Thông tư 16/2017/TT-BLĐTBXH thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

thuộc tính Thông tư 16/2017/TT-BLĐTBXH

Thông tư 16/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết một số nội dung về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:16/2017/TT-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Doãn Mậu Diệp
Ngày ban hành:08/06/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Kiểm định viên kỹ thuật ATLĐ phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ

Ngày 08/06/2017, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 16/2017/TT-BLĐTBXH về việc quy định chi tiết một số nội dung về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Theo đó, cá nhân là kiểm định viên phải tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật an toàn lao động ít nhất một lần trong thời gian 36 tháng. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ gồm: Cập nhật văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm định; quy chuẩn quốc gia; quy trình kiểm định; các thông tin quản lý Nhà nước về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trên phạm vi toàn quốc.
Học viên tham gia bồi dưỡng được sát hạch nếu đảm bảo lên lớp tối thiểu 80% thời lượng chương trình bồi dưỡng. Học viên làm bài sát hạch trên giấy theo hình thức trắc nghiệm. Học viên đạt yêu cầu sát hạch nghiệp vụ khi kết quả sát hạch đạt từ 70 điểm (theo thang điểm 100) trở lên.
Đơn vị tổ chức khóa bồi dưỡng cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cho các học viên đạt yêu cầu sát hạch.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 22/08/2017.

Xem chi tiết Thông tư16/2017/TT-BLĐTBXH tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

Số: 16/2017/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2017

Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định một số biện pháp quản lý, triển khai hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; hình thức, nội dung, chương trình và việc tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
2. Kiểm định viên thực hiện kiểm định các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
4. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; tổ chức cá nhân huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 3. Quản lý hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định Cục An toàn lao động là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm quản lý hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (sau đây gọi tắt là cơ quan đầu mối).
Chương II
HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG, SÁT HẠCH NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Điều 4. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được thực hiện đối với cá nhân tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật và chưa được cấp chứng chỉ kiểm định viên hoặc đã bị thu hồi chứng chỉ kiểm định viên;
2. Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được thực hiện đối với cá nhân là kiểm định viên. Kiểm định viên phải tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động ít nhất một lần trong thời gian 36 tháng.
Điều 5. Nội dung, chương trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Nội dung huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm:
a) Lý thuyết chung: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kiểm định; phương pháp đánh giá rủi ro máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; hướng dẫn sử dụng các thiết bị đo lường, dụng cụ phục vụ công tác kiểm định kỹ thuật an toàn;
b) Lý thuyết nghiệp vụ: nguyên lý cấu tạo, vận hành thiết bị; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với từng đối tượng kiểm định;
c) Thực hành: kiểm định thiết bị theo quy trình kiểm định; sử dụng phương tiện đo lường; kiểm tra dụng cụ phục vụ công tác kiểm định.
2. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm: Cập nhật văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm định; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; quy trình kiểm định; các thông tin quản lý nhà nước về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trên toàn quốc.
3. Chương trình khung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Lập kế hoạch và lựa chọn đơn vị tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Cơ quan đầu mối có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; lựa chọn đơn vị thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng; thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; công nhận kết quả sát hạch huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. Đơn vị được lựa chọn thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải đảm bảo yêu cầu sau:
a) Là tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động còn hiệu lực;
b) Đã xây dựng kế hoạch tổ chức khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đáp ứng được yêu cầu tại Khoản 3 Điều này;
c) Thực hiện trách nhiệm của đơn vị thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động quy định tại Điều 11 Thông tư này.
3. Kế hoạch tổ chức khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm các nội dung sau:
a) Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
b) Số lượng học viên dự kiến tham gia;
c) Chương trình, nội dung huấn luyện, bồi dưỡng;
d) Danh sách giảng viên tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (kèm lý lịch khoa học) tham gia huấn luyện, bồi dưỡng;
đ) Kế hoạch tổ chức sát hạch và đề xuất thành viên tham gia Hội đồng sát hạch theo nội dung, chương trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Tài liệu, giáo trình huấn luyện và ngân hàng đề sát hạch phù hợp với nội dung, chương trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Thủ trưởng cơ quan đầu mối quyết định thành lập Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có tối thiểu 05 thành viên là đại diện cơ quan đầu mối và đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức khóa huấn luyện, trong đó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo cơ quan đầu mối.
3. Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có trách nhiệm tổ chức thực hiện sát hạch khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
4. Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có các nhiệm vụ sau đây:
a) Duyệt danh sách học viên đủ điều kiện sát hạch theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư này;
b) Xây dựng, điều chỉnh đề sát hạch phù hợp với đối tượng tham dự khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
c) Thành lập Tổ chấm sát hạch;
d) Tổng hợp kết quả sát hạch, báo cáo thủ trưởng Cơ quan đầu mối quyết định công nhận kết quả sát hạch. Mẫu Báo cáo kết quả sát hạch khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
đ) Tổng hợp các ý kiến đóng góp về việc tổ chức, chương trình, quy trình báo cáo thủ trưởng Cơ quan đầu mối và xử lý các vụ việc xảy ra trong quá trình sát hạch.
Điều 8. Tổ chấm sát hạch huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Tổ chấm sát hạch có tối thiểu 02 thành viên chấm sát hạch lý thuyết và 03 thành viên chấm sát hạch thực hành gồm: chuyên gia có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên trong thiết kế, chế tạo, vận hành, kiểm định, chứng nhận máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; đại diện cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động.
2. Tổ chấm sát hạch có nhiệm vụ sau đây:
a) Hỏi, chấm điểm và tổng hợp, báo cáo kết quả sát hạch cho Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
b) Kiến nghị Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động điều chỉnh kịp thời những sai sót trong đề sát hạch.
Điều 9. Sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Học viên được tham gia sát hạch nếu bảo đảm lên lớp tối thiểu 80% thời lượng chương trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ.
2. Hình thức, nội dung sát hạch đối với khóa huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
a) Sát hạch lý thuyết: Học viên làm bài sát hạch trên giấy theo hình thức trắc nghiệm. Nội dung bao gồm lý thuyết chung và lý thuyết của môn học tương ứng theo nội dung đăng ký.
b) Sát hạch thực hành: Học viên thực hiện bài sát hạch thực hành kiểm định trực tiếp trên đối tượng kiểm định hoặc trên phần mềm mô phỏng theo Quy trình kiểm định và xử lý kết quả kiểm định trên từng đối tượng kiểm định đăng ký học.
3. Đối với khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, học viên làm bài sát hạch trên giấy theo hình thức trắc nghiệm.
4. Học viên tham gia khóa huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được sát hạch lý thuyết và sát hạch thực hành lần 2 nếu kết quả sát hạch lần 1 không đạt yêu cầu. Thời gian và địa điểm do Hội đồng sát hạch quyết định. Các học viên không đạt yêu cầu khi sát hạch lần 2 phải tham gia lại khóa huấn luyện nghiệp vụ đối với nội dung sát hạch không đạt yêu cầu.
Điều 10. Công nhận kết quả sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Thủ trưởng cơ quan đầu mối quyết định công nhận kết quả sát hạch theo đề nghị của Chủ tịch hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. Học viên đạt yêu cầu sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động khi kết quả sát hạch lý thuyết, kết quả sát hạch thực hành theo chương trình huấn luyện, bồi dưỡng đạt từ 70 điểm (theo thang điểm 100) trở lên.
3. Đơn vị tổ chức khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cho các học viên đạt yêu cầu sát hạch. Mẫu Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 11. Trách nhiệm của đơn vị thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Công khai thu phí huấn luyện, bồi dưỡng và chịu trách nhiệm bồi hoàn kinh phí huấn luyện, bồi dưỡng cho học viên trong trường hợp đơn vị không thực hiện việc huấn luyện theo đúng quy định tại Thông tư này.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, đơn vị huấn luyện, bồi dưỡng phải đáp ứng các yêu cầu trong kế hoạch đã được duyệt. Trường hợp có sự thay đổi kế hoạch, phải thông báo kịp thời về cơ quan đầu mối để được xem xét quyết định.
3. Tuân thủ quy chế huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động do cơ quan đầu mối ban hành.
4. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, con người, đảm bảo an ninh, an toàn trong suốt quá trình sát hạch lý thuyết và sát hạch thực hành.
5. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến khóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ theo đúng quy định của pháp luật.
Chương III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
Điều 12. Một số biện pháp quản lý, triển khai hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Các bộ theo thẩm quyền quy định tại Khoản 7 Điều 42 Nghị định 44/2016/NĐ-CP thực hiện báo cáo tình hình hoạt động kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này, hoặc bằng dữ liệu điện tử về phần mềm cơ sở dữ liệu về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải kiểm tra thông tin và lựa chọn các Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đủ điều kiện để thực hiện kiểm định; phải kiểm tra thẻ kiểm định viên hoặc chứng chỉ kiểm định viên để đảm bảo kiểm định viên có năng lực phù hợp để thực hiện kiểm định.
3. Ngoài các quy định tại Điều 15, Điều 44 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP, Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có trách nhiệm:
a) Phải dán tem kiểm định hoặc thể hiện thông tin kiểm định lên đối tượng kiểm định đạt yêu cầu ở vị trí dễ thấy, dễ đọc. Tem kiểm định có thể được phóng to hoặc thu nhỏ phù hợp với kích thước của đối tượng kiểm định nhưng phải đảm bảo các thông số ghi trên tem nhận biết được bằng mắt thường đảm bảo không bị mờ và bong trong quá trình sử dụng.
b) Phải ký kết hợp đồng đối với kiểm định viên để thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; cấp thẻ kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động cho các kiểm định viên làm việc tại tổ chức. Mẫu thẻ kiểm định viên quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động:
a) Dịch vụ công trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
b) Xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
c) Báo cáo kết quả tình hình kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động bằng dữ liệu điện tử;
d) Công bố thông tin về các Tổ chức đủ điều kiện hoạt động kiểm định an toàn lao động.
Điều 13. Xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Cơ quan đầu mối có trách nhiệm xây dựng, cập nhật, quản lý phần mềm cơ sở dữ liệu kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Hướng dẫn và cung cấp dữ liệu cho các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương để thực hiện quản lý công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trên địa bàn.
2. Kể từ ngày phần mềm cơ sở dữ liệu về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động chính thức đi vào hoạt động, Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có trách nhiệm sử dụng phần mềm trong hoạt động của tổ chức để phục vụ việc cập nhật cơ sở dữ liệu về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Điều 14. Công bố thông tin về các Tổ chức đủ điều kiện hoạt động kiểm định an toàn lao động
Cơ quan đầu mối có trách nhiệm công bố Tổ chức đủ điều kiện hoạt động kiểm định an toàn lao động; Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bị đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; danh sách kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trên trang thông tin điện tử của Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (http://antoanlaodong.gov.vn).
Điều 15. Dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Cơ quan đầu mối có trách nhiệm xây dựng, thống nhất quản lý phần mềm dịch vụ công trực tuyến cấp, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; cấp, cấp lại Chứng chỉ kiểm định viên và các dịch vụ công trực tuyến khác liên quan đến công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. Tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn hình thức nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; cấp, cấp lại Chứng chỉ kiểm định viên qua mạng điện tử. Cơ quan đầu mối có trách nhiệm xây dựng quy trình giải quyết, xử lý các hồ sơ gửi qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn cơ sở sử dụng đối tượng kiểm định, Tổ chức kiểm định hoạt động trên địa bàn thực hiện Thông tư này.
2. Tiếp nhận các tài liệu khai báo sử dụng các đối tượng kiểm định của tổ chức và cá nhân trên địa bàn quản lý. Cấp giấy xác nhận khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này cho tổ chức, cá nhân khai báo trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận được đủ phiếu khai báo sử dụng và bản phô tô Giấy chứng nhận kết quả kiểm định của thiết bị.
3. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm hoạt động của các tổ chức cung ứng dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đóng trên địa bàn.
4. Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính, đề nghị Cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, thu hồi Chứng chỉ kiểm định viên đối với các trường hợp quy định tại Điều 8 và Điều 14 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.
5. Thông báo cho cơ quan đầu mối khi tiến hành xử phạt, đình chỉ hoạt động, tước Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động của Tổ chức kiểm định.
6. Tổng hợp, báo cáo cơ quan đầu mối về tình hình khai báo sử dụng, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trên địa bàn định kỳ hằng năm trước ngày 05 tháng 01 năm sau hoặc khi được yêu cầu.
Điều 17. Trách nhiệm của Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Xây dựng, ban hành, áp dụng quy chế tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
2. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm hoạt động của các tổ chức cung ứng dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo thẩm quyền.
3. Định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15 tháng 01 năm sau về tình hình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong phạm vi cả nước.
Điều 18. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 8 năm 2017.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị các cá nhân, tổ chức phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ LĐTBXH;
- Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, Cục ATLĐ (30 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





 

Doãn Mậu Diệp

PHỤ LỤC I.

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
(Kèm theo Thông tư số 16/2017 /TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

1. Chương trình huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

TT

Môn học/ đối tượng huấn luyện

Nội dung huấn luyện

Số tiết tối thiểu

Yêu cầu giảng viên, huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1

Lý thuyết chung/ Áp dụng cho tất cả học viên.

Giới thiệu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

8

- Tốt nghiệp đại học trở lên.

- Có thời gian công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động tối thiểu 5 năm.

An toàn thiết bị- Đánh giá rủi ro (ISO 14121-1:2007)

4

- Tốt nghiệp đại học trở lên, các chuyên ngành kỹ thuật.

- Có kinh nghiệm thực hiện công tác kiểm định liên tục trên 10 năm.

- Có hiểu biết về tiêu chuẩn ISO 14121-1:2007.

Lý thuyết và thực hành về kiểm tra siêu âm đo chiều dày kim loại.

8

- Tốt nghiệp đại học trở lên, các chuyên ngành kỹ thuật.

- Có chứng chỉ kiểm tra siêu âm cấp 2 còn hiệu lực.

Sát hạch

Sát hạch lý thuyết

4

 

2

Nghiệp vụ kiểm định nồi hơi và bình chịu áp lực.

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nồi hơi, nồi gia nhiệt dầu, bình áp lực, chai áp lực;

8

- Tốt nghiệp đại học trở lên, các chuyên ngành kỹ thuật phù hợp (Nhiệt điện, Nhiệt lạnh, Cơ khí, ...).

- Có kinh nghiệm thực hiện công tác kiểm định đối với nồi hơi và bình chịu áp lực liên tục trên 10 năm.

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các cơ cấu, thiết bị đo lường, bảo vệ an toàn.

4

Quy trình kiểm định KTAT nồi hơi, nồi gia nhiệt dầu, bình áp lực, chai áp lực;

8

Thực hành bao gồm: hướng dẫn sử dụng trang thiết bị kiểm định; kiểm định đối tượng theo quy trình kiểm định; xử lý kết quả kiểm định

12

Sát hạch

Sát hạch lý thuyết

4

 

Sát hạch thực hành

4

 

3

Nghiệp vụ kiểm định hệ thống đường ống chịu áp lực.

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của Hệ thống đường ống áp lực, đường ống dẫn khí y tế; hệ thống lạnh các loại; hệ thống dẫn hơi và nước nóng; hệ thống điều chế, nạp khí, khí hóa lỏng, khí hòa tan.

12

- Tốt nghiệp đại học trở lên, các chuyên ngành kỹ thuật phù hợp (Nhiệt điện, Nhiệt lạnh, Cơ khí,...).

- Có kinh nghiệm thực hiện công tác kiểm định đối với hệ thống các thiết bị áp lực liên tục trên 10 năm

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các cơ cấu, thiết bị đo lường, bảo vệ an toàn.

4

Quy trình kiểm định KTAT Hệ thống đường ống chịu áp lực, hệ thống lạnh, hệ thống dẫn hơi và nước nóng; hệ thống điều chế, nạp khí, khí hóa lỏng, khí hòa tan.

8

Thực hành bao gồm: hướng dẫn sử dụng trang thiết bị kiểm định; kiểm định đối tượng theo quy trình kiểm định; xử lý kết quả kiểm định.

12

Sát hạch

Sát hạch lý thuyết

4

 

Sát hạch thực hành

4

 

4

Nghiệp vụ kiểm định Thang máy, thang cuốn, băng tải, máy vận thăng.

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của Thang máy các loại; Thang cuốn, băng tải chở; Máy vận thăng nâng hàng, nâng người.

12

- Tốt nghiệp đại học trở lên, các chuyên ngành kỹ thuật phù hợp (Cơ khí, máy xây dựng ...).

- Có kinh nghiệm thực hiện công tác kiểm định đối với Thang máy, thang cuốn, băng tải, máy vận thăng liên tục trên 10 năm.

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các cơ cấu, thiết bị bảo vệ an toàn.

4

Quy trình kiểm định KTAT Thang máy các loại; Thang cuốn, băng tải chở; Máy vận thăng nâng hàng, nâng người.

8

Thực hành bao gồm: hướng dẫn sử dụng trang thiết bị kiểm định; kiểm định đối tượng theo quy trình kiểm định; xử lý kết quả kiểm định.

12

Sát hạch

Sát hạch lý thuyết

4

 

Sát hạch thực hành

4

 

5

Nghiệp vụ kiểm định thiết bị nâng các loại.

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của Cần trục, Cầu trục, cổng trục, pa lăng, trục cáp, tời điện, xe nâng hàng, xe nâng người, bàn nâng, sàn nâng.

24

- Tốt nghiệp đại học trở lên, các chuyên ngành kỹ thuật phù hợp (Cơ khí, máy xây dựng ...).

- Có kinh nghiệm thực hiện công tác kiểm định đối với thiết bị nâng trên 10 năm.

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các cơ cấu, thiết bị bảo vệ an toàn.

4

Quy trình kiểm định của Cần trục, Cầu trục, cổng trục, pa lăng, trục cáp, tời điện, xe nâng hàng, xe nâng người, bàn nâng, sàn nâng.

12

Thực hành bao gồm: hướng dẫn sử dụng trang thiết bị kiểm định; kiểm định đối tượng theo quy trình kiểm định; xử lý kết quả kiểm định

12

Sát hạch

Sát hạch lý thuyết

4

 

Sát hạch thực hành

4

 

6

Nghiệp vụ kiểm định công trình vui chơi công cộng.

- Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của Sàn biểu diễn di động; Tàu lượn cao tốc; Máng trượt; Đu quay;

- Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các cơ cấu, thiết bị bảo vệ an toàn.

8

- Tốt nghiệp đại học trở lên, các chuyên ngành kỹ thuật phù hợp (Cơ khí, máy xây dựng ...).

- Có kinh nghiệm thực hiện công tác kiểm định đối với công trình vui chơi công cộng hoặc thiết bị nâng trên 10 năm.

Quy trình kiểm định Sàn biểu diễn di động; Tàu lượn cao tốc; Máng trượt; Đu quay;

8

Thực hành bao gồm: hướng dẫn sử dụng trang thiết bị kiểm định; kiểm định đối tượng theo quy trình kiểm định; xử lý kết quả kiểm định

12

Sát hạch

Sát hạch lý thuyết

4

 

Sát hạch thực hành

4

 

7

Nghiệp vụ kiểm định hệ thống cáp treo vận chuyển người.

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại hệ thống cáp treo

8

- Tốt nghiệp đại học trở lên, các chuyên ngành kỹ thuật phù hợp (Cơ khí, máy xây dựng ...).

- Có kinh nghiệm thực hiện công tác kiểm định đối với công trình vui chơi công cộng hoặc thiết bị nâng trên 10 năm.

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các cơ cấu, thiết bị bảo vệ an toàn .

4

Quy trình kiểm định KTAT hệ thống cáp treo

4

Thực hành bao gồm: hướng dẫn sử dụng trang thiết bị kiểm định; kiểm định hệ thống cáp treo theo quy trình kiểm định; xử lý kết quả kiểm định

16

Sát hạch

Sát hạch lý thuyết

4

 

Sát hạch thực hành

4

 

*Ghi chú: 1 tiết học lý thuyết = 45 phút; 1 tiết thực hành = 60 phút

2. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Tùy theo yêu cầu về bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, có thể sử dụng một trong những chương trình sau đây:

2.1. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thông thường:

Nội dung:

- Cập nhật những nội dung mới về các thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; các quy chuẩn kỹ thuật; quy trình kiểm định. Những thay đổi về các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan.

- Cập nhật các thông tin, kinh nghiệm về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trên toàn quốc.

Thời lượng khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là 16 tiết học, bao gồm cả thời gian sát hạch lý thuyết.

2.2. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ đặc biệt:

a) Nội dung: Áp dụng như Chương trình bồi dưỡng thông thường, có bổ sung thêm thực hành nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới quy trình kiểm định hoặc do yêu cầu mới của đối tượng kiểm định

b) Thời lượng: Áp dụng như Chương trình bồi dưỡng thông thường và thêm thời gian thực hành và sát hạch thực hành.

PHỤ LỤC II.

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁT HẠCH KHÓA HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
(Kèm theo Thông tư số 16/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

HỘI ĐỒNG SÁT HẠCH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: ……….

………., ngày      tháng ……  năm 20……

BÁO CÁO

Kết quả sát hạch khóa huấn luyện (hoặc bồi dưỡng) nghiệp vụ 
kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. THÔNG TIN VỀ KHÓA HUẤN LUYỆN (HOẶC BỒI DƯỠNG) NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

- Chương trình, nội dung huấn luyện (bồi dưỡng).

- Tổng số học viên dự kiến, số lượng học viên thực tế tham gia theo từng môn học (kèm danh sách).

- Thời gian, địa điểm tổ chức.

- Các nội dung khác………….

2. KẾT QUẢ KHÓA HUẤN LUYỆN (HOẶC BỒI DƯỠNG) NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

- Môn học……: số lượng học viên…….; số lượng học viên đủ điều kiện sát hạch…….; số lượng học viên sát hạch đạt yêu cầu đạt yêu cầu: ……..

- Môn học…….: số lượng học viên…….; số lượng học viên đủ điều kiện sát hạch…….; số lượng học viên sát hạch đạt yêu cầu đạt yêu cầu: ………..

Danh sách chi tiết kết quả sát hạch của các học viên được gửi kèm báo cáo này

3. Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ

 

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ tên)

DANH SÁCH CHI TIẾT KẾT QUẢ SÁT HẠCH CỦA CÁC HỌC VIÊN

1. Kết quả môn học ....

STT

Họ và tên

Thời gian lên lớp

Kết quả sát hạch

Đánh giá (Đạt/ Không đạt)

Lần 1

Lần 2

 

Điểm lý thuyết

Điểm thực hành

Điểm lý thuyết

Điểm thực hành

 

1

Nguyễn Văn A

...tiết/...tiết

…/…

…/…

…/…

…/…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Kết quả môn học ....

STT

Họ và tên

Thời gian lên lớp

Kết quả sát hạch

Đánh giá (Đạt/ Không đạt)

Lần 1

Lần 2

 

Điểm lý thuyết

Điểm thực hành

Điểm lý thuyết

Điểm thực hành

 

1

Nguyễn Văn A

...tiết/...tiết

…/…

…/…

…/…

…/…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC III.

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐÃ HOÀN THÀNH KHÓA HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
(Kèm theo Thông tư số 16/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Mẫu số 01. Mẫu Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Mẫu số 02. Mẫu Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Mẫu số 01. Mẫu Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

(TÊN ĐƠN VỊ HUẤN LUYỆN)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

 

……….., ngày …..  tháng ……năm …….

Ảnh 3x4 (đóng dấu giáp lai hoặc dấu nổi)

GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐÃ HOÀN THÀNH KHÓA HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

Số:.........................

 

 

Họ và tên: ............................................................................................. Nam, Nữ:…………

Sinh ngày:…………………., Nơi sinh...................................................................................

Quốc tịch:…………………., Số CMND/Căn cước công dân/hộ chiếu..................................

Đơn vị công tác:....................................................................................................................

Chức vụ:...............................................................................................................................

Đã hoàn thành khóa huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các đối tượng kiểm định: 

..............................................................................................................................................

Được tổ chức từ ngày …… tháng …… năm ….. đến ngày …… tháng …… năm ……

 

GIÁM ĐỐC
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Mẫu số 02. Mẫu Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

(TÊN ĐƠN VỊ HUẤN LUYỆN)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

 

……….., ngày …..  tháng ……năm …….

Ảnh 3x4 (đóng dấu giáp lai hoặc dấu nổi)

GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐÃ HOÀN THÀNH KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

Số:.........................

 

 

Ông/Bà: ..............................................................................................................................

Sinh ngày:………………………….., Nơi sinh......................................................................

Nam, Nữ:.............................................................................................................................

Quốc tịch:……………………………., Số CMND (hộ chiếu)................................................

Đơn vị công tác:..................................................................................................................

Chức vụ: ……………………..Số hiệu kiểm định viên:………………………

Đã hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được tổ chức từ ngày…… tháng …… năm ……. đến ngày …… tháng ……. năm ……. tại....

 

GIÁM ĐỐC
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC IV.

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH, MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

BỘ ………………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: …………………..
Vv……….

…………., ngày    tháng … … năm 20….

BÁO CÁO

Tình hình hoạt động kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

I. Đánh giá tình hình thực hiện công tác kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt an toàn lao động năm 20...

1. Tình hình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý ngành, lĩnh vực

2. Số lượng máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được kiểm định (tổng số máy, thiết bị được kiểm định lần đầu, định kỳ; số lượng máy, thiết bị đạt/ không đạt yêu cầu, lý do)

3. Tình hình cấp, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (kèm theo danh sách)

4. Tình hình cấp, thu hồi chứng chỉ kiểm định viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (kèm theo danh sách).

5. Tình hình thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý

6. Tình hình tai nạn lao động liên quan đến máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

II. Khó khăn, vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện công tác kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

PHỤ LỤC V.

MẪU THẺ KIỂM ĐỊNH VIÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 6 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

(MẶT TRƯỚC)

TÊN TỔ CHỨC

ĐỊA CHỈ:

ĐIỆN THOẠI

LO GO

THẺ KIỂM ĐỊNH VIÊN

Số hiệu:

Ảnh 3x4

Họ và tên: ……………………………………………………………………..

Ngày sinh: …………………………………………………………………….

Chức danh: …………………………………………………………………..

Ngày hết hạn: ………………………………………………………………..

 

Ngày …. tháng …. năm 201…
Thủ trưởng tổ chức kiểm định
Ký tên, đóng dấu

 

 

 

(Số hiệu: Ghi số hiệu quy định tại chứng chỉ kiểm định viên)

(MẶT SAU)

PHẠM VI KIỂM ĐỊNH

 

 

 

 

(Ghi phạm vi kiểm định được phân công)

 

 

 

 

(Thẻ  kích thước 86mm x 54mm)

PHỤ LỤC VI.

MẪU GIẤY XÁC NHẬN KHAI BÁO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ……
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

(PHÒNG …………………..)

…….., ngày …. tháng …. năm ……

GIẤY XÁC NHẬN KHAI BÁO

SỬ DỤNG MÁY, THIẾT BỊ, VẬT TƯ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

1. Tên tổ chức, cá nhân khai báo: ...................................................................................

2. Địa chỉ: .........................................................................................................................

3. Điện thoại: …………………………… 4. Fax:................................................. 5. E-mail:

Đã khai báo sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo phiếu khai báo ngày ……. tháng ……. năm ……. do Ông/ bà ………………….. ký./.

 

NGƯỜI XÁC NHẬN (1)
(Ký tên)

(1) Người xác nhận là đại diện hợp pháp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Lãnh đạo Sở; Lãnh đạo Phòng, Ban hoặc chuyên viên được phân công nhiệm vụ, tùy theo quy định về phân cấp, phân quyền của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

No. 16/2017/TT-BLDTBXH

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

Hanoi, June 08, 2017

 

CIRCULAR

Detailing a number of contents of technical inspection of occupational safety for machinery, equipment and supplies subject to strict requirements for occupational safety

 

Pursuant to the Law on Occupational Safety and Health dated June 25, 2015;

Pursuant to Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017, of the Government, on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

Pursuant to Decree No. 44/2016/ ND-CP dated May 15, 2016, of the Government, detailing some articles of the Law on Occupational Safety and Health, technical inspection of occupational safety, training of occupational safety and sanitation and monitoring of occupational environment;

At the proposal of the Director of the Department of Work Safety,

The Minister of Labor, Invalids and Social Affairs promulgates the Circular detailing a number of contents of technical inspection of occupational safety for machinery, equipment and supplies subject to strict requirements for occupational safety.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Circular stipulates a number of measures for managing and implementing occupational safety inspection; forms, contents, programs and organization of training, further training and testing of professional skills for inspection of machinery, equipment and supplies subject to strict requirements for occupational safety under the management responsibility of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs; application of information technology in occupational safety inspection.

Article 2. Subjects of application

1. Occupational safety inspection organizations;

2. Inspectors conducting inspections of machinery, equipment and supplies subject to strict requirements for occupational safety under the management authority of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

3. Organizations and individuals using machinery, equipment and supplies subject to strict requirements for occupational safety;

4. Other organizations and individuals related to occupational safety inspection; organizations and individuals providing training, further training and testing of occupational safety inspection skills under the management authority of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.

Article 3. Management of occupational safety inspection

The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs designates the Department of Work Safety as the focal agency in charge of managing occupational safety inspection (hereinafter referred to as the focal agency).

 

Chapter II

TRAINING, FURTHER TRAINING, AND TESTING OF TECHNICAL SAFETY INSPECTION SKILLS FOR MACHINERY, EQUIPMENT AND SUPPLIES SUBJECT TO STRICT REQUIREMENTS FOR OCCUPATIONAL SAFETY UNDER THE MANAGEMENT AUTHORITY OF THE MINISTRY OF LABOR, INVALIDS, AND SOCIAL AFFAIRS

 

Article 4. Training and further training of occupational safety inspection skills

1. The training in occupational safety inspection skills is conducted for individuals who have graduated from university of technical discipline and have not been granted an inspector certificate or have had their inspector certificate revoked;

2. The further training in occupational safety inspection skills is conducted for individuals who are inspectors. The inspectors must attend a further training course on occupational safety inspection at least once within 36 months.

Article 5. Content, program of training and further training of occupational safety inspection skills

1. The content of training of occupational safety inspection includes:

a) General theory: System of legal documents on inspection; methods of assessing risks of machinery and equipment subject to strict requirements for occupational safety; instructions on the use of measuring devices and tools for safety inspection;

b) Professional theory: principles of equipment structure and operation; national technical regulations; safety inspection process for each inspection object;

c) Practice: inspection of equipment in accordance with inspection procedures; use of measuring instruments; testing of tools used for inspection.

2. The content of further training of occupational safety inspection includes: Update of the legal documents related to inspection; national technical regulations; inspection procedures; state management information on occupational safety inspection nationwide.

3. The framework program for training and further training of occupational safety inspection skills is specified in Appendix I issued with this Circular.

Article 6. Planning and selection of units to organize training and further training of occupational safety inspection skills

1. The focal agency shall organize training and further training of occupational safety inspection skills; select units to conduct training and further training; inspect and supervise training and further training of occupational safety inspection; and recognize the examination results of training and further training of occupational safety inspection.

2. The unit selected to conduct training and further training of occupational safety inspection skills must ensure the following requirements:

a) Be an occupational safety and hygiene training organization that has been granted a valid Certificate of Eligibility for Operation;

b) Have developed a plan to organize training and further training courses of occupational safety inspection skills that meet the requirements in Clause 3 of this Article;

c) Carry out the responsibilities of the unit conducting training and further training of occupational safety inspection skills as prescribed in Article 11 of this Circular.

3. The plan to organize training and further training courses of occupational safety inspection skills includes the following contents:

a) Expected time and location of the training and further training courses of occupational safety inspection skills;

b) Number of trainees expected to participate in training and further training courses;

c) Training and further training program and content;

d) List of lecturers of training and further training courses of occupational safety inspection skills (with scientific resume) participating in training and further training;

dd) Plan to organize the examination and propose members to participate in the Examination Council according to the content and program of training and further training of occupational safety inspection skills specified in Appendix I issued with this Circular;

e) Training documents, curriculum and test banks in accordance with the content and program of training and further training of occupational safety inspection skills as prescribed in Appendix I issued with this Circular.

Article 7. Examination Council for occupational safety inspection skills

1. The head of the focal agency shall decide to establish the Examination Council for occupational safety inspection skills.

2. The Examination Council for occupational safety inspection skills has at least 05 members who are representatives of the focal agency and the unit assigned to organize the training course, in which, the Chairperson of the Council is the leader of the focal agency.

3. The Examination Council for occupational safety inspection skills is responsible for organizing and implementing examinations of training and further training courses of occupational safety inspection skills.

4. The Examination Council for occupational safety inspection skills has the following duties:

a) Approve the list of trainees eligible for the examination in accordance with Clause 1, Article 9 of this Circular;

b) Develop and adjust tests suitable for participants of the training and further training courses of occupational safety inspection skills;

c) Establish an Examination Scoring Board;

d) Summarize the examination results and report to the head of the focal agency to make decision on the recognition of the examination results. The form of the Report on the results of the training and further training courses of occupational safety inspection skills is specified in Appendix II issued with this Circular.

dd) Synthesize comments on organization, program, procedure to report to the head of the focal agency and handle incidents occurring during the examination process.

Article 8. Examination Scoring Board for training and further training of occupational safety inspection skills

1. The Examination Scoring Board has at least 02 members to examine the theory test and 03 members to examine the practice test, including: expert with 5 years or more experience in design, manufacture, operation, inspection, certification of machinery, equipment and supplies subject to strict requirements for occupational safety; representative of state management agency on occupational safety.

2. The Examination Scoring Board has the following duties:

a) Ask, score, summarize and report the examination results to the Examination Council for occupational safety inspection skills;

b) Make proposal to the Examination Council for occupational safety inspection skills to promptly correct errors in the tests.

Article 9. Examination for occupational safety inspection skills

1. The trainees are eligible for taking the test if they ensure attendance duration at least 80% of the training and further training program duration.

2. Form and content of the examination for the occupational safety inspection training course

a) Theory test: The trainees take the paper-based test in multiple-choice format. The test content includes general theory and theory of the corresponding subject according to the registered content.

b) Practice test: The trainees take the practice test directly on the inspected object or on simulation software according to the inspection procedures and process the inspection results on each registered inspected object.

3. For the further training course of occupational safety inspection, the trainees take the paper-based test in the format of multiple-choice questions.

4. The trainees participating in the occupational safety inspection training course will take a second theory and practice test if the first test results do not meet the requirements. The time and place are decided by the Examination Council. The trainees who fail the second test must re-attend the further training course for the test content they failed.

Article 10. Recognition of results of occupational safety inspection examination

1. The head of the focal agency shall decide to recognize the examination results upon the proposal of the Chairperson of the Examination Council for occupational safety inspection skills.

2. The trainees pass the occupational safety inspection examination when the theory and practice test results according to the training and further training program reach 70 points (on a scale of 100) or higher.

3. The unit organizing the training and further training courses of occupational safety inspection skills shall issue the Certificate of completion of the training and further training courses of occupational safety inspection skills to the trainees who meet the examination requirements. The form of Certificate of completion of the training and further training courses of occupational safety inspection skills is specified in Appendix III issued with this Circular.

Article 11. Responsibilities of the unit conducting training and further training of occupational safety inspection skills

1. Publicly collect training and further training charges and reimburse training and further training charges to trainees in case the unit fails to conduct training in accordance with this Circular.

2. During the process of organizing and implementing training and further training of occupational safety inspection skills, the training and further training unit must meet the requirements in the approved plan. In case of any change in plan, it must be promptly notified to the focal agency for consideration and decision-making.

3. Comply with the regulations on training, further training, and testing of occupational safety inspection skills issued by the focal agency.

4. Prepare adequate physical foundations and human resources, ensure security and safety during the theory and practice tests.

5. Store records and documents related to training and further training courses in accordance with the law.

 

Chapter III

A NUMBER OF MEASURES ON MANAGEMENT AND IMPLEMENTATION OF OCCUPATIONAL SAFETY INSPECTION

 

Article 12. A number of measures on management and implementation of occupational safety inspection

1. The ministries shall, according to the authority prescribed in Clause 7, Article 42 of Decree No. 44/2016/ND-CP, make reports on the status of inspection of machinery, equipment and supplies subject to strict requirements for occupational safety according to the form in Appendix IV issued with this Circular, or by electronic data on the database software on occupational safety inspection.

2. The organizations and individuals using machinery, equipment and supplies subject to strict requirements for occupational safety must check information and select qualified occupational safety inspection organizations to conduct inspection; must check inspector cards or inspector certificates to ensure that inspectors have the appropriate capacity to conduct inspection.

3. In addition to the provisions in Article 15, Article 44 of Decree No. 44/2016/ND-CP, the occupational safety inspection organizations shall:

a) Affix the inspection stamp or display the inspection information on the inspected object meeting applicable standards in a visible and easy-to-read position. The inspection stamp can be enlarged or reduced under the size of the inspection object, but must ensure that the parameters recorded on the stamp can be recognized by the naked eye and are not blurred or peeled off during use.

b) Must sign the contract with inspectors to conduct occupational safety inspection; issue occupational safety inspection cards to inspectors working at the organization. The form of inspector card is specified in Appendix V issued with this Circular.

4. Contents of information technology application in management of occupational safety inspection:

a) Public services in the field of occupational safety inspection;

b) Formulation of database software for management of occupational safety inspection;

c) Report on the results of the inspection of machinery, equipment and supplies subject to strict requirements for occupational safety using electronic data;

d) Announcement of information on organizations eligible for occupational safety inspection.

Article 13. Formulation of database software for management of occupational safety inspection

1. The focal agency shall build, update and manage the occupational safety inspection database software. Provide guidance and data to the Province-level Departments of Labor, Invalids and Social Affairs to manage occupational safety inspection in the localities under their management.

2. From the date the occupational safety inspection database software officially comes into operation, the occupational safety inspection organization is responsible for using the software in the organization's operations to serve the updating of the occupational safety inspection database.

Article 14. Announcement of information on organizations eligible for occupational safety inspection

The focal agency is responsible for announcing the organizations eligible for occupational safety inspection; organizations whose occupational safety inspection activities have been suspended or have their Certificates of eligibility for occupational safety inspection revoked; the list of occupational safety inspectors on the website of the Department of Work Safety, the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs (http://antoanlaodong.gov.vn).

Article 15. Online public services in the field of occupational safety inspection under the management authority of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs

1. The focal agency shall develop and unify the management of online public service software for grant, re-grant, and renewal of the Certificates of eligibility for occupational safety inspection; grant, re-grant of the Inspector Certificates and other online public services related to occupational safety inspection.

2. The organizations and individuals can choose to submit applications for grant, re-grant, and renewal of the Certificates of eligibility for occupational safety inspection; grant, re-grant of the Inspector Certificates via the electronic network. The focal agency shall develop a process for resolving and processing applications submitted via online public service software.

 

Chapter IV

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

 

Article 16. Responsibilities of the Province-level Departments of Labor, Invalids and Social Affairs

1. Coordinate with relevant agencies in disseminating and guiding grassroots level units using inspection objects and inspection organizations based in their localities to implement this Circular.

2. Receive declaration documents on the use of inspection objects from organizations and individuals in the localities under their management. Grant the declaration confirmation according to the form prescribed in Appendix VI issued with this Circular to the declaring organization or individual within 05 days from the date of receiving the complete declaration form and a copy of the Certificate of equipment inspection results.

3. Inspect and examine occupational safety inspection including the activities of organizations providing occupational safety inspection services in the localities under their management.

4. Implement administrative sanctions, request competent authorities to revoke the Certificate of eligibility for occupational safety inspection, revoke the Inspector Certificate for the cases specified in Article 8 and Article 14 of Decree No. 44/2016/ND-CP.

5. Notify the focal agency when imposing penalties, suspending operations, or revoking the Certificate of eligibility for occupational safety inspection of the Inspection Organization.

6. Synthesize and report to the focal agency on the status of declaration of use and occupational safety inspection of machinery, equipment and supplies subject to strict requirements for occupational safety in the localities annually before January 5 of the subsequent year or when requested.

Article 17. Responsibilities of the Department of Work Safety, the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs

1. Formulate, promulgate and apply regulations on organizing training, further training and testing of occupational safety inspection skills.

2. Conduct regular, periodic and ad hoc inspections, checks and supervision of occupational safety inspection, including the activities of organizations providing occupational safety inspection services under authority.

3. Annually summarize and report to the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs before January 15 of the subsequent year on the status of technical safety inspection nationwide.

Article 18. Effect

1. This Circular takes effect from August 22, 2017.

2. Any problems arising in the course of implementation of this Circular should be promptly reported by the individuals and organizations to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs for consideration and settlement./.

 

 

FOR THE MINISTER
DEPUTY MINISTER


Doan Mau Diep

 

 


APPENDIX I.

PROGRAM OF TRAINING AND FURTHER TRAINING OF OCCUPATIONAL SAFETY INSPECTION SKILLS

(Attached to Circular No. 16/2017/TT-BLDTBXH dated June 8, 2017 of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs)

 

1. Occupational safety inspection training program

No.

Subject/training object

Training content

Minimum number of lessons

Requirements for trainers and training in occupational safety inspection

1

General theory/ Applicable to all trainees.

Introduction to the system of legal documents related to occupational safety inspection.

8

- Have the bachelor’s degree or higher.

- Have at least 5 years of working experience in the field of state management of occupational safety and hygiene.

Equipment Safety - Risk Assessment (ISO 14121-1:2007)

4

- Possess a university or higher degree, with disciplines in engineering.

- Have more than 10 consecutive years of experience in inspection.

- Have knowledge of ISO 14121-1:2007 standard.

Theory and practice of ultrasonic testing of metal thickness measurement.

8

- Possess a university or higher degree, with disciplines in engineering.

- Have valid level-2 ultrasound testing certificate.

Examination

Theory test

4

 

2

Inspection of boilers and pressure vessels.

Structure and operating principles of boilers, oil heaters, pressure vessels, pressure cylinders;

8

- Possess a university or higher degree, in relevant disciplines in engineering (Thermal Power engineering, Refrigeration engineering, Mechanics engineering, etc.).

- Have more than 10 consecutive years of experience in inspection for boilers and pressure vessels.

Structure and operating principles of measuring and safety protection equipment and mechanisms.

4

Safety inspection procedure for boilers, oil heaters, pressure vessels, pressure cylinders;

8

Practice includes: Instructions for use of inspection equipment; inspection of objects according to inspection procedures; handling of inspection results

12

Examination

Theory test

4

 

Practice test

4

 

3

Inspection of pressure pipeline system.

Structure and operating principles of pressure pipeline systems, medical gas pipelines; refrigeration systems of all kinds; steam and hot water systems; gas, liquefied gas, and dissolved gas preparation and fueling systems

12

- Possess a university or higher degree, in relevant disciplines in engineering (Thermal Power engineering, Refrigeration engineering, Mechanics engineering, etc.).

- Have more than 10 consecutive years of experience in inspection for pressure equipment systems

Structure and operating principles of measuring and safety protection equipment and mechanisms.

4

Safety inspection procedures for pressure pipeline systems, refrigeration systems, steam and hot water systems; gas, liquefied gas, and dissolved gas preparation and fueling systems.

8

Practice includes: Instructions for use of inspection equipment; inspection of objects according to inspection procedures; handling of inspection results.

12

Examination

Theory test

4

 

Practice test

4

 

4

Inspection of elevators, escalators, conveyors, hoists.

Structure and operating principles of all types of elevators; escalators, conveyors; freight and passenger hoists.

12

- Possess a university or higher degree, in relevant disciplines in engineering (Mechanics engineering, construction machinery, etc.).

- Have more than 10 consecutive years of experience in inspection for elevators, escalators, conveyors, and hoists.

Structure and operating principles of safety protection mechanisms and equipment.

4

Safety inspection procedures for all types of elevators; escalators, conveyors; freight and passenger hoists.

8

Practice includes: Instructions for use of inspection equipment; inspection of objects according to inspection procedures; handling of inspection results.

12

Examination

Theory test

4

 

Practice test

4

 

5

Inspection of all types of lifting equipment.

Structure and operating principles of cranes, overhead cranes, gantry cranes, electric hoists, electric cable hoists, electric winches, forklift trucks, man lifts, lifting tables and lift platforms.

24

- Possess a university or higher degree, in relevant disciplines in engineering (Mechanics engineering, construction machinery, etc.).

- Have more than 10 consecutive years of experience in inspection for lifting equipment.

Structure and operating principles of safety protection mechanisms and equipment.

4

Inspection procedures for cranes, overhead cranes, gantry cranes, electric hoists, electric cable hoists, electric winches, forklift trucks, man lifts, lifting tables and lift platforms.

12

Practice includes: Instructions for use of inspection equipment; inspection of objects according to inspection procedures; handling of inspection results

12

Examination

Theory test

4

 

Practice test

4

 

6

Inspection of public entertainment facilities.

- Structure and operating principles of portable stage platforms; roller coasters; slides; ferris wheels;

- Structure and operating principles of safety protection mechanisms and equipment.

8

- Possess a university or higher degree, in relevant disciplines in engineering (Mechanics engineering, construction machinery, etc.).

- Have more than 10 consecutive years of experience in inspection for public entertainment facilities or lifting equipment.

Inspection procedures for portable stage platforms; roller coasters; slides; ferris wheels;

8

Practice includes: Instructions for use of inspection equipment; inspection of objects according to inspection procedures; handling of inspection results

12

Examination

Theory test

4

 

Practice test

4

 

7

Inspection of cable car systems for passenger transport.

Structure and operating principles of cable car systems

8

- Possess a university or higher degree, in relevant disciplines in engineering (Mechanics engineering, construction machinery, etc.).

- Have more than 10 consecutive years of experience in inspection for public entertainment facilities or lifting equipment.

Structure and operating principles of safety protection mechanisms and equipment.

4

Safety inspection procedures for cable car systems

4

Practice includes: Instructions for use of inspection equipment; inspection of cable car systems according to inspection procedures; handling of inspection results.

16

Examination

Theory test

4

 

Practice test

4

 

*Note: 1 theory lesson = 45 minutes; 1 practice lesson = 60 minutes

2. Occupational safety inspection further training program

Depending on the requirements for further training in occupational safety inspection, apply one of the following programs:

2.1. Regular further training program:

Content:

- Update new contents of legal documents related to occupational safety inspection; technical standards; inspection procedures. Changes to relevant technical standards.

- Update information and experience on occupational safety inspection nationwide.

The duration of the occupational safety inspection further training course is 16 lessons, including theory tests.

2.2. Special further training program:

a) Content: Applied as the regular further training program, with an addition of practice to meet the requirements of innovation in inspection procedures or new requirements of inspection subjects.

b) Duration: Applied as the regular further training program, with an addition of practice and practical tests.

 


APPENDIX II.

FORM OF REPORT ON THE EXAMINATION RESULTS OF THE TRAINING AND FURTHER TRAINING COURSES OF OCCUPATIONAL SAFETY INSPECTION SKILLS
(Attached to Circular No. 16/2017/TT-BLDTBXH dated June 8, 2017 of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs)

EXAMINATION COUNCIL
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No.: ………….

.........., dated ............................., 20....

 

REPORT

Examination results of the training (or further training) course of occupational safety inspection

1. INFORMATION ON THE TRAINING (OR FURTHER TRAINING) COURSE OF OCCUPATIONAL SAFETY INSPECTION

- Training (or further training) program and content.

- Total expected number of trainees, actual number of trainees participating in each subject (with attached list).

- Time and venue.

- Other contents………….

2. RESULTS OF THE TRAINING (OR FURTHER TRAINING) COURSE OF OCCUPATIONAL SAFETY INSPECTION

- Subject……: number of trainees…….; number of trainees eligible for the exam…….; number of trainees passing the exam: ……..

- Subject……: number of trainees…….; number of trainees eligible for the exam…….; number of trainees passing the exam: ………..

A detailed list of the trainees' test results is attached to this report.

3. COMMENTS AND RECOMMENDATIONS

 

 

THE CHAIRPERSON OF THE COUNCIL
(Signature and full name)

 

DETAILED LIST OF THE TRAINEES' TEST RESULTS

 

1. Results of Subject ....

No.

Full name

Attendance

Test results

Assessment (Pass/Fail)

First time

Second time

 

Theory score

Practice score

Theory score

Practice score

 

1

Nguyen Van A

...lessons/...lessons

…/…

…/…

…/…

…/…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Results of Subject ....

No.

Full name

Attendance

Test results

Assessment (Pass/Fail)

First time

Second time

 

Theory score

Practice score

Theory score

Practice score

 

1

Nguyen Van A

...lessons/...lessons

…/…

…/…

…/…

…/…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


APPENDIX III.

FORM OF CERTIFICATE OF COMPLETION OF THE TRAINING AND FURTHER TRAINING COURSES OF OCCUPATIONAL SAFETY INSPECTION SKILLS
(Attached to Circular No. 16/2017/TT-BLDTBXH dated June 8, 2017 of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs)

 

Form No. 01. Form of Certificate of completion of the occupational safety inspection training course.

Form No. 02. Form of Certificate of completion of occupational safety inspection further training course.

 

Form No. 01. Form of Certificate of completion of the occupational safety inspection training course

(NAME OF TRAINING UNIT)
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

 

…………, dated ………………  .......

 

3x4 photo (bearing an overlapping or embossed seal)

CERTIFICATE

COMPLETION OF TRAINING COURSE OF OCCUPATIONAL SAFETY INSPECTION

No.:.........................

 

 

Full name: ............................................................................................. Male/Female:…………

Date of birth:…………………., Place of birth...................................................................................

Nationality:…………………., Identity card/Citizen identity card/Passport number..................................

Name of workplace:...................................................................................................................

Position:...............................................................................................................................

Have completed the training course of occupational safety inspection for the following inspection subjects: 

..............................................................................................................................................

Held from …….................….. to …… ................……

 

 

THE DIRECTOR
(Signature, full name and seal)

 

Form No. 02. Form of Certificate of completion of occupational safety inspection further training course

(NAME OF TRAINING UNIT)
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

 

…………, dated ………………  .......

 

3x4 photo (bearing an overlapping or embossed seal)

CERTIFICATE

COMPLETION OF FURTHER TRAINING COURSE OF OCCUPATIONAL SAFETY INSPECTION

No.:.........................

 

 

Mr./Ms.: ..............................................................................................................................

Date of birth:………………………….., Place of birth:..........................................................................

Male/Female:.............................................................................................................................

Nationality:……………………………., Identity card (Passport) number......................................

Name of workplace:..................................................................................................................

Position: ……………………..Inspector number:………………………

Have completed the further training course of occupational safety inspection held from ………………. to date ………………….…. at....

 

 

THE DIRECTOR
(Signature, full name and seal)

APPENDIX IV.

REPORT ON THE STATUS OF INSPECTION OF MACHINERY, EQUIPMENT AND SUPPLIES SUBJECT TO STRICT REQUIREMENTS FOR OCCUPATIONAL SAFETY
(Issued with Circular No. 16/2017/TT-BLDTBXH dated June 8, 2017 of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs)

THE MINISTRY OF ………………………
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No.: …………………..
Re: ……….

.........., dated ............................., 20....

 

REPORT

Status of inspection of machinery, equipment and supplies subject to strict requirements for occupational safety

 

I. Evaluation of the implementation of inspection of machinery, equipment and supplies subject to strict requirements for occupational safety in 20...

1. Status of developing legal documents related to the management of machinery, equipment and supplies subject to strict requirements for occupational safety under the management responsibility of the sector and field

2. Number of inspected machinery, equipment and supplies subject to strict requirements for occupational safety (total number of machinery and equipment inspected for the first time and periodically; number of machines and equipment that meet/fail to meet requirements, reasons)

3. Status of grant, renewal, revocation of certificates of eligibility for occupational safety inspection (with attached list)

4. Status of grant, revocation of certificates of occupational safety inspectors (with attached list).

5. Status of inspection and examination of occupational safety inspection under their management

6. Status of occupational accidents related to machinery and equipment subject to strict requirements for occupational safety

II. Difficulties, problems, and recommendations in the process of inspection of machinery, equipment and supplies subject to strict requirements for occupational safety

 


APPENDIX V.

FORM OF INSPECTOR CARD
(Issued with Circular No. 16/2017/TT-BLDTBXH dated June 8, 2017 of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs)

(FRONT SIDE)

 

NAME OF ORGANIZATION

ADDRESS:

TEL.

LOGO

INSPECTOR CARD

Number:

3x4 photo

Full name: ……………………………………………………………………..

Date of birth: …………………………………………………………………….

Title: …………………………………………………………………..

Expiration date: ………………………………………………………………..

 

Dated …..................…., 201…
Head of inspection organization
Signature and seal

 

 

 

(Number: Record the number specified on the inspector certificate)

(BACK SIDE)

SCOPE OF INSPECTION

 

 

 

 

(Record the assigned inspection scope)

 

 

 

(Card size: 86mm x 54mm) 


APPENDIX VI.

FORM OF DECLARATION CONFIRMATION
(Issued with Circular No. 16/2017/TT-BLDTBXH dated June 8, 2017 of the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs)

 

DEPARTMENT OF LABOR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS OF ……PROVINCE/CITY
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

(DIVISION OF …………………..)

........, dated ............................

 

DECLARATION CONFIRMATION

USE OF MACHINERY, EQUIPMENT AND SUPPLIES SUBJECT TO STRICT REQUIREMENTS FOR OCCUPATIONAL SAFETY

1. Name of declaring organization or individual: .......................................................................................................................

2. Address: ..............................................................................................

3. Telephone: ……………………………

4. Fax:.................................................

5. E-mail:

Have declared the use of machinery, equipment and supplies subject to strict requirements for occupational safety according to the declaration form dated …….…….……. signed by Mr./Ms. ………………….../.

 

 

THE CONFIRMOR (1)
(Signature)

 

(1) The confirmor is the legal representative of the Department of Labor, Invalids and Social Affairs: Department leaders; Division leaders or assigned officials, depending on the regulations on decentralization and delegation of authority of the Department of Labor, Invalids and Social Affairs.

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 16/2017/TT-BLDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 16/2017/TT-BLDTBXH PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất