Nghị định 88/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

thuộc tính Nghị định 88/2019/NĐ-CP

Nghị định 88/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:88/2019/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:14/11/2019
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Vi phạm hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Tổ chức sử dụng thẻ ngân hàng để lừa đảo bị phạt đến 300 triệu đồng

Ngày 14/11/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Theo đó, cá nhân trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bị phạt tiền từ 100 – 150 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

Thứ nhất, sử dụng thẻ ngân hàng để thực hiện các giao dịch cho các mục đích lừa đảo, gian lận; thanh toán bù trừ giao dịch thẻ không đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, chuyển thiết bị chấp nhận thẻ, QR Code cho bên khác sử dụng; chấp nhận thanh toán thẻ mà không có hợp đồng thanh toán thẻ; sử dụng trái phép các thiết bị chấp nhận thẻ, QR Code.

Thứ ba, thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện để người khác thực hiện các hành vi giao dịch thẻ gian lận, giả mạo; giao dịch thanh toán khống tại đơn vị chấp nhận thẻ (không phát sinh việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ).

Nghị định này cũng quy định mức phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với cá nhân không niêm yết giá mua, bán ngoại tệ tại địa điểm giao dịch hoặc niêm yết nhưng hình thức và nội dung không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng. Bên cạnh đó, cá nhân không niêm yết công khai giá mua, giá bán vàng miếng tại địa điểm giao dịch theo quy định cũng bị phạt từ 30 – 50 triệu đồng.

Các mức phạt trên quy định áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 31/12/2019.

Xem chi tiết Nghị định88/2019/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ

-------------

Số: 88/2019/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2019

NGHỊ ĐỊNH

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

-------------

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Bảo hiểm tiền gửi ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Phòng, chống rửa tiền ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Phòng, chống khủng bố ngày 12 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Các công cụ chuyển nhượng ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối ngày 18 tháng 3 năm 2013;

Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bao gồm:
a) Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng giấy phép;
b) Vi phạm quy định về tổ chức, quản trị, điều hành;
c) Vi phạm quy định về cổ phần, cổ phiếu, phần vốn góp;
d) Vi phạm quy định về huy động vốn và phí cung ứng dịch vụ;
đ) Vi phạm quy định về cấp tín dụng, nhận ủy thác, ủy thác và hoạt động liên ngân hàng;
e) Vi phạm quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng;
g) Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng;
h) Vi phạm quy định về thanh toán, quản lý tiền tệ và kho quỹ;
i) Vi phạm quy định về mua, đầu tư vào tài sản cố định và kinh doanh bất động sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
k) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
l) Vi phạm quy định về bảo hiểm tiền gửi;
m) Vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền; phòng, chống tài trợ khủng bố;
n) Vi phạm quy định về chế độ thông tin, báo cáo;
o) Vi phạm quy định về cản trở việc thanh tra, không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền;
p) Vi phạm quy định về mua, bán và xử lý nợ;
q) Vi phạm quy định về an toàn công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Tổ chức tín dụng; đơn vị phụ thuộc của tổ chức tín dụng (chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài); chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;
b) Doanh nghiệp; đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (chi nhánh, văn phòng đại diện);
d) Các tổ chức khác được thành lập, hoạt động tại Việt Nam.
Điều 3. Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn đối với: giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng; giấy phép thu, chi ngoại tệ và hoạt động ngoại hối khác đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, hoạt động kinh doanh casino trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng; giấy phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân trong thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng; giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng;
b) Đình chỉ có thời hạn đối với: hoạt động ngoại hối trong thời hạn 03 tháng đến 06 tháng, nghiệp vụ ủy thác trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng, hoạt động mua, bán nợ trong thời hạn 03 tháng đến 06 tháng, việc thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng, việc sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin của bên thứ ba trong thời hạn 01 tháng đến 03 tháng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, tịch thu giấy phép đã bị tẩy xóa, sửa chữa, tịch thu ngoại tệ, đồng Việt Nam, tịch thu vàng.
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô bằng 10% mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này; mức phạt tiền đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, đơn vị phụ thuộc của các tổ chức này bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
d) Thẩm quyền phạt tiền của từng chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây theo quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này:
a) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc thu hồi nợ; buộc thu hồi số vốn sử dụng không đúng quy định; buộc thu hồi phần số dư cấp tín dụng vượt mức hạn chế, giới hạn;
b) Buộc thoái vốn tại công ty con, công ty liên kết; buộc bán số cổ phần vượt tỷ lệ theo quy định; buộc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; buộc khôi phục lại số cổ phần đã chuyển nhượng;
c) Buộc trích lập các quỹ đúng quy định của pháp luật; buộc thực hiện đúng tỷ lệ bảo đảm an toàn trong thời hạn tối đa 06 tháng; buộc phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro; buộc hoàn nhập số tiền dự phòng rủi ro đã sử dụng không đúng quy định, chuyển khoản nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro hạch toán nội bảng theo quy định của pháp luật; buộc hủy bỏ ngay quy định nội bộ không đúng quy định của pháp luật; buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật về an toàn công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng; buộc duy trì đủ các điều kiện để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng;
d) Buộc hoàn trả/thu hồi tài sản ủy thác cho bên ủy thác; buộc hoàn trả ngay số phí bảo hiểm đã thu, thu hồi ngay số tiền bảo hiểm đã trả; buộc khôi phục nguyên trạng khoản nợ về trước thời điểm thực hiện hoạt động mua, bán nợ;
đ) Buộc thực hiện ngay việc đính chính thông tin sai lệch; buộc gửi lại báo cáo đầy đủ, chính xác; buộc nộp ngay số phí bảo hiểm bị thiếu;
e) Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả;
g) Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm;
h) Buộc duy trì tỷ lệ giá trị tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động so với vốn điều lệ, vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp theo đúng quy định;
i) Buộc niêm yết công khai ngay bản sao chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi; buộc thực hiện thủ tục chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài hoặc dừng hoạt động niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài đối với hành vi vi phạm;
k) Không cho mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động trong thời gian chưa khắc phục xong vi phạm;
l) Chưa cho chia cổ tức đối với hành vi vi phạm;
m) Không được ký hợp đồng thanh toán thẻ với các tổ chức thanh toán thẻ khác;
n) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp: thu hồi giấy phép; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ; thu hồi giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài; thu hồi giấy phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân; thu hồi giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng; đình chỉ hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm, yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
o) Thay thế các đối tượng được bầu, bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định miễn nhiệm các đối tượng được bầu, bổ nhiệm vi phạm quy định.
Bổ sung
Bổ sung
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT TIỀN
Mục 1
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG GIẤY PHÉP
Điều 4. Vi phạm quy định về giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tên tổ chức ghi trên các tài liệu, giấy tờ trong hoạt động không đúng tên tổ chức ghi trong giấy phép.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo đủ các điều kiện quy định về điều kiện khai trương hoạt động quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Các tổ chức tín dụng.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cho mượn, cho thuê, mua, bán, chuyển nhượng giấy phép;
b) Tẩy xóa, sửa chữa giấy phép làm thay đổi nội dung giấy phép mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 27 Nghị định này.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Gian lận, giả mạo các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để được cấp giấy phép trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 4 Điều 27 Nghị định này;
b) Hoạt động không đúng nội dung ghi trong giấy phép, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 17, điểm o khoản 4, điểm c khoản 8 Điều 23, điểm c khoản 5, khoản 6 Điều 24, điểm c khoản 4 Điều 27 Nghị định này.
5. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi vẫn tiếp tục hoạt động sau khi đã bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 59 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
6. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động không có giấy phép trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 8 Điều 23, khoản 8 Điều 24, khoản 5 Điều 27 Nghị định này.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là giấy phép đã bị tẩy xóa, sửa chữa đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này;
b) Đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi giấy phép đối với hành vi vi phạm tại khoản 4 và khoản 5 Điều này;
c) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Bổ sung
Điều 5. Vi phạm quy định về những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện nội dung hoạt động, hoạt động nghiệp vụ ngân hàng khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với việc thực hiện một trong các hành vi sau đây khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản:
a) Thay đổi tên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 05 ngày làm việc trở lên, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động do sự kiện bất khả kháng;
c) Thành lập chi nhánh, phòng giao dịch ở trong nước; thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài của tổ chức tín dụng; khai trương hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch ở trong nước.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu; mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn; mua bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn; mua bán, chuyển nhượng cổ phần dẫn đến cổ đông lớn trở thành cổ đông thường và ngược lại khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
5. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với việc thực hiện một trong các hành vi sau đây khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản:
a) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh của tổ chức tín dụng, địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài.
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
6. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với việc thực hiện một trong các hành vi sau đây khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản:
a) Thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 103 và khoản 3 Điều 110 Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Góp vốn, mua cổ phần, chuyển nhượng phần vốn góp, mua lại phần vốn góp của tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 71, điểm b khoản 4 Điều 103 Luật Các tổ chức tín dụng;
c) Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế;
d) Mua lại cổ phần của cổ đông mà sau khi thanh toán hết số cổ phần mua lại dẫn đến việc giảm vốn điều lệ theo quy định tại Điều 57 Luật Các tổ chức tín dụng.
Bổ sung
7. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Chưa cho chia cổ tức đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều này cho đến khi khôi phục lại vốn điều lệ;
b) Buộc thoái vốn tại công ty con, công ty liên kết đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 6 Điều này;
c) Buộc thực hiện thủ tục chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc dừng hoạt động niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
d) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 5, các điểm b, d khoản 6 Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Mục 2
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH
Điều 6. Vi phạm quy định về tổ chức, quản trị, điều hành
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm quy định về Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát quy định tại Điều 43, Điều 44, Điều 62, khoản 1 Điều 70, Điều 81, Điều 84 Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Không duy trì việc đảm bảo đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;
c) Không tổ chức hoặc tổ chức Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi bầu, bổ nhiệm những người không được cùng đảm nhiệm chức vụ quy định tại Điều 34 và khoản 3 Điều 83 Luật Các tổ chức tín dụng.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bầu, bổ nhiệm những người không được đảm nhiệm chức vụ quy định tại các khoản 2, 3 Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Bầu, bổ nhiệm những chức danh quy định tại khoản 5 Điều 50, khoản 2 Điều 75 Luật Các tổ chức tín dụng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi bầu, bổ nhiệm những chức danh không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 50 Luật Các tổ chức tín dụng.
5. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bầu, bổ nhiệm những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Bầu, bổ nhiệm nhân sự không thuộc danh sách nhân sự dự kiến đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Thay thế các đối tượng được bầu, bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định miễn nhiệm các đối tượng được bầu, bổ nhiệm vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Điều 7. Vi phạm quy định về ban hành điều lệ, quy định nội bộ
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không gửi Ngân hàng Nhà nước một hoặc một số các văn bản quy định nội bộ theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 Nghị định này;
b) Không gửi Ngân hàng Nhà nước điều lệ, điều lệ được sửa đổi, bổ sung của tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Các tổ chức tín dụng;
c) Ban hành quy định nội bộ có nội dung không đầy đủ theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không ban hành một hoặc một số các quy định nội bộ theo quy định của pháp luật;
b) Ban hành quy định nội bộ có nội dung không đúng quy định của pháp luật.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ ngay quy định nội bộ không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 8. Vi phạm quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán độc lập
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo kết quả kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập, báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Không thông báo cho Ngân hàng Nhà nước về tổ chức kiểm toán độc lập được lựa chọn trong thời hạn 30 ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Các tổ chức tín dụng.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kiểm toán nội bộ không thực hiện những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật;
b) Không thực hiện kiểm toán độc lập theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Các tổ chức tín dụng và quy định pháp luật, không thực hiện kiểm toán độc lập lại trong trường hợp báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ của tổ chức kiểm toán độc lập theo quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật Các tổ chức tín dụng và quy định của pháp luật;
c) Không thực hiện giám sát của quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức đủ vốn theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập kiểm toán nội bộ chuyên trách thuộc Ban kiểm soát.
5. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 40 Luật Các tổ chức tín dụng.
Mục 3
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CỔ PHẦN, CỔ PHIẾU, PHẦN VỐN GÓP
Điều 9. Vi phạm quy định về cổ phần, cổ phiếu và giới hạn góp vốn, chuyển nhượng, hoàn trả phần vốn góp
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không phát hành cổ phiếu đối với trường hợp cổ phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày khai trương hoạt động đối với tổ chức tín dụng thành lập mới hoặc trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cổ đông thanh toán đủ cổ phần cam kết mua đối với tổ chức tín dụng tăng vốn điều lệ;
b) Cổ đông sáng lập không nắm giữ số cổ phần tối thiểu về tỷ lệ và thời gian quy định tại khoản 5 Điều 55 Luật Các tổ chức tín dụng;
c) Vi phạm quy định về giới hạn góp vốn, tỷ lệ sở hữu vốn góp, chuyển nhượng, hoàn trả phần vốn góp của thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 55 Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Mua lại cổ phần của cổ đông mà sau khi thanh toán hết số cổ phần mua lại không đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng;
c) Chuyển nhượng cổ phần không đúng quy định tại khoản 4 Điều 56 Luật Các tổ chức tín dụng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bán số cổ phần vượt tỷ lệ theo quy định trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc thực hiện đúng tỷ lệ bảo đảm an toàn trong thời hạn tối đa 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Chưa cho chia cổ tức đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này cho đến khi khắc phục xong vi phạm;
d) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
đ) Buộc chuyển nhượng cổ phần đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định về góp vốn, mua cổ phần
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi dùng nguồn vốn khác ngoài vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần không đúng quy định tại khoản 1 Điều 103, khoản 1 Điều 110 Luật Các tổ chức tín dụng.
2. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 103 Luật Các tổ chức tín dụng nhưng không thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết.
3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác không đúng điều kiện và vượt giới hạn quy định của Ngân hàng Nhà nước.
4. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm về giới hạn góp vốn, mua cổ phần quy định tại Điều 129 Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Vi phạm quy định về góp vốn, mua cổ phần quy định tại Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi số vốn sử dụng không đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần không đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Chưa cho chia cổ tức đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này cho đến khi khắc phục xong vi phạm;
d) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
đ) Không cho mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động trong thời gian chưa khắc phục xong vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
e) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 11. Vi phạm quy định về chào bán, chuyển nhượng cổ phần
1. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi chuyển nhượng cổ phần trong thời gian đảm nhiệm chức vụ quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Các tổ chức tín dụng.
2. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi chuyển nhượng cổ phần trong thời gian xử lý hậu quả theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước do trách nhiệm cá nhân thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) trừ một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 56 Luật Các tổ chức tín dụng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại số cổ phần đã chuyển nhượng quy định tại Điều này trong thời gian tối đa 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực;
b) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Mục 4
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HUY ĐỘNG VỐN
VÀ PHÍ CUNG ỨNG DỊCH VỤ
Điều 12. Vi phạm quy định về nhận tiền gửi
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không công bố hoặc không niêm yết công khai các nội dung phải công bố hoặc niêm yết công khai về nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện nhận tiền gửi hoặc phát hành giấy tờ có giá không đúng với nội dung đã công bố hoặc niêm yết công khai;
c) Nhận tiền gửi, chi trả tiền gửi không đúng thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá không đúng đối tượng được gửi tiền, đối tượng mua giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật;
b) Nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 13. Vi phạm quy định về lãi suất huy động vốn, phí cung ứng dịch vụ, kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết công khai lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ theo quy định;
b) Niêm yết lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng;
c) Thu các loại phí cung ứng dịch vụ không đúng quy định pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14, điểm m khoản 4 Điều 23 Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi áp dụng lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ cao hơn mức đã niêm yết.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về lãi suất huy động vốn; kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh về lãi suất, tiền tệ, giá cả hàng hóa và tài sản tài chính khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và điểm a khoản 8 Điều 23 Nghị định này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm mức phí cung ứng dịch vụ quy định tại Điều này;
b) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Mục 5
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CẤP TÍN DỤNG, NHẬN ỦY THÁC, ỦY THÁC VÀ HOẠT ĐỘNG LIÊN NGÂN HÀNG
Điều 14. Vi phạm quy định về cấp tín dụng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lưu giữ hồ sơ cấp tín dụng không đúng quy định của pháp luật;
b) Phát hành cam kết bảo lãnh không theo hình thức mẫu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thiết kế;
c) Không niêm yết công khai thông tin, không cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho khách hàng theo quy định của pháp luật.
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lập hợp đồng, thỏa thuận cấp tín dụng không đủ các nội dung theo quy định của pháp luật;
b) Miễn, giảm lãi suất cấp tín dụng khi chưa ban hành quy định nội bộ; miễn, giảm lãi suất cấp tín dụng không đúng quy định nội bộ;
c) Chuyển nợ quá hạn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ không đúng quy định của pháp luật;
d) Áp dụng lãi suất cấp tín dụng không đúng quy định của pháp luật;
đ) Thu lãi nợ quá hạn không đúng quy định của pháp luật;
e) Thu nợ khoản vay bị quá hạn trả nợ không đúng quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thu không đúng quy định của pháp luật các loại phí liên quan đến hoạt động cấp tín dụng;
b) Sử dụng phương thức giải ngân không đúng quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 4 Điều 23 Nghị định này.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cấp tín dụng không có hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản;
b) Cấp tín dụng đối với tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
c) Cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng;
d) Vi phạm quy định về cấp tín dụng tại khoản 3 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng;
đ) Cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn không được cho vay theo quy định của pháp luật;
e) Ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
g) Bao thanh toán đối với một hoặc một số trường hợp không được bao thanh toán theo quy định của pháp luật.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm giới hạn cấp tín dụng quy định tại các khoản 2, 4 Điều 127, các khoản 1, 2 và 8 Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Cấp tín dụng dưới hình thức khác khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;
c) Vi phạm quy định về mức cho vay tối đa của tổ chức tín dụng khi cho vay để đầu tư ra nước ngoài.
7. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
8. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi cấp tín dụng đối với tổ chức, cá nhân quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi phần số dư cấp tín dụng vượt mức hạn chế, giới hạn trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6, khoản 7 Điều này;
b) Buộc thu hồi nợ trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, đ khoản 5, điểm b khoản 6, khoản 8 Điều này;
c) Buộc cổ đông lớn, cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần, vốn góp theo quy định của pháp luật trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản 5, điểm a khoản 6 Điều này;
d) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm a khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền, của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 15. Vi phạm quy định về nhận ủy thác và ủy thác
1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhận ủy thác, ủy thác không đúng đối tượng, phạm vi theo quy định của pháp luật;
b) Lập hợp đồng ủy thác không đúng theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi nhận ủy thác, ủy thác không tuân thủ các nguyên tắc ủy thác theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ nghiệp vụ ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả/thu hồi tài sản ủy thác cho bên ủy thác đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 16. Vi phạm quy định về mua trái phiếu doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không giám sát việc sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lập hợp đồng mua trái phiếu doanh nghiệp không đủ các nội dung theo quy định của pháp luật.
3.Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi mua trái phiếu doanh nghiệp không có hợp đồng.
4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thẩm định, kiểm tra phương án và các điều kiện phát hành trái phiếu của doanh nghiệp để xem xét quyết định mua trái phiếu doanh nghiệp khi chưa có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Không thẩm định, kiểm tra phương án và các điều kiện phát hành trái phiếu của doanh nghiệp;
c) Vi phạm quy định về mua trái phiếu doanh nghiệp chuyển đổi;
d) Mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành nhằm mục đích cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp.
Bổ sung
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi nợ trong thời hạn tối đa 01 năm kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh, ngân hàng nước ngoài.
Điều 17. Vi phạm quy định trong hoạt động liên ngân hàng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cập nhật và lưu giữ thông tin giao dịch cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá không đúng quy định của pháp luật;
b) Không xác nhận thực hiện giao dịch theo quy định;
c) Lập hợp đồng cho vay, mua lại giấy tờ có giá không đúng hình thức, nội dung theo quy định của pháp luật.
Bổ sung
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về thời hạn cho vay, đi vay, gửi tiền, nhận tiền gửi và mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá;
b) Không thực hiện thanh toán các giao dịch cho vay, đi vay; gửi tiền, nhận tiền gửi; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo quy định của pháp luật;
c) Không thực hiện đúng quy trình mua bán giấy tờ có giá theo quy định;
d) Thực hiện giao dịch cho vay, đi vay, gửi tiền, nhận tiền gửi ngoài phạm vi được ủy quyền.
Bổ sung
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện giao dịch cho vay, đi vay ngoài trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về nguyên tắc chung khi thực hiện giao dịch cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; gửi tiền tại tổ chức tín dụng khác không đúng quy định của pháp luật;
b) Không xem xét, đánh giá lại khách hàng theo quy định để xác định lại hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng;
c) Không thực hiện đúng quy định về cung cấp thông tin cho bên cho vay để phục vụ cho việc đánh giá khách hàng và xác định hạn mức giao dịch.
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán có kỳ hạn các loại giấy tờ có giá không được phép mua, bán.
6. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện việc đi vay, cho vay, mua, bán giấy tờ có giá bằng ngoại tệ không đúng phạm vi hoạt động ngoại hối được Ngân hàng Nhà nước cấp phép.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, khoản 6 Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Mục 6
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THÔNG TIN TÍN DỤNG
Điều 18. Vi phạm quy định về nguyên tắc, điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đảm bảo duy trì đủ một trong các điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng;
b) Các thỏa thuận, cam kết trong hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng không được lập đúng hình thức theo quy định của pháp luật;
c) Không công bố thông tin theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gian lận, giả mạo các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 Điều này;
b) Đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 Điều này;
c) Buộc duy trì đủ các điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Điều 19. Vi phạm quy định về thu thập, xử lý thông tin tín dụng
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thu thập thông tin tín dụng không thuộc phạm vi theo quy định của pháp luật;
b) Thu thập thông tin tín dụng của khách hàng vay khi chưa được sự đồng ý của khách hàng vay, trừ trường hợp thu thập thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Sử dụng thông tin tiêu cực về khách hàng vay để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng không đúng quy định của pháp luật;
d) Cản trở hoạt động thu thập thông tin tín dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi cố ý làm sai lệch nội dung thông tin tín dụng.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi thu thập trái phép các thông tin thuộc phạm vi, danh mục bí mật của Nhà nước.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ việc thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện ngay việc đính chính thông tin sai lệch đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 20. Vi phạm quy định về an toàn, lưu giữ thông tin tín dụng
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
1. Không thực hiện quy định, quy trình bảo mật, an toàn công nghệ thông tin trong hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng;
2. Không lưu giữ thông tin tín dụng về khách hàng vay trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ ngày tổ chức hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng tiếp nhận được;
3. Không thực hiện rà soát, đánh giá quy định nội bộ định kỳ hàng năm về tính thích hợp, tuân thủ quy định của pháp luật.
Điều 21. Vi phạm quy định về khai thác, sử dụng sản phẩm, dịch vụ và trao đổi, cung cấp thông tin tín dụng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cung cấp, sao chép sản phẩm thông tin tín dụng để cung cấp cho bên thứ ba không đúng quy định của pháp luật;
b) Không khuyến cáo cho người sử dụng về nguyên tắc, phạm vi sử dụng sản phẩm thông tin tín dụng.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sửa đổi sản phẩm thông tin tín dụng để cung cấp cho bên thứ ba không đúng quy định của pháp luật;
b) Cung cấp, trao đổi thông tin tín dụng, cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng khi chưa được sự đồng ý tại thỏa thuận với khách hàng vay, không đúng quy định của pháp luật;
c) Cản trở hoạt động sử dụng thông tin tín dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
d) Không niêm yết công khai mức giá cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ việc thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 22. Vi phạm quy định về điều chỉnh sai sót đối với thông tin tín dụng của khách hàng vay
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
1. Không trả lời văn bản đề nghị điều chỉnh sai sót hoặc không thông báo kết quả việc điều chỉnh sai sót theo quy định của pháp luật;
2. Không thực hiện điều chỉnh sai sót hoặc phối hợp điều chỉnh sai sót đối với thông tin tín dụng của khách hàng vay theo quy định của pháp luật.
Mục 7
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI VÀ KINH DOANH VÀNG
Điều 23. Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
b) Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
c) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
b) Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
c) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật;
b) Niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ nhưng hình thức, nội dung niêm yết tỷ giá không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng;
c) Không niêm yết, thông báo công khai tỷ giá quy đổi giữa đồng Việt Nam, ngoại tệ với đồng tiền quy ước trong hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, hoạt động kinh doanh casino; niêm yết, thông báo công khai tỷ giá quy đổi giữa mệnh giá đồng tiền quy ước với đồng Việt Nam, ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, hoạt động kinh doanh casino không đúng quy định của pháp luật;
d) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc đăng ký, thông báo với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố đối với các trường hợp thay đổi liên quan đến hoạt động đại lý đổi ngoại tệ;
đ) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc thông báo, làm thủ tục đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận đối với các trường hợp thay đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
e) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc làm thủ tục đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung giấy phép thu, chi ngoại tệ và hoạt động ngoại hối khác, đối với trường hợp thay đổi tên doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, tên doanh nghiệp kinh doanh casino, tên gọi của tổ chức mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài;
g) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thủ tục hành chính đối với: thủ tục chấp nhận chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước đầu tư; việc đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài, khoản phát hành trái phiếu quốc tế; đăng ký, đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài, khoản thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú; đăng ký, đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài; đăng ký chương trình cổ phiếu thưởng phát hành ở nước ngoài; đăng ký hạn mức tự doanh; đăng ký hạn mức tự doanh tạm thời; đăng ký hạn mức nhận ủy thác; đăng ký hạn mức nhận ủy thác tạm thời và các thủ tục hành chính khác liên quan đến giao dịch vốn khác; thủ tục hành chính đối với trường hợp đầu tư gián tiếp ra nước ngoài khác;
h) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
i) Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
k) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật;
l) Mua, bán ngoại tệ không đúng tỷ giá quy định của Ngân hàng Nhà nước, trừ trường hợp quy định tại điểm đ và điểm m khoản 4 Điều này; thu phí giao dịch ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ký hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ với tổ chức không đủ điều kiện làm đại lý đổi ngoại tệ; không hướng dẫn, kiểm tra đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện đúng trách nhiệm của đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật; làm đại lý đổi ngoại tệ đồng thời cho hai tổ chức tín dụng trở lên không đúng quy định của pháp luật;
c) Thanh toán công cụ chuyển nhượng bằng ngoại tệ không đúng quy định về hoạt động ngoại hối quy định tại Điều 9 Luật Các công cụ chuyển nhượng và các quy định pháp luật có liên quan;
d) Không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc mở, đóng, sử dụng tài khoản tại Việt Nam để thực hiện một trong các hoạt động: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; vay, trả nợ nước ngoài; cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, phát hành chứng khoán ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức; phát hành chứng khoán tại Việt Nam của người không cư trú là tổ chức và các giao dịch vốn khác;
đ) Quy định tỷ giá, các khoản chi hoa hồng, môi giới bằng tiền, hiện vật và các hình thức chi khuyến mại trong hoạt động mua, bán ngoại tệ dưới bất kỳ hình thức nào dẫn đến tỷ giá mua, bán, quy đổi thực tế vượt biên độ tỷ giá theo quy định của pháp luật;
e) Làm đại lý chi trả ngoại tệ đồng thời cho hai tổ chức kinh tế trở lên không đúng quy định của pháp luật;
g) Thực hiện việc rút vốn, trả nợ đối với các khoản vay nước ngoài; giải ngân, thu hồi nợ đối với các khoản cho vay ra nước ngoài; thực hiện thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú; thực hiện chuyển tiền phục vụ hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài không đúng quy định của pháp luật;
h) Chuyển, mang ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước ngoài, vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật, trừ các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan;
i) Ủy quyền, ủy quyền lại cho tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật;
k) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc mở, đóng, sử dụng tài khoản chuyên dùng ngoại tệ trong hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
l) Không thực hiện đúng trách nhiệm của tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế làm đại lý chi, trả ngoại tệ, tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ trong việc cập nhật sổ sách kế toán, lưu giữ chứng từ phù hợp với quy định của pháp luật;
m) Không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc thu phí, áp dụng tỷ giá chi trả trong hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
n) Giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hoá, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật;
o) Không thực hiện đúng các nội dung quy định trong Giấy phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân.
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mở, đóng, sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài không đúng quy định của pháp luật;
b) Cung ứng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền đối với các giao dịch liên quan đến khoản vay nước ngoài, khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và các giao dịch vốn khác không đúng quy định của pháp luật;
c) Quy đổi mệnh giá đồng tiền quy ước không đúng quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, doanh nghiệp kinh doanh casino;
d) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc mở, đóng, sử dụng tài khoản chuyên dùng ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, hoạt động kinh doanh casino;
đ) Không nộp số ngoại tệ tiền mặt vượt mức tồn quỹ vào tài khoản chuyên dùng ngoại tệ mở tại ngân hàng được phép trong trường hợp có nguồn thu ngoại tệ tiền mặt từ hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, hoạt động kinh doanh casino vượt mức tồn quỹ theo quy định của pháp luật;
e) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
g) Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
h) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
Bổ sung
Bổ sung
6. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cấp tín dụng hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 Nghị định này;
b) Không bán ngoại tệ thu được cho tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Bổ sung
7. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành các quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài; cho vay, thu hồi nợ nước ngoài; bảo lãnh cho người không cư trú và các giao dịch vốn khác, trừ trường hợp quy định tại các điểm g khoản 3, điểm d, g khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này;
b) Thực hiện giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng với nhau, giữa tổ chức tín dụng với khách hàng không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;
c) Không tuân thủ trạng thái ngoại tệ theo quy định của pháp luật.
8. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh tỷ giá, ngoại hối không đúng quy định của pháp luật;
b) Xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt không đúng quy định của pháp luật;
c) Hoạt động ngoại hối khi không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị tước hoặc không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép, trừ trường hợp quy định tại các điểm d, o khoản 4, các điểm a, d khoản 5 Điều này.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu số ngoại tệ, đồng Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, các điểm h, i, k khoản 3, điểm h khoản 4, các điểm e, g, h khoản 5, điểm b khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép thu, chi ngoại tệ và hoạt động ngoại hối khác đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, hoạt động kinh doanh casino trong thời hạn từ 03 đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d, đ khoản 4 Điều này (đối với nội dung không thực hiện việc điều chỉnh giấy phép);
d) Tước quyền sử dụng giấy phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân trong thời hạn 01 đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm o khoản 4 Điều này;
đ) Đình chỉ hoạt động ngoại hối trong thời hạn 03 tháng đến 06 tháng đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ, giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài, giấy phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân trong trường hợp tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4, điểm a khoản 5 Điều này.
Điều 24. Vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vàng
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng;
b) Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
b) Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết công khai giá mua, giá bán vàng miếng tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật;
b) Vi phạm trách nhiệm của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng khi có thay đổi về mạng lưới chi nhánh, địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh mua, bán vàng miếng không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;
b) Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh không đúng quy định của pháp luật, trừ các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
5. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện kinh doanh mua, bán vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm;
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về trạng thái vàng;
c) Xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ; vàng nguyên liệu dưới dạng bột, dung dịch, vẩy hàn, muối vàng và các loại vàng trang sức dưới dạng bán thành phẩm mà không đúng theo nội dung ngành nghề đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
6. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vàng nguyên liệu nhập khẩu không đúng theo giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
7. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sản xuất vàng miếng không đúng quy định của pháp luật.
8. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh mua, bán vàng miếng nhưng không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng;
b) Thực hiện xuất khẩu hoặc nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật;
c) Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu số vàng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, c khoản 8 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trong trường hợp tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
Mục 8
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THANH TOÁN, QUẢN LÝ TIỀN TỆ VÀ KHO QUỸ
Điều 25. Vi phạm quy định về thanh toán liên ngân hàng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành đúng quy định về tổ chức thanh toán bù trừ, thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng;
b) Không trả lại các bộ chứng từ thanh toán bị sai trong ngày làm việc, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Trả tiền vào tài khoản người nhận sau thời gian quy định;
d) Gửi chứng từ ký quỹ không đúng quy định về thời gian.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không trả lại ngay Lệnh chuyển Có đã bị từ chối hợp lệ; từ chối Lệnh chuyển Nợ có ủy quyền hợp lệ;
b) Giao cho người không được ủy quyền khởi tạo, truyền các giao dịch qua hệ thống thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cản trở việc vận hành hệ thống thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng;
b) Để lộ hoặc tiết lộ ra ngoài các thông tin không được phép tiết lộ liên quan đến hệ thống thanh toán liên ngân hàng.
Điều 26. Vi phạm quy định về hoạt động thanh toán
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa không đúng quy định trên các phương tiện thanh toán, chứng từ thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tiếp nhận, xử lý tra soát, khiếu nại của khách hàng không đúng quy định của pháp luật;
b) Cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thời gian trong thanh toán, chuyển tiền, trừ các trường hợp thanh toán giữa tổ chức tín dụng với Ngân hàng Nhà nước;
b) Vi phạm quy định về thông báo, niêm yết biểu phí dịch vụ thanh toán, biểu phí dịch vụ thẻ.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán;
b) Ký duyệt lệnh thanh toán không đúng thẩm quyền hoặc sử dụng chữ ký điện tử của người khác;
c) Mở, sử dụng và ủy quyền sử dụng tài khoản thanh toán không đúng quy định của pháp luật trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cho thuê, cho mượn từ 01 tài khoản thanh toán đến dưới 10 tài khoản thanh toán;
b) Làm giả chứng từ khi cung ứng, sử dụng dịch vụ thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, cho phép khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán không đúng quy định của pháp luật trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán;
b) Cho thuê, cho mượn từ 10 tài khoản thanh toán trở lên;
c) Làm giả phương tiện thanh toán, lưu giữ, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập, đánh cắp dữ liệu, phá hoại, làm thay đổi trái phép chương trình phần mềm, cơ sở dữ liệu điện tử sử dụng trong thanh toán; lợi dụng lỗi hệ thống mạng máy tính để trục lợi mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán nặc danh, mạo danh;
c) Sử dụng tài khoản thanh toán để thực hiện các giao dịch cho các mục đích lừa đảo, gian lận.
8. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định thanh toán bằng tiền mặt.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm b khoản 5 và điểm c, d khoản 6 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này;
b) Không cho mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động trong thời gian chưa khắc phục xong vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, c, d khoản 6 và khoản 8 Điều này.
Điều 27. Vi phạm quy định về trung gian thanh toán
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán, quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
b) Tiếp nhận, xử lý tra soát, khiếu nại của khách hàng không đúng quy định của pháp luật;
c) Vi phạm quy định về công cụ để Ngân hàng Nhà nước giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ ví điện tử.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm quy định về tài khoản đảm bảo thanh toán;
b) Cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng ví điện tử, trả lãi trên số dư ví điện tử hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm gia tăng giá trị tiền tệ trên ví điện tử so với giá trị tiền khách hàng nạp vào ví điện tử;
c) Vi phạm quy định về thực hiện việc nạp tiền vào ví điện tử, rút tiền ra khỏi ví điện tử;
d) Không thực hiện trách nhiệm yêu cầu khách hàng phải có tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng trước khi sử dụng dịch vụ ví điện tử.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cung cấp, tiết lộ thông tin khách hàng tại tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không đúng quy định của pháp luật;
b) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn ví điện tử hoặc mua, bán thông tin ví điện tử tử 01 ví điện tử đến dưới 10 ví điện tử.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Gian lận, giả mạo các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Làm giả, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; ủy thác, giao đại lý cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoạt động được phép theo giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
c) Hoạt động không đúng nội dung quy định trong giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
d) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn ví điện tử hoặc mua, bán thông tin ví điện tử từ 10 ví điện tử trở lên;
đ) Làm giả chứng từ khi cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bổ sung
5. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không có giấy phép.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm b và điểm đ khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này;
b) Đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi giấy phép đối với hành vi vi phạm tại các điểm a, b, c khoản 4 Điều này.
Điều 28. Vi phạm quy định về hoạt động thẻ ngân hàng
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện việc kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng máy giao dịch tự động;
b) Không cập nhật thông tin về việc triển khai lắp đặt, thay đổi địa điểm, thay đổi thời gian hoạt động, chấm dứt hoạt động máy giao dịch tự động trên hệ thống quản lý máy giao dịch tự động và trang thông tin điện tử chính thức của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo việc triển khai lắp đặt, thay đổi địa điểm, thay đổi thời gian hoạt động, chấm dứt hoạt động của máy giao dịch tự động theo quy định của pháp luật;
b) Không đảm bảo thời gian phục vụ khách hàng của hệ thống máy giao dịch tự động theo quy định của pháp luật;
c) Không duy trì hoạt động của bộ phận hỗ trợ khách hàng để khách hàng liên hệ được bất cứ lúc nào;
d) Không giám sát mức tồn quỹ tại máy giao dịch tự động, không đảm bảo máy giao dịch tự động phải có tiền để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng theo quy định; không đảm bảo yêu cầu về hạn mức cho một lần rút tiền tại máy giao dịch tự động theo quy định của pháp luật;
đ) Không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về phần mềm, đường truyền cho máy giao dịch tự động theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo yêu cầu về nhật ký giao dịch của máy giao dịch tự động theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật hoạt động của máy giao dịch tự động.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm đồng tiền thanh toán trên thẻ;
b) Thu phụ phí hoặc phân biệt giá khi chủ thẻ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ;
c) Thuê, cho thuê, mua, bán thẻ hoặc thông tin thẻ, mở hộ thẻ (trừ trường hợp thẻ trả trước vô danh) với số lượng từ 01 thẻ đến dưới 10 thẻ;
d) Lấy cắp, thông đồng để lấy cắp thông tin thẻ với số lượng từ 01 thẻ đến dưới 10 thẻ.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thuê, cho thuê, mua, bán thẻ hoặc thông tin thẻ, mở hộ thẻ (trừ trường hợp thẻ trả trước vô danh) với số lượng từ 10 thẻ trở lên mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Lấy cắp, thông đồng để lấy cắp thông tin thẻ với số lượng từ 10 thẻ trở lên mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Phát hành thẻ, thanh toán thẻ không đúng quy định của pháp luật;
d) Không từ chối thanh toán thẻ trong các trường hợp sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch thẻ bị cấm theo quy định của pháp luật, thẻ đã được chủ thẻ thông báo bị mất, thẻ hết hạn sử dụng, thẻ bị khóa.
7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch cho các mục đích lừa đảo, gian lận;
b) Thanh toán bù trừ giao dịch thẻ không đúng quy định của pháp luật;
c) Chuyển thiết bị chấp nhận thẻ, QR Code cho bên khác sử dụng; chấp nhận thanh toán thẻ mà không có hợp đồng thanh toán thẻ; sử dụng trái phép các thiết bị chấp nhận thẻ, QR Code;
d) Thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện để người khác thực hiện các hành vi giao dịch thẻ gian lận, giả mạo; giao dịch thanh toán không tại đơn vị chấp nhận thẻ (không phát sinh việc mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ).
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện các hành vi quy định tại điểm c khoản 5, điểm a khoản 6, các điểm a, c và d khoản 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, đ khoản 5, các điểm a, b khoản 6 và khoản 7 Điều này;
b) Không được ký hợp đồng thanh toán thẻ với các tổ chức thanh toán thẻ khác trong thời gian chưa khắc phục xong vi phạm đối với hành vi vi phạm điểm b khoản 5 Điều này.
Điều 29. Vi phạm quy định về công cụ chuyển nhượng
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi ký vào công cụ chuyển nhượng không đúng thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện không đúng quy định về nghĩa vụ của người chấp nhận quy định tại Điều 22 Luật Các công cụ chuyển nhượng;
b) Nhờ thu qua người thu hộ không đúng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 39 Luật Các công cụ chuyển nhượng.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng khi đã biết công cụ chuyển nhượng này quá hạn thanh toán hoặc đã bị từ chối chấp nhận, bị từ chối thanh toán hoặc đã được thông báo bị mất quy định tại khoản 4 Điều 15 Luật Các công cụ chuyển nhượng;
b) Ký phát séc khi không đủ khả năng thanh toán.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giả mạo chữ ký trên công cụ chuyển nhượng;
b) Không thực hiện đúng quy định về in, giao nhận và quản lý séc trắng quy định tại các khoản 2, 3 Điều 64 Luật Các công cụ chuyển nhượng.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Điều 30. Vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết công khai tại nơi giao dịch quy định thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của Ngân hàng Nhà nước;
b) Đối tượng được cấp làm mất tiền mẫu; không thực hiện cấp cho các đối tượng được cấp tiền mẫu; không thu hồi tiền mẫu khi có thông báo đình chỉ lưu hành hoặc khi có yêu cầu;
c) Không mở, không ghi chép đầy đủ các loại sổ sách liên quan đến hoạt động an toàn kho quỹ theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Từ chối đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho khách hàng;
b) Không thực hiện đúng quy định về phân loại, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý; đóng gói, niêm phong, giao nhận, bảo quản, vận chuyển, kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 và các điểm b, c, d và đ khoản 5 Điều này.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không ban hành, niêm yết nội quy vào, ra kho tiền, quầy giao dịch tiền mặt; không ban hành quy trình giao dịch tiền mặt nội bộ và giao dịch tiền mặt đối với khách hàng;
b) Không có phương án canh gác, bảo vệ kho tiền;
c) Không có nội quy, phương án phòng cháy, chữa cháy đối với kho tiền;
d) Không thực hiện việc tuyển chọn, phân loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
Bổ sung
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt các thiết bị an toàn kho tiền, phòng cháy, chữa cháy đối với kho tiền theo quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật;
b) Không bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong thời gian nghỉ buổi trưa theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng và bảo quản chìa khóa cửa kho tiền, gian kho, két sắt, chìa khóa thùng đựng tiền trên xe chuyên dùng không theo quy định của pháp luật;
d) Vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá không sử dụng xe chuyên dùng nhưng không có văn bản quy định về quy trình vận chuyển, bảo vệ, các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản của cấp có thẩm quyền;
đ) Không quy định bằng văn bản điều kiện, quy trình nhận, giao trả tài sản cho khách hàng, trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong việc đảm bảo an toàn tài sản khi làm dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn và các dịch vụ ngân quỹ khác.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng kho tiền không đúng kết cấu và tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng cửa kho tiền không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
Điều 31. Vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện tiền giả loại mới;
b) Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện có dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả;
c) Bố trí cán bộ làm công tác kiểm ngân, thủ quỹ hoặc giao dịch viên chưa qua đào tạo, tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả;
d) Không giao nộp tiền giả theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ;
b) Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ;
c) Không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Mục 9
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ MUA, ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Điều 32. Vi phạm quy định về mua, đầu tư vào tài sản cố định
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ đối với tổ chức tín dụng hoặc quá 50% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc duy trì tỷ lệ giá trị tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động so với vốn điều lệ, vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, vốn được cấp theo đúng quy định tại Điều 140 Luật Các tổ chức tín dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực;
b) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 33. Vi phạm quy định về kinh doanh bất động sản
1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh bất động sản, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 132 Luật Các tổ chức tín dụng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 10
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Điều 34. Vi phạm quy định về duy trì dự trữ bắt buộc, mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bắt buộc
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không duy trì đủ dự trữ bắt buộc theo quy định của pháp luật;
b) Không tuân thủ quy định mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bắt buộc.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không duy trì đủ dự trữ bắt buộc theo quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 35. Vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn
1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật về một trong các tỷ lệ bảo đảm an toàn sau:
a) Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn;
b) Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi;
c) Tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
2. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật về tỷ lệ khả năng chi trả.
3. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Không cho mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động và bổ sung nghiệp vụ kinh doanh mới trong thời gian chưa khắc phục xong vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
c) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 36. Vi phạm quy định về phân loại tài sản có, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
1. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện phân loại tài sản có, cam kết ngoại bảng không đúng quy định của pháp luật;
b) Trích lập dự phòng rủi ro không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp việc trích lập dự phòng rủi ro không đúng quy định của pháp luật là hậu quả của hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro không đúng quy định của pháp luật;
d) Không có biện pháp thu hồi nợ đầy đủ, triệt để đối với khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro; hoàn nhập số tiền dự phòng rủi ro đã sử dụng không đúng quy định, chuyển khoản nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro hạch toán nội bảng theo quy định của pháp luật trong thời hạn tối đa 01 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 37. Vi phạm quy định về trích lập và sử dụng các quỹ
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi trích lập hoặc sử dụng các quỹ không đúng quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trích lập các quỹ đúng quy định của pháp luật trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này.
Mục 11
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI
Điều 38. Vi phạm quy định về bảo hiểm tiền gửi
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết công khai bản sao chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi tại tất cả các điểm giao dịch có nhận tiền gửi;
b) Nộp phí bảo hiểm tiền gửi không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;
c) Vi phạm thời hạn nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Bảo hiểm tiền gửi.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi không đúng thời hạn quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm tiền gửi.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhận bảo hiểm đối với tiền gửi không được bảo hiểm quy định tại Điều 19 Luật Bảo hiểm tiền gửi;
b) Gian lận, giả mạo hồ sơ, tài liệu, giấy tờ về bảo hiểm tiền gửi mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền bảo hiểm;
b) Cản trở, gây khó khăn, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, người được bảo hiểm tiền gửi và cơ quan, tổ chức có liên quan đến bảo hiểm tiền gửi;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc niêm yết công khai ngay bản sao chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi đối với hành vi vi phạm được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp ngay số phí bảo hiểm bị thiếu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và phải chịu phạt mỗi ngày nộp chậm bằng 0,05% số tiền nộp chậm theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm tiền gửi;
c) Buộc hoàn trả ngay số phí bảo hiểm đã thu, thu hồi ngay số tiền bảo hiểm đã trả do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
d) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 và các điểm a, c khoản 5 Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Mục 12
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN; PHÒNG, CHỐNG TÀI TRỢ KHỦNG BỐ
Điều 39. Vi phạm quy định về nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 8, Điều 10 Luật Phòng, chống rửa tiền và Luật Phòng, chống khủng bố.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm bí mật thông tin, tài liệu báo cáo quy định tại Điều 29 Luật Phòng, chống rửa tiền và Luật Phòng, chống khủng bố.
Điều 40. Vi phạm quy định về quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
1. Không ban hành quy trình quản lý rủi ro các giao dịch liên quan tới công nghệ mới theo quy định tại Điều 15 Luật Phòng, chống rửa tiền;
2. Không xây dựng quy định về phân loại khách hàng trên cơ sở rủi ro theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Phòng, chống rửa tiền;
3. Không ban hành quy định nội bộ hoặc ban hành quy định nội bộ thiếu một hoặc một số nội dung quy định tại Điều 20 Luật Phòng, chống rửa tiền.
Điều 41. Vi phạm quy định về nhận biết, phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng, biện pháp đánh giá tăng cường quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 12 Luật Phòng, chống rửa tiền, Điều 34 Luật Phòng, chống khủng bố.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền và tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật.
Điều 42. Vi phạm quy định về việc xác định khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị
Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống quản lý rủi ro để xác định khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 13 Luật Phòng, chống rửa tiền.
Điều 43. Vi phạm quy định về kiểm toán nội bộ trong phòng, chống rửa tiền, rà soát khách hàng và giao dịch, quan hệ ngân hàng đại lý
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không rà soát khách hàng và các bên liên quan theo các danh sách cảnh báo trước khi thiết lập mối quan hệ hoặc cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không áp dụng các biện pháp quy định tại Điều 14 Luật Phòng, chống rửa tiền khi thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý với ngân hàng đối tác nước ngoài;
b) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật khi có khách hàng và bên có liên quan nằm trong các danh sách cảnh báo;
c) Không thực hiện kiểm toán nội bộ về phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.
Điều 44. Vi phạm quy định về báo cáo giao dịch có giá trị lớn, giao dịch đáng ngờ, giao dịch chuyển tiền điện tử, báo cáo hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố, báo cáo hành vi tài trợ khủng bố
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không báo cáo các giao dịch có giá trị lớn;
b) Không báo cáo các giao dịch đáng ngờ;
c) Không báo cáo các giao dịch chuyển tiền điện tử.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố quy định tại Điều 30 Luật Phòng, chống rửa tiền, không báo cáo khi có nghi ngờ khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng liên quan đến tài trợ khủng bố hoặc khách hàng nằm trong danh sách đen theo quy định của Luật Phòng, chống khủng bố.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không giám sát đặc biệt đối với các giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp; giao dịch với tổ chức, cá nhân tại quốc gia, vùng lãnh thổ nằm trong danh sách do Lực lượng đặc nhiệm tài chính công bố nhằm chống rửa tiền hoặc danh sách cảnh báo theo quy định tại Điều 16 Luật Phòng, chống rửa tiền, không thường xuyên kiểm tra, làm rõ ngay khi có nghi ngờ giao dịch của khách hàng có liên quan đến tài trợ khủng bố.
Bổ sung
Điều 45. Vi phạm quy định về trì hoãn giao dịch, phong tỏa tài khoản; niêm phong hoặc tạm giữ tài sản
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không báo cáo việc trì hoãn giao dịch khi các bên liên quan tới giao dịch thuộc danh sách đen hoặc có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến hoạt động phạm tội quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Phòng, chống rửa tiền;
b) Không báo cáo việc thực hiện phong tỏa tài khoản, niêm phong, tạm giữ tài sản khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 34 Luật Phòng, chống rửa tiền;
c) Không báo cáo ngay khi thực hiện việc tạm ngừng lưu thông, phong tỏa toàn bộ tiền, tài sản liên quan đến tài trợ khủng bố.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch khi các bên liên quan tới giao dịch thuộc danh sách đen hoặc có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến hoạt động phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Phòng, chống rửa tiền;
b) Không phong tỏa tài khoản, không áp dụng biện pháp niêm phong hoặc tạm giữ tài sản khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 34 Luật Phòng, chống rửa tiền;
c) Không thực hiện ngay việc tạm ngừng lưu thông, phong tỏa toàn bộ tiền, tài sản liên quan đến tài trợ khủng bố.
Điều 46. Vi phạm quy định về các hành vi bị cấm trong phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thiết lập hoặc duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả;
b) Cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng tại một địa điểm khác.
3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tổ chức hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Thiết lập và duy trì quan hệ kinh doanh với ngân hàng được thành lập tại một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhưng không có sự hiện diện hữu hình tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó và không chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền;
c) Không tố giác hành vi tài trợ khủng bố;
d) Lợi dụng việc tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý tiền, tài sản liên quan đến tài trợ khủng bố để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, khoản 3 Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Mục 13
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO
Điều 47. Vi phạm quy định về chế độ báo cáo, quản lý và cung cấp thông tin
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm quy định về thời hạn, yêu cầu đầy đủ, chính xác từ lần thứ hai trở lên trong năm tài chính của các báo cáo thống kê có định kỳ dưới 01 tháng;
b) Gửi báo cáo không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, điểm a, điểm c khoản 5 Điều này và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
c) Không lưu giữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu đúng thời hạn theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định này;
d) Số liệu báo cáo gửi không chính xác từ 02 lần trở lên trong năm tài chính, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không gửi đủ báo cáo hoặc báo cáo không đủ nội dung theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 44, khoản 1 Điều 45 Nghị định này.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Không công bố nội dung thay đổi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng trên các phương tiện thông tin của Ngân hàng Nhà nước và một tờ báo viết hàng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Báo cáo không trung thực;
b) Cung cấp những thông tin có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đúng quy định của pháp luật;
c) Không cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật;
d) Làm lộ, sử dụng thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đúng mục đích theo quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Gửi báo cáo về các chỉ tiêu thông tin tín dụng không đúng thời hạn cho Ngân hàng Nhà nước;
b) Báo cáo các chỉ tiêu thông tin tín dụng không chính xác, không kịp thời, không đầy đủ hoặc không đúng yêu cầu kỹ thuật cho Ngân hàng Nhà nước;
c) Không báo cáo thông tin tín dụng cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước;
d) Không báo cáo thống kê các giao dịch chuyển tiền thanh toán quốc tế ra, vào theo quy định của pháp luật.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không báo cáo ngay cấp có thẩm quyền về nguy cơ mất khả năng chi trả;
b) Không thực hiện cung cấp thông tin theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Luật Phòng, chống rửa tiền.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải gửi lại báo cáo đầy đủ, chính xác đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, d khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều này;
b) Không cho mở rộng phạm vi, quy mô, địa bàn hoạt động và bổ sung nghiệp vụ kinh doanh mới trong thời gian chưa khắc phục xong vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5, điểm a khoản 7 Điều này;
c) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Mục 14
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CẢN TRỞ VIỆC THANH TRA, KHÔNG THỰC HIỆN YÊU CẦU CỦA NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN
Điều 48. Vi phạm quy định về cản trở việc thanh tra, không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở, gây khó khăn việc thanh tra, kiểm tra của người có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra của người có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi từ chối cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử cho Đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc người có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cung cấp đủ tài liệu, chứng từ, số liệu theo yêu cầu của Đoàn thanh tra;
b) Tự ý tháo bỏ, di chuyển hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng niêm phong gồm: Kho, quỹ, két bạc, sổ sách, chứng từ kế toán, hồ sơ cấp tín dụng hoặc các tang vật đang bị niêm phong, tạm giữ;
c) Không phong tỏa tài khoản, không hủy bỏ phong tỏa tài khoản theo yêu cầu của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cung cấp tài liệu, số liệu sai sự thật;
b) Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý của cấp có thẩm quyền và Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng;
c) Che giấu, sửa chữa chứng từ, sổ sách hoặc thay đổi tang vật trong khi đang bị thanh tra.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài sau khi đã bị phong tỏa;
b) Không thực hiện gửi vốn, tài sản vào Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước yêu cầu sau khi đã bị phong tỏa;
c) Không thực hiện phong tỏa vốn và tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 49. Vi phạm quy định về nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước;
b) Không thực hiện khuyến nghị, cảnh báo rủi ro và an toàn hoạt động của Ngân hàng Nhà nước;
c) Không báo cáo, giải trình đối với khuyến nghị, cảnh báo rủi ro và an toàn hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Mục 15
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ MUA, BÁN VÀ XỬ LÝ NỢ
Điều 50. Vi phạm quy định về mua, bán nợ của tổ chức tín dụng
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập Hội đồng mua, bán nợ khi thực hiện mua, bán nợ.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Bán khoản nợ đã được sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ dân sự khác, trừ trường hợp bên nhận bảo đảm đồng ý bằng văn bản về việc bán nợ;
b) Bên bán nợ mua lại các khoản nợ đã bán, trừ trường hợp quy định tại Điều 148đ Luật Các tổ chức tín dụng đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động mua, bán nợ trong thời hạn 03 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm tại khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục nguyên trạng khoản nợ về trước thời điểm thực hiện hoạt động mua, bán nợ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 51. Vi phạm quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu không đúng quy định của pháp luật;
b) Ủy quyền cho tổ chức tín dụng và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động được ủy quyền không đúng quy định của pháp luật;
c) Thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ, hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay không đúng quy định của pháp luật;
d) Góp vốn, mua cổ phần không đúng quy định của pháp luật;
đ) Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ xấu đã mua theo giá trị thị trường không đúng quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán nợ xấu không đúng quy định của pháp luật;
b) Xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã mua không đúng quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thực hiện các hoạt động được Công ty Quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam ủy quyền sau khi bán nợ không đúng quy định của pháp luật.
Mục 16
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
Điều 52. Vi phạm quy định về an toàn công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đánh giá rủi ro công nghệ thông tin, rủi ro hoạt động trước khi sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin của bên thứ ba theo đúng quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện đánh giá an ninh bảo mật hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến cho khách hàng trước khi đưa vào vận hành chính thức.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không phổ biến, cập nhật các quy định về an toàn thông tin của tổ chức cho tất cả cá nhân trong tổ chức tối thiểu mỗi năm một lần;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc sao lưu dự phòng bảo đảm an toàn dữ liệu theo quy định của pháp luật;
c) Không triển khai các giải pháp an ninh mạng để kiểm soát các kết nối mạng, phát hiện phòng chống tấn công xâm nhập mạng cho các hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến cho khách hàng;
d) Không thực hiện xác thực khách hàng truy cập dịch vụ khi cung ứng dịch vụ ngân hàng trên Internet theo đúng quy định của pháp luật;
đ) Không hướng dẫn khách hàng thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin khi sử dụng dịch vụ ngân hàng trên Internet;
e) Không lưu trữ nhật ký về hoạt động của hệ thống thông tin và người sử dụng, các lỗi phát sinh, các sự cố an toàn thông tin theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ việc sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin của bên thứ ba trong thời hạn 01 tháng đến 03 tháng đối với các vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật về an toàn công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.
Chương III
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 53. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thanh tra viên ngân hàng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng.
2. Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 250.000.000 đồng;
d) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
5. Trưởng đoàn thanh tra do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng ra quyết định có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trưởng đoàn thanh tra do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra quyết định có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 54. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng của các chức danh khác
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện theo quy định tại Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả của Công an nhân dân thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả của Bộ đội biên phòng thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả của Cảnh sát biển thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả của Quản lý thị trường thực hiện theo quy định tại Điều 45 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả của Thanh tra chuyên ngành du lịch thực hiện theo quy định tại Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
7. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả của hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 42 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Điều 55. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 23 và khoản 1 Điều 24 Nghị định này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, các điểm a, b, c, h, i, k, l khoản 3, các điểm h, o và n khoản 4 Điều 23 và khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 24 Nghị định này;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2, các điểm a, b, c, h, i, k, l khoản 3, các điểm h, o và n khoản 4, các điểm c, e, g, h khoản 5, điểm c khoản 8 Điều 23, khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, các điểm a, c khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 24, điểm c khoản 7 Điều 28 Nghị định này.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Quản lý thị trường
a) Kiểm soát viên thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 23 và khoản 1 Điều 24 Nghị định này;
b) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 23 và khoản 1, khoản 2 Điều 24 Nghị định này;
c) Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2, các điểm a, b, h, i, k, l khoản 3, các điểm n, o khoản 4 Điều 23 và khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 24 Nghị định này;
d) Tổng Cục trưởng Cục Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2, các điểm a, b, h, i, k, l khoản 3, các điểm n, o khoản 4, các điểm e, g, h khoản 5, điểm c khoản 8 Điều 23, khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4, khoản 6, khoản 7, các điểm a, c khoản 8 Điều 24 Nghị định này.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng
a) Chiến sĩ Bộ đội biên phòng, Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Bộ đội biên phòng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 23 và khoản 1 Điều 24 Nghị định này;
b) Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 23 và khoản 1, khoản 2 Điều 24 Nghị định này;
c) Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2, các điểm h, i, k khoản 3, điểm h khoản 4, các điểm e, g, h khoản 5 Điều 23, khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 24 Nghị định này.
4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển
a) Cảnh sát viên Cảnh sát biển, Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 23 và khoản 1 Điều 24 Nghị định này;
b) Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 23 và khoản 1 Điều 24 Nghị định này;
c) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 23 và khoản 1, khoản 2 Điều 24 Nghị định này;
d) Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2, các điểm h, i, k khoản 3 Điều 23, khoản 1, khoản 2 Điều 24 Nghị định này;
đ) Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2, các điểm h, i, k khoản 3 Điều 23, khoản 1, khoản 2 Điều 24 Nghị định này;
e) Tư lệnh Cảnh sát biển xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2, các điểm h, i, k khoản 3, điểm h khoản 4, các điểm e, g, h khoản 5 Điều 23, khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 4 Điều 24 Nghị định này.
5. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2, các điểm a, b, c, h, i, k, l khoản 3, các điểm h, n, o khoản 4, các điểm c, e, g, h khoản 5, điểm c khoản 8 Điều 23; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, các điểm a, c khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 24; điểm b khoản 2, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 26; điểm a khoản 1, các khoản 3, 4, 5 Điều 27; các điểm c, d khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 28; Điều 31; Điều 46, Điều 48 Nghị định này.
6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành du lịch
a) Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này;
b) Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2, các điểm a, b, c, h, i, k, l khoản 3, điểm b, n, o khoản 4 Điều 23 Nghị định này;
c) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ, Chánh Thanh tra cấp Bộ xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2, các điểm a, b, c, h, i, k, l khoản 3, điểm b, n, o khoản 4, các điểm e, g, h khoản 5 Điều 23 Nghị định này.
7. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của hải quan
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 8 Điều 23, điểm c khoản 5, điểm b khoản 8 Điều 24 Nghị định này.
8. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng
Người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Điều 56. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Những người sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính:
1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 53, Điều 54 Nghị định này;
2. Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân trong các cơ quan được quy định tại Điều 54 Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành; người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản;
3. Công chức ngành Ngân hàng đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao tại văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 57. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 31 tháng 12 năm 2019 và thay thế Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Điều 58. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính về tiền tệ và ngân hàng xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện nhưng còn thời hiệu xử phạt hoặc đang trong quá trình xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng để giải quyết.
Điều 59. Trách nhiệm thi hành
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,

các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, KTTH (2).

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
--------

THE SOCIALISTREPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 88/2019/ND-CP

Hanoi, November 14, 2019

 

DECREE
On penalties for administrative violations against
currency and banking legal regulations

-------------------

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012;

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010; the Law dated November 20, 2017 amending and supplementing a number of articles of the Law on Credit Institutions;

Pursuant to the Law on Deposit Insurance dated June 18, 2012;

Pursuant to the Law on Prevention of Money Laundry dated June 18, 2012;

Pursuant to the Law on Anti-terrorism dated June 12, 2013;

Pursuant to the Law on Negotiable Instruments dated November 29, 2005;

Pursuant to the Ordinance on Foreign Exchange Control dated December 13, 2005, the Ordinance amending, supplementing a number of articles of the Ordinance on Foreign Exchange Control dated March 18, 2013;

At the request of the Governor of the State Bank of Vietnam;

The Government hereby issues a Decree regulating penalties for administrative violations against currency and banking legal regulations.

 

Chapter I
GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scopeof regulation

1. This Decree regulates administrative violations, penalty measures, penalty rates, consequence improvement measures, decentralized competence on administrative violation penalties, competence on administrative violation notification in the fields off currency and banking.

2. Administrative violations in the fields of currency and banking include:

a) Violations against regulations on permit/license management and use;

b) Violations against regulations on organization, administration, management;

c) Violations against regulations on shares, stocks;

d) Violations against regulations on capital mobilization and service fees;

dd) Violations against regulations on credit loaning, trusteeship, entrustment and inter-banking activities;

e) Violations against regulations on provision of credit information services;

g) Violations against regulations on foreign exchange activities and gold trading;

h) Violations against regulations on currency and fund management and/or payment;

i) Violations against regulations on fixed asset purchase, investment and real estate trading of credit institutions and foreign bank branches;

k) Violations against regulations on credit institutions and foreign bank branches’ operation safety;

l) Violations against regulations on deposit insurance;

m) Violations against regulations on money laundering prevention, combat;

n) Violations against regulations on information communication, reporting;

o) Violations against regulations on inspection hindrance, inconformity against competent officers.

p) Violation against regulations on debt purchase, sale and handling;

q) Violation against regulations on bankinginformation technology safety.

Article 2.Subjects of application

1. This Decree applies to organizations and individuals that commit administrative violations in the fields of currency and banking.

2. Organizations defined in Clause 1 of this Article include:

a) Credit institutions; dependent units of credit institutions (domestic branches, transaction offices, representative offices and service providers; branches, representative offices and banks with 100% foreign capital); branches of foreign banks; Representative offices of foreign credit institutions and other foreign institutions engaged in banking activities;

b) Enterprises; dependent units of enterprises (branches, representative offices);

c) Cooperatives and cooperative federations; affiliated units of cooperatives and cooperative federations (branches, representative offices);

d) Other organizations being established and conducting business in Vietnam.

Article 3. Penalty measures, fines, fining competence and consequence improvement measures

1. Major penalty measures:

a) Warning;

b) Fining.

2. The following additional penalty measures:

a) Revocation for a definite term of the right to use the following licenses: certificates of registration of foreign currency exchange agent for a term of 01 month to 03 months; licenses for foreign currency collection and spending and other foreign exchange transactions for prize-winning electronic game business activities of foreigners and casinos for a term of 03 to 06 months; licenses for setting up individual foreign currency exchange desk for a term of 01 month to 06 months; licenses trading gold and selling gold bullions for a term of 06 to 09 months;

b) Suspension for a definite term of foreign currency exchange activity for a term of 03 to 06 months, trusteeship operations for a term of 01 month to 03 months, debt purchase and sale for a term of 03 to 06 months, credit information service provision for a term of from 01 month to 03 months, use of information technology services by third party for a term of 01 month to 03 months;

c) Confiscation of exhibits and instruments serving the administrative violations, erased or modified permits, foreign currencies, VND and gold.

3. Fines and fining competence:

a) Maximum fines for violations related to currency and banking are VND 2,000,000,000 to 1,000,000,000 imposed on a violating organization and a violating individual respectively;

b) The fines defined in Chapter II herein are applied to individuals. With the same violating action, the fines applied to organizations double the rates applied to individuals;

c) The fines for performance-related violations of individuals working for people’s credit funds, micro financial organizations are equal to 10% of the rates defined in Chapter II herein; and those applied to people’s credit funds, micro financial organizations double the rates applied to individuals working for the mentioned funds and/or organizations;

d) The fining competence on every title defined in Chapter III herein means the fining competence of individuals. The fining competence applied to organizations double the competence applied to individuals.

4. Consequence improvement measures:

Depending on violation nature and/or level, violating organizations and/or individuals may be applied one or more following improvement measures in accordance with Chapter II herein:

a) Compulsory submission into the state budget the illegitimate benefits obtained from committing violations; compulsory debt recovery; compulsory recovery of used capital at variance with regulations; compulsory recovery of the credit extension balance exceeding the limits;

b) Compulsory divestment in subsidiaries, associated companies; force sale of shares in excess of the prescribed rates; compulsory transfer of shares or contributed capital; compulsory reinstatement of transferred shares;

c) Compulsory provisioning of funds in accordance with law provisions; Compulsory compliance with the safety ratio within 6 months at most; compulsory asset classification and risk reserve provisioning; compulsory refund of used risk provisions in contravention of regulations, transfer of debts settled by on-balance-sheet provisions risk reserve provisions in accordance with law provisions; compulsory annulation without delay of internal regulations against related laws; strictly compulsory compliance with law provisions on banking information technology safety; compulsory continuous satisfaction of all conditions for certificates of eligibility for providing credit information services;

d) Forcible return/recovery of entrusted assets to the trustors; compulsory return without delay of collected insurance premiums and paid insured sums; compulsory restoration of the original state of debts before conducting debt purchase and sale;

dd) Compulsory correction without delay of false information; compulsory submission of complete and accurate reports; Compulsory payment without delay of missing insurance premiums;

e) Compulsory stamping and/or punching of counterfeit cashes;

g) Compulsory destruction of allexhibits and instruments serving the administrative violations;

h) Compulsory maintenance of the ratio of value of fixed assets directly serving the operation against the charter capital, of allocated capital against the reserve fund for supplementing charter capital and allocated capital according to regulations;

i) Compulsory publicization without delay of a copy of the certificate of deposit insurance participation; compulsory implementation of procedures for approving listing of stocks on foreign securities markets or suspending listing of stocks on foreign securities markets for violations;

k) No expansion of the scope, scale and area of ​​operation is allowed until consequences of the violations are completely improved;

l) No dividends have been distributed for violations;

m) No contracts of payment via credit card are allowed with other credit card payment organizations;

n) Proposing or requesting the competent authority to consider and apply measures: revoking licenses; revocation of certificate of registration of foreign currency exchange agent; revocation of licenses for opening and using foreign currency accounts abroad; revocation of licenses for setting up individual foreign exchange desks; revocation of licenses for purchase and sale of gold bullions; suspension or dismissal of managerial, executive and controlling titles; prohibiting individuals committing violations and/or individuals responsible for such acts from holding administrative, executive or controlling titles at credit institutions or foreign bank branches, requesting credit institutions and foreign bank branches to remove and carry out other handling measures in accordance with law provisions against individuals committing violations under the jurisdiction of such credit institutions and foreign bank branches;

o) Replacing the elected and appointed persons or requesting the competent authorities to issue decisions to dismiss the elected or appointed persons who violate regulations.

 

Chapter II
ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, PENALTY MEASURES
AND FINING RATES

Section 1
VIOLATIONS AGAINST PERMIT/LICENSE MANAGEMENT AND USE

Article 4. Violations against regulations onpermits/licenses issued by the State Bank

1. The fines of VND 20,000,000 to 40,000,000 shall be applied to misused names in operation-related documents, papers compared to those shown in the business permits/ licenses.

2. The fines of VND 40,000,000 to 50,000,000 shall be applied to the failure to meet the conditions for business opening as defined in Clause 2, Article 26 of the Law on Credit Institutions.

3. The fines of VND 100,000,000 to 150,000,000 shall be applied to any of the following violations:

c) Permit/ license erasure, correction causing the content of the permit/ license to be changed but not being subject to criminal prosecution, unless otherwise regulated in Clause 4 of Article 27 herein;

4. The fines of VND 150,000,000 to 200,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Fraudulent papers related to eligibility for licensing found in license application document but not being subject to criminal prosecution, unless otherwise regulated in Clause 2 of Article 19 herein;

b) Actual operation does not conform with the business scope defined in the permit/ license, unless otherwise regulated in Clause 6 of Article 17, Point o of Clause 4, Point c of Clause 8 of Article 23, Point c of Clause 5, Clause 6 of Article 24, Point c of Clause 4 of Article 27 herein.

5. The fines of VND 300,000,000 to 400,000,000 shall be applied to the continuing operation after being restricted or suspended permanently or temporarily by the competent authorities as defined in Point c of Clause 2 of Article 59 of the Law on State Bank of Vietnam.

6. The fines of VND 400,000,000 to 500,000,000 shall be applied to non-license operation, unless otherwise regulated in Point c, Clause 8 of Article 23, Clause 2 of Article 24, Clause 5 of Article 27 herein.

7. The following additional penalty measures shall be applied:

Confiscating the exhibits which are erased, corrected permits/licenses in case of violation as defined in Point c of Clause 3 of this Article.

8. The following consequence improvement measures shall be applied:

a) Submitting to the state fund the illegitimate benefits obtained from the violations defined in Clauses 3, 4, 5 and 6 of this Article;

b) Revoking permits/licenses by the competent authorities in case of the violations defined in Clauses 4 and 5 of this Article.

c) Violating individuals and/or those responsible for the violations defined in Clauses 3, 4, 5 and 6 of this Article shall be considered for suspension of and/or suspended for 01 to 03 months or removed from the administration, managerial, inspection titles they are holding; be prevented from holding such titles at credit institutions, foreign bank branches, by the competent authorities.

Related credit institutions, foreign bank branches shall be requested to remove their violating individuals from the titles they are holding and apply other disciplinary measures on them in accordance with the related laws.

Article 5. Violations against regulations onthe changes which require written approval from the State Bank

1. The fines of VND 20,000,000 to 40,000,000 shall be applied to the banking activities conducted without prior confirmation from the State Bank.

2. The fines of VND 50,000,000 to 100,000,000 shall be applied to any of the following acts conducted without prior written approval from the State Bank.

a) Change of the name of a credit institution, branch of a foreign bank and/or a credit institution;

b) Temporary suspension of business for over 01 working day, unless the suspension is attributed to force majeure.

c) Establishment of domestic branches and transaction offices; establishment of domestic representative offices, service providers; branches, representative offices, banks with 100% foreign capital of credit institutions; opening of domestic branches and transaction offices.

3. The fines of VND 100,000,000 to 150,000,000 shall be applied to the share purchase, sale and assignment of contributed capital of a owner, share purchase, sale and assignment of contributed capital of a related contributor, share purchase, sale and assignment of a big shareholder, share purchase, sale and assignment that turns the big shareholder to a common one and vice versa without prior written approval from the State Bank.

4. The fines of VND 150,000,000 to 200,000,000 shall be applied on the amendment of registered capital, allocated capital without prior written approval from the State Bank.

5. The fines of VND 200,000,000 to 250,000,000 shall be applied on any of the following acts once prior written approval from the State Bank is not received.

a) Change of address of head office, transaction office, branch of credit institution, office of foreign bank branch;

b) Listing stocks on international stock markets.

6. The fines of VND 250,000,000 to 300,000,000 shall be applied on any of the following acts once prior written approval from the State Bank is not received.

a) Establishment, acquisition of a subsidiary, affiliated company as defined in Clauses 2 and 3 of Article 103 and Clause 3 of Article 110 of the Law on Credit Institutions;

b) Capitalizing, buying shares, assigning contributed capital, acquiring contributed capital from a credit institution as defined in Article 71, Point b of Clause 4 of Article 103 of the Law on Credit Institutions;

c) Involving in international payment system;

d) Acquiring a shareholder’s shares that the full payment for such results in decreased registered capital as defined in Article 57 of the Law on Credit Institutions.

7. The fines of VND 400,000,000 to 500,000,000 shall be applied on separation, splitting, incorporation, mergence, legal status amendment of a credit institution, foreign bank branch without prior written approval from the competent authorities.

8. The following consequence improvement measures shall be applied:

a) Suspension of dividend sharing until the registered capital is recovered in case of violations defined in Point d of Clause 6 of this Article.

b) Compulsory divestment of subsidiary, affiliated company in case of violations defined in Points a and b of Clause 6 of this Article;

c) Violating individuals and/or those responsible for the violations defined in Points b, Clause 5 of this Article shall be considered for suspension of and/or suspended for 01 to 03 months or removed from the administration, managerial, inspection titles they are holding; be prevented from holding such titles at credit institutions, foreign bank branches, by the competent authorities.

Related credit institutions, foreign bank branches shall be requested to remove their violating individuals from the titles they are holding and apply other disciplinary measures on them in accordance with the related laws.

Section 2
VIOLATIONS AGAINST ORGANIZATION, ADMINISTRATION, MANAGEMENT

Article 6. Violations against regulations onadministration, management

1. The fines of VND 20,000,000 to 30,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Violations against regulations on related to Management Board, Members’ Council, Inspection Committee as defined in Articles 43, 44, 62, Clause 1 of Article 70, Articles 81, 84 of the Law on Credit Institutions.

b) Failure of maintaining the eligibility related to the members of Management Board, Inspection Committee, General Director (Director) as required by the Law on Credit Institutions;

c) Failure of or improper organization of the General Shareholders’ Meeting as per related regulations.

2. The fines of VND 30,000,000 to 50,000,000 shall be applied to the voting for, appointment of the people not entitled to hold concurrent titles as regulated in Article 34 and Clause 3 of Article 83 of the Law on Credit Institutions.

3. The fines of VND 100,000,000 to 150,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Voting for, appointment of the people not entitled to hold concurrent titles as regulated in Clauses 2, 3 of Article 33 of the Law on Credit Institutions;

b) Voting, appointment of ineligible people as regulated by related laws to hold the titles defined in Clause 5 of Article 50, Clause 2 of Article 75 of the Law on Credit Institutions.

4. The fines of VND 150,000,000 to 200,000,000 shall be applied to the voting, appointment of ineligible people to hold the titles defined in Clauses 1, 2, 3 and 4 of Article 50 of the Law on Credit Institutions.

5. The fines of VND 200,000,000 to 250,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Voting, appointment of the people not entitled to hold the titles as regulated in Clause 1 of Article 33 of the Law on Credit Institutions.

b) Voting, appointment of the people not included in the list of expected personnel already approved by the State Bank.

6. The following consequence improvement measures shall be applied:

Related credit institution, foreign bank and/or its branch shall find other people to replace or request the competent authority to issue a decision on title removal of those voted, appointed improperly as regulated in Clauses 2, 3, 4 and 5 of this Article;

Article 7. Violations against regulations oninternal regulation issuance

1. The fines of VND 10,000,000 to 20,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Failure of submitting to the State Bank one or more documents related to internal regulations in accordance with law provisions, unless otherwise regulated in Article 40 herein;

b) Failure of submitting to the State Bank the charter or the amended and/or supplemented charter of a credit institution as defined in Clause 3 of Article 31 of the Law on Credit Institutions.

c) Issuance of internal regulations with insufficient contents in accordance with law provisions

2. The fines of VND 40,000,000 to 80,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Failing to issue one or some internal regulations in accordance with law provisions;

b) Issuing internal regulations against law provisions.

3. The following consequence improvement measures shall be applied:

Internal regulations issued against related laws and deduced from the violation as defined in Point b of Clause 2 of this Article shall be cancelled without delay.

Article 8. Violations against regulations oninternal auditing, internal inspection, independent auditing

1. The fines of VND 20,000,000 to 30,000,000 shall be applied to the failure of reporting internal auditing results, independent auditing results and internal inspection system reports as prescribed by law provisions.

2. The fines of VND 30,000,000 to 50,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Failing to select an independent auditing company as regulated in Clause 1 of Article 42 of the Law on Credit Institutions;

b) Failing to notify the State Bank on the selected independent auditing company within 30 days as defined in Clause 2 of Article 42 of the Law on Credit Institutions.

3. The fines of VND 80,000,000 to 100,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Internal auditing fails to address the details defined in Clause 2 of Article 41 of the Law on Credit Institutions and related legal regulations;

b) Failing to audit by an independent auditing company as regulated in Clause 1 of Article 42 of the Law on Credit Institutions, failing to re-audit by a second independent auditing company in case the auditing report includes audit exceptions given by the related independent auditing company as regulated in Clause 3 of Article 42 of the Law on Credit Institutions.

c) Failing to supervise senior management, internal control, risk management and internal capital sufficiency analysis as prescribed by law provisions.

4. The fines of VND 100,000,000 to 150,000,000 shall be applied to the failure of establishing an internal auditing system under the Inspection Committee.

5. The fines of VND 200,000,000 to 250,000,000 shall be applied to the failure of establishing an internal auditing system as defined in Clauses 1, 2 of Article 40 of the Law on Credit Institutions.

Section 3
VIOLATIONS AGAINST SHARES, STOCKS
AND CONTRIBUTED CAPITAL

Article 9. Violations against regulations onshares, stocksand limits on capital contribution, assignment and contributed capital refund

1. The fines of VND 50,000,000 to 100,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) A credit institution that fails to issue stocks in the form of stock certificates when they are required to do so within 30 days since its opening day in case of newly established organizations or since the day all payments are fully received from its shareholders for the committed shares in case of organizations that wish to increase the registered capital;

b) Founding shareholders fail to buy the required minimum number of shares in terms of share percentage and regulated buying time as defined in Clause 5 of Article 55 of the Law on Credit Institutions.

c) Violation against regulations on capital contribution limits, ownership percentages, assignment and refund of contributed capital by capital contributors as prescribed by law provisions.

2. The fines of VND 100,000,000 to 150,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Share possession exceeds the percentage regulated in Clause 1, 2 and 3 of Article 55 of the Law on Credit Institutions;

b) Acquiring the shares from a shareholder in the way that puts the activities of related banks beyond the adequacy ratios as defined in Clause 1 of Article 130 of the Law on Credit Institutions when full payment for such shares is made.

c) Assigning shares at variance with Clause 4, Article 56 of the Law on Credit Institutions.

3. The following consequence improvement measures shall be applied:

a) The shares that cause adequacy ratios risk as per related regulations shall be compulsorily sold within 6 months maximum since the effective date of the related administrative penalty decision issued against the violation defined in Point a of Clause 2 of this Article;

b) Corrective measure to adhere to the adequacy ratios shall be carried out within 06 months maximum to remedy the violation as defined in Point b of Clause 2 of this Article;

c) Dividend sharing shall be suspended in case of the violations as defined in Clause 2 of this Article until the violations are completely rectified;

d) Violating individuals and/or those responsible for the violations defined in Clause 2 of this Article shall be considered for suspension of and/or suspended for 01 to 03 months or removed from the administration, managerial, inspection titles they are holding; be prevented from holding such titles at credit institutions, foreign bank branches, by the competent authorities.

Related credit institutions, foreign bank branches shall be requested to remove their violating individuals from the titles they are holding and apply other disciplinary measures on them in accordance with the related laws.

Article 10. Violations against regulations oncapital contribution, share purchase

1. The fines of VND 100,000,000 to 150,000,000 shall be applied in the case other capital sources, but the registered capital and provisional fund, are used for capital contribution, share purchase, which is against the regulations defined in Clause 1 of Article 103, Clause 1 of Article 110 of the Law on Credit Institutions.

2. The fines of VND 150,000,000 to 200,000,000 shall be applied to the running of business operation as defined in Clause 2 of Article 103 of the Law on Credit Institutions without establishing or acquiring the related subsidiary and/or affiliated company.

3. The fines of VND 200,000,000 to 250,000,000 shall be applied to improper and ultra vires purchases and/or possession of the shares of other credit institutions as prescribed by the State Bank.

4. The fines of VND 250,000,000 to 300,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Violations related to the restriction on capital contribution, share purchase as defined in Article 129 of the Law on Credit Institutions;

b) Violations against regulations on capital contribution, share purchase as defined in Article 135 of the Law on Credit Institutions.

5. The following consequence improvement measures shall be applied:

a) Confiscating the capital improperly used in case of violations defined in Clause 1 of this Article;

b) Assigning the improperly contributed capital, purchased shares in case of violations defined in Clause 4 of this Article;

c) Suspending dividend sharing in case of the violations defined in this Article until the violations are completely rectified;

d) Submitting to the state fund the illegitimate benefits obtained from the violations defined in Clauses 1, 2 and 3 of this Article;

dd) Restricting the expansion of business operation scope, scale and area when the related violation is not completely rectified in case of the violations defined in this Article;

e) Violating individuals and/or those responsible for the violations defined in Clauses 1, 2, 3, 4 of this Article shall be considered for suspension of and/or suspended for 01 to 03 months or removed from the administration, managerial, inspection titles they are holding; be prevented from holding such titles at credit institutions, foreign bank branches, by the competent authorities.

Related credit institutions, foreign bank branches shall be requested to remove their violating individuals from the titles they are holding and apply other disciplinary measures on them in accordance with the related laws.

Article 11. Violations against regulations onoffer for sales and/or assignment of shares

1. The fines of VND 200,000,000 to 250,000,000 shall be applied to assignment of shares by holders of titles defined in Clause 1, Article 56 of the Law on Credit Institutions during their valid tenures

2. The fines of VND 250,000,000 to 300,000,000 shall be applied to the assignment of shares while violation consequences are being rectified as decided by the General Shareholders Committee or the State Bank by the violating individual who is a member of the Management Board, Inspection Committee, General Director (Director), unless otherwise regulated in Points a, b and c of Clause 2 of Article 56 of the Law on Credit Institutions.

3. The following consequence improvement measures shall be applied:

a) The assigned shares shall be recovered as prescribed in this Article within 6 months maximum since the effective date of the related administrative penalty decision;

b) Violating individuals and/or those responsible for the violations defined in Clauses 1, 2, 3, 4 of this Article shall be considered for suspension of and/or suspended for 01 to 03 months or removed from the administration, managerial, inspection titles they are holding; be prevented from holding such titles at credit institutions, foreign bank branches, by the competent authorities.

Related credit institutions, foreign bank branches shall be requested to remove their violating individuals from the titles they are holding and apply other disciplinary measures on them in accordance with the related laws.

Section 4
VIOLATIONS AGAINST CAPITAL MOBILIZATION AND SERVICE FEES

Article 12. Violations against regulations ondeposits

1. The fines of VND 20,000,000 to 40,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Failure of publishing or publicly posting the contents subject to public announcement or posting on the acceptance of deposits and issuance of valuable papers as prescribed by law provisions;

b) Acceptance of deposits and issuance of valuable papers in contravention of the contents already announced or publicly posted;

c) Acceptance and payment of deposits in contravention of the procedures prescribed by law provisions.

2. The fines of VND 100,000,000 to 150,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Acceptance of deposits and issuance of valuable papers from the entities not entitled to deposit money or buy valuable papers as prescribed by law provisions.

b)Acceptance of deposits and issuance of valuable papers against related laws, unless otherwise regulated in Clause 1, Point a of Clause 2 herein;

Article 13. Violations againstregulations on interest rates for capital mobilization and fees for providing services, trading and/or offering derivative products

1. The fines of VND 10,000,000 to 20,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Failing to post up capital mobilization interest rates and/or service fees in accordance with related regulations;

b) Unclear, misleading posting of the capital mobilization interest rates and/or service fees;

c) Improper collection of service fees as regulated by related laws unless otherwise prescribed in Point a of Clause 4 of Article 14, Point m of Clause 4 of Article 24 herein.

2. The fines of VND 20,000,000 to 40,000,000 shall be applied to the application of higher interest rates for capital mobilization, higher service fees than the posted rates.

3. The fines of VND 50,000,000 to 100,000,000 shall be applied to the violations against regulations on capital mobilization interest rates; trading and/or offering derivative products related to interest rate, currency, product price and other financial assets, except the violations defined in Clauses 1 and 2 of this Article and Point a of Clause 8 of Article 23 herein.

4. The following consequence improvement measures shall be applied:

a) Submitting to the state fund the illegitimate benefits obtained from the violations related to service fees as defined in this Clause;

b) Violating individuals and/or those responsible for the violations defined in Clause 3 of this Article shall be considered for suspension of and/or suspended for 01 to 03 months or removed from the administration, managerial, inspection titles they are holding; be prevented from holding such titles at credit institutions, foreign bank branches, by the competent authorities.

Related credit institutions, foreign bank branches shall be requested to remove their violating individuals from the titles they are holding and apply other disciplinary measures on them in accordance with the related laws.

Section 5
VIOLATIONS AGAINST CREDIT LOANS, TRUSTEESHIP, ENTRUSTMENT AND INTER-BANKING ACTIVITIES

Article 14. Violations against regulations oncredit loaning

1. The fines of VND 10,000,000 to 15,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Filing the credit loaning documents improperly as prescribed by related laws;

b) Issuing unconfirming guarantee letters following the templates designed by credit institutions, foreign bank branches.

c) Failing to publicly post information, failing to provide sufficient information and documents to customers as prescribed by law provisions.

2. The fines of VND 15,000,000 to 20,000,000 shall be applied to the failure of inspection, supervision of the use of loans and debt payments of the clients in accordance with related legal regulations.

3. The fines of VND 20,000,000 to 30,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Preparing the credit loaning contracts with inadequate details as prescribed by related laws;

b) Exempting, reducing credit loan interest rates against the related laws;

c) Re-structuring the loan payment period against the related laws;

d) Applying improper credit loan interest rates as prescribed by related laws.

dd) Collecting overdue loan interests against the related laws;

e) Collecting overdue loan debts against the related laws.

4. The fine of between VND 30,000,000 to 40,000,000 shall be applied to any of following violations:

a) Collecting improper fees related to credit loaning activities as prescribed by related laws;

b) Enforcing improper disbursement measures as prescribed by related laws, except the violations defined in Point g, Clause 4 of Article 23 herein.

5. The fines of VND 40,000,000 to 50,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Offering a credit loan without related contract or written agreement;

b) Offering a credit loan to an ineligible organization and/or individual as prescribed in the related laws;

c) Offering a credit loan without guarantee, offering a credit loan under preferential conditions to an entity defined in Clause 1 of Article 127 of the Law on Credit Institutions;

d) Violations against regulations on credit loaning as defined in Clause 3 of Article 127 of the Law on Credit Institutions;

dd) Satisfying rejected loan demands against related laws;

e) Signing ultra vires guarantee agreements, guarantee commitments as prescribed in the related laws;

g) Factoring in one or some cases not entitled to be factored as prescribed in the related laws.

6. The fines of VND 80,000,000 to 120,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Violations related to credit loaning as defined in Clause 2 and 4 of Article 127, Clauses 1, 2 and 8 of Article 128 of the Law on Credit Institutions;

b) Offering a credit loan in a different way without prior approval from the State Bank.

c) Violations against regulations on the maximum loans offered by credit institutions for offshore investment.

7. The fines of VND 12,000,000 to 180,000,000 shall be applied to the violations related to the limits and requirements for credit loaning to a commercial bank, foreign bank branch for their investment and trading of shares and/or enterprise stocks.

8. The fines of VND 250,000,000 to 300,000,000 shall be applied to the credit loaning to the organizations and/or individuals defined in Clauses 1, 3, 4, 5 and 6 of Article 126 of the Law on Credit Institutions.

9. The following consequence improvement measures shall be applied:

a) Credit loaning surplus exceeding the regulated limits, restriction levels shall be confiscated within 06 months maximum since the effective date of the related administrative penalty decision imposed on the violations defined in Point a of Clause 6, Clause 7 of this Article;

b) The loans obtained from the violations prescribed in Points b and dd of Clause 5, Point b of Clause 6, Clause 8 of this Article shall be confiscated within 06 months maximum since the effective date of the related administrative penalty decisions;

c) A big and/or founding shareholder who is related to the violations defined in Points b, c and d of Clause 5, Point a of Clause 6 of this Article shall compulsorily assign their shares, contributed capital in accordance with related legal regulations within 06 months maximum since the effective date of the related administrative penalty decisions;

d) Violating individuals and/or those responsible for the violations defined in Clause 5, Point a of Clause 6, Clauses 7 and 8 of this Article shall be considered for suspension of and/or suspended for 01 to 03 months or removed from the administration, managerial, inspection titles they are holding; be prevented from holding such titles at credit institutions, foreign bank branches, by the competent authorities.

Related credit institutions, foreign bank branches shall be requested to remove their violating individuals from the titles they are holding and apply other disciplinary measures on them in accordance with the related laws.

Article 15. Violations against regulations ontrusteeship and entrustment

1. The fines of VND 80,000,000 to 100,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Extending trusteeship to, entrusting ineligible entities as prescribed by related laws;

b) Establishing an entrustment contract against the related laws.

2. The fines of VND 100,000,000 to 150,000,000 shall be applied to ineligible trusteeships, entrustments as prescribed by related laws.

3. The following additional penalty measures shall be applied:

Entrustment activities of a violating credit institution, foreign bank branch shall be suspended for 01 to 03 months in case of violations as defined in this Article.

4. The following consequence improvement measures shall be applied:

a) Entrusted asset shall be compulsorily returned to/confiscated for the related entrustor in case of violations defined in this Article;

b) Violating individuals and/or those responsible for the violations defined in this Article shall be considered for suspension of and/or suspended for 01 to 03 months or removed from the administration, managerial, inspection titles they are holding; be prevented from holding such titles at credit institutions, foreign bank branches, by the competent authorities.

Related credit institutions, foreign bank branches shall be requested to remove their violating individuals from the titles they are holding and apply other disciplinary measures on them in accordance with the related laws.

Article 16. Violations against regulations onpurchase of company bonds

1. The fines of VND 15,000,000 to 30,000,000 shall be applied to supervision failure regarding the use of collectibles from the issuance of company bonds.

2. The fines of VND 30,000,000 to 40,000,000 shall be applied to the contracts on company bond purchases which fail to include all regulated details as required by related laws.

3. The fines of VND 40,000,000 to 50,000,000 shall be applied to non-contractual purchase of company bonds.

4. The fines of VND 100,000,000 to 150,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Evaluating, inspecting another company’s bond issuance plan and eligibilities to make decision on the purchase of such bonds while the buyer him/herself is ineligible for such purchase as prescribed by related laws;

b) Failing to evaluate, inspect a company’s bond issuance plan and eligibilities;

c) Violations against regulations onpurchase of a company’s convertible bonds;

d) Buying a company’s bonds to restructure its debts.

5. The following consequence improvement measures shall be applied:

a) The loans obtained from the violations prescribed in Clause 4 of this Article shall be confiscated within 01 year maximum since the effective date of the related administrative penalty decisions;

b) Violating individuals and/or those responsible for the violations defined in Clause 4 of this Article shall be considered for suspension of and/or suspended for 01 to 03 months or removed from the administration, managerial, inspection titles they are holding; be prevented from holding such titles at credit institutions, foreign bank branches, by the competent authorities.

Related credit institutions, foreign bank branches shall be requested to remove their violating individuals from the titles they are holding and apply other disciplinary measures on them in accordance with the related laws.

Article 17. Violations related to inter-banking activities

1. The fines of VND 10,000,000 to 20,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Illegitimately updating and storing the information related to loaning, borrowing; fixed-term trading of valued papers against related legal laws;

b) Failing to acknowledge the completed transactions as required by related regulations;

c) Establishing a loan contract and/or purchasing a valued paper improperly in terms of template and content as prescribed by related laws.

2. The fines of VND 20,000,000 to 30,000,000 shall be applied to any of the following violation acts:

a) Failing to adhere to the regulations on validity periods for loaning, borrowing, depositing, depositing acceptance and fixed-term trading of valued papers;

b) Failing to make payments for the transactions related to loaning, borrowing; depositing, depositing acceptance; fixed-term trading of valued papers in Vietnam dong through inter-bank e-payment system as regulated by related laws;

c) Failing to adhere to the regulated procedure on valued paper trading.

3. The fines of VND 30,000,000 to 40,000,000 shall be applied to performing loaning, borrowing at locations outside the head offices of foreign bank branches in Vietnam.

4. The fines of VND 40,000,000 to 60,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Failing to adhere to the regulations on the requirements for involving in loaning, borrowing; fixed-term trading of valued papers with other credit institutions, foreign bank branches;

b) Failing to review, re-evaluate the clients as required by related regulations to re-determine the credit lines applicable the clients;

c) Failing to adhere to the regulations on information disclosure to the lenders for their evaluation of the clients and determination on the credit lines.

5. The fines of VND 80,000,000 to 120,000,000 shall be applied to fixed-term trading of various valued papers which are illegitimate for such trading.

6. The fines of VND 150,000,000 to 200,000,000 shall be applied to ultra vires borrowing, loaning, trading of valued papers in a foreign currency as prescribed with regard to the foreign exchange activities licensed by the State Bank.

7. The following consequence improvement measures shall be applied:

Violating individuals and/or those responsible for the violations defined in Clauses 5 and 6 of this Article shall be considered for suspension of and/or suspended for 01 to 03 months or removed from the administration, managerial, inspection titles they are holding; be prevented from holding such titles at credit institutions, foreign bank branches, by the competent authorities.

Related credit institutions, foreign bank branches shall be requested to remove their violating individuals from the titles they are holding and apply other disciplinary measures on them in accordance with the related laws.

Section 6
VIOLATIONS AGAINST PROVISION OF CREDIT INFORMATION SERVICES

Article 18. Violations against regulations onthe eligibilities for provision of credit information services

1. The fines of VND 20,000,000 to 40,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Failure of maintaining any of the requirements for being granted with licenses for providing credit information services.

b) Establishment of improper agreements and commitments in providing credit information services as prescribed by related laws;

c) Failure of publicizing information as prescribed by related laws.

2. The fines of VND 40,000,000 to 60,000,000 shall be applied to the fraudulence, faking of written proofs on eligibility for being granted with licenses for providing credit information services included in the license application document.

3. The fines of VND 200,000,000 to 250,000,000 shall be applied to providing credit information services without eligibility licenses for providing credit information services granted by the State Bank of Vietnam.

3. The following consequence improvement measures shall be applied:

a) Submitting to the state fund the illegitimate benefits obtained from the violations defined in Clauses 2, 3 of this Article;

b) Revoking the licenses for providing credit information services by the competent authority in case of the violations defined in Clauses 2, 3 of this Article.

c) Maintaining the requirements for being granted with licenses for providing credit information services in case of violations defined in Point a, Clause 1 of this Article.

Article 19. Violations against regulations oncredit information collection and/or processing

1. The fines of VND 20,000,000 to 40,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Ultra vires collection of credit information as regulated by related laws;

b) Collecting credit information from the borrowers without prior agreement from them, unless as requested by the competent authorities.

c) Using negative information about borrowers to create credit information products against related laws;

d) Obstructing organizations’ and/or individuals’ legitimate credit information collection.

2. The fines of VND 40,000,000 to 80,000,000 shall be applied to intentional deviation of credit information content.

3. The fines of VND 80,000,000 to 100,000,000 shall be applied to illegitimate collection of the information which is within the Government’s confidentiality protection scope and/or included in the lists of confidential information.

4. The following additional penalty measures shall be applied:

a) Confiscating the instruments used to cause the violations as defined in Clause 3 of this Article;

b) Suspending provision of credit information services for 01 to 03 months in case of the violations defined in Clauses 2 and 3 of this Article.

5. The following consequence improvement measures shall be applied:

Immediately correcting the misinformation in case of the violations defined in Clause 2 of this Article.

Article 20. Violations against regulations oncredit information safety and/or storage

The fines of VND 20,000,000 to 40,000,000 shall be applied to any of the following violations:

1. Failure of issuing or carrying out the regulations and/or procedures on information technology security, safety related to provision of credit information services.

2. Failure of storing credit information of the borrowers for at least 05 years since the date the information is received by the related credit information service providers.

3. Failure of annually reviewing and evaluating the internal regulations on the appropriateness and compliance with the law provisions.

Article 21. Violations against regulations onproduct, service operation and/or use and credit information exchange and/or provision

1. The fines of VND 10,000,000 to 20,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Illegitimate share and duplication of credit information products with a third party as prescribed by related laws;

b) Failing to warn information users of the use principles and/or scope of the provided credit information products.

2. The fines of VND 20,000,000 to 40,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Amending credit information products to improperly provide them to a third party as prescribed by the related laws;

b) Sharing, exchanging credit information and providing credit information products without agreement with borrowers, against related laws;

c) Obstructing organizations’ and/or individuals’ legitimate credit information use.

d) Failing to publicly post the prices of credit information product services as prescribed in related laws.

3. The following additional penalty measures shall be applied: Revoking the provision of credit information services License (credit information service permit) for 01 to 03 months in case of the violations as prescribed in Clause 2 of this Article.

4. Consequence improvement measure shall be applied: Illegitimate benefits obtained from the violations defined in Point a of Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be submitted to the state fund.

Article 23. Violations against regulations on error correctionof borrowers’ credit information.

The fines of VND 10,000,000 to 15,000,000 shall be applied to any of the following violations:

1. Failure of reconciliation of a borrower’s complaints or notification of correction results in accordance with law provisions;

2. Failing to carry out or coordinate in carrying out a borrower’s request for error correction of credit information in accordance with law provisions.

 

Section 7
VIOLATIONS AGAINST FOREIGN EXCHANGE AND GOLD TRADING
ACTIVITIES

Article 23. Violations against regulations onforeign exchange activities

1. Warning shall be applied for any of the following violations:

a) Buying and selling foreign currencies between individuals, with the foreign currency purchased or sold of value at less than USD 1,000 (or other foreign currency of equivalent value);

b) Buying and selling foreign currencies at organizations not entitled to exchange foreign currencies, with the foreign currency purchased or sold of value at less than USD 1,000 (or other foreign currency of equivalent value);

c) Making payments for goods and services in foreign currencies of value at less than USD 1,000 (or other foreign currencies of equivalent value) against related laws.

2. The fines of VND 10,000,000 to 20,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Buying and selling foreign currencies between individuals, with the foreign currency purchased or sold of value from USD 1,000 to under USD 10,000 (or other foreign currencies of equivalent value); buying and selling foreign currencies between individuals, with the foreign currency purchased and sold of value at less than USD 1,000 (or other foreign currency of equivalent value) in case of repeated violations;

b) Buying and selling foreign currencies at organizations not entitled to exchange foreign currencies, with the foreign currency purchased or sold of value from USD $1,000 to under USD $10,000 (or other foreign currencies of equivalent value); Buying and selling foreign currencies at organizations not entitled to exchange foreign currencies, with the foreign currency purchased or sold of value at l USD 1,000 (or other foreign currency of equivalent value) in case of repeated violations;

c) Making payments for goods and services in foreign currencies of value at less than USD 1,000 (or other foreign currencies of equivalent value) against related laws in case of repeated violations; Making payments for goods and services in foreign currencies of value from USD 1,000 to under USD 10,000 (or other foreign currencies of equivalent value) against related laws.

3. The fines of VND 20,000,000 to 30,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Failing to publicly post the buying and selling rates of foreign exchange trading at the transaction location as regulated by the related laws;

b) Posting buying, selling exchange rates in unclear formats, with unclear details, causing misleading to the clients.

c) Failing to post and announce publicly exchange rates between Vietnam dong, foreign currencies and the conventional currenciesapplied to the companies running  prize-winning electronic games targeting foreigners and casino companies; posting and announcing publicly the exchange rates between the conventional currencies and Vietnamese dong, foreign currenciesapplied to the companies running  prize-winning electronic games targeting foreigners, casino companies against related laws;

d) Failing to comply with legal regulations on the registration and notification of the State Bank s branches in provinces and cities in case of changes related to foreign currency exchange agents;

dd) Failing to comply with legal regulations on notification and procedures for requesting the State Bank to approve amendment, supplementation and/or termination of contracts related to the provision of receipt and payment services in foreign currencies;

e) Failing to comply with legal regulations on procedures for requesting the State Bank to approve adjustment, amendment and supplementation of licenses for foreign currency receipt, payment and other foreign exchange transactions in case of name changes ofthe companies running  prize-winning electronic games targeting foreigners, casino companies, organizations opening overseas foreign currency accounts;

g) Failing to comply with legal regulations on administrative procedures for: accepting foreign currency transfer abroad before investing; registration and change of registration for foreign loans, international bond issues; registration and change of registration for offshore loans, collection of guarantee debt for non-residents; registration and change of registration for foreign exchange transactions related to offshore investment activities; registration of bonus share program issued in foreign countries; registration of proprietary trading limit; registration of temporary proprietary trading limit; registration of trusteeship limits; registration of temporary trusteeship limits and other administrative procedures related to other capital transactions; administrative procedures for outward portfolio investments;

h) Buying and selling foreign currencies between individuals, with the foreign currency of value from USD 10,000 to under USD 100,000 (or other foreign currencies of equivalent value);

i)Buying and selling foreign currencies at organizations not entitled to exchange foreign currencies, with the foreign currency purchased or sold of value fromUSD 10,000 to under USD 100,000 (or other foreign currencies of equivalent value);

k)Making payments for goods and services in foreign currencies of valuefrom USD 10,000 to under USD 100,000 (or other foreign currencies of equivalent value) against related laws;

l) Buying and selling foreign currencies at variance with the exchange rates prescribed by the State Bank, except for the cases prescribed at Points d and m, Clause 4 of this Article; collecting foreign currency transaction fees against related laws.

4. The fines of VND 30,000,000 to 50,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Entering into a foreign exchange agent contract with an ineligible organization for such operation; failing to give guidance, inspect the related foreign exchange agent as prescribed by related laws;

b) Failing to fulfill the responsibilities of a foreign exchange agent as required by related legal regulations; acting as a foreign exchange agent for more than two credit institutions;

c) Making payments for negotiable instruments in a foreign currency against the regulations on foreign exchange activities defined in Article 9 of the Law on Negotiable Instruments and related legal regulations;

d) Failing to adhere to the legal regulations on VND account open and/or close to conduct any of activities related to: foreign investment into Vietnam; Vietnam’s investment into other countries; foreign loaning and/or foreign loan payment; international loaning and/or recovering foreign loans, international securities issuance related to organizations acting as residents; securities issuance in Vietnam related to organizations acting as non-residents and other capital transactions and other capital transactions;

dd) Exchange rates, commission and/or brokerage amounts in cash and/or in kind and any forms of promotion related to foreign currency trading that leads to increased exchange rates as compared to exchange rate limit prescribed by the related laws;

e) Acting as foreign currency payment agent for at least two economic organizations at the same time against related laws;

g) Capital withdrawal, payment of foreign loans; disbursement, recovery of international loans made from Vietnam; liability recovery with regard to non-residents; remittances related to foreign investment into Vietnam, Vietnam’s investment into other countries against the related laws;

h) Remitting, taking foreign currency, Vietnam dongout of and/or into Vietnam against the related legal regulations, except for customs-related administrative violations.

i) Authorizing or re-authorizing economic organizations or credit institutions to act as foreign currency payment agentsagainst the related laws;

k) Failing to comply with legal regulations on opening, closing and using of foreign currency specialized accounts in the provision of foreign currency receipt and payment services;

l) Failing to perform properly the responsibilities of credit institutions, economic organizations acting as foreign currency payment agents, economic organizations directly receiving and paying foreign currencies in updating accounting books and keeping vouchers in compliance with law provisions:

m) Failing to comply with legal regulations on collection and application of payment exchange rates in the provision of foreign currency receipt and payment services;

n)Transactions, quotations, valuation, pricing indicated in contracts, agreements, postings, goods price advertisements, services, land use rightsand other similar forms (including conversion or adjustment of the prices of goods and services, the value of contracts or agreements)in a foreign currencywhich fail to conform to the related laws;

o) Failing to comply with the contents prescribed in the license for setting up personal foreign exchange desk.

5. The fines of VND 80,000,000 to 100,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Opening, closing, using foreign currency accounts opened overseas against the related legal regulations;

b) Providing payment, remittance services related to foreign loans, loaning amounts, foreign loan recovery, sponsorship with regard to non-residents, foreign investment into Vietnam, Vietnam’s investment into other countries and other capital transactions against the related legal regulations;

c) Carrying out foreign exchanges pertaining to the conventional currencies at improper exchange rates as prescribed by related legal regulations applied to the companies running prize-winning electronic games targeting foreigners, casino companies.

d) Failing to comply with legal regulations on opening, closing, and using foreign currency specialized accountsapplied to the companies running prize-winning electronic games targeting foreigners, casino companies;

dd) Failing to remit the amount of foreign currency cash in excess of the fund balance into a specialized foreign currency account opened at an authorized bank in case of foreign currency revenue in cash ofcompanies running  prize-winning electronic games targeting foreigners, casino companiesin excess of the fund balance as prescribed in related laws;

e) Buying and selling foreign currencies between individuals, with the foreign currency purchased or sold of value at more than USD 100,000 (or other foreign currencies of equivalent value);

g)Buying and selling foreign currencies at organizations not entitled to exchange foreign currencies, with the foreign currency purchased or sold of valueat more than USD 100,000 (or other foreign currencies of equivalent value);

h)Making payments for goods and services in foreign currencies of valueat more than USD 100,000 (or other foreign currencies of equivalent value) against related laws.

6. The fines of VND 100,000,000 to 150,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Improper credit loaning or local loan payment in a foreign currency against the related legal regulations, unless otherwise regulated in Article 14 herein.

b) Failing to sell collected foreign currencies to the credit institutions as prescribed by related laws, unless otherwise regulated in Point b of Clause 5 of this Article.

7. The fines of VND 150,000,000 to 200,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Failing to adhere to the legal regulations on foreign loan borrowing and/or payment; loaning, foreign loan recovery; sponsorship with regard to non-residents and other capital transactions, except for the violations defined in Point g of Clause 3, Points d and g of Clause 4 and Point b of Clause 5 of this Article;

b) Carrying out improper foreign exchange transactions among credit institutions and between credit institutions and their clients as prescribed by the State Bank, unless otherwise regulated at Point a, Clause 8 of this Article;

c) Failing to comply with foreign currency status as prescribed in related laws.

8. The fines of VND 200,000,000 to 250,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Trading, providing derivatives related to exchange rates, foreign currencies against the related laws;

b) Exporting, importing cash foreign currencies against to the related laws.

c) Foreign exchange activities conducted without a license granted by the competent authority or with an expired or suspended license, or that fails to operate in accordance with the license, unless otherwise regulated at Points d, o of Clause 4, Points a, d of Clause 5 of this Article.

9. The following additional penalty measures shall be applied:

a) Confiscating the loans obtained from the violations prescribed in Clause 2, Points h, i and k of Clause 3, Point h of Clause 4, Points e, g and h of Clause 5, Point b of Clause 6 of this Article;

b) Revoking foreign currency exchange agent registration certificates for 01 to 03 months in case of violation prescribed at Point b, Clause 4 of this Article;

c) Revoking licenses for foreign currency collection and payment and other foreign exchange transactionsapplied to the companies running prized electronic games targeting foreigners and casino companiesfor 03 to 06 months in case of violations prescribed at Points d and dd, Clause 4 of this Article (for contents not subject to adjustment of licenses);

d) Revoking licenses for setting up personal foreign exchange desks for 01 to 06 months in case of violations prescribed at Point o, Clause 4 of this Article;

d) Suspending foreign exchange activities for 03 to 06 months of credit institutions and foreign bank branches committing violations prescribed at Point c, Clause 8 of this Article.

10. The following consequence improvement measures shall be applied:

Foreign exchange agent Licenses and/or official written approvals on the open and use of foreign currency bank account at foreign banks shall be revoked by the competent authorities in case of relapse of the violations defined in Point b of Clause 4 and Point a of Clause 5 of this Article.

Article 24. Violations against regulations ongold trading

1. Warning shall be applied to any of the following violations:

a) Non-license trading of gold bullions by credit institutions or companies;

b) Using gold as a payment instrument;

2. The fines of VND 10,000,000 to 20,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Non-license trading of gold bullions by credit institutions or companies in case of relapse or repeated violations;

b) Using gold as a payment instrument in case of relapse or repeated violations.

3. The fines of VND 30,000,000 to 50,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Failing to publicize the buying, selling prices of gold bullions at the transaction locations;

c) Responsibility-related violations committed by a credit institution, company running gold bullion trading in case of changes on network of branches, business location as regulated by related laws;

4. The fines of VND 80,000,000 to 100,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Trading gold against the related legal regulations, unless otherwise regulated in Point a of Clause 8 of this Article;

b) Taking along gold when entering, exiting Vietnam against the related legal regulations, except for customs-related administrative violations;

5. The fines of VND 140,000,000 to 180,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Trading gold bullions through authorized agents;

b) Failing to adhere to the related laws on gold status;

c) Export, importing gold jewelries and/or handicrafts; raw material gold in the forms of powder, solution, scraps, solubilized compound and gold jewelry semi-products against the business registration certificate or company License;

dd) Using illegitimate gold bullions as prescribed in the related laws.

6. The fines of VND 200,000,000 to 250,000,000 shall be applied to making improper use of imported raw material gold as prescribed in the related import permit for producing gold jewelries and/or handicrafts.

7. The fines of VND 250,000,000 to 300,000,000 shall be applied to the production of gold bullions against the related laws.

7. The fines of VND 300,000,000 to 400,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Trading gold bullions without related trading license;

b) Exporting or importing raw material gold without permit issued by the competent authorities as required by the related laws;

c) Other gold trading activities without permits from the competent authorities as required by the related laws.

9. The following additional penalty forms shall be applied:

a) Confiscating the gold obtained from the violations defined in Point a, c of Clause 8 of this Article;

b) The license for gold bullion trading shall be suspended for 6 to 9 months in case of the first offense of the violations prescribed in Point a of Clause 5 of this Article.

9. The following consequence improvement measures shall be applied:

Gold bullion trading Licenses shall be revoked by the competent authorities in case of relapse of the violations defined in Point a of Clause 5 of this Article;

Section 8
VIOLATIONS AGAINST CURRENCY AND FUND MANAGEMENT AND/OR PAYMENT

Article 25. Violations against regulations oninter-banking activities

1. The fines of VND 10,000,000 to 20,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Failing to adhere to the regulations on arrangement for clearing, clearing, inter-bank payment;

b) Failing to return the erroneous payment documents within the working day, excluding force majeure;

c) Delayed payment remittance to the receiver’s bank account later than the regulated time;

d) Delayed dispatch of deposit documents as per related regulation.

2. The fines of VND 20,000,000 to 40,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Failing to return immediately the Credit Transfer Orders legitimately rejected; rejecting the Debit Transfer Orders legitimately authorized;

b) Assigning an unauthorized person to initiate, send transactions through the clearing system, inter-bank payment system.

3. The fines of VND 100,000,000 to 150,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Hindering the operation of clearing and/or inter-bank payment systems;

b) Disclosing, whether unintentionally or intentionally, the information not entitled for disclosure related to inter-bank payment system.

Article 27. Violations against regulations onpayment activities

1.The fines of VND 3,000,000 to 5,000,000 shall be applied to improper corrections, erasures found in the payment instruments, payment proofs but not to the extent of being prosecuted for penal liability.

2. The fines of VND 20,000,000 to 30,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Failing to response to the clients’ requests for checking and review, complaints as prescribed by the related laws.

b) Providing unreliable information when involving in the payment services.

3. The fines of VND 10,000,000 to 15,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a)Failing to comply to the related laws in terms of payment time, remittance time, except for payments between credit institutions and the State Bank;

b) Violations against the regulations on notification and posting of payment service fees and card service fees.

4. The fines of VND 20,000,000 to 30,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Providing unreliable information during the provision of payment services.

b) Signing the payment orders ultra vires or using e-signatures of other people;

c) Opening, using and authorizing the use of the payment accounts improperly as prescribed by the related laws when involving in the payment services;

5. The fines of VND 40,000,000 to 50,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Leasing and/or lending from 01 to less than 10 payment accounts;

b) Forging proofs when involving in the payment services but not to the extent of being prosecuted for penal liability.

6. The fines of VND 60,000,000 to 100,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Improper account opening for clients, improper use of the payment accounts as prescribed by the related laws during the provision of payment services;

b) Leasing and/or lending more than 10 payment accounts;

c) Forging payment instruments, keeping, transferring and/or using fake payment instructions but not to the extent of being prosecuted for penal liability;

d) Issuing, providing and/or using illegitimate payment instruments but not to the extent of being prosecuted for penal liability.

7. The fines of VND 100,000,000 to 150,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Accessing or effortfully accessing and/or stealing data, sabotaging and/or illegitimately changing the software applications, electronic database used for payment; taking advantage of an error of a computer network system for profiteering;

b) Opening or maintaining anonymous and/or impersonate payment accounts.

c) Using payment accounts to conduct transactions for fraudulent purposes.

8. The fines of VND 150,000,000 to 200,000,000 shall be applied to violations against the regulations on payment in cash.

9. The following additional penalty forms shall be applied:

Confiscating the exhibits, instruments serving the violations defined in Clause 1, Point b of Clause 5, Points c, d of Clause 6 of this Article.

10. The following consequence improvement measures shall be applied:

a) Submitting to the state fund the illegitimate benefits obtained from the violations defined in Clauses 1, 4, 5, 6, 7 and 8 of this Article.

b) Restricting the expansion of business operation scope, scale and area when violations have not been completely rectified in case of violations as defined in Points a, c, d of Clause 6 and Article 8 of this Article;

Article 27. Violations against regulations on payment intermediate services

1. The fines of VND 5,000,000 to 10,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a)Providing unreliable information duringthe use and provision of intermediate payment services;

b) Failing to response to the clients’ requests for checking and review, complaints as prescribed by the related laws.

c) Violations against the regulations on instruments for the State Bank to supervise the provision of electronic wallet services.

2. The fines of VND 15,000,000 to 20,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Violation against the regulations on payment guarantee account;

b) Providing credit to clients using electronic wallets, paying interest on electronic wallet balance or any acts that may increase the monetary value on electronic wallets compared to the value of money deposited by clients in electronic wallets;

c) Violations against the regulations on depositing money in and withdrawing money from electronic wallets;

d) Failing to perform the responsibility to require a client to open a payment account at a bank before using electronic wallet services.

3. The fines of VND 20,000,000 to 30,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Improperly providing, disclosing the information related to the deposits at the intermediate payment servicing organizations as prescribed by laws;

b) Renting, leasing, borrowing, lending electronic wallets or trading information related to from 01 to less than 10 electronic wallets.

4. The fines of VND 40,000,000 to 50,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Forging certificates of eligibility for providing payment intermediate services in the application for licensing but not to the extent of being prosecuted for penal liability;

b) Forging, erasing or modifying the contents of the licenses but not to the extent of being prosecuted for penal liability; transfer, lease, or loan of the license to provide intermediate payment services; entrust and assign agents to other organizations and individuals to conduct activities permitted under the operation license of providing intermediate payment services;

c) Operating against the contents prescribed in the intermediate payment service licenses;

d) Renting, leasing, borrowing, lending electronic wallets or trading information related to more than 10 electronic wallets.

dd) Forging proofs during the provision of intermediate payment services but not to the extent of being prosecuted for penal liability.

5. The fines of VND 150,000,000 to 250,000,000 shall be applied to non-licensing provision of intermediate payment services.

6.The following additional penalty forms shall be applied:

Confiscating the exhibits, instruments serving the violations defined in Points b and dd of Clause 4 of this Article.

7.The following consequence improvement measures shall be applied:

a) Submitting to the state fund the illegitimate benefits obtained from the violations defined in Clause 2, Point b of Clause 3, Clauses 4 and 5 of this Article.

b) Revoking the licenses for providing credit information services by the competent authority in case of the violations defined in Points a, b, c of Clause 4 of this Article.

Article 28. Violations against regulations onbank card activities

1. Warning shall be applied to any of the following violations:

a) Failure of inspecting, maintenance of automated teller machines.

b) Failing to update amended information on the erection, location change, servicing time, operation termination of an automated teller machines on the monitoring system or official website of the payment servicing organizations;

2. The fines of VND 10,000,000 to 15,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Failing to report the information on the erection, location change, operation termination of an automated teller machines as prescribed by laws;

b) Failing to ensure adequate servicing hours of an automated teller machines as prescribed by laws;

c) Failing to maintain the operation of the custom support department for the clients to contact at any time;

d) Failing to supervise the remaining cash in an automated teller machines, or fill the machine with cash to meet the withdrawal demands of the clients as demanded in related regulations; failing to meet the limit requirements for a single withdrawal at an automatic teller machine as prescribed by laws;

dd) Failing to meet the technical requirements on software and transmission applied to automated teller machines as prescribed by the related laws.

3. The fines of VND 15,000,000 to 20,000,000 shall be applied to the failure to meet the requirements on transaction log of automatic teller machines as prescribed by laws.

4. The fines of VND 20,000,000 - 30,000,000 shall be applied to the failure of assuring safety, confidentiality for the operation of an automated teller machine.

5. The fines of VND 30,000,000 to 50,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Violations related to payment card currency;

b) Discriminative pricing for automated teller machine card payments, collection of additional fees in payment transactions carried out by automated teller machine card owners.

c) Renting, leasing, buying, selling automated teller machine cards or automated teller machine card information, opening for other people (except for anonymous prepaid cards) from 01 to less than 10 cards.

6. The fines of VND 50,000,000 to 100,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Renting, leasing, buying, selling automated teller machine cards or automated teller machine card information, opening for other people (except for anonymous prepaid credit cards) more than 10 cards not to the extent of being prosecuted for penal liability.

b) Hacking, collusively hacking automated teller machine card information of more than 10 cards

c) Improperly issuing, making payments with automated teller machine cards against the related laws;

d) Failing to refuse to make payments with automated teller machine cards for conducting legally prohibited transactions or with the cards which have been reported lost, expired or locked by the cardholders.

7. The fines of VND 100,000,000 to 150,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Usingautomated teller machine cardsto conduct transactions for fraudulent purposes;

b) Clearingautomated teller machinecard transactions against the related laws;

c) Transferring devices that accept cards and QR Codes to other users; accepting card payments without a card payment contract; unauthorizedly using devices that accept cards, QR Codes;

d) Implementing, organizing or facilitating other people to conduct fraudulent and forged card transactions; non-card payment transactions (without purchase of goods and provision of services).

8. The following additional penalty forms shall be applied:

Confiscating the exhibits, instruments serving the violations defined in Point c of Clause 5, Point a of Clause 6, Points a, c, d of Clause 7 of this Article.

9. The following consequence improvement measures shall be applied:

a) Submitting to the state fund the illegitimate benefits obtained from the violations defined in Points c, dd of Clause 5, Points a, b of Clause 6 and Clause 7 of this Article;

b) Prohibiting the signing of any automated teller machine card payment contract with other automated teller machine card organizations when violations have not been completely rectified in case of the violations defined in Point b of Clause 5 of this Article.

Article 29. Violations against regulations onnegotiable instruments

1. The fines of VND 15,000,000 to 20,000,000 shall be applied to the act of ultra vires signing negotiable instruments.

2. The fines of VND 20,000,000 to 30,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Failing to adhere to the regulations on the duties of the bill-of-exchange acceptors as defined in Article 2 of the Law on Negotiable Instruments.

a) Improperly collecting payment through collectors as prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of Article 39 of the Law on Negotiable Instruments.

3. The fines of VND 30,000,000 to 50,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Assigning a negotiable instrument when such instrument has known to be expired or rejected, rejected for payment or reported to be lost as defined in Clause 4 of Article 15 of the Law on Negotiable Instruments;

b) Drawing a cheque in the state of insolvency.

4. The fines of VND 60,000,000 to 120,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Forging signature on a negotiable instrument;

b) Failing to adhere to the regulations on printing, receiving and delivering, managing blank cheques as defined in Clauses 2 and 3 of Article 64 of the Law on negotiable instruments.

5. The following additional penalty forms shall be applied:

Confiscating the exhibits, instruments serving the violations defined in Clause 4 of this Article.

6. The following consequence improvement measures shall be applied:

Illegitimate benefits obtained from the violations defined in Point b of Clause 5 and Clause 4 of this Article shall be submitted to the state fund.

Article 30. Violations against regulations oncurrency and fund management

1. Warning shall be applied to any of the following violations:

a) Failing to publicize the regulation on exchange of ineligible monetary notes issued by the State Bank at the business location;

b) The loss of template monetary notes caused by related receiving entities; failing to issue template monetary notes to the entitled entities; failing to retrieve template monetary notes after the notice on circulation suspension of such notes is issued or as requested.

c) Failing to open or fully record all types of books related to treasury safety activities as prescribed by laws.

2. The fines of VND 5,000,000 to 10,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Refusing to exchange ineligible monetary notes for the clients in demand;

b) Failing to adhere to the regulations on classification, packaging, forwarding precious metals and/or stones; packaging, sealing, forwarding, retaining, transporting, stocktaking cash, valuable assets, valued papers, unless otherwise regulated in Point a of Clause 3 and Points b, c, d and dd of Clause 5 of this Article.

3. The fines of VND 10,000,000 to 15,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Failing to issue and post the regulations on accessing a money vault, cash counter; internal and external cash transaction procedure applied to the clients;

b) Failing to plan for money vault guarding and/or protection;

c) Failing to issue fire prevention and fighting regulations, plans for a money vault;

d) Failing to select, classify the monetary notes ineligible for circulation.

4. The fines of VND 15,000,000 to 20,000,000 shall be applied to the failure of installing the safety protection, fire prevention and fighting equipment at a money vault as prescribed by the related laws.

5. The fines of VND 20,000,000 to 40,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Carrying out currency exchange against the related laws;

b) Failing to ensure good protection of cash, valuable assets, valued paper during noon break as prescribed by related laws;

c) Improper management and protection of the key of a money vault, storage compartment, safe, money deposit box in the specialized vehicle against the related legal regulations;

d) Transporting cash, valuable assets, valued papers with unspecialized vehicle without written procedure issued by the competent authorities regarding the transportation, protection, safety measures of the said assets;

dd) Failing to issue written regulations on the requirements, receiving and delivery procedure of the clients’ assets, responsibilities of the related departments regarding asset protection while they perform asset management and/or protection services, safe lease and other fund-related services.

6. The fines of VND 40,000,000 to 80,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Improperly managing a money vault in terms of technical structure and standards as regulated by the related laws;

b) Improperly managing the door of a money vault as per regulated technical requirements defined in the related laws.

Article 31. Violations against regulations onthe protection ofVietnam’s monetary notes

1. Warning shall be applied to any of the following violations:

a) Failing to give timely notification to the competent authorities of new counterfeit monetary notes;

b) Failing to give timely notification to the competent authorities of the storage, circulation and/or transportation of presumably counterfeit monetary notes;

c) Appointing untrained staff on the skills of detecting counterfeit monetary notes to handle the tasks of a cashier, treasurer or monetary transaction operator.

d) Failing to hand over counterfeit money as prescribed by laws.

2. The fines of VND 5,000,000 to 10,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Discovering counterfeit monetary notes but failing to collect and suspend them;

b) Discovering presumably counterfeit monetary notes but failing to detain them;

c) Failing to minute or collect and detain counterfeit monetary notes, without stamping, punching as regulated by the State Bank regarding disciplinary measures on the fake notes, presumably fake notes collected or detained.

3. The fines of VND 10,000,000 to 15,000,000 shall be applied to the acts of illegitimately sabotaging and/or ruining Vietnam’s monetary notes.

4. The fine of VND 40,000,000 to 80,000,000 shall be applied to illegitimate copy, printing, use of the layout of, pictures, patterns, either partially or wholly, on Vietnam’s monetary notes against the related legal regulations.

5. The following additional penalty forms shall be applied:

Confiscating the exhibits and/or instruments serving the violations defined in Clause 2, 3, and 4 of this Article and handing them to the competent authorities for disciplinary measures.

6. The following consequence improvement measures shall be applied:

a) Stamping, punching the counterfeit monetary notes in accordance with the regulations issued by the State Bank on counterfeit and/or alleged counterfeit monetary notes in case of the violation defined in Point c of Clause 2 of this Article.

b) Destroying all exhibits, instruments serving the violations as defined in Clause 4 of this Article;

c) Submitting to the state fund illegitimate benefits obtained from the violations defined in Clause 4 of this Article.

Section 9
VIOLATIONS AGAINST FIXED ASSET PURCHASE, INVESTMENT AND REAL ESTATE TRADING
OF CREDIT ORGANIZATIONS AND FOREIGN BANK BRANCHES

Article 32. Violations against regulations onfixed asset purchase and/or investment

1. The fines of VND 100,000,000 to 150,000,000 shall be applied to violations on the purchase and/or investment into fixed assets for direct business use which cost over 50% of the registered capital and provisional fund for such registered capital in case of credit institutions, or over 50% of allocated fund and provisional fund for the said allocated fund in case of foreign bank branches.

2. The following consequence improvement measures shall be applied:

a) Maintaining the value percentage of the fixed assets for direct business use against the registered capital and/or allocated fund and provisional funds for the mentioned registered capital and/or allocated fund for 6 months maximum since the effective date of the related administrative penalty decisions, in accordance with the regulation defined in Article 140 of the Law on Credit Institutions in case of the violation defined in Clause 1 of this Article;

b) Submitting to the state fund the illegitimate benefits obtained from the violations defined in Clause 1 of this Article;

Article 33. Violations against regulations onreal estate trading

1. The fines of VND 200,000,000 to 250,000,000 shall be applied to real estate trading activities, unless otherwise regulated in Clauses 1, 2 and 3 of Article 132 of the Law on Credit Institutions.

2. The following consequence improvement measures shall be applied:

Illegitimate benefits obtained from the violations defined in Clause 1 of this Article shall be submitted to the state fund.

Section 10
VIOLATIONS AGAINST OPERATION SAFETY
OF CREDIT ORGANIZATIONS AND FOREIGN BANK BRANCHES

Article 34. Violations against regulations onreserve requirements, purchase of compulsory State Bank bills

1. Warning shall be applied to any of the following violations:

a) Failing to ensure adequate reserve requirements as required by the related laws.

b) Failing to comply with the regulations on purchase of compulsory State Bank bills.

2. The fines of VND 10,000,000 to 20,000,000 shall be applied to the failure toensure adequate reserve requirementsas prescribed by laws in case of relapse or repeated violations.

3. The following consequence improvement measures shall be applied:

Violating individuals and/or those responsible for the violations defined in Clause 2 of this Article shall be considered for suspension of and/or suspended for 01 to 03 months or removed from the administration, managerial, inspection titles they are holding; be prevented from holding such titles at credit institutions, foreign bank branches, by the competent authorities.

Related credit institutions, foreign bank branches shall be requested to remove their violating individuals from the titles they are holding and apply other disciplinary measures on them in accordance with the related laws.

Article 35. Violations against regulations onprudential ratios

1. The fines of VND 200,000,000 to 220,000,000 shall be applied to the violations against the laws related to any of the following prudential ratios:

a) Highest percentage of the short-term capital for medium and long-term loans;

b) Lending outstanding debt ratio against total deposit;

c) Ratio of medium, long-term deposits against total outstanding debt for medium, long-term loans.

2. The fines of VND 250,000,000 to 300,000,000 shall be applied to the violations against legal regulations on solvency ratios.

3. The fines of VND 400,000,000 to 450,000,000 shall be applied to the violations related to minimum capital adequacy ratios as regulated by the related laws.

4. The following consequence improvement measures shall be applied:

a) Adhering to the regulated prudential ratios within 6 months maximum since the effective date of the related administrative penalty decision issued against the violation defined in Clauses 1,2 and 3 of this Article;

b) Restricting the expansion of business operation scope, scale and area and additional business line supplementation during the period violations have not been rectified in case of the violations defined in Clauses 1,2 and 3 of this Article;

c) Violating individuals and/or those responsible for the violations defined in Clauses 2 and 3 of this Article shall be considered for suspension of and/or suspended for 01 to 03 months or removed from the administration, managerial, inspection titles they are holding; be prevented from holding such titles at credit institutions, foreign bank branches, by the competent authorities.

Related credit institutions, foreign bank branches shall be requested to remove their violating individuals from the titles they are holding and apply other disciplinary measures on them in accordance with the related laws.

Article 36. Violations against regulations onthe classification of assets, off-balance sheet commitments, provisioning and use of provisions for risk control

1. The fines of VND 150,000,000 to 200,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Improper classification of the assets, off-balance sheet commitments against the related laws;

b) Establishing improper provisions against the related laws, except for the provisions established against the related laws due to the violation prescribed in Point a, Clause 1 of this Article;

c) Making improper use of the provisions against the related laws;

d) Failing to set forth comprehensive and/or hardline debt recovery measures for the debts backed by provisions for risk control.

2. The following consequence improvement measures shall be applied:

a) Classifying the assets, provisions; refunding improperly used amounts of provisions, the debt backed by on-balance provisions for risk control as prescribed by the related laws within 01 month maximum since the effective day of the related administrative penalty decisions imposed on the violations defined in Clause 01 of this Article;

b) Violating individuals and/or those responsible for the violations defined in Clause 01 of this Article shall be considered for suspension of and/or suspended for 01 to 03 months or removed from the administration, managerial, inspection titles they are holding; be prevented from holding such titles at credit institutions, foreign bank branches, by the competent authorities.

Related credit institutions, foreign bank branches shall be requested to remove their violating individuals from the titles they are holding and apply other disciplinary measures on them in accordance with the related laws.

Article 37. Violations against regulations onfund establishment and use of funds

1. The fines of VND 20,000,000 to 40,000,000 shall be applied to improper establishment or use of funds against the related legal regulations.

2. The following consequence improvement measures shall be applied:

Setting up regulated funds required by the related laws within 15 days since the effective day of the related administrative penalty decision imposed on the violated defined in Clause 01 of this Article.

Section 11
VIOLATION RELATED TO DEPOSIT INSURANCE

Article 38. Violations against regulations ondeposit insurance

1. Warning shall be applied to any of the following violations:

a) Failing to publicize copies of the deposit insurance certificates at the locations of deposit transactions;

b) Inadequate or untimely payment of the deposit premiums as prescribed by the related laws.

c) Violating the time limit for submitting the application for deposit insurance participation certificate as prescribed in Clause 1, Article 14 of the Law on Deposit Insurance.

2. The fines of VND 30,000,000 to 40,000,000 shall be applied to the failure of deposit premiums as prescribe by the related laws.

3. The fines of VND 40,000,000 to 60,000,000 shall be applied to payment of deposit insurance to the related depositor against the schedule as prescribed in Article 23 of the Law on deposit insurance.

4. The fines of VND 60,000,000 to 80,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Insuring the un-insured deposits as regulated in Article 19 of the Law on deposit insurance;

b) Cheating, counterfeiting documents, materials, papers related to deposit insurance.

5. The fines of VND 60,000,000 to 80,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Failing to pay or make inadequate payment of the policy proceeds;

b) Hindering, causing difficulties and/or damages to legitimate entitlements and interests of deposit insurance organizations, the deposit insurance policyholders who are organizations, the deposit insured, and the companies and/or organizations related to deposit insurance;

c) Abusing titles, entitlements to commit legal violations on deposit insurance.

6. The following consequence improvement measures shall be applied:

a) Immediately publicizing copies of the deposit insurance certificates in case of the violations defined in Point a of Clause 1 of this Article;

b) Immediately paying the unpaid balance premium in case of the violations defined in Point b of Clause 01 of this Article and paying the fine for delayed payment of 0.05% of the delayed amount as regulated in Clause 01 of Article 21 of the Law on deposit insurance;

c) Immediately refunding the collected premiums and/or instantly withdrawing the paid policy proceeds in case of the violations defined in Point a of Clause 4 of this Article;

d) Violating individuals and/or those responsible for the violations defined in Point b of Clause 4 and Points a and c of Clause 5 of this Article shall be considered for suspension of and/or suspended for 01 to 03 months or removed from the administration, managerial, inspection titles they are holding; be prevented from holding such titles at credit institutions, foreign bank branches, by the competent authorities.

Related credit institutions, foreign bank branches shall be requested to remove their violating individuals from the titles they are holding and apply other disciplinary measures on them in accordance with the related laws.

Section 12
VIOLATIONS RELATED MONEY LAUNDERING AND TERRORISM PREVENTION AND FIGHTING

Article 39. Violations against regulations on client information identification and updating

1. The fines of VND 20,000,000 to 30,000,000 shall be applied to the failure of updating the client identity information as prescribed in Articles 8 and 10 of the Law on Prevention of Money Laundry andthe Law on Anti-terrorism.

1. The fines of VND 20,000,000 to 30,000,000 shall be applied to the failure to ensure the confidentiality of information, reports and documents as prescribed in Article 29 of the Law on Prevention of Money Laundry andthe Law on Anti-terrorism.

Article 40. Violations against regulationson internal regulations on prevention of money laundering

The fines of VND 60,000,000 to 100,000,000 shall be applied to the following violations:

a) Failing of issuing the risk management procedures for new-technology-based transactions as prescribed in Article 15 of the Law on Prevention of Money Laundry.

2. Failing of developing regulations on classification of clients by risks as prescribed in Clause 1, Article 12 of theLaw on Prevention of Money Laundry.

3. Failing of issuing internal regulations or issuing internal regulations which lack one or some contents as prescribed in Article 20 of theLaw on Prevention of Money Laundry.

Article 41. Violations against regulations on the classification of clients by risks

1. The fines of VND 30,000,000 to 50,000,000 shall be applied to the failure of applying the measures on client identification, intensive evaluation as prescribed in Clauses 2, 3 and 4 of Article 12 of the Law on Prevention of Money Laundry and Article 34 of the Law on Anti-terrorism.

2. The fines of VND 50,000,000 to 100,000,000 shall be applied to the failure of setting forth client identification regulations, classifying clients by money laundering and terrorist risk levels as prescribed by the related laws.

Article 42. Violations against regulations on the identification of foreign clients who are politics influencers

The fines of VND 100,000,000 to 150,000,000 shall be applied to the omission of risk management systems to identify the foreign clients who are politics influencers as prescribed in Clauses 2 and 3 of Article 13 of the Law on money laundering prevention and combat.

Article 43. Violations against regulations on internal audit for prevention of money laundering, client review, transactions and relations with agent banks

1. The fines of VND 20,000,000 to 40,000,000 shall be applied to the failure of reviewing the clients and related parties named in blacklists before establishing relationships with them or providing banking services to them.

2. The fines of VND 40,000,000 to 80,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Failing to adhere to the measures defined in Article 14 of the Law on money laundering prevention and combat before entering into the relationship as an agent bank of a foreign bank counterpart;

b) Failing to report to the competent authorities of the involvement with clients and related parties named in the blacklists as prescribed by the related laws.

c) Failing to conduct internal audit for prevention of money laundering as prescribed by laws.

Article 44. Violations against regulations on the regulation on reporting the high-valued transactions, questionable transactions, e-remittance transactions, money laundering for terrorism financing

1. The fines of VND 20,000,000 to 30,000,000 shall be applied to the failure of submitting timely reports as required in Article 23 of the Law on Prevention of Money Laundry.

2. The fines of VND 30,000,000 to 50,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Failing to report high-valued transactions;

b) Failing to report questionable transactions;

c) Failing to report e-remittance transactions.

3. The fines of VND 80,000,000 to 100,000,000 shall be applied to the failure of reporting money laundering acts for terrorism financing as required in Article 30 of the Law on Prevention of Money Laundry.

4. The fines of VND 150,000,000 to 200,000,000 shall be applied to the failure of placing special supervision on irregularly high-valued or complicated transactions; involving in the transactions with organizations and/or individuals located in the countries, territories named in the anti-money-laundering or warning lists informed by the Financial Action Task Force as prescribed in Article 16 of the Law on Prevention of Money Laundry.

Article 45. Violation against regulations on bank account transaction delay, account freezing; asset freezing and detention

1. The fines of VND 40,000,000 to 80,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Failing to report on the delay of transactions with the blacklisted parties or the transactions alleged to be related to the violations defined in Clause 3 of Article 33 of the Law on Prevention of Money Laundry;

b) Failing to report the acts of asset freezing and/or detention as a result of the issuance of related decision from the competent authorities as prescribed in Article 34 of the Law on Prevention of Money Laundry.

c) Failing to report without delay upon the suspension of circulation and freezing of all money and properties related to terrorist financing.

2. The fines of VND 100,000,000 to 150,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Failing to delay the transactions related to the parties named in the blacklists or those alleged to be related to the violations defined in Clause 1 of Article 33 of the Law on Prevention of Money Laundry;

b) Failing to freeze the bank accounts and/or freeze or detain the assets which are so decided by the competent authorities as prescribed in Article 34 of the Law on Prevention of Money Laundry.

c) Failing to suspend the circulation and freeze all money and properties related to terrorist financing without delay.

Article 46. Violations against regulations on prohibited acts related to money laundering prevention and/or combat

1. The fines of VND 30,000,000 to 60,000,000 shall be applied to the acts of hindering the provision of information to support money laundering prevention and combat tasks.

2. The fines of VND 100,000,000 to 150,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Opening or sustaining anonymous bank accounts or the accounts with false names;

b) Providing illegitimate monetary services related to cash, cheques, other monetary instruments or valuable monetary retention instruments and payment to the beneficiaries at different locations.

3. The fines of VND 200,000,000 to 250,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Arranging or facilitating money laundering;

b) Establishing and maintaining business relationship with a bank located in a country or territory where one’s business is not actually situated, and such business is not under the control and/or supervision of the related competent authorities.

c) Failing to denounce acts of terrorist financing;

d) Abusing the suspension of circulation, freezing, sealing, temporary seizure and handling of money and property related to terrorist financing to infringe upon the interests of the State, legitimate rights and interests of agencies , organizations and individuals.

4. The following consequence improvement measures shall be applied:

a) Violating individuals and/or those responsible for the violations defined in Clauses 2 and 3 of this Article shall be considered for suspension of and/or suspended for 01 to 03 months or removed from the administration, managerial, inspection titles they are holding; be prevented from holding such titles at credit institutions, foreign bank branches, by the competent authorities.

Related credit institutions, foreign bank branches shall be requested to remove their violating individuals from the titles they are holding and apply other disciplinary measures on them in accordance with the related laws.

Section 13
VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON COMMUNICATION, REPORTING

Article 47. Violations against regulations on reporting, information management and provision

1. The fines of VND 5,000,000 to 10,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Violating regulations on the time limit and the requirements of sufficiency and accuracy of the under-01-month periodical statistical reports for more than two times in a fiscal year;

b) Submitting required reports behind schedule regulated by the related law, unless otherwise prescribed in Point a of this Clause, Points a, c of Clause 5 and Clause 01 of Article 44 herein;

c) Failing to retain, protect required documents, materials for a sufficient period of time in accordance with the related laws, unless otherwise regulated in Point a of Clause 1 of Article 14 herein;

d) Reporting inaccurate datafor more than two times in a fiscal year, unless otherwise regulated in Point b of Clause 5 of this Article.

2. The fines of VND 10,000,000 to 15,000,000 shall be applied to the failure of submitting reports inadequately or the submitted reports are inadequately detailed as regulated by the related law; unless otherwise regulated in Clauses 2 and 3 of Article 44, Clause 01 of Article 45 herein.

3. The fines of VND 20,000,000 to 30,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Failing to register the amendments with the competent authorities as defined in Point b of Clause 4 of Article 29 of the Law on Credit Institutions;

b) Failing to publicizing the changed procedural details as defined in Points a, b, c and d of Clause 01 of Article 29 of the Law on Credit Institutions on the information media of the State Bank and a daily newspaper, in 3 successive publications, or an e-newspaper of Vietnam within 7 working days since the date the related approval is received from the State Bank.

4. The fines of VND 30,000,000 to 40,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Unreliable reports;

b) Providing the information related to the activities of the State Bank, credit institutions, foreign bank branches without prior approval from the competent authorities as prescribed in the related laws or without prior acceptance from the related clients, unless otherwise defined in Articles 13 and 14 of the Law on Credit Institutions;

c) Failing to provide information, documents and/or materials as required by the related laws;

d) Failing to ensure confidentiality of the information, reports as defined in Article 29 of the Law on money laundering prevention and combat.

5. The fines of VND 40,000,000 to 50,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Submitting the reports on credit information indicators to the State Bank behind schedule;

b) Reporting imprecise, inadequate or technically improper credit information indicators in an untimely manner to the State Bank;

c) Failing to report the required credit information to the State Bank (Vietnam Credit Information Center) as regulated by the State Bank regarding provision of credit information services;

d) Failing to provide summary reports on international remittance transactions as required by the related laws.

6. The fines of VND 50,000,000 to 100,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Failing to immediately report the risk of insolvency to the competent authorities;

b) Failing to provide the information requested by the State Bank and competent governmental agencies as regulated in Clause 4 of Article 18 of the Law on money laundering prevention and combat.

7. The following consequence improvement measures shall be applied:

a) Missing reports with precise details shall be submitted in case of the violations defined in Clause 2 and Point a of Clause 4 of this Article;

b) Restricting the expansion of business operation scope, scale and area and additional business line supplementation during the period violations have not been rectified in case of the violations defined in Point a of Clause 4, Point a of Clause 6 of this Article;

c) Violating individuals and/or those responsible for the violations defined in Point a of Clause 6 of this Article shall be considered for suspension of and/or suspended for 01 to 03 months or removed from the administration, managerial, controlling titles they are holding; be prevented from holding such titles at credit institutions, foreign bank branches, by the competent authorities.

Related credit institutions, foreign bank branches shall be requested to remove their violating individuals from the titles they are holding and apply other disciplinary measures on them in accordance with the related laws.

Section 14
VIOLATIONS RELATED TO INSPECTION HINDRANCE, INCONFORMITY AGAINST COMPETENT OFFICERS

Article 48. Violations against regulations on inspection hindrance, inconformity against competent officers

1. The fines of VND 2,000,000 to 3,000,000 shall be applied to the acts of hindering and/or causing difficulties to the inspection carried out by the competent governmental officers.

2. The fines of VND 5,000,000 to 10,000,000 shall be applied to the elusion from the inspection carried out the competent governmental officers.

3. The fines of VND 10,000,000 to 20,000,000 shall be applied to the failure of providing information, documents, e-data to the Inspection Teams or competent officers.

4. The fines of VND 20,000,000 to 30,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Failing to provide documents, proofs, data adequately as requested by the Inspection Team;

b) Unilaterally removing, relocating or performing other acts that change the initial sealing status of: Stores, funds, safes, accounting records and/or proofs, credit loan documents or sealed and/or detained exhibits;

c) Failing to freeze a bank account, cancel the freezing of a bank account as requested by the competent officers in accordance with the related laws.

5. The fines of VND 30,000,000 to 50,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Providing incorrect documents, data;

b) Illegitimately intervening the settlement of an issue carried out by the competent authority and Inspectors of the banking industry;

c) Concealing, correcting proofs, records or exchanging exhibits during the inspection period.

6.The fines of VND 50,000,000 to 100,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Transferring capital and assets to foreign countries after being frozen;

b) Failing to deposit capital and assets into the State Bank or credit institutions requested by the State Bank after being frozen;

c) Failing to freeze capital and assets of foreign bank branches at the request of the State Bank.

Article 49. Violations against regulations on the duties of bank inspectors

1. The fines of VND 5,000,000 to 10,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Failing to provide the information requested by the State Bank in a timely manner, with adequacy and precision;

b) Failing to give advices, cautions to the State Bank regarding operation risks and safety;

c) Failing to report, provide explanations on the advices, warnings related to operation risks and safety given by the State Bank.

2. The fines of VND 80,000,000 to 120,000,000 shall be applied to the unconformity to inspection conclusions, recommendations, disciplinary decisions.

3. The following consequence improvement measures shall be applied:

Violating individuals and/or those responsible for the violations defined in Clause 2 of this Article shall be considered for suspension of and/or suspended for 01 to 03 months or removed from the administration, managerial, controlling titles they are holding; be prevented from holding such titles at credit institutions, foreign bank branches, by the competent authorities.

Related credit institutions, foreign bank branches shall be requested to remove their violating individuals from the titles they are holding and apply other disciplinary measures on them in accordance with the related laws.

Section 15
VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON BUYING, SELLING AND HANDLING DEBTS

Article 50. Violations against regulations on debt purchase and sale of credit institutions

1. The fines of VND 50,000,000 to 80,000,000 shall be applied to acts of failing to set up Debt purchase and sale councils when buying and selling debts.

2. The fines of VND 80,000,000 to 100,000,000 shall be applied to any of the following violations:

a) Selling debts used to secure other civil obligations, unless the secured party agrees in writing on the debt sale;

b) Debt seller repurchases their sold debts, unless otherwise regulated in Article 148d of the Law on Credit Institutions amended and supplemented in 2017.

3. The following additional penalty forms shall be applied:

Suspension of debt purchase and sale activities for a period of 03 to 06 months in case of violations prescribed in Clause 1 of this Article.

4. The following consequence improvement measures shall be applied:

Compulsory restoration of the debt status quo prior as before the debts are purchased and sold in case of violations prescribed in Clause 2 of this Article.

Article 51. Violations against regulations on purchase, sale and handling of non-performing loans of Vietnam Asset Management Company

1. The fines of VND 5,000,000 to 10,000,000 for any of the following violations:

a) Managing purchased non-performing loans and inspecting, supervising collaterals related to such non-performing loans against related laws;

b) Authorizing credit institutions and inspecting, supervising the performance of authorized activities against related laws;

c) Taking measures to restructure debts and provide financial support to borrowers against related laws;

d) Contributing capital, buying shares against related laws;

d) Establishing and using risk provisions to handling purchased non-performing loans at market value against related laws.

2. The fines of VND 10,000,000 to 15,000,000 for any of the following violations:

a) Buying and selling non-performing loans against related laws;

b) Handling collaterals of purchased non-performing loans against related laws.

3. The fines of VND 15,000,000 to 20,000,000 shall be applied to violations on conducting activities authorized by the Vietnam Asset Management Company against related laws after the debts are sold.

Section 16
VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON INFORMATION TECHNOLOGY SAFETY IN BANKING ACTIVITIES

Article 52. Violations against regulations on information technology safety in banking activities

1. The fines of VND 10,000,000 to 20,000,000 for any of the following violations:

a) Failing to assess information technology risks and operational risks before using information technology services of third parties as prescribed by laws;

b) Failing to perform security assessment for information systems providing online trading services to clients before putting them into official operation.

2. The fines of VND 20,000,000 to 30,000,000 for any of the following violations:

a) Failing to disseminate or update the organization s information security regulations for all individuals in the organization at least once a year;

b) Failing to perform or insufficiently making backups to ensure data safety as prescribed by laws;

c) Failing to deploy network security solutions to control network connections, detect and prevent network intrusion attacks for information systems providing online trading services to client;

d) Failing to authenticate clients accessing services when providing banking services on the Internet as prescribed by laws;

dd) Failing to instruct customers to take measures to ensure information safety and security when they use Internet banking services;

e) Failing to keep logs of information systems and users, arising errors and information security incidents as prescribed by laws.

3. The following additional penalty forms shall be applied:

Suspending the use of information technology services provided by third parties for a period from 01 month to 03 months in case of the violations at Point a, Clause 1 of this Article.

4. The following consequence improvement measures shall be applied:

Complying with law provisions on information technology safety in banking activities.

Chapter III
COMPETENCE RELATED TO ADMINISTRATIVE VIOLATION PENALTIES AND ADMINISTRATIVE VIOLATION MINUTING

Article 53. Competence regarding administrative violation penalties

1. While performing their duties, the banking inspectors are entitled to:

a) Give warnings;

b) Imposing fines up to VND 500,000;

c) Confiscating the exhibits, instruments serving administrative violations valued up to VND 500,000;

2. Chief Inspectors - Supervisors of the State Bank branches are entitled to:

a) Give warnings;

b) Imposing fines up to VND 500,000;

c) Confiscating the exhibits, instruments serving the administrative violations valued up to VND 50,000,000;

d) Applying additional penalties and violation consequence improvement measures defined in Clauses 2 and 4 of Article 3 herein.

3. Director General of the Banking Supervision Agency of the State Bank is entitled to:

a) Give warnings;

b) Imposing fines up to VND 250,000,000;

c) Confiscating the exhibits, instruments serving the administrative violations valued up to ND 250,000,000;

d) Applying additional penalties and violation consequence improvement measures defined in Clauses 2 and 4 of Clause 3 herein.

4. Chief Bank Inspector - Supervisor is entitled to:

a) Give warnings;

b) Imposing fines up to VND 1,000,000,000;

c) Applying additional penalties and violation consequence improvement measures defined in Clause 2 and 4 of Article 3 herein.

5. Leader of an inspection team, appointed by the Governor or Chief Bank Inspector - Supervisor of the State Bank, is authorized to apply the penalties as defined in Clause 3 of this Article.

Leader of an inspection team, appointed by the Director of a provincial/municipal branch of the State Bank, Director General of the Banking Supervision Agency of the State Bank, Chief Inspectors - Supervisors of State Bank branches, is authorized to apply the penalties as defined in Clause 2 of this Article.

Article 54. Competence regarding administrative violation penalties in the field of currency and banking of other titles and agencies

1. The competence regarding administrative violations, additional penalties and violation consequence improvement measures of the President of the People s Committee shall comply with the provisions of Article 38 of the Law on Handling of Administrative Violations.

2. The competence regarding administrative violations, additional penalties and violation consequence improvement measures of the People s Public Security Forces shall comply with the provisions of Article 39 of the Law on Handling of Administrative Violations.

3. The competence regarding administrative violations, additional penalties and violation consequence improvement measures of the Border Guards shall comply with Article 40 of the Law on Handling of Administrative Violations.

4. The competence regarding administrative violations, additional penalties and violation consequence improvement measures of the Coast Guards shall comply with the provisions of Article 41 of the Law on Handling of Administrative Violations.

5. The competence regarding administrative violations, additional penalties and violation consequence improvement measures of Market surveillance authority shall comply with the provisions of Article 45 of the Law on Handling of Administrative Violations.

6. The competence regarding administrative violations, additional penalties and violation consequence improvement measures of the Tourist Inspectorate shall comply with the provisions of Article 46 of the Law on Handling of Administrative Violations.

7. The competence regarding administrative violations, additional penalties and violation consequence improvement measures of Customs shall comply with the provisions of Article 42 of the Law on Handling of Administrative Violations.

Article 55. Decentralization of competence regarding administrative violation penalties in the field of currency and banking

1. Competence regarding administrative violation penalties of presidents of People s Committees at all levels

a) Presidents of communal-level People s Committees shall impose penalties for administrative violations prescribed in Clause 1 of Article 23 and Clause 1 of Article 24 herein;

b) Presidents of district-level People s Committees shall impose penalties for administrative violations prescribed in Clauses 1 and 2, Points a, b, c, h, i, k, l of Clause 3, and Points h, o and n of Clause 4 of Article 23 and Clauses 1, 2 and 3 of Article 24 herein;

c) Presidents of provincial-level People s Committees shall impose penalties for administrative violations prescribed in Clauses 1 and 2, Points a, b, c, h, i, k, l, of Clause 3, points h, o and n of Clause 4, Points c, e, g, h of Clause 5, Point c of Clause 8 of Article 23, Clauses 1, 2, 3 and 4, Points a, c of Clause 5, Clauses 6, 7 and 8 of Article 24, and Point c of Clause 7 of Article 28 herein.

2. Competence regarding administrative violations of market surveillance agencies

a) Market surveillance officers shall impose penalties for administrative violations prescribed in Clause 1 of Article 23 and Clause 1 of Article 24 herein;

b) Leaders of Market surveillance teams shall impose sanctions on administrative violations prescribed in Clauses 1 and 2 of Article 23 and Clauses 1 and 2 of Article 24 herein;

c) Directors of provincial-level Market surveillance departments and the Director of the Department of Market Management under the General Department of Market Surveillance shall impose penalties for administrative violations prescribed in Clauses 1 and 2, and Points a, b, h, i, k, l of Clause 3, Points n and o of Clause 4 of Article 23 and Clauses 1, 2, and Point a of Clause 3 of Article 24 herein;

d) The Director General of the General Department of Market Surveillance shall impose penalties for administrative violations prescribed in Clauses 1 and 2, Points a, b, h, i, k, l of Clause 3, and Points n, o of Clause 4, Points e, g, h of Clause 5, Point c of Clause 8 of Article 23, Clauses 1, 2, Point a of Clause 3, Point a of Clause 4, Clauses 6, 7, Points a and c of Clause 8 of Article 24 herein.

3. Competence regarding administrative violation penalties of the Border Guards

a) Border guard soldiers, chiefs and heads of border guard soldiers shall impose penalties for administrative violations prescribed in Clause 1 of Article 23 and Clause 1 of Article 24 herein;

b) Heads of Border Guard posts, captains of Border Defense Force Flotillas, Commanders of Port Border Gate Commands shall impose penalties for administrative violations prescribed in Clauses 1 and 2 of Article 23 and Point 1 of Clause 2 of Article 24 herein;

c) Commanders of the provincial-level Border Guard Commands and Commanders of the Border Defense Force Squadrons attached to the Border Guard High Command will impose penalties for administrative violations prescribed in Clauses 1, 2, and points h, i, k of Clause 3, Point h of Clause 4, Points e, g and h of Clause 5 of Article 23, Clauses 1, 2 and 4 of Article 24 herein.

4. Competence regarding administrative violation penalties of the Coast Guards

a) Coast Guard officers and heads of Coast Guard professional groups shall impose penalties for administrative violations prescribed in Clause 1 of Article 23 and Clause 1 of Article 24 herein;

b) Heads of Coast Guard professional teams and heads of Coast Guard Stations shall impose penalties for administrative violations prescribed in Clause 1, Article 23 and Clause 1, Article 24 herein;

c) Captains of Coast Guard flotillas shall impose penalties for administrative violations prescribed in Clauses 1 and 2 of Article 23 and Clauses 1 and 2 Article 24 herein;

d) Captains of Coast Guard squadrons shall impose penalties for administrative violations prescribed in Clauses 1, 2, Points h, i, k of Clause 3 Article 23, Clauses 1 and 2 of Article 24 herein;

d) Commanders of Regional Coast Guards shall impose penalties for administrative violations prescribed in Clauses 1 and 2, Points h, i and k, Clause 3, Article 23, Clauses 1 and 2, Article 24 herein;

e) Commander of the Coast Guard High Command shall impose penalties for administrative violations prescribed in Clauses 1 and 2, Points h, i, k of Clause 3, Point h of Clause 4, Points f, g and h of Clause 5 of Article 23, Clauses 1 and 2, Point a of Clause 4 of Article 24 herein.

5. Competent persons of the Public Security units shall impose penalties for administrative violations prescribed in Clauses 1 and 2, Points a, b, c, h, i, k and l of Clause 3, Points h, n, o of Clause 4, Points c, e, g, h of Clause 5, Point c of Clause 8 of Article 23; Clauses 1, 2, 3 and 4, Points a and c of Clause 5, Clauses 6, 7 and 8 of Article 24; Point b of Clause 2, Clauses 5, 6 and 7 of Article 26; Point a of Clause 1, Clauses 3, 4 and 5 of Article 27; Points c and d of Clause 5, Clauses 6 and 7 of Article 28; Articles 31, 46 and 48 herein.

6. Competence regarding administrative violation penalties of specialized Tourism Inspectorate

a) Inspectors and on-duty persons assigned to perform specialized inspection tasks shall impose penalties for administrative violations prescribed in Clause 1 of Article 23 herein;

b) Department-level chief inspectors and heads of provincial-level specialized inspection teams shall sanction acts of administrative violation prescribed in Clauses 1 and 2, Points a, b, c, h, i, k and l. Clause 3, Points b, n and o, Clause 4, Article 23 herein;

c) Heads of ministerial-level specialized inspection teams or ministerial-level chief inspectors shall impose penalties for administrative violation prescribed in Clauses 1 and 2, Points a, b, c, h, i, k, and l of Clause 3, Points b, n, o of Clause 4, Points f, g and h of Clause 5 of Article 23 herein.

7. Competence regarding administrative violation penalties of the Customs

The General Director of Customs shall impose penalties for administrative violations prescribed at Point of Clause 8 of Article 23, Point c of Clause 5, and Point b of Clause 8 of Article 24 herein.

8. The competence regarding administrative violation penalties of the Banking Inspection and Supervision agencies

Persons with competence of the Banking Inspection and Supervision agencies shall minute and impose penalties for and apply violation consequence improvement measures for administrative violations prescribed in Chapter II herein according to their assigned competence, functions, tasks and powers.

Article 55. Competence regarding administrative violation minuting

The following persons are competent to issue administrative violation minutes:

1. Persons competent to impose penalties administrative violations as defined in Articles 53 and 54 herein;

2. Persons of the People s Army and the People s Public Security Forces in the bodies as defined in Article 54 herein performing official duties or tasks assigned in legal or administrative documents promulgated by competent authorities; Captains of aircrafts, ships and vessels and persons assigned the duties to minute violations by such captains;

3. Banking public employees performing the duties or tasks assigned in legal or administrative documents promulgated by competent agencies or persons.

Chapter IV
PROVISIONS OF IMPLEMENTATION

Article 53.Effect

This Decree takes effect as of 31 December 2019 and supersedes Government’s Decree No.96/2014/ND-CP dated October 17, 2014 on penalties for administrative violations against currency and banking legal regulations.

Article 54. Transitional stage

1. In case administrative violations related to currency and banking activities that have taken place before the effective date herein but discovered after that, however, they are still in penalty enforcement period or being reviewed and/or processed, the penalty regulations which are advantageous to the violating organizations and/or individuals shall be applied.

2. In case of the administrative violation penalty decisions related to currency and banking activities that have been issued or enforced before the effective date herein but still been complained by the violating individuals and/or organizations, the regulations defined in Government’s Decree No.96/2014/ND-CP dated October 17, 2014 on penalties for administrative violations against currency and banking legal regulations shall be applied.

Article 55. Implementation responsibilities

Governor of the State Bank, Ministers, Heads of ministerial agencies and government-attached agencies, Chairpersons of the provincial/municipal People’s Committees shall be responsible for implementing this Decree./.

 

 

ON BEHALF OF GOVERNMENT
PRIME MINISTER

(signed)

Nguyen Xuan Phuc

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 88/2019/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 88/2019/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất