Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn chi tiết một số vấn đề về nội dung Hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý Hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Tư pháp |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Người ký: | Đinh Trung Tụng; Nguyễn Thanh Hòa |
Ngày ban hành: | 11/07/2007 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Thông tư liên tịch08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP tại đây
tải Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ TƯ PHÁP SỐ 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP NGÀY 11 THÁNG 07 NĂM 2007 HƯỚNG DẪN CHI TIẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NỘI DUNG HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH VÀ VIỆC THANH LÝ HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm,
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết một số vấn đề về nội dung Hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý Hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ hoặc với tổ chức sự nghiệp như sau:
Thông tư này hướng dẫn chi tiết một số vấn đề về nội dung Hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là Hợp đồng bảo lãnh) theo hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ hoặc với tổ chức sự nghiệp (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) và việc thanh lý Hợp đồng bảo lãnh; các nội dung bao gồm:
Phạm vi bảo lãnh là toàn bộ những nghĩa vụ sau đây của người lao động (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), trừ trường hợp bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh có thỏa thuận khác:
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, bên bảo lãnh có các quyền sau:
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, bên bảo lãnh có các nghĩa vụ sau:
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, bên nhận bảo lãnh có các quyền sau:
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, bên nhận bảo lãnh có các nghĩa vụ sau:
Bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh phải thỏa thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong Hợp đồng bảo lãnh. Trường hợp không thỏa thuận được thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong một thời hạn hợp lý do bên nhận bảo lãnh ấn định, tính từ thời điểm bên bảo lãnh nhận được thông báo của bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Nếu việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản hoặc ký quỹ theo quy định tại Điều 58 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì bên nhận bảo lãnh có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo hợp đồng cầm cố, thế chấp, ký quỹ mà các bên đã ký kết để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh.
Sau khi đã thanh toán xong nghĩa vụ được bảo lãnh mà tiền bán tài sản vẫn còn thì bên bảo lãnh được nhận số tiền bán tài sản còn lại đó. Trong trường hợp số tiền bán tài sản không đủ để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải bổ sung tài sản để xử lý, thanh toán phần còn thiếu đó.
Bên nhận bảo lãnh có thể thỏa thuận với bên bảo lãnh về việc cầm cố, thế chấp hoặc ký quỹ tài sản của bên bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tài sản cầm cố, thế chấp hoặc ký quỹ được dùng để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bảo lãnh.
Hợp đồng bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
Trong các trường hợp chấm dứt bảo lãnh nêu tại điểm c và điểm d khoản 7 Mục II của Thông tư này thì việc thanh lý Hợp đồng bảo lãnh có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi chung trong văn bản huỷ bỏ việc bảo lãnh hoặc văn bản thỏa thuận chấm dứt bảo lãnh.
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp Hợp đồng bảo lãnh là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia Hợp đồng bảo lãnh bị xâm phạm.
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TƯ PHÁP THỨ TRƯỞNG
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THỨ TRƯỞNG
|
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây