Trả lời:
Tại Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 và Điều 3 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định rõ tại Việt Nam, mọi giao dịch, thỏa thuận, thanh toán,... của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối được pháp luật quy định.
Đặt cọc bằng ngoại tệ được không?
Như vậy, có thể thấy mặc dù tiền là đối tượng của đặt cọc nhưng phải là đồng Việt Nam và các bên không được sử dụng ngoại tệ để đặt cọc đảm bảo cho việc thực hiện giao dịch, hợp đồng. Đặt cọc dù theo bất kỳ hình thức nào cũng không thể sử dụng ngoại tệ.
Tuy nhiên, theo Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN, nhà đầu tư nước ngoài được phép đặt cọc bằng ngoại tệ chuyển khoản khi tham gia đấu giá thuộc một trong các trường hợp sau:
- Mua cổ phần trong doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá.
- Mua cổ phần/phần vốn góp của Nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn của Nhà nước thực hiện thoái hoá vốn.
- Mua cổ phần/phần vốn góp của doanh nghiệp Nhà nước để đầu tư vào doanh nghiệp khác nhằm thực hiện thoái hoá vốn.
Như vậy, việc đặt cọc bằng ngoại tệ chỉ được áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đặt cọc để thực hiện một trong các giao dịch nêu trên. Còn các trường hợp còn lại, những người tham gia giao dịch không được sử dụng ngoại tệ để đặt cọc.
Xem thêm: Đặt cọc và tạm ứng khác nhau thế nào trong thực hiện hợp đồng?
Trên đây là nội dung tư vấn về “Đặt cọc bằng ngoại tệ được không?” dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!