Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội

thuộc tính Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:144/2021/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phạm Bình Minh
Ngày ban hành:31/12/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: An ninh trật tự, Vi phạm hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Từ năm 2022, sàm sỡ, quấy rối tình dục bị phạt từ 05-08 triệu đồng
Ngày 31/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

- Đối với hành vi quấy rối tình dục: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi như:

  • Sàm sỡ, quấy rối tình dục; dâm ô với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS);
  • Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng; cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu TNHS;
  • Gây rối trật tự công cộng có mang theo vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ …

- Đối với hành vi đánh bạc: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi:

  • Tổ chức đánh bạc: Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép; dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc; đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép; tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
  • Một trong các hành vi như làm chủ lô, đề; tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề; tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền… bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. 

>> Xem tiếp: Toàn bộ quy định đáng chú ý tại Nghị định 144

Nghị định này thay thế Nghị định 167/2013/NĐ-CP 

Xem chi tiết Nghị định144/2021/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ

_______

Số: 144/2021/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021

NGHỊ ĐỊNH

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình

___________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Căn cước công dân ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Cảnh vệ ngày 20 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 20 tháng 6 năm 2017 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 25 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 15 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Thi hành án hình sự ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Cư trú ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 30 tháng 3 năm 2021;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm ngày 17 tháng 3 năm 2003;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác trực tiếp liên quan đến lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình trong phạm vi lãnh thổ, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam.
2. Công dân, tổ chức Việt Nam thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình và cá nhân, tổ chức có liên quan.
Điều 3. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
d) Trục xuất.
3. Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép;
b) Buộc nộp lại giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo; giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu; giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; giấy chứng nhận thẩm duyệt, văn bản thẩm duyệt, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; chứng chỉ hành nghề, giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy; giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung (sau đây gọi chung là giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động);
c) Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
d) Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu;
đ) Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định;
e) Buộc thu hồi, nộp lại tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh dùng để vi phạm hành chính;
g) Buộc thu hồi, nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
h) Buộc gỡ bỏ tài liệu bí mật nhà nước;
i) Buộc bảo quản, bố trí, sắp xếp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định hoặc buộc giảm số lượng, khối lượng, chủng loại hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định hoặc buộc di chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đến kho, địa điểm theo quy định;
k) Buộc thực hiện biện pháp thông gió theo quy định;
l) Buộc lắp đặt, duy trì hoạt động của thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện theo quy định;
m) Buộc lắp đặt và trang bị các thiết bị phát hiện, xử lý rò rỉ chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
n) Buộc lắp đặt hệ thống điện phục vụ yêu cầu phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
o) Buộc lắp đặt hệ thống chống sét bảo đảm quy định hoặc buộc khắc phục những sai sót, hư hỏng của hệ thống chống sét;
p) Buộc thực hiện các giải pháp ngăn cháy lan bảo đảm quy định của pháp luật;
q) Buộc cập nhật cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
r) Buộc duy trì chế độ hoạt động thường xuyên của thiết bị truyền tin báo sự cố;
s) Buộc thu hồi phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy hoặc buộc thu hồi biên bản kiểm định;
t) Buộc xin lỗi công khai;
u) Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng;
v) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
4. Thủ tục thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung:
a) Người có thẩm quyền ra quyết định, cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
b) Người có thẩm quyền ra quyết định thi hành biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a khoản này phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động đó.
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Tổ chức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp;
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
d) Đơn vị sự nghiệp;
đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
e) Tổ hợp tác.
4. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân.
Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 6. Thủ tục xử phạt đối với những hành vi đồng thời được quy định trong Bộ luật Hình sự
Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3, các điểm b và c khoản 4, các điểm a và d khoản 5 Điều 7; các điểm b và c khoản 4 Điều 9; điểm a khoản 3, các điểm a và b khoản 4 Điều 10; điểm c khoản 2, khoản 5 Điều 11; điểm c khoản 3, các điểm b, đ và e khoản 5 Điều 12; điểm e khoản 3, các điểm a và b khoản 4 Điều 13; các điểm a, b, c và đ khoản 1, các điểm c, d và e khoản 2 Điều 15; điểm a khoản 3 Điều 16; điểm a khoản 4, điểm c khoản 6 và điểm a khoản 7 Điều 18; điểm đ khoản 2, khoản 4 Điều 19; khoản 3 Điều 21; khoản 2, khoản 3, các điểm b, c, d, đ và e khoản 5 Điều 23; điểm c khoản 4 Điều 26; khoản 2, các điểm b và d khoản 4, các điểm a và d khoản 5 Điều 28; khoản 4 Điều 32; điểm c khoản 5 Điều 34; điểm a khoản 2 Điều 50; điểm a khoản 4 Điều 51; khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 53 Nghị định này, thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự; quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự; quyết định đình chỉ điều tra bị can; quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với bị can; quyết định đình chỉ vụ án; quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và trả lại hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến, thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62 và Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Mục 1
VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI
Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;
b) Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng;
c) Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị;
d) Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ;
e) Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ;
đ) Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép;
e) Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác;
g) Đốt và thả “đèn trời”;
h) Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ;
i) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
k) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
l) Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
d) Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm;
đ) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”;
e) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không có đủ hồ sơ, tài liệu pháp lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc đăng ký theo quy định;
g) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về nguồn nhân lực theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
h) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ, nhà xưởng, sân bãi theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
i) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không bảo đảm tiêu chuẩn an ninh, an toàn và các điều kiện về môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
b) Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
c) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
d) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức;
đ) Tổ chức, tham gia tập trung đông người trái pháp luật tại cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước hoặc các địa điểm, khu vực cấm;
e) Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu;
g) Vào mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu trái phép;
h) Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ treo cờ, biểu ngữ, thả truyền đơn, phát loa tuyên truyền ngoài quy định của phép bay;
i) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương;
c) Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm cấm, khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh;
d) Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Sàm sỡ, quấy rối tình dục;
e) Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng;
g) Thực hiện thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có chủng loại hoặc chất lượng không phù hợp với loại sản phẩm đã đăng ký theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
h) Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ phóng, bắn, thả từ trên không các loại vật, chất gây hại hoặc chứa đựng nguy cơ gây hại khi không được phép.
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ quay phim, chụp ảnh từ trên không khi không được phép.
7. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ không đúng nội dung trong phép bay do cơ quan có thẩm quyền cấp.
8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ nhưng không chấp hành các lệnh, hiệu lệnh của cơ quan quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay.
9. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi chưa có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp.
10. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ khi chưa có phép bay do cơ quan có thẩm quyền cấp.
11. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ cản trở hoặc gây mất an toàn cho các phương tiện bay khác.
12. Các hành vi vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh chung được xử lý, xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép của cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm h và i khoản 3 và khoản 9 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng phép bay từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 11 Điều này;
d) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm c, e và g khoản 4 Điều này.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm l khoản 2 và điểm e khoản 4 Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm i khoản 4 Điều này;
c) Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, các điểm d và đ khoản 5 Điều này trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu;
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 5 Điều này;
đ) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều này.
Điều 8. Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;
c) Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 9. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;
b) Mua, bán, thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
c) Mượn, cho mượn hoặc sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
d) Đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật;
đ) Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 01 đến 03 người lưu trú;
e) Tổ chức kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú;
g) Cầm cố, nhận cầm cố sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú;
h) Hủy hoại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi;
b) Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 04 đến 08 người lưu trú;
c) Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú;
d) Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu sai sự thật về cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;
b) Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;
c) Làm giả, sử dụng sổ hộ khẩu giả, sổ tạm trú giả để đăng ký thường trú, tạm trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;
d) Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 09 người lưu trú trở lên;
đ) Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật;
e) Cản trở, không chấp hành việc kiểm tra thường trú, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và h khoản 2, các điểm b và c khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm b và g khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của người khác;
b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;
c) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả;
c) Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
d) Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
đ) Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm b và c khoản 2, điểm a khoản 3 và các điểm a, b, c và d khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm đ khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 4 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời, đầy đủ quy định về kiểm tra định kỳ các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị;
b) Không kê khai, đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;
c) Vi phạm chế độ bảo quản các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ;
d) Sử dụng hoặc cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
đ) Lưu hành các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo không còn giá trị sử dụng.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng vũ khí, công cụ hỗ trợ được giao;
b) Chiếm đoạt, trao đổi, mua, bán, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;
c) Làm giả các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;
d) Che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;
đ) Mất giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;
e) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật;
g) Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không đủ điều kiện sử dụng theo quy định của pháp luật;
h) Phân công người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ;
i) Không bố trí kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật;
k) Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ; không báo cáo, báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ và pháo;
l) Không xuất trình, giao nộp giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật;
m) Mang vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không mang theo giấy chứng nhận, giấy phép sử dụng, giấy xác nhận đăng ký;
n) Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
o) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
b) Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam;
d) Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;
đ) Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
e) Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị;
h) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
k) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;
b) Chiếm đoạt vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;
c) Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc các chi tiết, cụm chi tiết để sản xuất, chế tạo vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự;
d) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng, chiếm đoạt súng săn hoặc chi tiết, cụm chi tiết súng săn;
đ) Đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
e) Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo;
g) Làm mất vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao;
h) Cưa, cắt, đục hoặc thực hiện các thao tác khác để tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi và các loại vũ khí khác trái phép;
i) Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo dưới mọi hình thức.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao;
b) Chiếm đoạt vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao;
c) Mang trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc mang vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
6. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ được xử lý, xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng, Giấy xác nhận đăng ký vũ khí, công cụ hỗ trợ từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và các điểm b và k khoản 3 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm b và c khoản 2; các điểm a, b, c, d, đ, e và k khoản 3; các điểm a, c, d, e và i khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;
c) Buộc nộp lại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo đối với hành vi quy định tại điểm o khoản 2 Điều này.
Điều 12. Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Báo cáo định kỳ hàng quý tình hình, kết quả thực hiện các quy định về an ninh, trật tự không đúng thời gian, không trung thực, không đầy đủ theo quy định của Bộ Công an;
b) Lập sổ quản lý, lưu trữ số liệu, tình hình hoạt động kinh doanh không đúng hoặc không đầy đủ theo quy định của Bộ Công an;
c) Quá 05 ngày kể từ ngày hoạt động kinh doanh mà không có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh;
d) Quá 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động mà không có văn bản thông báo với cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động;
đ) Quá 03 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự nhưng không có văn bản thông báo cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
e) Quá 05 ngày kể từ ngày triển khai mục tiêu bảo vệ tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ngoài phạm vi cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ đặt trụ sở mà cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ không có văn bản thông báo kèm theo các tài liệu có liên quan gửi Công an xã, phường, thị trấn nơi triển khai mục tiêu bảo vệ;
g) Không ban hành hoặc không niêm yết công khai quy trình, thủ tục tiếp nhận hồ sơ sản xuất con dấu, giá tiền khắc dấu tại cơ sở sản xuất con dấu;
h) Không xuất trình được bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan Công an có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình, kết quả thực hiện các quy định về an ninh, trật tự cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
b) Không báo cáo đột xuất về các vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra tại cơ sở kinh doanh cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở kinh doanh hoạt động;
c) Không lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với loại ngành, nghề đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật;
d) Không xây dựng Phương án bảo đảm an ninh, trật tự đối với các ngành, nghề theo quy định của pháp luật phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự;
đ) Không bố trí kho bảo quản nguyên liệu, hàng hóa, sản phẩm kinh doanh hoặc có bố trí kho nhưng không đảm bảo yêu cầu theo quy định của pháp luật;
e) Sử dụng nhân viên không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm việc trong các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề theo quy định của pháp luật phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện đối với nhân viên;
g) Không thực hiện đầy đủ các quy định về trách nhiệm đảm bảo an ninh, trật tự khi tiến hành hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
h) Không lưu giữ bản sao giấy tờ tùy thân của người mang tài sản đến cầm cố theo quy định của pháp luật;
i) Cung cấp dịch vụ sử dụng súng bắn sơn cho khách hàng dưới 18 tuổi;
k) Không bố trí nhân viên y tế trực tại địa điểm diễn ra dịch vụ cung ứng sử dụng súng bắn sơn để xử lý khi có sự cố xảy ra trong thời gian cung ứng dịch vụ này;
l) Không kiểm tra và lưu trữ bản sao giấy tờ tùy thân của khách hàng đến thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ theo quy định của pháp luật;
m) Không thực hiện đầy đủ quy trình kiểm tra, lưu trữ thông tin của khách đến lưu trú, người đến thăm khách lưu trú theo quy định của pháp luật;
n) Quá 03 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh mà không có văn bản thông báo với cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không duy trì đúng và đầy đủ các điều kiện về an ninh, trật tự trong quá trình hoạt động kinh doanh;
b) Cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
c) Làm giả hồ sơ, tài liệu để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
d) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự hoặc Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;
đ) Cho mượn, cho thuê, mua, bán Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
e) Kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
g) Trực tiếp giao con dấu cho khách hàng mà không chuyển con dấu cho cơ quan Công an có thẩm quyền để đăng ký theo quy định của pháp luật;
h) Cung cấp bản thiết kế mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức cho những người không có thẩm quyền;
i) Nhận cầm cố tài sản nhưng không lập hợp đồng cầm cố theo quy định của pháp luật;
k) Nhận cầm cố tài sản mà không lưu giữ tài sản cầm cố hoặc không lưu giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố tại cơ sở kinh doanh trong thời gian cầm cố tài sản đối với tài sản theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó;
l) Nhận cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố;
m) Bán hoặc cung cấp thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên cho những đối tượng không có giấy phép sử dụng loại thiết bị trên hoặc có giấy phép sử dụng nhưng không đúng nội dung ghi trong giấy phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
n) Sản xuất, nhập khẩu, mua, bán thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên vượt quá tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng đối với các thiết bị còi, đèn theo quy định của pháp luật;
o) Sử dụng người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ hoặc trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hoặc làm nhân viên dịch vụ bảo vệ;
p) Không trang bị hoặc trang bị không đúng trang phục, biển hiệu cho nhân viên dịch vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật;
q) Hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ nhưng không ký hợp đồng với cá nhân, tổ chức thuê dịch vụ bảo vệ;
r) Bán hoặc cung cấp thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc đồng ý bằng văn bản;
s) Sử dụng không đủ hoặc không sử dụng nhân viên bảo vệ là nhân viên của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ trong hoạt động kinh doanh vũ trường hoặc trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, casino theo quy định của pháp luật;
t) Sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ chưa được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự khi chưa được cấp hoặc bị thu hồi hoặc đang bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
b) Thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự, hành vi vi phạm pháp luật, hành vi trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc tại cơ sở kinh doanh trực tiếp quản lý;
c) Sản xuất con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước khi chưa có Phiếu chuyển mẫu con dấu của cơ quan đăng ký mẫu con dấu theo quy định của pháp luật;
d) Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;
đ) Không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mà cho vay tiền có cầm cố tài sản hoặc không cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;
e) Không bảo quản tài sản cầm cố hoặc bảo quản tài sản cầm cố không đúng nơi đăng ký với cơ quan có thẩm quyền;
g) Cung cấp dịch vụ bảo vệ cho đối tượng, mục tiêu hoặc các hoạt động trái pháp luật;
h) Không ghi đầy đủ thông tin khách hàng vào sổ quản lý theo mẫu quy định và không lưu bản sao giấy tờ tùy thân của khách tham gia dịch vụ khi kinh doanh casino hoặc kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
i) Mua, bán, nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm quân trang, quân dụng nhưng không lưu giữ đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật;
k) Bán hoặc cung cấp sản phẩm quân trang, quân dụng cho đối tượng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc đồng ý bằng văn bản.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự, hành vi trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
b) Nhận cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do người khác phạm tội mà có nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Hoạt động dịch vụ bảo vệ có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm mục đích đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
d) Sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng các biện pháp khác mà pháp luật không cho phép để tiến hành đòi nợ;
đ) Làm giả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;
e) Sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự giả; Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ giả.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 và các điểm c, e và g khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm h và q khoản 3; điểm d khoản 4 và khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 09 tháng đối với cơ sở có hành vi vi phạm quy định tại điểm q khoản 3; điểm a khoản 4 Điều này;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi định tại các điểm b, c, h, m, n và r khoản 3; các điểm c và k khoản 4 và các điểm b, đ và e khoản 5 Điều này;
đ) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại các điểm đ, i, k, 1, m, n và r khoản 3; các điểm d, đ và k khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
Điều 13. Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện thủ tục cấp lại khi Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu bị mất;
b) Không thực hiện thủ tục đổi lại Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã được cấp trước đó cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu khi Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu bị hỏng;
c) Không thông báo mẫu con dấu cho cơ quan, tổ chức có liên quan biết trước khi sử dụng;
d) Không ban hành quy định nội bộ về quản lý, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức mình.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tự ý mang con dấu ra khỏi trụ sở cơ quan, tổ chức mà không được phép của chức danh nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
b) Không đăng ký lại mẫu con dấu theo quy định của pháp luật;
c) Không chấp hành việc kiểm tra con dấu, không xuất trình con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan đăng ký mẫu con dấu;
d) Mất con dấu mà quá 02 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện mất con dấu, cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước không thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu trước đó và cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra mất con dấu.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không giao nộp con dấu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đăng ký mẫu con dấu;
b) Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ chưa có chữ ký của người có thẩm quyền hoặc có chữ ký của người không có thẩm quyền;
c) Mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, mua bán con dấu, tiêu hủy trái phép con dấu; sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức khác để hoạt động;
d) Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng;
đ) Cố ý làm biến dạng, sửa chữa nội dung con dấu đã đăng ký;
e) Làm giả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu;
g) Sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu;
h) Không nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực về việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Giấy phép hoạt động hoặc bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc giao nộp con dấu theo quy định của pháp luật;
i) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước;
b) Làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả;
c) Chiếm đoạt, mua bán trái phép con dấu;
d) Tiêu hủy trái phép con dấu.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm c, e và g khoản 3 và các điểm a và b khoản 4 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2; các điểm a, d và đ khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này;
d) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 3 Điều này.
Điều 14. Vi phạm các quy định về thi hành án hình sự, thi hành các biện pháp xử lý hành chính
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện nghĩa vụ của người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người được đặc xá; người chấp hành xong án phạt tù theo quy định của pháp luật;
b) Vi phạm quy định về việc chấp hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm các quy định về việc chấp hành các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền để bảo đảm, tạm hoãn xuất cảnh, áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản hoặc có hành vi vi phạm đến biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế khác theo quy định của pháp luật;
b) Vi phạm các quy định về việc chấp hành biện pháp tạm giữ, tạm giam; vi phạm các quy định về việc chấp hành hình phạt tiền, hình phạt tịch thu tài sản, trục xuất.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Người được hoãn chấp hành án phạt tù không có mặt theo yêu cầu triệu tập của cơ quan thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không chấp hành việc bàn giao của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cho Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không chấp hành việc báo cáo theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã;
d) Người được hưởng án treo không có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan thi hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã;
đ) Người được hưởng án treo không cam kết việc chấp hành án;
e) Người được hưởng án treo không có mặt tại cuộc họp kiểm điểm; không thực hiện báo cáo việc chấp hành án;
g) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan thi hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã;
h) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không cam kết việc chấp hành án;
i) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không thực hiện báo cáo việc chấp hành án;
k) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không có mặt tại cuộc họp kiểm điểm;
l) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không thực hiện nghĩa vụ nộp phần thu nhập bị khấu trừ;
m) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng theo quyết định của cơ quan thi hành án hình sự;
n) Người chấp hành án phạt quản chế không thực hiện nghĩa vụ của người chấp hành án theo quy định của pháp luật;
o) Người chấp hành án phạt quản chế không có mặt theo yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế mà không có lý do chính đáng;
p) Người chấp hành án phạt quản chế không cam kết việc chấp hành án;
q) Người chấp hành án phạt quản chế không trình diện và báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật;
r) Người chấp hành án phạt cấm cư trú không có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã;
s) Người chấp hành án phạt cấm cư trú không cam kết việc chấp hành án;
t) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không trình diện Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi cư trú sau khi được tha tù trước thời hạn có điều kiện;
u) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không cam kết chấp hành nghĩa vụ;
v) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không có mặt theo yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã;
x) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không có mặt tại cuộc họp kiểm điểm;
y) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không thực hiện báo cáo theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Người được hoãn chấp hành án phạt tù đi khỏi nơi cư trú mà không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã;
b) Người được hoãn chấp hành án phạt tù không có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự sau khi hết thời hạn hoãn hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không có mặt tại nơi chấp hành án trước khi được tạm đình chỉ hoặc cơ quan thi hành án hình sự nơi cư trú sau khi hết thời hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
d) Người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại có quyết định thi hành án mà không có mặt tại cơ quan thi hành án theo thời hạn quy định;
đ) Người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú không xin phép hoặc không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc vắng mặt tại nơi cư trú quá thời hạn cho phép;
e) Người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền;
g) Người chấp hành án phạt quản chế đi khỏi nơi quản chế mà không được sự đồng ý của người có thẩm quyền hoặc đi khỏi nơi quản chế quá thời hạn cho phép mà không có lý do chính đáng;
h) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không chấp hành sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;
i) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đi khỏi nơi cư trú không xin phép hoặc không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã; vắng mặt tại nơi cư trú quá thời hạn cho phép;
k) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện thay đổi nơi cư trú khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền;
l) Người chấp hành án phạt cấm cư trú đến cư trú ở những nơi đã bị cấm cư trú mà không được phép hoặc quá thời hạn cho phép;
m) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ đi khỏi nơi cư trú không xin phép hoặc không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc vắng mặt tại nơi cư trú quá thời hạn cho phép;
n) Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ thay đổi nơi cư trú khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền;
o) Người chấp hành án phạt tước một số quyền công dân có hành vi thực hiện các quyền đã bị cấm theo bản án;
p) Người chấp hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định không thực hiện nghĩa vụ của người chấp hành án theo quy định của pháp luật;
q) Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không thực hiện nghĩa vụ trong thời gian thử thách.
Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 16. Vi phạm quy định về họ, hụi, biêu, phường
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho các thành viên về nơi cư trú mới trong trường hợp có sự thay đổi;
b) Không thông báo đầy đủ về số lượng dây họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi tắt là họ), phần họ, kỳ mở họ hoặc số lượng thành viên của từng dây họ mà mình đang làm chủ họ cho người muốn gia nhập dây họ;
c) Không lập biên bản thỏa thuận về dây họ hoặc lập biên bản nhưng không có các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật;
d) Không lập sổ họ;
đ) Không giao các phần họ cho thành viên lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ;
e) Không cho các thành viên xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến dây họ khi có yêu cầu;
g) Không giao giấy biên nhận cho thành viên khi góp họ, lĩnh họ, nhận lãi, trả lãi hoặc thực hiện giao dịch khác có liên quan.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức dây họ có giá trị các phần họ tại một kỳ mở họ từ 100.000.000 đồng trở lên;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức từ hai dây họ trở lên.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Lợi dụng việc tổ chức họ để cho vay lãi nặng mà lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;
b) Tổ chức họ để huy động vốn trái pháp luật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 17. Vi phạm quy định về bảo vệ các công trình công cộng, công trình an ninh, trật tự
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự ý xê dịch các loại biển báo, biển chỉ dẫn, biển hiệu của cơ quan, tổ chức.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tự ý xê dịch, tháo dỡ cột dây điện thoại, điện tín, cột đèn, hàng rào của các cơ quan nhà nước hoặc các công trình công cộng khác;
b) Tháo dỡ, phá huỷ hoặc làm bất cứ việc gì khác gây hư hại đến các loại biển báo, biển chỉ dẫn, biển hiệu của cơ quan, tổ chức;
c) Phá hoại, làm hư hỏng tài sản, hiện vật tại mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu; leo trèo hoặc thực hiện các hành vi khác tác động lên cổng, cửa, tường rào của mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu khi chưa được phép.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 18. Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
b) Khai không đúng sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục giá trị sử dụng hoặc trình báo mất hộ chiếu, giấy thông hành; khai không đúng sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
c) Người nước ngoài đi vào khu vực nhà nước quy định cần có giấy phép mà không có giấy phép hoặc đi lại quá phạm vi, thời hạn được phép;
d) Không xuất trình hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC khi cơ quan, người có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu; không chấp hành các yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền của Việt Nam về khám người, phương tiện vận tải, đồ vật, nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn dưới 16 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật;
b) Hủy hoại, tẩy, xoá, sửa chữa hoặc làm sai lệch hình thức, nội dung ghi trong hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
c) Tặng, cho, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
d) Cho người khác sử dụng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
đ) Sử dụng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC của người khác để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú hoặc để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác;
e) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 16 ngày đến dưới 30 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
g) Người nước ngoài đã được cấp thẻ thường trú mà thay đổi địa chỉ nhưng không khai báo để thực hiện việc cấp đổi lại; người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển theo diện miễn thị thực đi đến địa điểm khác của Việt Nam mà không có thị thực Việt Nam theo quy định của pháp luật;
h) Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn không thực hiện nối mạng internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài;
i) Cơ sở lưu trú cho người nước ngoài tạm trú qua đêm nhưng không khai báo tạm trú hoặc không cập nhật thông tin khai báo tạm trú theo quy định; người nước ngoài không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai sự thật cho cơ sở lưu trú để thực hiện khai báo tạm trú theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng hộ chiếu giả, giấy thông hành giả, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam giả hoặc thẻ ABTC giả;
b) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 30 ngày đến dưới 60 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
b) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú quá thời hạn từ 60 ngày đến dưới 90 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
c) Mua, bán hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm thủ tục mời, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật hoặc khai không đúng sự thật khi làm thủ tục mời, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam;
b) Người nước ngoài nhập cảnh hoạt động không đúng mục đích, chương trình đã đề nghị xin cấp thị thực, thẻ tạm trú hoặc gia hạn tạm trú;
c) Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
d) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú quá thời hạn từ 90 ngày trở lên mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
đ) Cơ quan, tổ chức sử dụng người nước ngoài lao động, làm việc nhưng không làm thủ tục mời, bảo lãnh cấp thị thực, thẻ tạm trú, trừ trường hợp thuộc diện được chuyển đổi mục đích theo quy định của pháp luật.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
b) Vào, ở lại đại sứ quán, lãnh sự quán, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc trụ sở cơ quan, tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan, tổ chức đó;
c) Người nước ngoài cư trú tại các khu vực cấm người nước ngoài cư trú;
d) Chủ phương tiện, người quản lý phương tiện, người điều khiển các loại phương tiện vận chuyển người nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam trái phép;
đ) Tổ chức, môi giới, giúp sức, xúi giục, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, ở lại nước ngoài, nhập cảnh, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép.
e) Người nước ngoài không chấp hành quyết định buộc xuất cảnh Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền, tiếp tục cư trú tại Việt Nam.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b, c, d khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a, d khoản 7 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 và các điểm a và c khoản 5 Điều này.
Điều 19. Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không ban hành quy chế, nội quy bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, tổ chức, địa phương theo quy định của pháp luật;
b) Sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật;
c) Không thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;
d) Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phục vụ công tác mà không được phép của người có thẩm quyền;
đ) Không bàn giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu, không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước;
e) Sử dụng bí mật nhà nước không đúng mục đích;
g) Xác định bí mật nhà nước đối với tài liệu không chứa nội dung bí mật nhà nước, đóng dấu chỉ độ mật lên tài liệu không chứa nội dung bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật;
h) Xác định sai độ mật theo quy định của pháp luật;
i) Không xác định, đóng dấu chỉ độ mật bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Thu thập bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả khi để xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước;
c) Không thông báo với cơ quan, người có thẩm quyền khi xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước;
d) Không loại bỏ bí mật nhà nước khi chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước;
đ) Tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông không đúng quy định của pháp luật;
b) Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình hoặc hình thức khác trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước mà không được phép của người có thẩm quyền;
c) Làm sai lệch, hư hỏng tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;
d) Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật;
đ) Vào địa điểm lưu giữ, bảo quản bí mật nhà nước hoặc quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm lưu giữ, bảo quản bí mật nhà nước mà không được phép của người có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm lộ bí mật nhà nước; làm mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông không đúng quy định của pháp luật;
c) Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông không đúng quy định của pháp luật.
5. Hình thức phạt bổ sung
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b, đ khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đối với hành vi quy định tại các điểm b, d, đ và e khoản 1; điểm a khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Buộc gỡ bỏ tài liệu bí mật nhà nước đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 và các điểm b và c khoản 4 Điều này;
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Điều 20. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán hoặc đổi trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất trái phép hoặc làm giả trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
Điều 21. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
c) Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ;
b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
c) Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 22. Vi phạm quy định về xây dựng, quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, sai sự thật hoặc giả mạo thông tin, giấy tờ, tài liệu phục vụ xây dựng, thu thập, cập nhật, quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, dữ liệu và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;
b) Khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân nhưng không được sự đồng ý của chủ thể dữ liệu;
c) Cản trở hoặc ngăn chặn, làm gián đoạn hoạt động quá trình truyền, gửi, nhận dữ liệu Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cung cấp, khai thác trái phép thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;
b) Cố ý làm lộ bí mật thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Truy nhập trái phép, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;
b) Phá hoại cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường truyền và các trang, thiết bị phục vụ hoạt động bình thường của Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
5. Hình thức phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Mục 2
VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
Điều 23. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma tuý
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý;
c) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua, bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ, người quản lý phương tiện giao thông hoặc cá nhân khác có trách nhiệm quản lý nhà hàng, cơ sở cho thuê lưu trú, câu lạc bộ, hoạt động kinh doanh karaoke, hoạt động kinh doanh vũ trường, kinh doanh trò chơi điện tử, các phương tiện giao thông để xảy ra hoạt động tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy trong khu vực, phương tiện do mình quản lý;
b) Môi giới, giúp sức hoặc hành vi khác giúp người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cung cấp địa điểm, phương tiện cho người khác sử dụng, tàng trữ, mua, bán trái phép chất ma tuý;
b) Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất ma túy;
c) Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, kiểm định, kiểm nghiệm, sản xuất, bảo quản, tồn trữ chất ma tuý, tiền chất ma túy;
d) Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy;
đ) Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy;
e) Vi phạm các quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trên biển;
g) Thực hiện cai nghiện ma túy vượt quá phạm vi hoạt động được ghi trong giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng hoặc sử dụng giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện vào các mục đích khác.
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện khi chưa được đăng ký hoặc cấp phép hoạt động.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1,2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b và g khoản 5 Điều này;
d) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
Điều 24. Hành vi mua dâm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm từ 02 người trở lên cùng một lúc.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 25. Hành vi bán dâm
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán dâm.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho 02 người trở lên cùng một lúc.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 26. Hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán dâm
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua, bán khiêu dâm, kích dục.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi che giấu, bảo kê cho các hành vi mua dâm, bán dâm.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giúp sức, lôi kéo, xúi giục, ép buộc hoặc cưỡng bức người khác mua dâm, bán dâm.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm;
b) Góp tiền, tài sản để sử dụng vào mục đích hoạt động mua dâm, bán dâm;
c) Môi giới mua dâm, bán dâm.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Điều 27. Hành vi lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng việc mua dâm, bán dâm và các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm, khiêu dâm, kích dục ở cơ sở do mình quản lý.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 28. Hành vi đánh bạc trái phép
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;
b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
c) Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;
b) Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng;
c) Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép;
d) Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép;
đ) Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:
a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
b) Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc;
c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:
a) Làm chủ lô, đề;
b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;
c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;
d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;
c) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Mục 3
VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY; CỨU NẠN, CỨU HỘ
Điều 29. Vi phạm quy định trong việc ban hành, phổ biến và thực hiện nội quy, biển báo, biển cấm, sơ đồ, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Chấp hành không đầy đủ nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;
b) Niêm yết nội quy, biển báo, biển cấm, sơ đồ, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ở nơi bị che khuất tầm nhìn hoặc để bị mất tác dụng;
c) Niêm yết biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy không đúng quy cách, mẫu quy định.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không niêm yết biển báo, biển cấm, sơ đồ, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy; biển cấm, biển cảnh báo tại khu vực, nơi nguy hiểm theo quy định của pháp luật;
b) Không chấp hành nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;
c) Không phổ biến nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho những người trong phạm vi quản lý;
d) Ban hành nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không đầy đủ nội dung quy định hoặc không phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của cơ sở.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có hoặc có nội quy phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhưng trái với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
Điều 30. Vi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không thực hiện văn bản yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan có thẩm quyền;
c) Không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
d) Không bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm làm việc với người có thẩm quyền kiểm tra khi đã nhận được thông báo về việc kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
đ) Không tự kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
e) Không gửi báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định tạm đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Điều 31. Vi phạm quy định về hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không đủ tài liệu trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
b) Không cập nhật, bổ sung hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Điều 32. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, bảo quản và sử dụng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có sổ sách, hồ sơ theo dõi, quản lý chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi bảo quản, bố trí, sắp xếp chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ không đúng nơi quy định hoặc vượt quá số lượng, khối lượng hoặc sắp xếp không bảo đảm khoảng cách, không theo từng nhóm chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị, phương tiện chứa, đựng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ không có Giấy chứng nhận kết quả kiểm định hoặc không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi mang chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc bảo quản, bố trí, sắp xếp, giảm số lượng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 33. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sản xuất, kinh doanh chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không có hoặc không duy trì biện pháp thông gió theo quy định của pháp luật;
b) Không lắp đặt thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện hoặc thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện không bảo đảm yêu cầu theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không lắp đặt các thiết bị phát hiện, xử lý rò rỉ của các chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ ra môi trường xung quanh;
b) Không có phương án xử lý sự cố bục, vỡ bể chứa, thiết bị, đường ống chứa, đựng, dẫn chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép;
b) San, chiết, nạp chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ không đúng nơi quy định hoặc san, chiết, nạp chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ sang các thiết bị chứa không đúng chủng loại, không phù hợp với chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thuộc danh mục cấm kinh doanh.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp thông gió theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc lắp đặt, duy trì hoạt động của thiết bị, hệ thống chống tĩnh điện theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc lắp đặt và trang bị các thiết bị phát hiện, xử lý rò rỉ chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 34. Vi phạm quy định trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không bóc, gỡ biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ gắn trên phương tiện vận chuyển khi hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đã được di chuyển khỏi phương tiện vận chuyển.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sắp xếp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên phương tiện vận chuyển không đúng theo quy định của pháp luật;
b) Không mang theo giấy phép vận chuyển khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy khi sử dụng phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trong thời gian vận chuyển;
b) Vận chuyển hàng hóa khác cùng với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên cùng một phương tiện vận chuyển mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền;
c) Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
d) Làm mất giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ nhưng không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên phương tiện vận chuyển.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá số lượng, khối lượng, không đúng chủng loại quy định trong giấy phép;
b) Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
c) Sử dụng giấy phép giả để vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
d) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
đ) Không thực hiện các điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy hoặc không tuân theo sự hướng dẫn của người điều hành có thẩm quyền khi bốc, dỡ, bơm, chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ ra khỏi phương tiện vận chuyển theo quy định;
e) Không có hoặc không duy trì các biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy cho thiết bị, đường ống chuyển chất khí, chất lỏng dễ cháy, nổ theo quy định của pháp luật;
g) Bốc, dỡ, bơm, chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ tại địa điểm không bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
h) Bốc, dỡ, bơm, chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đang trên đường vận chuyển sang phương tiện khác khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm b, c và d khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc giảm số lượng, khối lượng, chủng loại hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
b) Buộc di chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đến kho, địa điểm theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này;
c) Buộc nộp lại giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.
Điều 35. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện tử
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện, điện tử ở những nơi có quy định cấm.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Điều 36. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong lắp đặt, quản lý, sử dụng điện
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Thay đổi thiết kế hoặc thông số chủ yếu của hệ thống điện, thiết bị điện mà không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
b) Lắp đặt, sử dụng dây dẫn điện, cáp dẫn điện hoặc thiết bị đóng ngắt, bảo vệ hoặc thiết bị sử dụng điện không bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng thiết bị điện không bảo đảm yêu cầu phòng nổ theo quy định trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ;
b) Không có hoặc không bảo đảm nguồn điện dự phòng cho hệ thống phòng cháy, chữa cháy và hệ thống kỹ thuật có liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt các hệ thống, thiết bị điện phục vụ yêu cầu phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc lắp đặt hệ thống điện phục vụ yêu cầu phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 37. Vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong lắp đặt, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống chống sét.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt hệ thống chống sét không bảo đảm yêu cầu về chống sét.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định của pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khắc phục những sai sót, hư hỏng của hệ thống chống sét đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc lắp đặt hệ thống chống sét bảo đảm quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
Điều 38. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp và phương tiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công, xây dựng công trình theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Thi công không đúng theo thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt của cơ quan có thẩm quyền;
b) Cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng công trình hoặc hoán cải phương tiện giao thông cơ giới khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
c) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận thẩm duyệt, văn bản thẩm duyệt, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu hoặc giấy tờ khác liên quan đến công tác thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thi công công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
b) Chế tạo phương tiện giao thông cơ giới thuộc diện phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa hạng mục công trình, công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa hạng mục công trình, công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng, hoạt động khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc thực hiện nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Buộc thực hiện việc thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
d) Buộc nộp lại giấy chứng nhận thẩm duyệt, văn bản thẩm duyệt, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Điều 39. Vi phạm quy định về khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy và ngăn cháy
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa không bảo đảm khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy và ngăn cháy theo quy định của pháp luật;
b) Không tổ chức vệ sinh công nghiệp theo quy định dẫn đến tạo thành môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xây, lắp đặt tường ngăn cháy, vách ngăn cháy, cửa ngăn cháy và các giải pháp ngăn cháy khác không bảo đảm yêu cầu theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm trần, sàn, vách ngăn, mái che hoặc để vật liệu dễ cháy ở những nơi không được phép.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không dọn sạch chất dễ cháy nằm trong hành lang an toàn tuyến ống dẫn dầu mỏ, khí đốt và sản phẩm dầu mỏ;
b) Xây dựng nhà, công trình không bảo đảm khoảng cách an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
c) Xây dựng nhà, công trình ở trong rừng hoặc ven rừng không bảo đảm khoảng cách, hành lang an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không làm tường ngăn cháy, vách ngăn cháy, cửa ngăn cháy và các giải pháp ngăn cháy theo quy định của pháp luật;
b) Không duy trì các giải pháp ngăn cháy lan theo quy định của pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các giải pháp ngăn cháy lan bảo đảm quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Điều 40. Vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lắp gương trên đường thoát nạn; lắp đặt cửa thoát nạn không mở theo chiều thoát nạn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông và các vật dụng khác cản trở lối thoát nạn;
b) Tháo, gỡ hoặc làm hỏng, làm mất tác dụng phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn, sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy trên lối thoát nạn;
c) Không lắp đặt sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy trên lối thoát nạn;
d) Không kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn;
đ) Không duy trì chế độ hoạt động thường xuyên của phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không lắp đặt phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn trên lối thoát nạn hoặc có lắp đặt nhưng không đủ độ sáng, không đúng quy cách theo quy định của pháp luật hoặc không có tác dụng;
b) Cửa thoát nạn, lối thoát nạn, cầu thang thoát nạn, đường thoát nạn không đủ kích thước, số lượng theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khóa, chèn, chặn cửa thoát nạn;
b) Không duy trì việc bảo vệ chống khói cho nhà, công trình theo quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi làm mất tác dụng của lối, đường thoát nạn.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2; các khoản 4 và 5 Điều này.
Điều 41. Vi phạm quy định về phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không quản lý phương án chữa cháy theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Xây dựng phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ không bảo đảm yêu cầu và nội dung theo quy định của pháp luật;
b) Không gửi kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy đến cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật;
c) Không sao gửi phương án cứu nạn, cứu hộ cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ chưa được phê duyệt theo quy định của pháp luật;
b) Không tổ chức thực tập lần lượt các tình huống trong phương án chữa cháy theo quy định của pháp luật;
c) Không bố trí người tham gia hoặc không cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết liên quan tới việc xây dựng phương án chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xây dựng phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ;
b) Không tổ chức thực tập phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật;
c) Không bố trí lực lượng, phương tiện thuộc phạm vi quản lý tham gia thực tập phương án chữa cháy khi được người có thẩm quyền huy động.
Điều 42. Vi phạm quy định về thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không có phương tiện, thiết bị phát hiệu lệnh hoặc thông tin báo cháy theo quy định của pháp luật;
b) Không thay thế phương tiện, thiết bị thông tin báo cháy bị hỏng hoặc mất tác dụng.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không báo cháy, sự cố, tai nạn hoặc ngăn cản, gây cản trở việc thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn;
b) Báo cháy giả; báo tin sự cố, tai nạn giả.
Điều 43. Vi phạm quy định về khai báo cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy và truyền tin báo sự cố
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi cập nhật không đúng, không đầy đủ cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi không duy trì chế độ hoạt động thường xuyên thiết bị truyền tin báo sự cố theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không trang bị thiết bị truyền tin báo sự cố theo quy định của pháp luật.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cập nhật cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 3 Điều này;
b) Buộc duy trì chế độ hoạt động thường xuyên của thiết bị truyền tin báo sự cố đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 44. Vi phạm quy định về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm che khuất, cản trở lối tiếp cận phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
b) Sử dụng phương tiện chữa cháy thông dụng không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật;
c) Không lập hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy định kỳ;
b) Không bảo quản trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân, chất chữa cháy theo quy định của pháp luật;
c) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đủ hoặc không đồng bộ theo quy định của pháp luật;
d) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới theo quy định của pháp luật;
đ) Làm mất, hỏng hoặc làm mất tác dụng phương tiện chữa cháy thông dụng, chất chữa cháy, thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy chưa được kiểm định về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;
b) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng phương tiện chữa cháy ở vị trí thường trực chữa cháy dùng vào mục đích khác;
d) Sử dụng nguồn nước chữa cháy sai mục đích hoặc không dự trữ đủ nước chữa cháy theo quy định của pháp luật;
đ) Di chuyển, thay đổi vị trí lắp đặt phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đúng thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
e) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho nhà, công trình hoặc phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy vận chuyển hành khách theo quy định của pháp luật;
b) Làm mất, hỏng hoặc làm mất tác dụng của phương tiện chữa cháy cơ giới, hệ thống báo cháy, chữa cháy;
c) Không duy trì chế độ hoạt động thường trực của phương tiện chữa cháy cơ giới, hệ thống báo cháy, chữa cháy đã được trang bị theo quy định của pháp luật;
d) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
b) Không trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới theo quy định của pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.
Điều 45. Vi phạm quy định về công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vào khu vực chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi không được phép của người có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kịp thời thực hiện việc cứu người, cứu tài sản hoặc chữa cháy.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ về lực lượng, phương tiện, nguồn nước và các điều kiện khác phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
b) Không chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
c) Không chấp hành lệnh huy động tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của người có thẩm quyền;
d) Không bố trí, duy trì thang máy chữa cháy, phòng trực điều khiển chống cháy theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cản trở hoạt động của lực lượng và phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
b) Không tham gia khắc phục hậu quả vụ cháy khi có yêu cầu của người có thẩm quyền;
c) Không tham gia bảo vệ hiện trường vụ cháy theo quy định;
d) Không bố trí, duy trì đường giao thông, bãi đỗ, lối tiếp cận cho lực lượng và phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động theo quy định.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không tổ chức việc thoát nạn, cứu người hoặc chữa cháy;
b) Lợi dụng việc chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để xâm hại đến sức khoẻ, tài sản hợp pháp của công dân và tài sản của nhà nước.
Điều 46. Vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức và huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi làm hỏng băng rôn, khẩu hiệu, panô, áp phích, tranh ảnh tuyên truyền, cổ động về phòng cháy và chữa cháy.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng người chưa được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy hoặc chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đã hết thời hạn làm lực lượng chữa cháy cơ sở, chuyên ngành, người điều khiển, người làm việc, người phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi hoặc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ hoặc làm việc trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc các hàng hóa nguy hiểm cháy, nổ;
c) Sử dụng người thực hiện chuyên trách nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ khi chưa được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ hoặc chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ đã hết thời hạn;
d) Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ không bảo đảm nội dung, thời gian theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
Điều 47. Vi phạm quy định về thành lập, tổ chức quản lý đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm số lượng người trực về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;
b) Không sử dụng thành thạo phương tiện phòng cháy và chữa cháy được trang bị tại cơ sở.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không tổ chức trực tại cơ sở hoặc tại các vị trí yêu cầu có người thường trực theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành không bảo đảm số người theo quy định của pháp luật;
b) Không quản lý, không duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành theo quy định của pháp luật;
c) Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc chuyên ngành theo quy định của pháp luật;
d) Không cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi được người có thẩm quyền yêu cầu.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở theo quy định.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Điều 48. Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy mà không có Chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng người không có chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy trong hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đối với trường hợp yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề;
b) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung Chứng chỉ hành nghề, Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
c) Không nộp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy khi không còn kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
d) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về con người, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy sau khi đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
đ) Cấp biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đúng với danh mục phương tiện đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép kiểm định;
e) Cấp biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy khi không thực hiện đúng quy trình kiểm định do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy khi chưa có giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;
b) Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy không đúng với lĩnh vực trong Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
c) Cấp biên bản kiểm định mà không thực hiện việc kiểm định hoặc không đúng sự thật.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sản xuất, kinh doanh phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy không đúng thông số kỹ thuật theo Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Đưa phương tiện phòng cháy và chữa cháy vào lưu thông khi chưa được kiểm định theo quy định của pháp luật.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 4 Điều này;
b) Buộc thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c và d khoản 2 Điều này;
c) Buộc thu hồi biên bản kiểm định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
d) Buộc nộp lại Chứng chỉ hành nghề, giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 49. Vi phạm quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không đúng nguyên tắc, mức phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật;
b) Không cấp hoặc cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mà không mua theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không trích nộp phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc để đóng góp kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Điều 50. Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại hộ gia đình
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
b) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
c) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 2 Điều này.
Điều 51. Vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
b) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
c) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 4 Điều này.
Mục 4 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Điều 52. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 53. Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 54. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh đối với hành vi quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này.
Điều 55. Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;
b) Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;
c) Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục;
b) Có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 56. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của toà án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Điều 57. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 58. Hành vi bạo lực về kinh tế
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.
2. Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động.
3. Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.
Điều 59. Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
Điều 60. Hành vi bạo lực đối với người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đe dọa người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình;
b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hành hung người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình;
b) Đập phá, hủy hoại tài sản của người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 61. Hành vi cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cưỡng bức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
Điều 62. Hành vi cố ý không ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình và cản trở việc ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Biết hành vi bạo lực gia đình, có điều kiện ngăn chặn mà không ngăn chặn.
2. Biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
3. Cản trở người khác phát hiện, khai báo hành vi bạo lực gia đình.
Điều 63. Hành vi sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình.
Điều 64. Vi phạm quy định về tiết lộ thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với nhân viên y tế, nhân viên tư vấn trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình có một trong những hành vi sau đây:
1. Tiết lộ thông tin cá nhân của nạn nhân bạo lực gia đình mà không được sự đồng ý của nạn nhân hoặc người giám hộ của nạn nhân làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân.
2. Cố ý tiết lộ hoặc tạo điều kiện cho người có hành vi bạo lực biết nơi tạm lánh của nạn nhân bạo lực gia đình.
Điều 65. Hành vi lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đòi tiền của nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân sau khi có hành động giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình;
b) Yêu cầu thanh toán chi phí sinh hoạt của nạn nhân ở địa chỉ tin cậy tại cộng đồng;
c) Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của nạn nhân bạo lực gia đình để yêu cầu họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Thành lập cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình để hoạt động trục lợi;
b) Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Điều 66. Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động đối với cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động ngoài phạm vi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc không đăng ký hoạt động.
Điều 67. Vi phạm quy định về quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cố tình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình trong thời gian thi hành quyết định cấm tiếp xúc.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng điện thoại, phương tiện thông tin khác để đe dọa, chửi bới, xúc phạm nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Chương III
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 68. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm đ, e, g và h khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 69. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội.
2. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 900.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 6.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
7. Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này và có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Điều 70. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống tệ nạn xã hội.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống tệ nạn xã hội.
3. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 7.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
6. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 71. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 800.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 12.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 72. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
2. Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 73. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm
1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ.
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
3. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 74. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm ngư
1. Kiểm ngư viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
2. Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 75. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
2. Đội trưởng Đội quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh; Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 76. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra
1. Thanh tra viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 750.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh Thanh tra Sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, e và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 77. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài
Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có quyền:
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 78. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người có thẩm quyền quy định tại các Điều 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 và 77 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 68 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Người có thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 69 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thuộc lĩnh vực, địa bàn mình quản lý.
4. Người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, 8 và 15; khoản 1, các điểm c, d và đ khoản 2, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 18; các Điều 24, 25, 26, 27, 28, 32, 34, 45 và các Điều tại Mục 4 Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 70 Nghị định này trong phạm vi, lĩnh vực mình quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Người có thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm d khoản 1, điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3, điểm d khoản 4, các điểm a và c khoản 5 Điều 7; điểm a khoản 1, các điểm a, b và c khoản 2, các điểm b và d khoản 4 Điều 10; các điểm a, b, c, d và đ khoản 1, các điểm a, b, c, d, e, g và m khoản 2, các điểm a, b, d, đ, g, h, i và k khoản 3, các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 4, các điểm a, b và c khoản 5 Điều 11; các điểm a, b và đ khoản 1, các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều 15; khoản 1 Điều 20; các Điều 21, 23 và 28 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 71 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, địa bàn trên vùng biển được giao.
6. Người có thẩm quyền xử phạt của Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm c và đ khoản 3, điểm d khoản 4 Điều 7; các điểm đ và k khoản 3, các điểm a, c, d và e khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 11 và Điều 21 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 72 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
7. Người có thẩm quyền xử phạt của Kiểm lâm, Kiểm ngư có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 21 và Mục 3 Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại các Điều 73 và 74 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
8. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 18 và 21 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 77 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
9. Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 76 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
10. Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 4 Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 76 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
11. Thanh tra Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 49 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 76 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
12. Các lực lượng Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm c và d khoản 3 Điều 7 và Điều 21 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 76 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
13. Người có thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 20 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 75 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Điều 79. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 và 77 Nghị định này.
2. Người có thẩm quyền, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, người thuộc lực lượng Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý.
Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 80. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 81. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý. Trường hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi đã xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến quản lý, sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú xảy ra trước ngày 31 tháng 12 năm 2022 được áp dụng xử phạt theo quy định tại Nghị định này.
Điều 82. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, NC (2b).

TM. CHÍNH PHỦ

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

Phạm Bình Minh

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

_______

No. 144/2021/ND-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

________________________

Hanoi, December 31, 2021

 

DECREE

Providing penalties for administrative violations against regulations on security, social order and safety; prevention of social evils; fire prevention and fighting; rescue and salvage; domestic violence prevention and control

___________

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law dated November 22, 2019 on Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration;

Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012; the Law dated November 13, 2020 Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Handling of Administrative Violations;

Pursuant to the Law on Domestic Violence Prevention and Control dated November 21, 2007;

Pursuant to the Law on Fire Prevention and Fighting dated June 29, 2001; the Law dated November 22, 2013 Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Fire Prevention and Fighting;

Pursuant to the Law on Citizen Identification dated November 20, 2014;

Pursuant to the Law on Housing dated November 25, 2014;

Pursuant to the Law on Guard Force dated June 20, 2017;

Pursuant to the Law on Foreigners' Entry into, Exit from, Transit through, and Residence in Vietnam dated June 16, 2014; the Law dated November 25, 2019 Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Foreigners' Entry into, Exit from, Transit through, and Residence in Vietnam;

Pursuant to the Law on Management and Use of Weapons, Explosive Materials and Support Tools dated June 20, 2017 and the Law dated November 25, 2019 Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Management and Use of Weapons, Explosive Materials and Support Tools;

Pursuant to the Law on Protection of State Secrets dated November 15, 2018;

Pursuant to the Law on Execution of Criminal Judgments dated June 14, 2019;

Pursuant to the Law on Exit and Entry of Vietnamese Citizens dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Investment dated June 17, 2020;

Pursuant to the Law on Residence dated November 13, 2020;

Pursuant to the Law on Drug Prevention and Control dated March 30, 2021;

Pursuant to the Law on Environmental Protection dated November 17, 2020;

Pursuant to the Ordinance on Prostitution Prevention and Control dated March 17, 2003;

At the proposal of the Minister of Public Security;

The Government promulgates the Decree providing penalties for administrative violations against regulations on security, social order and safety; prevention of social evils; fire prevention and fighting; rescue and salvage; domestic violence prevention and control.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

1. This Decree prescribes administrative violations, penalties, fines, remedial measures for each administrative violation, powers to make records and impose penalties, specific fines that can be imposed by each competent person for administrative violations against regulations on security, social order and safety; prevention of social evils; fire prevention and fighting; rescue and salvage; domestic violence prevention and control.

2. Administrative violations against regulations on other fields related to security, social order and safety; prevention of social evils; fire prevention and fighting; rescue and salvage; domestic violence prevention and control, which are not specified in this Decree, shall be sanctioned in accordance with the provisions of other Government's Decrees providing penalties for administrative violations under relevant State jurisdictions.

Article 2. Subjects of application

1. Vietnamese individuals and organizations; foreign individuals and organizations committing administrative violations against regulations on security, social order and safety; prevention of social evils; fire prevention and fighting; rescue and salvage; domestic violence prevention and control within the territory, internal waters, territorial sea, contiguous zone, exclusive economic zone and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam; on aircraft bearing Vietnamese nationality, and on vessels flying the Vietnamese national flag.

2. Vietnamese citizens and organizations that commit the violations specified in this Decree outside the territory of the Socialist Republic of Vietnam may be administratively sanctioned in accordance with this Decree.

3. Agencies and persons competent to impose penalties for administrative violations against regulations on security, social order and safety; prevention of social evils; fire prevention and fighting; rescue and salvage; domestic violence prevention and control and related individuals and organizations.

Article 3. Penalties for administrative violations and remedial measures

1. For each administrative violation against regulations on security, social order and safety; prevention of social evils; fire prevention and fighting; rescue and salvage; domestic violence prevention and control, the violator shall be subject to one of the following main penalties:

a) A warning;

b) A fine.

2. Depending on the nature and seriousness of the administrative violations against regulations on security, social order and safety; prevention of social evils; fire prevention and fighting; rescue and salvage; domestic violence prevention and control, the violator may be subject to the following additional penalty/penalties:

a) Deprivation of the right to use the permit or certificate of practice;

b) Suspension of operation for a definite time.

c) Confiscation of material evidence and means used to commit the administrative violations (hereinafter referred to as material evidence or means of administrative violation).

d) Deportation.

3. In addition to the remedial measures specified at Points a, c, e and i, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations, individuals, and organizations committing administrative violations specified in this Decree may be subject to the following remedial measure(s):

a) Forcible return of illegally seized assets;

b) Forcible return of confirmations, certifications and certificates of weaponry, tactical gear and firecrackers; certificates of satisfaction of security and order conditions; certificates of security guard expertise; certificates of seal registration; permits to transport dangerous goods prone to fire and explosion; certificates of appraisal and approval, documents of appraisal and approval, written approvals of results of fire safety tests; certificates of practice, certificates of eligibility for providing fire safety services; certificates of fire safety equipment inspection, of which information has been removed or falsified (hereinafter referred to as permits, practicing certificates, operation registration certificates);

c) Forcible return of people's identity documents, people's identity cards or citizen’s identity cards;

d) Forcible return of seals or certificates of seal registration;

dd) Forcible cancellation of documents and papers incorrectly stamped with seals;

e) Forcible withdrawal and return of materials, documents, leaflets, articles, images used to commit administrative violations;

g) Forcible withdrawal and return of documents and objects containing State secrets;

h) Forcible removal of documents containing State secrets;

i) Forcible preservation and arrangement of goods prone to fire and explosion in accordance with the regulations, or forcible reduction of the quantity, volume, or type of goods prone to fire and explosion in accordance with the regulations, or forcible transportation of goods prone to fire and explosion to warehouses or locations as prescribed;

k) Forcible implementation of ventilation measures as prescribed;

l) Forcible installation and operational maintenance of anti-static equipment and systems as prescribed;

m) Forcible installation and equipping of devices to detect and handle leaks of substances and goods prone to fire and explosion;

n) Forcible installation of electrical systems meeting the fire safety, rescue, and salvage requirements;

o) Forcible installation of lightning protection systems as prescribed or forcible repair of failures and damages of lightning protection systems;

p) Forcible implementation of measures to prevent fire spread in accordance with the law provisions;

q) Forcible update of the database on fire prevention and fighting as prescribed;

r) Forcible keeping of the incident reporting equipment in its continuous mode of operation;

s) Forcible withdrawal of fire engines and fire safety equipment or forcible withdrawal of inspection records;

t) Forcible public apology;

u) Forcible performance of the obligation to contribute and nurture;

v) Forcible payment of all expenses for medical examination and treatment.

4. Procedures for implementing the remedial measure of forcible return of permits, practicing certificates, or operation registration certificates of which information has been removed or falsified:

a) The decision-makers and the violators who must forcibly return permits, practicing certificates or operation registration certificates with removed or falsified information shall comply with the provisions of Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 85 of the Law on Handling of Administrative Violations;

b) The makers of decisions on enforcement of remedial measures specified at Point a of this Clause must notify in writing the competent authorities or persons that have issued such permits, practicing certificates or operation registration certificates.

Article 4. Maximum fines and organizations subject to penalties for administrative violations

1. The maximum fine imposed for violations against regulations on domestic violence prevention and control is VND 30,000,000 if the violators are individuals or VND 60,000,000 if the violators are organizations; the maximum fine imposed for violations against regulations on security, social order and safety is VND 40,000,000 if the violators are individuals or VND 80,000,000 if the violators are organizations; the maximum fine imposed for violations against regulations on fire prevention and fighting, rescue and salvage is VND 50,000,000 if the violators are individuals or VND 100,000,000 if the violators are organizations; the maximum fine imposed for violations against regulations on social evils prevention and control is VND 75,000,000 if the violators are individuals or VND 150,000,000 if the violators are organizations.

2. The fines specified in Chapter II of this Decree are applicable to administrative violations committed by individuals. If organizations commit the same violations, the fines imposed to them shall be 2 times higher than that imposed to individuals.

3. Organizations specified in Clauses 1 and 2 of this Article are:

a) Economic organizations established under the Law on Enterprises, including private enterprises, joint stock companies, limited liability companies, partnerships, and subordinates of any enterprise;

b) Economic organizations established under the Law on Cooperatives, including cooperatives and associations of cooperatives;

c) Social organizations, socio-political organizations, socio-professional organizations;

d) Non-business units;

dd) State agencies committing acts that beyond the scope of their assigned State management duties;

e) Cooperative groups.

4. Households and individual business households that register their business in accordance with the law provisions and violate the provisions of this Decree shall be subject to the same penalties as individuals.

Article 5. Statute of limitations for imposing penalties for administrative violations

1. The statute of limitations for imposing penalties for administrative violations against regulations on social security, order, and safety; prevention of social evils; fire prevention and fighting; rescue and salvage; domestic violence prevention and control is 01 year.

2. The start of the statute of limitations for imposing penalties for administrative violations is prescribed as follows:

a) For any administrative violation that has ended, the statute of limitations shall start from such end;

b) For ongoing administrative violations, the statute of limitations shall start from the time the on-duty persons detect such violations;

c) In cases where the penalties for administrative violations of organizations or individuals are imposed based on the violation records transferred by other competent record-makers, the statute of limitations thereof shall comply with Clause 1 of this Article and Points a and b of this Clause and start from the time the decisions to impose penalties for such administrative violations are made.

Article 6. Procedures for imposing penalties for violations that are also specified in the Penal Code

Upon detecting violations as specified at Point d Clause 1, Point c Clause 2, Point b Clause 3, Points b and c Clause 4, and Points a and d Clause 5, Article 7; Points b and c, Clause 4, Article 9; Point a Clause 3, Points a and b Clause 4, Article 10; Point c Clause 2, and Clause 5, Article 11; Point c Clause 3, Points b, dd and e Clause 5, Article 12; Point e Clause 3, Points a and b Clause 4, Article 13; Points a, b, c and dd Clause 1, Points c, d and e Clause 2, Article 15; Point a Clause 3, Article 16; Point a Clause 4, Point c Clause 6 and Point a Clause 7, Article 18; Point dd Clause 2, and Clause 4, Article 19; Clause 3, Article 21; Clause 2, Clause 3, Points b, c, d, dd and e Clause 5, Article 23; Point c, Clause 4, Article 26; Clause 2, Points b and d Clause 4, Points a and d Clause 5, Article 28; Clause 4, Article 32; Point c, Clause 5, Article 34; Point a, Clause 2, Article 50; Point a, Clause 4, Article 51; Clause 1, Article 52 and Clause 1, Article 53 of this Decree, the competent persons who are handling the cases shall transfer the dossiers to the competent criminal justice agencies so as to institute criminal proceedings against the cases in accordance with Clauses 1, 2 and 4, Article 62 of the Law on Handling of Administrative Violations.

In cases where the competent criminal justice agencies issues decisions not to institute criminal proceedings against the cases; decisions to cancel the decisions to institute criminal proceedings against the cases; decisions to suspend the investigation of the criminal cases; decisions to stop the investigation of the accused; decide to stop the investigation of criminal cases against the accused; decisions to terminate the criminal proceedings against the cases; decisions to cancel the decisions to prosecute the accused and return the cases’ dossiers to the competent persons who sent such dossiers, the agencies shall  transfer the dossiers of the cases to the persons with powers to impose penalties for administrative violations in accordance with Clause 3 Article 62 and Article 63 of the Law on Handling of Administrative Violations so as for such persons to impose the penalties as prescribed in this Decree.

 

Chapter II

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, PENALTIES AND REMEDIAL MEASURES

 

Section 1

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON SECURITY, SOCIAL ORDER AND SAFETY

 

Article 7. Violations against regulations on public order

1. A warning or a fine of between VND 300,000 and VND 500,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Causing public disorder in venues of art performance, cultural and sporting events, and commercial activities, offices of agencies and organizations, residential areas, or other public places, unless otherwise specified at Point a Clause 2 and Point b Clause 5 of this Article;

b) Leaving domestic animals wander in urban areas or public places;

c) Allowing domestic animals, plants, or other objects to encroach on roadways, sidewalks, flower gardens, playgrounds, urban areas, shared places in residential areas or urban areas;

d) Accidentally causing injuries or harm to the health of others, but not being subject to penal liability;

dd) Throwing rubbish or putting anything else on fences and areas adjacent to secured premises;

e) Raising livestock and poultry in condominiums.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Drinking alcohols, beers or using stimulants, then causing public disorder;

b) Organizing or participating in crowded gatherings in public places, causing public disorder;

c) Letting domestic animals cause injuries or damages to assets of other organizations and individuals, but not being subject to penal liability;

d) Flying kites, balloons, and all kinds of flying toys over restricted areas or secured premises.

dd) Flying unmanned aircraft or ultralight aircraft that has not been registered for flight permits, organizing aviation activities without permits or flying registered aircraft at the wrong time and place, and beyond the allowable coordinates and limits;

e) Obstructing, harassing or annoying others during loading and unloading, transportation, keeping of luggage at markets, wharves, bus stations, airports, ports, railway stations and other public places.

g) Burning and flying “sky lanterns;”

h) Failing to carry all required papers and documents when flying unmanned aircraft and ultralight aircraft;

i) Flying unmanned or ultralight aircraft when the operators thereof are not eligible for flying such aircraft;

k) Flying unmanned or ultralight aircraft when such aircraft are not eligible for flying;

l) Paint, write, draw, paste, or attach images or contents on walls, power poles or other locations in residential areas, public places, condominiums, residences of citizens or other works without the permission of competent authorities.

3. A fine of between VND 2,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Having gestures which are rude, provocative, teasing or insulting to the honour and dignity of others, unless otherwise specified at Point b, Clause 2, Article 21, and Article 54 of this Decree;

b) Facilitating, hiring, provoking, enticing, seducing, inciting others to intentionally injure or harm the others’ health, or undermining other’s honour and dignity, but not being subject to penal liability;

c) Providing false or untruthful information to competent authorities and organizations;

d) Calling the emergency phone numbers (111, 113, 114, 115) or hotlines of agencies or organizations to harass, threaten, or offend others;

dd) Producing, storing, and transporting “sky lanterns;”

e) Designing, manufacturing, repairing, maintaining, testing aircraft, engines, propellers, and equipment of unmanned or ultralight aircraft without obtaining sufficient legal dossiers and documents granted by competent State agencies or without registration as prescribed;

g) Designing, manufacturing, repairing, maintaining, testing aircraft, engines, propellers, and equipment of unmanned or ultralight aircraft but failing to meet the requirement of human resources as stated in the permits issued by competent authorities;

h) Designing, manufacturing, repairing, maintaining, testing aircraft, engines, propellers, and equipment of unmanned or ultralight aircraft but failing to meet the requirements of equipment, means, tools, workshops, and grounds specified in the permits issued by competent authorities;

i) Designing, manufacturing, repairing, maintaining, testing aircraft, engines, propellers, and equipment of unmanned or ultralight aircraft but failing to meet the security and safety standards and environmental conditions as prescribed by the law provisions.

4. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Facilitating, hiring, provoking, enticing, seducing, inciting others to cause perturbation and loss of public order;

b) Carrying around, possessing, or hiding rudimentary weaponry and tactical gear of all kinds or other tools and means capable of causing damage; objects and vehicles with the aim of disturbing public order or intentionally injuring others;

c) Abusing democratic rights and freedom of religion to facilitate, hire, provoke, entice, seduce, or incite others to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and individuals;

d) Causing perturbation or obstructing normal functioning of institutions and organizations;

dd) Organizing or participating in illegal crowded gatherings at Party offices, State agencies or restricted places and areas;

e) Dumping or throwing wastes, dirt, chemicals, bricks, soil, stones, sand or other objects into houses, places of residence, people, objects, assets of others, offices of agencies and organizations, workplaces, places of production and business, secured premises, and guard posts;

g) Illegally trespassing secured premises and guard posts;

h) Using unmanned or ultra-light aircraft to raise flags, hang banners, distribute leaflets, or carry loudspeakers beyond the allowable scope of the flight permits;

i) Writing, distributing, or circulating documents with distorted and fabricated contents affecting the reputation of agencies, organizations, and individuals, unless otherwise specified in Clause 1, Article 101 of Decree No. 15/2020/ND-CP dated February 3, 2020 of the Government providing for penalties for administrative violations against regulations on post, telecommunications, radio frequencies, information technology and electronic transactions.

5. A fine of between VND 5,000,000 and VND 8,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Intentionally injuring others or harming others’ health, but not being subject to penal liability;

b) Disturbing public order while carrying rudimentary weaponry, tactical gear or other potentially lethal tools, objects or means;

c) Filming, taking photos, drawing maps of restricted places and areas related to national defence and security;

d) Committing lewd acts with any person under 16 years of age, but not being subject to penal liability;

dd) Committing sexual harassment and assault;

e) Committing pornographic or sexually suggestive acts in public places;

g) Designing, manufacturing, repairing, maintaining, testing aircraft, engines, propellers, and equipment of unmanned or ultralight aircraft unconformable with the registered type and quality under the permits issued by competent authorities;

h) Using unmanned or ultralight aircraft to launch, shoot and drop from above harmful or dangerous objects or substances without permission.

6. A fine of between VND 6,000,000 and VND 8,000,000 shall be imposed for using unmanned aircraft and ultralight flying vehicles to film or take pictures from the air without permission.

7. A fine of between VND 8,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for flying unmanned or ultralight aircraft unconformable with the flight permits issued by competent authorities.

8. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for flying unmanned or ultralight aircraft but failing to comply with orders and instructions of the agencies managing, operating, and supervising aviation activities.

9. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for designing, manufacturing, repairing, maintaining, and testing aircraft, engines, propellers, and equipment of unmanned or ultralight aircraft without permits issued by competent authorities.

10. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for flying unmanned or ultralight aircraft without flight permits issued by competent authorities.

11. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for using unmanned or ultralight aircraft to obstruct or cause unsafety to other aircraft.

12. Administrative violations against regulations on general hygiene shall be imposed penalties as prescribed in the Government's Decree providing penalties for administrative violations against regulations on environmental protection and relevant legislation.

13. Additional penalties:

a) Confiscation of material evidence and means of administrative violation, for violations specified at Points a, d, dd and g, Clause 2; Point dd, Clause 3; Points b, e and i, Clause 4; Points a, b and c, Clause 5; Clauses 6 and 10 of this Article;

b) Deprivation of the establishments’ right to use the permits to design, manufacture, repair, maintain and test aircraft, engines, propellers, and equipment of unmanned or ultralight aircraft within a term of between 03 and 06 months, for violations specified at Points h and i, Clause 3 and Clause 9 of this Article;

c) Deprivation of the right to use the flight permits within a term of between 03 and 06 months, for violations specified in Clauses 6, 7, 8 and 11 of this Article;

d) Expulsion of foreigners who commit administrative violations specified at Points c, e and g, Clause 4 of this Article.

14. Remedial measures:

a) Forcible restoration of the original state, for violations specified at Point c, Clause 1, Point l, Clause 2 and Point e, Clause 4 of this Article;

b) Forcible correction of false or misleading information, for violations specified at Point a, Clause 3 and Point i, Clause 4 of this Article;

c) Forcible public apology, for the violations specified at Point a, Clause 3, and Points d and dd, Clause 5 of this Article, unless the victims waive in writing the apology to them;

d) Forcible implementation of remedial measures for environmental pollution, for violations specified at Point h, Clause 5 of this Article;

dd) Forcible payment of all expenses for medical examination and treatment, for violations specified at Point d of Clause 1, Point c of Clause 2, Point b of Clause 3, and Point a of Clause 5 of this Article.

Article 8. Violations against regulations on ensuring public tranquillity

1. A warning or a fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Causing loud noise, making noise or boisterousness in residential areas or public places from 10:00 p.m. to 6:00 a.m. in the following day.

b) Failing to comply with regulations on keeping quiet of hospitals, nursing homes, schools, or other places where keeping silence is a must;

c) Selling food and refreshments exceeding the time limits prescribed by the People’s Committees of provinces or centrally-run cities.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for using loudspeakers, gongs, drums, whistles, horns, or other instruments to cheer in public places without permission of competent authorities.

3. Additional penalties:

Confiscation of material evidence and means of administrative violation, for violations specified in Clause 2 of this Article.

Article 9. Violations against regulations on registration and management of residence

1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to comply with regulations on registration of permanent or temporary residence, un-registration of permanent or temporary residence, household separation or adjustment of residential information in the residence database;

b) Failing to comply with regulations on notification of stay and declaration of temporary absence;

c) Failing to present household registration books, temporary residence books, confirmations of residential information, and other residence-related papers at the request of competent authorities.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Removing, altering or otherwise falsifying information of household registration books, temporary residence books, certifications of residential information, and other residence-related papers;

b) Buying, selling, renting, or leasing household registration books, temporary residence books, certifications of residential information, other residence-related papers with the attempt to commit acts against the law provisions;

c) Borrowing, lending, or using household registration books, temporary residence books, certifications of residential information, and other residence-related papers with the attempt to commit acts against the law provisions;

d) Having resided in a new lawful place of residence and meeting the conditions for residence registration, but failing to carry out the procedures for registering the change of the place of residence as prescribed by the law provisions;

dd) Running accommodation facilities, dormitories, medical treatment establishments, tourist accommodation establishments and other accommodation providers that fail to notify the stay of between 01 and 03 guests;

e) Provoking, inciting, enticing, seducing, brokering, or coercing others to violate the law provisions on residence.

g) Offering or accepting pledges which are household registration books, temporary residence books, residence-related papers and documents;

h) Destroying household registration books, temporary residence books, residence-related papers and documents.

3. A fine of between VND 2,000,000 and VND 4,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Allowing others to register residence at one’s place for profit;

b) Running accommodation facilities, dormitories, medical treatment establishments, tourist accommodation establishments and other accommodation providers that fail to notify the stay of between 04 and 08 guests;

c) Obstructing citizens from exercising their freedom of residence;

d) Giving or receiving bribes or brokering bribery in registration and management of residence.

4. A fine of between VND 4,000,000 and VND 6,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Providing untruthful information, papers and documents about residence in order to obtain permanent or temporary residence registration, declare residence information, be granted other residence-related papers or commit other illegal acts;

b) Forging or using forged papers, documents and data on residence in order to obtain permanent or temporary residence registration, declare residence information, be granted other residence-related papers or commit other illegal acts;

c) Forging or using forged household registration books or temporary residence books in order to obtain permanent or temporary residence registration, be granted other residence-related papers or commit other illegal acts;

d) Running accommodation facilities, dormitories, medical treatment establishments, tourist accommodation establishments and other accommodation providers that fail to notify the stay of 09 guests or more;

dd) Failing to declare temporary residence of foreigners as prescribed by the law provisions;

e) Obstructing or disobeying the inspection of permanent or temporary residence, or the inspection of accommodation at the request of competent authorities.

5. Additional penalties:

Confiscation of material evidence and means of administrative violation, for violations specified at Points a and h, Clause 2, and Points b and c, Clause 4 of this Article.

6. Remedial measure:

Forcible return of illegal profits obtained from committing administrative violations specified at Points b and g, Clause 2 and Point a, Clause 3 of this Article.

Article 10. Violations against regulations on issuance, management and use of people's identity documents, people's identity cards or citizen’s identity cards

1. A warning or a fine of between VND 300,000 and VND 500,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to present people’s identity documents, people’s identity cards, citizen’s identity cards or certifications of identity card numbers at the request of competent persons;

b) Failing to comply with the law provisions on issuance, renewal, and re-issuance of citizen’s identity cards;

c) Failing to return people’s identity documents, people’s identity cards, or citizen’s identity cards to competent authorities upon termination or deprivation of Vietnamese nationality, or cancellation of decisions on granting Vietnamese nationality; failing to return people’s identity documents, people’s identity cards, or citizen’s identity cards to the custody or temporary detention agencies, the imprisonment sentence enforcement agencies, or the agencies that executes the decisions to send inmates to reformatories, compulsory education establishments, or compulsory detoxification establishments.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Appropriating or using people’s identity documents, people’s identity cards, citizen’s identity cards or certifications of identity card numbers of other persons;

b) Removing, altering, or otherwise falsifying the information of people’s identity documents, people’s identity cards, citizen’s identity cards or certifications of identity card numbers;

c) Destroying or intentionally damaging people’s identity documents, people’s identity cards, citizen’s identity cards or certifications of identity card numbers.

3. A fine of between VND 2,000,000 and VND 4,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Forging or using forged papers, documents, and data to obtain people’s identity documents, people’s identity cards, citizen’s identity cards or certifications of identity card numbers;

b) Providing untruthful information and documents in order to be granted the people’s identity documents, people’s identity cards, citizen’s identity cards or certifications of identity card numbers.

4. A fine of between VND 4,000,000 and VND 6,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Forging the people’s identity documents, people's identity cards, citizen’s identity cards or certifications of identity card numbers, but not being subject to penal liability;

b) Using forged people’s identity documents, people’s identity cards, citizen’s identity cards or certifications of identity card numbers;

c) Mortgaging, pledging, or accepting pledges which are people’s identity documents, people’s identity cards, or citizen’s identity cards;

d) Buying, selling, renting, or leasing people’s identity documents, people’s identity cards, or citizen’s identity cards;

dd) Borrowing or lending people’s identity documents, people’s identity cards, or citizen’s identity cards to commit illegal acts.

5. Additional penalty:

Confiscation of material evidence and means of administrative violation for the violations specified at Points b and c of Clause 2, Point a of Clause 3, and Points a, b, c, and d of Clause 4 of this Article.

6. Remedial measures:

a) Forcible return of people’s identity documents, people’s identity cards, citizen’s identity cards or certifications of identity card numbers, for the violations specified at Point a, Clause 2, and Point dd, Clause 4 of this Article;

b) Forcible return of illegal profits obtained from committing administrative violations specified at Points a, c, d and dd, Clause 4 of this Article.

Article 11. Violations against regulations on management and use of weaponry, explosives, explosive precursors, tactical gear, firecrackers and prohibited dangerous toys

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to comply or untimely and insufficiently complying with regulations on periodical inspection of equipped weaponry and tactical gear;

b) Failing to fully declare and register weaponry and tactical gear with competent authorities;

c) Violating the regime of preserving weaponry and tactical gear;

d) Using or allowing children to use prohibited dangerous toys;

dd) Circulating permits, confirmations, certifications, and certificates on management and use of weaponry, tactical gear and firecrackers that are no longer valid.

2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Destroying or intentionally damaging equipped weaponry or tactical gear;

b) Appropriating, exchanging, buying, selling, donating, presenting, borrowing, lending, renting, leasing, pledging, receiving as collateral all kinds of permits, confirmations, certifications, certificates related to weaponry, tactical gear, and firecrackers;

c) Forging permits, confirmations, certifications, certificates related to weaponry, tactical gear, and firecrackers;

d) Concealing or facilitating others or failing to report those who illegally invent, produce, carry, buy, sell, repair, export, import, store, transport, use or destroy weaponry, tactical gear, and firecrackers;

dd) Losing permits, confirmations, certifications, certificates related to weaponry, tactical gear, and firecrackers;

e) Using permitted weaponry or tactical gear but failing to comply with the law provisions;

g) Giving weaponry and tactical gear to people who are not eligible for using them as prescribed by the law provisions;

h) Assigning persons who do not meet the conditions prescribed by the law provisions to manage warehouses and storages of weaponry and tactical gear;

i) Failing to arrange warehouses or places to store weaponry and tactical gear as prescribed by the law provisions;

k) Intentionally providing untruthful information about the management of weaponry and tactical gear; failing to report, untimely reporting, concealing, or falsifying reported information about the loss thereof, accidents or incidents related to weaponry, explosives, explosive precursors, combat gear and firecrackers;

l) Failing to present or hand over permits, confirmations, certifications, or certificates related to weaponry, tactical gear, or failing to hand over weaponry, explosives, or tactical gear as prescribed by the law provisions;

m) Carrying weaponry and combat gear without certificates or permits to use them or certificates of their registration;

n) Giving explosive fireworks and firecrackers to agencies, organizations and individuals that do not satisfy the conditions prescribed by the law provisions;

o) Removing, altering, or falsifying the information of permits, confirmations, certifications, or certificates related to weaponry, tactical gear, and firecrackers.

3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Exchanging, giving, donating, depositing, borrowing, lending, renting, leasing, or pledging weaponry, tactical gear, explosive fireworks, smuggled fireworks, or gunpowder to illegally produce fireworks; parts, assemblies of weaponry and tactical gear, or scraps and waste products from weaponry, explosives, and tactical gear;

b) Transporting or destroying weaponry, explosives, explosive precursors, and tactical gear that fail to ensure safety or affect the environment, but not being subject to penal liability;

c) Failing to test, appraise, evaluate, and register weaponry and tactical gear in accordance with the law provisions on product quality control before being allowed to manufacture, trade and use such weaponry and tactical gear in Vietnam;

d) Illegally storing and transporting scraps and waste products of weaponry and tactical gear;

dd) Illegally transporting or storing prohibited dangerous toys;

e) Selling explosive precursors to organizations or enterprises when they have not been granted certificates of satisfaction of security and order conditions, certificates of eligibility for production of industrial explosives, or permits to trade in explosive precursors, or they have not obtained written approval of competent State authorities;

g) Losing equipped rudimentary weaponry or tactical gear;

h) Using weaponry or tactical gear without any permit;

i) Illegally using firecrackers and gunpowder;

k) Manufacturing, equipping, storing, transporting, and repairing weaponry and tactical gear with permits, but failing to comply with the law provisions.

4. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Illegally manufacturing, equipping, storing, transporting, repairing, and using rudimentary weaponry and tactical gear; parts or assemblies of weaponry, tactical gear, or explosive accessories;

b) Appropriating rudimentary weaponry and tactical gear; parts or assemblies of weaponry, tactical gear, or explosive accessories;

c) Illegally manufacturing, storing, transporting, or using weaponry with features and effects similar to hunting rifles, rudimentary weaponry, sporting arms, or parts and assemblies to invent or manufacture weaponry and tactical gear with such similar features and effects;

d) Manufacturing, equipping, storing, transporting, repairing, using, appropriating hunting rifles, or parts and assemblies of hunting rifles;

dd) Illegally excavating, searching, and collecting weaponry, explosives, tactical gear, scraps and waste products of weaponry, explosives, and tactical gear;

e) Illegally transporting or storing firecrackers, gunpowder or materials and accessories for production of firecrackers;

g) Losing military weaponry or sporting arms;

h) Illegally sawing, cutting, perforating, or otherwise dismantling bombs, mines, bullets, grenades, explosives, torpedoes, naval mines, and other weapons;

i) Illegally instructing, training, or organizing training courses on how to make, manufacture, repair or use weaponry, tactical gear, and firecrackers in any form.

5. A fine of between VND 20,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Illegally manufacturing, equipping, storing, transporting, repairing, and using military weaponry and sporting arms;

b) Appropriating military weaponry or sporting arms;

c) Illegally bringing weaponry, tactical gear, and firecrackers into and out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or bringing them into restricted places and areas, protected areas, and secured premises.

6. Administrative violations against regulations on management of explosives and explosive precursors as well as production and trade of explosives shall be handled and sanctioned in accordance with the Government's Decree providing penalties for administrative violations against regulations on chemicals and industrial explosives, the Government's Decree providing penalties for administrative violations in commercial activities, production and trading of counterfeits and contrabands, and consumer protection, and other relevant legal documents.

7. Additional penalties:

a) Confiscation of material evidence and means of administrative violation, for the violations specified at Points d and dd, Clause 1; Points a, b, c, e and g, Clause 2; Points a, c, d, dd, e, h, i and k clause 3; Points a, b, c, d, dd, e, h and i, Clause 4 and Clause 5 of this Article;

b) Deprivation of the right to use the permits or certificates of registration of weaponry and tactical gear within a definite term of 03 and 06 months, for the violations specified at Point e, Clause 2 of this Article;

c) Deprivation of the right to use permits, confirmations, certifications, and certificates of weaponry, tactical gear, and fireworks for between 09 and 12 months, for the violations specified at Point a of Clause 2, and Points b and k of Clause 3 of this Article.

8. Remedial measures:

a) Forcible implementation of remedial measures for environmental pollution, for the violations specified at Point b, Clause 3 of this Article;

b) Forcible return of illegal profits obtained from committing administrative violations specified at Points b and c, Clause 2; Points a, b, c, d, dd, e and k Clause 3; Points a, c, d, e and i, Clause 4 and Point a, Clause 5 of this Article;

c) Forcible return of permits, confirmations, certifications, and certificates of weaponry, tactical gear and firecrackers for the violations specified at Point o, Clause 2 of this Article.

Article 12. Violations against regulations on management of business lines subject to security and order conditions

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Untimely making quarterly reports with untruthful or insufficient information about the situation and implementation results of security and order regulations as prescribed by the Ministry of Public Security;

b) Incorrectly or incompletely making management books or storing data about business activities against regulations of the Ministry of Public Security;

c) Failing to send a written notification enclosed with a copy of the certificate of satisfaction of security and order conditions to the police agency of the commune, ward, or township where the establishment is located after 05 days from the date the establishment starts operating;

d) Failing to send a written notification to the police agency that has issued the certificate of satisfaction of security and order conditions and the police of the commune, ward, or town where the establishment is located after 10 days from the date the establishment suspends its operation;

dd) Failing to send a written notification to the police agency that has issued the certificate of satisfaction of security and order conditions after 03 working days from the date the establishment acknowledges that such Certificate is lost;

e) A security guard service provider headquartered in another province or centrally-run city without sending a written notification attached with relevant documents to the police agency of the out-of-province commune, ward, or town where the security guard plan is deployed after 5 days;

g) Failing to issue or publicize the process and procedures for receiving seal production dossiers and seal carving prices at seal production establishments;

h) Failing to present the original certificates of satisfaction of security and order conditions for inspection upon the request of competent police agencies.

2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to make quarterly reports on the situation and implementation results of security and order regulations to the police agency that has issued the certificate of satisfaction of security and order conditions;

b) Failing to make extraordinary reports on security and order-related incidents occurring at the business establishment to the police agency that has issued the certificate of satisfaction of security and order conditions and the police agency of commune, ward, or township where the business establishment operates;

c) Failing to make business operation management books suitable to the establishment’s business investment type or business line as prescribed by the law provisions;

d) Failing to develop plans to ensure security and order for jobs and professions which require security and order protection plans as prescribed by the law provisions;

dd) Failing to arrange warehouses to preserve raw materials, goods and business products or having warehouses that fail to meet the requirements as prescribed by the law provisions;

e) Employing staff who do not meet the working conditions and standards in business establishments subject to security and order conditions against the law provisions on jobs and professions requiring eligible employees;

g) Failing to fully comply with regulations on the responsibility for ensuring security and order when conducting conditional investment and business activities;

h) Failing to keep copies of the identity papers of pledgors as prescribed by the law provisions;

i) Providing the service of paintball shooting game to customers under 18 years of age;

k) Failing to arrange on-duty medical staff at the location where the service of paintball shooting game is provided in order to handle any possible incident that may occur during the game;

l) Failing to check and store copies of personal papers of customers who come to perform cosmetic surgery in accordance with the law provisions;

m) Failing to fully implement the process of checking and storing information of guests who stay in accommodations and people who visit staying guests as prescribed by the law provisions;

n) Failing to send a written notification to the police agency that has issued the certificate of satisfaction of security and order conditions after 03 working days from the date the business establishment changes the person in charge of its security and order.

3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to fully maintain proper security and order conditions in the course of business activities;

b) Providing untruthful information in documents in order to apply for certificates of satisfaction of security and order conditions;

c) Forging dossiers and documents to apply for the certificates of satisfaction of security and order conditions;

d) Removing, altering, or falsifying the information of the certificates of satisfaction of security and order conditions or the certificates of security guard expertise;

dd) Lending, leasing, buying, and selling certificates of satisfaction of security and order conditions;

e) Doing business at the locations other than those stated in the certificates of satisfaction of security and order conditions;

g) Directly handing over seals to customers without transferring such seals to the competent police agencies for registration in accordance with the law provisions;

h) Providing designs of seals of agencies or organizations to unauthorized persons;

i) Accepting pledges which are assets without entering into pledge contracts as prescribed by the law provisions;

k) Accepting pledges which are assets without keeping such assets or failing to keep the original ownership certificates thereof at the business establishments during the pledge period, for assets that require ownership certificates as prescribed by the law provisions;

l) Accepting pledges which are assets owned by other persons without their valid powers of attorney for the pledgors to pledge their assets;

m) Selling or providing emergency vehicle equipment to those who are not permitted to use such equipment or otherwise obtain permits from competent authorities in accordance with the law provisions but failing to use the equipment in conformity with the permits;

n) Producing, importing, buying, and selling emergency vehicle audible and visual warning devices that exceed the sound and lighting levels prescribed by the law provisions;

o) Employing foreigners or overseas Vietnamese people to be in charge of security and order in security guard service providers, or to directly manage business activities, or to work as security guards;

p) Failing to equip or improperly equipping security guards with uniforms and insignias as prescribed by the law provisions;

q) Providing security guard services without signing contracts with the individuals or organizations hiring security guards;

r) Selling or supplying devices which can interfere with or disrupt mobile communications to agencies, organizations, or individuals, which has not been permitted or approved in writing by competent authorities;

s) Insufficiently using or failing to use security guards from security guard service providers at discos, prize-winning electronic games for foreigners or casinos in accordance with the law provisions;

t) Using security guards who have not been granted certificates of security guard expertise.

4. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Conducting business in investment or business lines subject to security and order conditions when the certificates of satisfaction of security and order conditions have not been granted or have been revoked or when the right to use the certificates of satisfaction of security and order conditions is deprived;

b) Being irresponsible and leading to insecurity and disorder, law violations, unethical acts against Vietnam’s fine customs and traditions at business establishments under their direct management;

c) Producing seals for state agencies, organizations, or State positions when the seal sample transfer slips are not received from the seal sample registration agencies in accordance with the law provisions;

d) Providing pawn services or loans against asset with the interest rates exceed those prescribed by the Civil Code;

dd) Failing to register business lines subject to security and order conditions but providing loans against asset or other loans with the interest rates exceed those prescribed by the Civil Code;

e) Failing to preserve the pledged assets or preserving the pledged assets at the place other than that registered with the competent authorities;

g) Providing security guard services for illegal subjects, premises, or activities;

h) Failing to fully record information of customers in the management books made using the prescribed form and failing to keep copies of identity papers of customers when running casinos prize-winning electronic games for foreigners;

i) Buying, selling, importing military goods and products but failing to keep adequate records and documents as prescribed by the law provisions;

k) Selling or supplying military equipment or military products to subjects that have not been permitted or approved in writing by competent authorities.

5. A fine of between VND 20,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Taking advantage of investment and business lines subject to security and order conditions to commit acts of infringing upon security and order, or in contravention of ethics, fine customs, and traditions of Vietnam;

b) Accepting pledges which are assets obtained from theft, fraud, appropriation, or crimes committed by other persons, but not being subject to penal liability;

c) Providing security guard services involving the use or threat of force in order to intimidate, obstruct or cause difficulties to the normal operation of agencies, organizations, or individuals, or infringe upon the lawful interests of agencies, organizations or individuals;

d) Using or threatening to use force or taking other measures that are not permitted by the law provisions to collect debts;

dd) Forging certificates of satisfaction of security and order conditions or certificates of security guard expertise;

e) Using forged certificates of satisfaction of security and order conditions or certificates of security guard expertise;

6. Additional penalties:

a) Deprivation of the right to use the permits, practicing certificates, certificates of satisfaction of security and order conditions for a definite term of between 03 and 06 months, for the violations specified at Point e Clause 3, and Points c, e, and g of Clause 4 of this Article;

b) Deprivation of the right to use the permits, practicing certificates, certificates of satisfaction of security and order conditions for a definite term of between 06 and 09 months, for violations specified at Points h and q Clause 3; Point d Clause 4, and Clause 5 of this Article;

c) Suspend operation from 06 months to 09 months, for establishments that commit acts of violation specified at Point q, Clause 3; Point a, Clause 4 of this Article;

d) Confiscation of material evidence and means of administrative violation, for violations specified at Points b, c, h, m, n and r, Clause 3; Points c and k, Clause 4; and Points b, dd and e, Clause 5 of this Article;

dd) Deportation of foreigners who commit administrative violations specified in Clauses 3, 4 and 5 of this Article.

7. Remedial measures:

a) Forcible return of illegal profits obtained from committing the violations specified at Points dd, i, k, 1, m, n and r, Clause 3; Points d, dd and k, Clause 4; and Point b, Clause 5 of this Article;

b) Forcible return of certificates of satisfaction of security and order conditions, certificates of security guard expertise, for the violations specified at Point d, Clause 3 of this Article.

Article 13. Violations against regulations on management and use of seals

1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to carry out re-issuance procedures when the seal sample registration certificate is lost;

b) Failing to carry out the procedures for exchanging the seal sample registration certificate and returning the previously issued seal sample registration certificate to the seal sample registration agency when the seal sample registration certificate is damaged;

c) Failing to notify the seal sample to relevant agencies or organizations before using the seal;

d) Failing to issue internal regulations on management and use of seals within the agencies or organizations that own the seals.

2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Arbitrarily taking the seal out of the premise of the agency or organization without permission of the concerned State position or the head of such agency or organization;

b) Failing to re-register the seal sample as prescribed by the law provisions;

c) Disobeying the inspection of seals or failing to present the seals or seal sample registration certificates upon request of the seal sample registration agencies;

d) A State agency, organization or position failing to send written notification to the agency that has issued the seal sample registration certificate and the police office of the commune, ward, or township where the seal is lost after more than 02 working days from the date the seal is found lost,

3. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to surrender seals under decisions of the competent authorities or the seal sample registration agencies;

b) Stamping seals on documents and papers that have not been signed by competent persons or signed by unauthorized persons;

c) Borrowing, lending, renting, leasing, pledging, mortgaging, buying, selling seals, or illegally destroying seals; using seals of other agencies or organizations;

d) Using expired seals;

dd) Intentionally distorting or modifying information on registered seals;

e) Forging seal sample registration certificates;

g) Using seals whose samples have not yet been registered;

h) Failing to return seals and seal sample registration certificates when the decisions on the separation, merger, or consolidation of competent authorities take effect, or the certificates of operation registration, operation permits have been revoked, or the operations are suspended, or the competent authorities send notices requesting the handover of such seals in accordance with the law provisions;

i) Removing, altering, and falsifying information on the seal sample registration certificates.

4. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Forging dossiers to make extra seals of State agencies, organizations, or positions;

b) Forging seals or using forged seals;

c) Appropriating or illegally trading in seals;

d) Illegally destroying seals.

5. Additional penalties:

a) Confiscation of material evidence and means of administrative violation, for the violations specified at Points c, e and g, Clause 3 and Points a and b, Clause 4 of this Article;

b) Deportation of foreigners who commit administrative violations specified in Clauses 3 and 4 of this Article.

6. Remedial measures:

a) Forcible return of seals and seal sample registration certificates, for the violations specified at Point b, Clause 2; Points a, d and dd, Clause 3; and Point c, Clause 4 of this Article;

b) Forcible cancellation of documents and papers improperly stamped with seals, for violations specified at Point b, Clause 3 of this Article;

c) Forcible return of illegal profits obtained from committing violations specified at Point c, Clause 3 and Point c, Clause 4 of this Article;

d) Forcible return of the seal sample registration certificates, for violations specified at Point i, Clause 3 of this Article.

Article 14. Violations against regulations on execution of criminal judgments and enforcement of administrative sanctions

1. A warning or a fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to perform obligations of the persons subject to corrections in the communes, wards, or townships; persons who have been granted amnesty; persons who have finished imprisonment sentences as prescribed by the law provisions;

b) Violating regulations on the observance of corrections in communes, wards, or townships; sending to reformatories; compulsory education establishments; or compulsory detoxification establishments.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Violating regulations on the observance of preventive and coercive measures: emergency arrest, arrest, custody, temporary detention, bail, ban from leaving the place of residence, bail bond, exit postponement, escort and delivery of prisoners, property distraint, account freeze, or committing acts of violating other preventive or coercive measures as prescribed by the law provisions;

b) Violating regulations on the observance of custody and temporary detention measures; violating regulations on the execution of fines, asset confiscation and expulsion.

3. A fine of between VND 2,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) A person entitled to the postponement of imprisonment failing to appear at the summons of the criminal judgment execution agency or the commune-level People's Committee;

b) A person who is temporarily suspended from serving the imprisonment sentence failing to comply with the delivery of him/her from a prison, detention camp or criminal judgment execution agency of a district-level police agency to commune-level People's Committees;

c) A person who is temporarily suspended from serving the imprisonment sentence failing to make reports at the request of the commune-level People's Committee;

d) A person entitled to a suspended sentence failing to appear at the summons of the judgment enforcement agency or the commune-level People's Committee;

dd) A person entitled to a suspended sentence failing to commit to serving the sentence;

e) A person entitled to a suspended sentence failing to appear at review meetings; failing to make reports on his/her execution of the sentence;

g) A person serving a non-custodial sentence failing to appear at the summons of the judgment enforcement agency or the commune-level People's Committee;

h) A person serving a non-custodial sentence failing to commit to serving the sentence;

i) A person serving a non-custodial sentence failing to make reports on his/her execution of the sentence;

k) A person serving a non-custodial sentence failing to appear at the review meetings;

l) A person serving a non-custodial sentence failing to fulfil the obligation to pay the withheld income;

m) A person serving a non-custodial sentence failing to perform a number of community services under the decision of the criminal judgment enforcement agency;

n) A person on probation failing to perform his/her obligations as prescribed by the law provisions;

o) A person on probation failing to appear at the request of the criminal judgment execution agency or the commune-level People's Committee of the place of probation, without plausible reasons;

p) A person on probation failing to commit to serving the sentence;

q) A person on probation failing to present and make reports to the commune-level People's Committee as prescribed by the law provisions;

r) A person banned from leaving his/her place of residence failing to appear at the request of the commune-level People's Committee;

s) A person banned from leaving his/her place of residence failing to commit to serving the sentence;

t) A prisoner granted conditional release failing to present his/herself at the commune-level People's Committee of his/her place of residence after being conditionally released before the prison term;

u) A prisoner granted conditional release failing to commit to perform his/her obligations;

v) A prisoner granted conditional release failing to appear at the request of the criminal judgment execution agency or the commune-level People's Committee;

x) A prisoner granted conditional release failing to appear at the review meetings;

y) A prisoner granted conditional release failing to make reports as prescribed by the law provisions.

4. A fine of between VND 3,000,000 and VND 4,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) A person entitled to the postponement of imprisonment leaving his/her the place of residence without the consent of the commune-level People's Committee or the commune-level police agency;

b) A person entitled to postponement of imprisonment failing to appear at the criminal judgment execution agency after the period of postponement expires, or at the request of a competent agency;

c) A person who is temporarily suspended from serving an imprisonment sentence failing to appear at the place where he/she is serving his/her sentence before the sentence is temporarily suspended, or at the criminal judgment execution agency of his/her place of residence after the period of suspension from serving the imprisonment sentence expires, or at the request of a competent authority;

d) A person sentenced to imprisonment but released on bail failing to appear at the judgment enforcement agency within the prescribed time limit after there is decision on enforcement of his/her sentence;

dd) A person serving a suspended sentence leaving his/her place of residence without asking for permission or without the consent of the commune-level People's Committee, or being absent from his/her place of residence beyond the permitted time limit;

e) A person serving a suspended sentence changing his/her place of residence without the consent of the competent authorities;

g) A person on probation leaving his/her place of probation without the consent of the competent person or leaving the place of probation beyond the permitted time limit without plausible reasons;

h) A prisoner granted conditional release failing to obey the management of the commune-level People's Committee;

i) A prisoner granted conditional release leaving his/her place of residence without asking for permission or without the consent of the commune-level People's Committee; being absent from the place of residence beyond the permitted time limit;

k) A prisoner granted conditional release changing his/her place of residence without the consent of the competent authorities;

l) A person subject to prohibition of residence residing in places where they have been prohibited from residing, without permission or beyond the permitted time limit;

m) A person serving a non-custodial sentence leaving his/her place of residence without asking for permission or without the consent of the commune-level People's Committee or being absent from the place of residence beyond the permitted time limit;

n) A person serving a non-custodial sentence changing his/her place of residence without the consent of the competent authorities;

o) A person deprived of some civil rights exercising the deprived rights;

p) A person prohibited from holding some certain positions, practicing certain professions, or doing certain jobs failing to perform his/her obligations as prescribed by the law provisions;

q) A prisoner granted conditional release failing to perform his/her obligations during the parole period.

Article 15. Violations against regulations on causing damage to assets of other organizations and individuals

1. A fine of between VND 2,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Stealing asset, trespassing residential areas, warehouses, or other places under the management of others for the purpose of stealing or appropriating assets;

b) Publicly appropriating assets;

c) Using fraudulent tricks or fleeing to appropriate assets or intentionally failing to return assets borrowed or rented from other persons or received under contracts with other persons at the time such assets must be returned, even though it is possible to return the assets;

d) Failing to return assets borrowed or rented from other persons or received under contracts with other persons, but using such assets for illegal purposes leading to the impossibility to return the assets;

dd) Being irresponsibility and causing damage to assets of the State, agencies, organizations, and enterprises.

2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Destroying or intentionally damaging assets of individuals or organizations, unless otherwise specified at Point b, Clause 3, Article 21 of this Decree;

b) Using tricks or creating circumstances to force other persons to give money or assets;

c) Committing frauds or deceiving others when brokering or introducing services of buying and selling houses, land, or other assets;

d) Buying, selling, storing, or using assets of other persons knowing that such assets are illegally obtained;

dd) Illegally using, buying, selling, mortgaging, pledging or appropriating assets of other persons;

e) Appropriating assets, but not being subject to penal liability.

3. Additional penalties:

a) Confiscation of material evidence and means of administrative violation, for the violations specified at Points a, b, c and d, Clause 1, and Points a, b, c and dd, Clause 2 of this Article;

b) Deportation of foreigners who commit administrative violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

4. Remedial measures:

a) Forcible return of illegal profits obtained from committing violations specified at Points c, d and dd, Clause 2 of this Article;

b) Forcible return of illegally seized assets, for violations specified at Points dd and e, Clause 2 of this Article;

c) Forcible restoration of the original state, for violations specified at Point a, Clause 2 of this Article.

Article 16. Violations against regulations on rotating savings and credit associations (ho, hui, bieu, phuong)

1. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to notify the members of the change of his/her place of residence;

b) Failing to fully notify about the number of “ho, hui, bieu, phuong” (rotating savings and credit association, hereinafter referred to as ROSCA), drawing slots, opening time of meetings, members of each ROSCA he/she is running to those who want to join the ROSCA;

c) Failing to make a written agreement on the ROSCA or making a written record without the main contents as prescribed by the law provisions;

d) Failing to make ROSCA registries;

dd) Failing to pay the money to the member who claim the money withdrawal at each meeting;

e) Failing to allow members to see or copy the registry and failing to provide information related to the ROSCA upon request;

g) Failing to give the receipts to members when contributing money to the ROSCA, receiving money at each meeting, receiving, or paying interests, or performing other related transactions.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to notify in writing the People's Committee of the commune-level locality where he/she resides of his/her ROSCA in which each member contributes an amount of VND 100,000,000 or more at each meeting;

b) Failing to notify in writing the commune-level People's Committee in his/her place of residence of the organization of two ROSCAs or more.

3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Abusing the ROSCA to lend money with the interest rates exceeding those prescribed by the Civil Code;

b) Organizing ROSCAs to illegally raise funds.

4. Remedial measures:

Forcible return of illegal profits obtained from committing violations specified in Clause 3 of this Article.

Article 17. Violations against regulations on protection of public works, security, and order works

1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed for arbitrarily moving signs, signposts, and signboards of agencies or organizations.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Arbitrarily moving or dismantling telephone and telegraph poles, light poles, fences of State agencies or other public works;

b) Dismantling, destroying or otherwise damaging signs, signposts, and signboards of agencies or organizations;

c) Destroying or damaging assets and objects in secured premises or guard posts; climbing or otherwise causing impact on the gates, doors, fences of secured premises or guard posts without permission.

3. Additional penalties:

a) Confiscation of material evidence and means of administrative violation, for the violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article;

b) Deportation of foreigners who commit administrative violations specified in Clause 2 of this Article.

4. Remedial measures:

Forcible restoration of the original state, for the violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 18. Violations against regulations on exit, entry, transit, residence, and travel

1. A warning or a fine of between VND 300,000 and VND 500,000 shall be imposed on foreigners traveling in the Vietnamese territory without carrying their passports, travel documents, papers of international travel value, papers issued to foreigners entering into, exiting from, or residing in Vietnam, or ABTCs.

2. A fine of between VND 500,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to notify the competent authorities of the loss or damage of passports, travel documents, papers of international travel value, papers issued to foreigners entering into, exiting from, or residing in Vietnam, or ABTCs;

b) Making false statements in order to be granted, extended, or renewed passports or travel documents or to report the loss of passports or travel documents; making false statements to be granted papers of international travel value, papers issued to foreigners entering into, exiting from, or residing in Vietnam, or ABTCs;

c) A foreigner entering areas which requires permits as prescribed by the State without such permits, or traveling beyond the permitted scope and time limit;

d) Failing to present passports, travel documents, papers of international travel value, papers issued to foreigners entering into, exiting from, or residing in Vietnam, or ABTCs at the request of competent Vietnamese authorities or persons; failing to obey the request of competent Vietnamese agencies and persons on search of persons, means of transport, objects, and places where material evidence and means of administrative violation are hidden;

dd) A foreigner using a temporary residence certificate, temporary residence extension, or temporary residence card or failing to re-new permanent residence card in Vietnam less than 16 days after the expiry date thereof without the permission of the competent authorities.

3. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Crossing national borders without undergoing exit and entry procedures as prescribed by the law provisions;

b) Destroying, erasing, removing, altering, or falsifying the form and information of passports, travel documents, papers of international travel value; papers issued to foreigners entering into, exiting from, or residing in Vietnam or ABTCs;

c) Giving, donating, renting, leasing, pledging, or accepting as pledge passports, travel documents, papers of international travel value; papers issued to foreigners entering into, exiting from, or residing in Vietnam or ABTCs;

d) Allowing others to use passports, travel documents, papers of international travel value; papers issued to foreigners entering into, exiting from, or residing in Vietnam or ABTCs to commit illegal acts;

dd) Using passports, travel documents, papers of international travel value; papers issued to foreigners entering into, exiting from, or residing in Vietnam or ABTCs of other persons for entry, exit, transit, residence or to commit other illegal acts;

e) A foreigner using a temporary residence certificate, temporary residence extension, or temporary residence card or failing to re-new permanent residence card in Vietnam from 16 to less than 30 days after the expiry date thereof without the permission of the competent authorities;

g) A foreigner who has been granted a permanent residence card changing his/her address and failing to declare it in order to re-issue the card; a foreigner who enters a border-gate economic zone or coastal economic zone under the visa exemption traveling to other places in Vietnam without a Vietnamese visa as prescribed by the law provisions;

h) A tourist accommodation establishment which is a hotel failing to connect via the internet or computer network to the immigration management agency of the police department of the province or municipality in order to transmit information about declarations of temporary residence of foreigners;

i) An accommodation establishment allowing foreigners to stay overnight but failing to declare temporary residence or update information about the temporary residence declarations as prescribed; a foreigner failing to provide or providing untruthful information to the accommodation establishment so as to make his/her temporary residence declaration in accordance with the law provisions.

4. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Using forged passports, travel documents, papers of international travel value; papers issued to foreigners entering into, exiting from, or residing in Vietnam or ABTCs;

b) A foreigner using a temporary residence certificate, temporary residence extension, or temporary residence card or failing to re-new permanent residence card in Vietnam from 30 to less than 60 days after the expiry date thereof without the permission of the competent authorities;

5. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) A foreigner entering, doing jobs, or engaging in other activities in Vietnam without permission of a competent Vietnamese agency;

b) A foreigner using a temporary residence certificate, temporary residence extension, or temporary residence card or failing to re-new permanent residence card in Vietnam from 60 to less than 90 days after the expiry date thereof without the permission of the competent authorities;

c) Buying and selling passports, travel documents, papers of international travel value; papers issued to foreigners entering into, exiting from, or residing in Vietnam or ABTCs.

6. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Carrying out procedures to invite or guarantee foreigners to enter into, exit from, or reside in Vietnam but failing to comply with the responsibilities as prescribed by the law provisions or making false statements when carrying out such procedures;

b) A foreigner entering Vietnam with the purpose or to participate in the program other than that he/she has stated in the application for his/her visa, temporary residence card or temporary residence extension;

c) Forging dossiers and papers to obtain passports, travel documents, papers of international travel value; papers issued to foreigners entering into, exiting from, or residing in Vietnam or ABTCs;

d) A foreigner using a temporary residence certificate, temporary residence extension, or temporary residence card or failing to re-new permanent residence card in Vietnam in more than 90 days after the expiry date thereof without the permission of the competent authorities;

dd) An agency or organization employing foreigners but failing to carry out procedures for inviting or guaranteeing them for visas or temporary residence cards, other than the cases subject to change of purpose as prescribed by the law provisions.

7. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Forging passports, travel documents, papers of international travel value; papers issued to foreigners entering into, exiting from, or residing in Vietnam or ABTCs;

b) Entering or staying at an embassy, consulate, diplomatic mission, consular office or headquarters of an international agency or organization located in Vietnam without permission of such agency or organization;

c) A foreigner residing in areas where foreigners are prohibited from residing;

d) An owner, manager, or driver of any kind of vehicles transporting foreigners into or out of Vietnam illegally;

dd) Organizing, brokering, assisting, instigating, harbouring, concealing, facilitating others to exit, stay abroad, enter, stay in Vietnam, or cross the borders illegally.

e) A foreigner failing to obey with a competent authority's decision on forced exit from Vietnam and continuing to reside in Vietnam.

8. Additional penalties:

a) Confiscation of material evidence and means of administrative violation, for the violations specified at Points b, c and d, Clause 3; Point a, Clause 4; Point a, Clause 5; Point c, clause 6; Points a, d, Clause 7 of this Article;

b) Deportation of foreigners who commit administrative violations specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 and 7 of this Article.

9. Remedial measures:

Forcible return of illegal profits obtained from committing violations specified at Point c, Clause 3, and Points a and c, Clause 5 of this Article.

Article 19. Violations against regulations on protection of State secrets

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to promulgate regulations and intramural rules on protection of State secrets in agencies, organizations, and localities in accordance with the law provisions;

b) Copying, photographing, storing, transporting, delivering, or receiving documents and objects containing State secrets against the law provisions;

c) Failing to recover documents and objects containing State secrets as prescribed by the law provisions;

d) Bringing documents and objects containing State secrets out of the place of storage for work without the permission of a competent person;

dd) Failing to hand over documents or objects containing State secrets upon resignation, job transfer, retirement, or not being assigned to continue managing State secrets;

e) Using State secrets for improper purposes;

g) Determining documents that do not contain State confidential information as State secrets, affixing a seal indicating confidentiality on documents that do not contain State confidential information against the law provisions;

h) Improperly determining the confidentiality against the law provisions;

i) Failing to determine the confidentiality or affix a seal indicating confidentiality as prescribed by the law provisions.

2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Collecting State secrets against the law provisions;

b) Failing to take measures to prevent and remedy consequences when the disclosure or loss of State secrets occurs;

c) Failing to notify competent authorities or persons when the disclosure or loss of State secrets occurs;

d) Failing to remove State secrets when changing the purpose of using computers and other equipment that have been used for drafting, storing, and exchanging State secrets;

dd) Destroying documents and objects containing State secrets against the law provisions.

3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Drafting and storing documents containing State confidential information on computers or other devices that have been connected before or are being connected to the Internet, computer networks or telecommunications networks against the law provisions;

b) Using equipment capable of receiving, transmitting signals, recording sound, recording video, or other forms in conferences, seminars, or meetings with involving State secrets without permission of competent persons;

c) Falsifying or damaging documents or objects containing State secrets;

d) Providing or transferring State secrets against the law provisions;

dd) Entering a place for storing or preserving State secrets or filming, taking pictures, drawing diagrams of the location of storing or preserving State secrets without permission of a competent person.

4. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Exposing State secrets; losing documents and objects containing State secrets, but not being subject to penal liability;

b) Posting or spreading State secrets on the mass media, the Internet, computer networks and telecommunications networks against the law provisions;

c) Transmitting State secrets on media or telecommunications against the law provisions.

5. Additional penalties

Confiscation of material evidence and means of administrative violation for the violations specified at Points b and dd, Clause 3 of this Article.

6. Remedial measures:

a) Forcible return of documents or objects containing State secrets, for the violations specified at Points b, d, dd and e, Clause 1; Point a, Clause 2; and Point d, Clause 3 of this Article;

b) Forcible recovery of documents or objects containing State secrets, for the violations specified at Point c, Clause 1 of this Article;

c) Forcible removal of State secret documents, for the violations specified at Point a, Clause 3, and Points b and c, Clause 4 of this Article;

d) Forcible restoration of the original state, for the violations specified at Point c, Clause 3 of this Article.

Article 20. Violations against regulations on management and use of uniforms, insignias, badges, identification numbers, People's Public Security identity cards or other papers which are solely used by the People's Public Security Forces

1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,500,000 shall be imposed for illegally possessing or using uniforms, insignias, badges, identification numbers, People's Public Security identity cards or other papers which are solely used by the People's Public Security Forces.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for illegally buying, selling, or exchanging uniforms, insignias, badges, identification numbers, People's Public Security identity cards or other papers which are solely used by the People's Public Security Forces.

3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for illegally manufacturing or forging uniforms, insignias, badges, identification numbers, People's Public Security identity cards or other papers which are solely used by the People's Public Security Forces.

4. Additional penalties:

a) Confiscation of material evidence and means of administrative violation, for the violations specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article;

b) Deportation of foreigners who commit administrative violations specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

5. Remedial measures:

Forcible return of illegal profits obtained from committing violations specified in Clauses 2 and 3 of this Article.

Article 21. Acts of obstructing, resisting inspection, examination and control of official-duty performers or bribing official-duty performers

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 4,000,000 shall be imposed for the acts of brokering or joining hands with violators to evade the inspection, examination and control of official-duty performers.

2. A fine of between VND 4,000,000 and VND 6,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Obstructing or failing to comply with the request of inspection, examination, control or other duties of official-duty performers as prescribed by the law provisions;

b) Having words or actions threatening, abusing or insulting the honor and dignity of official-duty performers;

c) Organizing, instigating, assisting, enticing or inciting others to not comply with the inspection, examination and control of official-duty performers.

3. A fine of between VND 6,000,000 and VND 8,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Using force or threatening to use force against official-duty performers;

b) Causing damage to the assets and means of state agencies or official-duty performers;

c) Giving money, assets, other material benefits or non-material benefits as briberies to official-duty performers.

4. Remedial measures:

Forcible public apology for the violations specified at Point b, Clause 2 of this Article.

Article 22. Violations against regulations on construction, management and use of national population database, residence database, citizen identification database

1. A fine of between VND 2,000,000 and VND 4,000,000 shall be imposed for the acts of intentionally failing to provide, or incompletely or untruthfully providing or forging information, papers and documents in service of construction, collection, updating, management, exploitation and use of the National Population Database, Residence Database, Citizen Identification Database.

2. A fine of between VND 4,000,000 and VND 6,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Falsifying books, records, papers, documents, data and information about citizens in the National Population Database, Residence Database, and Public Identification Database;

b) Exploiting and using data and information about citizens in the National Population Database, Residence Database, and Citizen Identification Database without the consent of the data subject;

c) Obstructing or preventing or interrupting the process of transmitting, sending and receiving data in the National Population Database, Residence Database, and Citizen Identification Database.

3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Illegally providing or exploiting information about citizens in the National Population Database, Residence Database, and Citizen Identification Database;

b) Deliberately disclosing secret citizen information in the National Population Database, Residence Database, and Citizen Identification Database.

4. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Illegally accessing, altering, deleting, destroying or disseminating information in the National Population Database, Residence Database, and Citizen Identification Database;

b) Destroying technical infrastructure, transmission lines and equipment serving the normal operation of the management agency of the National Population Database.

5. Additional penalties:

Confiscation of material evidence and means used to commit the administrative violations, for the violations specified at Point a, Clause 3 and Clause 4 of this Article.

6. Remedial measures:

Forcible return of illegal profits obtained from committing violations specified in Clauses 2, 3 and 4 of this Article.

 

 

SECTION 2. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS ON

PREVENTION OF SOCIAL EVILS

 

Article 23. Violation against regulations on drug prevention, fighting and control

1. A warning or a fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for the act of illegally using narcotics.

2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Illegally storing, transporting or appropriating narcotics but not to the extent of being examined for penal liability;

b) Storing, transporting, trading in or appropriating pre-substances used for the illegal production of narcotics;

c) Producing, storing, transporting or trading means and tools used for the illegal production or use of narcotics.

3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of planting poppy plants, cannabis plants, coca plants, catha edulis and other plants containing narcotics.

4. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) The heads, legal representatives, persons assigned to manage business or service establishments, managers of means of transportation or other individuals responsible for managing restaurants, accommodation renting facilities, clubs, karaoke business, discotheque business, video game business, and means of transportation permit the illegal storing, trading, and use of narcotics in the areas and means under their management;

b) Brokering, assisting or other acts to help others illegally use narcotics.

5. A fine of between VND 20,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Providing locations and means for others to illegally use, store, and trade narcotics;

b) Committing violations against regulations on export, import, temporary import for re-export, temporary export for re-import, transit of narcotic substances, narcotic drugs, psychotropic drugs and drug precursors;

c) Committing violations against regulations on research, assessment, inspection, testing, production, preservation and storage of narcotic substances and drug precursors;

d) Committing violations against regulations on delivery, receipt, storage and transportation of narcotic substances, narcotic drugs, psychotropic drugs, drug precursors;

dd) Committing violations against regulations on distribution, trading, use and exchange of narcotic drugs, narcotic drugs, psychotropic drugs and drug precursors;

e) Committing violations against regulations on management, control and storage of narcotics, narcotic drugs, psychotropic drugs, precursors at border gates, border areas and at sea;

g) Performing drug addiction treatment beyond the scope of activities stated in the license for voluntary drug addiction treatment.

6. A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for the acts of lending, leasing, transferring or using the license for voluntary drug addiction treatment for other purposes.

7. A fine of between VND 50,000,000 and VND 75,000,000 shall be imposed for the act of organizing voluntary drug addiction treatment without being registered or licensed for operation.

8. Additional penalties:

a) Confiscation of material evidence and means used to commit the administrative violations, for the violations specified in Clauses 1,2, 3, 4, 5, 6 and 7 of this Article;

b) Deprivation of the right to use the license, practice certificate or certificate of satisfaction of security and order conditions for a period of between 06 and 12 months, for the violations specified at Point a, Clause 4 and Clause 6 of this Article;

c) Suspension of operation for a period of between 3 and 6 months, for the violations specified at Points b and g, Clause 5 of this Article;

d) Deportation of foreigners who commit the administrative violations specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 and 7 of this Article.

9. Remedial measures:

Forcible return of illegal profits obtained from committing the violations specified in Clause 6 of this Article.

Article 24. Paying for sexual conducts

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for the act of paying for sexual conducts.

2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for the act of paying for sexual conducts with 02 persons or more at the same time.

3. Additional penalties:

Confiscation of material evidence and means used to commit the administrative violations, for the violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 25. Offering paid sexual conducts

1. A warning or a fine of between VND 300,000 and VND 500,000 shall be imposed for the act of offering paid sexual conducts.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for the act of offering paid sexual conducts to 02 persons or more at the same time.

3. Additional penalties:

a) Confiscation of material evidence and means used to commit the administrative violations, for the violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article;

b) Deportation of foreigners who commit the administrative violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

4. Remedial measures:

Forcible return of illegal profits obtained from committing the violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 26. Other acts related to prostitution

1. A warning or a fine of between VND 300,000 and VND 500,000 shall be imposed for the acts of having or offering paid sexual intercourse or sexual stimulation.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the acts of concealing and protecting prostitution.

3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the acts of assisting, enticing, instigating, abusing or forcing others to engage in prostitution.

4. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Using force or threatening to use force to protect and maintain prostitution activities;

b) Contributing money and assets to use for the purpose of prostitution;

c) Brokering prostitution activities.

5. A fine of between VND 50,000,000 and VND 75,000,000 shall be imposed for any of the acts of abusing positions, powers and prestige to protect and maintain prostitution activities.

6. Remedial measures:

Forcible return of illegal profits obtained from committing violations specified in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article.

Article 27. Acts of taking advantage of business and services to engage in prostitution

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the acts of exploiting prostitution and other sexual activities as a business method.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed on the heads, legal representatives or persons assigned to manage the business or service establishment if prostitution, pornography and sexual stimulation occur at the establishment under their management.

3. Additional penalties:

a) Deprivation of the right to use the Certificate of satisfaction of security and order conditions for a period of between 06 and 12 months, for the violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article;

b) Deportation of foreigners who commit the violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

4. Remedial measures:

Forcible return of illegal profits obtained from committing the violations specified in Clause 1 of this Article.

Article 28. Illegal gambling

1. A fine of between VND 200,000 and VND 500,000 shall be imposed for buying lottery numbers.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Illegally gambling in one of the following forms such as Xoc Dia, Ta La, To Tom, poker, Tam Cuc (tradditional Vietnamese gambling games), three-card poker, four colour card game, red and black, chess, catte, Chinese poker, Vietnamese card game (with 13 cards), cock fighting, Chinese dice game or other forms with the aim of winning or losing with money, property or kind;

b) Gambling with illegal machines or electronic games;

c) Illegally betting in sports competitions, entertainment or other activities.

3. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Illegally receiving deposits, pawnbroking, lending at casinos or other gambling places;

b) Selling lottery numbers or boards, other publications for the lottery, or giving them to another person for commission;

c) Aiding and concealing illegal gambling activities;

d) Protecting illegal gambling spots;

dd) Owners, managers of video game consoles, owners of business establishments, managers of video game establishments or other business and service establishments are irresponsible for the occurrence of gambling activities at establishments under their management.

4. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the acts of organizing gambling as follows:

a) Inciting, enticing and gathering other people to gamble illegally;

b) Using the houses, accommodations, means or other locations that they own or manage to harbor gambling;

c) Illegally placing slot machines or video games;

d) Organizing illegal money-making betting activities.

5. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the acts of organizing the illegal lottery as follows:

a) Acting as a banker;

b) Organizing the production and distribution of illegal lottery sheets or other printed matters used for illegal lottery playing;

c) Organizing network for sales of illegal lottery;

d) Organizing the betting in sports competition activities, entertainment or in the other forms to play gambling for money.

 6. Additional penalties:

a) Confiscation of material evidence and means used to commit the administrative violations, for the violations specified in Clause 1; Clause 2; Points a and b, Clause 3; Points b, c and d Clause 4 and Clause 5 of this Article;

b) Suspension of operation for a period of between 6 and 12 months, for the violations specified at Point dd, Clause 3 of this Article;

c) Deportation of foreigners who commit the administrative violations specified in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article.

7. Remedial measures:

Forcible return of illegal profits obtained from committing the violations specified in Clause 1; Clause 2; Points a and b, Clause 3; Points b, c and d Clause 4 and Clause 5 of this Article.

 

Section 3

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS ON FIRE PREVENTION AND FIGHTING; RESCUE AND SALVAGE

 

Article 29. Violations against regulations in promulgating, disseminating and implementing internal regulations, signs, prohibition signs, diagrams and signboards on fire prevention and fighting and rescue

1. A warning or a fine of between VND 100,000 and VND 300,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to fully comply with regulations on fire prevention and fighting and rescue of persons or competent agencies;

b) Posting rules, signs, prohibition signs, diagrams and signboards on fire prevention and fighting, and rescue in places where the visibility is obscured or where they are ineffective;

c) Failing to post signs, prohibition signs and signboards on fire prevention and fighting in accordance with the prescribed standards and forms.

2. A fine of between VND 300,000 and VND 500,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to post signs, prohibition signs, diagrams and signboards on fire prevention and fighting; prohibition and warning signs in dangerous areas and places as prescribed by the law provisions;

b) Failing to comply with regulations on fire prevention and fighting and rescue of persons or competent agencies;

c) Failing to disseminate regulations on fire prevention and fighting and rescue to people within the scope of their management;

d) Promulgating internal regulations on fire prevention and fighting and rescue that fail to include sufficient contents as prescribed or are not suitable with the operation characteristics and nature of the establishment.

3. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for failure to post up regulations on fire prevention and fighting and rescue.

4. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for failure to have or having regulations on fire prevention and fighting and rescue against the State’s legal documents.

Article 30. Violations against regulations on safety inspection of fire prevention and fighting and rescue

1. A fine of between VND 300,000 and VND 500,000 shall be imposed for failure to fully or promptly fulfill or fail to comply with the written requests on fire prevention and fighting and rescue of competent agencies.

2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to organize the implementation of documents instructing and directing on fire prevention and fighting and rescue issued by competent agencies;

b) Failing to comply with the written requests on fire prevention and fighting and rescue of competent agencies;

c) Failing to present dossiers and documents serving the safety inspection of fire prevention and fighting and rescue;

d) Failing to arrange a competent and responsible person to work with the person competent to inspect after receiving the notice of the safety inspection of fire prevention and fighting and rescue;

dd) Failing to self-check the safety of fire prevention and fighting and rescue as prescribed by the law provisions;

e) Failing to send reports on results of safety inspection on fire prevention and fighting as prescribed by the law provisions.

3. A fine of between VND 15,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed for failure to comply with the decision on temporary suspension of operation in accordance with the law on fire prevention and fighting.

4. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for failure to comply with the decision on suspension of operation in accordance with the law on fire prevention and fighting.

Article 31. Violations against regulations on records of management and monitoring of fire prevention and fighting and rescue activities

1. A fine of between VND 300,000 and VND 500,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to have sufficient documents in records of management and monitoring of fire prevention and fighting and rescue activities as prescribed by the law provisions;

b) Failing to update and supplement records of management and monitoring of fire prevention and fighting and rescue activities.

2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for failure to make records of management and monitoring of fire prevention and fighting and rescue activities.

Article 32. Violations against regulations on fire prevention and fighting in management, preservation and use of substances and goods at risk of fire and explosion

1. A warning or a fine of between VND 100,000 and VND 300,000 shall be imposed for failure to have books and records of monitoring and management of substances and goods at risk of fire and explosion.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for the acts of preserving, placing, arranging, piling substances or goods at risk of fire or explosion at improper places or in excess of quantity or volume or at improper distance, not in group of substances or goods at risk of fire and explosion as prescribed by the law provisions.

3. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for the act of using equipment and means of containing substances or goods at risk of fire and explosion without certificate of inspection results or without ensuring the safety conditions on fire prevention and fighting as prescribed by the law provisions.

4. A fine of between VND 15,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed for the act of illegally storing substances or goods at risk of fire and explosion.

5. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for the act of illegally bringing substances or goods at risk of fire and explosion into crowded places.

6. A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for the act of illegally using substances or goods at risk of fire and explosion.

7. Additional penalties:

a) Confiscation of material evidence and means used to commit the administrative violations, for the violations specified in Clauses 3, 4, 5 and 6 of this Article;

b) Deportation of foreigners who commit the administrative violations specified in Clauses 4, 5 and 6 of this Article.

8. Remedial measures:

Forcible preservation, arrangement, arrangement and reduction of quantity of goods at risk of fire and explosion according to regulations, for the violations specified in Clause 2 of this Article.

Article 33. Violations against regulations on fire prevention and fighting in production and trading of substances and goods at risk of fire and explosion

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to take or maintain ventilation measures as prescribed by the law provisions;

b) Failing to install anti-static equipment or systems or installing anti-static equipment and systems that do not meet the requirements as prescribed by the law provisions.

2. A fine of between VND 8,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to install devices to detect and handle leaks of substances and goods at risk of fire and explosion to the surrounding environment;

b) Failing to formulate plans to deal with incidents of breaking of tanks, equipment, pipelines containing, storing, transporting substances and goods at risk of fire and explosion.

3. A fine of between VND 15,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Producing, trading, splitting, extracting, or adding substances and goods at risk of fire and explosion without permits;

b) Splitting, extracting, adding substances and goods at risk of fire and explosion at the wrong places or splitting, extracting and adding substances and goods at risk of fire and explosion into containers of the wrong type or not suitable for substances and goods at risk of fire and explosion.

4. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for the acts of producing and trading in substances or goods at risk of fire and explosion on the list of banned business.

5. Additional penalties:

a) Confiscation of material evidence and means used to commit the administrative violations, for the violations specified in Clauses 3 and 4 of this Article;

b) Suspension of operation for a period of between 3 and 6 months, for the violations specified at Point b, Clause 3 and Clause 4 of this Article.

6. Remedial measures:

a) Forcible implementation of ventilation measures as prescribed, for the violations specified at Point a, Clause 1 of this Article;

b) Forcible installation and operation of anti-static equipment and systems according to regulations, for the violations specified at Point b, Clause 1 of this Article;

c) Forcible installation and equipping of devices to detect and handle leaks of substances or goods at risk of fire and explosion, for the violations specified at Point a, Clause 2 of this Article.

Article 34. Violations against regulations on transportation of goods at risk of fire and explosion

1. A warning or a fine of between VND 100,000 and VND 300,000 shall be imposed for failure to peel or remove the logo of dangerous goods at risk of fire and explosion attached to means of transportation when such goods have been removed from the means of transportation.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to arrange goods at risk of fire and explosion on the means of transportation in accordance with the law provisions;

b) Failing to carry the transport permit when transporting goods at risk of fire and explosion.

3. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to fully maintain conditions on fire prevention and fighting safety when using motor vehicles to transport goods at risk of fire and explosion during transportation;

b) Transporting other goods together with goods at risk of fire and explosion on the same means of transport without permission of competent agencies;

c) Carrying unauthorized persons on the means of transporting goods at risk of fire and explosion;

d) Losing the license to transport dangerous goods of fire and explosion without notifying competent agencies.

4. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for failure to post up the logo of dangerous goods of fire and explosion on the means of transportation.

5. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Transporting goods at risk of fire and explosion in excess of the quantity, volume, or type specified in the permit;

b) Transporting goods at risk of fire and explosion without a permit to transport dangerous goods of fire and explosion;

c) Using a fake permit to transport goods at risk of fire and explosion;

d) Erasing, modifying, or falsifying the contents of the permit to transport dangerous goods of fire and explosion;

dd) Failing to comply with the conditions on fire prevention and fighting safety or failing to follow the instructions of the competent operator when loading, unloading, pumping or transferring dangerous goods of fire or explosion out of the means of transportation;

e) Failing to take or fail to maintain fire prevention and fighting safety measures for equipment and pipelines transporting flammable and explosive gases and liquids as prescribed by the law provisions;

g) Loading, unloading, pumping and transferring goods at risk of fire and explosion at places that do not meet the safety conditions for fire prevention and fighting;

h) Loading, unloading, pumping and transferring dangerous goods at risk of fire and explosion that are on the way to another vehicle without permission of competent agencies.

6. Additional penalties:

Confiscation of material evidence and means used to commit the administrative violations, for the violations specified at Points b, c and d, Clause 5 of this Article.

7. Remedial measures:

a) Forcible reduction of quantity, volume or type of goods at risk of fire and explosion as prescribed, for the violations specified at Point a, Clause 5 of this Article;

b) Forcible relocation of goods at risk of fire and explosion to warehouses or locations as prescribed, for the violations specified at Point g, Clause 5 of this Article;

c) Forcible re-submission of the permit to transport goods at risk of fire and explosion, for the violations specified at Point d, Clause 5 of this Article.

Article 35. Violations against regulations on fire prevention and fighting in the management and use of fire sources, heat sources, fire- and heat-generating tools or electronic devices

1. A warning or a fine of between VND 100,000 and VND 300,000 shall be imposed for the acts of bringing matches, lighters, mobile phones, fire sources, heat sources, fire- and heat-generating equipment and tools into prohibited places as prescribed.

2. A fine of between VND 300,000 and VND 500,000 shall be imposed for using fire sources, heat sources, fire- and heat-generating equipment and tools without ensuring a safe distance for fire prevention and fighting as prescribed by the law provisions.

3. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for using fire sources, heat sources, fire- or heat-generating tools or electrical and electronic equipment in prohibited places as prescribed.

4. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for welding or cutting metal without taking measures to ensure safety in fire prevention and fighting as prescribed by the law provisions.

Article 36. Violations against regulations on fire prevention and fighting in electricity installation, management and use

1. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Changing the design or key parameters of the electrical system and electrical equipment without the approval of competent agencies;

b) Installing and using electrical conductors and cables or switching and protecting devices or equipment using electricity that fail to ensure fire prevention and fighting safety as prescribed by the law provisions.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Using electrical equipment that does not meet the requirements for explosion prevention as prescribed in a dangerous environment of fire and explosion;

b) Failing to have or fail to ensure a backup power source for the fire prevention and fighting system and related technical systems as prescribed by the law provisions.

3. A fine of between VND 15,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed for failure to install electrical systems and equipment in service of fire prevention and fighting requirements and rescue in accordance with law provisions.

4. Remedial measures:

Forcible installation of electrical systems in service of fire prevention and fighting and rescue, for the violations specified in Clause 3 of this Article.

Article 37. Violations against regulations on fire prevention and fighting safety in installation, inspection and maintenance of lightning protection systems

1. A warning or a fine of between VND 100,000 and VND 300,000 shall be imposed for failure to make records of monitoring lightning protection systems as prescribed by the law provisions.

2. A fine of between VND 300,000 and VND 500,000 shall be imposed for failure to periodically inspect lightning protection systems as prescribed by the law provisions.

3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for failure to remedy errors and damage that make lightning protection systems ineffective.

4. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for the act of installing lightning protection systems that fail to meet requirements for lightning protection.

5. A fine of between VND 10,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed for failure to install lightning protection systems for houses and works subject to the installation of lightning protection systems as prescribed by the law provisions.

6. Remedial measures:

a) Forcible remedy of errors and damage of the lightning protection systems, for the violations specified in Clause 3 of this Article;

b) Forcible installation of the lightning protection systems in accordance with regulations, for the violations specified in Clauses 4 and 5 of this Article.

Article 38. Violations against regulations on fire prevention and fighting in investment and construction

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for failure to take measures and means to ensure fire prevention and fighting safety during the course of construction in accordance with law provisions.

2. A fine of between VND 8,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to construct in accordance with the fire prevention and fighting design approved by competent agencies;

b) Renovating, changing the use properties of the works or converting motor vehicles without a certificate or written approval of the fire prevention and fighting design;

c) Erasing, modifying, falsifying the contents of the certificate of approval, the document on appraisal and approval, the written approval of the acceptance results or other documents related to the appraisal, approval and acceptance of fire prevention and fighting issued by competent agencies.

3. A fine of between VND 15,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Constructing works subject to fire prevention and fighting appraisal and approval without a certificate or written approval of fire prevention and fighting design;

b) Manufacturing motor vehicles subject to fire prevention and fighting appraisal and approval without a certificate or written approval of fire prevention and fighting design.

4. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for putting work items, works, or motor vehicles into use or operation without a written approval of the acceptance results on fire prevention and fighting.

5. A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for putting work items, constructions or motor vehicles into use or operation without a certificate or written approval of fire prevention and fighting design.

6. Remedial measures:

a) Forcible appraisal and approval of fire prevention and fighting, for the violations specified at Point b, Clause 2 and Clause 3 of this Article;

b) Forcible acceptance of fire prevention and fighting, for the violations specified in Clause 4 of this Article;

c) Forcible appraisal, approval and acceptance of fire prevention and fighting, for the violations specified in Clause 5 of this Article;

d) Forcible return of the certificate of appraisal and approval, document of appraisal and approval, written approval of acceptance results of the fire prevention and fighting, for the violations specified at Point c, Clause 2 of this Article.

Article 39. Violations against regulations on distance of fire prevention and fighting safety

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Placing and arranging supplies and goods withou ensuring the safe distance for fire prevention and fighting in accordance with law provisions;

b) Failing to organize industrial hygiene as prescribed, causing an environment at risk of fire and explosion.

2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for the acts of building or installing fire-resistance walls, partitions, doors and other fire prevention solutions that fail to satisfy the requirements as prescribed by the law provisions.

3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the acts of making ceilings, floors, partitions, roofs or leaving flammable materials in unauthorized places.

4. A fine of between VND 15,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to clean up flammable substances in the safety corridor of oil, gas and petroleum product pipelines;

b) Building houses and works that fail to ensure the safe distance for fire prevention and fighting as prescribed by the law provisions;

c) Building houses or works in the forest or on the edge of the forest without ensuring the safety distance and corridor for fire prevention and fighting as prescribed by the law provisions.

5. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to build fire-resistance walls, partitions, doors and take fire prevention solutions as prescribed by the law provisions;

b) Failing to maintain solutions to prevent fire spread as prescribed by the law provisions.

6. Remedial measures:

Forcible implementation of measures to prevent fire spread in accordance with law provisions, for the violations specified at Point b, Clause 5 of this Article.

Article 40. Violations against regulations on escape in fire prevention and fighting

1. A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed for the acts of installing mirrors on the escape route or installing escape doors that do not open in the direction of escape.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Placing and arranging supplies, goods, means of transport and other objects obstructing the escape route;

b) Removing or damaging or invalidating emergency lighting equipment, escape instructions, instruction diagrams, signs, and signboards on fire prevention and fighting on escape routes;

c) Failing to install diagrams, signs, and signboards on fire prevention and fighting on the exits;

d) Failing to inspect and maintain emergency lighting equipment and escape instructions;

dd) Failing to maintain the regular operation mode of emergency lighting equipment and escape instructions.

3. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to install emergency lighting equipment and emergency exit instructions on the emergency exits or installing such equipment and instructions with insufficient brightness, improper specifications as prescribed by the law provisions or in ineffective situation;

b) Installing escape doors, escape routes, escape stairs and escape ways with insufficient size and quantity as prescribed by the law provisions.

4. A fine of between VND 5,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Locking, inserting, blocking escape doors;

b) Failing to maintain smoke protection for houses and works as prescribed by the law provisions.

5. A fine of between VND 15,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed for the act of making escape routes or ways ineffective.

6. Remedial measures:

Forcible restoration of the original state, for the violations specified at Point b, Clause 2; Clauses 4 and 5 of this Article.

Article 41. Violations against regulations on fire-fighting plan, rescue and salvage plan

1. A warning or a fine of between VND 100,000 and VND 300,000 shall be imposed for failure to manage the fire-fighting plan as prescribed by the law provisions.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Formulating the fire-fighting plan, and rescue and salvage plan that fail to meet the requirements and contents as prescribed by the law provisions;

b) Failing to send the plan or report on the results of practicing the fire-fighting plan to the direct management agency as prescribed by the law provisions;

c) Failing to send the rescue and salvage plan to competent management agencies.

3. A fine of between VND 2,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Using the fire-fighting plan, rescue and salvage plan that have not been approved as prescribed by the law provisions;

b) Failing to organize drills in order of situations in the fire-fighting plan as prescribed by the law provisions;

c) Failing to arrange participants or provide necessary documents and information related to the formulation of the fire-fighting plan at the request of competent agencies.

4. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to formulate the fire-fighting plan, and rescue and salvage plan;

b) Failing to organize periodic or ad-hoc drills of the fire-fighting plan, and rescue and salvage plan as prescribed by the law provisions;

c) Failing to arrange forces and means under their management to practice the fire-fighting plan when mobilized by competent persons.

Article 42. Violations against regulations on information on fire, incident and accident alarming

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to have means or equipment for fire commands or alarming as prescribed by the law provisions;

b) Failing to replace broken or ineffective fire alarming means or equipment.

2. A fine of between VND 4,000,000 and VND 6,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to give fire, incident or accident alarming, or preventing or obstructing the fire, incident or accident alarming;

b) Giving false fire alarming; reporting false incidents or accidents.

Article 43. Violations against regulations on declaring fire prevention and fighting database and reporting incidents

1. A warning or a fine of between VND 100,000 and VND 300,000 shall be imposed for the act of improperly or incompletely updating the database on fire prevention and fighting as prescribed by the law provisions.

2. A fine of between VND 500,000 and VND 1,500,000 shall be imposed for failure to maintain the regular operation of incident reporting equipment as prescribed by the law provisions.

3. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for failure to update the database on fire prevention and fighting as prescribed by the law provisions.

4. A fine of between VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for failure to install the incident reporting equipment as prescribed by the law provisions.

5. Remedial measures:

a) Forcible updating of the database on fire prevention and fighting as prescribed by the law provisions, for the violations specified in Clauses 1 and 3 of this Article;

b) Forcible maintenance of the regular operation of the incident reporting equipment, for the violations specified in Clause 2 of this Article.

Article 44. Violations against regulations on equipment, preservation and use of fire prevention and fighting means

1. A warning or a fine of between VND 100,000 and VND 300,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Obscuring or obstructing the access to fire prevention and fighting means;

b) Using common fire-fighting means that do not meet the quality standards as prescribed by the law provisions;

c) Failing to compile records of management of fire prevention and fighting and rescue means.

2. A fine of between VND 500,000 and VND 1,500,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to periodically inspect and maintain fire prevention and fighting systems and means;

b) Failing to maintain personal protective equipment and clothing and fire extinguishing agents as prescribed by the law provisions;

c) Equipping fire prevention and fighting means in in an insufficient or inconsistent manner as prescribed by the law provisions;

d) Failing to equip motor vehicles with common fire-fighting means as prescribed by the law provisions;

dd) Losing, damaging or inactivating common fire-fighting means, fire extinguishing agents, communication equipment and tools in service of fire-fighting.

3. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Equipping, installing and using fire prevention and fighting means that have not been tested for fire prevention and fighting as prescribed by the law provisions;

b) Equipping fire prevention and fighting means that are not suitable with the fire and explosion hazard of establishments as prescribed by the law provisions;

c) Using fire-fighting means at the standing locations for fire-fighting for other purposes;

d) Using fire-fighting water sources for wrong purposes or failing to store enough fire-fighting water as prescribed by the law provisions;

dd) Moving or changing the installation locations of fire prevention and fighting means in contradiction with the design approved by the competent agency;

e) Failing to equip common fire-fighting means for motor vehicles transporting goods at risk of fire and explosion as prescribed by the law provisions.

4. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to equip common fire-fighting means for houses, works or motor vehicles with special requirements on ensuring fire prevention and fighting safety for passenger transport as prescribed by the law provisions;

b) Losing, damaging or inactivating motorized fire-fighting means, fire alarming and fire-fighting systems;

c) Failing to maintain the permanent operation mode of motorized fire-fighting means, fire alarming and fire fighting systems equipped as prescribed by the law provisions;

d) Erasing, correcting, falsifying the contents of the certificate of inspection of fire prevention and fighting means.

5. A fine of between VND 15,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to equip and install fire alarming and fire fighting systems as prescribed by the law provisions;

b) Failing to equip motorized fire fighting means as prescribed by the law provisions.

6. Remedial measures:

a) Forcible restoration of the original state, for the violations specified at Point b, Clause 4 of this Article;

b) Forcible return of the certificate of inspection of fire prevention and fighting means, for the violations specified at Point d, Clause 4 of this Article.

Article 45. Violations against regulations on fire fighting, rescue and salvage

1. A warning or a fine of between VND 100,000 and VND 300,000 shall be imposed for the act of entering the fire fighting, rescue or salvage areas without permission of competent persons.

2. A fine of between VND 300,000 and VND 500,000 shall be imposed for failure to rescue people or assets or extinguish fire in a timely manner.

3. A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to fully prepare forces, means, water sources and other conditions for fire fighting, rescue and salvage as prescribed by the law provisions;

b) Failing to comply with the order of the commander of fire fighting, rescue and salvage;

c) Failing to comply with the order of the competent person to mobilize the participation in fire fighting, rescue and salvage;

d) Failing to arrange and maintain fire-fighting elevators and fire-fighting control rooms as prescribed by the law provisions.

4. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Obstructing the operation of fire fighting, rescue and salvage forces and means;

b) Failing to participate in taking remedy fire consequences at the request of competent persons;

c) Failing to participate in the protection of fire field as prescribed;

d) Failing to arrange and maintain traffic roads, parking lots and access routes for fire-fighting forces and motor vehicles as prescribed.

5. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to organize the escape, rescue or fire fighting;

b) Taking advantage of fire fighting, rescue and salvage to harm the health and lawful property of citizens and property of the State.

Article 46. Violations against regulations on propaganda and dissemination of laws and knowledge, training and retraining of professional skills in fire prevention and fighting, and rescue

1. A warning or a fine of between VND 100,000 and VND 300,000 shall be imposed for the act of damaging banners, slogans, panels, posters, pictures to propagate and promote fire prevention and fighting.

2. A fine of between VND 500,000 and VND 1,500,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to organize propaganda and dissemination of law and knowledge on fire prevention and fighting and rescue as prescribed by the law provisions;

b) Employing a person as a grassroots and specialized fire fighting force, operator, worker or servant on motor vehicles transporting passengers with more than 29 seats or on motor vehicles transporting goods at risk of fire or explosion, or worker in an environment at risk of fire or explosion or in frequent contact with goods at risk of fire or explosion but such person has not yet been granted a certificate of training in fire prevention and fighting or has an expired certificate of training in fire prevention and fighting;

c) Employing a person to perform full-time rescue tasks but such person has not yet been granted a certificate of training in rescue operations or has an expired certificate of training in rescue operations;

d) Organizing training and retraining in fire prevention and fighting, rescue and salvage that do not ensure the contents and duration as prescribed by the law provisions.

3. A fine of between VND 1,500,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for failure to organize professional training in fire prevention and fighting, and rescue as prescribed by the law provisions.

Article 47. Violations against regulations on establishment, organization and management of grassroots and specialized fire prevention and fighting teams

1. A warning or a fine of between VND 100,000 and VND 300,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Failing to ensure the number of people on duty for fire prevention and fighting as prescribed by the law provisions;

b) Failing to properly use the fire prevention and fighting equipment provided at establishments.

2. A fine of between VND 300,000 and VND 500,000 shall be imposed for failure to organize watches at the establishment or at locations requiring an on-duty person as prescribed by the law provisions.

3. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Establishing grassroots or specialized fire brigades with insufficient number of members as prescribed by the law provisions;

b) Failing to manage or maintain the operation of grassroots or specialized fire brigades as prescribed by the law provisions;

c) Failing to equip or inadequately equipping fire equipment to grassroots or specialized fire brigades as prescribed by the law provisions;

d) Failing to send staff to join the grassroots fire brigades as prescribed by the law provisions.

4. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for failure to participate in fire prevention and fighting activities at the request of a competent person.

5. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for failure to establish grassroots fire brigades as prescribed by the law provisions.

6. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for failure to establish specialized fire brigades as prescribed by the law provisions.

Article 48. Violations against regulations on fire safety service business

1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for the act of providing fire safety services without a practicing certificate in fire prevention and fighting suitable to the business activities as prescribed by the law provisions.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Employing a person without a practicing certificate in fire prevention and fighting to engage in the provision of fire safety services, if a practicing certificate is required;

b) Removing, altering, or falsifying the information on the practicing certificate, the certificate of eligibility for providing fire safety services;

c) Failing to return the certificate of eligibility for providing fire safety services when the fire safety services are no longer provided;

d) Failing to maintain adequate conditions in terms of personnel, facilities, vehicles and equipment to provide fire safety services after being granted a Certificate of eligibility for providing fire safety services;

dd) Issuing a record of inspection of fire safety equipment for those that are not specified in the list of equipment approved for inspection by a competent agency;

e) Issuing a record of inspection of fire safety equipment when the inspection process prescribed by the competent agency is not strictly followed.

3. A fine of between VND 15,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Providing fire safety services without having a certificate of eligibility for providing fire safety services as prescribed by the law provisions;

b) Providing fire safety services unconformable to those specified in the certificate of eligibility for providing fire safety services;

c) Issuing an inspection record when the inspection is in fact not performed or untruthfully performed.

4. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Producing and trading in fire safety equipment and vehicles that do not conform to technical specifications as stated in the Certificate of inspection of fire safety equipment issued by a competent authority;

b) Putting fire safety equipment into circulation without being tested as prescribed by the law provisions.

5. Additional penalties:

Deprivation of the right to use the certificate of eligibility for providing fire safety services within a definite term of between 03 and 06 months, for the violations specified at Point b, Clause 3 of this Article.

6. Remedial measures:

a) Forcible recall of fire safety equipment and vehicles, for the violations specified at Points a and b, Clause 4 of this Article;

b) Forcible revocation of the certificate of eligibility for providing fire safety services, for the violations specified at Points c and d, Clause 2 of this Article;

c) Forcible revocation of inspection records, for the violations specified at Point c, Clause 3 of this Article;

d) Forcible return of the practicing certificate or certificate of eligibility for providing fire safety services, for the violations specified at Point b, Clause 2 of this Article.

Article 49. Violations against regulations on compulsory fire and explosion insurance

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Buying compulsory fire and explosion insurance against the principles and premium norms for compulsory fire and explosion insurance as prescribed by the law provisions;

b) Failing to issue a certificate of compulsory fire and explosion insurance or issuing such certificate with insufficient contents as prescribed by the law provisions.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed on the establishment which is required to purchase compulsory fire and explosion insurance as prescribed by the law provisions but fails to purchase it.

3. A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for failure to deduct and contribute compulsory fire and explosion insurance premiums to the funds for fire prevention and fighting activities as prescribed by the law provisions.

Article 50. Violations against regulations on fire and explosion prevention and fighting at households

1. A warning or a fine of between VND 100,000 and VND 300,000 shall be imposed for violating fire safety regulations leading to fire or explosion and causing property damage worth from VND 50,000,000 to less than VND 100,000,000.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Violating fire safety regulations leading to fire or explosion and causing property damage worth over VND 100,000,000;

b) Violating fire safety regulations causing injury or harm to the health of 01 person, and his/her impairment rating is less than 61%;

c) Violating fire safety regulations causing injury or harm to the health of 02 persons or more, and the total impairment rating of such persons is less than 61%.

3. Remedial measures:

Forcible payment of all expenses for medical examination and treatment, for the violations specified at Points b and c, Clause 2 of this Article.

Article 51. Violations causing fires and explosions

1. A warning or a fine of between VND 100,000 and VND 300,000 shall be imposed for violating fire safety regulations leading to fire or explosion and causing property damage worth less than VND 20,000,000.

2. A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed for violating fire safety regulations leading to fire or explosion and causing property damage worth from VND 20,000,000 to less than VND 50,000,000.

3. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for violating fire safety regulations leading to fire or explosion and causing property damage worth from VND 50,000,000 to less than VND 100,000,000.

4. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Violating fire safety regulations leading to fire or explosion and causing property damage worth over VND 100,000,000;

b) Violating fire safety regulations causing injury or harm to the health of 01 person, and his/her impairment rating is less than 61%;

c) Violating fire safety regulations causing injury or harm to the health of 02 persons or more, and the total impairment rating of such persons is less than 61%.

5. Remedial measures:

Forcible payment of all expenses for medical examination and treatment, for the violations specified at Points b and c, Clause 4 of this Article.

 

Section 4
ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON DOMESTIC VIOLENCE PREVENTION AND CONTROL

 

Article 52. Acts of infringing upon the health of family members

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the acts of beating and causing injury to family members.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Using tools, vehicles, or other items to cause injury to family members;

b) Failing to promptly take the victim to the emergency room for treatment in case the victim needs to be treated in time or failing to take care of the victim while the victim is being treated for an injury caused by an act of domestic violence unless the victim refuses.

3. Remedial measures:

a) Forcible public apology upon the victim's request, for the violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article;

b) Forcible payment of all expenses for medical examination and treatment, for the violations specified in Clause 1 and Point a, Clause 2 of this Article.

Article 53. Acts of persecution and ill-treatment of family members

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Mistreating family members, such as forcing them to fast or abstain from drinking or forcing them to suffer the freezing weather, wear torn clothes, or refusing to give or restricting personal hygiene;

b) Neglecting and failing to take care of family members who are elderly, weak, disabled, or pregnant or women who are raising children.

2. Remedial measures:

Forcible public apology upon the victim’s request, for the violations specified in Clause 1 of this Article.

Article 54. Acts of offending the honour and dignity of family members

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the acts of verbally abusing, humiliating, or insulting family members, thus offending their honour and dignity.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Exposing or spreading materials and documents belonging to family members' secrets in order to offend their honour and dignity;

b) Using media to offend the honour and dignity of family members;

c) Disseminating and distributing leaflets, articles, and images to offend the honour and dignity of victims.

3. Remedial measures:

a) Forcible public apology upon the victim’s request, for the violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article;

b) Forcible withdrawal of documents, documents, leaflets, articles, and images, for the violations specified at Points a and c, Clause 2 of this Article.

Article 55. Acts of isolating, sending out or applying psychological pressure on a regular basis

1. A warning or a fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Prohibiting family members from leaving the house, preventing family members from meeting relatives and friends or having legal and healthy social relationships, in an effort to isolate and put them under constant psychological pressure;

b) Preventing family members from exercising the right to work;

c) Preventing family members from participating in lawful and healthy social activities.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of forcing family members to witness violence against persons or animals.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Forcing family members to perform erotic acts or to use aphrodisiacs;

b) Sexually inciting or physically abusing a family member.

4. Remedial measures:

Forcible public apology upon the victim’s request, for the violations specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 56. Acts of preventing the exercise of rights and obligations in family relations between grandparents and grandchildren; between parents and children; between husband and wife; and among siblings

A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of preventing the right to visit and care for each regarding the relations between grandparents and grandchildren; between parents and children unless the parents are restricted from visiting their children under the court’s decisions; between husband and wife; and among siblings.

Article 57. Violations against regulations on care, upbringing and alimony

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Refusing or evading the alimony obligations between husband and wife after divorce; refusing or evading the obligations of siblings to nurture each other or the obligations of paternal or maternal grandparents to bring up their grandchildren in accordance with the law provisions;

b) Refusing or evading the obligations to support and take care of parents; the obligations to support and take care of children after divorce in accordance with the law provisions.

2. Remedial measures:

Forcible performance of the alimony and upbringing obligations as prescribed, for the violations specified in Clause 1 of this Article.

Article 58. Acts of economic violence

A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

1. Appropriating the private assets of a family member.

2. Forcing family members to work too hard or to do heavy and dangerous work, to be exposed to toxic substances or to do other jobs contrary to the law provisions on labour.

3. Forcing family members to beg or wander for a living.

Article 59. Illegal acts of forcing family members out of their lawful residence

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of forcing family members out of their lawful residence.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of threatening with violence to force family members out of their lawful residence.

Article 60. Acts of violence against persons who prevent, detect, and report domestic violence, or help victims of domestic violence

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Threatening persons who prevent, detect, and report domestic violence, or help victims of domestic violence;

b) Offending the honour and dignity of those who prevent, detect, and report domestic violence, or help victims of domestic violence.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Assaulting the persons who prevent, detect, and report domestic violence, or help victims of domestic violence;

b) Vandalizing or destroying the assets of the persons who prevent, detect, and report domestic violence, or help victims of domestic violence.

3. Remedial measures:

a) Forcible restoration of the original state, for the violations specified at Point b, Clause 2 of this Article;

b) Forcible public apology upon the victim’s request, for the violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 61. Acts of forcing, inciting, seducing, or assisting others to commit acts of domestic violence

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the acts of forcing, inciting, seducing, or assisting others to commit acts of domestic violence.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of forcing others to commit acts of domestic violence.

Article 62. Acts of intentionally failing to prevent or report domestic violence and obstructing the prevention and reporting of domestic violence

A warning or a fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

1. Knowing and being able to prevent acts of domestic violence but failing to do so.

2. Knowing acts of domestic violence, but failing to inform competent agencies, organizations, or persons.

3. Preventing others from detecting and reporting acts of domestic violence.

Article 63. Acts of using, spreading information, images, sounds to incite acts of domestic violence

A warning or a fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for the act of using, spreading information, images, sounds to incite acts of domestic violence.

Article 64. Violation against regulations on disclosing information about domestic violence victims

A fine of between 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for medical staff and consultant in domestic violence prevention and control with one of the following acts:

1. Disclosing personal information of domestic violence victims without the consent of the victim or the victim's guardian which affects the honor, dignity and reputation of the victim.

2. Intentionally disclosing or facilitating the perpetrator of violence to know the shelter of domestic violence victims.

Article 65. Acts of taking advantage of domestic violence prevention and control activities for personal gain

1. A fine of between 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Demanding money from the victim or the victim's family after taking actions to help the victim of domestic violence;

b) Requesting the payment of the victim's living expenses at a trusted address in the community;

c) Taking advantage of the hardship of domestic violence victims to induce them to commit illegal acts.

2. A fine of between 10,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a) Establish a counseling facility on domestic violence prevention and control, a facility to support domestic violence victims for personal gain;

b) Taking advantage of domestic violence prevention and control activities to commit illegal acts.

3. Additional penalties:

Deprivation of the right to use the permit or certificate of practice or suspension of operation from 06 months to 12 months, for acts of violation specified at Points a and Point b of this Article.

4. Remedial measures:

Forcible return of illegal profits obtained from committing violations specified at Point a, Clause 1 of this Article.

Article 66. Violations against regulations on operation registration for establishments supporting domestic violence victims and counseling establishments on domestic violence prevention and control

1. A fine of between 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for establishments supporting domestic violence victims and counseling establishments on domestic violence prevention and control which operate outside the scope of the operation registration certificate.

2. A fine of between 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for establishments supporting domestic violence victims and counseling establishments on domestic violence prevention and control which operate without having been granted the operation registration certificate or which fail to register for operation.

Article 67. Violation against regulations on the decision to ban contact of the Chairperson of the commune-level People's Committee

1. A warning or a fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed for the act of deliberately meeting a domestic violence victim during the enforcement of the no-contact decision.

2. A fine of between 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for the act of using telephones or other means of communication to threaten, curse or insult victims of domestic violence.

3. Additional penalties:

Confiscation of material evidence and means used to commit the administrative violations specified in Clause 1 of this Article.

 

Chapter III

COMPETENCE TO IMPOSE PENALTIES ON ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

 

Article 68. Competence to impose penalties for administrative violations of Chairpersons of People’s Committees at all levels

1. Chairpersons of commune-level People’s Committees shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 3,000,000 for acts of administrative violations in domestic violence prevention and control; up to VND 4,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety; up to VND 5,000,000 for acts of administrative violations in fire protection; rescue and salvage and in prevention of social evils;

c) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations with value not exceeding 02 times the fine level specified Point b of this Clause;

d) Apply remedial measures specified at Points a, c, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

2. Chairpersons of district-level People’s Committees shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 15,000,000 for acts of administrative violations in domestic violence prevention and control; up to VND 20,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety; up to VND 25,000,000 for acts of administrative violations in fire protection; rescue and salvage; up to VND 37,500,000 for acts of administrative violations in prevention of social evils;

c) Deprive the right to use the permit or certificate of practice or suspend the operation for a definite time;

d) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations;

dd) Apply remedial measures specified at Points a, c, e and i, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Points dd, e, g and h, Clause 3, Article 3 of this Decree.

3. Chairpersons of provincial-level People’s Committees shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 30,000,000 for acts of administrative violations in domestic violence prevention and control; up to VND 40,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety; up to VND 50,000,000 for acts of administrative violations in fire protection; rescue and salvage; up to VND 75,000,000 for acts of administrative violations in prevention of social evils;

c) Deprive the right to use the permit or certificate of practice or suspend the operation for a definite time;

d) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations;

dd) Apply remedial measures specified in Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3, Article 3 of this Decree.

Article 69. Competence to impose penalties for administrative violations of People’s Public Security

1. People’s Public Security officers who are on duty shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 300,000 for acts of administrative violations in domestic violence prevention and control; up to VND 400,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety; up to VND 500,000 for acts of administrative violations in fire protection; rescue and salvage and in prevention of social evils.

2. Heads of company-level mobile police units, Station chiefs and Team heads of the persons specified in Clause 1 of this Article shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 900,000 for acts of administrative violations in domestic violence prevention and control; up to VND 1,200,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety; up to VND 1,500,000 for acts of administrative violations in fire protection; rescue and salvage and in prevention of social evils.

3. Chiefs of commune-level police offices, Chiefs of police stations and Chiefs of police offices of border gates or export processing zones, Heads of border-gate police offices of international airports, Heads of mobile police battalions, and heads of marine squads shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 1,500,000 for acts of administrative violations in domestic violence prevention and control; up to VND 2,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety; up to VND 2,500,000 for acts of administrative violations in fire protection; rescue and salvage and in prevention of social evils;

c) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations with value not exceeding 02 times the fine level specified at Point b of this Clause;

d) Apply remedial measures specified at Points a and c, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

4. Chiefs of district-level police offices; Heads of professional divisions of the Internal Political Security Department; Heads of the professional divisions of the Police Department for Administrative Management of Social Order; Heads of the professional divisions of the Traffic Police Department; Heads of the professional divisions of the Fire Prevention and Fighting, Salvage and Rescue Police Department; Heads of the professional divisions of the Department for Cyber Security and Hi-Tech Crime Prevention and Combat; Heads of the professional divisions of the Immigration Department; and Heads of divisions of provincial-level of Departments of Public Security, including Heads of Police Divisions for Administrative Management of Social Order, Heads of Police Divisions for Investigation of Corruption, Economic and Smuggling Crimes, Heads of Police Divisions for Investigation of Drug-Related Crimes, Heads of Traffic Police Divisions, Heads of Road and Railway Traffic Police Divisions, Heads of Road Traffic Police Divisions, Heads of Waterways Police Divisions, Heads of Mobile Police Divisions, Heads of Safeguard Police Divisions, Heads of Police Divisions for Execution of Criminal Judgments and Judicial Support, Heads of Police Divisions for Environmental Crime Prevention and Combat, Heads of Fire Prevention and Fighting, Salvage and Rescue Police Divisions, Heads of Cyber Security and Hi-Tech Crime Prevention and Combat Divisions, Heads of Immigration Divisions, Heads of the Internal Political Security Divisions, Heads of Economic Security Divisions, Heads of External Security Divisions, Heads of Mobile Police Regiments, and Heads of marine battalions shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 6,000,000 for acts of administrative violations in domestic violence prevention and control; up to VND 8,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety; up to VND 10,000,000 for acts of administrative violations in fire protection; rescue and salvage; up to VND 15,000,000 for acts of administrative violations in prevention of social evils;

c) Deprive of the right to use the permit or certificate of practice or suspend the operation for a definite time;

d) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations with value not exceeding 02 times the fine level specified at Point b of this Clause;

dd) Apply remedial measures specified at Points a and c, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3, Article 3 of this Decree.

5. Directors of provincial-level Departments of Public Security shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 15,000,000 for acts of administrative violations in domestic violence prevention and control; up to VND 20,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety; up to VND 25,000,000 for acts of administrative violations in fire protection; rescue and salvage; up to VND 37,500,000 for acts of administrative violations in prevention of social evils;

c) Deprive of the right to use the permit or certificate of practice or suspend the operation for a definite time;

d) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations;

dd) Apply the penalty of deportation;

e) Apply remedial measures specified at Points a, c and i, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3, Article 3 of this Decree.

6. The Director of the Internal Political Security Department, Director of the Economic Security Department, Director of the Police Department for Administrative Management of Social Order, Director of Police Department for Investigation of Social Order-Related Crimes, Director of the Police Department for Investigation of Corruption, Economic and Smuggling Crimes, Director of the Police Department for Drug-Related Crimes, Director of the Traffic Police Department, Director of the Fire Prevention and Fighting, Salvage and Rescue Police Department, Director of the Environmental Crime Prevention and Combat Police Department, Director of the Cyber Security and Hi-Tech Crime Prevention and Combat Department, Director of the Internal Security Department, Director of the Police Department for Custody, Temporary Detention and of Criminal Judgment Execution in the Community, and Commander of the Mobile Police Department shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 30,000,000 for acts of administrative violations in domestic violence prevention and control; up to VND 40,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety; up to VND 50,000,000 for acts of administrative violations in fire protection; rescue and salvage; up to VND 75,000,000 for acts of administrative violations in prevention of social evils;

c) Deprive of the right to use the permit or certificate of practice or suspend the operation for a definite time;

d) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations;

dd) Apply remedial measures specified at Points a, c and i, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3, Article 3 of this Decree.

7. The Director of the Immigration Department shall have the competence to impose penalties in accordance with law regulations in Clause 6 of this Article and shall have the powers to decide on the application of the deportation penalty.

Article 70. Competence to impose penalties for administrative violations of the Border guards

1. Border guard soldiers who are on duty shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 400,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety; up to VND 500,000 for acts of administrative violations in fire protection; rescue and salvage; prevention of social evils.

2. Station chiefs or Team commanders of those specified in Clause 1 of this Article shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 2,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety; up to VND 2,500,000 for acts of administrative violations in fire protection; rescue and salvage; prevention of social evils.

3. Heads of the Task Force on Drugs and Crime Prevention under the drug and crime prevention and combat task force regiments shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 4,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety; up to VND 5,000,000 for acts of administrative violations in fire protection; rescue and salvage; up to VND 7,500,000 for acts of administrative violations in prevention of social evils;

c) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations with value not exceeding 02 times the fine level specified at Point b of this Clause;

d) Apply remedial measures specified at Points a and c, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3, Article 3 of this Decree.

4. Chiefs of border-guard stations, Captains of border-guard flotillas and Commanders of border-gate guards at ports shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 8,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety; up to VND 10,000,000 for acts of administrative violations in fire protection; rescue and salvage; up to VND 15,000,000 for acts of administrative violations in prevention of social evils;

c) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations with value not exceeding 02 times the fine level specified at Point b of this Clause;

d) Apply remedial measures specified at Points a and c, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3, Article 3 of this Decree.

5. Heads of drug and crime prevention and combat task force regiments of Drug and Crime Prevention and Combat Department under the Border Guard High Command shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 20,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety; up to VND 25,000,000 for acts of administrative violations in fire protection; rescue and salvage; up to VND 37,500,000 for acts of administrative violations in prevention of social evils;

c) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations with value not exceeding 02 times the fine level specified at Point b of this Clause;

d) Apply remedial measures specified at Points a, c and i, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3, Article 3 of this Decree.

6. Commanders of provincial-level border guards; Chiefs of border-guard fleets and the Director of the Drug and Crime Prevention and Combat Department under the Border-Guard High Command shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 40,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety; up to VND 50,000,000 for acts of administrative violations in fire protection; rescue and salvage; up to VND 75,000,000 for acts of administrative violations in prevention of social evils;

c) Deprive of the right to use the permit or certificate of practice or suspend the operation for a definite time;

d) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations;

dd) Apply remedial measures specified at Point a, c and i, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3, Article 3 of this Decree.

Article 71. Competence to impose penalties for administrative violations of the Marine Police

1. Marine policemen who are on duty shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 800,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety.

2. Heads of professional operation teams of the Marine Police shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 2,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety.

3. Heads of professional operation squads of the Marine Police and Heads of marine police stations shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 4,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety;

c) Apply remedial measures specified at Points a and c, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

4. Captains of marine police flotillas shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 8,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety;

c) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations with value not exceeding 02 times the fine level specified at Point b of this Clause;

d) Apply remedial measures specified at Points a and c, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3, Article 3 of this Decree.

5. Chiefs of coast guard fleets; Heads of reconnaissance teams, and Heads of drug-related crime prevention and combat task force regiments of the High Command of the Vietnam Coast Guard shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 12,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety;

c) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations with value not exceeding 02 times the fine level specified at Point b of this Clause;

d) Apply remedial measures specified at Points a and c, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3, Article 3 of this Decree.

6. Coast Guard regional commanders, and the Director of the Professional and Legal Department of the High Command of the Vietnam Coast Guard shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 20,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety;

c) Deprive of the right to use the permit or certificate of practice for a definite time;

d) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations;

dd) Apply remedial measures specified at Points a and c, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3, Article 3 of this Decree.

7. The Vietnam Coast Guard Commander shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 40,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety;

c) Deprive of the right to use the permit or certificate of practice or suspend the operation for a definite time;

d) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations;

dd) Apply remedial measures specified at Points a and c, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3, Article 3 of this Decree.

Article 72. Competence to impose penalties for administrative violations of the Custom authorities

1. Custom officers who are on duty shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 500,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety.

2. Heads of customs teams and squads of Customs Branches; Heads of groups under customs control teams of provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments; and Heads of customs teams of Post-Customs Clearance Inspection Branches shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 5,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety.

3. Heads of Customs Branches; Heads of Post-Customs Clearance Inspection Branches; Heads of customs control teams of provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments; Heads of Criminal Investigation Teams; Heads of Anti-Smuggling Control Teams; Chiefs of marine control flotillas, and Heads of Control Teams to Combat Smuggling of Counterfeit Goods and Protect Intellectual Property Rights of the Anti-Smuggling Investigation Department; and Heads of Post-Customs Clearance Inspection Branches of the Post-Customs Clearance Inspection Department shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 25,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety;

c) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations with value not exceeding 02 times the fine level specified at Point b of this Clause;

d) Apply remedial measures specified at Point i, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3, Article 3 of this Decree.

4. The Director of the Anti-Smuggling Investigation Department and Director of the Post-Customs Clearance Inspection Department of the General Department of Customs, and directors of provincial, inter-provincial and municipal Customs Departments shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 40,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety;

c) Deprive of the right to use the permit or certificate of practice or suspend the operation for a definite time;

d) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations;

dd) Apply remedial measures specified at Point i, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3, Article 3 of this Decree.

5. The Director General of the General Department of Vietnam Customs shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 40,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety;

c) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations;

d) Apply remedial measures specified at Point i, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3, Article 3 of this Decree.

Article 73. Competence to impose penalties for administrative violations of the Forest protection force

1. Forest protection officers who are on duty shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 500,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety and in fire protection; rescue and salvage.

2. Heads of forest protection stations shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 10,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety and in fire protection; rescue and salvage;

c) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations with value not exceeding 02 times the fine level specified at Point b of this Clause.

3. Directors of district-level forest protection offices and Heads of mobile ranger and forest fire prevention and fighting teams shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 25,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety and in fire protection; rescue and salvage;

c) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations with value not exceeding 02 times the fine level specified at Point b of this Clause;

d) Apply remedial measures specified at Points a, c and i, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3, Article 3 of this Decree.

4. Heads of Forest Protection Branches; Heads of Regional Forest Protection Branches, and Heads of Forest Protection Task Force Teams under the Forest Protection Department shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 40,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety and up to VND 50,000,000 for acts of administrative violations in fire protection; rescue and salvage;

c) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations with value not exceeding 02 times the fine level specified at Point b of this Clause;

d) Deprive of the right to use the permit or certificate of practice or Suspend the operation for a definite time;

dd) Apply remedial measures specified at Points a, c and i, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3, Article 3 of this Decree.

5. The director of the Forest Protection Department shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 40,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety and up to VND 50,000,000 for acts of administrative violations in fire protection; rescue and salvage;

c) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations;

d) Deprive of the right to use the permit or certificate of practice or suspend the operation for a definite time;

dd) Apply remedial measures specified at Points a, c and i, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3, Article 3 of this Decree.

Article 74. Competence to impose penalties for administrative violations of the Fisheries resources surveillance force

1. Fisheries resources surveillance officers who are on duty shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 2,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety; in fire protection; rescue and salvage;

c) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations with value not exceeding 02 times the fine level specified at Point b of this Clause.

2. Heads of Fisheries resources surveillance stations under Regional Fisheries resources surveillance branches shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 10,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety; in fire protection; rescue and salvage;

c) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations with value not exceeding 02 times the fine level specified at Point b of this Clause;

d) Apply remedial measures specified at Points a and i, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

3. Heads of Regional Fisheries resources surveillance branches shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 40,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety; up to VND 50,000,000 for acts of administrative violations in fire protection; rescue and salvage;

c) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations;

d) Apply remedial measures specified at Points a and i, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3, Article 3 of this Decree.

4. The Director of the Department of Fisheries resources surveillance shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 40,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety; up to VND 50,000,000 for acts of administrative violations in fire protection; rescue and salvage;

c) Deprive of the right to use the permit or certificate of practice or suspend the operation for a definite time;

d) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations;

dd) Apply remedial measures specified at Points a and i, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3, Article 3 of this Decree.

Article 75. Competence to impose penalties for administrative violations of the Market surveillance force

1. Market surveillance officers who are on duty shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 500,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety.

2. Heads of Market surveillance teams and heads of professional divisions of the Market surveillance professional Department shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 25,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety;

c) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations with value not exceeding 02 times the fine level specified at Point b of this Clause;

d) Apply remedial measures specified at Points a, e and i, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3, Article 3 of this Decree.

3. Directors of provincial-level Market surveillance Departments, and the Director of the Market surveillance Professional Department of the Vietnam Directorate of Market Surveillance shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 40,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety;

c) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations;

d) Apply remedial measures specified at Points a, c, e and i, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3, Article 3 of this Decree.

4. The General Director of the Vietnam Directorate of Market surveillance shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 40,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety;

c) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations;

d) Apply remedial measures specified at Points a, c, e and i, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3, Article 3 of this Decree.

Article 76. Competence to impose penalties for administrative violations of the Inspectorates

1. Inspectors who are on duty shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 300,000 for acts of administrative violations in domestic violence prevention and control; up to VND 400,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety; up to VND 500,000 for acts of administrative violations in fire protection; rescue and salvage; up to VND 750,000 for acts of administrative violations in prevention of social evils;

c) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations with value not exceeding 02 times the fine level specified at Point b of this Clause;

d) Apply remedial measures specified at Points a and c, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

2. Chief inspectors of provincial-level Departments shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 15,000,000 for acts of administrative violations in domestic violence prevention and control; up to VND 20,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety; up to VND 25,000,000 for acts of administrative violations in fire protection; rescue and salvage; up to VND 37,500,000 for acts of administrative violations in prevention of social evils;

c) Deprive of the right to use the permit or certificate of practice or suspend the operation for a definite time;

d) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations with value not exceeding 02 times the fine level specified at Point b of this Clause;

dd) Apply remedial measures specified at Points a, c, e and i, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3, Article 3 of this Decree.

3. Chiefs of Inspectorates of ministries and ministerial-level agencies, the Director of the Insurance Management and Supervision Department shall have the powers to:

a) Impose a warning;

b) Impose a fine of up to VND 30,000,000 for acts of administrative violations in domestic violence prevention and control; up to VND 40,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety; up to VND 50,000,000 for acts of administrative violations in fire protection; rescue and salvage; up to VND 75,000,000 for acts of administrative violations in prevention of social evils;

c) Deprive of the right to use the permit or certificate of practice or suspend the operation for a definite time;

d) Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations;

dd) Apply remedial measures specified at Points a, c, e and i, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3, Article 3 of this Decree.

4. Heads of ministerial-level specialized inspection teams shall have the competence to impose penalties in accordance with regulations in Clause 3 of this Article.

Heads of specialized inspection teams of provincial-level departments and Heads of specialized inspection teams of agencies assigned to perform the function of specialized inspection shall have the competence to impose penalties in accordance with regulations in Clause 2 of this Article.

Article 77. Competence to impose penalties for administrative violations of diplomatic missions, consular offices and other agencies authorized to perform the consular function of the Socialist Republic of Vietnam overseas

Heads of diplomatic missions, consular offices and other agencies authorized to perform the consular function of the Socialist Republic of Vietnam overseas shall have the powers to:

1. Impose a warning.

2. Impose a fine of up to VND 40,000,000 for acts of administrative violations in security, social order and safety.

3. Confiscate material evidence and means used to commit the administrative violations.

4. Apply remedial measures specified at Points a and i, Clause 1, Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations and Clause 3, Article 3 of this Decree.

Article 78. Principles of determination and division of competence to impose penalties for administrative violations

1. The competence to impose penalties for administrative violations of the competent persons specified in Articles 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 and 77 of this Decree shall be the competence applicable to an act of administrative violation of an individual. In the case of imposing fines, the competence to impose penalties for organizations shall be twice higher than the competence to impose penalties for individuals.

2. Chairpersons of People’s Committees at all levels shall be competent to impose penalties for administrative violations and apply remedial measures for acts of administrative violations specified in Chapter II of this Decree in accordance with the competence prescribed in Article 68 of this Decree and the assigned functions, tasks and powers.

3. The persons competent to impose penalties of the People’s Public Security shall be competent to impose penalties for administrative violations and apply remedial measures for acts of administrative violations specified in Chapter II of this Decree in accordance with the competence prescribed in Article 69 of this Decree and the assigned functions, tasks and powers within the field and localities in charge.

4. The persons competent to impose penalties of the Border Guard shall be competent to impose penalties for administrative violations and apply remedial measures for acts of administrative violations specified in Articles 7, 8 and 15; Clause 1, Points c, d and dd, Clause 2, Clauses 3, 4, 5, 6 and 7, Article 18; Articles 24, 25, 26, 27, 28, 32, 34, 45 and Articles in Section 4, Chapter II of this Decree in accordance with the competence specified in Article 70 of this Decree, within the scope, field and localities in charge and the assigned functions, tasks and powers.

5. The persons competent to impose penalties of the Marine police shall be competent to impose penalties for administrative violations and apply remedial measures for acts of administrative violations specified at Point d, Clause 1, Point dd, Clause 2, Point c, Clause 3, Point d, Clause 4, Points a and c, Clause 5 Article 7; Point a, Clause 1, Points a, b and c, Clause 2, Points b and d, Clause 4 Article 10; Points a, b, c, d and dd, Clause 1, Points a, b, c, d, e, g and m, Clause 2, Points a, b, d, dd, g, h, i and k, Clause 3, Points a, b, c, d, dd, e, g, h and i, Clause 4, Points a, b and c, Clause 5, Article 11; Points a, b and dd, Clause 1, Points a, d, dd and e, Clause 2, Article 15; Clause 1, Article 20; Articles 21, 23 and 28 of this Decree in accordance with the competence specified in Article 71 of this Decree, within the assigned functions, tasks and powers and localities at sea.

6. The persons competent to impose penalties of the Customs authorities shall be competent to impose penalties for administrative violations and apply remedial measures for acts of administrative violations specified at Points c and dd, Clause 3, Point d, Clause 4, Article 7; Points dd and k, Clause 3, Points a, c, d and e, Clause 4, Point a, Clause 5, Article 11 and Article 21 of this Decree in accordance with the competence specified in Article 72 of this Decree, within the assigned functions, tasks and powers.

7. The persons competent to impose penalties of the Forest protection force and the Fisheries resources surveillance force shall be competent to impose penalties for administrative violations and apply remedial measures for acts of administrative violations specified in Article 21 and Section 3, Chapter II of this Decree in accordance with the competence specified in Article 73 and 74 of this Decree, within the assigned functions, tasks and powers.

8. Heads of diplomatic missions, consular offices and other agencies authorized to perform the consular function of the Socialist Republic of Vietnam overseas shall be competent to impose penalties for administrative violations and apply remedial measures for acts of administrative violations specified in Articles 18 and 21 of this Decree in accordance with the competence specified in Article 77 of this Decree, within the assigned functions, tasks and powers.

9. The Labor - Invalids and Social Affairs inspectors shall be competent to impose penalties for administrative violations and apply remedial measures for acts of administrative violations specified in Section 2, Chapter II of this Decree in accordance with the competence specified in Article 76 of this Decree, within the assigned functions, tasks and powers.

10. The Culture, Sports and Tourism inspectors shall be competent to impose penalties for administrative violations and apply remedial measures for acts of administrative violations specified in Section 4, Chapter II of this Decree in accordance with the competence specified in Article 76 of this Decree, within the assigned functions, tasks and powers.

11. The inspectors of the Ministry of Finance, Director of the Department of Insurance Management and Supervision shall be competent to impose penalties for administrative violations for acts of administrative violations specified at Point b, Clause 1 and Clause 3, Article 49 of this Decree in accordance with the competence specified in Article 76 of this Decree, within the assigned functions, tasks and powers.

12. Specialized inspection forces shall be competent to impose penalties for administrative violations for acts of administrative violations specified at Points c and d, Clause 3, Article 7 and Article 21 of this Decree in accordance with the competence specified in Article 76 of this Decree, within the assigned functions, tasks and powers.

13. The persons competent to impose penalties of the Market surveillance shall be competent to impose penalties for administrative violations specified in Article 20 of this Decree in accordance with the competence specified in Article 75 of this Decree, within the assigned functions, tasks and powers.

Article 79. Competence to make minutes of administrative violations

1. The persons competent to impose penalties for administrative violations specified in Articles 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 and 77 of this Decree

2. Competent persons, persons assigned to perform specialized inspection tasks, persons of the People's Public Security force who are on duty, are conducting tasks in accordance with their assigned functions, tasks and powers.

3. Police officers shall be competent to make minutes of violations occurring within their management areas.

Chapter IV
IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 80. Effect

1. This Decree takes effect from January 1, 2022.

2. This Decree replaces the Government’s Decree No. 167/2013/ND-CP dated November 12, 2013, prescribing regulations on imposing penalties for administrative violations in the field of security, social order and safety; prevention of social evils; fire protection; rescue and salvage; domestic violence prevention and control.

Article 81. Transitional provisions

1. For acts of administrative violations in security, social order and safety; in prevention of social evils; in fire protection; rescue and salvage; in domestic violence prevention and control occurring before the date on which this Decree takes effect but then detected or being considered and settled, the Government's Decree on imposing penalties for administrative violations which is effective at the time of committing violations shall prevail. In cases where this Decree does not prescribe the liability or prescribe lighter liability for acts that have occurred before the date on which this Decree takes effect, the provisions of this Decree shall prevail.

2. For decisions on imposing penalties for administrative violations that have been issued or have been completed before the date on which this Decree takes effect but still under complain, the provisions of the Law on Handling of Administrative Violations, the Government’s Decree No. 167/2013/ND-CP dated November 12, 2013 on imposing penalties for administrative violations in the field of security, social order and safety; prevention of social evils; fire protection; rescue and salvage; domestic violence prevention and control shall prevail.

3. For administrative violations related to the management and use of household registration books and temporary residence books which occur before December 31, 2022, such violations shall be subject to the penalties as prescribed by this Decree.

Article 82. Implementation responsibilities

1. The Minister of Public Security shall be responsible for guiding, inspecting, urging and organizing the implementation of this Decree.

2. The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Government-attached agencies, Chairpersons of People's Committees of provinces and centrally-run cities and relevant organizations and individuals shall be responsible for the implementation of this Decree.

 

On behalf of the Government

For the Prime Minister

Deputy Minister

Pham Binh Minh

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 144/2021/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 144/2021/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP?

Nghị định 144/2021 xử phạt vi phạm về an ninh, trật tự có hiệu lực khi nào?

Nghị định 144/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và thay thế Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Từ 2022, người dân không đăng ký tạm trú bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 9 Nghị định 144/2021 quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;

- Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;

- Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền...

Nghị định 144/2021 có những điểm mới nổi bật nào so với trước đây?

- Tăng mức xử phạt với hành vi vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung;

- Tăng mức phạt hành vi sàm sỡ hay cử chỉ, lời nói trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

- Không đổi CMND/CCCD hết hạn, phạt tiền đến 500.000 đồng...

Xem thêm: Nghị định 144/2021 tăng loạt mức phạt về trật tự xã hội
 
văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1896/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 04/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ

Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ

văn bản mới nhất