Nghị định 39/2007/NĐ-CP về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh

thuộc tính Nghị định 39/2007/NĐ-CP

Nghị định 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:39/2007/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:16/03/2007
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Quy định đối với cá nhân hoạt động thương mại - Ngày 16/3/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Theo đó, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phí liên quan đến hàng hóa, dịch vụ kinh doanh. Trường hợp kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, cá nhân hoạt động thương mại phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với việc kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ này. Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại gian lận trong cân, đong, đo đếm và cung cấp các thông tin sai lệch, dối trá hoặc thông tin dễ gây hiểu lầm về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ hoặc bản chất của hoạt động thương mại mà mình thực hiện... Nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác, khu vực có cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ..., khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tàu, bến xe, bến phà.., khu vực các trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, nơi tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông, phần đường bộ ra vào khu chung cư, khu tập thể, ngõ hẻm, vỉa hè, lòng đường, lề đường của đô thị, đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ, các tuyến đường, khu vực có biển cấm cá nhân thực hiện hoạt động thương mại... Khi kinh doanh lưu động, cá nhân hoạt động thương mại phải đặt, để các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ bán hàng và hàng hóa ngăn nắp, trật tự, phải có dụng cụ đựng rác và chất thải phù hợp. Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại thực hiện các hành vi đeo bám, nài ép, gây phiền hà cho khách, rao bán rong, rao làm dịch vụ lưu động gây ồn tại nơi công cộng và ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau, in, vẽ, viết lên tường, treo cờ, băng rôn, pa nô, áp phích, biển hiệu trái quy định pháp luật, không phù hợp với thuần phong mỹ tục và ảnh hưởng xấu đến mỹ quan chung, đổ chất thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, làm cản trở lưu thông, gâu bất tiện cho cộng đồng... Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định39/2007/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 39/2007/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 39/2007/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 03 NĂM 2007

VỀ CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI MỘT CÁCH ĐỘC LẬP,

THƯỜNG XUYÊN KHÔNG PHẢI ĐĂNG KÝ KINH DOANH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về phạm vi kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của các đối tượng này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động thương mại).
2. Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân" theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.
Điều 4. Áp dụng pháp luật có liên quan
Hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại phải tuân theo quy định của Nghị định này, pháp luật về thương mại áp dụng đối với thương nhân và pháp luật có liên quan.
Chương II
PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
Điều 5. Phạm vi về hằng hóa, dịch vụ kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại
1. Cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh;
c) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ này.
3. Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phí liên quan đến hàng hóa, dịch vụ kinh doanh. Trường hợp kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, cá nhân hoạt động thương mại phải bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với việc kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ này.
4. Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại gian lận trong cân, đong, đo, đếm và cung cấp các thông tin sai lệch, dối trá hoặc thông tin dễ gây hiểu lầm về chất lượng của hàng hóa, dịch vụ hoặc bản chất của hoạt động thương mại mà mình thực hiện.
Điều 6. Phạm vi về địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại
1. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm sau đây:
a) Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác;
b) Khu vực các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế;
c) Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam;
d) Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển;
đ) Khu vực các trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
e) Nơi tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông, bao gồm cả đường bộ và đường thủy;
g) Phần đường bộ bao gồm lối ra vào khu chung cư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm; vỉa hè, lòng đường, lề đường của đường đô thị, đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành cho người và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động thương mại;
h) Các tuyến đường, khu vực (kể cả khu du lịch) do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại;
i) Khu vực thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân tuy không phải là khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm sử dụng làm địa điểm kinh doanh theo quy định từ điểm a đến điểm h khoản 1 Điều này nhưng không được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc khu vực đó có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại.
2. Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại chiếm dụng trái phép, tự ý xây dựng, lắp đặt cơ sở, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại và trưng bày hàng hóa ở bất kỳ địa điểm nào trên đường giao thông và nơi công cộng; lối ra vào, lối thoát hiểm hoặc bất kỳ khu vực nào làm cản trở giao thông, gây bất tiện cho cộng đồng và làm mất mỹ quan chung.
3. Trường hợp tiến hành hoạt động thương mại ở các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè đường bộ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời thì ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định này, cá nhân hoạt động thương mại phải bảo đảm thực hiện theo đúng quy hoạch và sự cho phép đó .
4. Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ mệnh lệnh hợp pháp của người thi hành công vụ trong trường hợp được yêu cầu di chuyển hàng hóa; phương tiện, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại để tránh làm cản trở hoặc tắc nghẽn giao thông trong trường hợp khẩn cấp hoặc vì lý do an ninh và các hoạt động xã hội khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh, an toàn trong hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại
1. Trong hoạt động thương mại, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả các quy định về thực hiện nếp sống văn minh), vệ sinh phòng bệnh, môi trường, phòng cháy, chữa cháy, phòng, chống thiên tai và giao thông vận tải. Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại:
a) Thực hiện các hoạt động thương mại bất hợp pháp hoặc theo cách thức gây rối trật tự ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khoẻ, an toàn và phúc lợi chung của cộng đồng;
b) Sử dụng các phương tiện điện tử để thực hiện các hoạt động thương mại và hoạt động có liên quan đến thương mại xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc làm ảnh hưởng đến quyền bảo mật thông tin cá nhân.
2. Khi kinh doanh lưu động, cá nhân hoạt động thương mại phải đặt, để các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ bán hàng và hàng hóa ngăn nắp, trật tự; phải có dụng cụ đựng rác và chất thải phù hợp. Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại thực hiện các hành vi sau đây trong hoạt động kinh doanh lưu động:
a) Đeo bám, nài ép, chèo kéo, tranh giành, gây phiền hà cho khách và có lời nói hoặc cử chỉ thô tục, bất lịch sự với khách;
b) Tụ tập đông người hoặc dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn và các phương tiện tăng âm khác cổ động, quảng cáo cho hoạt động kinh doanh lưu động mà chưa cam kết với chính quyền địa phương nơi tiến hành các hoạt động này về việc sử dụng đúng mục đích và bảo đảm trật tự và an toàn xã hội;
c) Rao bán rong, rao làm dịch vụ lưu động gây ồn tại nơi công cộng và ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau;
d) In, vẽ, viết lên tường; treo (chăng, dựng) cờ, băng rôn, pa nô, áp phích, biển hiệu, biển quảng cáo trái quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong mỹ tục và ảnh hưởng xấu đến mỹ quan chung;
đ) Sử dụng các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn, vệ sinh, ảnh hướng xấu đến mỹ quan chung;
e) Đổ chất thải, phóng uế bừa bãi; vứt hoặc để các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại, bao bì và dụng cụ gói, đựng hàng khác, giấy, rác, hàng hóa, chất béo, mỡ động vật và các đồ vật khác ra đường giao thông, xuống sông, cống rãnh hoặc bất kỳ khu vực nào gây ô nhiễm môi trường, làm cản trở lưu thông, gây bất tiện cho cộng đồng;
g) Nấu ăn, ngủ, nghỉ ở phần đường bộ dành cho người và phương tiện tham gia giao thông; lối đi, chiếu nghỉ cầu thang nhà chung cư; nhà chờ xe  buýt; nơi hoạt động văn hóa, giải trí, vui chơi công cộng làm ảnh hường xấu đến mỹ quan chung và trật tự, an toàn xã hội;
 h) Lợi dụng trẻ em, người tàn tật để thực hiện các hoạt động thương mại.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước đối với cá nhân hoạt động thương mại
Giao Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý các hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan. Cụ thể bao gồm các công việc sau đây:
1. Lập sổ theo dõi cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn quản lý (bao gồm cá nhân hoạt động thương mại cư trú trên địa bàn và cá nhân ở nơi khác thường xuyên đến địa bàn quản lý hoạt động thương mại) và tình hình hoạt động, chấp hành pháp luật của các đối tượng này.
2. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách và quy định pháp luật liên quan về quản lý cá nhân hoạt động thương mại tới đối tượng trực tiếp thực hiện, cán bộ quản lý và toàn thể nhân dân trên địa bàn.
3. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý, các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền và trách nhiệm trong việc quản lý cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn.
4. Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch và phân công trách nhiệm quản lý hoạt động thương mại cụ thể của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn theo hướng dẫn và phân cấp của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.
5. Thông báo công khai, rộng rãi các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho phép cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại.
6. Triển khai thực hiện các giải pháp tổ chức hoạt động thương mại và hình thức quản lý phù hợp, bảo đảm hoạt động bình thường của các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho phép cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại; bảo đảm an ninh, an toàn cho các hoạt động hợp pháp của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn quản lý.
7. Thực hiện các giải pháp tổ chức, quản lý bảo đảm cho cá nhân hoạt động thương mại tuân thủ đúng các quy định về phạm vi hoạt động được quy định trong Nghị định này; không tự ý bố trí sắp xếp và để cho cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm bị cấm theo quy định của Nghị định này.
8. Thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí đối với cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn quản lý.
9. Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân hoạt động thương mại theo thẩm quyền.
10. Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về tình hình phát triển, tổ chức, quản lý và hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn và kiến nghị các vấn đề liên quan đến việc quản lý hoạt động của các đối tượng này.
Điều 9. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong quản lý nhà nước đối với cá nhân hoạt động thương mại
1. Các Bộ ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc thực hiện quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại theo quy định của Nghị định này.
2. Bộ Thương mại có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện Nghị định này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại tại địa phương theo hướng dẫn và phân cấp của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. Cụ thể bao gồm các công việc sau đây:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện các quy định về quản lý hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn;
b) Xây dựng quy hoạch và kế hoạch, phân công trách nhiệm, phân cấp quản lý hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn;
c) Kịp thời đưa ra các giải pháp tổ chức hoạt động thương mại và hình thức quản lý phù hợp, bảo đảm hoạt động bình thường của các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho phép cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại;
đ) Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân hoạt động  thương mại vượt thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp dưới;
đ) Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về tình hình phát triển, tổ chức, quản lý và hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại tại địa phương; kiến nghị các vấn đề liên quan đến việc quản lý hoạt động của các đối tượng này.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền quy định thời gian và chỉ đạo việc lắp đặt biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đường theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể việc quy hoạch và cho phép cá nhân sử dụng tạm thời các khu vực, tuyến đường và phần vỉa hè đường bộ trên địa bàn để thực hiện các hoạt động thương mại phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhưng không được làm ảnh hướng đến trật tự, an toàn giao thông.
Chương IV
XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Xử lý vi phạm
1. Cá nhân hoạt động thương mại có hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ công chức có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái các quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể lừ ngày đăng Công báo.
Điều 12. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
___________

No. 39/2007/ND-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
___________________

Hanoi, March 16, 2007

DECREE

On individuals who independently and regularly conduct commercial activities without having to make business registration

___________________________

THE GOVERNMENT

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;

Pursuant to the Commercial Law dated June 14, 2005;

At the proposal of the Minister of Trade,

 

DECREES:

 

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Decree prescribes the business scope of individuals who independently and regularly conduct commercial activities without having to make business registration and the responsibilities of state management agencies for activities of these subjects.

Article 2. Subjects of application

This Decree applies to the following subjects:

1. Individuals who independently and regularly conduct commercial activities without having to make business registration (hereinafter referred to as individuals conducting commercial activities).

2. Other organizations and individuals related to commercial activities of individuals conducting commercial activities.

Article 3. Interpretation of terms

In this Decree, the terms below are construed as follows:

1. Individuals conducting commercial activities mean individuals who daily do one, several or all of activities permitted by law in terms of buying and selling goods, providing services and other activities for profits without having to make business registration according to the law on business registration and not be called as "trader" according to the Commercial Law. Specifically, this includes individuals conducting the following commercial activities:

a) Street trading means buying and selling activities without a fixed location (street buying, peddling or both peddling and buying), including receiving books, newspapers, magazines, and cultural products of traders who are allowed to sell these products according to the law for peddling;

b) Petty trading means the activity of buying and selling small items with or without a fixed location;

c) Selling snacks means the activity of selling snacks, food, and drinks with or without a fixed location;

d) Freight trading means the activity of buying goods from other places in each trip to sell to wholesalers or retailers;

dd) Providing services: shoe shining, lottery ticket sales, lock repair, car repair, car parking, car washing, hair cutting, painting, photography and other services with or without a fixed location;

e) Independent, regular commercial activities do not require other business registration.

2. Mobile business means commercial activities without the fixed location.

Article 4. Application of relevant law

Commercial activities of individuals conducting commercial activities shall comply with this Decree, commercial laws applicable to traders and relevant laws.

 

Chapter 2.

SCOPE OF ACTIVITIES OF INDIVIDUALS CONDUCTING COMMERCIAL ACTIVITIES

 

Article 5. Scope of goods and business services of individuals conducting commercial activities

1. Individuals conducting commercial activities shall be allowed to trade in goods and services according to the provisions of law, except for the following goods and services:

a) Goods and services on the List of goods and services banned from business according to the provisions of law;

b) Smuggled goods, counterfeit goods, goods of unknown origin, goods beyond their expiration date, goods that do not ensure food hygiene and safety conditions according to the provisions of law; goods that do not ensure quality, including lost quality goods, poor quality goods, contaminated goods and disease-infected animals and plants;

c) Goods and services under list of goods and services subject to business restriction in accordance with law.

2. In case of trading in goods and services on the List of goods and services subject to conditional business, individuals conducting commercial activities shall comply with the provisions of law related to the trading of these goods and services.

3. Individuals conducting commercial activities shall comply with laws on taxes, prices, charges and fees related to goods and business services. In case of food business and catering services, individuals conducting commercial activities shall ensure all conditions prescribed by law on food hygiene and safety for the business of these goods and services.

4. It is strictly forbidden for individuals to conduct in fraudulent commercial activities in weighing, measuring, counting and providing false or misleading information about the quality of goods, services or the nature of the activities commercial that they conduct.

Article 6. Scope of business location of individuals conducting commercial activities

1. Unless otherwise prescribed by law, individuals shall be strictly prohibited from conducting commercial activities in the following areas, routes, and locations:

a) Areas belonging to ranked historical and cultural relics and other scenic spots;

b) Areas of state agencies, diplomatic agencies, international organizations;

c) Areas within the safety belt of ammunition and explosive materials warehouses, ammunition and explosive materials factories, and barracks of the Vietnam People's Army;

d) Areas of airports, seaports, international border gates, train platforms, train stations, bus stations, ferry terminals and on means of transportation;

dd) Areas of schools, hospitals, religious and belief facilities;

e) Temporary stopping and parking places for vehicles participating in circulation, including roads and waterways;

g) The roadway including: the entrance and exit to the apartment complex or dormitory area; alley; sidewalks, roadbeds, sidewalks of urban roads, district roads, provincial roads and national highways for people and vehicles participating in traffic, except for areas, routes or sections of road sidewalks planned or permitted by a competent authority for temporary use to conduct commercial activities;

h) Routes and areas (including tourist areas) shall be regulated by People's Committees of the provinces or centrally-run cities (referred to as provincial-level People's Committees) or by agencies authorized by provincial-level People's Committees to regulate and have signs prohibiting individuals conducting commercial activities;

i) The area under the use rights of an organization or individual, although not an area, route, or location prohibited from being used as a business location according to the provisions from Points a to h Clause 1 of this Article, without the consent of that organization or individual or that area has a sign prohibiting individuals from conducted in commercial activities.

2. Individuals conducting commercial activities shall be strictly prohibited from illegally appropriating and arbitrarily constructing and installing facilities, equipment, and tools to conduct commercial activities and displaying goods at any location on traffic roads and public places, entrances, exits or any other area that obstructs traffic, causes inconvenience to the community and detracts from the general aesthetics.

3. In case of conducting commercial activities in areas, routes or sidewalks planned or permitted for temporary use by competent state agencies, in addition to complying with this Decree, individuals conducting commercial activities shall ensure compliance with such planning and permission.

4. Individuals conducting commercial activities shall comply with lawful orders of public officials in case they are required to move goods; vehicles, equipment, and tools to conduct commercial activities to avoid obstructing or blocking traffic in emergencies or for security reasons and other social activities according to the provisions of law.

Article 7. Ensuring security, order, hygiene and safety in activities of individuals conducting commercial activities

1. In commercial activities, individuals conducting commercial activities shall comply with the provisions of law on ensuring security, order and social safety (including regulations on implementing a civilized lifestyle), disease prevention and environmental hygiene, fire prevention and fighting, natural disaster prevention and control and transportation. Individuals shall be strictly prohibited from conducting in commercial activities:

a) Conducting illegal commercial activities or in a disorderly manner that adversely affects the environment, health, safety and general welfare of the community;

b) Using electronic means to conduct commercial activities and trade-related activities that violate consumer interests, infringe intellectual property rights or affect information security rights of individuals.

2. When doing mobile business, individuals conducting commercial activities shall place and keep vehicles, equipment, sales tools and goods neat and orderly. There shall be appropriate trash and waste containers. Individuals conducting commercial activities shall be strictly prohibited from performing the following acts in mobile business activities:

a) Clinging to, coercing, manipulating, competing with, causing trouble to guests and having rude or impolite words or gestures towards guests;

b) Gathering in large numbers or using loudspeakers, gongs, drums, whistles, trumpets and other sound-enhancing means to promote or advertise mobile business activities without making a commitment with the local government where these activities are conducted regarding proper use and ensuring social order and safety;

c) Peddling or advertising for mobile services causes noise in public places and affects the general quiet during the period from 10pm to 5am the next morning;

d) Printing, drawing, writing on the wall; hanging (erecting) flags, banners, panels, posters, signs, and advertising signs against the law, not in accordance with good customs and traditions, and adversely affecting the general aesthetics;

dd) Using means of transportation, equipment, and tools to conduct commercial activities that do not ensure technical, safety, and hygiene standards, negatively affecting the general aesthetics;

e) Dumping waste and defecating indiscriminately; throwing away or moving vehicles, equipment, tools for conducting commercial activities, packaging and other packaging and containers, paper, garbage, goods, fats, animal fats and objects into roads, rivers, sewers or any other area that pollutes the environment, obstructs circulation, and causes inconvenience to the community;

g) Cooking, sleeping, resting on the roadside for people and vehicles participating in traffic; walkways and landings of apartment stairs; bus stop; places where cultural, entertainment, and public entertainment activities adversely affect the general aesthetics and social order and safety;

h) Missing children, the disabled to conduct commercial activities.

 

Chapter 3

RESPONSIBILITIES OF STATE MANAGEMENT AGENCIES

FOR ACTIVITIES OF INDIVIDUALS CONDUCTING COMMERCIAL ACTIVITIES

 

Article 8. Responsibilities of commune-level People's Committees in state management of individuals conducting commercial activities

Assigning the People's Committees of communes, wards and towns (referred to as commune-level People's Committees) to be responsible for directly managing commercial activities of individuals conducting commercial activities in the area according to this Decree and relevant laws. Specifically includes the following tasks:

1. To prepare a book to monitor individuals conducting commercial activities in the management area (including individuals conducting commercial activities residing in the area and individuals in other places who regularly visit the area of commercial activity management) and the situation of activities and compliance with the law of these subjects.

2. To propagate and disseminate guidelines, policies and relevant legal regulations on management of individuals conducting commercial activities to direct implementers, managers and all people in the area.

3. To coordinate closely with management agencies, organizations and individuals with authority and responsibility in managing individuals conducting commercial activities in the area.

4. To implement plannings, plans and assign responsibilities for managing specific commercial activities of individuals conducting commercial activities in the area according to the guidance and decentralization of superior state management agencies.

5. To publicly and widely announce areas, routes, and locations that prohibit or allow individuals to conduct commercial activities.

6. To deploy solutions to organize commercial activities and appropriate management forms, ensuring normal operations of areas, routes, and locations prohibiting or allowing individuals to conduct commercial activities; ensure security and safety for legal activities of individuals conducting commercial activities in the management area.

7. To implement organizational and management solutions to ensure that individuals conducting commercial activities comply with the regulations on the scope of activities specified in this Decree; do not arbitrarily arrange and allow individuals to conduct commercial activities in prohibited areas, routes, and locations according to the provisions of this Decree.

8. To implement legal regulations on taxes, charges and fees for individuals conducted commercial activities in the management area.

9. To inspect and handle violations of law by individuals conducting commercial activities according to authority.

10. To periodically or irregularly synthesize and report at the request of superior state management agencies on the development, organization, management and activities of individuals conducting commercial activities in the area and make recommendations of problems related to the management of these subjects' activities.

Article 9. Responsibilities of ministries, branches and provincial and district-level People's Committees in state management of individuals conducting commercial activities

1. Ministries and branches, within the scope of their tasks and powers, shall be responsible for specifically guiding the implementation of state management of commercial activities of individuals conducting commercial activities according to this Decree.

2. The Ministry of Trade shall be responsible for monitoring and supervising the implementation of this Decree.

3. The provincial-level People's Committees; People's Committees of districts, towns, or provincial cities (referred to as district-level People's Committees) shall implement state management of commercial activities of individuals conducting commercial activities in the locality according to the guidance and decentralization from superior state management agencies. Specifically including the following tasks:

a) To direct, guide, urge and inspect lower-level People's Committees in implementing regulations on management of commercial activities of individuals conducting commercial activities in the area;

b) To build plannings and plans, assign responsibilities, and decentralize the management of commercial activities of individuals conducting commercial activities in the area;

c) To promptly provide solutions to organize commercial activities and appropriate management forms; ensure the normal operation of areas, routes, and locations that prohibit or allow individuals to conduct commercial activities;

d) To handle violations of the law by individuals conducting commercial activities beyond the authority of lower-level People's Committees;

e) To periodically or irregularly synthesize and report at the request of superior state management agencies on the development, organization, management and activities of individuals conducting commercial activities in the locality; make recommendations of problems related to the management of these subjects' activities.

4. Provincial-level People's Committees or agencies authorized by provincial-level People's Committees shall prescribe the time and direct the installation of signs prohibiting individuals conducting commercial activities in areas and routes according to Point h Clause 1 Article 6 of this Decree.

5. Provincial-level People’s Committees shall specify planning and allow individuals to temporarily use areas, routes and sidewalks in the area to conduct in commercial activities in accordance with actual local conditions, but shall not affect traffic order and safety.

 

Chapter 4

HANDLING OF VIOLATIONS AND

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 10. Handling of violations

1. Individuals conducting commercial activities who violate the provisions of this Decree will, depending on the nature and severity of the violation, be administratively handled or prosecuted for criminal liability. If causing damage, compensation shall be made according to the provisions of law.

2. Cadres and civil servants who take advantage of their positions and powers to violate the provisions of this Decree and relevant laws shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined and fined administrative violations or criminal prosecution. If causing damage, compensation shall be made according to the provisions of law.

Article 11. Effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

Article 12. Implementation responsibility

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally-run cities shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 39/2007/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất