Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 115/2018/NĐ-CP và Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC về ATTP và y tế

thuộc tính Nghị định 124/2021/NĐ-CP

Nghị định 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:124/2021/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Vũ Đức Đam
Ngày ban hành:28/12/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Vi phạm hành chính, Thực phẩm-Dược phẩm

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thu giá dịch vụ khám, chữa bệnh cao hơn giá niêm yết bị phạt đến 10 triệu đồng

Ngày 28/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 124/2021/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Cụ thể, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Thu giá dịch vụ khám, chữa bệnh cao hơn giá đã niêm yết; Thu cao hơn chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được bảo hiểm y tế thanh toán, trừ trường hợp khoản thu chênh lệch do sử dụng dịch vụ theo yêu cầu, do vượt quá phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, vi phạm một trong các hành vi sau về quản lý trang thiết bị y tế bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng: Không đăng tải thông tin về kê khai giá trên Cổng thông tin của Bộ Y tế trước khi đưa trang thiết bị y tế đầu tiên lưu hành trên thị trường Việt Nam; Kê khai giá không kèm đầy đủ các thành phần thông tin theo quy định; Không thực hiện việc cập nhật giá kê khai trang thiết bị y tế có thay đổi; Không thực hiện việc giải trình các yếu tố cầu thành giá khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;…

Ngoài ra, phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi: Không thực hiện việc kê khai giá trang thiết bị y tế trước khi lưu hành tại Việt Nam; Mua bán trang thiết bị y tế khi chưa có giá kê khai hoặc mua bán cao hơn giá kê khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế tại thời điểm mua bán…

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.

Xem chi tiết Nghị định124/2021/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ

_______

Số: 124/2021/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2021

NGHỊ ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

_____________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, b sung một số điều của Luật T chức Chính phủ và Luật T chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đi, b sung một số điu của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, b sung một s điều của Luật Phòng, chng nhim vi rút gây ra hội chứng suy giảm min dịch mc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 16 tháng 11 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, b sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
1. Bổ sung một số khoản của Điều 2 như sau:
a) Bổ sung điểm m vào sau Điểm l Khoản 3 như sau:
“m) Buộc nộp lại giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy xóa.”;
b) Bổ sung khoản 4 vào sau Khoản 3 như sau:
“4. Việc thi hành các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Trường hợp áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động có thời hạn, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phối hợp theo dõi, kiểm tra, tổng hợp báo cáo khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt;
b) Trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy xóa, người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc tiếp nhận để thu hồi;
c) Các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”.
2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 như sau:
“1. Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này. Đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 4, khoản 1 Điều 22 và khoản 6 Điều 26 Nghị định này nếu áp dụng mức tiền phạt cao nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt tối đa được áp dụng bằng 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm.”;
b) Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 như sau:
“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 6 Điều 9; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; điểm a khoản 3 Điều 20; khoản 1 Điều 21; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này mức phạt tiền được giảm đi một nửa.”.
3. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 9 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không mang đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định; không cắt ngắn móng tay; đeo đồng hồ, vòng, lắc; ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.”;
b) Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 2 như sau:
"b) Dụng cụ thu gom chất thải rắn không có nắp đậy theo quy định;”;
c) Bổ sung điểm d vào sau Điểm c Khoản 2 như sau:
“d) Không duy trì bảo đảm vệ sinh nơi kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến.”;
d) Sửa đổi, bổ sung Điểm đ Khoản 3 như sau:
"đ) Sử dụng người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm;”;
đ) Sửa đổi, bổ sung Điểm d Khoản 5 như sau:
“d) Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm;";
e) Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 6 như sau:
“a) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở có thiết lập nhưng không đầy đủ theo quy định hoặc không áp dụng đầy đủ trong thực tế hoặc không phù hợp thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm của cơ sở;”;
g) Sửa đổi, bổ sung các Điểm ab Khoản 7 như sau:
“a) Sử dụng người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp;
b) Sử dụng nước không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật hoặc không bảo đảm vệ sinh theo quy định của pháp luật tương ứng để sản xuất hoặc để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 1 Điều 10 như sau:
“b) Vận chuyển chung thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm cùng các loại hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm.”.
5. Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 5 Điều 11 như sau:
“a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trực tiếp đưa tạp chất vào thủy sản;”.
6. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 15 như sau:
a) Bổ sung điểm đ vào sau Điểm d Khoản 1 như sau:
“đ) Không bảo đảm ngăn ngừa nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến trong bố trí bếp ăn.”;
b) Sửa đổi, bổ sung Điểm d Khoản 2 như sau:
“d) Cống rãnh thoát nước thải khu vực cửa hàng, nhà bếp bị ứ đọng; không được che kín;”;
c) Sửa đổi, bổ sung Điểm e Khoản 2 như sau:
“e) Không có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh;”;
d) Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 như sau:
“3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm.”;
đ) Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 4 như sau:
“b) Chủ cơ sở không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm;”;
e) Sửa đổi, bổ sung Khoản 5 như sau:
“5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.”.
7. Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 2 Điều 16 như sau:
“b) Người trực tiếp chế biến thức ăn mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp;”.
8. Sửa đổi, bổ sung các Khoản 1, 2 và 3 Điều 18 như sau:
“1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (sau đây gọi tắt là GMP) hoặc có Giấy chứng nhận GMP nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2019 mà không thực hiện bổ sung Giấy chứng nhận GMP hoặc chứng nhận tương đương trước khi sản xuất.”.
9. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 19 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
“2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong nhập khẩu hoặc xuất khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm:”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 như sau:
“a) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung bản tự công bố sản phẩm, bản công bố sản phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu, Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (Chứng thư), Giấy chứng nhận lưu hành tự do và các loại giấy tờ, tài liệu khác;”;
c) Bổ sung điểm d vào sau Điểm c Khoản 2 như sau:
“d) Thực hiện xuất khẩu lô hàng thực phẩm không đúng khối lượng, quy cách sản phẩm như đã đăng ký để được thẩm định, cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (Chứng thư).”;
d) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 5 như sau:
“a) Tịch thu tang vật đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này trong trường hợp còn tang vật vi phạm;”;
đ) Bổ sung điểm e vào sau Điểm đ Khoản 6 như sau:
“e) Buộc nộp lại giấy tờ, tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy xóa đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.”.
10. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 20 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau:
“b) Không công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm hoặc không nộp 01 bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;”;
b) Bổ sung điểm e vào sau Điểm đ Khoản 2 như sau:
“e) Không có phiếu kết quả kiểm nghiệm trong hồ sơ tự công bố sản phẩm còn thời hạn tại thời điểm tự công bố theo quy định.”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 như sau:
“a) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc tiêu chuẩn đã công bố;”.
11. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 21 như sau:
“ 1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc tiêu chuẩn đã công bố.”.
12. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 22 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“ 1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần tổng giá trị sản phẩm thực phẩm vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố; sản phẩm thực phẩm thuộc diện phải được sản xuất tại cơ sở có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc chứng nhận tương đương mà không thực hiện theo quy định;
b) Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần tổng giá trị sản phẩm thực phẩm vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia so với tiêu chuẩn đã công bố;
c) Phạt tiền từ 03 lần đến 05 lần tổng giá trị sản phẩm thực phẩm vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia hoặc có chỉ tiêu an toàn không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền.”;
b) Bổ sung các điểm h, i, k, l, m và n vào sau Điểm g Khoản 2 như sau:
“h) Nhân sự tham gia sản xuất không được đào tạo, đào tạo lại về các nguyên tắc cơ bản Thực hành sản xuất tốt thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
i) Không có bản mô tả công việc cho nhân sự chủ chốt, nhân sự có trách nhiệm và các nhóm nhân sự của các bộ phận theo quy định;
k) Không có quy trình sản xuất được phê duyệt cho mỗi sản phẩm;
l) Không thực hiện và không duy trì thường xuyên hoạt động tự kiểm tra để giám sát việc triển khai, áp dụng và tuân thủ quy định Thực hành sản xuất tốt thực phẩm bảo vệ sức khỏe và đưa ra biện pháp khắc phục cần thiết, kịp thời;
m) Không có hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng không được xác định rõ ràng, thống nhất và không được kiểm soát thực thi chặt chẽ trong trường hợp có sản xuất và/hoặc kiểm nghiệm theo hợp đồng;
n) Không thực hiện lưu giữ mẫu nguyên liệu ban đầu, thành phẩm theo quy định hoặc có lưu giữ mẫu nhưng không đủ lượng mẫu và thời gian lưu theo quy định.”;
c) Bổ sung khoản 2a vào sau Khoản 2 như sau:
“2a. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp tái phạm.”;
d) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 5 như sau:
“a) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, lưu thông trên thị trường thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không phù hợp với thông tin về sản phẩm đã công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;”;
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 6 như sau:
“a) Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 01 người đến 04 người mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;”;
e) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 8 như sau:
“a) Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;";
g) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 10 như sau:
“a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 2a và 7 Điều này;”;
h) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 11 như sau:
“b) Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 9 Điều này;”;
i) Bổ sung các điểm đ và e vào sau Điểm d Khoản 11 như sau:
“đ) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều này;
e) Buộc nộp lại giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.''.
13. Bổ sung điểm c vào sau Điểm b Khoản 6 Điều 24 như sau:
“c) Buộc nộp lại giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.”.
14. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 26 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều 26 như sau:
“Điều 26. Vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
“b) Không thiết lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm hoặc có thiết lập nhưng không đầy đủ thông tin; không thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định;”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 như sau:
“d) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm theo quy định của pháp luật;”.
15. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 28 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau:
“b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng đối với cá nhân và 20.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2điểm c khoản 3 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;”.
16. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 29 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau:
“b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
"2. Chánh thanh tra Sở Y tế; Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chánh Thanh tra Sở Công Thương; Chánh Thanh tra Sở Văn hoá và Thể thao, Chánh Thanh tra Sở Du lịch, Chánh Thanh tra Sở Văn hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch; Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông; Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế; Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thuộc Cục Bảo vệ thực vật; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung Bộ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Chi cục trưởng Chi cục về trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:";
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở (gồm: Sở Y tế; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công Thương; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch, Sở Văn hoá, Thông tin, Thể thao và Du lịch; Sở Thông tin và Truyền thông; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Chi cục Thủy sản; Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản); Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục, Cục thuộc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông (gồm: Tổng cục Thủy sản; Cục Thú y; Cục Bảo vệ thực vật; Cục Trồng trọt; Cục Chăn nuôi; Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản; Cục An toàn thực phẩm; Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử; Cục Báo chí; Cục Xuất bản, In và Phát hành) có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.”;
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 140.000.000 đồng đối với cá nhân và 280.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
e) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 5 như sau:
“5. Chánh Thanh tra Bộ Y tế; Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chánh Thanh tra Bộ Công Thương; Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông; Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản; Cục trưởng Cục Thú y; Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật; Cục trưởng Cục Trồng trọt; Cục trưởng Cục Chăn nuôi; Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản; Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm; Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử; Cục trưởng Cục Báo chí; Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành có quyền:”;
g) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 5 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;”.
17. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 30 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
“2. Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:”;
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau:
“3. Trưởng Công an cấp xã; Trưởng đồn Công an; Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất; Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế; Thủy đội trưởng có quyền:”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau:
“b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
d) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 như sau:
“4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ; Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng An ninh kinh tế có quyền:";
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 như sau:
“a) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
e) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 40.000.000 đồng đối với cá nhân và 80.000.000 đồng đối với tổ chức;";
g) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 5điểm c khoản 6 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;”;
h) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu Khoản 6 như sau:
“6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ; Cục trưởng Cục An ninh kinh tế; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cục trưởng Cục An ninh nội địa có quyền:”.
18. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 31 như sau:
a) Bổ sung khoản 2a vào sau Khoản 2 như sau:
“2a. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và 20.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng đối với cá nhân và 40.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định này.”;
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau:
“3. Đồn trưởng Đồn biên phòng; Hải đội trưởng Hải đội biên phòng; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:”;
c) Sửa đổi, bổ sung các Điểm bc Khoản 3 như sau:
“b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, e, i và l khoản 3 Điều 2 Nghị định này.”;
d) Bổ sung khoản 3a vào sau Khoản 3 như sau:
“3a. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i và 1 khoản 3 Điều 2 Nghị định này.”;
đ) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 như sau:
“4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng; Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:”;
e) Sửa đổi, bổ sung các Điểm cd Khoản 4 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i và 1 khoản 3 Điều 2 Nghị định này.”.
19. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 32 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 như sau:
“b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 40.000.000 đồng đối với cá nhân và 80.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 5 như sau:
“5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 5 như sau:
“b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 60.000.000 đồng đối với cá nhân và 120.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
d) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 6 như sau:
“6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển; Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:”;
đ) Bổ sung điểm a1 vào sau Điểm a Khoản 6 như sau:
“a1) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bán công bố sản phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;”;
e) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 6 như sau:
“b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;”;
g) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 7 như sau:
"7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:”;
h) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 7 như sau:
"c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;".
20. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 33 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
"2. Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:”;
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau:
"3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:”;
c) Sửa đổi, bổ sung các Điểm b c Khoản 3 như sau:
"b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, k, l và m khoản 3 Điều 2 Nghị định này.”;
d) Sửa đổi, bổ sung các Điểm cd Khoản 4 như sau:
"c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, k, l và m khoản 3 Điều 2 Nghị định này.”;
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 5 như sau:
"c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, k, l và m khoản 3 Điều 2 Nghị định này.".
21. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 34 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
"2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường; Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
"b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức;”;
c) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau:
"3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:”;
d) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau:
"b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;";
đ) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 như sau:
"4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:".
22. Sửa đổi, bổ sung Khoản 4Khoản 5 Điều 35 như sau:
"4. Người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng quy định tại Điều 31 Nghị định này và Cảnh sát biển quy định tại Điều 32 Nghị định này có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm liên quan đến hoạt động thu gom, bán, cung cấp, nhập khẩu thực phẩm quy định tại khoản 3, điểm b khoản 4 và khoản 5 Điều 4; các điều 10 và 11; các khoản 1 và 4 Điều 19; điểm a khoản 4 Điều 20; khoản 2 Điều 21; khoản 1, các điểm b và c khoản 6 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan quy định tại Điều 33 Nghị định này có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm quy định tại Điều 19; các khoản 2, 3 và 4 Điều 20; Điều 21; điểm a, b khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 22; khoản 4 Điều 24 Nghị định này nếu phát hiện được các hành vi này tại địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý của Hải quan mà Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan chưa quy định.”.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 1 như sau:
"4. Khi phát hiện các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều 7; điểm b khoản 6 Điều 38; các điểm a và b khoản 7 Điều 44; khoản 6 Điều 48; điểm a khoản 2 Điều 52; khoản 3 Điều 53; điểm a khoản 1 Điều 54; điểm c khoản 4 Điều 56; điểm d khoản 5, khoản 7 Điều 57; khoản 7 Điều 58; khoản 7 Điều 59; điểm a khoản 4 Điều 60; điểm c khoản 5 Điều 67; khoản 3 Điều 68; điểm b khoản 2 Điều 70; các điểm a và b khoản 3 Điều 73; khoản 4 Điều 80; các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều 85; các điểm d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều 86 Nghị định này hoặc trường hợp tái phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều 7; khoản 9 Điều 15; khoản 6 Điều 40; điểm a khoản 6 Điều 44; điểm b khoản 5 Điều 67 và các khoản 2, 3 Điều 80 Nghị định này mà căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi xét thấy có dấu hiệu tội phạm theo quy định của điều luật tương ứng trong Bộ luật Hình sự, người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự trả lại hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến theo quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.”.
2. Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 2 như sau:
"đ) Đơn vị sự nghiệp;".
3. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm s khoản 3 như sau:
"s) Buộc nộp lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng chỉ hành nghề; giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; giấy chứng nhận lưu hành tự do cho trang thiết bị y tế sản xuất trong nước; giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm; phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố; giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; giấy chứng nhận lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D.";
b) Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 như sau:
"4. Việc thi hành các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Trường hợp áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động có thời hạn, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phối hợp theo dõi, kiểm tra, tổng hợp báo cáo khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt;
b) Trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giấy phép, chứng chỉ hành nghề, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc tiếp nhận để thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
c) Các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.".
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 4 như sau:
"6. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.".
5. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 12 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau:
"a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế, bao gồm: đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách, khai báo y tế và các biện pháp khác;";
b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 như sau:
"c) Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm m khoản 5 Điều 38 và điểm b khoản 4 Điều 39 Nghị định này;";
c) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 như sau:
"a) Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A;";
d) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 5 như sau:
"b) Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch theo các nghị quyết, quyết định, chỉ thị và văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền;".
6. Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 3 Điều 20 như sau:
"e) Thực hiện xét nghiệm HIV đối với người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp, người đại diện của người đó, trừ trường hợp cấp cứu theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.".
7. Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu của Điều 32 như sau:
"Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:"
8. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 38 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 như sau:
"a) Người hành nghề đăng ký hành nghề cùng một thời gian tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau; người hành nghề thực hiện hành nghề không đúng thời gian đăng ký đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc hành nghề không đúng điều động, phân công của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;";
b) Bổ sung điểm đ sau điểm d khoản 4 như sau:
"đ) Người hành nghề không đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.";
c) Bổ sung điểm m sau điểm 1 khoản 5 như sau:
"m) Người hành nghề không chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.";
d) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 8 như sau:
"a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 5 Điều này;".
9. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 39 như sau:
a) Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:
"2a. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá đã niêm yết;
b) Thu cao hơn chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được bảo hiểm y tế thanh toán, trừ trường hợp khoản thu chênh lệch do sử dụng dịch vụ theo yêu cầu, do vượt quá phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế.”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 7 như sau:
"a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4, điểm c khoản 5 và các điểm b, c, d, e khoản 6 Điều này;".
10. Bổ sung điểm đ vào sau điểm d khoản 1 Điều 40 như sau:
"đ) Không lập hoặc lập sổ khám bệnh, chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật.".
11. Bổ sung Điều 48a vào sau Điều 48 như sau:
"Điều 48a. Vi phạm quy định về hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bố trí đủ số lượng người làm công tác dược lâm sàng theo lộ trình quy định của pháp luật;
b) Không bố trí người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật làm công tác dược lâm sàng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bố trí người phụ trách công tác dược lâm sàng không có chứng chỉ hành nghề dược hoặc đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dược, đình chỉ hành nghề dược.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức hoạt động dược lâm sàng theo lộ trình quy định của pháp luật.".
12. Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 51 như sau:
"đ) Cho phép cơ sở sản xuất, kinh doanh tặng mẫu, tặng quà liên quan đến sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ trong cơ sở y tế;".
13. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 56 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau:
"b) Không thực hiện thủ tục thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các thay đổi nhỏ thuộc trường hợp yêu cầu thông báo trước khi lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc;";
b) Sửa đổi, bổ sung điểm cd khoản 3 như sau:
"c) Không thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được phê duyệt trước khi lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với các thay đổi lớn, thay đổi nhỏ cần được phê duyệt;
d) Sản xuất và lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc có thay đổi so với hồ sơ đăng ký thuốc đã được phê duyệt mà pháp luật quy định phải thực hiện thủ tục cấp giấy đăng ký lưu hành.'';
c) Bổ sung khoản 6 vào sau khoản 5 như sau:
"6. Trong trường hợp có từ 02 thuốc, nguyên liệu làm thuốc trở lên thuộc cùng một hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này và được phát hiện trong một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng.".
14. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 57 như sau:
a) Bổ sung điểm d vào sau điểm c khoản 1 như sau:
"d) Không lưu trữ mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định của pháp luật.";
b) Sửa đổi, bổ sung các điểm a, b và c khoản 2 như sau:
"a) Sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc có thay đổi nhỏ so với hồ sơ đăng ký thuốc đã được phê duyệt thuộc trường hợp phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhưng không thông báo, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 Nghị định này;
b) Sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc có thay đổi nhỏ so với hồ sơ đăng ký thuốc đã được phê duyệt nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nội dung thay đổi theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 56 Nghị định này;
c) Không thực hiện lưu mẫu thuốc thành phẩm ít nhất 12 tháng sau khi hết hạn dùng của thuốc; không thực hiện lưu mẫu nguyên liệu là hoạt chất dùng cho sản xuất thuốc ít nhất 12 tháng sau khi hết hạn dùng của thành phẩm sản xuất từ nguyên liệu đó;'';
c) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 3 như sau:
"đ) Sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc có thay đổi lớn so với hồ sơ đăng ký thuốc đã được phê duyệt nhưng chưa được phê duyệt nội dung thay đổi theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 56 Nghị định này;";
d) Bổ sung điểm i vào sau điểm h khoản 4 như sau:
"i) Sản xuất thuốc từ dược chất được sản xuất bởi cơ sở sản xuất không có tài liệu chứng minh đáp ứng thực hành tốt sản xuất nguyên liệu làm thuốc theo quy định của pháp luật hoặc cơ sở không đáp ứng thực hành tốt sản xuất nguyên liệu làm thuốc theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền.”.
15. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 58 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 như sau:
"a) Mua, bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc làm mẫu đăng ký, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ; mua, bán nguyên liệu làm thuốc được cấp phép nhập khẩu để sản xuất thuốc xuất khẩu không đúng quy định;";
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau:
"b) Không nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng thực hành tốt phân phối thuốc theo quy định của pháp luật;”;
c) Sửa đổi, bổ sung các điểm dđ khoản 3 như sau:
"d) Không có cơ chế chuyển thông tin hoặc chuyển thông tin không đầy đủ về việc phân phối thuốc, chất lượng thuốc giữa nhà sản xuất với khách hàng và việc chuyển giao thông tin cho cơ quan quản lý liên quan khi được yêu cầu;
đ) Cơ quan có thẩm quyền kết luận cơ sở duy trì đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc ở mức độ 3.”;
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 9 như sau:
"9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 và khoản 6 Điều này.".
16. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 59 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
"b) Không có khu vực riêng cho các sản phẩm không phải là thuốc hoặc không có biển hiệu tại khu vực riêng ghi rõ ''sản phẩm này không phải là thuốc'' hoặc để lẫn sản phẩm không phải là thuốc cùng với thuốc đối với trường hợp có kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật;";
b) Sửa đổi, bổ sung các điểm đe khoản 3 như sau:
"đ) Bán lẻ vắc xin;
e) Không nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc theo quy định của pháp luật;”;
c) Sửa đổi, bổ sung các điểm hi khoản 3 như sau:
"h) Không chuyển thông tin hoặc chuyển thông tin không đầy đủ về việc mua bán thuốc, chất lượng thuốc giữa nhà cung cấp với khách hàng khi được yêu cầu theo quy định của pháp luật, trừ cơ sở bán lẻ dược liệu;
i) Cơ quan có thẩm quyền kết luận cơ sở chưa đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.”;
d) Bổ sung điểm g vào sau điểm e khoản 4 như sau:
"g) Bán thuốc kê đơn khi không có đơn thuốc.";
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 9 như sau:
"c) Buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc, dược liệu đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này.”;
e) Bổ sung khoản 10 vào sau khoản 9 như sau:
"10. Trong trường hợp có từ 02 thuốc, nguyên liệu làm thuốc trở lên vi phạm quy định tại điểm g khoản 4 Điều này và được phát hiện trong một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng.”.
17. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 60 như sau:
a) Bổ sung các điểm c và d vào sau điểm b khoản 1 như sau:
"c) Không tiến hành lưu mẫu thuốc thành phẩm ít nhất 12 tháng sau khi hết hạn dùng của thuốc;
d) Không tiến hành lưu mẫu nguyên liệu là hoạt chất dùng cho sản xuất thuốc ít nhất 12 tháng sau khi hết hạn dùng của thành phẩm sản xuất từ nguyên liệu đó.'';
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau:
"b) Cơ quan có thẩm quyền kết luận cơ sở duy trì đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc ở mức độ 3;”;
c) Bổ sung điểm đ vào sau điểm d khoản 5 như sau:
"đ) Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc từ các cơ sở cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc không thuộc các trường hợp cơ sở được cung cấp theo quy định của pháp luật.”;
d) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 6 như sau:
"đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;”.
18. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 66 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 như sau:
"d) Cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bán thuốc với mức thặng số bán lẻ cao hơn mức thặng số bán lẻ tối đa theo quy định của pháp luật.”;
b) Bổ sung khoản 6 vào sau khoản 5 như sau:
"6. Trong trường hợp có từ 02 thuốc, nguyên liệu làm thuốc trở lên thuộc cùng một hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này và được phát hiện trong một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng.".
19. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 68 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
"2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hoặc hành vi đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông sau thời điểm số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết thời hạn mà chưa công bố lại theo quy định của pháp luật.”;
b) Bổ sung khoản 6 vào sau khoản 5 như sau:
"6. Trong trường hợp có từ 02 sản phẩm mỹ phẩm trở lên vi phạm thuộc cùng một hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3 Điều này và được phát hiện trong cùng một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng.”.
20. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 70 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 như sau:
"a) Buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm mỹ phẩm đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. Trường hợp sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn về khối lượng, thể tích đóng gói quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thì không buộc tiêu hủy;”;
b) Bổ sung khoản 5 vào sau Khoản 4 như sau:
"5. Trong trường hợp có từ 02 sản phẩm mỹ phẩm trở lên vi phạm thuộc cùng một hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2 Điều này và được phát hiện trong cùng một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng.”.
21. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 71 như sau:
a) Bổ sung điểm đ vào sau Điểm d Khoản 2 như sau:
"đ) Kinh doanh mỹ phẩm có Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) nhưng không đầy đủ theo quy định của pháp luật.”;
b) Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 3 như sau:
"b) Kinh doanh mỹ phẩm không có hoặc không xuất trình Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) trong thời hạn theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền;”;
c) Bổ sung khoản 5 vào sau Khoản 4 như sau:
"5. Trong trường hợp có từ 02 sản phẩm mỹ phẩm trở lên vi phạm thuộc cùng một hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3 Điều này và được phát hiện trong cùng một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng.”.
22. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 72 như sau:
a) Sửa đổi bổ sung Khoản 1 như sau:
"1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế không công khai kết quả phân loại trang thiết bị y tế đã ban hành theo quy định của pháp luật.”;
b) Sửa đổi, bổ sung các điểm d, đ và e khoản 2 như sau:
"d) Không có văn bản báo cáo với cơ quan hải quan nơi đã thực hiện thông quan hàng hóa và cơ quan đã cấp số lưu hành đối với trường hợp trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành mà có sử dụng bản kết quả phân loại đã bị thu hồi và đã thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa nhưng chưa bán đến người sử dụng;
đ) Văn bản báo cáo cơ quan hải quan đã thực hiện thông quan hàng hóa không nêu số lượng trang thiết bị y tế đã thông quan đối với trường hợp trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành mà có sử dụng bản kết quả phân loại đã bị thu hồi và đã thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa nhưng chưa bán đến người sử dụng;
e) Văn bản báo cáo cơ quan đã cấp số lưu hành không nêu rõ số lượng trang thiết bị y tế đã thông quan và các hợp đồng mua bán (nếu có) đối với trường hợp trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành mà có sử dụng bản kết quả phân loại đã bị thu hồi và đã thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa nhưng chưa bán đến người sử dụng;”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau:
"b) Chủ sở hữu số lưu hành không dừng lưu hành trang thiết bị y tế; không thực hiện các biện pháp thu hồi trang thiết bị y tế có số lưu hành mà hồ sơ cấp số lưu hành có sử dụng bản kết quả phân loại đã bị thu hồi và đã thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa nhưng chưa bán đến người sử dụng.”;
d) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 5 như sau:
"a) Đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;”.
23. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 73 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
"1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lập văn bản thông báo sự thay đổi kèm theo các tài liệu liên quan đến thay đổi hoặc không cập nhật các tài liệu thay đổi vào hồ sơ công bố đã công khai trên Cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế theo thời hạn quy định khi có một trong các thay đổi liên quan đến hồ sơ công bố trước đó theo quy định của pháp luật.";
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
"b) Sản xuất trang thiết bị y tế khi không đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 13485.”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 như sau:
"c) Sản xuất trang thiết bị y tế khi chưa thực hiện thủ tục công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật.”;
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
"4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này.";
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 5 như sau:
"a) Buộc nộp lại phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;".
24. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 74 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 như sau:
"a) Lưu hành trang thiết bị y tế trên thị trường khi không có nhãn đầy đủ các thông tin theo quy định của pháp luật;";
b) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 1 như sau:
"đ) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không cập nhật các tài liệu thay đổi vào hồ sơ đăng ký lưu hành đã công khai trên Cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị trong thời hạn quy định khi có sự thay đổi theo quy định của pháp luật trong quá trình lưu hành trang thiết bị y tế;";
c) Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 1 như sau:
"g) Lưu hành trang thiết bị y tế trên thị trường mà cơ sở sản xuất chưa được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 13485 và chưa được lưu hành tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu;";
d) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 như sau:
"a) Không thực hiện lại việc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B theo quy định của pháp luật;";
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 2 như sau:
"g) Không báo cáo cơ quan Công an khi phát hiện thất thoát trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất, nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất;";
e) Sửa đổi, bổ sung điểm l khoản 2 như sau:
"l) Không duy trì hiệu lực của giấy lưu hành, giấy uỷ quyền, giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành trong thời gian số lưu hành còn giá trị theo quy định của pháp luật.";
g) Sửa đổi, bổ sung các điểm b, c, d và đ khoản 3 như sau:
"b) Sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung phiếu tiếp nhận công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B;
c) Sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại c, D;
d) Tài liệu trong hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B không bảo đảm tính hợp pháp theo quy định của pháp luật;
đ) Tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D không bảo đảm tính hợp pháp theo quy định của pháp luật.”;
h) Sửa đổi, bổ sung các điểm ab khoản 4 như sau:
"a) Lưu hành trang thiết bị y tế thuộc loại A, B trên thị trường khi không có phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc chưa được cấp giấy phép nhập khẩu;
b) Lưu hành trang thiết bị y tế thuộc loại C, D trên thị trường khi không có số giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc chưa được cấp giấy phép nhập khẩu;”;
i) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 5 như sau:
"a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính là phiếu tiếp nhận, giấy chứng nhận, tài liệu, hồ sơ đối với các hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 3 Điều này;”;
k) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 6 như sau:
"b) Buộc nộp lại phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B hoặc giấy chứng nhận lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 3 Điều này.”.
25. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 77 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
" 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lập văn bản thông báo về sự thay đổi kèm theo các tài liệu có liên quan đến sự thay đổi hoặc không cập nhật các tài liệu vào hồ sơ công bố đã công khai trên Cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế trong thời hạn quy định khi có sự thay đổi liên quan đến hồ sơ công bố trước đó.”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
"b) Tư vấn trang thiết bị y tế khi chưa được Bộ Y tế công khai thông tin và hồ sơ công bố đủ điều kiện tư vấn về kỹ thuật trang thiết bị y tế;".
26. Bổ sung Điều 78a vào sau Điều 78 như sau:
"Điều 78a. Vi phạm quy định về quản lý giá trang thiết bị y tế
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đăng tải thông tin về kê khai giá trên Cổng thông tin của Bộ Y tế trước khi đưa trang thiết bị y tế đầu tiên lưu hành trên thị trường Việt Nam;
b) Kê khai giá không kèm theo đầy đủ các thành phần thông tin theo quy định của pháp luật;
c) Không thực hiện việc cập nhật giá kê khai trang thiết bị y tế khi có thay đổi;
d) Không thực hiện việc giải trình các yếu tố cấu thành giá khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
đ) Kê khai giá trang thiết bị y tế khi không phải là chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế hoặc không phải là nhà phân phối được chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế chỉ định kê khai giá.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc kê khai giá trang thiết bị y tế trước khi lưu hành tại Việt Nam;
e) Mua bán trang thiết bị y tế khi chưa có giá kê khai hoặc mua bán cao hơn giá kê khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế tại thời điểm mua bán.".
27. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 103 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 như sau:
"c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 6.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 10.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;";
b) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 như sau:
"d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;".
28. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 104 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 như sau:
"c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 600.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 1.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;’’;
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
"2. Chánh Thanh tra các Sở, Chi Cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:";
c) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 như sau:
"d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;";
d) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau:
"3. Chánh Thanh tra Bộ; Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Cục trưởng Cục Quản lý dược; Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế; Cục trưởng Cục Y tế dự phòng có quyền:";
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 như sau:
"d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 42.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 70.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 105.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; 140.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;".
29. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 105 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
"2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:";
b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 như sau:
"c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số, y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;”;
c) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau:
"3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:”;
d) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 như sau:
"c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;”.
30. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 106 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
"2. Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:";
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau:
"3. Trưởng Công an cấp xã; Trưởng đồn Công an; Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất; Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế; Thủy đội trưởng có quyền:";
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 như sau:
"c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số và đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;";
d) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 như sau:
"4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh, gồm: Trưởng phòng An ninh kinh tế; Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ; Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buồn lậu; Thủy đoàn trưởng có quyền:”;
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 như sau:
"d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 12.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 20.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS; 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; 40.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;”;
e) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 5 như sau:
"d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;”;
g) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 6 như sau:
"6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục An ninh kinh tế; Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu có quyền:”.
31. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 107 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:
"2. Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng, thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:”;
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau:
"3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 như sau:
"c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;”;
d) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 như sau:
"d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;”.
32. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 108 như sau:
a) Bổ sung khoản 2a vào sau Khoản 2 như sau:
"2a. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 6.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 10.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 20.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.";
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau:
"3. Đồn trưởng Đồn biên phòng; Hải đội trưởng Hải đội biên phòng; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:";
c) Sửa đổi, bổ sung các điểm cd khoản 3 như sau:
"c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 12.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 20.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 40.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.'';
d) Bổ sung khoản 3a vào sau Khoản 3 như sau:
"3a. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”;
đ) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 như sau:
"4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:”;
e) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 4 như sau:
"đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.".
33. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 109 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 như sau:
"c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 12.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 20.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 40.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;”;
b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 5 như sau:
"5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 5 như sau:
"c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 18.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 60.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;”;
d) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 6 như sau:
"6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biên, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:”;
đ) Bổ sung điểm b1 vào sau Điểm b Khoản 6 như sau:
"b1) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;”;
e) Sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 6 như sau:
"c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;”.
34. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 110 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung các điểm cd khoản 3 như sau:
"c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”;
b) Sửa đổi, bổ sung các điểm cd khoản 4 như sau:
"c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 5 như sau:
"d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.".
35. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 111 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau:
"b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm y tế;";
b) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 như sau:
"d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm y tế;”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
"b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm y tế;”;
d) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 như sau:
"b) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm y tế;”.
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 3 như sau:
"d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 105.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm y tế;”.
36. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 112 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
"5. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 107 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 7, 11, 12, 13, 14, 25, 26, 27, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 60, 64, 71, 76; các khoản 1 và 2 Điều 6; điểm b khoản 1 Điều 54; các khoản 6 và 7 Điều 58; các khoản 6 và 7 Điều 59; điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 65; các điểm d và d khoản 2 Điều 72; các điểm a, b khoản 4 Điều 74 và điểm c khoản 2 Điều 75 Nghị định này.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau:
"7. Người có thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 109 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 5, 6, 7, 10, 11, 12, 13, 14, 17, 19, 22, 24, 25, 26, 27, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 60, 65, 71, 76, 80, 83, 96, 97, 102; điểm b khoản 3 Điều 8; điểm b khoản 3 Điều 9; các điểm a và b khoản 3 Điều 16; điểm g khoản 2, khoản 3 Điều 23; các khoản 1, 2, 3, các điểm a, b, c, g khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 29; các khoản 1, 3, 5, 6 và 7 Điều 38; điểm b khoản 4 Điều 39; khoản 4 Điều 40; điểm b khoản 1 Điều 45; điểm b khoản 3 Điều 48; điểm b khoản 1 Điều 52; khoản 1, điểm b khoản 2, các điểm a và b khoản 3 Điều 64; khoản 2 Điều 68; khoản 1 Điều 74; khoản 2 Điều 78 và điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 95 Nghị định này.”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 11 như sau:
"11. Người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 104 Nghị định này đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điều 5, 19, 25, 26, 30, 31, 32, 33, 34, 36, 37, 49, 50, 51, 67, 69, 78, 96, 97; các điểm b và c khoản 3 Điều 12; khoản 2 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, các điểm a, b, c, e, g khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 29 và điểm b khoản 2 Điều 35 Nghị định này.”.
Điều 3. Thay thế, bãi bỏ một số quy định của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
1. Thay thế cụm từ "Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi” bằng cụm từ "Buộc nộp lại" tại điểm c khoản 9 Điều 38; điểm c khoản 8 Điều 39; điểm b khoản 5 Điều 52; điểm b khoản 3 Điều 54; điểm b khoản 5 Điều 56; các điểm b và c khoản 9 Điều 57; điểm b khoản 5 Điều 68; điểm b khoản 4 Điều 70; điểm b khoản 4 Điều 71; điểm b khoản 6 Điều 72; các điểm ab khoản 5 Điều 75; điểm b khoản 4 Điều 76; khoản 4 Điều 77 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
2. Bãi bỏ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 9, Điểm d Khoản 10 Điều 22, Điểm b Khoản 5 Điều 24 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
3. Bãi bỏ quy định tại các điểm c, d khoản 2 Điều 39; các điểm b, c, g, h khoản 2, khoản 4, điểm a khoản 6 Điều 72; điểm b khoản 3 Điều 73; Điểm b Khoản 1 Điều 74; các điểm bd khoản 2 Điều 75; Khoản 2 Điều 78; Điểm c Khoản 5 Điều 107; điểm c khoản 1, điểm c khoản 2Điểm c Khoản 3 Điều 111 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
2. Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, an toàn thực phẩm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt quy định tại Nghị định này nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, KGVX (2b).

TM. CHÍNH PHỦ

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

Vũ Đức Đam

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

_______

No. 124/2021/ND-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

________________________

Hanoi, December 28, 2021

DECREE

Amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 115/2018/ND-CP dated September 04, 2018, on penalties for administrative violations against regulations on food safety and the Government’s Decree No. 117/2020/ND-CP dated September 28, 2020, on sanctioning of administrative violations in health sector

_____________

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015, and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012, and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Handling of Administrative Violations dated November 13, 2020;

Pursuant to the Law on HIV/AIDS Prevention and Control dated June 29, 2006, Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Prevention and Control of Human Immunodeficiency Virus and Acquired Immunodeficiency Syndrome (HIV/AIDS) dated November 16, 20202;

At the proposal of the Minister of Health;

The Government hereby promulgates the Decree amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 115/2018/ND-CP dated September 04, 2018, on penalties for administrative violations against regulations on food safety and the Government’s Decree No. 117/2020/ND-CP dated September 28, 2020, on sanctioning of administrative violations in health sector.

 

Article 1. Amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree 115/2018/ND-CP dated September 04, 2018, on penalties for administrative violations against regulations on food safety

1. To add a number of clauses of Article 2 as follows:

a) To add Point m after Point l Clause 3 as follows:

“m) Forcible return of modified or erased papers, documents.”;

b) To add Clause 4 after Clause 3 as follows:

“4. The execution of sanctioning forms and remedial measures must meet the following requirements:

a) In case of applying the additional sanction which is suspension from operation for e definite term, the person competent to issue decisions to sanction administrative violations shall be responsible for sending the written notice to the competent State agency for coordination in monitoring, inspection and summarization of reports upon the expiry of the decisions to sanction administrative violations;

b) In case of applying the remedial measure which is forcible return of modified, erased papers and documents, the person competent to issue decisions to sanction administrative violations shall be responsible for sending the written notice to the State agency competent to grant or receive to revoke such papers and documents;

c) Other requirements according to the provisions of law on handling of administrative violations.”.

2. To amend and supplement some clauses of Article 3 as follows:

a) To amend and supplement Clause 1 as follows:

“1. The maximum fines applied to individuals and organizations committing violations related to food safety are VND 100,000,000 and VND 200,000,000, respectively, except for the cases specified in Clauses 1 and 5 Article 4; Clause 6 Article 5; Clause 5 Article 6; Clause 7 Article 11; Clauses 1 and 9 Article 22; Clause 6 Article 26 of this Decree. For acts of violation specified in Clause 1 Article 4, Clause 1 Article 22 and Clause 6 Article 26 of this Decree, if the maximum fine specified in Clause 1 Article 23 of the Law on Handling of Administrative Violations which is applied is 7 times less than the violated food value, then the maximum fine to be applied shall be 7 times as much as the violated food value.”.

b) To amend and supplement Clause 2 as follow:

“2. Fines specified in Chapter II of this Decree are applied to individuals, except the fines specified in Clauses 1 and 5 Article 4, Clause 6 Article 5, Clause 5 Article 6, Clause 6 Article 9, Clause 7 Article 11, Article 18, Article 19, Point a Clause 3 Article 20, Clause 1 Article 21, Clauses 1 and 9 Article 22, Article 24, and Clause 6 Article 26 of this Decree which are applied to organizations. For the same administrative violation, the fine to be imposed on an institutional violator is twice as heavy as that to be imposed on an individual violator.

For individuals committing violations specified in Clauses 1 and 5 Article 4, Clause 6 Article 5, Clause 5 Article 6, Clause 6 Article 9, Clause 7 Article 11, Article 18, Article 19, Point a Clause 3 Article 20, Clause 1 Article 21, Clauses 1 and 9 Article 22, Article 24, and Clause 6 Article 26 of this Decree, the fine to be applied shall be 1/2 of the fine imposed to organizations.”.

3. To amend and supplement some clauses of Article 9 as follows:

a) To amend and supplement Clause 1 as follows:

“1. A fine ranging from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for the act of employing persons who work in direct contact with food but do not wear labor protection equipment as prescribed, or do not have their nails cut, or wear watches, bracelets or bangles, or eat, drink, smoke or spit in the production areas of food, food additives, food processing aids, primary packages and containers of food.”;

b) To amend and supplement Point b Clause 2 as follows:

“b) Solid waste containers are not covered according to regulations;”;

c) To add Point d after Point d Clause 2 as follows:

“Failing to maintain and ensure hygiene for areas for trading processed food.”;

d) To amend and supplement Point dd Clause 3 as follows:

“dd) Employing persons directly engaged in production and trading of food, food additives, food processing aids, primary packages and containers of food who do not possess a certificate of training in knowledge about food safety;”;

dd) To amend and supplement Point d Clause 5 as follows:

“d) Owners of facilities producing and trading in food, food additives, food processing aids, primary packages and containers of food fail to possess a certificate of training in knowledge about food safety;”;

e) To amend and supplement Point a Clause 6 as follows:

“a) A fine ranging from VND 7,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on the facility that fails to fully establish a food safety management system according to regulations, or fails to fully apply a food safety management system in its production and trading activities, or fails to apply a food safety management system suitable to its production and trading activities;”;

g) To amend and supplement Points a and b Clause 7 as follows:

“a) Employing persons directly engaged in production and trading of food, food additives, food processing aids, primary packages and containers of food who are suffering cholera, dysentery, typhoid, hepatitis A, E, infectious dermatitis, pulmonary tuberculosis, acute diarrhea;

b) Using water that fails to meet technical regulations or using unqualified water according to corresponding laws to serve the food production, or clean equipment and devices serving the production of foods, food additives, food processing aids, primary packages and containers of food.”.

4. To amend and supplement Point b Clause 1 Article 10 as follows:

“b) Transporting food, food additives, food processing aids, primary packages and containers of food with other commodities that may contaminate food.”.

5. To amend and supplement Point a Clause 5 Article 11 as follows:

“a) A fine from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for the acts of directly adding impurities to aquatic animals;”.

6. To amend and supplement some clauses of Article 15 as follows:

a) To add Point dd after Point d Clause 1 as follows:

“Failing to prevent cross-contamination between processed food and unprocessed food in arranging the kitchen.”;

b) To amend and supplement Point d Clause 2 as follows:

“d) Sewers in the areas of shops and kitchens are stagnant, without any cover;”;

c) To amend and supplement Point e Clause 2 as follows:

“e) Failing to have hygienic devices for collecting and containing garbage and waste;”;

d) To amend and supplement Clause 3 as follows:

“3. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 shall be imposed for the act of employing persons directly engaged in processing of food who fail to have certificates of training in knowledge about food safety.”;

dd) To amend and supplement Point b Clause 4 as follows:

“b) Facility owners fail to have certificates of training in knowledge about food safety;”;

To amend and supplement Clause 5 as follows:

“5. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for the act of employing persons directly engaged in processing of food who are suffering cholera, dysentery, typhoid, hepatitis A, E, infectious dermatitis, pulmonary tuberculosis, acute diarrhea.”.

7. To amend and supplement Point b Clause 2 Article 16 as follows:

“b) Persons directly engaged in processing of food are suffering cholera, dysentery, typhoid, hepatitis A, E, infectious dermatitis, pulmonary tuberculosis, acute diarrhea;”.

8. To amend and supplement Clauses 1, 2 and 3 Article 18 as follows:

“1. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the act of providing catering services without a certificate of food safety eligibility, or providing catering services with an expired certificate of food safety eligibility, except for the cases of exemption from the grant of certificates of food safety eligibility.

2. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for the act of conducting food production and trading activities without a certificate of food safety eligibility, or conducting food production and trading activities with an expired certificate of food safety eligibility, except for the cases of exemption from the grant of certificates of food safety eligibility.

3. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Producing dietary supplements but failing to obtain the
certificate of good manufacturing practices (GMP certificate), or obtain an expired GMP certificate, except for the cases of manufacturing dietary supplements on the line for production of drugs from medicinal materials, traditional drugs or other cases as prescribed by the Minister of Health;

b) Trading and circulating in the market of domestically produced or imported dietary supplements that have been issued with a certificate of declaration of conformity with the food safety regulations or a certificate of registered product declaration before July 01, 2019, without additional GMP certificate or equivalent certification before production.”.

9. To amend and supplement some clauses of Article 19 as follows:

a) To amend and supplement the first paragraph of Clause 2 as follows:

“2. A fine ranging from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for one of the following acts in importing or exporting food, food additives, food processing aids, primary packages and containers of food:”;

b) To amend and supplement Point a Clause 2 as follows:

“a) Altering or falsifying the contents of the self-declaration form, the declaration form, the certificate of registered product declaration, the notice of satisfactory inspection results of imported foods, the certificate of food safety, certificate of free sale or other documents;”;

c) To add Point d after Point c Clause 2 as follows:

“d) Exporting a consignment of food that is not in accordance with the volume and product specifications as registered for appraisal and grant of a certificate of food safety.”;

d) To amend and supplement Point a Clause 5 as follows:

“a) Confiscation of material evidences, for the acts of violation specified at Point c Clause 2 of this Article, in case such violation material evidences have not been sold yet;”;

dd) To add Point e after Point dd Clause 6 as follows:

“ c) Forcible return of erased, corrected papers and documents, for the acts of violation prescribed at Point a Clause 2 of this Article.”.

10. To amend and supplement some clauses of Article 20 as follows:

a) To amend and supplement Point b Clause 1 as follows:

“b) Failing to publish on the food safety database or failing to submit a copy of the self-declaration form to the competent state agency as prescribed;”;

b) To add Point e after Point dd Clause 2 as follows:

“e) Failing to include test reports in the valid self-declaration dossiers at the time of self-declaration as prescribed.”;

c) To amend and supplement Point a Clause 3 as follows:

“a) Producing or importing products subject to self-declaration of products that do not conform to relevant technical regulations or regulations of competent agencies or announced standards;”.

11. To amend and supplement Clause 1 Article 21 as follows:

“1. A fine ranging from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for the act of producing or importing products subject to declaration registration that do not conform to relevant technical regulations or regulations of competent agencies or announced standards.”.

12. To amend and supplement some clauses of Article 22 as follows:

a) To amend and supplement Clause 1 as follows:

“1. The fine levels imposed for the acts of violation in terms of trading and circulating on the market of food products are prescribed as follows:

a) A fine equal to 01 to 02 times the total value of the infringing food products that have been consumed, for the acts of trading and circulating on the market of food products that do not conform to the announced standards; food products that must be produced at a facility that has a certificate of food safety eligibility or an equivalent certificate but fail to do so;

b) A fine equal to 02 to 03 times the total value of the infringing food products that have been consumed, for the acts of substituting, swapping, adding or subtracting ingredients or additives compared to the announced standards;

c) A fine equal to 03 to 05 times the total value of the infringing food products that have been consumed for acts of replacing, swapping, adding or subtracting ingredients or additives or having safety criteria that are not in accordance with relevant technical regulations or regulations of competent agencies.”;

b) To add Points h, i, k, l, m and n after Point g Clause 2 as follows:

“h) Employees involved in the production are not trained or retrained about basic principles of good manufacturing practices for dietary supplements;

i) Failing to have job descriptions for key employees, persons in charge and groups of employees of different departments as prescribed;

k) Failing to have an approved production process for each product;

l) Failing to regularly conduct and maintain the self-inspection for supervision of the implementation, application of, and compliance with the good manufacturing practices for dietary supplements and take necessary and timely remedial measures;

m) Failing to sign a contract, or failing to sign a contract with clear, consistent regulations on determination and failing to strictly control the contract performance in case of production and/or test in accordance with the contract;

n) Failing to store original material and finished product samples as prescribed, or failing to store sufficient quantity of samples for a prescribed period.”;

c) To add Clause 2a after Clause 2 as follows:

"2a. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on any of the acts of violation against regulations on manufacturing dietary supplements as prescribed in Clause 2 of this Article, in case of recidivism.”;

d) To amend and supplement Point a Clause 5 as follows:

“a) Producing, importing, selling or circulating on the market of foods, food additives, food processing aids, primary packages and containers of food which are unconformable with the declared product information, except for the cases prescribed in Clause 1 of this Article;”;

dd) To amend and supplement Point a Clause 6 as follows:

“a) Importing, producing, processing, supplying or selling food causing food poisoning and affecting the health of 01 to 04 persons, but are not serious enough for penal liability examination;”;

e) To amend and supplement Point a Clause 8 as follows:

“a) Importing, producing, processing, supplying or selling food causing food poisoning and affecting the health of 05 persons or more, but are not serious enough for penal liability examination;”;

g) To amend and supplement Point a Clause 10 as follows:

“a) Suspension of a part or entire operation of production, processing, trading or provision of food from 01 month to 03 months, for the acts of violation specified in Clauses 2a and 7 of this Article;”;

h) To amend and supplement Point b Clause 11 as follows:

“b) Forcible destruction of food, for the acts of violations specified in Clauses 6, 7, 8 and 9 of this Article;”;

i) To add Points dd and e after Point d Clause 11 as follows:

“dd) Forcible change of use purpose, or recycle or forcible destruction of food, for the acts of violation specified in Clauses 1, 3 and 5 of this Article;

e) Forcible return of erased, corrected papers and documents, for the acts of violation prescribed at Point c Clause 4 of this Article.”.

13. To add Point c after Point b Clause 6 Article 24 as follows:

“c) Forcible return of erased, corrected papers and documents, for the acts of violation prescribed at Point a Clause 4 of this Article.”.

14. To amend and supplement some clauses of Article 26 as follows:

a) To amend and supplement the title of Article 26 as follows:

“Article 26. “Violations against regulations on tracing of origins, recalling and disposing of unsafe food, food additives, food processing aids, primary packages and containers of food”;

b) To amend and supplement Point b Clause 2 as follows:

“b) Failing to establish a data system for tracing the origins of food products, or failing to establish a data system for tracing the origins of food products with sufficient information; failing to trace the origins of unsafe food products as prescribed;”;

c) To amend and supplement Point d Clause 2 as follows:

“d) Failing to report, or failing to sufficiently, accurately and timely report information on tracing the food product origin as prescribed by law;”.

15. To amend and supplement some clauses of Article 28 as follows:

a) To amend and supplement Point b Clause 1 as follows:

“b) Confiscate material evidences and means used in administrative violations with a value of not exceeding VND 10,000,000, for individuals, or VND 20,000,000, for organizations;”;

b) To amend and supplement Point c Clause 2 and Point c Clause 3 as follows:

“c) Confiscation of material evidences and means used in administrative violations;”;

16. To amend and supplement some clauses of Article 29 as follows:

a) To amend and supplement Point b Clause 1 as follows:

“b) Confiscate material evidences and means used in administrative violations with a value of not exceeding VND 1,000,000, for individuals, or VND 2,000,000, for organizations;”;

b) To amend and supplement the first paragraph of Clause 2 as follows:

“2. Chief inspectors of provincial-level Departments of Health, provincial-level Departments of Agriculture and Rural Development; provincial-level Departments of Industry and Trade, provincial-level Departments of Culture and Sports, provincial-level Departments of Tourism, provincial-level Departments of Culture, Sports and Tourism; provincial-level Departments of Information and Communications; Directors of Sub-Departments of Food Hygiene and Safety under provincial-level Departments of Health; Directors of regional Animal Health Sub-Departments, regional Animal Quarantine Sub-Departments under the Departments of Animal Health; Directors of regional Plant Protection Sub-Departments under Plant Protection Departments; Directors of Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Sub-Departments in Central and Southern Vietnam under Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Departments; Directors of Sub-departments of cultivation and plant protection, livestock production, animal health, fisheries, agro-forestry-fisheries quality assurance, irrigation, dikes, natural disaster prevention and control, forestry, and rural development under provincial-level Departments of Agriculture and Rural Development may:”;

c) To amend and supplement Point c Clause 2 as follows:

“c) Confiscate material evidences and means used in administrative violations with a value of not exceeding VND 100,000,000, for individuals, or VND 200,000,000, for organizations;”;

d) To amend and supplement Clause 3 as follows:

“3. Heads of specialized inspection teams of provincial-level departments (including provincial-level Department of Health; provincial-level Department of Agriculture and Rural Development; provincial-level of Industry and Trade; provincial-level Department of Culture, Information, Sports and Tourism, provincial-level Department of Tourism, provincial-level Department of Culture, Sports and Tourism; provincial-level Department of Information and Communications; Sub-Department of Food Hygiene and Safety; Sub-Department of Cultivation and Plant Protection; Sub-Department of Livestock Production and Animal Health; Fisheries Sub-department; Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Sub-Department); heads of specialized inspection teams of General Departments and Departments under the Ministry of Health, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Culture, Sports and Tourism, Ministry of Information and Communications (including Directorate of Fisheries, Department of Animal Health; Department of Plant Protection, Department of Crop Production; Department of Livestock Production; Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department; Agro Processing and Market Development Authority; Vietnam Food Administration; Authority of Broadcasting and Electronic Information; Authority of Press, Authority of Publication, Printing and Distribution) have the competence to sanction in accordance with Clause 2 of this Article.”;

dd) To amend and supplement Point c Clause 4 as follows:

“c) Confiscate material evidences and means used in administrative violations with a value of not exceeding VND 140,000,000, for individuals, or VND 280,000,000, for organizations;”;

e) To amend and supplement the first paragraph of Clause 5 as follows:

“5. Chief inspectors of the Ministry of Health, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Culture, Sports and Tourism, and Ministry of Information and Communication; Director General of the Directorate of Fisheries; Directors of the Department of Animal Health, Department of Plant Protection, Department of Crop Production, Department of Livestock Production, Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department, Agro Processing and Market Development Authority, Vietnam Food Administration, Authority of Broadcasting and Electronic Information, Authority of Press, and Authority of Publication, Printing and Distribution may:”;

g) To amend and supplement Point c Clause 5 as follows:

“c) Confiscate material evidences and means used in administrative violations;”;

17. To amend and supplement some clauses of Article 30 as follows:

a) To amend and supplement the first paragraph of Clause 2 as follows:

“2. Heads of stations or team leaders of those mentioned in Clause 1 of this Article may:”;

b) To amend and supplement the first paragraph of Clause 3 as follows:

“3. Chiefs of commune-level police offices; chiefs of police offices; chiefs of police stations at border gates or export processing zones; heads of border-gate police offices of international airports; captains of ship fleets may:”;

c) To amend and supplement Point c Clause 3 as follows:

“b) Confiscate material evidences and means used in administrative violations with a value of not exceeding VND 5,000,000, for individuals, or VND 10,000,000, for organizations;”;

e) To amend and supplement the first paragraph of Clause 4 as follows:

“4. Chiefs of district-level police offices, heads of the professional sections of the Internal Political Security Department, heads of the professional sections of the Police Department for Administrative Management of Social Order, heads of the professional sections of the Traffic Police Department, heads of the professional sections of the Department of Cyber ​​Security and Hi-tech Crime Prevention; chiefs of provincial-level Police Departments, including heads of internal political security sections, heads of police offices for corruption, smuggling and economic crimes; heads of traffic police offices; heads of road and railway traffic police offices; heads of road traffic police offices; heads of waterway police offices; heads of police sections for prevention and combat of environment-related crimes; heads of police offices for cybersecurity and hi-tech crime prevention and combat and heads of economic security offices may:”:

dd) To amend and supplement Point a Clause 4 as follows:

“a) Impose a fine of up to VND 20,000,000 on an individual, or a fine of up to VND 40,000,000 on an organization;”;

e) To amend and supplement Point c Clause 4 as follows:

“c) Confiscate material evidences and means used in administrative violations with a value of not exceeding VND 40,000,000, for individuals, or VND 80,000,000, for organizations;”;

g) To amend and supplement Point c Clause 5 and Point c Clause 6 as follows:

“c) Confiscate material evidences and means used in administrative violations;”;

h) To amend and supplement the first paragraph of Clause 6 as follows:

“6. Director of the Internal Political Security Department; Director of the Department of Economic Security; Director of the Police Department for Administrative Management of Social Order; Director of the Police Department of Social Order-related Crime Investigation; Director of the Police Department of Corruption, Smuggling and Economic Crime Investigation; Director of the Traffic Police Department; Director of the Police Department for Prevention and Combat of Environment-Related Crimes, the Department of Cybersecurity and Hi-tech Crimes; and Director of the Department of Homeland Security may:”.

18. To amend and supplement some clauses of Article 31 as follows:

a) To add Clause 2a after Clause 2 as follows:

“2a. Captains of the Crime and Drug Prevention and Control Teams under the Crime and Drug Prevention and Control Task Forces may:

a) Impose a fine of up to VND 10,000,000 on an individual, or a fine of up to VND 20,000,000 on an organization;

b) Confiscate material evidences and means used in administrative violations with a value of not exceeding VND 20,000,000, for individuals, or VND 40,000,000, for organizations;

c) Take remedial measures specified at Point b Clause 3 Article 2 of this Decree.”;

b) To amend and supplement the first paragraph of Clause 3 as follows:

“3. Chiefs of border-guard stations, captains of border-guard flotillas and commanders of port border-gate guard command posts may:”;

c) To amend and supplement Points b and c Clause 3 as follows:

“b) Confiscate material evidences and means used in administrative violations with a value of not exceeding VND 50,000,000, for individuals, or VND 100,000,000, for organizations;

d) Take remedial measures specified at Points a, b, dd, e, i and l Clause 3 Article 2 of this Decree.”;

d) To add Clause 3a after Clause 3 as follows:

“3a. Captains of the Crime and Drug Prevention and Control Task Forces affiliated to the Crime and Drug Prevention and Control Department under the Border-Guard Command may:

a) Impose a fine of up to VND 50,000,000 on an individual, or a fine of up to VND 100,000,000 on an organization;

b) Confiscate material evidences and means used in administrative violations with a value of not exceeding VND 100,000,000, for individuals, or VND 200,000,000, for organizations;

c) Take remedial measures specified at Points a, b, d, dd, e, i and l Clause 3 Article 2 of this Decree.”;

dd) To amend and supplement the first paragraph of Clause 4 as follows:

“4. Provincial-level border-guard commanders; captains of border-guard ship fleets; Directors of the Crime and Drug Prevention and Control Departments under the Border-Guard Command may:”;

e) To amend and supplement Points c and d Clause 4 as follows:

“c) Confiscate material evidences and means used in administrative violations;

c) Take remedial measures specified at Points a, b, d, dd, e, i and l Clause 3 Article 2 of this Decree.”.

19. To amend and supplement some clauses of Article 32 as follows:

a) To amend and supplement Point b Clause 4 as follows:

“b) Confiscate material evidences and means used in administrative violations with a value of not exceeding VND 40,000,000, for individuals, or VND 80,000,000, for organizations;”;

b) To amend and supplement the first paragraph of Clause 5 as follows:

“5. Captains of marine police ship fleets; Captains of the Scout Forces and the Special Task Forces for Drugs and Crime Prevention and Control under the Vietnam Marine Police Command Post may:”;

c) To amend and supplement Point b Clause 5 as follows:

“b) Confiscate material evidences and means used in administrative violations with a value of not exceeding VND 60,000,000, for individuals, or VND 120,000,000, for organizations;”;

e) To amend and supplement the first paragraph of Clause 6 as follows:

“6. Commanders of regional Marine Police Command Posts and the Director of the Operation and Law Department under the Vietnam Marine Police Command Post may:”;

dd) To add Point a1 after Point a Clause 6 as follows:

“a1) Deprive the right to use the certificate of food safety eligibility or the certificate of registered product declaration for a definite time, or suspend operations for a definite time;”;

e) To amend and supplement Point b Clause 6 as follows:

“b) Confiscate material evidences and means used in administrative violations;”;

g) To amend and supplement the first paragraph of Clause 7 as follows:

“7. Commander of Vietnam Marine Police may:”;

h) To amend and supplement Point c Clause 7 as follows:

“c) Confiscate material evidences and means used in administrative violations;”.

20. To amend and supplement some clauses of Article 33 as follows:

a) To amend and supplement the first paragraph of Clause 2 as follows:

“2. Leaders or heads of teams under the Customs Branches; heads of control teams of provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments; heads of teams under Post-Customs Clearance Inspection Branches may:”;

b) To amend and supplement the first paragraph of Clause 3 as follows:

“3. Heads of Customs Branches; heads of Post-Customs Clearance Inspection Branches, heads of control teams of provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments; heads of criminal investigation teams, heads of anti-smuggling control teams, captains of marine control flotillas, and heads of anti-smuggling control and protection of intellectual property right teams of the Anti-Smuggling Investigation Department; heads of Post-Customs Clearance Inspection Branches under the Post-Customs Clearance Inspection Department may:”;

c) To amend and supplement Points b and c Clause 3 as follows:

“b) Confiscate material evidences and means used in administrative violations with a value of not exceeding VND 50,000,000, for individuals, or VND 100,000,000, for organizations;

c) Take remedial measures specified at Points a, b, d, dd, e, h, k, l and m Clause 3 Article 2 of this Decree.”;

d) To amend and supplement Points c and d Clause 4 as follows:

“c) Confiscate material evidences and means used in administrative violations;

d) Take remedial measures specified at Points a, b, d, dd, e, h, k, l and m Clause 3 Article 2 of this Decree.”;

dd) To amend and supplement Point c Clause 5 as follows:

“c) Take remedial measures specified at Points a, b, d, dd, e, h, k, l and m Clause 3 Article 2 of this Decree.”.

21. To amend and supplement some clauses of Article 34 as follows:

a) To amend and supplement the first paragraph of Clause 2 as follows:

“2. Heads of market management teams, heads of the professional sections of the Department of Market Surveillance may:”;

b) To amend and supplement Point b Clause 2 as follows:

“b) Confiscate material evidences and means used in administrative violations with a value of not exceeding VND 50,000,000, for individuals, or VND 100,000,000, for organizations;”;

c) To amend and supplement the first paragraph of Clause 3 as follows:

“3. Director of the provincial-level Market Surveillance Department, Director of the Market Management Department under the Directorate of Market Surveillance may:”;

d) To amend and supplement Point b Clause 3 as follows:

“b) Confiscate material evidences and means used in administrative violations;”;

dd) To amend and supplement the first paragraph of Clause 4 as follows:

“4. The General Director of the Directorate of Market Surveillance may:”.

22. To amend and supplement Clauses 4 and 5 Article 35 as follows:

“4. Persons competent to sanction of the border-guards specified in Article 31 of this Decree and marine police specified in Article 32 of this Decree shall have the competence to make written records of administrative violations, sanction administrative violations and take remedial measures for the administrative violations in the field of food safety, relating to the collection, sale, provision and import of food as prescribed in Clause 3, Point b Clause 4 and Clause 5 Article 4; Articles 10 and 11; Clauses 1 and 4 Article 19; Point b Clause 4 Article 20; Clause 2 Article 21; Clause 1, Points b and c Clause 6 Article 22; Clause 6 Article 26 of this Decree according to their assigned functions, tasks and powers.

5. Persons competent to sanction of the customs offices specified in Article 33 of this Decree shall have the competence to make written records of administrative violations, sanction administrative violations and take remedial measures for the administrative violations in the field of food safety as prescribed in Article 19; Clauses 2, 3 and 4 Article 20; Article 21; Points a and b Clause 5, Clause 6, Clause 7, Clause 8, Clause 9 Article 22; Clause 4 Article 24 of this Decree, if detecting these violations in the localities under their management, which have not yet been prescribed in the Government's Decrees on sanctioning administrative violations in the field of customs.”.

Article 2. Amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree 117/2020/ND-CP dated September 28, 2020, on sanctioning of administrative violations in health sector

1. To amend and supplement Clause 4 Article 1 as follows:

“4. Upon detecting acts of violations specified at Point c Clause 3 Article 7; Point b Clause 6 Article 38; Points a and b Clause 7 Article 44; Clause 6 Article 48; Point a Clause 2 Article 52; Clause 3 Article 53; Point a Clause 1 Article 54; Point c Clause 4 Article 56; Point d Clause 5, Clause 7 Article 57; Clause 7 Article 58; Clause 7 Article 59; Point a Clause 4 Article 60; Point c Clause 5 Article 67; Clause 3 Article 68; Point b Clause 2 Article 70; Points a and b Clause 3 Article 73; Clause 4 Article 80; Points d, dd, e, g and h Clause 2 Article 85; Points d, dd, e, g, h and i Clause 2 Article 86 or cases of recidivism, for the acts of violations specified at Points a and b Clause 3 Article 7; Clause 9 Article 15; Clause 6 Article 40; Point a Clause 6 Article 44; Point b Clause 5 Article 67, and Clauses 2 and 3 Article 80 of this Decree, the competent person accepting the case shall, based on the nature and level of the violation, transfer the dossier of the violation to a body competent to conduct the criminal proceedings in accordance with Clauses 1, 2 and 4, Article 62 of the Law on Handling of Administrative Violations, if it shows signs of crime. In cases where the body competent to conduct the proceedings decide not to institute such criminal cases in accordance with the law on criminal procedure code, they shall return the violation case dossiers to the persons with sanctioning competence that have sent such dossiers in accordance with Clause 3 Article 62 of the Law on Handling of Administrative Violations to sanction administrative violations as prescribed in this Decree.”.

2. To amend and supplement Point dd Clause 2 Article 2 as follows:

“dd) Non-business units;”.

3. To amend and supplement some clauses of Article 3 as follows:

a) To amend and supplement Point s Clause 3 as follows:

“s) Forcible revocation (to the competent State agency) of the practice certificate; license for medical examination and treatment; medical equipment import permit; certificate of eligibility for pharmaceutical business; certificate of free sale for domestically manufactured medical equipment; certificate of registration for marketing authorization of drugs or drug materials; the cosmetic product proclamation receipt number; receipt of declaration dossier; certificate of registration for marketing authorization of drugs or drug materials; certificate of free sale for medical equipment of categories C, D.”;

b) To add Clause 4 after Clause 3 as follows:

“4. The execution of sanctioning forms and remedial measures must meet the following requirements:

a) In case of applying the additional sanction which is suspension from operation for a definite term, the person competent to issue decisions to sanction administrative violations shall be responsible for sending the written notice to the competent State agency for coordination in monitoring, inspection and summarization of reports upon the expiry of the decisions to sanction administrative violations;

b) In case of applying the remedial measure which is forcible return of licenses, practice certificates, the person competent to sanction administrative violations shall be responsible for sending the written notice to the State agency competent to grant or receive to revoke such licenses and practice certificates;

c) Other requirements according to the law on handling of administrative violations.”.

4. To amend and supplement Clause 6 Article 4 as follows:

“6. The competence to impose fines of titles specified in Chapter III of this Decree is the competence to impose fines to an administrative violation committed by an individual; the competence to impose fines on an organization is twice as much as the competence to fine an individual.”.

5. To amend and supplement some clauses of Article 12 as follows:

a) To amend and supplement Point a Clause 1 as follows:

“a) Failing to take personal protection measures, for persons participating in anti-epidemic activities and persons at risk of contracting an epidemic disease according to instructions of health agencies, including wearing face masks, disinfecting, keeping a safe distance, making health declaration and other measures;”;

c) To amend and supplement Point c Clause 2 as follows:

“c) Failing to participate in the epidemic prevention under the mobilization decision of the competent person, except for the cases specified at Point m Clause 5 Article 38 and Point b Clause 4 Article 39 of this Decree;”;

c) To amend and supplement Point a Clause 4 as follows:

“a) Failing to comply with decisions on medical inspection, surveillance and control when leaving or entering group-A epidemic zones;”;

d) To amend and supplement Point b Clause 5 as follows:

“b) Failing to comply with the decision on prohibiting mass gatherings in the area already declared a state of emergency in case of epidemic according to resolutions, decisions, directives and other documents issued by competent agencies;”.

6. To amend and supplement Point e Clause 3 Article 20 as follows:

“e) Testing for HIV for a person under 15 years old, person who loses his/her civil act capacity, person who has difficulty in perceiving and controlling his/her acts, or person who has a limited civil act capacity without his/her parent or legal guardian’s written consent, excepts for the emergency cases according to the law on medical examination and treatment.”.

7. To amend and supplement the first paragraph of Article 32 as follows:

“A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:”

8. To amend and supplement some clauses of Article 38 as follows:

a) To amend and supplement Point a Clause 4 as follows:

“a) A medical practitioner registers to work in the same period of time at multiple medical examination and treatment establishments; a medical practitioner works in the period of time other than the working time approved by a competent agency, or fails to practice according to the mobilization or assignment of the competent agency or person as prescribed by law;”;

b) To add Point dd after Point d Clause 4 as follows:

“dd) The medical practitioner fails to register for medical practice in accordance with law provisions.”;

c) To add Point m after Point l Clause 5 as follows:

“m) The medical practitioner fails to observe mobilization decisions of competent state agencies upon occurrence of natural disasters, catastrophes or dangerous epidemics.”;

d) To amend and supplement Point a Clause 8 as follows:

“a) Deprivation of the right to use the medical practice certificate from 01 month to 03 months, for the acts of violations specified at Points b, c, d, dd, e, g, h, i, k, l and m Clause 5 of this Article;”.

9. To amend and supplement some clauses of Article 39 as follows:

a) To add Clause 2a after Clause 2 as follows:

“2a. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Collecting charges for medical examination and treatment services higher than the listed ones;

b) Collecting medical examination and treatment expenses higher than the ones covered by the health insurance fund, except for the differences due to the use of on-demand services, or beyond the payment scope of the health insurance.”;

b) To amend and supplement Point a Clause 7 as follows:

“a) Deprivation of the right to use the license for medical examination and treatment from 02 months to 04 months, for the acts of violations specified at Point dd Clause 2, Point b Clause 3, Clause 4, Point c Clause 5 and Points b, c, d and e Clause 6 of this Article;”.

10. To add Point dd after Point d Clause 1 Article 40 as follows:

“dd) Failing to make the medical record, or failing to include sufficient information in the medical record in accordance with law provisions.”.

11. To add Article 48a after Article 48 as follows:

“Article 48a. Violations of regulations on clinical pharmacy activities of medical examination and treatment establishments

1. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to arrange enough persons to implement clinical pharmacy activities according to the roadmap prescribed by law;

b) Failing to arrange persons fully meeting conditions prescribed by law to implement clinical pharmacy activities.

2. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the act of arranging for a person, who does not possess a pharmacy practice certificate or in the duration subject to revocation of the practice certificate or suspension from pharmacy practice, to be in charge of clinical pharmacy activities.

3. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the act of failing to implement clinical pharmacy activities according to the roadmap prescribed by law.”.

12. To amend and supplement PHoint dd Clause 2 Article 51 as follows:

“dd) Permitting production and business establishments to give sample products or gifts related to breast-milk substitutes in medical establishments;”.

13. To amend and supplement some clauses of Article 56 as follows:

a) To amend and supplement Point b Clause 1 as follows:

“b) Failing to carry out the procedures for notifying competent State agencies of minor changes subject to notification before the circulation of drugs or drug materials;”;

b) To amend and supplement Points c and d Clause 3 as follows:

“c) Failing to carry out the procedures for registration of changing or supplementing certificates of registration for marketing authorization before the circulation of drugs or drug materials for major changes or minor changes that require approval;

d) Manufacturing or circulating drugs or drug materials with changes compared to the approved drug registration dossier that requires the procedures for granting certificates of registration for marketing authorization in accordance with law.”;

c) To add Clause 6 after Clause 5 as follows:

“6. In case there are 2 or more drugs or drug materials involved in the same act of violation specified in Clauses 1, 2, 3, 4 of this Article, that are detected in the same inspection or examination, then only one act shall be fined, and aggravating circumstance shall be applied.”.

14. To amend and supplement some clauses of Article 57 as follows:

a) To add Point d after Point c Clause 1 as follows:

“d) Failing to preserve the drug or drug material samples when testing drugs and drug materials in accordance with law provisions.”;

b) To amend and supplement Points a, b and c Clause 2 as follows:

“a) Manufacturing drugs or drug materials with minor changes compared to the approved drug registration dossier in the cases that must be notified to competent agencies but no notification of such changes is made in accordance with law, except for the cases specified at Point b Clause 1 Article 56 of this Decree;

b) Manufacturing drugs or drug materials with minor changes compared to the approved drug registration dossier but the content of such changes has not been approved by competent agencies in accordance with law, except for the cases specified at Point c Clause 3 Article 56 of this Decree;

c) Failing to preserve samples of finished drugs for at least 12 months after the expiry of the shelf life of drugs; failing to preserve samples of materials that are active ingredients used for drug production for at least 12 months after the expiry of the shelf life of finished products from such materials;”;

c) To amend and supplement Point dd Clause 3 as follows:

“dd) Manufacturing drugs or drug materials with major changes compared to the approved drug registration dossier but the content of such changes has not been approved in accordance with law, except for the cases specified at Point c Clause 3 Article 56 of this Decree;”;

d) To add Point i after Point h Clause 4 as follows:

“i) Manufacturing drugs from pharmaceutical ingredients manufactured by production establishments that do not have documents proving the satisfaction of good manufacturing practices of drug materials as prescribed by law, or establishments that fail to meet requirements for good manufacturing practices of drug materials as announced by the competent agencies.”.

15. To amend and supplement some clauses of Article 58 as follows:

a) To amend and supplement Point a Clause 2 as follows:

“a) Buying and selling drugs or drug materials as samples for registration, testing, scientific research, or display at exhibitions or fairs; buying or selling drug materials permitted for import for manufacturing drugs for exports contrary to regulations;”;

b) To amend and supplement Point b Clause 3 as follows:

“b) Failing to make dossier of request for regular evaluation of the satisfaction of requirements on good practices of drug distribution as prescribed by law;”;

c) To amend and supplement Points d and dd Clause 3 as follows:

“d) Failing to develop mechanism for the transfer of information about drug distribution and drug quality between manufacturers and customers and the transfer of information to relevant management agencies upon request, or failing to transfer sufficient information hereof;

dd) The competent agencies conclude that the establishment maintains the satisfaction of principles and standards for good practices in distributing drugs or drug materials at level 3.”;

d) To amend and supplement Clause 9 as follows:

“9. Remedial measures:

Forcible destruction of all drugs or drug materials for the acts of violation specified at Point b Clause 4 and Clause 6 of this Article.”.

16. To amend and supplement some clauses of Article 59 as follows:

a) To amend and supplement Point b Clause 2 as follows:

“b) Failing to have separate areas for products other than drugs or failing to arrange signboards in separate areas stating “this product is not a drug”, or storing products other than drugs in the same place as drugs in cases of trading in cosmetics, functional foods, and medical equipment in accordance with law;”;

b) To amend and supplement Points dd and e Clause 3 as follows:

“dd) Retailing vaccines;

“e) Failing to make dossier of request for regular evaluation of the satisfaction of requirements on good practices of drug retailing establishments as prescribed by law;”;

c) To amend and supplement Points h and i Clause 3 as follows:

“h) Failing to transfer information or failing to transfer sufficient information about drug sale and purchase or drug quality between suppliers and customers upon request as prescribed by law, except for retailers of medicinal materials;

i) The competent agencies conclude that the establishment fails to satisfy the principles and standards for good practices of drug retailing establishments.”;

d) To add Point g after Point e Clause 4 as follows:

“g) Selling prescription drugs without prescriptions.”;

dd) To amend and supplement Point c Clause 9 as follows:

“c) Forcible destruction of all drugs or medicinal materials, for the acts of violation specified in Clause 6 of this Article.”;

e) To add Clause 10 after Clause 9 as follows:

“10. In case there are 2 or more drugs or drug materials involved in the violations specified at Point g Clause 4 of this Article, that are detected in the same inspection or examination, then only one act shall be fined, and aggravating circumstance shall be applied.”.

17. To amend and supplement some clauses of Article 60 as follows:

a) To add Points c and d after Point b Clause 1 as follows:

“c) Failing to store samples of finished drugs at least 12 months after the expiry of the shelf life of drugs;

d) Failing to store samples of materials being active ingredients used for manufacturing drugs at least 12 months after the expiry of the shelf life of finished products manufactured from such materials.”;

b) To amend and supplement Point b Clause 3 as follows:

“b) The competent agencies conclude that the establishment maintains the satisfaction of principles and standards for good practices of storage of drugs or drug materials at level 3;”;

c) To add Point dd after Point d Clause 5 as follows:

“dd) Importing drugs and drug materials from establishments supplying drugs and drug materials other than those permitted to supply as prescribed by law.”;

d) To amend and supplement Point dd Clause 6 as follows:

“dd) A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed if the good value ranges from VND 20,000,000 to less than VND 30,000,000;”.

18. To amend and supplement some clauses of Article 66 as follows:

a) To amend and supplement Point d Clause 2 as follows:

“d) A drug retailer on the premise of a medical examination and treatment establishment sells drugs with a retail surplus higher than the maximum rate of retail surplus in accordance with law.”;

b) To add Clause 6 after Clause 5 as follows:

“6. In case there are 2 or more drugs or drug materials involved in the same act of violation specified in Clauses 1, 2, 3, 4 of this Article, that are detected in the same inspection or examination, then only one act shall be fined, and aggravating circumstance shall be applied.”.

19. To amend and supplement some clauses of Article 68 as follows:

a) To amend and supplement Clause 2 as follow:

“2. A fine ranging from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the act of putting cosmetic products into circulation without being granted the cosmetic product proclamation receipt number by the competent State agency, or the act of putting cosmetic products into circulation after the expiry date of the cosmetic product proclamation receipt number without re-proclamation in accordance with law provisions.”;

b) To add Clause 6 after Clause 5 as follows:

“6. In case there are 2 or more cosmetic products involved in the same act of violation specified in Clauses 1, 2, 3 of this Article, that are detected in the same inspection or examination, then only one act shall be fined, and aggravating circumstance shall be applied.”.

20. To amend and supplement some clauses of Article 70 as follows:

a) To amend and supplement Point a Clause 4 as follows:

“a) Forcible recall and destruction of all cosmetic products, for the acts of violation specified in Clauses 1 and 2 of this Article. Forcible destruction shall not be applied in cases where the cosmetic products fail to meet the standards of weight and packing volume specified at Point d Clause 1 of this Article;”;

b) To add Clause 5 after Clause 4 as follows:

“5. In case there are 2 or more cosmetic products involved in the same act of violation specified in Clauses 1, 2 of this Article, that are detected in the same inspection or examination, then only one act shall be fined, and aggravating circumstance shall be applied.”.

21. To amend and supplement some clauses of Article 71 as follows:

a) To add Point dd after Point d Clause 2 as follows:

“dd) Trading in cosmetics without sufficient product information files (PIF) in accordance with law provisions.”;

b) To amend and supplement Point b Clause 3 as follows:

“b) Trading in cosmetics without product information files (PIF) or without presenting product information files (PIF) within the prescribed period upon request by competent agencies;”;

c) To add Clause 5 after Clause 4 as follows:

“5. In case there are 2 or more cosmetic products involved in the same act of violation specified in Clauses 1, 2, 3 of this Article, that are detected in the same inspection or examination, then only one act shall be fined, and aggravating circumstance shall be applied.”.

22. To amend and supplement some clauses of Article 72 as follows:

a) To amend and supplement Clause 1 as follows:

“1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on the holder of medical equipment circulation number who fails to publicize the result of classification of medical equipment issued in accordance with law provisions.”;

b) To amend and supplement Points d, dd and e Clause 2 as follows:

“d) Failing to send written reports to the customs agencies where the customs clearance has been carried out and the agencies that have issued circulation numbers in cases where medical equipment being granted with a circulation number uses the classification results that have been recalled and cleared but have not yet been sold to users;

dd) Written reports sent to the customs agencies where the customs clearance has been carried out fail to clearly state the quantity of cleared medical equipment in cases where medical equipment being granted with a circulation number uses the classification results that have been recalled and cleared but have not yet been sold to users;

e) Written reports sent to the agencies that have granted circulation numbers fail to clearly state the quantity of cleared medical equipment and purchase contracts (if any) in cases where medical equipment being granted with a circulation number uses the classification results that have been recalled and cleared but have not yet been sold to users;”;

c) To amend and supplement Point b Clause 3 as follows:

b) Holders of circulation numbers fail to stop circulating medical equipment or fail to take measures to recall medical equipment with circulation numbers of which the dossier uses the classification results that have been recalled and the medical equipment has been cleared but not yet been sold to users.”;

d) To amend and supplement Point a Clause 5 as follows:

“a) Suspension of operation from 01 month to 03 months, for the acts of violation specified at Point a Clause 2 of this Article;”.

23. To amend and supplement some clauses of Article 73 as follows:

a) To amend and supplement Clause 1 as follows:

“1. A fine ranging from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the acts of failing to issue a written notice of changes, enclosed with relevant documents, or failing to update documents related to the changes in the declaration dossier posted on the medical equipment management portal according to the prescribed time limit if there are changes related to the previous declaration dossiers in accordance with law.”;

b) To amend and supplement Point b Clause 2 as follows:

“b) Manufacturing medical equipment when failing to satisfy the standard for quality control system ISO 13485.”;

c) To amend and supplement Point c Clause 3 as follows:

“c) Manufacturing medical equipment without carrying out procedures for declaration of satisfaction of conditions for manufacturing medical equipment as prescribed by law”;

d) To amend and supplement Clause 4 as follows:

“4. Additional sanctions:

Suspension of operation from 01 month to 03 months, for the acts of violation specified in Clause 1, Point b Clause 2 and Point a Clause 3 of this Article.”;

dd) To amend and supplement Point a Clause 5 as follows:

“a) Forcible return of receipt of declaration dossier of eligibility for medical equipment manufacture, for the acts of violation specified at Point a Clause 2 and Point a Clause 3 of this Article;”.

24. To amend and supplement some clauses of Article 74 as follows:

a) To amend and supplement Point a Clause 1 as follows:

“a) Circulating medical equipment on the market without labels with sufficient information as prescribed by law;”;

b) To amend and supplement Point dd Clause 1 as follows:

“dd) Failing to notify competent state agencies, or failing to update documents with changes in the dossier of registration for circulation already posted on the medical equipment management portal within the prescribed period when there are changes as prescribed by law during the circulation of medical equipment;”;

c) To amend and supplement Point g Clause 1 as follows:

“g) Circulating medical equipment on the market when manufacturers have not obtained a certificate of satisfaction of quality management standard ISO 13485 and have not been permitted for circulation in any country in the world, for imported medical equipment;”;

d) To amend and supplement Point a Clause 2 as follows:

“a) Failing to re-publish the standards applicable to type-A or type-B medical equipment as prescribed by law;”;

dd) To amend and supplement Point g Clause 2 as follows:

g) Failing to make reports to the police office when detecting loss of medical equipment containing narcotic substances and precursors or materials for manufacturing medical equipment containing narcotic substances and precursors;”;

e) To amend and supplement Point l Clause 2 as follows:

“l) Failing to maintain the validity of a circulation certificate, power of attorney, or certificate of eligibility for warranty while the circulation number remains valid as prescribed by law.”;

g) To amend and supplement Points b, c, d and dd Clause 3 as follows:

“b) Modifying, erasing or falsifying a receipt for declaration of standards applicable to type-A or type-B medical equipment;

c) Modifying, erasing or falsifying a certificate of circulation registration of medical equipment of type C or D;

d) Documents in the dossier for declaration of standards applicable to type-A or type-B medical equipment fail to ensure the legality as prescribed by law;

dd) Documents in the dossier of request for granting, re-granting or extending a circulation registration certificate of medical equipment of type C or D fail to ensure the legality as prescribed by law.”;

h) To amend and supplement Points a and b Clause 4 as follows:

“a) Circulating medical equipment of type A or B on the market without the receipt of dossier of declaration for applicable standards or without import permits;

b) Circulating medical equipment of type C or D on the market without numbers of circulation registration certificates or without import permits;”;

i) To amend and supplement Point a Clause 5 as follows:

“a) Confiscation of material evidences being receipts, certificates, documents and dossiers, for the acts of violation specified at Points d and dd Clause 3 of this Article;”;

k) To amend and supplement Point b Clause 6 as follows:

“b) Forcible return of receipts of declaration for standards applicable to type-A or type-B medical equipment or certificate of free sale for medical equipment of type C or D, for acts of violation specified at Points b, c, d and dd Clause 3 of this Article.”.

25. To amend and supplement some clauses of Article 77 as follows:

a) To amend and supplement Clause 1 as follow:

“1. A fine ranging from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for the act of failing to issue a written notice of changes, enclosed with relevant documents, or failing to update documents in the declaration dossier posted on the medical equipment management portal within the prescribed period when there are changes related to the previously dossier.”;

b) To amend and supplement Point b Clause 2 as follows:

“b) Conducting consultation of medical equipment without having information and dossier of declaration of eligibility for providing consultancy relating to medical equipment technique disclosed by the Ministry of Health;”.

26. To add Article 78a after Article 78 as follows:

“Article 78a. Violations of regulation on management of medical equipment costs

1. A fine ranging from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to publish information on price declaration on the portal of the Ministry of Health before the first medical equipment is circulated on the Vietnamese market;

b) Failing to declare prices with sufficient information components as prescribed by law;

c) Failing to update the declared price of medical equipment when there is a change;

d) Failing to explain price constituents at the request of a competent agency;

dd) Declaring the price of medical equipment when not being the holder of medical equipment circulation number or the distributor designated by the holder of medical equipment circulation number to declare the price.

2. A fine ranging from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to declare the price of medical equipment before circulating them in Vietnam;

e) Buying and selling medical equipment without the declared prices or the buying and selling prices are higher than the prices declared on the portal of the Ministry of Health at the time of buying and selling.”.

27. To amend and supplement some clauses of Article 103 as follows:

a) To amend and supplement Point c Clause 1 as follows:

“c) Confiscate material evidences and means used in administrative violations of a value not exceeding VND 6,000,000 for the acts of administrative violation on population; VND 10,000,000 for the acts of administrative violation on preventive healthcare, HIV/AIDS prevention and control, health insurance, medical examination and treatment, pharmacy, cosmetics and medical equipment;”;

b) To amend and supplement Point d Clause 2 as follows:

“d) Confiscate administrative violation material evidences and means;”.

28. To amend and supplement some clauses of Article 104 as follows:

a) To amend and supplement Point c Clause 1 as follows:

“c) Confiscate material evidences and means used in administrative violations of a value not exceeding VND 600,000 for the acts of administrative violation on population; VND 1,000,000 for the acts of administrative violation on preventive healthcare, HIV/AIDS prevention and control, health insurance, medical examination and treatment, pharmacy, cosmetics and medical equipment;”;

b) To amend and supplement the first paragraph of Clause 2 as follows:

“2. Chief inspectors of provincial-level Departments, Directors of Sub-Departments of Population and Family Planning under the provincial-level Department of Health, heads of specialized inspection teams of provincial-level departments and heads of specialized inspection teams of competent state agencies assigned to perform the specialized inspection function may:”;

c) To amend and supplement Point d Clause 2 as follows:

“d) Confiscate material evidences and means used in administrative violations of a value not exceeding VND 30,000,000 for the acts of administrative violation on population; VND 50,000,000 for the acts of administrative violation on preventive healthcare, HIV/AIDS prevention and control; VND 75,000,000 for the acts of administrative violation on health insurance; VND 100,000,000 for the acts of administrative violation on medical examination and treatment, pharmacy, cosmetics and medical equipment;”;

d) To amend and supplement the first paragraph of Clause 3 as follows:

“3. Chief inspectors of the Ministry; Director General of the General Office for Population and Family Planning; Director of the Drug Administration of Vietnam; Director of the Department of Medical Service Administration, Director of the Health Environment Management Agency and Director of the General Department of Preventive Medicine may:”;

dd) To amend and supplement Point d Clause 4 as follows:

“d) Confiscate material evidences and means used in administrative violations of a value not exceeding VND 42,000,000 for the acts of administrative violation on population; VND 70,000,000 for the acts of administrative violation on preventive healthcare, HIV/AIDS prevention and control; VND 105,000,000 for the acts of administrative violation on health insurance; VND 140,000,000 for the acts of administrative violation on medical examination and treatment, pharmacy, cosmetics and medical equipment;”.

29. To amend and supplement some clauses of Article 105 as follows:

a) To amend and supplement the first paragraph of Clause 2 as follows:

“2. Heads of market management teams, Heads of the professional sections of the Directorate of Market Surveillance may:”;

c) To amend and supplement Point c Clause 2 as follows:

“c) Confiscate material evidences and means used in administrative violations of a value not exceeding VND 50,000,000 for the acts of administrative violation on population, preventive healthcare, medical examination and treatment, pharmacy, cosmetics and medical equipment;”;

c) To amend and supplement the first paragraph of Clause 3 as follows:

“3. Director of the provincial-level Market Management Department, Director of the Market Surveillance Department under the Directorate of Market Surveillance may:”;

d) To amend and supplement Point c Clause 3 as follows:

“c) Confiscate material evidences and means used in administrative violations;”.

30. To amend and supplement some clauses of Article 106 as follows:

a) To amend and supplement the first paragraph of Clause 2 as follows:

“2. Heads of stations or team leaders of those mentioned in Clause 1 of this Article may:”;

b) To amend and supplement the first paragraph of Clause 3 as follows:

“3. Chiefs of commune-level police offices; chiefs of police stations, chiefs of police offices of border gates or export processing zones, chiefs of the international airport border gate police, captains of ship fleets may:”;

c) To amend and supplement Point c Clause 3 as follows:

“c) Confiscate material evidences and means used in administrative violations of a value not exceeding VND 3,000,000 for the acts of administrative violation on population; VND 5,000,000 for the acts of administrative violation on preventive healthcare, HIV/AIDS prevention and control, health insurance, medical examination and treatment, pharmacy, cosmetics and medical equipment;”;

d) To amend and supplement the first paragraph of Clause 4 as follows:

“4. Chiefs of district-level police offices, heads of the professional sections of the Internal Political Security Department, heads of the professional sections of the Police Department for Administrative Management of Social Order, heads of the professional sections of the Traffic Police Department and chiefs of provincial-level Police Departments, including heads of combat and heads of economic security offices, heads of internal political security sections, heads of police sections for administrative management of social order, heads of police sections for prevention and combat of environment-related crimes; heads of traffic police offices; heads of road and railway traffic police offices; heads of road traffic police offices; heads of waterway police offices; heads of police offices for corruption, smuggling and economic crimes; captains of crews may:”;

dd) To amend and supplement Point d Clause 4 as follows:

“d) Confiscate material evidences and means used in administrative violations of a value not exceeding VND 12,000,000 for the acts of administrative violation on population; VND 20,000,000 for the acts of administrative violation on preventive healthcare, HIV/AIDS prevention and control; VND 30,000,000 for the acts of administrative violation on health insurance; VND 40,000,000 for the acts of administrative violation on medical examination and treatment, pharmacy, cosmetics and medical equipment;”;

e) To amend and supplement Point d Clause 5 as follows:

“d) Confiscate administrative violation material evidences and means;”;

g) To amend and supplement the first paragraph of Clause 6 as follows:

“6. Director of the Internal Political Security Department; Director of the Police Department for Administrative Management of Social Order; Director of the Police Department of Social Order-related Crime Investigation; Director of the Department of Economic Security; Director of the Police Department for Prevention and Combat of Environment-Related Crimes; Director of the Traffic Police Department; Director of the Police Department of Corruption, Smuggling and Economic Crime Investigation may:”.

31. To amend and supplement some clauses of Article 107 as follows:

a) To amend and supplement the first paragraph of Clause 2 as follows:

“2. Leaders or heads of teams under the Customs Branches; heads of control teams of provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments; heads of teams under Post-Customs Clearance Inspection Branches may:”;

b) To amend and supplement the first paragraph of Clause 3 as follows:

“3. Heads of Customs Branches; heads of Post-Customs Clearance Inspection Branches, heads of control teams of provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments; heads of criminal investigation teams, heads of anti-smuggling control teams, captains of marine control flotillas, and heads of anti-smuggling control and protection of intellectual property right teams of the Anti-Smuggling Investigation Department; heads of Post-Customs Clearance Inspection Branches under the Post-Customs Clearance Inspection Department may:”;

c) To amend and supplement Point c Clause 3 as follows:

“c) Confiscate material evidences and means used in administrative violations of a value not exceeding VND 50,000,000 for the acts of administrative violation on preventive healthcare, HIV/AIDS prevention and control, pharmacy, cosmetics and medical equipment;”;

d) To amend and supplement Point d Clause 4 as follows:

“d) Confiscate material evidences and means used in administrative violations;”.

32. To amend and supplement some clauses of Article 108 as follows:

a) To add Clause 2a after Clause 2 as follows:

“2a. Captains of the Crime and Drug Prevention and Control Teams under the Crime and Drug Prevention and Control Task Forces may:

a) Impose warnings;

b) Impose a fine of up to VND 3,000,000 for the acts of administrative violation on population; up to VND 5,000,000 for the acts of administrative violation on preventive healthcare, HIV/AIDS prevention and control; up to VND 10,000,000 for the acts of administrative violation on medical examination and treatment, pharmacy, cosmetics and medical equipment;

c) Confiscate material evidences and means used in administrative violations of a value not exceeding VND 6,000,000 for the acts of administrative violation on population; VND 10,000,000 for the acts of administrative violation on preventive healthcare, HIV/AIDS prevention and control; 20,000,000 for the acts of administrative violation on medical examination and treatment, pharmacy, cosmetics and medical equipment;

d) Take the remedial measures specified at Points c and dd Clause 1 Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.”;

b) To amend and supplement the first paragraph of Clause 3 as follows:

“3. Chiefs of border-guard stations, captains of border-guard flotillas and commanders of border-gate guards at ports may:”;

c) To amend and supplement Points c and d Clause 3 as follows:

“c) Confiscate material evidences and means used in administrative violations of a value not exceeding VND 12,000,000 for the acts of administrative violation on population; VND 20,000,000 for the acts of administrative violation on preventive healthcare, HIV/AIDS prevention and control; VND 40,000,000 for the acts of administrative violation on medical examination and treatment, pharmacy, cosmetics and medical equipment;

d) Apply the remedial measures specified at Points c, d and dd Clause 1 Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3 Article 3 of this Decree.”;

d) To add Clause 3a after Clause 3 as follows:

“3a. Captains of the Special Task Force on Drugs and Crime of the Department of Drugs and Crime under the Border-Guard Command may:

a) Impose warnings;

b) Impose a fine of up to VND 15,000,000 for the acts of administrative violation on population; up to VND 25,000,000 for the acts of administrative violation on preventive healthcare, HIV/AIDS prevention and control; up to VND 50,000,000 for the acts of administrative violation on medical examination and treatment, pharmacy, cosmetics and medical equipment;

c) Confiscate material evidences and means used in administrative violations of a value not exceeding VND 30,000,000 for the acts of administrative violation on population; VND 50,000,000 for the acts of administrative violation on preventive healthcare, HIV/AIDS prevention and control; VND 100,000,000 for the acts of administrative violation on medical examination and treatment, pharmacy, cosmetics and medical equipment;

d) Apply the remedial measures specified at Points c, d, dd and i Clause 1 Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3 Article 3 of this Decree.”;

dd) To amend and supplement the first paragraph of Clause 4 as follows:

“4. Provincial-level border-guard commanders, captains of border-guard ship fleets the Director of the Department of Drugs and Crime under the Border-Guard Command Post may:”;

e) To amend and supplement Point dd Clause 4 as follows:

“dd) Apply the remedial measures specified at Points c, d, dd and i Clause 1 Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3 Article 3 of this Decree.”.

33. To amend and supplement some clauses of Article 109 as follows:

a) To amend and supplement Point c Clause 4 as follows:

“c) Confiscate material evidences and means used in administrative violations of a value not exceeding VND 12,000,000 for acts of administrative violation on population; VND 20,000,000 for the acts of administrative violation on preventive healthcare, HIV/AIDS prevention and control; VND 40,000,000 for the acts of administrative violation on medical examination and treatment, pharmacy, cosmetics and medical equipment;”;

b) To amend and supplement the opening of Clause 5 as follows:

“5. Captains of marine police ship fleets, Captains of the Scout Force and the Special Task Force on Drugs and Crime under the Marine Police Command Post may:”;

c) To amend and supplement Point c Clause 5 as follows:

”c) Confiscate material evidences and means used in administrative violations of a value not exceeding VND 18,000,000 for the acts of administrative violation on population; VND 30,000,000 for acts of administrative violation on preventive healthcare, HIV/AIDS prevention and control; VND 60,000,000 for the acts of administrative violation on medical examination and treatment, pharmacy, cosmetics and medical equipment;”;

d) To amend and supplement the first paragraph of Clause 6 as follows:

“6. Commanders of marine police zones and the Director of the Operation and Law Department under the Vietnam Marine Police Command Post may:”;

dd) To add Point b1 after Point b Clause 6 as follows:

"b1) Deprive the right to use licenses or practice certificates for a definite time;”;

e) To amend and supplement Point c Clause 6 as follows:

“c) Confiscate material evidences and means used in administrative violations;”.

34. To amend and supplement some clauses of Article 110 as follows:

a) To amend and supplement Points c and d Clause 3 as follows:

“c) Confiscate material evidences and means used in administrative violations of a value not exceeding VND 50,000,000 for the acts of administrative violation on preventive healthcare, HIV/AIDS prevention and control;

d) Apply the remedial measures specified at Point i Clause 1 Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3 Article 3 of this Decree.”;

b) To amend and supplement Points c and d Clause 4 as follows:

“c) Confiscate material evidences and means used in administrative violations;

d) Apply the remedial measures specified at Point i Clause 1 Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3 Article 3 of this Decree.”;

c) To amend and supplement Point d Clause 5 as follows:

“d) Apply the remedial measures specified at Point i Clause 1 Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3 Article 3 of this Decree.”.

35. To amend and supplement some clauses of Article 111 as follows:

a) To amend and supplement Point b Clause 1 as follows:

“b) Impose a fine of up to VND 37,500,000, for the acts of administrative violation on health insurance contribution;”;

b) To amend and supplement Point d Clause 1 as follows:

"d) Confiscate material evidences and means used in administrative violations of a value not exceeding VND 75,000,000 for the acts of administrative violation on health insurance contribution;”;

c) To amend and supplement Point b Clause 2 as follows:

“b) Impose a fine of up to VND 75,000,000 for the acts of administrative violation on health insurance contribution;”;

d) To amend and supplement Point b Clause 3 as follows:

“b) Impose a fine of up to VND 52,500,000 for the acts of administrative violation on health insurance contribution;”.

dd) To amend and supplement Point d Clause 3 as follows:

“d) Confiscate material evidences and means used in administrative violations of a value not exceeding VND 105,000,000 for the acts of administrative violation on health insurance contribution;”.

36. To amend and supplement some clauses of Article 112 as follows:

a) To amend and supplement Clause 5 as follows:

“5. Persons competent to sanction of the customs offices shall have the competence to make written records of administrative violations, sanction administrative violations and take remedial measures according to the scope of management, assigned functions, tasks and powers and according to the competence specified in Article 107 of this Decree for the administrative violations specified in Articles 7, 11, 12, 13, 14, 25, 26, 27, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 60, 64, 71, 76; Clauses 1 and 2 Article 6; Point b Clause 1 Article 54; Clauses 6 and 7 Article 58; Clauses 6 and 7 Article 59; Point b Clause 1, Clause 2 Article 65; Points d and dd Clause 2 Article 72; Points a, b Clause 4 Article 74 and Point c Clause 2 Article 75 of this Decree.”;

b) To amend and supplement Clause 7 as follows:

“7. Persons competent to sanction of marine police shall have the competence to make written records of administrative violations, sanction administrative violations and take remedial measures according to the scope of management, assigned functions, tasks and powers and according to the competence specified in Article 107 of this Decree for the administrative violations specified in Articles 5, 6, 7, 10, 11, 12, 13, 14, 17, 19, 22, 24, 25, 26, 27, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 60, 65, 71, 76, 80, 83, 96, 97, 102; Point b, Clause 3, Article 8; Point b, Clause 3, Article 9; Points a and b, Clause 3, Article 16; Point g, Clause 2, Clause 3, Article 23; Clauses 1, 2, 3, Points a, b, c, g, Clause 4, Point a, Clause 5, Article 29; Clauses 1, 3, 5, 6 and 7 Article 38; Point b, Clause 4, Article 39; Clause 4 Article 40; Point b, Clause 1, Article 45; Point b, Clause 3, Article 48; Point b, Clause 1, Article 52; Clause 1, Point b, Clause 2, Points a and b, Clause 3, Article 64; Clause 2 Article 68; Clause 1, Article 74; Clause 2, Article 78 and Point a, Clause 1, Clause 2, Article 95 of this Decree.”;

c) To amend and supplement Clause 11 as follows:

“11. Persons competent to sanction of inspectors of Culture, Information, Sports and Tourism sectors shall have the competence to make written records of administrative violations, sanction administrative violations and take remedial measures according to the scope of management, assigned functions, tasks and powers and according to the competence specified in Article 104 of this Decree for the administrative violations specified in Articles 5, 19, 25, 26, 30, 31, 32, 33, 34, 36, 37, 49, 50, 51, 67, 69, 78, 96, 97; Points b and c Clause 3 Article 12; Clause 2 Article 14; Clauses 1, 2, 3, Points a, b, c, e, g Clause 4, Point a Clause 5 Article 29 and Point b Clause 2 Article 35 of this Decree.”.

Article 3. Replacing and annulling a number of provisions of the Government’s Decree No. 115/2018/ND-CP dated September 04, 2018, on penalties for administrative violations against regulations on food safety and the Government’s Decree No. 117/2020/ND-CP dated September 28, 2020, on sanctioning of administrative violations in health sector

1. To replace the phrase “proposing a competent state agency to revoke” with the phrase “forcible return” at Point c Clause 9 Article 38; Point c Clause 8 Article 39; Point b Clause 5 Article 52; Point b Clause 3 Article 54; Point b Clause 5 Article 56; Points b and c Clause 9 Article 57; Point b Clause 5 Article 68; Point b Clause 4 Article 70; Point b Clause 4 Article 71; Point b Clause 6 Article 72; Points a and b Clause 5 Article 75; Point b Clause 4 Article 76; Clause 4 Article 77 of the Government’s Decree No. 117/2020/ND-CP dated September 28, 2020, on sanctioning of administrative violations in health sector.

2. To annul the provisions at Point a Clause 2 Article 9, Point d Clause 10 Article 22, Point b Clause 5 Article 24 of the Government’s Decree No. 115/2018/ND-CP dated September 04, 2018, on penalties for administrative violations against regulations on food safety.

3. To annul the provisions at Points c and d Clause 2 Article 39; Points b, c, g, h Clause 2, Clause 4, Point a Clause 6 Article 72; Point b Clause 3 Article 73; Point b Clause 1 Article 74; Points b and d Clause 2 Article 75; Clause 2 Article 78; Point c Clause 5 Article 107; Point c Clause 1, Point c Clause 2 and Point c Clause 3 Article 111 of the Government’s Decree No. 117/2020/ND-CP dated September 28, 2020, on sanctioning of administrative violations in health sector.

Article 4. Effect

1. This Decree takes effect from January 01, 2022.

2. For administrative violations in the field of health and food safety occurring before the effective date of this Decree and then discovered or being considered and handled, the provisions on sanctioning prescribed in this Decree shall apply if this Decree does not stipulate liability or prescribe lighter liability for violators.

Article 5. Implementation responsibility

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally-run cities, and related organizations and individuals shall be responsible for the implementation of this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT

FOR THE PRIME MINISTER

THE DEPUTY MINISTER

 

 

 

Vu Duc Dam


 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 124/2021/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 124/2021/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP?

Nghị định 124/2021 có hiệu lực từ ngày nào?

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.

Nghị định 124/2021 có quy định gì mới?

Nghị định 124 quy định cụ thể hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế, bao gồm: đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách, khai báo y tế và các biện pháp khác.

Nếu vi phạm một trong các hành vi trên, người thực hiện sẽ bị phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng.

Ngoài ra, việc thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá đã niêm yết hoặc thu cao hơn chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được bảo hiểm y tế thanh toán sẽ bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng (trước đây quy định phạt từ 03 - 05 triệu đồng)...

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường