Quyết định 101/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 101/2007/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 101/2007/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 06/07/2007 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định101/2007/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 101/2007/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 101/2007/QĐ-TTg NGÀY 06 THÁNG 7 NĂM 2007
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
VỀ VIỆC LÀM ĐẾN NĂM 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Căn cứ Nghị quyết số 56/2006/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010;
Căn cứ Nghị quyết số 13/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 10 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu chung:
Góp phần thực hiện mục tiêu chung của nền kinh tế về bảo đảm việc làm cho khoảng 49,5 triệu lao động, tạo việc làm mới cho 8 triệu lao động trong 5 năm 2006 - 2010 (trong đó, trực tiếp từ Chương trình này là 2 - 2,2 triệu lao động) và giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5% vào năm 2010.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:
a) Tạo việc làm cho 2 - 2,2 triệu lao động thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm trong 5 năm 2006 - 2010, trong đó:
- Tạo việc làm trong nước cho 1,7 - 1,8 triệu lao động theo các dự án vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm;
- Tạo việc làm ngoài nước cho 40 - 50 vạn lao động từ hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.
b) Nâng cao năng lực và hiện đại hoá 30 - 40 trung tâm giới thiệu việc làm và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động; nâng số người được tư vấn và giới thiệu việc làm lên 4 triệu người trong 5 năm; xây dựng và đưa vào sử dụng trang Web về thị trường lao động vào năm 2008;
c) Tập huấn nghiệp vụ cho 75 nghìn cán bộ làm công tác lao động - việc làm từ Trung ương đến địa phương.
II. THỜI GIAN, PHẠM VI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Thời gian thực hiện: đến năm 2010.
2. Phạm vi: thực hiện trên toàn quốc.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình hoạt động với 3 dự án và 2 hoạt động chủ yếu sau:
1. Dự án vay vốn tạo việc làm:
a) Mục tiêu: tạo việc làm cho 1,7 - 1,8 triệu lao động thông qua hoạt động vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm.
b) Nội dung:
- Cho vay ưu đãi với lãi suất thấp đối với người thất nghiệp, người thiếu việc làm, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang trại, làng nghề có khả năng tạo nhiều việc làm mới, đặc biệt đối với thanh niên chưa có việc làm;
- Hàng năm, ngân sách Trung ương bổ sung cho Quỹ quốc gia về việc làm cho 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Quốc phòng và các tổ chức chính trị - xã hội.
2. Dự án hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
a) Mục tiêu: đưa 40 - 50 vạn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
b) Nội dung:
- Hỗ trợ khai thác, mở thị trường tiếp nhận lao động;
- Hỗ trợ cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay đối với các đối tượng chính sách vay vốn đi làm việc ở nước ngoài;
- Hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo định hướng, nâng cao chất lượng nguồn lao động.
3. Dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động:
a) Mục tiêu: nâng cao năng lực và hiện đại hoá 30 - 40 Trung tâm giới thiệu việc làm; nâng số người được tư vấn và giới thiệu việc làm lên 4 triệu người trong 5 năm; xây dựng và đưa vào sử dụng trang Web về thị trường lao động vào năm 2008.
b) Nội dung:
- Nâng cao năng lực các Trung tâm giới thiệu việc làm đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường lao động;
- Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động;
- Hàng năm, tổ chức điều tra thị trường lao động giúp cho việc đánh giá thực hiện các mục tiêu của Chương trình và xây dựng kế hoạch lao động trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Hỗ trợ tổ chức sàn giao dịch việc làm định kỳ, thường xuyên.
4. Hoạt động giám sát, đánh giá:
a) Mục tiêu: đánh giá, giám sát các hoạt động, dự án trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm.
b) Nội dung:
- Đánh giá kết quả thực hiện các dự án trong Chương trình, kết quả từng năm và thực hiện Chương trình;
- Giám sát việc thực hiện các hoạt động trong Chương trình;
- Nghiên cứu, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung những cơ chế, chính sách cho phù hợp với đặc thù của Chương trình.
5. Hoạt động nâng cao năng lực quản lý lao động - việc làm:
a) Mục tiêu: hướng dẫn nghiệp vụ cho 75 nghìn cán bộ làm công tác lao động - việc làm từ Trung ương đến địa phương.
b) Nội dung: tổ chức tập huấn về phương pháp xây dựng và triển khai Chương trình, các văn bản mới; phương pháp xây dựng và quản lý dự án vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm, nghiệp vụ giới thiệu việc làm cho cán bộ các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cán bộ Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, cán bộ lao động - việc làm ở địa phương.
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Giải pháp về chính sách, cơ chế:
a) Về chính sách:
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách về lao động - việc làm và Chương trình xây dựng pháp luật liên quan tới bảo hiểm thất nghiệp, xuất khẩu lao động, dạy nghề…;
- Xây dựng nội dung hướng dẫn về quản lý và điều hành các dự án, hoạt động thuộc Chương trình.
b) Về cơ chế:
- Cơ chế sử dụng nguồn vốn: phân vốn vay theo khả năng tạo việc làm mới thông qua các dự án vay vốn, ưu tiên các tỉnh đạt hiệu quả cao trong hoạt động vay vốn, nơi có nhiều đồng bào dân tộc, nơi có diện tích đất nông nghiệp lớn chuyển sang đất phi nông nghiệp;
- Cơ chế phối hợp: tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý và tổ chức thực hiện dự án vay vốn với các tổ chức đoàn thể và các địa phương; trong việc lập kế hoạch sử dụng vốn vay hàng năm, trách nhiệm của Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc quản lý, cho vay, bảo toàn và tăng trưởng của Quỹ;
- Cơ chế phân cấp: tăng cường phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương, trong đó coi trọng phân cấp cho cấp huyện trong việc tổ chức và thực hiện các dự án cho vay đối với các đối tượng;
- Cơ chế lồng ghép: đẩy mạnh lồng ghép các dự án của Chương trình với một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các Chương trình khác;
- Cơ chế giám sát, đánh giá:
+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức cho vay theo các dự án, đặc biệt là các dự án cho vay với số tiền lớn, ở những nơi có khả năng xảy ra rủi ro cao do điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc do môi trường kinh doanh ít thuận lợi;
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo và trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương.
2. Quản lý, điều hành Chương trình:
a) Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình gồm:
- Trưởng ban: Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Phó Trưởng ban: Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Các uỷ viên gồm: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực Chương trình. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình và ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo.
3. Nguồn kinh phí thực hiện:
Tổng nguồn vốn cho Chương trình là 5.985 tỷ đồng (không kể nguồn vốn hỗ trợ việc làm ngoài nước). Trong đó, phân theo nguồn vốn như sau:
- Ngân sách Trung ương: 4.895 tỷ đồng (trong đó, 2.600 tỷ đồng là nguồn vốn vay giải quyết việc làm từ năm 2005 chuyển sang);
- Ngân sách địa phương: 560 tỷ đồng (trong đó, 164 tỷ đồng là nguồn vốn vay giải quyết việc làm của các địa phương từ năm 2005 chuyển sang);
- Huy động cộng đồng: 500 tỷ đồng;
- Huy động quốc tế : 30 tỷ đồng.
Ngân sách Trung ương cấp mới cho Chương trình là 2.295 tỷ đồng, trong đó:
- Dự án cho vay tạo việc làm: 2.000 tỷ đồng;
- Dự án Hỗ trợ phát triển thị trường lao động: 225 tỷ đồng;
- Hoạt động giám sát, đánh giá: 40 tỷ đồng;
- Hoạt động nâng cao năng lực quản lý lao động - việc làm: 30 tỷ đồng.
V. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN PHỐI HỢP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành Trung ương:
a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
- Xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện Chương trình, bao gồm: kế hoạch về nhiệm vụ, mục tiêu, nhu cầu kinh phí và đề xuất các giải pháp thực hiện gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp trình Chính phủ;
- Chủ trì và phối hợp với Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế thực hiện các dự án: vay vốn tạo việc làm; hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ phát triển thị trường lao động; thực hiện các hoạt động giám sát, đánh giá; hoạt động nâng cao năng lực quản lý lao động - việc làm;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình ở các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thực hiện chế độ báo cáo việc thực hiện Chương trình theo quy định hiện hành.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cơ chế đầu tư đối với các dự án trong Chương trình;
- Phối hợp với Bộ Tài chính cân đối và bố trí kế hoạch hàng năm trên cơ sở thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện Chương trình; phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình;
c) Bộ Tài chính có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các dự án của Chương trình; phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí và bảo đảm ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho Chương trình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
d) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với các đối tượng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội; phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình;
đ) Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý nguồn vốn và tổ chức giải ngân kịp thời đối với các dự án hỗ trợ việc làm theo cơ chế, chính sách Nhà nước quy định về vốn vay của Quỹ quốc gia về việc làm và thẩm quyền được giao;
e) Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện Chương trình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có liên quan đến Chương trình.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức đoàn thể:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình tại địa phương trên cơ sở Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đã được Chính phủ phê duyệt và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định đối với Chương trình này.
b) Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội tổ chức việc thực hiện Chương trình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có liên quan đến Chương trình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Sinh Hùng
THE PRIME MINISTER | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 101/2007/QD-TTg | Hanoi, July 6, 2007 |
DECISION
APPROVING THE NATIONAL TARGET EMPLOYMENT PROGRAM UP TO 2010
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 23, 1994 Labor Code and the April 2, 2002 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Labor Code;
Pursuant to the National Assemblys Resolution No. 56/2006/QH11 of June 29, 2006, on the 2006-2010 five-year socio-economic development plan;
Pursuant to the Governments Resolution No. 13/2005/NQ-CP of November 2, 2005, on the October 2005 regular meeting;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
DECIDES:
Article 1. To approve the national target employment program up to 2010 with the following principal contents:
I. THE PROGRAMS OBJECTIVES
1. General objectives:
To contribute to achieving general objectives of the economy by ensuring jobs for around 49.5 million people, creating new jobs for 8 million people during 5 years from 2006 to 2010 (of which 2-2.2 million people will directly benefit from this Program), and reducing the unemployment rate in urban areas to below 5% by 2010.
2. Specific objectives up to 2010:
a/ To create jobs for 2-2.2 million people through the national target employment program during five years from 2006 to 2010, specifically:
- To create jobs in the country for 1.7-1.8 million people under projects on provision of loans for job creation from the National Employment Fund;
- To create jobs overseas for 400,000-500,000 people through labor exporting enterprises and the Overseas Employment Support Fund.
b/ To strengthen the capacity of, and modernize, 30-40 job placement centers and to perfect the labor market information system; to increase the number of people who receive job-related advice and job placements to 4 million during the five years; to establish and operate a labor market website by 2008;
c/ To provide professional training for 75,000 central and local labor-employment cadres.
II. DURATION AND SCOPE OF IMPLEMENTATION OF THE PROGRAM
1. Implementation duration: up to 2010.
2. Scope of implementation: nationwide.
III. THE PROGRAMS CONTENTS
The program covers the following major 3 projects and 2 activities:
1. A project on provision of loans for job creation:
a/ Objective: To create jobs for 1.7-1.8 million people through the provision of loans from the National Employment Fund.
b/ Contents:
- To provide loans with preferential interest rates to unemployed and underemployed people, production and business households, small- and medium-sized enterprises, farms and craft villages which can create many new jobs, especially for unemployed young people;
- Annually, the National Employment Fund for 64 provinces and centrally run cities, the Ministry of Defense and socio-political organizations will receive additional allocations from the central budget fund.
2. A project in support of guest workers:
a/ Objective: To send 400,000-500,000 laborers to work abroad for given terms.
b/ Contents:
- Supporting the tapping and opening of labor-receiving markets;
- Supporting the offsetting of loan interest-rate differences for policy beneficiaries who borrow capital for going to work abroad;
- Supporting vocational training, orientation training and improvement of the quality of laborers.
3. A project in support of labor market development:
a/ Objective: To strengthen the capacity of, and modernize, 30-40 job placement centers; to increase the number of people who receive job-related advice and job placements to 4 million during the five years; to establish and operate a labor market website by 2008.
b/ Contents:
- To strengthen the capacity of job placement centers to meet the requirements of labor market development;
- To perfect the labor market information system;
- Annually, to conduct a survey of labor markets aiming to help assess the realization of the Programs objectives and elaborate work plans under local socio-economic development plans;
- To support the regular organization of job-related transaction floors.
4. Monitoring and evaluation:
a/ Objective: To evaluate and monitor activities and projects within the framework of the national target employment program.
b/ Contents:
To evaluate results of the implementation of projects under the Program, annual results and results of the implementation of the Program;
To monitor the implementation of activities under the Program;
To study, propose, amend or supplement mechanisms and policies to suit the Programs characteristics.
5. Enhancement of labor and employment management capacity:
a/ Objective: To provide professional guidance to 75,000 central and local labor-employment cadres.
b/ Contents: To conduct training courses on methods of formulating and implementing the Program and new documents; methods of formulating and managing the project on the provision of loans from the National Employment Fund, and job placement skills for cadres of provincial/municipal Services of Labor, War Invalids and Social Affairs and central agencies of socio-political organizations and social organizations, and local labor-employment cadres.
IV. SOLUTION TO IMPLEMENTATION OF THE PROGRAM
1. Policies and mechanisms:
a/ Policies:
- To further improve labor and employment policies and programs on making laws on unemployment insurance, labor export, job training, etc.;
- To formulate contents guiding the management and implementation of projects and activities under the Program.
b/ Mechanisms:
- Capital use mechanism: To distribute loans based on the job creation capacity through capital-borrowing projects, giving priority to provinces which efficiently provide loans, where many ethnic minority people live or where a large area of agricultural land is converted into non-agricultural land;
- Coordination mechanism: To enhance coordination between state management agencies and mass organizations and localities in managing, and organizing the implementation of, capital-borrowing projects; in making annual plans on the use of loans and defining responsibilities of the Social Policy Bank in the management, provision of loans, preservation and growth of the Fund;
- Decentralization mechanism: To step up decentralization to local administrations at all levels, attaching importance to decentralization to district-level administrations in organizing and implementing projects on provision of loans to different groups of borrowers;
- Integration mechanism: To step up the integration of projects under the Program with projects under the national target program on poverty reduction and other programs;
Monitoring and evaluation mechanism:
+ The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance and provincial-level Peoples Committees shall enhance the inspection and supervision of the provision of loans under projects, especially projects on the provision of large loans in localities highly prone to risks due to their unfavorable natural conditions or less favorable business environment;
+ To improve the operation of the Steering Committee for Implementation of the Program and raise the responsibilities of local administrations at all levels.
2. Management and implementation of the Program:
a/ The Steering Committee for Implementation of the Program is composed of:
- The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs as its head;
- A vice minister of Labor, War Invalids and Social Affairs as a deputy head;
- Members including a vice minister of Planning and Investment, a vice minister of Finance and a deputy governor of the State Bank of Vietnam.
b/ The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall act as the Programs standing body. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall decide on the setting up of the Steering Committee for Implementation of the Program and promulgate the Activity Regulation of the Steering Committee.
3. Funding:
The total capital for the Program is VND 5,985 billion (excluding overseas employment support capital), including:
- The central budget: VND 4,895 billion (of which VND 2,600 billion comes from job creation loans transferred from 2005);
- Local budgets: VND 560 billion (of which VND 164 billion comes from localities loans for job creation transferred from 2005);
- Community contributions: VND 500 billion;
- International contributions: VND 30 billion.
The central budget fund to be allocated to the Program is VND 2,295 billion, of which:
- The project on provision of job creation loans: VND 2,000 billion;
- The project in support of labor market development: VND 225 billion;
- Monitoring and evaluation: VND 40 billion;
- Enhancement of labor and employment management capacity: VND 30 billion.
V. RESPONSIBILITIES OF AGENCIES PARTICIPATING IN THE IMPLEMENTATION OF THE PROGRAM
1. Responsibilities of ministries and central branches:
a/ The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall:
- Elaborate an annual plan on implementation of the Program, identifying the tasks, objectives, funding needs, and proposed implementation solutions, and send it to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for synthesis and submission to the Government;
- Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and branches in, elaborating mechanisms for implementation of the project on provision of job creation loans, the project in support of guest workers, the project in support of labor market development; or for monitoring and evaluation or enhancement of the labor and employment management capacity;
- Coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in urging, inspecting and supervising the implementation of the Program by ministries, branches, provinces and centrally run cities; and report on the implementation of the Program according to current regulations.
b/ The Ministry of Planning and Investment shall:
- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, guiding investment mechanisms applicable to projects under the Program;
- Coordinate with the Ministry of Finance, after reaching agreement with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, in balancing and adopting annual plans for implementation of the Program; coordinate in inspecting and supervising the implementation of the Program;
c/ The Ministry of Finance shall:
- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, guiding financial management mechanisms for projects under the Program; coordinate in inspecting and supervising the implementation of the Program;
- Coordinate with the Ministry of Planning and Investment in allocating annual state budget funds for the Program in accordance with the State Budget Law;
d/ The State Bank of Vietnam shall direct and inspect the implementation of preferential credit policies for policy beneficiaries of the Social Policy Bank; coordinate in inspecting and supervising the implementation of the Program;
dd/ The Social Policy Bank shall manage capital sources and organize the timely disbursement for employment support projects according to state mechanisms and policies on loans of the National Employment Fund and its assigned competence;
e/ The Ministry of Defense shall organize the implementation of the Program within the ambit of its functions and tasks related to the Program.
2. Responsibilities of provincial/municipal Peoples Committees and mass organizations:
a/ Provincial/municipal Peoples Committees shall formulate, and organize the implementation of, their local programs based on the national target employment program approved by the Government and guiding documents of ministries and branches; periodically report on the implementation of this Program to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs according to regulations.
b/ Socio-political organizations and social organizations shall organize the implementation of the Program within the ambit of their functions and tasks.
Article 2. This Decision takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.
Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal Peoples Committees shall implement this Decision.
| FOR THE PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây