Hướng dẫn xin giấy phép bán buôn rượu mới nhất 2025

Khi kinh doanh các sản phẩm về rượu, thương nhân bắt buộc phải có giấy phép theo quy định của pháp luật. Bài viết này hướng dẫn thủ tục xin giấy phép bán buôn rượu mới nhất.

1. Giấy phép bán buôn rượu là gì?

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định số 17/2020/NĐ-CP, kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân bán buôn rượu phải có giấy phép.

Giấy phép bán buôn rượu là giấy tờ chứng minh thương nhân đủ điều kiện bán buôn rượu theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, điều kiện bán buôn rượu bao gồm:

- Là doanh nghiệp thành lập theo quy định của phập luật.

- Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với ít nhất 01 thương nhân bán lẻ rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán lẻ rượu.

- Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác.

(Quy định tại Điều 12 Nghị định 105/2017, sửa đổi bởi Nghị định 17/2020)

Bán buôn rượu bắt buộc phải có giấy phép
Bán buôn rượu bắt buộc phải có giấy phép (Ảnh minh họa)

2. Thủ tục xin giấy phép bán buôn rượu

2.1. Hồ sơ cấp giấy phép bán buôn rượu

Điều 22 Nghị định 105/2017, sửa đổi bởi Nghị định 17/2020 quy định hồ sơ xin giấy phép bán buôn rượu bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép bán buôn rượu.

- Bản sao chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị tương đương.

- Tài liệu về hệ thống bán buôn rượu gồm một trong hai loại:

  • Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc cam kết tham gia hệ thống bán buôn rượu kèm bản sao giấy phép bán lẻ rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống bán buôn rượu;

  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.

- Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu gồm:

  • Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất trong nước, thương nhân phân phối hoặc bán buôn khác, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của thương nhân sản xuất, phân phối hoặc bán buôn khác;

  • Bản sao giấy phép sản xuất rượu, giấy phép phân phối hoặc giấy phép bán buôn rượu của các nhà cung cấp rượu.

2.2. Cơ quan cấp giấy phép bán buôn rượu

Sở Công Thương là cơ quan cấp giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 105 về kinh doanh rượu.

2.3. Các bước xin giấy phép bán buôn rượu

Trình tự các bước xin giấy phép bán buôn rượu hướng dẫn tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 105 như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Sở Công Thương.

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Bước 3: Thẩm định, cấp giấy phép

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân.

Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Giấy phép bán buôn rượu do Sở Công Thương cấp
Giấy phép bán buôn rượu do Sở Công Thương cấp (Ảnh minh họa)

2.4. Lệ phí cấp giấy phép bán buôn rượu

Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư số 168/2016/TT-BTC về lệ phí thẩm định, cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện, lệ phí cấp giấy phép bán buôn rượu gồm các khoản sau:

Đối tượng

Loại phí

Mức thu

Khu vực thành phố, thị xã

Khu vực khác

Tổ chức, doanh nghiệp

Phí thẩm định

1,2 triệu đồng/lần/điểm kinh doanh

600.000 đồng/ lần/điểm kinh doanh

Phí cấp giấy chứng nhận

200.000 đồng/lần/giấy

100.000 đồng/lần/giấy

Hộ kinh doanh, cá nhân

Phí thẩm định

400.000 đồng/ lần/điểm kinh doanh

200.000 đồng/ lần/điểm kinh doanh

Phí cấp giấy chứng nhận

200.000 đồng/lần/giấy

100.000 đồng/lần/giấy

3. Bán buôn rượu không có giấy phép bị phạt thế nào?

Hành vi bán buôn rượu mà không có giấy phép có thể bị phạt hành chính từ 10 - 15 triệu đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 98 năm 2020.

Trên đây là thông tin về thủ tục xin giấy phép bán buôn rượu mới nhất. Nếu gặp vướng mặc khi thực hiện, bạn đọc gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Hướng dẫn cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Công an đã công bố tích hợp tiện ích mua thuốc trực tuyến trên VNeID - một trong những cấu phần quan trọng trong việc triển khai Sổ sức khỏe điện tử trong thời gian tới. LuatVietnam sẽ hướng dẫn bạn đọc cách mua thuốc trực tuyến trên VNeID từ 01/01/2025 ngay tại bài viết dưới đây.