Thông tư 14/2011/TT-BYT về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra

thuộc tính Thông tư 14/2011/TT-BYT

Thông tư 14/2011/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:14/2011/TT-BYT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trịnh Quân Huấn
Ngày ban hành:01/04/2011
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Lấy mẫu để kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 21 sản phẩm 
Ngày 01/04/2011, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 14/2011/TT-BYT hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. 
Theo đó, tổ chức, cá nhân tiến hành các thao tác kỹ thuật nhằm thu được một lượng thực phẩm nhất định đại diện và đồng nhất phục vụ cho việc phân tích, đánh giá chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. 
Người lấy mẫu phải đáp ứng đầy đủ 04 yêu cầu khi tiến hành lấy mẫu để kiểm tra, bao gồm: Là thành viên của đoàn thanh tra, kiểm tra; Được đào tạo và có chứng chỉ về kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm; Phải trực tiếp lấy mẫu tại cơ sở hoặc theo chỉ định của đoàn thanh tra và Phải tiến hành lập Biên bản lấy mẫu, Biên bản bàn giao mẫu và dán tem niêm phong theo mẫu được quy định. 
Thông tư quy định lượng lấy mẫu để tiến hành kiểm tra đối với 21 sản phẩm, trong đó lượng lấy mẫu phục vụ kiểm tra đối với sản phẩm sữa là từ 100g (ml) đến 1,5kg (lít); đồ uống là từ 500ml (g) đến 6lít (kg); thịt và sản phẩm thịt từ 150g đến 1,0kg; thực phẩm chức năng từ 100g đến 1,5kg … 
Lượng mẫu tối thiểu là lượng mẫu đủ để kiểm nghiệm một chỉ tiêu của sản phẩm; tùy thuộc vào mục đích của quá trình thanh tra, kiểm tra lượng mẫu lấy có thể được tăng hay giảm và loại sản phẩm không có trong mục trên có thể được lấy theo quyết định của trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra phù hợp với yêu cầu thanh tra, kiểm tra. 
Sau khi kết thúc quá trình lấy mẫu, mẫu kiểm nghiệm phải được bàn giao ngay cho đơn vị kiểm nghiệm trong thời gian sớm nhất. Quá trình vận chuyển, bàn giao và lưu mẫu, các điều kiện về bảo quản và thời gian lưu mẫu phải phù hợp với các yêu cầu do nhà sản xuất công bố. 
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/06/2011.

Xem chi tiết Thông tư14/2011/TT-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ
------------

Số: 14/2011/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2011

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ LẤY MẪU THỰC PHẨM PHỤC VỤ THANH TRA, KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Bộ Y tế hướng dẫn lấy mẫu phục vụ thanh tra, kiểm tra về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn nguyên tắc chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động lấy mẫu thực phẩm trong quá trình thanh tra, kiểm tra về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lấy mẫu thực phẩm là các thao tác kỹ thuật nhằm thu được một lượng thực phẩm nhất định đại diện và đồng nhất phục vụ cho việc phân tích, đánh giá chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Lô sản phẩm thực phẩm là một số lượng xác định của một loại sản phẩm cùng tên, chất lượng, nguyên liệu, thời hạn sử dụng và được sản xuất tại cùng một cơ sở.
3. Mẫu kiểm nghiệm là mẫu chung dùng để kiểm nghiệm, đánh giá các chỉ tiêu tại phòng kiểm nghiệm.
4. Mẫu lưu là mẫu có cùng đặc tính của mẫu kiểm nghiệm và được lưu tại cơ sở kiểm nghiệm, cơ sở được lấy mẫu hoặc cơ sở do trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra chỉ định.
Điều 3. Yêu cầu đối với người lấy mẫu
1. Là thành viên của đoàn thanh tra, kiểm tra.
2. Được đào tạo và có chứng chỉ về kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm.
3. Phải trực tiếp lấy mẫu tại cơ sở hoặc theo chỉ định của đoàn thanh tra.
4. Phải tiến hành lập Biên bản lấy mẫu, Biên bản bàn giao mẫu và dán tem niêm phong theo mẫu được quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV, Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Trách nhiệm của người lấy mẫu
1. Phải chuẩn bị đầy đủ thủ tục, dụng cụ, thiết bị lấy mẫu và bảo quản mẫu.
2. Thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật đảm bảo tính khách quan, trung thực trong quá trình lấy mẫu, vận chuyển và bàn giao mẫu cho đơn vị kiểm nghiệm.
Điều 5. Quá trình lấy mẫu
1. Quá trình lấy mẫu phải được giám sát và ghi chép đầy đủ. Tất cả các dấu hiệu không đồng nhất, hư hỏng của sản phẩm và bao bì bảo quản đều phải ghi chép lại.
2. Sau khi kết thúc quá trình lấy mẫu, mẫu kiểm nghiệm phải được bàn giao ngay cho đơn vị kiểm nghiệm trong thời gian sớm nhất.
Điều 6. Chi phí lấy mẫu
Chi phí lấy mẫu được thực hiện theo quy định tại Điều 41 và Điều 58 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 và các quy định khác của pháp luật.
Điều 7. Lượng mẫu được lấy và phương pháp lấy mẫu
1. Đối với từng sản phẩm, lượng mẫu tối thiểu và tối đa được lấy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Phương pháp lấy mẫu đối với các nhóm sản phẩm được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Điều kiện bảo quản và thời gian lưu mẫu
1. Điều kiện bảo quản trong suốt quá trình lấy mẫu, vận chuyển, bàn giao và lưu mẫu phải phù hợp với các yêu cầu về bảo quản do nhà sản xuất công bố.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế, trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra quyết định thời gian lưu mẫu đối với mẫu lưu và mẫu kiểm nghiệm.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2011.
Điều 10. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai, thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- VPCP (công báo, Cổng thông tin điện tử CP);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu (để báo cáo);
- Viện Kiểm nghiệm ATVSTPQG;
- Các Viện: Dinh dưỡng, Vệ sinh YTCC TP.HCM, Pasteur Nha Trang, Vệ sinh dịch tễ Tây nguyên;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Chi cục ATVSTP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- TTYTDP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC, ATTP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG






Trịnh Quân Huấn

Phụ lục I

LƯỢNG MẪU LẤY PHỤC VỤ KIỂM NGHIỆM

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TT

Sản phẩm

Lượng mẫu tối thiểu

Lượng mẫu tối đa

1

Sữa và sản phẩm sữa

100 g (ml)

1,5 kg (lít)

2

Đồ uống

500 ml (g)

6 lít (kg)

3

Thuốc lá

03 (bao)

05 (bao)

4

Chè

100 g

1 kg

5

Gia vị

100 g

1 kg

6

Dầu mỡ động vật

100 g (ml)

1,5 kg (lít)

7

Kem và đá thực phẩm

150 g

2,5 kg

8

Rau quả và sản phẩm rau quả

150 g

2,5 kg

9

Các sản phẩm cacao và sôcôla

150 g

1 kg

10

Kẹo

100 g

1 kg

11

Bánh

100 g

1 kg

12

Ngũ cốc, đậu đỗ

100 g

1,5 kg

13

Thịt và sản phẩm thịt

150 g

1,0 kg

14

Thủy sản và sản phẩm thủy sản

150 g

1,5 kg

15

Trứng và sản phẩm trứng

150 g

1,5 kg

16

Đường

100 g

1,5 kg

17

Mật ong và sản phẩm mật ong

100 g (ml)

1,5 kg (lít)

18

Thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

150 g (ml)

1,5 kg (lít)

19

Cà phê và sản phẩm cà phê

150 g (ml)

1,5 kg (lít)

20

Hạt có dầu và sản phẩm hạt có dầu

100 g

1,5 kg

21

Thực phẩm chức năng

100 g

1,5 kg

Ghi chú:

1. Lượng mẫu tối thiểu là lượng mẫu đủ để kiểm nghiệm một chỉ tiêu của sản phẩm. Tùy thuộc vào mục đích của quá trình thanh tra, kiểm tra lượng mẫu lấy có thể được tăng hay giảm và loại sản phẩm không có trong mục trên có thể được lấy theo quyết định của trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra phù hợp với yêu cầu thanh tra, kiểm tra.

2. Trong trường hợp không đủ để lưu mẫu, mọi thay đổi cần ghi rõ trong Biên bản lấy mẫu và Biên bản bàn giao mẫu.

 

Phụ lục II

PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TT

Đối tượng sản phẩm

Số tiêu chuẩn/ quy chuẩn/ số hiệu tài liệu hướng dẫn

1

Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu

TCVN 6663-1: 2002

2

Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối

TCVN 6663-6: 2008

3

Hướng dẫn lấy mẫu nước uống và nước dùng để chế biến thực phẩm và đồ uống

TCVN 5995: 1995

4

Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm

TCVN 6000: 1995

5

Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo

TCVN 5994: 1995

6

Hướng dẫn lấy mẫu nước mưa

TCVN 5997: 1995

7

Bia - Qui tắc nghiệm thu và phương pháp lấy mẫu

TCVN 5591: 1991

8

Sản phẩm thực phẩm và gia vị. Trình tự lấy mẫu để phân tích vi sinh vật

TCVN 4886: 1989

9

Gia vị. Lấy mẫu

TCVN 4889: 1989

ISO 948: 1988

10

Sữa và các sản phẩm sữa. Hướng dẫn lấy mẫu

TCVN 6400: 2010

ISO 707: 2008

11

Sữa và sản phẩm sữa. Lấy  mẫu. Kiểm tra theo dấu hiệu loại trừ

TCVN 6266: 2007

 

12

Sữa và sản phẩm sữa. Lấy  mẫu. Kiểm tra theo dấu hiệu định lượng

TCVN 6267: 1997

ISO 8197: 1988

13

Thịt và sản phẩm thịt. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử. Phần 1: Lấy mẫu

TCVN 4833-1: 2002

14

Thuỷ sản. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

TCVN 5276: 1990

15

Chè. Lấy mẫu

TCVN 5609: 2007

ISO 1839: 1980

16

Xiên lấy mẫu cà phê nhân

TCVN 4809: 1989

17

Cà phê nhân. Lấy mẫu

TCVN 5702: 1993

18

Cà phê nhân đóng bao. Lấy mẫu

TCVN 6539: 1999

ISO 4072: 1998

19

Cà phê hoà tan – Phương pháp lấy mẫu đối với bao gói có lót

TCVN 6605: 2007

ISO 6670: 2002

20

Hạt cacao

TCVN 7521: 2005

ISO 2292: 1973

21

Đồ hộp

TCVN 4409: 1987

22

Kẹo

TCVN 4067: 1985

23

Đường. Lấy mẫu

TCVN 4837: 2009

24

Ngũ cốc, đậu đỗ và sản phẩm nghiền – Lấy mẫu từ khối hàng tĩnh

TCVN 5451: 2008

ISO 13690: 1999

25

Rau quả tươi. Lấy mẫu

TCVN 5102: 1990

ISO 874:1980

26

Dầu mỡ động vật và thực vật. Lấy mẫu

TCVN 2625: 2007

ISO 5555: 2001

27

Phương pháp khuyến cáo lấy mẫu để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với các giới hạn dư lượng tối đa (MRL)

 

TCVN 5139: 2008

Ghi chú: Căn cứ vào tình hình thực tế, trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra có thể quyết định sử dụng các phương pháp lấy mẫu tương đương khác.

Phụ lục III

TEM NIÊM PHONG MẪU

(Ban hành kèm theo Thông tư  số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 4  năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Cán bộ lấy mẫu

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

Trưởng Đoàn kiểm tra

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

    …., ngày…./.…/20…

TEM NIÊM PHONG MẪU

 

Tên sản phẩm

 

.........................................

………………………….

………………………….

 

Mã số mẫu

 

 

.........................................

Đại diện cơ sở

được lấy mẫu

(Ký, ghi rõ họ tên,

đóng dấu (nếu có))

 

 

 

 

 

 

 ..., ngày…./…./20…    

Ghi chú: Mã số mẫu do cơ quan kiểm nghiệm đánh mã để kiểm soát trong quá trình kiểm nghiệm.

Phụ lục IV

BIÊN BẢN LẤY MẪU

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
_________________________

TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
KIỂM TRA, THANH TRA

________________

Đoàn kiểm tra số: ......... ..........

theo Quyết định số: .................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________

 ..., ngày ... tháng ... năm...

BIÊN BẢN LẤY MẪU

Số ..... /BB-.....

1. Tên cơ sở được lấy mẫu: ...................................................................................

2. Địa điểm lấy mẫu: ...............................................................................................

3. Người lấy mẫu: (Họ tên, chức vụ, đơn vị) ...........................................................

4. Phương pháp lấy mẫu: .......................................................................................

5. Đại diện cơ sở được lấy mẫu: (Họ tên, chức vụ, đơn vị) ....................................

Mẫu gồm 03 phần (01 phần để kiểm nghiệm; 01 phần để lưu tại cơ quan kiểm tra; 01 phần để lưu tại cơ sở được kiểm tra)

STT

Tên mẫu, ký hiệu, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng

Tên cơ sở và địa chỉ Nhà sản xuất/Nhập khẩu ghi trên nhãn

Số lượng lô hàng khai báo

Lượng mẫu

Quy cách niêm phong mẫu

Tình trạng mẫu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biên bản được lập thành 03 bản có giá trị như nhau, đã được các bên thông qua, Đoàn kiểm tra giữ 02 bản, Cơ sở được kiểm tra giữ 01 bản.

  Đại diện cơ sở được lấy mẫu

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ,
đóng dấu)

Người lấy mẫu

(Ký, ghi rõ họ tên)






 

Trưởng đoàn kiểm tra

(Ký, ghi rõ họ tên)

Phụ lục V

BIÊN BẢN BÀN GIAO MẪU

(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
KIỂM TRA, THANH TRA

______________

Đoàn kiểm tra số: ......... ........

theo Quyết định số: ...............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________

 

 

..., ngày ... tháng ... năm...

BIÊN BẢN BÀN GIAO MẪU

Số ..... /BB-.....

            Hôm nay, vào hồi .... giờ .... ngày .... / .... /20... tại ............................... Đại diện Đoàn thanh tra (bên giao mẫu) và Đại diện cơ quan kiểm nghiệm (Bên nhận mẫu) tiến hành bàn giao mẫu và các yêu cầu kiểm nghiệm, cụ thể như sau:

Đoàn kiểm tra (Bên giao mẫu): ..............................................................................

Đại diện là: ...............................................................................................................

Cơ quan kiểm nghiệm (Bên nhận mẫu): ..................................................................

Đại diện là: ................................................................................................................

TT

Tên mẫu, ký hiệu, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng, mã số mẫu

Tên cơ sở và địa chỉ Nhà sản xuất/Nhập khẩu ghi trên nhãn

Tình trạng mẫu

Lượng mẫu

Chỉ tiêu yêu cầu kiểm nghiệm

Căn cứ đánh giá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: ...................................................................................................................

Tài liệu kèm theo: ......................................................................................................
 

Đại diện đoàn kiểm tra

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện cơ quan kiểm nghiệm

(Ký, ghi rõ họ tên)




 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HEALTH
-------

No.: 14/2011/TT-BYT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

Ha Noi, April 01, 2011

 

CIRCULAR

GENERAL GUIDANCE ON FOOD SAMPLING TO SERVE THE INSPECTION AND EXAMINATION OF FOOD SAFETY, HYGIENE AND QUALITY

 

Pursuant to the Law on product and goods quality dated November 21, 2007;

Pursuant to the Decree No.132/2008/ND-CP dated December 31, 2008 of the Government stipulating in detail the implementation of a number of articles of the Law on product and goods quality;

Pursuant to the Decree No.188/2007/ND-CP dated December 27, 2007 of the Government stipulating the functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

The Ministry of Health makes guidance on sampling to serve the inspection and examination of food safety, hygiene and quality as follows:

Article 1.Scope of adjustment and subjects for application.

1. This Circular makes guidance for the general principles on food sampling to serve the inspection and examination of food safety, hygiene and quality.

2. This Circular is applicable to organizations and individuals related to the activity of food sampling during the inspection and examination of food safety, hygiene and quality.

Article 2.Explanation of terms

In this Circular, the following terms are construed as follows:

1. Food sampling is a technical manipulation in order to obtain a certain food volume that is representative and homogeneous to serve the analysis, assessment of food safety, hygiene and quality

2. Batch of food products is a defined quantity of a type of product of the same name, quality, materials, and shelf life and be produced in the same facility.

3. Sample for testing is a general sample used for testing and assessment of criteria in the laboratory.

4. Retained sample is the one having the same characteristics with the tested sample and retained at the testing facility, the sampling facility or the facility chosen by the head of examination and inspection group;

Article 3.Requirements for the person sampling

1. Being the member of the examination and inspection group;

2. Being trained and having certificate of food sampling technique.

3. Having to take sample directly at the facility or as chosen by the inspection group;

4. Having to make minutes of the sampling, minutes of sample delivery and sealing in the form as prescribed in Annex III, IV and V promulgated together with this Circular.

Article 4.Responsibilities of the sampler

1. Having to prepare all procedures, tools and equipment for sample taking and sample preservation.

2. Properly complying with the technical process to ensure the objectivity, honesty in the process of sampling, sample transportation and delivery for the testing unit.

Article 5.Process of sampling

1. The process of sampling must be supervised and fully recorded. All heterogeneous signs and fault of the product and preservation packaging must be recorded.

2. After completing the process of sampling, the sample must be delivered to the testing unit in a shortest time.

Article 6.Sampling cost

The sampling cost is implemented as prescribed in Article 41 and 58 of the Law on product and goods quality 2007 and other regulations of the law.

Article 7.The volume of sample be taken and sampling method

1. For each product, the minimum and maximum sample volume are taken as prescribed in Annex I promulgated together with this Circular.

2. The sampling method for groups of product prescribed in Annex II promulgated together with this Circular.

Article 8.Preservation conditions and time of sample storage

1. The preservation conditions during the process of taking, transportation, delivery and storage of sample must be consistent with the storage requirements announced by the manufacturer.

2. Based on the actual situation, the head of the examination and inspection group will decide on time of sample storage for the retained sample and tested sample.

Article 9.Effect

This Circular takes effect on June 01, 2011

Article 10.Responsibility for implementation organization

Department of Food Hygiene and Safety is responsible for presiding over and coordinating with the concerned agencies to organize and deploy the implementation of this Circular.

Any problem arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Health (Department of Food Hygiene and Safety) for consideration and settlement.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Trinh Quan Huan

 

ANNEX I

SAMPLE VOLUME TAKEN FOR TESTING
(Promulgated together with the Circular No. 14/2011/TT-BYT dated June 01, 2011, of the Minister of Health)

No.

Product

Minimum sample volume

Maximum sample volume

1

Milk and dairy products

100 g (ml)

1.5 kg (liter)

2

Beverage

500 ml (g)

6 liter (kg)

3

Cigarettes

03 (packet)

05 (packet)

4

Tea

100 g

1 kg

5

Seasoning

100 g

1 kg

6

Animal oil and fat

100 g (ml)

1.5 kg (liter)

7

Ice cream and food ice

150 g

2.5 kg

8

Vegetables and vegetable products

150 g

2.5 kg

9

Cocoa and chocolate products

150 g

1 kg

10

Candy

100 g

1 kg

11

Cake

100 g

1 kg

12

Cereal and beans

100 g

1.5 kg

13

Meat and meaty product

150 g

1.0 kg

14

Aquatic products

150 g

1.5 kg

15

Eggs and egg products

150 g

1.5 kg

16

Sugar

100 g

1.5 kg

17

Honey and honey products

100 g (ml)

1.5 kg (liter)

18

Food for infants and young children

150 g (ml)

1.5 kg (liter)

19

Coffee and coffee products

150 g (ml)

1.5 kg (liter)

20

Oilseeds and oilseed products

100 g

1.5 kg

21

Functional food

100 g

1.5 kg

Note:

1. The minimum sample volume is the one sufficient for testing a target of product. Depending on the purpose of examination and inspection process, the sample volume taken can be increased or decreased and the type of product not existing in the above section can be taken as decided by the head of examination and inspection group in conformity with requirement of examination and inspection.

2. In case there is not sufficient sample for storage, any changes must be clearly stated in the minutes of the sampling and minutes of sampling delivery.

 

ANNEX II

SAMPLING METHOD
(Promulgated together with the Circular No. 14/2011/TT-BYT dated June 01, 2011 of the Minister of Health)

No.

Product object

Number of standards / regulation / number of guiding documents

1

Guidance for setting up the sampling program

TCVN 6663-1: 2002

2

Guidance for sampling in the river and stream

TCVN 6663-6: 2008

3

Guidance for sampling of drinking water and water used for food and beverage processing

TCVN 5995: 1995

4

Guidance for sampling of underground water

TCVN 6000: 1995

5

Guidance for sampling in natural and artificial lake and pond

TCVN 5994: 1995

6

Guidance for sampling of rainwater

TCVN 5997: 1995

7

Beer – Rule of acceptance and sampling method

TCVN 5591: 1991

8

Food products and seasoning. The order of sampling for microbiological analysis

TCVN 4886: 1989

9

Seasoning. Sample taking

TCVN 4889: 1989

ISO 948: 1988

10

Milk and dairy products. Guidance for sample taking.

TCVN 6400: 2010

ISO 707: 2008

11

Milk and dairy products. Sample taking. Testing by exclusion sign.

TCVN 6266: 2007

 

12

Milk and dairy products. Sample taking. Testing by quantitative sign.

TCVN 6267: 1997

ISO 8197: 1988

13

Meat and meaty products. Sample taking and preparation. Part 1: Sample taking

TCVN 4833-1: 2002

14

Aquatic products. Sample taking and sample preparation

TCVN 5276: 1990

15

Tea. Sample taking

TCVN 5609: 2007

ISO 1839: 1980

16

Green coffee oblique sampling

TCVN 4809: 1989

17

Green coffee. Sample taking

TCVN 5702: 1993

18

Packaged green coffee. Sample taking

TCVN 6539: 1999

ISO 4072: 1998

19

Instant coffee – Sampling method for package with liners

TCVN 6605: 2007

ISO 6670: 2002

20

Cocoa beans

TCVN 7521: 2005

ISO 2292: 1973

21

Canned food

TCVN 4409: 1987

22

Candy

TCVN 4067: 1985

23

Sugar. Sample taking

TCVN 4837: 2009

24

Cereal and beans and grinding products - Sample taking from the block of goods

TCVN 5451: 2008

ISO 13690: 1999

25

Fresh vegetables. Sample taking

TCVN 5102: 1990

ISO 874:1980

26

Animal and vegetable oil. Sample taking

TCVN 2625: 2007

ISO 5555: 2001

27

The recommended sampling method for determining the residue of insecticide consistent with the maximum residue limit (MRL)

TCVN 5139: 2008

Note: Based on the actual situation, the head of examination and inspection group can decide on using other equivalent sampling method.

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 14/2011/TT-BYT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất