Quyết định 2234/QĐ-TTg 2021 Kế hoạch thực hiện Công ước 105 về Xóa bỏ lao động cưỡng bức

thuộc tính Quyết định 2234/QĐ-TTg

Quyết định 2234/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước số 105 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Xóa bỏ lao động cưỡng bức
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2234/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Vũ Đức Đam
Ngày ban hành:30/12/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Kế hoạch thực hiện Công ước 105 về Xóa bỏ lao động cưỡng bức

Ngày 30/12/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2234/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước số 105 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Xóa bỏ lao động cưỡng bức.

Theo đó, hằng năm Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật để thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các yêu cầu của Công ước số 105. Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho người lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ quan, tổ chức có liên quan để phòng, chống và xóa bro lao động cưỡng bức,…

Ngoài ra, trong giai đoạn 2021-2025 xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin hỗ trợ công tác phòng, chống, xóa bỏ lao động cưỡng bức; Xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm triển khai trong việc thực hiện các quy phạm của pháp luật liên quan theo đúng quy định của Công ước 105. Đến 2025, sẽ thưc hiện đánh giá toàn diện việc triển khai thực hiện Công ước 105 trong giai đoạn 5 năm đầu sau khi gia nhập, rút kinh nghiệm và bổ sung giải pháp để triển khai có hiệu quả tại Việt Nam.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định2234/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________

Số: 2234/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Công ước số 105

của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Xóa bỏ lao động cưỡng bức

__________________

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị quyết số 104/2020/QH14 ngày 08 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về việc gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động quốc tế về Xóa bỏ lao động cưỡng bức;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước số 105 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Xóa bỏ lao động cưỡng bức.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN Trợ lý TTg, các Vụ, Cục; Cổng TTĐT, Công báo;
- Lưu: VT, QHQT(2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

 

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________

 

KẾ HOẠCH

Thực hiện Công ước số 105 của ILO về Xóa bỏ lao động cưỡng bức
(Kèm theo Quyết định số 2234/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)

____________________

 

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Thực hiện có hiệu quả các nội dung của Công ước số 105 phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam trong từng giai đoạn; hoàn thiện và tăng cường năng lực của các thiết chế thực thi, cơ chế phối hợp; cơ chế giám sát và xác định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương.

2. Yêu cầu:

a) Phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm các yêu cầu về chính trị, kinh tế và an ninh; giữ vững nguyên tắc độc lập, chủ quyền quốc gia;

b) Kế hoạch tổ chức triển khai Công ước phải có nội dung công việc, lộ trình thực hiện cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ, ngành, địa phương;

c) Các bộ, ngành được giao chủ trì hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch phải xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai đúng tiến độ, bảo đảm hiệu quả;

d) Bảo đảm quan hệ chặt chẽ và phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, kịp thời giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch;

đ) Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện Công ước số 105 và pháp luật có liên quan phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và kịp thời.

II. NHỮNG CÔNG VIỆC CỤ THỂ, LỘ TRÌNH THỰC HIỆN VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC SỐ 105

1. Tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước số 105 và các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam tới người lao động, người sử dụng lao động, người dân và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Thời gian thực hiện: hằng năm.

Cơ quan chịu trách nhiệm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các bộ, ngành có liên quan.

2. Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật để thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các yêu cầu của Công ước số 105.

Thời gian thực hiện: hằng năm.

Cơ quan chịu trách nhiệm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành có liên quan.

3. Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho người lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ quan, tổ chức có liên quan để phòng, chống và xóa bỏ lao động cưỡng bức.

Thời gian thực hiện: hằng năm.

Cơ quan chịu trách nhiệm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các bộ, ngành có liên quan.

4. Xây dựng tài liệu hướng dẫn cụ thể các nội dung cần thực hiện của Công ước số 105 phù hợp với điều kiện của Việt Nam cho người lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện.

Thời gian thực hiện: từ năm 2021 đến năm 2023.

Cơ quan chịu trách nhiệm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức có liên quan.

5. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin hỗ trợ công tác phòng, chống, xóa bỏ lao động cưỡng bức.

Thời gian thực hiện: từ năm 2021 đến năm 2025.

Cơ quan chịu trách nhiệm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương có liên quan.

6. Xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm triển khai trong việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan theo đúng quy định của Công ước số 105.

Thời gian thực hiện: từ năm 2021 đến năm 2025.

Cơ quan chịu trách nhiệm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương có liên quan.

7. Định kỳ hoặc theo yêu cầu báo cáo Tổ chức ILO về việc triển khai thực hiện Công ước số 105.

Thời gian thực hiện: định kỳ 03 năm 01 lần hoặc theo yêu cầu của Tổ chức ILO.

Cơ quan chịu trách nhiệm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức có liên quan.

8. Tăng cường hợp tác với các quốc gia, nhất là các quốc gia có điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội tương đồng, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nhằm trao đổi thông tin, hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến việc thực hiện Công ước số 105.

Thời gian thực hiện: hằng năm.

Cơ quan chịu trách nhiệm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức có liên quan.

9. Đánh giá toàn diện việc triển khai thực hiện Công ước số 105 trong giai đoạn 5 năm đầu sau khi gia nhập Công ước, rút kinh nghiệm và bổ sung giải pháp để triển khai có hiệu quả Công ước số 105 tại Việt Nam trong những giai đoạn tiếp theo.

Thời gian thực hiện: năm 2025.

Cơ quan chịu trách nhiệm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các bộ, ngành có liên quan.

III. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chủ động bổ sung nhiệm vụ thực thi Công ước số 105 vào chương trình, kế hoạch công tác của mình.

2. Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ động bổ sung nhiệm vụ thực thi Công ước số 105 vào chương trình, kế hoạch công tác của mình.

3. Kinh phí thực hiện Kế hoạch do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành. Nguyên tắc bố trí kinh phí phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Các cơ quan, đơn vị căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này lập và tổng hợp vào dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

4. Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực thực hiện Công ước số 105, có nhiệm vụ tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này trên phạm vi cả nước.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem bản dịch TTXVN.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Công báo tiếng Anh
Decision 2234/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 2234/QD-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

Thông tư 27/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn chi tiết về nội dung, chương trình và việc tổ chức bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ đánh giá an toàn, vệ sinh lao động, việc miễn giảm các nội dung huấn luyện đã học đối với chuyên gia đánh giá an toàn, vệ sinh lao động; hướng dẫn cách tính tần suất tai nạn lao động và một số biện pháp thi hành

Lao động-Tiền lương

văn bản mới nhất