Thông tư 118/2005/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn tính trợ cấp thôi việc đối với người thôi việc do tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 và Nghị quyết số 09/2003/NQ-CP ngày 28/7/2003 của Chính phủ

thuộc tính Thông tư 118/2005/TT-BNV

Thông tư 118/2005/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn tính trợ cấp thôi việc đối với người thôi việc do tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 và Nghị quyết số 09/2003/NQ-CP ngày 28/7/2003 của Chính phủ
Cơ quan ban hành: Bộ Nội vụ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:118/2005/TT-BNV
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đỗ Quang Trung
Ngày ban hành:09/11/2005
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Trợ cấp thôi việc - Ngày 09/11/2005, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 118/2005/TT-BNV hướng dẫn tính trợ cấp thôi việc đối với người thôi việc do tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP và 09/2003/NQ-CP. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư118/2005/TT-BNV tại đây

tải Thông tư 118/2005/TT-BNV

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NỘI VỤ SỐ 118/2005/TT-BNV NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2005
VỀ HƯỚNG DẪN TÍNH TRỢ CẤP THÔI VIỆC ĐỐI VỚI NGƯỜI
THÔI VIỆC DO TINH GIẢN BIÊN CHẾ THEO NGHỊ QUYẾT
SỐ 16/2000/NQ-CP NGÀY 18/10/2000 VÀ NGHỊ QUYẾT
SỐ 09/2003/NQ-CP NGÀY 28/7/2003 CỦA CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung;

Căn cứ Nghị định số 204/2004 NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính tại Công văn số 13564/BTC-HCSN ngày 27/10/2005; Bộ Nội vụ hướng dẫn tính trợ cấp thôi việc đối với người thôi việc do tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 và Nghị quyết số 09/2003/NQ-CP ngày 28/7/2003 của Chính phủ được thôi việc từ ngày 01/10/2005 trở đi như sau:

 

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

 

Cán bộ, công chức, viên chức thôi việc do tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 và Nghị quyết số 09/2003/NQ-CP ngày 28/7/2003 của Chính phủ được thôi việc từ ngày 01/10/2005 trở đi.

 

II. CÁCH TÍNH TRỢ CẤP

 

1. Đối với người thôi việc ngay

1.1. Về chế độ tiền lương để xác định mức trợ cấp theo giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội:

- Trước ngày 01/10/2004 thực hiện theo quy định tại Nghị định 25/CP.

- Từ ngày 01/10/2004 trở đi thực hiện theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

1.2. Về tiền lương tối thiểu chung để xác định mức trợ cấp theo giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội:

- Từ ngày 01/10/2005 trở đi theo mức lương tối thiểu chung là 350.000 đồng/tháng.

- Từ ngày 01/01/2003 đến ngày 30/9/2005 theo mức lương tối thiểu chung là 290.000 đồng/tháng.

- Trước ngày 01/01/2003 theo mức lương tối thiểu chung là 210.000 đồng/tháng.

1.3. Về thời gian để xác định mức trợ cấp theo giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội:

Tổng thời gian tính trợ cấp thôi việc tính theo quy định tại Thông tư số 73/2000/TTLT-BTCCBCP-BTC ngày 28/12/2000 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) và Bộ Tài chính, trong đó:

1.3.1. Thời gian để tính trợ cấp thôi việc từ ngày 01/10/2005 đến ngày nghỉ thôi việc được xác định theo nguyên tắc:

+ Trên 6 tháng đến đủ 12 tháng được tính tròn là 1 năm.

+ Đủ sáu tháng trở xuống thì được cộng vào thời gian từ ngày 01/10/2004 đến ngày 30/9/2005.

1.3.2. Thời gian để tính trợ cấp thôi việc từ ngày 01/10/2004 đến ngày 30/9/2005 và số tháng lẻ từ đủ 6 tháng trở xuống nêu tại điểm 1.3.1 (nếu có) được xác định theo nguyên tắc: số tháng lẻ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng được tính tròn là 1 năm, số tháng lẻ từ đủ 6 tháng trở xuống thì cộng vào thời gian trước ngày 01/01/2003 đến ngày 30/9/2004.

1.3.3. Thời giam để tính trợ cấp thôi việc từ ngày 01/01/2003 đến ngày 30/9/2004 và số tháng lẻ từ đủ 6 tháng trở xuống nêu tại điểm 1.3.2 (nếu có) được xác định theo nguyên tắc: số tháng lẻ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng được tính tròn là 1 năm, số tháng lẻ từ đủ 6 tháng trở xuống thì cộng vào thời gian trước ngày 01/01/2003

1.3.4. Thời gian để tính trợ cấp thôi việc từ 31/12/2002 trở về trước bằng tổng thời gian tính trợ cấp trừ đi thời gian tính tại điểm 1.3.1, 1.3.2 và 1.3.3 nêu trên, được xác định theo nguyên tắc: số tháng lẻ từ trên 6 tháng đến đủ 12 tháng được tính tròn là 1 năm, số tháng lẻ từ đủ 6 tháng trở xuống không tính.

1.4. Khoản trợ cấp tìm việc làm được tính theo mức tiền lương tối thiểu chung là 350.000 đồng/tháng.

Ví dụ: Ông Trần Văn D, Trưởng phòng Sở A, thuộc tỉnh K, thuộc diện tinh giản biên chế, được nghỉ thôi việc ngay từ ngày 31/12/2005. Ông Trần Văn D đã xếp lương cũ hệ số 2,58 bậc 4/10 ngạch chuyên viên và hệ số phụ cấp chức vụ 0,3. Theo chế độ tiền lương mới ông D được chuyển xếp vào bậc 4, hệ số lương 3,33 ngạch chuyên viên và hệ số phụ cấp chức vụ 0,5. Tính đến ngày thôi việc ông Trần Văn D đã công tác 10 năm 2 tháng có đóng bảo hiểm xã hội. Chế độ trợ cấp thôi việc của ông D được xác định như sau:

a. Việc xác định thời gian để tính trợ cấp thôi việc của ông D như sau:

Tổng thời gian tính trợ cấp thôi việc của ông D là 10 năm 2 tháng, chia ra:

a1. Từ ngày 01/10/2005 đến ngày nghỉ thôi việc là 3 tháng, (nhỏ hơn 6 tháng nên được cộng vào thời gian từ ngày 01/10/2004 đến ngày 30/9/2005).

a2. Từ ngày 01/10/2004 đến ngày 30/9/2005 là 12 tháng và được cộng với 3 tháng (từ phần a1). Tổng là 15 tháng, tính là 1 năm và dư 3 tháng được cộng vào thời gian từ ngày 01/01/2003 đến ngày 30/9/2004.

a3. Từ ngày 01/01/2003 đến ngày 30/9/2004 là 21 tháng và được cộng với 3 tháng (từ phần a2). Tổng là 24 tháng (tròn 2 năm).

a4. Từ ngày 31/12/2002 trở về trước (thời gian còn lại) là 7 năm 2 tháng (10 năm 2 tháng -1 năm - 2 năm = 7 năm 2 tháng). Tính là 7 năm.

b. Chế độ trợ cấp thôi việc của ông D được tính theo giai doạn đóng bảo hiểm xã hội như sau:

b1. Tiền lương tháng và phụ cấp được hưởng:

- Từ ngày 31/12/2002 trở về trước như sau:

210.000 đồng x (2,58 + 0,3) = 604.800 đồng

- Từ ngày 01/01/2003 đến 30/9/2004 như sau:

290.000 đồng x (2,58 + 0,3) = 835.200 đồng

- Từ ngày 01/10/2004 đến ngày 30/9/3005 như sau:

290.000 đồng x (3,33 + 0,5) = 1.110.700 đồng

- Từ ngày 01/10/2005 trở đi như sau:

350.000 đồng x (3,33 + 0,5) = 1.340.500 đồng

b2. Số tiền trợ cấp gồm:

- Theo Nghị định 96/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức.

+ Trợ cấp tìm việc làm

1.340.500 đồng x 3 tháng = 4.021.500 đồng

+ Trợ cấp thôi việc

(604.800 đồng x 7 tháng) + (835.200 đồng x 2 tháng) + (1.110.700 đồng x 1 tháng) = 7.014.700 đồng

- Theo Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 và Nghị quyết số 09/2003/NQ-CP ngày 28/7/2003 của Chính phủ.

(604.800 đồng x 7 tháng) + (835.200 đồng x 2 tháng) + (1.110.700 đồng x 1 tháng) = 7.014.700 đồng

Tổng số tiền ông D nhận được khi thôi việc là:

4.021.500 đồng + 7.014.700 đồng + 7.014.700 đồng = 18.050.900 đồng

2. Đối với đối tượng thôi việc sau khi học nghề, nghỉ hưu trước tuổi, điều chuyển sang các cơ sở bán công được áp dụng chế độ tiền lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và mức tiền lương tối thiểu chung theo quy định hiện hành.

 

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những người thôi việc do tinh giản biên chế từ ngày 01/10/2005 trở đi được tính và hưởng chế độ trợ cấp thôi việc theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc các bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.

 

Bộ trưởng

Đỗ Quang Trung

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất