Nghỉ dưỡng sức sau sinh có cần nộp giấy ra viện không?

Một trong những vấn đề mà nhiều mẹ bỉm sữa băn khoăn khi trở lại làm việc là nghỉ dưỡng sức sau sinh có cần giấy ra viện không? Câu trả lời sẽ được LuatVietnam gửi đến bạn đọc ngay sau đây.


1. Nghỉ dưỡng sức sau sinh có cần giấy ra viện không?

Theo khoản 1 Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động đủ điều đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản sẽ được người sử dụng lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp tại cơ quan bảo hiểm xã hội.

Căn cứ Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019, hồ sơ hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản chỉ bao gồm Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo Mẫu 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động tự lập nên.

Do đó, người lao động nghỉ dưỡng sức sau sinh không cần phải có giấy ra viện. Toàn bộ hồ sơ giấy tờ sẽ do người sử dụng lao động tự chuẩn bị và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang đóng bảo hiểm.

Đối với chế độ dưỡng sức sau sinh người lao động không cần nộp bất cứ giấy tờ gì nhưng phải đảm bảo đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội.

Cụ thể, lao động nữ phải đảm bảo 02 điều kiện sau:

(1) Đã nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định.

(2) Ngay sau thời gian nghỉ thai sản trở lại làm việc mà trong khoảng thời gian 30 ngày đầu sức khoẻ chưa phục hồi.

Nghỉ dưỡng sức sau sinh có cần giấy ra viện không?
Nghỉ dưỡng sức sau sinh có cần giấy ra viện không? (Ảnh minh họa)

2. Tiền dưỡng sức sau sinh bao giờ thì có?

Theo Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019, thủ tục hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản do người sử dụng lao động chủ động thực hiện.

Điều này cũng ghi nhận, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản thì người sử dụng lao động lập Danh sách 01B-HSB và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Căn cứ điểm 4.1 khoản 4 Điều 5 Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019, thời gian giải quyết trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản là tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Như vậy, tiền dưỡng sức sau sinh sẽ có sau tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày công ty nộp đẩy đủ hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Tiền dưỡng sức sau sinh được trả về cho người lao động theo hình thức nhận đã đăng ký, có thể là nhận tiền mặt thông qua doanh nghiệp hoặc nhận tiền dưỡng sức qua thẻ ATM.

Tiền dưỡng sức sau sinh bao lâu thì có?
Tiền dưỡng sức sau sinh bao lâu thì có? (Ảnh minh họa)

3. Không nghỉ dưỡng sức nhưng “nhờ” công ty làm chế độ được không?

Theo khoản 9 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, trường hợp người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Do đó, nếu không làm thì người lao động không được giải quyết hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh. Đây là quy định hợp lý, đảm bảo thực hiện đúng tính chất của quỹ bảo hiểm xã hội.

Bởi quỹ bảo hiểm xã hội được sinh ra nhằm sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn,…

Thực tế, có không ít công ty đang thực hiện kê khống hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh cho người lao động của mình dưới sự “nhờ vả” của người lao động.

Bản chất tiền dưỡng sức sau sinh do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả, còn công ty chỉ việc lập hồ sơ mà không bị thiệt hại chi phí gì nên nhiều công ty đã làm thủ tục hưởng cho người lao động dù họ vẫn đi làm và hưởng lương.

Việc khai khống hồ sơ để hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản thực chất là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu bị cơ quan bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định 12/2022NĐ-CP.

Theo đó, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng/hồ sơ đối với hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.

Bên cạnh đó, người sử dụng lao động còn buộc phải nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội đã nhận do làm giả, sai lệch hồ sơ (theo khoản 3 Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi: “Nghỉ dưỡng sức sau sinh có cần giấy ra viện không?” Nếu còn vấn đề vướng mắc về chế độ dưỡng sức, bạn đọc có thể liên hệ ngay tổng đài 19006192 để được hỗ trợ giải đáp sớm nhất.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?