Kinh doanh không có giấy phép bị xử phạt thế nào?

Thực tế có nhiều cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh nhưng không hề đăng ký với cơ quan Nhà nước. Vậy trường hợp này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?


Kinh doanh trong trường hợp nào phải có giấy phép?

Theo quy định tại Điều 7 Luật Thương mại năm 2005, thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định. Nếu chưa đăng ký thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình.

Trong đó, thương nhân là cá nhân, tổ chức hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, có đăng ký kinh doanh, hoạt động trong các ngành nghề, địa bàn và các hình thức mà pháp luật không cấm.

Hiện nay, có nhiều hình thức kinh doanh như cá nhân kinh doanh, hợp tác xã, thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể… Nhưng mô hình kinh doanh phổ biến được nhiều người biết đến là thành lập doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể. Và nghĩa vụ đăng ký kinh doanh được quy định như sau:

- Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (khoản 2 Điều 8 Luật Doanh nghiệp).

- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối, người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến… không phải đăng ký kinh doanh trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện (khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

- Cá nhân buôn bán rong, buôn bán vặt, buôn chuyến, đánh giày, bán vé số, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc… không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh (khoản 1 Điều 3 nghị định 39/2007/NĐ-CP)…

Như vậy, ngoài những trường hợp nêu trên thì phải tiến hành đăng ký kinh doanh. Khi thực hiện đúng trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, tổ chức, cá nhân sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp); Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với hộ kinh doanh).

kinh doanh khong co giay phep


Kinh doanh không có giấy phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Nghị định 122/2021/NĐ-CP, các vi phạm về đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt tiền theo các mức sau đây:

STT

Hành vi vi phạm

Mức phạt

Căn cứ

1

Kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký

50 - 100 triệu đồng

Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp

Điểm a khoản 4 Điều 46

2

Vẫn kinh doanh khi đã bị thu hồi giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc bị yêu cầu tạm ngừng kinh doanh hoặc đình chỉ hoạt động

50 - 100 triệu đồng

Điểm b khoản 4 Điều 46

3

Vẫn kinh doanh ngành, nghề có điều kiện dù đã có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh

15 - 20 triệu đồng

Điểm a khoản 2 Điều 48

4

- Vẫn thành lập hộ kinh doanh dù không được quyền

- Không đăng ký hộ kinh doanh dù thuộc trường hợp phải đăng ký

05 - 10 triệu đồng

Điểm b, c khoản 1 Điều 62

5

Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề có điều kiện dù đã bị cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện yêu cầu tạm ngừng

10 - 20 triệu đồng

Điểm b khoản 2 Điều 62

6

Tiếp tục kinh doanh trước hạn đã thông báo nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký cấp huyện nơi đã đăng ký

05 - 10 triệu đồng

Điểm c khoản 1 Điều 63

Tóm lại, kinh doanh không có giấy phép sẽ bị xử phạt hành chính theo các mức như trên. Hiện nay, thủ tục đăng ký kinh doanh cũng không quá phức tạp, tổ chức, cá nhân khi kinh doanh phải đăng ký doanh để không bị phạt tiền.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Đăng ký mà không hoạt động, hộ kinh doanh có bị phạt không?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập công ty chứng khoán mới nhất

Thủ tục thành lập công ty chứng khoán mới nhất

Thủ tục thành lập công ty chứng khoán mới nhất

Chứng khoán đang ngày càng trở nên hấp dẫn và có sức hút mạnh mẽ với với đầu tư, đây cũng là lý do mà hiện nay các công ty chứng khoán “mọc” lên ngày càng nhiều tuy nhiên không phải công ty nào cũng thành lập và hoạt động đúng theo quy định pháp luật. Bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ làm rõ quy trình, thủ tục thành lập công ty chứng khoán.