Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp

thuộc tính Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH

Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:07/2017/TT-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Doãn Mậu Diệp
Ngày ban hành:10/03/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lao động-Tiền lương, Hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Giáo viên dạy trung cấp, cao đẳng nghề làm việc 44 tuần/năm

Có hiệu lực từ ngày 01/07/2017, Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/03/2017 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, thời gian làm việc của nhà giáo dạy nghề trình độ cao đẳng, trung cấp là 44 tuần/năm theo chế độ làm việc 40 giờ; trong đó, thời gian thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh, sinh viên là 32 tuần với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng và 36 tuần với trình độ trung cấp; thời gian học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học là 08 tuần với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng và 04 tuần với trình độ trung cấp; thời gian thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn là 04 tuần.
Về thời gian nghỉ hàng năm, Thông tư quy định nhà giáo dạy nghề trình độ cao đẳng, trung cấp được nghỉ 08 tuần/năm; riêng với viên chức quản lý tham gia giảng dạy, thời gian nghỉ hàng năm là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ các ngày lễ.
Với nhà giáo dạy nghề trình độ sơ cấp, thời gian làm việc là 46 tuần/năm, nghỉ hàng năm 06 tuần; riêng với công chức, viên chức quản lý, viên chức có các phòng hoặc tổ chuyên môn, nghiệp vụ về đào tạo, quản lý học viên, học sinh có tham gia giảng dạy trình độ sơ cấp, thời gian nghỉ hàng năm là 05 tuần.
Cũng theo Thông tư này, nhà giáo làm công tác chủ nhiệm lớp hoặc cố vấn học tập sẽ được giảm 15% định mức giờ giảng/lớp; nhà giáo phụ trách phòng học chuyên môn/xưởng thực hành, có nhân viên chuyên trách được giảm 10% định mức giờ giảng/phòng, xưởng (15% định mức giờ giảng/phòng, xưởng nếu không có nhân viên chuyên trách); nhà giáo kiêm phụ trách thư viện được giảm từ 15 - 30% định mức giờ giảng…

Từ ngày 08/02/2019, Thông tư này được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH

Xem chi tiết Thông tư07/2017/TT-BLĐTBXH tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI

-------

Số: 07/2017/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA NHÀ GIÁO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Giáo dục nghnghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cu tchức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một sđiều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định chế độ làm việc của nhà giáo giảng dạy trong các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp).
2. Thông tư này áp dụng đối với nhà giáo, công chức, viên chức quản lý tham gia giảng dạy trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.
3. Thông tư này không áp dụng đối với các trường sư phạm và nhà giáo giảng dạy nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2. Giờ chuẩn, thời gian giảng dạy, định mức giờ giảng, quy mô lớp học
1. Giờ chuẩn là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết trước, trong và sau giờ giảng để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy gồm: chuẩn bị giảng dạy; thực hiện giảng dạy; kiểm tra định kỳ kết quả học tập của mô-đun, môn học.
2. Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn, trong đó:
a) Một giờ dạy lý thuyết là 45 phút được tính bằng 1 giờ chuẩn;
b) Một giờ dạy tích hợp (kết hợp cả lý thuyết và thực hành) là 60 phút được tính bằng 1 giờ chuẩn;
c) Một giờ dạy thực hành là 60 phút được tính bằng 1 giờ chuẩn.
3. Định mức giờ giảng được xác định là số giờ chuẩn cho mỗi nhà giáo phải giảng dạy, được quy định theo năm học.
4. Quy mô lớp học: Lớp học lý thuyết không quá 35 học viên, học sinh, sinh viên. Lớp học thực hành, tích hợp không quá 18 học viên, học sinh, sinh viên đối với nghề bình thường; không quá 10 học viên, học sinh, sinh viên đối với ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Hiệu trưởng, giám đốc các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định số học viên, học sinh, sinh viên cụ thể của lớp học, đảm bảo phù hợp với đặc điểm của từng ngành, nghề.
Chương II
NHIỆM VỤ VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA NHÀ GIÁO DẠY TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP
Điều 3. Nhiệm vụ
1. Công tác giảng dạy, bao gồm:
a) Chuẩn bị giảng dạy: Soạn giáo án, lập đề cương bài giảng, chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy mô-đun, môn học được phân công giảng dạy;
b) Giảng dạy mô-đun, môn học được phân công theo kế hoạch và quy định của chương trình;
c) Đánh giá kết quả học tập của học viên, học sinh, sinh viên gồm: Soạn đề kiểm tra, coi kiểm tra, đánh giá kiểm tra định kỳ.
2. Coi thi, kiểm tra, đánh giá kết thúc mô-đun, môn học; chấm thi tuyển sinh; chấm thi tốt nghiệp; hướng dẫn, đánh giá chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp; đánh giá kết quả nghiên cứu của học viên, học sinh, sinh viên.
3. Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định.
4. Hướng dẫn sinh viên làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có); hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho học viên, học sinh, sinh viên giỏi tham gia kỳ thi các cấp.
5. Biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; góp ý kiến xây dựng chương trình, nội dung mô-đun, môn học được phân công giảng dạy.
6. Tham gia thiết kế, xây dựng phòng học chuyên môn; thiết kế, cải tiến, tự làm đồ dùng, trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp.
7. Tổ chức các hoạt động giáo dục và rèn luyện học viên, học sinh, sinh viên.
8. Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.
9. Tham gia bồi dưỡng cho nhà giáo theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của trường, khoa, bộ môn.
10. Nghiên cứu khoa học; hướng dẫn học viên, học sinh, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy và thực tiễn sản xuất.
11. Tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia công tác quản lý đào tạo.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Điều 4. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
1. Thời gian làm việc của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp là 44 tuần/năm theo chế độ tuần làm việc 40 giờ, trong đó:
a) Thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh, sinh viên: 32 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 36 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp;
b) Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học: 08 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp;
c) Thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn: 04 tuần đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp;
d) Trường hợp nhà giáo sử dụng không hết thời gian để học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học theo quy định thì Hiệu trưởng, giám đốc quy đổi thời gian còn lại chuyển sang làm công tác giảng dạy hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng, giám đốc giao. Số giờ quy đổi được tính thêm vào định mức giờ giảng trong năm học của nhà giáo. Tính số giờ quy đổi theo tỷ lệ tương ứng giữa thời gian không sử dụng để học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, nghiên cứu khoa học với thời gian thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh, sinh viên được quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp nhà giáo tham gia các khóa học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao vượt quá 04 tuần thì được giảm giờ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 10 Thông tư này.
2. Thời gian nghỉ hằng năm của nhà giáo là 08 tuần, của viên chức quản lý có tham gia giảng dạy được quy định tại khoản 5 Điều 5 của Thông tư này là 06 tuần, bao gồm nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ các ngày lễ, trong đó:
a) Thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép hằng năm, được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có);
b) Các chế độ nghỉ khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành;
c) Căn cứ kế hoạch năm học và điều kiện cụ thể của từng cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Hiệu trưởng, giám đốc bố trí cho nhà giáo nghỉ vào thời gian thích hợp.
Điều 5. Định mức giờ giảng
1. Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm học: Từ 380 đến 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; từ 430 đến 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
Hiệu trưởng, giám đốc căn cứ vào tình hình thực tế của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đặc điểm của từng mô-đun, môn học, trình độ của nhà giáo để quyết định định mức giờ giảng cho phù hợp trong năm học.
2. Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy các môn học chung trong một năm học là 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
3. Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy các môn văn hóa phổ thông trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
4. Định mức giờ giảng của nhà giáo tham gia giảng dạy nhiều cấp trình độ trong một năm học được áp dụng theo định mức giờ giảng ở cấp trình độ cao nhất.
5. Định mức giờ giảng cho công chức, viên chức quản lý, viên chức các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ có đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy nhằm nắm được nội dung, chương trình đào tạo và quá trình học tập của học viên, học sinh, sinh viên để nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo được quy định như sau:
a) Hiệu trưởng: 30 giờ chuẩn/năm;
b) Phó hiệu trưởng: 40 giờ chuẩn/năm;
c) Trưởng phòng và tương đương: 60 giờ chuẩn/năm;
d) Phó trưởng phòng và tương đương: 70 giờ chuẩn/năm;
đ) Viên chức các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ về đào tạo; quản lý học viên, học sinh, sinh viên; khảo thí và bảo đảm chất lượng: 80 giờ chuẩn/năm.
6. Định mức giờ giảng đối với nhà giáo thuộc khoa Sư phạm trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tính như định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng.
7. Viên chức các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy thì căn cứ vào khối lượng công việc, nhiệm vụ được giao, Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thể ký hợp đồng giảng dạy nếu có nhu cầu.
Chương III
NHIỆM VỤ VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA NHÀ GIÁO DẠY TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
Điều 6. Nhiệm vụ
1. Công tác giảng dạy, bao gồm:
a) Chuẩn bị giảng dạy: Soạn giáo án, lập đề cương bài giảng, chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy mô-đun được phân công giảng dạy;
b) Giảng dạy mô-đun được phân công theo kế hoạch và quy định của chương trình;
c) Đánh giá kết quả học tập của học viên, học sinh gồm: Soạn đề kiểm tra, coi kiểm tra, đánh giá kiểm tra định kỳ.
2. Coi thi, kiểm tra, đánh giá kết thúc mô-đun.
3. Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định.
4. Biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; góp ý kiến xây dựng chương trình, nội dung mô-đun được phân công giảng dạy.
5. Tham gia thiết kế, xây dựng phòng học chuyên môn; thiết kế, cải tiến, tự làm đồ dùng, trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp.
6. Tổ chức các hoạt động giáo dục và rèn luyện học viên, học sinh.
7. Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn, tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
8. Tham gia bồi dưỡng cho nhà giáo theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ.
9. Tham gia công tác quản lý đào tạo, quản lý học viên, học sinh.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Điều 7. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
1. Thời gian làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp là 46 tuần/năm theo chế độ tuần làm việc 40 giờ, trong đó:
a) Thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh: 42 tuần;
b) Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ: 02 tuần;
c) Thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn: 02 tuần;
d) Trường hợp nhà giáo sử dụng không hết thời gian để học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định thì Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy đổi thời gian còn lại chuyển sang làm công tác giảng dạy hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng, giám đốc giao. Số giờ quy đổi được tính thêm vào định mức giờ giảng trong năm học của nhà giáo. Tính số giờ quy đổi theo tỷ lệ tương ứng giữa thời gian không sử dụng để học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao, dự giờ trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ với thời gian thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học viên, học sinh được quy định tại điểm a khoản này. Trường hợp nhà giáo tham gia các khóa học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao vượt quá 02 tuần được giảm giờ giảng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 10 Thông tư này.
2. Thời gian nghỉ hằng năm của nhà giáo là 6 tuần; của công chức, viên chức quản lý, viên chức các phòng hoặc tổ chuyên môn, nghiệp vụ về đào tạo, quản lý học viên, học sinh có tham gia giảng dạy được nêu tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này là 5 tuần, bao gồm nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ các ngày lễ, trong đó:
a) Thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép hằng năm, được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có);
b) Các chế độ nghỉ khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành;
c) Căn cứ kế hoạch năm học và điều kiện cụ thể của từng cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bố trí cho nhà giáo nghỉ vào thời gian thích hợp.
Điều 8. Định mức giờ giảng
1. Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp trong một năm học: Từ 500 đến 580 giờ chuẩn.
Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng mô-đun, trình độ và kinh nghiệm giảng dạy của nhà giáo để quyết định định mức giờ giảng cho phù hợp trong năm học.
2. Định mức giờ giảng cho công chức, viên chức quản lý, viên chức các phòng hoặc tổ chuyên môn, nghiệp vụ đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy nhằm nắm được nội dung, chương trình đào tạo và quá trình học tập của học viên, học sinh để nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo được quy định như sau:
a) Giám đốc: 30 giờ chuẩn/năm;
b) Phó giám đốc: 40 giờ chuẩn/năm;
c) Trưởng phòng hoặc tổ trưởng hoặc tương đương: 60 giờ chuẩn/năm;
d) Phó trưởng phòng hoặc tổ phó hoặc tương đương: 70 giờ chuẩn/năm;
đ) Viên chức các phòng hoặc tổ chuyên môn, nghiệp vụ về đào tạo; quản lý học viên, học sinh: 80 giờ chuẩn/năm.
Chương IV
CHẾ ĐỘ DẠY THÊM GIỜ, GIẢM GIỜ GIẢNG VÀ QUY ĐỔI CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN KHÁC RA GIỜ CHUẨN
Điều 9. Chế độ dạy thêm giờ
1. Trong năm học, nhà giáo, công chức, viên chức quản lý và viên chức các phòng, ban, tổ chuyên môn, nghiệp vụ tham gia giảng dạy có số giờ giảng dạy vượt định mức giờ giảng quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 5 và Điều 8 của Thông tư này thì được tính là dạy thêm giờ.
2. Đối với nhà giáo: Số giờ dạy thêm không vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật lao động hiện hành.
3. Đối với công chức, viên chức quản lý, viên chức các phòng, ban, tổ chuyên môn, nghiệp vụ tham gia giảng dạy: số giờ dạy thêm không vượt quá 1/2 định mức giờ giảng quy định tại khoản 5 Điều 5 và khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
4. Cách tính trả lương dạy thêm giờ theo quy định hiện hành.
Điều 10. Chế độ giảm định mức giờ giảng
1. Nhà giáo làm công tác quản lý:
a) Nhà giáo làm công tác chủ nhiệm lớp hoặc cố vấn học tập: Được giảm 15% định mức giờ giảng/1 lớp;
b) Nhà giáo phụ trách phòng học chuyên môn/xưởng thực hành: Có nhân viên chuyên trách được giảm 10% định mức giờ giảng/1 phòng, xưởng; không có nhân viên chuyên trách được giảm 15% định mức giờ giảng/1 phòng, xưởng;
c) Nhà giáo kiêm phụ trách thư viện: Được giảm từ 15% đến 30% định mức giờ giảng;
d) Nhà giáo kiêm trưởng bộ môn và tương đương: Được giảm từ 15% đến 20% định mức giờ giảng;
đ) Nhà giáo là trưởng khoa, trưởng trạm, trại và tương đương: Được giảm 30% định mức giờ giảng; phó khoa, phó trưởng trạm, trại và tương đương được giảm 20% định mức giờ giảng.
Căn cứ vào điều kiện thực tế, số lượng nhà giáo, số lượng học viên, học sinh, sinh viên và quy mô của thư viện, Hiệu trưởng, giám đốc quyết định tỷ lệ giờ giảm cho các chức danh trong quy định tại điểm c, điểm d khoản này.
2. Nhà giáo kiêm công tác Đảng, đoàn thể:
a) Nhà giáo kiêm Bí thư Đảng ủy cấp cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc Bí thư Chi bộ cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Chủ tịch Hội đồng trường, Hội đồng quản trị được giảm từ 20% đến 30% định mức giờ giảng; nhà giáo kiêm cấp phó các chức danh nêu trên hoặc thư ký Hội đồng trường, Hội đồng quản trị được giảm từ 15% đến 20% định mức giờ giảng. Tùy theo quy mô của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, số lượng các thành viên trong từng tổ chức, sau khi thỏa thuận với các tổ chức Đảng, đoàn thể, Hiệu trưởng, giám đốc quyết định tỷ lệ giờ giảm cho các chức danh trong phạm vi quy định;
b) Nhà giáo làm công tác công đoàn không chuyên trách trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được hưởng chế độ giảm định mức giờ dạy theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28/03/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
c) Nhà giáo là cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cấp trường được hưởng chế độ giảm định mức giờ giảng theo quy định tại Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề;
d) Nhà giáo kiêm nhiều chức vụ được giảm định mức giờ giảng ở mức cao nhất.
3. Không giảm trừ giờ giảng được quy định tại điểm a, b, c khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với công chức, viên chức quản lý, viên chức các phòng, ban, tổ chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại khoản 5 Điều 5 và khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
4. Chế độ giảm giờ giảng đối với các nhà giáo khác:
a) Nhà giáo tham gia học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao vượt quá thời gian quy định được giảm 14 giờ/1 tuần học tập, bồi dưỡng;
b) Nhà giáo trong thời gian tập sự được giảm 30% định mức giờ giảng;
c) Nhà giáo là nữ có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được giảm 15% định mức giờ giảng;
d) Nhà giáo trong thời gian thai sản, chữa bệnh dài ngày được giảm định mức giờ giảng theo tỷ lệ tương ứng giữa thời gian nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội với thời gian phải thực hiện công tác giảng dạy được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 và điểm a khoản 1 Điều 7 cho từng cấp trình độ.
Điều 11. Quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra giờ chuẩn
1. Giảng dạy:
a) Giảng dạy song song nhiều lớp cùng chương trình, trình độ, từ lớp thứ 3 trở đi: 01 giờ lý thuyết được tính bằng 0,75 giờ chuẩn;
b) Trường hợp các môn học chung cần thiết phải ghép lớp: Đối với lớp học có trên 35 học viên, học sinh, sinh viên thì 01 giờ được tính bằng 1,2 giờ chuẩn; đối với lớp học có trên 50 học viên, học sinh, sinh viên nhưng tối đa không quá 60 học viên, học sinh, sinh viên thì 01 giờ được tính bằng 1,3 giờ chuẩn; đối với lớp học có trên 50 học viên, học sinh, sinh viên môn giáo dục quốc phòng an ninh thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 08/9/2015 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì 01 giờ được tính bằng 1,3 giờ chuẩn;
c) Thời gian thiết kế, cải tiến, tự làm các trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp (cấp tổ môn trở lên phê duyệt) được tính quy đổi ra giờ chuẩn; Hiệu trưởng, giám đốc căn cứ điều kiện cụ thể để quy định số giờ chuẩn quy đổi cho phù hợp;
d) Giảng dạy, hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo khác trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp: 01 giờ được tính bằng 1,5 giờ chuẩn;
đ) Đối với nhà giáo giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất, thời gian làm công tác phong trào thể dục thể thao, huấn luyện quân sự cho cán bộ, nhà giáo, nhân viên của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tính là thời gian giảng dạy. Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định việc quy đổi ra giờ chuẩn để tính khối lượng giảng dạy cho từng nhà giáo.
2. Soạn đề kiểm tra, coi kiểm tra, chấm kiểm tra kết thúc mô-đun, môn học:
a) Soạn đề kiểm tra: 01 đề kiểm tra viết tự luận kèm theo đáp án được tính bằng 01 giờ chuẩn; 01 đề kiểm tra trắc nghiệm kèm theo đáp án được tính bằng 1,5 giờ chuẩn; 01 đề kiểm tra vấn đáp kèm theo đáp án được tính bằng 0,25 giờ chuẩn; 01 đề kiểm tra thực hành kèm theo đáp án được tính bằng 0,5 giờ chuẩn;
b) Coi kiểm tra: 01 giờ coi kiểm tra được tính bằng 0,3 giờ chuẩn;
c) Chấm kiểm tra: Kiểm tra viết tự luận, kiểm tra trắc nghiệm được tính 0,1 giờ chuẩn/bài; kiểm tra vấn đáp được tính 0,2 giờ chuẩn/học viên, học sinh, sinh viên; kiểm tra thực hành được tính 0,2 giờ chuẩn/học viên, học sinh, sinh viên.
3. Soạn đề thi, coi thi, chấm thi tốt nghiệp:
a) Soạn đề thi: 01 đề thi viết tự luận kèm theo đáp án được tính bằng 02 giờ chuẩn; 01 đề thi trắc nghiệm kèm theo đáp án được tính bằng 2,5 giờ chuẩn; 01 đề thi vấn đáp kèm theo đáp án được tính bằng 0,5 giờ chuẩn; 01 đề thi thực hành kèm theo đáp án được tính bằng 1,5 giờ chuẩn;
b) Coi thi: 01 giờ coi thi được tính bằng 0,5 giờ chuẩn;
c) Chấm thi: Thi viết tự luận, thi trắc nghiệm được tính 0,2 giờ chuẩn/bài; thi vấn đáp được tính 0,4 giờ chuẩn/học viên, học sinh, sinh viên; thi thực hành được tính 0,4 giờ chuẩn/học viên, học sinh, sinh viên.
4. Hướng dẫn chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có) được tính là 15 giờ chuẩn/chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp; chấm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có) được tính là 05 giờ chuẩn/chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp.
5. Hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất: 1 ngày (8 giờ làm việc) được tính bằng 2,5 - 3 giờ chuẩn tùy theo tính chất công việc và điều kiện làm việc cụ thể.
6. Bồi dưỡng cho nhà giáo tham gia Hội giảng các cấp; cho học viên, học sinh, sinh viên tham gia kỳ thi tay nghề các cấp: 01 giờ luyện tập được tính là 1,5 giờ chuẩn.
7. Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định việc quy đổi các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ khác ra giờ chuẩn để tính khối lượng giảng dạy cho nhà giáo.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Trách nhiệm của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
Hướng dẫn, thanh tra và kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Điều 13. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định tại Thông tư này đối với các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
2. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất việc thực hiện chế độ làm việc đối với nhà giáo của các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 15. Trách nhiệm của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp
1. Quy định chi tiết chế độ làm việc của nhà giáo tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư này.
2. Xây dựng kế hoạch giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn để nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
2. Bãi bỏ Mục II Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề và Chương III của Thông tư số 40/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- V
ăn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- T
òa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, TCGDNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Doãn Mậu Diệp

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS

Circular No. 07/2017/TT-BLDTBXH dated March 10, 2017 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on working regime for vocational education teachers

Pursuant to the Labor Code Law dated June 18, 2012;

Pursuant to Law on vocational education dated November 27, 2014;

Pursuant to Law on public employees dated November 15, 2010;

Pursuant to the Government s Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

Pursuant to the Government s Decree No. 48/2015/ND-CP dated May 15, 2015 on guidelines for Law on vocational education;

At the request of Director General of General Department of Vocational Education;

The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs promulgates a Circular on working regime for vocational education teachers.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of adjustment and subject of application

1. This Circular deals with working regime for teachers educating in junior colleges, post-secondary schools, vocational education centers and higher education institutions, enterprises that have registered for operation in public, private, foreign-invested vocational education (hereinafter referred to as vocational education institutions).

2. This Circular applies to teachers, managerial officials and civil servants educating college, intermediate, and/or elementary levels in vocational education institutions; and other relevant agencies, organizations, and individuals.

3. This Circular shall not apply to pedagogical institutions and teachers of pedagogy under scope of management of the Ministry of Education and Training.

Article 2. Standard hours, teaching time, teaching hour norms, class sizes

1. Standard hour means unit of time converted from number of work hours deemed necessary prior, during, and after the teaching time to complete the teaching tasks, including: preparation; teaching; periodical tests of modules and subjects.

2. Teaching time in the training plan shall be calculated by standard hours, in which:

a) 45 minutes of theoretical teaching shall be considered as 1 standard hour;

b) 60 minutes of integrated teaching (including theory and practice) shall be considered as 1 standard hour;

c) 60 minutes of practical teaching shall be considered as 1 standard hour.

3. Teaching hour norm shall be determined as number of standard hours for a teacher, which is defined according to academic year.

4. Class size: No more than 35 learners or students (hereinafter referred to as students) present in a theoretical class. No more than 18 students present in a practical class or an integrated class relating to ordinary occupation and no more than 10 students present in a practical or an integrated class relating to heavy, hazardous or dangerous fields of study, specified in a list promulgated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs. Principals and directors of vocational education institutions shall decide specific number of students in classes in conformity with each field of study.

Chapter II

DUTIES AND WORKING REGIME OF TEACHERS OF COLLEGE OR INTERMEDIATE LEVEL

Article 3. Duties

1. Teaching, including:

a) Preparation: Developing lesson plans, drawing up syllabuses, prepare materials and equipment serving the teaching of modules or subjects as assigned;

b) Teaching modules or subjects as assigned in conformity with the given plan or program;

c) Assessment of students, including: Prepare tests, invigilate, and give marks of periodical tests.

2. Invigilate, give tests, and make assessment upon completion of modules or subjects; mark entrance exams; mark graduation exams; instruct and evaluate graduation theses; evaluate research findings of students.

3. Complete forms and documents on management of classes as assigned as prescribed.

4. Instruct students to do graduation theses (if any); instruct internship, internship in combination with work; coach excellent students for exams.

5. Compile textbooks and teaching materials; offer opinions about the program, contents of modules and subjects as assigned.

6. Design, build specialized classes; design, innovate, self-make vocational education equipment.

7. Engage students in educational activities and practices.

8. Study, participate in standardized training programs, advanced training programs; probation at specialized agencies; engage class observation and exchange teaching experience.

9. Participate in training courses for teachers as required by the institution, faculties in terms of teachers’ professional development.

10. Do scientific researches; instruct students to do scientific researches; apply advanced technology or technological innovation or initiatives to teaching and production reality.

11. Participate in professional activities and training management.

12. Perform other duties as required by Principals or Directors of vocational education institutions.

Article 4. Working time and annual rest period

1. Working time of teachers of college or intermediate level shall be 44 weeks per year according to 40-hour per week working regime, in which:

a) Teaching and educating students: 32 weeks in case of teachers of college level; 36 weeks in case of teachers of intermediate level;

b) Study and participate in standardized training programs, advanced training programs, scientific researches: 08 weeks in case of teachers of college level; 04 weeks in case of teachers of intermediate level;

c) Probation at enterprises or specialized agencies: 04 weeks in case of teachers of college or intermediate level;

d) If a teacher does not use full of the given time to study or participate in a standardized training program, an advanced training program, or a scientific research as prescribed, the Principal or Director shall convert the remaining time into the time to be used for teaching or other duties assigned by himself/herself. The converted time shall be included in the teacher’s teaching hour norm in such academic year. The converted time shall be calculated equivalent the ratio of the time not to be used for study, standardized training program, advanced training program, or scientific research and the time to be used for teaching students prescribed in Point a hereof. If a teacher participates in a standardized training course or advanced training course lasting more than 04 weeks, he/she shall be eligible for teaching time reduction as prescribed in Point a Clause 4 Article 10 of this Circular.

2. Annual leave of a teacher is 08 weeks, of a managerial public employee cum teacher prescribed in Clause 5 Article 5 of this Circular is 06 weeks, including summer holiday, Tet holidays, and other holidays, in which:

a) Summer holiday shall be used instead of annual leave and the teacher shall be eligible for full pay and allowances (if any) during the summer holiday;

b) Other leave policies as prescribed by applicable regulations of law;

c) The Principal or Director of each vocational education institution shall, depending on its academic year plan and particular conditions, to give teacher leave in appropriate time.

Article 5. Teaching hour norms

1. Teaching hour norm of a teacher in an academic year: From 380 to 450 standard hours in case of teachers of college level; from 430 to 510 standard hours in case of teachers of intermediate level.

The Principal or Director of each vocational education institution shall, depending on its particular conditions and characteristics of each module or subject, teachers’ qualifications, to decide appropriate teaching hour norms in an academic year.

2. Teaching hour norm applicable to a teacher in charge of general subjects in an academic year is 450 standard hours in case of teachers of college level or 510 standard hours in case of teachers of intermediate level.

3. Teaching hour norm applicable to a teacher in charge of secondary level in a vocational education institution shall be consistent with Circular No. 28/2009/TT-BGDDT dated October 21, 2009 of the Minister of Education and Training on working regime for secondary teachers.

4. If a teacher teaches multiple levels in an academic year, his/her teaching hour norm at the highest level shall apply.

5. Teaching hour norms applicable to managerial officials and civil servants, public employees of professional departments that are qualified for teaching so as to understand training contents and programs and study progress of students for the purpose of improving the training management effectiveness, in particular:

a) Principal: 30 standard hours per year;

b) Vice Principal: 40 standard hours per year;

c) Department head and equivalent: 60 standard hours per year;

d) Department deputy head and equivalent: 70 standard hours per year;

dd) Pubic employees of professional departments in charge of training, management of students; examination and quality assurance: 80 standard hours per year.

6. Teaching hour norms applicable to a teacher in pedagogy faculty in a vocational education institution shall be equivalent to those applicable to a teacher of college level.

7. The Principal or Director of a vocational education institution shall, according to workload and duties assigned to a public employee in other professional departments that is qualified for teaching, enter into a contract of teaching with such public employee when it deemed necessary.

Chapter III

DUTIES AND WORKING REGIME OF TEACHERS OF ELEMENTARY LEVEL

Article 6. Duties

1. Teaching, including:

a) Preparation: Developing lesson plans, drawing up syllabuses, prepare materials and equipment serving the teaching of modules as assigned;

b) Teaching modules as assigned in conformity with the given plan or program;

c) Assessment of students, including: Prepare tests, invigilate, and give marks of periodical tests.

2. Invigilate, give tests, and make assessment upon completion of modules.

3. Complete forms and documents on management of classes as assigned as prescribed.

4. Compile textbooks and teaching materials; offer opinions about the program, contents of modules as assigned.

5. Design, build specialized classes; design, innovate, self-make vocational education equipment.

6. Engage students in educational activities and practices.

7. Study, participate in standardized training programs, advanced training programs; probation at specialized agencies; engage class observation and exchange teaching experience, and participate in professional activities.

8. Participate in training courses for teachers as required in terms of teachers’ professional development.

9. Participate in training management and student management.

10. Perform other duties as required by Principals or Directors of vocational education institutions.

Article 7. Working time and annual rest period

1. Working time of teachers of elementary level shall be 46 weeks per year according to 40-hour per week working regime, in which:

a) Teaching and educating students: 42 weeks;

b) Study, participate in standardized training programs, advanced training programs; engage class observation and exchange teaching experience, and participate in professional activities: 02 weeks;

c) Probation at enterprises or specialized agencies: 02 weeks;

d) If a teacher does not use full of the given time to study or participate in a standardized training program, an advanced training program; engage class observation and exchange teaching experience, and participate in professional activities as prescribed, the Principal or Director shall convert the remaining time into the time to be used for teaching or other duties assigned by himself/herself. The converted time shall be included in the teacher’s teaching hour norm in such academic year. The converted time shall be calculated equivalent the ratio of the time not to be used for study, standardized training program, advanced training program, engage class observation and exchange teaching experience, and participate in professional activities and the time to be used for teaching students prescribed in Point a hereof. If a teacher participates in a standardized training course or advanced training course lasting more than 02 weeks, he/she shall be eligible for teaching time reduction as prescribed in Point a Clause 4 Article 10 of this Circular.

2. Annual rest period of a teacher is 6 weeks, of a managerial public employee of professional department in charge of student management and training that are qualified for teaching as prescribed in Clause 2 Article 8 of this Circular is 5 weeks, including summer holiday, Tet holidays, and other holidays, in which:

a) Summer holiday shall be used instead of annual leave and the teacher shall be eligible for full pay and allowances (if any);

b) Other leave policies as prescribed by applicable regulations of law;

c) The Principal or Director of each vocational education institution shall, depending on its academic year plan and particular conditions, to give teacher leave in appropriate time.

Article 8. Teaching hour norms

1. Teaching hour norm of a teacher of elementary level in an academic year: From 500 to 580 standard hours.

The Principal or Director of each vocational education institution shall, depending on its particular conditions and characteristics of each module, teachers’ experience, to decide appropriate teaching hour norms in an academic year.

2. Teaching hour norms applicable to managerial officials and civil servants, public employees of professional departments that are qualified for teaching so as to understand training contents and programs and study progress of students for the purpose of improving the training management effectiveness, in particular:

a) Director: 30 standard hours per year;

b) Deputy Director: 40 standard hours per year;

c) Department head or group leader or equivalent: 60 standard hours per year;

d) Department deputy head or group deputy leader or equivalent: 70 standard hours per year;

dd) Public employee of professional department in charge of student management and training: 80 standard hours per year.

Chapter IV

OVERTIME TEACHING, TEACHING TIME REDUCTION AND CONVERSION OF TIME FOR OTHER PROFESSIONAL ACTIVITIES TO STANDARD HOURS

Article 9. Overtime teaching

1. In an academic year, if a teacher, managerial official or civil servant, or a public employee of a professional department that is qualified for teaching has number of teaching hours exceeds teaching hour norm prescribed in Clauses 1, 2, 3, 5 Article 5 and Article 8 of this Circular, it shall be considered as overtime teaching.

2. With regard to teachers: Number of overtime teaching hours may not exceed the given hours prescribed in applicable labor law.

3. With regard to managerial officials or civil servants, or public employees of professional departments: Number of overtime teaching hours may not exceed a half of teaching hour norms prescribed in Clause 5 Article 5 and Clause 2 Article 8 of this Circular.

4. The overtime teaching pay shall be calculated according to current regulations.

Article 10. Reduction of teaching hour norms

1. Teachers cum managerial positions:

a) A teacher cum supervising teacher or academic consultant shall be eligible for a reduction of 15% of teaching hour norm per class;

b) A teacher cum caretaker of specialized classroom/practice workshop shall be eligible for a reduction of 10% of teaching hour norm per classroom/workshop in presence of a full time staff member, or shall be eligible for a reduction of 15% of teaching hour norm per classroom/workshop in absence of a full time staff member;

c) A teacher cum caretaker of library shall be eligible for a reduction of 15% to 30% of teaching hour norm;

d) A teacher cum subject head or equivalent shall be eligible for a reduction of 15% to 20% of teaching hour norm;

dd) A teacher cum dean, stationmaster, or equivalent shall be eligible for a reduction of 15% to 30% of teaching hour norm; a teacher cum deputy dean, deputy stationmaster, or equivalent shall be eligible for a reduction of 20 % of teaching hour norm.

The Principal or Director shall, according to actual conditions, number of teachers, number of students and scope of the library, decide the rate of reduction for positions prescribed in Point c, d of this Clause.

2. Teachers cum positions of the Communist Party or unions.

a) A teacher cum Secretary of party executive committee of vocational education institution or Secretary of party cell of vocational education institution, Chairperson of the School Board or Board of Directors shall be eligible for a reduction of 20 to 30% of teaching hour norm; a teacher cum deputy of the aforementioned position or Secretary of the School Board or Board of Directors shall be eligible for a reduction of 15 to 20% of teaching hour norm. The Principal or Director shall, according to the scope of the vocational education institution, number of members with consent of Party organizations and unions decide the rate of reduction for positions prescribed;

b) A teacher cum part-time Trade Union member in a vocational education institution shall be eligible for a given reduction of teaching hour norm as prescribed in Circular No. 08/2016/TT-BGDDT dated March 28, 2016 of the Minister of Education and Training on reduction of teaching hour norm applicable to teachers or lecturer cum part-time Trade Union members in public educational institutions in national education system;

c) A teacher cum official of Communist Youth Union of Ho Chi Minh City, Student Association of Vietnam, Vietnam Youth Union at school level shall be eligible for a given reduction of teaching hour norm as prescribed in Decision No. 13/2013/QD-TTg dated February 6, 2013 of the Prime Minister on policies for officials of Communist Youth Union of Ho Chi Minh City, Student Association of Vietnam, Vietnam Youth Union in educational institutions and vocational training institutions;

d) A teacher cum multiple positions shall be eligible for the highest rate of reduction of teaching hour norms.

3. Any official and civil servant, public employee of professional department prescribed in Clause 5 Article 5 and Clause 2 Article 8 of this Circular shall not be eligible for a reduction of teaching hours prescribed in Point a, b, c Clause 1 and Clause 2 of this Article.

4. Reduction of teaching hour norms applicable to other teachers:

a) A teacher participating in study, standardized training program, or advanced training program for a period exceeding the prescribed time shall be eligible for a reduction of 14 hours per week of training;

b) A teacher on probation period shall be eligible for a reduction of 30% of teaching hour norm;

c) A female teacher having baby aged under 12 months shall be eligible for a reduction of 30% of teaching hour norm;

d) A teacher on maternity leave or long-time treatment leave shall be eligible for a reduction of teaching hour norm equivalent to the ratio of leave to be used to determine social insurance benefits to the given time for teacher prescribed in Point a Clause 1 Article 14 and Point a Clause 1 Article 7 for each level.

Article 11. Conversionof time for other professional activities to standard hours

1. Teaching:

a) In case of teaching multiple classes simultaneously with the same curriculum and level, 01 hour of theoretical teaching shall be considered as 0.75 standard hour from the third class;

b) In case of common subjects deemed necessary to conduct combination of classes: In case of a class of more than 35 students, 01 hour shall be considered as 1.2 standard hour; in case of a class of more than 50 students but not exceeding 60 students, 01 hour shall be considered as 1.3 standard hour; in case of a class of more than 55 students relating to education of national defense and security in accordance with Joint Circular No. 18/2015/TTLT-BGDDT-BLDTBXH dated September 8, 2015 of the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on teaching, studying, and evaluation of students’ performance of education of national defense and security subject in vocational education institutions, higher education institutions, 01 hour shall be considered as 1.3 standard hour;

c) The time for designing, innovating, and self making vocational education aids (approved by subject group level or higher) shall be converted into standard hours; the Principal or Director shall, according to particular conditions, specify converted standard hours deemed appropriate;

d) In case of teaching, instructing, providing advanced training of professional qualifications for other teachers in the vocational education institution: 01 hour shall be considered as 1.5 standard hour;

dd) In case of teachers of national defense education, physical education, their service time in sports and military training for officials, teachers, and staff of a vocational education institution shall be considered as teaching time. The Principal or Director of the vocational education institution shall specify the conversion of such teaching time for each teacher.

2. Prepare tests, invigilate, and give marks of periodical tests upon completion of modules and subjects:

a) Preparing tests: 01 subjective test with answers shall be considered as 01 standard hour; 01 objective test with answers shall be considered as 1.5 standard hour; 01 oral test with answers shall be considered as 0.25 standard hour; 01 practice test with answers shall be considered as 0.5 standard hour;

b) Invigilating: 01 hour of invigilating shall be considered as 0.3 standard hour;

c) Giving marks: Giving mark to a subjective test or an objective test shall be considered as 01 standard hour; giving mark to an oral test of a student shall be considered as 0.2 standard hour; giving mark to a practice test of a student shall be considered as 0.2 standard hour.

3. Developing, invigilating, and give marks to final exams:

a) Developing exam: 01 subjective exam with answers shall be considered as 0.2 standard hour; 01 objective exam with answers shall be considered as 2.5 standard hours; 01 oral exam with answers shall be considered as 0,5 standard hour; 01 practice exam with answers shall be considered as 1.5 standard hour;

b) Invigilating: 01 hour of invigilating shall be considered as 0.5 standard hour;

c) Giving marks to exam: Giving mark to a subjective exam or an objective exam shall be considered as 0.2 standard hour; giving mark to an oral exam of a student shall be considered as 0.4 standard hour; giving mark to a practice exam of a student shall be considered as 0.4 standard hour.

4. Instructing a graduation thesis (if any) shall be considered as 15 standard hours, giving mark to a graduation thesis (if any) shall be considered as 05 standard hours.

5. Instructing probation or probation and work: 1 day (8 working hours) shall be considered as 2.5 – 3 standard hours subject to the nature of work or particular working conditions.

6. Training teachers in teaching festivals; coaching students to participate in workmanship contests: 01 hour of practice shall be considered as 1.5 standard hour.

7. The Principal or Director of the vocational education institution shall specify the conversion of time for other professional activities to standard hours for each teacher.

Chapter V

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 12. Responsibilities of General Department of Vocational Education

Instruct and inspect the implementation of regulations of this Circular.

Article 13. Responsibilities of Ministries, ministerial-level agencies; Governmental agencies, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities

Direct, instruct, and inspect the implementation of this Circular by vocational education institutions within their scope of management.

Article 14. Responsibilities of Services of Labor, War Invalids and Social Affairs

1. Request People’s Committees of provinces and central-affiliated cities to promulgate documents on guidelines for implementation of this Circular.

2. Inspect, assess, consolidate, and send regular and irregular reports on implementation of working regime applicable to teachers of vocational education institutions under management of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities.

Article 15. Responsibilities of vocational education institutions

1. Provide guidelines for working regime applicable to teachers of vocational education institutions prescribed hereof.

2. Formulate plans for teaching, research work, study, training in professional knowledge/skills, probation at enterprises or specialized agencies for the purpose of improving quality and work efficiency of vocational education teachers.

Chapter VI

IMPLEMENTATION

Article 16. Effect

1. This Circular takes effect on July 1, 2017.

2. To annul Section II of Circular No. 09/2008/TT-BLDTBXH dated June 27, 2008 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs on guidelines for working regime of vocational education teachers and Chapter III of Circular No. 40/2015/TT-BLDTBXH dated October 20, 2015 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs on standards for qualifications and working regime of teachers of elementary level.

3. Any difficulties arising in the course of implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration./.

For the Minister

The Deputy Minister

Doan Mau Diep

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 07/2017/TT-BLDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất