Nghị định 98/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại

thuộc tính Nghị định 98/2020/NĐ-CP

Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:98/2020/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:26/08/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Từ 15/10, nâng mức phạt sản xuất hàng giả lên tối đa 400 triệu đồng

Ngày 26/8/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nghị định quy định mức phạt tối đa lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100 triệu đồng với cá nhân; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200 triệu đồng. Mức phạt với tổ chức sẽ gấp 02 lần mức phạt của cá nhân, tương đương 200 triệu với hành vi trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; 400 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm.

Cụ thể, cá nhân có hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng bị phạt tiền từ 1 triệu đến 70 triệu đồng phụ thuộc vào giá trị hàng giả tương đương với hàng thật. Đối với hành buôn bán hàng giả là thực phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế… mức phạt tiền sẽ tăng gấp đôi.

Đối với hành vi sản xuất hàng giả, mức phạt tiền tối đa là 100 triệu đồng đối với cá nhân. Tương tự mức phạt tối đa 200 triệu đồng nếu sản xuất hàng giả là thực phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế.

Trong lĩnh vực kinh doanh rượu, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng với hành vi bán, cung cấp rượu cho người dưới 18 tuổi. Trường hợp bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động; sử dụng lao động dưới 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, kinh doanh rượu mức phạt từ 03 triệu đến 05 triệu đồng.

Nghị định cũng quy định các mức phạt đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư cấm, đầu cơ hàng hóa và găm hàng; xúc tiến thương mại, vi phạm về thương mại điện tử…

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2020.

Xem chi tiết Nghị định98/2020/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
________

Số: 98/2020/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________________________

Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2020

NGHỊ ĐỊNH

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

_________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Dược ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh, trừ trường hợp đã được quy định tại nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác;
b) Hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh; sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm;
c) Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp; hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác;
d) Hành vi vi phạm về kinh doanh thuốc lá;
đ) Hành vi vi phạm về kinh doanh rượu;
e) Hành vi đầu cơ hàng hóa và găm hàng;
g) Hành vi vi phạm về hoạt động xúc tiến thương mại;
h) Hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
i) Hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
k) Hành vi vi phạm về thương mại điện tử;
l) Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam;
m) Các hành vi vi phạm khác trong hoạt động thương mại.
3. Các vi phạm hành chính khác trong hoạt động thương mại về kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng; giá, niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ; chứng từ, hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ; đo lường, tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa lưu thông, kinh doanh trên thị trường; nhãn hàng hóa; sở hữu trí tuệ; thủ tục đăng ký kinh doanh; biển hiệu; quảng cáo thương mại; kinh doanh đấu giá hàng hóa; kinh doanh đấu thầu hàng hoá, dịch vụ; mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới và các hành vi vi phạm khác thì áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
4. Đối với các hành vi đầu cơ hàng hóa, găm hàng, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và nhượng quyền thương mại có dấu hiệu của hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh thì áp dụng quy định về điều tra và xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh.
5. Đối với hành vi vi phạm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do cơ quan hải quan phát hiện trong địa bàn hoạt động hải quan thì áp dụng quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Trường hợp Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan chưa quy định thì áp dụng các quy định của Nghị định này.
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt hành chính
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
3. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã; các tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và các đơn vị trực thuộc của các tổ chức kinh tế nói trên;
b) Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
c) Tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Theo Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Sản xuất” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng hóa.
2. “Buôn bán" là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng hóa vào lưu thông.
3. “Hàng hóa lưu thông trên thị trường” gồm hàng hóa được trưng bày, khuyến mại, bảo quản, vận chuyển và lưu giữ trong quá trình mua bán hàng hóa.
4. “Giấy phép kinh doanh" gồm giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, văn bản xác nhận, các hình thức văn bản khác quy định các điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức đó theo quy định của pháp luật.
5. "Hàng cấm” gồm hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa cấm lưu hành và hàng hoá cấm sử dụng tại Việt Nam.
6. “Hàng hóa nhập lậu” gồm:
a) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;
b) Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
7. “Hàng giả” gồm:
a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hoá không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
a) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
b) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;
c) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
đ) Hàng hoá có nhãn hàng hoá hoặc bao bì hàng hoá ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hoá; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hoá hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
e) Tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả.
8. “Tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả” gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, dấu chất lượng, tem truy xuất nguồn gốc, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của tổ chức, cá nhân kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm, mã số mã vạch, mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố của hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác.
9. “Tang vật” gồm vật, tiền, giấy tờ, hàng hóa thành phẩm hoặc chưa thành phẩm có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính.
10. “Phương tiện vi phạm” gồm phương tiện vận tải, công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính.
11. “Bí mật cá nhân của người tiêu dùng” là thông tin liên quan đến cá nhân người tiêu dùng đã được người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan khác áp dụng các biện pháp bảo mật mà nếu tiết lộ hoặc sử dụng thông tin này không có sự chấp thuận của họ sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ, tính mạng, tài sản hoặc các thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần khác với người tiêu dùng.
12. “Bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng” là các tổ chức, cá nhân được tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ yêu cầu thực hiện việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng;
b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh tham gia vào việc xây dựng thông tin về hàng hóa, dịch vụ;
c) Chủ phương tiện truyền thông, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông;
d) Tổ chức, cá nhân khác được yêu cầu thực hiện việc cung cấp thông tin.
13. “Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hoá bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá, tài liệu kèm theo hàng hoá; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hoá và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Các hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm).
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện;
b) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
d) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
đ) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
e) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
g) Buộc thu hồi hàng hóa có khuyết tật;
h) Buộc hủy bỏ kết quả đã mở thưởng và tổ chức mở thưởng lại đối với chương trình khuyến mại mang tính may rủi;
i) Buộc sửa đổi lại hợp đồng đã giao kết hoặc buộc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo đúng quy định;
k) Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp.
Bổ sung
4. Mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm p khoản 2 Điều 33, khoản 2 Điều 34, điểm b khoản 4 Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Điều 5. Xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt
1. Việc xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này được áp dụng dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với tang vật là hàng giả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 7 Điều 3 Nghị định này thì giá của tang vật là giá thị trường của hàng hóa thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp không xác định được giá như trên thì xác định giá trị theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp không thể áp dụng các căn cứ quy định tại khoản 1 và 2 Điều này thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm và thành lập Hội đồng định giá theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Mục 1
HÀNH VI VI PHẠM VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO GIẤY PHÉP KINH DOANH
Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh;
b) Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng giấy phép kinh doanh;
c) Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng giấy phép kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;
c) Kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;
d) Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, 3, 4 Điều này.
Mục 2
HÀNH VI KINH DOANH DỊCH VỤ CẤM, SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ, HÀNG CẤM
Điều 7. Hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 8. Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng dưới 5 kilôgam hoặc dưới 5 lít;
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 50 bao (1 bao = 20 điếu, đối với thuốc lá xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao);
c) Buôn bán pháo nổ dưới 0,5 kilôgam;
d) Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 1.500.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 5 kilôgam đến dưới 10 kilôgam hoặc từ 5 lít đến dưới 10 lít;
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 bao đến dưới 100 bao;
c) Buôn bán pháo nổ từ 0,5 kilôgam đến dưới 1 kilôgam;
d) Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 1.500.000 đồng đến dưới 2.500.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 10 kilôgam đến dưới 15 kilôgam hoặc từ 10 lít đến dưới 15 lít;
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 bao đến dưới 300 bao;
c) Buôn bán pháo nổ từ 1 kilôgam đến dưới 2 kilôgam;
d) Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 2.500.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 15 kilôgam đến dưới 20 kilôgam hoặc từ 15 lít đến dưới 20 lít;
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 300 bao đến dưới 500 bao;
c) Buôn bán pháo nổ từ 2 kilôgam đến dưới 3 kilôgam;
d) Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 20 kilôgam đến dưới 30 kilôgam hoặc từ 20 lít đến dưới 30 lít;
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao đến dưới 1.000 bao;
c) Buôn bán pháo nổ từ 3 kilôgam đến dưới 4 kilôgam;
d) Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 30 kilôgam đến dưới 40 kilôgam hoặc từ 30 lít đến dưới 40 lít;
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.000 bao đến dưới 1.200 bao;
c) Buôn bán pháo nổ từ 4 kilôgam đến dưới 5 kilôgam;
d) Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 40 kilôgam đến dưới 50 kilôgam hoặc từ 40 lít đến dưới 50 lít;
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.200 bao đến dưới 1.500 bao;
c) Buôn bán pháo nổ từ 5 kilôgam đến dưới 6 kilôgam;
d) Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 50 kilôgam trở lên hoặc từ 50 lít trở lên;
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên;
c) Buôn bán pháo nổ từ 6 kilôgam trở lên;
d) Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên.
9. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này đối với hành vi sản xuất hàng cấm tương ứng quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này.
10. Các mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này cũng được áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với:
a) Hành vi vận chuyển hàng cấm;
b) Hành vi tàng trữ hàng cấm;
c) Hành vi giao nhận hàng cấm.
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 12 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này;
c) Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hàng cấm có số lượng, khối lượng, trị giá hoặc số thu lợi bất chính được quy định tại khoản 6, 7 và 8 Điều này hoặc trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;
đ) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
13. Đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng hoá chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam thì áp dụng quy định tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có liên quan để xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 9. Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
c) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 10. Hành vi sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
1. Đối với hành vi sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với một trong các trường hợp hàng giả sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
c) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
d) Đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 11. Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trông thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
c) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 12. Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
1. Đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với một trong các trường hợp hàng giả sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
a) Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
b) Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
d) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 13. Hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả
1. Đối với hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả quy định tại điểm e khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả có số lượng dưới 100 cái, chiếc, tờ hoặc đơn vị tính tương đương (sau đây gọi tắt là đơn vị);
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 500 đơn vị;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả có số lượng từ 500 đơn vị đến dưới 1.000 đơn vị;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả có số lượng từ 1.000 đơn vị đến dưới 2.000 đơn vị;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả có số lượng từ 2.000 đơn vị đến dưới 3.000 đơn vị;
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả có số lượng từ 3.000 đơn vị đến dưới 5.000 đơn vị;
g) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả có số lượng từ 5.000 đơn vị đến dưới 10.000 đơn vị;
h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả có số lượng từ 10.000 đơn vị trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Hành vi nhập khẩu tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả;
b) Tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả của thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh, thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, mũ bảo hiểm;
c) Tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả của chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 14. Hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả
1. Đối với hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả quy định tại điểm e khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả có số lượng dưới 100 cái, chiếc, tờ hoặc đơn vị tính tương đương (sau đây gọi tắt là đơn vị);
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 500 đơn vị;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả có số lượng từ 500 đơn vị đến dưới 1.000 đơn vị;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả có số lượng từ 1.000 đơn vị đến dưới 2.000 đơn vị;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả có số lượng từ 2.000 đơn vị đến dưới 3.000 đơn vị;
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả có số lượng từ 3.000 đơn vị đến dưới 5.000 đơn vị;
g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 5.000 đơn vị đến dưới 10.000 đơn vị;
h) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả có số lượng từ 10.000 đơn vị trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả của thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh, thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, mũ bảo hiểm;
b) Tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả của chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
d) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Mục 3
HÀNH VI KINH DOANH HÀNG HÓA NHẬP LẬU; HÀNG HÓA LƯU THÔNG TRONG NƯỚC BỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP; HÀNG HÓA QUÁ HẠN SỬ DỤNG, KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC, XUẤT XỨ VÀ CÓ VI PHẠM KHÁC
Điều 15. Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu
1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
a) Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;
c) Hàng hoá nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.
3. Các mức phạt tiền quy định tại khoản 1 và 2 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:
a) Hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu;
b) Hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu;
c) Hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện vận tải vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 16. Hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa bị áp dụng biện pháp khẩn cấp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
a) Kinh doanh loại hàng hóa đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp lưu thông có điều kiện nhưng không đảm bảo điều kiện hoặc phải có giấy phép nhưng không có giấy phép theo quy định;
b) Kinh doanh loại hàng hóa đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp buộc phải thu hồi hoặc tạm ngừng lưu thông.
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
11. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
12. Đối với hành vi kinh doanh loại hàng hóa đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm lưu thông thì xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 17. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
11. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
12. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;
b) Là chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản;
c) Hàng hoá khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Mục 4
HÀNH VI VI PHẠM VỀ KINH DOANH THUỐC LÁ
Điều 18. Hành vi vi phạm về nhập khẩu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhập khẩu thuốc lá không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định;
b) Nhập khẩu thuốc lá không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhập khẩu giấy cuốn điếu thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá khi không có giấy phép nhập khẩu theo quy định;
b) Nhập khẩu số lượng giấy cuốn điếu thuốc lá vượt quá chỉ tiêu nhập khẩu hằng năm đã được công bố;
c) Nhập khẩu thuốc lá với mục đích thương mại không đúng với nhãn hiệu đã đăng ký hoặc bảo hộ tại Việt Nam.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 19. Hành vi vi phạm về mua bán, chuyển nhượng tem, giấy cuốn điếu thuốc lá
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, chuyển nhượng trái phép tem thuốc lá.
2. Đối với hành vi mua bán, chuyển nhượng trái phép giấy cuốn điếu thuốc lá, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d và đ khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Điều 20. Hành vi vi phạm về dán tem nhập khẩu đối với thuốc lá nhập khẩu
1. Đối với hành vi không dán tem nhập khẩu đối với thuốc lá nhập khẩu với mục đích thương mại theo quy định, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến dưới 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm quy định từ điểm đ đến điểm k khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Điều 21. Hành vi vi phạm về dán tem đối với thuốc lá tiêu thụ trong nước
1. Đối với hành vi kinh doanh thuốc lá sản xuất trong nước không dán tem thuốc lá tiêu thụ trong nước hoặc dán tem thuốc lá tiêu thụ trong nước không đúng quy định, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
l) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
m) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;
n) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 90.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
o) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với người sản xuất thuốc lá có hành vi không dán tem thuốc lá tiêu thụ trong nước theo quy định.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định từ điểm h đến điểm o khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với người sản xuất thuốc lá có hành vi không dán tem thuốc lá tiêu thụ trong nước quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Điều 22. Hành vi vi phạm về quản lý sản lượng thuốc lá
1. Đối với hành vi sản xuất sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước hàng năm vượt sản lượng được phép sản xuất, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp vượt dưới 05% sản lượng được phép sản xuất;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 05% đến dưới 10% sản lượng được phép sản xuất;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 10% đến dưới 15% sản lượng được phép sản xuất;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 15% đến dưới 20% sản lượng được phép sản xuất;
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp vượt từ 20% sản lượng được phép sản xuất trở lên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 23. Hành vi vi phạm về bán sản phẩm thuốc lá
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không treo biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi;
b) Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi bán thuốc lá.
3. Phạt tiền từ 2.000 000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về trưng bày thuốc lá tại điểm bán hàng.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về tình hình, kết quả kinh doanh và hệ thống phân phối của thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá theo quy định;
b) Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động hoặc bán thuốc lá tại các địa điểm có quy định cấm;
c) Bán thuốc lá phía ngoài cổng các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường trong phạm vi 100 m tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về tình hình, kết quả kinh doanh và hệ thống phân phối của thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá, thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá theo quy định.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 4 Điều này.
Điều 24. Hành vi vi phạm về quản lý máy móc, thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng chế độ báo cáo tình hình nhập khẩu và sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thanh lý, tiêu hủy máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá không đúng quy định;
b) Không tái xuất máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá khi hết thời gian được phép tạm nhập theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá mà không có giấy phép sản xuất thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá theo quy định.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán, thuê, cho thuê hoặc thực hiện các hình thức chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá không đúng quy định;
b) Nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá không đúng quy định hoặc sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá nhập khẩu không có nguồn gốc hợp pháp.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều này.
Mục 5
HÀNH VI VI PHẠM VỀ KINH DOANH RƯỢU, BIA
Điều 25. Hành vi vi phạm về đăng ký bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ và sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại mà không đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ hoặc kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ mà không đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện theo quy định.
Điều 26. Hành vi vi phạm về nhập khẩu rượu
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm có độ cồn từ 5,5 độ trở lên mà không có giấy phép kinh doanh rượu theo quy định;
b) Bán rượu bán thành phẩm nhập khẩu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên cho đối tượng không có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
2. Hành vi nhập khẩu rượu không qua các cửa khẩu quốc tế theo quy định bị xử phạt theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 27. Hành vi vi phạm về dán tem rượu nhập khẩu đối với sản phẩm rượu nhập khẩu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên
1. Đối với hành vi dán tem rượu nhập khẩu đối với sản phẩm rượu nhập khẩu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên không đúng quy định, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
l) Phạt tiền 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
2. Đối với hành vi kinh doanh sản phẩm rượu nhập khẩu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên không dán tem rượu nhập khẩu theo quy định thì xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Điều 28. Hành vi vi phạm về dán tem rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước
1. Đối với hành vi kinh doanh rượu sản xuất trong nước có độ cồn từ 5,5 độ trở lên không dán tem rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước hoặc dán tem rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước không đúng quy định, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với người sản xuất rượu trong nước có độ cồn từ 5,5 độ trở lên có hành vi không dán tem rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước hoặc dán tem rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước không đúng quy định.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Điều 29. Hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ có hành vi cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên có hành vi cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.
Điều 30. Hành vi vi phạm khác về kinh doanh rượu, bia
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi bán, cung cấp rượu, bia cho người dưới 18 tuổi.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng tình hình sản xuất, kinh doanh rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động;
b) Kinh doanh sản phẩm rượu, bia tại các địa điểm cấm kinh doanh rượu, bia theo quy định;
c) Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều này.
Mục 6
HÀNH VI ĐẦU CƠ HÀNG HÓA VÀ GĂM HÀNG
Điều 31. Hành vi đầu cơ hàng hóa
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
a) Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá;
b) Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 1.000.000.000 đồng trở lên.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
c) Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 32. Hành vi găm hàng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 của Nghị định này mà không có lý do chính đáng:
a) Cắt giảm địa điểm bán hàng;
b) Cắt giảm phương thức bán hàng (từ bán buôn sang bán lẻ) khác với thời gian trước đó;
c) Quy định, niêm yết, bán hàng theo định lượng, đối tượng mua hàng khác với thời gian trước đó;
d) Cắt giảm thời gian bán hàng, thời gian cung ứng hàng hóa khác với thời gian trước đó.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 của Nghị định này mà không có lý do chính đáng:
a) Cắt giảm lượng hàng hóa bán ra thị trường;
b) Ngừng bán hàng hóa ra thị trường;
c) Không mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh để bán hàng;
d) Mở cửa hàng, địa điểm giao dịch kinh doanh nhưng không bán hàng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi găm hàng trong kho vượt quá 150% so với lượng hàng hóa tồn kho trung bình của ba tháng liền kề trước đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 của Nghị định này.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Mục 7
HÀNH VI VI PHẠM VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Điều 33. Hành vi vi phạm về khuyến mại
Bổ sung
Bổ sung
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng quy định về việc cung cấp, công khai thông tin về hoạt động khuyến mại khi thực hiện khuyến mại;
b) Thu các khoản phí, lệ phí, tiền từ khách hàng hoặc yêu cầu khách hàng thực hiện bất kỳ nghĩa vụ thanh toán nào khác khi thực hiện hình thức khuyến mại đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền;
c) Không tổ chức công khai việc mở thưởng chương trình khuyến mại mang tính may rủi hoặc tổ chức mở thưởng chương trình khuyến mại mang tính may rủi mà không có sự chứng kiến của khách hàng hoặc không lập thành biên bản việc tổ chức mở thưởng;
d) Không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về thời gian, địa điểm thực hiện việc phát hành kèm bằng chứng xác định trúng thưởng vào hàng hóa trước khi thực hiện việc phát hành bằng chứng xác định trúng thưởng khi thực hiện chương trình khuyến mại mang tính may rủi mà bằng chứng xác định trúng thưởng được phát hành kèm theo hàng hóa;
đ) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về công bố kết quả trúng thưởng, thông báo công khai thông tin kết quả thực hiện khuyến mại;
e) Không thực hiện việc trao giải thưởng trong thời hạn quy định khi thực hiện chương trình khuyến mại có trao giải thưởng;
g) Không xác nhận chính xác, kịp thời sự tham gia của khách hàng vào chương trình khách hàng thường xuyên;
h) Không thể hiện và lưu trữ đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định trên phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, phiếu dự thi, vé số dự thưởng, thẻ khách hàng hoặc phiếu ghi nhận việc mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng trong các chương trình khuyến mại tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên.
Bổ sung
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ mà không phải là thương nhân theo quy định được quyền thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ đó;
b) Thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác mà không có hợp đồng dịch vụ khuyến mại thẹo quy định hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của mình mà không có hợp đồng dịch vụ khuyến mại theo quy định;
c) Không thông báo hoặc không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi thực hiện khuyến mại hoặc thông báo, đăng ký không đúng quy định;
d) Không thông báo hoặc không báo cáo kết quả thực hiện khuyến mại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định hoặc thông báo, báo cáo không đúng quy định hoặc nội dung thông báo, báo cáo không trung thực;
đ) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hoặc trì hoãn việc thực hiện các nội dung của chương trình khuyến mại đã thông báo, cam kết với khách hàng hoặc đã thông báo, đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
e) Thực hiện khuyến mại có giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định;
g) Thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá có mức giảm giá hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ vượt quá mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại theo quy định;
h) Thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện nhà nước có quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu; giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện nhà nước định giá cụ thể;
i) Thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá không đúng theo quy định về thời gian được phép thực hiện khuyến mại;
k) Sử dụng bằng chứng xác định trúng thưởng có hình thức giống hoặc tương tự với xổ số do nhà nước độc quyền phát hành hoặc sử dụng kết quả xổ số để làm kết quả xác định trúng thưởng, làm căn cứ để tặng, thưởng trong các chương trình khuyến mại theo hình thức quy định tại khoản 5, khoản 6 và khoản 9 Điều 92 Luật Thương mại;
l) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc trích nộp 50% giá trị giải thưởng không có người trúng thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp thực hiện chương trình khuyến mại mang tính may rủi;
m) Chấm dứt việc thực hiện chương trình khuyến mại trước thời hạn đã công bố hoặc đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợp pháp luật cho phép hoặc trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận điều chỉnh thời gian thực hiện khuyến mại;
n) Chấm dứt việc thực hiện chương trình khuyến mại trước thời hạn đã công bố hoặc đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận mà không thuộc các trường hợp pháp luật quy định;
o) Thực hiện khuyến mại trái quy định về nguyên tắc thực hiện khuyến mại;
p) Văn phòng đại diện của thương nhân thực hiện khuyến mại cho thương nhân mà mình đại diện hoặc thuê thương nhân khác thực hiện khuyến mại cho thương nhân mà mình đại diện tại Việt Nam.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng; rượu, xổ số, thuốc lá, sữa thay thế sữa mẹ, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc), dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở y tế công lập, dịch vụ giáo dục của cơ sở công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam hoặc các hàng hóa, dịch vụ khác bị cấm khuyến mại theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng; rượu, xổ số, thuốc lá, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc), hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ bị cấm khuyến mại khác theo quy định của pháp luật;
c) Khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi; khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên hoặc sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức;
d) Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng;
đ) Khuyến mại để tiêu thụ hàng hóa không bảo đảm chất lượng theo quy định;
e) Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;
g) Nội dung chương trình thi của chương trình khuyến mại theo hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;
h) Thực hiện khuyến mại theo mô hình đa cấp, trong đó đối tượng khuyến mại gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, người trước được hưởng lợi ích từ việc mua hàng của người sau mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
4. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 3 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 6 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ kết quả đã mở thưởng và tổ chức mở thưởng lại đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và điểm 1 khoản 2 Điều này.
Điều 34. Hành vi vi phạm về trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Trưng bày, giới thiệu hàng hóa với các thông tin về hàng hóa được trưng bày, giới thiệu không đúng với hàng hóa đang hoặc sẽ kinh doanh;
b) Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác để so sánh với hàng hóa của mình, trừ trường hợp hàng hóa đem so sánh là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định;
c) Trưng bày, giới thiệu hàng hóa không có nhãn hàng hóa hoặc có nhãn hàng hóa không đúng quy định;
d) Trưng bày, giới thiệu hàng hóa không đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã công bố, áp dụng; hàng hóa không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, hàng hóa hết hạn sử dụng.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Văn phòng đại diện của thương nhân trực tiếp trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của thương nhân mà mình đại diện tại các địa điểm không phải tại trụ sở của văn phòng đại diện đó;
b) Văn phòng đại diện của thương nhân thực hiện trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của thương nhân mà mình đại diện khi chưa được sự ủy quyền của thương nhân đó.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Trưng bày, giới thiệu loại hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hàng hóa không hoặc chưa được phép lưu hành, dịch vụ chưa được phép cung ứng tại Việt Nam;
b) Tiêu thụ tại Việt Nam hàng hóa được tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu không đúng quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng hình thức, phương tiện trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, cảnh quan, môi trường, sức khoẻ con người;
d) Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng hình thức, phương tiện trưng bày, giới thiệu trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;
đ) Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ làm lộ bí mật quốc gia.
4. Hành vi trưng bày, giới thiệu hàng hóa chưa được phép nhập khẩu vào Việt Nam, hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu bị xử phạt theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Điều 35. Hành vi vi phạm về hội chợ, triển lãm thương mại
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác các nội dung trong hồ sơ khi đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại;
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết chủ đề, thời gian tiến hành hội chợ, triển lãm thương mại tại nơi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đó trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại;
b) Thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại mà không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định hoặc chưa được sự xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký;
c) Không công bố công khai theo quy định khi phải chấm dứt hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại.
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Trưng bày hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại hội chợ, triển lãm thương mại nhưng không niêm yết rõ hàng hoá đó là hàng giả, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc không nêu rõ trong nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại;
b) Trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại loại hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa cấm nhập khẩu, hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa không hoặc chưa được phép lưu hành, dịch vụ chưa được phép cung ứng tại Việt Nam hoặc hàng hóa không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định, hàng hóa hết hạn sử dụng;
c) Trưng bày tại hội chợ, triển lãm hàng hóa (kể cả hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm) không có nhãn hàng hóa hoặc có nhãn hàng hóa không đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
d) Không báo cáo bằng văn bản hoặc báo cáo không đúng theo quy định về kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thương nhân nước ngoài trực tiếp tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam;
b) Văn phòng đại diện của thương nhân trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại hoặc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại cho thương nhân được đại diện mà chưa được sự ủy quyền của thương nhân đó;
c) Tổ chức cho thương nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài mà không đăng ký kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại theo quy định;
d) Tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại mà không đăng ký theo quy định hoặc chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm;
đ) Đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại nhưng không tổ chức hoặc tổ chức không đúng với nội dung đã được xác nhận mà không thực hiện đăng ký sửa đổi, bổ sung theo quy định với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đồng ý;
e) Bán, tặng, cung ứng tại hội chợ, triển lãm thương mại các hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành mà không tuân thủ theo đúng quy định về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ đó;
g) Trao, tặng, cấp giải thưởng hoặc chứng nhận chất lượng, danh hiệu cho hàng hóa, dịch vụ hoặc cho thương nhân, tổ chức, cá nhân trong khuôn khổ hội chợ, triển lãm thương mại không đúng quy định;
h) Không thực hiện việc giải quyết khiếu nại, phản ánh của người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân về hội chợ, triển lãm thương mại; về hàng hóa trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại theo quy định;
i) Tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài với danh nghĩa Quốc gia Việt Nam hoặc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam với danh nghĩa của tỉnh, thành phố mà không đạt tiêu chuẩn quy định.
Bổ sung
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tổ chức hoặc trực tiếp mang các hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm xuất khẩu ra nước ngoài để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại khi chưa được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ về việc mang hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm xuất khẩu tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài;
b) Bán, tặng hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu nhưng đã được tạm xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài khi chưa có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ về việc bán, tặng hàng hóa đó;
c) Bán, tặng hàng hóa thuộc diện xuất khẩu phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi chưa có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc bán, tặng hàng hóa đó;
d) Tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở Việt Nam có trưng bày, giới thiệu hàng cấm, dịch vụ cấm kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc hàng hóa, dịch vụ do thương nhân ở nước ngoài cung ứng thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo quy định hoặc hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trừ trường hợp trưng bày, giới thiệu để so sánh với hàng thật;
đ) Tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại mà chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại không phù hợp với tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại;
e) Bán, tặng, cung ứng tại hội chợ, triển lãm thương mại các hàng hóa nhập khẩu mà không đăng ký với hải quan hoặc bán, tặng hàng hóa thuộc diện nhập khẩu phải có giấy phép tại hội chợ, triển lãm thương mại khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
Bổ sung
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 và điểm e khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Mục 8
HÀNH VI VI PHẠM VỀ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA
Điều 36. Hành vi vi phạm về hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
1. Đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu hoặc cấm nhập khẩu, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 20.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 3 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 37. Hành vi vi phạm về hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
1. Đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu mà không được phép bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 20.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên nếu không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 38. Hành vi vi phạm về hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu hàng hóa
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự ý tẩy xóa, sửa chữa, bổ sung, thay đổi nội dung hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu hàng hóa.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu hàng hóa.
3. Đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu nhưng không có hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu hàng hóa, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 20.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Điều 39. Hành vi vi phạm về ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi ủy thác hoặc nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện kinh doanh theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi ủy thác hoặc nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc theo giấy phép xuất khẩu hàng hóa, giấy phép nhập khẩu hàng hóa mà bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác không có hạn ngạch hoặc giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi ủy thác hoặc nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi ủy thác hoặc nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
Điều 40. Hành vi vi phạm về tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng hóa
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự ý tẩy xóa, sửa chữa, sửa đổi, bổ sung, thay đổi nội dung giấy phép tạm nhập tái xuất, giấy phép tạm xuất tái nhập hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép giấy phép tạm nhập tái xuất, giấy phép tạm xuất tái nhập hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện khi không đáp ứng điều kiện kinh doanh theo quy định.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập những mặt hàng quy định phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà không có giấy phép theo quy định.
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất và tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng hóa từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất hàng hóa tại cửa khẩu nhập đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và 4 Điều này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
Bổ sung
Điều 41. Hành vi vi phạm về chuyển khẩu hàng hóa
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự ý tẩy xóa, sửa chữa, sửa đổi, bổ sung, thay đổi nội dung giấy phép chuyển khẩu hàng hóa.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép giấy phép chuyển khẩu hàng hóa.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi chuyển khẩu không đúng chủng loại hoặc vượt số lượng hàng hóa đã được quy định trong giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chuyển khẩu hàng hóa theo quy định phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà không có giấy phép;
b) Kinh doanh chuyển khẩu loại hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh chuyển khẩu loại hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh chuyển khẩu.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép chuyển khẩu hàng hóa từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
c) Đình chỉ hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và 5 Điều này.
Điều 42. Hành vi vi phạm về quá cảnh hàng hóa
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quá cảnh hàng hóa không đúng tuyến đường, cửa khẩu được phép quá cảnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Quá cảnh loại hàng hóa phải có giấy phép không đúng tuyến đường, cửa khẩu được phép quá cảnh;
b) Hàng hóa quá cảnh lưu lại trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn được phép.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quá cảnh loại hàng hóa theo quy định phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà không có giấy phép.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiêu thụ trái phép hàng hóa, phương tiện quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa vi phạm với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số tiền bằng giá trị hàng hóa, phương tiện quá cảnh đã bị tiêu thụ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 43. Hành vi vi phạm về hoạt động của cửa hàng miễn thuế
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng miễn thuế vượt quá định lượng quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng miễn thuế không đúng đối tượng.
3. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy định hoặc bán hàng miễn thuế là xì gà, thuốc lá điếu sản xuất từ nước ngoài hoặc các loại hàng hóa thuộc diện xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ 50.000.000 đồng trở lên.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh loại hàng hóa không có nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp tại cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế;
b) Tiêu thụ trái phép ra thị trường nội địa hàng hóa được phép nhập khẩu để bán tại cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh tại cửa hàng miễn thuế loại hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cửa hàng miễn thuế từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 44. Hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp các tài liệu, chứng từ không đúng sự thật với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi đề nghị cấp hoặc xác minh Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự chứng nhận sai xuất xứ hàng hóa khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận cho tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
b) Làm giả Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Cung cấp các tài liệu, chứng từ không đúng sự thật với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi đề nghị được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc xác minh chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa giả trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật về xuất xứ hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 45. Hành vi vi phạm về gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đặt gia công hoặc nhận gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài mà không có hợp đồng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tiêu thụ tại thị trường Việt Nam máy móc, thiết bị thuê, mượn hoặc nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu tạm nhập khẩu để thực hiện gia công và sản phẩm gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài không đúng quy định;
b) Giả mạo hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi đặt gia công hàng hóa hoặc nhận gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép mà không được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài loại hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu mà không có chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài để tiêu thụ trong nước loại hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng hóa bị áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm lưu thông, bị thu hồi, tạm ngừng lưu thông và hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều này.
Mục 9
HÀNH VI VI PHẠM VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Điều 46. Hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo rõ ràng, công khai với người tiêu dùng về mục đích trước khi thực hiện hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng theo quy định;
b) Sử dụng thông tin của người tiêu dùng không phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng mà không được người tiêu dùng đồng ý theo quy định;
c) Không bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ đối với thông tin của người tiêu dùng khi thu thập, sử dụng, chuyển giao theo quy định;
d) Không tự điều chỉnh hoặc không có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin không chính xác theo quy định;
đ) Chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng theo quy định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với trường hợp thông tin có liên quan là thông tin thuộc về bí mật cá nhân của người tiêu dùng.
Điều 47. Hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thương nhân có một trong các hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng sau đây:
a) Không cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa theo quy định;
b) Không cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa theo quy định;
c) Không cung cấp hướng dẫn sử dụng hoặc không cung cấp thông tin về điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành theo quy định;
d) Không thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch theo quy định;
đ) Che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với bên thứ ba có một trong các hành vi vi phạm sau đây về cung cấp thông tin của hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng:
a) Cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp theo quy định;
b) Không có chứng cứ chứng minh hoặc không thực hiện tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với chủ phương tiện truyền thông, người cung cấp dịch vụ truyền thông là bên thứ ba có một trong các hành vi vi phạm sau đây về cung cấp thông tin của hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng:
a) Không có giải pháp kỹ thuật ngăn chặn việc phương tiện, dịch vụ do mình quản lý bị sử dụng vào mục đích quấy rối người tiêu dùng;
b) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý để quấy rối người tiêu dùng.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 06 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
Điều 48. Hành vi vi phạm về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ký kết hợp đồng với người tiêu dùng với hình thức, ngôn ngữ hợp đồng không đúng quy định;
b) Không cho người tiêu dùng xem xét toàn bộ hợp đồng trước khi giao kết trong trường hợp giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc sửa đổi lại hợp đồng đã giao kết theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Điều 49. Hành vi vi phạm về đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc hủy bỏ hoặc sửa đổi nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc trái với nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đăng ký hoặc không đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định;
b) Không thông báo cho người tiêu dùng về việc thay đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định;
c) Không áp dụng đúng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định.
3. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Điều 50. Hành vi vi phạm về hình thức hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao dịch với người tiêu dùng có một trong các vi phạm sau đây:
a) Có cỡ chữ nhỏ hơn quy định;
b) Ngôn ngữ hợp đồng không phải là tiếng Việt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;
c) Nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không tương phản nhau.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 51. Hành vi vi phạm về thực hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lưu giữ hợp đồng theo mẫu đã giao kết cho đến khi hợp đồng hết hiệu lực theo quy định;
b) Không cấp cho người tiêu dùng bản sao hợp đồng trong trường hợp hợp đồng do người tiêu dùng giữ bị mất hoặc hư hỏng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo công khai điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch với người tiêu dùng theo quy định;
b) Điều kiện giao dịch chung không xác định rõ thời điểm áp dụng hoặc không được niêm yết ở nơi thuận lợi tại địa điểm giao dịch để người tiêu dùng có thể nhìn thấy theo quy định.
Điều 52. Hành vi vi phạm về giao kết hợp đồng, điều kiện giao dịch chung với người tiêu dùng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giao kết hợp đồng với người tiêu dùng có điều khoản không có hiệu lực theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp là hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
3. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại khoản 1 và 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 53. Hành vi vi phạm về hợp đồng giao kết từ xa
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giao kết hợp đồng từ xa với người tiêu dùng đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Không cung cấp đầy đủ, rõ ràng các thông tin theo quy định;
b) Không hoàn lại tiền trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người tiêu dùng tuyên bố đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết hoặc không trả lãi đối với khoản tiền chậm trả cho người tiêu dùng theo quy định;
c) Hạn chế hoặc cản trở người tiêu dùng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết trong thời hạn mười ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin theo quy định;
d) Buộc hoặc yêu cầu người tiêu dùng phải trả chi phí để được phép thực hiện việc chấm dứt hợp đồng đã giao kết ngoại trừ chi phí đối với phần hàng hóa, dịch vụ đã được người tiêu dùng sử dụng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b và d khoản 1 Điều này.
Điều 54. Hành vi vi phạm về cung cấp dịch vụ liên tục
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh cung cấp dịch vụ liên tục tới người tiêu dùng có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cung cấp đầy đủ, rõ ràng các thông tin theo quy định;
b) Không ký hợp đồng bằng văn bản hoặc không cung cấp cho người tiêu dùng một bản hợp đồng theo quy định;
c) Yêu cầu người tiêu dùng thanh toán tiền trước khi dịch vụ được cung cấp đến người tiêu dùng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
d) Không thông báo trước cho người tiêu dùng chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày ngừng cung cấp dịch vụ trong trường hợp sửa chữa, bảo trì hoặc nguyên nhân khác theo quy định, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc pháp luật có quy định khác;
đ) Không kịp thời kiểm tra, giải quyết trong trường hợp người tiêu dùng thông báo sự cố về chất lượng dịch vụ theo quy định;
e) Đơn phương chấm dứt hợp đồng, ngừng cung cấp dịch vụ mà không có lý do chính đáng;
g) Từ chối hoặc gây cản trở người tiêu dùng chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ theo quy định;
h) Buộc người tiêu dùng phải thanh toán chi phí đối với phần dịch vụ chưa sử dụng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 1 Điều này.
Điều 55. Hành vi vi phạm về hợp đồng bán hàng tận cửa
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh bán hàng tận cửa có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người bán hàng tận cửa không giới thiệu tên của thương nhân kinh doanh, số điện thoại liên lạc, địa chỉ, trụ sở, địa chỉ cơ sở chịu trách nhiệm về đề nghị giao kết hợp đồng;
b) Người bán hàng tận cửa cố tình tiếp xúc với người tiêu dùng để đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp người tiêu dùng đã từ chối;
c) Từ chối cho người tiêu dùng rút lại giao kết trong trường hợp người tiêu dùng gửi văn bản thông báo về việc rút lại giao kết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng;
d) Buộc người tiêu dùng thanh toán hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo hợp đồng trước khi hết thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
đ) Từ chối trách nhiệm đối với hoạt động của người bán hàng tận cửa trong trường hợp người đó gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
e) Không giải thích đầy đủ, chính xác cho người tiêu dùng về điều kiện của hợp đồng, các thông tin liên quan đến hàng hóa, dịch vụ sẽ giao dịch với người tiêu dùng;
g) Hợp đồng bán hàng tận cửa không được lập thành văn bản và giao cho người tiêu dùng một bản theo quy định, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này
Điều 56. Hành vi vi phạm về trách nhiệm bảo hành hàng hóa
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh hàng hóa có một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa bảo hành có giá trị dưới 20.000.000 đồng:
a) Không cung cấp cho người tiêu dùng Giấy tiếp nhận bảo hành trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành;
b) Không cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc không có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận trong thời gian thực hiện bảo hành;
c) Không đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi;
d) Không đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ 03 lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi;
đ) Không trả chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng;
e) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đã cam kết với người tiêu dùng;
g) Từ chối trách nhiệm về việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng trong trường hợp đã ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ 2.000.000.000 đồng trở lên.
Điều 57. Hành vi vi phạm về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thương nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có khuyết tật có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tiến hành biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;
b) Không thực hiện đúng việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật theo nội dung đã thông báo công khai hoặc không thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thương nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có khuyết tật có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo công khai về hàng hóa khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó theo quy định;
b) Không báo cáo kết quả thu hồi hàng hóa có khuyết tật cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 58. Hành vi vi phạm về cung cấp bằng chứng giao dịch
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị dưới 2.000.000 đồng:
a) Không viết hoặc cung cấp cho khách hàng, người tiêu dùng hóa đơn, chứng từ hoặc tài liệu liên quan đến giao dịch khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định;
b) Không cho khách hàng, người tiêu dùng truy nhập, tải, lưu giữ và in hóa đơn, chứng từ, tài liệu trong trường hợp giao dịch bằng phương tiện điện tử.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên.
Điều 59. Hành vi vi phạm về quấy rối người tiêu dùng
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
1. Quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên.
2. Có hành vi gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.
Điều 60. Hành vi vi phạm về ép buộc người tiêu dùng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi ép buộc người tiêu dùng sau đây:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác gây thiệt hại đến sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu dùng để ép buộc giao dịch;
b) Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để ép buộc giao dịch.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 61. Hành vi vi phạm khác trong quan hệ với khách hàng, người tiêu dùng
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị dưới 5.000.000 đồng:
a) Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng do nhầm lẫn;
b) Đánh tráo, gian lận hàng hóa, dịch vụ khi giao hàng, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng;
c) Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa, dịch vụ bị đánh tráo, gian lận cho khách hàng, người tiêu dùng;
d) Tự ý bớt lại bao bì, phụ tùng, linh kiện thay thế, hàng khuyến mại, tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng kèm theo khi bán hàng, cung cấp dịch vụ;
đ) Thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với đối tượng là người không có năng lực hành vi dân sự hoặc người mất năng lực hành vi dân sự;
e) Yêu cầu hoặc buộc người tiêu dùng thanh toán chi phí hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước với người tiêu dùng;
g) Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng.
 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không giải trình hoặc giải trình không đúng thời hạn hoặc không cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định;
b) Từ chối tiếp nhận yêu cầu tiến hành thương lượng của người tiêu dùng hoặc không tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của người tiêu dùng theo quy định.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi hàng hóa không bảo đảm chất lượng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 1 trong các trường hợp quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Mục 10
HÀNH VI VI PHẠM VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Điều 62. Hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động)
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không bổ sung hồ sơ thông báo liên quan đến website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng trên nền tảng di động (sau đây gọi là ứng dụng bán hàng) theo quy định;
b) Không bổ sung hồ sơ đăng ký liên quan đến website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trên nền tảng di động (sau đây gọi là ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử) theo quy định;
c) Không thông báo sửa đổi, bổ sung theo quy định khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng sau khi đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
d) Không tuân thủ quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
đ) Không công bố đầy đủ hoặc công bố không chính xác trên website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng thông tin về chủ sở hữu website hoặc ứng dụng bán hàng, thông tin hàng hóa, dịch vụ, thông tin về giá cả, thông tin vận chuyển và giao nhận, thông tin về điều kiện giao dịch chung, thông tin về các phương thức thanh toán theo quy định;
e) Nhận chuyển nhượng website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng mà không làm thủ tục chuyển nhượng hoặc không tiến hành thông báo lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Bổ sung
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cung cấp thông tin không đầy đủ hoặc sai lệch khi thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng;
b) Công bố thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử không đúng với nội dung đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Sử dụng biểu tượng đã thông báo để gắn lên website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng khi chưa được duyệt hoặc xác nhận thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
d) Không cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh hoặc không giải trình về hoạt động của website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Không thông báo sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng;
d) Giả mạo thông tin thông báo trên website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Nhận chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử mà không làm thủ tục chuyển nhượng hoặc không tiến hành đăng ký lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Triển khai cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không đúng với hồ sơ đăng ký;
d) Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
đ) Giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
e) Sử dụng biểu tượng đã đăng ký để gắn lên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử khi chưa được xác nhận đăng ký của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
g) Tiếp tục hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, d, đ, e và g khoản 4 Điều này.
Điều 63. Hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cung cấp đầy đủ cho khách hàng thông tin về thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động, thông tin về hàng hóa, dịch vụ, giá cả, vận chuyển, giao nhận, phương thức thanh toán, các điều khoản hợp đồng và điều kiện giao dịch chung trước khi khách hàng tiến hành giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động;
b) Không cho phép khách hàng rà soát, bổ sung, sửa đổi hoặc xác nhận nội dung giao dịch trước khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động để gửi đề nghị giao kết hợp đồng;
c) Thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử hoặc website cung cấp các dịch vụ trực tuyến khác mà không công bố thông tin minh bạch, đầy đủ về quy trình, thủ tục chấm dứt hợp đồng theo quy định;
d) Thiết lập chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động nhưng quy trình giao kết hợp đồng không tuân thủ quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng đường dẫn để cung cấp thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động có gắn đường dẫn này;
b) Can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động nhằm buộc khách hàng lưu lại website hoặc cài đặt ứng dụng di động trái với ý muốn của mình.
Bổ sung
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cung cấp thông tin sai lệch về thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động, thông tin về hàng hóa, dịch vụ, giá cả, vận chuyển, giao nhận, phương thức thanh toán, các điều khoản hợp đồng và điều kiện giao dịch chung trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động;
b) Cung cấp thông tin, kinh doanh hoặc buôn bán hàng giả, hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh trên môi trường internet;
c) Không cho phép khách hàng lưu trữ thông tin xác nhận nội dung giao dịch sau khi tiến hành giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động;
d) Triển khai chức năng thanh toán trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động nhưng không có cơ chế để khách hàng rà soát và xác nhận thông tin chi tiết về từng giao dịch thanh toán trước khi sử dụng chức năng này để thực hiện việc thanh toán;
đ) Không thực hiện lưu trữ dữ liệu về các giao dịch thanh toán thực hiện qua hệ thống của mình theo thời hạn quy định;
e) Không thực hiện đúng theo các điều khoản của hợp đồng đã giao kết hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng đã giao kết sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động theo quy định;
g) Không cung cấp thông tin, báo cáo số liệu thống kê về tình hình cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán cho website thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
b) Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động khi chưa được những chương trình này chính thức công nhận;
c) Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử;
d) Không triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật cho giao dịch thanh toán của khách hàng.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giả mạo hoặc sao chép giao diện website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc để gây nhầm lẫn, gây mất lòng tin của khách hàng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân đó;
b) Đánh cắp, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động;
b) Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 và 6 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 và 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, điểm a, b và c khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;
b) Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 và 6 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 và 6 Điều này.
Điều 64. Hành vi vi phạm về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không công bố rõ trên website quy trình tiếp nhận, trách nhiệm xử lý khiếu nại của khách hàng và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website khuyến mại trực tuyến hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
b) Không công khai cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch trên sàn giao dịch thương mại điện tử và website đấu giá trực tuyến hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
c) Không công bố đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trên website khuyến mại trực tuyến hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử theo quy định;
d) Không cung cấp đầy đủ cho khách hàng thông tin về địa điểm và thời gian đấu giá, thông báo đấu giá hàng hóa, cách thức xác định người mua hàng, thông báo kết quả đấu giá trên website hoặc ứng dụng đấu giá trực tuyến theo quy định.
Bổ sung
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thiết lập chức năng đặt hàng trực tuyến trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử để cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân có thể thực hiện giao kết hợp đồng nhưng quy trình giao kết hợp đồng không tuân thủ quy định của pháp luật;
b) Không hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi phát sinh mâu thuẫn với người bán trong giao dịch trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
c) Không thông báo kết quả đấu giá và gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan theo quy định;
d) Không cung cấp cho người bán hàng thông tin về diễn biến cuộc đấu giá mà người bán hàng tổ chức khi có yêu cầu.
Bổ sung
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đảm bảo an toàn cho thông tin cá nhân của người tiêu dùng và thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
b) Không công bố quy chế hoặc công bố quy chế trên website khác với thông tin tại hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
c) Thay đổi các nội dung của quy chế website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử mà không thông báo cho các chủ thể sử dụng dịch vụ trước khi áp dụng những thay đổi đó;
d) Không có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin của người bán trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động được thực hiện chính xác, đầy đủ;
đ) Thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử hoặc website cung cấp các dịch vụ trực tuyến khác mà không cung cấp cho khách hàng công cụ trực tuyến để khách hàng có thể gửi yêu cầu chấm dứt hợp đồng khi hết nhu cầu sử dụng dịch vụ;
e) Đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc ngừng cung cấp dịch vụ trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử hoặc website cung cấp các dịch vụ trực tuyến khác mà không có cơ chế thông báo cho khách hàng sử dụng dịch vụ được biết hoặc không có lý do chính đáng.
Bổ sung
Bổ sung
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không yêu cầu thương nhân, tổ chức, cá nhân là người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử cung cấp thông tin theo quy định;
b) Không lưu trữ thông tin đăng ký của thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
c) Thiết lập website đấu giá trực tuyến hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử nhưng không cung cấp công cụ để người bán hàng có thể thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hóa đấu giá, bao gồm cả hình ảnh về hàng hóa và các tài liệu giới thiệu kèm theo;
d) Thiết lập website đấu giá trực tuyến hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử nhưng hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt động đấu giá trực tuyến không tuân thủ quy định của pháp luật;
đ) Không có biện pháp ngăn chặn và loại bỏ khỏi website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động những thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật và hàng hóa hạn chế kinh doanh theo quy định.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
b) Không cung cấp thông tin và hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
c) Tự ý thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiết lộ hoặc di chuyển trái phép thông tin thanh toán của khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử hoặc để thông tin thanh toán của khách hàng qua website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử bị chiếm đoạt gây thiệt hại cho khách hàng.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếp thị cho dịch vụ thương mại điện tử trong đó mỗi người tham gia phải đóng một khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này
b) Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
Điều 65. Hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xây dựng chính sách bảo vệ thông tin cá nhân không đúng quy định;
b) Không hiển thị công khai cho người tiêu dùng chính sách bảo vệ thông tin cá nhân tại vị trí dễ thấy trên website thương mại điện tử.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không hiển thị rõ ràng cho người tiêu dùng chính sách bảo vệ thông tin cá nhân trước hoặc tại thời điểm thu thập thông tin;
b) Không tiến hành kiểm tra, cập nhật, điều chỉnh, hủy bỏ thông tin cá nhân khi có yêu cầu của chủ thể thông tin;
c) Không có cơ chế để chủ thể thông tin bày tỏ sự đồng ý một cách rõ ràng khi tiến hành thu thập thông tin, thông qua các chức năng trực tuyến trên website, thư điện tử, tin nhắn, hoặc những phương thức khác theo thỏa thuận giữa hai bên;
d) Không có cơ chế riêng để chủ thể thông tin được lựa chọn việc cho phép hoặc không cho phép sử dụng thông tin cá nhân của họ trong những trường hợp: chia sẻ, tiết lộ, chuyển giao thông tin cho một bên thứ ba hoặc sử dụng thông tin cá nhân để gửi quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và các thông tin có tính thương mại khác.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thiết lập cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến việc thông tin cá nhân bị sử dụng sai mục đích hoặc phạm vi đã thông báo;
b) Không xây dựng, ban hành hoặc không thực hiện chính sách đảm bảo an toàn, an ninh cho việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng;
c) Không công bố trên website chính sách về bảo mật thông tin thanh toán cho khách hàng trên website có chức năng thanh toán trực tuyến.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây.
a) Thu thập thông tin cá nhân của người tiêu dùng mà không được sự đồng ý trước của chủ thể thông tin;
b) Thiết lập cơ chế mặc định buộc người tiêu dùng phải đồng ý với việc thông tin cá nhân của mình bị chia sẻ, tiết lộ hoặc sử dụng cho mục đích quảng cáo và các mục đích thương mại khác;
c) Sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng không đúng với mục đích và phạm vi đã thông báo.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 66. Hành vi vi phạm về hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không công bố các quy trình và tiêu chí đánh giá, giám sát và chứng thực trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động;
b) Không bổ sung hồ sơ đăng ký hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động theo quy định;
c) Không bổ sung, cập nhật và công bố danh sách các website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động đã được mình đánh giá, giám sát và chứng thực theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy trình và tiêu chí đánh giá, giám sát và chứng thực như đã công bố;
b) Không giám sát hoạt động của các website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động được mình đánh giá, giám sát và chứng thực.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử không đúng với hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép;
b) Không thực hiện nghĩa vụ thống kê, báo cáo theo quy định.
Bổ sung
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử khi chưa được xác nhận đăng ký hoặc cấp phép theo quy định;
b) Gian dối hoặc cung cấp thông tin giả mạo khi đăng ký hoặc xin cấp phép dịch vụ đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử;
c) Không phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động đã được gắn biểu tượng tín nhiệm nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
d) Không phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các thương nhân, tổ chức đã được chứng nhận về chính sách bảo vệ thông tin cá nhân nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
đ) Không cung cấp tài liệu và hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến chứng từ điện tử mà mình lưu trữ và chứng thực.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử để thu lợi bất chính;
b) Tiếp tục hoạt động sau khi đã chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký, chấm dứt hoặc bị thu hồi Giấy phép hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động đánh giá và chứng nhận chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, Giấy phép chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và b khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
Mục 11
HÀNH VI VI PHẠM VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI VÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Điều 67. Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là văn phòng đại diện)
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không trung thực các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện;
b) Không thực hiện việc niêm yết công khai theo quy định khi chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có địa điểm đặt trụ sở văn phòng đại diện hoặc cho thuê lại trụ sở văn phòng đại diện hoặc hoạt động không đúng địa chỉ ghi trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện;
b) Không thực hiện báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không trung thực về hoạt động của văn phòng đại diện với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép theo quy định;
c) Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của văn phòng đại diện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
d) Không làm thủ tục điều chỉnh hoặc cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện trong các trường hợp pháp luật quy định;
đ) Viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện được cấp.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giả mạo các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Hoạt động không đúng nội dung ghi trong giấy phép của văn phòng đại diện;
c) Người đứng đầu văn phòng đại diện kiêm nhiệm người đứng đầu chi nhánh của cùng thương nhân nước ngoài đó hoặc của thương nhân nước ngoài khác tại Việt Nam;
d) Người đứng đầu văn phòng đại diện kiêm nhiệm người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài;
đ) Người đứng đầu văn phòng đại diện kiêm nhiệm người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam;
e) Thuê, mượn hoặc cho thuê, cho mượn giấy phép thành lập văn phòng đại diện.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tiếp tục hoạt động sau khi thương nhân nước ngoài đã chấm dứt hoạt động;
b) Tiếp tục hoạt động sau khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép thành lập văn phòng đại diện hoặc giấy phép hết hạn, không được gia hạn.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép thành lập văn phòng đại diện từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 Điều này.
Điều 68. Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là văn phòng)
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, cấp lại, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng;
b) Không thực hiện thông báo công khai hoạt động của văn phòng tại Việt Nam sau khi được cấp, cấp lại, sửa đổi, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng theo quy định;
c) Không thực hiện thủ tục sửa đổi giấy phép thành lập văn phòng trong thời hạn quy định khi thay đổi người đứng đầu của văn phòng; thay đổi địa điểm đặt trụ sở của văn phòng; thay đổi tên gọi hoặc hoạt động của văn phòng đã được cấp phép; thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài; thay đổi tên gọi hoặc thay đổi nơi đăng ký thành lập của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài từ một nước sang một nước khác hoặc thay đổi hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài;
d) Viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép thành lập văn phòng được cấp;
đ) Địa điểm đặt trụ sở văn phòng không đúng địa điểm ghi trong giấy phép thành lập văn phòng;
e) Cho thuê lại trụ sở văn phòng hoặc thực hiện chức năng làm đại diện cho tổ chức xúc tiến thương mại khác.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện báo cáo hoặc thực hiện báo cáo không đúng thời hạn quy định hoặc không cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của văn phòng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Hoạt động không đúng nội dung quy định trong giấy phép thành lập văn phòng;
c) Người đứng đầu văn phòng kiêm nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện của thương nhân, tổ chức nước ngoài khác tại Việt Nam;
d) Tiếp tục hoạt động sau khi giấy phép thành lập văn phòng bị cơ quan cấp giấy phép thu hồi hoặc hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép thành lập văn phòng mà chưa được gia hạn;
đ) Tiếp tục hoạt động sau khi tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài đã chấm dứt hoạt động.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thành lập văn phòng đại diện trực thuộc văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại tại Việt Nam;
b) Tiến hành các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại tại Việt Nam mà không thành lập văn phòng tại Việt Nam theo quy định;
c) Lập văn phòng trái phép tại Việt Nam;
d) Trực tiếp thực hiện các hoạt động nhằm sinh lời tại Việt Nam.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 và điểm d khoản 3 Điều này.
Điều 69. Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động thương mại của chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là chi nhánh)
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép thành lập chi nhánh.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có trụ sở chi nhánh hoặc cho thuê lại trụ sở chi nhánh hoặc hoạt động không đúng địa chỉ ghi trong giấy phép thành lập chi nhánh;
b) Không thực hiện báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không trung thực về hoạt động của chi nhánh với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép theo quy định;
c) Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của chi nhánh theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Không làm thủ tục điều chỉnh hoặc cấp lại giấy phép thành lập chi nhánh trong các trường hợp pháp luật quy định;
đ) Viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép thành lập chi nhánh được cấp.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giả mạo các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn giấy phép thành lập chi nhánh trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Hoạt động không đúng nội dung ghi trong giấy phép thành lập chi nhánh;
c) Người đứng đầu chi nhánh kiêm nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện của cùng thương nhân nước ngoài đó hoặc của một thương nhân nước ngoài khác tại Việt Nam;
d) Người đứng đầu của chi nhánh kiêm nhiệm người người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam;
đ) Thuê, mượn hoặc cho thuê, cho mượn giấy phép thành lập chi nhánh.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiếp tục hoạt động sau khi thương nhân nước ngoài đã chấm dứt hoạt động;
b) Tiếp tục hoạt động sau khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép thành lập chi nhánh hoặc giấy phép hết hạn không được gia hạn.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép thành lập chi nhánh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, d và đ khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Điều 70. Hành vi vi phạm về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không trung thực nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép lập cơ sở bán lẻ;
b) Không khai báo về việc mất giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép lập cơ sở bán lẻ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định khi thay đổi một trong các nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép lập cơ sở bán lẻ;
b) Không thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép lập cơ sở bán lẻ trong trường hợp giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép lập cơ sở bán lẻ bị mất, bị rách, bị nát, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu trái với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam trái với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam hoặc không phù hợp với pháp luật Việt Nam;
d) Hoạt động ngoài phạm vi nội dung được ghi trong giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép lập cơ sở bán lẻ;
đ) Lập cơ sở bán lẻ trái phép tại Việt Nam.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động sau khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ hoặc giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ hết hạn, không được gia hạn.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và 4 Điều này.
Điều 71. Hành vi vi phạm về thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không trung thực các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu;
b) Không đăng ký địa chỉ liên lạc với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định;
d) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc công khai trên phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam sau khi được cấp hoặc được sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc báo cáo thường niên, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân theo quy định hoặc báo cáo không đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn;
b) Không gửi văn bản thông báo về việc chấm dứt hoạt động tới cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu hoặc gửi văn bản thông báo không đúng thời hạn trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động theo quy định;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam khi dự kiến chấm dứt hoạt động.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giả mạo các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Mua hàng hóa để xuất khẩu hoặc bán hàng hóa nhập khẩu với thương nhân Việt Nam không có đăng ký kinh doanh các loại hàng hóa đó;
c) Xuất khẩu loại hàng hóa không đúng với loại hàng hóa được quyền xuất khẩu ghi trong giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu được cấp, được sửa đổi, bổ sung, gia hạn;
d) Nhập khẩu loại hàng hóa không đúng với loại hàng hóa được quyền nhập khẩu ghi trong giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu được cấp, được sửa đổi, bổ sung, gia hạn.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu hoặc giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu hết hạn không được gia hạn.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3 và khoản 4 Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại cửa khẩu nhập hoặc buộc tái xuất tang vật đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa quy định tại điểm d khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Điều 72. Hành vi vi phạm về hoạt động thương mại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người nước ngoài có hành vi tiêu thụ trái phép trên lãnh thổ Việt Nam hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu miễn thuế để sử dụng theo tiêu chuẩn quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người nước ngoài có hành vi hoạt động thương mại trái phép trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với người nước ngoài thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Hoạt động thương mại trái phép có tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Tiêu thụ trái phép trên lãnh thổ Việt Nam phương tiện đi lại, phương tiện vận tải, máy móc thông tin, thiết bị văn phòng, thiết bị nội thất nhập khẩu miễn thuế để sử dụng theo tiêu chuẩn quy định;
c) Tiêu thụ trái phép trên lãnh thổ Việt Nam phương tiện đi lại, phương tiện vận tải tạm nhập cảnh vào Việt Nam.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Mục 12
CÁC HÀNH VI VI PHẠM KHÁC TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
Điều 73. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện các hoạt động tiếp thị, bán hàng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp khi chưa được cấp thẻ thành viên;
b) Không xuất trình thẻ thành viên trước khi giới thiệu hoặc tiếp thị, bán hàng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tuân thủ hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp và quy tắc hoạt động của doanh nghiệp;
b) Tham gia bán hàng đa cấp khi không đủ điều kiện tham gia bán hàng đa cấp theo quy định;
c) Hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định hoặc phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
b) Cung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về kế hoạch trả thưởng, quy tắc hoạt động, lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính năng, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
c) Tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo về kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản;
d) Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tham gia vào hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
b) Tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, giới thiệu về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thu lợi bất chính đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác đến dưới 500.000.000 đồng, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản 9 Điều này.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thủ tục thông báo trong trường hợp có thay đổi thông tin tại danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định của pháp luật;
c) Không thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp trong trường hợp pháp luật quy định;
d) Ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với cá nhân không đủ điều kiện tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp không bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật;
e) Không chấm dứt hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp khi người tham gia bán hàng đa cấp bị xử phạt về hành vi bị cấm trong hoạt động bán hàng đa cấp;
g) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc lập danh sách Đào tạo viên, lưu giữ hồ sơ kèm theo, công bố danh sách đào tạo viên trên trang thông tin điện tử và thông báo tới Bộ Công Thương;
h) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc cập nhật danh sách đào tạo viên trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và thông báo tới Bộ Công Thương khi có thay đổi trong danh sách đào tạo viên;
i) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của thương nhân các tài liệu liên quan tới hoạt động và hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp của thương nhân;
k) Không xây dựng, công bố giá bán của các hàng hóa được kinh doanh theo phương thức đa cấp hoặc không tuân thủ giá bán đã công bố;
l) Không giám sát hoạt động của người tham gia bán hàng đa cấp để bảo đảm người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện đúng hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng của doanh nghiệp;
m) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương với Sở Công Thương trong các trường hợp pháp luật quy định;
n) Đã thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo với Sở Công Thương nhưng không thực hiện mà không thông báo bằng văn bản tới Sở Công Thương theo quy định;
o) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh văn bản xác nhận ký quỹ với ngân hàng khi có thay đổi thông tin trên văn bản xác nhận ký quỹ;
p) Không thực hiện đúng quy định về thời hạn thực hiện thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
q) Không thông báo kịp thời cho cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp trong trường hợp hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp có trục trặc;
r) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc lưu trữ, xuất trình hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền;
s) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ báo cáo trong hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi chưa có xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp bằng văn bản của Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó;
b) Không duy trì người đại diện tại địa phương theo quy định trong trường hợp không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc thông báo với Sở Công Thương khi tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp có sự tham dự của từ 30 người trở lên hoặc có sự tham dự của từ 10 người tham gia bán hàng đa cấp trở lên tại địa phương nơi thương nhân đã được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
d) Không phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình cơ quan chức năng thực hiện trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp của thương nhân;
đ) Trả cho người tham gia bán hàng đa cấp tổng trị giá hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác, bao gồm cả lợi ích được hưởng theo chương trình khuyến mại, trong một năm vượt quá 40% doanh thu bán hàng đa cấp trong năm đó của thương nhân;
e) Không thanh toán hoa hồng, tiền thưởng, khuyến mại và các lợi ích kinh tế khác bằng tiền cho người tham gia bán hàng đa cấp dưới hình thức chuyển khoản qua ngân hàng;
g) Không ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp bằng văn bản với người tham gia bán hàng đa cấp hoặc hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp không đáp ứng các điều kiện về hình thức khác theo quy định của pháp luật;
h) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thanh toán cho người tham gia bán hàng đa cấp tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền nhận trong quá trình tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp của doanh nghiệp sau khi chấm dứt hợp đồng;
i) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật hoặc thu phí đào tạo cơ bản đối với người tham gia bán hàng đa cấp;
k) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc cấp thẻ thành viên cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật hoặc thu phí cấp thẻ thành viên;
l) Chỉ định đào tạo viên không đáp ứng điều kiện để thực hiện đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp;
m) Không thực hiện đúng quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng đã đăng ký;
n) Không xuất hóa đơn theo từng giao dịch bán hàng cho từng người tham gia bán hàng đa cấp hoặc khách hàng mua hàng trực tiếp từ thương nhân;
o) Không vận hành hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định;
p) Không vận hành hoặc không cập nhật thường xuyên trang thông tin điện tử bằng tiếng Việt để cung cấp thông tin về thương nhân và hoạt động bán hàng đa cấp của thương nhân theo quy định;
q) Không vận hành hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp, bao gồm điện thoại, thư điện tử và địa chỉ tiếp nhận;
r) Không cung cấp quyền truy cập vào tài khoản quản lý hệ thống công nghệ thông tin quản lý hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp;
s) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm về giao, nhận và gửi hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Bổ sung
8. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Duy trì nhiều hơn một hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, vị trí kinh doanh đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;
b) Thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, mã số hoặc các hình thức tương đương khác;
c) Tổ chức các hoạt động trung gian thương mại theo quy định của pháp luật thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp;
d) Tiếp nhận hoặc chấp nhận đơn hoặc bất kỳ hình thức văn bản nào khác của người tham gia bán hàng đa cấp, trong đó, người tham gia bán hàng đa cấp tuyên bố từ bỏ một phần hoặc toàn bộ các quyền của mình theo quy định của pháp luật hoặc cho phép thương nhân bán hàng đa cấp không phải thực hiện nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để quản lý người tham gia bán hàng đa cấp;
e) Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho thương nhân khác, trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp.
9. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
b) Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
c) Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó;
d) Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;
đ) Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
e) Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp;
g) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ mua lại hàng hóa theo quy định của pháp luật;
h) Tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thu lợi bất chính đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác đến dưới 500.000.000 đồng;
i) Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với đối tượng không được phép kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định.
10. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại khoản 5, 8 và 9 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, khoản 5, điểm h, i và k khoản 7, điểm e khoản 8, điểm a, b, d, h và i khoản 9 Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3, điểm đ và e khoản 9 Điều này.
Điều 74. Hành vi vi phạm về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi ủy quyền giám định hoặc ủy quyền lại việc giám định mà không có hợp đồng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ giám định ngoài lĩnh vực đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác được cấp, được xác nhận theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ giám định không đảm bảo các điều kiện theo quy định;
b) Chỉ định giám định viên thực hiện dịch vụ giám định thương mại không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng con dấu nghiệp vụ trên chứng thư giám định khi chưa đăng ký con dấu đó với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Thay đổi, bổ sung con dấu nghiệp vụ mà không đăng ký lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Không nộp lại con dấu nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp bị xóa đăng ký dấu nghiệp vụ;
d) Thực hiện dịch vụ giám định thương mại trong trường hợp việc giám định đó có liên quan đến quyền lợi của chính doanh nghiệp giám định và của giám định viên.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3 và điểm a, b và d khoản 4 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 75. Hành vi vi phạm về kinh doanh nhượng quyền thương mại
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhượng quyền thương mại mà không có hợp đồng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung trong hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
b) Ngôn ngữ và những nội dung chủ yếu của hợp đồng nhượng quyền thương mại không đúng quy định;
c) Cung cấp thông tin không trung thực, không đầy đủ các nội dung bắt buộc trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại;
d) Không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định;
đ) Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc báo cáo không trung thực, không đầy đủ những vấn đề có liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định;
b) Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện theo quy định;
c) Không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh nhượng quyền thương mại đối với những hàng hóa bị áp dụng biện pháp khẩn cấp lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép nhưng không đảm bảo điều kiện hoặc không có giấy phép theo quy định;
b) Tiếp tục kinh doanh nhượng quyền thương mại khi đã hết thời hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh nhượng quyền thương mại hàng cấm, dịch vụ cấm kinh doanh, hàng hóa lưu thông bị áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 76. Hành vi vi phạm về gia công hàng hóa trong thương mại
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đặt gia công hoặc nhận gia công hàng hóa trong thương mại mà không có hợp đồng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đặt gia công hoặc nhận gia công hàng cấm, hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông theo quy định.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 77. Hành vi vi phạm về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi của nhân viên của sở giao dịch hàng hóa thực hiện việc môi giới mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tham gia hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài mà không thông báo với Bộ Công Thương theo quy định;
b) Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa mà không phải là thành viên kinh doanh của sở giao dịch hàng hóa.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với thành viên của sở giao dịch hàng hóa có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đảm bảo hạch toán riêng hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa của từng khách hàng và của chính mình;
b) Không lưu giữ hợp đồng ủy thác giao dịch, các lệnh ủy thác giao dịch và các yêu cầu điều chỉnh hoặc hủy lệnh ủy thác giao dịch của khách hàng;
c) Không lưu giữ đầy đủ các chứng từ và tài khoản phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch cho khách hàng và cho chính mình;
d) Không thông báo cho khách hàng về lý do chấm dứt tư cách thành viên và việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng ủy thác của khách hàng;
đ) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc thông báo các giao dịch cho khách hàng theo quy định;
e) Không ký hợp đồng ủy thác giao dịch bằng văn bản với khách hàng theo quy định của pháp luật hoặc thực hiện giao dịch cho khách hàng khi chưa nhận được lệnh ủy thác giao dịch từ khách hàng;
g) Làm môi giới mà không có hợp đồng với khách hàng theo quy định;
h) Nhận ủy thác giao dịch cho khách hàng không đúng quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thành viên của sở giao dịch hàng hóa có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lôi kéo khách hàng ký kết hợp đồng bằng cách hứa bồi thường toàn bộ hoặc một phần thiệt hại phát sinh hoặc bảo đảm một phần lợi nhuận cho khách hàng;
b) Sử dụng giá giả tạo và các biện pháp gian lận khác khi môi giới cho khách hàng;
c) Thực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa mà không phải là thành viên kinh doanh hoặc thành viên môi giới của sở giao dịch hàng hóa.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thành viên của sở giao dịch hàng hóa có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc ký quỹ giao dịch theo quy định;
b) Không thực hiện đúng quy định về tổng hạn mức giao dịch hoặc hạn mức giao dịch;
c) Lôi kéo khách hàng ký kết hợp đồng bằng cách hứa bồi thường toàn bộ hoặc một phần thiệt hại phát sinh hoặc bảo đảm một phần lợi nhuận cho khách hàng.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với sở giao dịch hàng hóa có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không chính xác hoặc không kịp thời các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa;
b) Từ chối chấp thuận tư cách thành viên sở giao dịch hàng hóa mà không trả lời bằng văn bản hoặc không nêu rõ lý do của việc từ chối.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với sở giao dịch hàng hóa có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không công bố thời gian giao dịch cụ thể theo quy định;
b) Không công bố điều lệ hoạt động, giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn, cấp, sửa đổi, bổ sung;
c) Không thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa trong trường hợp giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác;
d) Không thực hiện thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa trong trường hợp có thay đổi các nội dung của giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa;
đ) Không công bố hoặc công bố không kịp thời các trường hợp tạm ngừng giao dịch theo quy định;
e) Không công bố, công bố không đầy đủ hoặc không chính xác danh sách và các thông tin về thành viên của sở giao dịch hàng hóa; thông tin về giao dịch và các lệnh giao dịch mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa và các thông tin khác theo điều lệ hoạt động của sở giao dịch hàng hóa;
g) Không thực hiện hoặc thực hiện không chính xác, đầy đủ quy định về việc báo cáo định kỳ hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về các thông tin liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa và các thành viên sở giao dịch hàng hóa tại thời điểm báo cáo;
h) Đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hóa mua bán qua sở giao dịch hàng hóa.
8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với sở giao dịch hàng hóa có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng các giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đề nghị thành lập, sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa;
b) Chấp thuận tư cách thành viên cho thương nhân không đủ điều kiện theo quy định;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc ký quỹ giao dịch theo quy định;
d) Không thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ và trong giao dịch một cách cần thiết theo quy định;
đ) Cho phép thành viên đã bị chấm dứt tư cách thành viên tiếp tục thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa;
e) Tổ chức hoạt động giao dịch các loại hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện mà không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định;
g) Không thực hiện đúng quy định về tổng hạn mức giao dịch hoặc hạn mức giao dịch;
h) Không thực hiện đúng các phương thức giao dịch hoặc nguyên tắc khớp lệnh giao dịch hoặc công bố thông tin giao dịch theo quy định;
i) Tổ chức hoạt động giao dịch các loại hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 78. Hành vi vi phạm quy định về quản lý chợ, kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đặt tên gọi của cơ sở kinh doanh là siêu thị, trung tâm thương mại hoặc từ ngữ tương đương bằng tiếng nước ngoài mà không đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định;
b) Nội quy hoạt động của siêu thị, trung tâm thương mại, nội quy chợ thể hiện không đầy đủ các nội dung theo quy định hoặc không được phê duyệt của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Không niêm yết nội quy chợ, nội quy hoạt động tại siêu thị, trung tâm thương mại theo quy định;
d) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về hoạt động tổ chức thông tin kinh tế, phổ biến chính sách, quy định của pháp luật;
đ) Không thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình hoạt động của chợ, siêu thị, trung tâm thương mại theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có biển hiệu siêu thị hoặc trung tâm thương mại theo quy định;
b) Ghi biển hiệu siêu thị hoặc trung tâm thương mại không đúng nội dung và hình thức theo quy định;
c) Kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại mà không phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại theo quy định;
d) Hàng hóa kinh doanh trong siêu thị, trung tâm thương mại không có tên của hàng hóa, dịch vụ và tên của siêu thị hoặc trung tâm thương mại theo quy định;
đ) Hàng hóa bán trong siêu thị, trung tâm thương mại có chế độ bảo hành mà không ghi rõ thời hạn và địa điểm bảo hành theo quy định;
e) Không thực hiện việc ký hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán trong chợ, siêu thị, trung tâm thương mại các loại hàng hóa có chứa chất phóng xạ hoặc thiết bị phát bức xạ i-on hóa quá mức độ cho phép; vật liệu nổ, các chất lỏng, chất khí dễ cháy nổ; các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, hàng hóa có chứa hóa chất độc hại thuộc danh mục hạn chế kinh doanh và các loại hóa chất độc hại thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện không được phép kinh doanh trong chợ, siêu thị, trung tâm thương mại theo quy định.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 79. Hành vi vi phạm quy định về niêm phong, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý tháo gỡ, phá bỏ niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm đang bị niêm phong, tạm giữ hoặc tự ý làm thay đổi hiện trường vi phạm hành chính.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm thay đổi, đánh tráo tang vật, phương tiện đang bị thanh tra, kiểm tra hoặc niêm phong, tạm giữ.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, chứa chấp trái phép tang vật, phương tiện đang bị thanh tra, kiểm tra hoặc niêm phong, tạm giữ.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy tang vật, phương tiện đang bị thanh tra, kiểm tra hoặc niêm phong, tạm giữ.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tẩu tán hoặc buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và 4 Điều này.
Chương III
THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 80. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87 của Nghị định này.
2. Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, công chức, viên chức thuộc cơ quan quy định tại các Điều 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87 của Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
3. Chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.
Điều 81. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c, đ, e, g, h, i và k khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
Điều 82. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này, trừ biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
Điều 83. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, h, i và k khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, e, h, i và k khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
c) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, e, h, i và k khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 84. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 85. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 86. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển Việt Nam
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
6. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 87. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra sở, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến điện và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 280.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
Điều 88. Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình theo thẩm quyền quy định tại Điều 81 Nghị định này.
2. Những người có thẩm quyền của Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 82 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Những người có thẩm quyền của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 83 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Những người có thẩm quyền của Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 8 Chương II và các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa quy định tại các điều 8, 9, 11, 13, 15, 16, 17, 18, 20, 24, 26, 27, 34, 35, 70, 71 và 72 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 84 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Những người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 2 Chương II và các Điều 15, 17, 36, 37, 40, 41, 42 và 72 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 85 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
6. Những người có thẩm quyền của Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 2 Chương II và các Điều 15, 17, 36, 37, 40, 42 và 72 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 86 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Bổ sung
7. Những người có thẩm quyền của Thanh tra có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 87 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 89. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2020.
2. Nghị định này thay thế:
a) Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
b) Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
c) Nghị định số 141/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Điều 90. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực, sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết mà Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn thì áp dụng các quy định của Nghị định này.
Điều 91. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm quy định chi tiết về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính buộc phải nộp lại theo quy định tại Điều 37 Luật Xử lý vi phạm hành chính và điểm e khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:

Ban Bí thư Trung ương Đảng;

Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

Văn phòng Quốc hội;

Tòa án nhân dân tối cao;

Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

Ngân hàng Chính sách xã hội;

Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, KTTH(2b).

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
________

No. 98/2020/ND-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

_____________________________________

Hanoi, August 26, 2020


DECREE

Providing penalties on administrative violations in commercial activities, production of, trading in counterfeit or banned goods and protection of consumer rights
____________

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012;

Pursuant to the Law on Investment dated November 26, 2014 and the Law dated November 22, 2016 amending and supplementing Article 6 and Appendix 4 of the List of conditional business lines and investment sectors articulated in the Law on Investment;

Pursuant to the Law on Enterprises dated November 26, 2014;

Pursuant to the Law on Commerce dated June 14, 2005;

Pursuant to the Law on Foreign Trade Management dated June 12, 2017;

Pursuant to the Law on Electronic Transactions dated November 29, 2005;

Pursuant to the Law on Quality of Products and Goods dated November 21, 2007;

Pursuant to the Law on Prevention and Control of Tobacco Harms dated June 18, 2012;

Pursuant to the Law on Prevention and Control of Harms of Liquor and Beer Abuse dated June 14, 2019;

Pursuant to the Law on Pharmacy dated April 6, 2016;

Pursuant to the Law on Protection of Consumer Rights dated November 17, 2010;

At the proposal of the Minister of Industry and Trade;

The Government promulgates the Decree providing penalties on administrative violations in commercial activities, production of, trading in counterfeit goods or banned goods, and protection of consumer rights.

 

 

Chapter I
GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

1. This Decree provides for acts of violation, forms and levels of penalties, remedial measures as well as the authority to make records and to impose penalties on administrative violations in commercial activities, production of, trading in counterfeit or banned goods and protection of consumer rights.

2. Acts of violation in commercial activities, production of, trading in counterfeit or banned goods, and protection of consumer rights specified in this Decree are:

a) Acts of violation related to business activities specified in business licenses, unless otherwise specified in the Decree proving penalties on administrative violations under other fields of State management;

b) Acts of trading in banned services, production of and trading in counterfeit or banned goods;

c) Acts of trading in smuggled goods; goods circulated in domestic market which are applied with emergency measures; expired goods, goods of unknown origins, and other violations;

d) Acts of violation related to trading in tobacco;

dd) Acts of violation related to trading in liquor;

e) Acts of hoarding and speculating in goods;

g) Acts of violation related to trade promotion activities;

h) Acts of violation in import or export of goods, and services related to goods import or export;

i) Acts of violation in protection of consumer rights;

k) Acts of violation in e-commerce;

l) Acts of violation related to establishment and operation of commercial activities by foreign entrepreneurs and foreigners in Vietnam;

m) Other acts of violation related to commercial activities.

3. Other administrative violations in commercial activities pertaining to trade of petroleum oils, liquefied petroleum gas; prices, listing prices of goods or services; documents, invoices in purchasing or selling goods, services; measurement, standards, and quality of goods being circulated or traded in the market; goods labels; intelligent properties; business registration procedures; signboards; commercial advertisements; goods auctions; goods and service bidding; purchase, sale or exchange of goods among residents in border areas and other acts of violation shall be governed by provisions of penalties on  administrative violations under relevant fields of State management.

4. Regarding acts of speculation, hoarding of goods, bidding for goods, services and commercial franchising showing signs of anti-competitive behaviors as specified by law provisions on competition, the provisions on investigation and handling of violations of competition laws shall be applied.

5. Regarding acts of violation related to imported or exported goods, goods in transit, means of transportation on exit or entry, transit, which are discovered by customs offices within their areas of customs operation, provisions specified in the Government’s Decree on penalties on administrative violations in customs sector shall be applied. In cases where the Government’s Decree on penalties on administrative violations in customs sector do not govern, this Decree shall prevail.

Article 2. Subjects of administrative penalties

1. Vietnamese or foreign individuals, organizations that commit acts of violation as specified of this Decree in the territory of Vietnam.

2. Business households which are legally established; households involved in agricultural, forestry, aquaculture and sea salt production; and street vendors, hucksters, merchants, mobile traders, low-income service providers who are not subject to business registration in accordance with law provisions, in cases where violating provisions as specified of this Decree, shall be imposed with penalties for violating individuals.

3. Organizations specified in Clause 1 of this Article are:

a) Enterprises established and operated in accordance with the Law on Enterprises; cooperatives and union of cooperatives established in accordance with the Law on Cooperatives; other economic organizations established and operated in accordance with law provisions, and affiliated units of the above-mentioned economic organizations.

b) Representative offices and branches of foreign entrepreneurs in Vietnam; representative offices of foreign trade promotion organizations in Vietnam;

c) Other organizations established in accordance with law provisions.

Article 3. Interpretation of terms

According to this Decree, the following terms shall be construed as follows:

1. “Production” is the implementation of one, several or all activities of manufacturing, publishing, printing, processing, ordering, initial processing, processing, extracting, recycling, assembling, mixing, dispensing, abstracting, feeding, packaging and other goods manufacturing activities.

2. “Trading” is the implementation of one, several or all activities of offering, displaying, storing, reserving, transporting, wholesaling, retailing, exporting, importing and other activities of putting goods into circulation.

3. “Goods circulated in the market” include goods displayed, promoted, reserved, and stored in the process of goods trading.

4. "Business licenses" include licenses, certificates of eligibility, certificates of professional liability insurance, written certification, and other forms of documents specifying the conditions which individuals and organizations must satisfy in order to conduct business investment activities, granted by State agencies or competent persons to such individuals or organizations in accordance with law provisions.

5. “Banned goods” include goods banned from being traded, circulated, or used in Vietnam.

6. “Smuggled goods” include:

a) Goods are banned from import or temporarily suspended of import in accordance with law provisions, unless otherwise permitted by the Prime Minister.

b) Goods which are imported in accordance with import licenses but the import licenses cannot be presented, or conditional goods which are imported without satisfying the conditions as prescribed by law provisions;

c) Goods which are not imported via specified border gates, or transported without customs clearance procedures conducted in accordance with law provisions, or fraudulently declared in terms of quantities or categories when conducting customs clearance procedures;

d) Imported goods which are circulated in the market without accompanied invoices or documents as prescribed by law provisions, or circulated with illegal accompanied invoices or documents in accordance with provisions on management of invoices;

dd) Legally imported goods requiring import stamps as prescribed by law provisions, which are stuck with no import stamp, or counterfeit or used stamps.

7. "Counterfeit goods” include:

a) Goods having use-value or use(s) that are inconsistent with their nature and appellations; goods having no use-value or use, or goods having the use-value and use(s) which are not accurate as previously announced or registered;

b) Goods having at least one of their main quality criteria or technical properties, or determined contents of the main components constituting their use-value or use(s) reaching only 70% and lower of the minimum level according to the quality criteria or technical standards already registered, notified of application or printed on the labels or packages of the goods;

c) Counterfeit medications as specified in Clause 33, Article 2 of the 2016 Law on Pharmacy and counterfeit drug substances as specified in Clause 34, Article 2 of the 2016 Law on Pharmacy;

d) Veterinary drugs and insecticides without active elements; with insufficient active elements as registered; with active elements different from those stated on labels or packages of the goods; with contents of at least one active element reaching only 70% and lower of the minimum level according to the quality criteria or technical standards already registered, notified of application or printed on the labels or packages of the goods;

dd) Goods having labels or packages with names or addresses forging other organizational or individual manufacturers, importers and distributors; forging circulation registration codes, announcement codes, bar codes or goods packages of other organizations or individuals; forging the origins or places of manufacturing, packaging or assembling of goods;

e) Counterfeit stamps, labels or packages.

8. “Counterfeit stamps, labels or packages” include decals, goods labels, goods packages, quality stamps, quality seals, country-of-origin labels, warranty cards, seals on shrinkable films or other items of business individuals or organizations with indications forging names and addresses of others; forging trade names or product names, bar codes, circulation registration codes, or announcement codes of the goods or goods packages of others.

9. “Exhibits” include objects, money, documents, finished or unfinished products which are related to administrative violations.

10. “Means of violation” include means of transportation, tools, or machineries which are used to commit administrative violations.

11. “Consumer confidential information” is personal information of the consumers on which the consumers, or relevant organizations or individuals, have taken confidentiality measures, and that such information is disclosed or used without their prior consents will cause negative effects on their health, lives, properties, or other physical or mental damages to the consumers.

12. “Third parties providing information about goods or services to consumers” are organizations or individuals requested by organizations or individuals trading in goods or services to provide information about the goods or services, including:

a) Organizations or individuals conducting the service of providing information about goods or services to consumers;

b) Organizations or individuals participating in the elaboration of information about goods or services;

c) Owners of media means, providers of telecommunication services;

d) Other organizations, individuals who are requested to provide information.

13. "Goods of unknown origin" are goods being circulated on the market without bases for determining where the goods are from or where the goods are manufactured. Base for determining where the goods are from or where the goods are manufactured are information presented on the goods labels, packages or accompanied documents; goods certificates of origin, sale and purchase contracts, invoices, customs declarations, and other papers proving legal ownership of goods and civil transactions between goods-producing organizations and individuals with related parties in accordance with law provisions.

Article 4. Penalties on administrative violations and remedial measures

1. Principle penalties:

a) Warning;

b) Fine.

2. Additional penalties:

a) Deprivation of the right to use licenses or practice certificates for a period of between 01 month and 24 months or suspension of operations for a period of between 01 month and 24 months;

b) Confiscation of exhibits of administrative violations and means used to commit administrative violations (hereinafter referred to as confiscation of exhibits and means of violation).

3. Remedial measures:

a) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-export of goods, items or means;

b) Forcible destruction of goods or items harmful to human health, domestic animals, plants and the environment, or cultural products with harmful contents;

c) Forcible correction of false or misleading information;

d) Forcible elimination of violated factors on the labels or packages of goods, means of trading or items;

dd) Forcible recall of products or goods of poor quality;

e) Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing administrative violations or forcible surrendering of money equal to the value of material evidence and/or means of violation that have been illegally sold, dispersed or destroyed in accordance with law provisions;

g) Forcible recall of goods with defects;

h) Forcible cancellation of results of prize draws and re-opening of promotional games of chance;

i) Forcible modification of a signed contract or modification of contracts in line with contract models or general transaction conditions as prescribed by law provisions;

k) Forcible revocation of the domain name ".vn" of e-commerce websites or forcible removal of mobile applications from application stores or on provided addresses.

4. Levels of fine:

a) The maximum fine level in the field of commerce and protection of consumer rights is VND 100,000,000 for an individual and VND 200,000,000 for an organization; the maximum fine level in the field of production of and trading in counterfeit and banned goods is VND 200,000,000 for an individual and VND 400,000,000 for an organization;

b) The fines specified in Chapter II of this Decree are applicable to administrative violations committed by individuals, except for those specified at Point p, Clause 2 of Article 33, Clause 2 of Article 34, Point b, Clause 4 of Article 35, Article 68, Article 70, Clauses 6, 7, 8, 9 of Article 73 and Clauses 6, 7, 8 of Article 77 of this Decree. For organizations with the same acts of violation, the fine level shall be double the fine for individuals.

Article 5. Determination of values of exhibits and means of administrative violation, serving as the basis for determination of the frame of fines and the authority to impose penalties

1. The determination of values of exhibits and means of administrative violation specified of this Decree shall be carried out on one of the bases in a prioritized order as specified at Points a, b and c , Clause 2, Article 60 of the Law on Handling of Administrative Violations.

2. The prices of exhibits which are counterfeit goods as specified at Points a, b, c, d, dd, and e of Clause 7, Article 3 of this Decree are the market prices of authentic goods or goods with similar features, techniques and uses at the time and place that the administrative violations are discovered in accordance with Point d, Clause 2, Article 60 of the Law on Handling of Administrative Violations. In cases where the prices cannot be determined as aforementioned, the values shall be determined in accordance with Clause 1 of this Article.

3. In cases where the bases as specified in Clauses 1 and 2 of this Article cannot be applied, the official authorized to handle the case shall issue decisions to seize the exhibits and establish a council for valuation in accordance with Clause 3, Article 60 of the Law on Handling of Administrative Violations.

 

Chapter II
ACTS OF VIOLATION, FORMS AND LEVELS OF PENALTIES, REMEDIAL MEASURES

 

Section 1
ACTS OF VIOLATION RELATED TO BUSINESS ACTIVITIES SPECIFIED IN BUSINESS LICENSES

Article 6. Acts of violation related to business activities specified in business licenses

1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on one of following acts:

a) Self-writing additionally, erasing, amending contents recorded in the business licenses

b) Leasing, lending, mortgaging, pledging, selling or transferring business licenses;

c) Renting, borrowing, receiving business licenses as pledges or mortgages, purchasing or receiving the transfer of business licenses;

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on doing business which does not comply with the scopes, objects, scales, durations, areas, locations, or categories of goods recorded in the granted business licenses.

3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Trading in goods or services of conditional business lines without business licenses in accordance with law provisions;

b) Trading in goods or services of conditional business lines with the granted business licenses which are expired;

c) Trading in goods or services of conditional business lines but failing to satisfy the prescribed conditions when doing the business;

d) Using business licenses of other entrepreneurs to do the business.

4. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on acts of continuing business activities even when the competent State agencies have suspended the business operations, deprived the rights to use business licenses or withdrawn the business licenses.

5. A fine doubling the fine level specified in between Clause 1 and Clause 5 of this Article shall be imposed on producers of industrial liquors, traders of raw tobacco; producers of tobacco products, traders involved in distribution or wholesale of liquors and tobacco products, who commit acts of violation.

6. Additional penalties:

a) Confiscation of exhibits for acts of violation specified at Point a, Clause 1 of this Article;

b) Deprivation of the right to use business licenses for a period of between 01 month and 03 months for acts of violation specified at Point b of Clause 1, Clause 2 and Point c of Clause 3 of this Article, in cases of repeated violations or recidivism.

7. Remedial measure:

Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing administrative violations specified at Point b of Clause 1, Clauses 2, 3, 4 of this Article.

Section 2
ACTS OF TRADING IN BANNED SERVICES, MANUFACTURING AND TRADING IN COUNTERFEIT AND BANNED GOODS

Article 7. Acts of trading in services on the list of business lines banned from investment and trading

1. A fine of between VND 60,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed on acts of providing services on the list of business lines banned from investment and trading.

2. Additional penalty:

Confiscation of exhibits and means of violation for acts of violation specified in Clause 1 of this Article.

3. Remedial measure:

Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified in Clause 1 of this Article.

Article 8. Acts of producing, trading, transporting, storing, and delivering banned goods

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Trading less than 5 kilograms or less than 5 liters of pesticides banned by the Government from trading, circulating or using;

b) Trading less than 50 packs (1 pack is equal to 20 cigarettes, for smuggled cigars and other finished tobacco products, 20g of them are equal to 1 pack) of smuggled cigarettes;

c) Trading less than 0.5 kilograms of firecrackers;

d) Trading other goods banned by the Government from trading, circulating, or using with the value of less than VND 3,000,000 or gaining illicit profits of less than VND 1,500,000.

2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Trading from 5 to less than 10 kilograms or from 5 to less than 10 liters of pesticides banned by the Government from trading, circulating or using;

b) Trading from 50 to less than 100 packs of smuggled cigarettes;

c) Trading from 0.5 to less than 1 kilogram of firecrackers;

d) Trading other goods banned by the Government from trading, circulating, or using with the value of between VND 3,000,000 and less than VND 5,000,000 or gaining illicit profits of between VND 1,500,000 and less than VND 2,500,000.

3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Trading from 10 to less than 15 kilograms or from 10 to less than 15 liters of pesticides banned by the Government from trading, circulating or using;

b) Trading from 100 to less than 300 packs of smuggled cigarettes;

c) Trading from 1 to less than 2 kilograms of firecrackers;

d) Trading other goods banned by the Government from trading, circulating, or using with the value of between VND 5,000,000 and less than VND 10,000,000 or gaining illicit profits of between VND 2,500,000 and less than VND 5,000,000.

4. A fine of between VND 10,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Trading from 15 to less than 20 kilograms or from 15 to less than 20 liters of pesticides banned by the Government from trading, circulating or using;

b) Trading from 300 to less than 500 packs of smuggled cigarettes;

c) Trading from 2 to less than 3 kilograms of firecrackers;

d) Trading other goods banned by the Government from trading, circulating, or using with the value of between VND 10,000,000 and less than 30,000,000 or gaining illicit profits of between VND 5,000,000 and less than VND 15,000,000.

5. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Trading from 20 to less than 30 kilograms or from 20 to less than 30 liters of pesticides banned by the Government from trading, circulating or using;

b) Trading from 500 to less than 1,000 packs of smuggled cigarettes;

c) Trading from 3 to less than 4 kilograms of firecrackers;

d) Trading other goods banned by the Government from trading, circulating, or using with the value of between VND 30,000,000 and less than VND 50,000,000 or gaining illicit profits of between VND 15,000,000 and less than VND 25,000,000.

6. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Trading from 30 to less than 40 kilograms or from 30 to less than 40 liters of pesticides banned by the Government from trading, circulating or using;

b) Trading from 1,000 to less than 1,200 packs of smuggled cigarettes;

c) Trading from 4 to less than 5 kilograms of firecrackers;

d) Trading other goods banned by the Government from trading, circulating, or using with the value of between VND 50,000,000 and less than VND 70,000,000 or gaining illicit profits of between VND 25,000,000 and less than VND 35,000,000.

7. A fine of between VND 70,000,000 and VND 90,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Trading from 40 to less than 50 kilograms or from 40 to less than 50 liters of pesticides banned by the Government from trading, circulating or using;

b) Trading from 1,200 to less than 1,500 packs of smuggled cigarettes;

c) Trading from 5 to less than 6 kilograms of firecrackers;

d) Trading other goods banned by the Government from trading, circulating or using with the value of between VND 70,000,000 and less than 100,000,000 or gaining illicit profits of between VND 35,000,000 and less than VND 50,000,000.

8. A fine of between VND 90,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for one of the following acts in cases where it is not examined for penal liability:

a) Trading 50 kilograms or 50 liters or more of pesticides banned by the Government from trading, circulating or using;

b) Trading 1,500 packs or more of smuggled cigarettes;

c) Trading 6 kilograms or more of firecrackers;

d) Trading other goods banned by the Government from trading, circulating or using with the value of VND 100,000,000 or more or gaining illicit profits of VND 50,000,000 or more.

9. A fine doubling the fine level specified in between Clause 1 and Clause 8 of this Article shall be imposed on acts of producing banned goods respectively specified in between Clause 1 and Clause 8 of this Article.

10. The fine levels specified in between Clause 1 and Clause 8 of this Article shall be also applicable to:

a) Acts of transporting banned goods;

b) Acts of stockpiling banned goods;

c) Delivering and receiving banned goods.

11. Additional penalties:

a) Confiscation of exhibits for acts of violation specified in this Article, except for those applied with the remedial measures specified at Point a, Clause 12 of this Article;

b) Confiscation of tools and machineries used for the production of banned goods, for acts of violation specified in Clause 9 of this Article;

c) Confiscation of means of transport used to transport banned goods for acts of violation specified in this Article in cases where the quantity, weight, and value of the banned goods or illicit profits are specified in Clauses 6, 7 and 8 of this Article, or in the case of repeated violations or recidivism;

d) Deprivation of the right to use licenses or practice certificates for a period of between 01 month and 03 months, for acts of violation specified in this Article in cases of repeated violations or recidivism, except for those specified at Point dd of this Clause;

dd) Deprivation of the right to use licenses or practice certificates for a period of between 03 months and 06 months, for acts of violation specified in Clause 9 of this Article.

12. Remedial measures:

a) Forcible destruction of goods or items harmful to human health, domestic animals, plants and the environment, or cultural products with harmful contents, for acts of violation specified in this Article;

b) Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified in this Article.

13. Acts of producing and/or trading in goods which have not yet been permitted for circulation or using in Vietnam shall be governed by the provisions of the Government's decrees on penalties for administrative violations in relevant fields.

Article 9. Acts of trading in goods with counterfeit use-value or use(s)

1. Acts of trading in goods with counterfeit use-value or use(s) as specified at Points a, b, c and d, Clause 7, Article 3 of this Decree shall be imposed with penalties as follows:

a) A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed in cases where the counterfeit goods equivalent to a quantity of authentic goods valued at less than VND 3,000,000, or gaining illegal profits of less than VND 5,000,000;

b) A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed in cases where the counterfeit goods equivalent to a quantity of authentic goods valued at between VND 3,000,000 and less than VND 5,000,000, or gaining illegal profits of between VND 5,000,000 and less than VND 10,000,000;

c) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed in cases where the counterfeit goods equivalent to a quantity of authentic goods valued at between VND 5,000,000 and less than VND 10,000,000, or gaining illegal profits of between VND 10,000,000 and less than VND 20,000,000;

d) A fine of between VND 10,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed in cases where the counterfeit goods equivalent to a quantity of authentic goods valued at between VND 10,000,000 and less than VND 20,000,000, or gaining illegal profits of between VND 20,000,000 and less than VND 30,000,000;

dd) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed in cases where the counterfeit goods equivalent to a quantity of authentic goods valued at between VND 20,000,000 and less than VND 30,000,000, or gaining illegal profits of between VND 30,000,000 and less than VND 50,000,000;

e) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed in cases where the counterfeit goods equivalent to a quantity of authentic goods valued at VND 30,000,000 or more, or gaining illegal profits of VND 50,000,000 or more without being examined for penal liability.

2. A fine doubling the fine levels specified in Clause 1 of this Article shall be imposed on acts of importing counterfeit goods, or on the counterfeit goods themselves which are:

a) Foods, food additives, food processing aids, food preservatives, drugs, medicinal ingredients without being examined for penal liability;

b) Animal feeds, aquaculture feeds, aquaculture treatment products, livestock waste treatment products, fertilizers, veterinary drugs, pesticides, plant varieties, livestock breeds;

c) Cosmetics, medical stuffs, detergents, chemicals, insecticides and disinfectants for household and medical use, cement, construction iron and steel, and helmets.

3. Additional penalties:

a) Confiscation of exhibits for acts of violation specified in this Article, except for those applied with remedial measures as specified at Point a or Point b, Clause 4 of this Article;

b) Deprivation of the right to use licenses or practice certificates for a period of between 06 months and 12 months, for acts of violation specified in this Article in case of repeated violations or recidivism.

4. Remedial measures:

a) Forcible destruction of exhibits for acts of violation specified in this Article, except for those applied with remedial measures specified at Point b of this Clause;

b) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-export of the counterfeit goods, for acts of importing counterfeit goods as specified in this Article;

c) Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified in this Article.

Article 10. Acts of producing goods with counterfeit use-value or use(s)

1. Acts of producing goods with counterfeit use-value or use(s) as specified at Points a, b, c and d, Clause 7, Article 3 of this Decree shall be imposed with penalties as follows:

a) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed in cases where the counterfeit goods equivalent to a quantity of authentic goods valued at less than VND 3,000,000, or gaining illegal profits of less than VND 5,000,000;

b) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed in cases where the counterfeit goods equivalent to a quantity of authentic goods valued at between VND 3,000,000 and less than VND 5,000,000, or gaining illegal profits of between VND 5,000,000 and less than VND 10,000,000;

c) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed in cases where the counterfeit goods equivalent to a quantity of authentic goods valued at between VND 5,000,000 and less than VND 10,000,000, or gaining illegal profits of between VND 10,000,000 and less than VND 20,000,000;

d) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed in cases where the counterfeit goods equivalent to a quantity of authentic goods valued at between VND 10,000,000 and less than VND 20,000,000, or gaining illegal profits of between VND 20,000,000 and less than VND 30,000,000;

dd) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed in cases where the counterfeit goods equivalent to a quantity of authentic goods valued at between VND 20,000,000 and less than VND 30,000,000, or gaining illegal profits of between VND 30,000,000 and less than VND 50,000,000;

e) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed in cases where the counterfeit goods equivalent to a quantity of authentic goods valued at VND 30,000,000 or more, or gaining illegal profits of VND 50,000,000 or more without being examined for penal liability.

2. A fine doubling the fine levels specified in Clause 1 of this Article shall be imposed on the counterfeit goods which are:

a) Foods, food additives, food processing aids, food preservatives, drugs, medicinal ingredients without being examined for penal liability;

b) Animal feeds, aquaculture feeds, aquaculture treatment products, livestock waste treatment products, fertilizers, veterinary drugs, pesticides, plant varieties, livestock breeds;

c) Cosmetics, medical stuffs, detergents, chemicals, insecticides and disinfectants for household and medical use, cement, construction iron and steel, and helmets.

3. Additional penalties:

a) Confiscation of exhibits for acts of violation specified in this Article, except for those applied with remedial measures as specified at Point a, Clause 4 of this Article;

b) Confiscation of tools and machineries used to manufacture counterfeit goods, for administrative violations specified in this Article;

c) Deprivation of the right to use licenses or practice certificates for a period of between 12 months and 24 months, for acts of violation specified in this Article in case of repeated violations or recidivism;

d) Suspension of several or all violated production activities for a period of between 12 months and 24 months, for acts of violation specified in this Article in case of repeated violations or recidivism.

4. Remedial measures:

a) Forcible destruction of exhibits for acts of violation specified in this Article;

b) Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified in this Article.

Article 11. Acts of trading in goods with counterfeit labels or packages

1. Acts of trading in goods with counterfeit labels or packages as specified at Point dd, Clause 7, Article 3 of this Decree shall be imposed with penalties as follows:

a) A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed in cases where the counterfeit goods equivalent to a quantity of authentic goods valued at less than VND 3,000,000, or gaining illegal profits of less than VND 5,000,000;

b) A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed in cases where the counterfeit goods equivalent to a quantity of authentic goods valued at between VND 3,000,000 and less than VND 5,000,000, or gaining illegal profits of between VND 5,000,000 and less than VND 10,000,000;

c) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed in cases where the counterfeit goods equivalent to a quantity of authentic goods valued at between VND 5,000,000 and less than VND 10,000,000, or gaining illegal profits of between VND 10,000,000 and less than VND 20,000,000;

d) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed in cases where the counterfeit goods equivalent to a quantity of authentic goods valued at between VND 10,000,000 and less than VND 20,000,000, or gaining illegal profits of between VND 20,000,000 and less than VND 30,000,000;

dd) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed in cases where the counterfeit goods equivalent to a quantity of authentic goods valued at between VND 20,000,000 and less than VND 30,000,000, or gaining illegal profits of between VND 30,000,000 and less than VND 50,000,000;

e) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed in cases where the counterfeit goods equivalent to a quantity of authentic goods valued at VND 30,000,000 or more, or gaining illegal profits of VND 50,000,000 or more without being examined for penal liability.

2. A fine doubling the fine levels specified in Clause 1 of this Article shall be imposed on acts of importing counterfeit goods, or on the counterfeit goods themselves which are:

a) Foods, food additives, food processing aids, food preservatives, drugs, medicinal ingredients without being examined for penal liability;

b) Animal feeds, aquaculture feeds, aquaculture treatment products, livestock waste treatment products, fertilizers, veterinary drugs, pesticides, plant varieties, livestock breeds;

c) Cosmetics, medical stuffs, detergents, chemicals, insecticides and disinfectants for household and medical use, cement, construction iron and steel, and helmets.

3. Additional penalties:

a) Confiscation of exhibits for acts of violation specified in this Article, except for those applied with remedial measures as specified at Point a or Point b, Clause 4 of this Article;

b) Deprivation of the right to use licenses or practice certificates for a period of between 01 month and 03 months, for acts of violation specified in this Article in case of repeated violations or recidivism.

4. Remedial measures:

a) Forcible elimination of violated factors on the labels or packages of counterfeit goods, or forcible destruction of the counterfeit goods for acts of violation specified in this Article, except for those applied with remedial measures specified at Point b of this Clause;

b) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-export of the counterfeit goods, for acts of importing counterfeit goods as specified in this Article;

c) Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified in this Article.

Article 12. Acts of producing goods with counterfeit labels or packages

1. Acts of producing goods with counterfeit labels or packages as specified at Point dd, Clause 7, Article 3 of this Decree shall be imposed with penalties as follows:

a) A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed in cases where the counterfeit goods equivalent to a quantity of authentic goods valued at less than VND 3,000,000, or gaining illegal profits of less than VND 5,000,000;

b) A fine of between VND 5,000,000 and VND 8,000,000 shall be imposed in cases where the counterfeit goods equivalent to a quantity of authentic goods valued at between VND 3,000,000 and less than VND 5,000,000, or gaining illegal profits of between VND 5,000,000 and less than VND 10,000,000;

c) A fine of between VND 8,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed in cases where the counterfeit goods equivalent to a quantity of authentic goods valued at between VND 5,000,000 and less than VND 10,000,000, or gaining illegal profits of between VND 10,000,000 and less than VND 20,000,000;

d) A fine of between VND 15,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed in cases where the counterfeit goods equivalent to a quantity of authentic goods valued at between VND 10,000,000 and less than VND 20,000,000, or gaining illegal profits of between VND 20,000,000 and less than VND 30,000,000;

dd) A fine of between VND 25,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed in cases where the counterfeit goods equivalent to a quantity of authentic goods valued at between VND 20,000,000 and less than VND 30,000,000, or gaining illegal profits of between VND 30,000,000 and less than VND 50,000,000;

e) A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed in cases where the counterfeit goods equivalent to a quantity of authentic goods valued at VND 30,000,000 or more, or gaining illegal profits of VND 50,000,000 or more without being examined for penal liability.

2. A fine doubling the fine levels specified in Clause 1 of this Article shall be imposed on the counterfeit goods which are:

a) Foods, food additives, food processing aids, food preservatives, drugs, medicinal ingredients without being examined for penal liability;

b) Animal feeds, aquaculture feeds, aquaculture treatment products, livestock waste treatment products, fertilizers, veterinary drugs, pesticides, plant varieties, livestock breeds;

c) Cosmetics, medical stuffs, detergents, chemicals, insecticides and disinfectants for household and medical use, cement, construction iron and steel, and helmets.

3. Additional penalties:

a) Confiscation of exhibits for acts of violation specified in this Article, except for those applied with remedial measures as specified at Point a, Clause 4 of this Article;

b) Confiscation of tools and machineries used to manufacture counterfeit goods, for administrative violations specified in this Article;

c) Deprivation of the right to use licenses or practice certificates for a period of between 03 months and 06 months, for acts of violation specified in this Article in case of repeated violations or recidivism;

d) Suspension of several or all violated production activities for a period of between 03 months and 06 months, for acts of violation specified in this Article in case of repeated violations or recidivism.

4. Remedial measures:

a) Forcible elimination of violated factors on the labels or packages of counterfeit goods, or forcible destruction of the counterfeit goods for acts of violation specified in this Article;

b) Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified in this Article.

Article 13. Acts of trading in counterfeit goods stamps, labels and packages

1. Acts of trading in counterfeit goods stamps, labels and packages as specified at Point e, Clause 7, Article 3 of this Decree shall be imposed with penalties as follows:

a) A fine of between VND 300,000 and VND 500,000 shall be imposed in cases where the quantity of counterfeit stamps, labels or packages of goods is less than 100 pieces, sheets or other equivalent units (hereinafter referred to as units);

b) A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed in cases where the quantity of counterfeit stamps, labels or packages of goods is between 100 units and less than 500 units;

c) A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed in cases where the quantity of counterfeit stamps, labels or packages of goods is between 500 units and less than 1,000 units;

d) A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed in cases where the quantity of counterfeit stamps, labels or packages of goods is between 1,000 units and less than 2,000 units;

dd) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed in cases where the quantity of counterfeit stamps, labels or packages of goods is between 2,000 units and less than 3,000 units;

e) A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed in cases where the quantity of counterfeit stamps, labels or packages of goods is between 3,000 units and less than 5,000 units;

g) A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed in cases where the quantity of counterfeit stamps, labels or packages of goods is between 5,000 units and less than 10,000 units;

h) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed in cases where the quantity of counterfeit stamps, labels or packages of goods is 10,000 units or more without being examined for penal liability.

2. A fine doubling the fine levels specified in Clause 1 of this Article shall be imposed on the following cases:

a) Acts of importing counterfeit stamps, labels or packages of goods;

b) Counterfeit stamps, labels or packages of foods, food additives, food processing aids, food preservatives, vaccines, drugs, medicinal ingredients, cosmetics, medical stuffs, and helmets;

c) Counterfeit stamps, labels or packages of detergents, chemicals, insecticides and disinfectants for household and medical use, animal feeds, aquaculture feeds, aquaculture treatment products, livestock waste treatment products, fertilizers, veterinary drugs, pesticides, plant varieties, livestock breeds, cement, construction iron and steel.

3. Additional penalties:

a) Confiscation of exhibits for acts of violation specified in this Article, except for those applied with remedial measures as specified at Point a, Clause 4 of this Article;

b) Deprivation of the right to use licenses or practice certificates for a period of between 01 month and 03 months, for acts of violation specified in this Article in case of repeated violations or recidivism.

4. Remedial measures:

a) Forcible destruction of counterfeit stamps, labels or packages of for acts of violation specified in this Article;

b) Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified in this Article.

Article 14. Acts of producing counterfeit goods stamps, labels and packages

1. Acts of producing counterfeit goods stamps, labels and packages as specified at Point e, Clause 7, Article 3 of this Decree shall be imposed with penalties as follows:

a) A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed in cases where the quantity of counterfeit stamps, labels or packages of goods is less than 100 pieces, sheets or other equivalent units (hereinafter referred to as units);

b) A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed in cases where the quantity of counterfeit stamps, labels or packages of goods is between 100 units and less than 500 units;

c) A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed in cases where the quantity of counterfeit stamps, labels or packages of goods is between 500 units and less than 1,000 units;

d) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed in cases where the quantity of counterfeit stamps, labels or packages of goods is between 1,000 units and less than 2,000 units;

dd) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed in cases where the quantity of counterfeit stamps, labels or packages of goods is between 2,000 units and less than 3,000 units;

e) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed in cases where the quantity of counterfeit stamps, labels or packages of goods is between 3,000 units and less than 5,000 units;

g) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed in cases where the quantity of counterfeit stamps, labels or packages of goods is between 5,000 units and less than 10,000 units;

h) A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed in cases where the quantity of counterfeit stamps, labels or packages of goods is 10,000 units or more without being examined for penal liability.

2. A fine doubling the fine levels specified in Clause 1 of this Article shall be imposed on the following cases:

a) Counterfeit stamps, labels or packages of foods, food additives, food processing aids, food preservatives, vaccines, drugs, medicinal ingredients, cosmetics, medical stuffs, and helmets;

b) Counterfeit stamps, labels or packages of detergents, chemicals, insecticides and disinfectants for household and medical use, animal feeds, aquaculture feeds, aquaculture treatment products, livestock waste treatment products, fertilizers, veterinary drugs, pesticides, plant varieties, livestock breeds, cement, construction iron and steel.

3. Additional penalties:

a) Confiscation of the counterfeit stamps, labels or packages of goods for acts of violation specified in this Article, except for those applied with remedial measures as specified at Point a, Clause 4 of this Article;

b) Confiscation of tools and machineries used to produce the counterfeit stamps, labels or packages of goods, for administrative violations specified in this Article;

c) Deprivation of the right to use licenses or practice certificates for a period of between 03 months and 06 months, for acts of violation specified in this Article in case of repeated violations or recidivism.

d) Suspension of several or all violated production activities for a period of between 03 months and 06 months, for acts of violation specified in this Article.

4. Remedial measures:

a) Forcible destruction of counterfeit stamps, labels or packages of for acts of violation specified in this Article;

b) Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified in this Article.

Section 3
ACTS OF TRADING IN SMUGGLED GOODS; GOODS CIRCULATED IN DOMESTIC MARKET WHICH ARE APPLIED WITH EMERGENCY MEASURES; EXPIRED GOODS, GOODS OF UNKNOWN ORIGINS, AND OTHER VIOLATIONS

Article 15. Acts of trading in smuggled goods

1. Acts of trading in smuggled goods shall be imposed with the penalties as follows:

a) A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed in cases where the smuggled goods are valued at less than VND 3,000,000;

b) A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed in cases where the smuggled goods are valued at between VND 3,000,000 and less than VND 5,000,000;

c) A fine of between VND 2,000,000 and VND 4,000,000 shall be imposed in cases where the smuggled goods are valued at between VND 5,000,000 and less than VND 10,000,000;

d) A fine of between VND 4,000,000 and VND 6,000,000 shall be imposed in cases where the smuggled goods are valued at between VND 10,000,000 and less than VND 20,000,000;

dd) A fine of between VND 6,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed in cases where the smuggled goods are valued at between VND 20,000,000 and less than VND 30,000,000;

e) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed in cases where the smuggled goods are valued at between VND 30,000,000 and less than VND 50,000,000;

g) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed in cases where the smuggled goods are valued at between VND 50,000,000 and less than VND 70,000,000;

h) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed in cases where the smuggled goods are valued at between VND 70,000,000 and less than VND 100,000,000;

i) A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed in cases where the smuggled goods are valued at VND 100,000,000 or more.

2. A fine doubling the fine levels for acts of trading in smuggled goods specified in Clause 1 of this Article shall be imposed on the following cases:

a) The violators directly smuggle goods with a value of less than VND 100,000,000 or a value of VND 100,000,000 or more without being examined for penal liability;

b) Smuggled goods on the list of goods banned from import or temporarily suspended from import;

c) Smuggled goods are foods, food additives, food processing aids, food preservatives, vaccines, drugs, medicinal ingredients, cosmetics, medical stuffs, chemicals, insecticides and disinfectants for household and medical use, aquaculture treatment products, livestock waste treatment products, veterinary drugs, fertilizers, cement, animal feeds, pesticides, growth stimulants, plant varieties, and livestock breeds.

3. The fine levels specified in Clauses 1 and 2 of this Article are also applicable to:

a) Acts of intentionally transporting smuggled goods;

b) Acts of intentionally stockpiling smuggled goods;

c) Acts of intentionally delivering and receiving smuggled goods.

4. Additional penalties:

a) Confiscation of exhibits for acts of violation specified in this Article, except for those applied with remedial measures as specified at Point a, Clause 5 of this Article;

b) Confiscation of violated means of transport for acts of violation specified in this Article, in cases where the exhibits of violation are valued at VND 200,000,000 or more, or in case of repeated violations or recidivism.

5. Remedial measures:

a) Forcible destruction of goods or items harmful to human health, domestic animals, plants and the environment, or cultural products with harmful contents, goods without safe-use assurance, for acts of violation specified in this Article;

b) Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified in this Article.

Article 16. Acts of trading in goods applied with emergency measures

1. A warning or a fine of between VND 200,000 and VND 400,000 shall be imposed on one of the following acts in cases where the violated goods are valued at less than VND 1,000,000:

a) Trading in goods to which the measure of conditional circulation has been applied by competent State agencies, but the conditions are not satisfied, or for which licenses are required, but the licenses fail to be granted in accordance with law provisions;

b) Trading in goods to which emergency measures of forcible recall or suspension of circulation have been applied by competent State agencies.

2. A fine of between VND 400,000 and VND 600,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the violated goods are valued at between VND 1,000,000 and less than VND 2,000,000.

3. A fine of between VND 600,000 and VND 1,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the violated goods are valued at between VND 2,000,000 and less than VND 5,000,000.

4. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the violated goods are valued at between VND 5,000,000 and less than VND 10,000,000.

5. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the violated goods are valued at between VND 10,000,000 and less than VND 20,000,000.

6. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the violated goods are valued at between VND 20,000,000 and less than VND 30,000,000.

7. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the violated goods are valued at between VND 30,000,000 and less than VND 50,000,000.

8. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the violated goods are valued at between VND 50,000,000 and less than VND 70,000,000.

9. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the violated goods are valued at between VND 70,000,000 and less than VND 100,000,000.

10. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the violated goods are valued at VND 100,000,000 or more.

11. A fine doubling the fine level specified in between Clause 1 and Clause 10 of this Article shall be imposed on producers or importers committing the acts of violation.

12. Acts of trading in goods, to which the competent State management agencies have applied the emergency measure of banning from circulation, shall be imposed with penalties as prescribed in Article 8 of this Decree.

13. Remedial measure:

Forcible destruction of exhibits being goods or items harmful to human health, domestic animals, plants and the environment, or cultural products with harmful contents, goods without safe-use assurance, for acts of violation specified in this Article.

Article 17. Acts of violation on the shelf life of goods, goods of unknown origin, and other violations

1. A warning or a fine of between VND 300,000 and VND 500,000 shall be imposed on one of the following acts of violation in cases where the violated goods are valued at less than VND 1,000,000:

a) Trading in goods (except for pesticides and animal feeds) after the expiry date indicated on their labels or packages;

b) Exchange fraudulently or changing labels or packages of goods, or erasing, modifying the expiry date on the labels or packages of goods, or committing other fraudulent acts in order to prolong the shelf life of goods;

c) Trading in goods of unknown origin;

d) Buying, selling, transporting, storing, and consuming minerals of illegal origin.

2. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the violated goods are valued at between VND 1,000,000 and less than VND 3,000,000.

3. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the violated goods are valued at between VND 3,000,000 and less than VND 5,000,000.

4. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the violated goods are valued at between VND 5,000,000 and less than VND 10,000,000.

5. A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the violated goods are valued at between VND 10,000,000 and less than VND 20,000,000.

6. A fine of between VND 7,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the violated goods are valued at between VND 20,000,000 and less than VND 30,000,000.

7. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the violated goods are valued at between VND 30,000,000 and less than VND 40,000,000.

8. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the violated goods are valued at between VND 40,000,000 and less than VND 50,000,000.

9. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the violated goods are valued at between VND 50,000,000 and less than VND 70,000,000.

10. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the violated goods are valued at between VND 70,000,000 and less than VND 100,000,000.

11. A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the violated goods are valued at VND 100,000,000 or more.

12. A fine doubling the fine level specified in between Clause 1 and Clause 11 of this Article shall be imposed on producers or importers committing the acts of violation, or on the goods in one of the following cases:

a) Foods, food additives, food processing aids, food preservatives, vaccines and drugs, medicinal ingredients, cosmetics, medical stuffs;

b) Detergents, chemicals, insecticides and disinfectants for household and medical use, aquaculture treatment products, livestock waste treatment products, veterinary drugs, fertilizers, cement, growth stimulants, plant varieties, livestock breeds, aquatic breeds, aquaculture feeds;

c) Other goods on the list of business lines with conditional investment.

13. Additional penalties:

a) Confiscation of exhibits for acts of violation specified in this Article, except for those applied with remedial measures as specified at Point a, Clause 14 of this Article;

b) Confiscation of tools and machineries used to committing acts of violation specified at Point b, Clause 1 of this Article.

14. Remedial measures:

a) Forcible destruction of goods or items harmful to human health, domestic animals, plants and the environment for administrative violations specified at Points a, b, c, Clause 1 of this Article;

b) Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified in this Article.

Section 4
ACTS OF VIOLATION RELATED TO TRADING IN TOBACCO

Article 18. Acts of violation in importing cigarettes, cigarette rolling papers and raw tobacco

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Importing cigarettes that fail to meet food hygiene and safety requirements as prescribed by law provisions;

b) Importing cigarettes that fail to meet the registered quality standards.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Importing cigarette rolling papers and raw tobacco without import licenses as prescribed by law provisions;

b) Importing the quantity of cigarette rolling papers in excess of the announced annual import quota;

c) Importing cigarettes for commercial purposes that are inconsistent with the trademarks registered or protected in Vietnam.

3. Additional penalties:

a) Confiscation of exhibits for acts of violation specified in Clause 2 of this Article, except for those applied with remedial measures as specified at Point b, Clause 4 of this Article;

b) Deprivation of the right to use tobacco trading licenses for a period of between 03 months and 06 months for acts of violation specified in this Article, in cases of repeated violations or recidivism.

4. Remedial measures:

a) Forcible destruction of the violated goods for acts of violation specified in Clause 1 of this Article;

b) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-export of the violated goods, for acts of violation specified in Clause 2 of this Article.

Article 19. Acts of violation in buying, selling, or transferring cigarette stamps and rolling papers

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on acts of illegally buying, selling, or transferring cigarette stamps.

2. Acts of illegally buying, selling, or transferring cigarette rolling papers shall be imposed with penalties as follows:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at less than VND 10,000,000;

b) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 10,000,000 and less than VND 20,000,000;

c) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 20,000,000 and less than VND 50,000,000;

d) A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 50,000,000 and less than VND 100,000,000;

dd) A fine of between VND 50,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at VND 100,000,000 or more.

3. Additional penalties:

a) Confiscation of exhibits for acts of violation specified in Clauses 1 and 2 of this Article;

b) Deprivation of the right to use tobacco trading licenses for a period of between 01 month and 03 months for acts of violation specified at Points d and dd, Clause 2 of this Article, in cases of repeated violations or recidivism.

Article 20. Acts of violation in stamping for imported cigarettes

1. Acts of failing to stick import stamps on cigarettes imported for commercial purposes in accordance with law provisions shall be imposed with penalties as follows:

a) A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at less than VND 10,000,000;

b) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 10,000,000 and less than VND 20,000,000;

c) A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 20,000,000 and less than VND 30,000,000;

d) A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 30,000,000 and less than VND 40,000,000;

dd) A fine of between VND 20,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 40,000,000 and less than VND 50,000,000;

e) A fine of between VND 25,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 50,000,000 and less than VND 60,000,000;

g) A fine of between VND 30,000,000 and VND 35,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 60,000,000 and less than VND 70,000,000;

h) A fine of between VND 35,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 70,000,000 and less than VND 80,000,000;

i) A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 80,000,000 and less than VND 100,000,000;

k) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at VND 100,000,000 or more.

2. Additional penalties:

a) Confiscation of exhibits for acts of violation specified in this Article;

b) Deprivation of the right to use tobacco trading licenses for a period of between 03 months and 06 months for acts of violation specified at between Point dd and Point k, Clause 1 of this Article, in cases of repeated violations or recidivism.

Article 21. Acts of violation in stamping for domestically consumed cigarettes

1. Acts of trading in domestically produced cigarettes without stamps of domestic consumption, or with the stamps in contravention of law provisions, shall be imposed with the penalties as follows:

a) A warning or a fine of between VND 200,000 and VND 500,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at less than VND 1,000,000;

b) A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 1,000,000 and less than VND 2,000,000;

c) A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods have values ​​are valued at between VND 2,000,000 and less than VND 5,000,000;

d) A fine of between VND 2,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods ​​are valued at between VND 5,000,000 and less than VND 10,000,000;

dd) A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 10,000,000 and less than VND 20,000,000;

e) A fine of between VND 5,000,000 and VND 7,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 20,000,000 and less than VND 30,000,000;

g) A fine of between VND 7,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 30,000,000 and less than VND 40,000,000;

h) A fine of between VND 10,000,000 and VND 13,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods have values ​​are valued at between VND 40,000,000 and less than VND 50,000,000;

i) A fine of between VND 13,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods ​​are valued at between VND 50,000,000 and less than VND 60,000,000;

k) A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods ​​are valued at between VND 60,000,000 and less than VND 70,000,000;

l) A fine of between VND 20,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods ​​are valued at between VND 70,000,000 and less than VND 80,000,000;

m) A fine of between VND 25,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods ​​are valued at between VND 80,000,000 and less than VND 90,000,000;

n) A fine of between VND 30,000,000 and VND 35,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods ​​are valued at between VND 90,000,000 and less than VND 100,000,000;

o) A fine of between VND 35,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at VND 100,000,000 or more.

2. A fine doubling the fine level specified in Clause 1 of this Article shall be imposed on cigarette producers who fail to stick stamps of domestic consumption on their cigarettes in accordance with law provisions.

3. Additional penalties:

a) Deprivation of the right to use tobacco trading licenses for a period of between 01 month and 03 months, for acts of violation specified at between Point h and Point o, Clause 1 of this Article, in cases of repeated violations or recidivism;

b) Deprivation of the right to use tobacco trading licenses for a period of between 03 months and 06 months, for cigarette producers who fail to stick the stamps of domestic consumption on their tobacco products as specified in Clause 2 of this Article, in cases of repeated violations or recidivism.

Article 22. Acts of violation related to management of cigarette output

1. Acts of producing an annual output of domestically consumed cigarettes in excess of the permitted output shall be imposed with penalties as follows:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed in cases where the excess is less than 05% of the permitted output;

b) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed in cases where the excess is from 05% to less than 10% of the permitted output;

c) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed in cases where the excess is from 10% to less than 15% of the permitted output;

d) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed in cases where the excess is from 15% to less than 20% of the permitted output;

dd) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed in cases where the excess is 20% of the permitted output or more.

2. Additional penalties:

a) Confiscation of exhibits for acts of violation specified in this Article;

b) Deprivation of the right to use tobacco trading licenses for a period of between 01 month and 03 months for acts of violation specified in this Article, in cases of repeated violations or recidivism.

3. Remedial measure:

Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified in this Article.

Article 23. Acts of violation in selling tobacco products

1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed on acts of failing to hang notice boards of not selling cigarettes to persons under 18 years old at cigarette outlets in accordance with law provisions.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Selling tobacco products to people under 18 years old;

b) Employing persons under 18 years old to sell cigarettes.

3. A fine of between VND 2,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on acts of failing to comply with law provisions on display of cigarettes at the outlets.

4. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Failing to report or incorrectly reporting on the business situation and results, and the distribution system of tobacco product retailers in accordance with law provisions;

b) Selling cigarettes using automatic cigarette vending machines or selling cigarettes at prohibited places as prescribed by law provisions;

c) Selling cigarettes within 100 meters outside the nearest precinct of kindergartens, preschools, primary schools, secondary schools, high schools, medical research institutes, hospitals, maternity homes, preventive medicine centers, and commune-level health stations.

5. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on acts of failing to report or incorrectly reporting on their business situation and results, and their cigarette distribution system by entrepreneurs that are distributors or wholesalers of tobacco products as prescribed by law provisions.

6. Additional penalties:

a) Confiscation of exhibits and means of violation for acts of violation specified at Points b and c, Clause 4 of this Article;

b) Deprivation of the right to use tobacco trading licenses for a period of between 01 month and 03 months for acts of violation specified at Points b and c, Clause 4 of this Article.

Article 24. Acts of violation related to management of machineries and equipment specialized in cigarette production

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on acts of failing to comply with regulations on reporting on the import and use of specialized machineries and equipment for cigarette production as prescribed by law provisions.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Disposing or destroying specialized cigarette machineries and equipment against law provisions;

b) Failing to re-export specialized cigarette machinery and equipment after the permitted period of temporary import expires in accordance with law provisions.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on acts of using specialized cigarette machineries and equipment without licenses for cigarette production or raw tobacco processing in accordance with law provisions.

4. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Buying, selling, renting, leasing or transferring the ownership or the right to use machineries and equipment specialized in cigarette production against law provisions;

b) Importing specialized cigarette machineries and equipment against law provisions or using imported cigarette machineries and equipment of illegal origin.

5. Additional penalty:

Confiscation of exhibits for acts of violation specified in Clause 4 of this Article.

6. Remedial measures:

a) Forcible re-export of specialized cigarette machineries and equipment, for acts of violation specified at Point b, Clause 2 of this Article;

b) Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified at Point a, Clause 2 and Point a, Clause 4 of this Article.

Section 5
ACTS OF VIOLATION RELATED TO TRADING IN LIQUORS AND BEERS

Article 25. Acts of violation in registration for selling liquors with 5.5 percent alcohol by volume or more for local consumption, trading in liquors with less than 5.5 percent alcohol by volume, and producing manually liquors with 5.5 percent alcohol by volume or more in order to sell to establishments granted with licenses to produce liquors for reprocessing

1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed on acts of producing manually liquors with 5.5 percent alcohol by volume or more and selling such liquors to establishments, which are granted with licenses to produce liquors for reprocessing that has, without registration with the commune-level People's Committees where the production establishments are located.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on acts of selling liquors with 5.5 percent alcohol by volume or more for local consumption, or on acts of trading in liquors with less than 5.5 percent alcohol by volume without registration with the district-level Economic Divisions or the district-level Economic and Infrastructure Divisions in accordance with law provisions.

Article 26. Acts of violation in import of liquors

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Directly importing or entrusting the import of semi-finished liquors to produce finished liquors with 5.5 percent alcohol by volume or more without liquor trading licenses as prescribed by law provisions;

b) Selling imported semi-finished liquors with 5.5 percent alcohol by volume or more to those who do not have licenses for industrial liquor production.

2. Acts of importing liquors not via international border gates as prescribed in Article 15 of this Decree.

3. Additional penalty:

Deprivation of the right to use liquor trading licenses for a period of between 01 month and 03 months for acts of violation specified at Point b, Clause 1 of this Article, in cases of repeated violations or recidivism.

4. Remedial measure:

Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified at Point b, Clause 1 of this Article.

Article 27. Acts of violation in stamping for imported alcohol products with 5.5 percent alcohol by volume or more

1. Acts of failing to stick stamps of imported liquors to imported alcohol products with 5.5 percent alcohol by volume or more against law provisions shall be imposed with penalties as follows:

a) A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at less than VND 5,000,000;

b) A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 5,000,000 and less than VND 10,000,000;

c) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 10,000,000 and less than VND 20,000,000;

d) A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 20,000,000 and less than VND 30,000,000;

dd) A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 30,000,000 and less than VND 40,000,000;

e) A fine of between VND 20,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 40,000,000 and less than VND 50,000,000;

g) A fine of between VND 25,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 50,000,000 and less than VND 60,000,000;

h) A fine of between VND 30,000,000 and VND 35,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 60,000,000 and less than VND 70,000,000;

i) A fine of between VND 35,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 70,000,000 and less than VND 80,000,000;

k) A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 80,000,000 and less than VND 100,000,000;

l) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at VND 100,000,000 or more.

2. Acts of trading in imported alcohol products with more than 5.5 percent alcohol by volume but failing to stick the stamps of imported liquors as prescribed by law provisions shall be imposed with penalties as specified in Article 15 of this Decree.

3. Additional penalty:

Deprivation of the right to use liquor trading licenses for a period of between 01 month and 03 months for acts of violation specified in Clause 1 of this Article, in cases of repeated violations or recidivism.

Article 28. Acts of violation in stamping for domestically consumed liquors

1. Acts of trading in domestically produced liquors with 5.5 percent alcohol by volume or more without stamps of domestic consumption, or with the stamps in contravention of law provisions, shall be imposed with the penalties as follows:

a) A warning or a fine of between VND 200,000 and VND 300,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at less than VND 1,000,000;

b) A fine of between VND 300,000 and VND 500,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 1,000,000 and less than VND 2,000,000;

c) A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods have values ​​are valued at between VND 2,000,000 and less than VND 5,000,000;

d) A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods ​​are valued at between VND 5,000,000 and less than VND 10,000,000;

dd) A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 10,000,000 and less than VND 20,000,000;

e) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 20,000,000 and less than VND 30,000,000;

g) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods are valued at between VND 30,000,000 and less than VND 50,000,000;

h) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods have values ​​are valued at between VND 50,000,000 and less than VND 100,000,000;

i) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed in cases where the violated goods ​​are valued at VND 100,000,000 or more;

2. A fine doubling the fine level specified in Clause 1 of this Article shall be imposed on producers of liquors with 5.5 percent alcohol by volume or more for domestic consumption, who fail to stick stamps of domestic consumption on their liquors, or stick the stamps in contravention of law provisions.

3. Additional penalty:

Deprivation of the right to use liquor trading licenses for a period of between 01 month and 03 months, for acts of violation specified in Clause 2 of this Article, in cases of repeated violations or recidivism.

Article 29. Acts of violation in providing information on health effects of liquors or beers

1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed on entrepreneurs trading in liquors with less than 5.5 percent alcohol by volume in cases where committing acts of providing inaccurate or false information on the effects of liquors or beers on human health.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on entrepreneurs trading in liquors with 5.5 percent alcohol by volume or more in cases where committing acts of providing inaccurate or false information on the effects of liquors or beers on human health.

Article 30. Other acts of violation related to trading in liquors and beers

1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed on acts of selling or supplying liquors or beers to persons under 18 years old.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on acts of failing to report or improperly reporting the production and trading of liquors with more than 5.5 percent alcohol by volume to State agencies with the authority to grant licenses as prescribed by law provisions.

3. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Selling liquors and beers using vending machines;

b) Trading in liquors or beers at locations where liquors and beers are banned as prescribed by law provisions;

c) Employing persons under 18 years old in direct production or sale of liquors and beers.

4. Additional penalty:

Confiscation of exhibits and means of violation used to commit acts of violation specified at Points a and b, Clause 3 of this Article.

5. Remedial measure:

Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified at Points a and b, Clause 3 of this Article.

Section 6

ACTS OF HOARDING AND SPECULATING IN GOODS

Article 31. Acts of speculating in goods

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on abusing scarcity of goods or creating artificial scarcity of goods in the market to buy up or buy all goods with a value of between VND 50,000,000 and less than VND 100,000,000 to resell for getting illegal profits in one of the following cases without criminal prosecution:

a) Goods included in the list of price stabilization or the list of price valuation by the State in accordance with law on price;

b) There is market fluctuation in supply and demand, commodity prices due to natural disasters, fire, epidemics, war or other unusual events.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the goods are valued at between VND 100,000,000 and less than VND 200,000,000.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the goods are valued at between VND 200,000,000 and less than VND 500,000,000.

4. A fine of between VND 50,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the goods are valued at between VND 500,000,000 and less than VND 1,000,000,000.

5. A fine of between VND 80,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the goods are valued at VND 1,000,000,000 or more.

6. Additional penalties:

a) Confiscation of exhibits for acts of violation specified in this Article;

b) Deprivation of the right to use certificates on satisfactory of trade conditions, business licenses, or practice certificates for a period of between 06 months and12 months for acts of violation specified in this Article in cases of repeated violation or recidivism.

c) Suspension of activities of trading infringing goods for a period between 06 months and 12 months for acts of violation specified in this Article in cases of repeated violation or recidivism.

7. Remedial measures:

Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified in this Article.

Article 32. Acts of hoarding goods

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation under one of the cases specified in Clause 1, Article 31 of this Decree without plausible reasons:

a) Cutting sales locations;

b) Cutting sale methods (change from wholesale to retail) different to the previous time;

c) Regulating, listing, and selling goods according to sale volume and purchase objects different to the previous time;

d) Cutting the time of sale, supply of goods different to the previous time.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation under one of the cases specified in Clause 1, Article 31 of this Decree without plausible reasons:

a) Cutting down the amount of goods sold to the market;

b) Stopping the sale of goods to the market;

c) Failing to open stores, places of business transactions for sale;

d) Opening stores, places of business transactions but not selling goods.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on acts of hoarding goods in warehouses in excess of 150% compared to the average inventory of the preceding three months in one of the cases specified in Clause 1 Article 31 of this Decree.

4. Additional penalties:

a) Confiscation of exhibits for acts of violation specified in Clause 3 of this Article;

b) Deprivation of the right to use business licenses or practice certificates for a period between 03 months and 06 months, for acts of violation specified in this Article, in cases of repeated violation or recidivism.

Section 7

ACTS OF VIOLATION RELATED TO TRADE PROMOTION ACTIVITIES

Article 33. Acts of violation related to promotion activities

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Failing to perform or performing incompletely or improperly the provision and publicity of information about promotional activities when conducting promotions;

b) Collecting fees and charges, money from customers or request customers to make any other payment obligations when conducting promotions by giving samples, providing services to customers for trial without payment;

c) Failing to publicly organize the opening bonus for promotions of chance or organizing the opening bonus for promotions of chance without the presence of customers or without making any record of the opening bonus;

d) Failing to inform competent state management agencies about time and places of issuance, and evidence to determine the prize winning of goods before conducting the provision of evidence to determine the prize winning when conducting promotions of chance in which evidence of prize winning is issued together with goods;

dd) Failing to perform or perform in contradiction with regulations on announcement of winning results, or public notification of promotional results;

e) Failing to award prizes within the prescribed time limit when conducting promotions included awarding;

g) Failing to confirm the participation of customers in regular customer programs in an accurate and timely manner;

h) Failing to sufficiently display and record compulsory contents as prescribed by law provisions in coupons, service coupons, competition entry forms, lottery tickets, customer tags or receipts of goods purchase or services used in promotions organizing regular customer programs.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Carrying out promotions of goods, services while they are not entrepreneurs under regulations to be entitled to conduct promotion of such goods or services;

b) Carrying out promotions of goods, services of other entrepreneurs without agreements on promotion services as prescribed by law provisions or hiring entrepreneurs who provide promotion services to conduct promotions for their goods, services without agreements on promotion services as prescribed by law provisions;

c) Failing to notify or register with competent state agencies as prescribed by law provisions before conducting promotions or failing to notify or register in accordance with regulations;

d) Failing to notify or report the results of promotion to competent state agencies as prescribed by law provisions, or failing to notify or report in accordance with regulations, or notifying or reporting dishonest contents;

dd) Failing to perform or improperly performing or postponing the implementation of the contents of promotions announced, committed with customers or announced, registered with competent state agencies;

e) Carrying out promotions in which the value of the commodity, services used for promotions exceeding the maximum limit of value of promotional goods or services as prescribed by law provisions;

g) Carrying out promotions in the form of discount for goods, service supplying prices which exceed the maximum discount level for goods or services promoted under the provisions;

h) Carrying out promotions in the form of reducing prices of goods or service supplying below the minimum prices in case the selling price of goods, services supplying subject to the State’s regulation on prices or regulatory framework on minimum price or discount the selling prices of goods, services supplying for goods and services subject to the State’s regulations on specific prices;

i) Carrying out promotions in the form of discounts in contravention of regulations on the time allowed to conduct promotions;

k) Using evidence of prize winning having the same or similar form as the lottery which are solely issued by the State, or using the lottery results as basis to determine the prize winning, to give or award in promotions in the forms specified in Clauses 5, 6 and 9, Article 92 of the Law on Commerce;

l) Failing to perform or performing in contradiction with regulations on the remit 50% of the announced value of prizes without winners into the state budget when conducting promotions of chance;

m) Terminating the implementation of promotions before the time limit announced or certified by competent state agencies, unless otherwise permitted by law or in case the competent state agencies have certified the adjustment of time for sales promotions;

n) Terminating the implementation of promotions before the time limit announced or certified by competent state agencies while not falling into the cases as prescribed by law provisions;

o) Carrying out promotions in contradiction with regulations on principals of implementing promotions;

p) Representative offices of entrepreneurs conduct promotions for their entrepreneurs they represent or hire other entrepreneurs to conduct promotions for entrepreneurs they represent in Vietnam.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Carrying out promotions of goods and services banned from trading; goods and services restricted from trading; goods not permitted for circulation yet, services not permitted for supply yet; liquor, lottery, cigarettes, breast-milk substitutes, medicines for human, including medicines permitted for circulation according to the regulations of the Ministry of Health (except for promotions for drug entrepreneurs), health examination and treatment services of public medical establishments, educational services of public institutions, public vocational training institutions, goods and services banned from circulation in Vietnam or goods and other services banned from promotion as prescribed by law provisions;

b) Using goods, services for promotion being goods, services banned from trading; goods and services restricted from trading; goods not permitted for circulation yet, services not permitted for supply yet; liquor, lottery, cigarettes, medicines for human, including medicines permitted for circulation according to the regulations of the Ministry of Health (except for promotions for drug entrepreneurs), goods and services banned from circulation in Vietnam and goods or other services banned from promotion as prescribed by law provisions;

c) Carrying out promotions of liquor or beer for people under 18 years old; carrying out promotions in trading liquor or beer with an alcohol content from 15 percent or more, or using liquor or beer with an alcohol content from 15 percent or more for promotions in any form;

d) Offering promotions that are dishonest or confusing about goods and services in order to deceive customers;

dd) Carrying out promotions for the purpose of consuming goods that fail to ensure quality in accordance with regulations;

e) Offering promotion in schools, hospitals, offices of state agencies, political organizations, socio-political organizations, people's armed forces units;

g) Having the content of the contest program of promotions in the form of sales, service supply accompanied by contest coupons for customers in order to select winners according to the rules and award prizes announced which are contrary to conventional history, culture, ethics, habits and customs of Vietnam;

h) Carrying out promotions under the multi-level model, in which the promotional objects include multiple levels as well as branches, and the formers benefit from the purchase of the latters without certificate of multi-level marketing registration.

4. A fine doubling the fine level specified in between Clause 1 and Clause 3 of this Article shall be imposed on cases of violation committed in the area of two or more provinces or centrally-run cities.

5. Additional penalties:

Confiscation of exhibits for acts of violation specified at Points a, b, c and dd, Clause 3 of this Article, except for the case of application of the remedial measures specified at Point a, Clause 6 of this Article.

6. Remedial measures:

a) Forcible destruction of exhibits being goods or items harmful to human health, domestic animals, plants and environment, or cultural products with harmful contents, for acts of violation specified at Points a and b Clause 3 of this Article;

b) Forcible cancellation of the result of prize draws and re-opening of the prize, for violation specified at Points c and d, Clause 1 of this Article;

c) Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified at Point b, Clause 1 and Point 1, Clause 2 of this Article.

Article 34. Acts of violation on displaying and introducing goods and services

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Displaying and introducing goods with information about the goods being displayed, introduced not proper with the goods being sold or prepared to sell;

b) Displaying and introducing goods or services of other entrepreneurs to compare with their goods, unless goods being compared are counterfeit goods, goods infringing intellectual property rights as prescribed by law provisions;

c) Displaying and introducing goods without goods labels or with improper goods labels as prescribed by law provisions;

d) Displaying and introducing goods that fail to satisfy technical regulations and standards announced or applied; goods that fail to guarantee quality, food safety, or expired goods.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Representative offices of entrepreneurs directly display and introduce goods and services of entrepreneurs they represent at locations other than the headquarters of such representative offices;

b) Representative offices of entrepreneurs display and introduce goods and services of entrepreneurs they represent without the authorization of such entrepreneurs.

3. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Displaying and introducing goods and services included in the list of goods and services banned from trading, goods not permitted from circulation or goods not permitted from circulation yet, or services not permitted to provide in Vietnam;

b) Consuming in Vietnam goods temporarily imported for display and introduction in contradiction with the law provisions of Vietnam;

c) Displaying and introducing goods and services or using forms, means of displaying and introducing goods and services that are detrimental to national security, social order and safety, landscape, environment and human health;

d) Displaying and introducing goods and services or using forms, means of displaying and introducing goods and services that are against historical traditions, culture, ethics, habits and customs of Vietnam;

dd) Displaying and introducing goods and services that reveal the national secrets.

4. Acts of displaying and introducing goods not yet permitted to be imported into Vietnam or goods included in the list of goods banned from import shall be sanctioned in accordance with Article 15 of this Decree.

5. Additional penalties:

Confiscation of exhibits for acts of violation specified in Clause 3 of this Article.

6. Remedial measures:

Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified at Point b, Clause 3 of this Article.

Article 35. Acts of violation on fairs or trade exhibitions

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on acts of dishonest or inaccurate declaration for contents in the dossier when registering for organizing fairs and trade exhibitions;

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Failing to list topics and time of fairs and trade exhibitions at the locations where such fairs and trade exhibitions are held before the opening date of such fairs and trade exhibitions;

b) Changing or supplementing the contents registered to organize fairs and trade exhibitions without registering with competent state agencies as prescribed by law provisions or without being certified yet by competent state agencies on changes and supplements of contents registered;

c) Failing to make a public announcement as prescribed by law provisions when the operation of fairs and trade exhibitions is terminated.

3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Displaying counterfeit goods, goods infringing intellectual property rights at fairs and trade exhibitions but failing to clearly list such goods as counterfeit goods, goods infringing intellectual property rights, or failing to clearly state  in contents registered to organize fairs and trade exhibitions;

b) Displaying goods and services included in the list of goods banned from trading, goods banned from import, goods restricted from trading, goods not permitted from circulation or goods not permitted from circulation yet, services not yet permitted to provide in Vietnam, or goods failing to ensure quality, food safety as prescribed by law provisions, or expired goods at fairs and trade exhibitions;

c) Displaying at fairs and exhibitions goods (including goods temporarily imported for display and introduction at fairs and exhibitions) with no labels or with labels against law provisions on goods labels;

d) Failing to make written reports or making reports in contradiction with provisions on the results of organizing fairs and trade exhibitions after finishing fairs and trade exhibitions.

4. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Foreign entrepreneurs directly organize fairs and trade exhibitions in Vietnam;

b) Representative offices of entrepreneurs directly organize, participate in fairs and trade exhibitions or participate in fairs and trade exhibitions for entrepreneurs to be represented without the prior authorization of such entrepreneurs;

c) Organizing the participation of other entrepreneurs in overseas fairs and trade exhibitions without business registration of services on fairs and trade exhibitions as prescribed by law provisions;

d) Organizing fairs and trade exhibitions without registering as prescribed by law provisions or without being certified yet in writing by competent state agencies on the registration of organizing fairs and trade exhibitions;

dd) Registering for organization of fairs and trade exhibitions but not organizing or organizing improperly with verified contents without making registration of amendments or supplements as prescribed by law provisions with competent state agencies and without approvals of competent state agencies;

e) Selling, donating or supplying goods which are subject to specialized management at fairs and trade exhibitions without complying with regulations on specialized management of such goods and services;

g) Giving, donating, granting prizes or certifying quality or titles for goods and services or entrepreneurs, organizations, individuals within the framework of fairs or trade exhibitions in contradiction with law provisions;

h) Failing to settle complaints or feedbacks from consumers or organizations or individuals on fairs and trade exhibitions; or on goods displayed at fairs and trade exhibitions as prescribed by law provisions;

i) Organizing fairs and trade exhibitions in foreign countries in the name of Vietnam or organizing fairs and trade exhibitions in Vietnam in the names of provinces or cities without satisfying the prescribed standards.

5. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Organizing or directly carrying goods and services banned from export to foreign countries to display in fairs and trade exhibitions without the approval of the Prime Minister on the carrying of goods and services which are banned from export for displaying in overseas fairs and trade exhibitions;

b) Selling or donating goods that are banned from export but have been temporarily exported for participation in overseas fairs and trade exhibitions without the approval of the Prime Minister on the sale or donation of such goods;

c) Selling or donating goods required license for export issued by competent state agencies without the written approval of competent state agencies on the sale or donation of such goods;

d) Organizing fairs and trade exhibitions in Vietnam that display and introduce banned goods, services banned from trading, goods and services restricted from trading in accordance with law, or goods and services supplied by overseas entrepreneurs and included in the list of goods banned from import as prescribed by law provisions, or counterfeit goods or goods infringing intellectual property rights, except for display or introduction for comparison with genuine goods;

dd) Organizing fairs and trade exhibitions in which quality, titles of goods and services participating in fairs or reputations, titles of entrepreneurs, organizations, individuals participating in fairs or trade exhibitions fail to conform to the name and theme of such fairs and trade exhibitions;

e) Selling, donating or supplying imported goods without registration with customs or selling, donating imported goods required license for import at fairs or trade exhibitions without the written approval by competent state agencies.

6. Additional penalties:

Confiscation of exhibits for acts of violation specified at Points a and b, Clause 3 of this Article.

7. Remedial measures:

a) Forcible re-export of goods, for acts of violation specified at Point a, Clause 4 and Point e, Clause 5 of this Article;

b) Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified in this Article.

Section 8

ACTS OF VIOLATION IN EXPORT AND IMPORT OF GOODS AND SERVICES RELATED TO EXPORT AND IMPORT OF GOODS

Article 36. Acts of violation on goods banned from export or import

1. With regard to acts of exporting or importing goods included in the list of goods banned from export or import, the fine levels are prescribed as follows:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed in cases where the infringing goods are valued ​​at less than VND 20,000,000;

b) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed in cases where the infringing goods are valued ​​at between VND 20,000,000 and less than VND 50,000,000;

c) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed in cases where the infringing goods are valued ​​at between VND 50,000,000 and less than VND 70,000,000;

d) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed in cases where the infringing goods are valued ​​at between VND 70,000,000 and less than VND 100,000,000;

dd) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed in cases where the infringing goods are valued at VND 100,000,000 or more but not prosecuted for criminal responsibility.

2. Additional penalties:

Confiscation of exhibits for acts of violation specified in this Article, except for cases of application of remedial measures specified at Point a or Point b, Clause 3 of this Article.

3. Remedial measures:

a) Forcible destruction of exhibits of violation harmful to human health, domestic animals, plants and environment, for acts of violation specified in this Article, except for cases of application of remedial measures specified at Point b of this Clause;

b) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-exporting of infringing goods, for acts of violation specified in this Article;

c) Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified in this Article.

Article 37. Acts of violation on goods suspended from export or import

1. With regard to acts of exporting or importing goods included in the list of goods suspended from export or import without written permission of competent State agencies, the fine levels are prescribed as follows:

a) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed in cases where the infringing goods are valued ​​at less than VND 20,000,000;

b) A fine of between VND 10,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed in cases where the infringing goods are valued ​​at between VND 20,000,000 and less than VND 50,000,000;

c) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed in cases where the infringing goods are valued ​​at between VND 50,000,000 and less than VND 70,000,000;

d) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed in cases where the infringing goods are valued ​​at between VND 70,000,000 and less than VND 100,000,000;

dd) A fine of between VND 70,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed in cases where the infringing goods are valued at VND 100,000,000 or more but not prosecuted for criminal responsibility.

2. Additional penalties:

Confiscation of exhibits for acts of violation specified in this Article, except for cases of application of remedial measures specified in Clause 3 of this Article.

3. Remedial measures:

Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-exporting of infringing goods, for acts of violation specified in this Article.

Article 38. Acts of violation on quotas, goods export or import licenses

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on acts of arbitrarily erasing, modifying, supplementing and changing contents of quotas, goods export or import licenses.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on acts of illegally using quotas, goods export or import licenses.

3. With regard to acts of exporting or importing goods required quotas and export or import licenses without quotas, goods export or import licenses, the fine levels are prescribed as follows:

a) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed in cases where the infringing goods are valued ​​at less than VND 20,000,000;

b) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed in cases where the infringing goods are valued ​​at between VND 20,000,000 and less than VND 50,000,000;

c) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed in cases where the infringing goods are valued ​​at between VND 50,000,000 and less than VND 70,000,000;

d) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed in cases where the infringing goods are valued ​​at between VND 70,000,000 and less than VND 100,000,000;

dd) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed in cases where the infringing goods are valued at VND 100,000,000 or more but not prosecuted for criminal responsibility.

4. Additional penalties:

a) Confiscation of exhibits of violation, for acts of violation specified in Clauses 1 and 3 of this Article;

b) Deprivation of the right to use quotas, export or import licenses for a period of between 03 months and 06 months, for acts of violation specified in Clause 2 of this Article in cases of repeated violation or recidivism.

Article 39. Acts of violation on goods export and import entrustment

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on acts of entrusting or receiving entrustment to export and import of goods which are included in the list of goods temporarily imported for re-export, temporary exported and re-import with conditions but do not satisfy business conditions as prescribed by law provisions.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on acts of entrusting or receiving entrustment to export or import of goods which are included in the list of goods being exported or imported by quotas or export licenses, import licenses that the entrust party or the entrusted party have no quotas or licenses issued by competent state agencies as prescribed by law provisions.

3. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed on acts of entrusting or receiving entrustment to export or import of goods that are included in the list of goods temporarily suspended from export or import.

4. A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on acts of entrusting or receiving entrustment to import and export of goods that are included in the list of goods banned from export or import.

Article 40. Acts of violation on temporary import for re-export or temporary export for re-import of goods

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on acts of arbitrarily erasing, modifying, amending, supplementing or changing contents of the licenses on temporary import for re-export, the licenses on temporary export for re-import of goods that are included in the list of goods banned from export or import, temporarily suspended from export or import.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on acts of illegally using the licenses on temporary import for re-export or the licenses on temporary export for re-import of goods that are included in the list of goods banned from export or import, temporarily suspended from export or import.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed on acts of trading goods of temporary import for re-export that are included in the list of goods temporarily imported for re-export with conditions but do not satisfy business conditions as prescribed by law provisions.

4. A fine of between VND 40,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed on acts of trading in temporary import for re-export or temporary export for re-import of goods required licenses issued by competent state agencies without having licenses as prescribed by law provisions.

5. A fine of between VND 80,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on acts of trading in temporary import for re-export, temporary export for re-import of goods that are included in the list of goods banned from trading in temporary import for re-export or temporarily suspended from temporary import for re-export.

6. Additional penalties:

a) Confiscation of exhibits for acts of violation specified in this Article, except for cases of application of remedial measures specified in Clause 7 of this Article;

b) Suspension of trading in temporary import for re-export or temporary export for re-import of goods for a period of between 03 months and 06 months, for acts of violation specified in Clauses 3, 4 and 5 of this Article;

c) Deprivation of the right to use licenses on temporary import for re-export or temporary export for re-import of goods for a period between 03 months and 06 months, for acts of violation specified in Clause 2 of this Article.

7. Remedial measures:

a) Forcible re-export of goods at import border gates for acts of violation specified in Clauses 3 and 4 of this Article;

b) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-exporting of goods for acts of violation specified in Clause 5 of this Article.

Article 41. Acts of violation on border-gate transfer of goods

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on acts of arbitrarily erasing, modifying, amending, supplementing or changing contents of licenses on goods border-gate transfer.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on acts of illegally using licenses on goods border-gate transfer.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on acts of border-gate transfer which do not comply with categories or exceed the quantities of goods specified in the licenses granted by competent state agencies.

4. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Border-gate transfer of goods required to have licenses issued by competent state agencies without licenses;

b) Trading in border-gate transfer for categories of goods that are included in the list of goods suspended from border-gate transfer.

5. A fine of between VND 50,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed on acts of border-gate transfer for categories of goods that are in the list of goods banned from border-gate transfer.

6. Additional penalties:

a) Confiscation of exhibits for acts of violation specified in this Article, except for cases of application of remedial measures specified in Clause 7 of this Article;

b) Deprivation of the right to use the licenses on goods border-gate transfer for a period of between 01 month and 03 months for acts of violation specified in Clause 3 of this Article in cases of repeated violation or recidivism;

c) Suspension of trading in goods border-gate transfer for a period of between 03 months and 06 months for acts of violation specified in Clauses 4 and 5 of this Article.

7. Remedial measures:

Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-exporting of goods for acts of violation specified in Clauses 4 and 5 of this Article.

Article 42. Acts of violation on goods transit

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on acts of transiting goods improperly with routes or border gates allowed to transit, except for the cases specified at Point a, Clause 2 of this Article.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Transit of goods required to have licenses but do not follow the right routes or border gates which are permitted for transit;

b) Goods in transit are stored in the territory of Vietnam beyond the permitted duration.

3. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed on acts of transiting goods which are required to have licenses issued by competent state agencies but do not have licenses.

4. A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on acts of illegally consuming goods or means in transit on the territory of Vietnam.

5. Additional penalties:

Confiscation of exhibits for acts of violation specified in Clause 4 of this Article.

6. Remedial measures:

a) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-exporting of infringing goods for acts of violation specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article;

b) Forcible payment of money equal to the value of goods or means in transit that have been illegally sold, for acts of violation specified in Clause 4 of this Article.

Article 43. Acts of violation on operation of duty-free stores

1. A fine of between VND 2,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on acts of selling duty-free goods in excess of the prescribed quantity.

2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on acts of selling duty-free goods to improper buyers.

3. With regard to acts of trading goods without the stamp “Vietnam duty not paid” as prescribed by law provisions or selling duty-free goods which are cigars, cigarettes manufactured in foreign countries or goods subject to conditional export or import without export or import licenses as prescribed by law provisions, the fine levels are specified as follows:

a) A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed in cases where the infringing goods are valued ​​at less than VND 5,000,000;

b) A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed in cases where the infringing goods are valued ​​at between VND 5,000,000 and less than VND 10,000,000;

c) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed in cases where the infringing goods are valued ​​at between VND 10,000,000 and less than VND 20,000,000;

d) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed in cases where the infringing goods are valued ​​at between VND 20,000,000 and less than VND 30,000,000;

dd) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed in cases where the infringing goods are valued ​​at between VND 30,000,000 and less than VND 50,000,000;

e) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed in cases where the infringing goods are valued ​​at VND 50,000,000 or more.

4. A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Trading in goods without legal import origin at duty-free shops;

b) Illegal consumption in the domestic market of goods permitted to import for sale at duty-free shops.

5. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed on acts of selling at duty-free shops goods which are banned from export or import, or suspended from export or import as prescribed by law provisions.

6. Additional penalties:

a) Confiscation of exhibits for acts of violation specified in Clauses 3, 4 and 5 of this Article;

b) Deprivation of the right to use certificates of eligibility for business of duty-free shops for a period of between 01 month and 03 months, for acts of violation specified in Clauses 2, 3, 4 and 5 of this Article in cases of repeated violation or recidivism.

7. Remedial measures:

Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified in this Article.

Article 44. Acts of violation on origin of exported or imported goods

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on acts of erasing, modifying, falsifying contents of certificates of goods origin or documents of self-certification of goods origin or written approvals of self-certification of goods origin issued by competent agencies.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on acts of providing untruthful documents or papers to competent agencies and organizations when applying for or verifying certificates of origin.

3. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Self-certifying improper origin of goods when being approved by competent state agencies to self-certify the origin of goods;

b) Forging certificates of origin or paper of self-certification of origin in cases of not being prosecuted for criminal responsibility;

c) Providing untruthful documents and papers to competent agencies or organizations when requesting to self-certify goods origin or verifying papers of goods origin.

4. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed on acts of using certificates of origin or papers of self-certifying origin of counterfeit goods in cases of not being prosecuted for criminal responsibility.

5. Additional penalties:

Confiscation of exhibits for acts of violation specified in this Article.

6. Remedial measures:

a) Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified in this Article;

b) Forcible correction of false information about the origin of goods, for acts of violation specified in this Article.

Article 45. Acts of violation on processing goods with foreign elements

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on acts of ordering goods to be processed or receiving orders to process goods from foreign entrepreneurs without a contract as prescribed by law provisions.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Consuming in Vietnam market machineries and equipment leased or borrowed or raw materials, auxiliary materials, excess materials, substandard products, scraps temporarily imported for processing and products from processing goods for foreign entrepreneurs in contradiction with regulations;

b) Forging processing contracts with foreign entrepreneurs.

3. A fine of between VND 40,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed on acts of ordering processed goods or receiving an order to process goods from foreign entrepreneurs which are required to have export or import licenses but without approval of competent state agencies as prescribed by law provisions.

4. A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Processing goods for foreign entrepreneurs that are included in the list of goods banned from export or import, or suspended from export or import without written approval of competent state agencies as prescribed by law provisions;

b) Ordering processing of goods in foreign countries to consume in domestic market goods banned from export or import, or suspended from export or import, or goods which are subject to emergency measures, banned from circulation, revoked, suspended from circulation and goods which fail to ensure food safety.

5. Additional penalties:

Confiscation of exhibits for acts of violation specified in Clauses 2, 3 and 4 of this Article.

6. Remedial measures:

Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified at Point a, Clause 2 and Point a, Clause 4 of this Article.

Section 9

ACTS OF VIOLATION IN PROTECTION OF CONSUMER RIGHTS

Article 46. Acts of violation in consumer information protection

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Failing to notify clearly and publicly to consumers of the purposes before performing activities of collecting and using information of consumers as prescribed by law provisions;

b) Using consumer information inconsistently with the purposes announced to consumers without consumers’ consent as prescribed by law provisions;

c) Failing to ensure safety, accuracy and sufficiency of consumer information when performing activities of collecting, using, or transferring as prescribed by law provisions;

d) Failing to self-adjust or failing to take measures for consumers to update or to adjust information when detecting such information is incorrect as prescribed by law provisions;

dd) Transferring information of consumers to third parties without consumers’ consent as prescribed by law provisions, unless otherwise provided by law.

2. A fine doubling the fine levels specified in Clause 1 of this Article shall be imposed in cases where the relevant information is consumer confidential information.

Article 47. Acts of violation in providing information on goods or services for consumers

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on entrepreneurs who commit one of violation in providing information on goods or services for consumers as follows:

a) Failing to give warning about the possibility of goods or services that adversely affect health, life and property of consumers, and preventive measures as prescribed by law provisions;

b) Failing to provide information about the availability of supplying replaceable spare parts and accessories of goods as prescribed by law provisions;

c) Failing to provide instructions for use or failing to provide information on the warranty conditions, duration, location and procedures in cases where goods or services are under warranty as prescribed by law provisions;

d) Failing to accurately and fully inform consumers about model contracts or general transaction conditions before making transactions as prescribed by law provisions;

dd) Concealing information or providing incomplete, false or inaccurate information for consumers as prescribed by law provisions.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on third parties that commit one of violation on providing information on goods or services for consumers as follows:

a) Providing incomplete or inaccurate information about the goods or services provided as prescribed by law provisions;

b) Failing to present evidence to prove or failing to take all the measures as prescribed by law provisions in order to verify the accuracy and sufficiency of information about goods or services.

3. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on owners of mass media,  suppliers of communication service that are third parties for one of violation on providing information of goods or services for consumers as follows:

a) There is no technical solution to prevent the means or services under their management from being used for the purposes of harassing consumers;

b) Allowing organizations or individuals trading goods or services that use the means or services under their management for the purposes of harassing consumers.

4. Additional penalties:

Deprivation of the right to use business licenses or practice certificates for a period of between 01 month and 06 months, or suspension of operation for a period of between 01 month and 06 months, for acts of violation specified in Clause 3 of this Article in cases of repeated violation or recidivism.

5. Remedial measures:

Forcible correction of untruthful or confusing information, for acts of violation specified at Point dd, Clause 1 of this Article.

Article 48. Acts of violation on contracts signed with consumers

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Signing contracts with consumers in the forms or languages that are improper with regulations;

b) Failing to let consumers to consider the entire contract before concluding in cases of signing contracts by electronic means as prescribed by law provisions.

2. Remedial measures:

Forcible amendment of signed contracts as prescribed by law provisions, for acts of violation specified at Point a, Clause 1 of this Article.

Article 49. Acts of violation on registration of model contracts or general transaction conditions

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on acts of not complying with the requests of competent state agencies for cancelling or modifying contents of model contracts or general transaction conditions that violate the law on protection of consumer rights or go against the general principles of entering into contracts.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Failing to register or re-register model contracts or general transaction conditions with competent state agencies on the protection of consumer rights as prescribed by law provisions;

b) Failing to notify consumers of changes to model contracts or general transaction conditions as prescribed by law provisions;

c) Failing to properly apply model contracts or general transaction conditions registered with competent state agencies on the protection of consumer rights as prescribed by law provisions.

3. A fine doubling the fine levels for acts of violation specified in Clauses 1 and 2 of this Article in cases where the violation are committed in the area of two or more provinces or centrally-run cities.

Article 50. Acts of violation on form of model contracts or general transaction conditions

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on acts of using model contracts or general transaction conditions in dealing with consumers that have one of the following violations:

a) There is a font size smaller than as specified;

b) Contract language is not Vietnamese, unless otherwise agreed by the parties or other legal provisions;

c) Paper background and ink color reflecting the content of model contract or general transaction conditions do not contrast each other.

2. Remedial measures:

Forcible modification of model contracts or general transaction conditions as prescribed by law provisions, for acts of violation specified in Clause 1 of this Article.

Article 51. Acts of violation on performance of model contracts or general transaction conditions

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Failing to store the model contracts signed until the contracts expires as prescribed by law provisions;

b) Failing to give the consumer a copy of the contract in cases where the contract kept by the consumer is lost or damaged as prescribed by law provisions.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Failing to notify publicly of general transaction conditions before dealing with consumers as prescribed by law provisions;

b) General transaction conditions do not clearly determine the date of application or are not listed at convenient positions of transaction locations that are easy to get noticed by consumers as prescribed by law provisions.

Article 52. Acts of violation on signing contracts, general transaction conditions with consumers

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on entrepreneurs trading goods and services who enter into contracts with consumers in which there are invalid terms as prescribed by law provisions.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases of model contracts or general transaction conditions.

3. A fine doubling the fine levels specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall be imposed in cases where the violation are committed in the area of two or more provinces or centrally-run cities.

4. Remedial measures:

Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified in this Article.

Article 53. Acts of violation on remotely-concluded contracts

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on acts of concluding remotely contracts with consumers in one of the following cases:

a) Failing to provide sufficient and clear information as prescribed by law provisions;

b) Failing to refund money within a period of 30 days since consumers declare unilaterally termination of concluded contracts or failing to pay interests on the amounts delayed in payment to the consumers as prescribed by law provisions;

c) Restricting or preventing consumers from unilaterally terminating the performance of concluded contracts within a period of 10 days since the signing of contracts in cases where business organizations or individuals provide incorrect and incomplete sufficient information as prescribed by law provisions;

d) Forcing or requesting consumers to pay costs to be allowed to terminate concluded contracts, except costs for goods and services already used by consumers.

2. Remedial measures:

Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified at Points b and d, Clause 1 of this Article.

Article 54. Acts of violation on supply of uninterrupted services

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on entrepreneurs who provide uninterrupted services for consumers with one of following acts of violation:

a) Failing to provide sufficient and clear information as prescribed by law provisions;

b) Failing to sign written contracts or failing to provide consumers with copies of the contracts as prescribed by law provisions;

c) Asking consumers to pay money before services are provided to consumers, unless the parties agree otherwise;

d) Failing to notify consumers within 03 working days before the date of discontinuance of service supply in cases of repair, maintenance or other reasons as prescribed by law provisions, except unforeseen circumstances or otherwise provided by law;

dd) Failing to timely check and settle in cases where consumers inform about incidents of service quality as prescribed by law provisions;

e) Unilaterally terminating contracts or stopping provision of services without plausible reasons;

g) Refusing or hindering consumers from terminating contracts on service supply as prescribed by law provisions;

h) Forcing consumers to pay costs for part of services that have not been used.

2. Remedial measures:

Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified at Point h, Clause 1 of this Article.

Article 55. Acts of violation on door-to-door sale contracts

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on entrepreneurs providing door-to-door sales who commit one of the following acts of violation:

a) Door-to-door sellers do not introduce names of entrepreneurs, telephone numbers, addresses, head offices or addresses of entities that are responsible for proposals of signing contracts;

b) Door-to-door sellers deliberately get in touch with consumers to propose signing contracts in cases where the consumers have refused;

c) Refusing consumers from withdrawing their agreements in cases where the consumers send written notice on the withdrawal of their agreements within a period of 03 working days from the date of signing of the contract;

d) Forcing consumers to pay or to perform other obligations under the contract before the expiry of 03 working days from the date of signing of the contract, unless otherwise provided by law;

dd) Disclaiming the responsibility for activities of door-to-door sellers in cases where such sellers cause damages to consumers.

e) Failing to fully and accurately explain to consumers about terms of contracts, or information related to the goods and services to be transacted with such consumers;

g) Door-to-door sale contract is not made in writing and delivered to consumers a copy as prescribed by law provisions, unless otherwise agreed by the parties.

2. Remedial measures:

Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified at Point d, Clause 1 of this Article

Article 56. Acts of violation of goods warranty liability

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on entrepreneurs trading goods who commit one of the following violations in cases where the warranted goods are valued ​​at less than VND 20,000,000:

a) Failing to provide consumers with written receipt of warranty that clearly states the warranty period;

b) Failing to provide consumers with similar goods, components or accessories for temporary use or failing to settle in other forms accepted by consumers during the warranty period;

c) Failing to change new or similar goods, components and accessories or failing to withdraw goods and return money to consumers in cases where the time of goods, component and accessory warranty is expired, but defects have not repaired or fixed;

d) Failing to change new or similar goods, components and accessories or failing to withdraw goods, components, accessories and return money to consumers in cases of having conducted the warranty for goods, components, accessories for 03 times and more within the warranty period but still failing to fix defects;

dd) Failing to pay costs for repair or transport of goods, components or accessories to warranty places and from warranty places to residential places of consumers;

e) Failing to perform or perform improperly or perform incompletely responsibilities of warranty for goods, components or accessories committed with consumers;

g) Disclaiming the responsibility for warranty of goods, components and accessories for consumers in cases where they authorize other organizations or individuals to perform the warranty.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the relevant goods, components or accessories are valued ​​at between VND 20,000,000 and less than VND 50,000,000.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the relevant goods, components or accessories are valued ​​at between VND 50,000,000 and less than VND 100,000,000.

4. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the relevant goods, components or accessories are valued ​​at between VND 100,000,000 and less than VND 500,000,000.

5. A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the relevant goods, components or accessories are valued ​​at between VND 500,000,000 and less than VND 1,000,000,000.

6. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the relevant goods, components or accessories are valued ​​at between VND 1,000,000,000 and less than VND 2,000,000,000.

7. A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the relevant goods, components or accessories are valued ​​at VND 2,000,000,000 or more.

Article 57. Acts of violation on responsibility to withdraw goods with defects

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on entrepreneurs producing or importing goods with defects who commit one of the following acts of violation:

a) Failing to take necessary measures in order to stop the supply of goods with defects on the market;

b) Failing to comply with the withdrawal of goods with defects according to contents already been publicly notified or fail to pay costs occurred during the withdrawing process.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on entrepreneurs producing or importing goods with defects who commit one of the following acts of violation:

a) Failing to notify publicly about goods with defects and the withdrawal of such goods as prescribed by law provisions;

b) Failing to notify about results of withdrawal of goods with defects to competent state agencies on protection of customers’ rights as prescribed by law provisions.

3. Remedial measures:

Forcible recall of goods with defects, for acts of violation specified in Clause 1 of this Article.

Article 58. Acts of violation on providing evidence of transactions

1. A warning or a fine of between VND 200,000 and VND 500,000 shall be imposed on one of the following violations in the case where goods or services of transaction have a value of less than VND 2,000,000:

a) Failing to make or provide to customers or consumers with bills, documents or materials related to the transactions when selling goods or providing services as prescribed by law provisions;

b) Failing to let customers and consumers access, download, store and print invoices, vouchers, documents in cases where the transactions are carried out via electronic means.

2. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the goods and services of transaction are valued ​​at between VND 2,000,000 and less than VND 10,000,000.

3. A fine of between VND 1,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the goods or services of transaction are valued ​​at between VND 10,000,000 and less than VND 20,000,000.

4. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the goods or services of transaction are valued ​​at between VND 20,000,000 and less than VND 50,000,000.

5. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the goods or services of transaction are valued ​​at between VND 50,000,000 and less than VND 100,000,000.

6. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the goods or services of transaction are valued ​​at between VND 100,000,000 and less than VND 200,000,000.

7. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the goods or services of transaction are valued ​​at between VND 200,000,000 and less than VND 500,000,000.

8. A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the goods or services of transaction are valued ​​at VND 500,000,000 or more.

Article 59. Acts of violation on harassing consumers

A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed on entrepreneurs trading goods or services who commit one of the following acts of violation:

1. Harassing consumers through marketing goods or services contrary to the wishes of consumers 02 times or more;

2. Having acts of hindering, affecting the work, the normal life of consumers.

Article 60. Acts of violation on forcing consumers

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on one of the following acts of forcing consumers:

a) Using forces or threatening to use forces or other acts causing damages to health, honor, prestige, dignity and property of consumers to force transactions;

b) Taking advantages of difficult circumstances of consumers or exploiting natural disasters, epidemics to force transactions;

2. Additional penalties:

Confiscation of exhibits and means used to commit violation, for acts of violation specified in Clause 1 of this Article.

3. Remedial measures:

Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified in this Article.

Article 61. Other acts of violation in relationship with customers or consumers

1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed on one of the following acts in cases where the goods or services of transaction are valued ​​at less than VND 5,000,000:

a) Failing to compensate, refund money or change goods or services with customers, consumers by mistakes;

b) Exchanging fraudulently or cheating on goods or services when delivering goods or providing services to customers or consumers;

c) Failing to compensate, refund money or change goods or services which are fraudulently exchanged or cheated to customers or consumers;

d) Arbitrarily cutting down the packaging, spare parts, replacement parts, promotional goods, technical documentation and manuals enclosed when selling goods or providing services;

dd) Conducting trade promotion activities or requesting direct transactions with the persons who have no civil act capacity or who have lost civil act capacity;

e) Requesting or forcing consumers to pay costs for goods or services provided without prior agreement with consumers;

g) Taking advantages of difficult circumstances of consumers or exploiting natural disasters, epidemics to provide goods or services that do not ensure the quality.

 2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where goods or services of transaction have a value of between VND 5,000,000 and less than VND 20,000,000.

3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the goods or services of transaction are valued ​​at between VND 20,000,000 and less than VND 50,000,000.

4. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the goods or services of transaction are valued ​​at between VND 50,000,000 and less than VND 100,000,000.

5. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on acts of violation specified in Clause 1 of this Article in cases where the goods or services of transaction are valued ​​at VND 100,000,000 or more.

6. A fine of between VND 1,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Failing to explain or failing to explain in time or failing to provide information, documents and evidence at the request of state management agencies on protection of consumer rights as prescribed by law provisions;

b) Refusing consumers’ request to conduct negotiation or failing to negotiate with consumers within a period of 07 working days from the date of receiving customers’ request as prescribed by law provisions.

7. Additional penalties:

Deprivation of the right to use business licenses, certificates of eligibility for business, or practicing certificates for a period of between 01 month and 03 months or suspension of operation for a period of between 01 month and 03 months, for acts of violation specified in Clauses 4 and 5 of this Article in cases of repeated violation or recidivism.

8. Remedial measures:

a) Forcible recall of unsatisfactory goods, for acts of violation specified at Point g, Clause 1 in the cases specified from Clause 1 to Clause 5 of this Article;

b) Forcible surrendering of illicit benefits gained from committing acts of violation specified in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article.

Section 10

ACTS OF VIOLATION ON E-COMMERCE

Article 62. Acts of violation on setting up e-commerce websites or e-commerce applications on mobile platforms (hereinafter referred to as mobile applications)

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Failing to supplementing notification documents related to e-commerce websites for sale or sale applications on mobile platforms (hereinafter referred to as sale applications) as prescribed by law provisions;

b) Failing to supplement registration documents related to websites that provide e-commerce services or applications that provide e-commerce services on mobile platforms (hereinafter referred to as e-commerce applications ) as prescribed by law provisions;

c) Failing to notify of amendments and supplementations as prescribed when having changes of information related to e-commerce websites for sale or sale applications after notifying competent state agencies as prescribed by law provisions;

d) Failing to comply with provisions on forms, specifications to disclose information on e-commerce websites or e-commerce applications;

dd) Failing to disclose fully or disclosing inaccurately on e-commerce websites or sale applications information about owners of such websites or sale applications, or information about goods and services, information about prices, transportation and delivery, general transaction conditions, or payment methods as prescribed by law provisions;

e) Receiving transfer of e-commerce websites or sale applications without carrying out transfer procedures or without reporting to competent state agencies as prescribed by law provisions.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Providing incomplete or false information when notifying competent state agencies about the set-up of e-commerce websites or sale applications;

b) Disclosing registration information on e-commerce websites or e-commerce applications in contradiction with the contents registered with competent state agencies;

c) Displaying the logos that prove their completion of notification on e-commerce website or sale applications while their notifications have not been approved or confirmed by competent state agencies as prescribed by law provisions;

d) Failing to provide information on business situation or failing to explain operation of e-commerce websites or e-commerce applications at the request of competent state agencies in order to serve e-commerce statistics, inspection, examination and violation handling in e-commerce as prescribed by law provisions.

3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Failing to notify competent state agencies of e-commerce websites or sale applications as prescribed by law provisions;

b) Failing to notify competent state agencies of amendments or supplementations when having changes of information related to e-commerce websites or e-commerce applications of e-commerce services registered as prescribed by law provisions;

c) Cheating or providing false information when announcing e-commerce websites for sale or sale applications;

d) Forging information on e-commerce websites for sale or sale applications.

4. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Failing to register e-commerce websites or e-commerce applications with competent state agencies as prescribed by law provisions;

b) Receiving transfer of e-commerce websites or e-commerce applications without carrying out transfer procedures or without re-registering with competent state agencies as prescribed by law provisions;

c) Providing e-commerce services inconsistently with the registration documents;

d) Cheating or providing false information when registering e-commerce websites or e-commerce applications;

dd) Falsifying registration information on e-commerce websites or e-commerce applications;

e) Displaying the logos that prove their completion of registration on e-commerce websites or e-commerce applications while their registration has not been confirmed by competent state agencies as prescribed by law provisions;

g) Continuing to provide e-commerce services after terminating or canceling the registration.

5. Additional penalties:

Suspension of e-commerce activities for a period of between 6 months and 12 months, for acts of violation specified in Clauses 2, 3 and 4 of this Article in cases of repeated violation or recidivism.

6. Remedial measures:

Forcible revocation of the domain name “.vn” of e-commerce websites or forcible removal of mobile applications from application stores or on addresses provided, for acts of violation specified at Points b, c, d, dd, e and g, Clause 4 of this Article.

Article 63. Acts of violation on information and transactions on e-commerce websites or mobile applications

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Failing to provide customers with sufficient information about entrepreneurs, organizations or individuals that own e-commerce websites or mobile applications, or information about goods, services, prices, transportation and delivery, payment methods, contract terms and general transaction conditions before the customers enter into contracts to use the online ordering function on e-commerce websites or mobile applications;

b) Failing to let customers review, supplement, modify or confirm contents of transactions before using the online ordering function on e-commerce sites or mobile applications to send the proposal for entering into contracts;

c) Setting up e-commerce websites or e-commerce applications  or websites providing other online services without disclosing clear and sufficient information on processes and procedures for termination of contracts as prescribed by law provisions;

d) Setting up the online ordering function on e-commerce websites or mobile applications but the process of entering into contracts fail to comply with law provisions.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Using links to provide information which is contrary or falsified in comparison with the published information in  the area of ​​e-commerce websites or mobile applications where such links are attached;

b) Intervening in operating systems and Internet browsers in the electronic equipment accessing to e-commerce websites or mobile applications in order to force customers to save such websites or install such mobile applications in contrary to their wishes.

3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Providing false information about entrepreneurs, organizations or individuals that own e-commerce websites or mobile applications, information about goods, services, prices, transportation and delivery, payment methods, contract terms and general transaction conditions on e-commerce websites or mobile applications;

b) Providing information, trading or selling counterfeit goods, goods or services infringing intellectual property rights, goods or services banned from trading on the internet;

c) Failing to let customers store information that confirm contents of transactions after entering into contracts by using the online ordering function on e-commerce websites or mobile application;

d) Implementing online payment function on e-commerce websites or mobile applications but there are no mechanisms for customers to review and confirm detailed information of each payment transaction before using this function to make the payments;

dd) Failing to store data on payment transactions made ​​through their systems in accordance with the time limits as prescribed by law provisions.

e) Failing to comply with the terms of concluded contracts or unilaterally terminating concluded contracts on using the online ordering function on e-commerce websites or mobile applications as prescribed by law provisions;

g) Failing to provide information or report statistics on the provision of intermediary payment services for e-commerce websites to competent state agencies as prescribed by law provisions.

4. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Using links, logos or other technologies to cause confusion about the relationship with other entrepreneurs, organizations or individuals;

b) Using the logos of programs evaluating the prestige of e-commerce websites or mobile applications when such websites or mobile application have not yet been accredited officially by these programs;

c) Falsifying information of other entrepreneurs, organizations or individuals to participate in e-commerce activities;

d) Failing to take measures to ensure the safety and security for payment transactions of customers.

5. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Forging or copying the interfaces of e-commerce websites of other entrepreneurs, organizations and individuals to make profit or to cause confusion or to lose confidence of customers with such entrepreneurs, organizations and individuals;

b) Stealing, disclosing, transferring, selling information related to trade secrets of other entrepreneurs, organizations, or personal information of consumers in e-commerce without the consent of relevant parties.

6. A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Cheating customers on e-commerce websites or mobile applications;

b) Taking advantage of the name of e-commerce business to illegally mobilize capital from other entrepreneurs, organizations or individuals.

7. Additional penalties:

a) Confiscation of exhibits and means used to commit acts of violation specified in Clauses 5 and 6 of this Article;

b) Suspension of e-commerce activities for a period of between 6 months and 12 months, for acts of violation specified in Clauses 5 and 6 of this Article.

8. Remedial measures:

a) Forcible correction of false or confusing information, for acts of violation specified at Point a, Clause 3, Points a, b and c, Clause 4 and Point a, Clause 5 of this Article;

b) Forcible revocation of the domain name “.vn” of e-commerce websites or forcible removal of mobile applications from application stores or on addresses provided, for acts of violation specified in Clause 5 and 6 of this Article;

c) Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified in Clause 5 and Clause 6 of this Article.

Article 64. Acts of violation on provision of e-commerce services

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Failing to publish on the website clearly the process of receiving, responsibility for handling customers’ complaints and mechanisms of settling disputes related to contracts concluded on online promotion websites or e-commerce applications;

b) Failing to publish mechanisms of settling disputes arising in the course of conducting transactions on e-commerce transaction floors and online auction websites or e-commerce applications;

c) Failing to publish sufficient information about the goods or services being promoted on online promotion websites or e-commerce applications as prescribed by law provisions;

d) Failing to provide customers with sufficient information about auction location and time, notification of goods auction, methods of determining buyers, notification of auction results on websites or online auction applications as prescribed by law provisions.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Setting up the online ordering function on e-commerce websites or e-commerce applications in order to enable entrepreneurs, organizations and individuals to enter into contracts, but the process of concluding such contracts does not comply with law provisions;

b) Failing to support customers to protect their legitimate rights and interests when conflicts with the sellers arise in transactions on e-commerce websites or e-commerce applications;

c) Failing to notify of auction results and send such results to sellers, buyers and related parties as prescribed by law provisions;

d) Failing to provide sellers with information about the progress of auctions organized by the sellers upon request.

3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Failing to ensure safety for consumers’ personal information and business confidential information of entrepreneurs, organizations or individuals participating in transactions on e-commerce websites or e-commerce applications;

b) Failing to publish regulations or publishing regulations on websites that are different from information in the registration dossiers of e-commerce websites or e-commerce applications certified by competent state agencies;

c) Changing contents of regulations on e-commerce websites or e-commerce applications without informing to the subjects who use those services before applying such changes;

d) Failing to developing mechanisms of checking and monitoring to ensure that sellers’ information provision on e-commerce websites or mobile applications is carried out in an accurate and complete manner;

dd) Setting up e-commerce websites or e-commerce applications or websites providing other online services without providing customers with online tools to send requests for terminating contracts when they no longer wish to use such services;

e) Unilaterally terminating contracts or stopping provision of services on e-commerce websites or e-commerce applications or websites providing other online services without informing customers using services about such termination or without plausible reasons.

4. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Failing to request entrepreneurs, organizations and individuals being sellers on e-commerce websites or e-commerce applications to provide information as prescribed by law provisions;

b) Failing to store registration information of entrepreneurs, organizations or individuals participating in e-commerce websites or e-commerce applications;

c) Setting up online auction websites or e-commerce applications without providing tools for sellers to publicly, fully and accurately notify and list necessary information related to auctioned goods, including pictures of goods and accompanying introduction brochures;

d) Setting up online auction websites or e-commerce applications but the technical system serving online auction activities fail to comply with law provisions;

dd) Failing to take measures to prevent and to remove from e-commerce websites or mobile applications information on selling goods or providing services that are included in the list of goods or services banned from trading as prescribed by law provisions, and goods restricted from trading as prescribed by law provisions.

5. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Failing to take timely handling measures when detecting or receiving reports of illegal business acts on e-commerce websites or e-commerce applications;

b) Failing to provide information and to assist state management agencies in investigating illegal business acts on e-commerce websites or e-commerce applications;

c) Arbitrarily changing, deleting, cancelling, copying, disclosing or illegally removing customers’ payment information on e-commerce websites or e-commerce applications, or letting customers’ payment information via e-commerce websites or e-commerce applications appropriated, causing damages to customers.

6. A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on acts of organizing business and marketing networks for e-commerce services in which each participant must pay an initial sum of money to purchase services and to receive commissions, bonuses or other economic benefits from mobilizing others to join such networks.

7. Additional penalties:

a) Confiscation of exhibits and means used to commit acts of violation specified in Clause 6 of this Article

b) Suspension of e-commerce activities for a period of between 06 months and 12 months, for acts of violation specified in Clause 6 of this Article.

8. Remedial measures:

a) Forcible revocation of the domain name “.vn” of e-commerce websites or forcible removal of mobile applications from application stores or on addresses provided, for acts of violation specified in Clause 6 of this Article;

b) Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing acts of violation specified in Clause 6 of this Article.

Article 65. Acts of violation in protection of personal information in e-commerce activities

1. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Developing policies in protection of personal information against law provisions;

b) Failing to display policies on protecting personal information on e-commerce sites at positions which are easy to get noticed by consumers

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Failing to display in a clear manner the policies on protecting personal information prior to or at the time of collecting information;

b) Failing to check, update, adjust or discard personal information upon being requested by the subject of information;

c) Failing to establish a mechanism in which the subject of information can express their consents clearly when their information is collected online on websites, email, messages or other means agreed upon by both parties;

d) Failing to establish a mechanism in which the subject of information is enabled to decide whether or not their personal information shall be allowed for use in the cases, including sharing, disclosure, transference to a third party or making use of their personal information to send advertisements, product brochures and other commercial information.

3. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Failing to establish a mechanism to receive and settle consumers’ complaints related to the use of personal information beyond the notified purpose or scope.

b) Failing to build, promulgate and implement policies to ensure safety and security for the collection and use of personal information of consumers.

c) Failing to publicize the privacy policies for payment information of customers on websites with the online payment function.

4. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Collecting personal information of consumers without the prior consent of the subject of information;

b) Setting up a default mechanism to force consumers to agree with the fact that their personal information shall be shared, disclosed or used for purposes of advertising and other commercial purposes;

c) Using the personal information of consumers improperly with the purpose and the notified scope.

5. Additional penalties:

Suspending e-commerce activities, from 06 months to 12 months, for acts of violations specified in Clause 4 of this Article in cases of repeated violations or recidivism.

6. Remedial measures:

Forcible surrendering of illegal profits gained from conducting acts of violations specified in Clause 4 of this Article.

Article 66. Acts of violation on activities of assessment, supervision and certification in e-commerce

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Failing to publish procedures and criteria for evaluation, supervision and certification on the e-commerce websites or mobile applications;

b) Failing to supplement the registration dossier for evaluation, supervision and certification on the e-commerce websites or mobile applications as prescribed by the law;

c) Failing to supplement, update and publish the list of e-commerce websites or mobile applications under its evaluation, supervision and authentication in accordance with the law.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Failing to comply with process and criteria for evaluation, supervision and certification as announced;

b) Failing to supervise activities of e-commerce websites under its evaluation, supervision and authentication.

3. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Providing services on assessment, supervision and authentication in e-commerce which do not comply with the registration or licensing dossiers;

b) Failing to perform statistical and reporting obligations as prescribed by the law.

4. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Providing services on assessment, supervision and certification in e-commerce without confirmation of registration or licensing as prescribed by the law;

b) Forging or providing false information when registering or applying for a license to provide services on assessment, supervision and certification in e-commerce;

c) Failing to coordinate with state management agencies in inspecting, examining  and handling e-commerce websites or mobile applications having the credit icon but showing sign of law violations;

d) Failing to coordinate with state management agencies in inspecting, examining  and handling entrepreneurs and organizations which have been certified for policies on protection of personal information but show signs of law violations;

dd) Failing to supply documents and support state management agencies in investigating acts of law violations pertaining to its electronic documents being stored and certified.

5. A fine of between VND 40,000,000 and 50,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Taking advantage of evaluation, supervision and authentication in e-commerce to earn illicit profits;

b) Continuing to operate after its registration terminates or is canceled, or after its Operating license on assessment, supervision and authentication in e-commerce terminates or is revoked.

6. Additional penalties:

a) Depriving the right to use the Operating license on assessment, the Certification on policies to protect personal information, and the License for certifying e-contracts in e-commerce, from 06 months to 12 months, for acts of violations specified at Point b under Clause 4 and at Point a under Clause 5 of this Article;

b) Suspending activities of credit assessment of e-commerce websites and mobile applications, from 06 months to 12 months, for acts of violations specified at Point a and Point b under Clause 4 and at Point a under Clause 5 of this Article.

7. Remedial measures:

Forcible surrendering of illegal profits gained from conducting acts of violations specified in Clause 5 of this Article.

Section 11

ACTS OF VIOLATION RELATED TO THE ESTABLISHMENT AND OPERATION OF COMMERCIAL ACTIVITIES OF FOREIGN ENTREPRENEURS AND FOREIGNERS IN VIETNAM

Article 67. Acts of violation in establishment and operation of representative offices of foreign entrepreneurs in Vietnam (hereinafter referred to as representative offices)

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Untruthful declaration of contents in the dossier for the issuance, re-issuance, modification or extension of licenses for establishment of representative offices;

b) Failing to conduct public listings, in accordance with law provisions, upon termination of operation of the representative office.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Failing to set up a head office, or subleasing its head office, or failing to operate at the right address specified in the license for establishment of a representative office;

b) Failing to perform periodic reports or reporting dishonestly on the activities of a representative office with the competent state management agency that has granted the license as prescribed by the law;

c) Failing to submit reports or provide documents or explanations about issues related to the operation of a representative offices at the request of competent state agencies as prescribed by the law;

d) Failing to carry out procedures for amendment, or re-issuance of a license for setting up a representative office in cases as prescribed by the law;

dd) Additionally self-writing, erasing or modifying contents of a license for setting up the representative office which has already been granted.

3. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Forging papers, documents in the application dossier for the issuance, re-issuance, amendment, supplementation, extension of the license for setting up a representative office, in case of not being examined for penal liability;

b) Operating improperly with contents specified in the license of the representative office;

c) The head of a representative office concurrently is the head of a branch of such foreign entrepreneur or of another foreign entrepreneur in Vietnam;

d) The head of a representative office concurrently is the legal representative of a foreign entrepreneur;

dd) The head of a representative office concurrently is the legal representative of an enterprise being established in accordance with the law of Vietnam;

e) Hiring, borrowing or renting, lending a license for establishment of a representative office;

4. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Continuing operation after the foreign entrepreneur stops their operation;

b) Continuing operation after a competent state management agency withdraws the license for establishment of a representative office; or the license expires and is refused for extension.

5. Additional penalties:

a) Confiscation of exhibits of violation, for acts specified at Point dd under Clause 2 of this Article;

b) Depriving the right to use the license for establishment of a representative office, from 01 month to 03 months, for acts of violations specified at Points b, c, d, dd, and e under Clause 3 of this Article.

6. Remedial measures:

Forcible surrendering of illegal profits gained from conducting acts of violations specified at Point e, Clause 3 of this Article.

Article 68. Acts of violation on setting up and operating representative offices of foreign trade promotion organizations in Vietnam (hereinafter referred to as offices)

1. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Declaring dishonestly or incorrectly contents of the application dossier for the issuance, re-issuance, amendment, supplementation, extension of the license for establishment of a representative office;

b) Failing to conduct public notification on the operation of the office in Vietnam after having its license for establishment of the representative office granted, re-granted, amended or extended in accordance with the law;

c) Failing to conduct procedures for amendment, supplementation of the license for establishment of the representative office in the provided time when changing the head of the office; changing the location of the head office; changing the name or the operation of the licensed office; changing the location of the head office of a foreign trade promotion organization; changing the name or changing the registered address of a foreign trade promotion organization from one country to another or changing the operation of a foreign trade promotion organization;

d) Additionally self-writing, erasing or amending contents specified in a granted license for establishment of a representative office;

dd) Failing to set up the head office of a representative office at the address specified in the license for establishment of a representative office;

e) Subleasing the head office or performing the representative function for another trade promotion organization.

2. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Failing to submit a report or submit a report which does not comply with the prescribed time limit, or failing to provide documents or explanations on issues pertaining to activities of the office at the request of a competent state agency;

b) Failing to conduct operation in accordance with the contents specified the license for establishment of a representative office;

c) The head of the office concurrently is the head of the representative office of another foreign entrepreneur or organization in Vietnam;

d) Continuing operation after the license for establishment of a representative office is revoked by the licensing agency or the operating period specified in the license for establishment of a representative office is expired but has not yet been extended;

dd) Continuing operation after its foreign trade promotion organization terminates their operation.

3. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Setting up an office which is directly associated with a representative office of a trade promotion organization in Vietnam;

b) Conducting activities relating to trade promotion in Vietnam without setting up of a trade promotion representative office in accordance with law provisions;

c) Setting up a trade promotion representative office illegally in Vietnam;

dd) Directly conducting profit-generating activities in Vietnam.

4. Additional penalties:

Confiscation of exhibits of violation, for acts specified at Point d, Clause 1 of this Article;

5. Remedial measures:

Forcible surrendering of illegal profits gained from conducting acts of violations specified at Point e under Clause 1 and Point d under Clause 3 of this Article.

Article 69. Acts of violation on the establishment and commercial operation of Vietnam-based branches of foreign entrepreneurs (hereinafter referred to as branches)

1. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed on the act of declaring dishonestly contents in the application dossier for the issuance, re-issuance, amendment, supplementation, extension of the license for establishment of a branch.

2. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Failing to establish a head office of the branch, or subleasing the head office, or failing to operate at the right address specified in the license for establishment of a branch;

b) Failing to conduct periodic reports, or reporting dishonestly on the activities of the branch with the competent state management agency having granted the license in accordance with law provisions;

c) Failing to submit reports or provide documents or explanation about issues related to the operation of a branch at the request of competent state agencies;

d) Failing to carry out procedures for amendment, supplementation or re-issuance of a license for establishment of a branch in cases prescribed by the law;

dd) Additionally self-writing, erasing or modifying contents specified in a granted license for establishment of a branch;

3. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Falsifying papers, documents in the application dossier for issuance, re-issuance, amendment, supplementation or extension of the license for establishment of a branch, in cases of not being examined for penal liability;

b) Failing to conduct operation in accordance with the contents specified the license for establishment of a branch;

c) The head of the branch concurrently is the head of a representative office of such foreign entrepreneur or of another foreign entrepreneur in Vietnam;

d) The head of the branch concurrently is the legal representative of an enterprise being established in accordance with the law of Vietnam;

dd) Hiring, borrowing or renting, lending a license for establishment of a branch;

4. A fine of between VND 40,000,000 and 50,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Continuing operation after the foreign entrepreneur stops its operation;

b) Continuing operation after the competent state management agency revokes its license for establishment of a branch, or the license is expired but has not been extended.

5. Additional penalties:

a) Confiscation of exhibits of violation for acts specified at Point dd, Clause 2 of this Article;

b) Depriving the right to use the license for establishment of a branch, from 01 months to 03 months, for acts of violations specified at Points b, c, d, and dd under Clause 3 of this Article;

6. Remedial measures:

Forcible surrendering of illegal profits gained from conducting acts of violations specified at Point dd under Clause 3 and Clause 4 of this Article.

Article 70. Acts of violation on goods sale and purchase activities or activities related directly to goods sale and purchase of foreign-invested enterprises in Vietnam

1. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Declaring dishonestly contents of the application dossier for the issuance, re-issuance, amendment, supplementation, extension of the business license, license for establishment of a retail establishment;

b) Failing to declare the loss of the business license or the license for establishment of a retail establishment with the competent state management agencies as prescribed by the law;

c) Failing to submit reports, provide documents or explanations on issues related to the operation of the enterprise with competent state agencies in accordance with the law;

2. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Failing to conduct procedures for amendment, supplementation of the business license or the license for establishment of a retail establishment as prescribed by the law when there are changes in one of the contents specified in the business license or the license for establishment of a retail establishment;

b) Failing to conduct procedures for re-issuance of the business license or the license for establishment of a retail establishment in cases where the business license or the license for establishment of a retail establishment is lost, ragged, crushed, fired or destroyed under other forms as prescribed by the law.

 3. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Organizing a network to buy goods in mass in Vietnam for export which is in contradiction to legal provisions of Vietnam and international treaties in which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory;

b) Organizing or participating in a goods distribution system in Vietnam which is in contradiction to legal provisions of Vietnam and international treaties in which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory;

c) Trading goods or services which do not comply with commitments on opening the market of Vietnam or do not comply with legal provisions of Vietnam;

d) Operating beyond the scope of contents specified in the business license or the license for establishment of a retail establishment;

dd) Setting up a retail establishment in Vietnam illegally.

4. A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on the act of continuing its operation after the competent state management agency revokes its business license or its license for establishment of a retail establishment, or its business license or its license for establishment of a retail establishment is expired but has not been extended.

5. Additional penalties:

Deprive the right to use its business license or its license for establishment of a retail establishment, from 01 month to 06 months; or suspending its operation, from 01 month to 03 months, for acts of violations specified in Clause 3 of this Article.

6. Remedial measures:

Forcible surrendering of illegal profits gained from conducting acts of violations specified in Clause 3 and Clause 4 of this Article.

Article 71. Acts of violation on performance of the export right, the import right of foreign entrepreneurs without their presence in Vietnam

1. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Declaring dishonestly contents in the application dossier for issuance, re-issuance, amendment, supplementation or extension of a certificate on registration of the export right and the import right;

b) Failing to register the contact address with competent state management agencies in accordance with law provisions;

c) Failing to conduct procedures for amendment, supplementation, re-issuance or extension of the certificate on registration of the export right and the import right as prescribed by the law;

d) Failing to perform or perform improperly provisions on the publication on mass media of Vietnam after being granted or amended, supplemented or extended the certificate on registration of the export right and the import right.

2. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Failing to submit annual reports or ad-hoc reports at the request of the competent state management agencies on the situation of export or import of the entrepreneur as provided by the law, or failing to report in full, accurately or in the prescribed time limit;

b) Failing to send the written notification on the termination of its operation to the state agency which granted the certificate on registration of the export right and the import right, or failing to send the written notification timely before the date expected to terminate its operation in accordance with law provisions;

c) Failing to perform or perform improperly with provisions on the public notification on mass media in Vietnam when expecting to terminate its operation.

3. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 shall be imposed on one of the following acts:

a) Forging papers, documents in the application dossier for issuance, re-issuance, amendment, supplementation or extension of a certificate on registration of the export right and the import right, in cases of not being examined for penal liability;

b) Purchasing goods for export from, or selling the imported goods to Vietnamese entrepreneurs who do not register their business for such a category of goods;

c) Exporting a category of goods which is not under the category of goods permitted for export as specified in the certificate on registration of the export right and the import right which has been granted, amended, supplemented or extended;

d) Importing a category of goods which is not under the category of goods permitted for import as specified in the certificate on registration of the export right and the import right which has been granted, amended, supplemented or extended;

4. A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on acts of exporting or importing goods when the state management agency has withdrawn the certificate on registration of the export right and the import right, or the certificate on registration of the export right and the import right is expired but has not been extended.

5. Additional penalties:

Confiscation of exhibits of violation, for acts specified at Point d under Clause 3 and Clause 4 of this Article, except for cases where the remedial measure - as prescribed in Clause 6 of this Article – is applied.

6. Remedial measures:

Forcible deportation out of the territory of Vietnam at the import border gate, or forcible re-export of exhibits for acts of importing goods specified at Point d under Clause 3 and Clause 4 of this Article.

Article 72. Acts of violation on commercial activities of foreigners in the territory of Vietnam

1. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed on foreigners who commit acts of illegally trading in the territory of Vietnam duty-free imported consumer goods for use according to the prescribed standards.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on foreigners who commit acts of illegal commercial operation in the territory of Vietnam.

3. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 shall be imposed on foreigners who commit one of the following acts of violations:

a) Conducting illegal commercial operation in an organized manner in the territory of Vietnam;

b) Consuming illegally - in the territory of Vietnam - means of movement, means of transport, informatics machines, office equipment or interior equipment which are imported with tax exemption for use according to the prescribed standards;

c) Consuming illegally means of movement, means of transport which temporarily imported into Vietnam.

4. Additional penalties:

Confiscation of exhibits and means of violations for acts prescribed in this Article.

5. Remedial measures:

Forcible surrendering of illegal profits gained from conducting acts of violations specified in this Article.

Section 12

OTHER ACTS OF VIOLATION RELATED TO COMMERCIAL ACTIVITIES

Article 73. Acts of violation on business operation in the form of multi-level marketing

1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on a person who participates in the multi-level marketing and commits one of the following acts of violation:

a) Conducting marketing, sales and multi-level marketing network development without a membership card;

b) Failing to present a membership card before introducing goods or marketing goods;

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on a participant in the multi-level marketing who commits one of the following acts of violation:

a) Failing to comply with provisions prescribed in the multi-level marketing contract and the operating regulations of a multi-level marketing enterprise;

b) Participating in multi-level marketing when not being qualified for doing so in accordance with law provisions;

c) Conducting multi-level marketing operation in localities where the enterprise has yet to be granted a confirmation for registration of multi-level marketing.

3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on a participant in the multi-level marketing who commits one of the following acts of violation:

a) Requiring others to deposit or to pay a certain amount of money or to buy a certain quantity of goods in order to be involved in a multi-level marketing contract;

b) Providing false or misleading information on the compensation plans, operation regulations, benefits of the participation in multi-level marketing, functions and usage of goods, operation of a multi-level marketing enterprise;

c) Organizing seminars, conferences, and training on conducting business in the form of multi-level marketing without the written authorization of a multi-level marketing enterprise;

d) Enticing, seducing or bribing people who have participated in the multi-level marketing of other enterprises to join the multi-level network of an enterprise in which they are participating in;

dd) Taking advantage of their own position, power, social or professional positions to encourage, request, entice, or seduce others to participate in the multi-level marketing network or to buy goods traded in the form of multi-level marketing.

4. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Participating in activities of individuals and organizations who conduct business operation in the form of multi-level marketing without being granted a certificate for registration of multi-level marketing;

b) Organizing conferences, seminars, training, and introductory sessions on business operation in the form of multi-level marketing of individuals and organizations that have not been granted any certificates for registration of multi-level marketing;

5. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on the act of conducting business operation in the form of multi-level marketing without having a certificate for registration of multi-level marketing, in which the illegal profit earned from such operation is less than VND 200,000,000, or in which the loss caused by such operation to others is less than VND 500,000,000 – except for cases specified at Point h under Clause 9 of this Article.

6. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed on a multi-level enterprise which commits one of the following acts of violation:

a) Failing to conduct or improperly conducting procedures in request for amending or supplementing the certificate for registration of multi-level marketing in accordance with law provisions;

b) Failing to conduct or improperly conducting procedures for notification in cases where there are changes in the category of goods traded in the form of multi-level marketing in accordance with law provisions;

c) Failing to conduct procedures in request for the re-issuance of the certificate for registration of multi-level marketing in cases prescribed by the law;

d) Signing an agreement on participation in multi-level marketing with individuals who are not qualified for participating in multi-level marketing in accordance with law provisions;

dd) Signing an agreement on participation in multi-level marketing which does not include enough fundamental contents as prescribed by the law;

e) Failing to terminate agreement with a participant in multi-level marketing when this participant is punished for committing prohibited acts in multi-level marketing;

g) Failing to implement or improperly implementing provisions in compiling the list of Coach, in storing attached records, in publishing the list of Coach in the enterprise’s e-portal site, and in sending written notification to the Ministry of Industry and Trade;

h) Failing to implement or improperly implementing provisions in updating the list of coach in the enterprise’s e-portal site and in sending written notification to the Ministry of Industry and Trade when there are changes in the list of coach;

i) Failing to implement or improperly implementing provisions in publishing documents related to the operation and goods traded in the form of multi-level marketing of an entrepreneur at their head office, branches, representative offices, and places of business;

k) Failing to develop and publish the price of goods traded in the form of multi-level marketing, or failing to comply with the published price;

l) Failing to supervise activities of participants in multi-level marketing in order to ensure these participants comply with the enterprise’s agreement on participation in multi-level marketing, operation regulations, and compensation plans;

m) Failing to implement or improperly implementing provisions in registering for amending and supplementing operation contents of multi-level marketing with the Department of Industry and Trade in cases prescribed by the law;

n) Having notified the organization of conferences, seminars and training courses to the Department of Industry and Trade but fails to do so without notifying the Department of Industry and Trade in writing as prescribed;

o) Failing to conduct procedures for adjusting the written confirmation of deposit with the bank when there are changes in the information specified in the deposit confirmation document;

p) Failing to comply with regulations on time limits for conducting procedures to extend the certificate on registration for multi-level marketing;

q) Failing to notify the agency issuing the certificate on registration for multi-level marketing in time, in cases where there are problems in the IT system in charge of managing the network of multi-level marketing participants;

r) Failing to implement or improperly implementing provisions in storing and presenting records and documents related to local multi-level marketing operation at the request of the competent agency;

s) Failing to perform or improperly perform reporting obligations in multi-level marketing operation in accordance with law provisions.

7. A fine of between VND 40,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed on a multi-level enterprise which commits one of the following acts of violation:

a) Organizing multi-level marketing in municipalities and provinces without a written confirmation of registration for multi-level marketing issued by the Department of Industry and Trade of such municipality or province;

b) Failing to maintain a local representative as prescribed by the law in cases where there is no head office, branch, or representative office in such locality;

c) Failing to implement or improperly implementing provisions in informing the Department of Industry and Trade of the organization of seminars, conferences, trainings on multi-level marketing - with the participation of 30 people or more or with the participation of 10 participants or more in multi-level marketing - in a locality where the entrepreneur has been granted the confirmation of registration for multi-level marketing;

d) Failing to coordinate with competent agencies when such agencies perform responsibilities in monitoring, supervising, and examining seminars, conferences, trainings on multi-level marketing;

dd) Paying participants in multi-level marketing the total value of commissions, bonuses and other economic benefits, including benefits enjoyed under promotions, in a year that exceed 40% of revenue of multi-level marketing of the same year;

e) Failing to pay commissions, bonuses, promotions and other economic benefits in cash to participants in multi-level marketing in the form of bank transfer;

g) Failing to sign a written agreement on participation in multi-level marketing with participants in multi-level marketing, or the agreement on participation in multi-level marketing fails to satisfy other formality conditions as prescribed by the law;

h) Failing to perform or improperly perform the obligation to pay participants in multi-level marketing - after contract termination - the commissions, bonuses and other economic benefits that they are entitled to while joining the enterprise’s network of multi-level marketing;

i) Failing to perform or improperly organize basic trainings for participants in multi-level marketing in accordance with law provisions, or asking participants in multi-level marketing to pay the basic training fees;

k) Failing to implement or improperly implement the issuance of membership cards to participants in multi-level marketing, or collecting membership card issuance fees;

l) Appointing coach who fails to satisfy the conditions to provide basic training to participants in multi-level marketing;

m) Failing to comply with the registered operation regulations and compensation plans;

n) Failing to issue invoices for sale transaction to each participant in multi-level marketing or to each customer purchasing goods directly from the entrepreneur;

o) Failing to operate the IT system in charge of managing the network of participants in multi-level marketing as prescribed by the law;

p) Failing to operate or failing to regularly update the e-portal site in Vietnamese to provide information about enterprises and their multi-level marketing activities in accordance with law provisions;

q) Failing to operate the communication system to receive and settle questions and complaints from participants in multi-level marketing, including phone calls, emails and meeting in person;

r) Failing to provide access to the IT system management account that manages the enterprise's multi-level marketing activities at the written request of a competent state agency in charge of managing multi-level marketing;

s) Failing to perform or improperly perform the responsibility for delivery, receipt and shipment of goods as prescribed by the law.

8. A fine of between VND 60,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed on a multi-level enterprise which commits one of the following acts of violation:

a) Maintaining more than one agreement on participation in multi-level marketing, multi-level business position, multi-level business code or other equivalent forms for the same participant in multi-level marketing;

b) Conducting promotions using a network of a number of levels and branches in which a participant has more than one position, code or other equivalent forms;

c) Organizing commercial intermediary activities in accordance with the commercial law provisions for the maintenance, expansion and development of the network of multi-level marketing;

d) Receiving or accepting a form or any other forms of document from a participant in multi-level marketing, in which the participant declares to waive a part of or all of their rights under law provisions, or declare to allow a multi-level marketing entrepreneur to be free of obligations - in accordance with law - towards the participant in multi-level marketing;

dd) Failing to use the system to manage participants in multi-level marketing - which has been registered with the agency issuing the certificate of registration for multi-level marketing - to manage participants in multi-level marketing;

e) Buying, selling or transferring the network of participants in multi-level marketing to other entrepreneurs, except in cases of corporate acquisition, consolidation or merger.

9. A fine of between VND 80,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on a multi-level enterprise which commits one of the following acts of violation:

a) Requiring others to deposit or pay a certain amount of money in order to be eligible for signing the agreement on participation in multi-level marketing;

b) Requiring others to buy a certain quantity of goods in order to be eligible for signing the agreement on participation in multi-level marketing;

c) Allowing participants in multi-level marketing to receive money or other economic benefits earned from introducing another person to participate in multi-level marketing operation, rather than from the introduced person’s purchase or sale of goods;

d) Refusing to pay commissions, bonuses or other economic benefits reason which participants in multi-level marketing are entitled to, without any plausible reason;

dd) Providing false information on the compensation plan and benefits of joining the network of multi-level marketing;

e) Providing false or misleading information on the features and uses of goods, or the operation of the enterprise through reporters, coaches at conferences, seminars, training or through the enterprise’s documents;

g) Failing to perform or perform improperly obligations to buy back goods in accordance with law provisions;

h) Organizing multi-level business activities without having any certificate of registration for multi-level marketing, or failing to organize multi-level business activities in accordance with the contents specified in the certificate of registration for multi-level marketing – in which the illegal profits earned is below VND 200,000,000 or the loss caused to other people is below VND 500,000,000;

i) Conducting business operation in the form of multi-level marketing with people who are not qualified for business in the form of multi-level marketing as prescribed by the law;

10. A fine doubling the fine level specified in Clause 5, Clause 8 and Clause 9 of this Article shall be imposed in cases where an act of violation is committed within two or more municipalities or provinces.

11. Remedial measures:

a) Forcible surrendering of illegal profits gained from administrative violations, for acts of violation specified at Point a of Clause 3, Clause 5, Points h, i, k of Clause 7, Point e of Clause 8, Points a, b, d, h, and i of Clause 9 of this Article;

b) Forcible correction of false or misleading information, for acts of violations specified at Point b of Clause 3, Point dd and Point e of Clause 9 of this Article.

Article 74. Acts of violation on business operation of commercial assessment services

1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed on acts of authorizing the assessment or re-authorizing the assessment without having a contract as prescribed by the law.

2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed on acts of providing an assessment service beyond the fields registered in the certificate of business registration or other documents which are granted or certified in accordance with law provisions.

3. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Providing an assessment service which fails to satisfy conditions as prescribed by the law;

b) Appointing assessors to conduct commercial assessment who fail to satisfy given criteria as prescribed by the law.

4. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Using professional seals on assessment certificates when such seals have not been registered with the competent state agencies in accordance with law provisions;

b) Changing, supplementing professional seals without re-registering with the competent state agencies in accordance with law provisions;

c) Failing to submit professional seals to the competent state management agencies in cases where the registration of professional seals is canceled;

d) Conducting a commercial assessment service in cases where such an assessment is concerned with the rights and interests of such assessment enterprise and such assessor.

5. Additional penalties:

a) Confiscation of exhibits of violation, for acts of violation specified in Clause 4 of this Article;

b) Suspension of business operation, from 01 month to 03 months, for acts of violation specified in Clause 2, Clause 3, and Points a, b, d of Clause 4 of this Article in cases of repeated violations or recidivism.

6. Remedial measures:

Forcible surrendering of illegal profits earned from acts of violation specified in this Article.

Article 75. Acts of violation on business operation of commercial franchise

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on acts of commercial franchise which do not have contracts as prescribed by the law.

2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Declaring dishonestly, inaccurately contents in the application dossier for registration of commercial franchise operation;

b) Failing to provide the language and main contents of commercial franchise contracts in accordance with law provisions;

c) Providing information on compulsory contents of the introduction of the commercial franchise in a dishonest or incomplete manner;

d) Failing to provide or providing incompletely, inaccurately information in commercial franchise activities as prescribed by the law;

dd) Failing to submit reports or provide documents, or reporting dishonestly or incompletely about issues pertaining to commercial franchise activities at the request of the competent state management agencies.

3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Failing to register commercial franchise operation in accordance with law provisions;

b) Conducting business operation in commercial franchise when conditions have yet been satisfied in accordance with law provisions;

c) Failing to notify the competent state management agencies on changes in commercial franchise activities in accordance with law provisions.

4. A fine of between VND 10,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Conducting business operation in commercial franchise - for goods being applied with the emergency measure of conditional circulation or for goods requiring to have licenses but fail to ensure conditions or fail to have licenses as prescribed by the law;

b) Continuing providing commercial franchise when the time limit of a commercial franchise contract is expired.

5. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on acts of providing commercial franchise of goods or services banned from trading, circulated goods being applied with the emergency measure of banning circulation or suspending circulation.

6. Remedial measures:

Forcible surrendering of illegal profits earned from acts of violation specified in this Article.

Article 76. Acts of violation on goods processing in commerce

1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed on acts of placing orders of processing goods in commerce or receiving the orders of processing goods in commerce without signing contracts as prescribed by the law.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on acts of placing orders of processing goods or receiving orders of processing banned goods, domestically-circulated goods being applied with the emergency measure of banning circulation or suspending circulation as prescribed by the law.

3. Additional penalties:

Confiscation of exhibits of violation, for acts of violation specified in Clause 2 of this Article;

4. Remedial measures:

Forcible surrendering of illegal profits earned from acts of violation specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article.

Article 77. Acts of violation on goods sale and purchase through Goods Exchange Departments

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on acts of staff of Goods Exchange Departments who conducts brokerages for goods sale and purchase through Goods Exchange Departments.

2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Participating in activities of goods sale and purchase through Goods Exchange Departments in foreign countries but failing to inform the Ministry of Industry and Trade of such participation in accordance with law provisions;

b) Conducting activities of goods sale and purchase through Goods Exchange Departments while not being a business member of such Goods Exchange Department.

3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on staff of Goods Exchange Departments who commits one of the following acts of violation:

a) Failing to ensure to conduct separate accounting for activities of goods sale and purchase through the Goods Exchange Department of each customer and of themselves;

b) Failing to keep a record of the mandate contracts for transactions, the mandate commands for transactions and requirements to adjust or cancel the mandate commands for transactions of customers;

c) Failing to keep a full record of documents and accounts reflecting in details and precisely transactions for customers and for themselves;

d) Failing to inform customers of the reasons for terminating their membership and the fulfillment of obligations of customers according to the mandate contract;

dd) Failing to perform or perform improperly the notification of transactions for customers in accordance with law provisions;

e) Failing to sign the written mandate contracts with customers in accordance with law provisions, or conducting transactions for customers without receiving any mandate command for transaction from these customers;

g) Conducting brokerage activities without signing any contract with customers in accordance with law provisions;

h) Receiving mandate transactions from customers against law provisions;

4. A fine of between VND 10,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on staff of Goods Exchange Departments who commits one of the following acts of violation:

a) Inducing customers to sign contracts by promising to compensate for a part or the whole loss incurred from such contracts or by guaranteeing a share of profits earned from such contracts for customers;

b) Using false price and other fraudulent measures while acting as a broker for customers;

c) Conducting brokerage activities for goods purchase and sale through Goods Exchange Departments while not being the broker of a Goods Exchange Department.

5. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on staff of Goods Exchange Departments who commits one of the following acts of violation:

a) Failing to make or making margin deposits for transactions against law provisions;

b) Failing to implement properly provisions on the total transaction limit or the transaction limit;

c) Inducing customers to sign contracts by promising to compensate for a part or the whole loss incurred from such contracts or by guaranteeing a share of profits earned from such contracts for customers;

6. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on a Goods Exchange Department that commits one of the following acts of violation:

a) Declaring inaccurately or untimely the contents stated in the application dossier for issuance, re-issuance, amendment or supplementation of the license for establishment of a Goods Exchange Department;

b) Refusing to recognize the membership of the Goods Exchange Department without a written response, or failing to state clearly reasons thereof.

7. A fine of between VND 10,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on a Goods Exchange Department that commits one of the following acts of violation:

a) Failing to notify the specific time of transactions as prescribed by the law;

b) Failing to publicize the operation charter, the license for establishment of the Goods Exchange Department which has been accredited, granted, amended or supplemented by the competent state management agency;

c) Failing to conduct procedures in request for the re-issuance of the license for establishment of the Goods Exchange Department in cases where the license for establishment of the Goods Exchange Department is lost, ragged, fired or destroyed under other forms;

d) Failing to conduct procedures in request for the amendment, supplementation of the license for establishment of the Goods Exchange Department in cases where there are changes in the contents of the license for establishment of the Goods Exchange Department;

dd) Failing to publicize or publicizing untimely about cases of suspending transactions as prescribed by the law;

e) Failing to publicize, or publicizing in an incomplete or inaccurate manner - the list and information about members of the Goods Exchange Department; information on transactions and transaction commands on goods purchase and sale through the Goods Exchange Department as well as other information in accordance with the operation charter of the Goods Exchange Department;

g) Failing to publicize, or publicizing in an incomplete or inaccurate manner - provisions on periodic reports or ad-hoc reports at the request of the competent state management agency regarding information related to activities of goods purchase and sale through the Goods Exchange Department and members of the Goods Exchange Department at the time of reporting;

h) Providing misleading news about transactions, markets or prices of goods being sold or purchased through the Goods Exchange Department.

8. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on a Goods Exchange Department that commits one of the following acts of violation:

a) Using forged documents in the application dossier for the establishment, amendment, supplementation or for the re-issuance of the license for establishment of the Goods Exchange Department;

b) Recognizing the membership of entrepreneurs who fail to satisfy conditions in accordance with law provisions;

c) Failing to make or making margin deposits for transactions against law provisions;

d) Failing to establish a needed internal control system for risk management and supervision, prevention of interest conflicts incurred in the internal body of such Department and in transactions in accordance with law provisions;

dd) Allowing members who have been terminated their memberships to continue conducting activities of goods purchase and sale through the Goods Exchange Department;

e) Organizing transactions for categories of goods which are not under the list of goods being banned from trading, restricted from trading or subject to conditional business without informing state management agencies as prescribed by the law;

g) Failing to comply with provisions on the total transaction limit or the transaction limit;

h) Failing to comply with the transaction methods or the principles for matching transaction commands or disclosing information of transactions as prescribed by the law.

i) Organizing trading activities of goods on the list of goods being restricted from trading and subject to conditional business without permission of a competent state management agency.

9. Remedial measures:

Forcible surrendering of illegal profits earned from acts of violation specified in this Article.

Article 78. Acts of violation on management of markets, supermarkets and commercial centers

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Naming the trading establishment as supermarket or commercial center or similar words in a foreign language which fails to satisfy criteria as prescribed by the law;

b) The operation regulations of a supermarket, commercial center or a market fail not to reflect in full the prescribed contents, or has not been approved by a competent state management agency;

c) Failing to publicize the operation regulation of the market, supermarket, or commercial center as prescribed by the law;

d) Failing to implement, or implementing improperly instructions provided by the competent state management agency on the dissemination of economic news, policies and law provisions;

dd) Failing to conduct periodic or ad-hoc reports on the operation situation of the market, supermarket, or commercial center at the request of the competent state management agency as prescribed by the law.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:

a) Failing to set up a signboard for the supermarket or commercial center in accordance with law provisions;

b) Failing to set up a signboard for the supermarket or the commercial center whose contents and forms are in accordance with law provisions;

c) Operating supermarkets or commercial centers but failing to be an enterprise which has a business registration of commercial activities as prescribed by the law;

d) Failing to affix the name of the goods or service and the name of the supermarket or commercial center on the goods traded in the supermarket or commercial center;

dd) Failing to clearly state the time limit and locations for warranty as prescribed by law provisions - on goods sold in the supermarket or commercial center which have warranty regimes;

e) Failing to sign contracts with entrepreneurs on the lease or use of business places at markets and other services as prescribed by law provisions.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on acts of selling or purchasing - in markets, supermarkets, commercial centers - categories of goods which contain radioactive substances or radiation devices exceeding the permitted levels; explosive materials, liquid chemicals, flammable gases; veterinary medicines, insecticides and goods containing toxic chemicals which are under the list of items restricted from trading and toxic chemicals which are subject to conditional business and are banned from trading in markets, supermarkets, commercial centers as prescribed by the law.

4. Additional penalties:

Suspension of operation, from 01 month to 03 months, for acts of violation specified in Clause 3 of this Article.

Article 79. Violations of regulations on sealing, seizing exhibits or means of violation

1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on acts of arbitrarily removing or destroying seals on exhibits or means of violation which are being sealed, and seized, or arbitrarily changing the scene of the administrative violation.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on acts of changing, exchanging fraudulently the exhibits or means of violation which are being inspected, checked, sealed or seized.

3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on acts of storing or keeping illegally the exhibits or means of violations which are being inspected, checked, sealed or seized.

4. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on acts of consuming, fleeing or destroying the exhibits or means which are being inspected, checked, sealed or seized.

5. Remedial measures:

Forcible confiscation of the exhibits or means of violation which have been fled, or forcible payment of money equal to the value of the exhibits or means of violation which have been sold, fled or destroyed for acts of violation specified in Clause 3 and Clause 4 of this Article.

 

Chapter III

AUTHORITY IN MAKING RECORDS OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND IMPOSING PENALTIES ON ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

 

Article 80. The authority in making records of administrative violations

1. The persons who have authority in imposing penalties on administrative violation shall be specified Article 81, Article 82, Article 83, Article 84, Article 85, Article 86 and Article 87 of this Decree.

2. Persons in the People’s Army forces, People’s Public Security forces; civil servants, public employees working in agencies which are specified in Article 81, Article 82, Article 83, Article 84, Article 85, Article 86 and Article 87 of this Decree – who are on duty and mission.

3. Aircraft chief pilots, ship captains and train conductors shall make records of administrative violations for acts of violations taking place in aircraft, seagoing ships, or trains.

Article 81. The authority in imposing penalties of Chairpersons of People’s Committees at all levels

1. The Chairpersons of the ward-level People’s Committees shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to VND 5,000,000 for individuals and fines of up to VND 10,000,000 for organizations;

c) Confiscating exhibits and means of administrative violations whose value is not exceeding the fine level specified at Point b of this Clause;

d) Applying remedial measures for acts of administrative violation which are specified at Point b of Clause 3 of Article 4 of this Decree.

2. The Chairpersons of the district-level People’s Committees shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to VND 50,000,000 for individuals and fines of up to VND 100,000,000 for organizations;

c) Depriving the right to use the license, the practice certificate with a time limit or suspending the operation with a time limit;

d) Confiscating exhibits and means of administrative violations whose value is not exceeding the fine level specified at Point b of this Clause;

dd) Applying remedial measures for acts of administrative violation which are specified at Points b, c, dd, e, g, h, i and k of Clause 3 under Article 4 of this Decree.

3. The Chairpersons of the provincial-level People’s Committees shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines up to the maximum level specified in this Decree;

c) Depriving the right to use the license, the practice certificate with a time limit or suspending the operation with a time limit;

d) Confiscating exhibits and means of administrative violations;

dd) Applying remedial measures which are specified in this Decree.

Article 82. The authority in imposing penalties of the Market Surveillance agencies

1. Market surveillance officers who are on duty shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to VND 500,000 for individuals and fines of up to VND 1,000,000 for organizations;

2. Team leaders of Market Surveillance teams shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to VND 25,000,000 for individuals and fines of up to VND 50,000,000 for organizations;

c) Confiscating exhibits and means of administrative violations whose value is not exceeding the fine level specified at Point b of this Clause;

d) Applying remedial measures which are specified in this Decree, except for the measure specified at Point a under Clause 3 of Article 4 of this Decree.

3. Directors of the provincial-level Market Surveillance Sub-Departments and the Director of the Market Surveillance Operations Department under the General Department of Market Surveillance shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to VND 50,000,000 for individuals and fines of up to VND 100,000,000 for organizations;

c) Confiscating exhibits and means of administrative violations whose value is not exceeding the fine level specified at Point b of this Clause;

d) Depriving the right to use the license, the practice certificate with a time limit or suspending the operation with a time limit;

dd) Applying remedial measures which are specified in this Decree.

4. The General Director of the General Department of Market Surveillance shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing a fine up to the maximum level specified in this Decree;

c) Confiscating exhibits and means of administrative violations;

d) Depriving the right to use the license, the practice certificate with a time limit or suspending the operation with a time limit;

dd) Applying remedial measures which are specified in this Decree.

Article 83. The authority in imposing penalties of the People’s Public Security forces

1. People’s Public Security officers who are on duty shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to VND 500,000 for individuals and fines of up to VND 1,000,000 for organizations;

2. Heads of stations or team leaders of the persons defined in Clause 1 of this Article shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to VND 1,500,000 for individuals and fines of up to VND 3,000,000 for organizations;

3. Heads of Communal Police Stations, Heads of Police Stations, Heads of Police stations at border gates and export processing zones shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to VND 2,500,000 for individuals and fines of up to VND 5,000,000 for organizations;

c) Confiscating exhibits and means of administrative violations whose value is not exceeding the fine level specified at Point b of this Clause;

d) Applying remedial measures which are specified at Point b under Clause 3 of Article 4 of this Decree.

4. Heads of District Police Sub-departments; Heads of the professional divisions under the Traffic Police Department; Heads of Divisions under Provincial Police Departments including Heads of Police Division of Social Order Administrative Management, Heads of Police Division of Social Order-related Crime Investigation, Heads of Police Division of Corruption, Smuggling, and Economic Crime Investigation, Heads of Police Division of Counter-narcotics, Heads of Traffic Police Division, Heads of Road and Railway Traffic Police Division, Heads of Road Traffic Police Division, Heads of Waterway Police Division, Heads of the Police Division of Environmental Crimes, Heads of Division of Internal Political Security, and Heads of Division of Economic Security – shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to VND 25,000,000 for individuals and fines of up to VND 50,000,000 for organizations – for acts of violation prescribed in Section 2 of Chapter II of this Decree; or fines of up to VND 20,000,000 for individuals and fines of up to VND 40,000,000 for organizations – for other acts of violation prescribed in this Decree;

 c) Depriving the right to use the license, the practice certificate with a time limit or suspending the operation with a time limit;

d) Confiscating exhibits and means of administrative violations whose value is not exceeding the fine level specified at Point b of this Clause;

dd) Applying remedial measures which are specified at Points b, h, i and k under Clause 3 of Article 4 of this Decree.

5. Directors of Provincial Police Departments shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to VND 50,000,000 for individuals and fines of up to VND 100,000,000 for organizations

c) Depriving the right to use the license, the practice certificate with a time limit or suspending the operation with a time limit;

d) Confiscating exhibits and means of administrative violations whose value is not exceeding the fine level specified at Point b of this Clause;

dd) Applying remedial measures which are specified at Points b, e, h, i and k under Clause 3 of Article 4 of this Decree.

6. Directors of the Department of Internal Political; the Department of Economic Security; the Police Department of Social Order Administrative Management; the Police Department of Social Order-related Crime Investigation; the Police Department of Corruption, Smuggling and Economic Crime Investigation; the Counter Narcotics Police Department, the Traffic Police Department, the Police Department of Environmental Crimes, the Department of Cybersecurity and Hi-tech Crimes; and the Department of Immigration shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines up to the maximum level specified in this Decree;

c) Depriving the right to use the license, the practice certificate with a time limit or suspending the operation with a time limit;

d) Confiscating exhibits and means of administrative violations;

dd) Applying remedial measures which are specified at Points b, e, h, i and k under Clause 3 of Article 4 of this Decree.

Article 84. The authority in imposing penalties of the Customs

1. Customs officers who are on duty shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to VND 500,000 for individuals and fines of up to VND 1,000,000 for organizations;

2. Team leaders under Customs Sub-departments, team leaders under Post-Customs Clearance Inspection Sub-departments shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to VND 5,000,000 for individuals and fines of up to VND 10,000,000 for organizations;

3. Directors of Customs Sub-departments, Directors of Post-Customs Clearance Inspection Sub-departments, Team leaders of Control Teams under provincial, inter-provincial and municipal Customs Departments, Team leaders of Anti-Smuggling Control Teams, Heads of Customs Marine Enforcement Fleets and Team leaders of the Intellectual Property Protection and Control Teams under the Department for Anti-Smuggling and Investigation of the General Department of Customs shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to VND 25,000,000 for individuals and fines of up to VND 50,000,000 for organizations;

c) Confiscating exhibits and means of administrative violations whose value is not exceeding the fine level specified at Point b of this Clause;

d) Applying remedial measures which are specified at Points a, b, d and e under Clause 3 of Article 4 of this Decree.

4. The Director of the Department for Anti-Smuggling Investigation, the Director of the Department for Post-Customs Clearance Inspection under the General Department of Customs, and Directors of provincial, inter-provincial and municipal Customs Departments shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to VND 50,000,000 for individuals and fines of up to VND 100,000,000 for organizations;

c) Depriving the right to use the license, the practice certificate with a time limit or suspending the operation with a time limit;

d) Confiscating exhibits and means of administrative violations whose value is not exceeding the fine level specified at Point b of this Clause;

dd) Applying remedial measures which are specified at Points a, b, d and e under Clause 3 of Article 4 of this Decree.

5. The General Director of the General Department of Customs shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines up to the maximum level specified in this Decree;

c) Confiscating exhibits and means of administrative violations;

d) Applying remedial measures which are specified at Points a, b, d and e under Clause 3 of Article 4 of this Decree.

Article 85. The authority in imposing penalties of the Border Guard force

1. Border Guard soldiers who are on duty shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to VND 500,000 for individuals and fines of up to VND 1,000,000 for organizations;

2. Heads of station or team leaders of the persons defined in Clause 1 of this Article shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to VND 2,500,000 for individuals and fines of up to VND 5,000,000 for organizations;

3. Heads of border guard stations, Captains of Border Guard Flotillas, Commanders of Port Border Gates shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to VND 25,000,000 for individuals and fines of up to VND 50,000,000 for organizations – for acts of violation specified in Section 2 under Chapter II of this Decree; or fines of up to VND 20,000,000 for individuals and fines of up to VND 40,000,000 for organizations – for other acts of violation specified in this Decree.

c) Confiscating exhibits and means of administrative violations whose value is not exceeding the fine level specified at Point b of this Clause;

d) Applying remedial measures which are specified at Point b under Clause 3 of Article 4 of this Decree.

4. Commanders of provincial-level Border Guard Commands, Commanders of Border Guard Squadrons under the Border Guard High Command shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to the maximum level specified in this Decree;

c) Depriving the right to use the license, the practice certificate with a time limit or suspending the operation with a time limit;

d) Confiscating exhibits and means of administrative violations;

dd) Applying remedial measures which are specified at Points b  and e under Clause 3 of Article 4 of this Decree.

Article 86. The authority in imposing penalties of the Vietnam Coast Guard

1. Soldiers of the Coast Guard who are on duty shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to VND 1,500,000 for individuals and fines of up to VND 3,000,000 for organizations;

2. Team leaders of Coast Guard Operational Teams shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to VND 5,000,000 for individuals and fines of up to VND 10,000,000 for organizations;

3. Leaders of Coast Guard Operational Groups, and Heads of Coast Guard Stations shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to VND 10,000,000 for individuals and fines of up to VND 20,000,000 for organizations;

c) Applying remedial measures which are specified at Point b under Clause 3 of Article 4 of this Decree.

4. Captains of Coast Guard Flotillas shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to VND 25,000,000 for individuals and fines of up to VND 50,000,000 for organizations – for acts of violation specified in Section 2 under Chapter II of this Decree; or fines of up to VND 20,000,000 for individuals and fines of up to VND 40,000,000 for organizations – for other acts of violation specified in this Decree;

c) Confiscating exhibits and means of administrative violations whose value is not exceeding the fine level specified at Point b of this Clause;

d) Applying remedial measures which are specified at Point a, and Point b under Clause 3 of Article 4 of this Decree.

5. Commanders of Coast Guard Squadrons shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to VND 50,000,000 for individuals and fines of up to VND 100,000,000 for organizations – for acts of violation specified in Section 2 under Chapter II of this Decree; or fines of up to VND 30,000,000 for individuals and fines of up to VND 60,000,000 for organizations – for other acts of violation specified in this Decree;

c) Confiscating exhibits and means of administrative violations whose value is not exceeding the fine level specified at Point b of this Clause;

d) Applying remedial measures which are specified at Point a and Point b under Clause 3 of Article 4 of this Decree.

6. Commanders of the Regional Coast Guard shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to VND 100,000,000 for individuals and fines of up to VND 200,000,000 for organizations – for acts of violation specified in Section 2 under Chapter II of this Decree; or fines of up to VND 50,000,000 for individuals and fines of up to VND 100,000,000 for organizations – for other acts of violation specified in this Decree;

c) Confiscating exhibits and means of administrative violations whose value is not exceeding the fine level specified at Point b of this Clause;

d) Applying remedial measures which are specified at Point a and Point b under Clause 3 of Article 4 of this Decree.

7. The Commander of the Coast Guard High Command shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines up to the maximum level specified in this Decree;

c) Depriving the right to use the license, the practice certificate with a time limit or suspending the operation with a time limit;

d) Confiscating exhibits and means of administrative violations;

dd) Applying remedial measures which are specified at Point a and Point b under Clause 3 of Article 4 of this Decree.

Article 87. The authority in imposing penalties of the Inspection agencies

1. Inspectors and persons assigned to conduct specialized inspection tasks while being on duty shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to VND 500,000 for individuals and fines of up to VND 1,000,000 for organizations;

c) Confiscating exhibits and means of administrative violations whose value is not exceeding the fine level specified at Point b of this Clause;

d) Applying remedial measures which are specified at Point b under Clause 3 of Article 4 of this Decree.

2. Chief Inspectors of Departments, Directors of the Quality Measurement Standards Sub-Departments under the Departments of Science and Technology, Directors of the Sub-Department of Food Safety and Hygiene under the Departments of Health, Directors of the Sub-Department of Crop Production and Plant Protection, Directors of the Sub-Department of Livestock and Animal Health, Directors of the Sub-Department of Fisheries, Directors of the Sub-Department of Agro-Forestry and Fisheries Quality Control under the Departments of Agriculture and Rural Development, Directors of the Center for Radio Frequency and other equivalent positions assigned by the Government to perform the specialized inspection shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to VND 50,000,000 for individuals and fines of up to VND 100,000,000 for organizations;

c) Depriving the right to use the license, the practice certificate with a time limit or suspending the operation with a time limit;

d) Confiscating exhibits and means of administrative violations whose value is not exceeding the fine level specified at Point b of this Clause;

dd) Applying remedial measures which are specified in this Decree.

3. Chief Inspectors of Ministries and Ministerial-level agencies, the General Director of the General Department of Quality Measurement Standards, the General Director of the General Department of Forestry,  the General Director of the General Department of Fisheries, the General Director of the General Department of Geology and Minerals, the General Director of the General Department of Environment Administration, the Director of the Department of Chemistry, the Director of the Department of Industrial Safety Techniques and Environment, the Director of the Department of Animal Health, the Director of the Department of Plant Protection, the Director of the Department of Crop Production, the Director of the Department of Livestock Production, the Director of the Department of Agro-Forestry and Fishery Quality Control, the Director of the Department of Agro-Product Processing and Market Development, the Director of the Department of Radio Frequency, the Director of the Department of Telecommunications, the Director of the Department of Radio, Television and Electronic Information, the Director of Press Department, the Director of the Department of Publishing, Printing and Publishing, the Director of the Department of Drug Administration, the Director of the Department of Medical Examination and Treatment, the Director of the Department of Health Environment Management, the Director of the Department of Preventive Medicine, the Director of the Department of Food Safety and other equivalent positions assigned by the Government to perform the specialized inspection shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines up to the maximum level specified in this Decree;

c) Depriving the right to use the license, the practice certificate with a time limit or suspending the operation with a time limit;

d) Confiscating exhibits and means of administrative violations;

dd) Applying remedial measures which are specified in this Decree.

4. Heads of department-level specialized inspection teams, Heads of specialized inspection teams of state management agencies which are assigned to perform the specialized inspection shall have the authority to impose penalties in accordance with provisions prescribed in Clause 2 of this Article.

5. Heads of ministerial-level specialized inspection teams shall have the following powers:

a) Imposing warnings;

b) Imposing fines of up to VND 140,000,000 for individuals and fines of up to VND 280,000,000 for organizations – for acts of violation specified in Section 2 under Chapter II of this Decree; or fines of up to VND 70,000,000 for individuals and fines of up to VND 140,000,000 for organizations – for other acts of violations specified in this Decree;

c) Depriving the right to use the license, the practice certificate with a time limit or suspending the operation with a time limit;

d) Confiscating exhibits and means of administrative violations whose value is not exceeding the fine level specified at Point b of this Clause;

dd) Applying remedial measures which are specified in this Decree.

Article 88. Determination of authority in imposing fines

1. Chairpersons of the People's Committees at all levels shall have the authority to impose penalties on administrative violations, and to apply remedial measures for acts of administrative violation which are specified in this Decree - within their scope of management and in accordance with their authority defined in Article 81 of this Decree.

2. Competent persons of the Market Surveillance agencies shall have the authority to impose penalties on administrative violations, and to apply remedial measures for acts of administrative violation which are specified in this Decree - in accordance with their authority defined in Article 82 of this Decree and within their scope of assigned functions, tasks and powers.

3. Competent persons of the People's Public Security Forces shall have the authority to impose penalties on administrative violations, and to apply remedial measures for acts of administrative violation which are specified in this Decree - in accordance with their authority defined in Article 83 of this Decree and within their scope of assigned functions, tasks and powers.

4. Competent persons of the Customs agencies shall have the authority to impose penalties on administrative violations, and to apply remedial measures for acts of administrative violation which are specified in Section 8 under Chapter II and acts of violations related to the import, export, temporary import for re-export, temporary import for re-import, transshipment of goods which are specified in Articles 8, 9, 11, 13, 15, 16, 17, 18, 20, 24, 26, 27, 34, 35, 70, 71 and 72 of this Decree - in accordance with their authority defined in Article 84 of this Decree and within their scope of assigned functions, tasks and powers.

5. Competent persons of the Border Guard Forces shall have the authority to impose penalties on administrative violations, and to apply remedial measures for acts of administrative violation which are specified in Section 2 under Chapter II and Articles 15, 17, 36, 37, 40, 41, 42 and 72 - in accordance with their authority defined in Article 85 of this Decree and within their scope of assigned functions, tasks and powers.

6. Competent persons of the Vietnam Coast Guard Forces shall have the authority to impose penalties on administrative violations, and to apply remedial measures for acts of administrative violation which are specified in Section 2 under Chapter II and Articles 15, 17, 36, 37, 40, 42 and 72 of this Decree - in accordance with their authority defined in Article 86 of this Decree and within their scope of assigned functions, tasks and powers.

7. Competent persons of the Inspection agencies shall have the authority to impose penalties on administrative violations, and to apply remedial measures for acts of administrative violation which are specified in this Decree, in accordance with their authority defined in Article 87 of this Decree and within their scope of assigned functions, tasks and powers.

 

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 89. Implementation effect

1. This Decree shall come into effect from October 15, 2020.

2. This Decree shall replace:

a) The Government’s Decree No. 185/2013/ND-CP dated November 15, 2013, providing the penalties on administrative violations in commercial activities, production of, trading in counterfeit or banned goods and protection of consumer rights;

b) The Government’s Decree No. 124/2015/ND-CP dated November 19, 2015, on amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 185/2013/ND-CP dated November 15, 2013 providing the penalties on administrative violations in commercial activities, production of, trading in counterfeit or banned goods and protection of consumer rights

c) The Government’s Decree No. 141/2018/ND-CP dated October 08, 2018, on amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decrees prescribing penalties for violations against regulations on multi-level marketing.

Article 90. Transitional provisions

For acts of administrative violations in commercial activities, production of, trade of counterfeit goods, banned goods and protection of consumer rights which are committed before the effective date of this Decree, and are later uncovered, or which are being considered and settled – whereas this Decree does not prescribe the legal liability or prescribe lighter legal liability, provisions of this Decree shall prevail.

Article 107. Implementation Obligation

1. The Minister of Industry and Trade shall be responsible for organizing the implementation of this Decree.

2. The Minister of Finance shall be responsible for detailing the amount of illegal profits earned from conducting acts of violation which are subject to forcible surrendering in accordance with Article 37 of the Law on Handling of Administrative violations and Point e under Clause 3 of Article 4 of this Decree.

3. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of municipalities and provinces shall, within their scopes of functions and tasks, be responsible for implementing this Decree./.

For the Government

The Prime Minister

Nguyen Xuan Phuc

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 98/2020/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất