Thông tư 17/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động

thuộc tính Thông tư 17/2009/TT-BLĐTBXH

Thông tư 17/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:17/2009/TT-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phạm Minh Huân
Ngày ban hành:26/05/2009
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Bổ sung hướng dẫn về giao kết hợp đồng lao động - Ngày 26/05/2009, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH, sửa đổi bổ sung một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH (gọi là Thông tư 21) ngày 22/09/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động. Cụ thể là sửa đổi khoản 2, mục II, Thông tư 21, trong đó khoản tiền bảo hiểm xã hội mà người sử dụng lao động phải thanh toán theo tỷ lệ phần trăm so với tiền lương trên hợp đồng cho người lao động đang hưởng lương hưu hàng tháng và người làm việc có thời hạn dưới 03 tháng theo hợp đồng lao động đã giao kết được chia theo 4 giai đoạn: Từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực đến tháng 12/2009 là 15% (bằng với mức quy định hiện nay); bổ sung mức tỷ lệ % của 3 giai đoạn: từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011 là 16%, từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013 là 17% và từ 01/2014 trở đi là 18%. Bãi bỏ mức khống chế tiền thanh toán tàu xe đi lại khi nghỉ phép theo quy định cũ là 9%, theo hướng dẫn mới tiền tàu xe sẽ do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Cách tính và chi trả tiền trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 3, mục III, Thông tư 21 cũng được sửa đổi, bổ sung. Theo đó, người lao động làm việc ở nhiều công ty nhà nước do chuyển công tác trước ngày 01/01/1995, thì trợ cấp thôi việc được tính theo thời gian làm việc ở từng công ty nhà nước. Công ty nhà nước cuối cùng có trách nhiệm chi trả toàn bộ số tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động, kể cả phần trợ cấp thôi việc thuộc trách nhiệm chi trả của công ty nhà nước mà người lao động đã làm việc trước khi chuyển công tác trước ngày 01/01/1995, sau đó gửi thông báo theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này để yêu cầu hoàn trả số tiền đã được chi trả hộ. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc cho người lao động ở từng doanh nghiệp là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động ở công ty nhà nước cuối cùng. Trường hợp công ty nhà nước được chi trả hộ đã chấm dứt hoạt động thì ngân sách nhà nước hoàn trả số tiền trợ cấp thôi việc đã được chi trả hộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký. Cách tính trợ cấp thôi việc quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 01/01/2009 (ngày Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ có hiệu lực thi hành).

Xem chi tiết Thông tư17/2009/TT-BLĐTBXH tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 17/2009/TT-BLĐTBXH

NGÀY 26 THÁNG 05 NĂM 2009

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM CỦA THÔNG TƯ SỐ 21/2003/TT-BLĐTBXH NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 44/2003/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 05 NĂM 2003 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

 

Căn cứ Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động;

Căn cứ Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 về hợp đồng lao động (sau đây viết là Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH) như sau:

Điều 1. Sửa đổi khoản 2, mục II, Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH như sau:

“2. Hợp đồng lao động giao kết với người đang hưởng lương hưu hàng tháng và người làm việc có thời hạn dưới 03 tháng thì ngoài phần tiền lương theo công việc, người lao động còn được người sử dụng lao động thanh toán khoản tiền tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với tiền lương theo hợp đồng lao động, gồm:

a) Bảo hiểm xã hội: từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến tháng 12 năm 2009 là 15%; từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 là 16%; từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 là 17%; từ tháng 01 năm 2014 trở đi là 18%.

b) Bảo hiểm y tế 2%. Khi Chính phủ quy định tăng mức đóng bảo hiểm y tế đối với người sử dụng lao động thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.

c) Nghỉ hàng năm 4%.

d) Tiền tàu xe đi lại khi nghỉ hàng năm do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Điều 2. Sửa đổi khoản 3, mục III, Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH như sau:

“3. Cách tính và chi trả tiền trợ cấp thôi việc:

a) Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp:

 

Tiền trợ cấp thôi việc

=

Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc

x

Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc

x 1/2

Trong đó:

- Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc (tính theo năm) được xác định theo khoản 3, Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ, trừ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ. Trường hợp, tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc có tháng lẻ (kể cả trường hợp người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên nhưng tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc dưới 12 tháng) thì được làm tròn như sau:

Từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng làm tròn thành 1/2 năm.

Từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng làm tròn thành 01 năm.

- Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

b) Một số trường hợp cụ thể:

- Người lao động thực hiện nhiều hợp đồng lao động tại một doanh nghiệp mà khi chấm dứt từng hợp đồng lao động chưa thanh toán trợ cấp thôi việc thì doanh nghiệp cộng thời gian làm việc theo các hợp đồng lao động để tính trợ cấp thôi việc cho người lao động. Trường hợp, có hợp đồng lao động do người lao động đơn phương chấm dứt trái pháp luật thì thời gian làm việc theo hợp đồng lao động đó không được tính trợ cấp thôi việc.

Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A làm việc liên tục theo ba hợp đồng lao động tại Công ty X: hợp đồng lao động thứ nhất có thời hạn 12 tháng, được thực hiện từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2005; hợp đồng lao động thứ hai có thời hạn 36 tháng, được thực hiện từ ngày 01/01/2006 đến ngày 31/12/2008; hợp đồng lao động thứ ba không xác định thời hạn, được thực hiện từ ngày 01/01/2009 cho đến ngày 31/12/2010 thì ông A chấm dứt, tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động thứ ba là 2.500.000 đồng. Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2010, ông A liên tục đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định (2 năm). Công ty X chưa thanh toán trợ cấp thôi việc khi chấm dứt từng hợp đồng lao động, theo đó tổng thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc của ông A là 4 năm (6 năm làm việc trừ đi 2 năm đóng bảo hiểm thất nghiệp). Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là 2.500.000 đồng. Tiền trợ cấp thôi việc của ông A là 5.000.000 đồng (4 năm x 2.500.000 x 1/2).

- Người lao động làm việc cho công ty nhà nước nhưng có thời gian làm việc theo chế độ biên chế và có cả thời gian làm việc theo hợp đồng lao động thì cộng cả hai loại thời gian này để tính trợ cấp thôi việc.

Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.

Ví dụ 2: Bà Trần Thị B, làm việc tại Công ty Y từ ngày 01/4/1991 đến ngày 31/01/1994 theo biên chế và từ ngày 01/02/1994 chuyển sang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động. Đến ngày 31/10/2009 bà B chấm dứt hợp đồng lao động. Tổng thời gian làm việc của bà B ở Công ty Y là 223 tháng. Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/10/2009, bà B liên tục đóng bảo hiểm thất nghiệp. Tiền lương tính bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động là 2.800.000 đồng. Như vậy, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc của bà B là 213 tháng, làm tròn thành 18 năm (223 tháng trừ đi 10 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) và mức trợ cấp thôi việc là 25.200.000 đồng (18 năm x 2.800.000 đồng x 1/2).

- Người lao động làm việc ở nhiều công ty nhà nước do chuyển công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, thì trợ cấp thôi việc được tính theo thời gian làm việc ở từng công ty nhà nước. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc cho người lao động ở từng doanh nghiệp là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động ở công ty nhà nước cuối cùng. Công ty nhà nước cuối cùng có trách nhiệm chi trả toàn bộ số tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động, kể cả phần trợ cấp thôi việc thuộc trách nhiệm chi trả của công ty nhà nước mà người lao động đã làm việc trước khi chuyển công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, sau đó gửi thông báo theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này để yêu cầu hoàn trả số tiền đã được chi trả hộ. Trường hợp công ty nhà nước được chi trả hộ đã chấm dứt hoạt động thì ngân sách nhà nước hoàn trả số tiền trợ cấp thôi việc đã được chi trả hộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Ví dụ 3: Ông Lê Viết C, làm việc theo chế độ biên chế tại Công ty P từ ngày 01/9/1990 đến ngày 31/8/1992 (2 năm), từ ngày 01/9/1992 đến ngày 31/8/1994 chuyển công tác sang làm việc theo chế độ biên chế tại Công ty Q (2 năm), từ ngày 01/9/1994 chuyển sang làm việc theo hợp đồng lao động tại Công ty S cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động vào ngày 31/8/2009 (15 năm). Tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động ở Công ty S là 2.500.000 đồng. Ông C có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/8/2009 (8 tháng). Tiền trợ cấp thôi việc của ông C tính ở từng công ty như sau:

Tại Công ty P là 2.500.000 đồng (2 năm x 2.500.000 đồng x 1/2).

Tại Công ty Q là 2.500.000 đồng (2 năm x 2.500.000 đồng x 1/2).

Tại Công ty S là 18.125.000 đồng (14,5 năm x 2.500.000 đồng x 1/2).

Công ty S có trách nhiệm thanh toán toàn bộ khoản trợ cấp thôi việc là 23.125.000 đồng cho ông C, sau đó thông báo để Công ty P và Công ty Q hoàn trả số tiền đã chi hộ.

- Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản doanh nghiệp mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm cộng cả thời gian người lao động làm việc cho mình và thời gian làm việc cho người sử dụng lao động liền kề trước đó để tính trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.

Đối với công ty nhà nước thực hiện phương án sắp xếp lại hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu (chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ phần hóa, giao, bán) thì áp dụng theo quy định của Nhà nước đối với các trường hợp này.

Ví dụ 4: Bà Vũ Vân D làm việc cho Công ty nhà nước N theo hợp đồng lao động từ ngày 01/6/1994 đến ngày 01/6/2005 thì Công ty Nhà nước N cổ phần hóa trở thành Công ty cổ phần N’ (thời gian làm việc tại Công ty nhà nước N là 11 năm) và bà D tiếp tục chuyển sang làm việc tại Công ty cổ phần N’ cho đến 01/6/2009 thì chấm dứt hợp đồng lao động (thời gian làm việc tại Công ty cổ phần N’ là 4 năm). Tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động tại Công ty cổ phần N’ là 2.400.000 đồng. Bà D có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/5/2009 (5 tháng). Như vậy, tiền trợ cấp thôi việc Công ty cổ phần N’ phải trả là 18.000.000 đồng (15 năm x 2.400.000 đồng x 1/2), trong đó bao gồm cả phần trả cho thời gian người lao động làm việc trong Công ty nhà nước N (11 năm) và phần trả cho thời gian làm việc trong Công ty cổ phần N’ (là 3 năm 7 tháng làm tròn thành 4 năm).

Điều 3. Điều khoản thi hành:

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ khoản 2, mục II và khoản 3 mục III, Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

2. Cách tính trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 2 Thông tư này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 (ngày Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ có hiệu lực thi hành).

3. Không áp dụng cách tính trợ cấp thôi việc quy định tại Thông tư này để tính lại trợ cấp thôi việc đối với những trường hợp đã chấm dứt hợp đồng lao động trước ngày 01 tháng 01 năm 2009.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để hướng dẫn bổ sung kịp thời.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Phạm Minh Huân

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOUR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No.: 17/2009/TT-BLDTBXH

Hanoi, May 26, 2009

 

CIRCULAR

AMENDING, SUPPLEMENTING A NUMBER OF POINTS OF CIRCULAR NO.21/2003/TT-BLDTBXH DATED SEPTEMBER 22, 2003 GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF DECREE NO.44/2003/ND-CP DATED MAY 09, 2003 OF THE GOVERNMENT ON LABOUR CONTRACTS

Pursuant to the Decree No.44/2003/ND-CP dated May 09, 2003of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Labour Code on labour contracts;

Pursuant to the Decree No.127/2008/ND-CP dated December 12, 2008 of the Government detailing and guiding the implementation of a number of Articles of the Social Insurance Law concerning unemployment insurance;

Pursuant to the Decree No.152/2006/ND-CP dated December 22, 2006 of the Government guiding a number of Articles of the Law on Social Insurance regarding compulsory social insurance;

Pursuant to the Decree No.186/2007/ND-CP dated December 25, 2007 of the Governmentdefining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

Ministry of Labor, Invalids and Social Affairsamends, supplements a number of points of Circular No. 21/2003/TT-BLDTBXH dated September 22, 2003 guiding the implementation of a number of Articles of Decree No.44/2003/ ND-CP dated May 09, 2003 on labour contracts (hereinafter referred to as Circular No.21/2003/TT-BLDTBXH) as follows:

Article 1. Amending clause 2, Item II, Circular No.21/2003/TT-BLDTBXH as follows:

“2. Labor contracts signed with retirees enjoying monthly pension and those who work with a less than 03 month term, apart from salaries by jobs, the employees is also paid by the employers the amounts by percentage (%) compared with salary under the labor contract, including:

a) Social insurance: from the effective date of this Circular to December 2009 is 15%; from January 2010 to December 2011 is 16%; from January 2012 to December 2013 is 17%; from January 2014 onwards is 18%.

b) Health insurance: 2%. When the Government stipulates the increase of level to pay health insurance for employers, the government’s provisions shall be complied with.

c) Annual vacation: 4%.

d) Travel expenses when on leave due to mutual agreement in the labor contract.

Article 2. Amending clause 3, Item III, Circular No.21/2003/TT-BLDTBXH as follows:

“3. The method of calculation and payment of termination allowances as follows:

a) Formula for calculating the termination allowance in each enterprise:

Money for termination allowance

=

Total time working in the enterprise calculating termination allowance

x

Wage used  as a basis for calculation of termination allowances

x 1/2

In which:

- Total time working in the enterprise to calculate termination allowance (per year) is determined under clause 3, Article 14 of Decree No.44/2003/ND-CP May 9, 2003 of the Government, except for the time of paying unemployment insurance as stipulated in Decree No.127/2008/ND-CP dated December 12, 2008 by the Government. In case the total time worked at the enterprise to calculate termination allowance with odd months (including cases where the employee has worked at the enterprise for full 12 months or more but the total time worked in enterprise to calculate the termination allowance under 12 months) shall be rounded as follows:

From full 01 month to less than 06 months is rounded up to 1/2 year.

From full 06 months to less than 12 months is rounded up to 01 year.

- The salary used as a basis for calculating termination allowances is salary or wages under the employment contract, calculated as an average of six months preceding the termination of labor contracts, including wages or salary of ranks, positions and regional allowance, position allowances (if any).

b) Some specific cases:

- The laborers made a lot of labor contracts in an enterprise that upon termination of labor contract, they had not been paid the termination allowance, and the enterprise shall add the working time under the labor contracts to calculate the termination allowances for them. In case, if there is a labor contract that the laborers unilaterally terminate it unlawfully, the working time under such labor contract shall not included for the termination allowance.

The salary used as a basis for calculating termination allowances is the salary or wages under the labor contract calculated the average of six months preceding the termination of the last labor contracts.

Example 1: Mr. Nguyen Van A worked continuously under three labor contracts at Company X: The first labor contract is with a term of 12 months, made from 01/01/2005 until 31/12/2005; the second labor contract is with a term of 36 months, conducted from 01/01/2006 to 31/12/2008; the third labor contract is the indefinite-term contract , performed from 01/01/2009 to 31/12/2010, then Mr. A has terminated all, the average salary of the six months preceding the termination of the third labor contract is 2.5 million dong. From 01/01/2009 to 31/12/2010, Mr A continuously has paid unemployment insurance as prescribed (two years). Company X has not paid termination allowance upon termination of each labor contract, thus the total working time calculated termination allowance of Mr. A is 4 years (six years of working subtracting two years of paying unemployment insurance). The salary used as a basis for calculating the termination allowance is 2,500,000 VND. A termination allowance of Mr. A is 5,000,000 VND (2,500,000 x 4 years x 1/2).

- Laborers who work for state-owned companies but had time to work according to the staff regime and also with working time under labor contract, then the enterprise shall add both stages to calculate the termination allowance.

The salary used as a basis for calculating termination allowances is the salary or wages under the labor contract calculated the average of six months preceding the termination of the last labor contracts.

Example 2: Ms. Tran Thi B, worked at Company Y from 01/4/1991 until 31/01/1994 under the staff regime and from 01/02/1994, she transferred to work under labor contract regime. On 31/10/2009, Ms. B terminated her labor contract. Total working time of Ms. B in the company Y is 223 months. From 01/01/2009 to 31/10/2009, Ms. B continuously has paid unemployment insurance. Salary calculated the average of the six months preceding the termination of labor contract is 2,800,000 VND. Thus, working time calculated termination allowance of Ms. B is 213 months, rounded up to 18 years (223 months subtracting 10 months of paying unemployment insurance) and the termination allowance is 25.2 million VND (18 years x 2,800,000 VND x 1/2).

- The laborers worked in many state-owned companies due to transfer of work before the date of January 01, 1995; the termination allowance is calculated by working time in each state-owned company. The salary used as a basis for calculating termination allowances for employees at each enterprise is the salary or wages under the labor contract calculated the average of six months preceding the termination of labor contract in the last state-owned company. The last state-owned company shall pay the entire amount of termination allowance to laborers, including the termination allowance is under the responsibility of the state-owned companies that the laborers have worked before being transferred before January 01, 1995, then send a notice upon Form 3 attached to this Circular to request to refund the amount that the companies have been paid as substitute. Where state-owned companies that have been paid as substitute have terminated their operations, the state budget shall reimburse the termination allowance which was paid as substitute under the guidance of the Ministry of Finance.

Example 3: Mr. Le Viet C, work under the staff regime at company P from 01/9/1990 until 31/08/1992 (2) years, from 01/9/1992 to 31/8/1994 transferred to work under the staff regime at company Q (2) years, from 01/9/1994 transferred to work under labor contract in the Company S until the termination of labor contract on 31/08/2009 (15 years). Average wage of 6 months preceding the termination of labor contract in the Company S is 2,500,000 VND. Mr. C has paid unemployment insurance continuously from 01/01/2009 until 31/08/2009 (8 months). Termination allowance of Mr. C is calculated in each company as follows:

At Company P, it is 2,500,000 VND (VND 2,500,000 x 2years x 1/2).

At Company Q, it is 2,500,000 VND (VND 2,500,000 x 2 years x 1/2).

At Company S, it is 18,125,000 VND (14.5 years x 2,500,000 x 1/2).

Company S is responsible for full payment of termination allowance as 23,125,000 VND to Mr. C, and then Company S shall notify Company P and Company Q for refunding the amount paid as substitute.

- If, after the merger, consolidation, division of enterprise, transfer of ownership or management rights or rights to use enterprise assets for which the laborers terminate their labor contracts, then the next employer is responsible for adding all period that the employees have worked for the enterprise and for the preceding employer to calculate to pay termination allowance to the employees. The salary used as a basis for calculating termination allowances is the salary or wages under the labor contract calculated the average of six months preceding the termination of the last labor contract.

For the state-owned companies implementing the restructuring plans or change of ownership (transformed into a member limited liability company, equitization, assignment, and sale) shall apply the provisions of the State for these cases.

Example 4: Ms. Vu Van D worked for the state-owned company N under the labor contract from 01/6/1994 until 01/6/2005, then the State-owned Company N equitized and become the shareholding company N (her working time in the state-owned company N is 11 years) and Ms. D continued to work at the shareholding company N until 01/6/2009, she terminated the labor contract (her time working at the shareholding company N is 4 years). Average wage of 6 months preceding the termination of labor contract at the shareholding company N is 2,400,000 VND. Ms. D has paid unemployment insurance continuously from 01/01/2009 to end on 31/05/2009 (5 months). Thus, termination allowance that the shareholding company N required to pay is 18 million dong (VND 2,400,000 x 15 years x 1/2), which includes the payment for the period that she worked for the State-owned company N (11 years) and the payment for the period that she worked for the shareholding company N’ (3 years 7 months rounded up to 4 years)

Article 3. Implementation provisions:

1. This Circular takes effect 45 days after its signing date. Annulling clause 2, Item II and clause 3 Item III, Circular No.21/2003/TT-BLDTBXH dated September 22, 2003 The Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs.

2. Method of calculating termination allowance provided in Article 2 of this Circular is applied from January 01, 2009 (the date that Decree No.127/2008/ND-CP dated December 12, 2008 of the Government took effect).

3.Not to applythe method of calculating termination allowance provided in this Circularto calculate theterminationallowance for the cases of termination of labor contract prior to January 01, 2009.

In the course of implementation, should any problems arise, reflect to the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs for timely guidance and supplementation.

 

 

 

FOR MINISTER
DEPUTY MINISTER




Pham Minh Huan

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 17/2009/TT-BLDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe