Bác sĩ có được bán thuốc, khám chữa bệnh tại nhà?

Hiện nay, có rất nhiều phòng khám tư nhân do chính các bác sĩ mở ra để tự bán thuốc và khám chữa bệnh tại nhà. Vậy bác sĩ có được bán thuốc tại nhà hay tự ý thực hiện việc khám chữa cho người bệnh không?

1. Bác sĩ có được bán thuốc tại nhà và khám chữa cho người bệnh?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15, việc khám, chữa bệnh ngoài thời gian và địa điểm đã đăng ký hành nghề là hành vi bị cấm. Theo đó, bác sĩ không được phép bán thuốc hay chữa bệnh cho bệnh nhân dưới mọi hình thức nếu không được cấp phép, cho dù là thực hiện bán thuốc tại phòng khám tư nhân của mình.

Tuy nhiên, bác sĩ y học cổ truyền, y sỹ y học cổ truyền, lương y bán thuốc cổ truyền hoặc người có bài thuốc gia truyền thuộc quyền sở hữu của mình đã được đăng ký sẽ được thực hiện việc bán thuốc tại nhà cho người bệnh theo quy định tại khoản 11 Điều 7 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

Như vậy, việc bán thuốc, khám chữa bệnh tại nhà hay phòng khám tư nhân là hành vi bị cấm đối với mọi cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp là người bán thuốc y học cổ truyền đã được đăng ký thì mới được phép thực hiện việc bán thuốc tại nhà.

Bác sĩ có được bán thuốc tại nhà?
Bác sĩ có được bán thuốc tại nhà? (Ảnh minh họa)

2. Tự ý bán thuốc, khám chữa bệnh tại nhà bị phạt bao nhiêu?

Trừ trường hợp là các bác sĩ hoặc cá nhân bán thuốc y học cổ truyền theo quy định của pháp luật thì việc bác sĩ tự ý thực hiện việc bán thuốc hay khám chữa bệnh tại nhà sẽ bị phạt hành chính từ 20 - 30 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

Trường hợp là tổ chức thì mức phạt tiền với hành vi tự ý bán thuốc, khám chữa bệnh tại nhà sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, bác sĩ vi phạm cũng sẽ bị tước chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 - 06 tháng theo quy định tại điểm d khoản 8 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP.

Thời hiệu xử phạt vi phạm đối với bác sĩ tự ý bán thuốc, khám chữa bệnh tại nhà là 01 năm theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020.

3. Thủ tục xin giấy phép hoạt động khám chữa bệnh tại nhà

(1) Hồ sơ cần chuẩn bị

Căn cứ Điều 60 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, đối với việc xin cấp giấy phép mới để thực hiện việc khám chữa bệnh tại nhà, bác sĩ hoặc người hành nghề bán thuốc cần chuẩn bị:

Trường hợp 1: Đối với cơ sở lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép

- Đơn xin cấp giấy phép hoạt động (Mẫu 02 Phụ lục II ban hành kèm theo tại Nghị định 96/2023/NĐ-CP)

- Giấy quyết định thành lập/đăng ký doanh nghiệp của cơ sở khám, chữa bệnh. (bản sao công chứng)

- Giấy phép hành nghề và giấy xác nhận quá trình hành nghề khám chữa bệnh. (bản sao công chứng)

- Bản kê khai cơ sở vật chất bao gồm thiết bị y tế/thuốc…, danh sách nhân sự tại phòng khám.

- Danh sách ghi đầy đủ họ tên và số giấy phép hành nghề của những người đăng ký hành nghề tại cơ sở đăng ký.

- Danh sách liệt kê những chuyên môn kỹ thuật sẽ thực hiện khám chữa bệnh tại nhà trên cơ sở danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

- Văn bản cấp quyền khám chữa bệnh tại nhà do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp 2: Đã được cấp nhưng thay đổi địa điểm khám bệnh, chữa bệnh, bán thuốc

- Đơn xin cấp giấy phép hoạt động.

- Giấy quyết định thành lập/đăng ký doanh nghiệp của cơ sở khám, chữa bệnh. (bản sao công chứng)

- Bản kê khai cơ sở vật chất bao gồm thiết bị y tế/thuốc…, danh sách nhân sự tại phòng khám tại địa điểm mới và các giấy tờ xác nhận cho bản kê khai.

- Giấy phép hoạt động tại địa điểm cũ (bản sao công chứng).

Bác sĩ có được bán thuốc tại nhà?
Bán thuốc, khám chữa bệnh tại nhà. (Ảnh minh họa)

(2) Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động bán thuốc, khám chữa bệnh tại nhà 

Thủ tục cấp mới giấy phép hoạt động được quy định tại Điều 61 Nghị định 96/2023/NĐ-CP như sau:

Bước 1: Gửi hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động về Sở Y tế

Cá nhân, tổ chức có nhu cầu xin cấp phép hành nghề tại nhà sau khi chuẩn bị đầy đủ 01 hồ sơ theo quy định sẽ nộp về cho cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú theo quy định tại khoản 2 Điều 67 Nghị định 96/2023/NĐ-CP (Sở Y tế cấp tỉnh).

Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị.

Bước 3: Sở Y tế thẩm định hồ sơ và cơ sở xin cấp giấy phép hoạt động trong 60 ngày kể từ thời điểm ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Nghị định 96/2023/NĐ-CP.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ/hồ sơ chưa hợp lệ thì trong 10 ngày làm việc, Sở Y tế sẽ gửi thông báo đến cơ sở xin giấy phép để hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ đã được bổ sung.

Sau khi đã hoàn thành đầy đủ hồ sơ, đoàn thẩm định tại Sở Y tế sẽ tiến hành thẩm định tại cơ sở khám chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động.

Bước 4: Trả giấy phép hoạt động trong thời hạn 05 ngày làm việc.

Hiện nay, giấy phép được cấp sẽ được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế và hệ thống quản lý hoạt động khám chữa bệnh.

Thông tin sẽ bao gồm:

- Tên và địa chỉ cơ sở được cấp phép hoạt động

- Họ, tên và số giấy phép của người hành nghề thực hiện chuyên môn khám, chữa bệnh/bán thuốc.

- Số giấy phép hoạt động.

- Phạm vi hoạt động.

- Thời gian hoạt động chuyên môn.

Giấy phép hoạt động sẽ được lập thành 02 bản: 01 bản cấp cho cơ sở đề nghị cấp và 01 bản lưu tại cơ sở Y tế cấp phép.

Trên đây là giải đáp cho thắc mắc bác sĩ có được bán thuốc tại nhà và tự thực hiện khám chữa bệnh cho người bệnh?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách phòng tránh

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách phòng tránh

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách phòng tránh

Bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối được cả xã hội quan tâm bởi những hậu quả nghiêm trọng để lại cho nạn nhân. Vậy nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường hiện nay là do đâu? Cách phòng tránh như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.