Nghị định 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước công dân

thuộc tính Nghị định 137/2015/NĐ-CP

Nghị định 137/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:137/2015/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:31/12/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Công dân được khai thác thông tin của mình trên CSDL quốc gia về dân cư

Nội dung này được nêu tại Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân, có hiệu lực từ ngày 15/02/2016 và thay thế Nghị định số 90/2010/NĐ-CP ngày 18/08/2010.
Theo Nghị định, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là hệ cơ sở dữ liệu duy nhất được xây dựng tại Trung tâm Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an và kết nối thống nhất, đồng bộ đến Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện, Công an cấp xã. Công dân sẽ được khai thác thông tin của mình trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua việc giải quyết thủ tục hành chính, thông qua văn bản yêu cầu khai thác thông tin hoặc thông qua dịch vụ viễn thông. Ngoài những trường hợp này, công dân có nhu cầu khai thác thông tin phải có văn bản yêu cầu và được sự đồng ý của cơ quan quản lý.
Công dân khai thác thông tin của mình trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi thực hiện các thủ tục hành chính thì xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân; cơ quan giải quyết thủ tục hành chính cung cấp ngay thông tin cho công dân khi giải quyết thủ tục hành chính. Nếu công dân yêu cầu cung cấp thông tin về bản thân bằng văn bản hoặc thông qua dịch vụ viễn thông, thì ngay khi nhận được yêu cầu, cơ quan quản lý phải có trách nhiệm cung cấp.
Trường hợp cơ quan quản lý từ chối cung cấp thông tin về công dân cho tổ chức, cá nhân thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu phải trả lời cho tổ chức, cá nhân biết và nêu rõ lý do.

Xem chi tiết Nghị định137/2015/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 137/2015/NĐ-CP

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN

Căn cứ Luật T chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Căn cước công dân ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân.

Theo đ nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều về việc thu thập, cập nhật, chỉnh sửa, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; sao lưu, phục hồi dữ liệu quốc gia về dân cư và căn cước công dân; cấu trúc số định danh cá nhân, trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân gồm xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hủy số định danh cá nhân, cấp, đổi, cấp lại, thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân và trách nhiệm trong việc triển khai thi hành Nghị định này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và căn cước công dân.
Chương II
XÂY DỰNG, THU THẬP, CẬP NHẬT, CHỈNH SỬA, KẾT NỐI, CHIA SẺ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG THÔNG TIN TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ
Điều 3. Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là một hệ cơ sở dữ liệu duy nhất được xây dựng tại Trung tâm Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an được kết nối thống nhất, đồng bộ đến Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh), Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện) và Công an xã, phường, thị trấn.
2. Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm các hoạt động:
a) Bố trí mặt bằng, xây dựng các công trình, lắp đặt máy móc, thiết bị;
b) Trang bị các trang thiết bị cần thiết;
c) Thiết lập mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính của cơ sở dữ liệu;
d) Tổ chức cơ sở dữ liệu;
đ) Thu thập, chuẩn hóa, nhập dữ liệu;
e) Lưu trữ, bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin trong cơ sở dữ liệu;
g) Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, tổ chức bộ máy cán bộ quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu;
h) Vận hành thử, hiệu chỉnh cơ sở dữ liệu;
i) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Nguồn thông tin, yêu cầu, thứ tự thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ các nguồn sau:
a) Sổ sách quản lý về cư trú, tàng thư hồ sơ hộ khẩu, tàng thư căn cước công dân;
b) Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu hộ tịch;
c) Cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác;
d) Thu thập từ công dân.
2. Việc thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Các thông tin về công dân chỉ được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi được kiểm tra thông tin đó là chính xác;
b) Trường hợp thông tin về công dân được thu thập, cập nhật từ nhiều nguồn khác nhau mà không thống nhất về nội dung thông tin thì khi thu thập, cập nhật thông tin về công dân, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của các thông tin đó trước khi thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin.
Bổ sung
3. Thông tin về công dân được cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thu thập, cập nhật vào cơ sở dữ liệu như sau:
a) Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật từ sổ sách quản lý về cư trú, tàng thư hồ sơ hộ khẩu, tàng thư căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;
b) Trường hợp sổ sách quản lý về cư trú, tàng thư và các cơ sở dữ liệu quy định tại Điểm a Khoản này chưa có hoặc chưa đầy đủ thì thu thập, cập nhật từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch;
c) Trường hợp không thu thập, cập nhật được thông tin về công dân theo quy định tại Điểm a, b Khoản này thì thu thập, cập nhật từ công dân hoặc từ các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.
Điều 5. Trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin về công dân
1. Cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm cập nhật ngay thông tin hộ tịch của công dân cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi có phát sinh dữ liệu hộ tịch.
2. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu hộ tịch, các cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.
3. Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xử lý, chuẩn hóa dữ liệu sẵn có về dân cư tại địa phương để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thu thập, cập nhật thông tin về công dân cư trú tại địa phương từ tàng thư căn cước công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
4. Công an cấp huyện có trách nhiệm thu thập, cập nhật thông tin về công dân cư trú tại địa phương từ sổ sách quản lý về cư trú, tàng thư hồ sơ hộ khẩu, hộ tịch và từ công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
5. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thu thập dữ liệu về công dân cư trú trên địa bàn quản lý từ sổ sách quản lý về cư trú, hộ tịch và từ công dân, chuyển cho Công an cấp huyện.
6. Công dân, cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm, nghĩa vụ về thu thận, cập nhật, cung cấp thông tin về công dân theo quy định tại Khoản 2 Điều 5, Khoản 1 Điều 13 của Luật Căn cước công dân.
Điều 6. Chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là việc điều chỉnh thông tin của công dân khi có sự thay đổi hoặc có sự sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu.
2. Việc chỉnh sửa thông tin về công dân phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Chỉ chỉnh sửa thông tin về công dân khi phát hiện có sự thay đổi hoặc có sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản lý thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
b) Phải có văn bản của người có thẩm quyền về việc thay đổi thông tin về công dân có liên quan đến thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
c) Chỉ người có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều này mới được cho phép chỉnh sửa thông tin về công dân.
3. Thủ trưởng cơ quan quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của các thông tin trước khi chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, quyết định việc chỉnh sửa thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu và chịu trách nhiệm về việc chỉnh sửa đó.
Điều 7. Kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính để thu thập, cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin về công dân.
2. Các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nếu đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
a) Có cơ sở hạ tầng thông tin để kết nối;
b) Đáp ứng tiêu chuẩn kết nối theo quy định tại Khoản 4 Điều này.
3. Thủ tục kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
a) Cơ quan quản lý các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu chuyên ngành có văn bản đề nghị được kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gửi cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an, trong đó nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và phạm vi, mục đích, nội dung thông tin, số lượng trường thông tin cần chia sẻ;
b) Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an căn cứ vào điều kiện kết nối quy định tại Khoản 2 Điều này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu chuyên ngành quyết định việc kết nối giữa cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an quyết định việc kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; nếu không đồng ý kết nối, chia sẻ thông tin thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chỉ được từ chối hoặc ngừng cho cơ quan, tổ chức kết nối, chia sẻ thông tin khi cơ quan, tổ chức đó thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Văn bản đề nghị kết nối, chia sẻ thông tin không xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc khai thác, sử dụng thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu;
b) Văn bản đề nghị kết nối, chia sẻ thông tin không xác định rõ phạm vi, mục đích khai thác, sử dụng thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu;
c) Làm lộ bí mật thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
d) Truy nhập trái phép, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin kết nối giữa Cơ sờ dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Điều 8. Hình thức khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thông qua các hình thức sau:
a) Kết nối mạng viễn thông, mạng máy tính với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
b) Qua cổng thông tin điện tử do cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư quy định;
c) Văn bản yêu cầu.
2. Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua việc giải quyết thủ tục hành chính, văn bản yêu cầu khai thác thông tin hoặc thông qua dịch vụ viễn thông.
3. Các tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này có nhu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải có văn bản yêu cầu và được sự đồng ý của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Thẩm quyền cho phép khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền cho phép khai thác thông tin về công dân cư trú tại địa phương.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có thẩm quyền cho phép khai thác các thông tin về công dân trên phạm vi toàn quốc.
Điều 10. Thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Các tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 8 Nghị định này có nhu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì có văn bản yêu cầu gửi cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có thẩm quyền quyết định cho phép khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Công dân có nhu cầu khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi thực hiện các thủ tục hành chính thì xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính cung cấp ngay thông tin cho công dân khi giải quyết thủ tục hành chính.
Trường hợp công dân có yêu cầu cung cấp thông tin về bản thân bằng văn bản gửi cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc thông qua dịch vụ viễn thông thì ngay khi nhận được yêu cầu của công dân, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm cung cấp thông tin cho công dân.
3. Trường hợp cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ chối cung cấp thông tin về công dân cho tổ chức, cá nhân thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu phải trả lời cho tổ chức, cá nhân biết và nêu rõ lý do.
Điều 11. Sử dụng thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Việc sử dụng thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải bảo đảm bí mật nhà nước, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của công dân.
2. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chỉ được sử dụng thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc giải quyết thủ tục hành chính.
Điều 12. Sao lưu, phục hồi dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Sao lưu là nhiệm vụ của cơ quan quản lý để bảo đảm tính nguyên vẹn của dữ liệu dân cư trên hệ thống,
Dữ liệu quốc gia về dân cư được sao lưu thường xuyên tại cơ quan quản lý dữ liệu Bộ Công an và lưu trữ dự phòng tại trung tâm sao lưu dự phòng.
2. Phục hồi dữ liệu quốc gia về dân cư là quá trình khôi phục lại dữ liệu về thời điểm dữ liệu trước khi bị lỗi, hư hỏng hoặc điều chỉnh không đúng quy định.
Dữ liệu quốc gia về dân cư được phục hồi khi dữ liệu bị phá hủy, tấn công mạng, truy nhập trái phép.
Chương III
CẤU TRÚC, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP, HỦY SỐ ĐỊNH DANH CÁ NHÂN
Điều 13. Cấu trúc số định danh cá nhân

Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Điều 14. Trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đăng ký khai sinh
1. Trường hợp Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì khi nhận đủ giấy tờ để đăng ký khai sinh, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có trách nhiệm chuyển ngay các thông tin của người được đăng ký khai sinh cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trong đó phải thu thập các thông tin sau đây để cấp số định danh cá nhân:
a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
b) Ngày, tháng, năm sinh;
c) Giới tính;
d) Nơi đăng ký khai sinh;
đ) Quê quán;
e) Dân tộc;
g) Quốc tịch;
h) Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp; trừ trường hợp chưa xác định được cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp.
Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm kiểm tra thông tin, tài liệu theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 13 của Luật Căn cước công dân, cấp và chuyển ngay số định danh cá nhân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch.
2. Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa vận hành hoặc Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử chưa được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh của công dân, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch chuyển ngay các thông tin theo quy định tại Khoản 1 Điều này cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua mạng internet đã được cấp tài khoản truy cập.
Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm cấp tài khoản truy cập cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, chuyển ngay số định danh cá nhân của công dân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch khi nhận được thông tin khai sinh theo quy định qua mạng internet. Cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch có trách nhiệm bảo mật tài khoản truy cập theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 15. Trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú
1. Công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân theo quy định thì khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân, cơ quan quản lý căn cước công dân có trách nhiệm thu thập, chuyển các thông tin về công dân theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an; trong đó ít nhất phải có các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này và các thông tin dưới đây để cấp số định danh cá nhân:
a) Nơi thường trú;
b) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ.
2. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an kiểm tra thông tin của công dân, cấp và chuyển ngay số định danh cá nhân cho cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân.
Điều 16. Hủy số định danh cá nhân đã cấp
1. Khi phát hiện số định danh cá nhân đã cấp có sai sót do nhập sai thông tin về công dân, thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an ra quyết định hủy số định danh cá nhân đó và cấp lại số định danh cá nhân khác cho công dân; tổ chức thực hiện việc điều chỉnh số định danh cá nhân và thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và các hồ sơ, tàng thư liên quan.
2. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm thông báo cho công dân và cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch về việc hủy, cấp lại số định danh cá nhân của công dân để làm thủ tục điều chỉnh giấy tờ, dữ liệu hộ tịch có liên quan; cấp giấy xác nhận về việc hủy và cấp lại số định danh cá nhân theo yêu cầu của công dân, cơ quan, tổ chức.
Chương IV
SAO LƯU, PHỤC HỒI DỮ LIỆU CĂN CƯỚC CÔNG DÂN VÀ QUẢN LÝ THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN
Điều 17. Sao lưu, phục hồi dữ liệu căn cước công dân
1. Dữ liệu căn cước công dân được sao lưu dự phòng và lưu trữ, quản lý tại cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an.
2. Phục hồi dữ liệu căn cước công dân sẽ được thực hiện khi có sự cố xảy ra làm hỏng dữ liệu đang hoạt động.
Các thiết bị lưu trữ dữ liệu căn cước công dân bị lỗi, hư hỏng khi giao cho tổ chức, cá nhân bảo hành, sửa chữa phải có cán bộ chuyên môn trong ngành Công an giám sát và được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an; khi thay thế thiết bị lưu trữ phải giữ lại thiết bị cũ để quản lý.
Điều 18. Người được cấp thẻ Căn cước công dân
Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú được cấp thẻ Căn cước công dân. Cơ sở để tính tuổi căn cứ vào ngày, tháng, năm sinh của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trường hợp thông tin về ngày, tháng, năm sinh của người đó chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì căn cứ vào giấy khai sinh bản chính hoặc sổ hộ khẩu để xác định ngày, tháng, năm sinh của người đó.
Điều 19. Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân
1. Thu hồi thẻ Căn cước công dân:
a) Cơ quan quản lý căn cước công dân các cấp có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Căn cước công dân sau khi nhận được thông báo về việc công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam và chuyển về tàng thư căn cước công dân;
b) Việc thu hồi thẻ Căn cước công dân phải được lập biên bản, giao cho người bị thu hồi thẻ một bản và có sổ sách theo dõi; thẻ Căn cước công dân bị thu hồi được bảo quản và lưu giữ chung cùng hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân tại tàng thư căn cước công dân.
2. Tạm giữ thẻ Căn cước công dân:
a) Thủ trưởng cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc quyết định việc tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật Căn cước công dân;
b) Việc tạm giữ thẻ Căn cước công dân phải lập thành biên bản, giao cho người bị tạm giữ thẻ một bản và có sổ sách theo dõi;
c) Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Việc trả lại thẻ phải lập thành biên bản và giao cho người nhận lại thẻ một bản.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016 và thay thế Nghị định số 90/2010/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2010 quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Điều 21. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm quy định cụ thể việc phân cấp giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân; quy trình chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; quy định cụ thể về các mã số trong số định danh cá nhân và đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
-
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
-
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
-
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
-
Văn phòng Tổng Bí thư;
-
Văn phòng Chủ tịch nước;
-
Hội đồng Dân tộc và các y ban của Quốc hội;
-
Văn phòng Quốc hội;
-
Tòa án nhân dân tối cao;
-
Viện Kiểm sát nhân dân ti cao;
-
Kiểm toán Nhà nước;
- Ủ
y ban Giám sát tài chính Quốc gia;
-
Ngân hàng Chính sách xã hội;
-
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủ
y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
-
Cơ quan Trung ương ca các đoàn thể;
-
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
-
Lưu: VT, NC (3b). XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

No. 137/2015/ND-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

Hanoi, December 31, 2015


DECREE

DETAILING A NUMBER OF ARTICLES AND MEASURES TO IMPLEMENT THE LAW ON CITIZEN IDENTIFICATION

 

Pursuant to the Law on Government Organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Citizen Identification dated November 20, 2014;

At the proposal of the Minister of Public Security,

The Government promulgates a Decree detailing a number of articles and measures to implement the Law on Citizen Identification.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Decree details a number of articles on collection, updating, modification, connection, sharing, exploitation and use of information in the national population database; backup and restoration of national data on population and citizen identification; structure of personal identification numbers, order and procedures for grant of personal identification numbers and measures to implement the Law on Citizen Identification, including establishment of national population database, cancellation of personal identification numbers, grant, renewal, re-grant, revocation and temporary seizure of citizen’s identity cards and responsibilities in the implementation of this Decree.

Article 2. Subjects of application

This Decree applies to Vietnamese citizens; agencies, organizations and individuals related to the national population database and citizen identification.

 

Chapter II

ESTABLISHMENT, COLLECTION, UPDATING, MODIFICATION, CONNECTION, SHARING, EXPLOITATION AND USE OF INFORMATION IN THE NATIONAL POPULATION DATABASE

 

Article 3. Establishment of national population database

1. The national population database is a unique database system established at the Center for National Database on Population of the Ministry of Public Security, which is connected uniformly, synchronously to the Public Security Departments of provinces, centrally run cities (hereinafter referred to as the Province-level Public Security offices), Public Security Divisions of the rural districts, urban districts, towns or provincial cities (hereinafter referred to as District-level Public Security offices) and Public Security offices of communes, wards and townships.

2. Establishment of national population database includes following activities:

a) Arranging space areas, building works, and installing machinery and equipment;

b) Furnishing necessary equipment;

c) Setting up telecommunications network, Internet, computer network of the database;

d) Organizing database;

dd) Collecting, standardizing and entering data;

e) Storing information, ensuring information confidentiality and security in the database;

g) Training, coaching and further training of officers in charge of management and operation of the database;

h) Operating, calibrating the database;

i) Other activities as prescribed by law.

Article 4. Information sources, requirements, order of collection and updating of citizen’s information in the national population database

1. Citizen’s information is collected and updated into the national population database from the following sources:

a) Residence management books, household registration record archives, citizen identification archives;

b) Residence database, citizen identification database, civil status database;

c) Other national databases, specialized databases;

d) Information collected from citizens.

2. The collection and updating of information on citizens to the national population database must satisfy the following requirements:

a) Only information on citizens identified as accurate after being checked shall be updated to the national population database;

b) In case information on citizens is collected and updated from different sources while information contents from those sources are inconsistent, competent agencies specified in Article 5 of this Decree shall, when collecting and updating information on citizens, check the legality of such information before collecting and updating it to the national population database and take responsibility for contents of information.

3. Information on citizens shall be collected for and updated to the database by the national population database management agency as follows:

a) Information on citizens shall be collected and updated from residence management books, household registration record archives, citizen identification archives, residence database, citizen identification database;

b) If the residence management books, archives and databases specified at Point a of this Clause are neither available nor complete, information on citizens shall be collected and updated from the civil status database;

c) If it is not possible to collect and update information on citizens as prescribed at Points a and b of this Clause, information shall be collected and updated from citizens or from other national databases, other specialized databases.

Article 5. Responsibility for collecting and updating information on citizens

1. Civil status management and registration agencies and overseas representative missions of Vietnam shall immediately update civil status information of citizens to the national population database management agency in case of arising civil status data.

2. The national population database management agency of the Ministry of Public Security, shall organize the collection and updating of information on citizens to the national population database from residence database, citizen identification database, civil status database, other national databases and other specialized databases.

3. Provincial-level Public Security offices shall process and standardize available data on the local population to update it to the national population database; collect and update information on citizens of localities from the citizen identification archives to the national population database.

4. District-level Public Security offices shall collect and update information on citizens of localities from residence management books, household registration archives and civil status records and from citizens to the national population database.

5. Commune-, ward- and township-level Public Security offices shall collect data on citizens of localities from residence management books, civil status records and from citizens, and transfer it to the district-level Public Security offices.

6. Other citizens, agencies and organizations have the responsibility and obligation to collect, update and provide information on citizens in accordance with Clause 2, Article 5, Clause 1, Article 13 of the Law on Citizen Identification.

Article 6. Modification of information on citizens in the national population database

1. Modification of information on citizens in the national population database means modification of information on citizens when there are changes or errors in the process of collecting, updating and managing information on citizens in the database.

2. The modification of information on citizens must satisfy the following requirements:

a) Information on citizens shall be modified only upon detection of changes or errors in the process of collecting, updating and managing information on citizens in the national population database;

b) Information on citizens shall be modified upon receipt of a competent person’s document on change in information on citizens related to the information in the national population database;

c) Only the competent persons specified in Clause 3 of this Article may permit modification of information on citizens.

3. The head of the agency specified in Clauses 2, 3 and 4, Article 5 of this Decree shall check the legality and accuracy of the information before modifying information in the national population database, decide on modification of information on citizens in the database and take responsibility for such modification.

Article 7. Connection and sharing of information to the national population database

1. Other national databases and specialized databases are connected to the national population database through telecommunications networks, the Internet, and computer networks to collect, update, share, exploit and use information on citizens.

2. Other national databases and specialized databases may be connected to the national population database if the following conditions are fully satisfied:

a) Having information infrastructure for connection;

b) Satisfying connection standards as prescribed in Clause 4 of this Article.

3. Procedures for connection and sharing of information to the national population database are as follows:

a) Other national database, specialized database management agencies send written request to connect and share information with the national population database to the national population database management agency of the Ministry of Public Security, which must clearly state assigned functions, tasks and powers and scope, purpose and content of information, number of fields of information to be shared;

b) The national population database management agency of the Ministry of Public Security shall, based on the connection conditions specified in Clause 2 of this Article and functions, tasks and powers of other national database, specialized database management agencies, make decision on the connection between the national database, the specialized database and the national population database;

c) Within 07 working days from the date of receipt of written request to connect and share information, the national population database management agency of the Ministry of Public Security shall decide on connection, sharing of information to the national population database; if connection and sharing of information are not approved in the cases specified in Clause 4 of this Article, this agency must reply in writing and clearly state the reason.

4. The national population database management agency may refuse or stop allowing agency or organization to connect and share information only when such agency or organization falls into one of the following cases:

a) The written request for connection and sharing of information does not clearly define the functions, tasks and powers related to exploitation and use of information of citizens in the database;

b) The written request for connection and sharing of information does not clearly specify the scope and purpose of exploitation and use of information of citizens in the database;

c) Reveal information secrets in the national population database;

d) Illegally access, modify, delete, cancel or disperse information in the national population database.

5. The Ministry of Information and Communications shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security and the Ministry of Science and Technology in, providing guidance on standards, technical regulations on information technology for connection between the national population database and other national databases and specialized databases.

Article 8. Forms of exploitation of information in the national population database

1. National database, specialized database management agencies, state agencies, political organizations and socio-political organizations are entitled to exploit information in the national population database within the ambit of their functions, tasks and powers through the following forms:

a) Connect the telecommunications network, computer network to the national population database;

b) Via the portal prescribed by the national population database management agency;

c) Written request.

2. Citizens can exploit their personal information in the national population database through the settlement of administrative procedures, written request on information exploitation or through telecommunications services.

3. Organizations and individuals not defined in Clauses 1 and 2 of this Article that wish to exploit information in the national population database may do so after obtaining the consent of the national population database management agency in accordance with law.

Article 9. Authority to permit exploitation of information in the national population database

1. Directors of provincial-level Public Security offices and chiefs of district-level Public Security offices have the authority to permit the exploitation of information on citizens of localities.

2. The head of the national population database management agency of the Ministry of Public Security has the authority to permit the exploitation of information on citizens nationwide.

Article 10. Procedures for exploitation of information in the national population database

1. Organizations and individuals specified in Clauses 1 and 3, Article 8 of this Decree that wish to exploit information in the national population database must send written request to the national population database management agency specified in Article 9 of this Decree.

Within 5 working days from the date of receiving the written request, the national population database management agency shall have the authority to decide to allow the exploitation of information in the national population database.

2. Citizens who wish to exploit their personal information in the national population database when carrying out administrative procedures shall produce their identity cards or citizen’s identification cards. Agencies settling administrative procedures shall immediately provide information to citizens when settling administrative procedures.

In case citizens have written request to get their personal information to the national population database management agency or through telecommunications service, upon receiving the citizen's request, the national population database management agency shall provide information to citizens.

3. In case the national population database management agency refuses to provide information on citizens to organizations or individuals, within 5 working days from the date of receipt of written request, this agency shall reply the organization or individual and clearly state the reason.

Article 11. Use of information on citizens in the national population database

1. The use of information on citizens in the national population database must ensure protection of state secrets, personal secrets, family secrets and privacy of citizens.

2. National database, specialized database management agencies, state agencies, political organizations, socio-political organizations may only use information on citizens in the national population database to perform assigned functions, tasks and powers or handle administrative procedures.

Article 12. Backup and restoration of national population data

1. Backup is the task of the management agency to ensure the integrity of the population data on the database,

National population data is backed up regularly at the data management agency of the Ministry of Public Security and backed up at the backup center.

2. National population data restoration is the process of restoring data to the time before the occurrence of errors or damage in data, or improper modification of data.

National population data shall be restored when they suffer destruction, cyberattacks or illegal access.

 

Chapter III

STRUCTURE, ORDER, PROCEDURES FOR GRANT AND CANCELLATION OF PERSONAL IDENTIFICATION NUMBERS

 

Article 13. Structure of personal identification numbers

Personal identification number is a sequence of natural numbers consisting of 12 digits, with 6 first digits of the citizen's birth century code, gender code, year of birth code, code of province or centrally run city or code of country where the citizen registered his/her birth and 6 remaining random digits.

Article 14. Order and procedures for grant of personal identification numbers to citizens with birth registration

1. In case the electronic civil status database is connected to the national population database, when receiving full papers for birth registration, the civil status management and registration agencies and electronic civil status database management agencies shall immediately transfer information of persons with birth registration to the national population database; in which the following information must be collected to issue personal identification numbers:

a) Full name, middle name and birth name;

b) Date of birth;

c) Gender;

d) Place of birth registration;

dd) Native place;

e) Nation;

g) Nationality;

h) Full name, middle name and name and nationality of citizen’s father, mother or legal representative; unless citizen’s father, mother or legal representative has not been identified.

The head of the national population database management agency of the Ministry of Public Security shall check information and documents as prescribed at Point b, Clause 3, Article 13 of the Law on Citizen Identification, issue and immediately transfer the personal identification number to the civil status registration and management agency.

2. In case the national population database has not been operated or the electronic civil status database has not been connected to the national population database, when receiving a citizen's birth registration application, the civil status registration and management agencies shall immediately transfer the information specified in Clause 1 of this Article to the national population database management agency via the Internet by accessing granted account.

The national population database management agency shall grant accounts to the civil status registration and management agencies, and immediately transfer the citizen's personal identification number to the civil status registration and management agency when receiving birth registration information as prescribed via the Internet. The civil status registration and management agencies shall keep their access accounts confidential in accordance with the law on protection of state secrets.

Article 15. Order and procedures for granting personal identification numbers to citizens with their registered birth and permanent residence

1. Citizens who have registered their birth, permanent residence but have not been granted personal identification numbers as prescribed, when carrying out procedures for issuance of citizen’s identity cards, the citizen identification management agency shall collect and transfer information on citizens in accordance with Clause 1, Article 9 of the Law on Citizen Identification to the national population database management agency of the Ministry of Public Security; which it must contain at least the information specified in Clause 1, Article 14 of this Decree and the following information in order to grant personal identification numbers:

a) Place of permanent residence;

b) Family name, middle name and first name, personal identification number or people’s identity card number of the household’s head, relationship with the household’s head.

2. The national population database management agency of the Ministry of Public Security, shall check citizens' information, issue and immediately transfer personal identification numbers to the agency issuing citizen’s identity cards.

Article 16. Cancellation of the issued personal identification number

1. Upon detection of errors in the issued personal identification number due to incorrect information on citizens, the head of the national population database management agency of the Ministry of Public Security shall issue decision on cancellation of such issued personal identification number and re-grant of another personal identification number to the citizen; organize the modification of personal identification numbers and information on citizens in the national population database, the citizen identification database and related records and archives.

2. The national population database management agency shall notify citizens and civil status registration and management agencies of cancellation and re-grant of personal identification numbers of citizens to carry out procedures for modifying relevant civil status documents and data; issue certificates of cancellation and re-grant of personal identification numbers at the request of citizens, agencies and organizations.

 

Chapter IV

BACKUP, RESTORATION OF CITIZEN IDENTIFICATION DATA AND MANAGEMENT OF CITIZEN’S IDENTITY CARDS

 

Article 17. Backup and restoration of citizen identification data

1. Citizen identification data is backed up and stored and managed at the citizen identification management agency of the Ministry of Public Security.

2. Restoration of citizen identification data will be performed upon failure of active data corruption.

Citizen identification data storage devices with failure or damage must be supervised by professional officer in the Public Security and with the consent of the head of the citizen identification management agency of the Ministry of Public Security upon being delivered to organizations or individuals for warranty or repair; the old storage devices must be kept for management upon replacement of storage devices.

Article 18. Persons eligible for grant of citizen’s identity cards

Vietnamese citizens aged full 14 years or older who have registered for permanent residence are eligible for grant

of citizen’s identity cards. The age calculation is based on date of birth of citizens in the national population database. In case information on date of birth of any citizen is not available in the national population database, the original birth certificate or household registration book shall be used to determine the date of birth of such citizen.

Article 19. Revocation and temporary seizure of citizen’s identity cards

1. Revocation of citizen's identity cards:

a) Competent citizen identification management agencies shall revoke citizen’s identity cards according to the provisions of Clause 1, Article 28 of the Law on Citizen Identification after receiving a notice of deprivation or renunciation of Vietnamese nationality or annulment of the decision on naturalization in Vietnam and transfer to the citizen identification archives;

b) The revocation of the citizen’s identity cards must be recorded in minutes, one copy is delivered to the person whose citizen’s identity card has been revoked, and logbook shall be kept; the revoked citizen’s identity card shall be preserved and kept together with the citizen’s identity card grant dossiers at citizen identification archives.

2. Temporary seizure of citizen’s identity cards:

a) Heads of agencies executing custody or temporary detention warrants, agencies executing imprisonment sentences or decisions to send citizens to reformatories, compulsory educational institutions or compulsory detoxication establishments shall decide on temporary seizure of citizen’s identity cards in the cases specified in Clause 2, Article 28 of the Law on Citizen Identification;

b) The temporary seizure of the citizen's identity cards must be recorded in minutes; one copy shall be given to the person whose card is temporarily seized and logbook shall be kept;

c) Upon the expiration of the custody or temporary detention period, or after having served the imprisonment sentence or decision to send a person to the reformatory, compulsory educational institution or compulsory detoxication establishment, a citizen may have his/her citizen’s identity card returned. The return of citizen’s identity card must be recorded in minutes and one copy is given to the person receiving the citizen’s identity card.

 

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 20. Effect

This Decree takes effect from February 15, 2016 and replaces Decree No. 90/2010/ND-CP dated August 18, 2010 providing for the national population database.

Article 21. Responsibility for implementation

1. The Minister of Public Security shall specify the decentralization of the grant, renewal and re-grant of citizen’s identity cards; the process of modification of information on citizens in the national population database; specific regulations on codes in personal identification numbers and urge, inspect and guide the implementation of this Decree.

2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government agencies and the chairpersons of the People’s Committees of provinces, centrally run cities shall implement this Decree./.

 

 

FOR THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 137/2015/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 137/2015/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất