Lao động hợp đồng có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP?

Lao động hợp đồng có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP là câu hỏi được nhiều người quan tâm. 

Lao động hợp đồng có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP?

Cần phải khẳng định, lao động hợp đồng không được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP vì đối tượng điều chỉnh của Nghị định là cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong khu vực công khi nghỉ việc (nghỉ hưu và thôi việc).

Còn lao động hợp đồng là đối tượng được đều chỉnh bởi Bộ luật Lao động, là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động (theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019)

Theo Điều 1 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 67/2025/NĐ-CP, Nghị định 178 quy định về các đối tượng điều chỉnh bao gồm:

- Người nghỉ việc (nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ thôi việc)

- Người được bầu cử, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý có phụ cấp chức vụ thấp hơn hoặc thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

- Cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác tại cơ sở

- Người có phẩm chất, năng lực nổi trội

- Cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp

- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và hội do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ từ trung ương đến cấp huyện, cán bộ, công chức cấp xã, lực lượng vũ trang (gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu) trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, bao gồm:

  • Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện (sau đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức từ trung ương đến cấp huyện) và lực lượng vũ trang.
  • Các tổ chức hành chính của cơ quan, tổ chức từ trung ương đến cấp huyện trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hoặc không trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức.
  • Các đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hoặc không trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng viên chức, gồm:

    + Các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến cấp huyện và các tổ chức hành chính của cơ quan, tổ chức từ trung ương đến cấp huyện;

    + Các đơn vị thuộc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương và huyện ủy, thị ủy, quận ủy, thành ủy thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; thuộc tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh.

  • Đơn vị sự nghiệp công lập khác còn lại (không thuộc quy định tại khoản 3 Điều này) hoàn thành việc sắp xếp tổ chức trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền.

  • Các cơ quan, tổ chức, đơn vị do sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
  • Các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy.
Lao động hợp đồng có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178
Lao động hợp đồng có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP?

Cách tính tiền nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 1/2025/TT-BNV, trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, CBCCVC và người lao động được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ hưu trước tuổi, nếu đáp ứng điều kiện thì được hưởng đồng thời 04 khoản tiền sau:

(1) Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm

Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x Hệ số x Số tháng nghỉ sớm

Trong đó:

- Đối với người nghỉ hưu trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:

  • Hệ số 1,0: Có tuổi đời còn từ đủ 02 - đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu.

  • Hệ số 0,9: Có tuổi đời còn trên 05 - đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu.

- Đối với người nghỉ hưu từ tháng thứ 13 trở đi:

  • Hệ số 0,45: Có tuổi đời còn từ đủ 02 - đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu.

  • Hệ số 0,5: Có tuổi đời còn trên 05 - đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu.

(2) Trợ cấp cho số năm nghỉ hưu sớm

Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x Hệ số x Số năm nghỉ sớm

Trong đó:

  • Hệ số 5: Có tuổi đời còn từ đủ 02 - đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu.

  • Hệ số 4: Có tuổi đời còn trên 05 - đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu.

(3) Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc

Đối với 20 năm đầu công tác có đóng BHXH bắt buộc được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.

Mức trợ cấp = Tiền lương tháng hiện hưởng x 5 (với 20 năm đầu công tác có đóng BHXH bắt buộc) + 0,5 x Số năm công tác có đóng BHXH bắt buộc còn lại từ năm thứ 21 trở đi

(4) Tiền lương hưu

Mức lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Lưu ý: Trường hợp có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm như cách tính cho người nghỉ hưu trong thời hạn 12 tháng đầu tiên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2025/TT-BNV.

Trên đây là cập nhật của LuatVietnam về vấn đề Lao động hợp đồng có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục