation after the maternity leave period prescribed in Clause 1 or 3, Article 34 of the Law on Social Insurance, each of their leave periods for convalescence and health rehabilitation in the year must not exceed the maximum period prescribed in Clause 2, Article 41 of the Law on Social Insurance.

4. If the employees do not take the leave, they shall not be entitled to the convalescence and health rehabilitation regime.”

10. Article 14 is amended as follows:

“Article 14. Dossier and settlement of maternity regime

1. The dossier and settlement of maternity, convalescence and health rehabilitation regimes shall comply with the provisions in Articles 101, 102 and 103 of the Law on Social Insurance and Article 5 of the Decree No. 115/2015/ND-CP.

2. The employees shall submit their dossiers as prescribed to the employers, but not later than 45 days after returning to work.

Where the employees terminate their labor contracts or work contracts, or resign before the time of childbirth, child receipt, or child adoption, they should submit their dossiers and present their social insurance books to the social insurance agencies.”

11. Clause 2, Article 15 is amended as follows:

"2. The determination of the time of doing heavy, hazardous, or dangerous occupations or jobs, or especially heavy, hazardous, and dangerous occupations or jobs, and working in areas with extremely difficult socio-economic conditions, including those with a region-based allowance coefficient of 0.7 or higher before January 1, 2021, to serve as a basis for considering conditions for pension enjoyment, shall be implemented as follows:

a) For employees who are doing heavy, hazardous, or dangerous occupations or jobs or extremely heavy, hazardous, or dangerous occupations or jobs on the list jointly issued by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs or working in areas with extremely difficult socio-economic conditions, including those with a region-based allowance coefficient of 0.7 or higher before January 1, 2021:

a1) The time when the employees have to take leave for treatment or occupational rehabilitation due to labor accidents or occupational diseases (if their employers fully pay their salaries and social insurance premiums) shall be counted.

a2) The period when the employees are assigned to work, study or participate in labor cooperation programs without doing heavy, hazardous, or dangerous occupations or jobs or extremely heavy, hazardous, or dangerous occupations or jobs on the list jointly issued by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs or working in areas with extremely difficult socio-economic conditions, including those with a region-based allowance coefficient of 0.7 or higher before January 1, 2021shall not be counted.

a3) The time which is short from the period of social insurance premium payment so that the employees have paid lump-sum amounts to the retirement and survivorship fund in order to enjoy pensions shall not be counted.

b) The determination of the time of working in areas with a region-based allowance coefficient of 0.7 or higher before January 1, 1995 to serve as a basis for considering conditions for pension enjoyment shall comply with the provisions of the Joint Circular No. 11/2005/TTLT-BNV-BLDTBXH-BTC-UBDT dated January 5, 2005 of Ministries of Home Affairs, Labor, Invalids and Social Affairs, Finance, and the Committee for Ethnic Minority Affairs (hereinafter referred to as Joint Circular No. 11/2005/TTLT-BNV-BLDTBXH-BTC-UBDT). For the areas which are not prescribed in the Joint Circular No. 11/2005/TTLT-BNV-BLDTBXH-BTC-UBDT or have a region-based allowance coefficient lower than 0.7, but in fact the employees have had working time in areas with a region-based allowance coefficient of 0.7 or higher as prescribed in the previous documents prescribing region-based allowances, the determination of the time of working in areas with a region-based allowance coefficient of 0.7 or higher to serve as a basis for considering conditions for pension enjoyment shall comply with the provisions of such documents.

The employees’ time of working on battlefields B and C before April 30, 1975, and battlefield K before August 31, 1989, shall be counted as the time of working in areas with a region-based allowance coefficient of 0.7 or higher to serve as a basis for considering conditions for pension enjoyment.”

12. Point c is added to Clause 3, Article 15 as follows:

“c) Female employees who are commune-level cadres and civil servants or part-time staffs in communes, wards or townships after having paid social insurance premiums for between full 15 years and under 20 years, and have quit their jobs and have their period of social insurance premium payment reserved before January 1, 2016; From January 1, 2016 onward, if they wish and fully meet the pension age conditions, they will be entitled to pension enjoyment according to Clause 3, Article 54 of the Law on Social Insurance as amended and supplemented at Point a, Clause 1 Article 219 of the 2019 Labor Code.

In case of continuing to pay voluntary social insurance premiums, their pension enjoyment shall comply with the provisions of Clause 4, Article 4 of the Circular No. 01/2016/TT-BLDTBXH dated February 18, 2016, of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.

In case of continuing to pay compulsory social insurance premiums (but no longer being commune-level cadres or civil servants, or part-time staffs in communes, wards, or townships), their pension enjoyment shall comply with the provisions of Clauses 1, 4 of Article 54, and Article 55 of the Law on Social Insurance as amended and supplemented at Points a and b, Clause 1, Article 219 of the 2019 Labor Code.”

13. Clause 5 is added to Article 15 as follows:

“5. If the employees prescribed at Points dd and e, Clause 1, Article 2 of the Law on Social Insurance are deprived of their military citizenship or of the people's police title, the conditions for pension enjoyment shall comply with the provisions of Clause 1, Article 54, and Clause 1, Article 55 of the Law on Social Insurance as amended and supplemented at Points a and b, Clause 1, Article 219 of the 2019 Labor Code and guided in this Circular.”

14. Article 16 is amended as follows:

Article 16. Conditions to enjoy pension upon decrease in working capacity

1. From January 1, 2021, the conditions for employees to enjoy pension when suffering working capacity decrease shall comply with the provisions of Article 55 of the Law on Social Insurance as amended and supplemented at Point b, Clause 1, Article 219 of the 2019Labor Code.

2. The determination of the age threshold for calculating the years of early retirement to serve as a basis for calculating the reduction rate in their pension as prescribed in Clause 3, Article 56 of the Law on Social Insurance shall comply with the provisions of Clause 3, Article 7 of the Decree No. 135/2020/ND-CP dated November 18, 2020 of the Government prescribing the retirement age (hereinafter referred to as Decree No. 135/2020/ND-CP), in which the time of early retirement of the employees shall serve as a basis to determine their age threshold for retirement prescribed in Clause 2, Article 4 and Clause 2, Article 5 of the Decree No. 135/2020/ND-CP.”

15. Clause 1, Article 17 is amended as follows:

“1. The monthly pension of employees who fully satisfy the conditions prescribed in Article 16 of this Circular shall be calculated in accordance with the provisions in Clause 1 and 2, Article 7 of the Decree No. 115/2015/ND-CP and then reduced by 2% for each year of early retirement prior to the prescribed retirement age.

Example 24: Ms. A is 53 years old and has worked under normal conditions. Her working capacity is reduced by 61%. She has 26 years and 04 months of social insurance payment and retired on June 1, 2016. The pension rate of Ms. A is calculated as follows:

- 45% for the first 15 years;

- From the 16th year to the 26th year, or 11 years in total: 11 x 3% = 33%;

- 04 months is counted as ½ year: 0.5 x 3% = 1.5%

- The total rate is 45% + 33% + 1,5% = 79,5% (rounded to the prescribed maximum pension rate of 75%);

- Ms. A retires 02 years prior to the prescribed retirement age of 55, therefore, her pension rate is reduced by 2 x 2% = 4%;

Therefore, the monthly pension rate of Ms. A is 75% - 4% = 71%. Additionally, because Ms. A has paid social insurance premiums for a period exceeding the number of years corresponding to the prescribed maximum pension rate of 75% (over 25 years), she is entitled to a lump-sum allowance upon retirement equal to 1.5 x 0.5 of the average of the monthly salaries on which social insurance premiums are based.

a) In case an employee’s age is short of under 6 months compared to the retirement age, his/her pension rate shall not be reduced, but if it is short of 6 months or more, the pension rate shall be reduced by 1%.

b) The age threshold for calculating the years of early retirement to serve as a basis for calculating the pension reduction rate shall comply with the provisions in Clause 3, Article 7 of the Decree No. 115/2015/ND-CP.

From January 1, 2021 onwards, the age threshold for calculating the years of early retirement to serve as a basis for calculating the pension reduction rate shall comply with the provisions of Clause 3, Article 7 of the Decree No. 135/2020/ND-CP.

Example 25: Ms. K’s working capacity is reduced by 61% under normal working conditions and she resigned to enjoy pension in April 2021 when she was 50 years and 5 months old. She has 28 years of social insurance payment. Her pension rate is calculated as follows:

- 45% for the first 15 years;

- From the 16th year to the 28th year, or 13 years in total: 13 x 2% = 26%;

- The total of pension rate is: 45% + 26% = 71%;

- Ms. K retired when she was 50 years and 5 months old (4 years and 11 months prior to when she is full 55 years and 4 months old), so the reduction rate due to early retirement is 9% (4x2% + 1% = 9%);

Therefore, the monthly pension rate of Ms. K is 71% - 9% = 62%.

Example 26: Mr. Q was born on January 14, 1967, and resigned to enjoy pension on November 1, 2021, when he was full 49 years old. He has 34 years of social insurance payment, including full 15 years of doing heavy, hazardous, or dangerous occupations and jobs; his working capacity is reduced by 61%. The pension rate of Mr. Q is calculated as follows:

- 45% for the first 19 years;

- From the 20th year to the 34th year, or 15 years in total: 15 x 2% = 30%;

- The total pension rate is: 45% + 30% = 75%;

- At the time of retirement, Mr. Q was 54 years, 9 months, and 17 days old, which means his age is short of under 6 months compared to the retirement age (55 years and 3 months), therefore, his pension rate shall not be reduced.

Therefore, the monthly pension rate of Mr. Q is 75%.”

16. Clauses 3 and 4 are added to Article 17 as follows:

“3. For part-time staffs in communes, wards and townships having paid compulsory social insurance premiums for full 20 years or more not as part-time staffs in communes, wards, and townships, if when they retire, their pension is lower than the basic salary at the time of pension enjoyment, their lowest monthly pension shall be equal to the basic salary.

4. The determination of the years of paying social insurance premiums corresponding to the pension enjoyment rate equal to 45% shall be based on the time when employees start enjoying the monthly pension.”

17. Clause 5, Article 18 is amended as follows:

“5. The time to enjoy pension for cases without original dossiers prescribed at Point b, Clause 2, Article 3 of the Decree No. 89/2020/ND-CP dated August 4, 2020, of the Government defining the functions, duties, power, and organizational structure of the Vietnam Social Security is the time recorded in the written resolution of the Vietnam Social Security.”

18. The last paragraph of Clause 1, Article 20 is amended as follows:

“The monthly salary on which social insurance premiums are based is the salary adjusted in accordance with the provisions of Clause 1, Article 63 of the Law on Social Insurance.”

19. Clause 3a is added after Clause 3, Article 20 as follows:

“3a. When calculating the average of the monthly salaries on which social insurance premiums are based to serve as a basis for calculation of pensions or lump-sum allowances with the time of paying social insurance premiums before October 1, 2004 under the salary regime prescribed by the State, the monthly salary on which social insurance premiums are based of such time shall be converted under the salary regime at the time of enjoying the retirement and survivorship allowances. Particularly for employees who have worked in enterprises paying social insurance premiums under the salary regime prescribed by the State and enjoy social insurance allowances from January 1, 2016, onward, the monthly salary on which the social insurance premiums are based before October 1, 2004 shall be converted under the salary regime prescribed in Decree No. 205/2004/ND-CP dated December 14, 2004 of the Government.”

20. Clause 4, Article 20 is amended as follows:

“4. The pensions of employees subject to the salary regime prescribed by the State, who have paid social insurance premiums including occupation-based seniority allowances and then shifted to other jobs with/without seniority allowances before retirement, shall comply with the provisions of Clause 6, Article 9 of the Decree No. 115/2015/ND-CP and the following guidelines:

a) If the occupation-based seniority allowances are not included in the monthly salaries on which social insurance premiums are based in the last years before retirement which serve as a basis for calculation of pensions, the average of the monthly salaries on which social insurance premiums are based in the last years before retirement, plus the highest occupation-based seniority allowances (if enjoyed) in the time of paying social insurance premiums including the seniority allowances converted under the salary regime at the time of retirement, shall be taken as a basis for calculation of the pensions.

b) If the occupation-based seniority allowances are included in the monthly salaries on which social insurance premiums are based in the last years before retirement which serve as a basis for calculation of pensions, the average of the monthly salaries on which social insurance premiums are based serving as a basis for calculation of the pensions shall comply with the provisions of Clause 1, Article 9 of the Decree No. 115/2015/ND-CP and Clause 1 of this Article.

c) If in the last year before retirement, the occupation-based seniority allowances are sometimes included in the monthly salaries on which social insurance premiums are based serving as a basis for calculation of pensions and sometimes they are not, the provisions at Point b of this Clause shall prevail. If in the time of paying social insurance premiums, the adjoining occupation-based seniority allowances included are sometimes higher than the monthly salaries on which social insurance premiums are based in the last years before retirement, the monthly salaries on which social insurance premiums are based, including the adjoining occupation-based seniority allowances corresponding to the number of years prescribed in Clause 1 of this Article (converted under the salary regime prescribed at the time of pension enjoyment), shall be taken to calculate the average of the monthly salaries on which the social insurance premiums are based.

Example 40: Mr. P, formerly a Senior Lecturer, started working before 1995 and has worked for a period of time with occupation-based seniority allowances as well as a period of time without occupation-based seniority allowances. Mr. P resigned to enjoy pension from April 1, 2021, and has 36 years and 6 month of paying social insurance premiums in total, of which 32 years he was entitled to occupation-based seniority allowances. Mr. P's salaries in the last years before his retirement on which the social insurance premiums are based as follows:

- From April 2011 to August 2011 = 5 months, the salary coefficient is 6.2 without occupation-based seniority allowances;

- From September 2011 to March 2012 = 7 months, the salary coefficient is 6.2, the seniority allowance rate is 26%;

- From April 2012 to March 2013 = 12 months, the salary coefficient is 6.2, seniority allowance is 27%;

- From April 2013 to March 2014 = 12 months, the salary coefficient is 6.2, the seniority allowance rate is 28%;

- From April 2014 to March 2015 = 12 months, the salary coefficient is 6.56, the seniority allowance rate is 29%;

- From April 2015 to March 2016 = 12 months, the salary coefficient is 6.56, the seniority allowance rate is 30%;

- From April 2016 to March 2019 = 36 months, the salary coefficient is 6.92, without occupation-based seniority allowances;

- From April 2019 to March 2020 = 12 months, the salary coefficient is 7.28, the seniority allowance rate is 31%;

- From April 2020 to March 2021 = 12 months, the salary coefficient is 7.28, the seniority allowance rate is 32%;

In Mr. P’s case, the pension calculated by the average monthly salaries on which social insurance premiums are based in the last 5 years before his retirement (from April 2016 to March 2021) is lower than the pension calculated by the average of the monthly salaries on which social insurance premiums are based in 5 consecutive years with occupation-based seniority allowance (from April 2011 to March 2016). Therefore, the average of the monthly salaries to serve as a basis for calculation of Mr. P's pension is the average of the monthly salaries on which social insurance premiums are based in 5 years, from April 2011 to March 2016.”

21. Clause 6 is added to Article 20 as follows:

“6. For employees having worked before January 1, 1995 and been recognized as having paid social insurance premiums without salaries during such time (remunerated by points or food, such as preschool teachers, heads of commune-scale cooperatives…), such time of paying social insurance premiums shall only be counted for regime enjoyment (pension enjoyment rate,...); the average of the monthly salaries on which social insurance premiums are based serving as a basis for calculation of pensions and social insurance allowances shall exclude the time of paying social insurance premiums without salaries.”

22. The following content is added after the first paragraph of Clause 2, Article 21:

“In cases where there are surplus months from the period of paying social insurance premiums, the provisions of Clause 4, Article 19 of this Circular shall prevail.”

23. The following content is added at the end of Clause 1, Article 25:

“The time at which the age of the employees’ relatives is determined as prescribed in Clause 2, Article 67 of the Law on Social Insurance is the end of the last day of the month of the employees’ death.

When settling the survivorship allowance regime, if the dossiers of the employees’ relatives cannot determine the date of birth, January 1 of the year of birth shall be taken to calculate the age to serve as the basis for settlement of the survivorship allowance regime.

The incomes of the employees’ relatives to serve as a basis for settlement of monthly survivorship allowances as prescribed in Clause 3, Article 67 of the Law on Social Insurance shall be determined in the month of the employees’ death. Relatives who have been entitled to monthly survivorship allowances as prescribed and then have incomes higher than the basic salary shall still enjoy the monthly survivorship allowances.”

24. Article 27a is added after Article 27 as follows:

Article 27a. Receipt of lump-sum survivorship allowances

1. When determining the child's age to serve as a basis for settlement of the survivorship regime, if the relatives who are eligible for monthly survivorship allowances wish to receive a lump-sum survivorship allowance, the age of a child under 6 years old shall counted towards the end of the month preceding the month of his/her birth in the year he/she is full 6 years old.

2. The cases entitled to lump-sum survivorship allowances or monthly survivorship allowances in accordance with the law provisions shall not return the lump-sum survivorship allowances or monthly survivorship allowances they have received in order to claim for re-entitlement of monthly survivorship allowances or lump-sum survivorship allowances.”

25. Article 27b is added after Article 27 as follows:

Article 27b. Survivorship regime for persons currently paying social insurance premiums or having their period of social insurance premium payment reserved while being entitled to monthly labor accident and occupational disease allowances.

Upon the death of a person currently paying social insurance premiums or having his/her period of social insurance premium payment reserved while being entitled to monthly labor accident and occupational disease allowance, his/her relatives shall choose to be entitled to the survivorship allowance higher than the allowance of the employee who dies when being entitled to the monthly labor accident or occupational disease allowance, or when paying social insurance premiums or having his/her period of social insurance premium payment reserved.”

26. Clauses 2 and 3 of Article 30 are amended as follows:

“2. From January 1, 2018, to December 31, 2020, the monthly salaries on which social insurance premiums are based are the salaries and salary allowances prescribed in Clause 1 of this Article and other additional amounts as prescribed at Point a, Clause 3, Article 4 of the Circular No. 47/2015/TT-BLDTBXH.

From January 1, 2021 onwards, the monthly salaries on which social insurance premiums are based are the salaries, salary allowances and other additional amounts prescribed at Point a, Item b1 of Point b, and Item c1 of Point c, Clause 5, Article 3 of the Circular No. 10/2020/TT-BLDTBXH dated November 12, 2020 of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Labor Code regarding labor contracts, councils for collective bargaining, occupations and jobs adversely affecting reproductive and child-rearing functions (hereinafter referred to as Circular No. 10/2020/TT-BLDTBXH).

3. The monthly salaries on which the compulsory social insurance premiums are based are not inclusive of other allowances and benefits, such as bonuses prescribed in Article 104 of the Labor Code, initiative bonuses; mid-shift meal allowance; gasoline, telephone, travel, housing, child care, and child rearing allowances; supports for employees whose relatives die or get married, gifts on employees' birthdays, allowances for needy employees suffering from labor accidents or occupational diseases, other supports and allowances recorded in separate sections in the labor contracts as prescribed in Item c2 of Point c, Clause 5, Article 3 of the Circular No. 10/2020/TT-BLDTBXH.”.

27. Point a, Clause 2, Article 31 is added as follows:

“For employees who have worked on battlefield B, and, at the same time, the locations have region-based allowance rates as prescribed in Joint Circular No. 11/2005/TTLT-BNV-BLDTBXH-BTC-UBDT, the higher region-based allowance rates shall prevail.”

28. Point c is added to Clause 2, Article 35 as follows:

“c) For employees who are receiving salaries prescribed by the State before participating in labor cooperation programs and have their time of working overseas included in the last years which serve as a basis for calculation of the average of the monthly salaries on which social insurance premiums are based, the monthly salaries on which social insurance premiums are based in the period of working overseas shall be based on the salary at the time before going abroad in order to serve as the basis for calculation of pensions and social insurance allowances.

For persons who are social workers with their time of participating in labor cooperation programs entitled to pension and survivorship allowances prescribed in Clause 5, Article 23 of the Decree No. 115/2015/ND-CP, their monthly salaries on which their social insurance premiums are based in the period of participating in labor cooperation programs shall serve as a basis for calculation of the average of the monthly salaries on which social insurance premiums are based, which is equal to twice the basic salary at the time of enjoying social insurance allowances.”

29. Clause 3 is added to Article 38 as follows:

“3. For employees who have had decisions of reassignment waiting for the settlement of their pension and monthly allowance regimes, if the working time before January 1, 1995 is counted, as for those waiting to receive their pensions, and before January 1, 1998, as for those waiting to receive monthly allowances, to calculate their social insurance allowances, the pension enjoyment rate or the monthly allowance rate shall be in accordance with the policies at the time the employees have their decisions of reassignment.”

Article 2. Effect

1. This Circular takes effect from September 1, 2021

2. Clause 1, Article 15; Clauses 1 and 2, Article 18 of the Circular No. 59/2015/TT-BLDTBXH dated December 29, 2015 of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law Social Insurance on compulsory social insurance are all annulled.

3. In the course of implementation, if any problems arise, they shall be reported to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs for timely research and settlement.

 

 

P.P. THE MINISTER

THE DEPUTY MINISTER

 

(signed)

 

Nguyen Ba Hoan

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 06/2021/TT-BLDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 06/2021/TT-BLDTBXH PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất