Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005

thuộc tính Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005

Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Cơ quan ban hành: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:28/2005/PL-UBTVQH11
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Pháp lệnh
Người ký:Nguyễn Văn An
Ngày ban hành:13/12/2005
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Pháp lệnh ngoại hối - Ngày 13/12/2005, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11, gồm 10 chương, 46 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2006. Theo đó, việc quản lý ngoại hối theo hướng từng bước hạn chế đô la hóa, tiến tới thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam, nghiêm cấm triệt để các giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo bằng ngoại tệ giữa các tổ chức, cá nhân. Hạn chế đến chấm dứt việc các tổ chức được bán hàng, cung cấp dịch vụ thu ngoại tệ... Tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai giữa người cư trú và không cư trú được tự do thực hiện... Ngoài quy định được mang ngoại tệ trị giá 7.000 USD khi xuất cảnh không phải khai báo còn được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để chi phí cho việc học hành, chữa bệnh, du lịch...theo yêu cầu... Người cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp. Pháp lệnh còn quy định rõ ngoại tệ của người cư trú là cá nhân ở VN thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều được sử dụng cho mục đích cất giữ, mang theo người, gửi vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép. Trường hợp là công dân VN thì được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép...

Xem chi tiết Pháp lệnh28/2005/PL-UBTVQH11 tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

PHÁP LỆNH

NGOẠI HỐI CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI Số 28/2005/PL-UBTVQH11 NGÀY 13 THÁNG 12 NĂM 2005
 

nhayQuy định về thủ tục chấp thuận hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của các ngân hàng được phép nêu tại Pháp lệnh 28/2005/PL-UBTVQH11 được hướng dẫn bởi Thông tư số 33/2013/TT-NHNNnhay

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Căn cứ vào Nghị quyết số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2005;

Pháp lệnh này quy định về hoạt động ngoại hối.

Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Pháp lệnh này điều chỉnh các hoạt động ngoại hối tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân là người cư trú, người không cư trú có hoạt động ngoại hối tại Việt Nam.
2. Các đối tượng khác có liên quan đến hoạt động ngoại hối.
Điều 3. Chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách quản lý ngoại hối nhằm tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế; thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam; thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam; thực hiện các cam kết của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ngoại hối bao gồm:
a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
d) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
đ) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
2. Người cư trú là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây:
a) Tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức tín dụng);
b) Tổ chức kinh tế được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản này (sau đây gọi là tổ chức kinh tế);
c) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;
d) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài;
đ) Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản này;
e) Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại điểm d và điểm đ khoản này và cá nhân đi theo họ;
g) Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài;
h) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên, trừ các trường hợp người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
3. Người không cư trú là các đối tượng không quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Giao dịch vốn là giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú với người không cư trú trong các lĩnh vực sau đây:
a) Đầu tư trực tiếp;
b) Đầu tư vào các giấy tờ có giá;
c) Vay và trả nợ nước ngoài;
d) Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài;
đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Giao dịch vãng lai là giao dịch giữa người cư trú với người không cư trú không vì mục đích chuyển vốn.
6. Thanh toán và chuyển tiền đối với các giao dịch vãng lai bao gồm:
a) Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ;
b) Các khoản vay tín dụng thương mại và ngân hàng ngắn hạn;
c) Các khoản thu nhập từ đầu tư trực tiếp và gián tiếp;
d) Các khoản chuyển tiền khi được phép giảm vốn đầu tư trực tiếp;
đ) Các khoản thanh toán tiền lãi và trả dần nợ gốc của khoản vay nước ngoài;
e) Các khoản chuyển tiền một chiều cho mục đích tiêu dùng;
g) Các giao dịch tương tự khác.
7. Chuyển tiền một chiều là các giao dịch chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam hay từ Việt Nam ra nước ngoài qua ngân hàng, qua bưu điện mang tính chất tài trợ, viện trợ hoặc giúp đỡ thân nhân gia đình, sử dụng chi tiêu cá nhân không có liên quan đến việc thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu về hàng hoá và dịch vụ.
8. Hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.
9. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.
10. Ngoại tệ tiền mặt bao gồm tiền giấy, tiền kim loại.
11. Tổ chức tín dụng được phép là các ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được hoạt động ngoại hối và cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định tại Pháp lệnh này.
12. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là việc người không cư trú chuyển vốn vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên cơ sở thành lập và tham gia quản lý các doanh nghiệp hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
13. Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam là việc người không cư trú mua bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác và góp vốn, mua cổ phần dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật Việt Nam mà không trực tiếp tham gia quản lý.
14. Đầu tư ra nước ngoài là việc người cư trú chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư dưới các hình thức theo quy định của pháp luật.
15. Vay và trả nợ nước ngoài là việc người cư trú vay và trả nợ đối với người không cư trú dưới các hình thức theo quy định của pháp luật.
16. Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài là việc người cư trú cho vay và thu hồi nợ đối với người không cư trú dưới các hình thức theo quy định của pháp luật.
17. Cán cân thanh toán quốc tế là bảng cân đối tổng hợp thống kê một cách có hệ thống toàn bộ các giao dịch kinh tế giữa Việt Nam và các nước khác trong một thời kỳ nhất định.
18. Thị trường ngoại tệ là nơi diễn ra hoạt động mua bán các loại ngoại tệ. Thị trường ngoại tệ của Việt Nam bao gồm thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng.
19. Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Bổ sung
Điều 5. Áp dụng pháp luật về ngoại hối, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế
1. Hoạt động ngoại hối phải tuân theo quy định tại Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
3. Trường hợp hoạt động ngoại hối mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định thì các bên có thể thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Chương II CÁC GIAO DỊCH VÃNG LAI
Điều 6. Tự do hoá đối với giao dịch vãng lai

Tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai giữa người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện.
Điều 7. Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ
1. Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để thanh toán nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ.
2. Người cư trú phải chuyển toàn bộ ngoại tệ có từ việc xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép ở Việt Nam; trường hợp có nhu cầu giữ lại ngoại tệ ở nước ngoài thì phải được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phải thực hiện thông qua tổ chức tín dụng được phép.
Điều 8. Chuyển tiền một chiều
1. Ngoại tệ của người cư trú là tổ chức ở Việt Nam thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều phải được chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép.
2. Ngoại tệ của người cư trú là cá nhân ở Việt Nam thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều được sử dụng cho mục đích cất giữ, mang theo người, gửi vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép; trường hợp là công dân Việt Nam thì được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép.
3. Người cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp.
4. Người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản được chuyển ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài.
Bổ sung
Điều 9. Mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh

Người cư trú, người không cư trú khi xuất cảnh, nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng trên mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải thực hiện như sau:
1. Trường hợp nhập cảnh mang trên mức quy định thì phải khai báo hải quan cửa khẩu;
2. Trường hợp xuất cảnh mang trên mức quy định thì phải khai báo hải quan cửa khẩu và xuất trình giấy tờ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 10. Đồng tiền sử dụng trong giao dịch vãng lai

Người cư trú được lựa chọn đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các đồng tiền khác được tổ chức tín dụng được phép chấp nhận làm đồng tiền thanh toán trong giao dịch vãng lai.
Chương III CÁC GIAO DỊCH VỐN
Mục 1 ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
Điều 11. Đầu tư trực tiếp
1. Việc chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ vào Việt Nam, việc chuyển vốn đầu tư gốc, lợi nhuận, trả lãi vay và các khoản thu hợp pháp ra nước ngoài phải được thực hiện thông qua tài khoản ngoại tệ mở tại một tổ chức tín dụng được phép.
2. Các nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam được chuyển đổi thành ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài thông qua tổ chức tín dụng được phép.
Điều 12. Đầu tư gián tiếp
1. Vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải được chuyển sang đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư.
2. Vốn đầu tư, lợi nhuận và các nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam được chuyển đổi thành ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài thông qua tổ chức tín dụng được phép.
Mục 2 ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI
Điều 13. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài

Người cư trú được phép đầu tư ra nước ngoài được sử dụng các nguồn vốn sau đây để đầu tư:
1. Ngoại tệ trên tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép;
2. Ngoại tệ mua tại tổ chức tín dụng được phép;
3. Ngoại tệ từ nguồn vốn vay.
Điều 14. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
1. Người cư trú là tổ chức tín dụng được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Người cư trú là tổ chức kinh tế, cá nhân và các đối tượng khác được phép đầu tư ra nước ngoài phải mở một tài khoản ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép và đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để đầu tư phải được thực hiện thông qua tài khoản này.
Điều 15. Chuyển vốn, lợi nhuận về Việt Nam

Vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư tại nước ngoài phải chuyển về Việt Nam theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan; vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư khi chuyển về Việt Nam phải thực hiện thông qua tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép.
Bổ sung
Mục 3 VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI
Điều 16. Vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ

Chính phủ và các tổ chức được Nhà nước, Chính phủ uỷ quyền thực hiện vay, trả nợ nước ngoài trên cơ sở Chiến lược quốc gia về nợ nước ngoài và tổng hạn mức vay vốn nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hằng năm.
Điều 17. Vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân
1. Người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân được vay, trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân phải tuân thủ các điều kiện vay, trả nợ nước ngoài, thực hiện đăng ký khoản vay, mở và sử dụng tài khoản, rút vốn và chuyển tiền trả nợ, báo cáo tình hình thực hiện khoản vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký khoản vay trong phạm vi tổng hạn mức vay vốn nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hằng năm.
3. Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép trên cơ sở xuất trình chứng từ hợp lệ để thanh toán nợ gốc, lãi và phí có liên quan của khoản vay nước ngoài và sử dụng các hình thức bảo lãnh, tái bảo lãnh và các hình thức bảo đảm khoản vay khác.
Mục 4 CHO VAY, THU HỒI NỢ NƯỚC NGOÀI
Điều 18. Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ

Chính phủ quyết định việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của Nhà nước, Chính phủ và các tổ chức được Nhà nước, Chính phủ uỷ quyền.
Điều 19. Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế
1. Tổ chức tín dụng được thực hiện cho vay, thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Tổ chức kinh tế được cho vay, thu hồi nợ nước ngoài nếu đáp ứng được các điều kiện sau đây:
a) Được Chính phủ cho phép;
b) Thực hiện mở và sử dụng tài khoản, chuyển vốn ra và thu hồi vốn, báo cáo tình hình thực hiện cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
c) Nguồn thu vốn gốc, thu lãi và các khoản phí có liên quan phải được chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép.
Mục 5 PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Điều 20. Người cư trú là tổ chức phát hành chứng khoán bên ngoài lãnh thổ Việt Nam

Khi được phép phát hành chứng khoán bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, người cư trú là tổ chức phải mở tài khoản tại một tổ chức tín dụng được phép; mọi giao dịch liên quan đến hoạt động phát hành chứng khoán bên ngoài lãnh thổ Việt Nam phải được thực hiện thông qua tài khoản này.
Điều 21. Người không cư trú là tổ chức phát hành chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam

Khi được phép phát hành chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam, người không cư trú là tổ chức phải mở tài khoản tại một tổ chức tín dụng được phép; mọi giao dịch liên quan đến hoạt động phát hành chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam phải được thực hiện thông qua tài khoản này.
Chương IV SỬ DỤNG NGOẠI HỐI TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối

Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Điều 23. Mở và sử dụng tài khoản
1. Người cư trú, người không cư trú được mở tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc thu, chi trên tài khoản ngoại tệ của các đối tượng quy định tại khoản này.
2. Người cư trú là tổ chức tín dụng được phép được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện các hoạt động ngoại hối ở nước ngoài.
3. Người cư trú là tổ chức kinh tế có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận vốn vay, để thực hiện cam kết, hợp đồng với bên nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, cấp giấy phép mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài.
4. Người cư trú là cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, đơn vị lực lượng vũ trang, đại diện tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam ở nước ngoài được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước sở tại.
5. Người cư trú là công dân Việt Nam trong thời gian ở nước ngoài được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước sở tại.
Điều 24. Sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân
1. Người cư trú, người không cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ, mang theo người, bán cho tổ chức tín dụng được phép và sử dụng cho các mục đích hợp pháp khác.
2. Người cư trú là công dân Việt Nam được sử dụng ngoại tệ tiền mặt để gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng được phép, được rút tiền gốc và nhận tiền lãi bằng ngoại tệ tiền mặt.
Điều 25. Sử dụng đồng Việt Nam của người không cư trú

Người không cư trú là tổ chức, cá nhân có đồng Việt Nam từ các nguồn thu hợp pháp được mở tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép để sử dụng tại Việt Nam hoặc mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài.
Bổ sung
Điều 26. Sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam

Người cư trú là tổ chức, cá nhân có nguồn thu hợp pháp bằng đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam từ các hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ và các hoạt động khác được mở tài khoản bằng đồng tiền đó tại tổ chức tín dụng được phép.
Điều 27. Phát hành và sử dụng thẻ thanh toán
1. Trên lãnh thổ Việt Nam, người cư trú, người không cư trú là cá nhân có thẻ quốc tế được sử dụng thanh toán tại tổ chức tín dụng được phép và các đơn vị chấp nhận thẻ.
2. Các đơn vị chấp nhận thẻ chỉ được nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam từ ngân hàng thanh toán thẻ.
3. Căn cứ vào tình hình thực tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc phát hành, sử dụng thẻ phù hợp với mục tiêu quản lý ngoại hối.
Chương V THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ, CƠ CHẾ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ QUẢN LÝ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀNG
Điều 28. Thị trường ngoại tệ của Việt Nam
1. Thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bao gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng được phép.
2. Thành viên tham gia thị trường ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng được phép với khách hàng bao gồm tổ chức tín dụng được phép, bàn đổi ngoại tệ và khách hàng là người cư trú, người không cư trú tại Việt Nam.
3. Các đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ của Việt Nam được thực hiện các loại hình giao dịch theo thông lệ quốc tế khi đáp ứng các điều kiện do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.
Điều 29. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên thị trường ngoại tệ

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện việc mua, bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong nước để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia.
Điều 30. Cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam
1. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô cụ thể trong từng thời kỳ.
Điều 31. Quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng của tổ chức tín dụng và các tổ chức được phép kinh doanh vàng.
Chương VI QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC
Điều 32. Thành phần Dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.
2. Chứng khoán và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ do Chính phủ, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế phát hành.
3. Quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại Quỹ tiền tệ quốc tế.
4. Vàng.
5. Các loại ngoại hối khác.
Điều 33. Nguồn hình thành Dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Ngoại hối mua từ ngân sách nhà nước và thị trường ngoại hối.
2. Ngoại hối từ các khoản vay ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế.
3. Ngoại hối từ tiền gửi của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng.
4. Ngoại hối từ các nguồn khác.
Điều 34. Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định của Chính phủ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế và bảo toàn Dự trữ ngoại hối nhà nước.
2. Bộ Tài chính kiểm tra việc quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện theo quy định của Chớnh phủ.
3. Chính phủ báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình hình biến động Dự trữ ngoại hối nhà nước.
Điều 35. Ngoại hối thuộc ngân sách nhà nước

Thủ tướng Chính phủ quy định mức ngoại tệ Bộ Tài chính được giữ lại từ nguồn thu ngân sách để bảo đảm nhu cầu chi ngoại hối thường xuyên của ngân sách nhà nước.
Bổ sung
Chương VII HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGOẠI HỐI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ CÁC TỔ CHỨC KHÁC
Điều 36. Đối tượng và phạm vi hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối
1. Đối tượng được hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối gồm các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và các tổ chức khác được phép hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối.
2. Phạm vi hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối bao gồm:
a) Các ngân hàng được tiến hành việc cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thực hiện cung ứng một số dịch vụ ngoại hối trên cơ sở đăng ký các hoạt động này theo điều kiện do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định;
c) Các tổ chức khác được hoạt động cung ứng một số dịch vụ ngoại hối theo giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
Điều 37. Huy động tiền gửi và cho vay ngoại tệ trong nước 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc huy động, cho vay bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam của tổ chức tín dụng.
Điều 38. Hoạt động ngoại hối trên thị trường quốc tế

Chính phủ quy định điều kiện, phạm vi hoạt động ngoại hối của từng loại hình tổ chức tín dụng và các tổ chức khác.
Điều 39. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng và các tổ chức khác khi thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối 
1. Chấp hành nghiêm túc và hướng dẫn khách hàng thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Kiểm tra các giấy tờ, chứng từ liên quan của khách hàng phù hợp với các giao dịch theo quy định tại Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật về quản lý ngoại hối.
3. Có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ để thực hiện việc thanh toán các giao dịch vãng lai ra nước ngoài của người cư trú là tổ chức và cá nhân.
4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra và thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của pháp luật.
Chương VIII QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI
Điều 40. Quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối, xây dựng và ban hành chính sách quản lý ngoại hối, hướng dẫn và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ chứng từ và thông tin báo cáo.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Điều 41. Các biện pháp bảo đảm an toàn
Khi xét thấy cần thiết, để bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia, Chính phủ được áp dụng các biện pháp sau đây:
1. Hạn chế việc mua, mang, chuyển, thanh toán đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai, tài khoản vốn;
2. Áp dụng các quy định về nghĩa vụ bán ngoại tệ của người cư trú là tổ chức;
3. Áp dụng các biện pháp kinh tế, tài chính, tiền tệ;
4. Các biện pháp khác.
Điều 42. Chế độ thông tin báo cáo
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm ban hành, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo, phân tích, dự báo và công bố thông tin về hoạt động ngoại hối.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì phối hợp với các bộ, ngành thu thập thông tin, số liệu nhằm phục vụ công tác quản lý ngoại hối của Nhà nước và lập cán cân thanh toán quốc tế.
Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm báo cáo các thông tin liên quan đến hoạt động ngoại hối cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân có hoạt động ngoại hối thực hiện việc cung cấp thông tin, số liệu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm báo cáo thông tin, số liệu về hoạt động ngoại hối cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm phục vụ công tác quản lý ngoại hối của Nhà nước và lập cán cân thanh toán quốc tế.
Chương IX
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHỞI KIỆN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 43. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Pháp lệnh này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 44. Khiếu nại, tố cáo
1. Việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính và tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động ngoại hối được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Trong thời gian khiếu nại hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính vẫn phải thi hành quyết định xử phạt; khi có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì thi hành theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo bản án, quyết định của Toà án.
Chương X ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 45. Hiệu lực thi hành
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2006.
Điều 46. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY

----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

---------

No. 28/2008/PL-UBTVQH11

Hanoi, December 13th,2005

 

 

ORDINANCE

ON FOREIGN EXCHANGE CONTROL

Pursuanttothe1992ConstitutionoftheSocialistRepublicofVietnamasamendedbyResolutionNo.51/2001/QH10ofLegislatureX of the National Assemblyat its 10th session on25 December 2001;

PursuanttoResolutionNo.42/2005/QH11ofLegislatureXIoftheNationalAssemblyatits7thsessionon 14 June 2005on the amendment of the program for formulation of laws andordinances in theyear 2005; ThisOrdinance regulates foreign exchangeactivities.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1Governing scope

ThisOrdinance governs foreign exchange activitiesin the Socialist Republic of Vietnam.

Article 2Applicable entities

1. Organizations and individuals being residentsand non-residents conducting foreignexchange activities in Vietnam.

2. Otherentities involved in foreign exchange activities.

Article 3Policy of Vietnamon foreign exchangecontrol

The State ofthe SocialistRepublic ofVietnam shall implement its policy onforeign exchangecontrolin order to facilitate theparticipation of organizationsand individuals in foreign exchangeactivities and in ordertoprotectthelegitimateinterestsofsuchparticipants,contributingtofurthereconomicdevelopment, achieving the objectivesof the national monetarypolicy, raising the convertibility of Vietnamesedong, achievingtheobjectiveofusingonlyVietnamesedongintheterritoryofVietnam,fulfillingthecommitments oftheSocialistRepublicofVietnaminthescheduleforinternationaleconomicintegration,enhancingthe effectiveness of State managementof foreignexchange andperfecting the foreign exchange control system of Vietnam.

Article 4Definition ofTerms

In this Ordinance, the followingtermsshall be construedas follows:

1. Foreignexchangescomprises:

(a) CurrenciesofothernationsorthecommonEuropeancurrencyandothercommoncurrencies used in international and regionalpayments (hereinafter referred to asforeign currency);

(b) Foreigncurrencypaymentinstruments,cheques,creditcards,billsofexchange,promissory notesand other payment instruments;

(c) AlltypesofvaluablepapersdenominatedinforeigncurrenciesincludingGovernmentbonds, corporate bonds, termbonds, shares and other valuable papers;

(d) GoldbelongingtotheforeignexchangereservesoftheState,goldinoverseas accountsof residents, and gold in the form of bullion, bars, granules and plate whichis brought into or takenout of the territory of Vietnam;

(dd) ThecurrencyoftheSocialistRepublicofVietnamincaseswhereitisremittedintooroutof the territory of Vietnam or used asaninstrument forinternationalpayments.

2. Residents meansorganizationsand individuals in the following categories:

(a) Credit institutionsestablished and carrying onbusinessactivities in Vietnam (hereinafter referred to as credit institutions);

(b) Economic institutions established and carrying on businessactivities in Vietnam except for entities stipulated in sub-clause (a) above (hereinafter referred toaseconomic institutions);

(c) State bodies, units of the people s armed forces, political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio- professional organizations and social funds and charitable funds of Vietnam operating in Vietnam;

(d) Diplomatic representativeofficesandconsulates of Vietnam in foreigncountries;

(dd) Representativeofficesinforeigncountriesoftheentitiesstipulatedinsub-clauses(a),(b)and (c) above;

(e) VietnamesecitizensresidinginVietnam;Vietnamesecitizensresidingoverseasforaduration oflessthantwelve(12)months;andVietnamesecitizensworkingforanyoftheorganizations stipulated in sub-clauses (d) and (dd)aboveand theindividuals accompanyingsuch citizens;

(g) Vietnamesecitizenstravellingoverseasforpurposesoftourism,study,medicaltreatmentor visits;

(h) Foreigners residingin Vietnam for a duration of twelve (12) monthsormore, except for foreignerscomingtoVietnamforstudy,medicaltreatment,tourism,ortoworkfordiplomatic representative offices, consulates orrepresentative offices of foreign organizations in Vietnam.

3. Non-residents means entities other thanthose defined in clause 2of this article.

4. Capital transaction means a transaction for the purpose of transferring capital between aresident and a non-resident in the following sectors:

(a) Direct investment;

(b) Investment invaluable papers;

(c) Borrowing a foreign loanand repaymentof a foreign loan;

(d) Providingandrecovery of a foreign loan;

(dd) Other formsofinvestment inaccordancewith the lawof Vietnam.

5. Currenttransactionmeansatransactionbetweenaresidentandanon-residentnotforthepurpose of transferringcapital.

6. Payment andremittance of money for current transactionscomprises:

(a) Payment andremittance of money relating to importand export ofgoods andservices;

(b) Short term commercial credit loansandbank loans;

(c) Incomegenerated from direct and indirect investments;

(d) Money transferswhen the decrease ofdirect investment capitalis permitted;

(dd) Payments of interest on and instalment repayments of principal of foreign loans;

(e) One-way payments forconsumption purposes;

(g) Othersimilartransactions.

7. One-waymoneytransfermeanstransactionsofremittanceofmoneyfromoverseasintoVietnamor viceversaviaabankorpostofficeinthenatureofprovidingfinancialsupport,aidorassistanceto familyrelativesorforindividualspendingpurposesandnotrelatedtopaymentsforimportandexport of goods andservices.

8. Foreignexchangeactivitiesmeansactivitiesofresidentsandnon-residentsincurrenttransactions, capital transactions,use of foreign exchange in the territory of Vietnam, provision of foreign exchangeservices, and other transactions related to foreign exchange.

9. Vietnamese dongexchange rate means theprice of one foreign currencyunit calculated in the Vietnamese currency.

10.Currency cash means bank notes andcoins.

11. Authorizedcreditinstitutionsmeansbanksandnon-bankingcreditinstitutionsauthorizedtoconduct foreign exchangeactivities and toprovide foreign exchange services in accordance with the provisions of this Ordinance.

12. ForeigndirectinvestmentinVietnammeansthetransferofcapitalintoVietnambyanon-residentin ordertoconductinvestmentandbusinessactivitiesonthebasisofestablishmentandparticipationin the management of an enterpriseor in other forms inaccordance with the law of Vietnam.

13. ForeignindirectinvestmentinVietnammeansthepurchaseandsaleofsecuritiesandothervaluable papers,contributionofcapitalandpurchaseofsharesinanyformbyanon-residentinaccordance with the lawofVietnam but without direct participationin management.

14. Offshoreinvestment means a transfer of capital overseas by a resident forinvestment in a form stipulated by law.

15. Borrowingofaforeignloanandrepaymentofaforeignloanmeanstheborrowingbyaresidentofa loaninanyformfrom,andtherepaymentoftheforeignloantoanon-residentinaccordancewith law.

16. Provisionofaforeignloanandrecoveryofaforeignloanmeansthataresidentprovidesaloanto, and recovers payment froma non-resident in a form stipulated by law.

17. Balanceofinternationalpaymentsmeansageneralbalancesheetsystematicallylistingalleconomic transactionsbetween Vietnam and other countries within a specified period.

18. Foreigncurrencymarketmeanstheplacewhereforeigncurrencysaleandpurchaseactivitiestake place. Vietnam s foreign currency market includesthe inter-bank foreign currencymarket and the foreigncurrency marketbetween banks and their customers.

19. ForeignexchangereservesoftheStatemeansforeignexchangeassetsreflectedinthemonetary balancesheetof the StateBank of Vietnam.

Article 5.Applicationoflawsonforeignexchange,internationaltreaties,foreignlawsandinternational practice

1. Foreign exchangeactivities must comply withthe provisions of thisOrdinance and other relevant laws.

2. Wherean international treaty of which the Socialist Republic of Vietnamis amember contains provisions whichare different from the provisionsof this Ordinance, the provisions of such treaty shall prevail.

3. WherethelawofVietnamdoesnotcontainanyprovisionapplicabletoaforeignexchangeactivity, thepartiesinvolvedmayreachagreementontheapplicationofforeignlaworinternationalpracticeif theapplicationofsuchlaworpracticedoesnotcontravenethefundamentalprinciplesofthelawof Vietnam.

Chapter II

CURRENT TRANSACTIONS

Article 6Liberalizationof current transactions

Alltransactionsbeingpaymentsandremittanceofmoneyrelating tocurrenttransactionsbetweenresidents and non-residents shall beconducted freely.

Article 7Payments and remittanceofmoney relating to importandexport of goods and services

1. Residentsshallbeentitledtopurchaseforeigncurrencyatauthorizedcreditinstitutionsforpayment of importedgoods andservices.

2. Residentsmustremitallforeigncurrencyamountsderivedfromexportofgoodsandservicesintoa foreigncurrencyaccountopenedatanauthorizedcreditinstitutioninVietnam.Ifresidentswishto retain foreigncurrencyoverseas, they mustobtainapproval from the State Bank of Vietnam.

3. Alltransactionsbeingpaymentsandremittanceofmoneyrelatingtoimportandexportofgoodsand services must be conducted via anauthorized credit institution.

Article 8One-way remittance ofmoney

1. Foreign currency of residents being organizations in Vietnam derived from one-way remittance of moneymustberemittedintoaforeigncurrencyaccountopenedatanauthorizedcreditinstitutionor must besoldto an authorized credit institution.

2. Foreign currency of residents being individuals in Vietnam derived fromone-way remittanceof money must beusedforthe purpose of storing, carrying personally, or must bedeposited into a foreigncurrencyaccountopenedatanauthorizedcreditinstitutionormustbesoldtoanauthorized creditinstitution.IfaresidentisaVietnamesecitizen,heorshemaydepositsavingsinsuchforeign currency atan authorized credit institution.

3. Residentsshallbeentitledtopurchase,remitorcarrypersonallyforeigncurrencyabroadtomeet their legitimate demands.

4. Non-residentsandresidentsbeingforeignerswhohaveforeigncurrencyintheiraccountsshallbe entitledtoremititabroad;andiftheyhavelawfulrevenuesourcesinVietnamesedongtheyshallbe entitled to purchase foreigncurrency to remit it abroad.

Article 9Carrying foreign currencycash, Vietnamesedongcash and gold upon exit andentry

Onentryandexit,residentsandnon-residentscarryingforeigncurrencycash,Vietnamesedongcashand gold in excess of the limits stipulated by the State Bank of Vietnam mustcomply with the following provisions:

1. On entry, theymust declare the excessamount witha bordergatecustoms office.

2. On exit, they must declare the excess amount witha bordergate customs office and alsopresent documents inaccordancewith regulations of the State Bank of Vietnam.

Article10Currencies tobe used in current transactions

ResidentsshallbepermittedtochoosetouseVietnamesedong,afreelyconvertibleforeigncurrencyor any other currency which authorized credit institutionsare permitted to acceptas payment in current transactions.

Chapter III

CAPITAL TRANSACTIONS

Part 1. FOREIGN INVESTMENT IN VIETNAM

Article11.DirectInvestment

1. TheremittanceofinvestmentcapitalinforeigncurrencyintoVietnamandtheremittanceofprincipal investmentcapitalandprofitsandthepaymentofloaninterestandotherlawfulrevenuetooverseas countries must be effectedvia foreign currency accounts opened at authorizedcredit institutions.

2. Lawful revenue in Vietnamesedong shall be permitted to be converted into foreign currency for remittance abroad via authorized credit institutions.

Article12Indirect Investment

1. InvestmentcapitalinforeigncurrencymustbeconvertedintoVietnamesedongforimplementationof the investment.

2. Investment capital, profit and other lawful revenue in Vietnamese dong shall be permitted to be converted into foreigncurrency for remittanceabroadvia an authorizedcredit institution.

Part 2. OFFSHORE INVESTMENT FROM VIETNAM

Article13Capitalsources for offshore investment

Residentswhoareentitledtoconductoffshoreinvestmentshallbepermittedtousethefollowingcapital sources for their investment:

1. Foreign currency in foreigncurrency accountsopenedat authorizedcredit institutions.

2. Foreign currency purchased at authorized credit institutions.

3. Foreign currency obtainedby borrowingloans.

Article14Remittanceofinvestment capitalabroad

1. Residentsbeing credit institutions shall bepermitted to remit investment capitalabroadin accordancewith regulations of the State Bank of Vietnam.

2. Any resident beinganeconomicinstitution, an individualoranother entity permitted to conduct offshoreinvestmentmust open a foreign currency account atan authorized creditinstitution and registersuchaccountwiththeStateBankofVietnam.Anyremittanceofforeigncurrencyabroadfor offshore investment must be effected via suchaccount.

Article15Remittanceofcapital andprofit back into Vietnam

Capital, profit and other revenue from offshore investmentmust be remitted back into Vietnam in accordance with the law on investment and other relevant laws; the transfer of capital,profit and other revenuefromtheinvestmentbackintoVietnammustbeeffectedviaaforeigncurrencyaccountopenedat an authorizedcredit institution.

Part 3. BORROWING AND REPAYMENT OF FOREIGN LOANS

Article16Borrowing and repayment of foreign loansby the Government

TheGovernmentandorganizationsauthorizedbytheStateandtheGovernmentshallconductborrowing andrepaymentofforeignloansonthebasisofthenationalstrategy onforeignloansandthe overalllimiton foreign loans approved by the Prime Minister of the Government annually.

Article17Borrowing and repayment of foreignloans by residentsbeing economic institutions, credit institutions and individuals

1. Residentsbeingeconomicinstitutions,creditinstitutionsandindividualsshallbepermittedtoborrow and repay foreign loansonthe principleof self-borrowing andself-repayment inaccordancewith law.

2. Residentsbeingeconomic institutions, credit institutionsandindividualsmust comply with the conditionsonborrowingandrepaymentofforeignloans,shallregistertheloans,shallopenanduse accounts, shall withdraw capital and transfermoney for loan repaymentand shall report theuse status of loans inaccordance with regulations of the State Bank of Vietnam. The State Bankof VietnamshallcertifytheregistrationofloanswithinthetotalloanlimitapprovedbythePrimeMinister of the Government annually.

3. Residents shallbe entitled to purchase foreign currency at authorized credit institutionson presentationofproperdocumentsforrepaymentofprincipal,interestandfeesrelatingtotheforeign loan and shall be permittedto use guaranteesand crossguarantees and other forms of loan security.

Part 4. PROVISION AND RECOVERY OF FOREIGN LOANS

Article18Provision andrecovery of foreign loansof the Government

TheGovernmentshallmakedecisionsontheprovisionandrecoveryofforeignloansoftheState,ofthe Government, and of organizations authorizedby the State and by the Government.

Article19Provision and recoveryof foreignloans of residents being credit institutions and economic institutions

1. Credit institutions shallbe permitted to provideand recover foreign loans inaccordance with regulations of the State Bank of Vietnam.

2. Economicinstitutionsshallbepermittedtoprovideandrecoverforeignloansuponsatisfactionofthe following conditions:

(a) When sopermitted by the Government;

(b) When opening and using accounts, when remittingcapital out and recoveringcapital, and when reportingon the status of provision and recovery of foreign loans in accordance with regulations of the State Bank of Vietnam;

(c) When remitting revenuefromloan principal, interest receivedand related fees into foreign currencyaccountsopenedat authorizedcredit institutions.

Part 5. ISSUANCE OF SECURITIES IN VIETNAM AND OVERSEAS

Article20Residents being credit institutions issuing securities outside the territory of Vietnam

WhenlicensedtoissuesecuritiesoutsidetheterritoryofVietnam,residentsbeingorganizationsmustopen an account at an authorized credit institution, and all transactions relating to the issuance of securities outside the territory of Vietnam must be effected via suchaccount.

Article21Non-residents being organizations issuing securitieswithin the territory of Vietnam

WhenlicensedtoissuesecuritieswithintheterritoryofVietnam,non-residentsbeingorganizationsmust openanaccountatanauthorizedcreditinstitution,andalltransactionsrelatingtotheissuanceofsecurities within the territory of Vietnam must be effected via such account.

Chapter IV

USE OF FOREIGN EXCHANGE WITHIN THE TERRITORY OF VIETNAM

Article22Provision onlimited use of foreignexchange

WithintheterritoryofVietnam,alltransactions, payments,listings andadvertisements ofresidents and non- residents must not be effectedin foreign exchange except for transactions with credit institutions and paymentsmade via intermediaries, including authorized collection, entrustment, agency and other necessary cases permittedby the Prime Minister of the Government.

Article23Opening and use ofaccounts

1. Residentsand non-residents shallbe permitted to open foreign currencyaccounts atauthorized credit institutions. The State Bankof Vietnam shallprovide regulations on collectionand disbursementwithin the foreign currencyaccounts of the entitiesstipulated in this clause.

2. Residentsbeing credit institutions shall be permitted to openanduse foreign currency accounts overseas inorder to conduct foreign exchange activities overseas.

3. Residents beingeconomic institutions which have branchesor representative offices overseasor which wishto open a foreign currency account overseas in order to receive loan capital, to fulfil undertakingsortoperformcontractswithforeignpartiesshallbeconsideredforpermissionbythe State Bank of Vietnam to open foreign currency accounts overseas.

4. Residentsbeingdiplomaticoffices,consulates,unitsofthepeople sarmedforces,representativesof politicalorganizations,ofsocio-politicalorganizations,ofsocio-political-professionalorganizations,of socio-professionalorganizations, of social fundsand of charitable fundsof Vietnamoperating overseasshallbepermittedtoopenanduseforeigncurrencyaccountsinaccordancewiththelawof the host country.

5. Residents being Vietnamese citizensduring the period of their stay in a foreign country shall be permittedtoopenanduseforeigncurrencyaccountsinsuchforeigncountryinaccordancewiththe law of the host country.

Article24Use of foreign currency cashby individuals

1. Residentsandnon-residentsbeingindividualswithforeigncurrencycashshallhavetherighttostore orcarrysuchcashpersonally,ortosellittoanauthorizedcreditinstitutionortouseitforotherlawful purposes.

2. ResidentsbeingVietnamesecitizensshallhavetherighttouseforeigncurrencycashtodepositas savings atauthorized credit institutions, and to withdraw the principalandto receive interestin foreigncurrencycash.

Article25Use of Vietnamese dongby non-residents

Non-residentsbeingorganizationsorindividualswhoearnVietnamesedongfromlawfulrevenuesources shallhavetherighttoopenaccountsatauthorizedcreditinstitutionsforuseinVietnamortorepurchase foreigncurrency for remittance overseas.

Article26Use ofcurrencies ofcountries sharingborderlineswith Vietnam

Residentsbeingorganizationsorindividualswhohavelawfulrevenueincurrenciesofacountrybordering onVietnamfromactivitiesofexportofgoodsandservicesandfromotheractivitiesshallbepermittedto openaccounts in suchcurrencies at authorizedcreditinstitutions.

Article27Issuance anduse of creditcards

1. WithintheterritoryofVietnam,residentsandnon-residentsbeingindividualswithinternationalcredit cardsshallhavetherighttousesuchcardsforpaymentatauthorizedcreditinstitutionsandatcard accepting units.

2. Card accepting units mayonly acceptpayment in Vietnamese dong from cardpaying banks.

3. Basedonactualcircumstances,theStateBankofVietnamshallprovideregulationsontheissuance anduse of cards inaccordance with theobjectives of foreign exchange control.

Chapter V

FOREIGN CURRENCY MARKET, FOREIGN EXCHANGE RATE MECHANISM, AND MANAGEMENT OF IMPORT AND EXPORT OF GOLD

Article28Foreign currencymarket ofVietnam

1. Membersparticipatingintheinter-bankforeigncurrencymarketcomprisetheStateBankofVietnam and authorized credit institutions.

2. Membersparticipatingintheforeigncurrencymarketbetweenauthorizedcreditinstitutionsandtheir customerscompriseauthorizedcreditinstitutions,foreignexchangecountersandcustomersbeing residents andnon-residents in Vietnam.

3. EntitiesparticipatingintheforeigncurrencymarketofVietnamshallbeentitledtoconductformsof transactioninaccordancewithinternationalpracticewhentheysatisfytheconditionsstipulatedby the State Bank of Vietnam.

Article29.Operations of the State Bank of Vietnamon the foreign currencymarket

The State Bank of Vietnam shall carry out the purchaseand sale of foreign currencyon the domestic foreigncurrency market inorder to achievethe objectives of the national monetary policy.

Article30.Exchange ratemechanismapplicable toVietnamese dong

1. TheexchangeratemechanismapplicabletoVietnamesedongshallbedeterminedonthebasisof the supply of and demandfor foreign currency inthe market asregulated by the State.

2. The StateBank of Vietnam shall determine theexchange rate applicable to Vietnamese dong in accordancewith specific macro-economic objectives from time totime.

Article31Management of import and export of gold

TheStateBankofVietnamshallmanagetheimportandexportofgoldintheformofbullion,bars,granules and plate bycredit institutionsand otherinstitutions licensed to trade in gold.

Chapter VI

MANAGEMENT OF FOREIGN EXCHANGE RESERVES OF THE STATE

Article32.Composition of foreignexchange reserves of the State

1. Foreign currency cashandforeign currency deposited overseas.

2. Securities and other valuablepapers in foreign currencyissued by the Government, by foreign organizations and international institutions.

3. Specialdrawing rights andreservesat the International Monetary Fund.

4. Gold.

5. Other typesofforeign exchange.

Article33.Sources of foreignexchange reservesofthe State

1. Foreign exchangepurchased from theState Budgetand on the foreign exchange market.

2. Foreign exchange from borrowings ofbanks and international financial institutions.

3. Foreign exchange from deposits of theState Treasury and credit institutions.

4. Foreign exchange from other sources.

Article34.Control of foreignexchange reserves of the State

1. TheStateBankofVietnamshallexercisecontroloftheforeignexchangereservesoftheStatein accordancewithregulationsoftheGovernmentinordertorealizethenationalmonetarypolicy,to ensure international payment capability and to preserve the foreignexchange reserves of theState.

2. TheMinistryofFinanceshallinspectthemanagementoftheforeignexchangereservesoftheState by the StateBank of Vietnam in accordance with regulations of the Government.

3. TheGovernmentshallreporttotheStandingCommitteeoftheNationalAssemblyonanychangesin the status of the foreign exchange reserves of the State.

Article35.Foreignexchangebelonging to the State budget

ThePrimeMinisteroftheGovernmentshallsetthelevelofforeigncurrencywhichtheMinistryofFinance isentitletoretainfromStateBudgetrevenueinordertosatisfythedemandforregularpaymentsofforeign exchange from the State Budget.

Chapter VII

PROVISION OF FOREIGN EXCHANGE SERVICES BY CREDIT INSTITUTIONS AND OTHER INSTITUTIONS

Article36.Applicable entities and scope of activities of provisionof foreign exchange

1. Entities eligible to provide foreign exchange services shall comprise banks, non-banking credit institutions and other institutionsauthorized to providesuch services.

2. The scope of activities of provision offoreign exchange services shall be as follows:

(a) Banksshallbeentitledtoprovideforeignexchangeservicesinaccordancewithregulationsof the State Bank of Vietnam;

(b) Non-banking credit institutions shallbe entitled to provide anumber of foreign exchange servicesonthebasisofregistrationforthisactivityinaccordance withthe conditionsstipulated by the StateBank of Vietnam;

(c) Other institutions shallbe entitled to provide a number offoreign exchange services in accordancewith licencesgrantedby the State Bank of Vietnam.

Article37.Mobilization of foreign currency depositsand provision of foreign currency loans within Vietnam

TheStateBankofVietnamshallprovideregulationsonmobilizationofforeigncurrencydepositsandon provision of foreign currencyloans by credit institutions within the territory of Vietnam.

Article38.Foreignexchangeactivities on the internationalmarket

TheGovernmentshallprovidefortheconditionsapplicabletoandthescopeofforeignexchangeactivities for each formof credit institution and other institution.

Article39.Responsibilities of credit institutions and other institutions in conductingactivities being provision of foreign exchange services

1. Tocomplywith,andtoguidecustomerstostrictlyimplementregulationsonforeignexchangecontrol and other relevant laws.

2. Toconductexaminationsastowhetherrelevantpapersanddocumentsofcustomersareconsistent with their transactions in accordancewith this Ordinanceand other lawson foreign exchange control.

3. To be responsible for satisfying the foreign currency demand for overseas paymentsin current transactionsof residentsbeing organizations and individuals.

4. To be subject to inspection and supervision, and to strictly implement the reporting regimein accordancewith law.

Chapter VIII

STATE MANAGEMENT OF FOREIGN EXCHANGE ACTIVITIES

Article40.Statemanagement of foreign exchange activities

1. The Government shall exercise unifiedState management of foreign exchangeactivities.

2. TheStateBankofVietnamshallberesponsibletotheGovernmentfortheimplementationofState managementofforeignexchangeactivities,forthepreparationandimplementationofthepolicyon foreign exchange control, for provision ofguidelines on,andfor inspection and examination of compliance with regulations on sourcedocumentsand the reporting regime.

3. Ministries, ministerial equivalent bodies and people s committees of provinces and cities under centralauthority shall, within the scope of their respective dutiesand powers, be responsible for State management of foreign exchange activities.

Article41.Safety measures

TheGovernmentmayapplythefollowingmeasureswhenitconsidersitnecessaryinordertoguarantee financial security and the national currency:

1. Restrict purchase, carrying, remittance or payment with respect to transactions in current transactionsaccounts andcapitalaccounts.

2. Apply regulationson the obligation to sellforeign currency of non-residents beingorganizations.

3. Apply economic, financial and monetarymeasures.

4. Apply othermeasures.

Article42.Information and reporting regime

1. The StateBank of Vietnam shall be responsible to promulgate and to inspect implementation of regulationsontheinformationandreportingregime;andtoanalyze,forecastandpublishinformation

on foreign exchangeactivities.

2. The State Bank of Vietnam shallbe responsible to preside over co-ordination with ministries and branchestocollectinformationanddatainordertoserviceStatemanagementofforeignexchange and in order to formulate the balance ofinternationalpayments.

AuthorizedcreditinstitutionsshallberesponsibletoreportonforeignexchangeactivitiestotheState Bank inaccordance with regulations of the State Bank.

Organizationsandindividuals conducting foreign exchangeactivities shall be obliged to report informationanddataattherequestoftheStateBankofVietnamandattherequestofauthorized credit institutions inaccordance with law.

3. Ministries, ministerial equivalent bodies andpeople s committees of cities andprovinces under centralauthority shall, within the scope of their respectiveduties and powers, be responsibleto reportinformationanddataonforeignexchangeactivitiestotheStateBankofVietnaminorderto service Statemanagement of foreignexchangeactivities and inorder to formulate thebalance of internationalpayments.

Chapter IX

COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS, INSTITUTION OF LEGAL PROCEEDINGS, AND DEALING WITH BREACHES

Article43.Dealing withbreaches

Anyorganizationorindividualwho breachesthe provisionsofthis Ordinance shall,dependingonthenature andseriousnessofthebreach,besubjecttoanadministrativepenaltyorcriminalprosecution;andifan offendercauses lossor damage, the offender shallbeobliged to pay compensation in accordance with law.

Article44 .Complaintsand denunciations

1. Anycomplaintaboutanadministrativedecisionoradministrativeact,andanydenunciationofanact inbreachofthelawonforeignexchangeactivitiesshallbeimplementedinaccordancewiththelaw on complaints anddenunciations.

2. During theduration of any complaint orlegalaction, the organizationor individual subject to an administrative penalty for a breach shall still be obliged toimplement such decision. When the competentStatebodyissuesadecisionresolvingacomplaint,orwhenajudgmentordecisionofa court takes legal effect, such judgmentor decision shall be implemented.

Chapter X

IMPLEMENTING PROVISIONS

Article45.Effectiveness

ThisOrdinance shall be offull force andeffect as from 1 June2006.

Article46.Implementing guidelines

The Government shallbe responsible for providing guidelines for the implementation of this Ordinance.

 

ON BEHALF OF THE STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY
CHAIRMAN




Nguyen Van An

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Ordinance 28/2005/PL-UBTVQH11 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất