THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
- BỘ CÔNG AN -
BỘ QUỐC PHÒNG SỐ 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP NGÀY 07 THÁNG 9
NĂM 2005 VỀ QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CƠ
QUAN ĐIỀU TRA
VÀ VIỆN KIỂM SÁT TRONG VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ
QUY ĐỊNH CỦA BỘ
LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003
Để cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát các cấp thi hành
đúng và thống nhất một số quy định
của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (sau
đây viết tắt là BLTTHS) trong giai đoạn
điều tra, truy tố, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thống
nhất hướng dẫn như sau:
1. Về việc thay đổi
hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn
cứ và trái pháp luật cuả Phó Thủ trưởng
Cơ quan điều tra (điểm d khoản 1
Điều 34)
1.1. Đối
với các quyết định của Phó Thủ
tướng Cơ quan điều tra, BLTTHS không quy
định phải có sự phê chuẩn của Viện
kiểm sát mà phát hiện không có căn cứ và trái pháp
luật thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra ra
quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ.
Ngay sau khi ra quyết định thay đổi hoặc
huỷ bỏ, Cơ quan điều tra phải gửi các
quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp và
những người tham gia tố tụng có liên quan.
1.2. Đối
với các quyết định của Phó Thủ
trưởng Cơ quan điều tra, BLTTHS quy định
phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát
nhưng chưa gửi sang Viện kiểm sát mà phát hiện không có căn cứ
và trái pháp luật thì Thủ trưởng cơ quan
điều tra ra quyết định thay đổi
hoặc huỷ bỏ. Nếu các quyết định này
đã gửi sang Viện kiểm sát, nhưng Viện
kiểm sát chưa quyết định việc phê chuẩn
thì thủ trưởng Cơ quan điều tra có văn
bản đề nghị Viện kiểm sát để rút
các quyết định này và ra quyết định thay
đổi hoặc huỷ bỏ; nếu không đồng ý
thì Viện kiểm sát quyết định việc thay đổi
hoặc huỷ bỏ theo quy định tại khoản 5
Điều 112 của BLTTHS.
1.3. Đối
với các quyết định của Phó Thủ
trưởng Cơ quan điều tra đã được
Viện kiểm sát phê chuẩn mà phát hiện không có căn
cứ và trái pháp luật thì Thủ trưởng Cơ quan
điều tra kiến nghị Viện trưởng
Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát
cấp trên trực tiếp ra quyết định thay
đổi hoặc huỷ bỏ. Ngay sau khi ra quyết
định thay đổi hoặc huỷ bỏ các
quyết định của Phó thủ trưởng Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát phải gửi cho
Cơ quan điều tra để thực hiện.
2. Về việc thay đổi Điều tra viên,
Phó Thủ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan
điều tra; Kiểm sat viên, Phó Viện trưởng,
Viện trưởng Viện kiểm sát ( Điều 44 và
Điều 45)
2.1. Khi phát
hiện thấy Điều tra viên thuộc một trong
những trường hợp bị thay đổi hoặc
phải từ chối tiến hành tố tụng quy
định tại khoản 1 Điều 44 của BLTTHS,
Kiểm sát viên có quyền đề nghị Thủ
trưởng Cơ quan điều tra xem xét để thay
đổi Điều tra viên hoặc đề nghị
Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình xem xét
để yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều
tra thay đổi Điều tra viên. Trong thời hạn ba
ngày, kể từ khi nhận được đề
nghị của Kiểm sát viên hoặc văn bản yêu
cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng
cấp, nếu xét thấy có căn cứ thì Thủ
trưởng Cơ quan điều tra phải ra quyết
định thay đổi Điều tra viên; nếu thấy
không có căn cứ thì Thủ trưởng Cơ quan
điều tra viên; nếu thấy không có căn cứ thì
thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do để Viện
kiểm sát cùng cấp biết.
Trường
hợp thay đổi Phó Thủ trưởng Cơ quan
điều tra thì Thủ trưởng Cơ quan
điều tra quyết định phân công Phó Thủ
trưởng khác hoặc Thủ trưởng Cơ quan
điều tra trực tiếp tiến hành tố tụng
đối với vụ án; đồng thời thông báo việc phân công
đó cho Viện kiểm sát cùng cấp.
2.2. Nếu
Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp
huyện, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân
sự khu vực, Thủ trưởng Cơ quan
điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ
quan điều tra quân sự
cấp quân khu bị thay đổi hoặc phải từ
chối tiến hành tố tụng
thuộc một trong những trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều 44 của BLTTHS thì
căn cứ khoản 2 của Điều này, Cơ quan
điều tra đề nghị Viện kiểm sát cùng
cấp ra quyết định chuyển vụ án
đến Cơ quan điều tra cấp trên trực
tiếp tiến hành điều tra và Viện kiểm sát báo
cáo bằng văn bản việc chuyển vụ án đó
với Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên
trực tiếp để chỉ đạo thực hành
quyền công tố và kiếm sát điều tra vụ án;
nếu Thủ trưởng Cơ quan điều tra
cấp trung ương bị thay đổi hoặc
phải từ chối tiến hành tố tụng thì lãnh
đạo Bộ, ngành (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng,
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung
ương) quyết định để một Phó
Thủ trưởng Cơ quan điều tra tiến hành
tố tụng đối với vụ án.
Quyết
định thay đổi Điều tra viên, Phó Thủ
trưởng, Thủ trưởng Cơ quan điều tra
phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng
cấp và đưa vào hồ sơ vụ án.
2.3. Khi phát
hiện thấy Kiểm sát viên thuộc một trong
những trường hợp bị thay đổi hoặc
phải từ chối tiến hành tố tụng quy
định tại Điều 45 của BLTTHS, Cơ quan
điều tra kiến nghị nêu rõ lý do để Viện
kiểm sát cùng cấp xem xét thay đổi Kiểm sát viên.
Trong thời hạn ba ngày, kể từ khi nhận
được kiến nghị của Cơ quan
điều tra, nếu thấy có căn cứ thì Viện
trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
phải ra quyết định thay đổi Kiểm sát
viên; nếu thấy không có căn cứ thay đổi
Kiểm sát viên thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do
để Cơ quan điều tra biết.
Trường
hợp thay đổi Phó viện trưởng Viện
kiểm sát thì Viện trưởng
Viện kiểm sát quyết định phân công Phó
Viện trưởng khác hoặc Viện trưởng
trực tiếp tiến hành tố tụng đối
với vụ án; đồng thời thông báo việc thay
đổi, phân công đó cho Cơ quan điều tra cùng
cấp.
2.4. Khi có căn
cứ bị thay đổi hoặc phải từ chối
tiến hành tố tụng thuộc một trong những
trường hợp quy định tại khoản 2
Điều 45 của BLTTHS thì Viện trưởng Viện
kiểm sát không được tiến hành tố tụng
đối với vụ án đó; nếu đã tiến hành
thì Viện kiểm sát báo cáo Viện trưởng Viện
kiểm sát cấp trên trực tiếp để ra
quyết định phân công một Phó Viện
trưởng Viện kiểm sát nơi Viện
trưởng bị thay đổi tiến hành tố
tụng đối với vụ án và thông báo cho Cơ quan
điều tra đang thụ lý vụ án. Trong trường
hợp này Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có
trách nhiệm kiểm tra, chỉ đạo Viện
kiểm sát nơi đó thực hành quyền công tố và
kiểm sát điều tra vụ án.
Quyết
định thay đổi và phân công Kiểm sát viên, Phó
Viện trưởng, Viện trưởng Viện
kiểm sát phải được gửi cho Cơ quan
điều tra thụ lý vụ án để đưa vào
hồ sơ vụ án.
3. Về căn
cứ hồ sơ bắt người trong trường
hợp khẩn cấp, thủ tục phê chuẩn lệnh
bắt khẩn cấp ( Điều 81)
3.1. Chỉ được bắt khẩn
cấp khi có đủ tài liệu chứng minh việc
bắt khẩn cấp thuộc một trong những
trường hợp quy định tại khoản 1
Điều 81 của BLTTHS. Nếu bắt khẩn cấp
theo quy định tại điểm a khoản 1
Điều này thì trong hồ sơ phải có tài liệu
chứng minh các căn cứ để cho rằng
người đó đang chuẩn bị thực hiện
tội phạm rất nghiêmk trọng hoặc tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng. Nếu bắt
khẩn cấp theo quy định tại điểm b
khoản 1 Điều này thì trong hồ sơ phải có biên
bản ghi lời khai của người bị hại
hoặc lời khai của người có mặt tại
nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và
xác nhận đúng là người đã thực hiện
tội phạm và các tài liệu hoặc căn cứ khác
chứng tỏ người đó sẽ bỏ trốn.
Nếu bắt khẩn cấp theo quy định tại
điểm c khoản 1 Điều này thì phải thu
thập hoặc ghi nhận được dấu vết,
tài liệu, đồ vật liên quan đến tội
phạm ở người hoặc tại chỗ ở,
nơi làm việc của người bị nghi thực
hiện tội phạm đó.
Cần lưu ý, để nhận
định đúng việc người đó có thể
trốn theo quy định tại các điểm b, c
khoản 1 Điều 81 của BLTTHS, người có
thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp và
Viện kiểm sát khi xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn
cấp phải căn cứ và đánh giá một cách toàn
diện về các mặt như: nhân thân người đó
(có tiền án, tiền sự, lang thang không có nơi cư
trú rõ ràng….), tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm
tội và loại phạm tội được thực
hiện và thực tiễn cho thấy người phạm
tội thường trốn như tội trộm cắp,
lừa đảo, cướp, giết người, mua bán
trái phép các chất ma tuý…
3.2. Trường hợp uỷ thác bắt
khẩn cấp thì ngay sau khi kết thúc việc bắt
khẩn cấp, Cơ quan điều tra được
uỷ thác phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra
đã uỷ thác đến nhận người bị
bắt và các tài liệu liên quan. Khi đã dẫn giải
người bị bắt về đến trụ sở
của mình, Cơ quan điều tra thụ lý vụ án phải
chuyển ngay hồ sơ kèm theo quyết định
uỷ thác việc bắt khẩn cấp cho Viện
kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn.
3.3. Hồ sơ đề nghị Viện
kiểm sát xét phê chuẩn lệnh bắt người trong
trường hợp khẩn cấp gồm các tài liệu
sau đây:
a. Công văn đề nghị Viện
kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp;
b. Lệnh bắt khẩn cấp, trong đó
phải ghi rõ bắt khẩn cấp trong trường
hợp nào theo quy định tại khoản 1 Điều
81;
c. Biên bản bắt người trong
trường hợp khẩn cấp;
d. Tin báo, tố giác về tội phạm;
kiến nghị khởi tố của cơ quan Nhà
nước;
đ. Các tài liệu liên quan làm căn cứ
cho việc quyết định bắt khẩn cấp
đối với từng trường hợp quy
định tại điểm 3.1 của Mục này.
e. Tài liệu về nhân thân người
bị bắt;
g. Lời khai của người bị
bắt khẩn cấp (nếu có)
h. Bản kê tên các tài liệu trong hồ
sơ và từng trang tài liệu được đóng
dấu bút lục của Cơ quan điều tra.
3.4. Trong mọi trường hợp thời
hạn xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp
của Viện kiểm sát phải thực hiện đúng
quy định tại Khoản 4 Điều 81 của
BLTTHS. Nếu phải trực tiếp gặp, hỏi
người bị bắt hoặc trong trường
hợp phải xét phê chuẩn nhiều người bị
bắt khẩn cấp cùng một thời điểm hoặc
vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì
thời hạn này cũng không được quá 12 giờ,
kể từ khi Viện kiểm sát nhận được
hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn. Thời
hạn 12 giờ xét phê chuẩn được tính liên
tục kể cả trong và ngoài giờ làm việc. Do
đó, sau khi đã dẫn giải người bị
bắt về trụ sở của mình, Cơ quan
điều tra thụ lý vụ án phải chuyển ngay hồ sơ có đủ các tài
liệu quy định tại điểm 3.3 của
Mục này cho Viện kiểm sát cùng cấp xét phê chuẩn.
Ngày nghỉ hoặc ngoài giờ làm việc hàng ngày, Viện
kiểm sát các cấp đều phải cử Kiểm sát
viên thường trực tại trụ sở để
thực hiện nhiệm vụ.
3.5. Trong trường hợp cần
thiết, Viện kiểm sát phải trực tiếp
gặp, hỏi người bị bắt trước khi
xem xét quyết định phê chuẩn hoặc không phê
chuẩn lệnh bắt khẩn cấp quy định
tại khoản 4 Điều 81 là trường hợp qua
nghiên cứu hồ sơ thấy có dấu hiệu lạm
dụng việc bắt khẩn cấp hoặc tài liệu
chứng cứ trong hồ sơ bắt khẩn cấp
chưa thể hiện rõ căn cứ để bắt
khẩn cấp hoặc có mâu thuẫn.
Khi cần gặp, hỏi người bị
bắt khẩn cấp, Kiểm sát viên phải thông báo
trước để Cơ quan điều tra tạo
điều kiện cho Kiểm sát viên thực hiện
nhiệm vụ hoặc để phối hợp trong quá
trình gặp, hỏi người bị bắt.
Biên bản ghi lời khai của người
bị bắt do Kiểm sát viên lập phải
được chuyển cho Cơ quan điều tra
để đưa vào hồ sơ vụ án.
4. Những
việc phải làm ngay sau khi bắt khẩn cấp
hoặc nhận người bị bắt trong
trường hợp truy nã (Điều 83)
4.1. Căn cứ khoản 1 Điều 83
của BLTTHS, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi
đã dẫn giải người bị bắt về
đến trụ sở, Cơ quan điều tra thụ
lý vụ việc phải lấy lời khai ngay và có
quyền ra quyết định tạm giữ hoặc
trả tự do cho người bị bắt, không phải
chờ Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt
khẩn cấp. Do đó, trường hợp Cơ quan
điều tra trả tự do cho người bị
bắt thì thông báo ngay cho Viện kiểm sát để không
phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp; trường
hợp Cơ quan điều tra đã ra quyết
định tạm giữ nhưng không có căn cứ
để phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp thì
Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan điều tra ra
quyết định huỷ bỏ quyết định
tạm giữ và trả tự do ngay cho người bị
tạm giữ.
4.2. Đối với người bị
bắt trong trường hợp truy nã, Cơ quan
điều tra nhận người bị bắt phải
lấy lời khai, lập danh chỉ bản, chụp
ảnh người bị bắt và gửi ngay thông báo kèm
theo danh chỉ bản, ảnh của người đó cho
cơ quan đã ra quyết định truy nã để
đến nhận người bị bắt.
Trường hợp xét thấy cơ quan ra
quyết định truy nã không thể đến nhận
ngay người bị bắt thì cơ quan diều tra
nhận người bị bắt ra quyết định
tạm giữ và gửi ngay quyết định tạm
giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu cơ quan
đã ra quyết định truy nã vẫn chưa đến
nhận người bị bắt thì chậm nhất
trước khi hết thời hạn tạm giữ 12
giờ, cơ quan điều tra nhận người
bị bắt phải chuyển hồ sơ kèm theo Công
văn đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp gia
hạn tạm giữ đối với người
bị bắt. Thời hạn gia hạn tạm giữ và
việc xét phê chuẩn tạm giữ được
thực hiện theo quy định tại khoản 2
Điều 87 của BLTTHS.
4.3. Sau khi nhận được thông báo kèm
theo danh chỉ bản, ảnh người bị bắt,
cơ quan đã ra quyết định truy nã phải
kiểm tra ngay để xác định đúng là người
đang bị truy nã hay không; nếu xác định đúng
thì đến ngay Cơ quan điều tra nơi tiếp
nhận người bị bắt truy nã để nhận
người bị bắt; nếu không đúng phải thông
báo lại ngay để Cơ quan điều tra đang
giữ người bị bắt trả tự do cho
họ. Trường hợp không thể đến nhận
ngay người bị bắt thì cơ quan đã ra quyết
định truy nã có thẩm quyền bắt để
tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi
lệnh tạm giam kèm theo quyết định truy nã cho
Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn.
Trường hợp người đang
chấp hành hình phạt tù trốn khởi nơi giam thì Giám
thị trại giam ra quyết định truy nã, tiến
hành các hoạt động điều tra ban đầu và
chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có
thẩm quyền để thụ lý vụ án theo quy
định tại Điều 23 của Pháp lệnh tổ
chức điều tra hình sự.
Thời hạn Viện kiểm sát xét phê
chuẩn lệnh tạm giam đối với các
trường hợp quy định tại Điểm này
không được quá 24 giờ, kể từ khi nhận
được đề nghị phê chuẩn để
cơ quan ra quyết định truy nã kịp thời
gửi lệnh tạm giam kèm theo quyết định phê
chuẩn lệnh tạm giam đó cho Cơ quan điều
tra nhận người bị bắt.
4.4. Sau khi nhận được lệnh
tạm giam đã được Viện kiểm sát phê
chuẩn, Cơ quan điều tra nhận người
bị bắt có trách nhiệm giải ngay người
bị bắt đến trại tạm giam nơi gần
nhất. Việc giao nhận người bị bắt
giữa Cơ quan điều tra và trại tạm giam;
giữa trại tạm giam và cơ quan ra quyết
định truy nã phải lập biên bản theo quy
định tại Điều 95 của BLTTHS. Biên bản
ghi lời khai người bị bắt, quyết
định tạm giữ, quyết định gia hạn
tạm giữ và quyết định phê chuẩn quyết
định gia hạn tạm giữ, lệnh tạm giam và
quyết định phê chuẩn lệnh tạm giam của
Viện kiểm sát, các tài liệu khác có liên quan và biên
bản giao nhận người bị bắt phải
đưa vào hồ sơ vụ án.
5. Việc phê
chuẩn lệnh tạm giam trong trường hợp
người đang bị tạm giữ bị khởi
tố bị can (Khoản 3 Điều 88)
5.1. Để đảm bảo trong thời
gian Viện kiểm sát xét phê chuẩn lệnh tạm giam
đối với người đang bị tạm
giữ bị khởi tố bị can vẫn còn trong
thời hạn tạm giữ thì chậm nhất 12 giờ
trước khi hết thời hạn tạm giữ
hoặc gia hạn tạm giữ, Cơ quan điều tra
phải giao hồ sơ đề nghị phê chuẩn
quyết định khởi tố bị can và đề
nghị phê chuẩn lệnh tạm giam bị can cho
Viện kiểm sát cùng cấp. Khi hồ sơ đã
chuyển cho Viện kiểm sát cùng cấp. Khi hồ sơ
đã chuyển cho Viện kiểm sát để xét phê
chuẩn, nếu có tài liệu bổ sung thì cơ quan
điều tra phải chuyển ngay cho Viện kiểm sát
để kịp thời phục vụ cho việc xét phê
chuẩn.
Trường hợp này, việc xét phê
chuẩn quyết định khởi tố bị can
được tiến hành cùng với việc xét phê
chuẩn lệnh tạm giam bị can. Nếu chưa
đủ căn cứ khởi tố bị can, nhưng có
căn cứ gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm
sát yêu cầu Cơ quan điều tra gia quyết định
gia hạn tạm giữ và gửi ngay cho Viện kiểm
sát phê chuẩn. Trong thời hạn gia hạn tạm
giữ đó, Cơ quan điều tra phải khẩn
trương thu thập, củng cố tài liệu,
chứng cứ và chuyển ngay cho Viện kiểm sát
để xét phê chuẩn quyết định khởi
tố bị can.
Nếu Viện kiểm sát không phê chuẩn
thì ra quyết định huỷ bỏ quyết
định khởi tố bị can và yêu cầu Cơ quan
điều tra trả tự do ngay cho người bị
tạm giữ. Trường hợp có gia hạn tạm
giữ, nếu không phê chuẩn thì Viện kiểm sát ra
quyết định huỷ bỏ quyết định
khởi tố bị can và ra quyết định trả
tự do cho người bị tạm giữ.
Nếu thấy việc khởi tố bị
can là có căn cứ, nhưng không cần thiết phải
tạm giam bị can thì Viện kiểm sát ra quyết
định phê chuẩn quyết định khởi tố
bị can và ra quyết định không phê chuẩn lệnh
tạm giam; nếu xét cần thì yêu cầu Cơ quan điều
tra áp dụng biện pháp ngăn chặn khác đối
với bị can.
5.2. Hồ sơ đề nghị xét phê
chuẩn quyết định khởi tố bị can và phê
chuẩn lệnh tạm giam trong trường hợp
người đang bị tạm giữ bị khởi
tố bị can, gồm các tài liệu sau đây:
a) Công văn đề nghị xét phê
chuẩn quyết định khởi tố bị can và đề
nghị phê chuẩn lệnh tạm giam bị can;
b) Quyết định tạm giữ,
quyết định gia hạn tạm giữ (nếu có);
lệnh tạm giữ bị can;
c) Quyết định khởi tố vụ
án, quyết định khởi tố bị can;
d) Biên bản ra quyết định khởi
tố bị can có chữ ký hoặc điểm chỉ
của bị can;
đ) Biên bản lấy lời khai
người bị tạm giữ, biên bản hỏi cung
bị can (nếu có)
e) Các tài liệu chứng minh hành vi phạm
tội của bị can;
g) Các tài liệu về nhân thân bị can;
h) Bản kê tên các tài liệu trong hồ
sơ và từng trang tài liệu được đóng
dấu bút lục của Cơ quan điều tra.
6. Thời
hạn tạm giữ được trừ vào thời
hạn tạm giam và cách ghi thời hạn trong lệnh
tạm giam (Khoản 4 Điều 87)
Căn cứ Khoản 4 Điều 87 của
BLTTHS thì trong trường hợp tạm giữ và tạm
giam liên tục hoặc không liên tục với nhau, thời
hạn tạm giữ đều phải được
trừ vào thời hạn tạm giam để điều
tra. Nếu tạm giam liên tục với tạm giữ thì
thời hạn tạm giam được tính tiếp theo
ngày cuối cùng của thời hạn tạm giữ, không
tính trùm thời hạn tạm giam lên thời hạn
tạm giữ.
Căn cứ Điều 96 của BLTTHS khi tính
thời hạn tạm giữ, tạm giam thì thời
hạn hết vào ngày kết thúc thời hạn
được ghi trong lệnh. Nếu thời hạn
được tính bằng tháng thì một tháng
được tính là ba mươi ngày. Do đó, khi tính
thời hạn tạm giữ, tạm giam phải căn
cứ vào thời hạn thực tế được ghi trong
quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam và
tính liên tục cả ngày nghỉ (thứ 7, chủ
nhật, ngày lễ, ngày tết) nếu thời hạn
tạm giữ, tạm giam trùng vào ngày nghỉ. Một tháng
phải tính theo tháng đủ là ba mươi ngày, không tính
ngày theo tháng thiếu hoặc tháng thừa (28 hoặc 31
ngày).
Cách ghi thời hạn trong lệnh tạm
giam trong trường hợp trước đó bị can
đã bị tạm giữ được thực hiện
thống nhất như sau: thời hạn tạm giam
được tính theo ngày, bắt đầu kể từ
ngày ra lệnh tạm giam và kết thúc vào ngày của tháng
tương ứng khi hết số ngày cần tạm giam
(đã trừ đi số ngày tạm giữ).
Ví dụ 1: Nguyễn Văn A bị tạm
giữ 3 ngày, từ ngày 01/3 đến ngày 04/3/2004, sau đó
A bị khởi tố bị can và bị ra lệnh tạm
giam 2 tháng, thì thời hạn tạm giam thực tế
đối với bị can là 1 tháng 27 ngày (đã trừ 3
ngày tạm giữ). Do đó, thời hạn trong lệnh
tạm giam ghi là: tạm giam trong thời hạn 57 ngày,
kể từ ngày 04/3/2004 đến ngày 29/4/2004 đối
với bị can Nguyễn Văn A.
Ví dụ 2: Trần Thị B bị tạm
giữ 6 ngày, từ ngày 05/3/2004 đến ngày 10/3/2004 thì
được tại ngoại. Sau một tháng, B bị
khởi tố bị can và bị bắt để tạm
giam với thời hạn là 2 tháng, thì thời hạn
tạm giam thực tế đối với bị can B là 1
tháng và 24 ngày (đã trừ 6 ngày tạm giữ). Do đó,
thời hạn trong lệnh tạm giam ghi là: Tạm giam
trong thời hạn 54 ngày, kể từ ngày 11/4/2004
đến 03/6/2004 đối với bị can Trần
Thị B.
7. Về
việc khởi tố và kiểm sát khởi tố vụ
án hình sự (các Điều 104, 105 và 109)
7.1. Việc thực hiện thẩm quyền
khởi tố và kiểm sát khởi tố vụ án hình
sự quy định tại các Điều 104 và 105 của
BLTTHS được thực hiện như sau:
Trong thời hạn quy định tại
Khoản 2 Điều 103 của BLTTHS, Cơ quan
điều tra phải kiểm tra, xác minh tin báo, toó giác
về tội phạm, kiến nghị khởi tố
của cơ quan Nhà nước; nếu xác định có
dấu hiệu tội phạm xảy ra thì quyết
định khởi tố vụ án hình sự; nếu có
một trong những căn cứ quy định tại
Điều 107 của BLTTHS thì ra quyết định không
khởi tố vụ án hình sự. Trong thời hạn 24
giờ, kể từ khi ra quyết định khởi
tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự,
Cơ quan điều tra phải gửi quyết
định đó kèm theo các tài liệu có liên quan cho Viện
kiểm sát cùng cấp.
Trong thời hạn 3 ngày, kể từ khi
nhận được quyết định khởi tố
hoặc quyết định không khởi tố vụ án
hình sự và các tài liệu có liên quan, nếu thấy
đủ căn cứ thì Viện kiểm sát phải thông
báo bằng văn bản cho Cơ quan điều tra
biết; nếu chưa đủ căn cứ thì có văn
bản yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung tài
liệu, chứng cứ. Trường hợp đủ
căn cứ chứng tỏ rằng quyết định
khởi tố hoặc quyết định không khởi
tố vụ án hình sự rõ ràng là không có căn cứ thì
Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu Cơ quan
điều tra ra quyết định hủy bỏ;
nếu Cơ quan điều tra không nhất trí thì Viện
kiểm sát căn cứ Khoản 2 Điều 109 của
BLTTHS ra quyết định hủy bỏ.
7.2. Những vụ án về các tội
phạm quy định tại Khoản 1 các Điều 104,
105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ
luật Hình sự chỉ được ra quyết
định khởi tố vụ án khi đã có yêu cầu
của người bị hại hoặc của
người đại diện hợp pháp của
người bị hại là người chưa thành niên,
người có nhược điểm về tâm thần
hoặc thể chất. Yêu cầu khởi tố của
người bị hại hoặc của người
đại diện thể hiện bằng đơn yêu
cầu có chữ ký hoặc điểm chỉ của
họ; nếu người bị hại hoặc
người đại diện đến trực tiếp
trình bày thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
phải lập biên bản ghi rõ nội dung yêu cầu
khởi tố và yêu cầu họ ký hoặc điểm
chỉ vào biên bản. Biên bản do Viện kiểm sát
lập phải được chuyển ngay cho Cơ quan
điều tra để xem xét việc khởi tố
vụ án hình sự và đưa vào hồ sơ vụ án.
Nếu ngay sau khi khởi tố vụ án hình
sự mà người bị hại hoặc người
đại diện của họ rút yêu cầu khởi
tố thì Cơ quan điều tra ra quyết định
hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án
và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng
cấp; nếu đang điều tra hoặc đã kết
thúc điều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết
định đình chỉ điều tra; nếu đã
chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát thì Viện
kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án.
Trong trường hợp xét thấy việc
rút yêu khởi tố của người bị hại trái
với ý muốn của họ do bị ép buộc,
cưỡng bức thì Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát vẫn có thể tiếp tục tiến hành
tố tụng đối với vụ án theo quy
định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 105
của BLTTHS.
8. Việc thay
đổi hoặc bổ sung quyết định khởi
tố vụ án hình sự (Điều 106)
8.1. Nếu thấy quyết định thay
đổi hoặc bổ sung quyết định khởi
tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra
chưa đủ căn cứ hoặc không có căn cứ
thì Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu để
Cơ quan điều tra bổ sung tài liệu, chứng
cứ hoặc ra quyết định hủy bỏ;
nếu Cơ quan điều tra không nhất trí và rõ ràng
việc thay đổi, bổ sung này không có căn cứ
thì Viện kiểm sát căn cứ khoản 5 Điều
112 của BLTTHS ra quyết định hủy bỏ.
Trường hợp có căn cứ thay
đổi hoặc bổ sung quyết định khởi
tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát có văn
bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết
định; nếu đã yêu cầu mà Cơ quan
điều tra không nhất trí thì Viện kiểm sát ra quyết định thay
đổi hoặc bổ sung quyết định khởi
tố vụ án hình sự trong thời hạn 24 giờ,
kể từ khi ra quyết định phải gửi cho
Cơ quan điều tra để tiến hành điều
tra theo đúng quy định tại khoản 2 Điều
106 của BLTTHS.
8.2. Chỉ thay đổi quyết
định khởi tố vụ án trong trường
hợp thay đổi tội danh. Không áp dụng việc
thay đổi quyết định khởi tố vụ án
nếu qua điều tra xác định được hành
vi của bị can vào tội nặng hơn trong cùng
tội danh đã khởi tố.
Ví dụ: Quyết định khởi tố
vụ án trộm cắp tài sản theo khoản 1
Điều 138 của Bộ luật Hình sự (tội
phạm ít nghiêm trọng), qua điều tra xác định
được hành vi trộm cắp của bị can
phạm vào khoản 2 Điều 138 của Bộ luật
hình sự (tội phạm nghiêm trọng) thì không phải ra
quyết định thay đổi quyết định
khởi tố vụ án hình sự đó.
9. Trách nhiệm
của Cơ quan điều tra trong việc thực
hiện các yêu cầu và quyết định của
Viện kiểm sát (Điều 114)
Cơ quan điều tra có trách nhiệm
thực hiện đầy đủ và nhanh chóng các yêu
cầu và quyết định tại các điểm 1, 2 và
3 Điều 112 của BLTTHS. Đối với các yêu
cầu và quyết định tại các điểm 4, 5 và
6 Điều 112 của BLTTHS, nếu không nhất trí, Cơ
quan điều tra vẫn phải chấp hành, nhưng có
quyền báo cáo Cơ quan điều tra cấp trên trực
tiếp và kiến nghị với Viện kiểm sát
cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định;
nếu là Cơ quan điều tra ở cấp Trung
ương thì kiến nghị với Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng
Viện kiểm sát quân sự trung ương xem xét,
quyết định.
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể
từ khi nhận được kiến nghị của Cơ
quan điều tra, nếu nhất trí thì Viện kiểm
sát cấp trên trực tiếp hủy bỏ quyết
định của Viện kiểm sát cấp dưới;
nếu không đồng ý thì thông báo bằng văn bản
nêu rõ lý do cho Cơ quan điều tra đã kiến nghị
và Viện kiểm sát cấp dưới. Kết quả
giải quyết của Viện kiểm sát cấp trên
trực tiếp, quyết định của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của
Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung
ương là quyết định cuối cùng.
10. Về
chuyển vụ án để điều tra theo thẩm
quyền (Điều 116)
10.1. Căn cứ Điều 116 của BLTTHS
thì trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm
quyền điều tra của mình, Cơ quan điều
tra phải đề nghị
Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định
chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm
quyền để tiếp tục điều tra.
Trường hợp thấy vụ án không thuộc thẩm
quyền của Cơ quan điều tra cấp mình thì
Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra
tiến hành các thủ tục để Viện kiểm sát
ra quyết định chuyển vụ án cho Cơ quan có
thẩm quyền. Trong thời hạn ba ngày, kể từ
ngày nhận được đề nghị của Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát cùng cấp phải
ra quyết định chuyển vụ án cho Cơ quan
điều tra có thẩm quyền.
Nếu phải chuyển vụ án ra ngoài
phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương hoặc ngoài phạm vi quân khu thì Cơ quan
điều tra cấp huyện, cấp khu vực tiến
hành các thủ tục để Viện kiểm sát cấp
huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có văn
bản đề nghị Viện kiểm sát cấp
tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu ra
quyết định chuyển vụ án. Nếu vụ án do
Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan
điều tra quân sự cấp quân khu đề nghị
chuyển thì Viện kiểm sát cấp tỉnh , Viện
kiểm sát quân sự cấp quân khu ra quyết định
chuyển vụ án. Trong thời hạn ba ngày, kể từ
khi nhận được đề nghị chuyển
vụ án của Viện kiểm sát cấp huyện,
Viện kiểm sát quân sự khu vực hoặc của
Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan
điều tra quân sự cấp quân khu thì Viện kiểm
sát cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp
quân khu phải ra quyết định chuyển vụ án.
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ
khi ra quyết định chuyển vụ án, Viện
kiểm sát có thẩm quyền phải gửi ngay quyết
định chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát cấp huyện, Viện kiểm sát quân
sự khu vực, Cơ quan điều tra cấp tỉnh,
Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu đã
đề nghị chuyển vụ án.
Trong thời hạn hai ngày, kể từ khi
nhận được quyết định chuyển
vụ án, Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ
án có trách nhiệm chuyển ngay hồ sơ và vật
chứng của vụ án đến Cơ quan điều
tra có thẩm quyền để tiếp tục
điều tra. Việc giao nhận hồ sơ, vật
chứng của vụ án phải được lập
biên bản theo đúng quy định tại Điều 95
của BLTTHS, trong đó phải ghi rõ ngày Cơ quan
điều tra có thẩm quyền nhận hồ sơ,
vật chứng của vụ án.
10.2. Theo quy định tại Điều 119
của BLTTHS thì thời hạn điều tra vụ án hình
sự được tính từ ngày Cơ quan điều
tra ra quyết định khởi tố vụ án cho
đến khi kết thúc điều tra theo thời hạn
điều tra đối với từng loại tội
phạm. Do đó, thời hạn điều tra đối
với vụ án được chuyển để
điều tra theo thẩm quyền được tính
tiếp kể từ khi Cơ quan điều tra có thẩm
quyền nhận được hồ sơ vụ án cho
đến khi kết thúc điều tra, trừ đi
thời gian mà Cơ quan điều tra đề nghị
chuyển vụ án đã điều tra.
11. Thay
đổi hoặc quyết định bổ sung quyết
định khởi tố bị can (Điều 127)
11.1. Trong quá trình điều tra vụ án hình
sự, nếu có căn cứ xác định hành vi phạm
tội của bị can không phạm vào tội đã
bị khởi tố hoặc bị can còn có hành vi phạm
tội khác thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng
Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện
trưởng Viện kiểm sát cùng cấp có quyền ra
quyết định thay đổi hoặc bổ sung
quyết định khởi tố bị can, nhưng
Viện kiểm sát chỉ thực hiện thẩm
quyền này khi đã yêu cầu mà Cơ quan điều tra
không thực hiện.
Trường hợp thay đổi quyết
định khởi tố bị can thì phải ra quyết
định thay đổi quyết định khởi
tố vụ án hình sự. Ví dụ: thay đổi
quyết định khởi tố bị can từ tội
lạm dụng tín nhiệm sang tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản, thì phải thay đổi
quyết định khởi tố vụ án về tội
lạm dụng tín nhiệm sang tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản.
Cần lưu ý là không thay đổi
quyết định khởi tố bị can trong trừng
hợp điều tra xác định được hành vi của
bị can phạm vào tội nặng hơn hoặc tội
nhẹ hơn trong cùng tội danh đã khởi tố
đối với bị can.
11.2. Cơ quan điều tra hoặc Viện
kiểm sát ra quyết định bổ sung quyết
định khởi tố bị can trong vụ án đã
được khởi tố; nếu bị can còn có hành vi
phạm tội khác mà hành vi đó chưa được
khởi tố vụ án thì phải ra quyết định
khởi tố vụ án hình sự trước khi ra
quyết định khởi tố bị can và xem xét
nhập các vụ án để điều tra chung theo quy
định tại Điều 117 của BLTTHS. Nếu trong
quá trình điều tra vụ án mà xác định
được bị can thực hiện hành vi phạm
tội này là để thực hiện hành vi phạm
tội khác thì ra quyết định bổ sung quyết
định khởi tố vụ án hình sự và ra quyết
định bổ sung quyết định khởi tố
bị can.
Ví dụ 1: Trong vụ giết người và
cướp tài sản, Nguyễn Văn A và Trần Thị
B bị khởi tố bị can về hai tội giết
người và cướp tài sản, Nguyễn Văn C
bị khởi tố về tội giết người.
Qua điều tra xác định được ngoài hành vi
giết người, C còn cùng với A và B thực hiện
hành vi cướp đã được khởi tố thì
phải bổ sung quyết định khởi tố
bị can đối với C về hành vi cướp tài
sản.
Ví dụ 2: Nguyễn Văn A là bị can trong
vụ án trộm cắp, nhưng qua điều tra cho
thấy trước đó Nguyễn Văn A còn có hành vi
cướp tài sản, trong trường hợp này A
phạm hai tội. Do đó, phải ra quyết định
khởi tố vụ án về hành vi cướp tài sản,
sau đó ra quyết định khởi tố bị can
đối với A về tội cướp tài sản và
xem xét để nhập hai vụ án để điều
tra theo quy định tại Điều 117 của BLTTHS.
Ví dụ 3: Nguyễn Văn A là bị can trong
vụ giết người nhưng qua điều tra cho
thấy A thực hiện hành vi giết nạn nhân là
nhằm cướp tài sản thì phải ra quyết
định bổ sung quyết định khởi tố
vụ án, đồng thời ra quyết định bổ
sung quyết định khởi tối bị can
đối với A về tội cướp tài sản.
11.3. Việc ra quyết định khởi
tố vụ án hình sự, khởi tố bị can trong
trường hợp bị can có nhiều hành vi phạm tội
nhưng cùng tội danh và trường hợp bị can
phạm nhiều tội khác nhau, được thực
hiện như sau:
a. Nếu một người có nhiều hành
vi phạm tội nhưng cùng tội danh thì chỉ ra
một quyết định khởi tố vụ án hình
sự, một quyết định khởi tố bị
can chung cho tất cả các lần phạm tội đó. Ví
dụ: Nguyễn Văn A nhiều lần mua bán trái phép
chất ma túy thì chỉ ra một quyết định
khởi tố vụ án hình sự, một quyết
định khởi tố bị can đối với A
về tội mua bán trái phép các chất ma túy theo điều
khoản tương ứng của Bộ luật hình
sự
b. Trường hợp cùng một thời
điểm mà một người thực hiện nhiều
hành vi phạm tội khác nhau thì chỉ ra một quyết
định khởi tố vụ án hình sự, một
quyết định khởi tố bị can chung trong
đó ghi rõ từng tội danh và điều khoản
của Bộ luật hình sự được áp dụng
Ví dụ 1: Nguyễn Văn A cùng một lúc
vừa có hành vi hiếp dâm, liền sau đó giết
nạn nhân để bịt đầu mối thì trong
quyết định khởi tố vụ án hình sự,
quyết định khởi tố bị can đối
với A ghi rõ từng hành vi phạm tội đó là
hiếp dâm và giết người theo điều khoản
tương ứng của Bộ luật Hình sự.
Ví dụ 2: Nguyễn Văn A đang thực
hiện hành vi trộm cắp thì bị phát hiện và
đuổi bắt. Liền ngay sau đó A đã
cướp giật chiếc xe đạp của một
người đi đường làm phương tiện
để tẩu thoát. Trường hợp này cũng
chỉ ra một quyết định khởi tố vụ
án hình sự, một quyết định khởi tố
bị can, trong đó ghi rõ hành vi trộm cắp và
cướp giật tài sản theo điều khoản
tương ứng của Bộ luật hình sự.
c. Nếu một người thực
hiện nhiều hành vi phạm tội khác nhau nhưng
được phát hiện không cùng một thời
điểm thì phải ra quyết định khởi
tố vụ án, khởi tố bị can riêng đối
với từng hành vi phạm tội đó và tùy từng
trường hợp mà xem xét để quyết
định nhập vụ án theo quy định tại
Điều 117 của BLTTHS. Ví dụ: Nguyễn Văn B
phạm tội trộm cắp bị bắt quả tang vào
ngày 15/8/2005, sau khi điều tra vụ án về vụ
trộm cắp được một tháng, Cơ quan
điều tra phát hiện được B còn có hành vi
cướp tài sản vào ngày 15/7/2005, thì ngoài quyết
định khởi tố vụ án, khởi tố bị
can về hành vi trộm cắp tài sản, Cơ quan
điều tra còn phải ra quyết định khởi
tố vụ án, quyết định khởi tố bị
can đối với B về hành vi cướp tài sản.
11.4. Sau khi nhận hồ sơ vụ án và
bản kết luận điều tra, phát hiện thấy
có người đã thực hiện hành vi phạm tội
trong vụ án chưa bị khởi tố hoặc có căn
cứ xác định hành vi phạm tội của bị
can không phạm vào tội đã bị khởi tố
hoặc còn hành vi phạm tội khác thì Viện kiểm sát
trả hồ sơ và yêu cầu Cơ quan điều tra ra
quyết định khởi tố bị can, quyết
định thay đổi hoặc bổ sung quyết
định khởi tố bị can và tiến hành các
hoạt động điều tra theo thủ tục chung.
Nếu đã có yêu cầu mà Cơ quan điều tra không
thực hiện thì Viện kiểm sát ra quyết
định khởi tố bị can, quyết định
thay đổi hoặc bổ sung quyết định
khởi tố bị can và gửi cho Cơ quan điều
tra để tiến hành điều tra.
12. Việc giao
nhận và phê chuẩn quyết định khởi tố
bị can, quyết định thay đổi hoặc
bổ sung quyết định khởi tố bị can
(Khoản 4 và Khoản 6 Điều 126; Khoản 2 và
Khoản 3 Điều 127)
12.1. Căn cứ Khoản 4 Điều 126 và
Khoản 2 Điều 127 của BLTTHS thì trong thời
hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định
khởi tố bị can, quyết định thay
đổi hoặc bổ sung quyết định khởi
tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi các
quyết định này kèm theo các tài liệu có liên quan cho
Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn.
Đồng thời, căn cứ quy định tại
Khoản 6 Điều 126 và Khoản 3 Điều 127
của BLTTHS thì Cơ quan điều tra phải giao ngay
quyết định khởi tố bị can, quyết
định thay đổi hoặc bổ sung quyết
định khởi tố bị can cho bị can
trước khi Viện kiểm sát phê chuẩn. Do đó,
Viện kiểm sát có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ
với Cơ quan điều tra để việc xét phê
chuẩn quyết định khởi tố bị can,
quyết định thay đổi hoặc bổ sung
quyết định khởi tố bị can
được nhanh chóng, kịp thời phúc đáp yêu
cầu điều tra.
Trường hợp không thể giao ngay các
quyết định này cho bị can như trường
hợp bắt bị can tại ngoại để tạm
giam hoặc phải khám xét chỗ ở, nơi làm việc
của bị can; bị can trốn; bị can tại
ngoại do không triệu tập hoặc gặp ngay
được,... thì sau khi có quyết định phê
chuẩn của viện kiểm sát cùng cấp, Cơ quan
điều tra phải giao ngay các quyết định
đó (cả quyết định của Cơ quan
điều tra và quyết định phê chuẩn của
Viện kiểm sát) cho người bị khởi tố
Việc giao nhận quyết định
khởi tố bị can, quyết định thay
đổi hoặc bổ sung quyết định khởi
tố bị can và quyết định phê chuẩn các
quyết định này của Viện kiểm sát phải
được thực hiện theo đúng quy định
tại Khoản 6 Điều 126, Khoản 3 Điều 127
của BLTTHS.
12.2. Sau khi Viện kiểm sát đã phê
chuẩn quyết định khởi tố bị can,
cơ quan điều tra phải chụp ảnh, lập
danh chỉ bản của bị can và đưa vào hồ
sơ vụ án. Đối với bị can chốn thì
việc chụp ảnh, lập danh chỉ bản của
bị can phải được thực hiện ngay sau khi
bắt được bị can.
12.3. Thời hạn xét phê chuẩn quyết
định khởi tố bị can, quyết định
thay đổi hoặc bổ sung quyết định
khởi tố bị can phải được thực
hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 126,
Khoản 2 Điều 127 của BLTTHS. Trường hợp
xét tiêu chuẩn quyết định khởi tố bị
can đối với người đang bị tạm
giữ thì thời hạn này không quá 12 giờ, kể từ
khi nhận được quyết định khởi
tố bị can và các tài liệu có liên quan. Do đó,
chậm nhất trước khi hết hạn tạm
giữ hoặc ra hạn tạm giữ 12 giờ Cơ quan
điều tra phải ra hồ sơ đề nghị xét
phê chuẩn quyết định khởi tố bị can
cho Viện kiểm sát cùng cấp.
12.4. Trong trường hợp Viện
kiểm sát trực tiếp hỏi cung bị can hoặc
lấy lời khai người làm chứng, người
bị hại để làm rõ căn cứ của việc
khởi tố bị can trước khi ra quyết định
phê chuẩn thì biên bản ghi lời khai của những
người này phải được chuyển cho Cơ
quan điều tra để đưa vào hồ sơ
vụ án. Việc giao nhận các tài liệu đó giữa
Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra cùng cấp
phải được lập biên bản theo quy
định tại Điều 95 của BLTTHS.
13. Hồ sơ
đề nghị Viện kiểm sát xét phê chuẩn
quyết định khởi tố bị can, quyết
định thay đổi hoặc bổ sung quyết
định khởi tố bị can.
Hồ sơ gồm các tài liệu sau đây:
a. Công văn đề nghị xét phê
chuẩn quyết định khởi tố bị can,
quyết định thay đổi hoặc bổ sung
quyết định khởi tố bị can;
b. Quyết định khởi tố vụ
án, quyết định thay đổi hoặc bổ sung
khởi tố vụ án;
c. Quyết định khởi tố bị
can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung
khởi tố bị can;
d. Biên bản giao quyết định
khởi tố bị can, quyết định thay
đổi hoặc bổ sung quyết định khởi
tố bị can cho bị can, trừ các trường
hợp quy định tại Điểm 12.1 Mục 12 Thông
tư này;
đ. Các tài liệu làm căn cứ khởi
tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết
định khởi tố bị can;
e. Biên bản ghi lời khai của
người bị nghi thực hiện tội phạm, biên
bản hỏi cung bị can (nếu có);
g. Lời khai của người bị
bắt, người bị tạm giữ, người làm
chứng, người bị hại (nếu có);
h. Bản kê tên các tài liệu trong hồ
sơ và từng trang tài liệu được đóng
dấu bút lục của Cơ quan điều tra.
14. Viện
kiểm sát thực hiện thẩm quyền tiến hành
một số hoạt động điều tra khi cần
thiết (Điều 112)
Các hoạt động điều tra mà
Bộ Luật quy định cho Viện kiểm sát
trực tiếp tiến hành khi cần thiết quy
định tại Khoản 2 Điều 112 của BLTTHS
gồm hỏi cung bị can, lấy lời khai, đối
chất, thực nghiệm điều tra và được
thực hiện như sau:
14.1. Trong quá trình điều tra, khi có yêu
cầu của Cơ quan điều tra hoặc qua kiểm
sát việc hỏi cung phát hiện thấy bị can kêu oan,
lời khai của bị can trước sau không thống
nhất lúc nhận tội, lúc không nhận tội; bị
can có khiếu nại về việc điều tra, có
căn cứ để nghi ngờ về tính xác thực
của lời khai bị can; trường hợp bị can
bị khởi tố về tội đặc biệt
nghiêm trọng thì Viện kiểm sát có thể trực
tiếp gặp, hỏi cung bị can. Khi cần hỏi
cung, Viện kiểm sát phải báo cáo Viện
trưởng, Phó Viện trưởng và thông báo
trước cho Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng Cơ quan điều tra.
Sau khi nhận hồ sơ vụ án, nếu
có nghi ngờ về tài liệu, chứng cứ; các
chứng cứ quan trọng của vụ án có mâu thuẫn;
trường hợp vụ án đặc biệt nghiêm
trọng, có nhiều tình tiết phức tạp khó
thống nhất về tính chất vụ án hoặc
để củng cố tài liệu chứng cứ
phục vụ cho việc truy tố, thì Kiểm sát viên có
thể trực tiếp hỏi cung bị can.
Trường hợp bị can đang bị
tạm giam, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng
Cơ quan điều tra có trách nhiệm phối hợp
với Giám thị trại tạm giam, Trưởng nhà
tạm giữ nơi bị can đang bị tạm giam
để tạo điều kiện cho Kiểm sát viên
thực hiện việc hỏi cung bị can. Trường
hợp Kiểm sát viên hỏi cung bị can thì phải
thực hiện theo đúng quy định tại các
Điều 131 và 132 của BLTTHS.
14.2. Trong quá trình điều tra, để
đảm bảo việc xét phê chuẩn các quyết
định của Cơ quan điều tra được
chính xác, Kiểm sát viên có thể triệu tập và lấy
lời khai người làm chứng, người bị
hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân
sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ án. Trước khi lấy lời khai,
Kiểm sát viên thông báo trước cho Thủ trưởng,
Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra về
thời gian, địa điểm tiến hành việc
lấy lời khai của những người này.
Khi kết thúc điều tra, hồ sơ
đã chuyển sang Viện kiểm sát mà xét thấy cần
bổ sung tài liệu, chứng cứ, Kiểm sát viên có
thể triệu tập và lấy lời khai người
làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân
sự, bị đơn dân sự, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan quan đến vụ án.
Việc triệu tập, lấy lời khai của
những người này phải được tiến
hành theo quy định tại các Điều 133, 135 và 136
của BLTTHS.
14.3. Trong quá trình kiểm sát điều tra,
nếu thấy có mâu thuẫn trong lời khai của bị
can, người bị hại, người làm chứng,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến vụ án, Kiểm sát viên phải yêu cầu
Điều tra viên tiến hành đối chất.
Kiểm sát viên chỉ tiến hành đối
chất trong trường hợp có yêu cầu của Cơ
quan điều tra hoặc thấy việc đối
chất của Điều tra viên chưa làm rõ
được mâu thuẫn. Khi cần phải đối
chất Kiểm sát viên phải thông báo trước với
Điều tra viên và thực hiện việc đối
chất theo đúng quy định tại Điều 138
BLTTHS.
Trong giai đoạn truy tố, nếu
thấy có mâu thuẫn trong lời khai của những
người tham gia tố tụng thì Kiểm sát viên có
thể tiến hành đối chất để làm rõ mâu
thuẫn đó mà không phải trả hồ sơ cho Cơ
quan điều tra để điều tra bổ sung.
14.4. Trong quá trình điều tra, nếu
thấy cần thực nghiệm điều tra để
kiểm tra mâu thuẫn giữa lời khai của bị
can, của những người tham gia tố tụng khác
với thực tế khách quan thì Viện kiểm sát yêu
cầu để Cơ quan điều tra tiến hành
thực nghiệm điều tra.
Trong giai đoạn truy tố, xét thấy
cần thực nghiệm những tình huống điều
tra đơn giản mà qua thực nghiệm tại chỗ
có thể kết luận được để kiểm
tra chứng cứ, không phải trả hồ sơ cho
Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát trực
tiếp tiến hành. Việc thực nghiệm điều
tra của Viện kiểm sát phải có người
chứng kiến và lập biên bản theo đúng quy
định tại Điều 95 của BLTTHS. Trường
hợp cần dựng lại hiện trường
hoặc thực nghiệm điều tra tại hiện
trường thì trả hồ sơ và nêu rõ yêu cầu
để Cơ quan điều tra tiến hành.
Biên bản tiến hành một số hoạt
động điều tra của Viện kiểm sát quy
định tại Mục này phải đưa vào hồ
sơ vụ án.
15. Kiểm sát
viên đề ra yêu cầu điều tra trong quá trình
điều tra.
15.1. Kiểm sát viên phải kịp thời
trao đổi với Điều tra viên được
phân công điều tra vụ án về những vấn
đề cần điều tra ngay từ khi kiểm sát
việc khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện
trường và trong quá trình điều tra, bảo
đảm phối hợp để Cơ quan điều
tra nhanh chóng thu thập đầy đủ các tài liệu,
chứng cứ của vụ án.
Kiểm sát viên có thể trực tiếp
đề ra yêu cầu điều tra bằng lời trong
quá trình kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám
xét, hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm
chứng, người bị hại, đối chất, thực
nghiệm điều tra. Đối với các
trường hợp khác khi đề ra yêu cầu
điều tra, Kiểm sát viên phải có văn bản nêu
rõ những vấn đề cần điều tra
để củng cố chứng cứ hoặc để
làm rõ những tình tiết liên quan đến những
vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình
sự được quy định tại Điều 63
của BLTTHS. Đối với những vụ án trọng
điểm, phức tạp thì Kiểm sát viên phải xin ý
kiến chỉ đạo của Viện trưởng, Phó
Viện trưởng Viện kiểm sát trước khi ký
văn bản yêu cầu điều tra.
15.2. Điều tra viên được phân
công điều tra vụ án phải nghiên cứu để
tiến hành điều tra những vấn đề mà
Kiểm sát viên yêu cầu; nếu thấy cần thì trao
đổi với Kiểm sát viên để làm rõ nội
dung những yêu cầu đó. Trường hợp không
nhất trí thì Điều tra viên báo cáo Thủ
trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều
tra; Kiểm sát viên báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng
Viện kiểm sát để thống nhất việc
chỉ đạo điều tra. Trường hợp
Cơ quan điều tra không thực hiện những yêu
cầu điều tra của Viện kiểm sát thì nêu rõ lý
do trong Bản kết luận điều tra, khắc
phục việc Viện kiểm sát trả hồ sơ
để điều tra bổ sung dẫn đến
việc giải quyết vụ án bị kéo dài.
16. Việc
sử dụng lệnh tạm giam của Cơ quan
điều tra trong giai đoạn truy tố (Điều
166)
16.1. Trường hợp chuyển hồ
sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp mà còn thời
hạn tạm giam bị can thì Cơ quan điều tra
phải thông báo cho Giám thị trại tạm giam,
Trưởng nhà tạm giữ nơi bị can đang
bị tạm giam biết để tạo điều
kiện cho Kiểm sát viên thi hành nhiệm vụ hỏi cung
bị can.
16.2. Ngay sau khi nhận hồ sơ vụ án,
Kiểm sát viên phải kiểm tra thời hạn tạm
giam bị can để báo cáo Viện trưởng, Phó
viện trưởng Viện kiểm sát quyết
định như sau:
a. Nếu thời hạn tạm giam còn và
bằng hoặc dài hơn thời hạn truy tố
đối với từng tội phạm quy định
tại Khoản 1 Điều 166 của BLTTHS và xét thấy
cần phải tiếp tục tạm giam bị can thì
Viện kiểm sát sử dụng lệnh tạm giam
của Cơ quan điều tra mà không cần ra lệnh
tạm giam mới.
b. Nếu thời hạn tạm giam còn
nhưng không đủ để hoàn thành việc truy
tố thì trước khi hết hạn tạm giam 5 ngày,
Kiểm sát viên phải báo cáo để Viện trưởng,
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát ra lệnh
tạm giam mới. Thời hạn tạm giam mới
được tính theo ngày tạm giam cuối cùng ghi trong
lịch tạm giam của Cơ quan điều tra và không
được quá thời hạn truy tố đối
với từng tội phạm quy định tại
Khoản 1 Điều 166 của BLTTHS (trừ đi
thời hạn đã tạm giam kể từ ngày Viện
kiểm sát nhận hồ sơ vụ án). Sau khi Viện
kiểm sát ra lệnh tạm giam mới phải chuyển
ngay cho Giám thị trại tạm giam, Trưởng nhà
tạm giữ nơi bị can đang bị tạm giam.
Ví dụ: ngày 01/02/2004, Viện kiểm sát
nhận hồ sơ vụ án đề nghị truy tố
bị can A về tội phạm nghiêm trọng và A đang
bị tạm giam theo lệnh tạm giam của Cơ quan
điều tra đến hết ngày 15/02/2004. Xét thấy
cần thiết tiếp tục tạm giam bị can thì ngày
10/02/2004, Kiểm sát viên phải báo cáo để Viện
trưởng hoặc Phó Viện trưởng ra lệnh
tạm giam mới kể từ ngày 16/02/2004. Thời
hạn tạm giam này không được quá 15 ngày (30 ngày là
thời hạn truy tố đối với tội
phạm nghiêm trọng trừ đi 15 ngày bị can đã
bị tạm giam theo lệnh tạm giam trước
đó, kể từ ngày 01/02/2004 là ngày Viện kiểm sát
nhận hồ sơ vụ án).
17. Việc
sử dụng lệnh tạm giam trong trường hợp
trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi
còn thời hạn tạm giam và việc tạm giam bị
can khi chuyển vụ án để điều tra, truy
tố theo thẩm quyền.
17.1. Trường hợp Viện kiểm sát
trả lại hồ sơ để điều tra bổ
sung mà còn thời hạn tạm giam (lệnh tạm giam
của Cơ quan điều tra hoặc lệnh tạm giam
của Viện kiểm sát) thì Cơ quan điều tra
tiếp tục sử dụng lệnh tạm giam đó mà
không phải ra lệnh tạm giam mới; Nếu thời
hạn tạm giam còn lại không đủ để
kết thúc việc điều tra bổ sung và xét thấy
cần tiếp tục tạm giam bị can thì trước
khi hết hạn tạm giam 5 ngày, Cơ quan điều tra
ra lệnh tạm giam mới và gửi lệnh tạm giam
đó cho Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn.
Thời hạn tạm giam khi trong lệnh tạm giam
mới được tính tiếp theo ngày tạm giam
cuối cùng của lệnh tạm giam trước đó và
không được quá thời hạn tạm giam bổ
sung quy định tại Khoản 2 Điều 121 của
BLTTHS (trừ đi thời hạn mà Cơ quan điều
tra đã sử dụng để tạm giam bị can theo
lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra).
17.2. Trường hợp chuyển vụ án
để điều tra, truy tố theo thẩm quyền
(chuyển ngang cấp, cấp dưới chuyển lên
cấp trên, cấp trên chuyển cấp dưới
hoặc chuyển cho cơ quan khác có thẩm quyền) thì
việc tạm giam bị can thuộc thẩm quyền
của nơi nhận thụ lý vụ án và được
thực hiện như sau:
a. Nếu còn thời hạn tạm giam
để điều tra theo lệnh tạm giam hoặc
lệnh ra hạn tạm giam của nơi chuyển vụ
án và xét thấy cần tiếp tục tạm giam thì nơi
nhận thụ lý vụ án tiếp tục sử dụng
lệnh tạm giam hoặc lệnh ra hạn tạm giam
của nơi chuyển vụ án mà không phải ra lệnh
tạm giam mới. Nếu thời hạn tạm giam còn
lại không đủ để kết thúc điều tra
và xét thấy cần tiếp tục tạm giam bị can
thì trước khi hết thời hạn đó 5 ngày, Cơ
quan điều tra nơi nhận thụ lý vụ án có văn
bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp ra
hạn tạm giam. Thời hạn tạm giam ghi trong
lệnh ra hạn tạm giam được tính tiếp theo
ngày tạm giam cuối cùng của lệnh tạm giam
hoặc lệnh ra hạn tạm giam của nơi
chuyển vụ án. Thời hạn tạm giam tối đa
đối với bị can của nơi nhận thụ
lý vụ án không được quá thời hạn tạm
giam đối với từng tội phạm quy
định tại Điều 120 của BLTTHS (phải
trừ đi thời hạn tạm giam được ghi
trong lệnh của nơi chuyển vụ án).
b. Nếu còn thời hạn tạm giam
để truy tố theo lệnh tạm giam hoặc
lệnh gia hạn tạm giam của nơi chuyển
vụ án và xét thấy cần tiếp tục tạm giam thì
nơi nhận thụ lý vụ án tiếp tục sử
dụng lệnh tạm giam hoặc lệnh gia hạn
tạm giam của nơi chuyển vụ án mà không phải
ra lệnh tạm giam mới. Nếu thời hạn
tạm giam còn lại không đủ để hoàn thành
việc truy tố và xét thấy cần tiếp tục
tạm giam bị can thì trước khi hết thời
hạn đó năm ngày, Kiểm sát viên Viện kiểm sát
nơi nhận thụ lý vụ án phải báo cáo để
Viện trưởng, Phó Viện trưởng ra lệnh
tạm giam mới đối với bị can. Thời
hạn tạm giam ghi trong lệnh tạm giam mới
được tính tiếp theo ngày tạm giam cuối cùng
trong lệnh tạm giam của nơi chuyển vụ án và
không được quá thời hạn truy tố
đối với từng tội phạm qui định
tại khoản 1 Điều 166 của BLTTHS (phải
trừ đi thời hạn đã sử dụng theo
lệnh tạm giam của nơi chuyển vụ án).
18. Cách tính
thời hạn tố tụng trong trường hợp
bị can phạm vào tội nặng hơn, điều tra
bổ sung về một tội phạm khác.
18.1. Trường hợp đang điều
tra vụ án xác định được bị can
phạm vào tội nặng hơn nhưng trong cùng một
điều luật với tội đang điều tra,
kể cả trường hợp thay đổi tội
danh sang tội nặng hơn ở điều luật
khác, thì thời hạn điều tra của vụ án
được tính theo tội nặng hơn nhưng
phải trừ thời hạn đã điều tra
trước đó, bảo đảm đúng thời
hạn điều tra đối với từng tội
phạm theo qui định tại Điều 119 của
BLTTHS. Thời hạn tạm giam đối với bị
can cũng được tính theo tội nặng hơn,
nhưng phải trừ thời hạn đã tạm giam
bị can, bảo đảm đúng thời hạn tạm
giam đối với từng tội phạm qui
định tại Điều 120 của BLTTHS.
Ví dụ1: đang điều tra vụ án
trộm cắp thuộc loại tội phạm ít nghiêm
trọng theo khoản 1 Điều 138 của Bộ
luật hình sự thì xác định hành vi trộm cắp của
bị can thuộc loại tội nghiêm trọng theo
khoản 2 Điều 138 của Bộ luật hình sự;
do đó, thời hạn điều tra, thời hạn
tạm giam bị can trong vụ án trộm cắp này
được tính theo tội phạm nghiêm trọng và
phải trừ thời gian đã điều tra, đã
tạm giam trước đó.
Ví dụ 2: đang điều tra vụ án
về tội cố ý gây thương tích theo Điều
105 của Bộ luật hình sự thì thay đổi
quyết định khởi tố vụ án, quyết
định khởi tố bị can sang tội giết
người theo Điều 93 của Bộ luật hình
sự; do đó, thời hạn điều tra, thời
hạn tạm giam bị can được tính theo tội
giết người và phải trừ thời gian đã
điều tra, đã tạm giam bị can về tội
cố ý gây thương tích trước đó.
18.2. Trường hợp đang điều
tra vụ án mà lại khởi tố điều tra bổ
sung về một tội phạm khác thì việc
điều tra đối với các hành vi phạm tội
trong vụ án được thực hiện đồng
thời và thời hạn điều tra được
tính tiếp kể từ khi ra quyết định khởi
tố đối với hành vi phạm tội sau cho
đến khi kết thúc điều tra đối với
tất cả các hành vi phạm tội theo qui định
tại Điều 119 của BLTTHS.
Thời hạn tạm giam bị can trong
trường hợp này được áp dụng theo
từng tội phạm. Nếu hết thời hạn
tạm giam bị can (kể cả đã gia hạn)
hoặc bị can không bị tạm giam về tội
phạm khởi tố trước mà xét cần tạm giam
để điều tra về tội phạm
được khởi tố sau thì ra lệnh tạm giam bị
can về tội phạm đó theo qui định tại
Điều 120 của BLTTHS.
Ví dụ: đang điều tra vụ án
trộm cắp thuộc loại tội ít nghiêm trọng
được hai tháng, sau đó khởi tố bổ sung
để điều tra bị can này về tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản cũng thuộc
loại tội ít nghiêm trọng thì thời hạn
điều tra chung của vụ án được tính
tiếp, kể từ khi ra quyết định khởi
tố vụ án về tội lừa đảo đó.
Nếu bị can chưa bị tạm giam hoặc hết
thời hạn tạm giam về tội trộm cắp
(kể cả đã gia hạn) mà xét cần tiếp tục
tạm giam thì ra lệnh tạm giam bị can về tội
lừa đảo.
19. Về
đình chỉ điều tra (Điều 164)
19.1. Trong quá trình điều tra xác
định đủ căn cứ đình chỉ
điều tra bị can về hành vi nào đã bị
khởi tố thì Cơ quan điều tra ra quyết
định đình chỉ điều tra bị can
đối với hành vi đó. Trước khi ra quyết
định đình chỉ điều tra, Điều tra
viên phải phối hợp với Kiểm sát viên rà soát
lại các chứng cứ và các căn cứ đình chỉ
điều tra; nếu thấy không đủ căn cứ
để đình chỉ điều tra thì Cơ quan
điều tra tiếp tục điều tra; nếu
thấy đủ căn cứ truy tố thì Cơ quan
điều tra làm kết luận điều tra đề
nghị truy tố bị can.
19.2. Trường hợp bị can đang
bị tạm giam thì chậm nhất là năm ngày
trước khi ra quyết định đình chỉ
điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn
bản đề nghị Viện kiểm sát huỷ bỏ
biện pháp tạm giam để trả tự do ngay cho
bị can. Trong thời hạn ba ngày kể từ khi
nhận được đề nghị của Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát cùng cấp phải xem
xét để quyết định việc huỷ bỏ
biện pháp tạm giam; nếu có căn cứ thì ra
quyết định huỷ bỏ biện pháp tạm giam,
nếu không có căn cứ thì thông báo bằng văn
bản ghi rõ lý do và yêu cầu Cơ quan điều tra
tiếp tục điều tra; nếu đủ căn
cứ để truy tố thì yêu cầu Cơ quan điều
tra làm bản kết luận điều tra đề
nghị truy tố bị can.
19.3. Trường hợp Cơ quan
điều tra đã làm bản kết luận điều
tra đề nghị truy tố nhưng hồ sơ
chưa chuyển sang Viện kiểm sát và những
người có liên quan, nếu qua kiểm sát việc
kết thúc điều tra Kiểm sát viên thấy có đủ
căn cứ đình chỉ điều tra thì báo cáo
Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện
kiểm sát có ý kiến để Thủ trưởng, Phó
thủ trưởng Cơ quan điều tra cùng cấp làm
lại bản kết luận điều tra và ra quyết
định đình chỉ điều tra.
20. Việc
đóng dấu và đánh bút lục hồ sơ vụ án
trong giai đoạn điều tra, truy tố
20.1. Việc đóng dấu bút lục các tài
liệu trong hồ sơ vụ án trước khi kết
thúc điều tra được thực hiện như
sau:
Hồ sơ bắt khẩn cấp, hồ
sơ khởi tố vụ án, hồ sơ khởi tố
bị can và các hồ sơ khác trong quá trình điều tra
không đánh số bút lục theo thứ tự ngay từ
đầu do liên quan đến sắp xếp hồ sơ
sau khi kết thúc điều tra. Do đó, để tránh
xảy ra mất mát, thất lạc thì từng trang tài
liệu trong các hồ sơ này phải được
đóng dấu bút lục của Cơ quan điều tra và
kèm theo bản kê đầy đủ tên tài liệu, số
trang từng tài liệu và lưu trong hồ sơ vụ án.
Nếu các hồ sơ gửi Viện kiểm sát xét phê
chuẩn, thì sau khi kết thúc việc phê chuẩn, các tài
liệu trực tiếp liên quan đến quyết
định phê chuẩn hoặc quyết định không
phê chuẩn phải được đóng dấu bút
lục của Viện kiểm sát.
20.2. Việc đánh số bút lục trong
hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra
được thực hiện như sau:
a. Trong quá trình khởi tố, điều tra,
tài liệu của Cơ quan điều tra hoặc do
Viện kiểm sát thu thập đều phải
đưa vào hồ sơ vụ án theo đúng trình tự
tố tụng khởi tố, điều tra vụ án. Sau
khi kết thúc điều tra, các tài liệu trong hồ
sơ vụ án do Cơ quan điều tra thống nhất
đánh số thứ tự (bút lục) một lần
(không được tẩy xoá đánh đi đánh lại
nhiều lần) và lập bảng thống kê đầy
đủ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án từ
01 cho đến hết.
b. Sau khi đã nhận hồ sơ vụ án,
những tài liệu do Viện kiểm sát thu thập ở
giai đoạn truy tố phải được
đưa vào hồ sơ vụ án và đánh số thứ
tự tiếp theo số tài liệu trong hồ sơ do
Cơ quan điều tra chuyển sang; không được
thay đổi thứ tự bút lục trong hồ sơ
vụ án.
21. Thủ
tục giao nhận hồ sơ và vật chứng giữa
Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát
21.1. Khi chuyển hồ sơ sang Viện
kiểm sát, Cơ quan điều tra cần kiểm tra
lại hồ sơ và vật chứng vụ án, bảo
đảm hồ sơ có đủ tài liệu đã
liệt kê, đủ và đúng vật chứng của
vụ án. Cơ quan điều tra trực tiếp giao
hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp. Khi Cơ quan
điều tra giao hồ sơ, người nhận hồ
sơ phải đối chiếu bảng kê tài liệu
với các tài liệu có trong hồ sơ, nếu đủ
và đúng thủ tục thì ký nhận, nếu không
đủ thì chưa nhận. Ngay sau khi nhận hồ
sơ, Viện kiểm sát phải vào sổ thụ lý và ghi
ngày nhận hồ sơ vào bìa hồ sơ (góc trên bên trái).
Trường hợp Viện kiểm sát
trả hồ sơ để điều tra bổ sung
cũng phải giao trực tiếp và Cơ quan điều
tra ghi việc trả lại hồ sơ vào sổ thụ
lý của mình, ngày chuyển hồ sơ cho Cơ quan
điều tra và ngày thụ lý lại cũng
được ghi vào bìa hồ sơ.
21.2. Thủ tục giao nhận vật
chứng giữa Cơ quan điều tra và Viện
kiểm sát được thực hiện như sau:
a. Vật chứng đi kèm hồ sơ
vụ án được chuyển giao cùng hồ sơ
vụ án. Vật chứng đi kèm hồ sơ là những
vật chứng có thể đưa vào hồ sơ vụ
án như séc giả, bằng giả ..., những vật
chứng gọn nhẹ dễ vận chuyển và bảo
quản (con dao, con dấu, cái búa ...) và không thuộc
trường hợp qui định tại các điểm
b, c, d khoản 2 Điều 75 của BLTTHS. Khi Viện
kiểm sát trả hồ sơ để điều tra
bổ sung thì không phải bàn giao lại vật chứng,
trừ trường hợp Cơ quan điều tra có yêu
cầu. Khi giao nhận lại vật chứng phải
lập biên bản có chữ ký của bên giao, bên nhận và
được đưa vào hồ sơ vụ án.
b. Trường hợp vật chứng
được bảo quản tại kho của Cơ quan
Công an hoặc tại kho của Cơ quan điều tra
trong Quân đội thì khi ra quyết định truy tố,
Viện kiểm sát ra quyết định chuyển vật
chứng từ kho vật chứng của Cơ quan Công an
hoặc từ kho của Cơ quan điều tra trong Quân
đội sang kho vật chứng của cơ quan thi hành
án, đồng thời thông báo bằng văn bản cho
cơ quan thi hành án cùng cấp. Trong thời hạn 2 ngày,
kể từ khi nhận được quyết
định chuyển vật chứng, cơ quan Công an
hoặc Cơ quan điều tra trong Quân đội
quản lý vật chứng có trách nhiệm bàn giao vật
chứng đó cho cơ quan thi hành án cùng cấp và chuyển
biên bản giao nhận vật chứng giữa hai cơ
quan cho Viện kiểm sát để đưa vào hồ
sơ vụ án.
22. Việc
thực hiện một số quy định trong Thông
tư này của cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra
22.1. Trường hợp cấp trưởng
của cơ quan được giao nhận nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra huỷ bỏ các quyết định không có
căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, thay
đổi cấp phó trong việc điều tra vụ án
hình sự thì được thực hiện theo qui
định tại Mục 1, 2 của Thông tư này.
22.2. Cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra, sau khi ra quyết định khởi tố
vụ án hoặc quyết định không khởi tố
vụ án, áp dụng biện pháp ngăn chặn theo thẩm
quyền phải gửi ngay các quyết định đó
cho Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố
để giải quyết theo qui định tại các
Mục 3 và 4 của Thông tư này. Trường hợp
huỷ bỏ quyết định không khởi tố
vụ án hình sự của cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra thì Viện kiểm sát có thẩm
quyền truy tố ra quyết định khởi tố
vụ án hình sự và yêu cầu cơ quan đó chuyển
toàn bộ tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra
có thẩm quyền để tiến hành điều tra.
22.3. Hồ sơ đề nghị Viện
kiểm sát xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp
của người qui định tại các điểm b,
c khoản 2 Điều 81 của BLTTHS và việc xét phê chuẩn
quyết định khởi tố bị can của Bộ
đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm được
giao tiến hành một số hoạt động
điều tra được thực hiện theo qui
định tại Mục 3 và 7 của Thông tư này.
22.4. Việc cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra đóng dấu bút lục,
đánh số bút lục hồ sơ vụ án và chuyển
giao hồ sơ, vật chứng của vụ án cho
Viện kiểm sát hoặc cho Cơ quan điều tra có
thẩm quyền được thực hiện theo qui
định tại Mục 20 và 21 của thông tư này.
23. Hiệu
lực của Thông tư
Thông tư liên tịch này có hiệu lực
sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những
hướng dẫn trước đây của Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc
phòng trái với những hướng dẫn tại Thông
tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng
mắc hoặc chưa được hướng dẫn,
cần phải giải thích hoặc hướng dẫn
bổ sung thì đề nghị phản ánh cho Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc
phòng để có sự giải thích hoặc hướng
dẫn bổ sung kịp thời.
KT.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Phó
viện trưởng
Trần Thu
KT.
Bộ trưởng Bộ công an
Thứ
trưởng
Thượng tướng Lê
Thế Tiệm
KT.
Bộ trưởng bộ quốc phòng
Thứ
trưởng
Thượng tướng
Nguyễn Văn Được