Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh

thuộc tính Nghị định 17/2020/NĐ-CP

Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:17/2020/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:05/02/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Doanh nghiệp, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Người trực tiếp sản xuất thực phẩm không được mắc bệnh viêm gan A, E

Ngày 05/02/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/2020/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương.

Theo đó, Chính phủ bổ sung nhiều điều kiện mới đối với cơ sở sản xuất thực phẩm đó là: Khu vực sản xuất, chế biến, bao gói, vận chuyển, bảo quản, kinh doanh thực phẩm phải vệ sinh sạch sẽ; Có khu vực lưu mẫu riêng, hồ sơ lưu mẫu và bảo đảm thực hiện chế độ lưu, hủy mẫu theo yêu cầu bảo quản của từng loại mẫu; Có khu vực riêng để lưu giữ tạm thời các sản phẩm không đạt chất lượng trong quá trình chờ xử lý.

Bên cạnh đó, người trực tiếp sản xuất phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận, không yêu cầu phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo chương trình do Bộ Công Thương quy định như quy định cũ.

Đặc biệt, người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải bảo đảm yêu cầu về sức khỏe; không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp. Đồng thời, nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm phải được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách nền tối thiểu 10 cm (quy định cũ cách tối thiểu 12 cm).

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 22/3/2020.

Nghị định này:

- Sửa đổi, bổ sung Nghị định 187/2013/NĐ-CP, Nghị định 08/2018/NĐ-CP, Nghị định 87/2018/NĐ-CP;

- Làm hết hiệu lực một phần các Nghị định như: Nghị định 67/2013/NĐ-CP, Nghị định 137/2013/NĐ-CP, Nghị định 105/2017/NĐ-CP,…

Xem chi tiết Nghị định17/2020/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ

--------------

Số: 17/2020/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------

Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2020

NGHỊ ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện

đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương

-------------------------

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010; 

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012; 

Căn cứ Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá ngày 18 tháng 6 năm 2012; 

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016; 

Căn cứ Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia ngày 14 tháng 6 năm 2019; 

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. 

Chương I
LĨNH VỰC SẢN XUẤT, LẮP RÁP, NHẬP KHẨU
VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO HÀNH, BẢO DƯỠNG Ô TÔ
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô 
1. Gạch đầu dòng thứ 7 điểm b khoản 2 Điều 2 được sửa đổi như sau: 
“- Ô tô chuyên dùng, ô tô chở người chuyên dùng, ô tô chở hàng chuyên dùng, ô tô chở hàng loại khác theo định nghĩa tại TCVN 6211: Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa; TCVN 7271: Phương tiện giao thông đường bộ - Ô tô - Phân loại theo mục đích sử dụng.” 
2. Điểm a Khoản 2 Điều 6 được sửa đổi như sau:
“a) Ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu 
- Ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu được quản lý chất lượng theo phương thức sau: 
+ Đối với ô tô nhập khẩu được sản xuất từ nước áp dụng phương thức chứng nhận theo kiểu loại thì cơ quan quản lý chất lượng đánh giá kiểu loại trên cơ sở kết quả kiểm tra, thử nghiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với mẫu đại diện và kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại cơ sở sản xuất; 
+ Đối với ô tô nhập khẩu được sản xuất từ nước áp dụng phương thức quản lý tự chứng nhận thì cơ quan quản lý chất lượng đánh giá kiểu loại trên cơ sở kết quả kiểm tra, thử nghiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với mẫu đại diện và thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường. 
- Tần suất đánh giá kiểu loại tối đa là 36 tháng.”
3. Khoản 3 Điều 6 được sửa đổi như sau: 
“3. Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa và Nghị định này.” 
4. Bổ sung khoản 4 Điều 6 như sau: 
“4. Trong quá trình sản xuất, lắp ráp ô tô, doanh nghiệp phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy và chữa cháy.” 
5. Bổ sung điểm đ Khoản 1 Điều 19 như sau: 
“đ) Doanh nghiệp nhập khẩu và tạm nhập ô tô có phần mềm thiết bị định vị chứa bản đồ vi phạm chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” 
6. Bổ sung điểm i Khoản 2 Điều 19 như sau:
“i) Doanh nghiệp nhập khẩu và tạm nhập ô tô có phần mềm thiết bị định vị chứa bản đồ vi phạm chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
7. Sửa đổi Điểm d Khoản 2 Điều 22 như sau:
“d) Tài liệu chứng minh cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, 5 và 7 Điều 21 Nghị định này: 01 bản sao.” 
8. Bổ sung khoản 8 Điều 27 như sau: 
“8. Trong quá trình bảo hành, bảo dưỡng, cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy và chữa cháy.” 
9. Thay thế mẫu số 05 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 116/2017/NĐ-CP bằng mẫu số 15 Mục III tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 
Điều 2. Bãi bỏ một số điều, khoản của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô 
1. Bãi bỏ Khoản 11 Điều 3.
2. Bãi bỏ khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 7.
3. Bãi bỏ điểm eh khoản 2 Điều 8.
4. Bãi bỏ khoản 8, 9 và 10 Điều 21
Chương II
LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực và Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương 
1. Sửa đổi Điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP 
a) Điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau: 
“b) Khoản 1 Điều 30 được sửa đổi như sau: 
1. Có trang thiết bị công nghệ, công trình đường dây và trạm biến áp được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế kỹ thuật được duyệt; được kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định.”
b) Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi như sau: 
“2. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc nhóm ngành công nghệ kỹ thuật điện và có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền tải điện ít nhất 05 năm. 
Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện, được đào tạo về an toàn điện và có giấy chứng nhận vận hành theo quy định.” 
2. Điểm b khoản 4 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau: 
“b) Khoản 1 và 2 Điều 31 được sửa đổi như sau: 
1. Có trang thiết bị công nghệ, công trình đường dây và trạm biến áp được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế kỹ thuật được duyệt; được kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định.
2. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc nhóm ngành công nghệ kỹ thuật điện và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối điện ít nhất 03 năm.
Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện, được đào tạo về an toàn điện và có giấy chứng nhận vận hành theo quy định.”
3. Bổ sung Điều 31a vào sau Điều 31 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP như sau: 
“Điều 31a. Yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình hoạt động điện lực 
Tổ chức hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện phải tuân thủ quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.” 
4. Khoản 5 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“5. Điều 32 được sửa đổi như sau: 
Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động bán buôn điện phải đáp ứng điều kiện:
Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán buôn điện phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành công nghệ kỹ thuật điện, kỹ thuật, kinh tế, tài chính và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 05 năm.
Đơn vị đáp ứng được điều kiện về bán buôn điện được phép hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu điện.”
5. Điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau: 
“b) Khoản 1 Điều 33 được sửa đổi như sau: 
1. Người trực tiếp quản lý kinh doanh bán lẻ điện phải có bằng trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành điện, kỹ thuật, kinh tế, tài chính và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 03 năm.”
6. Khoản 7 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“7. Điều 38 được sửa đổi như sau:
Điều 38. Hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực 
1. Điều kiện hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực chỉ áp dụng đối với các hạng mục công trình liên quan trực tiếp đến chuyên ngành điện, các hạng mục công trình xây dựng khác áp dụng theo quy định pháp luật về xây dựng. 
2. Hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực bao gồm: Tư vấn thiết kế công trình điện và tư vấn giám sát thi công công trình điện. 
3. Công trình điện bao gồm: 
a) Nhà máy điện: Thủy điện, điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện (than, khí, dầu, sinh khối, chất thải rắn); 
b) Công trình đường dây và trạm biến áp. 
4. Bảng phân hạng về quy mô của công trình điện áp dụng trong hoạt động tư vấn chuyên ngành điện lực: 

 

Thủy điện, điện gió, điện mặt trời

Nhiệt điện

Đường dây và trạm biến áp

Hạng 1

 

Không giới hạn quy mô công suất

Không giới hạn quy mô công suất

Không giới hạn quy mô cấp điện áp

Hạng 2

Đến 300 MW

Đến 300 MW

Đến 220 kV

Hạng 3

Đến 100 MW

 

Đến 110 kV

Hạng 4

Đến 30 MW

 

Đến 35 kV

7. Tên Điều 39 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi như sau: “Điều 39. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình nhà máy thủy điện”.
8. Khoản 8 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
a) Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn thiết kế công trình nhà máy thủy điện phải đáp ứng các điều kiện sau:
b) Khoản 3 và 6 Điều 39 được sửa đổi như sau:
3. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh chủ nhiệm phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc thủy điện hoặc thủy lợi; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã chủ nhiệm ít nhất 01 dự án hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 dự án nhà máy thủy điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.
6. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trắc địa, địa chất, xây dựng, thủy lợi, thủy điện, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn, đã tham gia thiết kế ít nhất 01 dự án nhà máy thủy điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.”
9. Bổ sung Điều 39a vào sau Điều 39 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP như sau: 
“Điều 39a. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời 
Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn thiết kế công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời phải đáp ứng các điều kiện sau: 
1. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh chủ nhiệm phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc năng lượng tái tạo; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã chủ nhiệm ít nhất 01 dự án hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương. 
2. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trắc địa, địa chất, xây dựng, năng lượng tái tạo, điện xây dựng, năng lượng tái tạo, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia thiết kế ít nhất 01 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.” 
10. Tên Điều 40 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi như sau: 
“Điều 40. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình nhà máy nhiệt điện” 
11. Khoản 9 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau: 
“9. Một số nội dung của Điều 40 được sửa đổi như sau: 
a) Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn thiết kế công trình nhà máy nhiệt điện phải đáp ứng các điều kiện sau:
b) Khoản 3 và 6 Điều 40 được sửa đổi như sau:
3. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh chủ nhiệm phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc nhiệt điện; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn, đã chủ nhiệm ít nhất 01 dự án hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 dự án nhà máy nhiệt điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.
6. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trắc địa, địa chất, xây dựng, điện, nhiệt điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn, đã tham gia thiết kế ít nhất 01 dự án nhà máy nhiệt điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.”
12. Tên Điều 41 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi như sau: 
“Điều 41. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp”
13. Khoản 10 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau: 
“10. Một số nội dung của Điều 41 được sửa đổi như sau: 
a) Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp phải đáp ứng các điều kiện sau:
b) Khoản 3 và 6 Điều 41 được sửa đổi như sau:
3. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh chủ nhiệm phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã chủ nhiệm ít nhất 01 dự án hoặc tham gia thiết kế ít nhất 02 dự án công trình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.
6. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trắc địa, địa chất, xây dựng, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn, đã tham gia thiết kế ít nhất 01 dự án công trình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực thiết kế hạng tương đương.”
14. Tên Điều 42 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“Điều 42. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy thủy điện” 
15. Khoản 11 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“11. Một số nội dung của Điều 42 được sửa đổi như sau: 
a) Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy thủy điện phải đáp ứng các điều kiện sau:
b) Khoản 3 và 6 Điều 42 được sửa đổi như sau:
3. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh giám sát trưởng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc thủy điện hoặc thủy lợi; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã đảm nhận giám sát trưởng ít nhất 01 dự án hoặc tham gia giám sát thi công ít nhất 02 dự án nhà máy thủy điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.
6. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành xây dựng, thủy lợi, thủy điện, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia giám sát thi công ít nhất 01 dự án nhà máy thủy điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.”
16. Bổ sung Điều 42a vào sau Điều 42 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP như sau: 
“Điều 42a. Điều kiện cấp giấy phép tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời. 
 Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động tư vấn giám sát thi công công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời phải đáp ứng các điều kiện sau: 
1. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh giám sát trưởng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc năng lượng tái tạo; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã đảm nhận giám sát trưởng ít nhất 01 dự án hoặc tham gia giám sát thi công ít nhất 02 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương. 
2. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành xây dựng, năng lượng tái tạo, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn, đã tham gia giám sát thi công ít nhất 01 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.” 
17. Điểm b khoản 12 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau: 
“b) Khoản 3 và 6 Điều 43 được sửa đổi như sau: 
3. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh giám sát trưởng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện hoặc nhiệt điện; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã đảm nhận giám sát trưởng ít nhất 01 dự án hoặc tham gia giám sát thi công ít nhất 02 dự án nhà máy nhiệt điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.
6. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành xây dựng, điện, nhiệt điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã tham gia giám sát thi công ít nhất 01 dự án nhà máy nhiệt điện có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.”
18. Điểm b khoản 13 Điều 6 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau: 
“b) Khoản 3 và 6 Điều 44 được sửa đổi như sau: 
3. Chuyên gia tư vấn đảm nhận chức danh giám sát trưởng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điện; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn; đã đảm nhận giám sát trưởng ít nhất 01 dự án hoặc tham gia giám sát thi công ít nhất 02 dự án công trình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.
6. Chuyên gia tư vấn khác phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành xây dựng, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa; có kinh nghiệm công tác ít nhất 05 năm trong lĩnh vực tư vấn, đã tham gia giám sát thi công ít nhất 01 dự án công trình đường dây và trạm biến áp có hạng tương đương; có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công hạng tương đương.”
19. Điều 45 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“Điều 45. Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực
1. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực 
a) Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với hoạt động truyền tải điện và hoạt động phát điện đối với nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; 
b) Cục Điều tiết điện lực cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với hoạt động phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất từ 03 MW trở lên không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này; 
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực với quy mô nhỏ trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Công Thương. 
2. Giấy phép hoạt động điện lực được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau đây: 
a) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khi có sự thay đổi một trong các nội dung quy định trong giấy phép hoạt động điện lực; 
b) Trường hợp cần bảo vệ lợi ích kinh tế - xã hội và lợi ích công cộng, cơ quan cấp giấy phép có quyền sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực về truyền tải điện, phân phối điện. Việc sửa đổi hoặc bổ sung đó phải phù hợp với khả năng của đơn vị được cấp giấy phép. 
c) Trường hợp có sai sót về các nội dung ghi trong Giấy phép đã cấp, cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm sửa đổi Giấy phép đã cấp.” 
Điều 4. Bãi bỏ một số điều, khoản của Nghị định số 137/2013/NĐ-CP
1. Bãi bỏ khoản 46 Điều 29.
2. Bãi bỏ Khoản 5 Điều 39.
3. Bãi bỏ Khoản 5 Điều 40.
4. Bãi bỏ Khoản 5 Điều 41.
5. Bãi bỏ Khoản 5 Điều 42.
6. Bãi bỏ Khoản 5 Điều 43.
7. Bãi bỏ khoản 5 điều 44.
Chương III
LĨNH VỰC HÓA CHẤT
Điều 5. Sửa đổi Điều 13 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương 
“Điều 13. Sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học 
d) Giấy tờ, tài liệu đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm h và i khoản 1 Điều 15 Nghị định này.”
Điều 6. Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương 
1. Điểm a Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“a) Là doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật;”
2. Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP được sửa đổi như sau: 
“1. Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất Bảng 2 và Bảng 3 phải đáp ứng các điều kiện sau: 
a) Là doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật; 
b) Đáp ứng yêu cầu về nhân lực quy định tại điểm h và i khoản 1 Điều 15 Nghị định này.” 
3. Bổ sung Điều 18a vào sau Điều 18 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP như sau: 
“Điều 18a. Yêu cầu chung trong sản xuất hóa chất Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3, hóa chất DOC, DOC-PSF  
1. Có hệ thống xử lý khí thải và chất thải hóa chất tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường và đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về khí thải công nghiệp, ngưỡng chất thải nguy hại, chất thải rắn. 
2. Có phương tiện vận chuyển hóa chất từ cơ sở sản xuất đến nơi giao hàng phù hợp với loại hóa chất. Trường hợp không có phương tiện vận chuyển thì phải có hợp đồng với cơ sở đủ năng lực thực hiện việc vận chuyển hóa chất. 
3. Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy và chữa cháy.” 
4. Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“1. Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu
a) Là doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật; 
b) Có hoạt động mua bán với các tổ chức hoặc cá nhân của quốc gia thành viên của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.” 
5. Điểm b Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP được sửa đổi như sau: 
“b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.” 
6. Bổ sung điểm c Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP như sau:
“c) Thủ tướng Chính phủ cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1; Bộ Công Thương cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 2 và Bảng 3”
7. Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“1. Điều kiện sản xuất hóa chất DOC, DOC-PSF
a) Là doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật; 
b) Đáp ứng yêu cầu về nhân lực quy định tại điểm h và i khoản 1 Điều 15 Nghị định này.” 
Điều 7. Bãi bỏ một số điều, khoản Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và và Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương 
1. Bãi bỏ một số điều, khoản Nghị định số 38/2014/NĐ-CP như sau:
a) Bãi bỏ điểm b, e và g khoản 1 Điều 15;
b) Bãi bỏ Điểm c Khoản 1 Điều 17
2. Bãi bỏ Điểm đ Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP đã được sửa đổi tại Điều 9 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP. 
Điều 8. Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất 
1. Bổ sung khoản 11 vào Điều 1 như sau: 
“11. Các sản phẩm sau không thuộc đối tượng hóa chất được điều chỉnh của Nghị định này: 
a) Dược phẩm; chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng, thực phẩm, mỹ phẩm; 
b) Thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; phân bón hữu cơ, phân bón sinh học, phân bón hóa học là phân bón hỗn hợp, phân bón khoáng hữu cơ, phân bón khoáng sinh học; sản phẩm bảo quản, chế biến nông sản, lâm sản, hải sản và thực phẩm; 
c) Chất phóng xạ; vật liệu xây dựng; sơn, mực in, keo dán và sản phẩm tẩy rửa sử dụng trong lĩnh vực gia dụng; 
d) Xăng, dầu; condensate, naphta được sử dụng trong chế biến xăng dầu.”
2. Khoản 1 Điều 3 được sửa đổi như sau: 
“1. Sản xuất hóa chất là hoạt động tạo ra hóa chất thông qua các phản ứng hóa học, quá trình sinh hóa hoặc quá trình hóa lý, vật lý như trích ly, cô đặc, pha loãng, phối trộn và quá trình hóa lý, vật lý khác không bao gồm hoạt động phát thải hóa chất không chủ đích.” 
3. Điểm a khoản 1 Điều 9 được sửa đổi như sau:
“a) Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật.”
4. Điểm a khoản 2 Điều 9 được sửa đổi như sau:
“a) Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật.” 
Điều 9. Bãi bỏ một số điều, khoản Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất 
1. Bãi bỏ điểm c khoản 1, điểm c và đ khoản 2 Điều 9.
2. Bãi bỏ điểm b khoản 1điểm c khoản 2 Điều 11
3. Bãi bỏ một số hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp của Phụ lục I kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ như sau: 

STT

Tên hóa chất theo tiếng Việt

Tên hóa chất theo tiếng Anh

Mã số HS(1)

Mã số CAS

Công thức hóa học

19.

1-Amino-3-metyl benzen

1-Amino-3-methylbenzene

29214300

108-44-1

C7H9N

20.

1-Amino-4-metyl benzen

1-Amino-4-methylbenzene

29214300

106-49-0

C7H9N

90.

Beri nitrat

Beryllium nitrate

28342990

13597-99-4

Be(NO3)2

93.

1,1’-Biphenyl, hexabrom-

1,1’-Biphenyl, hexabromo-

29039900

36355-01-8

C12H4Br6

123.

Butyl toluen (p-tert-Butyltoluen)

Butyl toluene (p-tert-Butyltoluene)

29029090

98-51-1

C11H16

159.

Clo diflo metan (R-22)

Chlorodifluoromethane (R-22)

29037100

75-45-6

CHF2Cl

175.

2-Clo phenol

2-Chlorophenol

29081900

95-57-8

C6H5OCl

178.

3-Clo toluidin

3-Chloro-p-toluidine

29214300

95-74-9

C7H8NCl

179.

4-Clo toluidin

4-Chloro-o-toluidine

29214300

95-69-2

C7H8NCl

180.

5-Clo toluidin

5-Chloro-o-toluidine

29214300

95-79-4

C7H8NCl

181.

1-Clo-2,2,2-trifloetan

1-Chloro-2,2,2-trifluoroethane

29037900

75-88-7

C2H2F3Cl

191.

Demeton-s-(O,O-Dietyl S-2-etylthio etyl photphorothioat)

Demeton-s-(O,O-Diethyl S-2-ethylthio ethyl phosphorothioate)

29309090

126-75-0

C8H19O3S2P

201.

Dibenz(a,h)

anthracen

Dibenz(a,h)

anthracene

29029090

53-70-3

C22H14

216.

2,6-Dichlor-4-nitroanilin

2,6-Dichlor-4-nitroanilin

29214200

99-30-9

C6H4Cl2N2O2

247.

Diisobutyl amin

Diisobutylamine

29211900

110-96-3

C8H19N

265.

Dimetyl thiophotphoryl clo

Dimethyl thiophosphoryl chloride

29209090

2524-03-0

C2H6O2ClSP

289.

2,3-Epoxy-1-propanol

2,3-Epoxy-1-propanol

29109000

556-52-5

C3H6O2

291.

Ethalfluralin

Ethafluralin

29049000

55283-68-6

C13H14F3N3O4

296.

Etyl cacbany

Ethyl carbamate

29241900

51-79-6

C3H7O2N

324.

Etyl benzen

Ethylbenzene

29026000

100-41-4

C8H10

351.

Hexahydro-1-metyl phthalic anhydrit

Hexahydro-1-methyl phthalic anhydride

29172000

48122-14-1

C9H12O3

352.

Hexahydro-3-metyl phthalic anhydrit

Hexahydro-3-methyl phthalic anhydride

29172000

57110-29-9

C9H12O3

354.

Hexahydrometyl phthalic anhydrit

Hexahydromethyl phthalc anhydride

29172000

25550-51-0

C9H12O3

443.

Magie photphua

Magnesium phosphide

28480000

12057-74-8

Mg3P2

490.

Metyl pentadien

Metyl pentadiene

29012990

926-56-7

C6H10

550.

Nicotin salicylat

Nicotine salicylate

29399990

29790-52-1

C7H6O3

558.

Nitrofen

Nitrofen

29093000

1836-75-5

C12H7O3NCl2

563.

2-Nitrotoluen

2-Nitrotoluene

29042090

88-72-2

C7H7O2N

564.

3-Nitrotoluen

3-Nitrotoluene

29042090

99-08-1

C7H7O2N

565.

4-Nitrotoluen

4-Nitrotoluene

29042090

99-99-0

C7H7O2N

588.

Oxy diflorua

Oxygen difluoride

28129000

7783-41-7

F2O

592.

Pentaboran

Pentaborane

28500000

19624-22-7

B5H9

605.

Phenyl clo fomat

Phenyl chloroformate

29159090

1885-14-9

C7H5N2Cl

606.

Phenyl isoxyanat

Phenyl isocyanate

29291090

103-71-9

C7H5ON

611.

Phenyl triclo silan

Phenyltrichlorosilane

29319090

98-13-5

C6H5Cl3Si

662.

Tali

Thallium

81125200

7440-28-0

TI

666.

Dipentene

Dipentene

29021900

68956-56-9

C10H16

688.

Thiabendazol

Thiabendazole

29341000

148-79-8

C10H7N3S

690.

Thiodicarb

Thiodicarb

29309090

59669-26-0

C10H18N4O4S3

706.

Tributyl amin

Tributylamine

29211900

102-82-9

C12H27N

707.

Triclo axetyl clorua

Trichloroacetyl chloride

29159090

76-02-8

C2Cl4O

716.

2,2,2-triclo-1,1-bis(4-clophenyl) etanol

2,2,2-trichloro-1,1-bis(4- chlorophenyl) ethanol

29062900

115-32-2

C14H9Cl5O

717.

Tricresyl photphat

Tricresyl phosphate

29199000

1330-78-5

C21H21O4P

743.

Vinyl benzen (Styren)

Vinyl benzene (Styrene)

29025000

100-42-5

C8H8

744.

Vinyl brom

Vinyl bromide

29033990

593-60-2

C2H3Br

Chương IV
LĨNH VỰC KINH DOANH THỰC PHẨM
Điều 10. Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương 
1. Điều 24 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau: 
“Điều 24. Các yêu cầu chung của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm 
1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 
Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Mục 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Chương VI của Nghị định này. 
2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 
a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm; 
b) Đối tượng được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: 
Thực hiện việc gửi bản cam kết đến cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn. 
c) Đối tượng được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: 
Thực hiện việc gửi bản sao Giấy chứng nhận (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm) theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP đến cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn.” 
2. Một số điểm, khoản Điều 26 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung như sau: 
a) Điểm c Khoản 2 Điều 26 được sửa đổi như sau: 
“c) Khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực sơ chế, chế biến, đóng gói thực phẩm; khu vực vệ sinh; khu thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ liên quan phải được thiết kế tách biệt. Nguyên liệu, thành phẩm thực phẩm, vật liệu bao gồm thực phẩm, phế thải phải được để riêng biệt. Đối với cơ sở sản xuất, sản phẩm bảo quản trong kho thành phẩm phải được sắp xếp riêng biệt theo lô và có bảng ghi các thông tin về: Tên sản phẩm, lô hàng, ngày sản xuất, ca sản xuất.”
b) Điểm đ Khoản 2 Điều 26 được sửa đổi như sau: 
“đ) Nơi tập kết, xử lý chất thải phải ở ngoài khu vực nhà xưởng sản xuất thực phẩm và có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải. Dụng cụ thu gom chất thải, rác thải phải bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.” 
c) Điểm c, d và đ khoản 3 Điều 26 được sửa đổi như sau: 
“c) Tường nhà và trần nhà phẳng, không bị thấm nước, không bị rạn nứt, không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh; 
d) Nền nhà phẳng, nhẵn, không gây trơn trượt, thoát nước tốt, không thấm, đọng nước; 
đ) Cửa ra vào và cửa sổ bảo đảm ngăn ngừa được côn trùng, vật nuôi xâm nhập.” 
d) Khoản 9 Điều 26 được sửa đổi như sau:
“9. Nhà vệ sinh, khu vực thay đổi bảo hộ lao động 
a) Nhà vệ sinh phải được bố trí riêng biệt với khu vực sản xuất thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực sản xuất; bảo đảm gió không được thổi từ nhà vệ sinh sang khu vực sản xuất; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở vị trí dễ nhìn, dễ thấy tại khu vực vệ sinh; 
b) Thông gió của nhà vệ sinh không được hướng sang khu vực sản xuất;
c) Có phòng thay trang phục bảo hộ lao động.”
đ) Bổ sung các khoản 11, 12 và 13 Điều 26 như sau: 
“11. Khu vực sản xuất, chế biến, bao gói, vận chuyển, bảo quản, kinh doanh thực phẩm phải vệ sinh sạch sẽ. 
12. Có khu vực lưu mẫu riêng, hồ sơ lưu mẫu và bảo đảm thực hiện chế độ lưu, hủy mẫu theo yêu cầu bảo quản của từng loại mẫu. 
13. Có khu vực riêng để lưu giữ tạm thời các sản phẩm không đạt chất lượng trong quá trình chờ xử lý.” 
3. Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP được sửa đổi như sau: 
“1. Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được thiết kế chế tạo phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất; bảo đảm an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm.”
4. Một số điểm, khoản Điều 27 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau: 
a) Điểm a Khoản 2 Điều 27 được sửa đổi như sau:
“a) Có đủ trang thiết bị rửa, khử trùng trước khi sản xuất thực phẩm.” 
b) Điểm b Khoản 3 Điều 27 được sửa đổi như sau:  
“b) Được chế tạo bằng vật liệu không độc, không thôi nhiễm các chất độc hại, không gây mùi lạ hay làm biến đổi thực phẩm.” 
5. Khoản 12 Điều 28 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau: 
“1. Người trực tiếp sản xuất phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận. 
2. Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải bảo đảm yêu cầu về sức khỏe; không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.” 
6. Khoản 45 Điều 29 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau: 
“4. Nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm phải được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách nền tối thiểu 10 cm, cách tường tối thiểu 30 cm và cách trần tối thiểu 50 cm; tuân thủ độ cao xếp lớp lưu kho theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 
5. Có trang thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm; có thiết bị chuyên dụng phù hợp để kiểm soát và theo dõi được chế độ bảo quản đối với từng loại thực phẩm, nguyên liệu theo yêu cầu của nhà sản xuất.” 
7. Khoản 78 Điều 30 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau: 
“7. Nền nhà phẳng, nhẵn, không gây trơn trượt, thoát nước tốt, không thấm, đọng nước. 
8. Tường nhà và trần nhà phẳng, không bị thấm nước, không bị rạn nứt, không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh.” 
8. Khoản 1 Điều 31 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau: 
“1. Trang thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm và của nhà sản xuất.” 
9. Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau: 
“1. Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và 2 Điều 28 Nghị định này”. 
 10. Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau: 
“1. Điều kiện an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm phải thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 29 của Nghị định này.” 
11. Điểm a Khoản 8 Điều 34 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“a) Đối với kho chứa sữa tươi nguyên liệu: 
Tại các trạm thu mua trung gian phải có hệ thống làm lạnh, có thiết bị, dụng cụ, hóa chất để kiểm tra chất lượng sữa tươi nguyên liệu, lưu mẫu sữa thu mua; bồn bảo quản sữa tươi nguyên liệu phải có lớp cách nhiệt, mặt trong bằng các loại vật liệu không bị thôi nhiễm, đảm bảo luôn duy trì ở nhiệt độ từ 4°C đến 6°C; thời gian bảo quản sữa tươi nguyên liệu tính từ khi vắt sữa tới khi chế biến không quá 48 giờ; bồn chứa phải được vệ sinh và đảm bảo an toàn thực phẩm trước khi sử dụng cho lần tiếp theo.” 
12. Bổ sung khoản 10 Điều 35 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP như sau:
“10. Tuân thủ các quy định tại Điều 27 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP.” 
13. Một số điểm, khoản Điều 36 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau: 
a) Điểm d Khoản 3 Điều 36 được sửa đổi như sau:
“d) Khu vực lên men: 
- Trường hợp thực hiện quá trình nhân giống nấm men tại nơi sản xuất: Khu vực nhân giống phải đảm bảo vô trùng, có trang bị hệ thống diệt khuẩn, có chế độ kiểm soát các thiết bị để đảm bảo chất lượng men giống; 
- Trường hợp không thực hiện giai đoạn nhân giống nấm men tại nơi sản xuất thì phải có các trang thiết bị đảm bảo an toàn tránh nhiễm khuẩn trong quá trình tiếp giống.” 
b) Điểm a Khoản 7 Điều 36 được sửa đổi như sau:
“a) Chất thải rắn: 
Bã hèm bia phải được thu dọn sạch sẽ, định kỳ không quá 48 giờ/lần để tránh lây nhiễm chéo trong quá trình sản xuất;”
14. Khoản 8 Điều 37 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau: 
“8. Thiết bị chiết rót: 
Phải được che chắn để ngăn ngừa các tác nhân gây hại trong suốt quá trình vận hành, phải có quy trình vệ sinh và diệt khuẩn.” 
15. Khoản 6 Điều 38 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau:
“6. Đối với chất thải rắn: 
Bã dầu sau ép, trích ly phải được thu gom vào khu vực riêng, có diện tích phù hợp với công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất, được thu dọn sạch sẽ định kỳ không quá 48 giờ/lần để tránh lây nhiễm chéo trong quá trình sản xuất.” 
 16. Điểm b Khoản 9 Điều 38 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau: 
“b) Giai đoạn chiết hoặc rót dầu thực vật 
Quá trình chiết hoặc rót phải được giám sát bởi thiết bị hoặc người lao động để đảm bảo định lượng, chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm.” 
17. Khoản 4 Điều 39 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi như sau: 
 “4. Thiết bị chiết rót phải được che chắn để ngăn ngừa các tác nhân gây hại trong suốt quá trình vận hành, phải có quy trình vệ sinh và diệt khuẩn.” 
Điều 11. Bãi bỏ một số điều, khoản của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương 
1. Bãi bỏ điểm a và b khoản 1, điểm d khoản 2, điểm a khoản 5, điểm a khoản 6, khoản 7điểm a khoản 8 Điều 26
2. Bãi bỏ điểm b khoản 2, điểm c khoản 3điểm a khoản 4 Điều 27.
3. Bãi bỏ Khoản 3 Điều 28.
4. Bãi bỏ khoản 12 Điều 30.
5. Bãi bỏ Khoản 2 Điều 32
6. Bãi bỏ điểm đ khoản 5, điểm c khoản 8, điểm b và d khoản 9, khoản 10khoản 11 Điều 34
7. Bãi bỏ khoản 2, 3, 5 và 8 Điều 35
8. Bãi bỏ điểm b khoản 3, điểm đ khoản 5, điểm a và b khoản 8, điểm ab khoản 9 Điều 36
9. Bãi bỏ điểm ab khoản 4, khoản 5, khoản 7khoản 10 Điều 37
10. Bãi bỏ điểm bđ khoản 4, điểm c khoản 7, điểm a khoản 8, điểm c khoản 9khoản 11 Điều 38
 11. Bãi bỏ khoản 3, 5 và 7 Điều 39
Điều 12. Bổ sung Điều 24a vào sau Điều 24 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP
“Điều 24a. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận lần đầu 
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01a Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; 
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật; 
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo Mẫu số 02a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 02b (đối với cơ sở kinh doanh) hoặc cả Mẫu số 02a và Mẫu số 02b (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; 
d) Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; 
đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở. 
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận
a) Trường hợp đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất hoặc bị hỏng
Đơn đề nghị theo Mẫu số 01b Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 
b) Trường hợp đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận do cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh hoặc khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực: 
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 01b Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; 
- Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định này. 
c) Trường hợp đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận do thay đổi tên cơ sở nhưng không thay đổi chủ cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh: 
- Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; 
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của chủ cơ sở); 
- Tài liệu chứng minh sự thay đổi tên cơ sở. 
d) Trường hợp đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận do thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh: 
- Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; 
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở); 
- Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở).'' 
3. Cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua mạng điện tử.” 
Điều 13. Bổ sung Điều 24b vào sau Điều 24a Nghị định số 77/2016/NĐ-CP như sau: 
“Điều 24b. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
 Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận như sau: 
1. Trường hợp cấp lần đầu
a) Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ 
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không bổ sung hoặc bổ sung không đầy đủ thì hồ sơ không còn giá trị. 
b) Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở  
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới thì phải có văn bản ủy quyền. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi Biên bản thẩm định về cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận. 
Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập. Đoàn thẩm định có từ 03 đến 05 thành viên, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên làm công tác chuyên môn về thực phẩm hoặc an toàn thực phẩm (có bằng cấp về thực phẩm hoặc an toàn thực phẩm) hoặc quản lý về an toàn thực phẩm. Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở được mời chuyên gia độc lập có chuyên môn phù hợp tham gia. Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở. 
c) Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở 
- Kiểm tra tính thống nhất của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở; 
- Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.
d) Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở 
- Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm theo Mẫu số 03a, Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm theo Mẫu số 03b hoặc Mẫu số 03a và Mẫu số 03b đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh thực phẩm theo Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 
Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp, cơ sở được cấp Giấy chứng nhận khi các điều kiện kinh doanh của ít nhất một nhóm sản phẩm được đánh giá “Đạt”. Các nhóm sản phẩm đạt yêu cầu theo quy định sẽ được ghi vào Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 
- Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 ngày kể từ ngày có biên bản thẩm định. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục theo Mẫu số 04 Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và nộp phí thẩm định về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại theo quy định tại điểm c khoản này. 
Thời hạn thẩm định lại tối đa là 10 ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục. Sau 60 ngày cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và kết quả thẩm định trước đó với kết luận “Chờ hoàn thiện” không còn giá trị. 
 Trường hợp kết quả thẩm định lại “Không đạt” hoặc quá thời hạn khắc phục mà cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận. 
- Biên bản thẩm định thực tế tại cơ sở được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, Đoàn thẩm định giữ 01 bản và cơ sở giữ 01 bản. 
đ) Cấp Giấy chứng nhận 
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu số 05a (đối với cơ sở sản xuất), Mẫu số 05b (đối với cơ sở kinh doanh), Mẫu số 05c (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 
2. Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất hoặc bị hỏng 
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại. Trường hợp từ chối cấp lại, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. 
3. Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực. 
 Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. 
4. Trường hợp cơ sở thay đổi tên cơ sở nhưng không thay đổi chủ cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh. 
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp lại hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại. Trường hợp từ chối cấp lại, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. 
 5. Trường hợp cơ sở thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh. 
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp lại hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại. Trường hợp từ chối cấp lại, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. 
6. Trường hợp chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm có tăng về cơ sở kinh doanh, việc điều chỉnh Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm có giảm về cơ sở kinh doanh, việc điều chỉnh Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 4 Điều này. 
7. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc quy định tại khoản 8 và 10 Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ, việc thẩm định điều kiện cơ sở thực hiện theo các quy định đối với ngành, lĩnh vực tương ứng.” 
Chương V
LĨNH VỰC KINH DOANH KHOÁNG SẢN
Điều 14. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương 
“Điều 1. Bổ sung Khoản 11 Điều 9 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế về các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
11. Điều kiện kinh doanh khoáng sản:
a) Là thương nhân theo quy định của Luật Thương mại;
b) Thương nhân chỉ được kinh doanh khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp.
Khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp là khoáng sản có nguồn gốc, xuất xứ thuộc một trong các trường hợp sau:
- Được khai thác hoặc khai thác tận thu từ các mỏ, điểm mỏ, bãi thải trong thời hạn Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực;
- Khoáng sản được nhập khẩu theo Tờ khai hàng hóa nhập khẩu có xác nhận của Hải quan cửa khẩu;
- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại.
c) Đối với khoáng sản xuất khẩu, ngoài việc đáp ứng các quy định tại điểm a và b khoản này còn phải thuộc danh mục chủng loại và đáp ứng các tiêu chuẩn, chất lượng do Bộ Công Thương quy định. Đối với khoáng sản xuất khẩu trong thành phần chứa thori, urani bằng hoặc lớn hơn 0,05% tính theo trọng lượng phải có giấy phép xuất khẩu vật liệu phóng xạ của Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định của Luật Năng lượng nguyên tử.
d) Trường hợp khoáng sản nhập khẩu còn tồn kho do không tiêu thụ hết trong nước muốn tái xuất hoặc khoáng sản cần chuyển ra nước ngoài để phân tích, nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ chế biến và các trường hợp cá biệt khác:
- Thương nhân có văn bản đề nghị xuất khẩu, trong đó nêu rõ mục đích, sự cần thiết, thông tin về nguồn gốc khoáng sản, thông tin về hợp đồng mua bán, công nghệ, chế biến (nếu có), thông tin về hợp tác, nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ chế biến và phương án xử lý đối với sản phẩm khoáng sản sau nghiên cứu, thử nghiệm.
- Căn cứ vào văn bản đề nghị của thương nhân và chính sách đối với từng loại khoáng sản cho từng thời kỳ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản khai thác, chế biến, rà soát, kiểm tra thực tế, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
đ) Thương nhân kinh doanh khoáng sản phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy và chữa cháy.”
Chương VI
LĨNH VỰC KINH DOANH KHÍ
Điều 15. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh khí 
1. Khoản 2 Điều 6 được sửa đổi như sau: 
“2. Đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu kinh doanh khí qua đường ống ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này còn phải có trạm cấp khí đáp ứng các điều kiện về an toàn theo quy định tại Chương IV Nghị định này.”  
2. Điểm b Khoản 1 Điều 8 được sửa đổi như sau: 
“b) Có bồn chứa khí hoặc hợp đồng thuê bồn chứa khí hoặc có chai LPG hoặc hợp đồng thuê chai LPG;” 
3. Khoản 2 Điều 8 được sửa đổi như sau: 
“2. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí qua đường ống ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này còn phải có trạm cấp khí đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn theo quy định tại Chương IV Nghị định này.” 
4. Khoản 5 7 Điều 38 được sửa đổi như sau: 
“5. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán LPG chỉ có chai LPG hoặc thuê chai LPG, ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này phải bổ sung các giấy tờ sau: 
a) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định chai LPG còn hiệu lực;
b) Bản sao Giấy chứng nhận hợp quy đối với chai LPG. 
7. Đối với thương nhân kinh doanh mua bán LNG ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 2, 3 Điều này phải bổ sung tài liệu chứng minh có trạm cấp LNG đáp ứng các quy định về an toàn theo quy định tại Chương IV Nghị định này hoặc trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải đã được cấp Giấy chứng nhận còn hiệu lực.” 
5. Bổ sung khoản 4 Điều 60 như sau: 
“4. Đối với thương nhân phân phối khí, thương nhân là tổng đại lý, đại lý đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện còn hiệu lực theo Nghị định số 19/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 3 năm 2016 về kinh doanh khí thực hiện quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 22 của Nghị định này.” 
Chương VII
LĨNH VỰC KINH DOANH RƯỢU
Điều 16. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu 
1. Điều 4 được sửa đổi như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc quản lý rượu 
1. Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh rượu phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định tại Nghị định này. 
2. Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép; thương nhân bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện; hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất. 
3. Trong quá trình phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy. 
Trong quá trình bán rượu tiêu dùng tại chỗ, thương nhân phải tuân thủ các quy định về phòng cháy và chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.”
2. Điều 5 được sửa đổi như sau:
“Điều 5. Chất lượng và an toàn thực phẩm 
Tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu thực hiện công bố sản phẩm rượu, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại. Thủ tục công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác liên quan.” 
3. Thay thế cụm từ “sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại” tại khoản 1 Điều 6, Điều 10, Điều 17, khoản 23 Điều 32 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP bằng cụm từ “sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại.” 
4. Tên Chương II được sửa đổi như sau: 
“Chương II
KINH DOANH RƯỢU CÓ ĐỘ CỒN TỪ 5,5 ĐỘ TRỞ LÊN”
5. Khoản 4 Điều 11 được sửa đổi như sau: 
“4. Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên (đã bao gồm địa bàn doanh nghiệp đặt trụ sở chính); tại mỗi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán buôn rượu.” 
6. Khoản 4 Điều 12 được sửa đổi như sau: 
“4. Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với ít nhất 01 thương nhân bán lẻ rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán lẻ rượu.” 
7. Khoản 2 Điều 14 được sửa đổi như sau: 
“2. Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng và có đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh.” 
8. Khoản 1 Điều 15 được sửa đổi như sau: 
“1. Được bán rượu do doanh nghiệp sản xuất (trực tiếp hoặc thông qua công ty thành viên, chi nhánh trực thuộc) cho các thương nhân có Giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ và thương nhân mua rượu để xuất khẩu.” 
9. Bổ sung khoản 5 Điều 16 như sau: 
“5. Được mua rượu của hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công để chế biến lại.” 
10. Điểm b Khoản 1 Điều 18 được sửa đổi như sau: 
“b) Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp, trừ trường hợp đối với thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ.”
11. Điểm d Khoản 2 Điều 18 được sửa đổi như sau:  
“d) Trực tiếp bán lẻ rượu tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp phép.” 
12. Điểm d Khoản 3 Điều 18 được sửa đổi như sau: 
“d) Trực tiếp bán lẻ rượu tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp phép.” 
13. Khoản 5 Điều 18 được sửa đổi như sau:
“5. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ: 
a) Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu; 
b) Bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân.” 
14. Khoản 3 Điều 19 được sửa đổi như sau:  
“3. Bản sao Bản công bố sản phẩm rượu hoặc bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc bản sao một trong các giấy chứng nhận sau: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000), Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000).” 
15. Khoản 3 Điều 20 được sửa đổi như sau: 
“3. Bản sao Bản công bố sản phẩm rượu hoặc bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp đối với cơ sở thuộc loại kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.”
16. Khoản 5 Điều 21 được sửa đổi như sau: 
“5. Tài liệu về hệ thống phân phối rượu gồm một trong hai loại sau: 
a) Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu kèm bản sao Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống phân phối rượu; 
 b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.” 
17. Khoản 5 Điều 22 được sửa đổi như sau:
“5. Tài liệu về hệ thống bán buôn rượu gồm một trong hai loại sau: 
a) Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống bán buôn rượu kèm bản sao Giấy phép bán lẻ rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống bán buôn rượu; 
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.” 
18. Điểm c Khoản 1 Điều 25 được sửa đổi như sau: 
“c) Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn;” 
19. Điểm c Khoản 2 Điều 25 được sửa đổi như sau: 
“c) Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu: 
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 
 Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.” 
20. Điểm b Khoản 2 Điều 28 được sửa đổi như sau: 
“b) Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép phân phối rượu, Giấy phép bán buôn rượu, Giấy phép bán lẻ rượu là 05 năm.” 
21. Khoản 5 Điều 29 được sửa đổi như sau:
“5. Đối với Giấy phép bán lẻ rượu: 
Giấy phép được làm thành nhiều bản: 02 bản lưu tại cơ quan cấp phép; 01 bản gửi thương nhân được cấp giấy phép: 01 bản gửi Sở Công Thương; 01 bản gửi Cục Quản lý thị trường; 01 bản gửi thương nhân sản xuất rượu hoặc doanh nghiệp kinh doanh rượu khác có tên trong giấy phép.” 
22. Điểm b Khoản 3 Điều 30 được sửa đổi như sau:
“b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.”
23. Bổ sung Chương IIa vào sau Chương II như sau: 
“Chương IIa
KINH DOANH RƯỢU CÓ ĐỘ CỒN DƯỚI 5,5 ĐỘ
Điều 31a. Điều kiện sản xuất rượu có độ cồn dưới 5,5 độ 
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật. 
2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. 
3. Đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở sản xuất theo Mẫu số 14 Mục II tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có thay đổi nội dung đã đăng ký phải thực hiện đăng ký bổ sung. 
Điều 31b. Điều kiện nhập khẩu rượu có độ cồn dưới 5,5 độ 
1. Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, 2 Điều 31a của Nghị định này. 
2. Rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế; 
3. Đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi thương nhân đặt trụ sở chính trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh theo Mẫu số 14 Mục II tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có thay đổi nội dung đã đăng ký phải thực hiện đăng ký bổ sung. 
Điều 31c. Điều kiện bán rượu có độ cồn dưới 5,5 độ 
1. Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, 2 Điều 31a của Nghị định này. 
2. Đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh theo Mẫu số 14 Mục II tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có thay đổi nội dung đã đăng ký phải thực hiện đăng ký bổ sung. 
Điều 31d. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ 
1. Được nhập khẩu, mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp. 
2. Đảm bảo thời hạn sử dụng của sản phẩm rượu theo công bố của cơ sở sản xuất. 
3. Thực hiện trách nhiệm theo quy định Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định khác của pháp luật. Không phải thực hiện dán tem rượu theo quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu.” 
24. Khoản 1, 3 và 4 Điều 32 được sửa đổi như sau: 
“1. Đối với rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên, trước ngày 20 tháng 01 hằng năm, thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh rượu năm trước của đơn vị mình về cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép theo Mẫu số 08, Mẫu số 09 Mục II tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 
3. Đối với rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên, trước ngày 15 tháng 02 hằng năm, Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, sản xuất rượu thủ công để bán cho các cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại, tình hình bán lẻ rượu năm trước trên địa bàn về Sở Công Thương theo Mẫu số 11 Mục II tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 
4. Đối với rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên trước ngày 28 tháng 02 hằng năm, Sở Công Thương có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình sản xuất rượu, tình hình phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu năm trước trên địa bàn về Bộ Công Thương theo Mẫu số 12 Mục II tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.” 
25. Sửa đổi các Mẫu số 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12 trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu bằng các Mẫu số 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12 Mục II của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 
26. Bổ sung Mẫu số 13 về Giấy đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định định này. 
 Điều 17. Bãi bỏ một số điều, khoản của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu 
1. Bãi bỏ Khoản 1 Điều 3.
2. Bãi bỏ Điều 7.
3. Bãi bỏ khoản 2, 3 và 6 Điều 11.
4. Bãi bỏ khoản 2, 3 và 6 Điều 12.
5. Bãi bỏ khoản 45 Điều 13.
6. Bãi bỏ Khoản 4 Điều 14
7. Bãi bỏ khoản 3, 4 và 7 Điều 21
8. Bãi bỏ khoản 3, 4 và 7 Điều 22
9. Bãi bỏ khoản 5 6 Điều 23.
10. Bãi bỏ Điều 24
Chương VIII
LĨNH VỰC KINH DOANH THUỐC LÁ
 Điều 18. Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá 
1. Bổ sung khoản 7 và 8 vào Điều 4 như sau: 
“7. Trong quá trình mua bán, chế biến nguyên liệu thuốc lá, kinh doanh sản phẩm thuốc lá, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, phòng cháy và chữa cháy. 
8. Trong quá trình đầu tư trồng cây thuốc lá, tổ chức tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.” 
2. Khoản 2 Điều 12 được sửa đổi như sau: 
“2. Có dây chuyền máy móc thiết bị chuyên ngành đồng bộ tách cọng thuốc lá hoặc chế biến ra thuốc lá sợi, thuốc lá tấm và các nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất ra các sản phẩm thuốc lá.” 
3. Khoản 4 Điều 13 được sửa đổi như sau: 
“4. Bảng kê danh mục máy móc, thiết bị chuyên ngành đồng bộ của công đoạn chế biến nguyên liệu thuốc lá.” 
 Điều 19. Bãi bỏ một số điều, khoản của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá
1. Bãi bỏ khoản 4 Điều 7.
2. Bãi bỏ Khoản 5 Điều 9.
3. Bãi bỏ khoản 3, 4 và 5 Điều 12.
4. Bãi bỏ khoản 8 và 9 Điều 13.
5. Bãi bỏ khoản 4, 5 và 6 Điều 17.
6. Bãi bỏ khoản 89 Điều 18.
7. Bãi bỏ Khoản 4 Điều 20.
8. Bãi bỏ điểm h khoản 1điểm h khoản 2 Điều 26
Chương IX
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp
Quy định chuyển tiếp đối với khoản 2 Điều 1 Nghị định này như sau: 
1. Kết quả kiểm tra, thử nghiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đạt yêu cầu đối với kiểu loại ô tô đã nhập khẩu vào Việt Nam được thực hiện theo quy định của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP tiếp tục được sử dụng làm căn cứ để đánh giá kiểu loại xe theo quy định. Việc đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại cơ sở sản xuất ô tô phải được thực hiện chậm nhất trong vòng 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực. 
2. Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết Điều này.
Điều 21. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện 
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 3 năm 2020, trừ quy định tại khoản 2 và 3 Điều này. 
 2, Các quy định về sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô tại Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. 
3. Các quy định về kinh doanh rượu tại Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. 
4. Bãi bỏ cụm từ “danh nghĩa Quốc gia Việt Nam” tại điểm đ khoản 6 và nội dung “Việc tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài với danh nghĩa Quốc gia Việt Nam phải đạt được tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Công Thương” tại khoản 12 Điều 29; bãi bỏ cụm từ “Văn bản thỏa thuận/Hợp đồng gửi kèm” tại số thứ tự 11 Mẫu số 01, số thứ tự 9 Mẫu số 02 và bãi bỏ cụm từ “việc sử dụng danh nghĩa Quốc gia Việt Nam” tại số thứ tự 1 Mẫu số 10 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại”. 
5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, CN (2b).

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

Phụ lục

(Ban hành kèm theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP

ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ)

------------------------

I. LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM

Mẫu số 01a

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Mẫu số 01b

Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 

Mẫu số 02a

Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sản xuất)

Mẫu số 02b

Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với cơ sở kinh doanh)

Mẫu số 03a

Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sản xuất)

Mẫu số 03b

Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở kinh doanh)

Mẫu số 04

Báo cáo kết quả khắc phục

Mẫu số 05a

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sản xuất)

Mẫu số 05b

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở kinh doanh)

Mẫu số 05c

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh)

II. LĨNH VỰC KINH DOANH RƯỢU 

Mẫu số 01

Đơn đề nghị cấp giấy phép

Mẫu số 02

Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép

Mẫu số 03

Đơn đề nghị cấp lại giấy phép

Mẫu số 04

Đăng ký sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại

Mẫu số 05

Giấy phép

Mẫu số 06

Giấy phép (cấp sửa đổi, bổ sung lần thứ...)

Mẫu số 07

Giấy phép (cấp lại lần thứ...)

Mẫu số 08

Báo cáo tình hình sản xuất rượu năm...

Mẫu số 09

Báo cáo tình hình phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu năm...

Mẫu số 10

Báo cáo tình hình sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu trên địa bàn năm...

Mẫu số 11

Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh rượu trên địa bàn năm...

Mẫu số 12

Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh năm...

Mẫu số 13

Giấy đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Mẫu số 14

Giấy đăng ký kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ

III. LĨNH VỰC SẢN XUẤT, LẮP RÁP, NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO HÀNH, BẢO DƯỠNG Ô TÔ 

Mẫu số 15

Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô

Mẫu số 01a

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------

Địa danh, ngày .... tháng .... năm 20..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

---------------------

 

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền cấp) ..............

 

Cơ sở sản xuất, kinh doanh (tên giao dịch hợp pháp): ................

Địa điểm tại: ......................................

Điện thoại: ........................... Fax: ...................

Ngành nghề sản xuất, kinh doanh (tên sản phẩm): ..................

Nay nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho:

- Cơ sở sản xuất

o

- Cơ sở kinh doanh1,2

o

- Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh

o

- Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm

o

(tên cơ sở) .......................................................

Chúng tôi cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm cho cơ sở trên và chịu hoàn toàn trách nhiệm về những vi phạm theo quy định của pháp luật.

Trân trọng cảm ơn./.

 

Hồ sơ gửi kèm gồm:

-

-

-

-

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

(1) : Đối với Chuỗi kinh doanh thực phẩm kèm theo danh sách cơ sở kinh doanh thuộc chuỗi

(2) : Danh sách nhóm sản phẩm

 
 
 

DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ KINH DOANH THUỘC CHUỖI

(Kèm theo mẫu đơn đề nghị đối với chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm)

 

STT

Tên cơ sở thuộc chuỗi

Địa chỉ

Thời hạn GCN

Ghi chú

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

DANH SÁCH NHÓM SẢN PHẨM

(Kèm theo mẫu đơn đối với chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm

và cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp)

 

STT

Tên nhóm sản phẩm

Nhóm sản phẩm kinh doanh đề nghị cấp Giấy chứng nhận

I

Các nhóm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế

1

Nước uống đóng chai

 

2

Nước khoáng thiên nhiên

 

3

Thực phẩm chức năng

 

4

Các vi chất bổ sung vào thực phẩm và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng

 

5

Phụ gia thực phẩm

 

6

Hương liệu thực phẩm

 

7

Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

 

8

Đá thực phẩm (Nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm)

 

9

Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

II

Các nhóm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1

Ngũ cốc

 

2

Thịt và các sản phẩm từ thịt

 

3

Thủy sản và sản phẩm thủy sản (bao gồm các loài lưỡng cư)

 

4

Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả

 

5

Trứng và các sản phẩm từ trứng

 

6

Sữa tươi nguyên liệu

 

7

Mật ong và các sản phẩm từ mật ong

 

8

Thực phẩm biến đổi gen

 

9

Muối

 

10

Gia vị

 

11

Đường

 

12

Chè

 

13

Cà phê

 

14

Ca cao

 

15

Hạt tiêu

 

16

Điều

 

17

Nông sản thực phẩm khác

 

18

Nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

III

Các nhóm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương

1

Bia

 

2

Rượu, Cồn và đồ uống có cồn

 

3

Nước giải khát

 

4

Sữa chế biến

 

5

Dầu thực vật

 

6

Bột, tinh bột

 

7

Bánh, mứt, kẹo

 

 
 
 

Mẫu số 01b

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------

Địa danh, ngày ... tháng ... năm 20 ...

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

-----------------

 

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền cấp) ...........

 

Tên cơ sở ........................ đề nghị quý cơ quan cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điền kiện an toàn thực phẩm, cụ thể như sau: 

Giấy chứng nhận cũ đã được cấp số ...... ngày cấp ............ 

Lý do xin cấp lại Giấy chứng nhận (ghi cụ thể trường hợp xin cấp lại theo quy định tại các khoản 2 Điều 12 của Nghị định này):..... 

Đề nghị quý cơ quan xem xét chấp thuận./. 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu) 

 
 
 

Mẫu số 02a 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------

 

 

BẢN THUYẾT MINH

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sản xuất) 

---------------------

 

I. THÔNG TIN CHUNG

- Đại diện cơ sở: ............................................................................................................................

- Địa chỉ văn phòng: ......................................................................................................................

- Địa chỉ cơ sở sản xuất: .......... ....................................................................................................

- Địa chỉ kho (nếu địa chỉ khác): .....

- Điện thoại: ...................................................... Fax .....................................................................

- Mặt hàng sản xuất: .....................................................................................................................

- Công suất thiết kế: ......................................................................................................................

- Tổng số công nhân viên: ............................................................................................................

- Tổng số công nhân viên trực tiếp sản xuất: ................................................................................

- Tổng số công nhân viên đã được xác nhận kiến thức/ tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm: ................

- Tổng số công nhân viên đã khám sức khỏe định kỳ theo quy định: ............................................

II. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ

1. Cơ sở vật chất

- Diện tích mặt bằng sản xuất ........m2

- Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất: .......................................................................................................

- Kết cấu nhà xưởng: . ........................................................................................................................

- Nguồn nước phục vụ sản xuất đạt TCCL: ........................................................................................

- Hệ thống vệ sinh nhà xưởng: ...........................................................................................................

2. Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất 

TT

Tên trang, thiết bị

Số lượng

Thực trạng hoạt động của trang thiết bị, dụng cụ

Ghi chú

Tốt

Trung bình

Kém

I

Trang thiết bị, dụng cụ hiện có

1

Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất 

 

 

 

 

 

2

Dụng cụ bao gói sản phẩm

 

 

 

 

 

3

Trang thiết bị vận chuyển sản phẩm

 

 

 

 

 

4

Thiết bị bảo quản thực phẩm

 

 

 

 

 

5

Thiết bị khử trùng, thanh trùng

 

 

 

 

 

6

Thiết bị vệ sinh cơ sở, dụng cụ

 

 

 

 

 

7

Thiết bị giám sát

 

 

 

 

 

8

Phương tiện rửa và khử trùng tay

 

 

 

 

 

9

Dụng cụ lưu mẫu và bảo quản mẫu

 

 

 

 

 

10

Phương tiện, thiết bị phòng chống côn trùng, động vật gây hại

 

 

 

 

 

11

Trang phục vệ sinh khi tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu, thực phẩm

 

 

 

 

 

II

Trang thiết bị, dụng cụ dự kiến bổ sung 

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG 

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của cơ sở đã đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm để sản xuất thực phẩm theo quy định chưa? 

Trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm theo quy định, cơ sở cam kết sẽ bổ sung và hoàn thiện những trang thiết bị (đã nêu tại mục II của Bảng kê trên); ghi cụ thể thời gian hoàn thiện. 

Cam kết của cơ sở: 

1. Cam đoan các thông tin nêu trong bản thuyết minh là đúng sự thật và chịu trách nhiệm hoàn toàn về những thông tin đã đăng ký. 

2. Cam kết: Chấp hành nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm theo quy định./. 

 

Địa danh, ngày ... tháng ... năm 20...

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

 

 
 
 

Mẫu số 02b

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

 

 

BẢN THUYẾT MINH

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với cơ sở kinh doanh) 

----------------

 

I. THÔNG TIN CHUNG

- Đại diện cơ sở: ........................................................................................................................

- Địa chỉ văn phòng: ...................................................................................................................

- Địa chỉ cơ sở kinh doanh: ........................................................................................................

- Điện thoại: .......................................................... Fax .............................................................

- Loại thực phẩm kinh doanh: ........................... ........................................................................

- Tổng số công nhân viên: .......... ..............................................................................................

- Tổng số công nhân viên trực tiếp kinh doanh: ... .....................................................................

- Tổng số công nhân viên đã được xác nhận kiến thức/tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm: ...........

- Tổng số công nhân viên đã khám sức khỏe định kỳ theo quy định: ...... ...................................................

- Tiêu chuẩn cơ sở về bảo đảm an toàn thực phẩm (đối với chuỗi kinh doanh thực phẩm:.......................... ...............................................................................................................

II. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ

1. Cơ sở vật chất

- Diện tích mặt bằng kinh doanh ........m2

- Sơ đồ bố trí mặt bằng kinh doanh: ........................................................................................

- Nguồn nước phục vụ kinh doanh đạt TCCL: .......... ..............................................................

- Hệ thống vệ sinh và vệ sinh cá nhân: ..... ..............................................................................

2. Trang thiết bị, dụng cụ kinh doanh 

TT

Tên trang, thiết bị

Số lượng

Thực trạng hoạt động của trang thiết bị

Ghi chú

Tốt

Trung bình

Kém

I

Trang thiết bị, dụng cụ kinh doanh hiện có

1

Trang thiết bị, dụng cụ bảo quản sản phẩm 

 

 

 

 

 

2

Thiết bị, dụng cụ trưng bày sản phẩm

 

 

 

 

 

3

Trang thiết bị, dụng cụ vận chuyển sản phẩm

 

 

 

 

 

4

Dụng cụ rửa và sát trùng tay 

 

 

 

 

 

5

Thiết bị vệ sinh cơ sở, dụng cụ 

 

 

 

 

 

6

Trang bị bảo hộ

 

 

 

 

 

7

Dụng cụ, phương tiện phòng chống côn trùng, động vật gây hại

 

 

 

 

 

8

Dụng cụ, thiết bị giám sát

 

 

 

 

 

II

Trang, thiết bị dự kiến bổ sung 

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG 

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của cơ sở đã đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm để kinh doanh thực phẩm theo quy định chưa? 

Trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm theo quy định, cơ sở cam kết sẽ bổ sung và hoàn thiện những trang thiết bị (đã nêu tại mục II của Bảng kê trên); ghi cụ thể thời gian hoàn thiện. 

Cam kết của cơ sở: 

1. Cam đoan các thông tin nêu trong bản thuyết minh là đúng sự thật và chịu trách nhiệm hoàn toàn về những thông tin đã đăng ký. 

2. Cam kết: Chấp hành nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm theo quy định./. 

 

Địa danh, ngày ... tháng ... năm 20...

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

 

 
 
 

Mẫu số 03a 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Địa danh, ngày ... tháng ... năm 20...

 

 

BIÊN BẢN

Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm 

-------------------

 

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; 

Căn cứ Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương. 

Thực hiện theo Quyết định số... ngày ... tháng ... năm ....

Đoàn thẩm định gồm có:

1................................................................................................................... Trưởng đoàn

2................................................................................................................... Thành viên

3................................................................................................................... Thành viên

4................................................................................................................... Thành viên 

5................................................................................................................... Thư ký

Tiến hành kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở, đánh giá việc thực hiện những quy định về cơ sở sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại: 

- Cơ sở: ..................................................................................................................................

- Đại diện cơ sở: .....................................................................................................................

- Chủ cơ sở: . ..........................................................................................................................

- Địa chỉ văn phòng: ................................................................................................................

- Địa chỉ cơ sở sản xuất: .........................................................................................................

- Địa chỉ kho (nếu địa chỉ khác): ..............................................................................................

- Điện thoại ................................................................ Fax .....................................................

- Mặt hàng sản xuất: ..............................................................................................................

- Công suất thiết kế:  .............................................................................................................

- Hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm số: .........................................................................

- Diện tích mặt bằng: .. ...........................................................................................................

- Tổng số công nhân viên:........................ Trong đó: Trực tiếp .............. Gián tiếp ................

I. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM 

TT

Nội dung

Mức độ kiểm tra (A/B)

Đánh giá

Ghi chú

Đạt

Không đạt

I. Điều kiện về địa điểm, cơ sở 

1

Địa điểm cơ sở

B

 

 

 

2

Môi trường cơ sở

B

 

 

 

3

Thiết kế, bố trí và kết cấu nhà xưởng 

 

 

 

 

 

- Kho nguyên liệu 

A

 

 

 

 

- Kho bao bì

A

 

 

 

 

- Kho sản phẩm

A

 

 

 

 

- Khu vực sản xuất

A

 

 

 

 

- Khu vực đóng gói

A

 

 

 

 

- Khu vực rửa tay

A

 

 

 

 

- Phòng thay đồ bảo hộ 

B

 

 

 

 

- Nhà vệ sinh

B

 

 

 

4

Nguồn nước sản xuất, vệ sinh 

A

 

 

 

5

Hệ thống chiếu sáng

B

 

 

 

6

Hệ thống thu gom, xử lý rác thải 

B

 

 

 

7

Hệ thống thoát nước thải

B

 

 

 

II. Điều kiện về trang thiết bị dụng cụ 

1

Thiết bị, dụng cụ sản xuất 

A

 

 

 

2

Thiết bị, dụng cụ bao gói sản phẩm

A

 

 

 

3

Trang thiết bị vận chuyển sản phẩm 

A

 

 

 

4

Thiết bị vệ sinh cơ sở, dụng cụ

B

 

 

 

5

Thiết bị giám sát 

B

 

 

 

6

Phương tiện rửa và khử trùng tay

A

 

 

 

7

Dụng cụ lưu mẫu và bảo quản mẫu

A

 

 

 

8

Phương tiện, thiết bị phòng chống côn trùng, động vật gây hại

A

 

 

 

III. Điều kiện về con người

1

Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm

A

 

 

 

2

Giấy xác nhận đủ sức khỏe

A

 

 

 

 

II. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

1. Nhận xét

a) Điều kiện về địa điểm, cơ sở: 

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

b) Điều kiện trang thiết bị dụng cụ: 

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

c) Điều kiện con người: 

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

2. Kiến nghị: 

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

3. Kết luận: 

(Cơ sở “Đạt” khi 100% các tiêu chí mức độ A và ≥ 60% các tiêu chí mức độ B được đánh giá đạt; cơ sở “Chờ hoàn thiện” khi 100% các tiêu chí mức độ A và từ 40% tới < 60% các tiêu chí mức độ B được đánh giá đạt; cơ sở “Không đạt” khi có 1 tiêu chí mức độ A hoặc ≥ 60% các tiêu chí mức độ B đánh giá không đạt). 

Kết quả thẩm định cơ sở:

Đạt            󠅒󠅒

Không đạt 󠅒󠅒

Biên bản kết thúc lúc: ...... giờ ....... phút, ngày ... tháng ... năm ........ và lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau. 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký, ghi rõ họ tên)

TRƯỞNG ĐOÀN THẨM ĐỊNH

(Ký, ghi rõ họ tên)

 
 
 
 

Mẫu số 03b 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

Địa danh, ngày ... tháng ... năm 20...

 

 

BIÊN BẢN

Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm

------------------

 

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010; 

Căn cứ Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; 

Căn cứ Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương. 

Thực hiện theo Quyết định số... ngày ... tháng ... năm ...

Đoàn thẩm định gồm có: 

1. ................................................................................................................... Trưởng đoàn

2. ................................................................................................................... Thành viên

3. ................................................................................................................... Thành viên

4. ................................................................................................................... Thành viên 

5. ................................................................................................................... Thư ký

Tiến hành kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở, đánh giá việc thực hiện những quy định về cơ sở sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại: 

- Cơ sở: .....................................................................................................................................

- Đại diện cơ sở: .............. ........................................................................................................

- Chủ cơ sở:................ .............................................................................................................

- Địa chỉ văn phòng: .................... ............................................................................................

- Địa chỉ cơ sở kinh doanh: ............. ........................................................................................

- Điện thoại . ....................................................................... Fax .............................................

- Mặt hàng kinh doanh: ................ ...........................................................................................

- Hồ sơ tự công bố chất lượng hàng hóa số (nếu có): ............................................................

- Diện tích mặt bằng: ............................................. Diện tích kho: ..........................................

- Tổng số công nhân viên:...................... Trong đó: Trực tiếp ............... Gián tiếp .................

I. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM 

TT

Nội dung

Mức độ kiểm tra (A/B)

Đánh giá

Ghi chú

Đạt

Không đạt

I. Điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất

1

Địa điểm cơ sở

B

 

 

 

2

Môi trường cơ sở

B

 

 

 

3

Thiết kế, bố trí, kết cấu các khu vực cơ sở 

A

 

 

 

 

- Kho sản phẩm 

A

 

 

 

 

- Khu trưng bày sản phẩm

A

 

 

 

4

- Khu vực rửa tay 

A

 

 

 

 

- Phòng thay đồ bảo hộ 

B

 

 

 

 

- Nhà vệ sinh

B

 

 

 

5

Nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm kinh doanh 

A

 

 

 

6

Nguồn nước dùng để vệ sinh dụng cụ đối với sản phẩm bao gói đơn giản, không bao gói

A

 

 

 

7

Hệ thống nước đá bảo quản (nếu sử dụng)

B

 

 

 

8

Hệ thống thu gom, xử lý rác thải

B

 

 

 

9

Hệ thống thoát nước thải

B

 

 

 

II. Điều kiện về trang thiết bị dụng cụ 

1

Trang thiết bị, dụng cụ bảo quản sản phẩm

A

 

 

 

2

Trang thiết bị, dụng cụ trưng bày sản phẩm

A

 

 

 

3

Trang thiết bị, dụng cụ vận chuyển sản phẩm 

A

 

 

 

4

Dụng cụ rửa và sát trùng tay

B

 

 

 

5

Thiết bị vệ sinh cơ sở, dụng cụ (nếu sử dụng)

B

 

 

 

6

Trang bị bảo hộ (nếu sử dụng) 

B

 

 

 

7

Dụng cụ, phương tiện phòng chống côn trùng, động vật gây hại

B

 

 

 

8

Dụng cụ, thiết bị giám sát

B

 

 

 

III. Điều kiện về con người 

1

Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm

A

 

 

 

2

Giấy xác nhận đủ sức khỏe 

A

 

 

 

 

 

II. BẢNG ĐÁNH GIÁ THEO NHÓM SẢN PHẨM 

STT

Tên nhóm sản phẩm

Đánh giá

Ghi chú

Đạt

Chờ hoàn thiện

Không đạt

I

Các nhóm sản phẩm do Bộ Y tế quản lý

1

Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm)

 

 

 

 

2

Thực phẩm chức năng

 

 

 

 

3

Các vi chất bổ sung vào thực phẩm 

 

 

 

 

4

Phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm 

 

 

 

 

5

Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

 

 

 

II

Các nhóm sản phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

1

Ngũ cốc 

 

 

 

 

2

Thịt và các sản phẩm từ thịt

 

 

 

 

3

Thủy sản và sản phẩm thủy sản (bao gồm các loài lưỡng cư)

 

 

 

 

4

Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả 

 

 

 

 

5

Trứng và các sản phẩm từ trứng

 

 

 

 

6

Sữa tươi nguyên liệu 

 

 

 

 

7

Mật ong và các sản phẩm từ mật ong

 

 

 

 

8

Thực phẩm biến đổi gen 

 

 

 

 

9

Muối

 

 

 

 

10

Gia vị

 

 

 

 

11

Đường 

 

 

 

 

12

Chè

 

 

 

 

13

Cà phê

 

 

 

 

14

Cacao 

 

 

 

 

15

Hạt tiêu 

 

 

 

 

16

Điều

 

 

 

 

17

Nông sản thực phẩm khác 

 

 

 

 

18

Nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

 

 

 

III

Các nhóm sản phẩm do Bộ Công Thương quản lý

 

 

 

 

1

Bia

 

 

 

 

2

Rượu, cồn và đồ uống có cồn

 

 

 

 

3

Nước giải khát

 

 

 

 

4

Sữa chế biến 

 

 

 

 

5

Dầu thực vật

 

 

 

 

6

Bột, tinh bột

 

 

 

 

7

Bánh, mứt, kẹo 

 

 

 

 

 

 

III. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

1. Nhận xét (ghi cụ thể lý do những mục “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện”)

a) Điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất: 

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

b) Điều kiện trang thiết bị dụng cụ: 

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

c) Điều kiện con người: 

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

2. Kiến nghị: 

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

3. Kết luận: (cơ sở “Đạt” khi 100% các tiêu chí mức độ A và ≥ 60% các tiêu chí mức độ B được đánh giá đạt; cơ sở “Chờ hoàn thiện” khi 100% các tiêu chí mức độ A và từ 40% tới < 60% các tiêu chí mức độ B được đánh giá đạt; cơ sở “Không đạt” khi có 1 tiêu chí mức độ A hoặc ≥ 60% các tiêu chí mức độ B đánh giá không đạt). 

Kết quả thẩm định cơ sở:

Đạt                     󠅒󠅒

Không đạt          󠅒󠅒

Chờ hoàn thiện  󠅒󠅒

Biên bản kết thúc lúc: ... giờ ... phút, ngày ... tháng ... năm .... và lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau. 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký, ghi rõ họ tên)

TRƯỞNG ĐOÀN THẨM ĐỊNH

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

Mẫu số 04 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------

Địa danh, ngày ... tháng ... năm ...

 

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẮC PHỤC

--------------

 

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền cấp)....

 

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên cơ sở: .....................................................................................................................

2. Địa chỉ cơ sở: .............. .................................................................................................

3. Số điện thoại: ...................................... Fax: ...................... Email: ................................

II. TÓM TẮT KẾT QUẢ KHẮC PHỤC 

TT

Lỗi theo kết luận kiểm tra ngày ... tháng ... năm .... của.......

Nguyên nhân sai lỗi

Biện pháp khắc phục

Kết quả

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đề nghị cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và làm thủ tục để cơ sở chúng tôi được Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm./. 

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

 

 
 
 

Mẫu số 05a 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

 

BỘ CÔNG THƯƠNG/SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH (THÀNH PHỐ)

Chứng nhận

 

Cơ sở: ....................................................................................................................................

Loại hình sản xuất: (1)........... ................................................................................................

Chủ cơ sở: ................................................. ...........................................................................

Địa chỉ sản xuất: ........... ........................................................................................................

Điện thoại: ............................................................ Fax: ........................................................

 

ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM THEO QUY ĐỊNH

 

Địa danh, ngày ... tháng ... năm ...

BỘ TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

Số cấp: ............./GCNATTP-BCT/SCT

Giấy chứng nhận có hiệu lực đến

ngày....tháng.....năm 20... 

 

(1): Ghi cụ thể tên loại thực phẩm sản xuất 

 

 

 
 

Mẫu 05b 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM 

 

BỘ CÔNG THƯƠNG/SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH (THÀNH PHỐ)

Chứng nhận

 

Cơ sở:......................................................................................................................................

Loại hình kinh doanh(1).................... ........................................................................................

Chủ cơ sở:............ ..................................................................................................................

Địa chỉ kinh doanh.............. ....................................................................................................

Điện thoại: ......................................................... Fax: .............................................................

 

ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM THEO QUY ĐỊNH

(Đối với các cơ sở kinh doanh thuộc chuỗi(2) và nhóm sản phẩm(3) trong danh mục kèm theo) 

 

Địa danh, ngày ...... tháng.......năm..

BỘ TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Số cấp:................./GCNATTP-BCT/SCT

Giấy chứng nhận có hiệu lực đến

ngày........tháng........năm 20..... 

 

(1): Ghi cụ thể tên nhóm sản phẩm thực phẩm kinh doanh

(2): Ghi cụ thể danh sách các cơ sở kinh doanh thuộc chuỗi đánh giá “Đạt” theo Biên bản thẩm định kinh doanh tại Mẫu 03b.

(3): Ghi cụ thể các nhóm sản phẩm đánh giá “Đạt” theo Biên bản thẩm định kinh doanh tại Mẫu 03b. 

 

 

 

DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ KINH DOANH THUỘC CHUỖI

(Kèm theo Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm số........../GCNATTP-BCT/SCT ngày.........tháng.......năm 20...) 

 

STT

Tên cơ sở thuộc chuỗi

Địa chỉ

Thời hạn GCN

Ghi chú

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

DANH SÁCH NHÓM SẢN PHẨM

(Kèm theo Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm số.........../GCNATTP-BCT/SCT ngày.........tháng.....năm 20...)

 

STT

Tên nhóm sản phẩm

Ghi chú

I

Các nhóm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế 

1

 

 

2

 

 

3

 

 

II

Các nhóm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 

1

 

 

2

 

 

3

 

 

III

Các nhóm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương 

1

 

 

2

 

 

3

 

 

 
 
 
 

Mẫu số 05c 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

 

BỘ CÔNG THƯƠNG/SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH (THÀNH PHỐ)

Chứng nhận

 

Cơ sở: ......................................................................................................................................

Loại hình sản xuất, kinh doanh(1): ............................................................................................

Chủ cơ sở: ...............................................................................................................................

Địa chỉ sản xuất, kinh doanh: ...................................................................................................

Điện thoại: .................................................................. Fax: .....................................................

 

ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM THEO QUY ĐỊNH

(Các nhóm sản phẩm kinh doanh trong danh mục(2) kèm theo)

 

Địa danh, ngày ... tháng ... năm ...

BỘ TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Số cấp: ............/GCNATTP-BCT/SCT 

Giấy chứng nhận có hiệu lực đến

ngày ...... tháng.....năm 20 ... 

 

(1): Ghi cụ thể tên thực phẩm sản xuất, nhóm sản phẩm thực phẩm kinh doanh

(2): Ghi cụ thể các nhóm sản phẩm đánh giá “Đạt” theo Biên bản thẩm định kinh doanh tại Mẫu 03b

Mẫu số 01 

 

TÊN THƯƠNG NHÂN

----------------

Số: ......../.........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

....., ngày ....... tháng ........ năm ..... 

 

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

................ (1) ............................

---------------

 

Kính gửi: .................... (2) ...........................

 

Tên thương nhân: ..................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ............................. Điện thoại: ..................... Fax: .................................

Địa điểm sản xuất/kinh doanh: ...............................................................................................

Điện thoại:........................................................ Fax: .............................................................. 

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương)/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số .......... do....................... cấp ngày........ tháng ....... năm 

Đề nghị...... (2) .... xem xét cấp Giấy phép................. (1) ............, cụ thể là:

(Tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh rượu, thương nhân thực hiện theo một trong các đề nghị dưới đây): 

Được phép sản xuất rượu như sau:

Sản xuất các loại rượu: ....................................................... (3) .............................................

Quy mô sản xuất sản phẩm rượu: ....................................... (4) ............................................

Được phép tổ chức phân phối rượu như sau: 

Được phép mua các loại rượu của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, nhà cung cấp rượu nước ngoài sau: .................................................. (5) ............................................

Được phép tổ chức hệ thống phân phối rượu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau: 
.....................................................................................................................................................

Được phép bán lẻ rượu, tại các địa điểm sau: .......................................................................

Được phép tổ chức bán buôn rượu như sau

Được phép mua các loại rượu của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu sau: 

....................................................................... (5) .............................................................................

..........................................................................................................................................................

Được phép tổ chức hệ thống bán buôn rượu tại tỉnh, thành phố: ...................................................

..........................................................................................................................................................

Được phép bán lẻ rượu tại các địa điểm: ........................................................................................

Được phép tổ chức bán lẻ rượu như sau: 

Được phép mua các loại rượu của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu sau: 

....................................................................... (5) .............................................................................

..........................................................................................................................................................

Được phép bán lẻ rượu tại các địa điểm: ........................................................................................

.......... (6) ................... xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu, Nghị định số ..../2020/NĐ-CP ngày...tháng.... năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và những quy định của pháp luật có liên quan. Nếu sai, xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)

 

 

Chú thích: 

(1) : Loại giấy phép: Sản xuất rượu công nghiệp/sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu

(2) : Cơ quan cấp phép: Bộ Công Thương/Sở Công Thương/ Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng. 

(3) : Ghi cụ thể từng loại sản phẩm rượu như: Rượu vang, rượu vodka, rượu trái cây...

(4) : Ghi công suất thiết kế, đối với sản xuất rượu thủ công thì ghi sản lượng dự kiến sản xuất (lít/năm).

(5) : Ghi rõ tên, địa chỉ.

(6) : Tên thương nhân xin cấp giấy phép. 

Mẫu số 02 

 

TÊN THƯƠNG NHÂN

----------------

Số:        /      

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

....., ngày ....... tháng ........ năm ..... 

 

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép ... (1)...

--------------

 

Kính gửi: ............... (2) .................

 

Tên thương nhân: ....................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ........................................Điện thoại: ............ Fax:.................................

Địa điểm sản xuất/kinh doanh:.............. .................................................................................

Điện thoại: ............................................................ Fax: ........................................................

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương)/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số ....... ..., do ................... cấp ngày ..... tháng......... năm.....

Giấy phép.......... (1) ............ đã được cấp số... do ...... cấp ngày ... tháng ... năm ... 

Giấy phép .............. (1) ............. đã được cấp sửa đổi, bổ sung/cấp lại (nếu có) số .... do ....... cấp ngày...... tháng ...... năm

................ (3) .......... đề nghị ............. (2) ...........xem xét cấp sửa đổi (hoặc bổ sung) Giấy phép........... (1) .........., với lý do cụ thể như sau: 

1. Sửa đổi:

Thông tin cũ: ...........................................................................................................................

Thông tin mới: ..................................................... (4) .............................................................

2. Bổ sung: ........................................................... (4) ............................................................

............ (3) ........ xin cam đoan lý do trên hoàn toàn xác thực và thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu, Nghị định số ..../2020/NĐ-CP ngày...tháng.... năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và những quy định của pháp luật có liên quan. Nếu sai, xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)) 

 

 

Chú thích: 

(1) : Loại giấy phép: Sản xuất rượu công nghiệp/sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh/phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu.

(2) : Cơ quan cấp phép: Bộ Công Thương/Sở Công Thương/ Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng.

(3) : Tên thương nhân xin cấp giấy phép.

(4) : Nội dung sửa đổi, bổ sung. 

Mẫu số 03

 

TÊN THƯƠNG NHÂN

----------------

Số:        /      

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

....., ngày ....... tháng ........ năm ..... 

 

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp lại giấy phép .............. (1) ........

(Trong trường hợp giấy phép bị mất, bị hỏng) 

------------------

 

Kính gửi:........................ (2) ....................

 

Tên thương nhân: .................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ................................ Điện thoại: ......................... Fax:.........................

Địa điểm sản xuất/kinh doanh: ........................... Điện thoại: ................... Fax: ..................

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương)/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số ...... do ....... cấp ngày ... tháng... năm ...; 

Giấy phép ........ (1) ........ đã được cấp số.... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ... 

Giấy phép........ (1) .........đã được cấp sửa đổi, bổ sung/cấp lại (nếu có) số ....... do ....... cấp ngày...... tháng ...... năm ........... 

................. (3) ........ đề nghị ........... (2) ....... xem xét cấp lại Giấy phép........... (1) .........., với lý do cụ thể như sau:........(4) 

.......... (3) ......... xin cam đoan lý do trình bày trên hoàn toàn xác thực và thực | hiện đúng các quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu, Nghị định số ..../2020/NĐ-CP ngày ... tháng .... năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và những quy định của pháp luật có liên quan. Nếu sai, xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có) 

 

 

Chú thích:

(1) : Loại giấy phép: Sản xuất rượu công nghiệp/sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh phân phối rượu/bán buôn rượu/ bán lẻ rượu. 

(2) : Cơ quan cấp phép: Bộ Công Thương/Sở Công Thương/Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng.

(3) : Tên thương nhân xin cấp giấy phép. 

(4) : Lý do xin cấp lại.

Mẫu số 04 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

....., ngày ... tháng ... năm ......

 

 

GIẤY ĐĂNG KÝ

Sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại 

--------------

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã............................................

 

Tên tổ chức, cá nhân: ............................................................................................................

Địa chỉ: ............................................................ Điện thoại:....................................................

Hợp đồng mua bán số ....... ngày..... tháng....... năm ...... với doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp: ........... (1) ............ 

Đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp như sau: 

- Loại rượu: .................. (2) ......................................................................................................

- Quy mô sản xuất: ........ (3) ....................................................................................................

............... (4) ........ xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu, Nghị định số ..../2020/NĐ-CP ngày ... tháng .... năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và những quy định của pháp luật có liên quan. Nếu sai, xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. 

 

CHỦ CƠ SỞ SẢN XUẤT

 (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có) 

 

 

Chú thích:

(1) : Tên doanh nghiệp mua rượu thủ công để chế biến lại. 

(2) : Ghi cụ thể loại sản phẩm rượu đăng ký sản xuất.

(3) : Ghi sản lượng dự kiến, sản xuất (lít/năm). 

(4) : Tên tổ chức, cá nhân đăng ký sản xuất rượu thủ công. 

Mẫu số 05

 

TÊN CƠ QUAN CẤP PHÉP

----------------

Số:        /      

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

Hà Nội, ngày ....... tháng ........ năm ..... 

 

 

 

GIẤY PHÉP .......... (1) .......

---------------

 

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG/GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG/TRƯỞNG PHÒNG KINH TẾ KINH TẾ VÀ HẠ TẦNG)

 

Căn cứ ........................ (2) .................................................................

Căn cứ Nghị định số ....../2017/NĐ-CP ngày ..... tháng ...... năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu; 

Căn cứ Nghị định số ..../2020/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, 

Xét Đơn đề nghị cấp Giấy phép ...... (1) ..... số... ngày ... tháng ... năm ... của...... (3) .....

Theo đề nghị của ............. (4) ..............................................................

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Cấp phép .................................... (1) ..............................................

Cho phép: ............................................................................. (3) ..................

Trụ sở tại: ................................. Điện thoại: ............Fax:.............

Địa điểm sản xuất/kinh doanh (nếu có): ............ Điện thoại: ............ Fax: ...............

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương)/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số....do .......cấp ngày...tháng.... năm .....

(Tùy vào loại giấy phép mà thương nhân đề nghị cấp, cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện một trong các nội dung dưới đây): 

Được phép sản xuất rượu như sau:

Sản xuất các loại rượu: ..................... (5) .............................................................

Quy mô sản xuất sản phẩm rượu: ...... . ........................................ (6) ................

Được phép tổ chức phân phối rượu như sau: 

Được phép mua các loại rượu của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, nhà cung cấp rượu nước ngoài sau: ............. (7) .......................................

Được phép tổ chức hệ thống phân phối rượu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau: 

............................................................................................................................................

Được phép bán lẻ rượu tại các địa điểm sau: ...................................................................

Được phép tổ chức bán buôn rượu như sau: 

Được phép mua các loại rượu của thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu sau: ...................................... (7) 

.............................................................................................................................................

Được phép tổ chức hệ thống bán buôn rượu tại tỉnh, thành phố: ......................................

.............................................................................................................................................

Được phép bán lẻ rượu các địa điểm sau: .........................................................................

Được phép tổ chức bán lẻ rượu như sau

Được phép mua các loại rượu của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu sau: .................. (7) ....................

Được phép bán lẻ rượu tại các địa điểm sau: .....................................................................

Điều 2. Trách nhiệm thực hiện 

............... (3) .............. phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu, Nghị định số ..../2020/NĐ-CP ngày ... tháng .... năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và những quy định của pháp luật có liên quan. 

Điều 3. Thời hạn của giấy phép

Giấy phép này có giá trị đến ngày... tháng ... năm ...... ./. 

 

Nơi nhận: 

- ........... (3) ;

- ........... (8) ;

- Lưu: VT, ....... (4)

(Chức danh, ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

Chú thích: 

(1) : Loại giấy phép: Sản xuất rượu công nghiệp/sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu.

(2) : Tên văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cấp phép.

(3) : Tên thương nhân được cấp giấy phép. 

(4) : Tên cơ quan, đơn vị trình. 

(5) : Ghi cụ thể từng loại sản phẩm rượu như: Rượu vang, rượu vodka, rượu trái cây...

(6) : Ghi công suất thiết kế; đối với sản xuất rượu thủ công thì ghi sản lượng dự kiến sản xuất (lít/năm). 

(7) : Ghi rõ tên, địa chỉ.

(8) : Các cơ quan, đơn vị liên quan cần gửi giấy phép. 

Mẫu số 06

 

TÊN CƠ QUAN CẤP PHÉP

----------------

Số:        /      

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

Hà Nội, ngày ....... tháng ........ năm ..... 

 

 

 

GIẤY PHÉP....... (1) ..........

(Cấp sửa đổi, bổ sung lần thứ...)

-----------------

........ 

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG/GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG

TRƯỞNG PHÒNG KINH TẾ (KINH TẾ VÀ HẠ TẦNG)

 

Căn cứ ...................... (2) .................................................

Căn cứ Nghị định số ....../2017/NĐ-CP ngày.... tháng ..... năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu; 

Căn cứ Nghị định số .../2020/NĐ-CP ngày ... tháng .... năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; 

Căn cứ Giấy phép ....... (1) ........... số ......do...... cấp ngày .... tháng ... năm ... 

Xét Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép ......... (1) ....... số .......... ngày ... tháng ... năm của .......(3) .....; 

Theo đề nghị của ........................................ (4) .................................................

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép ........ (1) ...... số...... như sau: ............ (5) .......

Điều 2. Giấy phép này là một phần không thể tách rời của Giấy phép .......... (1) ...... số ....... do ......... cấp ngày ....... tháng ...... năm. 

Điều 3. Trách nhiệm thực hiện 

......... (3) ....... phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu, Nghị định số .../2020/NĐ-CP ngày ... tháng .... năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và những quy định của pháp luật có liên quan./. 

 

Nơi nhận: 

- ........... (3) ;

- ........... (6) ;

- Lưu: VT, ....... (4)

(Chức danh, ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

Chú thích: 

(1) : Loại giấy phép: Sản xuất rượu công nghiệp/sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh/phân phối rượu/bán buôn rượu.

(2) : Tên văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cấp phép. 

(3) : Tên thương nhân được cấp giấy phép.

(4) : Tên cơ quan, đơn vị trình.

(5) : Nội dung sửa đổi, bổ sung.

(6) : Các cơ quan, đơn vị liên quan cần gửi giấy phép. 

Mẫu số 07

 

TÊN CƠ QUAN CẤP PHÉP

----------------

Số:        /      

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

Hà Nội, ngày ....... tháng ........ năm ..... 

 

 

 

GIẤY PHÉP ........... (1) ..........

(Cấp lại lần thứ...)

-------------

 

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG/GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG

TRƯỞNG PHÒNG KINH TẾ (KINH TẾ VÀ HẠ TẦNG)

 

Căn cứ ...................................... (2) ................................................................;

Căn cứ Nghị định số .../2017/NĐ-CP ngày... tháng... năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu; 

Căn cứ Nghị định số ..../2020/NĐ-CP ngày...tháng....năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; 

Căn cứ Giấy phép ....... (1) .... số ... do...... cấp ngày ... tháng ... năm ........ 

Xét Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép........... số .... ngày ... tháng .... năm .... của ............ (3) ...........

Theo đề nghị của .................................... (4) ....................................;

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Cấp phép .................. (1) ...............................................

Cho phép: ............................................................... (3) ..............

Trụ sở tại: ........................ Điện thoại: ................. Fax:...............

Địa điểm sản xuất/kinh doanh (nếu có): ...... Điện thoại:...... Fax:.........

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương)/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm .... 

(Tùy vào loại giấy phép mà thương nhân đề nghị cấp, cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện một trong các nội dung dưới đây): 

Được phép sản xuất rượu như sau:

Sản xuất các loại rượu: ................................... (5) .............................................

Quy mô sản xuất sản phẩm rượu: .......................... (6) .....................................

Được phép tổ chức phân phối rượu như sau

Được phép mua các loại rượu của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, nhà cung cấp rượu nước ngoài sau: .............. (7) ................

Được phép tổ chức hệ thống phân phối rượu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau: .............. .........................................................

Được phép bán lẻ rượu tại các địa điểm sau:.......................................................

Được phép tổ chức bán buôn rượu như sau:

Được phép mua các loại rượu của thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu sau: ..................... (7) ..............................................

Được phép tổ chức hệ thống bán buôn rượu tại tỉnh, thành phố: ........................

Được phép bán lẻ rượu tại các địa điểm sau: .....................................................

Được phép tổ chức bán lẻ rượu như sau: 

Được phép mua các loại rượu của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu sau: ........... (7) ........................................

Được phép bán lẻ rượu tại các địa điểm sau: ...........................

Điều 2. Trách nhiệm thực hiện 

........... (3) ......... phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu, Nghị định số ..../2020/NĐ-CP ngày ... tháng .... năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và những quy định của pháp luật có liên quan. 

Điều 3. Thời hạn của giấy phép 

Giấy phép này có giá trị đến ngày.... tháng ... năm ... ./. 

 

Nơi nhận: 

- ........... (3) ;

- ........... (8) ;

- Lưu: VT, ....... (4)

(Chức danh, ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

Chú thích: 

(1) : Loại giấy phép: Sản xuất rượu công nghiệp/sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh/ phân phối rượu/bán buôn rượu/ bán lẻ rượu. 

(2) : Tên văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cấp phép.

(3) : Tên thương nhân được cấp giấy phép.

(4) : Tên cơ quan, đơn vị trình... 

(5) : Ghi cụ thể từng loại sản phẩm rượu như: rượu vang, rượu vodka, rượu trái cây... 

(6) : Ghi công suất thiết kế; đối với sản xuất rượu thủ công thì ghi sản lượng dự kiến sản xuất (lít/năm).

(7) : Ghi rõ tên, địa chỉ.

(8) : Các cơ quan, đơn vị liên quan cần gửi giấy phép. 

Mẫu số 08 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------

......... ngày.... tháng..... năm.......

 

 

BÁO CÁO

Tình hình sản xuất rượu năm ........

-----------

 

Kính gửi: ...................

 

1. Tên thương nhân: .....

2. Địa chỉ trụ sở chính: .............. Điện thoại: ..........Fax:..................... 

3. Giấy phép sản xuất rượu số......... do ........... cấp ngày ... tháng ... năm .... Giấy phép sản xuất rượu sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại (nếu có) số .......... do........ cấp ngày ... tháng ... năm ........ 

STT

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT

Chủng loại rượu

Công suất thiết kế (lít/năm)

Sản lượng sản xuất (lít)

 

So với năm trước (%)

Sản lượng sản xuất dự kiến năm tiếp theo (lít)

Vốn đầu tư mở rộng (nghìn đồng)

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG 

 

 

 

 

 

 

 

STT

TÌNH HÌNH TIÊU THỤ

Chủng loại rượu

Sản lượng tiêu thụ (lít)

So với năm trước (%)

Sản lượng tiêu thụ dự kiến năm tiếp theo (lít)

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BIỂU

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))

 

Mẫu số 09 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------

........ ngày... tháng..... năm........

 

 

BÁO CÁO

Tình hình phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu năm .........

-----------------------

 

Kính gửi: ..........................................

 

Tên thương nhân: ................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ..............................................................................................

 Điện thoại: ......................................  Fax:..............................................................

Giấy phép phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu số:......... do....... cấp ngày..... tháng.... năm..... 

Giấy phép phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại (nếu có) số: ........do........... cấp ngày...... tháng .... năm, 

(Tùy vào loại hình phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu, thương nhân chọn các bảng tương ứng dưới đây để điền thông tin) 

I. ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI RƯỢU/BÁN BUÔN RƯỢU

1. Tình hình mua vào 

STT

Tên nhà cung cấp

Địa chỉ trụ sở chính của nhà cung cấp

Tên rượu

Xuất xứ

Nồng độ cồn

Số lượng mua (lít)

Tổng giá trị mua (nghìn đồng)

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

2. Tình hình bán ra 

STT

Tên khách hàng

Địa chỉ trụ sở chính của khách hàng

Tên rượu

Xuất xứ

Nồng độ cồn

Số lượng bán (lít)

Tổng giá trị bán (nghìn đồng)

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

II. ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ RƯỢU 

STT

Tên nhà cung cấp

Địa chỉ trụ sở chính nhà cung cấp

Tên rượu

Nồng độ cồn

Mua trong năm

Bán trong năm

Số lượng (lít)

Tổng trị giá (nghìn đồng)

Số lượng (lít)

Tổng trị giá (nghìn đồng)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BIỂU

(Ký, ghi rõ họ tên) 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)) 


 

Mẫu số 10

 

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ

----------------

Số:        /      

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

......., ngày ....... tháng ........ năm ..... 

 

 

 

BÁO CÁO

Tình hình sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu trên địa bàn năm ......... 

---------------

 

Kính gửi: Phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng............

 

STT

Tên tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công

Địa chỉ

Điện thoại

Loại rượu  đăng ký sản xuất

Sản lượng rượu đăng ký sản xuất (lít)

Tên doanh nghiệp mua rượu để chế biến lại

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BIỂU

(Ký, ghi rõ họ tên) 

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 11 

 

PHÒNG KINH TẾ/KINH TẾ

VÀ HẠ TẦNG ..........

(Quận, huyện, thành phố) ......

----------------

Số:        /      

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

......., ngày ....... tháng ........ năm ..... 

 

 

 

BÁO CÁO

Tình hình sản xuất kinh doanh rượu trên địa bàn năm ......

------------

 

Kính gửi: Sở Công Thương.................

 

1. Tình hình sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại 

STT

Tên tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công

Địa chỉ

Điện thoại

Loại rượu  đăng ký sản xuất

Sản lượng rượu đăng ký sản xuất (lít)

Tên cơ sở mua rượu để chế biến lại

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

2. Tình hình sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh 

STT

Tên thương nhân

Địa chỉ trụ sở chính

Điện thoại

Giấy phép sản xuất số

Ngày cấp

Chủng loại rượu

Sản lượng sản xuất (lít)

Sản lượng tiêu thụ
(lít)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

3. Tình hình bán lẻ rượu 

STT

Tên thương nhân

Địa chỉ trụ sở chính

Điện thoại

Giấy phép số

Ngày cấp

Mua trong năm

Bán trong năm

Số lượng (lít)

Tổng trị giá (nghìn đồng)

Số lượng (lít)

Tổng trị giá (nghìn đồng)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BIỂU

(Ký, ghi rõ họ tên) 

TRƯỞNG PHÒNG

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 12 

 

SỞ CÔNG THƯƠNG ......

(Tỉnh, thành phố)........

----------------

Số:        /      

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

......., ngày ....... tháng ........ năm ..... 

 

 

 

BÁO CÁO

Tình hình sản xuất kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh năm ......... 

---------------

 

Kính gửi: Bộ Công Thương.

 

1. Tình hình sản xuất rượu thủ công 

STT

Loại hình sản xuất

Tổng số cơ sở có giấy phép hoặc đăng ký sản xuất

Tổng sản lượng rượu sản xuất (lít)

1

Sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp

 

 

2

Sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

 

 

 

 

2. Tình hình sản xuất rượu công nghiệp 

STT

Tên thương nhân

Địa chỉ trụ sở chính

Điện thoại

Giấy phép số

Ngày Cấp

Chủng loại rượu

Công suất thiết kế (lít/năm)

Sản lượng sản xuất (lít)

Sản lượng tiêu thụ (lít)

Vốn đầu tư mở rộng (nghìn đồng)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

 

3. Tình hình bán buôn rượu 

STT

Tên thương nhân

Địa chỉ trụ sở chính

Điện thoại

Giấy phép số

Ngày cấp

Mua trong năm

Bán trong năm

Số lượng (lít)

Tổng trị giá (nghìn đồng)

Số lượng (lít)

Tổng trị giá (nghìn đồng)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

 

lượng giá (nghìn (lít) 

4. Tình hình bán lẻ rượu 

STT

Tên thương nhân

Địa chỉ trụ sở chính

Điện thoại

Giấy phép số

Ngày cấp

Mua trong năm

Bán trong năm

Số lượng (lít)

Tổng trị giá (nghìn đồng)

Số lượng (lít)

Tổng trị giá (nghìn đồng)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BIỂU

(Ký, ghi rõ họ tên) 

GIÁM ĐỐC

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 13 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------

......, ngày ... tháng ... năm ......

 

 

GIẤY ĐĂNG KÝ

Bán rượu tiêu dùng tại chỗ

---------------

 

Kính gửi: Phòng Kinh tế/ Kinh tế và Hạ tầng.........

 

Tên thương nhân: .....................................................................................................

Địa chỉ: .................................................... Điện thoại: ...............................................

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương)/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số....do ....... cấp ngày... tháng ... năm ....

Đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ như sau: Địa chỉ bán rượu: (1) .... .........................................

.......... (2) .......... xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu, Nghị định số ..../2020/NĐ-CP ngày...tháng....năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và những quy định của pháp luật có liên quan. Nếu sai, xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)) 

 

 

Chú thích:

(1) : Địa chỉ bán rượu của thương nhân.

(2) : Tên thương nhân đăng ký bản rượu tiêu dùng tại chỗ. 

Mẫu số 14

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------

....., ngày ... tháng ... năm ...

 

 

GIẤY ĐĂNG KÝ

Kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ 

-------------

 

Kính gửi: Phòng Kinh tế/ Kinh tế và Hạ tầng.........

 

Tên thương nhân: ..................................................................................................................

Địa chỉ: ......................................................................... Điện thoại:.......................................

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương)/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số....do .......cấp ngày... tháng.... năm ......... 

(Tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh rượu, thương nhân thực hiện theo một hoặc các đề nghị dưới đây): 

Đăng ký sản xuất rượu có độ cồn dưới 5,5 độ như sau:

- Loại rượu: ......... (1) ...........................................................................................................

 - Quy mô sản xuất:................................. (2) .......................................................................

Đăng ký nhập khẩu rượu có độ cồn dưới 5,5 độ như sau:

- Loại rượu: ...................... (1) ...............................................................................................

- Xuất xứ: (3) ... .....................................................................................................................

Đăng ký bán rượu có độ cồn dưới 5,5 độ như sau: 

- Loại rượu: .................. (1) ..................................................................................................

- Địa chỉ bán rượu: (4) .... ....................................................................................................

............ (5) ......... xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu, Nghị định số ..../2020/NĐ-CP ngày...tháng....năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và những quy định của pháp luật có liên quan. Nếu sai, xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT 

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có) 

 

 

Chú thích:

(1) : Ghi loại rượu đăng ký sản xuất/nhập khẩu/bán.

(2) : Ghi sản lượng dự kiến sản xuất (lít/năm).

(3) : Thương nhân sản xuất, xuất khẩu. 

(4) : Địa chỉ bán rượu của thương nhân.

(5) : Tên thương nhân. 

Mẫu số 15 

TÊN DOANH NGHIỆP

----------------

Số: ................. 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

......., ngày ....... tháng ........ năm ..... 

 

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô 

--------------

 

Kính gửi: Bộ Công Thương................

 

Tên doanh nghiệp ..............................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:..................................................... ......................................................

Điện thoại: ........................................... Fax: ..................... Email:......................................

Người liên hệ:....................................... Chức danh:............ Điện thoại:............................

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) số ........ do............. ....... cấp ngày... tháng ... năm ... 

Căn cứ Nghị định số .../2017/NĐ-CP ngày tháng năm 2017 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô; 

1. Đề nghị Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho các loại ô tô sau: 

Loại

Nhãn hiệu

Chưa qua sử dụng

Đã qua sử dụng

Ghi chú

1. Ô tô con

 

 

 

 

2. Ô tô khách

 

 

 

 

3. Ô tô tải

 

 

 

 

 

 

2. Hồ sơ kèm theo: ..................................................................................................................

(Tên doanh nghiệp) xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô, các văn bản pháp luật khác có liên quan và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật 

Công ty chúng tôi cam kết các sản phẩm do Công ty nhập khẩu theo Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô (nếu được Bộ Công Thương cấp) từ Nhà sản xuất ..... địa chỉ tại .... sẽ không có phần mềm thiết bị định vị chứa bản đồ vi phạm chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Chúng tôi hiểu rõ và đồng ý rằng việc vi phạm cam kết trên đây, bất kể vì lý do chủ quan hay khách quan, có thể dẫn tới việc tạm dừng hiệu lực hoặc thu hồi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô do Bộ Công Thương cấp cho Công ty chúng tôi”./. 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

--------------

 

No. 17/2020/ND-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

------------------

Hanoi, February 05, 2020

 

DECREE

On amending and supplementing a number of Articles of Decrees concerning business investment conditions under the state management of the Ministry of Industry and Trade

-------------------------

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Commercial Law dated June 14, 2005;

Pursuant to the Law on Chemicals dated November 21, 2007;

Pursuant to the Law on Food Safety dated June 17, 2010; 

Pursuant to the Electricity Law dated December 03, 2004 and the Law on amending and supplementing a number of Articles of the Electricity Law dated November 20, 2012; 

Pursuant to the Law on Prevention and Control of Tobacco Harms dated June 18, 2012; 

Pursuant to the Law on Investment dated November 26, 2014 and the Law on amending and supplementing Article 6 and Appendix 4 on the List of sectors and trades subject to conditional business investment of the Law on Investment dated November 26, 2016; 

Pursuant to the Law on Prevention and Control of Harms of Liquor and Beer Abuse dated June 14, 2019; 

At the proposal of the Minister of Industry and Trade;

The Government hereby promulgates the Decision on amending and supplementing a number of Articles of Decrees concerning business investment conditions under the state management of the Ministry of Industry and Trade. 

 

Chapter I

MANUFACTURE, ASSEMBLY AND IMPORT OF AUTOMOBILES AND PROVISION OF AUTOMOBILE WARRANTY AND MAINTENANCE SERVICES SECTOR

 

Article 1. To amend and supplement a number of Articles of the Government’s Decree No. 116/2017/ND-CP dated October 17, 2017 on prescribing the conditions for manufacture, assembly and import of automobiles and provision of automobile warranty and maintenance services 

1. To amend the seventh dash, Point b, Clause 2, Article 2 as follow: 

“- As special-use automobiles, special-use passenger cars, special-use cargo trucks and other types of cargo trucks as defined in Vietnamese National Standards TCVN 6211: Road vehicles - types - terms and definitions; and TCVN 7271: Road vehicles - motor vehicles - classification by use purpose.” 

2. To amend Point a, Clause 2, Article 6 as follow:

“a) For imported brand-new automobiles 

- Imported brand-new automobiles must be managed on quality according the following methods: 

+ For imported automobiles manufactured from countries applying the type-certification method, the quality management agency shall evaluate the type based on the results of inspection and testing of quality, technical safety and environmental protection for representative samples and results of assessment of quality assurance conditions at manufacturing establishments; 

+ For imported automobiles manufactured from countries applying the self-certification method, the quality management agency shall evaluate the type based on the results of inspection and testing of quality, technical safety and environmental protection for representative samples and through market testing of samples. 

- The frequency of evaluation of type is maximum of 36 months.”

3.To amend Clause 3, Article 6 as follow: 

“3.The Ministry of Transport shall detail and guide the inspection of technical quality and safety and environmental protection of domestically manufactured and assembled automobiles and imported automobiles in accordance with the law on goods quality and this Decree.” 

4. To add the Clause 4, Article 6 as follow: 

“4. In the process of manufacture, assembling of automobiles, enterprises must comply with the law on environment protection, occupational safety and hygiene, fire prevention and fighting.” 

5. To add Point dd, Clause 1, Article 19 as follow: 

“dd) Enterprises importing and temporarily importing automobiles with navigation software containing maps that violate the sovereignty, unity and territorial integrity of the Socialist Republic of Vietnam.” 

6. To add Point i, Clause 2, Article 19 as follow:

“i) Enterprises importing and temporarily importing automobiles with navigation software containing maps that violate the sovereignty, unity and territorial integrity of the Socialist Republic of Vietnam.”

7. To amend Point d, Clause 2, Article 22 as follow:

“d) Document proving that the automobile warranty and maintenance facility fully satisfies the conditions prescribed in Clauses 1, 5 and 7, Article 21 of this Decree: 1 copy.” 

8. To add Clause 8, Article 27 as follow: 

“8. In the process of warranty, maintenance of automobiles, warranty and maintenance facilities must comply with the law on environment protection, occupational safety and hygiene, fire prevention and fighting.” 

9. To replace the form 05 of the Appendix attached to the Decree No. 116/2017/ND-CP by the form 15, Section III of the Appendix attached to this Decree. 

Article 2. To annul a number of Articles and Clauses of the Government’s Decree No. 116/2017/ND-CP dated October 17, 2017 on prescribing the conditions for manufacture, assembly and import of automobiles and provision of automobile warranty and maintenance services 

1. To annul Clause 11, Article 3.

2. To annul Clauses 2, 3, 4 and 5, Article 7.

3. To annul Points e and h, Clause 2, Article 8.

4. To annul Clauses 8, 9 and 10, Article 21. 

 

Chapter II

ELECTRICITY SECTOR

 

Article 3. To amend and supplement a number of Articles and Clauses of the Government s Decree No. 137/2013/ND-CP dated October 21, 2013 on detailing a number of Articles of the Electricity Law and the Law on amending and supplementing a number of Articles of the Electricity Law and the Government’s Decree No. 08/2018/ND-CP dated January 15, 2018 on amending a number of Decrees concerning business investment conditions under the state management of the Ministry of Industry and Trade 

1. To amend Point b, Clause 3, Article 6 of the Decree no. 08/2018/ND-CP and Clause 2, Article 30 of the Decree No. 137/2013/ND-CP 

a) To amend Point b, Clause 3, Article 6 of the Decree No. 08/2018/ND-CP as follow: 

“b) To amend Clause 1, Article 30 as follow: 

1. Having technological equipment and devices, transmission lines and transformer stations which are built and installed under approved technical designs, are inspected and pass pre-acceptance tests according to regulations.” 

b) To amend Clause 2, Article 30 of the Decree No. 137/2013/ND-CP as follow: 

“2. Persons directly involved in technical management possess university or higher degrees in electrical engineering and at least 05 years’ working experience in electricity transmission. 

Persons directly involved in operation have been trained in electric and electricity safety and have a certificate of operation in accordance with law.” 

2. To amend Point b, Clause 4, Article 6 of the Decree No. 08/2018/ND-CP as follow: 

“b) To amend Clauses 1 and 2, Article 31 as follows: 

1. Having technological equipment and devices, transmission lines and transformer stations which are built and installed under approved technical designs, are inspected and pass pre-acceptance tests according to regulations.” 

2. Persons directly involved in technical management possess university or higher degrees in electrical engineering and at least 03 years’ working experience in electricity distribution. 

Persons directly involved in operation have been trained in electric and electricity safety and have a certificate of operation in accordance with law.” 

3. To add Article 31a after Article 31 of the Decree No. 137/2013/ND-CP as follow: 

“Article 31a. Requirements for fire prevention and fighting in the electric operation process 

Organizations that generate, transmit and distribute electricity must comply with the law on fire prevention and fighting.” 

4.To amend Clause 5, Article 6 of the Decree No. 08/2018/ND-CP as follow:

“5. To amend Article 32 as follow: 

Lawfully established organizations registering for electricity wholesale must satisfy the following conditions: 

Persons directly involved in electricity wholesale business management must possess a university or higher degree in one of the following majors: Electrical engineering technology, technology, economics, finance and have at least 05 years’ working experience in electricity trading. 

Units meeting the conditions for electricity wholesale may import and export electricity.” 

5. To amend Point b, Clause 6, Article 6 of the Decree No. 08/2018/ND-CP as follow: 

“b) To amend Clause 1, Article 33 as follow: 

1.Persons directly involved in electricity retail business management must possess a university or higher degree in one of the following majors: Electricity, technology, economics, finance and have at least 03 years’ working experience in electricity trading.” 

6.To amend Clause 7, Article 6 of the Decree No. 08/2018/ND-CP as follow: 

“7. To amend Article 38 as follows:

Article 38. Electricity consultancy operations 

1. The conditions for electricity consultancy operations shall be applied only for work items directly related to electricity activities; other work items must comply with the law on construction. 

2. Electricity consultancy operations comprise: Consultancy on designing the construction of power works and consultancy on supervision of construction of power works. 

3. Electrical works includes: 

a) Power plants: Hydro-power, wind power, solar power, thermal power (coal, gas, oil, biomass, solid waste); 

b) Works of power lines and transformer stations. 

4. The table of grades of electricity works based on their size for use in power consultancy: 

 

Hydro-power, wind power, solar power

Thermal power

Power lines and transformer stations

Grade 1

 

Unlimited capacity scale

Unlimited capacity scale

Unlimited scale voltage level

Grade 2

Up to 300 MW

Up to 300 MW

Up to 220 kV

Grade 3

Up to 100 MW

 

Up to 110 kV

Grade 4

Up to 30 MW

 

Up to 35 kV

7.To amend the title of Article 39 of the Decree No. 137/2013/ND-CP as follow: 

“Article 39. Conditions for the grant of licenses of consultancy of designing hydro-power plant”. 

8. To amend Clause 8, Article 6 of the Decree No. 08/2018/ND-CP as follow:

“8. To amend some contents of Article 39 as follows: 

a) Lawfully established organizations registering for consultancy of designing hydro-power plant must satisfy the following conditions: 

b) To amend Clauses 3 and 6, Article 39 as follows:

3. The consultant holding the position of director must have an university or higher degree in electrical engineering, hydro-power or irrigation; have at least 05 years’ working experience in consultancy; have chaired at least 01 project or participated in designing at least 02 projects of hydro-power plants of equivalent grade; have construction practice certificates in the field of equivalent design. 

6. Other consultants must have a university or higher degree in one of the following majors: Geodesy, geology, construction, irrigation, hydro-power, electricity, electrical systems, electrical equipment, and automation; have at least 05 years’ working experience in consultancy, have been involved in designing at least 01 hydro-power plant project of equivalent grade; have construction practice certificates in the field of equivalent design.” 

9. To add Article 39a after Article 39 of the Decree No. 137/2013/ND-CP as follow: 

“Article 39a. Conditions for the grant of licenses of consultancy of designing wind power and solar power plant 

Lawfully established organizations registering for consultancy of designing wind power and solar power plant must satisfy the following conditions: 

1. The consultant holding the position of director must have a university or higher degree in electrical engineering or recycled energy; have at least 05 years’ working experience in consultancy; have chaired at least 01 project or participated in designing at least 02 projects of wind power and/or solar power plants of equivalent grade; have construction practice certificates in the field of equivalent design. 

2. Other consultants must have a university or higher degree in one of the following majors: Geodesy, geology, construction, recycled energy, electricity, electrical systems, electrical equipment, and automation; have at least 05 years’ working experience in consultancy, have been involved in designing at least 01 wind power and/or solar power plant project of equivalent grade; have construction practice certificates in the field of equivalent design.” 

10. To amend the title of Article 40 of the Decree No. 137/2013/ND-CP as follow: 

“Article 40. Conditions for the grant of licenses of consultancy of designing thermal power plant” 

11. To amend Clause 9, Article 6 of the Decree No. 08/2018/ND-CP as follow: 

“9. To amend some contents of Article 40 as follows: 

a) Lawfully established organizations registering for consultancy of designing thermal power plant must satisfy the following conditions: 

b) To amend Clauses 3 and 6, Article 40 as follows: 

3. The consultant holding the position of director must have a university or higher degree in electrical engineering or thermal power; have at least 05 years’ working experience in consultancy; have chaired at least 01 project or participated in designing at least 02 projects of thermal power plants of equivalent grade; have construction practice certificates in the field of equivalent design. 

6. Other consultants must have a university or higher degree in one of the following majors: Geodesy, geology, construction, electricity, thermal power, electrical equipment, and automation; have at least 05 years’ working experience in consultancy, have been involved in designing at least 01 thermal power plant project of equivalent grade; have construction practice certificates in the field of equivalent design.” 

12. To amend the title of Article 41 of the Decree No. 137/2013/ND-CP as follow: 

“Article 41. Conditions for the grant of licenses of designing power lines and transformer stations”

13. To amend Clause 10, Article 6 of the Decree No. 08/2018/ND-CP as follow: 

“10. To amend some contents of Article 41 as follows: 

a) Lawfully established organizations registering for consultancy of designing power lines and transformer stations must satisfy the following conditions: 

b) To amend Clauses 3 and 6, Article 41 as follows: 

3. The consultant holding the position of director must have a university or higher degree in electrical engineering; have at least 05 years’ working experience in consultancy; have chaired at least 01 project or participated in designing at least 02 projects of power lines and transformer stations of equivalent grade; have construction practice certificates in the field of equivalent design. 

6. Other consultants must have a university or higher degree in one of the following majors: Geodesy, geology, construction, electricity, electrical systems, electrical equipment, and automation; have at least 05 years’ working experience in consultancy, have been involved in designing at least 01 power line and transformer station project of equivalent grade; have construction practice certificates in the field of equivalent design.” 

14. To amend the title of Article 42 of the Decree No. 137/2013/ND-CP as follow:

“Article 42. Conditions for the grant of hydro-power plant construction supervision consultancy licenses” 

15. To amend Clause 11, Article 6 of the Decree No. 08/2018/ND-CP as follow:

“11. To amend some contents of Article 42 as follows: 

a) Lawfully established organizations registering for consultancy of construction supervision of hydro-power plant must satisfy the following conditions: 

b) To amend Clauses 3 and 6, Article 4 as follows: 

3. The consultant holding the position of chief supervisor must have a university or higher degree in electrical engineering or hydro-power or irrigation; have at least 05 years’ working experience in consultancy; have held the position of chief supervisor of at least 01 project or participated in supervising the construction of at least 02 projects of hydro-power plants of equivalent grade; have construction practice certificates in the field of equivalent construction supervision. 

6. Other consultants must have a university or higher degree in one of the following majors: Construction, hydro-power, irrigation, electricity, electrical systems, electrical equipment, and automation; have at least 05 years’ working experience in consultancy, have been involved in supervising the construction of at least 01 hydro-power plant project of equivalent grade; have construction practice certificates in the field of equivalent construction supervision.” 

16. To add Article 42a after Article 4 of the Decree No. 137/2013/ND-CP as follow: 

“Article 42a. Conditions for the grant of wind power and/or solar power plant construction supervision consultancy licenses 

Lawfully established organizations registering for consultancy of construction supervision of wind power and/or solar power plant must satisfy the following conditions: 

1. The consultant holding the position of chief supervisor must have a university or higher degree in electrical engineering or recycled energy; have at least 05 years’ working experience in consultancy; have held the position of chief supervisor of at least 01 project or participated in supervising the construction of at least 02 projects of wind power and/or solar power plants of equivalent grade; have construction practice certificates in the field of equivalent construction supervision. 

2. Other consultants must have a university or higher degree in one of the following majors: Construction, recycled energy, electricity, electrical systems, electrical equipment, and automation; have at least 05 years’ working experience in consultancy, have been involved in supervising the construction of at least 01 wind power and/or solar power plant project of equivalent grade; have construction practice certificates in the field of equivalent construction supervision.” 

17. To amend Point b, Clause 12, Article 6 of the Decree No. 08/2018/ND-CP as follow: 

“b) To amend Clauses 3 and 6, Article 43 as follows: 

3. The consultant holding the position of chief supervisor must have a university or higher degree in electrical engineering or thermal power; have at least 05 years’ working experience in consultancy; have held the position of chief supervisor of at least 01 project or participated in supervising the construction of at least 02 projects of thermal power plants of equivalent grade; have construction practice certificates in the field of equivalent construction supervision. 

6. Other consultants must have a university or higher degree in one of the following majors: Construction, thermal power, electricity, electrical equipment, and automation; have at least 05 years’ working experience in consultancy, have been involved in supervising the construction of at least 01 thermal power plant project of equivalent grade; have construction practice certificates in the field of equivalent construction supervision.” 

18. To amend Point b, Clause 13, Article 6 of the Decree No. 08/2018/ND-CP as follow: 

“b) To amend Clauses 3 and 6, Article 44 as follows:

3. The consultant holding the position of chief supervisor must have a university or higher degree in electrical engineering; have at least 05 years’ working experience in consultancy; have held the position of chief supervisor of at least 01 project or participated in supervising the construction of at least 02 projects of power lines and transformer stations of equivalent grade; have construction practice certificates in the field of equivalent construction supervision. 

6. Other consultants must have a university or higher degree in one of the following majors: Construction, electricity, electrical systems, electrical equipment, and automation; have at least 05 years’ working experience in consultancy, have been involved in supervising the construction of at least 01 power line and transformer station of equivalent grade; have construction practice certificates in the field of equivalent construction supervision.” 

19. To amend Article 45 of the Decree No. 137/2013/ND-CP as follow:

“Article 45. Competence of grant, modification, supplementation of electricity activity licenses

1. Competence of revocation of electricity activity licenses 

a) The Ministry of Industry and Trade is competence to grant the electricity activity license for activities of electricity transmission and power generation of major power plants which are particularly important to socio-economic, national defense and security in the approved List by the Prime Minister. 

b) The Electricity Regulatory Authority of Vietnam is competence to grant the electricity activity license for the activity of power distribution, electricity wholesale and retail, power consultancy and power generation of power plants which have capacity of 03 MW or more and do not fall into cases specified in Point an of this Clause; 

c) Provincial-level People’s Committees are competence to grant the electricity activity license for organizations and individuals engaging in small-scale electricity activities within their respective localities under the guidance of the Ministry of Industry and Trade.  

2. Electricity activity licenses may be modified and supplemented in the following cases: 

a) At the request of licensed organizations or individuals when there is a change in one of the contents of their electricity activity licenses; 

b) In necessary cases, for the purpose of protecting socio-economic interests and public interests, licensing agencies may modify and supplement electricity activity licenses related to power transmission and distribution. The modification and supplementation must conform to licensed units’ capacity. 

c) If there is any error in the contents written in the granted license, the licensing agency shall be responsible for the modification of such license.” 

Article 4. To annul a number of Articles and Clauses of Decree No. 137/2013/ND-CP

1.To annul Clauses 4 and 6, Article 29.

2. To annul Clause 5, Article 39.

3. To annul Clause 5, Article 40.

4. To annul Clause 5, Article 41.

5. To annul Clause 5, Article 42.

6. To annul Clause 5, Article 43.

7. To annul Clause 5, Article 44.

 

Chapter III

CHEMICAL SECTOR

 

Article 5. To amend Article 13 of the Government’s Decree No. 08/2018/ND-CP dated January 15, 2018 on amending a number of Decrees concerning business investment conditions under the state management of the Ministry of Industry and Trade 

“Article 13. To amend Point d, Clause 1, Article 17 of the Government’s Decree No. 38/2014/ND-CP of May 06, 2014, on management of chemicals subject to control under the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction 

d) Papers and documents meeting the conditions prescribed at Points h and i, Clause 1, Article 15 of this Decree.” 

Article 6. To amend and supplement a number of Articles and Clauses of the Government’s Decree No. 38/2014/ND-CP of May 06, 2014, on management of chemicals subject to control under the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction and the Government’s Decree No. 77/2016/ND-CP dated July 01, 2016 on amending and supplementing a number of provisions on investment and business conditions in the fields of international goods trading, chemicals, industrial explosives, fertilizers, gas trading, and food trading under the state management of the Ministry of Industry and Trade 

1.To amend Point a, Clause 1, Article 15 of the Decree No. 38/2014/ND-CP as follow:

“a) Being a lawfully established enterprise;”

2. To amend Clause 1, Article 16 of the Decree No. 38/2014/ND-CP as follow: 

“1. An organization or individual that wishes to produce Schedule 2 and Schedule 3 chemicals must satisfy the following conditions: 

a) Being a lawfully established enterprise; 

b) Satisfying the conditions of human resources prescribed at Points h and i, Clause 1, Article 15 of this Decree.” 

3. To add Article 18a after Article 18 of the Decree No. 38/2014/ND-CP as follow: 

“Article 18a. General conditions of the production Schedule 2, Schedule 3, DOC and DOC-PSF chemicals

1. Having a chemical gas emission and waste treatment system as required by the law on environment and current national technical regulations on industrial gas emissions, hazardous waste threshold and solid waste. 

2. Having vehicles for transportation of chemicals from the production facility to the place of delivery suitable to chemicals. In case the facility has no vehicle, it must sign contracts with facilities capable for chemical transportation. 

3. Complying with regulations of law on environmental protection, safety, labor hygiene and fire prevention and fighting.” 

4. To amend Clause 1, Article 19 of the Decree No. 38/2014/ND-CP as follow:

“1. Conditions of an importer or exporter

a) Being a lawfully established enterprise; 

b) Having purchasing or selling activities with organizations or individuals of member countries of the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction.” 

5. To amend Point b, Clause 2, Article 19 of the Decree No. 38/014/ND-CP as follow: 

“b) A copy of the enterprise registration certificate or investment certificate or business registration certificate.” 

6. To add Point c, Clause 3, Article 19 of the Decree No. 38/2014/ND-CP as follow:

“c) The Prime Minister shall grant licenses for the import and export of Schedule 1 chemicals; the Ministry of Industry and Trade shall grant licenses for the import and export of Schedule 2 and Schedule 3 chemicals”

7.To amend Clause 1, Article 20 of the Decree No. 38/2014/ND-CP as follow:

“1. Conditions for the production of DOC and DOC-PSF chemicals

a) Being a lawfully established enterprise; 

b) Satisfying the conditions of human resources prescribed at Points h and i, Clause 1, Article 15 of this Decree.” 

Article 7. To annul a number of Articles and Clauses of the Government’s Decree No. 38/2014/ND-CP of May 06, 2014, on management of chemicals subject to control under the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction and the Government’s Decree No. 77/2016/ND-CP dated July 01, 2016 on amending and supplementing a number of provisions on investment and business conditions in the fields of international goods trading, chemicals, industrial explosives, fertilizers, gas trading, and food trading under the state management of the Ministry of Industry and Trade 

1.To annul a number of Articles and Clauses of the Decree No. 38/2014/ND-CP

a) To annul Points b, e and g, Clause 1, Article 15;

b) To annul Point c, Clause 1, Article 17. 

2. To amend Point dd, Clause 1, Article 15 of the Decree No. 38/2014/ND-CP which is amended by Article 9 of the Decree No. 77/2016/ND-CP. 

Article 8. To amend and supplement a number of Articles and Clause of the Government’s Decree No. 113/2017/ND-CP of October 09, 2017 on detailing and guiding the implementation of a number of Articles of the Law on Chemicals 

1. To add Clause 11 to Article 1 as follow: 

“11. The following products are not subject to the regulated chemicals of this Decree: 

a) Medicine; bactericidal preparations, insecticides, foodstuffs and cosmetics; 

b) Animal feeds, veterinary medicine, plant protection products; organic fertilizers, bio-fertilizers, mixed chemical fertilizers, organic mineral fertilizers, bio-mineral fertilizers; products for preserving and processing agricultural, forestry, marine and food products; 

c) Radioactive substance; building material; paint, ink, glue and cleaning products used in the household sector; 

d) Petrol, oil; condensate, naphtha used in processing petrol and oil.”

2. To amend Clause 1, Article 3 as follow: 

“1. Chemical production means activities to create chemicals through chemical reactions or bio-chemical, chemico-physical or physical processes such as extracting, concentrating, diluting, mixing and other chemico-physical or physical processes excluding activities of unintentional chemical emissions.” 

3. To amend Point a, Clause 1, Article 9 as follow:

“a) Being organization or individual established in accordance with law provisions.”

4. To amend Point a, Clause 2, Article 9 as follow:

“a) Being organization or individual established in accordance with law provisions.” 

Article 9. To annul a number of Articles and Clause of the Government’s Decree No. 113/2017/ND-CP of October 09, 2017 on detailing and guiding the implementation of a number of Articles of the Law on Chemicals 

1. To annul Point c, Clause 1, Points c and dd, Clause 2, Article 9.

2. To annul Point b, Clause 1 and Point b, Clause 2, Article 11. 

3. To annul some chemicals in the List of industrial chemicals subject to conditional production and trading of Appendix I attached to the Government’s Decree No. 113/2017/ND-CP dated October 09, 2017 as follow: 

No.

Name of chemical in Vietnamese

Name of chemical in English

HS code

CAS code

Chemical formula

19.

1-Amino-3-metyl benzen

1-Amino-3-methylbenzene

29214300

108-44-1

C7H9N

20.

1-Amino-4-metyl benzen

1-Amino-4-methylbenzene

29214300

106-49-0

C7H9N

90.

Beri nitrat

Beryllium nitrate

28342990

13597-99-4

Be(NO3)2

93.

1,1’-Biphenyl, hexabrom-

1,1’-Biphenyl, hexabromo-

29039900

36355-01-8

C12H4Br6

123.

Butyl toluen (p-tert-Butyltoluen)

Butyl toluene (p-tert-Butyltoluene)

29029090

98-51-1

C11H16

159.

Clo diflo metan (R-22)

Chlorodifluoromethane (R-22)

29037100

75-45-6

CHF2Cl

175.

2-Clo phenol

2-Chlorophenol

29081900

95-57-8

C6H5OCl

178.

3-Clo toluidin

3-Chloro-p-toluidine

29214300

95-74-9

C7H8NCl

179.

4-Clo toluidin

4-Chloro-o-toluidine

29214300

95-69-2

C7H8NCl

180.

5-Clo toluidin

5-Chloro-o-toluidine

29214300

95-79-4

C7H8NCl

181.

1-Clo-2,2,2-trifloetan

1-Chloro-2,2,2-trifluoroethane

29037900

75-88-7

C2H2F3Cl

191.

Demeton-s-(O,O-Dietyl S-2-etylthio etyl photphorothioat)

Demeton-s-(O,O-Diethyl S-2-ethylthio ethyl phosphorothioate)

29309090

126-75-0

C8H19O3S2P

201.

Dibenz(a,h)

anthracen

Dibenz(a,h)

anthracene

29029090

53-70-3

C22H14

216.

2,6-Dichlor-4-nitroanilin

2,6-Dichlor-4-nitroanilin

29214200

99-30-9

C6H4Cl2N2O2

247.

Diisobutyl amin

Diisobutylamine

29211900

110-96-3

C8H19N

265.

Dimetyl thiophotphoryl clo

Dimethyl thiophosphoryl chloride

29209090

2524-03-0

C2H6O2ClSP

289.

2,3-Epoxy-1-propanol

2,3-Epoxy-1-propanol

29109000

556-52-5

C3H6O2

291.

Ethalfluralin

Ethafluralin

29049000

55283-68-6

C13H14F3N3O4

296.

Etyl cacbany

Ethyl carbamate

29241900

51-79-6

C3H7O2N

324.

Etyl benzen

Ethylbenzene

29026000

100-41-4

C8H10

351.

Hexahydro-1-metyl phthalic anhydrit

Hexahydro-1-methyl phthalic anhydride

29172000

48122-14-1

C9H12O3

352.

Hexahydro-3-metyl phthalic anhydrit

Hexahydro-3-methyl phthalic anhydride

29172000

57110-29-9

C9H12O3

354.

Hexahydrometyl phthalic anhydrit

Hexahydromethyl phthalc anhydride

29172000

25550-51-0

C9H12O3

443.

Magie photphua

Magnesium phosphide

28480000

12057-74-8

Mg3P2

490.

Metyl pentadien

Metyl pentadiene

29012990

926-56-7

C6H10

550.

Nicotin salicylat

Nicotine salicylate

29399990

29790-52-1

C7H6O3

558.

Nitrofen

Nitrofen

29093000

1836-75-5

C12H7O3NCl2

563.

2-Nitrotoluen

2-Nitrotoluene

29042090

88-72-2

C7H7O2N

564.

3-Nitrotoluen

3-Nitrotoluene

29042090

99-08-1

C7H7O2N

565.

4-Nitrotoluen

4-Nitrotoluene

29042090

99-99-0

C7H7O2N

588.

Oxy diflorua

Oxygen difluoride

28129000

7783-41-7

F2O

592.

Pentaboran

Pentaborane

28500000

19624-22-7

B5H9

605.

Phenyl clo fomat

Phenyl chloroformate

29159090

1885-14-9

C7H5N2Cl

606.

Phenyl isoxyanat

Phenyl isocyanate

29291090

103-71-9

C7H5ON

611.

Phenyl triclo silan

Phenyltrichlorosilane

29319090

98-13-5

C6H5Cl3Si

662.

Tali

Thallium

81125200

7440-28-0

TI

666.

Dipentene

Dipentene

29021900

68956-56-9

C10H16

688.

Thiabendazol

Thiabendazole

29341000

148-79-8

C10H7N3S

690.

Thiodicarb

Thiodicarb

29309090

59669-26-0

C10H18N4O4S3

706.

Tributyl amin

Tributylamine

29211900

102-82-9

C12H27N

707.

Triclo axetyl clorua

Trichloroacetyl chloride

29159090

76-02-8

C2Cl4O

716.

2,2,2-triclo-1,1-bis(4-clophenyl) etanol

2,2,2-trichloro-1,1-bis(4- chlorophenyl) ethanol

29062900

115-32-2

C14H9Cl5O

717.

Tricresyl photphat

Tricresyl phosphate

29199000

1330-78-5

C21H21O4P

743.

Vinryl benzen (Styren)

Vinryl benzene (Styrene)

29025000

100-42-5

C8H8

744.

Vinryl brom

Vinryl bromide

29033990

593-60-2

C2H3Br

 

Chapter IV

FOODS TRADING SECTOR

 

Article 10. To amend and supplement a number of Articles and Clauses of the Government’s Decree No. 77/2016/ND-CP dated July 01, 2016 on amending and supplementing a number of provisions on investment and business conditions in the fields of international goods trading, chemicals, industrial explosives, fertilizers, gas trading, and food trading under the state management of the Ministry of Industry and Trade and the Government’s Decree No. 08/2018/ND-CP dated January 15, 2018 on amending a number of Decrees  concerning business investment conditions under the state management of the Ministry of Industry and Trade 

1. To amend Article 24 of the Decree No. 77/2016/ND-CP as follow: 

“Article 24. General requirements for facilities producing and trading in the field of food safety 

1. Food production and trading facilities that are required to have a certificate of satisfaction of food safety conditions must: 

Fully satisfying the conditions for ensuring food safety suitable to each type of food production or trading as prescribed in Sections 2, 3, 4, 5, 6 and 7, Chapter VI of this Decree. 

2. Food production and trading facilities that are not required to possess a certificate of satisfaction of food safety conditions must: 

a) Fully satisfying the conditions for ensuring food safety suitable to each type of food production and trading in accordance with the Law on Food Safety; 

b) Subjects specified in Points a, b, c, d, dd, e, g, h and i, Clause 1, Article 12 of the Government’s Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 02, 2018 on detailing a number of Articles of the Law on Food Safety shall: 

Send a commitment to a competent agency appointed by the provincial-level People’s Committee to manage food safety in the locality. 

c) Subjects specified in Point k, Clause 1, Article 12 of the Government’s Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 02, 2018 on detailing a number of Articles of the Law on Food Safety shall: 

Send a copy of Certificate (verified by food production and trading facility) in accordance with Point k, Clause 1, Article 12 of the Decree No. 15/2018/ND-CP to a competent agency appointed by the provincial-level People’s Committee to manage food safety in the locality.” 

2. To amend and supplement some Points and Clauses of Article 26 of the Decree No. 77/2016/ND-CP as follows: 

a) To amend Point c, Clause 2, Article 26 as follow: 

“c) The raw materials storage warehouse, finished products warehouse; preliminary processing, processing and packaging areas; toilets; protective clothing change rooms and relevant auxiliary areas shall be designed to be separate. Raw materials, finished foods and materials including foods and waste shall be separately placed. For a production facility, products preserved in finished goods warehouses shall be arranged separately in lots and have the following information on: Name of product, lots of goods, date of production and production shift.”

b) To amend Point dd, Clause 2, Article 26 as follows: 

“dd) The waste collection and disposal area must be outside the food production area and equipped full tools and having adequate waste and garbage containers. Waste and garbage containers must be tightly covered, and cleaned on a regular basis.” 

c) To amend Points c, d and dd, Clause 3, Article 26 as follows: 

“c) Walls and ceilings must be flat, non-absorbent, crack-free, dirt-free and be easy to clean; 

d) Floors must be flat, smooth, non-slippery, well-drained and waterproof; 

dd) Front doors and windows must ensure to prevent the penetration of insects or domestic animals.” 

d) To amend Clause 9, Article 26 as follows:

“9. Toilets and locker rooms: 

a) Toilets must be separated from the food production area; toilet doors shall not be opened into the food production area; ensure that the wind does not blow from the toilet to the production area. The board “Wash your hands after using the toilet” shall be hung at a noticeable place in the toilet; 

b) The air ventilation of toilets is not directed to production areas;

c) There are rooms for changing protective clothing.”

dd) To add Clauses 11, 12 and 13, Article 26 as follows: 

“11. The area of production, processing, packaging, transportation, storage and trading of food must be clean. 

12. Having a separate place for sample storage and sample storage records, ensuring compliance with the regime of sample storage and destruction according to storage requirements of each sample. 

13. Having a separate area for temporarily storing substandard products pending disposal.” 

3. To amend Clause 1, Article 27 of the Decree No. 77/2016/ND-CP which is amended by Clause 1, Article 17 of the Decree No. 08/2018/ND-CP as follow: 

“1. Equipment and instruments in direct contact with food shall be designed and manufactured to satisfy production technology requirements; be safe and must not contaminate food.” 

4. To amend some Points and Clauses of Article 27 of the Decree No. 77/2016/ND-CP as follows: 

a) To amend Point a, Clause 2, Article 27 as follow:

“a) Having adequate equipment for washing and disinfection before food production.” 

b) To amend Point b, Clause 3, Article 27 as follow:

“b) Being made of non-toxic which must not transfer contamination and cause strange odor to or modify food.” 

5. To amend Clauses 1 and 2, Article 28 of the Decree No. 77/2016/ND-CP as follows:

“1. A person who directly participates in the food production must be trained about food safety and certificated by a facility’s owner. 

2. A person who directly participates in the food production must satisfies health requirements; does not suffer diseases such as cholera, dysentery, typhoid, hepatitis A or E, infectious dermatitis, pulmonary tuberculosis and acute diarrhea.” 

6. To amend Clauses 4 and 5, Article 29 of the Decree No. 77/2016/ND-CP as follows: 

“4. Food materials and products shall be packed and preserved at positions at least 10 cm, 30 cm and 50 cm far away from the floor, the wall and the ceiling, respectively. Food shall be stacked in the warehouse in conformity with the stacking height instructed by the food producer. 

5. Having equipment and devices for adjusting temperature, humidity, air ventilation and elements affecting food safety; having suitable specialized devices to monitor and control modes of preservation for each type of food or material as instructed by producers.” 

7. To amend Clauses 7 and 8, Article 30 of the Decree No. 77/2016/ND-CP as follows: 

“7.Floors must be flat, smooth, non-slippery, well-drained and waterproof. 

8. Walls and ceilings must be flat, non-absorbent, crack-free, dirt-free and be easy to clean.” 

8. To amend Clause 1, Article 31 of the Decree No. 77/2016/ND-CP as follow: 

“1. Having adequate equipment serving the food trading and preservation as required for each type of food and by the food producer. 

9. To amend Clause 1 Article 32 of the Decree No. 77/2016/ND-CP as follow: 

“1. A person directly selling food must satisfy the conditions prescribed in Clauses 1, 2 and 2, Article 28 of this Decree. 

10. To amend Clause 1 Article 33 of the Decree No. 77/2016/ND-CP as follow: 

“1. The food safety conditions in food preservation must be implemented as prescribed in Clause 4 Article 29 of this Decree.” 

11. To amend Clause 8 Article 34 of the Decree No. 77/2016/ND-CP as follow:

- For raw milk material warehouses: 

Intermediary milk purchasing stations must have chilling systems and equipment, devices and chemicals to test the quality of raw milk, and shall keep samples of purchased milk; raw milk tanks must have a heat-insulating layer and an inner layer made of contamination-resistant material that can maintain a temperature of 4oC-6oC; the storage period of raw milk must not exceed 48 hours, counting from the time of milking to the time of processing; milk tanks shall be cleaned to be satisfied food safety conditions for the next use; 

12. To supplement Clause 10 Article 35 of the Decree No. 77/2016/ND-CP as follow:

“10. To comply with the regulations prescribed in the Decree No. 77/2016/ND-CP.” 

13. To amend a number of point and Clause of Article 36 of the Decree No. 77/2016/ND-CP as follow: 

a) To amend Clause 3, Article 36 as follows:

“d) Fermentation area: 

- In case yeast is propagated right in the production area:  the yeast propagation area shall be designed in a way that can ensure asepsis, and equipped with a disinfection system; and the yeast propaganda equipment shall be controlled to ensure yeast quality; 

- In case the yeast is produced outside the production area, there must be devices and equipment to ensure yeast safety and avoid contamination during the process of yeast delivery and receipt. 

b) To amend point a Clause 7, Article 36 as follows:

a) For solid waste: 

Brewing grains shall be collected once every 48 or fewer hours to avoid cross-contamination during production;”

14. To amend Clause 8 Article 37 of the Decree No. 77/2016/ND-CP as follow: 

“8. Filling or bottling equipment: 

Must be shielded to prevent harmful agents during operation, must have hygiene and bactericidal procedures. 

15. To amend Clause 6 Article 38 of the Decree No. 77/2016/ND-CP as follow:

“6. a) For solid waste 

Waste oil, after pressing and extraction, shall be collected into a separate place with an area suitable to the design capacity of the production line, cleaned once every 48 or fewer hours to avoid cross-contamination in the production process; 

16. To amend point b Clause 6 Article 38 of the Decree No. 77/2016/ND-CP as follow: 

b) The phase of vegetable oil filling or bottling 

- The filling or bottling process shall be observed by devices or humans to ensure the quantity, quality and food safety of the product.” 

17. To amend Clause 4 Article 39 of the Decree No. 77/2016/ND-CP as follow: 

“4. Filling or bottling equipment must be shielded to prevent harmful agents during operation, must have hygiene and bactericidal procedures. 

Article 11. To annul a number of articles and clauses of the Government’s Decree No. 77/2016/ND-CP of July 1, 2016, amending and supplementing a number of regulations on business investment conditions in the field of international goods sale and purchase; chemicals; industrial explosives; fertilizers; gas trading; and food trading under the state management of the Ministry of Industry and Trade 

1. To annul Point a and b, Clause 1; Point d Clause 2; Point a Clause 5; Point a Clause 6; Clause 7; and Point a, Clause 8, Article 26. 

2. To annul point b Clause 2; Point c Clause 3; and Point a Clause 4, Article 27.

3. To annul Clause 3, Article 28.

4. To annul Clause 1 and 2, Article 30.

5. To annul Clause 2, Article 32. 

6. To annul point dd Clause 5; Point c Clause 8; point b and d Clause 9; Clause 10 and 11, Article 34. 

7. To annul Clause 2, 3, 5 and 8, Article 35. 

8. To annul point b Clauses 3; Point dd Clause 5; point a and b Clause 8; point a and b Clause 9 of Article 36. 

9.To annul point a and b Clause 4; Clause 5, 7, and 10, Article 37. 

10. To annul point b and dd Clauses 4; Point c Clause 7; point a Clause 8; point c Clause 9 and 11, Article 38. 

11. To annul Clause 3, 5 and 7, Article 39. 

Article 12. To add Article 24a after Article 24 of the Decree No. 77/2016/ND-CP

“Article 24a. Application for granting of the Certificate of Food Safety Conditions

1. Initial application for granting of the Certificate of Food Safety Conditions 

a) An application, made according to Form No. 01a in Appendix attached to this Decree; 

b) A copy of Business Registration Certificate or Enterprise Registration Certificate or Investment Certificate in accordance with law provisions. 

c) A presentation on physical facility, equipment, tool to ensure food safety condition make according to form  No. 02a (for producing facility), form No. 02b (for business facility) or both form No. 02a and form No. 02b (for facility produce and operate business) in Section I Appendix attached to this Decree; 

d) The general list of health certificates authorized by the facility owner or health certificate of the facility owner and of the person who directly produce and do the business of food issued by the medical agency at district level or higher. 

dd) Certificate of complete the training course on understanding food safety of the person who directly produce and do the business of food. 

2. Application for  re-grant of the Certificate

a) In case of requirement to  re-grant due to the Certificate is lost or damage

A written application, made according to Form No. 01b in Appendix attached to this Decree; 

b) In case of requirement to  re-grant the Certificate due to the change in production site or business location; change or supplement production procedure, the commodities of business  or when the Certificate expire: 

- A written application, made according to Form No. 01b in Appendix attached to this Decree; 

- The dossier as prescribed in Clause 1, Article 12 of this Decree; 

c) In case of requirement to  re-grant the Certificate due to change in facility name but the facility owner, the address, the location and the whole production procedure and commodities of business remain unchanged: 

- A written application, made according to Form No. 01b in Appendix attached to this Decree; 

- Food Safety Certificate of such facility (certified copy of the facility); 

- Document certify the change in facility name. 

c) In case of requirement to re-grant the Certificate due to change in facility owner but the facility name, the address, the location and the whole production procedure and commodities of business remain unchanged: 

- A written application, made according to Form No. 01b in Appendix attached to this Decree; 

- Food Safety Certificate of such facility (certified copy of the facility); 

- The general list of health certificates authorized by the facility owner or health certificate of the facility owner and of the person who directly produce and do the business of food issued by the medical agency at district level or higher (certified copy of the facility).  

3. Requirer of granting Certificate of Food Safety Conditions tent authority or via post service or via online network.” 

Article 13. To add Article 24b after Article 24a of the Decree No. 77/2016/ND-CP 

“Article 24b. Order and procedure of granting Certificate of Food Safety Conditions

The competent authority shall hold responsibility to receive, examine the eligible of the application, carry out the practical appraise at the facility and grant the Certificate of Food Safety Conditions. Order and procedure of granting the Certificate are: 

1. For the first grant

a) To receive, examine the eligible of the application 

Within 05 working days from the receipt of the application, the competent authority shall check the eligible of the application; In case of invalid dossier, the competent agency must send a written notice and request the facility to supplement the dossier. After 30 days from the date of notice of requesting the supplement of application, if the facility does not supplement or incomplete, the application shall no longer valid. 

b) To set up the Practical appraise team at the facility

Within 15 working days from the date of checking show that the application is complete and valid, the competent authority shall organize the practical appraise at the facility. In case the competent authority authorizes of carry out the practical appraise to the lower level competent authority, there must be the authorization documents. After the appraisal, the competent agency at the lower level must send the appraise report to the superior authority as a basis for granting the certificate. 

The Practical appraise team at the facility shall be certificated by the competent authority or be established by the decision of the authorized competent authority. The Practical appraisal team has from 03 to 05 members, including at least 02 members specialized in food or working on food safety (with food or food safety qualifications) or practice management of food safety. The Practical appraisal team is allowed to invite independent experts with appropriate expertise to join. The team leader shall hold responsibility on the result of appraise at the facility. 

c) Content of practical appraisal at the facility 

- To check the consistency of the application for the certificate to the competent authority with the original file stored at the facility; 

- To appraise food safety conditions at the facility as prescribed.

c) Result of practical appraisal at the facility 

- The appraisal results must clearly state "Pass" or "Fail" or "Wait for completion" in the minutes of appraisal of food safety conditions for food manufacturers using the form No. 03a, a written record of assessment of food safety conditions for a food business facility, made according to Form No. 03b or Form No. 03a and Form No. 03b for facilities producing and trading food according to Section I of the Appendix enclosed to this Decree. 

For general food business establishment, facilities shall be granted Certificate when the business conditions of at least one product group are rated "Pass". Product group are rated "Pass” in accordance with law provisions shall be note in the Certificate of Food Safety Conditions. 

- The cases of "Fail" or "Wait for completion" must be state in the minutes of appraisal. The case of "Wait for completion", the maximum time for completion is 60 days from the date of the minutes of appraisal. After remedying at the request of the appraisal team, the facility must submit a report on the remedial results using the form No. 04 prescribed in the Section I Appendix attached to this Decree and submit the appraise fee to the competent authority to carry out re-appraise as prescribed in point c this Clause. 

The maximum duration for re-appraise shall be 10 days from the day the competent authority receives the report on remedial results. After 60 days the facility fails to submit the report on remedial results, the dossier for granting the Certificate of Food Safety Conditions and the appraise results with the conclusion that "Waiting for completion" shall no longer valid. 

In case the re-evaluation result is "Failed" or the over the deadline for remedying but the facility does not submit the remedial result report, the competent authority shall notify in writing to the local management agency for supervise and require the facility not to operate until it is granted the Certificate. 

- The practical appraise minute is made into 02 copies of equal validity, the appraisal team keeps 01 copy and the facility keeps 01 copy. 

dd) Grant of the Certificate

Within 05 working days from the date of the practical appraise results at the facility is "Pass", the competent authority shall grant the facility to the facility according to the form No. 05a (for producing facility), form No. 05b (for trading facility), form No. 05c (for producing and trading facility) prescribed in Section I of the Appendix attached to this Decree. 

2. Re-grant due to the Certificate due to lost or damage 

Within 03 working days from the date of receiving a valid application, based on the stored record, the competent authority which issued the Certificate shall review and reissue such certificate. In case of refusal, there must be a notification in writing and clearly state the reason. 

3. In case of re-grant the Certificate due to the change in production site or business location; change or supplement production procedure, the commodities of business or when the Certificate expire: 

Order and procedure of granting the Certificate shall be carry out as prescribed in Clause 1 this Article. 

4. In case of change in facility name but the facility owner, the address, the location and the whole production procedure and commodities of business remain unchanged: 

Within 03 working days from the date of receiving a valid application for re-grant, based on the stored record, the competent authority which issued the Certificate shall review and reissue such certificate. In case of refusal, there must be a notification in writing and clearly state the reason. 

5. In case of change in facility owner but the facility name, the address, the location and the whole production procedure and commodities of business remain unchanged: 

Within 03 working days from the date of receiving a valid application for re-grant, based on the stored record, the competent authority which issued the Certificate shall review and reissue such certificate. In case of refusal, there must be a notification in writing and clearly state the reason. 

6. In case the chain of food business establishments has increased in business establishments, the adjustment of Certificate shall comply with the provisions of Clause 1 of this Article. In case the chain of food business establishments has decreased in business establishments, the adjustment of Certificate shall comply with the provisions of Clause 4 of this Article. 

7.In cases where establishments produce and trade in products specified in Clauses 8 and 10, Article 36 of the Government s Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 02, 2018, the appraise of establishments conditions shall be implemented according to the regulations for the respective branches and fields.” 

 

Chapter V

MINERAL BUSINESS

 

Article 14. To amend and supplement Article 1 of the Government’s Decree No. 77/2016/ND-CP dated July 01, 2016 on amending and supplementing a number of regulations on business investment conditions in the field of international goods sale and purchase; chemicals; industrial explosives; fertilizers; gas trading; and food trading under the state management of the Ministry of Industry and Trade. 

“Article 1. To add Clause 11 to Article 9 of the Government’s Decree No. 187/2013/ND-CP dated November 20, 2013 on detailing the implementation of the Commercial Law regarding international goods purchase and sale and goods purchase, sale, processing and transit agency activities with foreign countries. 

11. Conditions of mineral trade:

a) Being traders as defined in the Commercial Law;

b) Traders are allowed to trade mineral which has lawful origin only. 

Lawful origin mineral is the mineral having the origin in one of the following cases: 

- Be exploited or collected from mines, mine sites and landfills within the valid time of the License for exploitation or Collect mining permit issued by the competent State agency; 

- Minerals are imported according to the declaration of imported goods certified by the border gate customs agency; 

- Be confiscated and sold by the competent State agencies. 

c) For exported mineral, in addition to meeting the provisions at Points an and b of this Clause, they must also be on the list of categories and meet the criteria and quality requirements prescribed by the Ministry of Industry and Trade. For minerals exported in thorium or uranium-containing contents equal to or greater than 0.05% by weight, there must be a permit for export of radioactive materials from the Ministry of Science and Technology as prescribed in the Law on Radioactive Materials. 

d) In cases imported minerals are still in stock because they are not fully consumed in the country, or need to be transferred abroad for analysis, research and testing of processing technology and other special cases: 

- Traders shall submit a written request for export, clearly stating the purpose, necessity and information on the origin of minerals, information on trading, technology and processing contracts (if any), information on cooperation, research and testing of processing technologies and handling plans for mineral products after research or testing. 

Based on the trader s written request and the policy for each type of mineral for each period, the Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment and provincial-level People s Committees in localities where minerals are exploited, processed, to review, inspect and report to the Prime Minister for consideration and decision. 

dd) Mineral traders must comply with the provisions of law on environmental protection, safety, labor hygiene, fire prevention and fighting." 

 

Chapter VI

GAS BUSINESS

 

Article 15. To amend a number of articles of the Government’s Decree No. 87/2014/ND-CP of September 9, 2014, on petrol and oil trading 

1. To amend Clause 2, Article 6 as follows: 

“2. For gas exporters and importers dealing in gas through pipelines, in addition of meeting the conditions specified at Points a, b and c, Clause 1 of this Article, there must also be gas supply stations that meet the prescribed safety conditions specified in Chapter IV of this Decree."  

2. To amend Point b, Clause 1, Article 8 as follows: 

b) Having gas tanks or contracts on leasing gas tanks or having LPG bottles or LPG bottle lease contracts; " 

3. To amend Clause 2, Article 8 as follows: 

“2. For gas trader through pipelines, in addition of meeting the conditions specified at Points a, b and c, Clause 1 of this Article, there must also be gas supply stations that meet the prescribed safety conditions specified in Chapter IV of this Decree." 

4. To amend Clauses 5 and 7, Article 38 as follows: 

“5. For trader of buying and selling LPG only have LPG bottles or rent LPG bottle, in addition of the documents specified at Clause 2 this Article, they must supplement the following documents: 

a) A valid copy of LPG bottle inspection certificate;

b) A copy of Certificate of Conformity for LPG bottles. 

7.For traders trading in LNG, apart from the documents specified in Clauses 2 and 3 of this Article, additional documents proving that the LNG-granting station satisfies the safety requirements prescribed in Chapter IV of this Decree or LNG station to load into a vehicle which has been issued a valid Certificate.” 

5. Adding Clause 4 to Article 60 as follows: 

“4. For gas distribution traders, traders who are general agents and/or agents who have been issued a valid Certificate of Eligibility under the Government s Decree No. 19/2016/ND-CP dated March 22, 2016, on gas business shall exercise the rights and perform the obligations prescribed in Article 22 of this Decree." 

 

Chapter VII

LIQUOR BUSINESS

 

Article 16. To amend a number of articles of the Government’s Decree No. 105/2017/ND-CP dated September 14, 2017, on liquor business 

1. To amend Article 4 as follows:

“Article 4. Principles of liquor management 

1.Liquor business is on the list of sectors and trades subject to conditional business investment. Organizations and individuals engaged in liquor business have to comply with provision of the Law on Prevention and Control of Harms of Liquor and Beer Abuse and regulations of this Decree.  

2. Traders engaged in liquor industrial production, liquor manual production for commercial purposes, liquor distribution, wholesale or retail, or sale of liquor contains alcohol by volume of 5.5 or more must have a license; trader selling liquor contains alcohol by volume of 5.5 or more for on-spot consumption must have licenses; trader of liquor contains alcohol by volume of under 5.5 must register with the Economy and Infrastructure Department at district level; household that manually produce liquor contains alcohol by volume of 5.5 or more to licensed manufactures for further process must register with the People’s Committee at commune level where the manufacturing establishment located. 

3. In the process of distributing, wholesaling and retailing liquor, traders must comply with the provisions of law on environmental protection, food safety, fire prevention and fighting. 

In the process of on-spot consumption, traders must comply with the provisions on fire prevention and fighting, and on environmental protection as prescribed.

2. To amend Article 5 as follows:

“Article 5. Food quality and safety 

Organizations and individuals engaged in liquor business shall declare liquor product, excluding the case of household that manually produce liquor for licensed manufactures for further process. Procedures for announcing products shall be implemented in accordance with regulations of law on food safety and other relevant current legal documents.” 

3. To replace the phrase “liquor manually produced for sale to enterprises having liquor industrial production licenses for further processing” in Clause 1 Article 6, Article 10, Article 17, Clause 2 and 3 Article 32 of the Decree No. 105/2017/ND-CP in to the phrase “manually produce liquor for licensed manufactures to further process” 

4. To amend the name of Chapter II as follows: 

“Chapter II

BUSINESS OF LIQUOR CONTAINS ALCOHOL BY VOLUME OF 5.5 OR MORE”

5. To amend Clause 4 Article 11 as follows: 

“4. Having a liquor wholesale system in at least 02 province or centrally run city (including where the wholesaler is headquartered) with at least 01 liquor retailers in each province or centrally run city. In case an enterprise establishes a branch or business location outside its head office for liquor trading, it is not required to get certification from a liquor wholesaler. 

6.To amend Clause 4, Article 12 as follows: 

“4. Having a liquor wholesale system in the province or centrally run city where the wholesaler is headquartered with at least 01 liquor retailers. In case an enterprise establishes a branch or business location outside its head office for liquor trading, it is not required to get certification from a liquor retailer. 

7. To amend Clause 2 Article 14 as follows: 

“2. Having the right to lawfully use a fixed place of business which has a clear address and register for on-spot consumption of alcohol with the Economic and Infrastructure Department at district level where the trader locates its business location.” 

8. To amend Clause 1 Article 15 as follows: 

“1. To sell liquor (directly or through member enterprise and/or affiliated branches) that they produce to traders that have licenses for liquor distribution, liquor wholesale, liquor retail, or sale of liquor for on-spot consumption, and to traders that purchase liquor for export. 

9. To add Clause 5 to Article 16 as follows: 

“5. To buy liquor of the household and/or individuals who manually produce liquor for further process.” 

10. To amend Point b, Clause 1, Article 18 as follows:

“b) To post up valid copies of their licenses granted by competent agencies at their liquor sale places and to purchase and sell liquor strictly according to the contents of these licenses, excluding trader of liquor for on-spot consumption.”

11. To amend Point d, Clause 2, Article 18 as follows:

“d) To directly retail liquor at their business places within provinces and centrally run cities specified in their licenses.” 

12. To amend Point d, Clause 3, Article 18 as follows: 

“d) To directly retail liquor at their business places within provinces and centrally run cities specified in their licenses.” 

13. To amend Clause 5 Article 18 as follows:

“5. Rights and obligations of traders of liquor for on-spot consumption 

a) To purchase liquor from domestic liquor producers, liquor distributors, liquor wholesalers and liquor retailers; 

b) To directly sell liquor for on-spot consumption at their business places.” 

14. To amend Clause 3 Article 19 as follows:

“3. A copy of Liquor Product Declaration or a copy of the Receipt of the regulation conformity declaration or the written certification of declaration of conformity with food safety regulations (for liquor for which no technical regulations have been issued); and a copy of the Certificate of Food Safety Conditions or copy of one of the following documents: Good Manufacturing Practices (GMP), Hazard Analysis System and Critical Control Point (HACCP), Food Safety Management System (ISO 22000), International Food Standards (IFS), Global Standard For Food Safety (BRC), Food Safety System (FSSC 22000).” 

15. To amend Clause 3 Article 20 as follows: 

“3. A copy of Liquor Product Declaration or a copy of the Receipt of the regulation conformity declaration or the written certification of declaration of conformity with food safety regulations (for liquor for which no technical regulations have been issued); and a copy of the Certificate of Food Safety Conditions; except for the case of a small food business under the provisions of the Law on Food Safety."

16. To amend Clause 5 Article 21 as follows: 

“5. Document on the liquor distribution network shall include either of the following document: 

a) Copies of principle contracts, letters of confirmation or written commitments to participate in the liquor distribution network from liquor wholesalers enclosed with copies of liquor wholesale licenses of traders expected to participate in the distribution network; 

b) Copies of the Branch operation registration certificate of the enterprise or the Business location registration certificate of the enterprise for liquor business." 

17. To amend Clause 5 Article 22 as follows:

“5. Document on the liquor wholesale network shall include either of the following document: 

a) Copies of principle contracts, letters of confirmation or written commitments to participate in the liquor wholesale network from liquor wholesalers enclosed with copies of liquor wholesale licenses of traders expected to participate in the wholesale network; 

b) Copies of the Branch operation registration certificate of the enterprise or the Business location registration certificate of the enterprise for liquor business." 

18. To amend Point c, Clause 1, Article 25 as follows: 

“c) The Divisions of Economic Affairs or Divisions of Economic Affairs and Infrastructure under the People’s Committees in district level shall grant licenses for liquor manual production for commercial purposes, liquor retail licenses on the area of such locality;” 

19. To amend Point c, Clause 2, Article 25 as follows: 

c) For the grant of licenses for liquor manual production for commercial purposes, liquor retail:  

Within 10 working days after receiving a complete and valid dossier, a competent state agency shall consider and appraise the dossier and grant a license to the trader. In case of refusal, there must be a notification in writing and clearly state the reason. 

If finding a dossier incomplete, within 03 working days after receiving it, the licensing agency shall make a written request for dossier supplementation. 

20. To amend Point b, Clause 2, Article 28 as follows: 

“b) The validity of a license for liquor manual production for commercial purposes, a license for liquor distribution, a license for liquor wholesale, a license for liquor retail is 05 years.” 

21. To amend Clause 5 Article 29 as follows:

“5. For liquor retail licenses: 

A license shall be made in multiple copies: 02 of which shall be preserved at the licensing agency, 01 sent to the applicant; 1 sent to the provincial-level Department of Industry and Trade, 1 sent to the Market Surveillance Branch, and 1 sent to each liquor producer or another liquor enterprise named in the license.” 

22. To amend Point b, Clause 3, Article 30 as follows:

“B) To comply with regulations on state inspection of food safety.”

23. To add Chapter IIa after Chapter II as follow: 

“Chapter IIa

BUSINESS OF LIQUOR CONTAINS ALCOHOL BY VOLUME OF UNDER 5.5”

“Article 31a. Condition of manufacturing liquor contains alcohol by volume of under 5.5 

1. Being a lawfully established enterprise, cooperative, union of cooperatives or business household. 

2. To comply with regulations on state inspection of food safety. 

3. To register with the Divisions of Economic Affairs or Divisions of Economic Affairs and Infrastructure under the People’s Committees in district level where the trader locates its manufacturing establishment using the form No. 14 in Section II in Appendix attached to this Decree. In case of change in registered information, the trader shall have to carry out additional registration. 

“Article 24b. Condition of importing liquor contains alcohol by volume of under 5.5 

1. Satisfying the conditions specified in Clauses 1 and 2, Article 31a of this Decree. 

2. Liquor products shall only be imported into Vietnam through international border gates; 

3. To register with the Divisions of Economic Affairs or Divisions of Economic Affairs and Infrastructure under the People’s Committees in district level where the trader locates its headquarter before carry out business activities using the form No. 14 in Section II in Appendix attached to this Decree. In case of change in registered information, the trader shall have to carry out additional registration. 

“Article 24b. Condition of selling liquor contains alcohol by volume of under 5.5 

1. Satisfying the conditions specified in Clauses 1 and 2, Article 31a of this Decree. 

2. To register with the Divisions of Economic Affairs or Divisions of Economic Affairs and Infrastructure under the People’s Committees in district level where the trader locates its business location before carry out business activities using the form No. 14 in Section II in Appendix attached to this Decree. In case of change in registered information, the trader shall have to carry out additional registration. 

“Article 31d. Rights and obligations of traders of liquor contains alcohol by volume of under 5.5 

1. To import liquor and purchase liquor from lawful origin. 

2. To ensure the shelf life of liquor products as announced by the manufacturer. 

3. To implement their responsibility under the Law on Prevention and Control of Harms of Liquor and Beer Abuse and other law provisions. Be exempt from liquor stamp and labeling as prescribed in the Decree No. 105/2017ND-CP on liquor business.” 

24. To amend Clauses 1, 3 and 4, Article 32 as follows: 

“1. For liquor contain alcohol by volume of 5.5 or higher, before January 20 every year, traders engaged in liquor industrial production, liquor manual production for trading purposes, liquor distribution, liquor wholesale, liquor retail shall send reports on their previous year’s liquor production and business to the competent licensing state agency, made according to Form No. 08 or 09 in Appendix issued together with this Decree. 

3. For liquor contain alcohol by volume of 5.5 or higher, Before February 15 every year, district-level Divisions of Economic Affairs or Divisions of Economic Affairs and Infrastructure shall send reports on liquor manual production for commercial purposes and for sale to enterprises having liquor industrial production licenses for further processing, and on liquor retail in the previous year in their localities to their provincial-level Departments of Industry and Trade, made according to Form No. 11 in Section II of Appendix issued together with this Decree. 

4. For liquor contain alcohol by volume of 5.5 or higher, before February 28 every year, provincial-level Departments of Industry and Trade shall send reports on liquor production, distribution, wholesale and retail in the previous year in their localities to the Ministry of Industry and Trade, made according to Form No. 12 in Section II Appendix issued together with this Decree. 

25. To change forms No. 01, 02,03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12 in Appendix issued together with the Decree No. 105/2017/ND-CP on liquor business in to forms No.  01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 12 in Section II of Appendix issued together with this Decree. 

26. To add form No. 13 on Application for sale of liquor for on-spot consumption in Section II of Appendix issued together with this Decree. 

Article 17. To annul a number of articles and clauses of the Government’s Decree No. 105/2014/ND-CP of September 14, 2017 on liquor business 

1. To annul Clause 1, Article 3.

2. To annul Article 7.

3. To annul Clause 2, 3 and 6, Article 11.

4.To annul Clause 2, 3, 5 and 6, Article 12.

5. To annul Clause 4 and 5, Article 13.

6. To annul Clause 4, Article 14. 

7. To annul Clause 3, 4 and 7, Article 21.

8. To annul Clause 3, 4 and 7, Article 2. 

9. To annul Clause 5 and 6, Article 23.

10. To annul Article 24. 

 

Chapter VIII

TOBACCO BUSINESS

 

Article 18. To amend a number of articles and clauses of the Government’s Decree No. 67/2013/ND-CP of June 27, 2013, detailing a number of articles of the Law on Prevention and Control of Tobacco Harms and prescribing measures for its implementation regarding tobacco trading 

1. To add Clause 7 and 8 to Article 4 as follows: 

“7. In the course of trading, processing tobacco raw materials and trading tobacco products, enterprises must comply with the provisions of law on standards, technical regulations, environmental protection, fire prevention and fighting. 

8. In the process of investing in growing tobacco plants, the organization shall comply with the provisions of law on environmental protection.” 

2. To amend Clause 2 Article 12 as follows: 

“2. Having a line of specialized machinery and equipment that synchronizes tobacco stems or processes them into tobacco, tobacco and other substitute materials used to produce tobacco products.” 

3. To amend Clause 4 Article 13 as follows: 

“4. List of synchronous specialized machinery and equipment in tobacco raw material processing stage.” 

Article 19. To annul a number of articles and clauses of the Government’s Decree No. 67/2013/ND-CP dated June 27, 2013 on detailing a number of articles of the Law on Prevention and Control of Tobacco Harms and prescribing measures for its implementation regarding tobacco trading

1.To annul Clause 4, Article 7.

2. To annul Clause 5, Article 9.

3. To annul Clause 3, 4 and 5, Article 12.

4. To annul Clause 8 and 9, Article 13.

5. To annul Clause 4, 5 and 6, Article 17.

6. To annul Clause 8 and 9, Article 18.

7. To annul Clause 4, Article 20.

8. To annul Point h, Clause 1; and Point h, Clause 2, Article 26. 

 

Chapter IX

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

 

Article 20. Transitional provisions

Transitional provisions for Clause 2 Article 1 this Decree shall be as follow: 

1. Results of inspection and testing of quality, technical safety and environmental protection meeting the requirements of types of cars imported into Vietnam which implemented as prescribed in the Government s Decree No. 116/2017/ND-CP shall continue to be use as the basis to evaluate vehicle types according to legal regulations. The assessment of quality assurance conditions at automobile manufacturers must be conducted within 06 months from the date this Decree takes effect. 

2. The Ministry of Transport shall detail this Article.

Article 1. Effect and implementation 

1. This Decree takes effect on March 22, 2020, except for regulations in Clause 2 and 3 this Article. 

Provisions on production, assembly, import and provision of car warranty and maintenance services in this Decree take effect from the date of signing. 

3. Provisions on liquor business in this Decree take effect from the date of signing. 

4. To repeal the phrase “in the name of Vietnam” in point dd, Clause  6 and the content of “The organization of participation in overseas trade fairs and exhibitions in the name of Vietnam must meet the standards prescribed by the Ministry of Industry and Trade.” in  Clause 12 Article 29; to repeal the phrase “Agreement/Contract document attached” in number 11 of the form No. 01, number 9 of the form No. 02 and repeal the phrase “in using the name of Vietnam” in number 1 of the form 10 of the Appendix issued together with the Decree No. 81/2018ND-CP dated May 22, 2018 of the Government Detailing the Commercial Law’s provisions on trade promotion.” 

5. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and provincial-level People’s Committee chairpersons shall guide and implement this Decree. - 

For the Government

The Prime Minister

Nguyen Xuan Phuc

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 17/2020/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 17/2020/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất