Chỉ thị về công tác phòng chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 1997

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 288/TTg

Chỉ thị về công tác phòng chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 1997
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:288/TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Trần Đức Lương
Ngày ban hành:02/05/1997Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Chỉ thị 288/TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 288/TTG NGÀY 2 THÁNG 5 NĂM 1997 VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT, BàO, GIẢM NHẸ
THIÊN TAI NĂM 1997

 

Lũ, bão, thiên tai gây ra trong năm 1996 đã làm hàng nghìn người chết, mùa màng bị tàn phá, nhà cửa bị hư hỏng, các công trình công cộng bị phá huỷ, hậu quả còn rất nặng nề và còn phải tiếp tục khắc phục trong nhiều năm tới.

Những yếu tố bất lợi của thiên nhiên xảy ra ngày một nhiều hơn, ác liệt hơn và làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ, đời sống và sản xuất của nhân dân, hoạt động của mọi cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. Vì vậy, phòng chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai là công tác hết sức quan trọng, là sự nghiệp của toàn dân. Để chủ động đối phó với lũ, bão và thiên tai năm 1997, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt những việc sau đây:

 

1. Tổ chức tổng kết công tác phòng, chống lụt, bão năm 1996, rút ra những bài học kinh nghiệm về công tác chuẩn bị, đối phó và khắc phục hậu quả do thiên tai lũ, bão gây ra; đề ra phương hướng, nhiệm vụ để kịp thời xây dựng hoặc bổ sung kế hoạch phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 1997 một cách thiết thực, cụ thể, đồng bộ và phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng ngành và phải phối hợp hành động có hiệu quả, nhằm chủ động đối phó, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.

2. Củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão các cấp, các ngành theo tinh thần Nghị định số 168/HĐBT ngày 19 tháng 5 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng để hoạt động thực sự có hiệu quả.

Đẩy mạnh tuyên truyền việc thực hiện Pháp lệnh về đê điều; Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão và Nghị định số 32/CP ngày 20 tháng 5 năm 1996 của Chính phủ.

3. Nhanh chóng khắc phục những hậu quả do thiên tai năm 1996 gây ra đặc biệt là đối với hệ thống đê điều và các công trình thuỷ lợi, giao thông. Chỉ đạo hoàn thành trước lũ công tác tu bổ đê điều năm 1997. Ngoài kế hoạch đã được duyệt, tiếp tục kiểm tra, rà soát kỹ nếu phát hiện những đoạn đê, kè, cống xung yếu xét thấy không đảm bảo an toàn chống lũ, bão năm 1997 thì tỉnh báo cáo Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời huy động mọi nguồn lực của địa phương để xử lý. Các tỉnh có đê phải làm tốt công tác hộ đê theo phương châm 4 tại chỗ (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ), phấn đấu bảo đảm an toàn cho các tuyến đê theo tiêu chuẩn thiết kế đã quy định cho từng tuyến. Riêng đối với các tuyến đê sông con, đê bối phải chủ động các phương án, kế hoạch bảo vệ dân và di dân khi lũ vượt quá sức chịu đựng của đê.

4. Những vùng hay bị lũ quét, vùng đang bị xói lở ở cửa sông, ven sông, ven biển, vùng thường bị ngập sâu cần xác định rõ số hộ dân cư cần phải di dời khỏi các khu vực nguy hiểm, chủ động lập phương án và phải kiên quyết tổ chức di dời dân đến nơi an toàn trước mùa mưa lũ.

Các tỉnh trong vùng ngập sâu ở đồng bằng sông Cửu Long cần rút kinh nghiệm công tác phòng tránh lũ năm 1996, có kế hoạch chủ động bảo vệ dân, thu hoạch lúa hè thu, từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức lại nơi sinh hoạt, ăn, ở của dân, nghiên cứu sắp xếp thời gian học tập của học sinh ở bậc tiểu học theo tinh thần Quyết định số 99/TTg ngày 09 tháng 2 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Chính quyền các cấp và ngành giao thông phối hợp với các ngành có liên quan có kế hoạch bảo đảm giao thông trong mùa lũ nhất là trên các tuyến đường lên miền núi, đặc biệt đối với các đoạn đường dễ bị sạt trượt ở ven sông, ven núi.

6. Thực hiện nghiêm túc việc bảo đảm an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển theo tinh thần Chỉ thị số 30/TTg ngày 18 tháng 01 năm 1997 và tổ chức tốt việc tìm kiếm cứu nạn người và tàu thuyền đánh bắt hải sản trên biển ở từng khu vực theo Quyết định số 780/TTg ngày 23 tháng 10 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ.

7. Chỉ đạo chặt chẽ việc vận hành các hồ chứa (đặc biệt là hồ Hoà Bình) để bảo đảm an toàn cho công trình và tham gia có hiệu quả vào việc cắt lũ cho hạ du. Chuẩn bị chu đáo công trình đầu mối phân lũ sông Đáy và phương án hậu phương vùng phân lũ để công trình sẵn sàng phân lũ khi cần thiết.

8. Các Bộ, cơ quan ở Trung ương ngoài nhiệm vụ làm tốt công tác phòng, chống lụt, bão của Bộ, cơ quan mình phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư để tham gia phòng, chống lụt, bão, khắc phục hậu quả thiên tai khi có lệnh điều động của Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương và của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ bố trí lực lượng, phương tiện làm nòng cốt để phối hợp cùng với lực lượng xung kích của các ngành, các địa phương tham gia hộ đê, chống lụt và ứng cứu khi có những tình huống thiên tai khẩn cấp xảy ra.

Các Bộ: Y tế, Thương mại, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... phải kiểm tra và có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng dự trữ đủ cơ số thuốc, đồ dùng và các nhu yếu phẩm cần thiết tại các địa phương để cung cấp cho nhân dân khi có lũ, bão, thiên tai xảy ra.

Tổng cục khí tượng thuỷ văn cần đánh giá, rút kinh nghiệm và khắc phục ngay những tồn tại trong công tác dự báo về mưa, lũ, bão năm 1996; phải tổ chức tốt công tác theo dõi, dự báo, cảnh báo kịp thời, chính xác phục vụ cho việc chỉ huy, chỉ đạo phòng, chống thiên tai một cách chủ động.

9. Tăng cường công tác giáo dục cộng đồng bằng các hình thức thông tin đại chúng để mọi người dân, mọi tổ chức nhận thức rõ tác hại của thiên tai, tự lo chuẩn bị phòng tránh cho mình và cùng tham gia với cộng đồng tổ chức phòng tránh, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra một cách có hiệu quả nhất.

 

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng nhiệm vụ của mình cần khẩn trương tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi