Thủ tục xin cấp mã số định danh cá nhân thực hiện như thế nào?

Mã định danh cá nhân là dãy số được sử dụng trong hầu hết các thủ tục hành chính. Nếu bạn vẫn chưa biết mã định danh của mình là gì, hãy theo dõi bài viết này để nắm thủ tục xin cấp mã số định danh cá nhân.

1. Mã định danh cá nhân là gì?

Trước khi tìm hiểu về thủ tục xin cấp mã số định danh cá nhân, bạn cần nắm được mã định danh cá nhân là gì.

Mã định danh là dãy số do Bộ Công an cấp cho mỗi công dân để xác định nhân thân. Mỗi công dân được cấp một mã định danh duy nhất từ khi sinh ra cho đến khi mất đi và không lặp lại ở người khác.

Số định danh cá nhân có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết nối, liên thông giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các Cơ sở dữ liệu cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.

Khi đủ tuổi được cấp Căn cước công dân, số của thẻ Căn cước công dân cũng chính là mã định danh cá nhân.

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP, số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số. Cấu trúc của mã định danh gồm:

  • 06 số đầu lần lượt là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh, mã tỉnh, thành phố hoặc mã quốc gia nơi đăng ký khai sinh;

  • 06 số sau là khoảng số ngẫu nhiên.

Thủ tục xin cấp mã số định danh cá nhân thực hiện như thế nào?

2. Thủ tục xin cấp mã số định danh cá nhân thực hiện như thế nào?

2.1. Cấp mã định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh

Trong những năm gần đây, mã định danh cá nhân được cấp ngay từ khi đăng ký khai sinh cho trẻ. Vì vậy, người dân chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh như bình thường là được cấp mã định danh cá nhân.

Theo Điều 14 Nghị định số 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đăng ký khai sinh.

Khi nhận đủ giấy tờ để đăng ký khai sinh, cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ thu thập các thông tin sau đây để cấp số định danh cá nhân:

- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

- Ngày, tháng, năm sinh;

- Giới tính;

- Nơi đăng ký khai sinh;

- Quê quán;

- Dân tộc;

- Quốc tịch;

- Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp; trừ trường hợp chưa xác định được cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp.

Mã định danh sẽ thể hiện ngay trên Giấy khai sinh.
Thủ tục xin cấp mã số định danh cá nhân thực hiện như thế nào?

2.2. Cấp mã định danh cho người đã đăng ký khai sinh

Hiện nay, vẫn còn nhiều người chưa biết mã định danh cá nhân của mình do trước đây chưa được cấp khi đăng ký khai sinh và chưa làm thẻ Căn cước công dân.

Căn cứ Điều 15 Nghị 137/2015, sửa đổi bởi Nghị định 37/2021/NĐ-CP, trường hợp công dân đã đăng ký khai sinh nhưng chưa được cấp số định danh thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ xác lập số định danh cho công dân theo thông tin hiện có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Trường hợp công dân đã có số định danh cá nhân mà xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng xác lập lại số định danh cho công dân.

Để biết mã định danh của mình, người dân có thể liên hệ Công an khu vực nơi đăng ký thường trú để được cung cấp hoặc tra cứu trên Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

Xem chi tiết: Cách tra cứu số định danh cá nhân nhanh chóng nhất

Thủ tục xin cấp mã số định danh cá nhân thực hiện như thế nào?
Thủ tục xin cấp mã số định danh cá nhân thực hiện như thế nào? (Ảnh minh họa)

3. Mã định danh dùng để làm gì?

3.1. Tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Mỗi mã định danh đều gắn với thông tin nhân thân một người. Các thông tin này được Bộ Công an quản lý và cập nhật, chia sẻ trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Từ hệ thống Cơ sở dữ liệu này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sẽ sử dụng mã định danh cá nhân để kiểm tra thông tin của người dân trong các trường hợp cần thiết.

2.2. Thay cho mã số thuế cá nhân

Theo khoản 7 Điều 35 Luật Quản lý thuế 2019, khi mã định danh cá nhân được cấp cho toàn bộ người dân thì có thể sẽ sử dụng mã định danh cá nhân thay cho mã số thuế.

2.3. Dùng thay cho giấy tờ tùy thân khi mua bán nhà ở

Khoản 2 Điều 4 Nghị định 30/2021/NĐ-CP có quy định:

Trường hợp công dân Việt Nam đã được cấp số định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp được kết nối, vận hành thì được sử dụng số định danh cá nhân thay thế cho các giấy tờ liên quan đến nhân thân (bản sao Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, Hộ chiếu và các giấy tờ chứng thực cá nhân khác) khi thực hiện thủ tục liên quan đến lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Như vậy, khi các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp được kết nối và đi vào vận hành thì người được cấp mã định danh cá nhân có thể sử dụng mã này thay cho bản sao các giấy tờ tùy thân khi làm thủ tục liên quan đến nhà ở, kinh doanh bất động sản.

Nếu có băn khoăn về quy định liên quan đến thủ tục xin cấp mã số định danh cá nhân, bạn đọc có thể liên hệ: 19006192  để được giải đáp từ các chuyên gia pháp lý.

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Giấy khai sinh bản sao có công chứng được không?

Giấy khai sinh bản sao có công chứng được không?

Giấy khai sinh bản sao có công chứng được không?

Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh. Ngoài bản chính, người dân còn được yêu cầu cấp thêm các bản sao để sử dụng khi có việc cần thiết. Sau đây là giải đáp thắc mắc về giấy khai sinh bản sao có công chứng được không.