Dịp Valentine, tặng bó hoa bằng tiền thật coi chừng phạm luật

Vào các dịp Lễ Tình nhân, mồng 8 - 3 hay 20 - 10,… việc tặng những bó hoa được kết từ tiền thật đang trở nên rất phổ biến những năm gần đây. Vậy, việc tặng hoa bằng tiền thật có phải hành vi vi phạm pháp luật không?

1. Tặng bó hoa bằng tiền thật: Coi chừng phạm luật

Những năm gần đây, việc tặng hoa làm từ các tờ tiền với nhiều mệnh giá khác nhau trong các ngày Lễ, sinh nhật,… đang trở nên “hot”. Nhiều người cho rằng, việc làm hoa từ tiền thật vừa đẹp lại vừa có giá trị kinh tế, do đó tặng hoa từ tiền thật trở nên phổ biến là điều dễ hiểu.

Theo đó, các bó hoa này được làm từ các đồng có mệnh giá từ nhỏ đến lớn với chất liệu bằng tiền giấy hoặc tiền Polime. Những tờ tiền mới được dán băng dính vào que và cuộn tròn lại để sau đó xếp lại thành bó hoa tiền đẹp mắt.

Tuy nhiên, trong quá trình kết hoa nếu dùng vật nhọn và các chất bám dính cao như keo dán sắt sẽ dễ dẫn đến rách, biến dạng và gây khó khăn trong việc lưu thông tiền tệ. Với những người làm hoa bằng tiền để bán, họ cũng chia sẻ rằng nếu muốn các tờ tiền dính tốt hơn, để lâu hơn phải sử dụng keo dính có độ bền chặt nhưng khi gỡ ra thì tiền lại dễ bị rách.

Dưới góc độ pháp lý, tại khoản 2 Điều 3 Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg nhấn mạnh nghiêm cấm hành vi huỷ hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào. Theo đó, có thể hiểu hành vi hủy hoại tiền là các hành vi được thực hiện một cách cố ý như: Xé, cắt, đốt, vò nát, tẩy xóa tiền,...

Như vậy, pháp luật hiện hành không có quy định cấm làm hoa bằng tiền Việt Nam, tuy nhiên nếu trong quá trình làm hoa bằng tiền mà phải cắt, xé, đâm, chọc,… dẫn đến việc tiền Việt Nam bị hủy hoại thì đây được xem là hành vi vi phạm pháp luật.

tặng bó hoa bằng tiền thật có phạm luật không
Tặng bó hoa bằng tiền thật, coi chừng phạm luật (Ảnh minh họa)

2. Hành vi hủy hoại tiền bị xử lý thế nào?

Như đã trình bày ở trên, trường hợp cố ý hủy hoại tiền để làm bó hoa bằng tiền bị xem là hành vi vi phạm luật. Theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam bị xử lý như sau:

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Như vậy, hành vi cố ý hủy hoại tiền có thể bị xử phạt từ 10 - 15 triệu đồng, bị tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm để giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.

3. Một số lưu ý dành cho các cặp đôi trong ngày Lễ Tình nhân

Các cặp đôi cần nhớ kỹ một số vấn đề pháp lý sau đây để có một ngày Lễ Tình nhân trọn vẹn:

- Về độ tuổi quan hệ tình dục:

Pháp luật quy định, trường hợp quan hệ tình dục với người đủ 18 tuổi phải được thực hiện dựa trên tinh thần tự nguyện, không có sự lợi dụng hay cưỡng ép. Với trường hợp quan hệ tình dục với người dưới 18 tuổi có thể bị xử phạt nghiêm khắc theo quy định pháp luật.

- Không cặp bồ với người đã có gia đình:

Khi biết người nào đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thì có thể bị phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng (khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).

Với mức độ nặng hơn, người có hành vi cặp bồ có thể bị xử lý hình sự với khung hình phạt cao nhất là 03 năm tù (Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng).

- Cẩn trọng khi đi nhà nghỉ để không bị nhầm là mua, bán dâm

Theo quy định của Pháp lệnh phòng chống mại dâm 2003 mại dâm là việc mua, bán dâm khi có người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để trao đổi và thực hiện hành vi giao cấu.

Vì vậy, khi vào nhà nghỉ, các cặp đôi nên xuất trình giấy tờ tùy thân và chứng minh mối quan hệ yêu đương để tránh bị nhầm là mua, bán dâm.

Trên đây là giải đáp vấn đề "tặng bó hoa bằng tiền thật có phạm luật không?". Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?

Gian lận về giá là một hành vi xảy ra khi doanh nghiệp cố tình tăng giá, khai báo sai giá trị hoặc sử dụng các thủ thuật không minh bạch để trục lợi từ người tiêu dùng. Vậy gian lận về giá là gì? Doanh nghiệp có hành vi gian lận về giá bị phạt bao nhiêu tiền?