Thông tư 11/2012/TT-BGTVT tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên

thuộc tính Thông tư 11/2012/TT-BGTVT

Thông tư 11/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:11/2012/TT-BGTVT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đinh La Thăng
Ngày ban hành:12/04/2012
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Hàng hải

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thuyền trưởng tàu dưới 3000 GT phải có bằng B tiếng Anh 
Ngày 12/04/2012, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư số 11/2012/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn vủa thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam. 
Theo quy định tại Thông tư này, thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ và thuyền trưởng tàu dưới 50 GT phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/3, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây: Hàng hải theo mức quản lý; Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức quản lý; Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý; Thông tin liên lạc theo mức vận hành.
Người được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT phải tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng; có Tiếng Anh hàng hải trình độ 2 hoặc trình độ Tiếng Anh tương đương  chứng chỉ B trở lên; hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT.
Ngoài ra, để được đảm nhiệm chức danh đại phó phải có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên tối thiểu 24 tháng; đối với thuyền trưởng phải có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 12 tháng và đạt kết quả kỳ thi thuyền trưởng...
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2012; bãi bỏ Quyết định số 31/2008/QĐ-BGTVT ngày 26/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.

Xem chi tiết Thông tư11/2012/TT-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------------------
Số: 11/2012/TT-BGTVT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2012
 
 
THÔNG TƯ
Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam
--------------------------
 
 
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên 1978 sửa đổi 2010 mà Việt Nam là thành viên.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.
 
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tưnày quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, thuyền viên có liên quan đến tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.
2. Thông tư này áp dụng đối với tàu công vụ trong những trường hợp có quy định cụ thể tại Thông tư này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công ước STCW là Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên 1978 sửa đổi 2010;
2. Bộ luật STCW là Bộ luật kèm theo Công ước về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978 và các sửa đổi;
3. Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở tàu;
4. Đại phó là sỹ quan kế cận thuyền trưởng và là người chỉ huy tàu trong trường hợp thuyền trưởng không còn đủ khả năng chỉ huy tàu;
5. Sỹ quan boong là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại các điều khoản của Chương II của Công ước STCW;
6. Máy trưởng là sỹ quan máy cao cấp chịu trách nhiệm về sức đẩy cơ học của tàu và vận hành, bảo dưỡng các thiết bị điện và cơ khí của tàu;
7. Máy hai là sỹ quan máy kế cận máy trưởng và chịu trách nhiệm về sức đẩy cơ học của tàu và vận hành, bảo dưỡng các thiết bị điện và cơ khí của tàu trong trường hợp máy trưởng không còn đủ khả năng đảm nhiệm;
8. Sỹ quan máy là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/1, III/2 hoặc III/3 của Công ước STCW;
9. Sỹ quan kỹ thuật điện là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/6 của Công ước STCW;
10. Sỹ quan thông tin vô tuyến (sau đây gọi là TTVT) là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định của các điều khoản của Chương IV của Công ước STCW;
11. Thợ kỹ thuật điện là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/7 của Công ước STCW;
12. Tàu dầu là tàu được chế tạo và sử dụng để chuyên chở dầu và các sản phẩm dầu;
13. Tàu hoá chất là tàu được chế tạo hoặc hoán cải và sử dụng để chở xô các sản phẩm ở dạng lỏng được liệt kê tại Chương 17 của Bộ luật Quốc tế về chở xô hoá chất (IBC Code);
14. Tàu khí hoá lỏng là tàu được chế tạo hoặc hoán cải và được sử dụng để chở xô chất khí hoá lỏng được quy định tại Chương 19 của Bộ luật Quốc tế về chở xô khí hoá lỏng (IGC Code);
15. Tàu khách là tàu được quy định tại Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974 sửa đổi (SOLAS 1974); 
16. Tàu khách Ro-Ro là tàu khách với các khoang hàng Ro-Ro hoặc các khoang đặc biệt được quy định trong Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974 sửa đổi (SOLAS 1974);
17. Hành trình gần bờ là hành trình của tàu biển có tổng dung tích dưới 500GT trong giới hạn bởi đất liền với các đường thẳng nối các điểm toạ độ: 12000’N, 100000’E; 23000’N, 100000’E; 23000’N, 114020’E; 12000’N, 114000’E; 12000’N, 116000’E; 07000’N, 116000’E và 07000’N, 102030’E. Ngoài ra, hành trình của các tàu trong vùng nước thuộc chủ quyền và thềm lục địa của Việt Nam đều được xem là hành trình gần bờ;
18. Sổ ghi nhận huấn luyện là sổ cấp cho thuyền viên có trình độ đại học thực tập sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên, thực tập sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên; là sổ cấp cho thuyền viên có trình độ cao đẳng hoặc cao đẳng nghề 36 tháng thực tập sỹ quan kỹ thuật điện theo yêu cầu tại Bảng A-III/6 của Bộ luật STCW;
19. Thời gian thực tập là thời gian thuyền viên làm việc trên tàu theo chương trình huấn luyện phù hợp với quy định Công ước STCW;
20. Thời gian tập sự là thời gian thực tập chức danh trên hạng tàu tương ứng với giấy chứng nhận khả năng chuyên môn dưới sự giám sát của một sỹ quan;
21. Thời gian đảm nhiệm chức danh là thời gian làm việc theo chức danh phù hợp với giấy chứng nhận khả năng chuyên môn được cấp;
22. Thời gian đi biển là thời gian thuyền viên, học viên làm việc, thực tập trên tàu biển;
23. Tháng nghĩa là tháng theo dương lịch hoặc 30 ngày cấu thành từ những khoảng thời gian nhỏ hơn một tháng;
24. Chức năng là một nhóm công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm quy định tại Bộ luật STCW, cần thiết cho việc vận hành tàu, an toàn sinh mạng trên biển hoặc bảo vệ môi trường biển;
25. Công ty là chủ tàu hoặc bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào khác như người quản lý hoặc người thuê tàu trần mà họ nhận trách nhiệm đối với việc vận hành tàu từ chủ tàu và những người đồng ý đảm nhiệm tất cả các nhiệm vụ và trách nhiệm như vậy cho công ty theo các quy định đó;
26. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (sau đây viết tắt là GCNKNCM) là chứng chỉ được cấp cho thuyền viên theo quy định của Công ước STCW;
27. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ (sau đây viết tắt là GCNHLNV) là chứng chỉ được cấp cho thuyền viên theo quy định của Công ước STCW;
28. Giấy xác nhận việc công nhận GCNKNCM là giấy xác nhận do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cấp cho thuyền viên nước ngoài đã có GCNKNCM được cấp theo quy định của Công ước STCW để làm việc trên tàu biển Việt Nam;
29. Giấy xác nhận việc cấp giấy chứng nhận là giấy xác nhận do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cấp cho thuyền viên đã được thủ trưởng cơ sở huấn luyện cấp giấy chứng nhận hoàn thành khoá huấn luyện tương ứng theo quy định tại Quy tắc IV/2 và Quy tắc V/1 của Công ước STCW;
30. Thuỷ thủ trực ca OS là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc II/4 của Công ước STCW và hoàn thành khóa đào tạo chuyên môn do Bộ Giao thông vận tải quy định;
31. Thuỷ thủ trực ca AB là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc II/4 và Quy tắc II/5 của Công ước STCW và hoàn thành khóa đào tạo chuyên môn do Bộ Giao thông vận tải quy định;
32. Thợ máy trực ca Oiler là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/4 của Công ước STCW và hoàn thành khóa đào tạo chuyên môn do Bộ Giao thông vận tải quy định;
33. Thợ máy trực ca ABlà thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/4 và Quy tắc III/5 của Công ước STCW và hoàn thành khóa đào tạo chuyên môn do Bộ Giao thông vận tải quy định.
 
Chương II
TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN CỦA THUYỀN VIÊN
 
Điều 4. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT trở lên
Thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/1, A-II/2, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau:
1. Hàng hải theo mức quản lý;
2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức quản lý;
3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý;
4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.
Điều 5. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ và thuyền trưởng tàu dưới 50 GT
Thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ và thuyền trưởng tàu dưới 50 GT phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/3, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
1. Hàng hải theo mức quản lý;
2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức quản lý;
3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý;
4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.
Điều 6. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên
Sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/1, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
1. Hàng hải theo mức vận hành;
2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức vận hành;
3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành;
4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.
Điều 7. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ
Sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/3, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
1. Hàng hải theo mức vận hành;
2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức vận hành;
3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành;
4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.
Điều 8. Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca
1. Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca OS
Thủy thủ trực ca OS phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/4 của Bộ luật STCW về chức năng hàng hải theo mức trợ giúp.
2. Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca AB
Thủy thủ trực ca AB phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/4 và A-II/5 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
a) Hàng hải theo mức trợ giúp;
b) Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức trợ giúp;
c) Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức trợ giúp;
d) Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức trợ giúp.
Điều 9.Tiêu chuẩn chuyên môn của máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên
Máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lênphải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/1, A-III/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
1. Kỹ thuật máy tàu biển theo mức quản lý;
2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức quản lý;
3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức quản lý;
4. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý.
Điều 10.Tiêu chuẩn chuyên môn của máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW và máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính dưới 75 KW
Máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW và máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính dưới 75 KW phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn theo chương trình đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về các chức năng sau đây:
1. Kỹ thuật máy tàu biển theo mức quản lý;
2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức quản lý;
3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức quản lý;
4. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý.
Điều 11.Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên
Sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/1 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
1. Kỹ thuật máy tàu biển theo mức vận hành;
2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức vận hành;
3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức vận hành;
4. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.
Điều 12.Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW
Sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn theo chương trình đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về các chức năng sau đây:
1. Kỹ thuật máy tàu biển theo mức vận hành;
2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức vận hành;
3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức vận hành;
4. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.
Điều 13. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca
1. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca Oiler:
Thợ máy trực ca Oiler phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/4 của Bộ luật STCW về chức năng kỹ thuật máy tàu biển theo mức trợ giúp.
2. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca AB:
Thợ máy trực ca AB phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/4 và Mục A- III/5 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
a) Kỹ thuật máy tàu biển theo mức trợ giúp;
b) Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức trợ giúp;
c) Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức trợ giúp;
d) Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức trợ giúp.
Điều 14. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan kỹ thuật điện
Sỹ quan kỹ thuật điện phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/6 của Bộ luật STCW quy định về các chức năng sau đây:
1. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển theo mức vận hành;
2. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức vận hành;
3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.
Điều 15. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ kỹ thuật điện
Thợ kỹ thuật điện phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/7 của Bộ luật STCW quy định về các chức năng sau đây:
1. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển theo mức trợ giúp;
2. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức trợ giúp;
3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức trợ giúp.
 
Chương III
CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN CỦA THUYỀN VIÊN
 
Mục 1
CÁC LOẠI CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN
Điều 16. Phân loại chứng chỉ chuyên môn
Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tàu biển Việt Nam bao gồm các loại sau đây:
1. GCNKNCM;
2. GCNHLNV:
a) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản (sau đây viết tắt là GCNHLNVCB);
b) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt (sau đây viết tắt là GCNHLNVĐB);
c) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn (sau đây viết tắt là GCNHLNVCM).
Điều 17. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
1. GCNKNCM do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cấp cho thuyền viên để đảm nhiệm các chức danh theo quy định của Thông tư này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và phù hợp với quy định của Công ước STCW.
2. GCNKNCM có giá trị sử dụng không quá 05 năm kể từ ngày cấp.
Điều 18. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản
1. GCNHLNVCB do cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ cơ bản về kỹ thuật cứu sinh, phòng cháy, chữa cháy, sơ cứu y tế cơ bản, an toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội phù hợp với quy định của Công ước STCW.
2. GCNHLNVCB có giá trị sử dụng không quá 05 năm kể từ ngày cấp.
Điều 19. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt
1. GCNHLNVĐBdo cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành một trong những chương trình huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt, phù hợp với quy định của Công ước STCW như sau:
a) Cơ bản tàu dầu, tàu hóa chất, tàu khí hóa lỏng;
b) Nâng cao tàu dầu, tàu hóa chất, tàu khí hóa lỏng;
c) Quản lý đám đông đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
d) Huấn luyện an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trên khoang hành kháchtàu khách và tàu khách Ro-Ro;
đ) Huấn luyện an toàn hành khách, an toàn hàng hóa và tính nguyên vẹn của vỏ tàu đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
e) Quản lý khủng hoảng và phản ứng của con người trên tàu khách và tàu khách Ro-Ro.
2. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt có giá trị sử dụng 5 năm kể từ ngày cấp.
Điều 20. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn
1. GCNHLNVCM do cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành một trong những chương trình huấn luyện nghiệp vụ, phù hợp với quy định của Công ước STCW như sau:
a) Quan sát và đồ giải Radar;
b) Thiết bị đồ giải rada tự động (ARPA);
c) Hệ thống an toàn và cấp cứu hàng hải toàn cầu (GMDSS): hạng tổng quát (GOC), hạng hạn chế (ROC);
d) Chữa cháy nâng cao;
đ) Sơ cứu y tế;
e) Chăm sóc y tế;
g) Bè cứu sinh, xuồng cứu nạn;
h) Xuồng cứu nạn cao tốc;
i) Nhận thức an ninh tàu biển;
j) Thuyền viên có nhiệm vụ an ninh tàu biển cụ thể;
k) Sỹ quan an ninh tàu biển;
l) Quản lý đội ngũ/nguồn lực buồng lái;
m) Quản lý đội ngũ/nguồn lực buồng máy;
n) Tiếng Anh hàng hải;
o) Hải đồ điện tử;
p) Quản lý an toàn tàu biển.
2. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn có giá trị sử dụng 5 năm kể từ ngày cấp.
Mục 2
ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN
Điều 21. Điều kiện chung
Để được cấp GCNKNCM, thuyền viên phải có đủ các điều kiện chung sau đây:
1. Có đủ độ tuổi lao động và tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định;
2. Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu biển hoặc kỹ thuật điện tàu tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải;
3. Các trường hợp sau đây phải bổ túc những môn chưa học hoặc học chưa đủ:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều này ở các trường khác;
b) Tốt nghiệp chuyên ngành tương tự tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải;
c) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa, máy phương tiện thủy nội địa hoặc kỹ thuật điện phương tiện thủy nội địa tại các trường đào tạo chuyên ngành đường thủy nội địa.
4. Có hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Mục 5 của Thông tư này;
5. Có đủ điều kiện về chuyên môn và thời gian đảm nhiệm chức danh tương ứng với từng chức danh quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38 và 39 của Thông tư này.
Điều 22. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 3000 GT trở lên
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ đại học; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề có thời gian đào tạo 36 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 3 hoặc Tiếng Anh tương đương chứng chỉ C trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tàu từ 3000 GT trở lên.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với thuyền trưởng:
- Có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 3000 GT trở lên tối thiểu 24 tháng hoặc có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 3000 GT trở lên tối thiểu 12 tháng;
- Đạt kết quả kỳ thi thuyền trưởng tàu từ 3000 GT trở lên.
Điều 23 Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng, trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 2 hoặc trình độ Tiếng Anh tương đương chứng chỉ B trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với thuyền trưởng:
- Có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 12 tháng;
- Đạt kết quả kỳ thi thuyền trưởng tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT.
Điều 24. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ
Thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ phải có GCNKNCM của thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT trở lên.
Điều 25. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng hoặc dạy nghề dài hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 1 hoặc trình độ Tiếng Anh tương đương chứng chỉ A trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với thuyền trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 24 tháng.
Điều 26. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu dưới 50 GT
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp trung học cơ sở;
b) Hoàn thành chương trình huấn luyện ngắn hạn chuyên ngành điều khiển tàu biển và đạt kết quả thi theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp nghề thì chỉ cần đạt kết quả thi.
2. Điều kiện thời gian đi biển: có thời gian đi biển tối thiểu 12 tháng.
Điều 27. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có Tiếng Anh Hàng hải trình độ 2 hoặc trình độ tương đương Tiếng Anh chứng chỉ B trở lên;
c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:
a) Có thời gian thực tập được ghi nhận trong "Sổ ghi nhận huấn luyện" tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Mục A-II/1 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu từ 500 GT trở lên, trong đó có ít nhất 06 tháng đảm nhiệm chức danh thủy thủ trực ca;
b) Trường hợp đã làm sỹ quan boong trên tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ thì phải có ít nhất 06 tháng đi biển trên tàu từ 500 GT trở lên.
Điều 28. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ
Sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ phải có GCNKNCM của sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên theo quy định tại Điều 27 của Thông tư này.
Điều 29. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng hoặc dạy nghề dài hạn dưới 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 1 hoặc trình độ Tiếng Anh tương đương chứng chỉ A trở lên;
c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh: có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu từ 50 GT trở lên.
Điều 30. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 KW trở lên
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ đại học; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 3 hoặc trình độ Tiếng Anh tương đương chứng chỉ C trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 KW trở lên.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với máy trưởng:
- Có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 KW trở lên tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW đến dưới 3000 KW tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 KW trở lên tối thiểu 12 tháng;
- Đạt kết quả kỳ thi máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 KW trở lên.
Điều 31. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW đến dưới 3000 KW
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 2 hoặc trình độ Tiếng Anh tương đương chứng chỉ B trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW đến dưới 3000 KW.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với máy trưởng:
- Có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW đến dưới 3000 KW tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW đến dưới 3000 KW tối thiểu 12 tháng;
- Đạt kết quả kỳ thi máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW đến dưới 3000 KW.
Điều 32.Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng hoặc dạy nghề dài hạn thời gian dưới 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 1 hoặc trình độ Tiếng Anh tương đương chứng chỉ A trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan theo mức quản lý tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với máy trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW tối thiểu 36 tháng.
Điều 33. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính dưới 75 KW
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp trung học cơ sở;
b) Hoàn thành chương trình huấn luyện ngắn hạn chuyên ngành khai thác máy tàu biển và đạt kết quả thi theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; trường hợp đã tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ sơ cấp nghề thì chỉ cần đạt kết quả thi.
2. Điều kiện thời gian đi biển: có thời gian đi biển tối thiểu 12 tháng.
Điều 34. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 2 hoặc trình độ Tiếng Anh tương đương chứng chỉ B trở lên;
c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:
a) Có thời gian thực tập được ghi trong "Sổ ghi nhận huấn luyện" tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Mục A-III/1 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên trong đó phải có ít nhất 06 tháng đảm nhiệm chức danh thợ máy trực ca;
b) Trường hợp đã đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW thì phải có ít nhất 06 tháng đi biển trên tàu có tổng công suất máy chính từ 750 KW trở lên.
Điều 35. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng hoặc dạy nghề dài hạn thời gian đào tạo dưới 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 1 hoặc trình độ Tiếng Anh tương đương chứng chỉ A trở lên;
c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW đến dưới 750 KW.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh: có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu có tổng công suất máy chính từ 75 KW trở lên.
Điều 36. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca
1. Thuỷ thủ trực ca OS:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp nghề phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
c) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nhận thức an ninh tàu biển;
d) Có thời gian đi biển 06 tháng hoặc tập sự thuỷ thủ trực ca OS 02 tháng.
2. Thuỷ thủ trực ca AB:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp nghề phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
c) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nhận thức an ninh tàu biển;
d) Có thời gian đi biển 18 tháng hoặc tập sự thuỷ thủ trực ca AB 12 tháng.
Điều 37. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ máy trực ca
1. Thợ máy trực ca Oiler:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên khai thác máy tàu biển trình độ sơ cấp nghề phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
c) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nhận thức an ninh tàu biển;
d) Có thời gian đi biển 06 tháng hoặc tập sự thợ máy trực ca Oiler 02 tháng.
2. Thợ máy trực ca AB:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên khai thác máy tàu biển trình độ sơ cấp nghề phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
c) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nhận thức về an ninh tàu biển;
d) Có thời gian đi biển 18 tháng hoặc tập sự thợ máy trực ca AB 12 tháng.
Điều 38. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan kỹ thuật điện
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề thời gian đào tạo 36 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề thời gian đào tạo dưới 36 tháng hoặc trung cấp nghề thời gian đào tạo 24 tháng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có Tiếng Anh hàng hải trình độ 2 hoặc trình độ Tiếng Anh tương đương chứng chỉ B trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan kỹ thuật điện tàu biển.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh: có thời gian thực tập được ghi trong "Sổ ghi nhận huấn luyện" tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Bảng A-III/6 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng.
Điều 39. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ kỹ thuật điện
1. Tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ trung cấp nghề thời gian đào tạo dưới 24 tháng; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ sơ cấp nghề thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông vận tải quy định;
2. Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
3. Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nhận thức an ninh tàu biển;
4. Có thời gian đi biển 06 tháng hoặc tập sự thợ kỹ thuật điện 03 tháng.
Mục 3
TỔ CHỨC THI SỸ QUAN
Điều 40. Hội đồng thi sỹ quan
1. Hội đồng thi sỹ quan (sau đây gọi là Hội đồng thi) do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam thành lập, gồm từ 05 đến 07 thành viên: Chủ tịch Hội đồng thi là lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam; các uỷ viên là đại diện Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Giao thông vận tải, đại diện của một số phòng chức năng có liên quan của Cục Hàng hải Việt Nam, thủ trưởng cơ sở đào tạo, huấn luyện.
                        2. Hội đồng thi có nhiệm vụ:
a) Tham mưu để Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định: danh sách thí sinh; thành lập Ban Giám khảo kỳ thi sỹ quan (sau đây gọi là Ban Giám khảo) để tổ chức coi thi và chấm thi; lựa chọn đề thi cho từng hạng chức danh; công nhận kết quả kỳ thi;
b) Tổ chức, kiểm tra, giám sát điều hành các kỳ thi;
c) Tổng hợp báo cáo kết quả kỳ thi;
d) Xử lý các vi phạm quy chế thi. 
Điều 41. Ban Giám khảo
1. Ban Giám khảo do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thi.
2. Số lượng thành viên Ban Giám khảo tuỳ thuộc vào số lượng thí sinh dự thi nhưng tối thiểu phải có 03 thành viên, trong đó ít nhất 1/3 thành viên giám khảo không tham gia trực tiếp giảng dạy. Thành viên Ban Giám khảo là thuyền trưởng, máy trưởng, chuyên gia trong lĩnh vực hàng hải, lĩnh vực quản lý, nhà giáo có nghiệp vụ sư phạm, năng lực, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tương ứng với trình độ và khả năng chuyên môn theo yêu cầu của mỗi khóa thi.
 3. Nhiệm vụ của Ban Giám khảo:
a) Hỏi thi, chấm thi nghiêm túc, công minh, chính xác, đánh giá đúng trình độ của thí sinh;
b) Phát hiện sai sót trong đề thi, đề nghị Hội đồng thi điều chỉnh kịp thời;
c) Phát hiện, kiến nghị Chủ tịch Hội đồng thi những hiện tượng tiêu cực trong kỳ thi để kịp thời giải quyết.
Điều 42. Huấn luyện viên chính
1. Huấn luyện viên chính tại cơ sở đào tạo, huấn luyện hoặc trên tàu là những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, được đào tạo về nghiệp vụ huấn luyện theo chương trình do Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và được Cục Hàng hải Việt Nam cấp Chứng chỉ huấn luyện viên chính.
2. Huấn luyện viên chính phải có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và chứng chỉ huấn luyện phù hợp với khoá học tương ứng; trường hợp trong khóa học có sử dụng mô phỏng thì phải có chứng chỉ phù hợp với chương trình mô phỏng mà mình giảng dạy;
3. Huấn luyện viên chính hoặc người có Chứng chỉ huấn luyện viên do nước ngoài cấp phù hợp với Công ước STCW 1978 sửa đổi 2010 mới được cử làm nhiệm vụ huấn luyện cho các khoá học tương ứng; huấn luyện thuyền viên, ghi sổ huấn luyện thực tập trên tàu biển.
Mục 4
HUẤN LUYỆN VÀ CƠ SỞ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN
Điều 43. Huấn luyện nghiệp vụ cơ bản, nghiệp vụ nhận thức an ninh tàu biển
1. Học viên tốt nghiệp cơ sở đào tạo, huấn luyện chuyên ngành hàng hải thì được cơ sở đó cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản; Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nhận thức an ninh tàu biển.
2. Trường hợp thuyền viên chưa qua huấn luyện nghiệp vụ cơ bản; nghiệp vụ nhận thức an ninh tàu biển thì phải hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ cơ bản; nghiệp vụ nhận thức an ninh tàu biển theo quy định và được cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp giấy chứng nhận.
Điều 44. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt
1. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt được áp dụng đối với thuyền viên làm việc trên tàu dầu, tàu chở hoá chất, tàu chở khí hoá lỏng, tàu khách và tàu khách Ro-Ro.
2. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt đối với thuyền viên làm việc trên tàu dầu, tàu chở hoá chất, tàu chở khí hoá lỏng bao gồm huấn luyện nghiệp vụ cơ bản và huấn luyện nghiệp vụ nâng cao.
3. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt đối với thuyền viên làm việc trên tàu khách và tàu khách Ro-Ro bao gồm huấn luyện nghiệp vụ an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trên khoang hành khách; huấn luyện nghiệp vụ an toàn hành khách, an toàn hàng hoá và tính nguyên vẹn của vỏ tàu; quản lý đám đông và quản lý khủng hoảng.
4. Đối với tàu dầu, tàu chở hoá chất, tàu chở khí hoá lỏng, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ làm quen được cấp cho thuyền viên đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ làm quen và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
5. Đối với tàu dầu, tàu hoá chất, tàu chở khí hoá lỏng, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nâng cao được cấp cho thuyền trưởng, máy trưởng, đại phó, máy hai, sỹ quan và các thuyền viên khác chịu trách nhiệm về xếp dỡ và chăm sóc hàng hóa đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ nâng cao và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
6. Đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro, GCNHLNVĐB được cấp cho việc hoàn thành một hoặc tất cả những nội dung huấn luyện sau đây:
a) Thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan và thuyền viên khác được giao nhiệm vụ giúp đỡ hành khách trong tình huống khẩn cấp đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ về quản lý đám đông và thi đạt yêu cầu theo quy định;
b) Thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai và thuyền viên khác chịu trách nhiệm về việc lên xuống tàu của hành khách, bốc dỡ, chằng buộc hàng hóa, đóng mở cửa bên mạn, phía mũi, sau lái tàu đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ về an toàn hành khách, an toàn hàng hoá và tính nguyên vẹn của vỏ tàu và đạt kết quả kỳ thi theo quy định;
c) Thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai và thuyền viên khác chịu trách nhiệm về an toàn của hành khách trong tình huống khẩn cấp đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ về quản lý khủng hoảng, ứng xử trong tình huống khẩn cấp và đạt kết quả kỳ thi theo quy định;
d) Thuyền viên trực tiếp phục vụ hành khách trong khu vực hành khách đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ về an toàn và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
Điều 45. Huấn luyện nghiệp vụchuyên môn
1. Quan sát và đồ giải Radar: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về quan sát và đồ giải Radar được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong đã hoàn thành khóa huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
2. ARPA: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về ARPA được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong đã hoàn thành khóa huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
3. GMDSS:
a) Giấy chứng nhận khai thác viên tổng quát (GOC) được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong làm việc trên tàu có trang bị GMDSS hoạt động trong vùng A2, A3, A4 đã hoàn thành khóa huấn luyện khai thác viên tổng quát và đạt kết quả thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông;
b) Giấy chứng nhận khai thác viên hạn chế (ROC) được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong làm việc trên tàu có trang bị GMDSS hoạt động trong vùng A1 đã hoàn thành khóa huấn luyện khai thác viên hạn chế và đạt kết quả thi theo quy định.
4. Hải đồ điện tử (ECDIS): Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về Hải đồ điện tử được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong đã hoàn thành khóa huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
5. Tiếng Anh hàng hải: Chứng chỉ Tiếng Anh hàng hải được cấp cho thuyền viên đã hoàn thành khóa huấn luyện về Tiếng Anh hàng hải và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
6. Quản lý nguồn lực buồng lái: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về quản lý nguồn lực buồng lái được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong đã hoàn thành khóa huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
7. Quản lý nguồn lực buồng máy: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về quản lý nguồn lực buồng máy được cấp cho máy trưởng, máy hai và sỹ quan máy đã hoàn thành khóa huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
8. Nhận thức an ninh tàu biển: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về nhận thức an ninh tàu biển được cấp cho thuyền viên hoàn thành khóa huấn luyện nhận thức an ninh tàu biển và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
9. Thuyền viên có nhiệm vụ an ninh tàu biển cụ thể: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về thuyền viên có nhiệm vụ an ninh tàu biển cụ thể được cấp cho việc hoàn thành khóa huấn luyện đối với thuyền viên có nhiệm vụ an ninh tàu biển cụ thể và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
10. Sỹ quan an ninh tàu biển: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về sỹ quan an ninh tàu biển được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong đã hoàn thành khóa huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
11. Chữa cháy nâng cao: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về chữa cháy nâng cao được cấp cho sỹ quan boong, sỹ quan máy đã hoàn thành chương trình huấn luyện về chữa cháy nâng cao và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
12. Sơ cứu y tế: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về sơ cứu y tế được cấp cho sỹ quan boong, sỹ quan máy đã hoàn thành chương trình huấn luyện về sơ cứu y tế và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
13. Chăm sóc y tế: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về chăm sóc y tế được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, thuyền viên chịu trách nhiệm chăm sóc y tế trên tàu đã hoàn thành chương trình huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
14. Bè cứu sinh, xuồng cứu nạn: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về bè cứu sinh, xuồng cứu nạn được cấp cho sỹ quan boong, sỹ quan máy, thủy thủ trưởng, thợ máy đã hoàn thành chương trình huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
15. Xuồng cứu nạn cao tốc: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về xuồng cứu nạn cao tốc được cấp cho sỹ quan boong, sỹ quan máy, thủy thủ trưởng, thợ máy làm việc trên tàu có trang bị xuồng cứu nạn cao tốc đã hoàn thành chương trình huấn luyện và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
Thuyền viên muốn được huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về xuồng cứu nạn cao tốc phải có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ bè cứu sinh và xuồng cứu nạn.
16. Quản lý an toàn tàu biển: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về quản lý an toàn tàu biển được cấp cho việc hoàn thành khóa huấn luyện về quản lý an toàn tàu biển và đạt kết quả kỳ thi theo quy định.
Điều 46. Cơ sở đào tạo, huấn luyện
1. Cơ sở đào tạo, huấn luyện là trường, trung tâm đào tạo, huấn luyện, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chấp thuận trên cơ sở đảm bảo các điều kiện sau:
a) Đáp ứng đủ số lượng giảng viên, giáo viên, huấn luyện viên đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu của từng chương trình đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng;
b) Có chương trình đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng và tài liệu giảng dạy theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, phù hợp với các chương trình mẫu của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO Model Course);
c) Đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ huấn luyện theo quy định tại từng chương trình đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng được Bộ Giao thông vận tải ban hành, phù hợp với thiết bị được quy định tại các chương trình mẫu của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO Model Course);
d) Có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng đào tạo ISO.
2. Cơ sở đào tạo, huấn luyện có trách nhiệm:
a) Tổ chức đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng theo chương trình đã được phê duyệt;
b) Tổ chức thi và đánh giá kết quả thi;
c) Cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ;
d) Hàng năm báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam về tình hình huấn luyện, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện và tiến hành đánh giá nội bộ theo quy định của Công ước STCW và các sửa đổi.
3. Trong khoảng thời gian 05 năm, các cơ sở đào tạo, huấn luyện phải được đánh giá độc lập theo quy định của Công ước STCW và các sửa đổi.
Điều 47. Xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận
Thuyền viên Việt Nam đã được cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt về làm quen và nâng cao đối với tàu dầu, tàu chở hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng, GOC, ROC phải được Cục Hàng hải Việt Nam cấp Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận.
Mục 5
THỦ TỤC CẤP, GIA HẠN, CẤP LẠI, CÔNG NHẬN, XÁC NHẬN
GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN,
GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ
Điều 48. Thủ tục cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
1. Đối tượng cấp là thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân trực tiếp nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị công nhận GCNKNCM tại Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi qua hệ thống bưu chính. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên theo mẫu tại Phụ lục II của Thông tư này;
b) Bảnsao (đượchợppháphóalãnhsự)GCNKNCM;
c) Hai ảnh màu, cỡ 3x4 cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng.
3. CụcHànghảiViệtNamnhậnhồsơ, kiểmtrathànhphần, số lượnghồsơ theoquy định, vàosổvà hẹntrảkếtquả đúngthờihạnquy định:
 a) Trongtrườnghợpnộptrựctiếp, nếuhồsơ không đầy đủ theoquy địnhthì trả lạihồ sơ và hướngdẫntổchức, cá nhânhoànthiệnlạihồsơ theoquy định;
b) Trongtrườnghợpnhậnhồ sơ quahệ thốngbưuchính, nếuhồ sơ không đầy đủ theoquy địnhthì CụcHànghảiViệtNamthôngbáobằngvănbảnchậmnhất 02 ngàylàmviệckể từ ngàynhận đượchồ sơ;
 c) Trườnghợphồsơ không đ điềukiệntheoquy định, phảitrảlờibằngvănbảnvà nêurõ lý do;
d) Trongthờihạn 03 (ba) ngàylàmviệc, kểtừngàynhận đhồsơ theoquy định, CụcHànghảiViệtNamthựchiệnviệccấpGiấycôngnhậnGCNKNCMtheomẫuquy địnhtạiPhụlụcIcủaThôngtư này.
4. Phí và lệphí: lệphí cấpGiấycôngnhậnGCNKNCMthựchiệntheoquy địnhcủaBộTàichính.
Điều 49. ThủtụccấpGiấychứngnhậnkhảnăngchuyênmônthủythủtrựcca, thợmáytrựcca, thợkỹthuật điện
1. Đốitượngthựchiệnthủtụchànhchínhlà thuyềnviên đảmnhiệmchứcdanhthủythủtrựcca, thợmáytrựcca, thợkỹthuật điệntheoquy địnhcủaThôngtư nàyvà Công ướcSTCW;
2. Tổchức, cá nhânnộp 01 (một) bộhồsơ đnghịcấpGCNKNCMthuỷthủtrựcca, thợmáytrựcca, thợkỹthuật điệntrựctiếptạiCụcHànghảiViệtNamhoặcgửiqua đườngbưuchính. Hồsơ baogồm:
a) Đơn đnghịcủathuyềnviêntheomẫutạiPhụlụcIIIhoặcvănbản đnghịcủatrường, tổchứcquảnlý thuyềnviêntheomẫutạiPhụlụcIVcủaThôngtư này;
b) Bảnchínhhoặcbảnsaocó chứngthựchoặccôngchứnghoặcbảnsaochụpcó bảnchính đ đốichiếu một trong ba loạigiấytờ sau: BằngtốtnghiệphoặcGiấychứngnhậntốtnghiệp, hoặcQuyết địnhtốtnghiệphoặcGiấychứngnhận đã họctráingành;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định;
d)Hai ảnh màu, cỡ 3x4 cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng;
đ) Giấyxácnhậnthờigiantậpsựtrựccaốivớitrườnghợphọctráingànhhoặcchỉcó trình đsơ cấpnghề).
3.CụcHànghảiViệtNam tiếp nhậnhồsơ, kiểmtrathànhphần, số lượnghồsơ theoquy định, vàosổvà hẹntrảkếtquả đúngthờihạnquy định:
a) Trongtrườnghợpnộptrựctiếp, nếuhồsơ không đầy đủ theoquy địnhthì trả lạihồ sơ và hướngdẫntổchức, cá nhânhoànthiệnlạihồsơ theoquy định;
b) Trongtrườnghợpnhậnhồ sơ quahệ thốngbưuchính, nếuhồ sơ không đầy đủ theoquy địnhthì CụcHànghảiViệtNamthôngbáobằngvănbảnchậmnhất 02 ngàylàmviệckể từ ngàynhận đượchồ sơ;
c) Trườnghợphồsơ không đ điềukiệncấpGCNKNCMthủythủtrựcca, thợmáytrựcca, thợkỹthuật điệntheoquy định, phảitrảlờibằngvănbảnvà nêurõ lý do;
d) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện việc cấp GCNKNCM thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợkỹthuật điện tàu biển theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.
4. Phí và lệ phí: lệ phí cấp GCNKNCM thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợkỹthuật điện tàu biển thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 50. Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
1. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính là thuyền viên có GCNKNCM đã hết thời hạn sử dụng và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Trong độ tuổi lao động và đảm bảo tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định;
b) Đã đảm nhiệm chức danh phù hợp với GCNKNCM được cấp tổng cộng 12 tháng trở lên trong thời hạn 05 năm; trường hợp không đảm bảo đủ thời gian này thì phải tập sự 03 tháng theo chức danh của GCNKNCM trong 06 tháng ngay trước khi gia hạn.
2. Tổ chức, cá nhân nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị gia hạn GCNKNCM trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi qua đường bưu chính. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị của thuyền viên theo mẫu tại Phụ lục V hoặc văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên thực hiện theo mẫu tại Phụ lục VI của Thông tư này;
b) Bản chính GCNKNCM hết hạn sử dụng (trường hợp thuyền viên đi công tác xa không thể nộp bản chính GCNKNCM hết hạn sử dụng, phải nộp trong vòng 07 (bảy) ngày kể từ ngày thuyền viên trở về Việt Nam);
c) Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định;
d) Haiảnhmàu, cỡ 3x4 cm, kiểuchứngminhnhândânchụptrongvòng 06 tháng.
3. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định:
a) Trong trường hợp nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định;
b) Trong trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
c) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện gia hạn GCNKNCM theo quy định, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện việc cấp GCNKNCM theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.
4. Phí và lệ phí: lệ phí gia hạn GCNKNCM thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 51.ThủtụccấpGiấyxácnhậnviệccấpGiấychứngnhậnvô tuyến điệnviênhệGMDSShạngtổngquát (GOC), Giấychứngnhậnvô tuyến điệnviênhệGMDSShạnghạnchế (ROC) và Giấychứngnhậnhuấnluyệnnghiệpvụ đặcbiệt (GCNHLNVĐB)
1. Đốitượngthựchiệnthủtụchànhchínhlà thuyền viên có GOC, ROCGCNHLNVĐB.
2. Tổchức, cá nhânnộp 01 (một) bộhồsơ đnghịxácnhậnviệccấpGCNHLNVĐBtrựctiếptạiCụcHànghảiViệtNamhoặcgửiqua đườngbưuchính. Hồsơ baogồm:
a) Đơn đề nghị của thuyền viên theo mẫu tại Phụ lục VII hoặc văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên theo mẫu tại Phụ lục VIII của Thông tư này;
b) Bản sao (có chứng thực) Giấy chứng nhận GOC; ROC; GCNHLNVĐB;
c) Hai ảnh màu, cỡ 3x4 cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng.
3. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định.
a) Trong trường hợp nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định;
b) Trong trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
c) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện xác nhận việc cấp GOC, ROC, GCNHLNVĐB theo quy định, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện việc cấp Giấyxácnhậntheo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này;
4. Phí và lệ phí: lệ phí xác nhận việc cấp GiấychứngnhậnGOC, ROC, GCNHLNVĐB thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 52. ThủtụccấpGiấychứngnhậnhuấnluyệnviênchính 
1. Đốitượngthựchiệnthủtụchànhchínhlà huấnluyệnviên đápứng đượcquy địnhcủaThôngtư nàyvà Công ướcSTCW.
2. Tổchức, cá nhânnộp 01 (một) bộhồsơ đnghịcấpGiấychứngnhậnhuấnluyệnviênchínhtrựctiếptạiCụcHànghảiViệtNamhoặcgửiqua đườngbưuchính. Hồsơ baogồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính của huấn luyện viên theo mẫu tại Phụ lục IX hoặc văn bản đề nghị của trường, cơ sở huấn luyện theo mẫu tại Phụ lục X của Thông tư này;
b) Giấy xác nhận tham gia khoá huấn luyện dành cho huấn luyện viên chính đối với khoá học tương ứng;
c) Hai ảnh màu, cỡ 3x4 cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng.
3. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định.
a) Trong trường hợp nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định;
b) Trong trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
c) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính theo quy định, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện việc cấp Giấychứngnhậnhuấnluyệnviênchínhtheo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.
4. Phí và lệ phí: lệ phí cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 53. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận, Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính
1. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính là thuyền viên có GCNKNCM, Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận, Giấy công nhận GCNKNCM, Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận) bị hư hỏng, sai thông tin hoặc bị mất.
2. Tổ chức, cá nhân nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp lại GCN trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi qua đường bưu chính. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị của thuyền viên theo mẫu tại Phụ lục XI hoặc văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên thực hiện theo mẫu tại Phụ lục XII của Thông tư này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận bị hư hỏng hoặc sai thông tin;
c) Giấy tờ có giá trị pháp lý chứng minh sự điều chỉnh đối với trường hợp bị sai thông tin;
d) Hai ảnh màu, cỡ 3x4 cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng.
3. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định:
a) Trong trường hợp nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định;
b) Trong trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
c) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện việc cấp lại Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.
4. Phí và lệ phí: lệ phí cấp lại Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 54. Thu hồi Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên
Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên bị thu hồi trong trường hợp thuyền viên giả mạo giấy tờ hồ sơ để dự thi hoặc tẩy xóa, giả mạo, mua bán, cho thuê, cho mượn Chứng chỉ chuyên môn. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định việc thu hồi.
Điều 55. Thủ tụcphê duyệtdanhsáchhọcviênthamdự khóa đàotạonângcao, khóabồidưỡngnghiệpvụ; dự thisỹ quan, thuyềntrưởng, máytrưởngvà cấpGiấychứngnhậnkhảnăngchuyênmônsỹquan, thuyềntrưởng, máytrưởng
1. Đốitượngthựchiệnthủtụchànhchínhlà tổchức, cá nhânliênquantớikhóa đàotạonângcao, khóabồidưỡngnghiệpvụ; dựthisỹ quan, thuyềntrưởng, máytrưởngvà cấpGCNKNCMsỹquan, thuyềntrưởng, máytrưởng.
2. Tổchức, cá nhânnộp 01 (một) bộhồsơ củamỗihọcviênthamdựkhóa đàotạonângcao, khóabồidưỡngnghiệpvụ; dựthisỹ quan, thuyềntrưởng, máytrưởngtrựctiếptạicơ sở đàotạo, huấnluyệnhoặcgửiqua đườngbưuchính. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo mẫu tại Phụ lục XIII của Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo, Giấy chứng nhận đào tạo nâng cao và Giấy chứng nhận đã học trái ngành (nếu có);
c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi đăng ký hộ khẩu;
d) Bản sao chụp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn;
đ) Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế cấp quận (huyện) hoặc tương đương trở lên;
e) Bản sao chụp các GCNHLNV, Chứng chỉ Tiếng Anh hàng hải theo quy định đối với chức danh dự thi;
g) Bản khai thời gian đi biển (không cần xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên) theo mẫu tại Phụ lục XIV của Thông tư này;
h) Bản sao có chứng thực Sổ thuyền viên;
i) Hai ảnh màu, cỡ 3x4 cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng.
3. Cơ sở đào tạo, huấn luyện tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và thông báo kết quả cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp hồ sơ không đúng quy định, cơ sở đào tạo, huấn luyện hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp không đủ điều kiện tham dự khóa đào tạo, huấn luyện, dự thi theo quy định, phải thông báo và nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ sở đào tạo, huấn luyện nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi qua đường bưu chính. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ sở đào tạo, huấn luyện về việc xét duyệt danh sách học viên tham dự khóa đào tạo nâng cao, khoá bồi dưỡng nghiệp vụ, dự thi sỹ quan; thuyền trưởng, máy trưởng theo mẫu tại Phụ lục XV của Thông tư này;
b) 01 bộ hồ sơ của học viên (gửi kèm).
5. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, duyệt hồ sơ và ra quyết định người có đủ điều kiện dự khóa đào tạo, huấn luyện, dự thi. Trường hợp không đủ điều kiện phải thông báo và nêu rõ lý do.
6. Căn cứ báo cáo kết quả kỳ thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng của Hội đồng thi sỹ quan, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, Cục Hàng hải Việt Nam ra quyết định công nhận kết quả kỳ thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng và cấp GCNKNCM.
7. Phí và lệ phí: lệ phí phê duyệt danh sách học viên tham dự khóa đào tạo nâng cao, khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, dự thi sỹ quan, thi thuyền trưởng, máy trưởng và cấp GCNKNCM thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
 
ChươngIV
ĐỊNHBIÊNANTOÀNTỐITHIỂU
 
Điều 56. Khung địnhbiênantoàntốithiểu
1. Quy địnhchung đốivớitàubiểnViệtNam
a) Địnhbiênantoàntốithiểubộphậnboongtheotổngdungtích (GT):
 

Chức danh
Dưới
50 GT
Từ 50 GT đến dưới 500 GT
Từ 500 GT đến dưới 3000 GT
Từ 3000 GT
trở lên
Thuyền trưởng
01
01
01
01
Đại phó
 
01
01
01
Sỹ quan boong
 
 
01
02
Sỹ quan TTVT (*)
 
 
01
01
Thuỷ thủ trực ca
01
01
02
02
Tổng cộng
02
03
06
07
           
(*) Trường hợp sỹ quan boong có chứng chỉ chuyên môn phù hợp để đảm nhiệm nhiệm vụ khai thác thiết bị vô tuyến điện trên tàu thì không phải bố trí chức danh sỹ quan TTVT.
b) Định biên an toàn tối thiểu bộ phận máy theo tổng công suất máy chính (KW):
 

Chức danh
Dưới
75 KW
Từ 75 KW đến dưới 750 KW
Từ 750 KW đến dưới 3000 KW
Từ 3000 KW trở lên
Máy trưởng
01
01
01
01
Máy hai
 
 
01
01
Sỹ quan máy
 
01
01
01
Sỹ quan kỹ thuật điện (*)
 
 
 
01
Thợ máy trực ca
 
01
02
03
Thợ kỹ thuật điện (*)
 
 
01
 
Tổng cộng
01
03
06
07
           
(*) Các chức danh: sỹ quan kỹ thuật điện và thợ kỹ thuật điện được quy định bắt buộc trong định biên an toàn tối thiểu bộ phận máy kể từ ngày 01/01/2017.
2. Căn cứ vào đặc tính kỹ thuật, mức độ tự động hoá và vùng hoạt động của tàu, Cơ quan đăng ký tàu biển quyết định định biên an toàn tối thiểu của tàu phù hợp với thực tế sử dụng, khai thác tàu.
3. Đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro, căn cứ vào đặc tính kỹ thuật, số lượng hành khách, vùng hoạt động của tàu, Cơ quan đăng ký tàu biển quy định định biên an toàn tối thiểu nhưng phải bố trí thêm ít nhất 01 thuyền viên phụ trách hành khách so với quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Đối với tàu công vụ, căn cứ vào cỡ tàu, đặc tính kỹ thuật và vùng hoạt động của tàu, Cơ quan đăng ký tàu biển quyết định định biên an toàn tối thiểu.
5. Mẫu Giấy chứng nhận định biên an toàn tối thiểu theo quy định tại mẫuPhụ lục XVI của Thông tư này.
Điều 57.Bốtrí thuyềnviêntrêntàubiểnViệtNam      
1.Chủtàucó tráchnhiệmbốtrí thuyềnviênlàmviệctrêntàubiểnViệtNam đápứngcác điềukiệnquy địnhtạikhoản 2 Điều 46 củaBộluậtHànghảiViệtNam.
2. Việcbốtrí thuyềnviên đảmnhiệmchứcdanhtrêntàubiểnViệtNamphải đápứngcácyêucầusau đây:
a)Phảicó GCNKNCM, GCNHLNV phù hợpvớichứcdanhmà thuyềnviên đó đảmnhiệm;
b) Thuyềnviên đượcbốtrí làmviệctrêntàudầu, tàuchởhóachất, tàuchởkhí hóalỏng, tàukhách, tàukháchRo-Rothì ngoàiGCNKNCMvà các GCNHLNV cầnphảicó khilàmviệctrêntàubiểnthôngthường, cònphảicó GCNHLNV tươngứngvớitừngchứcdanhtrênloạitàu đó.
3. Nguyêntắcbốtrí chứcdanhtrongmộtsốtrườnghợp đặcbiệt:
a) Đốivớiviệcbốtrí chứcdanhthuyềntrưởng, đạiphó, máytrưởng, máyhai, sỹquanboong, sỹquanmáylàmviệctrêntàulaidắt, tàucôngtrình, tàutìmkiếmcứunạnvà cáctàucôngvụkhácthì CụcHànghảiViệtNamcăncứcỡtàu, đặctínhkỹthuậtvà vùnghoạt độngcủatàuhướngdẫnCơ quan đăngký tàubiểnthựchiện;
b) Trongtrườnghợptàu đanghànhtrìnhtrênbiểnmà thuyềntrưởng, máytrưởngkhôngcònkhảnăng đảmnhiệmchứcnăng, chủtàu, ngườikhaitháctàucó thểbốtrí đạiphó, máyhaithaythếthuyềntrưởnghoặcmáytrưởng đcó thểtiếptụcchuyến đinhưngchỉ đếncảngtới đầutiên;
c) Thuyềntrưởngtàukháchphảicó thờigian đảmnhiệmchứcdanhthuyềntrưởngcủatàukhôngphảilà tàukháchcùnghạngtốithiểu 24 thánghoặc đã đảmnhiệmchứcdanh đạiphó tàukháchtốithiểu 24 tháng.
 
ChươngV
ĐIỀUKHOẢNTHIHÀNH
 
Điều 58.Hiệulựcthihành
1. Thôngtư nàycó hiệulựcthihành kể từngày 01 tháng 6 năm 2012.  
2. BãibỏQuyết địnhsố 31/2008/QĐ-BGTVTngày 26/12/2008 củaBộtrưởngBộGiaothôngvậntảivề tiêu chuẩn chuyên môn, chứngchỉchuyênmôncủathuyềnviênvà địnhbiênantoàntốithiểucủatàubiểnViệtNam.
3. Giấychứngnhận địnhbiênantoàntốithiểu đã đượccấptheoQuyết địnhsố 66/2005/QĐ-BGTVTngày 30/11/2005 củaBộtrưởngBộGiaothôngvậntảivềtiêuchuẩnchuyênmôn, chứngchỉchuyênmôncủathuyềnviênvà địnhbiênantoàntốithiểucủatàubiểnViệtNam, Quyết địnhsố 31/2008/QĐ-BGTVTngày 26/12/2008 củaBộtrưởngBộGiaothôngvậntảivề tiêu chuẩn chuyên môn, chứngchỉchuyênmôncủathuyềnviênvà địnhbiênantoàntốithiểucủatàubiểnViệtNamcòngiá trịsửdụng đếnngàyhếthiệulựcghitạiGiấychứngnhận đó.
4. Thuyềnviêncó GCNKNCMcấptheoQuyết địnhsố 2115/2001/QĐ-BGTVTngày 04/07/2001, Quyết địnhsố 103/2002/QĐ-BGTVTngày 11/01/2002 củaBộtrưởngBộGiaothôngvậntải (GCNKNCM đượcchuyển đổi đặccách) chỉ đượcbốtrí làmviệctrênnhữngtàucó tổngdungtíchhoặctổngcôngsuấtmáychínhtươngứngvớiGCNKNCM đượccấp. Thuyềnviêncó GCNKNCMnày, đ đượcnânghạnglênchứcdanhcaohơnhoặclênhạngtàucaohơnphải đápứng đcác điềukiệntươngứngquy địnhtạicác Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38 và 39củaThôngtư này.
5. Từ nay đếnngày 01/7/2013, thuyềnviênthamgiacáckhóa đàotạo, huấnluyệnvà bồidưỡngthì vẫn đượccấpchứngchỉ chuyênmôntheotiêuchuẩncủaCông ướcSTCW 1978 sửa đổi 1995. Saungày 01/7/2013, thuyềnviênsaukhi được đàotạo, huấnluyệnvà bồidưỡngthì đượccấpchứngchỉ chuyênmôntheotiêuchuẩncủaCông ướcSTCW 1978 sửa đổi 2010; riêng đốivớicáckhóahuấnluyện nghiệp vụ nhậnthứcanninhtàubiển, thuyềnviêncó nhiệmvụanninhtàubiểncụthể, sỹquananninhtàubiểnthì đượccấpchứngchỉ chuyênmôntheotiêuchuẩncủaCông ướcSTCW 1978 sửa đổi 2010 ngaysaukhiThôngtư nàycó hiệulựcthihành.
6. Cácchứngchỉ chuyênmôncủathuyềnviên đượccấptheoquy địnhtạiQuyết địnhsố 31/2008/QĐ-BGTVTngày 26/12/2008 củaBộtrưởngBộGiaothôngvậntảivề tiêu chuẩn chuyên môn, chứngchỉchuyênmôncủathuyềnviênvà địnhbiênantoàntốithiểucủatàubiểnViệtNamvẫntiếptụccó giá trị sử dụng đến hết ngày 01/01/2017. Sau thời hạn 01/01/2017, cácchứngchỉ chuyênmôncủathuyềnviên đượccấptheoquy địnhtạiQuyết địnhsố 31/2008/QĐ-BGTVTngày 26/12/2008 sẽ hếthiệulực. Sau thời hạn 01/07/2017, điều kiện chuyên môn về Tiếng Anh được quy định tại các Điều 22, 23, 25, 27, 29, 30, 31, 32, 34, 35 và 38củaThôngtư nàybắt buộclà TiếngAnhhànghải.
7. Ban hành kèm theo Thông tư này 16 phụ lục sau:
a) Phụ lục I: mẫu các chứng chỉ chuyên môn;
b) Phụ lục II: mẫu Văn bản đề nghị cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn;
c) Phụ lục III: mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện;
d) Phụ lục IV: mẫu Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện;
đ) Phụ lục V: mẫu Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn;
e) Phụ lục VI: mẫu Văn bản đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn;
g) Phụ lục VII: mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận GOC, ROC, HLNVĐB;
h) Phụ lục VIII: mẫu Văn bản đề nghị cấp Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận GOC, ROC, HLNVĐB;
i) Phụ lục IX: mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính;
k) Phụ lục X: mẫu Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính;
l) Phụ lục XI: mẫu Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận GOC, ROC, HLNVĐB; Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn; Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính;
m) Phụ lục XII: mẫu Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận GOC, ROC, HLNVĐB; Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính;
n) Phụ lục XIII: mẫu Đơn đề nghị tham dự khóa đào tạo nâng cao, khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, dự thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng;
o) Phụ lục XIV: mẫu Bản khai thời gian đi biển cho sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng;
p) Phụ lục XV: mẫu Văn bản đề nghị của cơ sở đào tạo, huấn luyện về xét duyệt danh sách học viên tham dự khóa đào tạo nâng cao, khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, dự thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng;
q) Phụ lục XVI: mẫu Giấy chứng nhận định biên an toàn tối thiểu.
Điều 59. Tổ chức thực hiện
1. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
 

Nơinhận:
- Như Điều 59;
- VănphòngChínhphủ;
- CácBộ, cơ quanngangBộ;
- Cơ quanthuộcChínhphủ;
- UBNDcáctỉnh, thànhphố trựcthuộcTrung ương;
- CụcKiểmtravănbản (BộTư pháp);
- Côngbáo;
- Cổngthôngtin điệntửChínhphủ;
- Trangthôngtin điệntửBộ Giaothôngvậntải;
- CácThứtrưởngBộGTVT;
- Lưu: VT, TCCB (Tđt).
BỘ TRƯỞNG
 
 
 
 
Đinh La Thăng
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 THE MINISTRY OF TRANSPORT
--------

SOCIALISTREPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 11/2012/TT-BGTVT

Hanoi, April 12, 2012

 

CIRCULAR

PROVIDING ON PROFESSIONAL STANDARD, PROFESSIONAL CERTIFICATE OF SEAFARERS ANDTHEMINIMUM SAFETY COMPLEMENT OF VIETNAMESE SEAGOING SHIPS

Pursuant to the June 14, 2005 Vietnam Maritime Code;

Pursuant to the Government’s Decree No. 51/2008/ND-CP, of April 22, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the the Ministry of Transport;

Pursuant to the International Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers (or STCW) in 1978andamended in 2010, of which Vietnam is a member.

The Minister of Transport promulgates the Circular providing on professional standard, professional certificate ofseafarers and the minimum safety complement of Vietnamese seagoing ships.

Chapter I

GENERAL PROVISION

Article 1. Scope of regulation

This Circular provides on professional standard, professional certificate of seafarers and the minimum safety complement of Vietnamese seagoing ship.

Article 2. Subjects of application

1.This Circular applies to agencies, organizations, individuals, seafarers that relate to professional standard, professional certificate of seafarers and the minimum safety complement of Vietnamese seagoing ships.

2.This Circular applies to ships on official duty in cases specified in this Circular.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the below terms are construed as follows:

1.STCW Conventionmeans the International Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers in 1978 and amended in 2010;

2.STCW Codemeans the Code together with the Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers in 1978 and amendments;

3.Captainmeans person having the highest the command right of a ship;

4.Vice captainmeans the adjacent-captain officer and being the commander of shipwhenthe captainisincapable of commanding;

5.Deck officermeans officer who possess specialized and professional qualification as prescribed in Chapter II of STCW Convention;

6.Chiefmechanicmeans high-level mechanic officer whois inchargeofmechanical propulsion of ship and operation, maintenance of ship’s electrical and mechanical equipment;

7.Second Mechanicmeans mechanic officer who is adjacent chief machine and in charge of mechanical propulsion of ship and operation, maintenance of ship’s electrical and mechanical equipment when chief machine is incapable of undertaking thereof;

8.Mechanicmeans officer who possess specialized professional qualification as prescribed in Regulation III/1, III/2 or III/3 of STCW Convention;

9.Electro technical officermeans officer who possess specialized professional qualification as prescribed in Regulation III/6 of STCW Convention;

10.Radio-informationoperator(hereinafter abbreviated as TTVT)means officer who possess specialized professional qualification as prescribed in Chapter IV of STCW Convention;

11.Electro technical workmanmeans a seafarer who possesses specialized professional qualification as prescribed in Regulation III/7 of STCW Convention;

12.Oilermeans ship that is produced and specialized used for the oil and oil product carriage;

13.Chemical shipmeans ship thatis producedor reformed and used for carriage by sea of liquid chemicals in bulk enumerated in Chapter 17 of the International Code on carriage by sea of liquid chemicals in bulk (IBC Code);

14.Liquefied gas shipmean ship thatis producedorreformed and used for carriage by sea ofLiquefied gasesin bulk specified in Chapter 19 of the International Code on carriage by sea ofLiquefied gasesin bulk (IGC Code);

15.Passengershipmeansship specified in International Convention on safety of life at sea in 1974 andamendments(SOLAS 1974);

16.Ro-Ropassengershipmeans ship specified in International Convention on safety of life at sea in 1974 and amendments (SOLAS 1974);

17.Near-shore itinerarymeans itinerary of ship with gross tonnage under 500GT in limit by mainland with straight-linesconnectedwith the coordinate points: 12000’N, 100000’E; 23000’N, 100000’E; 23000’N, 114020’E; 12000’N, 114000’E; 12000’N, 116000’E; 07000’N, 116000’E and 07000’N, 102030’E. In additionally, itinerary of ships in waters belonging to sovereignty and continental shelves of Vietnam shall be considered as near-shore itinerary;

18.Training record bookmeans book that is used to issue for seafarers possessing university qualification who practicing as a deck officer on a 500 GT- or more ship, practicing at position of machine officer on ship with total main engine capacity from 750 KW or more; and that is used to issue for seafarers possessing the college or 36 month - vocational college qualification, who practicing as an electrotechnical officer under the requirement in Table A-III/6 of STCW Code;

19.Practicetimemeans time which seafarers work on ship under a training program in conformity with the STCW Convention;

20.Probationary timemeans practice time for a title of shipclasscorresponding to professional competence certificate under supervision by an officer;

21.Time in charge of a job titlemeans worked at a job title corresponding to the professional competence certificate have been granted;

22.Seafaring periodmeans time in which seafarers, trainees work and practice on seagoing vessels;

23.Monthmeans month under solar calendar or 30 days composed from durations less than a month;

24.Functionmeans a group of works, tasks and duties specified in the STCW Code, being necessary for operation of ship, safety of life at sea or marine environmental protection;

25.Companymeans ship owner or any other organization or individual such as manger or ship hirer who take responsibility for operation of ship and persons who agree to be in charge of all such tasks and duties for company under provisions thereof;

26.Certificate of professional competence (hereinafter abbreviated as GCNKNCM)means certificate used to grant for seafarers as prescribed in the STCW Convention;

27.Certificate of professionaltraining(hereinafter abbreviated as GCNHLNV)means certificate used to grant for seafarers as prescribed in the STCW Convention;

28.Confirmation of recognition of professional competence Certificatemeans confirmation granted by the general director of Vietnam Maritime Administration for foreign seafarers who have possessed Certificate of professional competence granted as prescribed in the STCW Convention aiming to work on Vietnam seagoing vessels;

29.Confirmation of issuance of certificatemeans confirmation granted by the general director of Vietnam Maritime Administration for seafarers who have been granted certificate of correspondence training course completion by head of training institution as prescribed in Regulation IV/2 and Regulation V/1 or the STCW Convention;

30.An OS watchkeepingsailormeans a seafarer who possess professional qualification as prescribed in RegulationII/4 of STCW Convention and complete the professional operation training course stipulated by the Ministry of Transport;

31.An AB watchkeepingsailormeans a seafarer who possess professional qualification as prescribed in Regulation II/4 and Regulation II/5 of the STCW Convention and complete the professional operation training course stipulated by the Ministry of Transport;

32.An Oiler watchkeepingmechanicmeans a seafarer who possess professional qualification as prescribed in Regulation III/4 of the STCW Convention and complete the professional operation training course stipulated by the Ministry of Transport;

33.An AB watchkeepingmechanicmeans a seafarer who possess professional qualification as prescribed in Regulation III/4 and Regulation III/5 of the STCW Convention and complete the professional operation training course stipulated by the Ministry of Transport;

Chapter II

PROFESSIONAL STANDARD OF SEAFARERS

Article 4. Professional standard of captain, vice captain of ship with 500 GT or more

The captain, vice captain of ship with 500 GT or more must satisfy professional standards specified in section A-II/1, A-II/2, A-IV/2 and A-VIII/2 of the STCW Code in concerning with functions as follows:

1.Maritime according to the managementlevel;

2.Technique of laying and arranging commodities according to the management level;

3.Controlling ship’s activities and taking care of persons on ship according to the management level;

4.Information and communication according to the operation level.

Article 5. Professional standard of captain, vice captain of ship from 50 T toless than500 GT, Near-shore itinerary and captain of shipless than50 GT

The captain, vice captain of ship from 50 GT toless than500 GT, near-shore itinerary and captain of shipless than50 GT must satisfy professional standards specified in section A-II/3, A-IV/2 and A-VIII/2 of the STCW Code in concerning with functions as follows:

1.Maritime according to management level;

2.Technique of laying and arranging commodities according to the management level;

3.Controlling ship’s activities and taking care of persons on ship according to the management level;

4.Information and communication according to the operation level.

Article 6. Professional standard of deck officerof shipwith 500 GT or more

The deck officer of ship with 500 GT or more must satisfy professional standards specified in section A-II/1, A-IV/2 and A-VIII/2 of the STCW Code in concerning with functions as follows:

1.Maritime according to management level;

2.Technique of laying and arranging commodities according to the management level;

3.Controlling ship’s activities and taking care of persons on ship according to the management level;

4.Information and communication according to the operation level.

Article 7. Professional standard of deck officer of ship from 50 GT toless than500 GT, near-shore itinerary

The deck officer of ship from 50 GT toless than500 GT, near-shore itinerary must satisfy professional standards specified in section A-II/3, A-IV/2 and A-VIII/2 of the STCW Code in concerning with functions as follows:

1.Maritime according to management level;

2.Technique of laying and arranging commodities according to the management level;

3.Controlling ship’s activities and taking care of persons on ship according to the management level;

4.Information and communication according to the operation level.

Article 8. Professional standard ofwatchkeepingsailor

1.Professional standard ofOS watchkeepingsailor

TheOS watchkeeingsailor must satisfy professional standards specified in section A-II/4 of the STCW Code on maritime function under the assistance level.

2.Professional standard ofAB watchkeepingsailor

TheAB watchkeepingsailor must satisfy professional standards specified in section A-II/4 and A-II/6 of the STCW Code on functions as follows:

a) Maritime according totheassistance level;

b) Technique of laying and arranging commodities according to the assistance level;

c) Controlling ship’s activities and taking care of persons on ship according to the assistance level;

d) Maintenance and repair according to the assistance level.

Article 9. Professional standard of chief mechanic, second mechanic of ship withtotalcapacity of main engine from 750 KW or more

The chief mechanic, second mechanicof ship withtotal capacityof main engine from 750 GT or more must satisfy professional standards specified in section A-III/1, A-III/2 and A-VIII/2 of the STCW Code in concerning with functions as follows:

1.The seagoing vessel machine technique according to the management level;

2.Technique of electron, electricity andenginecontrol according to the management level;

3.Maintenance and repair according to the management level;

4.Controlling ship’s activities and taking care of persons on ship according to the management level;

Article 10. Professional standard of chief mechanic, second mechanic of ship withtotalcapacity of main engine from 75 KW toless than750 KM and chief mechanic of ship withtotal capacityof main engineless than75 KW

Chief mechanic, second mechanic of ship withtotalcapacity of main engine from 75 KW to less than 750 KM and chief mechanic of ship with total capacity of main engine less than 75 KW must satisfy professional standards under training program regulated by The Minister of Transport regarding on functions as follows:

1.The seagoing vessel machine technique according to the management level;

2.Technique of electron, electricity and machine control according to the management level;

3.Maintenance and repair according to the management level;

4.Controlling ship’s activities and taking care of persons on ship according to the management level;

Article 11. Professional standard of mechanic officer of ship withtotalcapacity of main engine from 750 KW or more

The mechanic officer of ship with total capacity of main engine from 750 GT or more must satisfy professional standards specified in section A-III/1 and A-VII/2 of the STCW Code regarding on functions as follows:

1.The seagoing vessel machine technique according to the operation level;

2.Technique of electron, electricity and machine control according to the operation level;

3.Maintenance and repair according to the operation level;

4.Controlling ship’s activities and taking care of persons on ship according to the operation level;

Article 12. Professional standard of mechanic officer of ship withtotalcapacity of main engine from 75 KW to less than 750 KW

Mechanic officer of ship with total capacity of main engine from 75 KW to less than 750 KM must satisfy professional standards under training program regulated by The Minister of Transport regarding on functions as follows:

1.The seagoing vessel machine technique according to the operation level;

2.Technique of electron, electricity and machine control according to the operation level;

3.Maintenance and repair according to the operation level;

4.Controlling ship’s activities and taking care of persons on ship according to the operation level;

Article 13. Professional standard ofwatchkeepingmechanic

1.Professional standard ofOiler watchkeepingmechanic:

TheOiler watchkeeping mechanicmust satisfy professional standards specified in section A-III/4 of the STCW Code on seagoing vessel machine technical function under the assistance level.

2.Professional standard ofAB watchkeeping mechanic:

The ABwatchkeeping mechanicmust satisfy professional standards specified in section A-III/4 and A-III/5 of the STCW Code on functions as follows:

a) The seagoing vessel machine technique according to the assistance level;

b) Technique of electron, electricity and machine control according to the assistance level;

c) Maintenance and repair according to the assistance level;

d) Controlling ship’s activities and taking care of persons on ship according to the assistance level;

Article 14. Professional standard of electro technical officer

The electro technical officer must satisfy professional standards specified in section A-III/6 of the STCW Code on functions as follows:

1.Technique of electron, electricity and machine control according to the operation level;

2.Maintenance and repair according to the operation level;

3.Controlling ship’s activities and taking care of persons on ship according to the operation level;

Article 15. Professional standard of electro technical workman

The electro technical workman must satisfy professional standards specified in section A-III/7 of the STCW Code on functions as follows:

1.Technique of electron, electricity and machine control according to the assistance level;

2.Maintenance and repair according to the assistance level;

3.Controlling ship’s activities and taking care of persons on ship according to the assistance level;

Chapter III

PROFESSIONAL CERTIFICATE OF SEAFARERS

Section 1. TYPES OF PROFESSIONAL CERTIFICATES

Article 16. Classification of professional certificates

Professional certificatesof Vietnamese seafarers include the following types:

1.Certificate of professional competence;

2.Certificate of professional trainning:

a) Certificate of basic professional trainning (hereinafter abbreviated as GCNHLNVCB);

b) Certificate of special professional trainning (hereinafter abbreviated as GCNHLNVDB);

c) Certificate of specialized professional trainning (hereinafter abbreviated as GCNHLNVCM);

Article 17. Certificate of professional competence

1.Certificate of professional competence granted by the general director of Vietnam Maritime Administration for seafarers to be in charge of job titles as prescribed in this Circular, other relavant Vietnamese laws and in conformity with the SCTE Convention.

2.Certificate of professional competence is valid within 05 years from the date of issuance.

Article 18. Certificate of basic professional trainning

1.Certificate of basic professional operation training is granted by training and coaching institutions for seafarers who have finished program of basic professional operation training regarding on salvage technique, fire fighting and preventing, basic medical first aid, safety of life and social duties in conformity with the STCW Convention.

2.Certificate of basic professional operation training is valid within 05 years from the date of issuance.

Article 19. Certificate of special professional trainning

1.Certificate of special professional operation training is granted by training and coaching institutions for seafarers who have finished one of programs of special professional operation training in conformity with the STCW Convention as follows:

a) Basicrelating tooiler, chemical ship, liquefied gas ship;

b) Advanced relating to oiler, chemical ship, and liquefied gas ship;

c) Crowd management for passenger ship and Ro-Ro passenger ship;

d) Training safety for staff servicing directly on the passenger hold for passenger ship and Ro-Ro passenger ship;

dd) Trainingonsafety of passengers, safety of commodities and intactness of ship-husk for passenger ship and Ro-Ro passenger ship;

e) Management of crisis and human reaction on passenger ship and Ro-Ro passenger ship;

2.Certificate of special professional trainning is valid within 05 years from the day of insuance

Article 20. Certificate of professional operation training

1.Certificate of professional operation training is granted by training and coaching institutions for seafarers who have finished one of programs of professional operation training in conformity with the STCW Convention as follows:

a) Observationand Radarplotting;

b) Automatic radar plotting aid (ARPA);

c) Globalmaritime distress and safety system (GMDSS) generaloperator certificate(GOC), restrainedoperator certificate(ROC);

d) Advanced fire fighting;

dd) Medicalfirst - aid;

e) Health care;

g) Rescue raft, salvage boat;

h) High – speed salvage boat;

i) Awareness of seagoing vessel security;

j) Seafarers have specific task of seagoing vessel security;

k) Seagoing ship security officer;

l) Management of crew/ Cockpit resource;

m) Management of crew/ engine-room resource;

n) Maritime English;

o) The electronicchart;

p) Management of seagoing ship’s safety.

2.Certificate of specialized professional trainning is valid within 05 years from the day of insuance.

Section 2. CONDITION OF GRANTING CERTIFICATE OF PROFESSIONAL COMPETENCE

Article 21. General conditions

To be granted a certificate of professional competence, seafarer must satisfy general conditions as follows:

1.At the labor age and meeting the healthy standard as prescribed;

2.Graduating in specialized on seagoing ship control, operation of seagoing ship machine or ship -electricaltechnique from schools trainingspecializedin maritime;

3.The following cases must have additional subjects which they did not learn or learn incompletely

a) Graduating in specializedon sectorspecified in clause 2 of this Article from other schools;

b) Graduating in specialized on analogous sector from schools training specialized in maritime;

c) Graduating in specialized on control of inland waterway means, machine of inland waterway or electrical technique of inland waterway means from schools training specialized in inland waterway;

4.Having valid dossier as prescribed in section 5 of this Circular;

5.Being eligible on professional and time of undertaking job title corresponding to each job title specified in articles 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38 and 39 of this Circular.

Article 22. Condition of granting certificate of professional competence for captain,vice captain of ship from 3000 GT or more

1.Profesional conditions:

a) Graduating specialized in seagong ship control at university level; if graduating specialized in seagong ship control at college or vocational college level with training time of 36 months, they must finish the advanced training program regulated by the Ministry of Transport;

b) Knowing the maritime English at level 3 or the English is equivalent to the C certificate or higher;

c) Finishing program of professional fostering as prescribed by the Ministry of Transport andattainingresult in officer examination at the level of management of ship from 3000 GT or more.

2.Conditions of undertaking job titles:

a) For vice captain: Having worked as deck officer title of ship from 500 GT or more in at least 24 months;

b) For captain:

-Having worked as vice captain title of ship from 3000 GT or more in at least 24 months or having worked as captain title of ship from 500 GT to less than 3000 GT in at least 12 months and working as vice captain of ship from 3000 GT or more in at least 12 months;

-Attaining result in the examination for captain of ship from 3000 GT or more.

Article 22. Condition of granting certificate of professional competence for captain,vice captain of ship from 3000 GT or more

1.Profesional conditions:

a) Graduating specialized in seagoing ship control at college or vocational college level with training time of 36 months; if graduating specialized in seagoing ship control at professional secondary or vocational college level with training time of less than 36 months or intermediate vocational level with training time of 24 months, they must finish the advanced training program regulated by the Ministry of Transport;

b) Knowing the maritime English at level 2 or the English is equivalent to the B certificate or higher;

c) Finishing program of professional fostering as prescribed by the Ministry of Transport and attaining result in officer examination at the level of management of ship from 500 GT to less than 3000 GT.

2.Conditions of undertaking job titles:

a) For vice captain: Having worked as deck officer title of ship from 500 GT or more in at least 24 months;

b) For captain:

-Having workedasvice captain title of ship from 500 GT to less than 3000 GT in at least 24 months or having worked as captain title of ship from 50 GT to less than 500 GT, near – shore itinerary in at least 12 months and working as vice captain of ship from 500 GT to less than 3000 GT in at least 12 months;

-Attaining result in the examination for captain of ship from 500 GT or less than 3000 GT.

Article 24. Conditions of granting certificate of professional competence for captain, vice captain of ship from 50 T to less than 500 GT, non near-shore itinerary

Captain, vice captain of ship from 50 GT to less than 500 GT, non near-shore itinerary must have certificate of professional competencefor Captain, vice captain of ship from 500 GT or more.

Article 25. Conditions of granting certificate of professional competence for captain, vice captain of ship from 50 T to less than 500 GT, near-shore itinerary

1.Profesional conditions:

a) Graduating specialized in seagoing ship control at professional secondary or vocational college level with training time of less than 36 months or vocational upper secondary level with training time of 24 months; if graduating specialized in seagoing ship control at vocational upper secondary level with training time of less than 24 months or long-term vocational level with time from 12 months to less than 24 months, they must finish the advanced training program regulated by the Ministry of Transport;

b) Knowing the maritime English at level 1 or the English is equivalent to the A certificate or higher;

c) Finishing program of short-term professional fostering as prescribed by the Ministry of Transport and attaining result in officer examination at the level of management of ship from 50 GT to less than 500 GT.

2.Conditions of undertaking job titles:

a) For vice captain: Having worked as deck officer title of ship from 50 GT to less than 500 GT, near-shore itinerary in at least 24 months;

b) For captain: Having worked as deputy team capatain title of ship from 50 GT to less than 500 GT, near-shore itinerary in at least 24 months;

Article 26. Condition of granting certificate of professional competence for captain of ship less than 50 GT

1.Profesional conditions:

a) Greduating from lower secondary school;

b) Completing program on short-term training specilized in seagong ship control and attaining the examination result as prescribed by the Ministry of Transport; if graduating specilized in seagong ship control at preliminary vocational level, they must only attain the examination result;

2.Condition of seafaring period: Having seafaring period at least of 12 months.

Article 27. Condition of granting certificate of professional competence for deck officer of ship from 500 GT or more

1.Profesional conditions:

a) Graduating specialized in seagoing ship control at college or vocational college level with training time of 36 months; if graduating specialized in seagoing ship control at professional secondary or vocational college level with training time of less than 36 months or intermediate vocational level with training time of 24 months, they must finish the advanced training program regulated by the Ministry of Transport;

b) Knowing the maritime English at level 2 or the English is equivalent to the B certificate or higher;

c) Attaining result in the examination for deck officer of ship from 500 GT or more.

2.Conditions of time of undertaking job titles:

a) Having Practice time that is recorded in "The training record book" at least 12 months under the training program satisfying requirements in section A-II/1 of the STCW Code or having seafaring period at least 36 month on the ship from 500 GT or more, in which having at least 06 months working as sailor of shift working;

b) If worked as deck officer on ship from 50 GT to less than 500 GT, near-shore itinerary, they must have at least 06 months seagoing on ship from 500 GT or more.

Article 28. Condition of granting certificate of professional competence for deck officer of ship from 50 GT to less than 500 GT, non near-shore itinerary

Deck officer of ship from 50 GT to less than 500 GT, non near-shore itinerary must have certificate of professional competence for Deck officer of ship from 500 GT or more as prescribed in Article 27 of this Circular.

Article 29. Condition of granting certificate of professional competence for deck officer of ship from 50 GT to less than 500 GT, near-shore itinerary

1.Profesional conditions:

a) Graduating specialized in seagoing ship control at professional secondary or vocational college level with training time of less than 36 months or vocational upper secondary level with training time of 24 months; if graduating specialized in seagoing ship control at vocational upper secondary level with training time of less than 24 months or long-term vocational level with time less than 24 months, they must finish the advanced training program regulated by the Ministry of Transport;

b) Knowing the maritime English at level 1 or the English is equivalent to the A certificate or higher;

c) Attaining result in the examination for deck officer of ship from 50 GT to less than 500 GT.

2.Conditions of time of undertaking job titles: Having seafaring period at least of 36 months on ship from 50 GT or more.

Article 30. Condition of granting certificate of professional competence of chief mechanic, second mechanic of ship with total capacity of main engine from 3000 KW or more

1.Profesional conditions:

a) Graduating specilized in seagoing ship machine operation at university level; if graduating specilized in seagoing ship machine operation at college or vocational college level with training time of 36 months, they must finish the advanced training program regulated by the Ministry of Transport;

b) Knowing the maritime English at level 3 or the English level is equivalent to the C certificate or higher;

c) Finishing program of professional fostering as prescribed by the Ministry of Transport and attaining result in officer examination at the level of management of ship with total capacity of main engine from 3000 GT or more.

2.Conditions of undertaking job titles:

a) For second mechanic: Having worked as mechanic officer of ship with total capacity of main engine from 750 KW or more in at least 24 months;

a) For chief mechanic:

-Having worked as second mechanic of ship with total capacity of main engine from 3000 KW or more in at least 24 months; or working as chief machine of ship with total capacity of main engine from 750 KW to less than 3000 KW in at least 12 months and working as second mechanic of ship with total capacity of main engine from 3000 or more in at least 12 months;

-Attaining result in the examination for chief mechanic of ship with total capacity of main engine from 3000 GT or more.

Article 31. Condition of granting certificate of professional competence of chief mechanic, second mechanic of ship with total capacity of main engine from 750 KW to less than 3000 KW

1.Profesional conditions:

a) Graduating specialized in seagoing ship machine operation at college or vocational college level with training time of 36 months; if graduating specialized in seagoing ship machine operation at professional secondary or vocational college level with training time of less than 36 months or intermediate vocational level with training time of 24 months, they must finish the advanced training program regulated by the Ministry of Transport;

b) Knowing the maritime English at level 2 or the English level is equivalent to the B certificate or higher;

c) Finishing program of professional fostering as prescribed by the Ministry of Transport and attaining result in officer examination at the level of management of ship with total capacity of main engine from 750 GT to less than 3000 KW.

2.Conditions of undertaking job titles:

a) For second mechanic: Having worked as mechanic officer of ship with total capacity of main engine from 750 KW or more in at least 24 months;

a) For chief mechanic:

-Having worked as second mechanic of ship with total capacity of main engine from 750 KW to less than 3000 KW in at least 24 months; or working as chief machine of ship with total capacity of main engine from 75 KW to less than 750 KW in at least 12 months and working as second mechanic of ship with total capacity of main engine from 750 KW to less than 3000 KW in at least 12 months;

-Attaining result in the examination for chief mechanic of ship with total capacity of main engine from 750 KW to less than 3000 KW.

Article 32. Condition of granting certificate of professional competence of chief mechanic, second mechanic of ship with total capacity of main engine from 75 KW to less than 750 KW

1.Profesional conditions:

a) Graduating specialized in seagoing ship machine operation at professional upper secondaryor vocational upper secondarylevel with training time of 24 months; vocational college level with training time of less than 36 months; if graduating specialized in seagoing ship machine operation at vocational upper secondary level with training time of less than 24 months or long-term volcational level with training time of less than 24 months, they must finish the advanced training program regulated by the Ministry of Transport;

b) Knowing the maritime English at level 1 or the English is equivalent to the A certificate or higher;

c) Finishing program of professional fostering as prescribed by the Ministry of Transport and attaining result in officer examination at the level of management of ship with total capacity of main engine from 75 KW to less than 750 KW.

2.Conditions of time of undertaking job titles:

a) For second mechanic: Having worked as mechanic officer of ship with total capacity of main engine from 75 KW to less than 750 KW, in at least 24 months;

a) For chief mechanic: Having worked as second mechanic of ship with total capacity of main engine from 75 KW to less than 750 KW in at least 24 months; or working as machine officer of ship with total capacity of main engine from 75 KW to less than 750 KW in at least 36 months;

Article 33. Condition of granting certificate of professional competence for chief mechanic of ship with total capacity of main engine less than 75 KW

1.Profesional conditions:

a) Greduating from lower secondary school;

b) Completing program on short-term training specilized in seagong ship machine operation and attaining the examination result as prescribed by the Ministry of Transport; if graduating specilized in seagong ship machine operation at preliminary vocational level, they must only attain the examination result;

2.Condition of seafaring period: Having seafaring period at least of 12 months.

Article 34. Condition of granting certificate of professional competence for mechanic officer of ship with total capacity of main engine from 750 KW or more

1.Profesional conditions:

a) Graduating specialized in seagoing ship machine operation at college or vocational college level with training time of 36 months; if graduating specialized in seagoing ship machine operation at professional secondary or vocational college level with training time of less than 36 months or intermediate vocational level with training time of 24 months, they must finish the advanced training program regulated by the Ministry of Transport;

b) Knowing the maritime English at level 2 or the English level is equivalent to the B certificate or higher;

c) Attaining result in the examination for mechanic officer of ship with total capacity of main engine from 750 GT or more.

2.Conditions of time of undertaking job titles:

a) Having practice time that is recorded in "The training record book" at least 12 months under the training program satisfying requirements in section A-III/1 of the STCW Code or having seafaring period at least 36 month on the ship with total capcity of main engine from 750 KW or more, in which having at least 06 months working as mechanic of shift working;

b) If worked as mechanic officer of ship with total capacity of main engine from 75 KW to less than 750 KW, must have at least 06 months for seagoing on ship with total capacity of main engine from 75 KW or more;

Article 35. Condition of granting certificate of professional competence of mechanic officer of ship with total capacity of main engine from 75 KW to less than 750 KW

1.Profesional conditions:

a) Graduating specialized in seagoing ship machine operation at professional secondary or vocational college level with training time of less than 36 months; or vocational upper secondary level with training time of 24 months; if graduating specialized in seagoing ship machine operation at vocational upper secondary level with training time of less than 24 months or long-term volcational level with training time of less than 24 months, they must finish the advanced training program regulated by the Ministry of Transport;

b) Knowing the maritime English at level 1 or the English is equivalent to the A certificate or higher;

c) Attaining result in the examination for mechanic officer of ship with total capacity of main engine from 75 KW to less than 750 KW.

2.Conditions of time of undertaking job titles: Having time of seagoing at least 36 months on ship with total capacity of main engine from 75 KW or more;

Article 36. Condition of granting certificate of professional competence for watchkeeping sailor

1.OS watchkeeping sailor:

a) Graduating specialized in seagoing ship control at vocational upper secondary level with training time of less than 24 months; if graduating specialized in seagoing ship control at preliminary vocationallevel, they must finish the advanced training program regulated by the Ministry of Transport;

b) Possesing certificate of basic professional tranining;

c) Possesing certificate of seagoing ship security awareness professional tranining;

d) Having seafaring period of 06 months or practicing as OS watchkeeping sailor for 02 months.

2.AB watchkeeping sailor:

a) Graduating specialized in seagoing ship control at vocational upper secondary level with training time of less than 24 months; if graduating specialized in seagoing ship control at preliminary vocational level, they must finish the advanced training program regulated by the Ministry of Transport;

b) Possesing certificate of basic professional tranining;

c) Possesing certificate of seagoing ship security awareness professional tranining;

d) Having seafaring period of 18 months or practicing as AB watchkeeping sailor for 12 months.

Article 37. Condition of granting certificate of professional competence for watchkeeping mechanic

1.Oiler watchkeeping mechanic:

a) Graduating specialized in seagoing ship machine operation at volcational upper secondary level with training time of less than 24 months; if graduating specialized in seagoing ship machine operation at preliminary vocationallevel, they must finish the advanced training program regulated by the Ministry of Transport;

b) Possesing certificate of basic professional tranining;

c) Possesing certificate of seagoing ship security awareness professional tranining;

d) Having seafaring period of 06 months or practicing as Oiler watchkeeping mechanic for 02 months.

2.AB watchkeeping mechanic:

a) Graduating specialized in seagoing ship machine operation at volcational upper secondary level with training time of less than 24 months; if graduating specialized in seagoing ship machine operation at preliminary vocational level, they must finish the advanced training program regulated by the Ministry of Transport;

b) Possesing certificate of basic professional tranining;

c) Possesing certificate of seagoing ship security awareness professional tranining;

d) Having seafaring period of 18 months or practicing as AB watchkeeping mechanic for 12 months.

Article 38. Condition of granting certificate of professional competence for electrotechnical officer

1.Profesional conditions:

a) Graduating specialized in seagoing ship electrical technique at college or vocational college level with training time of 36 months; if graduating specialized in seagoing ship electrical technique at Professional upper secondary or vocational college level with training time of less than 36 months or vocational upper secondary level with training time of 24 months, they must finish the advanced training program regulated by the Ministry of Transport;

b) Knowing the maritime English at level 2 or the English level is equivalent to the B certificate or higher;

c) Finishing program of professional fostering as prescribed by the Ministry of Transport and attaining result in seagoing ship electrotechnical officer examination.

2.Conditions of time of undertaking job titles: Having practice time that is recorded in "The training record bood" at least 12 months under the training program satisfying requirements in section A-III/6 of the STCW Code or having seafaring period at least 36 month;

Article 39. Condition of granting certificate of professional competence for electrotechnical workman

1.Graduating specialized in seagoing ship electrical technique at vocational upper secondary level with training time of less than 24 months; if graduating specialized in seagoing ship electrical technique at preliminary vocational level, they must finish the advanced training program regulated by the Ministry of Transport;

2.Possesing certificate of basic professional tranining;

3.Possesing certificate of seagoing ship security awareness professional tranining;

4.Having seafaring period of 06 months or practicing as electrotechnical workman for 03 months.

Section 3. ORGANIZATION OF OFFICER EXAMINATION

Article 40. The Council of officer examination

1.The Council of officer examination (hereinafter abbreviated as the Council of examination) is established by the general director of Vietnam Maritime Administration, comprising from 05 to 07 members: Chariman of the Council of examination is leader of Vietnam Maritime Administration; members are representatives of Department of Officer organization – under the Ministry of Transport; representatives of some relevant functunal offices of Vietnam Maritime Administration, head of training and coaching institution.

2.The Council of examination hasduties:

a) Consulting for the general director of Vietnam Maritime Administration to decide: List of candidates; establishment of the officer examination jury (hereinafter refered to as the Jury) that organize for supervising examination and marking examination papers; selecting examination questions for each job title rank; recognition of examination result.

b) Organizing, checking, supervising operation of examinations;

c) Synthesizing for report on examination result;

d) Handling violations on examination regulation.

Article 41. The jury

1.The Jury is established by decision of the general director of Vietnam Maritime Administration based on proposal of the chairman of the Council of examination.

2.Quantity of members of the Jury shall depend on quantity of candicates but at least it must have 03 members, in which must have at least 1/3 members of the Jury who not participate in teaching directly. Members of the Jury are captains, chief mechanics, or experts in maritime, management, or teachers having pedagogical skill, capability, experiences and specialized qualification correspondence to specialized level and ability at the requirement of each examination session.

3.Task of the Jury:

a) Questioning, marking examination seriously, fairly, exactly, assessing properly on level of candidates;

b) Detecting mistakes in examination questions, requesting the Council of examination for timely adjustment ;

c) Detecting negative phenomenons in the examination and proposing to chairman of the Council of examination for timely settlement.

Article 41. Main Coach

1.Main coaches at training and coaching institutions or on ship are persons who have experiences and professional qualification, being trained ob training skills under program approved by the Ministry of Transport and granted certificate of main coach by Vietnam Maritime Administration.

2.Main coaches must have experiences; professional level and certificate of training that are suitable with the correspondence course; if course uses simulation, they must have certificate suitable with simulation program being taught by them;

3.Main coaches or persons possessing certificate of coach grantef by foreign country in conformity with 1978 STCW Convention, amended in 2012 shall be appointed for coach work of correspondence course; training seafarers, recording on book of training, practicing on seagoing ship.

Section 4. TRAINING AND TRAINING, COACHING INSTITUTION

Article 43.The training basic profession, professional skill on seagoing ship security awareness

1.Learners graduate from Maritime specialized training and coaching institutions, by which they shall be granted certificate of basic professional coaching; certificate of seagoing ship security awareness professional coaching.

2.If seafarers have not passed coaching of basic professional; seagoing ship security awareness professional skill, they must finish program on coaching of basic professional; seagoing ship security awareness professional as prescribed and granted certificate by institution that trained and coached them.

Article 44.Thespecial professional skilltraining

1. Thespecial professional operation training is applied to seafarers who working on oilers, chemical ships, liquefied gas ship, passenger ship and Ro-Ro passenger ship.

2. Thespecial professional operation training subject to seafarers who working on oilers, chemical ships, liquefied gas ship, passenger ship and Ro-Ro passenger ship includes coaching of basic and advanced professional skills.

3. Thespecial professional operation training subject to seafarers who working on passenger ship and Ro-Ro passenger ship includes coaching of safety for staff service directly on paasenger hols; coaching of passenger safety, commodity safety and intactness of ship-husk ; crowd management and crisis management.

4.For oilers, chemical ships, liquied gas ships, certificates offamiliarization trainingare granted for seafarers who finished programs onfamiliarization trainingand attainedresult of examination as prescribed.

5.For oilers, chemical ships, liquied gas ships, certificates of advanced professional operation training are granted for captain, chief mechanic, vicecaptain, second mechanic, officers and other seafarers who are responsible for loading or unloading andprotecting commodities and finished programs on advanced professional coaching and attainedresult of examination as prescribed.

6.For passenger ship and Ro-Ro passenger ship, certificate of specialprofessional operation trainingis granted for completion of one or all coaching following contents:

a) Captains, vice captains, officers and other seafarers being assigned to help passenger in emergencies and completed program on crowd management training and took an examination which meeting requirements as prescribed;

b) Captains, vice captains, chief mechanics, second mechanicsand other seafarers are responsible for going up and down from ship of passengers, loading or unloading, tying up commodities, closing or opening door at ship s rail, ship’s ahead, ship s aft, and completed the training program on safety of passengers, commodities and intactness of ship-husk, and attainedexamination result as prescribed;

c) Captains, vice captains, chief mechanics, second mechanicsand other seafarers are responsible for safety of passengers in emergencies, completed training program on management of crisis, respond in emergencies and attainedexamination result as prescribed;

d) Seafarers who service directly passengers in passenger’s area completed the training program on safety and attainedexamination result as prescribed;

Article 45. Professional tranining

1.Observation and Radar plotting; Certificate of training on observation and Radar plotting is granted for captains, vice captains, deck officerswho finished training course and attained result of examination as prescribed.

2.ARPA Certificate of training on ARPA is granted for captains, vice captains, deck officerswho finished training course and attained result of examination as prescribed.

3.GMDSS:

a) General operator certificate (GOC) is granted for captains, vice captains, deck officers who work on shipboard which is equipped GMDSS operating in A2, A3,A4, completed training course of general operator and attained examination result as prescribed by the Minister of Information and Communications;

b) Restrained operator certificate (ROC) is granted for captains, vice captains, deck officers who work on shipboard which is equipped GMDSS operating in A1, completed training course of restrained operator and attained examination result as prescribed;

4.The electronicchart display and information system (ECDIS); Certificate of ECDIS training is granted for captains, vice captains, deck officers who finished training course and attained result of examination as prescribed.

5.Maritime English; Certificate of Maritime English is granted for seafarers who finished training course on Maritime English and attained examination result as prescribed.

6.Cockpit resourcemanagement: Theprofessional operation trainingcertificate of cockpit resource management is granted for captains, vice captains, deck officers who finished training course and attained result of examination as prescribed.

7.Engine room resource management: Theprofessional operation trainingcertificate of engine room resource management is granted for captains, vice captains, mechanic officers who finished training course and attained result of examination as prescribed.

8. Theprofessional operation trainingcertificate of seagoing ship security awareness is granted for seaferers who finished training course of seagoing ship security awareness and attained result of examination as prescribed.

9.Seafarers havespecific dutiesof seagoing vessel security: The seafarerprofessional operation trainingcertificate of specific seagoing ship security duty is granted for completion of training course applying to seaferers who have specific duties of seagoing vessel security and attained result of examination as prescribed.

10.Ship security officer: Certificate of ship security officerprofessional operation trainingis granted for captains, vice captains, deck officers who finished training course and attained result of examination as prescribed.

11.Advanced fire fighting; The professional operation training certificate of advance fire fighting is granted for deck officers, mechanic officers who finished training course on advanced fire fightingh and attained result of examination as prescribed.

12.Medical first - aid; The medical first-aid professional operation training certificate is granted for deck officers, mechanic officers who finished training course on medical first-aid and attained result of examination as prescribed.

13.Health care: The heath care professional operation training certificate is granted for captains, vice captains, seafarers who take responsibility for health care on shipboard and finished the training program and attaining result of examination as prescribed.

14.Rescue raft, salvage boat: The rescue-raft, salvage-boat professional operation training certificate is granted for deck officers, mechanic officers, chief sailors, mechanics who finished training program and attained result of examination as prescribed.

15.High – speed salvage boat: The High – speed salvage boat professional operation training certificate is granted for deck officers, mechanic officers, chief sailors, mechanics who work on ship equipped high – speed salvage boats and finished training program and attained result of examination as prescribed.

Seafarers who request for training and granting the high – speed salvage boat professional operation training certificate must possess the rescue-raft, salvage-boat professional operation training certificate.

16.Theseagoing ship safety management: The seagoing ship safety management professional operation training certificate is granted for completion of training course on seagoing ship security management and attaining result of examination as prescribed.

Article 46. The training, coaching institutions

1.The training, coaching institution is training, coaching school or center that has legal status, seal, account,and accepted by The Minister of Transport on the grounds of ensuring the following conditions:

a) Satisfying quantity of lecturers, teachers coaches to ensure standard at the requirement of each program on training, coaching, fostering;

b) Having programs on training, coaching, fostering and teaching material as prescribed by the Ministry of Transport, in conformity with the model course of International Maritime Organization (IMO Model Course);

c) Satisfying fully conditions on technical material and equipments servicing for training as prescribed in the program on training, coaching, fostering promulgated by the Ministry of Transport, in conformity with equipment specified in the model courses of International Maritime Organization (IMO Model Courses);

d) Possesing certificate of ISO training quality control system.

2.The training, coaching institutions shall:

a) Training, coaching, fostering under the approved programs;

b) Organizing examinations and assessing examination result;

c) Issuing certificate of professional tranining;

d) Annually reporting to Vietnam Maritime Administration on situation of training, issuance of training certificate and implementation of inner assessment as prescribed of the STCW Convention and amendments.

3.Within 05 years, the training, coaching institutions must be assessed independently as prescribed of the STCW Convention and amendments.

Article 47. Confirmation of certificate issuance

Vietnamese seafarers who are issued certificate of special professional operation training on familiarization and advancement for oilers, chemical ships, liquefied gas ships, GOC, ROC must be granted confirmation of certificate isssuance by Vietnam Maritime Administration.

Section 5. Procedures for issuance, extension, recognition, confirmation of certificates of professional competence, certificates of professional operation training

Article 48. Procedures for issuance of certificate of professional competence

1.Objects being issuances are foreign seafarers working on seagoing ship of Vietnam.

2.Organizations, individuals shall file 01 (one) set of dossier of applying for recognition of the professional competence certificate directly at Vietnam Maritime Administration or via the postal system. The dossier comprises:

a) A written request of organization managing seafarers made in according to Form in Annex II of this Circular;

c) Copy (consularly legalized) of certificate of professional competence;

c) Two color pictures, size 3x4 cm, type of identification card being taken within 06 months.

3.Vietnam Maritime Administration shall receive dossier, check component, quantity of dossier as prescribes, record in book and provide an appointment for replying result proper prescribed time limit:

a) In case of directly filing, if dossier is not sufficient as prescribed, it shall be returned and organizations, individuals shall be guided for dossier completion as prescribed

b) In case of receiving dossier via the postal system, if dossier is not sufficient as prescribed, Vietnam Maritime Administration shall have an announcement in written within 02 working days from the day of receiving;

c) If dossier is not eligible as prescribed, it should reply in written and clearly state the reason therefore;

d) Within 03 (three) working days, from the day of receiving full dossier as prescribed, Vietnam Maritime Administration shall grant confirmation of professional competence certificate made in according to form in Annex I of this Circular.

4.Charges and fees: Fees for grant of confirmation of professional competence certificate are complied with provision of the Ministry of Finance;

Article 49. Procedures for grant of certificate of professional competence for watchkeeping sailors, watchkeeping mechanic, electrotechnical workman

1.Objects implementing administrative procedures ae seafarers who undertake position of watchkeeping sailors, watchkeeping mechanic, electro technical workman as prescribedof this Circular and the STCW Convention;

2.Organizations, individuals shall file 01 (one) set of dossier requesting for issuance of certificate of professional competence of watchkeeping sailors, watchkeeping mechanic, electro technical workman directly at Vietnam Maritime Administration or send it via post. The dossier comprises:

a) An application of seafarer made in according to form in Annex III or a written request of school or organization managing seafarers made in according to form in Annex IV of this Circular;

b) Original or authenticated or notarized copy or copy together with original for comparison of one of three following documents: The graduation certificate or graduation confirmation or decision on graduation or confirmation of learning a different speciality;

c) Health certificate as prescribed;

d) Two color pictures, size 3x4 cm, type of identification card being taken within 06 months.

dd) Confirmation of watchkeeping probationary time (for persons learn a different specility or at preliminary vocational level).

3. The Vietnam Maritime Administration shall receive dossier, check component, quantity of dossier as prescribes, record in book and provide an appointment for replying result proper prescribed time limit:

a) In case of directly filing, if dossier is not sufficient as prescribed, it shall be returned and organizations, individuals shall be guided for dossier completion as prescribed;

b) In case of receiving dossier via the postal system, if dossier is not sufficient as prescribed, Vietnam Maritime Administration shall have an announcement in written within 02 working days from the day of receiving;

c) If dossier is not eligible for grant of certificate of professional competence for watchkeeping sailors, watchkeeping mechanics, electrotechnical workman as prescribed, it should be replied in wrriten and clearly state the reason therefore;

d) Within 03 (three) working days, from the day of receiving full dossier as prescribed, Vietnam Maritime Administration shall grant certificate of professional competence for watchkeeping sailors, watchkeeping mechanic, electrotechnical workman made in according to form in Annex I of this Circular.

4.Charges and fees: Fees for grant of certificate of professional competence certificate for watchkeeping sailors, watchkeeping mechanic, electrotechnical workman are complied with provision of the Ministry of Finance.

Article 50. Procedures for extansion of certificate of professional competence

1.Objects implementing administrative procedures are seafarers who possess expired certificate of professional competence and satisfy the following conditions:

a) At the labor age and meeting the healthy standard as prescribed;

b) Having undertaken a job title suitable with their granted certificate of professional competence for total 12 months or more within 05 year; if fail to ensure that time, they must have 03 probationary months at position of job title as certificate of professional competence within 06 months prior time of extension.

2.Organizations, individuals shall file 01 (one) set of dossier requesting for issuance of certificate of professional competence directly at Vietnam Maritime Administration or send it via post. The dossier comprises:

a) An application of seafarer made in according to form in Annex V or a written request of organization managing seafarers made in according to form in Annex IV of this Circular;

b) Orginal of the expired capacity professional certificate (if seafarers working in distant, can not to submit orginal, they must submit it within 07 (seven) days since seafarers come back Vietnam):

c) Health certificate as prescribed;

d) Two color pictures, size 3x4 cm, type of identification card being taken within 06 months.

3.The Vietnam Maritime Administration shall receive dossier, check component, quantity of dossier as prescribes, record in book and provide an appointment for replying result proper prescribed time limit:

a) In case of directly filing, if dossier is not sufficient as prescribed, it shall be returned and organizations, individuals shall be guided for dossier completion as prescribed;

b) In case of receiving dossier via the postal system, if dossier is not sufficient as prescribed, Vietnam Maritime Administration shall have an announcement in written within 02 working days from the day of receiving;

c) If dossier is not eligible to extend for the professional competence certificate as prescribed, it should reply in written and clearly state the reason therefore;

d) Within 03 (three) working days, from the day of receiving full dossier as prescribed, Vietnam Maritime Administration shall grant the professional competence certificate made in according to form in Annex I of this Circular.

4.Charges and fees: Fees for extension of the professional competence certificate are complied with provision of the Ministry of Finance;

Article 51. Procedures for grant of the general GMDSS wireless operator certificate (GOC), the restrained GMDSS wireless operator certificate (ROC) and the special professional operation training certificate

1.Objects implementing administrative procedures are seafares possess GOC, ROC and special professional operation training certificate.

2.Organizations, individuals shall file 01 (one) set of dossier requesting for confirmation of the special professional operation training certificatedirectly at Vietnam Maritime Administration or send it via post. The dossier comprises:

a) An application of seafarers made in according to Annex VII or a written request of organization managing seafarers made in according to Annex VIII of this Circular;

b) Copy (authenticated) of GOC, ROC, special professional operation training certificate;

c) Two color pictures, size 3x4 cm, type of identification card being taken within 06 months.

3.The Vietnam Maritime Administration shall receive dossier, check component, quantity of dossier as prescribes, record in book and provide an appointment for replying result proper prescribed time limit.

a) In case of directly filing, if dossier is not sufficient as prescribed, it shall be returned and organizations, individuals shall be guided for dossier completion as prescribed;

b) In case of receiving dossier via the postal system, if dossier is not sufficient as prescribed, Vietnam Maritime Administration shall have an announcement in written within 02 working days from the day of receiving;

c) If dossier is not eligible for confirmation of grant of GOC, ROC, the special professional operation training certificate as prescribed, it should be replied in wrriten and clearly state the reason therefore;

d) Within 03 (three) working days, from the day of receiving full dossier as prescribed, Vietnam Maritime Administration shall grant confirmation made in according to form in Annex I of this Circular;

4.Charges and fees: Fees for confirmation of GOC, ROC, special professional operation training certificate are complied with provision of the Ministry of Finance.

Article 52. Procedures for the main trainer certificate

1.Objects implementing administrative procedures are trainers satisfying provisions of this Circular and STCW Convention.

2.Organizations, individuals shall file 01 (one) set of dossier requesting for grnat od the main trainer certificate directly at Vietnam Maritime Administration or send it via post. The dossier comprises:

a) An application of grant of main trainer certificate made in according to form in Annex IX or a written request of coaching school or institution made in according to form in Annex X of this Circular;

b) Confirmation of participation in training course for main trainer with respect to coresspondence course;

c) Two color pictures, size 3x4 cm, type of identification card being taken within 06 months.

3.The Vietnam Maritime Administration shall receive dossier, check component, quantity of dossier as prescribes, record in book and provide an appointment for replying result proper prescribed time limit.

a) In case of directly filing, if dossier is not sufficient as prescribed, it shall be returned and organizations, individuals shall be guided for dossier completion as prescribed;

b) In case of receiving dossier via the postal system, if dossier is not sufficient as prescribed, Vietnam Maritime Administration shall have an announcement in written within 02 working days from the day of receiving;

c) If dossier is not eligible for grant of main trainer certificate as prescribed, it should be replied in wrriten and clearly state the reason therefore;

d) Within 03 (three) working days, from the day of receiving full dossier as prescribed, Vietnam Maritime Administration shall grant the main trainer certificate made in according to form in Annex I of this Circular;

4.Charges and fees: Fees for grant of the main trainer certificate are complied with provision of the Ministry of Finance;

Article 53. Procedures for re-grant of professional competence certificate, confirmation of granting certificate, recognition of professional competence certificate, main trainer certificate

1.Objects implementing administrative procedures are seafarers possess professional competence certificate, confirmation of granting certificate, recognition of professional competence certificate, main trainer certificate (hereinafter refered to as certificate) that are damaged, wrong information, or lost.

2.Organizations, individuals shall file 01 (one) set of dosier requesting for re-grant of certificate directly at Vietnam Maritime Administration or via post. The dossier comprises:

a) An application of seafarer made in according to form in Annex XI or a written request of organization managing seafarers made in according to form in Annex XII of this Circular;

b) Original of certificate that is damaged or wrong information;

c) Papers which are legal value to prove adjustment for case of wrong information;

d) Two color pictures, size 3x4 cm, type of identification card being taken within 06 months.

3.The Vietnam Maritime Administration shall receive dossier, check component, quantity of dossier as prescribes, record in book and provide an appointment for replying result proper prescribed time limit:

a) In case of directly filing, if dossier is not sufficient as prescribed, it shall be returned and organizations, individuals shall be guided for dossier completion as prescribed;

b) In case of receiving dossier via the postal system, if dossier is not sufficient as prescribed, Vietnam Maritime Administration shall have an announcement in written within 02 working days from the day of receiving;

c) If dossier is not eligible to re-grant certificate as prescribed, it should reply in written and clearly state the reason therefore;

d) Within 03 (three) working days, from the day of receiving full dossier as prescribed, Vietnam Maritime Administration shall re-grant certificate made in according to form in Annex I of this Circular;

4.Charges and fees: Fees for re-grant of certificates are complied with provision of the Ministry of Finance.

Article 54. Withdrawal of professional certificatesof seafarers

Professional certificate of a seafarer shall be revoked if that seafarer forges papers, dossier to participate in examination or erases, forges, buys, sells, rents, lends professional certificate. The general director of Vietnam Maritime Administration shall decide withdrawal.

Article 55. Procedures for approving list of candicates participating in advanced training course, professional fostering course; candicated taking examination for officer, captain, chief mechanic and granting the professional capccity certificate of officer, captain, chief mechanic

1.Objects implementing administrative procedures are organizations, individuals relating to advanced training course, professional fostering course; examination for officer, captain, chief mechanic and grant of the professional capccity certificate of officer, captain, chief mechanic

2.Organizations, individuals shall file 01 (one) set of dossier of every learner who participating in advanced training course, professional fostering course; taking examination for officer, captain, chief mechanic, directly at training, coaching institutions or via post. The dossier comprises:

a) An application made in according to form in Annex XIII of this Circular;

b) Authenticated copy of training specialized graduation certificate, advanced training certificate and certificate of learning different speciality (if any);

c) Curiculum vitae certified by organization managing seafarers or Ward People’s Committee where seafarers register permanent residence;

d) Copy of the professional capcacity certificate;

dd) Health certificate issued by medical institutions at district level or equivalent level, or higher;

e) Copy of the professional operation training certificate, Maritime English certificate as prescribed for job title taking examination;

g) A decleration of segoing time (confirmation of organization managing seafarers is not required) made in according to Form in Annex XIV of this Circular;

h) Anauthenticated copy of seafarer book;

i) Two color pictures, size 3x4 cm, type of identification card being taken within 06 months.

3.The training, coaching institution shall receive dossier, check component, quantity of dossier as prescribes, record in book and inform result for organizations, individuals. If dossier is not proper as prescribed, the training, coaching institution shall guide organizations, individuals to complete their dossier as prescribed; If the applicant is not eligible to participate in training, coaching course, taking examination as prescribed, it should inform and clearly state the reason therefore;

4.Within 10 (ten) working days, from the day of receiving full dossier as prescribed, the training, coaching institution shall submit 01 (one) set of dossier direct at Vietnam Maritime Administration or send it via post; The dossier comprises:

a) A written request of the training, coaching institution regarding on list of learners participating in advanced training course, professional fostering course, taking examination for officer, captain, chief mechanic made in according to Annex XV of this Circular;

b) 01 set of dossier of learners (enclosed).

5.Vietnam Maritime Administration shall receive dosiers, check, approve dossiers and make decision on persons who are eligible to participate in training, coaching course, taking examination. If dossier is not eligible, it should inform and clearly state the reason therefore;

6.Basing on report of the Officer Examination Council, on result of examination for officer, captain, chief mechanic, within 05 (five) working days, Vietnam Maritime Administration shall make decision on recognizing result of examination for officer, captain, chief mechanic and issue professional competence certificate.

7.Charges and fees: Fees of approving list of candicates participating in anvanced training course, professional fostering course, taking examination for officer, captain, chief mechanic and granting the professional capccity certificate shall implement as prescribed by the Ministry of Finance.

Chapter IV

MINIMUM SAFETY COMPLEMENT

Article 56. Minimum safety complement frame

1.General provisions for Vietnamese seagoing vessel

a) Minimum safety complement of deck department in according to gross tonnage (GT)

Position

Less than 50 GT

From 50 GT to less than 500 GT

From 500 GT to less than 3000 GT

From 3000 GT or more

Captain

01

01

01

01

Vice captain

 

01

01

01

Deck officer

 

 

01

02

Radio information operator (*)

 

 

01

01

Watchkeeping sailor

01

01

02

02

Total

02

03

06

07

(*) If deck officer possesses professional certificate suitable to operate radio equipment on ship, it shall be not stipulated for position of radio information operator.

b)Minimum safety complement ofenginedepartment in according tototal capacity of main engine(KW):

Position

Less than 75 KW

From 75 KW to less than 750 KW

From 750 KW to less than 3000 KW

From 3000 KW or more

Chief mechanic

01

01

01

01

Second mechanic

 

 

01

01

Mechanic officer

 

01

01

01

Electro technical officer (*)

 

 

 

01

Watchkeeping mechanic

 

01

02

03

Electro technical workman (*)

 

 

01

 

Total

01

03

06

07

(*) Positions: Electro technical officer and Electro technical workman are stipulated compulsory inMinimum safety complement ofenginedepartmentfrom January 01, 2017.

2.Basing on technical characteristics, automatic extent and operation area of ship, the seagoing ship registration agencies decide Minimum safety complement of ship suitable with actual use and exploitation of ship.

3.For passenger ship, Ro-Ro passenger ship, basing on technical characteristics, quantity of passengers, operation area of ship, the seagoing ship registration agencies provide for Minimum safety complement but must supplement additional 01 seafarer be in charged of passenger comparing with regulation in clause 01 of this Article.

4.For ship on official duty, basing on ship size, technical characteristics and operation area of ship, the seagoing ship registration agencies decide Minimum safety complement.

5.Form of minimum safety complement certificate complies with regulation in Annex XVI of this Circular.

Article 57. Arrangement of seafarers on Vietnamese seagoing vessel

1.Ship owner has reponsibility for arrangement of seafarers on Vietnamese seagoing vessel to satisfy conditions specified in clause 2, Article 46 of the Vietnam Maritime Code.

2.Arrangement of seafarers at positions on Vietnamese seagoing vessel must satisfy the following requirements:

a) Must possess professional competence certificate, professional operation training certificate in conformity with position for which seafarers are assigned;

b) Seafarers, who are arranged to work on oilers, chemical ships, liquefied gas ships, passenger ships, Ro-Ro passenger ships, in addition to professional competence certificate and professional operation training certificates which must have upon working on levelal ships, they must possess professional operation training certificates corresponding to each position on type of those ship.

3.Principle of position arrangement in some special cases:

a) For position arrangement of captain, vice captain, chief mechanic, second mechanic, deck officer, mechanic officer working on tug boats, construction boat, search and rescue boat and other boat on official duty, Vietnam Maritime Administration bases on boat’s size, technical charasterictics and operation area to guide seagoing ship registration agencies for implementation;

b) If ship is moving under its itinerary at sea, but its captain, chief mechanic cannot afford to implement their function, ship owner, ship operator may assign vice captain, second mechanic to replace captain, chief mechanic in order to continue trip, only come the first destination port;

c) Captain of passenger ship must be in charge of position as captain of ships not being passenger ship at the sameclassfor at least 24 months or be in charge of position as vice captain of passenger ship for at least 24 months.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 58. Effect

1.This Circular effects from June 01, 2012.

2.Annulling theDecision No. 31/2008/QD-BGTVT,of December 26, 2008 of the Minister of Transport on professional standard, professional certificate of Seafarers and the minimum safety complement of Vietnamese seagoing ship.

3.Certificates of minimum safety complement were granted under the Decision No.66/2005/QD-BGTVT, of November 30, 2005 of the Minister of Transport on professional standard, professional certivficate of seafarers and the minimum safety complement of Vietnamese seagoing ship, the Decision No. 31/2008/QD-BGTVT,of December 26, 2008 of the Minister of Transport on professional standard, professional certificate of Seafarers and the minimum safety complement of Vietnamese seagoing ship are valid till the expired day printed in those certificates.

4.Seafarers posess professional competence certificate under the Decision No. 2115/2001/QD-BGTVT, of July 04, 2001, the Decision No. 103/2002/QD-BGTVT, of January 11, 2002 of the The Minister of Transport (the professional competence certificate converted exceptionally) are arranged to work on ships with gross tonnage or total capacity of main engine correspondence to the granted professional competence certificates. Seafarers, who possess this professional competence certificate, want to upgrade to higher position or higher ship class must satisfy full conditions correspondence to provisions articles 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38 and 39 of this Circular.

5.From now to July 01, 2013, seafarers who participated in training, coaching and fostering courses, still are granted professional certificate in according to standard of STCW Convention 1978, amended in 1995. From July 01, 2013, seafarers after being trained, coached, and fostered, shall be granted professional certificate in according to standard of STCW Convention 1978, amended in 2010; especialy for professional operation training course of seagoing ship security awareness, seafarers who have specific seagoing ship security task, officers of seagoing ship security shall be granted professional certificate in according to standard of STCW Convention 1978, amended in 2010 right after this Circular comes into effect.

6.Profesional certificates of seafarers which were granted under the Decision No. 31/2008/QD-BGTVT, of December 26, 2008 of the Minister of Transport on professional standard, professional certificate of seafarers and the minimum safety complement of Vietnamese seagoing ship, are valid till the end of January 01, 2017. After January 01, 2017, they shall be expired. After July 01, 2017, professional condition regarding English specified in articles 22, 23, 25, 27, 29, 30, 31, 32, 34, 35 and 38of this Circular shall compulsory be maritime English.

7.Promulgating together with this Circular 16 Annexes as follows:

a) Annex I: Form of professional certificates;

b) Annex II: Form of written request for grant of confirmation of capacity professional certificate;

c) Annex III: Application form for grant of ability specialized certificate for watchkeeping sailors, watchkeeping mechanic, and electro technical workman;

d) Annex IV: Form of written request for grant of ability specialized certificate for watchkeeping sailors, watchkeeping mechanic, and electro technical workman;

dd) Annex V: Application form for extension of capacity professional certificate;

e) Annex VI: Form of written request for extension of capacity professional certificate;

g) Annex VII: Application form for grant of Confirmation of GOC, ROC, special professional operation training certificateissuance;

h) Annex VIII: Form of written request for grant of Confirmation of GOC, ROC, special professional operation training certificate issuance;

i) Annex IX: Application form for grant of main trainer certificate;

k) Annex X: Form of written request for grant of main trainer certificate;

l) Annex XI: Application Form for re-grant of professional competence certificate, confirmation of granting GOC, ROC, special professional operation training certificate; recognition of professional competence certificate; main trainer certificate;

m) Annex XII: Form of written request for re-grant of professional competence certificate, confirmation of granting GOC, ROC, special professional operation training certificate; recognition of professional competence certificate; main trainer certificate;

n) Annex XIII: Aplication form for participation in advanced training course, professional fostering course, taking in examination for officer, captain, chief mechanic;

o) Annex XIV: The seafaring period declaration form for officer, captain, chief mechanic;

p) Annex XV: Form of written request of the training, coaching institution regarding on list of learners participating in advanced training course, professional fostering course, taking examination for officer, captain, chief mechanic;

q) Annex XVI: Form of minimum safty complement certificate.

Article 59. Organization of implementation

1.Vietnam Maritime Administration shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies for implementation of this Circular.

2.The Chief of the Ministry Office, the Chief Inspector of Ministry, directors of departments,general director ofVietnam Maritime Administration, heads of agencies, organizations and relevant individuals shall implement this Circular.

 

 

THE MINISTER OF TRANSPORT




Dinh La Thang

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 11/2012/TT-BGTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Nghị định 14/2012/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi Điều 7 Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Mục I Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP

Lao động-Tiền lương

văn bản mới nhất