Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ

thuộc tính Nghị định 123/2020/NĐ-CP

Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:123/2020/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:19/10/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Thuế-Phí-Lệ phí, Kế toán-Kiểm toán

TÓM TẮT VĂN BẢN

Miễn phí dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trong 01 năm cho 02 đối tượng
Ngày 19/10/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Một số điểm đáng chú ý của Nghị định này như sau:

- Quy định trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ trong thời hạn 12 tháng kể từ khi bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử gồm:

  • Thứ nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP.
  • Thứ hai, doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi Bộ Tài chính trừ doanh nghiệp hoạt động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

Tổng cục Thuế thực hiện hoặc ủy thác cho tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử thực hiện cung cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ cho các đối tượng nêu trên.

- Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc 02 đối tượng trên khi sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thực hiện trả tiền dịch vụ theo Hợp đồng ký giữa các bên.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2022. 

>> Xem tiếp: 8 điều doanh nghiệp cần biết về hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 

Xem chi tiết Nghị định123/2020/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
CHÍNH PHỦ
_________
Số: 123/2020/NĐ-CP

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2020
NGHỊ ĐỊNH

Quy định về hóa đơn, chứng từ

__________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 03 tháng 6 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế ngày 26 tháng 11 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật Kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2016;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về hóa đơn, chứng từ.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định việc quản lý, sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; việc quản lý, sử dụng chứng từ khi thực hiện các thủ tục về thuế, thu phí, lệ phí và quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Hộ, cá nhân kinh doanh, tổ hợp tác;
d) Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
đ) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh.
2. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
3. Tổ chức thu thuế, phí và lệ phí.
4. Người nộp thuế, phí và lệ phí.
5. Tổ chức có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
6. Tổ chức nhận in hóa đơn, chứng từ; tổ chức cung cấp phần mềm tự in chứng từ; tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn, chứng từ điện tử.
7. Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế (bao gồm cả Chi cục Thuế khu vực).
8. Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.
9. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn và chứng từ.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
2. Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:
a) Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
b) Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
3. Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là hóa đơn được thể hiện dưới dạng giấy do cơ quan thuế đặt in để bán cho tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng và trường hợp được mua hóa đơn của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 23 Nghị định này để sử dụng khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
4. Chứng từ là tài liệu dùng để ghi nhận thông tin về các khoản thuế khấu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Chứng từ theo quy định tại Nghị định này bao gồm chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, biên lai thuế, phí, lệ phí được thể hiện theo hình thức điện tử hoặc đặt in, tự in,
5. Chứng từ điện tử bao gồm các loại chứng từ, biên lai theo khoản 4 Điều này được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế.
6. Chứng từ đặt in, tự in bao gồm các loại chứng từ, biên lai theo khoản 4 Điều này được thể hiện ở dạng giấy do cơ quan thuế, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí đặt in theo mẫu để sử dụng hoặc tự in trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các thiết bị khác khi khấu trừ thuế, khi thu thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế.
7. Hóa đơn, chứng từ hợp pháp là hóa đơn, chứng từ đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định này.
8. Hóa đơn, chứng từ giả là hóa đơn, chứng từ được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn, chứng từ đã được thông báo phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn, chứng từ hoặc làm giả hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử.
9. Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn, chứng từ giả; sử dụng hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; sử dụng hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế; sử dụng hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế; sử dụng hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; sử dụng hóa đơn mua hàng hoá, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; sử dụng hóa đơn, chứng từ mua hàng hoá, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.
Sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ là việc sử dụng: Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định; sử dụng hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hoá, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); sử dụng hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả; sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn; sử dụng hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; sử dụng hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra; sử dụng hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.
10. Hủy hóa đơn, chứng từ là làm cho hóa đơn, chứng từ đó không có giá trị sử dụng.
11. Tiêu hủy hóa đơn, chứng từ:
a) Tiêu hủy hóa đơn, chứng từ điện tử là biện pháp làm cho hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử không còn tồn tại trên hệ thống thông tin, không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử.
b) Tiêu hủy hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, tiêu hủy chứng từ đặt in, tự in là việc sử dụng biện pháp đốt cháy, cắt, xé nhỏ hoặc hình thức tiêu hủy khác, đảm bảo hóa đơn, chứng từ đã tiêu hủy sẽ không thể sử dụng lại các thông tin, số liệu trên đó.
12. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử là tổ chức cung cấp giải pháp trong việc khởi tạo, kết nối nhận, truyền, nhận, lưu trữ, xử lý dữ liệu của hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và không có mã của cơ quan thuế. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử bao gồm: Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và không có mã của cơ quan thuế cho người bán và người mua; tổ chức kết nối nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế.
13. Cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử là tập hợp các dữ liệu thông tin về hóa đơn điện tử của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và thông tin về chứng từ điện tử của các tổ chức, cá nhân sử dụng.
Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
2. Khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, khi thu thuế, phí, lệ phí, tổ chức khấu trừ thuế, tổ chức thu phí, lệ phí, tổ chức thu thuế phải lập chứng từ khấu trừ thuế, biên lai thu thuế, phí, lệ phí giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế, người nộp thuế, nộp phí, lệ phí và phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 32 Nghị định này. Trường hợp sử dụng biên lai điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập được lựa chọn cấp chứng từ khấu trừ thuế cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế. Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.
3. Trước khi sử dụng hóa đơn, biên lai doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí phải thực hiện đăng ký sử dụng với cơ quan thuế hoặc thực hiện thông báo phát hành theo quy định tại Điều 15, Điều 34 và khoản 1 Điều 36 Nghị định này. Đối với hóa đơn, biên lai do cơ quan thuế đặt in, cơ quan thuế thực hiện thông báo phát hành theo khoản 3 Điều 24 và khoản 2 Điều 36 Nghị định này.
4. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trong quá trình sử dụng phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế, báo cáo tình hình sử dụng biên lai đặt in, tự in hoặc biên lai mua của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 29, Điều 38 Nghị định này.
5. Việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, kế toán, thuế, quản lý thuế và quy định tại Nghị định này.
6. Dữ liệu hóa đơn, chứng từ khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, dữ liệu chứng từ khi thực hiện các giao dịch nộp thuế, khấu trừ thuế và nộp các khoản thuế, phí, lệ phí là cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin hóa đơn, chứng từ cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.
7. Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập vẫn phải thể hiện tên đơn vị bán là bên ủy nhiệm. Việc ủy nhiệm phải được xác định bằng văn bản giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm thể hiện đầy đủ các thông tin về hóa đơn ủy nhiệm (mục đích ủy nhiệm; thời hạn ủy nhiệm; phương thức thanh toán hóa đơn ủy nhiệm) và phải thông báo cho cơ quan thuế khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử. Trường hợp hóa đơn ủy nhiệm là hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thì bên ủy nhiệm phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể nội dung này.
8. Tổ chức thu phí, lệ phí được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập biên lai thu phí, lệ phí. Biên lai được ủy nhiệm cho bên thứ ba vẫn ghi tên của tổ chức thu phí, lệ phí là bên ủy nhiệm. Việc ủy nhiệm phải được xác định bằng văn bản giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm thể hiện đầy đủ các thông tin về biên lai ủy nhiệm (mục đích ủy nhiệm; thời hạn ủy nhiệm; phương thức thanh toán biên lai ủy nhiệm) và phải thông báo cho cơ quan thuế khi thông báo phát hành biên lai.
Điều 5. Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ
1. Đối với công chức thuế
a) Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;
b) Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;
c) Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.
2. Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan
a) Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;
b) Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
c) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
d) Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.
Điều 6. Bảo quản, lưu trữ hóa đơn, chứng từ
1. Hóa đơn, chứng từ được bảo quản, lưu trữ đảm bảo:
a) Tính an toàn, bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ;
b) Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán.
2. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phù hợp với đặc thủ hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải sẵn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.
3. Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ đặt in, tự in phải bảo quản, lưu trữ đúng với yêu cầu sau:
a) Hóa đơn, chứng từ chưa lập được lưu trữ, bảo quản trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá.
b) Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
c) Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các tổ chức, hộ, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, hộ, cá nhân đó.
Điều 7. Chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy
1. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy khi có yêu cầu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, điều tra và theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và điều tra.
2. Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử và hóa đơn, chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.
3. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy thì hóa đơn, chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.
Chương II
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HÓA ĐƠN
Mục 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 8. Loại hóa đơn
Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau:
1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
a) Bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
b) Hoạt động vận tải quốc tế;
c) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
d) Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
- Bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
b) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
3. Hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng khi bán các tài sản sau:
a) Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả nhà ở thuộc sở hữu nhà nước);
b) Tài sản kết cấu hạ tầng;
c) Tài sản công được Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;
đ) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
e) Tài sản công bị thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
g) Vật tư, vật liệu thu hồi được từ việc xử lý tài sản công.
4. Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia được sử dụng khi các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống cơ quan dự trữ nhà nước bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
5. Các loại hóa đơn khác, gồm:
a) Tem, vé, thẻ có hình thức và nội dung quy định tại Nghị định này;
b) Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này có hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
6. Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.
7. Bộ Tài chính hướng dẫn mẫu hiển thị các loại hóa đơn để các đối tượng nêu tại Điều 2 Nghị định này tham khảo trong quá trình thực hiện.
Điều 9. Thời điểm lập hóa đơn
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
a) Đối với các trường hợp cung cấp dịch vụ với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và khách hàng, đối tác như trường hợp cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không, cung ứng nhiên liệu hàng không cho các hãng hàng không, hoạt động cung cấp điện (trừ đối tượng quy định tại điểm h khoản này), nước, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát (bao gồm cả dịch vụ đại lý, dịch vụ thu hộ, chi hộ), dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng), dịch vụ logistic, dịch vụ công nghệ thông tin (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này) được bán theo kỳ nhất định, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 07 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ hoặc không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với người mua.
b) Đối với dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng), dịch vụ công nghệ thông tin (bao gồm dịch vụ trung gian thanh toán sử dụng trên nền tảng viễn thông, công nghệ thông tin) phải thực hiện đối soát dữ liệu kết nối giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối.
Trường hợp cung cấp dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng) thông qua bán thẻ trả trước, thu cước phí hòa mạng khi khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ mà khách hàng không yêu cầu xuất hóa đơn GTGT hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế thì cuối mỗi ngày hoặc định kỳ trong tháng, cơ sở kinh doanh dịch vụ lập chung một hóa đơn GTGT ghi nhận tổng doanh thu phát sinh theo từng dịch vụ người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.
c) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
d) Đối với tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng:
d.1) Trường hợp chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì thời điểm lập hóa đơn là ngày thu tiền hoặc theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng.
d.2) Trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
đ) Thời điểm lập hóa đơn đối với các trường hợp tổ chức kinh doanh mua dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế chậm nhất không quá 05 ngày kế tiếp kể từ ngày chứng từ dịch vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ thống website và hệ thống thương mại điện tử.
e) Đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác và chế biến dầu thô: Thời điểm lập hóa đơn bán dầu thô, condensate, các sản phẩm được chế biến từ dầu thô (bao gồm cả hoạt động bao tiêu sản phẩm theo cam kết của Chính phủ) là thời điểm bên mua và bên bán xác định được giá bán chính thức, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với hoạt động bán khí thiên nhiên, khí đồng hành, khí than được chuyển bằng đường ống dẫn khí đến người mua, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm bên mua, bên bán xác định khối lượng khí giao hàng tháng nhưng chậm nhất không quá 07 ngày kế tiếp kể từ ngày bên bán gửi thông báo lượng khí giao hàng tháng.
Trường hợp thỏa thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ có quy định khác về thời điểm lập hóa đơn thì thực hiện theo quy định tại thỏa thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ.
g) Đối với cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo mô hình hệ thống cửa hàng bán trực tiếp đến người tiêu dùng nhưng việc hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh được thực hiện tại trụ sở chính (trụ sở chính trực tiếp ký hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ từng cửa hàng xuất cho khách hàng xuất qua hệ thống máy tính tiền của từng cửa hàng đứng tên trụ sở chính), hệ thống máy tính tiền kết nối với máy tính chưa đáp ứng điều kiện kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế, từng giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống có in Phiếu tính tiền cho khách hàng, dữ liệu Phiếu tính tiền có lưu trên hệ thống và khách hàng không có nhu cầu nhận hóa đơn điện tử thì cuối ngày cơ sở kinh doanh căn cứ thông tin từ Phiếu tính tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống trong ngày, trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở kinh doanh lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng.
h) Đối với hoạt động bán điện của các công ty phát điện trên thị trường điện thì thời điểm lập hóa đơn điện tử được xác định căn cứ thời điểm về đối soát số liệu thanh toán giữa đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, đơn vị phát điện và đơn vị mua điện theo quy định của Bộ Công Thương hoặc hợp đồng mua bán điện đã được Bộ Công Thương hướng dẫn, phê duyệt nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn kê khai, nộp thuế đối với tháng phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật về thuế. Riêng hoạt động bán điện của các công ty phát điện có cam kết bảo lãnh của Chính phủ về thời điểm thanh toán thì thời điểm lập hóa đơn điện tử căn cứ theo bảo lãnh của Chính phủ, hướng dẫn và phê duyệt của Bộ Công Thương và các hợp đồng mua bán điện đã được ký kết giữa bên mua điện và bên bán điện.
i) Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là thời điểm kết thúc việc bán xăng dầu theo từng lần bán. Người bán phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh, cá nhân kinh doanh và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
k) Đối với trường hợp cung cấp dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ bảo hiểm qua đại lý, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 10 của tháng sau tháng phát sinh.
l) Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ chuyển tiền qua ví điện tử, dịch vụ ngừng và cấp điện trở lại của đơn vị phân phối điện cho người mua là cá nhân không kinh doanh (hoặc cá nhân kinh doanh) nhưng không có nhu cầu lấy hóa đơn thì cuối ngày hoặc cuối tháng đơn vị thực hiện xuất hóa đơn tổng căn cứ thông tin chi tiết từng giao dịch phát sinh trong ngày, trong tháng tại hệ thống quản lý dữ liệu của đơn vị. Đơn vị cung cấp dịch vụ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác nội dung thông tin giao dịch và cung cấp bảng tổng hợp chi tiết dịch vụ cung cấp khi cơ quan chức năng yêu cầu. Trường hợp khách hàng yêu cầu lấy hóa đơn theo từng giao dịch thì đơn vị cung cấp dịch vụ phải lập hóa đơn giao cho khách hàng.
m) Đối với kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền theo quy định của pháp luật:
- Tại thời điểm kết thúc chuyến đi, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền thực hiện gửi các thông tin của chuyến đi cho khách hàng và gửi về cơ quan thuế theo định dạng dữ liệu của cơ quan thuế. Các thông tin gồm: tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (tính theo km) và tổng số tiền hành khách phải trả.
- Trường hợp khách hàng lấy hóa đơn điện tử thì khách hàng cập nhật hoặc gửi các thông tin đầy đủ (tên, địa chỉ, mã số thuế) vào phần mềm hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ. Căn cứ thông tin khách hàng gửi hoặc cập nhật, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền thực hiện gửi hóa đơn của chuyến đi cho khách hàng, đồng thời chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
n) Đối với cơ sở y tế kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh có sử dụng phần mềm quản lý khám chữa bệnh và quản lý viện phí, từng giao dịch khám, chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ chụp, chiếu, xét nghiệm có in phiếu thu tiền (thu viện phí hoặc tiền khám, xét nghiệm) và có lưu trên hệ thống công nghệ thông tin, nếu khách hàng (người đến khám, chữa bệnh) không có nhu cầu lấy hóa đơn thì cuối ngày cơ sở y tế căn cứ thông tin khám, chữa bệnh và thông tin từ phiếu thu tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các dịch vụ y tế thực hiện trong ngày, trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở y tế lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng.
o) Đối với hoạt động thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng ngày lập hóa đơn điện tử là ngày xe lưu thông qua trạm thu phí. Trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ thu phí đường bộ theo hình thức điện tử không dừng có một hoặc nhiều phương tiện cùng sử dụng dịch vụ nhiều lần trong tháng, đơn vị cung cấp dịch vụ có thể lập hóa đơn điện tử theo định kỳ, ngày lập hóa đơn điện tử chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh dịch vụ thu phí. Nội dung hóa đơn liệt kê chi tiết từng lượt xe lưu thông qua các trạm thu phí (bao gồm: thời gian xe qua trạm, giá phí sử dụng đường bộ của từng lượt xe).
Điều 10. Nội dung của hóa đơn
1. Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn. Cụ thể như sau:
a) Tên hóa đơn là tên của từng loại hóa đơn quy định tại Điều 8 Nghị định này được thể hiện trên mỗi hóa đơn, như: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG, HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG KIÊM TỜ KHAI HOÀN THUẾ, HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG KIÊM PHIẾU THU, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG, HÓA ĐƠN BÁN TÀI SẢN CÔNG, TEM, VÉ, THẺ, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA.
b) Ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Tên liên hóa đơn áp dụng đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Số hóa đơn
a) Số hóa đơn là số thứ tự được thể hiện trên hóa đơn khi người bán lập hóa đơn. Số hóa đơn được ghi bằng chữ số Ả-rập có tối đa 8 chữ số, bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm có tối đa đến số 99 999 999. Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn trong cùng một ký hiệu hóa đơn và ký hiệu mẫu số hóa đơn. Riêng đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thì số hóa đơn được in sẵn trên hóa đơn và người mua hóa đơn được sử dụng đến hết kể từ khi mua.
Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều cơ sở bán hàng hoặc nhiều cơ sở được đồng thời cùng sử dụng một loại hóa đơn điện tử có cùng ký hiệu theo phương thức truy xuất ngẫu nhiên từ một hệ thống lập hóa đơn điện tử thi hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn.
b) Trường hợp số hóa đơn không được lập theo nguyên tắc nêu trên thì hệ thống lập hóa đơn điện tử phải đảm bảo nguyên tắc tăng theo thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập, sử dụng một lần duy nhất và tối đa 8 chữ số.
4. Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán
Trên hóa đơn phải thể hiện tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán theo đúng tên, địa chỉ, mã số thuế ghi tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
5. Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua
a) Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: "Phường” thành "P"; "Quận" thành "Q", "Thành phố" thành "TP , "Việt Nam" thành "VN" hoặc "Cổ phần" là "CP", "Trách nhiệm Hữu hạn" thành "TNHH", "khu công nghiệp" thành "KCN", "sản xuất" thành "SX", "Chi nhánh" thành "CN"... nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.
b) Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua. Một số trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng là cá nhân quy định tại khoản 14 Điều này thì trên hóa đơn không phải thể hiện tên, địa chỉ người mua. Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài.
6. Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
a) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ
- Tên hàng hóa, dịch vụ: Trên hóa đơn phải thể hiện tên hàng hóa, dịch vụ bằng tiếng Việt. Trường hợp bán hàng hóa có nhiều chủng loại khác nhau thì tên hàng hóa thể hiện chi tiết đến từng chủng loại (ví dụ: điện thoại Samsung, điện thoại Nokia...). Trường hợp hàng hóa phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì trên hóa đơn phải thể hiện các số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hóa mà khi đăng ký pháp luật có yêu cầu. Ví dụ: số khung, số máy của ô tô, mô tô, địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của một ngôi nhà...
Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn () hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ được giao dịch có quy định về mã hàng hóa, dịch vụ thì trên hóa đơn phải ghi cả tên và mã hàng hóa, dịch vụ.
- Đơn vị tính: Người bán căn cứ vào tính chất, đặc điểm của hàng hóa để xác định tên đơn vị tính của hàng hóa thể hiện trên hóa đơn theo đơn vị tính là đơn vị đo lường (ví dụ như: tấn, tạ, yến, kg, g, mg hoặc lượng, lạng, cái, con, chiếc, hộp, can, thùng, bao, gói, tuýp, m3, m2 , m...). Đối với dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính” mà đơn vị tính xác định theo từng lần cung cấp dịch vụ và nội dung dịch vụ cung cấp.
- Số lượng hàng hóa, dịch vụ: Người bán ghi số lượng bằng chữ số Ả-rập căn cứ theo đơn vị tính nêu trên. Các loại hàng hóa, dịch vụ đặc thủ như điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm được bán theo kỳ nhất định thì trên hóa đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Đối với các dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh, được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn; bảng kê được lưu giữ cùng hóa đơn để phục vụ việc kiểm tra, đối chiếu của các cơ quan có thẩm quyền.
Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số..., ngày.. .tháng...năm”. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hoá, dịch vụ, số lượng, đơn giá, thành tiền hàng hoá, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng. Hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày. Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số ngày.. .tháng...năm”.
- Đơn giá hàng hóa, dịch vụ: Người bán ghi đơn giá hàng hóa, dịch vụ theo đơn vị tính nêu trên. Trường hợp các hàng hóa, dịch vụ sử dụng bảng kê để liệt kê các hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn giá.
b) Thuế suất thuế giá trị gia tăng: Thuế suất thuế giá trị gia tăng thể hiện trên hóa đơn là thuế suất thuế giá trị gia tăng tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
c) Thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng được thể hiện bằng đồng Việt Nam theo chữ số Ả-rập, trừ trường hợp bán hàng thu ngoại tệ không phải chuyển đổi ra đồng Việt Nam thì thể hiện theo nguyên tệ.
d) Tổng số tiền thanh toán trên hóa đơn được thể hiện bằng đồng Việt Nam theo chữ số Ả rập và bằng chữ tiếng Việt, trừ trường hợp bán hàng thu ngoại tệ không phải chuyển đổi ra đồng Việt Nam thì tổng số tiền thanh toán thể hiện bằng nguyên tệ và bằng chữ tiếng nước ngoài.
đ) Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại theo quy định của pháp luật thì phải thể hiện rõ khoản chiết khấu thương mại, khuyến mại trên hóa đơn. Việc xác định giá tính thuế giá trị gia tăng (thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng) trong trường hợp áp dụng chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại thực hiện theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng.
e) Trường hợp doanh nghiệp vận tải hàng không sử dụng hệ thống xuất vé được lập theo thông lệ quốc tế thì các khoản phí dịch vụ thu trên chứng từ vận tải hàng không (phí quản trị hệ thống, phí đổi chứng từ vận tải và các khoản phí khác) và các khoản thu hộ phí dịch vụ sân bay của các doanh nghiệp vận tải hàng không (như phí phục vụ hành khách, phí soi chiếu an ninh và các loại phí khác) ghi trên hóa đơn là giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp hàng không được làm tròn số đến hàng nghìn đối với các khoản thu trên chứng từ vận tải theo quy định của Hiệp hội hàng không quốc tế (IATA).
7. Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua, cụ thể:
a) Đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, trên hóa đơn phải có chữ ký của người bán, dấu của người bán (nếu có), chữ ký của người mua (nếu có).
b) Đối với hóa đơn điện tử:
Trường hợp người bán là doanh nghiệp, tổ chức thì chữ ký số của người bán trên hóa đơn là chữ ký số của doanh nghiệp, tổ chức; trường hợp người bán là cá nhân thì sử dụng chữ ký số của cá nhân hoặc người được ủy quyền.
Trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán và người mua thực hiện theo quy định tại khoản 14 Điều này.
8. Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định này và được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch.
9. Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.
10. Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
11. Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) theo hướng dẫn tại điểm e khoản 6 Điều này và các nội dung khác liên quan (nếu có),
12. Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
13. Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn
a) Chữ viết hiển thị trên hóa đơn là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
Trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.
b) Chữ số hiển thị trên hóa đơn là chữ số Ả-rập: 0, 1,2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Người bán được lựa chọn: sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.), nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị hoặc sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán.
c) Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.
- Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, đơn vị tiền tệ ghi tên ngoại tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Mã ký hiệu ngoại tệ theo tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ: 13.800,25 USD - Mười ba nghìn tám trăm đô la Mỹ và hai mươi nhăm xu, ví dụ: 5.000,50 EUR- Năm nghìn ơ-rô và năm mươi xu).
- Trường hợp bán hàng hóa phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán thể hiện trên hóa đơn theo ngoại tệ, không phải quy đổi ra đồng Việt Nam.
14. Một số trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các nội dung
a) Trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua (bao gồm cả trường hợp lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài). Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán có thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử do người bán lập thì hóa đơn điện tử có chữ ký số, ký điện tử của người bán và người mua theo thỏa thuận giữa hai bên.
b) Đối với hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán, người mua.
c) Đối với hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế người mua.
Đối với hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng.
d) Đối với hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã), tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế giá trị gia tăng. Trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
đ) Đối với chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là hóa đơn điện tử thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn, thuế suất thuế giá trị gia tăng, mã số thuế, địa chỉ người mua, chữ ký số của người bán.
Trường hợp tổ chức kinh doanh hoặc tổ chức không kinh doanh mua dịch vụ vận tải hàng không thì chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho các cá nhân của tổ chức kinh doanh, cá nhân của tổ chức không kinh doanh thì không được xác định là hóa đơn điện tử. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không phải lập hóa đơn điện tử có đầy đủ các nội dung theo quy định giao cho tổ chức có cá nhân sử dụng dịch vụ vận tải hàng không.
e) Đối với hóa đơn của hoạt động xây dựng, lắp đặt; hoạt động xây nhà để bán có thu tiền theo tiến độ theo hợp đồng thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
g) Đối với Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thì trên Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển (2l) nội bộ thể hiện các thông tin liên quan lệnh điều động nội bộ, người nhận hàng, người xuất hàng, địa điểm kho xuất, địa điểm nhận hàng, phương tiện vận chuyển. Cụ thể: tên người mua thể hiện người nhận hàng, địa chỉ người mua thể hiện địa điểm kho nhận hàng; tên người bán thể hiện người xuất hàng, địa chỉ người bán thể hiện địa điểm kho xuất hàng và phương tiện vận chuyển; không thể hiện tiền thuế, thuế suất, tổng số tiền thanh toán.
Đối với Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý thì trên Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý thể hiện các thông tin như hợp đồng kinh tế, người vận chuyển, phương tiện vận chuyển, địa điểm kho xuất, địa điểm kho nhận, tên sản phẩm hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền. Cụ thể: ghi số, ngày tháng năm hợp đồng kinh tế ký giữa tổ chức, cá nhân; họ tên người vận chuyển, hợp đồng vận chuyển (nếu có), địa chỉ người bán thể hiện địa điểm kho xuất hàng.
h) Hóa đơn sử dụng cho thanh toán Interline giữa các hãng hàng không được lập theo quy định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có các chỉ tiêu: ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, tên địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký số của người mua, đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
i) Hóa đơn doanh nghiệp vận chuyển hàng không xuất cho đại lý là hóa đơn xuất ra theo báo cáo đã đối chiếu giữa hai bên và theo bảng kê tổng hợp thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn giá.
k) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp quốc phòng an ninh phục vụ hoạt động quốc phòng an ninh theo quy định của Chính phủ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn vị tính; số lượng; đơn giá; phần tên hàng hóa, dịch vụ ghi cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng ký kết giữa các bên.
15. Nội dung khác trên hóa đơn
Ngoài các nội dung hướng dẫn từ khoản 1 đến khoản 13 Điều này, doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm thông tin về biểu trưng hay lo-go để thể hiện nhãn hiệu, thương hiệu hay hình ảnh đại diện của người bán. Tùy theo đặc điểm, tính chất giao dịch và yêu cầu quản lý, trên hóa đơn có thể thể hiện thông tin về Hợp đồng mua bán, lệnh vận chuyển, mã khách hàng và các thông tin khác.
16. Nội dung hóa đơn bán tài sản công thực hiện theo hướng dẫn lập hóa đơn bán tài sản công theo Mẫu số 08/TSC-HĐ ban hành kèm theo Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Điều 11. Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế

Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:
1. Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;
2. Không bắt buộc có chữ ký số;
3. Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.
Mục 2
QUY ĐỊNH VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
Điều 12. Định dạng hóa đơn điện tử
1. Định dạng hóa đơn điện tử là tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểu dữ liệu, chiều dài dữ liệu của các trường thông tin phục vụ truyền nhận, lưu trữ và hiển thị hóa đơn điện tử. Định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "extensible Markup Language" được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin).
2. Định dạng hóa đơn điện tử gồm hai thành phần: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số. Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì có thêm thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã cơ quan thuế.
3. Tổng cục Thuế xây dựng và công bố thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử, thành phần chứa dữ liệu chữ ký số và cung cấp công cụ hiển thị các nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này.
4. Tổ chức, doanh nghiệp bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế bằng hình thức gửi trực tiếp phải đáp ứng yêu cầu sau:
a) Kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuế riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 1 kênh truyền chính và 1 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 5 Mbps.
b) Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối.
c) Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.
5. Hóa đơn điện tử phải được hiển thị đầy đủ, chính xác các nội dung của hóa đơn đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch để người mua có thể đọc được bằng phương tiện điện tử.
Điều 13. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
1. Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, riêng trường hợp rủi ro cao về thuế thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Quy định về cấp và kê khai xác định nghĩa vụ thuế khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh như sau:
a) Loại hóa đơn cấp theo từng lần phát sinh
a.1) Cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng trong các trường hợp:
- Hộ, cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 4 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng;
- Tổ chức không kinh doanh nhưng có phát sinh giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
- Doanh nghiệp sau khi đã giải thể, phá sản, đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua;
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thuộc các trường hợp sau:
+ Ngừng hoạt động kinh doanh nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua;
+ Tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần có hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế thông báo tạm ngừng kinh doanh;
+ Bị cơ quan thuế cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
a.2) Cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn giá trị gia tăng trong các trường hợp:
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuộc các trường hợp sau:
+ Ngừng hoạt động kinh doanh nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua;
+ Tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần có hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế thông báo tạm ngừng kinh doanh;
+ Bị cơ quan thuế cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
- Tổ chức, cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có bán đấu giá tài sản, trường hợp giá trúng đấu giá là giá bán đã có thuế giá trị gia tăng được công bố rõ trong hồ sơ bán đấu giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được cấp hóa đơn giá trị gia tăng để giao cho người mua.
b) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh gửi đơn đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo Mẫu số 06/ĐN-PSĐT Phụ lục IA kèm theo Nghị định này đến cơ quan thuế và truy cập vào hệ thống lập hóa đơn điện tử của cơ quan thuế để lập hóa đơn điện tử.
Sau khi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã khai, nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế, phí khác (nếu có), ngay trong ngày làm việc cơ quan thuế cấp mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lập.
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh được cơ quan thuế cấp mã.
c) Xác định cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh.
c.1) Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi tổ chức, doanh nghiệp đăng ký thuế, đăng ký kinh doanh hoặc nơi tổ chức đóng trụ sở hoặc nơi được ghi trong quyết định thành lập hoặc nơi phát sinh việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
c.2) Đối với hộ, cá nhân kinh doanh:
- Đối với hộ, cá nhân kinh doanh có địa điểm kinh doanh cố định: Hộ, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh tại Chi cục Thuế quản lý nơi hộ, cá nhân kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh.
- Đối với hộ, cá nhân kinh doanh không có địa điểm kinh doanh cố định: Hộ, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú hoặc nơi hộ, cá nhân đăng ký kinh doanh.
3. Quy định về áp dụng hóa đơn điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý đối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý như sau:
a) Trường hợp nhận nhập khẩu hàng hóa ủy thác, nếu cơ sở kinh doanh nhận nhập khẩu ủy thác đã nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu thì sử dụng hóa đơn điện tử khi trả hàng cho cơ sở kinh doanh ủy thác nhập khẩu.
Nếu chưa nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu, khi xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác, cơ sở nhận ủy thác lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường.
b) Trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa:
- Khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận ủy thác, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
- Khi hàng hóa đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hóa thực tế xuất khẩu của cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu lập hóa đơn điện tử giá trị gia tăng để kê khai nộp thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bán hàng. Cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bán hàng để xuất cho khách hàng nước ngoài.
c) Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử.
Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu.
d) Tổ chức kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ xuất điều chuyển hàng hóa cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hóa cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:
- Sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế giá trị gia tăng ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau;
- Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định đối với hàng hóa xuất cho cơ sở làm đại lý.
Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng khi bán hàng phải lập hóa đơn theo quy định giao cho người mua, đồng thời lập Bảng kê hàng hóa bán ra gửi về cơ sở có hàng hóa điều chuyển hoặc cơ sở có hàng hoá gửi bán (gọi chung là cơ sở giao hàng) để cơ sở giao hàng lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa thực tế tiêu thụ giao cho cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng.
Trường hợp cơ sở có số lượng và doanh số hàng hoá bán ra lớn, Bảng kê có thể lập cho 05 ngày hay 10 ngày một lần. Trường hợp hàng hoá bán ra có thuế suất thuế giá trị gia tăng khác nhau phải lập bảng kê riêng cho hàng hoá bán ra theo từng nhóm thuế suất.
Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng thực hiện kê khai nộp thuế giá trị gia tăng đối với số hàng xuất bán cho người mua và được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo hóa đơn giá trị gia tăng của cơ sở giao hàng xuất cho.
Trường hợp các đơn vị phụ thuộc của cơ sở kinh doanh nông, lâm, thủy sản đã đăng ký, thực hiện kê khai nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, có thu mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản để điều chuyển, xuất bán về trụ sở chính của cơ sở kinh doanh thì khi điều chuyển, xuất bán, đơn vị phụ thuộc sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, không sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng.
đ) Tổ chức, cá nhân xuất hàng hóa bán lưu động sử dụng Phiếu xuất kho kiểm vận chuyển nội bộ theo quy định, khi bán hàng lập hóa đơn điện tử theo quy định.
e) Trường hợp góp vốn bằng tài sản của tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam để thành lập doanh nghiệp thì không phải lập hóa đơn mà sử dụng các chứng từ biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản, biên bản định giá tài sản kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.
g) Trường hợp điều chuyển tài sản giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong tổ chức; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì tổ chức có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải lập hóa đơn.
h) Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một tổ chức, thì tổ chức có tài sản điều chuyển phải lập hóa đơn điện tử như bán hàng hóa.
4. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ Tài chính hướng dẫn việc áp dụng hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp khác theo yêu cầu quản lý; hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Điều 14. Cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
1. Trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ trong thời gian 12 tháng kể từ khi bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nếu có.
b) Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi Bộ Tài chính trừ doanh nghiệp hoạt động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.
Tổng cục Thuế thực hiện hoặc ủy thác cho tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử thực hiện cung cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ cho các đối tượng nêu trên.
2. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này khi sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thực hiện trả tiền dịch vụ theo Hợp đồng ký giữa các bên.
Điều 15. Đăng ký, thay đổi nội dung đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc đối tượng ngừng sử dụng hóa đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử (bao gồm cả đăng ký hóa đơn điện tử bán tài sản công, hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia) thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
Trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ thì có thể đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế ủy thác cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ.
Trường hợp doanh nghiệp là tổ chức kết nối chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo hình thức gửi trực tiếp đến cơ quan thuế thì đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Nội dung thông tin đăng ký theo Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.
Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo điện tử về việc tiếp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đối với trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo điện tử trực tiếp theo Mẫu số 01/TB-TNĐT Phụ lục IB về việc tiếp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký với cơ quan thuế đối với trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
2. Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông báo điện tử theo Mẫu số 01/TB-ĐKĐT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định này qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hoặc gửi thông báo điện tử trực tiếp đến doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
Đối với trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đăng ký chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo hình thức gửi trực tiếp đến cơ quan thuế theo quy định tại điểm b1 khoản 3 Điều 22 của Nghị định này được cơ quan thuế ra thông báo chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Mẫu số 01/TB-ĐKĐT Phụ lục IB nhưng chưa phối hợp với Tổng cục Thuế về cấu hình hạ tầng kỹ thuật, kiểm thử kết nối, truyền nhận dữ liệu thì chậm nhất trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế gửi thông báo theo Mẫu số 01/TB-ĐKĐT Phụ lục IB, tổ chức cần chuẩn bị đủ điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và thông báo cho Tổng cục Thuế để phối hợp kết nối. Thời gian thực hiện trong 10 ngày làm việc kể từ ngày Tổng cục Thuế nhận được đề nghị của doanh nghiệp, tổ chức. Trường hợp kết quả kiểm thử kết nối, truyền nhận dữ liệu thành công thì doanh nghiệp, tổ chức thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn điện tử theo hình thức gửi trực tiếp đến cơ quan thuế theo quy định tại Điều 22 Nghị định này. Trường hợp sau 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế gửi thông báo theo Mẫu 01/TB-ĐKĐT Phụ lục IB, doanh nghiệp, tổ chức không thông báo cho Tổng cục Thuế để phối hợp kết nối hoặc kết quả kiểm thử kết nối, truyền nhận dữ liệu không thành công, doanh nghiệp, tổ chức thay đổi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này và thực hiện chuyển dữ liệu qua Tổ chức kết nối, nhận, truyền lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế.
3. Kể từ thời điểm cơ quan thuế chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã thông báo phát hành theo các quy định trước đây, tiêu hủy hóa đơn giấy đã thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng (nếu có). Trình tự, thủ tục tiêu hủy thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định này.
4. Trường hợp có thay đổi thông tin đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện thay đổi thông tin và gửi lại cơ quan thuế theo Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử, trừ trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này. Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế tiếp nhận mẫu đăng ký thay đổi thông tin và Cơ quan Thuế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Định kỳ hàng tháng, cơ quan thuế quản lý trực tiếp tiến hành rà soát các đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ và gửi thông báo theo Mẫu số 01/TB-KTT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định này cho các đối tượng để thông báo về việc chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử và thực hiện thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Đối với các trường hợp áp dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế, định kỳ cơ quan thuế quản lý trực tiếp tiến hành rà soát để thông báo theo Mẫu số 01/TB-KTT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định này nếu thuộc đối tượng chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế để đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo hướng dẫn tại Điều này.
Điều 16. Ngừng sử dụng hóa đơn điện tử
1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp sau ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế:
a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
b) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
c) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh;
d) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế;
đ) Trường hợp có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;
e) Trường hợp có hành vi lập hóa đơn điện tử phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;
g) Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, nếu cơ quan thuế xác định doanh nghiệp được thành lập để thực hiện mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn điện tử để trốn thuế theo quy định thì cơ quan thuế ban hành quyết định ngừng sử dụng hóa đơn điện tử; doanh nghiệp bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trình tự thực hiện ngừng sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
a) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp gửi thông báo đến người nộp thuế thuộc trường hợp tại điểm đ, e, g khoản 1 Điều này đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến việc sử dụng hóa đơn điện tử.
b) Người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo. Người nộp thuế có thể đến cơ quan thuế giải trình trực tiếp hoặc bổ sung thông tin, tài liệu hoặc bằng văn bản.
c) Người nộp thuế tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử hoặc giải trình bổ sung, cụ thể:
c.1) Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu đầy đủ và chứng minh được việc sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật thì người nộp thuế tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử.
c.2) Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu mà không chứng minh được việc sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo yêu cầu người nộp thuế bổ sung thông tin, tài liệu. Thời hạn bổ sung là 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo.
d) Hết thời hạn theo thông báo mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu thì cơ quan thuế ra thông báo đề nghị người nộp thuế ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế và xử lý theo quy định.
3. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều này được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử sau khi thông báo với cơ quan thuế về việc tiếp tục kinh doanh hoặc được cơ quan thuế khôi phục mã số thuế cơ quan thuế ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn hoặc khi có thông báo của cơ quan chức năng.
4. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh đang trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh cần có hóa đơn điện tử giao cho người mua để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử cấp theo từng lần phát sinh theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này.
Điều 17. Lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
1. Lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng nêu tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này nếu truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để lập hóa đơn thì sử dụng tài khoản đã được cấp khi đăng ký để thực hiện:
- Lập hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
- Ký số trên các hóa đơn đã lập và gửi hóa đơn để cơ quan thuế cấp mã.
b) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thì truy cập vào trang thông tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hoặc sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử của đơn vị để thực hiện:
- Lập hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
- Ký số trên các hóa đơn đã lập và gửi hóa đơn qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để cơ quan thuế cấp mã.
2. Cấp mã hóa đơn
a) Hóa đơn được cơ quan thuế cấp mã phải đảm bảo:
- Đầy đủ nội dung về hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
- Đúng định dạng về hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
- Đúng thông tin đăng ký theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
- Không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
b) Hệ thống cấp mã hóa đơn của Tổng cục Thuế tự động thực hiện cấp mã hóa đơn và gửi trả kết quả cấp mã hóa đơn cho người gửi.
3. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có trách nhiệm gửi hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế cho người mua. Phương thức gửi và nhận hóa đơn được thực hiện theo thỏa thuận giữa người bán và người mua, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Điều 18. Lập hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sau khi nhận được thông báo chấp nhận của cơ quan thuế.
2. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng phần mềm để lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số trên hóa đơn điện tử và gửi cho người mua bằng phương thức điện tử theo thỏa thuận giữa người bán và người mua, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Điều 19. Xử lý hóa đơn có sai sót
1. Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.
2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:
a) Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.
b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
b2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dựng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
c) Đối với ngành hàng không thì hóa đơn đổi, hoàn chứng từ vận chuyển hàng không được coi là hóa đơn điều chỉnh mà không cần có thông tin “Điều chỉnh tăng/giảm cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... ngày... tháng... năm”. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không được phép xuất hóa đơn của mình cho các trường hợp hoàn, đổi chứng từ vận chuyển do đại lý xuất.
3. Trường hợp cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập có sai sót thì cơ quan thuế thông báo cho người bán theo Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định này để người bán kiểm tra sai sót.
Theo thời hạn thông báo ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này về việc kiểm tra hóa đơn điện tử đã lập có sai sót.
Hết thời hạn thông báo ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB mà người bán không thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo lần 2 cho người bán theo Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB. Trường hợp quá thời hạn thông báo lần 2 ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB mà người bán không có thông báo thì cơ quan thuế xem xét chuyển sang trường hợp kiểm tra về sử dụng hóa đơn điện tử.
4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan thuế thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 01/TB-HĐSS Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định này. Hóa đơn điện tử đã hủy không có giá trị sử dụng nhưng vẫn được lưu trữ để phục vụ tra cứu.
Điều 20. Xử lý sự cố đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
1. Trường hợp người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng gặp sự cố dẫn đến không sử dụng được hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì liên hệ với cơ quan thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ để hỗ trợ xử lý sự cố. Trong thời gian xử lý sự cố người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có yêu cầu sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì đến cơ quan thuế để sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
2. Trường hợp hệ thống cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cố, Tổng cục Thuế thực hiện các giải pháp kỹ thuật chuyển sang hệ thống dự phòng và có trách nhiệm thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về các sự cố nêu trên. Tổng cục Thuế lựa chọn một số tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử có đủ điều kiện để ủy quyền cấp mã hóa đơn điện tử trong trường hợp hệ thống của cơ quan thuế gặp sự cố.
Trường hợp trong thời gian chưa khắc phục được sự cố của cơ quan thuế thì cơ quan thuế có giải pháp bán hóa đơn do cơ quan thuế đặt in cho một số tổ chức, cá nhân để sử dụng. Sau khi hệ thống cấp mã của cơ quan thuế được khắc phục, cơ quan thuế thông báo để các tổ chức, cá nhân tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế, tổ chức, cá nhân gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn giấy đã mua của cơ quan thuế theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trường hợp do lỗi hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thì tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có trách nhiệm thông báo cho người bán được biết, phối hợp với Tổng cục Thuế để được hỗ trợ kịp thời. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử phải khắc phục nhanh nhất sự cố, có biện pháp hỗ trợ người bán lập hóa đơn điện tử để gửi cơ quan thuế cấp mã trong thời gian ngắn nhất.
4. Trường hợp Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gặp lỗi kỹ thuật chưa tiếp nhận được dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã, Tổng cục Thuế có trách nhiệm thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Trong thời gian này tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử tạm thời chưa chuyển dữ liệu hóa đơn không có mã đến cơ quan thuế.
Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày Tổng cục Thuế có thông báo Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoạt động trở lại bình thường, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế. Việc gửi dữ liệu hóa đơn điện tử sau khi có thông báo Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gặp lỗi kỹ thuật không được xác định là hành vi chậm gửi dữ liệu hóa đơn điện tử.
Điều 21. Trách nhiệm của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
1. Quản lý tên và mật khẩu của các tài khoản đã được cơ quan thuế cấp.
2. Tạo lập hóa đơn điện tử về bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ để gửi đến cơ quan thuế cấp mã và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của hóa đơn điện tử.
3. Gửi hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đến người mua ngay sau khi nhận được hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
Điều 22. Trách nhiệm của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
1. Quản lý tên và mật khẩu của các tài khoản đã được cơ quan thuế cấp.
2. Tạo lập hóa đơn điện tử về bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ để gửi đến người mua, cơ quan thuế, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của hóa đơn điện tử đã lập.
3. Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (chuyển trực tiếp hoặc gửi qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử).
a) Phương thức và thời điểm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử
a.1) Phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử theo Mẫu số 01/TH-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này cùng thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực: bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính ngân hàng, vận tải hàng không, chứng khoán.
- Bán hàng hóa là điện, nước sạch nếu có thông tin về mã khách hàng hoặc mã số thuế của khách hàng.
Người bán lập Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử hàng hóa, cung cấp dịch vụ phát sinh trong tháng hoặc quý (tính từ ngày đầu của tháng, quý đến ngày cuối cùng của tháng hoặc quý) theo Mẫu số 01/TH-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này để gửi cơ quan thuế cùng với thời gian gửi Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trường hợp phát sinh số lượng hóa đơn lớn thì bảng tổng hợp sẽ được tách theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế nhằm đảm bảo yêu cầu gửi nhận dữ liệu trên đường truyền.
Đối với hóa đơn gửi theo bảng tổng hợp thì người bán gửi thông tin hủy, điều chỉnh trực tiếp trên bảng tổng hợp của các kỳ tiếp theo mà không gửi thông báo hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA Nghị định này đến cơ quan thuế.
Các hóa đơn được lập cho tổng doanh thu của người mua là cá nhân không kinh doanh phát sinh trong ngày hoặc tháng theo bảng kê chi tiết thì người bán chỉ gửi dữ liệu hóa đơn điện tử (không kèm bảng kê chi tiết) đến cơ quan thuế.
Riêng đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng thì người bán tổng hợp dữ liệu tất cả các hóa đơn bán xăng dầu trong ngày theo từng mặt hàng để thể hiện trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử và chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử này ngay trong ngày.
a.2) Phương thức chuyển đầy đủ nội dung hóa đơn áp dụng đối với trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không thuộc quy định tại điểm a1 khoản này.
Người bán sau khi lập đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi hóa đơn cho người mua và đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan thuế.
b) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thực hiện chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế theo định dạng dữ liệu theo quy định tại Điều 12 Nghị định này và hướng dẫn của Tổng cục Thuế bằng hình thức gửi trực tiếp (đối với trường hợp đáp ứng yêu cầu về chuẩn kết nối dữ liệu) hoặc gửi thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
b.1) Hình thức gửi trực tiếp
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn số lượng lớn, có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu về định dạng chuẩn dữ liệu và quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này, có nhu cầu chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo hình thức gửi trực tiếp đến cơ quan thuế gửi văn bản kèm theo tài liệu chứng minh điều kiện đáp ứng đến Tổng cục Thuế.
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có tổ chức mô hình Công ty mẹ - con, có xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu hóa đơn tập trung tại Công ty mẹ và có nhu cầu Công ty mẹ chuyển toàn bộ dữ liệu hóa đơn điện tử bao gồm cả dữ liệu của các công ty con đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thì gửi kèm theo danh sách công ty con đến Tổng cục Thuế để thực hiện kết nối kỹ thuật.
b.2) Hình thức gửi thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp nêu tại điểm a khoản này thực hiện ký hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử làm dịch vụ chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế. Căn cứ hợp đồng được ký kết, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có trách nhiệm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để tổ chức này gửi tiếp đến cơ quan thuế.
4. Lưu trữ và bảo đảm tính toàn vẹn của toàn bộ hóa đơn điện tử; thực hiện các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống dữ liệu điện tử.
5. Chấp hành sự thanh tra, kiểm tra, đối chiếu của cơ quan thuế và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Mục 3
HÓA ĐƠN DO CƠ QUAN THUẾ ĐẶT IN
Điều 23. Áp dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in
Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Cục Thuế) đặt in hóa đơn để bán cho các đối tượng sau:
1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này trong trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử để sử dụng hóa đơn điện tử và để truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế.
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế trong thời gian tối đa 12 tháng, đồng thời cơ quan thuế có giải pháp chuyển đổi dần sang áp dụng hóa đơn điện tử. Khi chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử thì các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế (nếu đủ điều kiện) theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trong thời gian hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin cấp mã hóa đơn của cơ quan thuế gặp sự cố theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định này.
Điều 24. Quy định về bán hóa đơn do cơ quan thuế đặt in
1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng được cơ quan thuế bán hóa đơn phải có đơn đề nghị mua hóa đơn (theo Mẫu số 02/ĐN-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này) gửi cơ quan thuế khi mua hóa đơn và kèm theo các giấy tờ sau:
a) Người mua hóa đơn (người có tên trong đơn hoặc người được doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, chủ hộ kinh doanh, người được ủy quyền bằng giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật) phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;
b) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn lần đầu phải có văn bản cam kết (theo Mẫu số 02/CK-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này) về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền;
c) Khi đến mua hóa đơn, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu: tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hóa đơn trước khi mang ra khỏi cơ quan thuế.
2. Cơ quan thuế bán hóa đơn cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh theo tháng.
Số lượng hóa đơn bán cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh lần đầu không quá một quyển 50 số cho mỗi loại hóa đơn. Trường hợp chưa hết tháng đã sử dụng hết hóa đơn mua lần đầu, cơ quan thuế căn cứ vào thời gian, số lượng hóa đơn đã sử dụng để quyết định số lượng hóa đơn bán lần tiếp theo.
Đối với các lần mua hóa đơn sau, sau khi kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn, tình hình kê khai nộp thuế và đề nghị mua hóa đơn trong đơn đề nghị mua hóa đơn, cơ quan thuế giải quyết bán hóa đơn cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trong ngày. Số lượng hóa đơn bán cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không quá số lượng hóa đơn đã sử dụng của tháng mua trước đó.
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử thì phải dừng sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh không có nhu cầu sử dụng hóa đơn quyển nhưng có nhu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này.
3. Hóa đơn do Cục Thuế đặt in để bán được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và trước khi bán lần đầu Cục Thuế phải lập thông báo phát hành hóa đơn theo Mẫu số 02/PH-HĐG Phụ lục IB Nghị định này đính kèm hóa đơn Mẫu trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Nội dung Thông báo phát hành hóa đơn gồm: Tên Cục Thuế phát hành hóa đơn, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, các loại hóa đơn phát hành (tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành (từ số... đến số...)), tên và mã số thuế của doanh nghiệp in hóa đơn (đối với hóa đơn đặt in); ngày lập Thông báo phát hành, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị.
Hóa đơn mẫu là bản in thể hiện đúng, đủ các tiêu thức trên liên của hóa đơn giao cho người mua loại được phát hành, có số hóa đơn là một dãy các chữ số 0 và in hoặc đóng chữ “Mẫu” trên tờ hóa đơn.
Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hóa đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở trực thuộc Cục Thuế trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn.
Trường hợp có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành hoặc mẫu hóa đơn Cục Thuế phải thực hiện thủ tục thông báo phát hành mới theo quy định tại Điều này.
4. Hóa đơn giấy do Cục Thuế đặt in được bán theo giá bảo đảm bù đắp chi phí thực tế, không vì mục tiêu lợi nhuận. Cục trưởng Cục Thuế quyết định và niêm yết giá bán hóa đơn theo nguyên tắc trên, cơ quan thuế các cấp không được thu thêm bất kỳ khoản thu nào ngoài giá bán đã niêm yết. Tất cả các đơn vị trực thuộc Cục Thuế bán, cấp cùng một loại hóa đơn do Cục Thuế phát hành.
Điều 25. Xử lý hóa đơn mua của cơ quan thuế trong các trường hợp không tiếp tục sử dụng
1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh được cơ quan thuế chấp thuận ngưng sử dụng mã số thuế phải dừng việc sử dụng các loại hóa đơn chưa sử dụng.
2. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có thông báo việc hết giá trị sử dụng của các hóa đơn chưa lập mà doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không còn kinh doanh tại địa điểm đã đăng ký kinh doanh hoặc tự ý ngừng kinh doanh đang sử dụng.
3. Trường hợp chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh được cơ quan thuế chấp thuận sử dụng hóa đơn điện tử phải thực hiện tiêu hủy hóa đơn đã mua của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 27 Nghị định này trước khi sử dụng hóa đơn điện tử.
Điều 26. Xử lý đối với hóa đơn mua của cơ quan thuế đã lập
1. Trường hợp hóa đơn đã lập chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn đã lập có sai sót, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn đã lập có sai sót.
2. Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.
3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
4. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số, ký hiệu. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc hai bên lập biên bản ghi rõ sai sót trước khi người bán lập hóa đơn điều chỉnh thì các bên lập biên bản ghi rõ sai sót sau đó người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
Điều 27. Tiêu hủy hóa đơn đặt in mua của cơ quan thuế
1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện tiêu hủy hóa đơn. Thời hạn tiêu hủy hóa đơn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.
Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thì đơn vị phải tiêu hủy hóa đơn, thời hạn tiêu hủy hóa đơn chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.
Các loại hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.
Các loại hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không tiêu hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Tiêu hủy hóa đơn của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện như sau:
a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh phải lập bảng kiểm kê hóa đơn cần tiêu hủy.
b) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế phải thành lập Hội đồng tiêu hủy hóa đơn. Hội đồng hủy hóa đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức. Hộ, cá nhân kinh doanh không phải thành lập Hội đồng khi tiêu hủy hóa đơn.
c) Các thành viên Hội đồng hủy hóa đơn phải ký vào biên bản tiêu hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nêu có sai sót.
d) Hồ sơ tiêu hủy hóa đơn gồm:
- Quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;
- Bảng kiểm kê hóa đơn cần tiêu hủy ghi chi tiết: Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số... đến số... hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục);
- Biên bản tiêu hủy hóa đơn;
- Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số... đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp tiêu hủy theo Mẫu số 02/HUY-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.
Hồ sơ tiêu hủy hóa đơn được lưu tại doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn. Riêng Thông báo kết quả tiêu hủy hóa đơn được lập thành 02 bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày thực hiện tiêu hủy hóa đơn.
3. Tiêu hủy hóa đơn của cơ quan thuế
a) Cơ quan Thuế thực hiện tiêu hủy hóa đơn do Cục Thuế đặt in đã thông báo phát hành chưa bán hoặc chưa cấp nhưng không tiếp tục sử dụng,
b) Tổng cục Thuế có trách nhiệm quy định quy trình tiêu hủy hóa đơn do Cục Thuế đặt in.
Điều 28. Xử lý mất, cháy, hỏng hóa đơn đặt in đã mua của cơ quan thuế
1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo Mẫu số BC21/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05) trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.
2. Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn liên 2 đã sử dụng có liên quan đến bên thứ ba (ví dụ: bên thứ ba là bên vận chuyển hàng hoặc bên chuyển hóa đơn) thì căn cứ vào việc bên thứ ba do người bán hoặc người mua thuê để xác định trách nhiệm và xử phạt người bán hoặc người mua theo quy định.
Điều 29. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đặt in đã mua của cơ quan thuế và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ
1. Hàng quý, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được nộp theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh việc sử dụng hóa đơn theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (=0), không cần gửi bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ. Trường hợp kỳ trước đã sử dụng hết hóa đơn, đã báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn kỳ trước với số tồn bằng không (0), trong kỳ không mua hóa đơn, không sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
2. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ khi chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.
3. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh chuyển địa điểm kinh doanh đến địa bàn khác địa bàn cơ quan thuế đang quản lý trực tiếp thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ với cơ quan thuế nơi chuyển đi.
Chương III
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CHỨNG TỪ
Mục 1 QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 30. Loại chứng từ
1. Chứng từ trong lĩnh vực quản lý thuế, phí, lệ phí của cơ quan thuế bao gồm:
a) Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân;
b)  Biên lai gồm:
b.1) Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá;
b.2) Biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá;
b.3) Biên lai thu thuế, phí, lệ phí.
2. Trong quá trình quản lý thuế, phí, lệ phí theo quy định của Luật Quản lý thuế trường hợp có yêu cầu các loại chứng từ khác, Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm quy định và hướng dẫn thực hiện.
Điều 31. Thời điểm lập chứng từ
Tại thời điểm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, thời điểm thu thuế, phí, lệ phí, tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí phải lập chứng từ, biên lai giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế, người nộp các khoản thuế, phí, lệ phí.
Điều 32. Nội dung chứng từ
1. Chứng từ khấu trừ thuế có các nội dung sau:
a)  Tên chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu mẫu chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu chứng từ khấu trừ thuế, số thứ tự chứng từ khấu trừ thuế;
b)  Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp;
c)  Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế (nếu người nộp thuế có mã số thuế);
d)  Quốc tịch (nếu người nộp thuế không thuộc quốc tịch Việt Nam);
đ) Khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ; số thu nhập còn được nhận;
e)  Ngày, tháng, năm lập chứng từ khấu trừ thuế;
g)  Họ tên, chữ ký của người trả thu nhập.
Trường hợp sử dụng chứng từ khấu trừ thuế điện tử thì chữ ký trên chứng từ điện tử là chữ ký số.
2.  Biên lai
a)  Tên loại biên lai: Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá; biên lai thu thuế, phí, lệ phí in sẵn mệnh giá; biên lai thu thuế, phí, lệ phí.
b)  Ký hiệu mẫu biên lai và ký hiệu biên lai.
Ký hiệu mẫu biên lai là các thông tin thể hiện tên loại biên lai, số liên biên lai và số thứ tự mẫu trong một loại biên lai (một loại biên lai có thể có nhiều mẫu).
Ký hiệu biên lai là dấu hiệu phân biệt biên lai bằng hệ thống các chữ cái tiếng Việt và 02 chữ số cuối của năm.
Đối với biên lai đặt in, 02 chữ số cuối của năm là năm in biên lai đặt in. Đối với biên lai tự in và biên lai điện tử, 02 chữ số cuối của năm là năm bắt đầu sử dụng biên lai ghi trên thông báo phát hành hoặc năm biên lai được in ra.
c)  Số biên lai là số thứ tự được thể hiện trên biên lai thu thuế, phí, lệ phí. Số biên lai được ghi bằng chữ số Ả-rập có tối đa 7 chữ số. Đối với biên lai tự in, biên lai đặt in thì số biên lai bắt đầu từ số 0000001. Đối với biên lai điện tử thì số biên lai điện tử bắt đầu từ số 1 vào ngày 01 tháng 01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng biên lai điện tử và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
d) Liên của biên lai (áp dụng đối với biên lai đặt in và tự in) là số tờ trong cùng một số biên lai. Mỗi số biên lai phải có từ 02 liên hoặc 02 phần trở lên, trong đó:
- Liên (phần) 1: lưu tại tổ chức thu;
-  Liên (phần) 2: giao cho người nộp thuế, phí, lệ phí;
Các liên từ thứ 3 trở đi đặt tên theo công dụng cụ thể phục vụ công tác quản lý theo quy định của pháp luật.
đ) Tên, mã số thuế của tổ chức thu thuế, phí, lệ phí.
e) Tên loại các khoản thu thuế, phí, lệ phí và số tiền ghi bằng số và bằng chữ.
g) Ngày, tháng, năm lập biên lai.
h)  Chữ ký của người thu tiền. Trường hợp sử dụng biên lai điện tử thì chữ ký trên biên lai điện tử là chữ ký số.
i) Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in biên lai (đối với trường hợp đặt in).
k) Biên lai được thể hiện là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm tiếng nước ngoài thì phần ghi thêm bằng tiếng nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn “( )” hoặc đặt ngay dưới dòng nội dung ghi bằng tiếng Việt với cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
Chữ số ghi trên biên lai là các chữ số tự nhiên 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
Đồng tiền ghi trên biên lai là đồng Việt Nam. Trường hợp các khoản phải thu khác thuộc ngân sách nhà nước được pháp luật quy định có mức thu bằng ngoại tệ thì được thu bằng ngoại tệ hoặc thu bằng đồng Việt Nam trên cơ sở quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí.
Trường hợp khi thu phí, lệ phí, nếu danh mục phí, lệ phí nhiều hơn số dòng của một biên lai thì được lập bảng kê kèm theo biên lai. Bảng kê do tổ chức thu phí, lệ phí tự thiết kế phù hợp với đặc điểm của từng loại phí, lệ phí. Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo biên lai số... ngày... tháng.... năm”.
Đối với tổ chức thu phí, lệ phí sử dụng biên lai điện tử trong trường hợp cần điều chỉnh một số tiêu thức nội dung trên biên lai điện tử cho phù hợp với thực tế, tổ chức thu phí, lệ phí có văn bản trao đổi với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) xem xét và có hướng dẫn trước khi thực hiện.
Ngoài các thông tin bắt buộc theo quy định tại khoản này, tổ chức thu phí, lệ phí có thể tạo thêm các thông tin khác, kể cả tạo lo-go, hình ảnh trang trí hoặc quảng cáo phù hợp với quy định của pháp luật và không che khuất, làm mờ các nội dung bắt buộc thể hiện trên biên lai. Cỡ chữ của các thông tin tạo thêm không được lớn hơn cỡ chữ của các nội dung bắt buộc thể hiện trên biên lai.
3. Mẫu hiển thị chứng từ điện tử theo hướng dẫn tại khoản 10 Điều 4 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Mục 2
QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ
Điều 33. Định dạng chứng từ điện tử
1. Định dạng biên lai điện tử:
Các loại biên lai quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định này phải thực hiện theo định dạng sau:
a) Định dạng biên lai điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "eXtensible Markup Language" được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin);
b) Định dạng biên lai điện tử gồm hai thành phần: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ biên lai điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số;
c)  Tổng cục Thuế xây dựng và công bố thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ biên lai điện tử, thành phần chứa dữ liệu chữ ký số và cung cấp công cụ hiển thị các nội dung của biên lai điện tử theo quy định tại Nghị định này .
2. Định dạng chứng từ điện tử khấu trừ thuế thu nhập cá nhân:
Tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khi sử dụng chứng từ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Nghị định này theo hình thức điện tử tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử đảm bảo các nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định này.
3. Chứng từ điện tử, biên lai điện tử phải được hiển thị đầy đủ, chính xác các nội dung của chứng từ đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch để người sử dụng có thể đọc được bằng phương tiện điện tử.
Điều 34. Đăng ký sử dụng biên lai điện tử
1. Tổ chức thu các khoản phí, lệ phí trước khi sử dụng biên lai điện tử theo điểm b khoản 1 Điều 30 thì thực hiện đăng ký sử dụng qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Nội dung thông tin đăng ký theo Mẫu số 01/ĐK-BL Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.
Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế tiếp nhận đăng ký sử dụng biên lai điện tử của tổ chức thu các khoản phí, lệ phí và gửi thông báo theo Mẫu số 01/TB-TNĐK Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định này sau khi nhận được đăng ký sử dụng biên lai điện tử để xác nhận việc nộp hồ sơ đăng ký sử dụng biên lai điện tử.
2. Trong thời gian 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký sử dụng biên lai điện tử, Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi Thông báo điện tử theo Mẫu số 01/TB-ĐKĐT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định này tới các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này về việc chấp nhận trong trường hợp đăng ký sử dụng biên lai điện tử hợp lệ, không có sai sót hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng biên lai điện tử không đủ điều kiện để chấp nhận hoặc có sai sót.
3. Kể từ thời điểm sử dụng biên lai điện tử theo quy định tại Nghị định này, tổ chức nêu tại khoản 1 Điều này phải thực hiện hủy những biên lai, chứng từ giấy còn tồn chưa sử dụng (nếu có) theo quy định.
4. Trường hợp có thay đổi thông tin đã đăng ký sử dụng biên lai điện tử tại khoản 1 Điều này tổ chức thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước thực hiện thay đổi thông tin và gửi lại cơ quan thuế theo Mẫu số 01/ĐK-BL Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Mục 3
QUY ĐỊNH VỀ BIÊN LAI GIẤY THEO HÌNH THỨC ĐẶT IN, TỰ IN
Điều 35. Nguyên tắc tạo biên lai
1. Cục Thuế tạo biên lai theo hình thức đặt in (loại không in sẵn mệnh giá) được bán cho các tổ chức thu phí, lệ phí theo giá đảm bảo bù đắp chi phí in ấn, phát hành.
2. Trường hợp đặt in biên lai, tổ chức thu phí, lệ phí lựa chọn tổ chức đủ điều kiện in theo quy định để ký hợp đồng đặt in biên lai thu phí, lệ phí.
3. Trường hợp tự in biên lai, tổ chức thu phí, lệ phí phải đáp ứng các điều kiện sau:
a)  Có hệ thống thiết bị (máy tính, máy in) đảm bảo cho việc in và lập biên lai khi thu tiền phí, lệ phí.
b) Là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán và có phần mềm tự in biên lai đảm bảo dữ liệu của biên lai chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán để kê khai theo quy định.
Hệ thống tự in phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
b.1) Việc đánh số thứ tự trên biên lai được thực hiện tự động. Mỗi liên của một số biên lai chỉ được in ra một lần, nếu in ra từ lần thứ 2 trở đi phải thể hiện là bản sao (copy).
b.2) Phần mềm ứng dụng để in biên lai phải đảm bảo yêu cầu về bảo mật bằng việc phân quyền cho người sử dụng, người không được phân quyền sử dụng không được can thiệp làm thay đổi dữ liệu trên ứng dụng.
Trường hợp tổ chức thu phí, lệ phí mua phần mềm của các tổ chức cung ứng phần mềm tự in thì phải lựa chọn tổ chức đủ tiêu chuẩn, đủ điều kiện cung ứng phần mềm theo quy định.
b.3) Biên lai tự in chưa lập phải được lưu trữ trong hệ thống máy tính theo chế độ bảo mật thông tin.
b.4) Biên lai tự in đã lập được lưu trữ trong hệ thống máy tính theo chế độ bảo mật thông tin và nội dung biên lai phải đảm bảo có thể truy cập, kết xuất và in ra giấy khi cần tham chiếu.
Điều 36. Thông báo phát hành biên lai đặt in, tự in
1. Tổ chức thu phí, lệ phí trước khi sử dụng biên lai đặt in, tự in phải lập Thông báo phát hành biên lai và gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Thông báo phát hành biên lai gửi cơ quan thuế theo phương thức điện tử.
2. Phát hành biên lai của cơ quan Thuế
Biên lai do Cục Thuế đặt in trước khi bán lần đầu phải lập thông báo phát hành biên lai. Thông báo phát hành biên lai phải được gửi đến tất cả các Cục Thuế trong cả nước trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập thông báo phát hành và trước khi bán. Khi phát hành biên lai phải đảm bảo không được trùng số biên lai trong cùng ký hiệu.
Trường hợp Cục Thuế đã đưa nội dung Thông báo phát hành biên lai lên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thì không phải gửi thông báo phát hành biên lai đến Cục Thuế khác.
Trường hợp có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành, Cục Thuế phải thực hiện thủ tục thông báo phát hành mới theo hướng dẫn nêu trên.
3. Nội dung Thông báo phát hành biên lai gồm:
a)  Văn bản pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn công việc quản lý nhà nước có thu phí, lệ phí;
b) Tên, mã số thuế, địa chỉ của tổ chức thu phí, lệ phí hoặc cơ quan được ủy quyền thu phí, lệ phí hoặc được ủy nhiệm lập biên lai thu phí, lệ phí;
c) Các loại biên lai sử dụng (kèm theo biên lai mẫu). Biên lai mẫu là bản in thể hiện đúng, đủ các tiêu thức trên liên (phần) của biên lai (giao cho người nộp phí, lệ phí), có số biên lai là dãy các chữ số 0, in hoặc đóng chữ “Mẫu” trên biên lai;
d) Ngày bắt đầu sử dụng;
đ) Tên, mã số thuế, địa chỉ của tổ chức nhận in biên lai (đối với biên lai đặt in); tên và mã số thuế (nếu có) của tổ chức cung ứng phần mềm tự in biên lai (đối với biên lai tự in);
e) Ngày lập thông báo phát hành; tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của tổ chức thu phí, lệ phí.
Khi thay đổi toàn bộ hoặc một trong các chỉ tiêu về hình thức và nội dung của biên lai (kể cả nội dung bắt buộc và không bắt buộc), tổ chức thu phí, lệ phí gửi thông báo phát hành mới theo hướng dẫn tại khoản này, trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm d khoản 3 Điều này.
Thông báo phát hành biên lai thực hiện theo Mẫu số 02/PH-BLG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Trình tự, thủ tục phát hành biên lai:
a) Thông báo phát hành biên lai và biên lai mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất 05 ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng biên lai. Thông báo phát hành biên lai gồm cả biên lai mẫu phải được niêm yết rõ ràng tại tổ chức thu phí, lệ phí và tổ chức được ủy quyền hoặc ủy nhiệm thu phí, lệ phí trong suốt thời gian sử dụng biên lai;
b) Trường hợp khi nhận được Thông báo phát hành biên lai do tổ chức thu phí, lệ phí gửi đến, cơ quan thuế phát hiện Thông báo phát hành không đảm bảo đủ nội dung theo đúng quy định thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo, cơ quan thuế phải có văn bản thông báo cho tổ chức thu phí, lệ phí biết. Tổ chức thu phí, lệ phí có trách nhiệm điều chỉnh để thông báo phát hành mới đúng quy định;
c) Trường hợp tổ chức thu phí, lệ phí khi phát hành biên lai từ lần thứ hai trở đi, nếu không có sự thay đổi về nội dung và hình thức biên lai đã thông báo phát hành với cơ quan thuế thì không phải gửi kèm biên lai mẫu;
d) Đối với các số biên lai đã thực hiện thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn tên, địa chỉ, khi có sự thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nếu tổ chức thu phí, lệ phí vẫn có nhu cầu sử dụng biên lai đã đặt in thì thực hiện đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng và gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành biên lai đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo Mẫu số 02/ĐCPH-BLG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nếu tổ chức thu phí, lệ phí có nhu cầu tiếp tục sử dụng số biên lai đã phát hành chưa sử dụng hết thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng biên lai với cơ quan thuế nơi chuyển đi và đóng dấu địa chỉ mới lên biên lai, gửi bảng kê biên lai chưa sử dụng theo Mẫu số 02/BK-BLG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành biên lai đến cơ quan thuế nơi chuyển đến (trong đó nêu rõ số biên lai đã phát hành chưa sử dụng, sẽ tiếp tục sử dụng). Nếu tổ chức không có nhu cầu sử dụng số biên lai đã phát hành nhưng chưa sử dụng hết thì thực hiện hủy các số biên lai chưa sử dụng và thông báo kết quả hủy biên lai với cơ quan thuế nơi chuyển đi và thực hiện thông báo phát hành biên lai mới với cơ quan thuế nơi chuyển đến.
Điều 37. Quy định về lập và ủy nhiệm lập biên lai
1. Lập biên lai
Nội dung trên biên lai phải đúng với nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; biên lai phải được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.
Nội dung lập trên biên lai phải được thống nhất trên các liên có cùng một số biên lai, nếu ghi sai, hỏng thì người thu tiền không được xé khỏi cuống hoặc nếu đã xé thì phải kèm theo tờ biên lai đã ghi sai, hỏng; tổ chức thu phí, lệ phí khi lập biên lai phải đóng dấu của tổ chức thu phí, lệ phí vào góc trên, bên trái liên 2 của biên lai (liên giao cho người nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước).
2.         Biên lai được lập theo đúng hướng dẫn khoản 1 Điều này là chứng từ hợp pháp để thanh toán, hạch toán và quyết toán tài chính.
Trường hợp không đáp ứng các hướng dẫn tại khoản 1 Điều này thì không có giá trị thanh toán và không được hạch toán, quyết toán tài chính.
3.         Ủy nhiệm lập biên lai
a) Tổ chức thu phí, lệ phí ủy nhiệm cho bên thứ ba lập biên lai. Việc ủy nhiệm giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm phải theo hình thức văn bản, đồng thời phải gửi thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm theo Mẫu số 02/UN-BLG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này, chậm nhất là 03 ngày trước khi bên nhận ủy nhiệm lập biên lai;
b) Nội dung văn bản ủy nhiệm phải ghi đầy đủ các thông tin về biên lai ủy nhiệm (hình thức, loại, ký hiệu, số lượng biên lai (từ số... đến số...); mục đích ủy nhiệm; thời hạn ủy nhiệm; phương thức giao nhận hoặc phương thức cài đặt biên lai ủy nhiệm (nếu là biên lai tự in); phương thức thanh toán biên lai ủy nhiệm;
c) Bên ủy nhiệm phải lập thông báo ủy nhiệm có ghi đầy đủ các thông tin về biên lai ủy nhiệm, mục đích ủy nhiệm, thời hạn ủy nhiệm dựa trên văn bản ủy nhiệm đã ký kết, có tên, chữ ký, dấu (nếu có) của đại diện bên ủy nhiệm cho bên nhận ủy nhiệm và gửi thông báo phát hành tới cơ quan thuế; đồng thời phải được niêm yết tại nơi tổ chức thu tiền phí lệ phí, tổ chức nhận ủy nhiệm;
d) Biên lai ủy nhiệm được lập vẫn phải ghi tên của tổ chức thu phí, lệ phí (bên ủy nhiệm) và đóng dấu bên ủy nhiệm phía trên bên trái của mỗi tờ biên lai (trường hợp biên lai được in từ thiết bị ỉn của bên nhận ủy nhiệm thì không phải đóng dấu của bên ủy nhiệm);
đ) Trường hợp tổ chức thu phí, lệ phí có nhiều đơn vị trực thuộc trực tiếp thu phí hoặc nhiều cơ sở nhận ủy nhiệm thu cùng sử dụng hình thức biên lai đặt in có cùng ký hiệu theo phương thức phân chia cho từng cơ sở trong toàn hệ thống thì tổ chức thu phí, lệ phí phải có sổ theo dõi phân bổ số lượng biên lai cho từng đơn vị trực thuộc, từng cơ sở nhận ủy nhiệm. Các đơn vị trực thuộc, cơ sở nhận ủy nhiệm phải sử dụng biên lai theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn trong phạm vi số biên lai được phân chia;
e) Bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm phải tổng hợp báo cáo định kỳ việc sử dụng các biên lai ủy nhiệm. Bên ủy nhiệm phải thực hiện báo cáo sử dụng biên lai với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo hướng dẫn tại Nghị định này (bao gồm cả số biên lai của bên nhận ủy nhiệm sử dụng). Bên nhận ủy nhiệm không phải thực hiện thông báo phát hành biên lai và báo cáo tình hình sử dụng biên lai với cơ quan thuế;
g) Khi hết thời hạn ủy nhiệm hoặc chấm dứt trước hạn ủy nhiệm, hai bên phải xác định bằng văn bản, đồng thời thông báo cho cơ quan thuế và niêm yết tại nơi thu phí, lệ phí.
Điều 38. Báo cáo tình hình sử dụng biên lai đặt in, tự in
1. Hàng quý, tổ chức thu phí, lệ phí có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng biên lai.
Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng biên lai theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý sử dụng biên lai.
2. Báo cáo tình hình sử dụng biên lai gồm các nội dung sau: Tên đơn vị, mã số thuế (nếu có), địa chỉ; tên loại biên lai; ký hiệu mẫu biên lai, ký hiệu biên lai; số tồn đầu kỳ, mua phát hành trong kỳ; số sử dụng, xoá bỏ, mất, hủy trong kỳ; tồn cuối kỳ gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp trong kỳ không sử dụng biên lai, tại Báo cáo sử dụng biên lai ghi số lượng biên lai sử dụng bằng không (=0). Trường hợp kỳ trước đã sử dụng hết biên lai, đã báo cáo tình hình sử dụng biên lai kỳ trước với số tồn bằng không (0), trong kỳ không thông báo phát hành biên lai thu tiền phí, lệ phí, không sử dụng biên lai thì tổ chức thu phí, lệ phí không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng biên lai.
Trường hợp tổ chức thu phí, lệ phí ủy nhiệm cho bên thứ ba lập biên lai thi tổ chức thu phí, lệ phí vẫn phải báo cáo tình hình sử dụng biên lai.
Báo cáo tình hình sử dụng biên lai theo Mẫu số BC26/BLĐT hoặc Mẫu số BC26/BLG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tổ chức thu phí, lệ phí có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng biên lai khi giải thể, chia tách, sáp nhập, chuyển đổi sở hữu cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán phí, lệ phí.
Điều 39. Tiêu hủy biên lai
1. Các trường hợp tiêu hủy biên lai
- Biên lai đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được tiêu hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in biên lai thu phí, lệ phí.
- Các loại biên lai đã lập của các đơn vị kế toán được tiêu hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.
- Tổ chức thu phí, lệ phí có biên lai không tiếp tục sử dụng phải thực hiện tiêu hủy biên lai.
- Các loại biên lai chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không tiêu hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Biên lai được xác định đã tiêu hủy
- Tiêu hủy biên lai tự in, biên lai đặt in là việc sử dụng biện pháp đốt cháy, cắt, xé nhỏ hoặc hình thức tiêu hủy khác, đảm bảo biên lai đã tiêu hủy sẽ không thể sử dụng lại các thông tin, số liệu trên đỏ.
- Tiêu hủy biên lai điện tử là biện pháp làm cho biên lai điện tử không còn tồn tại trên hệ thống thông tin, không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong biên lai điện tử.
Biên lai điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật Kế toán nếu không có quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được phép tiêu hủy. Việc tiêu hủy biên lai điện tử không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các biên lai điện tử chưa hủy và phải đảm bảo sự hoạt động bình thường của hệ thống thông tin,
3. Trình tự, thủ tục tiêu hủy biên lai
a) Thời hạn tiêu hủy biên lai chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Trường hợp cơ quan thuế thông báo biên lai hết giá trị sử dụng thì tổ chức thu phí, lệ phí phải tiêu hủy biên lai và gửi cơ quan thuế bao gồm nội dung sau: tên cơ quan thu phí, lệ phí mã số thuế (nếu có); địa chỉ; phương pháp hủy biên lai; vào hồi mấy giờ, ngày, tháng, năm hủy; tên loại biên lai; ký hiệu mẫu biên lai; ký hiệu biên lai; từ số; đến số; số lượng. Thời hạn tiêu hủy biên lai chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng.
b) Tổ chức thu phí, lệ phí phải lập Bảng kiểm kê biên lai cần tiêu hủy, Bảng kiểm kê biên lai cần hủy phải được ghi chi tiết các nội dung gồm: tên biên lai, ký hiệu mẫu biên lai, ký hiệu biên lai, số lượng biên lai tiêu hủy (từ số... đến số... hoặc kê chi tiết từng số biên lai nếu số biên lai cần tiêu hủy không liên tục).
c) Tổ chức thu phí, lệ phí phải thành lập Hội đồng tiêu hủy biên lai. Hội đồng tiêu hủy biên lai phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức thu các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.
d) Các thành viên Hội đồng tiêu hủy biên lai phải ký vào biên bản tiêu hủy biên lai và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.
đ) Hồ sơ tiêu hủy biên lai gồm: Quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy biên lai; bảng kiểm kê biên lai cần tiêu hủy; biên bản tiêu hủy biên lai; thông báo kết quả tiêu hủy biên lai.
Hồ sơ tiêu hủy biên lai được lưu tại tổ chức thu phí, lệ phí. Riêng Thông báo kết quả tiêu hủy biên lai thu theo Mẫu số 02/HUY-BLG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này phải được lập thành 02 bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày thực hiện tiêu hủy biên lai. Thông báo kết quả tiêu hủy biên lai phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng biên lai tiêu hủy từ số đến số, lý do tiêu hủy, ngày giờ tiêu hủy, phương pháp tiêu hủy.
e)  Cơ quan thuế thực hiện tiêu hủy biên lai do Cục Thuế đặt in đã thông báo phát hành chưa bán nhưng không tiếp tục sử dụng. Tổng cục Thuế có trách nhiệm hướng dẫn quy trình tiêu hủy biên lai do Cục Thuế đặt in.
Điều 40. Xử lý biên lai đặt in, tự in trong trường hợp mất, cháy, hỏng
1. Tổ chức thu các khoản phí lệ phí nếu phát hiện mất, cháy, hỏng biên lai đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp với nội dung như sau: tên tổ chức, cá nhân làm mất, cháy, hỏng biên lai; mã số thuế, địa chỉ; căn cứ biên bản mất, cháy hỏng; tên loại biên lai; ký hiệu mẫu biên lai; ký hiệu biên lai; từ số; đến số; số lượng; liên biên lai chậm nhất không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng biên lai. Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05) trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.
Báo cáo về việc mất, cháy, hỏng biên lai thực hiện theo Mẫu số BC21/BLG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trường hợp người nộp thuế, người nộp phí, lệ phí làm mất, cháy, hỏng chứng từ, biên lai thì được sử dụng bản chụp liên lưu tại tổ chức thu thuế, phí, lệ phí, trên đó có xác nhận, đóng dấu (nếu có) của tổ chức thu phí, lệ phí kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng biên lai để làm chứng từ thanh toán, quyết toán tài chính. Tổ chức thu phí, lệ phí và người nộp chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng biên lai.
Chương IV
XÂY DỰNG, TRA CỨU THÔNG TIN HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ
Mục 1
XÂY DỰNG THÔNG TIN HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ
Điều 41. Nguyên tắc chung
1. Hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ phải được xây dựng và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin.
2. Cơ sở dữ liệu hóa đơn, chứng từ phải bảo đảm phục vụ kịp thời cho công tác quản lý thuế, quản lý khác của nhà nước; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm tính an toàn, bảo mật và an ninh quốc gia.
3. Các thông tin, dữ liệu về hóa đơn, chứng từ được thu thập, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng thường xuyên; đảm bảo tính chính xác, trung thực và khách quan.
4. Việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu về hóa đơn, chứng từ phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời.
5. Cơ sở dữ liệu hóa đơn, chứng từ được xây dựng và kết nối, chia sẻ trên môi trường điện tử phục vụ quản lý, khai thác, cung cấp, sử dụng thông tin, dữ liệu thuận tiện, hiệu quả.
6. Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu hóa đơn, chứng từ phải đảm bảo đúng mục đích, tuân theo các quy định của pháp luật.
7. Cơ sở dữ liệu về hóa đơn, chứng từ được kết nối, trao đổi với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương có liên quan.
Điều 42. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm phục vụ quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử
1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử bao gồm tập hợp thiết bị tính toán (máy chủ, máy trạm), hệ thống đường truyền, thiết bị kết nối mạng, thiết bị (hoặc phần mềm) an ninh an toàn mạng và cơ sở dữ liệu, thiết bị lưu trữ, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ.
2. Hệ thống phần mềm để quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử gồm: hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng.
Điều 43. Xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ
1. Xây dựng hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ
a) Cơ sở dữ liệu hóa đơn, chứng từ là tập hợp các dữ liệu thông tin hóa đơn, chứng từ được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
b) Cơ sở dữ liệu hóa đơn, chứng từ do cơ quan thuế quản lý được Tổng cục Thuế, Kho Bạc Nhà nước phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và bao gồm các thành phần nội dung: đăng ký sử dụng thông tin; thông báo hủy hóa đơn, chứng từ; thông tin về hóa đơn điện tử người bán có trách nhiệm gửi cho cơ quan thuế, thông tin về chứng từ gửi cơ quan thuế; thông tin khai thuế liên quan đến hóa đơn, chứng từ.
2. Thu nhập, cập nhật thông tin về hóa đơn, chứng từ
Thông tin về hóa đơn, chứng từ được thu thập dựa trên các thông tin mà người bán, người sử dụng có trách nhiệm gửi cho cơ quan thuế, thông tin từ các cơ quan khác gửi đến có liên quan đến hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử, thông tin thu được từ công tác quản lý thuế của cơ quan thuế.
3. Xử lý thông tin về hóa đơn, chứng từ
Tổng cục Thuế có trách nhiệm xử lý thông tin, dữ liệu trước khi được tích hợp và lưu trữ vào cơ sở dữ liệu quốc gia để đảm bảo tính hợp lý, thống nhất. Nội dung xử lý thông tin, dữ liệu gồm:
a)  Kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ quy định, quy trình trong việc thu thập thông tin, dữ liệu;
b) Kiểm tra, đánh giá về cơ sở pháp lý, mức độ tin cậy của thông tin, dữ liệu;
c)  Tổng hợp, sắp xếp, phân loại thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung quy định;
d)  Đối với các thông tin, dữ liệu được cập nhật từ cơ sở dữ liệu chuyên ngành thì cơ quan quản lý cơ sỡ dữ liệu chuyên ngành đó có trách nhiệm đảm bảo về tính chính xác của thông tin, dữ liệu.
4.  Quản lý hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ
Tổng cục Thuế có trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ theo quy định sau:
a) Xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thông tin hóa đơn, chứng từ và thực hiện dịch vụ công về hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử nếu cần thiết;
b)  Tích hợp kết quả điều tra và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến hóa đơn, chứng từ do các bộ, ngành, cơ quan có liên quan cung cấp;
c)  Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý và khai thác hệ thống thông tin hóa đơn, chứng từ tại cơ quan thuế địa phương;
d) Xây dựng và ban hành quy định về phân quyền truy cập vào hệ thống thông tin hóa đơn, chứng từ; quản lý việc kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương;
đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các phần mềm trong hệ thống thông tin hóa đơn, chứng từ.
Mục 2
TRA CỨU, CUNG CẤP, SỬ DỤNG THÔNG TIN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
Điều 44. Nguyên tắc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử
1. Việc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử được áp dụng để thực hiện các thủ tục về thuế, thủ tục thanh toán qua ngân hàng và các thủ tục hành chính khác; chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường,
2. Việc tra cứu, cung cấp thông tin hóa đơn điện tử phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng đối tượng.
3. Việc sử dụng thông tin hóa đơn điện tử được cung cấp phải đảm bảo đúng mục đích, phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của bên sử dụng thông tin; đồng thời phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật về bảo về bí mật nhà nước.
Điều 45. Tra cứu thông tin hóa đơn điện tử phục vụ kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường
1. Khi kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường, đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin về hóa đơn điện tử phục vụ yêu cầu quản lý, không yêu cầu cung cấp hóa đơn giấy. Các cơ quan có liên quan có trách nhiệm sử dụng các thiết bị để truy cập tra cứu dữ liệu hóa đơn điện tử.
2. Trường hợp bất khả kháng do sự cố, thiên tai gây ảnh hưởng đến việc truy cập mạng Internet dẫn đến không tra cứu được dữ liệu hóa đơn thì cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra thực hiện tra cứu thông tin hóa đơn điện tử theo hình thức nhắn tin.
Điều 46. Đối tượng cung cấp thông tin, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử
1. Tổng cục Thuế là đơn vị cung cấp thông tin hóa đơn điện tử đối với đề nghị của các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước cấp Trung ương. Cục Thuế, Chi cục Thuế cung cấp thông tin đối với đề nghị của cơ quan, tổ chức quản lý đồng cấp.
2. Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử bao gồm:
a) Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh là người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; các tổ chức, cá nhân là người mua hàng hóa, dịch vụ;
b) Các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng thông tin hóa đơn điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; kiểm tra tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường;
c)  Các tổ chức tín dụng sử dụng thông tin hóa đơn điện tử để thực hiện các thủ tục về thuế, thủ tục thanh toán qua ngân hàng;
d) Các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
đ) Các tổ chức sử dụng thông tin chứng từ điện tử để khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Điều 47. Hình thức khai thác, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử
1. Bên sử dụng thông tin là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh là người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; các tổ chức, cá nhân là người mua hàng hóa, dịch vụ truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin hóa đơn điện tử theo các nội dung thông tin hóa đơn điện tử.
2. Bên sử dụng thông tin là các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đã ký quy chế trao đổi thông tin hoặc ký hợp đồng phải đăng ký và được cấp quyền truy cập, kết nối, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử từ Tổng cục Thuế như sau:
a) Áp dụng chữ ký số có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện việc mã hóa đường truyền;
c) Đảm bảo an toàn thông tin theo quy định của pháp luật;
d)  Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Thuế công bố, gồm: Chỉ tiêu thông tin, định dạng dữ liệu, phương thức kết nối, tần suất trao đổi thông tin.
Bên sử dụng thông tin nêu tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm phân công đầu mối đăng ký sử dụng thông tin hóa đơn điện tử (sau đây gọi tắt là đầu mối đăng ký) và thông báo cho Tổng cục Thuế bằng văn bản.
Điều 48. Công bố, tra cứu thông tin hóa đơn điện tử
1. Nội dung thông tin hóa đơn điện tử được cung cấp trên Cổng thông tin điện tử là các nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 10 Nghị định này và tình trạng hóa đơn điện tử.
2. Thông tin hóa đơn điện tử cung cấp dưới dạng văn bản điện tử và dữ liệu điện tử được ký bằng chữ ký số của Tổng cục Thuế hoặc dưới dạng tin nhắn do Tổng cục Thuế cung cấp cho bên sử dụng thông tin là cơ quan quản lý nhà nước thông qua số điện thoại được công bố chính thức tại văn bản gửi Tổng cục Thuế.
3. Việc hiển thị thông tin hóa đơn điện tử trên hệ thống của doanh nghiệp phải theo thứ tự các nội dung hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Điều 49. Đăng ký, bổ sung, chấm dứt sử dụng thông tin hóa đơn điện tử
1. Đăng ký mới, bổ sung nội dung cung cấp thông tin hóa đơn điện tử
a) Đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin gửi 01 bản chính văn bản đến Tổng cục Thuế để đề nghị đăng ký mới hoặc bổ sung nội dung cung cấp thông tin hóa đơn điện tử theo Mẫu số 01/CCTT-ĐK. Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Tổng cục Thuế thực hiện việc đăng ký mới hoặc bổ sung nội dung cung cấp thông tin hóa đơn điện tử và thông báo kết quả theo Mẫu số 01/CCTT-NT Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này cho đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin bằng văn bản. Trường hợp có các nội dung thông tin không được chấp nhận đăng ký mới hoặc bổ sung thì phải nêu rõ lý do.
2.         Thủ tục đăng ký mới, bổ sung thời hạn sử dụng, thu hồi tài khoản truy cập Cổng thông tin điện tử để sử dụng thông tin hóa đơn điện tử (sau đây gọi là tài khoản):
a) Đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin gửi 01 bản chính văn bản đến Tổng cục Thuế để đề nghị đăng ký mới hoặc bổ sung thời hạn sử dụng hoặc thu hồi tài khoản theo Mẫu số 01/CCTT-ĐK Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Tổng cục Thuế thực hiện việc cấp tài khoản mới hoặc bổ sung thời hạn sử dụng của tài khoản hoặc thu hồi tài khoản và thông báo cho bên sử dụng thông tin bằng văn bản. Trường hợp không chấp nhận đăng ký tài khoản hoặc không bổ sung thời hạn sử dụng của tài khoản phải nêu rõ lý do.
Các tài khoản đăng ký mới cấp cho từng cá nhân được thông báo bằng hình thức gửi thư điện tử hoặc gửi tin nhắn từ các địa chỉ, số điện thoại do Tổng cục Thuế công bố chính thức;
c) Thời hạn sử dụng tài khoản truy cập Cổng thông tin điện tử đối với cả trường hợp đăng ký mới và bổ sung thời hạn sử dụng là 24 tháng hoặc do bên sử dụng thông tin đề nghị nhưng không quá 24 tháng tính từ ngày Tổng cục Thuế gửi văn bản thông báo kết quả đăng ký mới hoặc bổ sung thời hạn sử dụng cho đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin.
Trước thời điểm hết thời hạn sử dụng 30 ngày, Tổng cục Thuế có trách nhiệm thông báo cho cho đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin bằng văn bản về việc chuẩn bị hết thời hạn sử dụng. Việc thông báo được thực hiện dưới hình thức thư điện tử hoặc tin nhắn từ các địa chỉ, số điện thoại do Tổng cục Thuế công bố chính thức.
3. Đăng ký mới, bổ sung thời hạn sử dụng, thu hồi hiệu lực sử dụng hình thức nhắn tin của số điện thoại di động:
a) Đầu mối đăng ký của cơ quan kiểm tra gửi 01 bản chính văn bản đến Tổng cục Thuế để đề nghị đăng ký mới hoặc bổ sung thời hạn sử dụng hoặc thu hồi hiệu lực sử dụng hình thức nhắn tin của số điện thoại di động theo Mẫu số 01/CCTT-NT Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Tổng cục Thuế thực hiện việc đăng ký mới hoặc bổ sung thời hạn sử dụng hoặc thu hồi hiệu lực sử dụng hình thức nhắn tin của số điện thoại di động và thông báo kết quả cho đầu mối đăng ký của cơ quan kiểm tra bằng văn bản. Trường hợp không chấp nhận đăng ký sử dụng hoặc bổ sung thời hạn sử dụng phải nêu rõ lý do;
c) Thời hạn sử dụng hình thức nhắn tin của số điện thoại di động đối với cả trường hợp đăng ký mới và bổ sung thời hạn sử dụng là 24 tháng hoặc do bên sử dụng thông tin đề nghị nhưng không quá 24 tháng tính từ ngày Tổng cục Thuế gửi văn bản thông báo kết quả đăng ký mới hoặc bổ sung thời hạn sử dụng cho đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin.
Trước thời điểm hết thời hạn sử dụng 30 ngày, Tổng cục Thuế có trách nhiệm thông báo cho đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin bằng văn bản về việc chuẩn bị hết thời hạn sử dụng. Việc thông báo được thực hiện dưới hình thức thư điện tử hoặc tin nhắn từ các địa chỉ, số điện thoại do Tổng cục Thuế công bố chính thức.
4. Đăng ký kết nối, dừng kết nối hệ thống của bên sử dụng thông tin với Cổng thông tin điện tử để sử dụng thông tin hóa đơn điện tử.
a) Đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin gửi 01 bản chính văn bản đến Tổng cục Thuế để đề nghị kết nối hoặc dừng kết nối với Cổng thông tin điện tử theo Mẫu số 01/CCTT-KN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Tổng cục Thuế thông báo cho đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin bằng văn bản về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị của bên sử dụng thông tin, trường hợp không chấp nhận đề nghị phải nêu rõ lý do;
c) Đối với trường hợp chấp nhận kết nối hệ thống: Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo, Tổng cục Thuế cử đoàn khảo sát đến địa điểm, cơ sở vật chất triển khai hệ thống thông tin của bên sử dụng thông tin để kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu.
- Trường hợp biên bản kết luận của đoàn khảo sát xác nhận hệ thống thông tin của bên sử dụng thông tin đáp ứng các yêu cầu thì trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, Tổng cục Thuế thông báo bằng văn bản với bên sử dụng thông tin về việc đủ điều kiện kết nối và phối hợp tiến hành kết nối các hệ thống để cung cấp thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử;
- Trường hợp biên bản kết luận của đoàn khảo sát xác nhận hệ thống thông tin của bên sử dụng thông tin không đáp ứng các yêu cầu thì trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, Tổng cục Thuế thông báo bằng văn bản với bên sử dụng thông tin về việc không đủ điều kiện kết nối với Cổng thông tin điện tử.
d) Đối với trường hợp chấp nhận dừng kết nối hệ thống: kể từ ngày gửi thông báo, Tổng cục Thuế phối hợp với bên sử dụng thông tin tiến hành dừng kết nối các hệ thống.
Điều 50. Chấm dứt sử dụng các hình thức cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử
1. Tổng cục Thuế thực hiện việc thu hồi tài khoản truy cập Cổng thông tin điện tử hoặc thu hồi hiệu lực sử dụng hình thức nhắn tin của số điện thoại di động trong các trường hợp sau:
a) Khi có đề nghị từ đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin;
b) Thời hạn sử dụng đã hết;
c) Tài khoản truy cập Cổng thông tin điện tử hoặc số điện thoại di động không thực hiện việc tra cứu thông tin trong thời gian 06 tháng liên tục;
d) Phát hiện trường hợp sử dụng thông tin hóa đơn điện tử không đúng mục đích, phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của bên sử dụng thông tin, không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Tổng cục Thuế thực hiện việc dừng kết nối hệ thống của bên sử dụng thông tin với Cổng thông tin điện tử trong các trường hợp sau:
a) Khi có đề nghị từ đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin;
b) Phát hiện trường hợp sử dụng thông tin hóa đơn điện tử không đúng mục đích, phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của bên sử dụng thông tin, không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Chậm nhất là 05 ngày làm việc trước thời điểm chính thức chấm dứt sử dụng các hình thức cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử của bên sử dụng thông tin (trừ trường hợp đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin có đề nghị bằng văn bản), Tổng cục Thuế thông báo bằng văn bản cho đầu mối đăng ký của bên sử dụng thông tin về việc chấm dứt sử dụng các hình thức cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử, nêu rõ lý do của việc chấm dứt sử dụng.
Điều 51. Thời hạn cung cấp thông tin hóa đơn điện tử
Trong thời gian không quá 05 phút kể từ khi nhận được yêu cầu, Cổng thông tin điện tử phản hồi cho bên sử dụng thông tin:
1. Thông tin hóa đơn điện tử
Thông báo lý do trong trường hợp hệ thống gặp sự cố hoặc không có thông tin hóa đơn điện tử.
2. Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin với số liệu lớn thì thời hạn cung cấp thông tin hóa đơn điện tử do Tổng cục Thuế thông báo.
Điều 52. Trách nhiệm của Tổng cục Thuế
1. Xây dựng, triển khai, quản lý vận hành Cổng thông tin điện tử, cụ thể:
a) Bảo đảm cho tổ chức, cá nhân truy cập thuận tiện; có công cụ tìm kiếm thông tin, dữ liệu dễ sử dụng và cho kết quả đúng nội dung cần tìm kiếm;
b) Bảo đảm khuôn dạng thông tin, dữ liệu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định để dễ dàng tải xuống, hiển thị nhanh chóng và in ấn bằng các phương tiện điện tử phổ biến;
c) Đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục, ổn định, đảm bảo an toàn thông tin;
d) Chủ trì thực hiện việc hướng dẫn sử dụng, hỗ trợ vận hành hệ thống.
2. Quản lý việc đăng ký sử dụng thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử của bên sử dụng thông tin.
3. Triển khai, công bố địa chỉ thư điện tử và số điện thoại phục vụ việc cung cấp thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử.
4. Xây dựng, công bố các yêu cầu kỹ thuật để kết nối với Cổng thông tin hóa đơn điện tử.
5.  Trường hợp tạm ngừng cung cấp thông tin hóa đơn điện tử, Tổng cục Thuế thực hiện thông báo với các bên sử dụng thông tin. Nội dung thông báo phải nêu rõ khoảng thời gian dự kiến phục hồi các hoạt động cung cấp thông tin.
Điều 53. Trách nhiệm của bên sử dụng thông tin
1. Sử dụng thông tin hóa đơn điện tử đúng mục đích, phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của bên sử dụng thông tin, đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Trang bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật để bảo đảm thực hiện việc tra cứu, kết nối, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử.
3. Thực hiện đăng ký để được cấp quyền truy cập, khai thác, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử.
4. Quản lý, bảo mật thông tin tài khoản truy cập Cổng thông tin điện tử, số điện thoại nhận tin nhắn tra cứu thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử do Tổng cục Thuế cấp.
5.  Đảm bảo việc xây dựng, triển khai, vận hành hệ thống tiếp nhận thông tin hóa đơn điện tử.
Điều 54. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện việc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử của các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại Quy chế này được cấp từ ngân sách nhà nước trên cơ sở dự toán kinh phí hàng năm được phê duyệt cho các cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật.
Chương V
QUYỀN, NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỰNG HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ
Điều 55. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
1. Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có quyền:
a) Tạo hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để sử dụng nếu đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14;
b) Sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nếu thuộc trường hợp và đối tượng quy định tại khoản 1, 3, 4 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14;
c) Sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in theo quy định tại Điều 24 Nghị định này;
d) Sử dụng hóa đơn hợp pháp để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh;
đ) Khiếu kiện các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm các quyền tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn hợp pháp.
2. Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ:
a)  Lập và giao hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng;
b) Quản lý các hoạt động tạo hóa đơn theo quy định tại Nghị định này;
c)  Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Điều 15 Nghị định này nếu sử dụng hóa đơn điện tử và chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế trong trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 22 Nghị định này;
d)  Công khai cách thức tra cứu, nhận file gốc hóa đơn điện tử của người bán tới người mua hàng hóa, dịch vụ;
đ) Báo cáo việc sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong trường hợp mua hóa đơn của cơ quan thuế theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này;
e) Gửi gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế đối với trường hợp mua hóa đơn của cơ quan thuế theo Mẫu số 01/TH-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.
Điều 56. Trách nhiệm của người mua hàng hóa, dịch vụ
1. Yêu cầu người bán lập và giao hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ.
2. Cung cấp chính xác thông tin cần thiết để người bán lập hóa đơn.
3. Ký các liên hóa đơn đã ghi đầy đủ nội dung trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc người mua ký trên hóa đơn.
4. Sử dụng hóa đơn đúng mục đích.
5. Cung cấp thông tin trên hóa đơn cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, trường hợp sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thì phải cung cấp hóa đơn bản gốc, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì thực hiện quy định về việc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử.
Điều 57. Trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử
1. Tổng cục Thuế có trách nhiệm:
a) Xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử, hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ điện tử để phục vụ công tác quản lý thuế, phục vụ công tác quản lý nhà nước của các cơ quan khác của nhà nước (công an, quản lý thị trường, bộ đội biên phòng, các cơ quan có liên quan), phục vụ nhu cầu xác minh, đối chiếu hóa đơn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân;
b) Thông báo các loại hóa đơn, chứng từ đã được phát hành, được báo mất, không còn giá trị sử dụng.
2. Cục Thuế địa phương có trách nhiệm:
a) Quản lý hoạt động tạo, phát hành hóa đơn, chứng từ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn;
b) Đặt in, phát hành các loại hóa đơn để bán cho các đối tượng theo quy định tại Nghị định này;
c) Thanh tra, kiểm tra hoạt động tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn, chứng từ trên địa bàn.
3. Chi cục Thuế địa phương có trách nhiệm:
a) Kiểm tra việc sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; sử dụng chứng từ điện tử trong phạm vi được phân cấp quản lý thuế;
b) Theo dõi, kiểm tra hoạt động hủy hóa đơn, chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính trong phạm vi được phân cấp quản lý thuế.
Điều 58. Trách nhiệm chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử
1. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh ở các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo định dạng dữ liệu do Tổng cục Thuế công bố.
2. Các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp dữ liệu điện tử về giao dịch thanh toán qua tài khoản của các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan thuế việc cung cấp thông tin khách hàng thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân hàng.
3. Tổ chức sản xuất, nhập khẩu những sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc đối tượng sử dụng tem theo quy định của pháp luật thực hiện kết nối thông tin về in và sử dụng tem, tem điện tử giữa tổ chức sản xuất, nhập khẩu với cơ quan quản lý thuế. Thông tin về in, sử dụng tem điện tử là cơ sở để lập, quản lý và xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử. Các đối tượng sử dụng tem có trách nhiệm chi trả chi phí in và sử dụng tem theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4. Các tổ chức, đơn vị: Cơ quan quản lý thị trường, Tổng cục quản lý đất đai, Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam, cơ quan công an, giao thông, y tế và các cơ quan khác có liên quan kết nối chia sẻ thông tin, dữ liệu liên quan cần thiết trong lĩnh vực quản lý của đơn vị với Tổng cục Thuế để xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 59. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.
2. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tiếp tục có hiệu lực thi hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022.
3. Bãi bỏ Khoản 2Khoản 4 Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020.
4. Bãi bỏ Khoản 12 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
5. Việc quản lý, sử dụng hóa đơn bán tài sản công khi xử lý tài sản công (hóa đơn bằng giấy do Bộ Tài chính đặt in) tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
6. Việc quản lý, sử dụng hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia khi bán hàng dự trữ quốc gia (hóa đơn bằng giấy) tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-BTC ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính. Trường hợp có thông báo chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia thì các đơn vị thực hiện chuyển đổi theo quy định.
Điều 60. Xử lý chuyển tiếp
1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, đã mua hóa đơn của cơ quan thuế trước ngày Nghị định này được ban hành thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đang sử dụng kể từ ngày Nghị định này được ban hành đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022 và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 nàm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Trường hợp từ ngày Nghị định này được ban hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này hoặc Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018, nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng. Cơ quan thuế xây dựng dữ liệu hóa đơn của các cơ sở kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn.
2. Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày Nghị định này được ban hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này thì cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì thực hiện như các cơ sở kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều này.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Điều này.
Điều 61. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố thực hiện triển khai việc kết nối thông tin từ máy tính tiền để quản lý doanh thu bán lẻ của các hộ, cá nhân kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển khai thực hiện Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn phối hợp để triển khai thực hiện Nghị định này./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, KTTH (2b).

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

Phụ lục IA

HỒ SƠ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ - NGƯỜI NỘP THUẾ
(Kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ)

_____________________

 

Mẫu số

Tên hồ sơ, mẫu biểu

Điều, Chương có liên quan

1. Hóa đơn điện tử

 

01/ĐKTĐ-HĐĐT

Tờ khai đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử

Điều 15

04/SS-HĐĐT

Thông báo hóa đơn điện tử có sai sót

Điều 19

06/ĐN-PSĐT

Đơn đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của CQT theo từng lần phát sinh

Khoản 2 Điều 13

01/TH-HĐĐT

Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử

Khoản 2 Điều 22

03/DL-HĐĐT

Tờ khai dữ liệu hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra

Khoản 1 Điều 60

2. Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in

 

02/ĐN-HĐG

Đơn đề nghị mua hóa đơn

Điều 24

02/CK-HĐG

Cam kết

Điều 24

02/HUY-HĐG

Thông báo kết quả tiêu hủy hóa đơn giấy

Điều 27

BC21/HĐG

Báo cáo mất, cháy, hỏng hóa đơn giấy

Điều 28

BC26/HĐG

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn giấy

Điều 29

BK02/CĐĐ-HĐG

Bảng kê hóa đơn chưa sử dụng của tổ chức, cá nhân chuyển địa điểm kinh doanh khác địa bàn cơ quan thuế quản lý

Khoản 3 Điều 29

BK02/QT-HĐG

Bảng kê chi tiết hóa đơn của tổ chức, cá nhân đến thời điểm quyết toán hóa đơn

Khoản 2 Điều 29

3. Biên lai

01/ĐKTĐ-BL

Tờ khai đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng biên lai

Điều 34

02/PH-BLG

Thông báo phát hành biên lai

Khoản 3 Điều 35

02/ĐCPH-BLG

Thông báo điều chỉnh thông tin tại Thông báo phát hành biên lai

Khoản 4 Điều 35

02/BK-BLG

Bảng kê biên lai khi chuyển địa điểm

Điều 35

02/UN-BLG

Thông báo về việc ủy nhiệm/chấm dứt ủy nhiệm lập biên lai thu tiền phí, lệ phí

Điều 36

BC26/BLĐT

Báo cáo tình hình sử dụng biên lai phí, lệ phí điện tử.

Điều 37

BC26/BLG

Báo cáo tình hình sử dụng biên lai phí, lệ phí

Điều 37

02/HUY-BLG

Thông báo kết quả tiêu hủy biên lai

Điều 38

BC21/BLG

Báo cáo mất, cháy, hỏng biên lai

Điều 39

Mẫu số: 01ĐKTĐ/HĐĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

TỜ KHAI

Đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử

__________

 Đăng ký mới

 Thay đổi thông tin

 

Tên người nộp thuế:

…………………….

Mã số thuế:

………………………….

Cơ quan thuế quản lý:

…………………………

Người liên hệ:

…………………….

Điện thoại liên hệ:.....................

Địa chỉ liên hệ:

…………………………

Thư điện tử:.........

Theo Nghị định số ..../2020/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2020 của Chính phủ, chúng tôi/tôi thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử. Chúng tôi/tôi đăng ký/thay đổi thông tin đã đăng ký với cơ quan thuế về việc sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

1. Hình thức hóa đơn:

□ Có mã của cơ quan thuế

□ Không có mã của cơ quan thuế

2. Hình thức gửi dữ liệu hóa đơn điện tử:

a. □ Trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã không phải trả tiền dịch vụ theo khoản 1 Điều 14 của Nghị định:

□ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

□ Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi Bộ Tài chính trừ doanh nghiệp hoạt động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

b. □ Trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế:

□ Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử trực tiếp đến cơ quan thuế (điểm b1, khoản 3, Điều 22 của Nghị định).

□ Thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử (điểm b2, khoản 3, Điều 22 của Nghị định).

3. Phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử:

□ Chuyển đầy đủ nội dung từng hóa đơn.

□ Chuyển theo bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử (điểm a1, khoản 3, Điều 22 của Nghị định).

4. Loại hóa đơn sử dụng:

□ Hóa đơn GTGT

□ Hóa đơn bán hàng

□ Hóa đơn bán tài sản công

□ Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia

□ Các loại hóa đơn khác

□ Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn.

5. Danh sách chứng thư số sử dụng:

STT

Tên tổ chức cơ quan chứng thực /cấp/công nhận chữ ký số, chữ ký điện tử

Số sê-ri chứng thư

Thời hạn sử dụng chứng thư số

Hình thức đăng ký (Thêm mới, gia hạn, ngừng sử dụng)

Từ ngày

Đến ngày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Đăng ký ủy nhiệm lập hóa đơn

STT

Tên loại hóa đơn ủy nhiệm

Ký hiệu mẫu hóa đơn

Ký hiệu hóa đơn ủy nhiệm

Tên tổ chức được ủy nhiệm

Mục đích ủy nhiệm

Thời hạn ủy nhiệm

Phương thức thanh toán hóa đơn ủy nhiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

 

 

 

 

 

 

 

 

                       
 

Chúng tôi cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung nêu trên và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật./.

 

 

...., ngày...tháng…năm…

NGƯỜI NỘP THUẾ

(Chữ ký số người nộp thuế)

 

 

 

Mẫu số: 04/SS-HĐĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

THÔNG BÁO HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CÓ SAI SÓT

Kính gửi: (Cơ quan thuế)

 

Tên người nộp thuế:......................................................................................................

Mã số thuế:....................................................................................................................

Người nộp thuế thông báo về việc hóa đơn điện tử có sai sót như sau:

STT

CQT cấp

Ký hiệu mẫu hóa đơn và ký hiệu hóa đơn

Số hóa đơn điện tử

Ngày lập hóa đơn

Loại áp dụng hóa đơn điện tử

Hủy/ Điều chỉnh/ Thay thế/ Giải trình

Lý do

1

2

3

4

5

6

7

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: (2): Mã CQT cấp đối với hóa đơn có mã của CQT, hóa đơn không có mã của CQT để trống,

 

 

 

...., ngày...tháng…năm…

NGƯỜI NỘP THUẾ

(Chữ ký số của người nộp thuế)

 

Mẫu số: 06/ĐN-PSĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

ĐỀ NGHỊ CẤP HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CÓ MÃ CỦA CƠ QUAN THUẾ
(Theo từng lần phát sinh)

Kính gửi:......................................

 

I. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP HÓA ĐƠN THEO TỪNG LẦN PHÁT SINH

1. Tên tổ chức, cá nhân:................................................................................................

2. Địa chỉ liên hệ: …………………………………

Địa chỉ thư điện tử:.............................. Điện thoại liên hệ:.............................................

3. Số Quyết định thành lập tổ chức (nếu có):

Cấp ngày:........................................... Cơ quan cấp:.....................................................

4. Mã số thuế (nếu có):.................................. ...............................................................

5. Tên người nhận hóa đơn (Trường hợp là cá nhân thì tên người nhận hóa đơn là cá nhân đề nghị cấp hóa đơn): ...................

6. Số CMND/CCCD/Hộ chiếu người đi nhận hóa đơn

Ngày cấp:................. ......... ,....................... Nơi cấp:    .........................................

II. DOANH THU PHÁT SINH TỪ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG HÓA, CUNG ỨNG DỊCH VỤ

1. Tên hàng hóa, dịch vụ:...............................................................................................

2. Tên người mua hàng hóa, dịch vụ:..............................................................................

3. Địa chỉ người mua hàng hóa, dịch vụ:.........................................................................

4. Mã số thuế người mua hàng hóa, dịch vụ:...................................................................

5. Số, ngày hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ (nếu có):.............................................

6Doanh thu phát sinh:..............................................................................................

Chúng tôi xin cam kết:

- Các kê khai trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu khai sai hoặc không đầy đủ thì cơ quan thuế có quyền từ chối cấp hóa đơn.

- Quản lý hóa đơn do cơ quan Thuế phát hành đúng quy định của Nhà nước. Nếu vi phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

...., ngày. …tháng...năm...

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Chữ ký số, chữ ký điện tử của người nộp thuế)

 

Mẫu số: 01/TH-HĐĐT

BẢNG TỔNG HỢP DỮ LIỆU HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ GỬI CƠ QUAN THUẾ

 

[01] Kỳ dữ liệu: Tháng …năm… hoặc quý...năm...

[02] Lần đầu [ ]           [03] Bổ sung lần thứ [ ]                       [04] Sửa đổi lần thứ [ ]

 

[05] Tên người nộp thuế: …………………………

[06] Mã số thuế:

                         

Số:……..

STT

Ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn

Số hóa đơn

Ngày tháng năm lập hóa đơn

Tên người mua

Mã số thuế người mua/mã khách hàng

Mặt hàng

Số lượng hàng hóa

Tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra chưa có thuế GTGT

Thuế suất thuế GTGT

Tổng số thuế

GTGT

Tổng tiền thanh toán

Trạng thái

Thông tin hóa đơn liên quan

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

 

X

1

1/1/2020

Nguyễn A

 

 

 

 

 

 

100

Mới

 

 

 

W

1

1/1/2020

Nguyễn D

 

 

 

 

 

 

10

Mới

 

 

 

Z

1

1/1/2020

Nguyễn C

 

 

 

 

 

 

30

Sửa thông tin trên bảng kê (Không phải hủy hóa đơn hoặc sai sót do tổng hợp dữ liệu từ hóa đơn lên bảng tổng hợp bị sai)

Z1

 

 

A

1

1/1/12020

Nguyễn B

 

 

 

 

 

 

20

Hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã bị hủy

Y1

 

 

Tôi cam đoan tài liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu đã khai./.

 

 

Ngày....... tháng.       năm....

NGƯỜI NỘP THUẾ

(Chữ ký số của người nộp thuế)

 

Ghi chú:

- Trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 14 Điều 10 Nghị định thì bỏ trống các chỉ tiêu không có trên hóa đơn.

- [03] Bổ sung Mẫu bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn trường hợp dữ liệu tổng hợp thiếu cần bổ sung.

- [04] Sửa đổi lần thứ [ ] trường hợp mẫu bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn đã gửi có sai sót.

- Chỉ tiêu (6): người bán điền mã số thuế đối với người mua là tổ chức kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mã số thuế, trường hợp là cá nhân tiêu dùng cuối cùng không có mã số thuế thì để trống; mã khách hàng đối với trường hợp bán điện, nước cho khách hàng không có mã số thuế.

 

Mẫu số 03/DL-HĐĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

TỜ KHAI

DỮ LIỆU HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ BÁN RA

 

[01] Kỳ tính thuế: tháng........... năm........ hoặc quý........... năm........

[02] Tên người nộp thuế: ………………………………………….

[03] Mã số thuế:

                         

[04] Tên đại lý thuế (nếu có): ...............................

[05] Mã số thuế:

                         

Đơn vị tiền: đồng Việt Nam

STT

Hóa đơn, chứng từ bán ra

Tên người mua

Mã số thuế người mua

Doanh thu chưa có thuế GTGT

Thuế GTGT

Ghi chú

Số hóa đơn

Ngày, tháng, năm lập hóa đơn

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

1. Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT):

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

2. Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 0%:

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

3. Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5%:

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

4. Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 10%:

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

Tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT (*): .............

Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra (**): ……………… 

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

 

 

...., ngày…tháng…năm...

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Chữ ký số, chữ ký điện tử của người nộp thuế)

 

 

____________________

Ghi chú:

(*) Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT là tổng cộng số liệu tại cột 6 của dòng tổng của các chỉ tiêu 2, 3, 4.

(**) Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra là tổng cộng số liệu tại cột 7 của dòng tổng của các chỉ tiêu 2, 3, 4.

 

Mẫu số: 02/ĐN-HĐG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

..., ngày...tháng…năm                      …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ MUA HÓA ĐƠN

Kính gửi:..............

 

I. TỔ CHỨC, HỘ, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ MUA HÓA ĐƠN

1. Tên doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân:...........................................................  

2. Mã số thuế:....................................................................................................................

3. Địa chỉ trụ sở chính:........................................................................................................

4. Địa chỉ nhận thông báo thuế:...........................................................................................

5. Số điện thoại liên hệ:

Cố định...................   Di động: ..............  

6. Người đại diện theo pháp luật:........................................................................................

7. Vốn điều lệ (ghi theo số đã góp đủ);.................................................................................

8. Số lượng lao động:...................................................................................    ..................

9. Tên người mua hóa đơn (người có tên trong đơn hoặc người được doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, chủ hộ kinh doanh ủy quyền bằng giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật):

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu người mua hóa đơn:

Ngày cấp:......................................... Nơi cấp:.................................................................

II. SỐ LƯỢNG HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ ĐỀ NGHỊ MUA

Đề nghị cơ quan thuế bán hóa đơn để sử dụng theo số lượng và loại như sau:

Đơn vị tính: số

STT

Loại hóa đơn

Tồn đầu kỳ trước

Số lượng mua kỳ trước

Sử dụng trong kỳ

Còn cuối kỳ

Số lượng mua kỳ này

Sử dụng

Mất/ cháy/ hỏng

Hủy

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin cam kết:

Đã nghiên cứu kỹ các quy định trong Luật thuế, Nghị định .../…/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số ..../.../TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa cung ứng dịch vụ.

Quản lý và sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế phát hành đúng quy định. Nếu vi phạm tổ chức, cá nhân xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ, tên)

 

 

Ghi chú: Hộ, cá nhân kinh doanh không cần đóng dấu.

 

Mẫu số: 02/CK-HĐG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

CAM KẾT

Kính gửi: (Tên cơ quan thuế quản lý trực tiếp)

 

Tên người nộp thuế:......................................................................................................

Mã số thuế:....................................................................

Địa chỉ trụ sở chính..........................

Địa chỉ nhận thông báo thuế...........................................................................................

Số điện thoại liên hệ:

Cố định:........................................................................................................................

Di động:........................................................................................................................

Người đại diện theo pháp luật.........................................................................................

Nghề nghiệp/Lĩnh vực hoạt động/Ngành nghề kinh doanh chính:

Chúng tôi cam kết địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực tế phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.

Việc khai báo trên là đúng sự thật, nếu phát hiện sai đơn vị xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Ngày...tháng...năm...

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))

 

Mẫu số: 02/HUY-HĐG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

THÔNG BÁO KẾT QUẢ TIÊU HỦY HÓA ĐƠN GIẤY

Kính gửi:......................

 

Tên tổ chức, cá nhân:......................... .........................................................................

Mã số thuế:...............................................................................................................

Địa chỉ:.......................................................................................

Phương pháp hủy hóa đơn:.......................................................................................

Hồi......giờ....ngày....tháng....năm......, (tổ chức, cá nhân) thông báo hủy hóa đơn như sau:

STT

Tên loại hóa đơn

Mẫu số

Ký hiệu hóa đơn

Từ số

Đến số

Số lượng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BIỂU

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ngày...tháng.. …năm...

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

 

Mẫu số: BC21/HĐG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

...., ngày....tháng....năm 20......

BÁO CÁO MẤT, CHÁY, HỎNG HÓA ĐƠN GIẤY

 

Tên tổ chức, cá nhân làm mất, cháy, hỏng hóa đơn:............................................................

Mã số thuế:,..................................................... ................................................................

Địa chỉ:....................................... .....................................................................................

Căn cứ Biên bản mất, cháy, hỏng hóa đơn.

Hồi......... giờ.......... ngày........... tháng........năm............. , (tổ chức, cá nhân) xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn như sau:

STT

Tên loại hóa đơn

Mẫu số

Ký hiệu hóa đơn

Từ số

đến  số

Số lượng

Liên hóa đơn

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

 

 

 

 

 

 

 

Hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ đã sử dụng hoặc chưa sử dụng (đã phát hành hoặc chưa phát hành)

 

 

 

 

 

 

 

 

Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lý do mất, cháy, hỏng hóa đơn:.....................................................................................

Đơn vị cam kết: Việc khai báo trên là đúng sự thật, nếu phát hiện khai sai đơn vị xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

Nơi nhận:

- Cơ quan thuế trực tiếp quản lý;

- Lưu:

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

(Ký đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu số: BC26/HĐG

BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA ĐƠN

(Áp dụng đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh mua hóa đơn giấy của cơ quan Thuế)

_______________

[01] Kỳ tính thuế: Quý....năm…..

 

[02] Người nộp thuế: ………………………………

[03] Mã số thuế:

                         

[04] Địa chỉ: ...............................................

 

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA ĐƠN BÁN HÀNG

 

 

STT

Ký hiệu mẫu hóa đơn

Ký hiệu hóa đơn

Số tồn đầu kỳ, mua/phát hành trong kỳ

Số sử dụng, mất, cháy, hỏng, hủy trong kỳ

Tồn cuối kỳ

Tổng số

Số tồn đầu kỳ

Số mua/ phát hành trong kỳ

Tổng số sử dụng, mất, cháy, hỏng, hủy

 

Trong đó

Số lượng đã sử dụng

Mất/cháy/hỏng

Hủy

Từ số

Đến số

Từ số

Đến số

Từ số

Đến số

Cộng

Số lượng

Số

Số lượng

Số

Từ số

Đến số

Số lượng

[05]

[06]

[07]

[08]

[09]

[10]

[11]

[12]

[13]

[14]

[15]

[16]

[17]

[18]

[19]

[20]

[21]

[22]

[23]

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cam kết báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trên đây là đúng sự thật, nếu sai, đơn vị chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

 

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên:...................

Chứng chỉ hành nghề số:...

 

..., ngày......tháng…. năm....

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

Mẫu số: BK02/QT-HĐG

BẢNG KÊ CHI TIẾT HÓA ĐƠN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐẾN THỜI ĐIỂM QUYẾT TOÁN HÓA ĐƠN
(Đính kèm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn)

 

1. Tên tổ chức, cá nhân:.................................................................................

2. Mã số thuế:.......................................................................................

3. Các loại hóa đơn chưa được sử dụng:........................................................................  

STT

Tên loại hóa đơn

Ký hiệu mẫu

Ký hiệu hóa đơn

Số lượng

Từ số

Đến số

I

HÓA ĐƠN HẾT GIÁ TRỊ SỬ DỤNG

1

Hóa đơn giá trị gia tăng

 

 

100,000

1

100,000

 

 

 

 

 

 

 

II

HÓA ĐƠN ĐĂNG KÝ TIẾP TỤC SỬ DỤNG

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Cơ quan thuế chuyển đến (trường hợp chuyển địa điểm):.....................................

 

 

..., ngày...tháng...năm...

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

Ghi chú: Dùng cho các trường hợp phải quyết toán thuế.

 

 

 

Mẫu số: BK02/CĐĐ-HĐG

BẢNG KÊ HÓA ĐƠN CHƯA SỬ DỤNG CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHUYỂN ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH KHÁC ĐỊA BÀN CƠ QUAN THUẾ QUẢN LÝ
(Đính kèm Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn)

 

1. Tên tổ chức, cá nhân:......................................................................... ........................

2. Mã số thuế: ................................................................................................................

3. Các loại hóa đơn chưa sử dụng: ..................................................................................

STT

Tên loại hóa đơn

Ký hiệu

Mẫu

Ký hiệu hóa đơn

Số lượng

Từ số

Đến số

1

Hóa đơn giá trị gia tăng

 

 

100,000

1

100,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..., ngày...tháng...năm...

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu số: 01/ĐKTĐ-BL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

TỜ KHAI

Đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng biên lai

 

□ Đăng ký mới
□ Thay đổi thông tin

 

Tên người nộp thuế:……………………………………..

Mã số thuế: ……………………………..

Cơ quan thuế quản lý: …………………………

Người liên hệ:…………...           Điện thoại liên hệ: ……………………      

Địa chỉ liên hệ: ……………………Thư điện tử:... ……………………………..

Theo Nghị định số ...../2020/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2020 của Chính phủ, chúng tôi/tôi thuộc đối tượng sử dụng biên lai điện tử. Chúng tôi/tôi đăng ký/thay đổi thông tin đã đăng ký với cơ quan thuế về việc sử dụng biên lai điện tử như sau:

1. Hình thức biên lai:

 Tổ chức, cá nhân phát hành

□ Do cơ quan thuế phát hành

2. Loại hình sử dụng

 Biên lai đặt in

 Biên lai tự in

□  Biên lai hóa đơn điện tử

(Ghi chú: - Nêu cụ thể từng loại, mỗi loại có mấy liên, chức năng sử dụng của từng liên, số lượng từng loại Biên lai, ký hiệu từ số...đến số....

- Đối với Biên lai đặt in ghi rõ: số biên lai này được đặt in tại... (ghi rõ tên nhà in) và đăng ký sử dụng tại địa phương .... từ ngày.....

- Đối với biên lai tự in ghi rõ: số biên lai này đăng ký sử dụng tại địa phương …, từ ngày....;

- Tên hệ thống thiết bị (máy tính, máy in, phần mềm ứng dụng) dùng để in biên lai; bộ phận kỹ thuật hoặc tên nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật tự in biên lai thu tiền phí, lệ phí.

- Đối với biên lai điện tử ghi rõ: Tên phần mềm hoặc giải pháp tạo biên lai điện tử; tên nhà cung cấp giải pháp biên lai thu tiền phí, lệ phí điện tử.)

3. Hình thức gửi dữ liệu biên lai điện tử:

a. □ Trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế

b. □ Trên cổng dịch vụ công quốc gia

c. □ Trên hệ thống ứng dụng thanh toán điện tử của ngân hàng

d. □ Thông qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

4. Tên biên lai sử dụng:

□ Biên lai thu phạt vi phạm hành chính không in sẵn mệnh giá

□ Biên lai thu phạt vi phạm hành chính in sẵn mệnh giá

□ Biên lai thu phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá

□ Biên lai thu phí, lệ phí in sẵn mệnh giá

□ Biên lai thu phí, lệ phí và thu phạt vi phạm hành chính

5. Danh sách chứng thư số sử dụng:

STT

Tên tổ chức cơ quan chứng thực/cấp/công nhận chữ ký số, chữ ký điện tử

Số sê-ri chứng thư

Thời hạn sử dụng chứng thư số

Hình thức đăng ký (Thêm mới, gia hạn, ngừng sử dụng)

Từ ngày

Đến ngày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung nêu trên và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật./.

 

 

..., ngày...tháng.... năm...

NGƯỜI NỘP THUẾ

(Chữ ký số của người nộp thuế)

 

 

 

Mẫu số: 02/PH-BLG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

THÔNG BÁO PHÁT HÀNH BIÊN LAI ĐẶT IN, TỰ IN

 

1. Tên đơn vị phát hành biên lai:............................................................................

2. Mã số thuế (nếu có):,................................................. ....... ...........................................

3. Địa chỉ trụ sở chính:..........................................................................................

4. Điện thoại:............... ......................................................... .........................................................

5. Các loại biên lai đã phát hành:...........................................................................

STT

Tên loại biên lai

Ký hiệu mẫu biên lai

Ký hiệu biên lai

Số lượng

Từ số

Đến số

Ngày bắt đầu sử dụng

Hợp đồng in/Hợp đồng cung ứng phần mềm tự in biên lai số.... ngày....

Doanh nghiệp in hoặc cung ứng phần mềm in biên lai

Tên

MST

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

Ví dụ: Biên lai thu các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Tên cơ quan thuế tiếp nhận thông báo:..............................................................

 

 

Ngày........... tháng...... năm....

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu số: 02/ĐCPH-BLG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________

THÔNG BÁO ĐIỀU CHỈNH THÔNG TIN

TẠI THÔNG BÁO PHÁT HÀNH BIÊN LAI ĐẶT IN, TỰ IN

 

1. Tên cơ quan phát hành biên lai:

2. Mã số thuế (nếu có):

3. Địa chỉ trụ sở chính:

Ngày........ tháng.......... năm..... (cơ quan thu các khoản phí, lệ phí) đã có thông báo phát hành biên lai. Nay (cơ quan thu các khoản phí, lệ phí) đăng ký thông tin thay đổi như sau:

STT

Thông tin thay đổi

Thông tin cũ

Thông tin mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Tên cơ quan thuế tiếp nhận thông báo................................. .........................................

 

 

Ngày...... tháng...... năm....

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số: 02/BK-BLG

BẢNG KÊ BIÊN LAI CHƯA SỬ DỤNG CỦA CƠ QUAN THU PHÍ, LỆ PHÍ CHUYỂN ĐỊA BÀN KHÁC ĐỊA BÀN CƠ QUAN THUẾ QUẢN LÝ

 

1. Tên cơ quan thu các khoản phí, lệ phí: .....................................................................  

2. Mã số thuế (nếu có):...........................................................................

3. Các loại biên lai chưa sử dụng: ......................................................................

STT

Tên loại biên lai

Ký hiệu mẫu

Ký hiệu biên lai

Số lượng

Từ số

Đến số

1

Biên lai thu các khoản phí, lệ phí đặt in

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…., Ngày........ tháng...... năm....

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

 

Mẫu số: 02/UN-BLG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

THÔNG BÁO

Về việc ủy nhiệm/chấm dứt ủy nhiệm lập biên lai thu tiền phí, lệ phí

______________

 

I. Tên đơn vị ủy nhiệm/chấm dứt ủy nhiệm biên lai:

1. Mã số thuế (nếu có):

2. Địa chỉ trụ sở chính:

3. Điện thoại:

II. Tên đơn vị nhận ủy nhiệm/chấm dứt ủy nhiệm biên lai:

1. Mã số thuế (nếu có):

2. Địa chỉ trụ sở chính:

3. Điện thoại:

III. Nội dung ủy nhiệm/chấm dứt ủy nhiệm lập biên lai: (ủy nhiệm/chấm dứt ủy nhiệm)

STT

Tên loại biên lai

Ký hiệu mẫu biên

lai

Ký hiệu biên lai

Số lượng

Từ số

Đến số

Thời hạn

Mục đích

Phương thức giao nhận hoặc

phương thức cài đặt (nếu là

biên lai tự in hoặc điện tử)

Phương thức thanh toán biên lai ủy nhiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

Ví dụ: Biên lai thu tiền phí, lệ phí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Tên cơ quan thuế tiếp nhận thông báo:

………………………………………………………………….

 

ĐƠN VỊ NHẬN ỦY NHIỆM

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

..... Ngày........tháng....năm.......

ĐƠN VỊ ỦY NHIỆM/CHẤM DỨT ỦY NHIỆM

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số: BC26/BLĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIÊN LAI THU PHÍ, LỆ PHÍ

Kỳ tính thuế: Quý....năm ….

 

1. Tên đơn vị:....................................................................................

2. Mã số thuế (nếu có):......................................................................................................

3. Địa chỉ:..................................................

Đơn vị tính: số

STT

Tên loại biên lai

Ký hiệu mẫu biên lai

Ký hiệu biên lai

Số biên lai sử dụng trong kỳ

Tổng số sử dụng

Hủy

Tổng số

Từ số

Đến số

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cam kết báo cáo tình hình sử dụng biên lai trên đây là đúng sự thật, nếu sai, đơn vị chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

...., ngày...tháng…năm...

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

Mẫu số: BC26/BLG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIÊN LAI THU PHÍ, LỆ PHÍ

Kỳ tính thuế: Quý....năm....

 

1. Tên đơn vị............................................. ....................... .

2. Mã số thuế (nếu có): ……………………………..

3. Địa chỉ:.............................................................................

Đơn vị tính: số

STT

Tên loại biên lai

Ký hiệu mẫu biên lai

Ký hiệu biên lai

Số tồn đầu kỳ, mua/ phát hành trong kỳ

Số sử dụng, mất, cháy, hỏng, hủy trong kỳ

Tồn cuối kỳ

Tổng số

Số tồn đầu kỳ

Số mua/ phát hành trong kỳ

Tổng số sử dụng, mất/ hỏng/cháy, hủy

Trong đó

Đã sử dụng

Mất/hỏng/ cháy

Hủy

Tổng số

Từ số

Đến

số

Từ số

Đến số

Từ số

Đến số

Cộng

Số lượng

Số

Số lượng

Số

Từ số

Đến

số

Số lượng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

 

Ví dụ: Biên lai thu các khoản phí, lệ phí không in sẵn mệnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cam kết báo cáo tình hình sử dụng biên lai trên đây là đúng sự thật, nếu sai, đơn vị chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.

 

NGƯỜI LẬP BIU

(Ký, ghi rõ họ, tên)

......., ngày........ tháng..... năm…

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

 

Mẫu số: 02/HUY-BLG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

THÔNG BÁO KẾT QUẢ TIÊU HỦY BIÊN LAI GIẤY

Kính gửi: .......................

 

Tên tổ chức, cá nhân:......................... ............... ........................................................

Mã số thuế:............................ ..................................... ......................... ....................

Địa chỉ:................................................... .....................................................................

Phương pháp hủy hóa đơn:.............................................................................

Hồi.......giờ.........ngày....tháng...... năm...... (tổ chức, cá nhân) thông báo hủy biên lai như sau:

STT

Tên loại biên lai

Mẫu số

Ký hiệu biên lai

Từ số

Đến số

Số lượng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BIỂU

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ngày....tháng....năm....

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

Mẫu số: BC21/BLG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

BÁO CÁO MẤT, CHÁY, HỎNG BIÊN LAI

 

1. Tên tổ chức, cá nhân làm mất, cháy, hỏng biên lai:......................................................

2. Mã số thuế (nếu có):......................................... ............................ ............... ..........

3. Địa chỉ: ..................................

Căn cứ Biên bản mất, cháy, hỏng biên lai.

Hồi .....giờ....... ngày......... tháng.....năm...., (tổ chức, cá nhân) xảy ra việc mất, cháy, hỏng biên lai như sau:

STT

Tên loại biên lai

Mẫu số

Ký hiệu biên lai

Từ số

Đến s

Số lượng

Liên biên lai

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lý do mất, cháy, hỏng biên lai:........................................................................................

 

 

Ngày....tháng...năm....

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Phụ lục IB

DANH MỤC THÔNG BÁO CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ THU
(Kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ)

_______________

Mẫu số

Tên hồ sơ, mẫu biểu

Điều, Chương có liên quan

1. Hóa đơn, chứng từ điện tử

 

01/TB-TNĐT

về việc tiếp nhận/không tiếp nhận <tờ khai đăng ký /thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử/biên lai điện tử>

Khoản 1 Điều 15

01/TB-ĐKĐT

Thông báo về việc chấp nhận/không chấp nhận đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử/biên lai điện tử

Khoản 1 Điều 15

01/TB-SSĐT

Thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý về việc hóa đơn điện tử đã lập có sai sót

Khoản 1 Điều 19

01/TB-RSĐT

Thông báo về hóa đơn điện tử cần rà soát

Khoản 3 Điều 19

01/TB-KTDL

Thông báo về việc kết quả kiểm tra dữ liệu hóa đơn điện tử

Khoản 3 Điều 15

01/TB-KTT

Thông báo về việc hết thời gian sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không thu tiền và chuyển sang thông qua Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế/qua ủy thác tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử; không thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế

Khoản 5 Điều 15

2. Hóa đơn, chứng từ giấy

02TB/PH-HĐG

Thông báo phát hành hóa đơn dành cho cơ quan thuế

Khoản 3 Điều 24

Mẫu số: 01/TB-TNĐT

B TÀI CHÍNH

TỔNG CỤC THUẾ

________

Số:/TB-HĐĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

 …, ngàythángnăm

 

                                                                                 

THÔNG BÁO
Về việc tiếp nhận/không tiếp nhận<tờ khai đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử/biên lai điện tử>

 

Kính gửi:

<Tên người nộp thuế: ...>

<Mã số thuế của NNT:....>

 

<Trường hợp 1: Trường hợp tiếp nhận Tờ khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử/biên lai điện tử >

Căn cứ <Tờ khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử/biên lai điện tử - Mẫu số 01- Ban hành kèm theo Nghị định số... NĐ-CP> của người nộp thuế (NNT) gửi tới cơ quan thuế lúc... giờ... phút ngày ... tháng ... năm...., cơ quan thuế tiếp nhận <Tờ khai Mẫu số 01 đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử/biên lai điện tử> của NNT, cụ thể như sau:

- Tên tờ khai:............................................................................ ...........................................

- Mã giao dịch điện tử:..........................................................................................................

Tờ khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử/biên lai điện tử của người nộp thuế đã được cơ quan thuế tiếp nhận vào lúc...giờ...phút ngày...tháng...năm... Tờ khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử/biên lai điện tử của người nộp thuế sẽ được cơ quan thuế tiếp tục kiểm tra.

Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế tiếp nhận Tờ khai ghi trên thông báo này, cơ quan thuế sẽ trả Thông báo Mẫu 02 ban hành kèm theo Nghị định số .... về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký của NNT, trường hợp không chấp nhận, cơ quan thuế nêu rõ lý do không chấp nhận.

<Trường hợp 2: Trường hợp không tiếp nhận Tờ khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử biên lai điện tử>

Căn cứ <Tờ khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử/biên lai điện tử - Mẫu số 01 - Ban hành kèm theo Nghị định số .../NĐ-CP> của người nộp thuế (NNT) gửi tới cơ quan thuế lúc... giờ... phút ngày ... tháng ... năm...., cơ quan thuế không tiếp nhận <Tờ khai Mẫu số 01 đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử/biên lai điện tử> của NNT, cụ thể như sau:

- Tên tờ khai:.....................................................................................................................

- Mã giao dịch điện tử:........................................................................................................

- Lý do không tiếp nhận:.....................................................................................................

<Trường hợp 3: Trường hợp tiếp nhận Tờ khai đăng ký thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử/biên lai điện tử>

Căn cứ <Tờ khai đăng ký thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử/biên lai điện tử - Mẫu số 01- Ban hành kèm theo Nghị định số .../NĐ-CP> của người nộp thuế (NNT) gửi tới cơ quan thuế lúc... giờ... phút ngày ... tháng ... năm...., cơ quan thuế tiếp nhận <Tờ khai Mẫu số 01 đăng ký thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử/biên lai điện tử> của NNT, cụ thể như sau:

- Tên tờ khai: .....................

- Mã giao dịch điện tử: ………………

Tờ khai đăng ký thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử/biên lai điện tử của người nộp thuế đã được cơ quan thuế tiếp nhận vào lúc...giờ...phút ngày...tháng...năm... Tờ khai đăng ký thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử/biên lai điện tử của người nộp thuế sẽ được cơ quan thuế tiếp tục kiểm tra.

Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế tiếp nhận Tờ khai ghi trên thông báo này, cơ quan thuế sẽ trả Thông báo Mẫu 02 ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký của NNT, trường hợp không chấp nhận, cơ quan thuế nêu rõ lý do không chấp nhận.

<Trường hợp 4: Trường hợp không tiếp nhận Tờ khai đăng ký thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử/biên lai điện tử>

Căn cứ <Tờ khai đăng ký thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử/biên lai điện tử - Mẫu số 01- Ban hành kèm theo Nghị định số .../NĐ-CP> của người nộp thuế (NNT) gửi tới cơ quan thuế lúc... giờ... phút ngày ... tháng ... năm...., cơ quan thuế không tiếp nhận <Tờ khai Mẫu số 01 đăng ký thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử/biên lai điện tử> của NNT, cụ thể như sau:

- Tên tờ khai:........................................................................................................................

- Mã giao dịch điện tử;.....................     

- Lý do không chấp nhận:........................................................

Trường hợp NNT/Quý đơn vị cần biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng truy cập theo đường dẫn <http://www.xxx.gdt.gov.vn> hoặc liên hệ với <tên cơ quan thuế giải quyết hồ sơ> để được hỗ trợ.

Cơ quan thuế thông báo để người nộp thuế biết và thực hiện./.

 

 

<Chữ ký số của Tổng cục Thuế>

 

Ghi chú:

Chữ in nghiêng trong dấu <> nhằm mục đích giải thích rõ.

NNT chọn trường hợp thông báo tương ứng.

Mẫu số: 01/TB-ĐKĐT

TÊN CƠ QUAN THUẾ CẤP TRÊN

TÊN CƠ QUAN THUẾ RA THÔNG BÁO

_________

Số: …/TB-....

CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

 …., ngàythángnăm….

 

THÔNG BÁO

Về việc chấp nhận/không chấp nhận đăng ký/ thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử/biên lai điện tử

__________

Kính gửi:

(Họ tên người nộp thuế:......)

(Mã số thuế của NNT:....)

 

Sau khi xem xét tờ khai đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử/biên lai điện tử ngày..../..../20…

Cơ quan thuế thông báo (chấp nhận/không chấp nhận) đề nghị đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử/biên lai điện tử của đơn vị.

(Trong trường hợp chấp nhận người nộp thuế đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử/biên lai điện tử thì ghi: Tài khoản đã được gửi đến hộp thư điện tử của người nộp thuế/điện thoại liên hệ, đề nghị người nộp thuế thực hiện khai báo các thông tin liên quan theo nội dung hướng dẫn của cơ quan thuế tại thư điện tử này).

(Trong trường hợp không chấp nhận doanh nghiệp đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử/biên lai điện tử thì ghi: Cơ quan thuế không chấp nhận người nộp thuế đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử/biên lai điện tử). Lý do: (Lý do không chấp nhận).

(Trong trường hợp ủy thác qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thì cơ quan thuế thông báo người nộp thuế đăng ký giao dịch sử dụng hóa đơn điện tử miễn phí qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử). (Tên, địa chỉ đăng ký).

Cơ quan thuế thông báo để người nộp thuế biết, thực hiện./.

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THU RA THÔNG BÁO

(Chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan thuế)

 

Mẫu số: 01/TB-SSĐT

TÊN CƠ QUAN THUẾ CẤP TRÊN

TÊN CƠ QUAN THUẾ RA THÔNG BÁO

_________

Số:/TB-....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

 …., ngàythángnăm….

 

                                                                        

THÔNG BÁO

Về việc tiếp nhận và kết quả xử lý về việc hóa đơn điện tử đã lập có sai sót

__________________

Kính gửi:

(Họ tên người nộp thuế:....)

(Mã số thuế của NNT:....)

 

Sau khi xem xét Thông báo hóa đơn điện tử có sai sót ngày …/…/…. của:

Người nộp thuế:..................... ,............................................... ..........................................

Mã số thuế:..................................................................................... ....................................

quan thuế thông báo (tiếp nhận/không tiếp nhận) hóa đơn điện tử đã lập có sai sót

(Trong trường hợp tiếp nhận việc hủy/điều chỉnh/thay thế giải trình hóa đơn điện tử đã lập có sai sót thì ghi: Cơ quan Thuế đã tiếp nhận Thông báo hóa đơn điện tử có sai sót ngày …/…/…. của quý công ty).

(Trong trường hợp không tiếp nhận việc hủy/điều chỉnh/thay thế giải trình hóa đơn điện tử đã lập có sai sót thì ghi: Đề nghị quý công ty kiểm tra, đối chiếu hóa đơn điện tử đã lập có sai sót do thông tin chưa chính xác).

Cơ quan thuế thông báo để người nộp thuế biết, thực hiện./.

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THU RA THÔNG BÁO

(Chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan thuế)

nhayMẫu số 01/TB-SSĐT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Mẫu số 01/TB-HĐSS Nghị định 41/2022/NĐ-CP theo quy định tại Điều 1.nhay

Mẫu số: 01/TB-RSĐT

TÊN CƠ QUAN THUẾ CẤP TRÊN

TÊN CƠ QUAN THUẾ RA THÔNG BÁO

_________

Số: …/TB-....

CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

 …., ngàythángnăm….

 

 

THÔNG BÁO VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CẦN RÀ SOÁT

 

Tên người nộp thuế:..........................................................................................................

Mã số thuế:................................................................................... ...................................

Địa chỉ liên hệ:........................................................................................................... .......

Địa chỉ thư điện tử:........................ ...................................................................................

Cơ quan thuế thông báo về việc hóa đơn điện tử của đơn vị cần rà soát như sau:

STT

Ký hiệu mẫu hóa đơn và ký hiệu hóa đơn

Số hóa đơn điện tử

Ngày lập hóa đơn điện tử

Loại áp dụng hóa đơn điện tử

Lý do cần rà soát

1

2

3

4

5

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong thời gian 02 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế, đơn vị thực hiện thông báo với cơ quan thuế./.

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ RA THÔNG BÁO

(Chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan thuế)

 

Mẫu số: 01/TB-KTDL

BỘ TÀI CHÍNH

TỔNG CỤC THUẾ

_________

Số: …./TB-HĐĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

 …, ngàytháng….năm….

 

THÔNG BÁO

Về việc kết quả kiểm tra dữ liệu hóa đơn điện tử

______________

Kính gửi:

<Tên người nộp thuế: ...>

<Mã số thuế của NNT:....>

 

<Trường hợp 1: Thông báo hóa đơn không đủ điều kiện cấp mã>

Căn cứ <Thông điệp gửi hóa đơn tới cơ quan thuế để cấp mã> của người nộp thuế (NNT)/Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử gửi tới cơ quan thuế lúc... giờ... phút ngày ... tháng ... năm...., cơ quan thuế thông báo hóa đơn không đủ điều kiện cấp mã của NNT, cụ thể như sau:

Ký hiệu hóa đơn:

Ký hiệu mẫu hóa đơn:

Số hóa đơn:

Thời điểm lập hóa đơn:

Mã giao dịch điện tử:

Lý do không cấp mã:

STT

Mô tả lỗi

Hướng dẫn xử lý

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

1

<nhóm lỗi>(<tên lỗi>)

 

 

 

<Trường hợp 2: Thông báo kết quả kiểm tra sơ bộ tính hợp lệ của gói dữ liệu HĐĐT>

Căn cứ <Thông điệp chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không mã đến CQT/Thông điệp thông báo hủy/giải trình HDDT có mã/không mã đã lập có sai Sót/Thông điệp chuyển bảng tổng hợp dữ liệu HDDT không mã đến CQT...> của người nộp thuế (NNT)/Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử gửi tới cơ quan thuế lúc... giờ... phút ngày ... tháng ... năm...., cơ quan thuế đã tiếp nhận gói dữ liệu hóa đơn điện tử:

Mã giao dịch điện tử:..........................................................................................................

Mã số thuế:........................................................................................................................

Số lượng dữ liệu trong gói:.................................................................................................

Cơ quan thuế thông Thông báo kết quả kiểm tra sơ bộ tính hợp lệ của gói dữ liệu HĐĐT như sau:

<Trường hợp kết quả kiểm tra gói dữ liệu hợp lệ>

Kết quả kiểm tra sơ bộ gói dữ liệu của người nộp thuế (NNT)/T chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử gửi tới cơ quan thuế là hợp lệ.

Trong trường hợp cơ quan thuế kiểm tra và phát hiện dữ liệu chi tiết có sai sót, cơ quan thuế sẽ có thông báo đến người nộp thuế.

<Trường hợp kết quả kiểm tra gói dữ liệu không hợp lệ>

Kết quả kiểm tra sơ bộ gói dữ liệu của người nộp thuế (NNT)/Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử gửi tới cơ quan thuế là không hợp lệ.

Lý do:................................................................................................................................

STT

Mô tả lỗi

Hướng dẫn xử lý

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

1

<nhóm lỗi>(<tên lỗi>)

 

 

 

Trường hợp NNT/Quý đơn vị cần biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng truy cập theo đường dẫn <http://www.xxx.gdt.gov.vn> hoặc liên hệ với <tên cơ quan thuế giải quyết hồ sơ> để được hỗ trợ.

Cơ quan thuế thông báo để người nộp thuế biết và thực hiện./.

 

 

<Chữ ký số của Tổng cục Thuế>

 

Ghi chú:

Chữ in nghiêng trong dấu <> nhằm mục đích giải thích rõ hoặc đưa ra ví dụ.

NNT chọn trường hợp thông báo theo tương ứng.

Mẫu số: 01/TB-KTT

TÊN CƠ QUAN THUẾ CẤP TRÊN

TÊN CƠ QUAN THUẾ RA THÔNG BÁO

_________

Số: …/TB-....

CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

 …., ngàythángnăm….

 

THÔNG BÁO
Về việc hết thời gian sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không thu tiền và chuyển sang thông qua Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế/qua ủy thác tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử; không thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế

___________

Kính gửi:

(Người nộp thuế:....)

(Mã số thuế:....)

 

Sau khi rà soát điều kiện thực hiện, cơ quan thuế thông báo người nộp thuế….. (MST:.....) kể từ ngày.... tháng.... năm.... (hết thời gian sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không thu tiền qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế/qua ủy thác tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử không thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế), đề nghị người nộp thuế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử.

Cơ quan thuế thông báo để người nộp thuế biết, thực hiện./.

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ RA THÔNG BÁO
(Chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan thuế)

 

Mẫu số: 02TB/PH-HĐG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

THÔNG BÁO PHÁT HÀNH HÓA ĐƠN

(Dành cho Cục Thuế)

_________

 

1. Cục Thuế: .................................... ........ ...................................

2. Địa chỉ trụ sở:...................................................................................................................

3. Số điện thoại:....................................................................................................................

4. Các loại hóa đơn được phát hành:

STT

Tên loại hóa đơn

Mẫu số

Ký hiệu

Số lượng

Từ số

Đến số

Ngày bắt đầu sử dụng

Doanh nghiệp in

Hợp đồng đặt in

Tên

MST

Số

Ngày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..., ngày.. ..tháng...năm

CỤC TRƯỞNG

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
 

 

Phụ lục II

TRA CỨU, CUNG CẤP THÔNG TIN HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ

(Kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ

_______________

 

MẪU BIỂU CUNG CẤP THÔNG TIN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ, CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ

 

Mẫu số

Tên gọi

Khoản, Điều có liên quan

01/CCTT-ĐK

Đề nghị đăng ký mới hoặc bổ sung tài khoản truy cập/nội dung cung cấp thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử

Khoản 1, 2 Điều 48

01/CCTT-NT

Đăng ký sử dụng hình thức nhắn tin tra cứu thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử

Khoản 3 Điều 48

01/CCTT-KN

Đăng ký kết nối, dừng kết nối với Cổng thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử

Khoản 4 Điều 48

01/CCTT-TB

Thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý về việc đăng ký mới hoặc bổ sung nội dung cung cấp thông tin /tài khoản truy cập hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử

Điểm b khoản 2, điểm b khoản 3, điểm b khoản 4

Điều 49

 
 

NỘI DUNG CUNG CẤP THÔNG TIN HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

 

1. Hình thức nhắn tin

STT

Chỉ tiêu thông tin

Mô tả, ghi chú

1

Ký hiệu mẫu số hóa đơn

Gồm 7 ký tự

2

Ký hiệu hóa đơn

Gồm 6 ký tự đối với tổ chức, 8 ký tự đối với Cục Thuế

3

Số thứ tự hóa đơn

Dãy số tự nhiên bao gồm 7 chữ số

4

Ngày, tháng, năm lập hóa đơn

 

5

Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán

 

6

Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua

 

7

Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền

 

8

Thuế suất thuế GTGT, tiền thuế GTGT

 

 

2. Các hình thức khác

STT

Chỉ tiêu thông tin

Mô tả, ghi chú

1

Ký hiệu mẫu số hóa đơn

Gồm 7 ký tự

2

Ký hiệu hóa đơn

Gồm 6 ký tự đối với tổ chức, 8 ký tự đối với Cục Thuế

3

Số thứ tự hóa đơn

Dãy số tự nhiên bao gồm 7 chữ số

4

Ngày, tháng, năm lập hóa đơn

 

5

Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán

 

6

Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua

 

7

Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền

 

8

Thuế suất thuế GTGT, tiền thuế GTGT

 

9

Chữ ký điện tử của người bán; chữ ký điện tử của người mua (nếu có)

 

Mẫu số: 01/CCTT-ĐK

TÊN CƠ QUAN

________

S:.....

V/v Đăng ký tài khoản truy cập Cổng thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

...... , ngày ... tháng ... năm.....

 

 

 

Kính gửi: Tổng cục Thuế.

 Đăng ký mới
 Thay đổi thông tin
 Chấm dứt

 

1. Cơ quan đề nghị:

Tên cơ quan:.....................................................................................................................

Địa chỉ:..............................................................................................................................

Điện thoại:........................................................ Fax:.........................................................

Đầu mối liên hệ:

Tên người liên hệ:..............................................................................................................

Điện thoại:......................................................................................... .................................

Thư điện tử:.......................................................................................................................

2. Nội dung đề nghị:

a) Đề nghị đăng ký mới hoặc bổ sung nội dung cung cấp thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử với các chỉ tiêu thông tin như sau:

STT

Chỉ tiêu thông tin

Mục đích sử dụng

 

 

 

 

b) Cấp mới tài khoản truy cập Cổng thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử theo danh sách sau:

STT

Họ và tên

Đơn vị

Điện thoại di động

Thư điện tử

Mục đích sử dụng

Thời hạn sử dụng (tháng)

 

 

 

 

 

 

 

 

c) Bổ sung thời hạn sử dụng tài khoản truy cập Cổng thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử theo danh sách sau:

STT

Họ và tên

Đơn vị

Điện thoại di động

Thư điện tử

Tên tài khoản

Thời hạn sử dụng (tháng)

 

 

 

 

 

 

 

 

d) Chấm dứt sử dụng tài khoản truy cập Cổng thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử theo danh sách sau:

STT

Họ và tên

Đơn vị

Điện thoại di động

Thư điện tử

Tên tài khoản

Lý do thu hồi

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Hình thức nhận văn bản trả lời: (Chọn một trong hai hình thức sau)

 Nhận văn bản giấy

 Nhận văn bản điện tử tại địa chỉ thư điện tử:....................................................................

Chúng tôi cam kết truy cập Hệ thống dữ liệu hóa đơn điện tử của cơ quan Thuế đảm bảo bí mật nhà nước, bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định của pháp luật; thực hiện theo các hướng dẫn, thông báo của cơ quan thuế và phối hợp khi có yêu cầu của cơ quan thuế gửi đến địa chỉ thư điện tử chúng tôi đã đăng ký nêu trên theo quy định của pháp luật.

Chúng tôi cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng tài khoản theo các quy định của cơ quan thuế và pháp luật về thuế.

Trân trọng./.

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên và đóng dấu)

 

 

Mẫu số: 01/CCTT-NT

TÊN CƠ QUAN

_______

Số:..................

V/v Đăng ký sử dụng hình thức
nhắn tin tra cứu thông tin hóa đơn
điện tử, chứng từ điện tử

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

...ngày...tháng...năm ...

 

 

Kính gửi: Tổng cục Thuế.

 Đăng ký mới

 Thay đổi thông tin

                                                □ Chấm dứt

 

1. Cơ quan đề nghị:

Tên cơ quan:.........................................................   ..........................................................

Địa chỉ:....................................................   .......................................................................

Điện thoại:............................................................ Fax:....................................................

Đầu mối liên hệ:

Tên người liên hệ:..............................................................................................................

Điện thoại:............................................................................   ..........................................

Thư điện tử:.......................................................................................................................

2. Nội dung đề nghị:

a) Đăng ký sử dụng hình thức nhắn tin tra cứu thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử của số điện thoại di động theo danh sách sau:

TT

Họ và tên

Đơn vị

Số ĐTDĐ tra cứu thông tin

Thư điện tử

Thời hạn sử dụng (tháng)

 

 

 

 

 

 

 

b) Bổ sung thời hạn sử dụng hình thức nhắn tin tra cứu thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử của số điện thoại di động theo danh sách sau:

STT

Họ và tên

Đơn vị

Số ĐTDĐ tra cứu thông tin

Thư điện tử

Thời hạn sử dụng (tháng)

 

 

 

 

 

 

 

c) Chấm dứt sử dụng hình thức nhắn tin SMS của số điện thoại di động theo danh sách sau (dành cho cơ quan kiểm tra):

STT

Họ và tên

Đơn vị

Số ĐTDĐ tra cứu thông tin

Thư điện tử

Lý do chấm dứt

 

 

 

 

 

 

 

3. Hình thức nhận văn bản trả lời: (Chọn một trong hai hình thức sau)

 Nhận văn bản giấy

 Nhận văn bản điện tử tại địa chỉ thư điện tử:....................................................................... ...

Chúng tôi cam kết truy cập Hệ thống dữ liệu hóa đơn điện tử của cơ quan Thuế đảm bảo bí mật nhà nước, bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định của pháp luật; thực hiện theo các hướng dẫn, thông báo của cơ quan thuế và phối hợp khi có yêu cầu của cơ quan thuế gửi đến địa chỉ thư điện tử chúng tôi đã đăng ký nêu trên theo quy định của pháp luật.

Chúng tôi cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng tài khoản theo các quy định của cơ quan thuế và pháp luật về thuế.

Trân trọng./.

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên và đóng dấu)

 

 

Mẫu số: 01/CCTT-KN

TÊN CƠ QUAN

________

Số: …..

V/v Kết nối/dừng kết nối với Cổng thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

…, ngàythángnăm

 

 

Kính gửi: Tổng cục Thuế.

 Đăng ký mới

 Thay đổi thông tin

 Chấm dứt

 

1. Cơ quan đề nghị:

Tên cơ quan:......................................................................................................................

Địa chỉ:..............................................................................................................................

Điện thoại:.............................................................. Fax:...................................................

Đầu mối liên hệ:

Tên người liên hệ:..............................................................................................................

Điện thoại:.........................................................................................................................

Thư điện tử:.......................................................................................................................

2. Nội dung đề nghị: (Chọn một trong hai nội dung sau)

 Kết nối với Cổng thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử.

 Dừng kết nối với Cổng thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử.

3. Thông tin về hệ thống tiếp nhận thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử: (Kê khai trong trường hợp đăng ký kết nối)

- Địa điểm triển khai:...........................................................................................................

- Nội dung của chứng thư số áp dụng cho hệ thống:

+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số:..............................................................

+ Cơ quan, tổ chức được cấp chứng thư số:........................................................................

+ Số hiệu của chứng thư số:.......................................

+ Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số:.......................................

+ Dữ liệu để kiểm tra chữ ký số:........................................................................................

4. Hình thức nhận văn bản trả lời: (Chọn một trong hai hình thức sau)

 Nhận văn bản giấy

 Nhận văn bản điện tử tại địa chỉ thư điện tử:

Chúng tôi cam kết truy cập Hệ thống dữ liệu hóa đơn điện tử của cơ quan Thuế đảm bảo bí mật nhà nước, bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định của pháp luật; thực hiện theo các hướng dẫn, thông báo của cơ quan thuế và phối hợp khi có yêu cầu của cơ quan thuế gửi đến địa chỉ thư điện tử chúng tôi đã đăng ký nêu trên theo quy định của pháp luật.

Chúng tôi cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng tài khoản theo các quy định của cơ quan thuế và pháp luật về thuế.

Trân trọng./.

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên và đóng dấu)

 

 

 

Mẫu số: 01/CCTT-TB

TNG CỤC THUẾ

_________

Số: .../TB-….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

…, ngày.......tháng       năm.......

 

THÔNG BÁO
Về việc tiếp nhận và kết quả xử lý về việc đăng ký mới hoặc
 bổ sung nội dung cung cấp thông tin/tài khoản truy cập hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử

____________

Kính gửi: (Tên cơ quan đăng ký)

 

Sau khi nhận được đề nghị đăng ký mới hoặc bổ sung nội dung cung cấp thông tin/tài khoản truy cập hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử số....... ngày của:

Tên cơ quan:...................................................................................................................

Địa chỉ liên hệ:.............................................................. ..................................................

Đầu mối liên hệ:

Tên người liên hệ................................................................................................... .........

Điện thoại............................................ Thư điện tử.........                     

Tổng cục Thuế thông báo (tiếp nhận/không tiếp nhận) đề nghị đăng ký mới hoặc bổ sung nội dung cung cấp thông tin/tài khoản truy cập hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử.

(Trường hợp không đề nghị đăng ký mới hoặc bổ sung nội dung cung cấp thông tin/tài khoản truy cập hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử. Nêu rõ lý do:...................................................................   

........................................................................................................ )

Tổng cục Thuế thông báo để quý cơ quan được biết./.

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ RA THÔNG BÁO
(Chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan thuế)

 

Phụ lục III

CÁC MẪU THAM KHẢO VỀ HÓA ĐƠN/BIÊN LAI ĐIỆN TỬ HIỂN THỊ

(Kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ)

________________________

 

Mẫu hiển thị

Tên loại hóa đơn

01/GTGT

Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ)

01/GTGT-ĐT

Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho một số tổ chức, doanh nghiệp đặc thù)

01/GTGT-NT

Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho một số tổ chức, doanh nghiệp đặc thù thu bằng ngoại tệ)

02/BH

Hóa đơn điện tử bán hàng (dùng cho tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp)

08/TSC

Hóa đơn bán tài sản công

01/DTQG

Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia

03/XKNB

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

04/HGĐL

Phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý

01/BK-CSGH

Bảng kê hàng hóa bán ra

03/TNCN

Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

Mẫu số 01/GTGT

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Ký hiệu: ......

Số: .......

Ngày....tháng....năm....

Tên người bán:.................................

Mã số thuế:............................. .................. ................................ ...............

Địa chỉ:...................................................................................................................  

Điện thoại:............................... .................... số tài khoản:..............................................

Họ tên người mua:....................................................................... .............................................................

Tên người mua:...................................................... ..........................................

Mã số thuế:.........................................   .................................................

Địa chỉ:..............................................................................

Hình thức thanh toán:.................................................. số tài khoản............

Đồng tiền thanh toán: VNĐ

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Đơn vị tính

số lượng

Đơn giá

Thuế suất

Thành tiền chưa có thuế GTGT

Tiền thuế GTGT

Thành tiền có thuế GTGT

1

2

3

4

5

6

7=4x5

8=7x6

9 = 7+8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng tiền chưa có thuế GTGT:

Tổng tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất: ………………………..

Số tiền viết bằng chữ: ……………………………….

NGƯỜI MUA HÀNG

(Chữ ký số (nếu có))

NGƯỜI BÁN HÀNG

(Chữ ký điện tử, chữ ký số)

 

 

                                                                             

 (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, nhận hóa đơn)

Mẫu số 01/GTGT-ĐT

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Ký hiệu: .............

Số: .......

Ngày......tháng ...... năm...

Tên người bán:.....................................................................................................................      

Mã số thuế:.............................................................................................

Địa chỉ:..........................................................................................

Điện thoại:.......................................................... số tài khoản............................

Tên người mua:............................................................................

Mã số thuế:....................................................................................

Địa chỉ:......................................................................................

Hình thức thanh toán:........................................ số tài khoản..................

Đồng tiền thanh toán:VNĐ

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Thành tiền

1

2

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thành tiền chưa có thuế GTGT:...........................................

Thuế suất giá trị gia tăng:............................... %  Tiền thuế giá trị gia tăng.................................................................

Tổng tiền thanh toán:

Số tiền viết bằng chữ:.....................................................................................................................................

NGƯỜI MUA HÀNG

(Chữ ký số (nếu có))

NGƯỜI BÁN HÀNG

(Chữ ký điện tử, chữ ký số)

 

 

 

 

 (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)

Mẫu số 01/GTGT-NT

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Ký hiệu:....

Số:....

Ngày...tháng...năm....

Tên người bán:......................................................................................     ........................................................................................................... .................................

Mã số thuế:................................................................................................... ................................

Địa chỉ:............................................................................................................................. .........

Điện thoại:......................................................... số tài khoản...................................................................

Tên người mua:...................... .......... .............................................................................   ..............................................

Mã số thuế:...............................................................................    ............................................................................................................................

Địa chỉ:....................................................................... ...............................................................

Hình thức thanh toán:................................... số tài khoản..................................................   .

Đồng tiền thanh toán USD

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thuế suất

Thành tiền chưa có thuế GTGT

Tiền thuế GTGT

Thành tiền có thuế

GTGT

Tỷ giá (USD/ VND)

1

2

3

4

5

6

7 = 4x5

8 = 6x7

9 = 7+8

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng tiền chưa có thuế GTGT:..................................................................................................................................

Tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất:.....................................................................................................................................

Tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT:..................................................................................................................................

Số tiền viết bằng chữ:.....................................................................................................................................

NGƯỜI MUA HÀNG

(Chữ ký số (nếu có))

NGƯỜI BÁN HÀNG

(Chữ ký điện tử, chữ ký số)

 

 

 

(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)

Mẫu số 02/BH

HÓA ĐƠN BÁN HÀNG

Ký hiệu:......

Số:........

Ngày...tháng...năm.....

Tên người bán:................................................................................................................

Mã số thuế:........................ ............................... ..............................................................

Địa chỉ:.................................................. ......................... ......................................... ......

số tài khoản:............................................................. .............................. .........................

Điện thoại:........................................................................................................................

Họ tên người mua hàng:................................................................................................................. ..................

Tên người mua:................................................... ............................................................ .....................

Địa chỉ:............................................................ số tài khoản..................................................................

Hình thức thanh toán:.................................................................... MST:.......................................................

Đồng tiền thanh toán: VNĐ

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

2

3

4

5

6 = 4x5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng tiền thanh toán: ............................................................................................................................................

Số tiền viết bằng chữ:.................................................. .......................................... ........................................

NGƯỜI MUA HÀNG

(Chữ ký số (nếu có))

NGƯỜI BÁN HÀNG

(Chữ ký điện tử, chữ ký số)

 

 

 

(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, nhận hóa đơn)

Mẫu số 08/TSC

 

HÓA ĐƠN BÁN TÀI SẢN CÔNG

Mẫu số.....

Ký hiệu:

Liên 1: (lưu)
Ngày... tháng .... năm

Số:

- Đơn vị bán tài sản NN:...................................................

- Địa chỉ:                                ........... .Điện thoại ...................................

MST/MSĐVCQHVNS:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số tài khoản:   ,.................................................. tại   .................................

- Bán theo Quyết định số......................... ngày .... tháng ... năm .... của        .................................................

- Hình thức bán:..............................................................................................

- Người mua tài sản NN: ……………………………….

- Đơn vị: ……………. Số Tài khoản………………………………

MST/MSĐVCQHVNS:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hình thức thanh toán:.......................................

- Địa điểm vận chuyển hàng đến(*):

- Thời gian vận chuyển (*): Từ ngày … tháng ... năm... đến ngày... tháng... năm ...

STT

Tên tài sản

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng tiền bán tài sản: .........................

Số tiền viết bằng chữ:.......................

 

           

NGƯỜI MUA HÀNG

(Chữ ký số (nếu có))

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Chữ ký điện tử, chữ ký số)

 

           

Phần gia hạn thời gian vận chuyển (nếu có)

- Lý do gia hạn:..............................

- Thời gian gia hạn vận chuyển: Từ ngày... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng... năm ...

- Đơn vị gia hạn (Ký tên, đóng dấu):...............................................................................................................................

Liên 1: Lưu hóa đơn gốc        Liên 2: Giao cho khách hàng    Liên 3: Dùng cho kế toán thanh toán

Các chỉ tiêu có dấu (*) chỉ áp dụng đối với tài sản là hàng hóa nhập khẩu bị tịch thu

Mẫu số 01/DTQG

TÊN ĐƠN VỊ DỰ TRỮ: ........................................................ (1)

HÓA ĐƠN BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA

(Chỉ sử dụng cho bán hàng dự trữ quốc gia)

Liên 1: (Lưu) (2)

Ngày....tháng .....năm ....

Mẫu số........

Ký hiệu:....

Số:..............

Đơn vị bán hàng: …………………………

Địa chỉ:……………………………….

Số tài khoản:……………………..

Điện thoại:………………………….

MST:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Họ tên người mua hàng:…………………….

Số CMND/CCCD/ Hộ chiếu:......................

Đơn vị: …………………….

Địa chỉ: ……………………..

Số tài khoản....................... tại ngân hàng:………………

Hình thức thanh toán: …………………………………

MST:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số TT

Tên hàng hóa

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

a

b

c

1

2

3 = 1x2

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng tiền bán hàng:......................................................................

Số tiền viết bằng chữ:................................

 

 

ĐƠN VỊ DỰ TRỮ

NGƯỜI MUA HÀNG

(Chữ ký số (nếu có)

KẾ TOÁN TRƯỞNG (3)

(Chữ ký điện tử, chữ ký số)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Chữ ký điện tử, chữ ký số)

 

 

(MST là mã số thuế tương ứng với đơn vị mua hoặc bán hàng DTQG)
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)

(In tại........................... ...        mã số thuế.......................    )

Ghi chú:

(1) - Liên 1: Lưu; Liên 2: Giao khách hàng; Liên 3: Dùng thanh toán nội bộ; Liên 4: Dùng cho thủ kho

(2) - Đối với đơn vị dự trữ không có chức danh Kế toán trưởng thì người ký là phụ trách kế toán.

Mẫu số 03/XKNB

 

Tên người xuất hàng: Công ty A

Theo lệnh điều động số 578 của Chi nhánh B về việc vận chuyển hàng hóa

Địa chỉ kho xuất hàng: 125 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội

Tên người vận chuyển: Trần Văn Đức

Phương tiện vận chuyển: ô tô bán tải số 30 A 410.67

Mã số thuế người xuất hàng:............................. ..................  

 

PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ

... tháng .... năm.....

Ký hiệu: .......

Số: ..............

 

Tên người nhận hàng: Trần Văn C

Địa điểm nhận hàng: 99 Cầu Giấy, Hà Nội

Mã số thuế:...................................................................................................      

STT

Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hóa)

Mã số

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Thực xuất

Thực nhập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Chữ ký số)

 

Mẫu số: 04/HGĐL

 

Tên tổ chức, cá nhân:.................................

Địa chỉ:.................................................... .........................

Mã số thuế:................................................................

Ký hiệu: …

số:….

 

 

PHIẾU XUẤT KHO HÀNG GỬI BÁN ĐẠI LÝ

Ngày....tháng...năm...

 

Căn cứ hợp đồng kinh tế số:.............. Ngày............................................................ tháng................. năm......................................

của..........................với (tổ chức, cá nhân)......MST:..................

Họ tên người vận chuyển: ................      Hợp đồng số:....................

Phương tiện vận chuyển:.................................................................................................................................

Xuất tại kho: .............................................................................................................................................

Nhập tại kho:......................................................................................................................................

STT

Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hóa)

Mã số

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

NGƯỜI NHẬN HÀNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

NGƯỜI LẬP

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

THỦ KHO XUẤT

(, ghi rõ họ tên)

 

NGƯỜI VẬN CHUYỂN
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

THỦ KHO NHẬP
(Ký, ghi rõ họ tên)

 


(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)

Mẫu số: 01/BK-CSGH

 

BẢNG KÊ HÀNG HOÁ BÁN RA

(Gửi cho cơ sở có hàng hóa điều chuyển hoặc cơ sở có hàng hóa gửi bán)

 

Kính gửi:

Tên cơ sở có hàng hóa điều chuyển, cơ sở có hàng hóa gửi bán

Mã số thuế:.........

Địa chỉ:...................................................

 

Tên cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng).......

Địa chỉ:............................................................................................

Xin gửi bảng kê hàng hóa bán ra để làm cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng như sau:

TT

Hóa đơn, chứng từ bán ra

Loại hàng hóa

Số lượng

Đơn giá chưa có thuế

Thuế suất

Thành tiền

số hóa đơn

Ngày, tháng, năm lập hóa đơn

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

..., ngày .......tháng....năm....

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CƠ SỞ HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC, CHI NHÁNH, CỬA HÀNG, CƠ SỞ NHẬN LÀM ĐẠI LÝ
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))

 

Mẫu số 03/TNCN

Mẫu số (form No);

Ký hiệu (Serial No):

Số (No):

 

TÊN TỔ CHỨC TRẢ THU NHẬP

____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom – Happiness

____________________

 

 

CHỨNG TỪ KHẤU TRỪ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
CERTIFICATE OF PERSONAL INCOME TAX WITHHOLDING

 

I. THÔNG TIN TỔ CHỨC TRẢ THU NHẬP (Information of the income paying organization)

[01] Tên tổ chức trả thu nhập (Name of the income paying organization):

[02] Mã số thuế (tax identification number)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[03] Địa chỉ (Address):

[04] Điện thoại (Telephone number):.....................................................

II. THÔNG TIN NGƯỜI NỘP THUẾ (Information of taxpayer)

[05] Họ và tên (Full name):.,..........................................................  

[06] Mã số thuế (tax identification number)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[07] Quốc tịch (Nationality):.........................................................................................................................

[08] Cá nhân cư trú (Resident individual) [09] Cá nhân không cư trú (Non- Resident individual)

[10] Địa chỉ hoặc điện thoại liên hệ (Contact Address or Telephone Number):..             

Trường hợp không có mã số thuế thì ghi thông tin cá nhân theo 2 chỉ tiêu [11] & [12] dưới đây:

If Taxpayer does not have Tax identification number, please fill in 2 following items [11] & [12]:

[11] Số CMND/CCCD hoặc số hộ chiếu (ID/Passport Number):                

[12] Nơi cấp (Place of issue):............ [13] Ngày cấp (Date of issue):..............

III. THÔNG TIN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN KHẤU TRỪ (Information of personal income tax withholding)

[14] Khoản thu nhập (Type of income):.................................................

[14a] Khoản đóng bảo hiểm bắt buộc (the aforesaid deductible insurance premiums):.... ..........

[15] Thời điểm trả thu nhập (Time of income payment)- tháng (month) ............ năm (year):........

[16] Tổng thu nhập chịu thuế phải khấu trừ (Total taxable income to be -withheld)..............

[17] Tổng thu nhập tính thuế (Total tax calculation income).................

[18] Số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ (Amount of personal income tax withheld) …….

 

 

...... ngày (date)….tháng (month)….năm (year)................................

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC TRẢ THU NHẬP

(Income paying organization)

(Chữ ký điện tử, chữ ký số)

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

_________

No. 123/2020/ND-CP

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom - Happiness

_______________________

Hanoi, October 19, 2020


DECREE

On invoices and documents

__________

 

Pursuant to the June 19, 2015 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Law on Tax Administration dated June 13, 2019;

Pursuant to the Law on Value-Added Tax dated June 03, 2008; the Law on Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Value-Added Tax dated June 19, 2013; the Law on Amending and Supplementing a Number of Articles of the Laws on Taxes dated November 26, 2014; the Law on Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Value-Added Tax, the Law on Excise Tax and the Law on Tax Administration dated April 06, 2016;

Pursuant to the Accounting Law dated November 20, 2015;

Pursuant to the Law on E-transactions dated November 29, 2005;

Pursuant to the Law on Information Technology dated June 29, 2006;

At the proposal of the Minister of Finance;

The Government hereby promulgates the Decree on invoices and documents.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Decree prescribes the management and use of invoices for goods sale and service provision; the management and use of documents for carrying out procedures related to taxes, fee and charge collection; tasks, powers and responsibilities of agencies, organizations and individuals in the management and use of invoices and documents.

Article 2. Subjects of application

1. Organizations and individuals selling goods or providing services, including:

a) Enterprises established and operating under Vietnamese laws; branches and representative offices of foreign enterprises operating in Vietnam;

b) Cooperatives and cooperative unions;

c) Business households, individuals and cooperative groups;

d) Public non-business units engaged in selling goods or providing services;

dd) Organizations other than enterprises that conduct business activities.

2. Organizations and individuals purchasing goods and services.

3. Tax, charge and fee- collecting organizations.

4. Tax, charge and fee payers.

5. Personal income tax- withholding organizations.

6. Invoice and document- printing organizations; organizations providing software of self-printing documents; organizations providing electronic invoice and document services.

7. Tax agencies, including the General Department of Taxation, provincial-level Tax Departments and Tax Branches (including regional Tax Branches).

8. Customs agencies, including the General Department of Customs, provincial-level Customs Departments, the Post-Customs Clearance Inspection Department and Customs Branches.

9. Organizations and individuals involved in the management and use of invoices and documents.

Article 3. Interpretation of terms

In this Decree, the terms and phrases below are construed as follows:

1. Invoice means an accounting document which is created by an organization or individual selling goods or providing services to record information about goods sale or service provision. Invoice is represented in the form of electronic invoice or invoice printed on order by the tax agency.

2. Electronic invoice (hereinafter referred to as e-invoice) means an invoice with or without the tax agency’s code, which is represented in electronic data form, is created by an organization or individual selling goods or providing services, records information about goods sale or service provision in accordance with law provisions on accounting and tax, by using an electronic instrument. E-invoices also include those created by POS cash registers with network connection for transmission of electronic data to the tax agency, of which:

a) E-invoice with the tax agency’s code means an e-invoice that is assigned a code by the tax agency before being sent by an organization or individual selling goods or providing services to the buyer.

Tax agency’s code shown on an e-invoice consists of a transactional number which is a sole numerical series created by the tax agency's system and a chain of characters which is encoded by the tax agency based on the information provided by the seller on the invoice.

b) E-invoice without the tax agency’s code means an e-invoice that is sent by an organization selling goods or providing services to the buyer without the tax agency’s code.

3. Invoice printed on order by a tax agency means an invoice which is represented in the paper form, printed on order by the tax agency for sale to an organization or individuals that belongs to subjects and cases entitled to buy tax agencies’ invoices under Article 23 of this Decree for use when selling goods or providing services.

4. Document means a material used to record information on to-be-withheld tax amounts, collected tax, charge and fee amounts belonging to the state budget in accordance with law provisions on tax administration. Document prescribed in this Decree includes personal income tax withholding document, tax, charge or fee receipt which is represented in the electronic form or in the form of printing on order or self-printing.

5. Electronic documents (hereinafter referred to as e-documents), including types of documents and receipts as prescribed in Clause 4 of this Article, which are represented in electronic data form, are granted to the tax payer by tax- withholding organizations or tax, charge and fee- collecting organizations, by using an electronic instrument under the law on charge, fee and tax.

6. Printed-on-order and self-printed documents, including types of documents and receipts as prescribed in Clause 4 of this Article, which are represented in paper form, are printed on order by tax, charge and fee- collecting organizations or printed by themselves from computers, POS cash registers or other devices when withholding tax or collecting taxes, charges or fees in accordance with law provisions on charge, fee and tax.

7. Lawful invoice or document means an invoice or document which is correct and complete in form and content as provided in this Decree.

8. Counterfeit invoice or document means an invoice or document printed or created according to the specimen of an invoice or document already notified to be issued by another organization or individual, or printed or created with the same serial number of an invoice or document with the same symbol or forged from an e-invoice or e-document.

9. Use of an unlawful invoice or document means the use of a counterfeit invoice or document; invoice or document without validity or with expired validity; invoice no longer in use during the coerced period by the methods of stop using invoice, unless otherwise permitted by the tax agency’s notice; the use of e-invoice without registration for the use of that e-invoice with the tax agency; the use of an e-invoice without the tax agency’s code in the case of using e-invoices with the tax agency’s code; the use of goods sale or service provision invoice or document that is created from the date on which the tax agency determines that the seller does not operate at the business address registered with the competent state agency; the use of goods sale or service provision invoice or document that is created earlier than the date of determining that the invoice or document-creating party does not operate at the business address registered with the competent state agency, or without tax agency’s notice on the fact that the invoice or document- creating party does not operate at the business address registered with the competent agency, but the tax agency or the police or other functional agencies have concluded that invoice or document is unlawful.

Unlawful use of invoices or documents means the use of  invoices or documents with insufficient compulsory contents as prescribed; invoices erased or modified in contravention to law; the use of fraudulent invoices or documents (i.e. invoices or documents with economic norms and contents but the whole or a part of goods or service purchase is unreal); the use of invoices that do not reflect the actual value incurred, or creating of invoices without real transactions or counterfeit invoices; the use of invoices with differences on goods or service values or with differences on compulsory items among invoice sheets; the repeated use of invoices when transporting goods for sale, or the use of invoices of certain goods or services for evidencing other goods or services; the use of invoices or documents of another organization or individual (except for tax agencies’ invoices and the case of being authorized for creating invoices) for legalization of brought goods or services or sold goods or services; the use of invoices or documents concluded by tax agencies or public security offices or other functional agencies as unlawful.

10. Cancellation of an invoice or document means an act of invalidating an invoice or document.

11. Destruction of an invoice or document:

a) Destruction of an invoice or document means a method of making an e-invoice or e-document no longer existing on the information system, and making information contained in such e-invoice or e-document inaccessible and irreferable.

b) Destruction of an invoice printed on order by a tax agency, destruction of an invoice or document which is printed on order or self-printed means the use of methods of burning, cutting, shredding or other forms of destruction, ensuring that the information and data recorded in the invoice or document with destroyed number could not be re-used.

12. E-invoice service provider means an organization providing solutions in creating and connecting to receive, transmitting, receiving, storing and processing data of an e-invoice with and without the tax agency’s code. E-invoice service providers include: Organizations providing e-invoice solutions with and without the tax agency’s code for sellers and buyers; organizations of connecting to receive, transmit, and store e-invoice data with the tax agency.

13. E-invoice or e-document database means a collection of information data about e-invoices of organizations, enterprises and individuals for goods sale, service provision, and information about e-documents of organizations and individuals.

Article 4. Principles of creation, management and use of invoices and documents

1. When selling goods or providing services, the seller must create an invoice to the buyer (including goods or services for promotion or advertising or used as samples; goods and services donated, granted, presented as gifts, exchanged or given as salary for employees and for internal consumption (except goods internally circulated for further production); and goods loaned, lent or returned); and must fill in all contents as required in Article 10 of this Decree; in case of using e-invoices, the seller must use the standardized data format provided by the tax agency as prescribed in Article 12 of this Decree.

2. When withholding personal income tax, or collecting taxes, fees and charges, the tax- withholding organization must create and deliver tax withholding documents, tax, fee and charge collection receipts to persons with income subject to withholding, tax, charge and fee payers and must fill in all contents as prescribed in Article 32 of this Decree. In case of using electronic receipts (hereinafter referred to as e-receipts), the standardized data format provided by the tax agency must be used. In case where an individual authorizes to make tax finalization, personal income tax withholding documents shall not be issued.

For the cases that individuals do not sign labor contracts or sign labor contracts with a term of under 03 months, the income paying organizations or individuals may select to issue a tax withholding document for each time of tax withholding or issue one tax withholding document for many time of tax withholding in one tax period. An individual who signs a labor contract with a term of 03 months or more shall be issued only one tax withholding document in one tax period by the income paying organization or individual.

3. Before using an invoice or receipt, enterprises, business organizations, other organizations and business households or individuals, tax, fee and charge collecting organizations must carry out the use registration with tax agencies or notify their issuance in accordance with Article 15, Article 34 and Clause 1, Article 36 of this Decree. For invoices and receipts printed on order by the tax agency, such tax agency shall notify the issuance in accordance with Clause 3, Article 24 and Clause 2, Article 36 of this Decree.

4. During the use of invoices and receipts, business organizations, households and individuals must report the use of invoices bought from tax agencies, and report the use of receipts printed on order, self-printed or bought from tax agencies in accordance with Articles 29 and 38 of this Decree.

5. The registration, management and use of e-invoices and e-documents must comply with the laws on electronic transactions, accounting, taxation and tax administration, and this Decree.

6. Invoice or document data about goods sale or service provision, document data about transactions of tax payment, tax withholding and remittance of tax, charge and fee amount shall be collected to build a database serving tax administration and providing invoice or document information for related organizations or individuals.

7. Goods sellers and service providers who are enterprises, business organizations or other organizations may authorize the third party to create e-invoices for the goods sale and service provision. In an invoice created by an authorized party, the name of the authorizing party shall be written in the item “seller”. The authorization must be made in writing between the involved parties, with sufficient information in invoices to be created under authorization (authorization purpose and duration; mode of payment of invoices created under authorization). Such authorization must be notified to tax agencies when the registration for using e-invoices is carried out. In case where invoices created under authorization are invoices without the tax agency’s code, the authorizing party must transmit e-invoice data to tax agencies through service providers. The Ministry of Finance shall guide in detail this content.

8. The charge and fee- collecting organization may authorize the third party to create charge and fee collection receipts. In a receipt created by an authorized party, the name of the authorizing party shall be written in the item “charge and fee- collecting organization”. The authorization must be made in writing between the involved parties, with sufficient information in receipts to be created under authorization (authorization purpose and duration; mode of payment of receipts created under authorization). Such authorization must be notified to tax agencies when the receipt issuance notice is carried out.

Article 5. Prohibited acts in the fields of invoices and documents

1. For tax officers

a) Causing troubles or difficulties for organizations and individuals coming to buy invoices and documents;

b) Having acts of covering up and colluding with organizations or individuals for the purpose of using unlawful invoices and documents;

c) Receiving bribes when inspecting and checking invoices.

2. For organizations and individuals selling goods or providing services, and organizations or individuals with related rights and obligations

a) Committing fraudulent acts such as use of unlawful invoices, unlawful use of invoices;

b) Obstructing tax officers from performing their official duties, specifically acts to obstruct the health and dignity of tax officers while inspecting and checking invoices and documents;

c) Illegally accessing, falsifying or destroying information systems on invoices and documents;

d) Bribing or committing other acts related to invoices and documents for illegal purposes.

Article 6. Preservation and storage of invoices and documents

1. Invoices and documents that are preserved and stored must ensure:

a) Their safety, confidentiality, integrity, completeness, and avoidance of any change or deviation during the storage period;

b) They are stored for a period specified in the accounting law.

2. E-invoices and e-documents shall be preserved and stored by electronic means. Agencies, organizations and individuals are entitled to select and use methods of preservation and storage of e-invoices and e-documents suitable to their business conditions and technological applicability. E-invoices and e-documents must be ready to print or look up upon request.

3. Invoices and documents printed on order or self-printed by tax agencies shall be preserved and stored to ensure the following requirements:

a) Invoices and documents not yet created shall be stored and preserved in warehouses under regulations on archive and preservation of valuable documents.

b) Invoices and documents already created by accounting units shall be archived under regulations on custody and preservation of accounting documents.

c) Invoices and documents already created by organizations and individuals other than accounting units shall be stored and preserved like private assets of such organizations and individuals.

Article 7. Conversion of e-invoices and e-documents into paper invoices and documents

1. A lawful e-invoice or e-document shall be converted into a paper invoice or document when there is a request for economic or financial operations or at the request of tax administration agencies, audit, inspection, examination, and investigation agencies and in accordance with the law on inspection, examination and investigation.

2. Contents of an e-invoice or e-document and a paper invoice or document which is converted from such e-invoice must match.

3. In case an e-invoice or e-document is converted into a paper invoice or document, the paper invoice or document shall be retained for recording and monitoring purposes only in accordance with the laws on accounting and electronic transactions, and is not valid for use in transactions or payments, except for invoices created from POS cash registers with network connection for transmission of electronic data to the tax agency according to this Decree.

 

Chapter II
PROVISIONS ON INVOICES

 

Section 1

GENERAL PROVISIONS

 

Article 8. Types of invoices

Invoices provided in this Decree take the following types:

1. Value-added tax invoice (hereinafter referred to as the VAT invoice) means an invoice reserved for organizations and individuals that declare value-added tax by the withholding method for the following activities:

a) Selling goods and providing services in the country;

b) International transport;

c) Exporting to non-tariff zones and circumstances considered as export;

d) Exporting goods or providing services to other countries.

2. Sales invoice means an invoice reserved for the following organizations and individuals:

a) Organizations and individuals that declare and determine value-added tax by the direct method, for the following activities:

- Selling goods and providing services in the country;

- International transport;

- Exporting to non-tariff zones and circumstances considered as export;

- Exporting goods or providing services to other countries.

b) Organizations and individuals in non-tariff zones when selling goods or providing services to the inland and when selling goods or providing services among organizations and individuals in the same non-tariff zone, exporting goods and providing services to other countries, on the invoice clearly states "For organizations and individuals in the non-tariff zone”.

3. Public asset sales e-invoices shall be used when selling the following assets:

a) Public assets at agencies, organizations and units (including state-owned houses);

b) Infrastructure assets;

c) Public assets assigned by the State to enterprises for management, excluding the state capital component in the enterprise;

d) Assets of projects using state capital;

dd) Property established for public ownership;

e) Public assets recovered under a decision of a competent agency or competent person;

g) Supplies and materials recovered from the disposal of public assets.

4. National reserve commodity sales e-invoices shall be used when agencies and units under the system of state reserve agencies sell national reserve commodities according to the provisions of law.

5. Other types of invoices, including:

a) Stamps, tickets and cards with forms and contents as prescribed in this Decree;

b) Air freight receipts; international freight vouchers; receipts of banking service charges, except for the cases specified at Point a of this Clause, of which the forms and contents comply with international practices and relevant laws.

6. Documents which are printed, issued, used and managed like invoices include ex-warehousing-cum-internal transportation slips and ex-warehousing-cum-consignment slips.

7. The Ministry of Finance shall guide the form of displaying types of invoices for the subjects specified in Article 2 of this Decree for reference during the course of implementation.

Article 9. Invoicing time

1. The time of creating an invoice for goods sale (including sale of state property,  property confiscated and expropriated to the state fund and sales of national reserve commodities) is the time of transfer of the right to own or use goods to the buyer, regardless of whether the invoiced amount is paid or not.

2. The time of creating an invoice for service provision shall be the time of completion of provision of services, regardless of whether the invoiced amount is paid or not. When the service provider collects service charges before or upon providing the service, the date of making out the invoice is the date of collecting charges (excluding the case of collecting deposits or advances to ensure the performance of contracts of providing the following services: Accounting, audit, financial and tax consultancy; valuation; technical survey and design; supervision consultancy; and formulation of a construction investment project).

3. In case of multiple delivery of goods or transfer of goods item by item or services stage by stage, an invoice must be created for each delivery and transfer for the volume and value of delivered or transferred goods or services.

4. The time of creating an invoice for specific cases is prescribed as follows:

a) For cases of providing large quantities of services, which arise regularly, and take time to check data between service providers and customers, partners, as in the case of supplying direct support services for air transportation, aviation fuel supply, electricity supply activities (except for the subjects specified at Point h of this Clause), water, television services, postal services transmission (including agency services, collection and payment services), telecommunications services (including value-added telecommunications services), logistics services, information technology services (except for the cases specified at Point b of this Clause) that are sold in a certain period, the time of creating an invoice shall be the time of completion of data checking between the parties but not later than the 7th of the month preceding the month when the service provision arises or not more than 07 days from the end of the conventional period. The conventional period shall be used as a basis for calculating the quantity of goods and services under the agreement between the goods seller or the service provider and the buyer.

a) For telecommunications services (including value-added telecommunications services), and information technology services (including payment intermediary services using telecommunications and information technology platforms), which require to check connection data among service business establishments, the time of creating an invoice shall be the time of completion of checking data on service charges under economic contracts among service business establishments, but not more than 02 months from the month of arising the connection service charges.

In case of providing telecommunications services (including value-added telecommunications services) through the sale of prepaid cards, charging roaming charges when customers register to use the service without requiring the issuance of value-added tax invoices (hereinafter referred to as VAT invoices) or without providing his/her name, address, and tax identification number, at the end of each day or every month, the service business establishment shall create a single VAT invoice recording the total revenue generated by each service that the customer does not require an invoice or does not provide name, address and tax identification number.

c) For construction and installation, the time of creating an invoice shall be the time of acceptance or handover of works, work items, construction and installation volumes, whether the invoiced amount is paid or not.

d) For organizations dealing in real estate, infrastructure construction or residential building for sale or transfer:

d.1) In case the ownership or use right has not been transferred yet: If the payment is made according to the project implementation schedule or the payment schedule specified in the contract, the time of creating an invoice shall be the date of payment or the date as agreed in the contractual payment agreement.

d.2) In case the ownership or use right has been transferred: The time of creating an invoice shall comply with Clause 1 of this Article.

dd) The time of creating an invoice for cases of organizing to trade and purchase air transport services via websites and e-commerce systems shall comply with international practices, within 05 consecutive days from the date the air transport service vouchers generated on the websites and e-commerce systems.

e) For activities of searching, surveying, exploiting and processing crude oil The time of creating an invoice for sale of crude oil, condensate and products made from crude oil (including activities of underwriting in accordance with the Government’s commitment) shall be the time when the buyer and seller define the official selling prices, regardless the payment is made or not.

For activities of selling natural gas, associated gas and coal gas that is transmitted by gas pipelines to the buyer, the time of creating an invoice shall be the time when the buyer and seller define the gas volume delivered every month, within 07 consecutive days from the date when the seller sends the notice of gas volume delivered every month.

In case where there are any differences in the invoicing time in the Government’s underwriting agreements and commitments, regulations specified in such underwrite agreements and commitments shall be complied with.

g) For retail commercial establishments, food and beverage establishments under the model of a system of stores selling directly to consumers, but the accounting of all business activities is carried out at the head office (the head office where the contract for buying and selling goods and services is signed; invoices for selling goods and services by each store to be issued through the POS cash register system of each store in the name of the head office), the cash register system connected to the computer has not met the conditions for connecting and transferring data with the tax agency, customers shall receive the printed receipt for every transaction of selling goods, providing food and beverage, the data of such receipts is achieved in the system and the customers do not wish to receive e-invoices, at the end of the day, the business establishment shall base on information from the receipts to synthesize and create e-invoices for goods sale, food and beverage provision transactions during the day. In case customers require e-invoices, the business establishment shall issue e-invoices for customers.

h) For activities of selling electricity of electricity generation companies, the time of creating an e-invoice shall be determined on a basis of the time of checking payment data among power system operation units and the electricity market, power generation units and power buyers in accordance with the Ministry of Industry and Trade's regulations or power purchase contracts guided and approved by the Ministry of Industry and Trade, but no later than the last day of the time limit for tax declaration and payment, for the month when the tax obligations generates according to the law on tax. For activities of selling electricity of electricity generation companies involved in the Government’s underwriting commitment about the payment time, the time of creating an e-invoice shall be in accordance with the Government’s underwriting, the Ministry of Industry and Trade’s guidance and approvals, and power purchase contracts signed between the electricity buyer and seller.

i) The time of creating an e-invoice for the case of selling petrol and oil at retail stores shall be the time of ending the petrol and oil selling by each selling time. The seller shall ensure the e-invoices to be stored sufficiently for the sale of petrol and oil to customers, who are business and non-business individuals according to regulations, and to be accessed at the request of competent agencies.

k) For the cases of providing air transport services and insurance services through agents, the time of creating an invoice shall be the time of completion the data checking between parties, but not later than the 10th of the month preceding the arising month.

l) In case of providing banking, security, insurance services, and service of money transferring via electronic wallet, service of stop supplying and re-supplying electricity for customers who are non-business individuals (or business individuals) but do not require invoices, at the end of the day or month, the unit issuing invoices shall base on the detailed information of each transaction in a day or month in its data management system. The unit providing services must take responsibility for the accuracy of transaction information and providing the detailed summary of the provided service at request of the functional agency. In case the customer requires invoice according to each transaction, the unit providing service must issue an invoice to customer.

m) For passenger transportation business by taxi, using cash register system in accordance with law provisions:

- At the end of the trip, an enterprise or cooperative conducting passenger transportation business by taxi, that uses cash register system shall send the trip information to customers and the tax agency according to the data format prescribed by the tax agency. Information includes: Name of the transport business units; license plate numbers, the trip distance (km) and total amount paid by customers.

- In case the customer requires an e-invoice, he/she must update or send full information (such as name, address and tax identification number) to the software or the unit providing services. Based on the information sent or updated by customers, an enterprise or cooperative conducting passenger transportation business by taxi, using cash register system shall send the trip invoices to customers, at the same time, transmit the invoice data to the tax agency in accordance with Article 22 of this Decree.

n) For health establishment providing medical examination and treatment services,  that uses software to manage medical examination and treatment and manage hospital fees, each medical examination and treatment transaction and provide screening and testing services, and prints receipts (for collecting hospital fees or medical examination and testing costs), and store them in the information technology system, if the customer (a person coming for medical examination and treatment) does not require invoices, at the end of the day, the health establishment shall base on medical examination and treatment information and information from receipts to summarize and create e-invoices for medical services conducted in a day; if the customer requires e-invoices, such health establishment must create e-invoices and deliver them to the customer.

o) For non-stop electronic road toll collection, the date of creating an e-invoice shall be the date when the vehicle passes through the toll booth. In case where the customer using the non-stop electronic road toll collection service has one or more vehicles using that service for many times in a month, the service provider may periodically create e-invoices, the  date of creating e-invoices no later than the last day of the month when the road toll collection service arises. The invoice content shall detail each turn of the vehicle through the toll booth (including: The time when the vehicle passes through the station, the price of the road toll of each turn).

Article 10. Contents of an invoice

1. Invoice title, symbol, and form symbol. To be specific:

a) Invoice title means the title of each type of invoice specified in Article 8 of this Decree that is shown on each invoice, such as: VAT INVOICES, VAT INVOICES CUM TAX REFUND DECLARATIONS; VAT INVOICES CUM BILLS, SALES INVOICES, PUBLIC ASSET SALES INVOICES; STAMPS, TICKETS, CARDS AND NATIONAL RESERVE COMMODITY SALES INVOICE.

b) Invoice form symbol and invoice symbol shall comply with the Ministry of Finance’s guidance.

2. The title of invoice sheet applied to invoices printed on order by tax agencies shall comply with the Ministry of Finance’s guidance.

3. Invoice number

a) Invoice number means the serial number shown on an invoice when the seller creates the invoice. The invoice number contains a maximum of 8 Arabic numerals, starting from 1 on January 01 or when the invoice is put into use and ending at 99 999 999 on December 31. Invoices are made in a continuous order from small numbers to large numbers with the same invoice symbol and invoice form symbol. For invoices printed on order by tax agencies, the invoice number shall be pre-printed on the invoice, and the invoice buyer shall be entitled to use them until running out from the time of purchase.

For a business organization that has many sale establishments or many establishments concurrently using the same form of e-invoices with the same code by the mode of random access from a system of creating e-invoices, invoices shall be made in a continuous order from small numbers to large numbers according to the time when the seller signs digital signatures and electronic signatures on invoices.

b) In case the invoice number is not made according to the above-mentioned principle, the electronic invoicing system shall ensure the principle of chronological increase in order that the invoice number contains a maximum of 8 numerals and is made and used only once.

4. Name, address and tax identification number of the seller

The invoice shall show the name, address and tax identification number of the seller in accordance with the name, address and tax identification number stated in the enterprise registration certificate, branch operation registration certificate, business household registration certificate, tax registration certificate, tax identification number notice, investment registration certificate, and cooperative registration certificate.

5. Name, address and tax identification number of the buyer

a) If the buyer is a business establishment that has a tax identification number, the buyer's name, address and tax identification number shown on the invoice shall be stated in the enterprise registration certificate, branch operation registration certificate, business household registration certificate, tax registration certificate, tax identification number notice, investment registration certificate, or cooperative registration certificate.

In case the buyer's name and address are too long, some common nouns may be written on the invoice briefly, such as: “Ward” to “W”, “District” to “D”, “City” to “C”, “Vietnam” becomes “VN” or “Joint stock” means “JS”, “Limited Liability” becomes “LIMITED”, “industrial park” becomes “IP”, “production” becomes “P”, “Branch” becomes “B”, etc. but must ensure that the number of houses, name of street, wards, communes, districts, cities, the exact name and address of the enterprise must be determined and consistent with business registration, and tax registration of the enterprise.

b) If the buyer does not have a tax identification number, the invoice shall not show the buyer’s tax identification number. In case of selling specific goods or providing specific services to individual consumers specified in Clause 14 of this Article, the invoice shall not show the buyer’s name and address. In case of selling goods or providing services to foreign customers to Vietnam, the address of the buyer shall be replaced by the number of the passport or immigration documents and the nationality of the foreign customer.

6. Name, unit, quantity and unit price of goods and services; amount of money without value-added tax, value-added tax rate, total amount of value-added tax on each tax rate, total amount of value-added tax and total payment with value-added tax.

a) Name, unit, quantity, unit price of goods and services

- Names of goods and services: The names of goods and services shall be written in Vietnamese on the invoice. In case of selling goods of various categories, the goods names shall include details of each category (for example: Samsung phones, Nokia phones, etc.). In case goods are subject to registration of use right or ownership right, the invoice shall show the specific codes and symbols of the goods according to law provision. For example: Chassis number and engine number of automobiles or motorbikes; address, type, length, width, number of floors of houses, etc.

In case additional foreign words are needed, foreign words shall be put in parentheses () or immediately below Vietnamese lines and have a font size smaller than Vietnamese ones. In case goods and services are transacted with provisions on codes of goods and services, the names and codes of goods and services shall be written on the invoice.

- Unit: The seller shall base on the nature and characteristics of the goods to determine the unit of the goods shown on the invoice in line with units of measurement (for example: ton, hundredweight, oats, kg, g, mg, or tael, slice, piece, can, box, bag, package, tube, m3, m2, m, etc.). For services, the item “unit” is not required on the invoice; it is determined as times of service provision and the contents of services.

- Quantity of goods or services: The seller shall record the quantity in Arabic numerals in terms of the above units. For specific types of goods and services such as electricity, water, telecommunications, information technology services, television services, postal services, banking, security and insurance services that are sold in a certain period, the invoice shall show the period of the goods and services. For services provided on a periodic basis, the list can be used to list goods and services sold together with invoices; the list is kept with the invoice to serve the inspection and comparison of the competent agencies.

An invoice must clearly state the phrase “attached to the list No. ..., date ... month ... year”. The list must show the seller's name, tax identification number and address; names of goods and services, quantity, unit price, amount of money of sold goods and services, name and signature of the person who made the list. In case the seller pays value-added tax according to the withholding method, the list must contain the criteria “value-added tax” and “amount of value-added tax”. The total payment is exactly the same amount as stated on the VAT invoice. Sold goods and services shall be written on the list according to the order of sale within the day. The list must clearly state the phrase “attached to the invoice No. ..., date ... month ... year”.

- Unit price of goods or services: The seller shall record the unit price of goods or services according to the above-mentioned unit. In case goods and services use the list to list sold goods and services together with the invoice, the unit price is not required on the invoice.

b) Value-added tax rate: The value-added tax rate shown on the invoice is the value-added tax rate corresponding to each type of goods or service in accordance with the law on value-added tax.

c) Amount of money without value-added tax, total amount of value-added tax on each tax rate, total amount of value-added tax and total payment with value-added tax shall be displayed in Vietnam dong and in Arabic numerals, except for cases in which goods are traded in foreign currencies and the revenue shall not be converted to Vietnam dong, the currencies shall be kept as the same.

d) The total amount of payment on the invoice shall be expressed in Vietnam dong, in Arabic numerals and in Vietnamese language, except for the cases in which goods are traded in foreign currencies and the revenue shall not be converted to Vietnam dong, the total amount of payment shall be expressed in original currencies and in the corresponding foreign languages.

dd) In case the business establishments apply trade discount for customers or sales promotion in accordance with law provisions, the trade discount and promotion shall be clearly shown on invoices. The determination of the prices subject to value-added tax (the amount without value-added tax) in case of applying trade discount to customers or sales promotion shall comply with the law provisions on value-added tax.

e) If the air transport enterprise uses the ticketing system established according to international practices, the service charges will be collected on the air transport documents (system administration fee, transport document exchange fee and other charges) and airport service charges collected by air transport companies (such as passenger service fees, security screening fee and other fees) indicated on the invoice are the prices including value-added tax. Aviation enterprises are allowed to round the number to thousands for collected amounts on transport documents according to regulations of the International Air Transport Association (IATA).

7. Signatures of sellers and buyers. To be specifically:

a) For an invoice printed on order by the tax agency, it is required to have the seller's signature and seal (if any), and the buyer's signature (if any).

b) For an e-invoice:

In case the seller is an enterprise or organization, the digital signature shown on the e-invoice must be the digital signature of such enterprise or organization. In case the seller is an individual, the digital signature of such individual or the authorized person shall be used.

In case an e-invoice is not required to have the digital signature of the seller and the buyer, the provisions in Clause 14 of this Article shall be complied with.

8. The time of creating invoices shall comply with Article 9 of this Decree and shall be displayed in the format of day, month and year of the calendar year.

9. The time of digital signing on an e-invoice shall be the time when the seller or buyer uses the digital signature to sign the e-invoice displayed in the format of day, month and year of the calendar year. If the created e-invoice has a time of digital signing on an invoice other than the time of creating an invoice, the time of tax declaration shall be the time of creating the invoice.

10. For e-invoices with the tax agency’s code, the tax agency’s code shall comply with Clause 2, Article 3 of this Decree.

11. Fees and charges belonging to the state budget, trade discounts and promotions (if any) shall comply with Point e, Clause 6 of this Article and other relevant contents (if any).

12. Name and tax identification number of the invoice-printing organizations, for invoice printed on order by tax agencies.

13. The words, numbers and currency shown on invoices

a) The words displayed on the invoice shall be Vietnamese. In case additional foreign words are needed, foreign words shall be put in parentheses () or immediately below Vietnamese lines and have a font size smaller than Vietnamese ones.

In case the words on the invoice is in Vietnamese without diacritical marks, the unmarked words shall not lead to misunderstanding of the contents of the invoice.

b) The numbers displayed on the invoice shall be the Arabic numerals: 0, 1,2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. The sellers may select: To use a dot (.) after the thousand, million, billion, thousand billion, million billion, or quintillion; to use a comma (,) after the unit row digit, if there is a numeral after the unit row digit, or use the natural number separator as a comma (,) after the thousand, million, billion, trillion, million billion, or quintillion and use a dot (.) after the unit number on the accounting document.

c) The currency in the invoice is Vietnam dong with the national currency sign as “đ”.

- In case of economic and financial operations arising in foreign currencies according to the provisions of law provisions on foreign exchange, the unit price, the total amount, the total amount of value-added tax on each tax rate, total amount of value-added tax and total payment shall be displayed in the foreign currency, the currency specified in the foreign currency. The seller shall also show exchange rate between the foreign currency with Vietnam dong on the invoice according to the exchange rates specified in the Law on Tax Administration and its guiding documents.

- Currency Code according to international standards (for example: 13,800.25 USD - Thirteen thousand eight hundred US dollars and twenty-five cents, for example: 5,000.50 EUR - Five thousand euros and fifty cents).

- In case goods are sold in foreign currencies in accordance with law provisions on foreign exchange and tax is paid in foreign currencies, the total amount of payment shown in the invoice shall displayed in the foreign currency instead of Vietnam dong.

14. The cases in which invoices shall not necessarily contain all the contents

a) The e-invoice shall not necessarily display the electronic signature of the buyer (including the case of e-invoicing for selling goods or providing services to customers in foreign countries). In case the buyer is a business establishment and the buyer and seller agree upon the buyer's satisfaction of the technical conditions for making digital and electronic signatures on an e-invoice created by the seller, the e-invoice shall have digital or electronic signatures of the seller and the buyer under agreement between the two parties.

b) For e-invoices issued by tax agencies upon each generation, the digital signatures of the seller and the buyer are not required.

c) Electronic sales invoices at supermarkets or shopping malls whose buyers are non-business individuals shall not necessarily contain the names, addresses and tax identification numbers of the buyers.

E-invoices of petrol and oil sold to non-business individuals shall not necessarily display invoice title, invoice form symbol, invoice symbol and number of invoice; name, address, tax identification number of the buyer, electronic signature of the buyer; digital signature or electronic signature of the seller, and value-added tax rate.

d) E-invoices that are stamps, tickets or cards shall not necessarily display electronic signatures of the sellers (except for stamps, tickets and cards which are e-invoices with code issued by tax agencies), buyer’s items (name, address, and tax identification number), tax amount, and value-added tax rate. Electronic stamps, tickets and cards with printed denominations shall not necessarily display the unit, quantity and unit price.

dd) E-documents of air transport services generated via websites and e-commerce systems in accordance with international practices for non-business individual buyers, which are determined as e-invoices, shall not necessarily display invoice symbols, invoice form symbols, serial number of the invoice, value-added tax rates, tax identification numbers, buyers’ addresses, and digital signatures of the sellers.

In case a business organization or a non-business organization buys air transport services, e-documents of air transport services shall be generated via websites and e-commerce systems in accordance with international practices for individuals of business and non-business organizations and not be determined as e-invoices. Enterprises providing air transport services shall make e-invoices with all the prescribed contents and deliver them to organizations having an individual using air transport services.

e) Invoices of construction and installation services or residential building for sale with contract payment schedules shall not necessarily display the unit, quantity and unit price.

g) An ex-warehousing-cum-internal transportation slip shall show information of the internal transport order, the consignee, the stock keeper, the location of source warehouses, the deliver location, and means of transport. To be specific: The buyer's name representing the consignee, the buyer's address representing the warehouse location of the goods; the seller's name representing the stock keeper, the seller's address representing the place of source warehouse and means of transport; tax amount, tax rate, total payment amount shall not be shown on such ex-warehousing-cum-internal transportation slip.

An ex-warehousing-cum-consignment slip shall show information such as economic contract, shipper and means of transport; location of source warehouse; location of the destination warehouse, name of goods, unit, quantity, unit price and amount of money. To be specific: Number, date of the economic contract signed between an organization and individual; name of the shipper, transport contract (if any), address of the seller that represents the location of source warehouse.

h) Invoices of Interline payment between airlines created according to the regulations of the International Air Transport Association shall not necessarily display the following criteria: Invoice symbol, invoice form symbol; name, addresses and tax identification numbers of the buyers; digital signatures of the buyers; unit, quantity and unit price.

i) Invoice issued by an air transport enterprise to its agents means an invoice issued according to the report which has been compared between two parties, and the summarization list. Unit price is not required on such invoice.

k) Invoices of construction, installation, production, provision of national defense and security enterprises’ products and services for national defense and security activities in accordance with the Government’s regulations shall not necessarily display the unit; quantity; unit price; and the content of provision of goods and services under contract signed by both parties in the “goods and service’s name” items.

15. Other contents on invoices

Apart from contents as guided in Clause 1 to Clause 13 of this Article, enterprises, organizations, business households and individuals may create additional information about their logos or identification symbols, to represent the sellers’ trademarks, brands or representative images. Depending on the characteristics and nature of transactions and management requirements, the invoice may show information about the sales contract, shipping orders, customer code and other information.

16. Contents of the public asset sales invoice shall comply with the guidance on creating public asset sales invoices provided in Form No. 08/TSC-HD attached to the Government’s Decree No. 151/2017/ND-CP dated December 26, 2017 on detailing a number of articles of the Law on Management and Use of Public Property.

Article 11. An invoice that is created by a POS cash register with network connection for transmission of data to the tax agency

An invoice that is created by a POS cash register with network connection for transmission of electronic data to the tax agency must abide by the following principles:

1. It must be recognizable as an invoice printed out from a POS cash register with network connection for transmission of electronic data to the tax agency;

2. Digital signature on that invoice is not required;

3. The amount of money paid for a goods or service shown on the invoice (or a copy of the invoice or the information search result on the invoice in the Portal of the General Department of Taxation) which is created by a POS cash register may be regarded as an expense that is supported by a legal invoice or document upon determination of tax obligations.

 

Section 2

PROVISIONS ON E-INVOICES

 

Article 12. Format of e-invoices

1. E-invoice format is a technical standard that defines the data type and data length of information fields for transmission, receipt, storage and display of e-invoices. XML format (XML stands for “Extensible Markup Language” that is created for the purpose of sharing electronic data among information technology systems) shall be used for e-invoice format.

2. The e-invoice format consists of two components: the component containing professional data of e-invoice and the component containing data of digital signature. E-invoice with the tax agency’s code shall include additional components containing data related to the tax agency’s code.

3. The General Department of Taxation shall formulate and publicize the components containing professional data of e-invoice, the components containing data of digital signature as well as provide tools to display the contents of e-invoices according to the provisions of this Decree.

4. Organizations and enterprises selling goods or providing services, upon directly transmitting e-invoice data to tax agencies, shall meet the following requirements:

a) Being connected with General Department of Taxation via leased lines or MPLS VPN Layer 3, including 01 main transmission line and 01 alternative transmission line. Each transmission line shall have a minimum bandwidth of 05 Mbps.

b) Using encrypted Web Service or Message Queue (MQ) as connection method.

c) Using SOAP protocol to encapsulate and transmit data.

5. The contents of e-invoices shall be displayed fully and accurately to avoid misunderstandings and the buyers can read them via electronic devices.

Article 13. Application of e-invoices for selling goods or providing services

1. Subjects of application of e-invoices shall comply with Article 91 of the Law on Tax Administration No. 38/2019/QH14, particularly in cases of high tax risks, regulations of the Minister of Finance shall be complied with.

2. Regulations on the issuance and declaration of tax obligations in case the tax agency issues e-invoices with the tax agency’s code for each time are prescribed as follows:

a) Type of invoice issued by each for each time

a.1) E-invoices with the tax agency's code issued for each time are sales invoices in the following cases:

- Business households and individuals specified in Clause 4, Article 91 of the Law on Tax Administration No. 38/2019/QH14 that fail to meet conditions for using e-invoices with the tax agency's code but require invoices to be delivered to the customers;

- Non-business organizations with goods and service provision transactions;

- Dissolved or bankrupted enterprises with invalidated tax identification numbers and arising liquidation of assets which require invoices to be delivered to the buyers;

- Enterprises, economic organizations, business households and individuals that directly pay value-added tax in the following cases:

+ Stopping business operation but not yet completing procedures for invalidation of tax identification numbers with arising liquidation of assets which require invoices to be delivered to buyers;

+ Suspending business operation but requiring invoices for customers to perform the contracts signed before the date of operation suspension as notified by the tax agencies;

+ Being compelled to suspend the use of invoices by tax agencies.

a.2) E-invoices with the tax agency's code issued for each time are VAT invoices in the following cases:

- Enterprises, economic organizations and other organizations that are liable to pay value-added tax by withholding method in the following cases:

+ Stopping business operation but not yet completing procedures for invalidation of tax identification numbers with arising liquidation of assets which require invoices to be delivered to buyers;

+ Suspending business operation but requiring invoices for customers to perform the contracts signed before the date of operation suspension as notified by the tax agencies;

+ Being compelled to suspend the use of invoices by tax agencies.

- For state organizations and agencies with property auction that are not liable to pay value-added tax by withholding method, in case the winning price is the selling price with value-added tax clearly stated in auction dossiers approved by competent agencies, VAT invoices shall be issued to the buyers.

b) Enterprises, economic organizations, other organizations, business households and individuals that are granted e-invoices with the tax agency’s code for each time shall send written requests for issuance of e-invoices with the tax agencies’ codes (according to Form No. 06/DN-PSDT provided in the Appendix IA attached to this Decree) to the tax agencies and access the electronic invoicing system of the tax agencies to create e-invoices.

After the enterprises, organizations or individuals have fully declared and paid value-added tax, personal income tax, enterprise income tax and other taxes and charges (if any) in accordance with law provisions, immediately in the working day, the tax agencies shall issue the tax agencies’ codes on the e- invoices created by enterprises, organizations or individuals.

Enterprises, business organizations, other organizations, business households or individuals shall be solely responsible for the accuracy of the information on e-invoices with the tax agency's code for each time.

c) Determining the tax agency that issues the e-invoice with the tax agency’s code for each time.

c.1) For organizations and enterprises: The tax agency that manages the area where the organization or enterprise carry out tax registration or the place where the organization’s headquartered locates or the place stated in the establishment decision or the place where goods sale and service provision transaction arises.

c.2) For business households and individuals:

- For business households and individuals that have fixed business locations: Business households and individuals shall submit an application for issuance of e-invoices with the tax agency’s code for each time at the Tax Branches in the places where business households and individuals conduct the business activities.

- For business households and individuals that do not have a fixed business location: Business households and individuals shall submit an application for issuance of e-invoices with the tax agency’s code for each time at the Tax Branches in the place where the individuals reside or the place where households and individuals register their business.

3. Provisions on application of e-invoices, ex-warehousing-cum-internal transportation slips and ex-warehousing-cum-consignment slips for some specific cases under management requirements are prescribed as follows:

a) In case of import of goods under entrustment, if the business establishment entrusted to import goods has paid value-added tax at the import stage, the e-invoice shall be used for delivering goods to the entrusting business establishment.

If the value-added tax is not paid at the import stage, when issuing and delivering the entrusted import goods, the business establishment entrusted to import goods shall make an ex-warehousing-cum-internal transportation slip as specified as the document for goods circulation on the market.

b) In case of entrusting to export goods:

- When issuing and delivering goods to the entrusted establishment, the establishment which has goods for entrusted export shall use ex-warehousing-cum-internal transportation slips.

- When the goods have been actually exported and certified by the customs agency, based on the collated documents and certifications of quantity and value of actually exported goods of the business establishments entrusted for export, the entrusting establishment shall create VAT e-invoices for value-added tax payment, refund declaration or electronic sales invoices. Establishments entrusted for export shall issue VAT e-invoices or electronic sales invoices to foreign customers.

c) Business establishments that make value-added tax declaration and payment, and have exported goods and services (including establishments processing export goods) shall use VAT e-invoices when exporting goods or services.

When conducting goods issue and transport to the border gates or to the place where export procedures are carried out, the establishments shall use the ex-warehousing-cum-internal transportation slip as specified as a document for goods circulation on the market. After completing the procedures for exporting goods, the establishments shall create VAT invoices for the exported goods.

d) Business organizations that declare and pay value-added tax by withholding of goods transfer to dependent accounting establishments such as branches and stores in other localities (provinces and centrally-run cities) to sell or transfer between branches and dependent units or  issue goods to other business establishment acting as sale agents selling goods at fixed prices to enjoy commissions, based on the method of business organization and accounting, the business establishments may choose one of two ways to use invoices and documents as follows:

- Using VAT e-invoices as grounds for payment and declaration of value-added tax at each independent unit and stage;

- Using ex-warehousing-cum-internal transportation slips or ex-warehousing-cum-consignment slips as prescribed for goods issued to agents.

Dependent accounting establishments, branches, stores and establishments acting as sales agents must create invoices in accordance with regulations when selling goods, and deliver them to the buyers, at the same time, make a list of sold goods and send it to the establishment having transferred goods or the establishment having consigned goods (hereinafter referred to as the consignee), so that the consignee can make VAT invoices for actual sold goods that are consigned to the dependent accounting establishments, branches, stores or sale agents.

If the establishment has a large quantity and revenues of sold goods, the list may be made every 05 days or 10 days. If the sold goods have different value-added tax rates, they shall be stated in separate lists according to each group of tax rates.

Dependent accounting establishments, branches, stores and establishments acting as sales agents shall declare and pay value-added tax on the goods sold for buyers and the input value-added tax shall be declared and withheld according to the VAT invoices issued by the consignor.

In case dependent units of agricultural, forestry and fishery business establishments have registered and made value-added tax declaration and payment by withholding method, while purchasing agricultural, forestry and fishery goods with the aim of transferring or selling to the headquarters of the business establishments, such dependent units shall use ex-warehousing-cum-internal transportation slips instead of VAT e-invoices for the transfer or sale of such goods.

dd) Organizations and individuals shall use ex-warehousing-cum-internal transportation slips as prescribed when discharging mobile goods; and  create e-invoices as prescribed when selling mobile goods.

e) Organizations or individuals conducting business activities in Vietnam that contribute their assets as capital to establish enterprises shall not make invoices but use documents of capital contribution certificates, asset delivery and receipt minutes, property valuation minutes enclosed with dossiers on asset origins.

g) In case of transfer of assets among dependent accounting member units in an organization; transfer of assets on division, splitting, consolidation, merger or transformation of the enterprises, the organization having the transferred assets shall have property transfer orders enclosed with dossiers on asset origins without making invoices.

h) In case of transfer of assets among independent accounting units or among member units with sufficient legal status, the organization having transferred assets must create e-invoices as for selling goods.

4. In addition to cases specified in Clause 3 of this Article, the Ministry of Finance shall provide guidance on the application of e-invoices for other cases according to management requirements; provide guidance on the use of e-invoices with the tax agency’s code created by POS cash registers with network connection for transmission of electronic data to the tax agency.

Article 14. Provision of e-invoice services

1. Cases of using an e-invoice with the tax agency's code that are exempted from 12 month use, from the time of using e-invoice, including:

a) Small- and medium-sized enterprises, cooperatives, and business households and individuals that operate in localities with difficult socio-economic conditions or extremely difficult socio-economic conditions. Localities with difficult socio-economic conditions or extremely difficult socio-economic conditions are specified in the List of geographical areas eligible for investment incentives issued together with the Government’s Decree No. 118/2015/ND-CP dated November 12, 2015, on detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Investment Law and amending, supplementing documents or replacing documents (if any).

b) Other small- and medium-sized enterprises that are proposed by the People’s Committees of provinces and centrally-run cities, and submitted to the Ministry of Finance, except those operating in economic zones, industrial parks or hi-tech zones;

The General Department of Taxation shall provide or entrust e-invoice service providers to provide e-invoices with the tax agency’s code free of charge for above-mentioned subjects.

2. Enterprises, economic organizations, business households and individuals other than those specified in Clause 1 of this Article must pay service charges under contracts signed by both parties when using e-invoices with the tax agency’s code or using e-invoices without the tax agency’s code via e-invoice service providers.

Article 15. Registration and change of registration contents of e-invoices

1. Enterprises, economic organizations, business households and individuals other than those have to stop using invoices as prescribed in Clause 1, Article 16 of this Decree, shall register for use of e-invoices (including registering for electronic sales invoice of public assets and national reserve commodities) through e-invoice service providers.

In case of using e-invoices with the tax agency's code free of charge, such enterprises, economic organizations, business households and individuals may register for using e-invoices via the Portal of the General Department of Taxation or e-invoice service providers entrusted to provide services of e-invoice with the tax agency’s code free of charge by the General Department of Taxation.

In case where an enterprise is an organization connecting and transmitting e-invoice data directly to the tax agency, it shall register for using e-invoices via the Portal of the General Department of Taxation.

The registration contents shall comply with the Form No. 01/DKTD-HDDT provided in Appendix IA attached to this Decree.

The Portal of the General Department of Taxation shall send an electronic notice on receiving the registration for use of e-invoices through e-invoice service providers if an enterprise, economic organization, business household or individual registers for using e-invoices through an e-invoice service provider.

The Portal of the General Department of Taxation shall directly send an electronic notice on receiving the registration for use of e-invoices (which is made according to the Form No. 01/TB-TNDT provided in Appendix IB) to the enterprise, economic organization, other organization, business household or individual via the e-mail address registered with the tax agency, in case such enterprise, economic organization, other organization, business household or individual directly register for using e-invoices on the Portal of the General Department of Taxation.

2. Within 01 working day, after receiving the registration for use of e-invoices, the tax agency shall be responsible for sending an electronic notice (which is made according to the Form No. 01/TB-DKDT provided in Appendix IB attached to this Decree) through the e-invoice service provider or directly send the electronic notice to the enterprise, economic organization, other organization, business household or individual, on the e-invoice registration approval or refusal.

In case an enterprise or economic organization registers to directly transmit e-invoice data to the tax agency in accordance with Point b1, Clause 3, Article 22 of this Decree and the tax agency has issued a notice on approval of e-invoice registration (according to the Form No. 01/TB-DKDT provided in Appendix IB), but such enterprise or economic organization fails to cooperate with the General Department of Taxation in term of technical infrastructure structure, connection testing and data transmission, within 05 working days, after the notice made according to the Form No. 01/TB-DKDT provided in Appendix IB is sent by the tax agency, such organization must prepare sufficient conditions on technical infrastructure and notify the General Department of Taxation for cooperation. The implementation period is 10 working days, from the date on which the General Department of Taxation receives the enterprise or organization’s proposal. In case the connection testing and data transmission is successful, the enterprise or organization shall directly transmit e-invoice data to the tax agency in accordance with Article 22 of this Decree. After 05 working days from the date on which the tax agency sends the notice made according to the Form No. 01/TB-DKDT provided in Appendix IB, if the enterprise or organization fails to notify the General Department of Taxation to cooperate in connecting or the connection testing and data transmission is unsuccessful, such enterprise or organization shall change the registration for use of e-invoices (according to the Form No. 01/DKTD-HDDT provided in Appendix IA attached to this Decree), and transmit data through the organization connecting, receiving, transmitting and storing e-invoice data to the tax agency.

3. From the time when the tax agency approves the registration for use of e-invoices in accordance with this Decree, the enterprise, economic organization, other organization, business household or individual must stop using e-invoices which have been already announced to be issued in accordance with previous regulations, destroy unused paper invoices which have been already announced to be issued (if any). The order and procedures for destruction shall comply with Article 27 of this Decree.

4. In case of changing information registered for use of e-invoices in Clause 1 of this Article, enterprises, economic organizations, other organizations, business households and individuals shall change information and send them back to the tax agency according to the Form No. 01/DKTD-HDDT provided in Appendix IA attached to this Decree via the Portal of General Department of Taxation or through an e-invoice service provider, except for the case of stop using e-invoices as prescribed in Clause 1, Article 16 of this Decree. The Portal of General Department of Taxation shall receive the form of registration for information change, and the tax agency shall comply with Clause 2 of this Article.

5. On a monthly basis, the direct tax administration agency shall review those who use e-invoices with the tax agency's code free of charge, and send a notice made according to the Form No. 01/TB-KTT provided in Appendix IB attached to this Decree to such them to notify of the change to e-invoices with the tax agency’s code through the e-invoice service providers, and change the usage information of e-invoices with the tax agency’s code in accordance with Clause 4 of this Article.

6. For cases of applying e-invoices without the tax agency’s code, the direct tax administration agency shall periodically review to issue a notice according to the Form No. 01/TB-KTT provided in Appendix IB attached to this Decree to those required to change to e-invoices with the tax agency’s code to register for use of e-invoices with the tax agency’s code in accordance with this Article.

Article 16. Suspension of use of e-invoices

1. The following enterprises, economic organizations, other organizations, business households and individuals shall have to suspend the use of e-invoices with the tax agency’s code and e-invoices without the tax agency’s code:

a) Enterprises, economic organizations, other organizations, business households or individuals have their tax identification numbers invalidated;

b) Enterprises, economic organizations, other organizations, business households or individuals fall into the cases in which the tax agency verifies and notifies that they are not operating at the registered addresses;

c) Enterprises, economic organizations, other organizations, business households or individuals inform their business suspension to a competent state agency;

d) Enterprises, economic organizations, other organizations, business households or individuals receive the tax agency’s notice of suspension of use of e-invoices for the purpose of enforcement of payment of tax debts owed;

dd) Acts of using e-invoices with the tax agency’s code to sell smuggled goods, prohibited goods, counterfeit goods, and goods infringing intellectual property rights, which are detected and notified to the tax agency by functional agencies;

e) Acts of creating e-invoices with tax the tax agency’s code for the purpose of fake selling goods or fake providing services to appropriate money of organizations and individuals, which are detected and notified by functional agencies to the tax agencies;

g) The cases in which the business registration agency or competent state agency requests enterprises to suspend their conditional business lines when the enterprises do not meet business conditions as specified in the laws.

Based on the inspection and examination results, if the tax agency determines that enterprises are set up for the purpose of trading, using unlawful e-invoices or unlawfully using e-invoices to evade tax, the tax agency shall issue a decision on suspending the use of e-invoices, such enterprises shall be handled in accordance with law provisions.

2. Procedures for suspension of use of e-invoices are prescribed as follows:

a) The direct tax administration agency shall send a notice to the tax payers specified at Points dd, e and g, Clause 1 of this Article and request them to explain or provide additional information and documents related to the use of e-invoices.

b) The tax payers shall explain or provide additional information and documents within 02 working days from the date on which the notice is issued by the tax agency. The tax payer may directly explain at the tax agency or provide additional information and documents in writing.

c) The tax payers shall continue to use e-invoices or provide additional explanation. To be specific:

c.1) In case the tax payers have explained or provided sufficient information and documents, and proved their use of e-invoices in accordance with the law provisions, they shall continue to use e-invoices.

c.2) In case the tax payers have explained or provided sufficient information and documents, but cannot prove their use of e-invoices in accordance with the law provisions, the tax agency shall continue to notify and request them to provide additional information and documents. The time limit for additional provision is 02 working days, from the date on which the tax agency issue the notice.

d) Past the time limit as prescribed in the notice, but the tax payers fail to explain or provide additional information and documents, the tax agency shall issue a notice and request them to suspend the use of use of e-invoices with the tax agency’s code or suspend the use of e-invoices without the tax agency’s code, and handle them as prescribed.

3. Enterprises, economic organizations, other organizations, business households and individuals specified in Clause 1 of this Article shall be entitled to continue using e-invoices after notifying the tax agency of their continued business or the recovery of tax identification number by the tax agency, the tax agency shall issue the decision to terminate the enforcement of administrative decisions on tax administration by suspending use of invoices or when notified by the functional agencies.

4. In case enterprises, economic organizations, other organizations, business households and individuals that are in the period of business suspension, but need e-invoices to be delivered to buyers for the performance of contracts signed before the date of business suspension, they shall use e-invoices issued for each time in accordance with Clause 2, Article 13 of this Decree.

Article 17. Creation of e-invoices with the tax agency’s code

1. Creation of e-invoices with the tax agency’s code

a) If enterprises, economic organizations, other organizations, business households and individuals referred to in Clause 1, Article 14 of this Decree wish to access the Portal of the General Department of Taxation to create e-invoices, they can use their log-in accounts granted after they complete their registration to:

- Create goods sale or service provision e-invoices.

- Provide digital signatures on created e-invoices and send such e-invoices to the tax agency for grant of e-invoice codes.

b) Enterprises, economic organizations, other organizations, business households and individuals using e-invoices with the tax agency's code through e-invoice service providers shall access such e-invoice service providers’ websites or use the electronic invoicing software of the units to:

- Create goods sale or service provision e-invoices.

- Provide digital signatures on the created e-invoices and send such e-invoices to the tax agency for grant of e-invoice codes.

2. Grant of e-invoice codes

a) E-invoices of which codes are granted by the tax agency must meet the following requirements:

- Their contents must be the same as those prescribed in Article 10 of this Decree.

- The format of the e-invoices is the same as the format prescribed in Article 12 of this Decree.

- The information shown on the e-invoices is the same as the registration information specified in Article 15 of this Decree.

- These e-invoices are not subject to the tax agency’s decision on suspension of use of e-invoices with the tax agency’s code as prescribed Clause 1, Article 16 of this Decree.

b) The code granting system of the General Department of Taxation automatically grants the e-invoice code and informs the code grant results to senders.

3. Enterprises, economic or other organizations, or business households or individuals that sell goods or provide services shall be responsible for sending e-invoices with the tax agency’s code to buyers. E-invoice sending and receiving methods shall be agreed between the seller and buyer according to the law on e-transactions.

Article 18. Creation of e-invoices without the tax agency’s code

1. Enterprises and economic organizations may use e-invoices without the tax agency’s code for goods sale or service provision after receiving a notice of acceptance from the tax agency.

2. Enterprises and economic organizations using software to create e-invoices for goods sale or service provision shall put their digital signatures on e-invoices and send them to buyers by electronic means according to the arrangement between the seller and buyer according to the law on e-transactions.

Article 19. Handling of e-invoices containing errors

1. In case the seller discovers that an e-invoice granted with the tax agency’s code which has not been sent to the buyer contains errors, the seller shall notify the tax agency using the Form No. 04/SS-HDDT provided in Appendix IA attached to this Decree of the cancellation of the e-invoice with the tax agency’s code which has been created and contains errors, and prepare a new e-invoice with a digital signature for sending to the tax agency for grant of a new e-invoice code in replacement of the previous one for sending to the buyer. The tax agency shall cancel the e-invoices with erroneously issued codes saved on the tax agency’s systems.

2. In case errors of e-invoices with the tax agency’s code or e-invoices without the tax agency’s code are detected by the buyer or seller after being sent to the buyer, they shall be handled as follows:

a) In case the name and address of the buyer is erroneous, but the tax identification number and other contents are genuine, the seller shall notify the buyer of the errors and such e-invoices shall not be replaced. The seller shall notify the tax agency of the erroneous e-invoices according to the Form No. 04/SS-HDDT provided in Appendix IA attached to this Decree, except for the cases the e-invoice data of above-mentioned erroneous e-invoices without the tax agency's code has not been sent to the tax agency.

b) In case the tax identification number, the amount of money, the tax rate and the amount of tax displayed on the e-invoice are erroneous or the goods on the invoice are not in accordance with the specifications and quality, one of the following ways to use the e-invoice shall be chosen as follows:

b1) The seller shall create an e-invoice to correct the erroneous e-invoice that has been issued. In case the seller and the buyer have an agreement about making a written agreement before creating an e-invoice correcting the erroneous e-invoice, the seller and the buyer shall make a written agreement specifying the erroneousness and the seller shall create a new e-invoice correcting the erroneous invoice.

A new e-invoice that corrects the erroneously created e-invoice shall contain the lines "This invoice corrects the invoice Form ... symbol … No. ... date ... month ... Year”.

b2) The seller shall create a replacement new e-invoice for the erroneous e-invoice, except for the case the seller and the buyer have an agreement about making a written agreement before creating a new replacement e-invoice for the erroneously created e-invoice, the seller and the buyer shall make a written agreement specifying the erroneousness and the seller shall create a new replacement e-invoice for the erroneous e-invoice.

A new e-invoice that replaces the erroneously created e-invoice shall contain the lines "This invoice replaces the invoice Form ... symbol … No. ... date ... month ... year”.

The seller shall sign the digital signature on the new e-invoice that corrects or replaces the erroneously created e-invoice, and send it to the buyer (in case of using e-invoices without the tax agency's code), or send it to the tax agency for issuing code for the new e-invoice for the buyer (in case of using e-invoices with the tax agency’s code).

c) For aviation, the e-invoice for exchange or refund of air transport document shall be considered a correction e-invoice without the information “Increase/decrease amendment for invoice Form ... symbol … No. ... date ... month ... year”. Air transport enterprises may issue their e-invoices for the cases of refund or exchange of transport documents issued by their agents.

3. In case, the tax agency discovers that e-invoices with the tax agency’s code or e-invoices without the tax agency's code which have been created contain errors, it shall notify sellers using the Form No. 01/TB-RSDT provided in Appendix IB attached to this Decree in order for sellers to check these errors.

The sellers shall base on the time limit for notifying stated in the Form No. 01/TB-RSDT provided in Appendix IB, to notify the tax agency according to the Form No. 04/SSS-HDDT in Appendix IA attached to this Decree of inspection of erroneously created e-invoices.

Past the time limit for notifying stated in the Form No. 01/TB-RSDT provided in Appendix IB, if the sellers fail to notify the tax agency, such tax agency shall continue to send the second notice to the sellers, using the Form No. 01/TB-RSDT provided in Appendix IB. Past the time limit for the second notice as stated in the Form No. 01/TB-RSDT provided in Appendix IB, if the sellers fail to notify, the tax agency shall consider to inspect the use of e-invoices.

4. Within 01 working day, the tax agency shall notify of the handling receipt and result, using the Form No. 01/TB-HDSS provided in Appendix IB attached to this Decree. Canceled e-invoices shall not be valid for use but they shall be stored for reference.

Article 20. Handling of problems for e-invoices with the tax agency’s code

1. When using e-invoices with the tax agency’s code, if goods sellers or service providers face any problem preventing them from using these e-invoices with the tax agency's code, they shall notify it to the tax agency for support. Pending the handling of a problem, if goods sellers or service providers wish to use e-invoices with the tax agency’s code, they shall contact the tax agency for use of such e-invoices.

2. In case the code granting system of the tax agency encounters problems, the General Department of Taxation shall apply technical solutions and use backup systems instead. The General Department of Taxation shall notify about the problems on its Portal. The General Department of Taxation shall choose some e-invoice service providers with sufficient conditions and authorize them to issue e-invoice codes in case the tax agency’s system encounters problem.

Pending the handling of a problem, the tax agency shall sell its printed-on-order invoices to some organizations and individuals. After troubleshooting the code granting system of the tax agency, the tax agency shall notify organizations and individuals to continue using e-invoices with the tax agency's code. Within 02 working days from the time limit stated in the tax agency’s notice, organizations and individuals shall send the report of the use of paper invoices purchased from the tax agency according to the Form No. BC26/HDG provided in Appendix IA attached to this Decree.

3. In case there are problems with the technical infrastructure system of the e-invoice service providers, such provider shall notify the sellers and ask the General Department of Taxation for timely support. The e-invoice service provider must solve the problem as quickly as possible and take measures to support the sellers to make e-invoices to send the tax agency for code granting in the shortest time.

4. In case the General Department of Taxation's Portal fails to receive data of e-invoices without codes due to technical problems, the General Department of Taxation shall be responsible for notifying on its Portal. In this situation, the organizations and enterprises and the e-invoice service providers temporarily shall not transfer the data of e-invoices without codes to the tax agency.

Within 02 working days after the General Department of Taxation issues a notice that the Portal of the General Department of Taxation resumes its operation, the organizations or enterprises providing e-invoice services shall transfer e-invoice data to the tax agency. The transfer of e-invoice data after receiving the notice that the Portal of General Department of Taxation encounters a technical problem shall not be considered as delayed transfer.

Article 21. Responsibilities of goods sellers and service providers using e-invoices with the tax agency’s code

1. To manage names and passwords of the accounts granted by the tax agency.

2. To create goods sale or service provision e-invoices for sending to the tax agency for grant of e-invoice codes and bear legal liability for the legality and accuracy of these e-invoices.

3. To send e-invoices with the tax agency’s code to buyers immediately after receiving them.

Article 22. Responsibilities of goods sellers and service providers using e-invoices without the tax agency’s code

1. To manage names and passwords of the accounts granted by the tax agency.

2. To create goods sale or service provision e-invoices for sending to the buyers, tax agencies and e-invoice service providers, and bear legal liability for the legality and accuracy of these created e-invoices.

3. To transmit data of the created e-invoices without the tax agency’s code to the tax agency through the Portal of the General Department of Taxation (directly or via e-invoice service providers).

a) Methods and time for transferring e-invoice data

a.1) Method of transferring e-invoice data as in the Summary of e-invoice data (made according to the Form No. 01/TH-HDDDT provided in Appendix IA attached to this Decree) at the same time of submitting value-added tax declaration dossiers in the following cases:

- Providing services in the fields of post and telecommunications, insurance, banking and finance, air transport and securities.

- Selling goods of electricity and clean water with information on customer codes or tax identification numbers of consumers.

The sellers shall make the Summary of e-invoice data of goods and services arising in the month or quarter (from the first day of the month or quarter to the last day of the month or quarter) using the Form No. 01/TH-HDDT provided in Appendix IA attached to this Decree, and send them to the tax agency at the same time of submitting the value-added tax declarations according to the Law on Tax Administration No. 38/2019/QH14 and its guiding documents.

In case of arising a large number of e-invoices, the summary shall be split up according to the standardized data format of the tax agency in order to ensure the requirement of receiving data of the transmission line.

For e-invoices sent together with the summary, the sellers shall send cancellation or correction information directly in the summary of the next periods without sending a notice of erroneous e-invoices according to the Form No. 04/SS-HDDT provided in Appendix IA attached to this Decree to the tax agency.

E-invoices created for total turnover of non-business individual buyers arising in a day or month in accordance with the detailed list, the sellers shall only send e-invoice data (excluding the detailed list) to the tax agency.

Particularly, in case of selling petrol and oil to customers, the sellers shall sum up daily the data of all petrol and oil sales invoices for each category and display it on the summary of e-invoice data and transfer such summary immediately in a day.

a.2) Method of transferring full contents of invoice shall apply to the cases of selling goods or providing services which are not specified at Point a of this Clause.

The sellers, after filling all the contents on the invoices, shall send them to the buyers and the tax agencies at the same time.

b) Enterprises and economic organizations shall transfer the e-invoice data to the tax agency with data format as specified in Article 12 of this Decree and instructions of the General Department of Taxation directly (in case of meeting the data connection standards) or via an e-invoice service provider.

b.1) Direct transfer

- Enterprises and economic organizations using large quantities of invoices and having information technology systems meeting the requirements on standardized data format and the provisions of Clause 4, Article 12 of this Decree and wishing to directly transfer e-invoice data to the tax agency shall send a written document enclosed with documents proving their conditions to the General Department of Taxation.

- In case of parent-subsidiary enterprises or economic organizations with centralized management systems of invoice data at the parent companies and wishing to transfer all e-invoice data at the parent companies, including data of subsidiaries, to the tax agency via the Portal of the General Department of Taxation, they shall send the list of subsidiaries to the General Department of Taxation together with the request for making technical connections.

b.2) Transfer via an e-invoice service provider

Enterprises and economic organizations not falling into the case mentioned at Point a of this Clause shall sign service contracts with e-invoice service providers for the transfer of e-invoice data to the tax agency. Based on the signed contracts, enterprises and economic organizations shall be responsible for transferring their e-invoice data to e-invoice service providers and then such e-invoice service providers shall transfer such data to the tax agency.

4. To store, and ensure the integrity of, all e-invoices; to comply with the regulations on assurance of safety and security for the electronic data system.

5. To comply with the inspection, examination and checking conducted by tax agencies and competent agencies in accordance with laws.

 

Section 3

INVOICES PRINTED ON ORDER BY TAX AGENCIES

 

Article 23. Application of invoices printed on order by tax agencies

Tax Departments of provinces and centrally-run cities (hereinafter referred to as provincial-level Tax Departments) shall place an order to print invoices selling for the following subjects:

1. Enterprises, economic organizations, business households and individuals specified in Clause 1, Article 14 of this Decree, that fail to conduct transactions with tax agencies by electronic means, fail to have an information technology infrastructure or an accounting software system or an electronic invoicing software for the use of e-invoices and transmission of e-invoice data to buyers and to tax agencies.

Enterprises, economic organizations, business households and individuals have been purchased invoices from tax agencies for a period of maximum of 12 months, and at the same time, such tax agencies are changing into using e-invoices. When changing into using e-invoices, enterprises, economic organizations, business households and individuals shall register for using e-invoices with the tax agency’s code or e-invoices without the tax agency’s code (in case of meeting all conditions in accordance with Article 15 of this Decree.

2. Enterprises, economic organizations, business households and individuals conducting business when the invoice code granting information technology infrastructure system encounters problems in accordance with Clause 2, Article 20 of this Decree.

Article 24. Provisions on sale of invoices printed on order by tax agencies

1. Enterprises, economic organizations, business households and individuals eligible to be sold invoices by tax agencies must send a written request for buying invoices (made according to the Form No. 02/DN-HDG provided in Appendix IA attached to this Decree) to tax agencies when buying invoices and attach the following documents:

a) The invoice buyer (a person whose name is stated in the written request or a person authorized by an enterprise, business organization, business household or other person in writing in accordance with law provisions) must produce his/her valid identity card or citizen identification card as prescribed by law;

b) Enterprises, economic organizations, business households and individuals that buy invoices for the first time must have a written commitment (made according to the Form No. 02/CK-HDG provided in Appendix IA attached to this Decree) on the production and business location in accordance with the enterprise registration certificate, branch operation registration certificate, business household registration certificate, tax registration certificate, tax identification number notice, investment registration certificate, and cooperative registration certificate, or a decision on establishment of the competent agency;

c) Enterprises, economic organizations, business households and individuals that buy invoices issued by the tax agency must be liable for writing or stamping the name, address and tax identification number on the second sheet of each invoice number before bringing such invoices out of the tax agency.

2. The tax agency shall sell invoices to enterprises, economic organizations, business households and individuals on a monthly basis.

The quantity of invoices sold for the first time to the enterprises, economic organizations, business households or individuals must not exceed a book of 50 numbers for each type of invoice.  When invoices bought for the first time are used up before the month ends, the tax agency shall, based on the quantity of used invoices, decide on the quantity of invoices to be sold for the next time.

For the next invoice purchase, after inspecting the use of invoices, tax declaration and payment and application for purchase of invoices, the tax agency shall sell invoices to enterprises, economic organizations, business households and individuals within the day. The quantity of invoices to be sold to a enterprise, economic organization, business household or individual for a month must not exceed the quantity of invoices used in the previous month.

Enterprises, economic organizations, business households and individuals eligible for buying invoices issued by the tax agency that shift to use e-invoices shall cease the use of invoices bought from the tax agency from the first date of using e-invoices in accordance with Article 15 of this Decree.

If a business household or individual does not wish to use invoice books but needs invoices, the tax agency shall e-invoice for each time according to Clause 2, Article 13 of this Decree.

3. Invoices printed on order by the provincial-level Tax Department shall be publicized on the Portal of the General Department of Taxation, and before selling for the first time, the provincial-level Tax Department must make a invoice issuance notice according to the Form No. 02/PH-HDG provided in Appendix IB to this Decree, and the specimen invoice on the Portal of the General Department of Taxation.

An invoice issuance notice contains: the name of the provincial-level Tax Department that issued such invoice, tax identification number, address and telephone number, types of invoice to be issued (name and symbol of invoice, invoice form symbol, date of use commencement, quantity of invoices to be issued (from number... to number...)), name and tax identification number of the invoice printing enterprise (for invoices printed on order), date of making the issuance notice, name and signature of the at-law representative and seal of the unit.

Specimen invoice is an invoice printed with correct and full items of an invoice sheet to be handed to a buyer which has a number consisting of a series of zeros and is printed or sealed with the word “specimen”.

An invoice issuance notice including specimen invoice must be clearly listed at establishments of the provincial-level Tax Department during the using time of such invoice.

In case of a change in the notified contents or the specimen invoice, the provincial-level Tax Department shall carry out new issuance notification procedures in accordance with this Article.

4. Paper invoices printed on order of the provincial-level Tax Department shall be sold at prices on the principle that prices can offset actual expenses, not for profit purposes. The Director of the provincial-level Tax Department shall, based on the above-mentioned principle, decide and list the invoice selling prices, tax agencies at all levels may not collect any amount of money in addition to the listed price. All units of the provincial-level Tax Department shall sell or distribute invoices of the same type issued by the provincial-level Tax Department.

Article 25. Disposal of invoices no longer in use that are bought from tax agencies

1. Enterprises, economic organizations, business households and individuals that obtain tax agencies’ approval of cessation to use their tax identification numbers shall suspend the use of unused invoices.

2. The direct tax administration agencies shall notify the termination of validity of invoices not yet created and currently used by enterprises, economic organizations, business households or individuals that fails to conduct business activities at the registered business locations or arbitrarily cease business activities.

3. In case of shifting to use e-invoices, enterprises, economic organizations, business households and individuals that are approved to use e-invoices by tax agencies must destroy invoices bought from tax agencies under Article 27 of this Decree before using e-invoices.

Article 26. Handling of e-invoices bought from tax agencies

1. When detecting errors in a created invoice which is not yet handed to the buyer, the seller shall cross out all the invoice sheets and keep the number of the created invoice that contains errors.

2. In case where the created invoice contains errors in the buyer's name and address, but the buyer’s tax identification number is correct, both parties shall make a correction minutes without creating a correction invoice.

3. When errors are detected in a created invoice which has been handed to the buyer but the goods or service has not been delivered or provided to the buyer or the seller and buyer have not declared taxes, such invoice must be voided. The seller and buyer shall make a minutes of withdrawal of all sheets of the created invoice that contains errors. The minutes of withdrawal must clearly states the reason for such withdrawal. The seller shall cross out all sheets of the invoice, keep the number of the erroneous invoice and create a new invoice under regulations.

4. When errors are detected in a created invoice which has been handed to the buyer, the goods or service has been delivered or provided to the buyer, and the seller and buyer have declared taxes, the seller shall create an invoice to correct those errors. This invoice must indicate the adjustment (increase or decrease) of the quantity of goods, selling price, value-added tax rate, value-added tax amount for invoice No…, symbol… Based on the correction invoice, the seller and buyer shall declare adjustments to the purchase and sale turnover, and output and input taxes. A correction invoice must not contain negative numbers (-).

In case the seller and buyer have an agreement on making a minutes specifying errors before the correction invoice is created by the seller, both parties shall specify such errors, and the seller shall create a correction invoice.

Article 27. Destruction of invoices printed on order by tax agencies

1. Invoices no longer in use of enterprises, economic organizations, business households and individuals must be destroyed. The time limit for destruction of invoices is at least 30 days, after notifying the tax agency.

Enterprises, economic organizations, business households and individuals that keep invoices with expired validity as notified by the tax agency (except for the notice due to the enforcement of tax debt coercive measure) shall destroy these invoices within 10 days after the tax agency notify their expired validity or after finding lost invoices;

Invoices created by accounting units shall be destroyed in accordance with the accounting law.

Invoices which are not yet created but serve as material evidence of legal cases may not be destroyed but shall be handled in accordance with law provisions.

2. The destruction of invoices by enterprises, economic organizations, business households and individuals is prescribed as follows:

a) Enterprises, economic organizations, business households and individuals shall make a list of invoices to be destroyed.

b) Enterprises and business organizations shall form an invoice destruction council which must consist of representatives of the leaders and accounting divisions of their organizations. When destroying invoices, business households or individuals are not required to form an invoice destruction council.

c) Invoice destruction council members shall sign the invoice destruction minutes and take responsibility before law for any errors.

d) An invoice destruction dossier comprises:

- The decision to form the invoice destruction council, except for business households and individuals;

- The list of invoices to be destroyed, specifying the invoice title, invoice form symbol, invoice symbol, quantity of invoices to be destroyed (from number… to number…, or the specific numbers of invoices to be destroyed if those invoices have non-consecutive serial numbers);

- The invoice destruction minutes;

- The invoice destruction notice, which specifies the type, symbol and quantity of invoices to be destroyed, from number… to number…, reason for destruction, date and hour of destruction, destruction method (made according to the Form No. 02/HUY-HDG provided in Appendix IA attached to this Decree).

Invoice destruction dossiers shall be kept at enterprises, economic organizations, business households and individuals using those invoices.  Particularly, an invoice destruction notice shall be made in 02 copies, one for filing and the other to be sent to the direct tax administration agency within 05 days after invoices are destroyed.

3. Destruction of invoices by tax agencies

a) Tax agencies shall destroy invoices printed on order by provincial-level Tax Departments of which issuance notices have been made, but which have been neither sold nor distributed and are no longer used.

b) The General Department of Taxation shall provide the process of destruction of invoices printed on order by provincial-level Tax Departments.

Article 28. Handling of lost, burnt and damaged invoices printed on order by tax agencies

1. When detecting loss, burning or damage of created or unused invoices, enterprises, economic organizations, business households and individuals shall report such loss, burning or damage to the direct tax administration agency (according to the Form No. BC21/HDG provided in Appendix IA attached to this Decree) within 05 days after such loss, burning or damage. If the last day (the 05th day) of this time limit falls on a public holiday as prescribed by law, it may be counted as the subsequent day of that holiday.

2. When a seller has created an invoice for sale of goods or provision of services under regulations but later the seller or buyer has the second sheet of that invoice lost, burnt or damaged, the seller and buyer shall make a record of the incident, clearly stating the month in which the seller declared and paid taxes using the invoice’s first sheet. The record must contain the signature and full name of the representative at law (or authorized person) and seal (if any). The seller shall copy the first sheet of the invoice, have it signed by its representative at law and append a seal to it before handing it to the buyer. The buyer may use the copied invoice bearing the seller’s certification and seal (if any) enclosed with the record of loss, burning or damage of the invoice’s second sheet for accounting and tax declaration.  The seller and buyer shall take responsibility for the truthfulness of the loss, burning or damage of invoices

In case the loss, burning or damage of the used second sheet involves a third party (for example: the third party is the one transporting goods or delivering the invoice), the seller or buyer that hires the third party shall have its responsibility determined and handled under regulations.

Article 29. Report on the use of invoices printed on order by tax agencies and the list of invoices used during the period

1. Quarterly, enterprises, economic organizations, business households and individuals buying invoices from tax agencies shall be responsible for submitting reports on use of invoices and the list of used invoices during the period to the direct tax administration agencies.

Quarterly reports on use of invoices must be sent no later than last day of the first month of the quarter preceding the quarter arising the use of invoices. Such reports shall be made according to the Form No. BC26/HDG provided in Appendix IA attached to this Decree.

In case no invoice is used during the period, enterprises, economic organizations, business households and individuals shall submit reports on use of invoices, clearly stating the quantity of invoices is zero (= 0), without sending the list of invoices used during the period. If enterprises, economic organizations, business households and individuals have used all invoices during the previous and reported the quantity of remaining invoices is zero (0), they shall not be required to submit reports on use of invoices for the period of not buying or using invoices.

2. Enterprises, economic organizations, business households and individuals selling goods or providing services shall be responsible for submitting reports on use of invoices and lists of invoices used during the period upon their split-up, separation, merger, dissolution, bankruptcy or ownership transfer or upon assignment, sale, contracting or lease of state enterprises, within the time limit for submission of tax finalization dossiers

3. An enterprise, economic organization, business household or individual that relocates the business location to another locality not managed by the current direct tax administration agency shall submit a report on use of invoices and the list of invoices used during the period to the tax agency of the locality from which it/he/she moves.

 Chapter III

PROVISIONS ON DOCUMENTS

 

Section 1
GENERAL PROVISIONS

 

Article 30. Type of documents

1. Documents in the fields of tax, charge and fee administration of tax agencies:

a) Personal income tax withholding documents;

b) Receipts include:

b.1) Tax, charge and fee collection receipts without face value;

b.2) Tax, charge and fee collection receipts with face value;

b.3) Tax, charge and fee collection receipts.

2. If there arises demands for other receipts in the course of tax, charge and fee administration according to the Law on Tax Administration, the Minister of Finance shall take responsibility for providing regulations on those receipts and guiding the implementation of such regulations.

Article 31. Document creation time

At the time of personal income tax withholding or tax, charge, fee collection, personal income tax-withholding organizations, tax-, charge- and fee-collecting organizations must create documents, receipts and hand them to persons having incomes subject to tax withholding or taxpayers of taxes, fees and charges.

Article 32. Document contents

1. A tax withholding document must contain the following contents:

a) Title of the tax withholding document, symbol of tax withholding document form, symbol and serial number of the tax withholding document;

b) Payer’s name, address and tax identification number;

c) Taxpayer’s name, address and tax identification number (if the taxpayer has a tax identification number);

d) Nationality (if the taxpayer does not hold Vietnamese nationality);

dd) Income, time of income payment, total taxable income, tax amounts withheld; received income;

e) Date, month and year of tax-withholding document creation;

g) Full name, signature of income payer.

The signature on electronic tax withholding documents is electronic signature.

2. Receipts

a) Receipt type: Tax, charge and fee collection receipt without face value; tax, charge and fee collection receipt with face value; tax, charge and fee collection receipt.

b) Symbol of receipt form and symbol of receipt.

Symbol of receipt form indicates the receipt type, the number of sheets and the serial number of a form of a receipt type (a single type of receipt may have different forms).

Symbol of receipt is a sign identifying receipts by letters in Vietnamese alphabet, together with the 02 last numerals of the year.

For printed-on-order receipts, the 02 last numerals indicate the one of the printing year. For self-printed receipts and e-receipts, the 02 last numerals indicate the one of the year when such receipts are put into use as stated in the receipt issuance notice or the one of the year when such receipts are printed out.

c) Number of receipt is the serial number on tax, charge, fee collection receipts. Number of receipt is indicated in Arabic numerals and includes 7 digits in maximum. For printed-on-order and self-printed receipts, the first number of a receipt must be 0000001. For e-receipts, the first number of a receipt must be 1 on January 01 or on the date when such receipt is put into use and the last number must be on December 31 of the same year.

d) Number of receipt sheets (applicable for printed-on-order and self-printed receipts) is the number of sheets sharing the same number of the receipt. Each receipt has 02 or more sheets or parts, including:

- The first sheet (part): to be kept by the collecting organization;

- The second sheet (part): to be handed to the tax, charge or fee payer;

The third and subsequent sheets are named after their specific use purpose to serve management work in accordance with law.

dd) Name and tax identification number of the tax-, charge- or fee- collecting organization.

e) Name of the tax, charge or fee type and the tax, charge or fee amount in figures and in words.

g) Date, month, year of receipt creation.

h) Signature of collector. The signature on e-receipts is electronic signature.

i) Name and tax identification number of the receipt-printing organization (in case of printing on order).

k) Receipts shall be written in Vietnamese. For a receipt to be presented in a foreign language, foreign language words shall be put in brackets “( )” to the right of or below the Vietnamese words with a font size smaller than that of the Vietnamese words.

Figures written on a receipt must be natural numerals: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 and 9.

The currency written on a receipt must be Vietnam dong. When other receivables belonging to the state budget is prescribed by law to be collected in a foreign currency, it may be collected in foreign currency or in Vietnam dong converted from such foreign currency at the exchange rate prescribed in Clause 4, Article 3 of the Government’s Decree No. 120/2016/ND-CP dated August 23, 2016, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Charges and Fees.

When the number of types of charges or fees is greater than the number of lines in a receipt, a statement of charges or fees may be enclosed with the receipt. Such statement may be presented by the charge- or fee-collecting organization itself as suitable to the characteristics of each type of charge or fee.  The statement must have the phrase “enclosed with receipt No…., date (date…, month…, year…)”.

For an e-receipt, if a charge- or fee-collecting organization wishes to change a number of content items in such receipt to suit reality, before making such change, it shall send a written request to the Ministry of Finance (the General Department of Taxation) for consideration and guidance.

In addition to the compulsory contents specified in this Clause, charge- and fee-collecting organizations may create other information, including also lawful logo and decorative or advertising image, which must neither hide nor blur the compulsory contents in the receipt. The font size of such additional information must not be larger than that of the compulsory contents in the receipt.

3. E-receipt display forms shall be according to Clause 10, Article 4 of the Government’s Decree No. 11/2020/ND-CP dated January 20, 2020 prescribing administrative procedures for State Treasury operations and written guidance on the implementation.

 

Section 2

PROVISIONS ON E-DOCUMENTS

 

Article 33. E-document format

  1. E-receipt format:

Receipt types as prescribed at Point b, Clause 1, Article 30 of this Decree shall have the following formats:

a) Extensible Markup Language (XML) shall be used for e-receipt format (XML is created for the purpose of sharing electronic data among information technology systems);

b) E-receipt format consists of two components: the component containing professional data of e-receipt and the component containing data of digital signature;

c) The General Department of Taxation shall formulate and publicize the components containing professional data of e-receipt, the components containing data of digital signature as well as provide tools to display the contents of e-receipts in accordance with this Decree.

2. Personal income tax withholding e-document format:

When using documents prescribed at Point a, Clause 1, Article 30 of this Decree in electronic form, personal income tax-withholding organizations must formulate a software system by themselves for using e-documents to ensure compulsory contents as prescribed in Clause 1, Article 32 of this Decree.

3. E-documents, e-receipts must be displayed fully and exactly all contents of documents in order that users can fully read them by electronic devices to avoid misinterpretation.

Article 34. Registration for use of e-receipts

1. Before using e-receipts as prescribed at Point b, Clause 1, Article 30, charge- and fee-collecting organizations shall register for use of e-receipts on the Portal of the General Department of Taxation.

The registration shall be made according to Form No. 01/DK-BL in Appendix IA to this Decree.

The Portal of the General Department of Taxation shall receive registrations for e-receipt use of charge- and fee-collecting organizations and send written notices in Form No. 01/TB-TNDK in Appendix IB to this Decree to confirm such submission.

2. Within 01 working day after receipt of a registration for e-invoice use of any of subjects prescribed in Clause 1 of this Article, the tax agency shall send it a written notice of acceptance of the registration (if the registration for use of e-receipts is valid and doesn’t have any shortcomings) or refusal of the registration (if the registration for use of e-invoices is not eligible to be accepted or has shortcomings). Such notice shall be made according to Form No. 01/TB-DKDT in Appendix IB to this Decree.

3. From the date on which e-receipts are used according to this Decree, organizations prescribed in Clause 1 of this Article shall destroy unused paper receipts, documents (if any) in accordance with regulations.

4. In case of a change in information provided to register the use of e-receipts as prescribed in Clause 1 of this Article, organizations that collect charges and fees belonging the state budget shall make such change and re-send their registration information, using Form No. 01/DK-BL in Appendix IA to this Decree to the tax agencies via the Portal of the General Department of Taxation.

 

Section 3

PROVISIONS ON PRINTED-ON-ORDER AND SELF-PRINTED PAPER RECEIPTS

 

Article 35. Principles of receipt creation

1. Provincial-level Tax Departments shall create receipts in the form of printed-on-order receipts without face value. Those receipts shall be sold to charge- and fee-collecting organizations at prices that can offset printing and issuance expenses.

2. If using printed-on-order receipts, a charge- or fee-collecting organization may choose and sign a contract on printing charge or fee collection receipts with a printing organization capable of invoice printing according to regulations.

3. If using self-printed receipts, a charge- or fee-collecting organization must satisfy all the following conditions:

a) Having an equipment system (computers and printers) for printing and creating receipts upon charge or fee collection.

b) Being an accounting unit under the Law on Accounting and having a receipt creation software ensuring that the receipt data are transferred to the accounting software (or database) for declaration under regulations.

The receipt creation system must ensure the following principles:

b.1) Receipts are numbered automatically. Each sheet of a receipt can be printed out only once; a sheet printed out from the second time on must be marked as copy.

b.2) The applied software for receipt printing must satisfy the security requirement by authorization to users. Unauthorized persons cannot interfere to change the database in the applied software.

If wishing to buy software from receipt creation software suppliers, charge- and fee-collecting organizations shall select suppliers capable of supplying software in accordance with regulations.

b.3) Self-printed receipts which have not yet been created shall be stored in the computer system under confidentiality regulations.

b.4) Self-printed receipts which have been created shall be stored in the computer system under confidentiality regulations. It must be ensured that the receipt details can be accessed to, extracted and printed out for reference when necessary.

Article 36. Printed-on-order and self-printed receipt issuance notices

1. Before using printed-on-order and self-printed receipts, a charge- or fee-collecting organization shall make a receipt issuance notice and send it to its direct tax administration agency. The receipt issuance notice shall be sent to the tax agency by using electronic methods.

2. Receipt issuance of tax agencies

Receipt issuance notices must be made for receipts printed on orders placed by provincial-level Tax Departments before their first-time sale. A receipt issuance notice must be sent to all other provincial-level Tax Departments nationwide within 10 working days after it is made and before receipts are sold. The numbers of a receipt symbol must be not identical.

A provincial-level Tax Department that has posted a receipt issuance notice on the General Department of Taxation’s website shall not be required to send such notice to other provincial-level Tax Departments.

In cases of a change in the notified contents, such provincial-level Tax Department shall carry out new issuance notification procedures under above guidance.

3. A receipt issuance notice must contain the following details:

a) The title of the legal document defining the functions, tasks and powers to perform state management work with a charge or fee;

b) The name, tax identification number and address of the charge- or fee-collecting organization or agency authorized to collect charges and fees, or agency authorized to create charge or fee collection receipts;

c) Used receipt types (enclosed with specimen receipts). Specimen receipt is a receipt printed with full, accurate items of a sheet (part) of a receipt (for handing over to the charge or fee payer) which has the receipt number consisting of a series of zeros (0) and bears a printed or stamped “specimen” mark;

d) The date of use commencement;

dd) The name, tax identification number and address of the receipt-printing organization (for printed-on-order receipts); the name and tax identification number (if any) of the receipt creation software supplier (for self-printed receipts);

e) The date of making the issuance notice; name and signature of the at-law representative and seal of the charge- or fee-collecting organization.

When the form and contents (both compulsory and optional contents) of a receipt change wholly or partially, the charge- or fee-collecting organization shall send a new issuance notice under the guidance in this Clause, except the case specified at Point d, Clause 3 of this Article.

The receipt issuance notice shall be made according to Form No. 02/PH-BLG in Appendix IA to this Decree.

4. The order and procedures for issuance of receipts:

a) A receipt issuance notice and a specimen receipt shall be sent to the direct tax administration agency at least 05 days before a business organization commences using receipts. Receipt issuance notices and specimen receipts shall be posted up at charge- and fee-collecting organizations and organizations authorized or assigned to collect charges and fees throughout the use duration of such receipts;

b) Within 03 working days after receiving a receipt issuance notice from a charge- or fee-collecting organization, if finding that such notice does not contain sufficient details as required, a tax agency shall notify such in writing to that charge- or fee-collecting organization. The charge- or fee-collecting organization shall take responsibility for making a new notice with appropriate modifications in accordance with regulations;

c) For the second issuance on, charge- and fee-collecting organizations are not required to enclose specimen receipts with receipt issuance notices, if there is no change in the content and format of receipts notified to the tax agencies;

d) For the unused quantity of issued receipts which are preprinted with the charge- or fee-collecting organization’s name and address, in case the charge- or fee collecting organization changes its name or address but not its tax identification number and its direct tax administration agency, if it wishes to continue using the unused receipts already issued on order, it shall append a mark showing its new name and address next to the preprinted name and address and send a notice of modification of the receipt issuance notice to its direct tax administration agency, using Form No. 02/DCPH-BLG in Appendix IA to this Decree.

In case a charge- or fee-collecting organization changes its business location, resulting in the change in the direct tax administration agency, if such organization wishes to continue using the unused receipts already issued, it shall submit a report on the use of receipts to the tax agency of the locality from which it moves and shall append a mark showing its new address on such receipts, and send a list of the unused receipts in Form No. 02/BK-BLG in Appendix IA to this Decree and a notice of modification of the receipt issuance notice to the tax agency of the locality to which it moves (specifying the number of unused receipts already issued and to be used).  If the organization does not wish to use the unused receipts already issued, it shall destroy such receipts and notify the destruction result to the tax agency of the locality from which it moves and make a new receipt issuance notice to the tax agency of the locality to which it moves.

Article 37. Provisions on receipt creation and authorization for creating receipts

1. Receipt creation

A receipt must correctly reflect the arising economic operation. Receipts shall be created with consecutive numbers in ascending order.

Contents of a created receipt must be uniform in all sheets of the same number. If making an error, the collector may not tear the receipt from its counterfoil; if he/she has done so, the erroneous receipt shall be retained. A charge- or fee-collecting organization shall append its seal on the upper left corner of each receipt’s second sheet (for handing to payers of other receivables belonging the state budget).

2. Receipts created in accordance with Clause 1 of this Article are valid for payment, accounting and financial finalization.

Those created not in accordance with Clause 1 of this Article are not valid for payment, accounting or financial finalization.

3. Authorization for creating receipts

a) A charge- or fee-collecting organization may authorize a third party to create receipts. Such authorization must be made in writing and notified to the tax agencies directly managing the authorizing party and authorized party in Form No. 02/UN-BLG in Appendix IA to this Decree at least 03 days before the authorized party creates a receipt;

b) An authorization document must contain sufficient information on receipts to be created under authorization (form, type, symbol and quantity of receipts (from number … to number …)); authorization purpose and duration; mode of delivery or computer installation of receipts (for self-printed receipts); and method of payment for receipts created under authorization;

c) The authorizing party shall make an authorization notice, containing sufficient information on receipts to be created under authorization, authorization purpose and duration according to the signed authorization document with the name, signature and seal (if any) of the representative of the authorizing party, and send it to the tax agency. Such notice shall also be posted up at the offices of the charge- or fee-collecting organization and the authorized organization;

d) A receipt to be created under authorization must still bear the name of the charge- or fee-collecting organization (the authorizing party) and its seal on the upper left corner of each receipt (such seal is not required for a receipt printed from the printing device of the authorized party);

dd) A charge- or fee-collecting organization with many attached units that directly collect fees or with different authorized establishments, which distributes receipts printed on order with the same symbol to each establishment, shall open a book to monitor the quantity of receipts distributed to each attached unit or authorized establishment. Attached units or authorized establishments shall use receipts with serial numbers in ascending order and within the quantities distributed to them;

e) The authorizing and authorized parties shall make periodic reports on use of receipts created under authorization. The authorizing party shall submit reports on use of receipts to the direct tax administration agency as guided in this Decree (including receipts used by the authorized party). The authorized party is not required to notify the issuance of receipts and report on use of such receipts to the tax agency;

g) When the authorization duration expires or the authorization terminates ahead of time, the two parties shall make a written statement thereon and notify such expiration or termination to the tax agency and post up the statement at the places of charge and fee collection.

Article 38. Report on the use of printed-on-order and self-printed receipts

1. Charge- and fee-collecting organizations shall submit reports on use of receipts on a quarterly basis.

The deadlines for submission of quarterly reports on receipt use is the last day of the first month of the quarter following the quarter using the receipt.

2. A report on the use of receipts shall be sent to the direct tax administration agency, specifying the name of a unit and its tax identification number (if any), address; receipt type; symbol of receipt form and symbol of receipt; number of receipts at the beginning of the period, number of receipts bought in the period; number of receipts used, erased, lost and canceled in the period; and number of unused receipts at the end of the period. In case no receipt is used in the period, the number of used receipts written in the report on use of receipt is zero (= 0).  In case receipts of the previous period have been used up, the number of unused receipts written in the report on the previous period’s use of receipt is zero (= 0), there is no charge and fee collection receipt issuance notice and no receipt used in the period, submission of a report on the use of receipts is not required.

A charge- or fee-collecting organization that authorizes a third party to create receipts is also required to report on the use of receipts.

A report on the use of receipts shall be made in Form No. BC26/BLDT or Form No. BC26/BLG in Appendix IA to this Decree.

3. Charge- and fee-collecting organizations shall submit reports on the use of receipts upon their dissolution, division, splitting, merger or ownership transfer within the time limit for submission of charge and fee finalization dossiers.

Article 39. Destruction of receipts

1. Cases of destruction of receipts

- Receipts printed on order which are printed incorrectly, identically or superfluously shall be destroyed before liquidating contract on printing charge or fee collection receipts.

- Accounting units’ created receipts shall be destroyed in accordance with the accounting law.

- Charge- and fee-collecting organizations’ unused receipts already issued shall be destroyed, if such organizations do not wish to use them.

- Receipts which are not used but serve as exhibits in a legal case may not be destroyed but shall be handled in accordance with law.

2. Receipts regarded as destroyed

- Destroying printed-on-order and self-printed receipts is the act of burning, cutting, shredding or other destruction methods, ensuring that information and figures in destroyed receipts will not be able to be reused.

-  An e-receipts is regarded as destroyed when it no longer exists on the system, is made inaccessible and its information cannot be referenced.

Unless otherwise decided by competent state agencies, an e-receipt whose storage life expires according to the accounting law may be destroyed. The destruction of e-receipts must avoid causing any impact on the integrity of undestroyed e-receipts and the normal operation of the information system.

3. Order and procedures for destruction of receipts

a) The time limit for destruction of receipts is 30 days after such destruction is notified to the direct tax administration agency.

For invalid receipts according to a tax agency’s notice, a charge- or fee-collecting organization shall destroy them and issue a notice of the destruction to the tax agency with the following details:  name, tax identification number (if any), address of charge- or fee-collecting organization; receipt destruction method, date and hour of destruction, receipt type, symbol of receipt form, symbol of receipt, from number … to number …, and quantity of destroyed receipts. The time limit for destruction of receipts is 10 days after the invalid receipts are notified by the tax agency.

b) A charge- and fee-collecting organization shall make a list of receipts to be destroyed, specifying the following contents: The title of the receipt, symbol of the receipt form, symbol of the receipt, and quantity of receipts to be destroyed (from number … to number …, or the numbers of receipts if these numbers are not consecutive).

c) A charge- or fee-collecting organization must establish a receipt destruction council. The receipt destruction council must consist of representatives of the management and accounting unit of the organization collecting other receivables belonging the state budget.

d) Receipt destruction council members shall all sign the receipt destruction minutes and take responsibility before law for any errors.

dd) A receipt destruction dossier must comprise the decision on establishment of the receipt destruction council; the list of receipts to be destroyed; the receipt destruction minutes; and the receipt destruction result notice.

Receipt destruction dossiers shall be kept at charge- and fee-collecting organizations. Particularly, a receipt destruction result notice shall be made in 02 copies in Form No. 02/HUY-BLG in Appendix IA to this Decree, one for filing and the other for sending to the direct tax administration agency within 05 days after the date of receipt destruction. A receipt destruction notice must specify the type, symbol and quantity of destroyed receipts from number … to number …, reason for destruction, date and hour of destruction, and destruction method.

e) Tax agencies shall destroy receipts printed on orders placed by provincial-level Tax Departments of which issuance notices have been made, but which have not been sold and are no longer used. The General Departments of Taxation shall take responsibility for issuing regulations on the process of destruction of receipts printed on orders placed by provincial-level Tax Departments.

Article 40. Handling of lost, burnt and damaged receipts for printed-on-order and self-printed receipts

1. Within 05 working days after detecting loss, burning or damage of a created or unused receipt, a charge- and fee-collecting organization shall report it to the direct tax administration agency,  specifying the name of the organization or individual losing, burning or damaging the receipt; tax identification number and address; the basis for making the loss, burning or damage record; the receipt type; the symbol of receipt form; the symbol of receipt; from number…to number…; the quantity; and receipt sheets.  Should the last (fifth) day of this time limit fall on a public holiday, the last day of the time limit will be the subsequent day of that holiday.

The report on receipt loss, burning or damage shall be made according to Form No. BC21/BLG in Appendix IA to this Decree.

2. If a tax, charge or fee payer loses, burns or damages a document or receipt, he/she may use the copy of the receipt sheet kept at the tax-, charge- or fee-collecting organization, which bears the charge- or fee-collecting organization’s certification and seal (if any) enclosed with the minutes of the receipt loss, burning or damage, as a document for payment and financial finalization. The charge- or fee-collecting organizations and charge or fee payers shall take responsibility for the truthfulness of the loss, burning or damage of receipts.

 

Chapter IV

ESTABLISHMENT AND SEARCH OF INFORMATION ABOUT INVOICES, DOCUMENTS

 

Section 1

ESTABLISHMENT OF INFORMATION ABOUT INVOICES, DOCUMENTS

 

Article 41. General principles

1. Information system of invoices and documents must be established and uniformly managed from the central to local levels; comply with information technology standards and technical regulations.

2. The database of invoices and documents shall ensure timely service for tax administration and other state governance; meet socio-economic development requirements; ensure safety, confidentiality and national security.

3. Information and data on invoices, documents shall be collected, updated, maintained, exploited and used regularly; ensuring accuracy, honesty and objectivity.

4. The establishment, management, exploitation, use and update of invoice and document database shall be scientific, ensure accuracy, objectivity and timeliness.

5. The invoice and document database shall be established, connected and shared in an electronic environment for convenient and efficient management, exploitation, provision and use of information and data.

6. The information and data of invoices and documents shall be exploited and used for the right purposes and shall comply with law provisions.

7. The database of invoices and documents shall be connected and exchanged with the information systems and databases of the concerned ministries, branches and localities.

Article 42. Building of information technology technical infrastructure and software systems serving the management, operation and exploitation of the e-invoice and e-document information system

1. E-invoice and e-document information technology technical infrastructure is a combination of computing equipment (servers, workstations), transmission systems, network-connected devices, network security and database safety devices (or software), storage devices, peripherals and auxiliary equipment, intranets.

2. Software system for managing, operating and exploiting the e-invoice and e-document information system shall include operating systems, database management systems and application software.

Article 43. Establishment, collection, processing and management of the invoice and receipt information system

1. Establishment the invoice and receipt information system

a) Invoice and document database is a collection of invoice and document information data arranged and organized for access, exploitation, management and update via electronic devices.

b) The invoice and document database managed by tax agencies shall be established by the General Department of Taxation, the State Treasury in coordination with relevant units in accordance with the Vietnam e-government framework, including the following contents: registration for use of information; notice of invoice and document cancellation, information about e-invoices which sellers are responsible for sending to the tax agencies; information on tax declaration related to invoices, documents.

2. Collection and update of information about invoices, receipts

Information about invoices, documents is collected from the information that sellers, users are responsible for sending to the tax agencies, information from other agencies related to e-invoices, e-documents and information obtained from tax administration activities of tax agencies.

3. Processing of information about invoices, documents

The General Department of Taxation shall be responsible for processing information and data before integrating and storing them into national databases to ensure the rationality and consistency. Processing of information and data means:

a) Examining and evaluating the compliance with regulations and procedures in collecting information and data;

b) Checking and evaluating the legal basis and the reliability of information and data;

c) Summarizing, arranging and classifying information and data in accordance with the specified contents;

d) For information and data updated from the specialized database, the specialized database management agencies shall be responsible for ensuring the accuracy of the information and data.

4. Management of the system of information about invoices, receipts

The General Department of Taxation shall be responsible for managing the invoice and document information system as follows:

a) Establishing, managing, operating and exploiting the invoice and document information system and providing necessary public services on e-invoices and e-documents;

b) Integrating survey results with data and information related to invoices and documents provided by relevant ministries, branches and agencies;

c) Instructing, inspecting and supervising the management and exploitation of invoice and document information system at local tax agencies;

d) Elaborating and promulgating regulations on decentralization of access to invoice and document information system; managing the connection, sharing and provision of data with databases of ministries, branches, central and local agencies;

dd) Assuming the prime responsibility for, and cooperating with relevant units in, developing software for the invoice and document information system.

 

Section 2

SEARCH, PROVISION AND USE OF E-INVOICE INFORMATION

 

Article 44. Principles of search and use of e-invoice information

1. The acts of searching, provision and use of e-invoice information shall be for implementation of procedures of tax, payment via banks, and other administrative procedures; verification of the lawfulness of goods circulated on the market.

2. Searching, provision of e-invoice information must be complete, accurate, timely and right about subjects.

3. Use of provided e-invoice information must be for the right purposes and serve information users’ professional operations according to their functions and tasks; concurrently comply with regulations on State secrets protection.

Article 45. Search of e-invoice information for inspection of goods currently circulated on the market

1. When inspecting goods currently circulated on the market, if e-invoices are used, competent state agencies or persons shall access the Portal of the General Department of Taxation to search information about e-invoices to serve their management requirements and do not demand paper invoices. Related agencies shall take responsibility for using device for accessing and searching e-invoice data.

2. When any failure to search invoice data on the Internet due to force majeure events like breakdowns or natural disasters occurs, competent state agencies or persons who are implementing the inspection shall send messages for searching information about e-invoices.

Article 46. Subjects of provision of information and use of information about e-invoices

1. The General Department of Taxation shall be the e-invoice information provider, for proposals of central state administration agencies and organizations. Provincial-level Tax Departments and Tax Branches shall provide information, for proposals of state management agencies and organization at the same level.

2.  Information users include:

a) Enterprises, economic organizations and business households and individuals that are sellers of goods or providers of services; organizations and individuals that buy goods or services;

b) State management agencies that use e-invoice information for implementation of administrative procedures in accordance with law, verification of the lawfulness of goods circulated on the market;

c) Credit institutions that wish to use e-invoice information for implementation of tax procedures and payment procedures via banks;

d) E-invoice service providers.

dd) Organizations that use e-document information for personal income tax withholding.

Article 47. Methods of exploitation and use of e-invoice information on the Portal

1. Information users being enterprises, economic organizations and business households and individuals that are sellers of goods or providers of services; organizations and individuals that buy goods or services shall access the Portal of the General Department of Taxation to search e-invoice information according to the contents of e-invoices.

2. Information users being state management agencies, credit institutions, e-invoice service providers that have signed regulations on exchange of information or contracts must implement registration and shall be granted permissions of accessing, connecting and using e-invoice information by the General Department of Taxation, with the following regulations:

a) Using valid digital signatures in accordance with law;

b) Encrypting transmission lines;

c) Ensuring information security in accordance with law;

d) Complying technical requirements announced by the General Department of Taxation, including: Information item, data format, connection method and information exchange frequency.

Information users defined in Clause 2 of this Article shall take responsibilities for assigning the focal point in charge of registration of using e-invoice information (hereinafter referred to as registration focal point) and notify the General Department of Taxation in writing.

Article 48. Announcement and search of information about e-invoices

1. E-invoice information provided on the Portal shall be contents of e-invoices prescribed in Article 10 of this Decree and the status of e-invoices.

2. Provided e-invoice information shall be in format of e-text and e-data with the digital signature of the General Department of Taxation or messages provided by the General Department of Taxation to information users being state management agencies via their telephone numbers officially announced in writing to the General Department of Taxation.

3. E-invoices information shall be displayed on the enterprise's system in the order of e-invoice contents as prescribed in Article 10 of this Decree.

Article 49. Registration, supplementation and termination of e-invoice information use

1. Registration, supplementation of to-be-provided e-invoice information contents

a) The registration focal point of information users shall send 01 original written request for registration or supplementation of to-be-provided e-invoice information contents, using Form No. 01/CCTT-DK in Appendix II to this Decree.

b) Within 02 working days after receiving the written request, the General Department of Taxation shall implement registration or supplementation of to-be-provided e-invoice information contents and notify the registration focal point of information users of results in writing, using Form No.  01/CCTT-NT in Appendix II to this Decree. In cases of failure to accept such registration or supplementation, it shall clearly state the reason.

2. Procedures for registration of a new account for accessing the Portal (hereinafter referred to as account) or extension of validity period or revocation of a granted account:

a) The registration focal point of information users shall send 01 original written request for registration of a new account or extension of validity period or revocation of a granted account, made according to Form No. 01/CCTT-DK in Appendix II to this Decree;

b) Within 02 working days after receiving the written request, the General Department of Taxation shall grant a new account or extend the validity period or revoke the granted account and notify in writing the registration focal point of information users. In cases of failure to accept the registration of a new account or extension of validity period of a granted account, it shall clearly state the reason.

New account information shall be notified to each account registering individual via an email or a message sent from an email address or telephone number officially announced by the General Department of Taxation.

c) In cases of first-time registration or extension of validity period, the validity period of an account to access the Portal shall be 24 months or shall be proposed by the information user but must not exceed 24 months from the date the General Department of Taxation sends a notice of the result of first-time registration or extension of validity period to the information user’s registration focal point.

30 days before an account expires, the General Department of Taxation shall notify in writing the information user’s  registration focal point that the validity period of an account is about to expire. The notification shall be implemented via an email or a message sent from an email address or telephone number officially announced by the General Department of Taxation.

3. Registration of use, extension of validity period, or invalidation of the messaging function of a mobile phone number:

a) The registration focal point of an inspection agency shall send 01 original written request for use registration, extension of validity period, or invalidation of the messaging function of a mobile phone number, made according to Form No. 01/CCTT-NT in Appendix II to this Decree;

b) Within 02 working days after receiving the written request, the General Department of Taxation shall effect the use registration, extension of validity period, or invalidation of the messaging function of a mobile phone number, and notify in writing the result to the inspection agency’s registration focal point. In cases of failure to accept the use registration or the extension of validity period, it shall clearly state the reason.

c) In cases of first-time registration or extension of validity period, the validity period of the messaging function of a mobile phone number shall be 24 months or shall be proposed by the information user but must not exceed 24 months from the date the General Department of Taxation sends a notice of the result of first-time registration or extension of validity period to the information user’s registration focal point.

30 days before the messaging function of a mobile phone number expires, the General Department of Taxation shall notify in writing the information user’s registration focal point that the validity period of the messaging function of such mobile phone is about to expire. The notification shall be implemented via an email or a message sent from an email address or telephone number officially announced by the General Department of Taxation.

4. Registration of connection or disconnection of the information user’s system to the Portal for e-invoice information use.

a) The registration focal point of information users shall send 01 original written request for connection or disconnection with the Portal, using Form No. 01/CCTT-KN in Appendix II to this Decree;

b) Within 03 working days after receiving the written request, the General Department of Taxation shall notify in writing the information user’s registration focal point of acceptance or rejection of such request; in cases of rejection, it shall clearly state the reason;

c) In cases of acceptance of system connection: Within 10 working days after sending a notice, the General Department of Taxation shall assign a survey team to the place where the information user’s information system is installed to inspect the satisfaction of the requirements.

- If the survey team’s conclusion record shows that the information user’s information system satisfies the requirements, within 10 working days, the General Department of Taxation shall notify in writing the information user of the information system’s satisfaction of the conditions for connection and coordinate with the information user in connecting systems to provide e-invoice and e-document information;

- If the survey team’s conclusion record shows that the information user’s information system fails to satisfy the requirements, within 10 working days, the General Department of Taxation shall notify in writing the information user of the information system’s failure to satisfy the conditions for connection to the Portal.

d) In cases of acceptance of system disconnection: from the date of sending a notice, the General Department of Taxation shall coordinate with the information user in effecting the disconnection of systems.

Article 50. Termination of methods of e-invoice information provision and use

1. The General Department of Taxation shall revoke a granted account for accessing the Portal or invalidate the massaging function of a mobile phone number in the following cases:

a) Upon request of the information user’s registration focal point;

b) The validity period has expired;

c) The account for accessing the Portal or mobile phone number has not been used for searching information for a period of 06 consecutive months;

d) It is detected that e-invoice information is used at variance with the purposes, doesn't serve information users’ professional operations according to their functions and tasks, don't comply with regulations on State secrets protection.

2. The General Department of Taxation shall effect the disconnection to an information user’s system in the following cases:

a) Upon request of the information user’s registration focal point;

b) It is detected that e-invoice information is used at variance with the purposes, doesn't serve information users’ professional operations according to their functions and tasks, don't comply with regulations on State secrets protection.

3. At least 05 working days before the time of official termination of methods of information user’s e-invoice information provision and use (except for cases of written request of the information user’s registration focal point), the General Department of Taxation shall notify in writing the information user’s registration focal point of the termination of methods of e-invoice and e document information provision and use and clearly state its reason.

Article 51. Time limit for provision of e-invoice information

Within 05 minutes after receiving a request, the Portal shall send to the information user concerned a reply on:

  1. E-invoice information

Reason for non-provision of information, in cases of system breakdown or unavailability of requested e-invoice information.

2. For cases of requiring provision of information with big data, time limit for provision of e-invoice information shall be announced by the General Department of Taxation.

Article 52. Responsibilities of the General Departments of Taxation

1. To establish, deploy, and manage the operation of, the Portal, specifically as follows:

a) To ensure convenient access of organizations and individuals, user-friendly tools for searching information and data, right results in conformity with to-be-searched contents;

b) To provide information and data under formats prescribed by standards, technical regulations in order that information and data may be easily downloaded, quickly shown and printed by popular electronic devices;

c) To ensure the uninterrupted and stable operation of systems and information safety;

d) To assume the prime responsibility for providing system use instructions and operation assistance.

2. To manage the registration for use of e-invoice and e-document information by information users.

3. To deploy and announce email addresses and telephone numbers serving the provision of e-invoice and e-document information.

4. To establish and announce technical requirements for connection to the e-invoice Portal.

5. In cases of suspension of e-invoice information provision, the General Department of Taxation shall notify information users. Such notification must state the time expected to restore the provision of information.

Article 53. Responsibilities of information users

1. Their use of e-invoice information must be for the right purposes and serve information users’ professional operations according to their functions and tasks; comply with regulations on State secrets protection.

2. To furnish adequate technical equipment and facilities for the search, connection and use of e-invoice information.

3. To register for the right to access, exploitation and use of e-invoice information.

4. To manage and ensure confidentiality of information on accounts for access to the Portal and telephone numbers receiving e-invoice and e-document information search messages granted by the General Department of Taxation.

5. To establish, deploy, and operate an e-invoice information receipt system.

Article 54. Implementation expenses

Expenses for search, provision and use of e-invoice information of the state management agencies prescribed in this Decree shall be allocated from the state budget based on annual expense estimates approved for agencies and units in accordance with law.

 

Chapter V

RIGHTS, OBLIGATIONS AND RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN INVOICE AND DOCUMENT MANAGEMENT AND USE

 

Article 55. Rights and obligations of sellers of goods or providers of services

1. Sellers of goods or providers of services may:

a) Create e-invoices without the tax agency’s code for use if meeting requirements prescribed in Clause 2, Article 91 of the Law No. 38/2019/QH14 on Tax Administration;

b) Use e-invoices with the tax agency’s code if being in cases and subjects prescribed in Clauses 1, 3 and 4, Article 91 of the Law No. 38/2019/QH14 on Tax Administration;

c) Use invoices printed on orders placed by the tax agency as prescribed in Article 24 of this Decree;

d) Use lawful invoices for their business activities;

dd) Initiate lawsuits against organizations or individuals that infringe upon the rights to create, issue and use lawful invoices.

2. Sellers of goods or providers of services are obliged to:

a) Create and hand invoices when selling goods or providing services to customers;

b) Manage invoice creation activities in accordance with this Decree;

c) Register use of e-invoices according to Article 15 of this Decree if using e-invoices and Transmission of electronic invoice data to tax agencies, for cases of using e-invoices without the tax agency’s code in accordance with Article 22 of this Decree;

d) Publicize methods of search and receipt of original files of the seller's e-invoices to the buyer of goods or services;

dd) Report on invoice use to the direct tax administration agency in cases of purchasing invoices issued by the tax agency, using Form No. BC26/HDG in Appendix IA to this Decree;

e) Send invoice data to the tax agency in cases of purchasing invoices issued by the tax agency, using Form No. 01/TH-HDDT in Appendix IA to this Decree at the same time of VAT declaration submission.

Article 56. Responsibilities of goods and service buyers

1. When buying goods or services, to request sellers to create and hand invoices.

2. To provide accurate information necessary for sellers to create invoices.

3. To sign invoice sheets fully filled in if parties have an agreement on the buyer's signature on the invoice.

4. To use invoices for proper purposes.

5. To provide information indicated in invoices to competent agencies upon request. In cases of using invoices printed on orders placed by tax agencies, to provide original invoices. In cases of using e-invoices, to comply with regulations on search, provision and use of e-invoice information.

Article 57. Responsibilities of tax agencies in e-invoice and e-document management

1. The General Department of Taxation shall:

a) Set up database of e-invoices, invoices printed on orders placed by tax agencies, e-documents for tax administration and state management work of other agencies of the State (public security, market surveillance, border guard and relevant agencies), for verification and checking of invoices of enterprises, organizations and individuals;

b) Publicize invoices and documents already issued, lost or no longer valid.

2. Provincial-level Tax Departments shall:

a) Manage the creation and issuance of invoices, documents by organizations and individuals in localities;

b) Order the printing of, and issue, invoices for sale to entities according to this Decree;

c) Inspect and examine the creation, issuance and use of invoices, documents in localities.

3. District-level Tax Departments shall:

a) Examine the use of invoices for goods sale and service provision; use of e-documents as decentralized;

b) Monitor and examine the destruction of invoices and documents as decentralized under the Finance Ministry's regulations.

Article 58. Responsibilities for e-invoice information and data sharing and connection

1. Enterprises and economic organizations carrying out production or business activities in the following sectors: electricity; petroleum; post and telecommunications; air transport, road transport, rail transport, sea transport, inland water transport; clean water; finance and credit; insurance; health; e- commerce; supermarket business; and trading, shall use e-invoices and provide e-invoice data in data format announced by the Ministry of Finance.

2. Credit institutions and institutions providing payment services shall provide the tax agency with electronic data about payment transactions through accounts of organizations and individuals at the written request of the tax agency, provision of clients’ information shall comply with law on banks.

3. Producers and importers of products liable to excise tax that are required to use stamps by law shall make connections of information about printing and use of stamps and electronic stamps with the tax administration agency. Information about printing and use of electronic stamps shall be used as a basis for the establishment and management of the e-invoice database. Entities using stamps shall pay stamp use and printing expenses in accordance with regulations of the Minister of Finance.

4. Organizations and units such as the Market Surveillance Agency, the General Department of Land Administration, the General Department of Geology and Minerals, public security, traffic and health agencies and other related agencies shall make connections to share data and information necessary for use within the fields under their management with the General Department of Taxation in order to set up the e-invoice database.

 

Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 59. Effect

1. This Decree takes effect on July 01, 2022. To encourage agencies, organizations and individuals meeting the information technology infrastructure conditions in comply with the Decree’s regulations in e-invoices and e-documents before July 01, 2022.

2. The Government's Decree No. 51/2010/ND-CP of May 14, 2010 prescribing invoices for goods sale and service provision, the Government's Decree No. 04/2014/ND-CP of January 17, 2014 amending and supplementing a number of articles of the Decree No. 51/2010/ND-CP prescribing invoices for goods sale and service provision, the Government’s Decree No. 119/2018/ND-CP of September 12, 2018 prescribing electronic invoices for goods sale and service provision shall continue to be effective until June 30, 2022.

3. To annul Clauses 2 and 4, Article 35 of the Government’s Decree No. 119/2018/ND-CP of September 12, 2018 prescribing electronic invoices, from October 01, 2020.

4. To annul Clause 12, Article 5 of the Government’s Decree No. 12/2015/ND-CP of January 12, 2015 detailing the implementation of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Tax Laws and amending and supplementing a number of articles of the decrees on taxes.

5. Management and use of invoice for public property sale when handling public property (for paper invoices printed on orders placed by the Ministry of Finance) shall continue complying with the Government’s Decree No. 151/2017/ND-CP of December 26, 2017 detailing a number of the Law on management and use of public property.

6. Management and use of invoices for national reserve commodity sale when selling national reserve commodities (for paper invoices) shall continue complying with the Circular No. 16/2012/TT-BTC of February 08, 2012 of the Ministry of Finance. In cases of the tax agency’s notice to switch to use e-invoices for national reserve commodity sale, units shall implement the switch in accordance with regulations.

Article 60. Transitional provisions

1. Enterprises and economic organizations that have announced the issuance of printed-on-order invoices, self-printed invoices, e-invoices without the tax agency’s code or have registered the use of e-invoices with the tax agency’s code before the issuance date of this Decree may continue to use existing e-invoices from that issuance date of this Decree to the end of June 30, 2022 and implement invoice procedures in accordance with the Government’s Decree No. 51/2010/ND-CP of May 14, 2010, and Decree No. 04/2014/ND-CP of January 17, 2014, on goods sale and service provision invoices.

During the period from the issuance date of this Decree to June 30, 2022, after receiving the tax agency’s notice to switch to use e-invoices according to this Decree or the Decree No. 119/2018/ND-CP of September 12, 2018, if the notified businesses fail to meet the information technology infrastructure conditions and continue to use the aforesaid invoices, they shall send their invoice data to the tax agency, using Form No. 03/DL-HDDT in Appendix IA to this Decree, at the same time of submitting their VAT declarations. The tax agency shall create data about invoices of these businesses in order to consolidate them into the invoice database and publish it on the Portal of the General Department of Taxation to serve the search of invoice data.

2. For businesses newly established during the period from the issuance date of this Decree to June 30, 2022, if the tax agency requires them to use e-invoices in accordance with this Decree, these businesses shall follow the tax agency’s instructions. If, due to its failure to meet the information technology infrastructure conditions, any business continues to use invoices under the Government’s Decree No. 51/2010/ND-CP of May 14, 2010, and Decree No. 04/2014/ND-CP of January 17, 2014, on goods sale and service provision invoices, that business shall follow what those businesses do under Clause 1 of this Article.

3. The Ministry of Finance shall detail this Article.

Article 61. Implementation responsibility

1. The Minister of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial-level People’s Committees in, making information connections from POS cash registers in order to manage retail revenues of business households and individuals prescribed in this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies shall, within the ambit of their assigned functions and tasks, implement this Decree.

3. Chairpersons of People’s Committees of provinces and central affiliated cities shall direct agencies and units in their localities to implement this Decree./.
 

 

FOR THE GOVERNMENT

THE PRIME MINISTER

 

 

Nguyen Xuan Phuc

 

* All Appendices are not translated herein.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 123/2020/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 123/2020/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP?

Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử như thế nào?

Khoản 1 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:

“Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, riêng trường hợp rủi ro cao về thuế thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính”

Như vậy, đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử gồm:

Trường hợp 1: Sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ.

- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019 (trừ trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã hoặc có mã theo từng lần phát sinh).

Trường hợp 2: Sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế

Doanh nghiệp sau đây được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp rủi ro về thuế cao và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế:

- Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy.

- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế.

Trường hợp 3: Sử dụng hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh

Hộ, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế tại 02 trường hợp trên nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh.

Cách lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế như thế nào?

Điều 17 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định việc lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế như sau:

- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng nêu tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 123/2020/NĐ-CP nếu truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để lập hóa đơn thì sử dụng tài khoản đã được cấp khi đăng ký để thực hiện:

+ Lập hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

+ Ký số trên các hóa đơn đã lập và gửi hóa đơn để cơ quan thuế cấp mã.

- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thì truy cập vào trang thông tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hoặc sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử của đơn vị để thực hiện:

+ Lập hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

+ Ký số trên các hóa đơn đã lập và gửi hóa đơn qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để cơ quan thuế cấp mã.

Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp nào được viết tắt trên hóa đơn

điểm a khoản 5 Điều 10 Nghị định 123/2020 quy định nếu tên, địa chỉ người mua quá dài, người bán được viết ngắn gọn một số danh từ như sau:

Từ được phép viết tắt

Cách viết tắt

Phường

P

Quận

Q

Thành phố

TP

Việt Nam

VN

Cổ phần

CP

Trách nhiệm hữu hạn

TNHH

Khu công nghiệp

KCN

Sản xuất

SX

Chi nhánh

CN

Tuy nhiên khi viết tắt vẫn phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất