Nghị định 56/2011/NĐ-CP phụ cấp ưu đãi với viên chức y tế công lập

thuộc tính Nghị định 56/2011/NĐ-CP

Nghị định 56/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:56/2011/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:04/07/2011
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Từ 19/8, cán bộ y tế được hưởng phụ cấp nghề tối đa 70%

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập. 
Theo đó, mỗi công chức, viên chức chỉ được hưởng một phụ cấp ưu đãi theo nghề ở mức cao nhất; phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính theo tỷ lệ % trên mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng. 
Mức phụ cấp ưu đãi là 70% đối với công chức, viên chức thường xuyên xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV, phong, lao, tâm thần; giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý. Mức phụ cấp là 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, cấp cứu 115, truyền nhiễm; xét nghiệm phòng chống bệnh truyền nhiễm; kiểm dịch y tế biên giới. 
Bên cạnh đó, công chức, viên chức thường xuyên khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, điều trị tích cực, nhi, chống độc, bỏng và da liễu sẽ được hưởng mức phụ cấp bằng 50%. Mức phụ cấp sẽ là 40% đối với công chức, viên chức làm công tác y tế dự phòng, kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng, dược, y dược cổ truyền, giám định y khoa… 
Mức phụ cấp là 30% áp dụng đối với công chức viên chức làm truyền thông giáo dục sức khỏe; dân số - kế hoạch hóa gia đình; công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở chuyên khoa. 
Riêng đối với công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung, viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại các cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá 20% so với mức lương ngạch, bậc và phụ cấp hiện hưởng. 
Nghị định này có hiệu lực thi hành lể từ ngày 19/08/2011 và bãi bỏ Quyết định số 276/2005/QĐ-TTg ngày 01/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Xem chi tiết Nghị định56/2011/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
------------------

Số: 56/2011/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

Hà Nội, ngày 04 tháng 07 năm 2011

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ƯU ĐÃI THEO NGHỀ ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CÔNG TÁC TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP

-------------------------

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội khóa XII về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức, cán bộ y tế xã, phường, thị trấn (đang làm việc theo chế độ hợp đồng theo Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở) trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các chuyên khoa HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y (sau đây gọi chung là công chức, viên chức) trong các cơ sở sự nghiệp y tế công lập.
2. Nghị định này không áp dụng đối với cán bộ, viên chức chuyên môn y tế thuộc lực lượng vũ trang.
Điều 2. Nguyên tắc áp dụng và cách tính phụ cấp
1. Mỗi công chức, viên chức chỉ được hưởng một phụ cấp ưu đãi theo nghề ở mức cao nhất.
2. Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính theo tỷ lệ phần trăm (sau đây viết là %) trên mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.
Điều 3. Mức phụ cấp ưu đãi
1. Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:
a) Xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần;
b) Giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý.
2. Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:
a) Khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, cấp cứu 115, truyền nhiễm;
b) Xét nghiệm, phòng chống bệnh truyền nhiễm;
c) Kiểm dịch y tế biên giới.
3. Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, điều trị tích cực, nhi, chống độc, bỏng và da liễu.
4. Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng; xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa; y dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; sức khỏe sinh sản tại các cơ sở sự nghiệp y tế công lập và tại các cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đặc biệt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức sau đây:
a) Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc: truyền thông giáo dục sức khỏe; dân số - kế hoạch hóa gia đình;
b) Công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y.
6. Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 5 Điều này), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.
Bổ sung
nhayKể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 trở đi, mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở thực hiện theo quy định khoản 1 đến khoản 6 Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP, Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có) theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 05/2023/NĐ-CP.nhay
Điều 4. Nguồn kinh phí chi trả

Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ phụ cấp quy định tại Nghị định này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành, nguồn thu của các cơ sở y tế từ các hoạt đông sự nghiệp của đơn vị theo quy định và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 8 năm 2011 và bãi bỏ Quyết định số 276/2005/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, viên chức công tác tại các cơ sở y tế của Nhà nước.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b)

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
__________

No. 56/2011/ND-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
_______________

Hanoi, July 04, 2011


DECREE

Prescribing the occupation-specific preferential allowance applicable to civil servants and public employees at public health facilities

__________________

THE GOVERNMENT

 

Pursuant to the Law on Government Organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Prevention and Control of Infectious Diseases dated November 21, 2007;

Pursuant to the 12th National Assembly’s Resolution No. 18/2008/NQ-QH12 dated June 03, 2008, on strengthening the implementation of socialization policies and laws to improve the healthcare service quality;

At the proposals of the Minister of Health, the Minister of Home Affairs and the Minister of Finance,

 

DECREES:

 

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Decree prescribes the occupation-specific preferential allowance applicable to commune-, ward- and township-level health civil servants, public employees and officers (currently working under contracts in accordance with the Prime Minister’s Decision No. 58/TTg dated February 03, 1994, on a number of issues related to organization of, and policy regimes applicable to grassroots health facilities) who directly work as medical professionals; civil servants and public employees engaged in management and services who do not directly work as medical professionals in the specialties of HIV/AIDS, leprosy, tuberculosis, psychiatry, pathology, and forensic medicine (hereinafter referred to as civil servants and public employees) in public health facilities.

2. This Decree does not apply to professional medical cadres and public employees of the armed forces.

Article 2. Principles of application and allowance calculation

1. Each public employee or civil servant shall only be entitled to an occupation-specific preferential allowance with the highest level.

2. Occupation-specific preferential allowance shall be calculated as a percentage (hereinafter written as %) of the salary of the current rank or level, plus allowances for leadership positions, and allowances for working years in excess of the required number of working years (if any) of the beneficiaries.

Article 3. Allowance

1. The allowance of 70% shall be applied to civil servants and public employees who regularly and directly perform the following jobs:

a) Testing, examining, treating and taking care of patients with HIV/AIDS, leprosy, tuberculosis and mental illness;

b) Medical assessment, forensic psychiatry, pathology.

2. The allowance of 60% shall be applied to civil servants and public employees who regularly and directly perform the following jobs:

a) Examining, treating and taking care of patients in emergency, emergency resuscitation, emergency 115, infectious disease;

b) Testing and prevention of infectious diseases;

c) Border health quarantine.

3. The allowance of 50% shall be applied to civil servants and public employees who regularly and directly provide medical examination and treatment or take care of, or serve pediatric patients or patients with anesthesia, resuscitation, intensive care, anti-toxicity, burns and dermatology.

4. The allowance of 40% shall be applied to civil servants and employees who regularly and directly work in preventive medicine; test; medical examination and treatment; infection control, patient care, functional rehabilitation; medical examination; traditional medicine; cosmeceuticals; food safety and hygiene, medical equipment; reproductive health at public health facilities and at nursing facilities for invalids, sick soldiers and people with special disabilities, except for the cases specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

5. The allowance of 30% shall be applied to the following civil servants and public employees:

a) Civil servants and public employees who regularly and directly work as medical professionals in order to disseminate and educate about healthcare, population and family planning;

c) Civil servants and public employees engaged in management and services who do not directly work as medical professionals at facilities, institutions, specialized hospitals or centers of HIV/AIDS, leprosy, tuberculosis, psychiatry, pathology, and forensic medicine.

6. For civil servants and public employees who do not directly work as medical professionals; civil servants and public employees engaged in the management and service at health units in general (non-business units) (except for those specified at Point b Clause 5 of this Article), public employees who work as medical professionals in agencies, units or schools, heads of such units shall, based on the job characteristics and revenue, consider and decide the allowance, but not exceed 20% compared to the salary of the current rank or level plus allowances for leadership positions, and allowances for working years in excess of the required number of working years (if any) of the beneficiaries.

Article 4. Funding

Funding for implementation of the allowance regimes specified in this Decree shall be guaranteed by the State budget according to the current budget decentralization, revenues of health facilities from their non-business operations and other lawful sources.

Article 5. Effect

This Decree takes effect on August 19, 2011, and repeals the Prime Minister’s Decision No. 276/2005/QD-TTg dated November 01, 2005, prescribing the occupation-specific preferential allowance applicable to civil servants and public employees at State-owned health facilities.

Article 6. Implementation responsibility

1. The Ministry of Health, the Ministry of Home Affairs and the Ministry of Finance shall be responsible for guiding the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of People's Committees of provinces and centrally-run cities shall implement this Decree./.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER


 


Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 56/2011/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 56/2011/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất