Thông tư liên tịch 01/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ về lao động là người tàn tật.

thuộc tính Thông tư liên tịch 01/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT

Thông tư liên tịch 01/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ về lao động là người tàn tật.
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:01/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Nguyễn Sinh Hùng; Trần Đình Hoan; Trần Xuân Giá
Ngày ban hành:31/01/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 01/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI BỘ TÀI CHÍNH - BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ 01/1998/TT-LT BLĐTBXH - BTC - BKHĐT NGÀY 31 THÁNG 01 NĂM 1998 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/CP NGÀY 23/11/1995 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ LAO ĐỘNG
LÀ NGƯỜI TÀN TẬT

 

Thi hành Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ "Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ Luật lao động về lao động là người tàn tật", Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn như sau:

 

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG.

 

1. Người tàn tật quy định tại Điều 1 Nghị định số 81/CP là người mà khả năng lao động bị suy giảm từ 21% trở lên do tàn tật, được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền xác nhận.

2. Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật quy định tại Điều 2, Điều 3 của Nghị định số 81/CP có đủ các điều kiện quy định tại mục II của Thông tư này.

3. Cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức sở hữu có nghĩa vụ và quyền lợi quy định tại Điều 13, 14, 15 của Nghị định số 81/CP.

 

II. ĐIỀU KIỆN CỦA CƠ SỞ DẠY NGHỀ, CƠ SỞ SẢN XUẤT
KINH DOANH DÀNH RIÊNG CHO NGƯỜI TÀN TẬT.

 

1. Điều kiện của cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật:

Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, bao gồm: các trường, trung tâm dạy nghề do Nhà nước, các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội hoặc cá nhân lập ra theo quy định của pháp luật, để giúp người tàn tật học nghề, nâng cao tay nghề gắn bó với tạo việc làm, nếu có đủ các điều kiện sau đây được hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Thông tư này:

a. Cơ sở thường xuyên có ít nhất 70% số học viên là người tàn tật;

b. Có phòng học, thiết bị, phương tiện giảng dạy lý thuyết, cơ sở hướng dẫn thực hành phù hợp với người tàn tật, bảo đảm an toàn vệ sinh;

c. Có chương trình, giáo trình giảng dạy phù hợp tình trạng khuyết tật của người tàn tật;

d. Người dạy nghề phải có các điều kiện dưới đây:

- Người dạy lý thuyết tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp trung học kỹ thuật, nghiệp vụ, có chứng chỉ sư phạm, bồi dưỡng về tâm lý người tàn tật. Các văn bằng chứng chỉ do ngành giáo dục đào tạo cấp.

- Người hướng dẫn thực hành phải có trình độ tay nghề cao hơn ít nhất một bậc so với yêu cầu giảng dạy, có khả năng thực hành nghề thành thạo, hướng dẫn được người tàn tật.

e. Cơ sở phải có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập và giấy phép hoạt động dạy nghề của cơ quan có thẩm quyền cấp, ghi rõ nhiệm vụ của trường, trung tâm dạy nghề cho người tàn tật.

2. Điều kiện của cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật:

Cơ sở sản xuất kinh doanh dành cho người tàn tật quy định tại Điều 3, của Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hợp tác xã, tổ hợp do người tàn tật lập ra, hoặc được các cấp chính quyền, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội hay cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích tạo việc làm, cải thiện đời sống, phục hồi chức năng cho người tàn tật, nếu có đủ các điều kiện sau đây được hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Thông tư này:

a. Được thành lập theo quy định của Pháp luật và có tư cách pháp nhân;

b. Trong một cơ sở phải có từ 10 lao động trở lên, trong đó có trên 51% số lao động là người tàn tật;

c. Điều lệ hoặc quy chế hoạt động của cơ sở phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, sức khoẻ của người tàn tật; phải có điều khoản cam kết đảm bảo việc làm và lợi ích của người tàn tật; ghi nhận phần tiền vốn Nhà nước hỗ trợ giao cho cơ sở quản lý, sử dụng vào mục đích chung và được coi là phần vốn góp của Nhà nước dành cho người tàn tật làm việc tại cơ sở. Người tàn tật được hưởng lợi nhuận từ phần vốn này như các phần vốn góp khác tại cơ sở;

d. Ban quản lý điều hành phải có người tàn tật tham gia là trưởng hoặc là phó của cơ sở;

e. Thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về chế độ kế toán, về đăng ký thuế và nộp thuế theo quy định;

f. Được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định hoặc uỷ quyền cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định công nhận là "Cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật".

 

III. LẬP QUỸ, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ VIỆC LÀM
DÀNH CHO NGƯỜI TÀN TẬT Ở TỈNH, THÀNH PHỐ
TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG:

 

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập quỹ việc làm dành cho người tàn tật theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của Nghị định số 81/CP, để giúp đỡ người tàn tật phục hồi chức năng lao động, học nghề, tạo việc làm, hỗ trợ các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế nhận người tàn tật vào học nghề, làm việc đạt tỷ lệ cao.

1. Quỹ việc làm dành cho người tàn tật được hình thành từ các nguồn dưới đây:

- Từ Ngân sách địa phương: Nguồn vốn dành cho người tàn tật hàng năm theo quy định của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.

- Từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm (thuộc Ngân sách Trung ương): Hàng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì cùng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định về nhu cầu vốn vay và vốn cấp hỗ trợ, làm nguồn bổ sung Quỹ việc làm dành cho người tàn tật ở những địa phương khó khăn về Ngân sách có nguồn thu ít hoặc có tỷ lệ người tàn tật quá cao.

- Khoản nộp hàng tháng của các doanh nghiệp không nhận đủ số người tàn tật vào làm việc theo quy định tại Điều 14, 15 của Nghị định số 81/CP và Điểm B2 Mục VI của Thông tư này.

- Nguồn tài trợ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.

- Các nguồn thu khác.

2. Quỹ việc làm dành cho người tàn tật được sử dụng như sau:

a. Vốn cấp hỗ trợ cho:

- Các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật để xây dựng, sửa chữa nhà xưởng, mua máy móc, thiết bị kỹ thuật, duy trì dạy nghề và phát triển sản xuất.

- Các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế nhận người tàn tật vào làm việc đạt tỷ lệ từ 31% trở lên so với tổng số lao động đang làm việc tại doanh nghiệp.

- Người tàn tật bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên học nghề tại các cơ sở dạy nghề thuộc Nhà nước quản lý không được cấp kinh phí đào tạo hàng năm.

b. Cho vay với lãi xuất thấp theo quy định của Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm đối với các đối tượng sau:

- Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật.

- Cá nhân và nhóm lao động là người tàn tật.

- Các cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế nhận người tàn tật vào học nghề, làm việc với tỷ lệ lao động là người tàn tật từ 31% trở lên.

c. Hỗ trợ các hoạt động phục hồi chức năng lao động cho người tàn tật.

3. Quản lý quỹ.

- Quỹ việc làm dành cho người tàn tật do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm chủ tài khoản hoặc có thể uỷ quyền cho Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá; số dư Quỹ được chuyển sang năm sau để sử dụng. Những địa phương có số dư lớn nhưng nhu cầu chi nhỏ có trách nhiệm điều hoà cho các địa phương có nhu cầu chi lớn mà nguồn thu hạn chế theo Quyết định điều hoà của Liên Bộ Tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội - Kế hoạch và Đầu tư (sẽ có hướng dẫn cụ thể riêng).

- Sở Tài chính - Vật giá phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân trong việc tổ chức thu, cấp phát các khoản chi theo quy định hiện hành của Nhà nước quy định tại Thông tư này và định kỳ (quý, năm) báo cáo Liên Bộ Tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội về số thu, số chi và tồn dư Quỹ.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp cùng Sở Tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan chức năng khác của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh, dạy nghề riêng cho người tàn tật và các đơn vị thuộc đối tượng sử dụng Quỹ việc làm cho người tàn tật về thủ rục xin cấp vốn, vay vốn và chịu trách nhiệm thẩm định dự án để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định cho vay hay cấp vốn hỗ trợ.

 

IV. CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TÀN TẬT.

 

Người tàn tật trong quá trình học nghề, tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm được hưởng các chế độ như sau:

1. Người tàn tật học nghề, bổ túc nghề tại các cơ sở dạy nghề do Nhà nước quản lý theo Điều 12 của Nghị định số 81/CP:

- Được giảm 50% học phí đối với người tàn tật bị suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 40%.

- Được miễn nộp học phí đối với người tàn tật bị suy giảm khả năng lao động từ 41% trở lên; Trong thời gian học nghề, bổ túc nghề tại các cơ sở đào tạo chính quy, nếu không hưởng lương, không có sinh hoạt phí hoặc không đủ điều kiện được hưởng học bổng thì được hưởng trợ cấp xã hội với mức 100.000đ/tháng theo hướng dẫn của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Giáo dục và Đào tạo.

- Đối với người tàn tật thuộc đối tượng có công với cách mạng hưởng chế độ ưu đãi theo quy định tại Thông tư số 07/TT-TB ngày 27 tháng 5 năm 1996 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thi hành Nghị định 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ.

2. Người tàn tật khi học nghề, bổ túc nghề tại các cơ sở dạy nghề của Nhà nước quản lý, nhưng không được Nhà nước cấp kinh phí đào tạo thì được xét cấp hỗ trợ kinh phí để học nghề, mức cấp bằng 50% số tiền học phí phải trả cho nơi dạy nghề theo hợp đồng học nghề và khung giá quy định của Nhà nước, từ Quỹ việc làm dành cho người tàn tật.

3. Người tàn tật tìm kiếm việc làm thông qua các Trung tâm dịch vụ việc làm được miễn lệ phí giới thiệu việc làm.

4. Cá nhân hoặc nhóm lao động là người tàn tật, tự tạo việc làm có nhu cầu về vốn để sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, được xem xét vay vốn với lãi xuất thấp từ Quỹ việc làm dành cho người tàn tật.

5. Đối với người tàn tật, có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt được xét miễn, giảm thuế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

 

V. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ, CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH DÀNH RIÊNG CHO NGƯỜI TÀN TẬT.

 

Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật (sau 12 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động), cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật (sau 6 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động) có đủ các điều kiện nêu tại Mục II của Thông tư này được hưởng các chính sách qui định dưới đây:

1. Được cấp vốn hỗ trợ từ Quỹ việc làm dành cho người tàn tật theo qui định tại Điều 7 của Nghị định số 81/CP:

- Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật khi có dự án xin hỗ trợ, được xem xét cấp hỗ trợ một phần kinh phí cho việc đào tạo, đào tạo lại; đổi mới, bổ sung trang thiết bị, mở rộng cơ sở, duy trì và phát triển sản xuất, dạy nghề thu hút thêm người tàn tật vào học nghề và làm việc hoặc để tạo lập cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu.

- Những cơ sở dạy nghề có tổ chức sản xuất gắn với thực hành, nâng cao tay nghề, tạo việc làm cho người tàn tật, nếu có đủ các điều kiện quy định tại Mục II, điểm 2 nói trên thì được hưởng những chính sách quy định tại Thông tư này như đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật.

- Mức cấp hỗ trợ: Đối với cơ sở dạy nghề căn cứ dự án phát triển dạy nghề và số lượng người tàn tật được đào tạo hàng năm. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh căn cứ vào dự án sản xuất kinh doanh, danh sách lao động là người tàn tật đang làm việc tại cơ sở. Mức cấp bình quân không quá 1 triệu đồng cho một lao động là người tàn tật.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật có tổ chức dạy nghề, nâng cao tay nghề cho người tàn tật tại cơ sở, hoặc gửi người tàn tật đi học nghề tại các trường, trung tâm dạy nghề không được Nhà nước cấp kinh phí đào tạo, thì được xét hỗ trợ một phần kinh phí (tuỳ theo dự án ngành nghề hoặc hợp đồng học nghề mà cơ sở ký với nơi dạy nghề) do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xét duyệt và đề nghị.

2. Được xét vay vốn từ Quỹ việc làm dành cho người tàn tật theo qui định tại Điều 8 của Nghị định số 81/CP:

Các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được xét vay vốn để duy trì, mở rộng dạy nghề, sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, thu hút thêm người tàn tật vào học nghề và lao động sản xuất.

Mức, thời hạn và lãi xuất vay, theo quy định hiện hành về cho vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm.

3. Chính sách thuế.

- Các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được miễn các loại thuế theo quy định tại Thông tư số 23 TC/TCT ngày 26/04/1996 và Thông tư số 32 TC/TCT ngày 06/07/1996 của Bộ Tài chính.

Tiền thuế được miễn là tiền của Nhà nước gián tiếp bù đắp cho những chi phí của cơ sở do năng suất lao động của người tàn tật thấp, hạn chế so với người bình thường. Tiền này phải được dùng vào mục đích sau:

+ Bù đắp chi phí sản xuất, dạy nghề, bao gồm cả tiền công, tiền lương cho những người tàn tật có thu nhập thấp.

+ Cải tiến, đổi mới công cụ lao động, dụng cụ học nghề phù hợp với từng dạng tật, cải thiện điều kiện lao động, an toàn lao động, tổ chức dạy nghề, nâng cao tay nghề cho người tàn tật tại cơ sở.

+ Chi phí cho các hoạt động phục hồi chức năng lao động cho người tàn tật và những chi phí khác.

- Hàng năm cơ sở dạy nghề, sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật phải báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan tài chính địa phương phần tiền thuế được miễn, số tiền đã sử dụng và số tiền để lại đưa vào quỹ phát triển sản xuất, dạy nghề của cơ sở.

4. Chính sách - chế độ ưu đãi khác theo Điều 9 và Điều 11 của Nghị định số 81/CP:

Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật được Nhà nước bảo trợ và khuyến khích phát triển; được ưu tiên cấp địa điểm thuận lợi để lập cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh; giúp đỡ đầu tư kỹ thuật, cải tiến đổi mới công nghệ, dành mặt hàng phù hợp, cho vay vốn lãi suất thấp và các ưu đãi khác trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

Các nguồn vốn do Nhà nước đầu tư, nguồn do tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước trợ giúp là tài sản của Nhà nước, giao cho cơ sở dạy nghề, sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật quản lý và sử dụng theo đúng nội dung mục đích quy định tại Thông tư này. Những cơ sở dạy nghề, sản xuất kinh doanh không do Nhà nước thành lập và quản lý (cơ sở ngoài quốc doanh) khi không còn nhiệm vụ dạy nghề hoặc không còn được công nhận là cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật thì cơ sở phải hoàn trả toàn bộ tài sản thuộc tiền vốn cấp và hỗ trợ của Nhà nước để nộp vào Quỹ việc làm cho người tàn tật ở địa phương.

 

VI. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA CƠ SỞ DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP KHÁC THUỘC MỌI THÀNH PHẦN KINH TẾ NHẬN NGƯỜI TÀN TẬT VÀO HỌC NGHỀ, LÀM VIỆC THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 13, 14, 15 CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 81/CP NHƯ SAU:

 

A. ĐỐI VỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ:

 

1. Những nơi nhận người tàn tật vào học nghề, đào tạo lại, nâng cao tay nghề được giảm thuế doanh thu từ dạy nghề theo quy định tại Thông tư số 32 TC/TCT ngày 06/07/1996 của Bộ Tài chính;

2. Những nơi dạy nghề, có dự án dạy nghề cho người tàn tật, nếu thu hút ít nhất 31% số học viên là người tàn tật vào học trong trường, lớp hoặc khoá đào tạo thì được vay để mua sắm đồ dùng, trang thiết bị phục vụ dạy và học từ Quỹ việc làm dành cho người tàn tật. Mức, thời hạn và lãi xuất vay, áp dụng như đối với cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật.

 

B. ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP:

 

1. Các doanh nghiệp sau đây phải nhận một tỷ lệ lao động là người tàn tật vào làm việc theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 81/CP:

- Doanh nghiệp Nhà nước;

- Doanh nghiệp tư nhân;

- Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn;

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

- Doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp;

- Doanh nghiệp của các đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội;

- Hợp tác xã, tổ hợp tác.

a. Phải nhận 2% đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất, điện năng, luyện kim, hoá chất, địa chất, đo đạc bản đồ, dầu khí, khai thác mỏ, khai thác thuỷ sản, xây dựng cơ bản, vận tải.

b. Phải nhận 3% đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề còn lại.

Tỷ lệ người tàn tật mà doanh nghiệp phải nhận là tỷ số giữa người tàn tật trên tổng số lao động có mặt bình quân tháng của doanh nghiệp. Khi sử dụng lao động là người tàn tật, các doanh nghiệp phải sắp xếp việc làm phù hợp với khả năng, tình trạng khuyết tật của từng người.

2. Nếu doanh nghiệp chưa nhận hoặc nhận không đủ tỷ lệ lao động là người tàn tật theo quy định trên, thì hàng tháng doanh nghiệp phải nộp vào Quỹ việc làm dành cho người tàn tật một số tiền tương ứng với mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước nhân với số người tàn tật mà doanh nghiệp nhận thiếu.

Doanh nghiệp hoặc bộ phận của doanh nghiệp đóng ở địa phương nào thì nộp tiền tại địa phương đó.

Hàng quý doanh nghiệp phải nộp tiền vào Quỹ việc làm dành cho người tàn tật, chậm nhất đến ngày 25 tháng 12 của năm thực hiện phải nộp đủ số tiền phải nộp trong năm. Nếu nộp không đủ, không đúng hạn, Sở Tài chính - Vật giá phối hợp cùng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ thông qua Ngân hàng nơi doanh nghiệp có tài khoản tiền gửi để thu hộ số tiền vào tài khoản của Quỹ việc làm dành cho người tàn tật. Những doanh nghiệp cố tình không thực hiện sẽ bị phạt theo Pháp lệnh xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Những doanh nghiệp nhận lao động là người tàn tật đạt tỷ lệ từ 31% trở lên, khi gặp khó khăn, nếu có nhu cầu hỗ trợ vốn hoặc vay vốn thì được xét cấp vốn hỗ trợ hoặc cho vay vốn từ Quỹ việc làm dành cho người tàn tật. Mức vốn cấp, vốn vay do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định theo quy định tại Thông tư này.

Khi doanh nghiệp có tỷ lệ lao động là người tàn tật dưới 31% thì không còn được hưởng những quyền lợi nêu trên, phần tiền vốn đã cấp hỗ trợ, doanh nghiệp phải trả lại, nộp vào Quỹ việc làm dành cho người tàn tật.

 

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

 

1. Người tàn tật thuộc đối tượng được hưởng chế độ quy định tại Thông tư này phải có giấy xác nhận của Hội đồng giám định Y khoa về tình trạng tàn tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tàn tật (hồ sơ, thủ tục giám định y khoa, áp dụng theo hướng dẫn tại Thông tư Liên bộ số 34/TT-LB ngày 29 tháng 12 năm 1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế). Đối với thương binh, bệnh binh phải có giấy chứng nhận thương binh hoặc giấy chứng nhận bệnh binh. Riêng người tàn tật do điếc, câm, bị mù, cụt hoặc liệt chân tay, thiểu năng trí tuệ (đần độn) và có thân hình dị dạng đặc biệt, nếu chưa qua Hội đồng giám định Y khoa, thì phải có giấy xác nhận của phòng Y tế huyện, quận, thị xã.

2. Cơ sở sản xuất kinh doanh có đủ các điều kiện quy định tại Điểm 2, Mục II Thông tư này và các cơ sở dạy nghề, sản xuất kinh doanh nhận người tàn tật vào học nghề, lao động đạt tỷ lệ từ 31% trở lên, để được hưởng chế độ ưu đãi theo Nghị định số 81/CP và Thông tư này, phải được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp hoặc uỷ quyền cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định công nhận là "Cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật", hay chứng nhận là "cơ sở có người tàn tật tham gia đạt tỷ lệ từ 31% trở lên"; cơ sở gửi hồ sơ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để kiểm tra thẩm định.

Hồ sơ gồm có:

- Đơn xin được công nhận là cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật, hay chứng nhận là cơ sở có người tàn tật tham gia đạt tỷ lệ từ 31% trở lên;

- Bản sao quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập và giấy phép kinh doanh (hay giấy phép hoạt động dạy nghề đối với cơ sở dạy nghề) có chứng nhận của Công chứng Nhà nước;

- Điều lệ hoặc quy chế hoạt động của cơ sở;

- Danh sách ban quản lý và điều hành;

- Danh sách thành viên (theo mẫu) có xác nhận của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, quận, thị xã.

3. Các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng được hưởng chính sách, chế độ quy định tại Nghị định số 81/CP và Thông tư này muốn được cấp kinh phí, vốn hỗ trợ hoặc được vay vốn phải có hồ sơ, dự án gửi về Sở lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính - Vật giá để kiểm tra, thẩm định (bao gồm cả các cá nhân người tàn tật có nhu cầu vay vốn hoặc xin cấp kinh phí học nghề).

a. Hồ sơ, dự án gồm có:

- Tờ trình (đơn) xin cấp vốn hoặc xin vay vốn;

- Dự án xin cấp vốn, kinh phí hoặc dự án xin vay vốn;

- Danh sách học viên, lao động tại cơ sở. Người tàn tật tại cơ sở, có xác nhận của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, quận, thị xã (ghi rõ năm sinh, số thẻ thương binh, tàn tật).

- Đối với cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật phải nộp kèm bản sao quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập do cấp có thẩm quyền ký. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật phải nộp kèm theo bản sao quyết định công nhận là "cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật", hay giấy chứng nhận" Cơ sở có người tàn tật tham gia đạt tỷ lệ từ 31% trở lên" và bản sao giấy đăng ký kinh doanh có chứng nhận của công chứng Nhà nước.

Dự án xin cấp vốn và dự án xin vay vốn phải làm riêng. Chủ dự án là người phụ trách cơ sở, chịu trách nhiệm về sự đúng đắn của các nội dung được đề cập trong dự án, phải quản lý vốn cấp và hoàn trả đủ vốn vay, lãi suất vay đúng quy định.

b. Người tàn tật học nghề phải làm đơn xin cấp kinh phí học nghề kèm theo hợp đồng học nghề đã ký, có xác nhận của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, quận, thị xã.

4. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện, quận, thị xã có trách nhiệm:

- Nắm số lao động là người tàn tật có nhu cầu học nghề, tìm kiếm việc làm và đang làm việc tại các doanh nghiệp; đề xuất với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Uỷ ban nhân dân huyện, quận, tạo điều kiện thuận lợi để người tàn tật học nghề, tạo việc làm và lập cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật.

- Xác nhận và đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ đối với người tàn tật có hoàn cảnh khó khăn khi học nghề, tạo việc làm. Kiểm tra, xác nhận danh sách lao động là người tàn tật học nghề và làm việc tại các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn huyện, quận, thị xã.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm:

a. Chủ trì, phối hợp cùng với Sở Tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành liên quan giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập kế hoạch, theo dõi, quản lý, sử dụng Quỹ việc làm dành cho người tàn tật tại địa phương; hướng dẫn các cơ sở, đối tượng xây dựng dự án, kiểm tra thẩm định và xác nhận về mục tiêu, tính khả thi của từng dự án, xác nhận bản danh sách người tàn tật học nghề và làm việc tại cơ sở, xét duyệt kinh phí dạy nghề cho cơ sở hoặc cá nhân người tàn tật.

b. Tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định đối với các dự án xin cấp vốn, vay vốn, duyệt kinh phí dạy nghề từ Quỹ việc làm dành cho người tàn tật. Nếu nhu cầu của dự án lớn hơn khả năng của Quỹ thì có công văn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố đề nghị Liên Bộ lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư cấp bổ sung vốn cho Quỹ việc làm dành cho người tàn tật tại địa phương.

Báo cáo tổng hợp về vốn cấp, vốn vay đã được phê duyệt, biểu cân đối thu - chi của Quỹ, công văn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố về việc bổ sung vốn kèm theo hồ sơ dự án xin cấp vốn của cơ sở và các tài liệu liên quan khác về Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi tổng hợp trong kế hoạch hàng năm.

c. Tổ chức hướng dẫn, thực hiện các chính sách, chế độ đối với lao động là người tàn tật thuộc địa phương quản lý. Kiểm tra xác định số lao động là người tàn tật mà các doanh nghiệp phải nhận theo tỷ lệ quy định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định đối với từng doanh nghiệp.

d. Hướng dẫn, giúp đỡ việc thành lập các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật. Kiểm tra, thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định hoặc ra quyết định công nhận nếu được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố uỷ quyền công nhận cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật và chứng nhận cho những cơ sở dạy nghề, sản xuất kinh doanh có người tàn tật đạt tỷ lệ từ 31% trở lên. Hàng năm tổ chức kiểm tra nếu cơ sở nào không đủ điều kiện là cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật hay những cơ sở có tỷ lệ người tàn tật không đủ 31% thì cho thời gian 3 tháng để củng cố. Nếu vẫn không đủ điều kiện thì báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét quyết định hoặc được uỷ quyền quyết định cơ sở không còn được hưởng chính sách, chế độ của cơ sở dạy nghề, sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật hay cơ sở được hưởng chính sách theo Thông tư này.

6. Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm:

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc xác định, thẩm tra các dự án cấp vốn hỗ trợ từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét, quyết định; duyệt dự án kinh phí dạy nghề từ Quỹ việc làm dành cho người tàn tật; thẩm tra báo cáo quyết toán kinh phí thuộc nguồn Quỹ việc làm do Ngân sách Trung ương hỗ trợ; duyệt quyết toán các khoản kinh phí hỗ trợ, cho vay từ Quỹ việc làm dành cho người tàn tật ở địa phương.

7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì cùng với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Và Đầu tư chịu trách nhiệm:

a. Đề xuất nhu cầu vốn vay và vốn cấp hỗ trợ làm nguồn vốn bổ sung vào Quỹ việc làm dành cho người tàn tật cho các địa phương, tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt trong chương trình Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm hàng năm.

b. Sau khi được Chính phủ phê duyệt, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối lại nhu cầu cấp vốn hỗ trợ, vốn vay để dự kiến phân bổ kế hoạch cho địa phương. Trên cơ sở thống nhất của Liên bộ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định để Bộ Tài chính làm thủ tục chuyển vốn từ Ngân sách Trung ương về quỹ việc làm dành cho người tàn tật của các địa phương được hỗ trợ.

c. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với lao động là người tàn tật, các cơ sở dạy nghề, sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật, các cơ sở có trách nhiệm nhận lao động là người tàn tật và những cơ sở có trách nhiệm đóng góp xây dựng Quỹ, việc thu và sử dụng Quỹ việc làm cho người tàn tật ở các địa phương.

d. Xem xét thủ tục, nội dung các dự án xin cấp vốn theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố để làm thủ tục chuyển vốn theo trình tự quy định trên.

e. Báo cáo định kỳ sáu tháng và hàng năm với Chính phủ về lĩnh vực này.

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về liên Bộ để nghiên cứu giải quyết.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
THE MINISTRY OF FINANCE
THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
-----
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 1/1998/TTLT/BLDTBXH-BTC-BKHDT
Hanoi, January 31, 1998
 
JOINT CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMEN-TATION OF DECREE No.81-CP OF NOVEMBER 23, 1995 OF THE GOVERNMENT ON DISABLED LABORERS
In execution of Decree No.81-CP of November 23, 1995 of the Government detailing and guiding the implementation of a number of Articles of the Labor Code concerning disabled laborers, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment hereby provide the following guidance:
I. SUBJECT TO REGULATION
1. The disabled persons defined in Article 1 of Decree No.81-CP are persons whose working capacity has been reduced by 21% and more due to disability certified by the competent Medical Examination Council.
2. The job training, production and business establishments reserved exclusively for disabled persons defined in Article 2 and Article 3 of Decree No.81-CP which meet all the conditions stipulated in Section II of this Circular.
3. The job training establishments and other enterprises of any economic sector and any form of ownership which have the obligations and interests defined in Articles 13,14 and 15 of Decree No.81-CP.
II. CONDITIONS FOR JOB TRAINING, PRODUCTION AND BUSINESS ESTABLISHMENTS RESERVED EXCLUSIVELY FOR DISABLED PERSONS
1. Conditions of job training establishments reserved exclusively for disabled persons:
The job training establishments reserved exclusively for disabled persons include: schools and centers for job training founded by the State, the agencies, mass organizations, economic and social organizations or individuals according to the prescriptions of law to help the disabled persons learn trades and raise their skills associated with the creation of jobs.
They shall be entitled to the preferential treatment stipulated in this Circular if they meet the following conditions:
a/ At least 70% of the permanent enrolment at the establishment are disabled persons;
b/ The establishment is equipped with classrooms, equipment and means for theoretical teaching and practice facilities that suit the disabled and can ensure safety and hygiene;
c/ The establishment has a teaching program and curriculum suited to the disability state of the disabled;
d/ The teachers must have the following conditions:
- The teachers of theory must have at least a graduation diploma in secondary technical or professional education, a certificate of pedagogy and of supplementary education on the psychology of the disabled. These diplomas and certificates must be issued by the educational and training service;
- The practice instructors must have a skill level at least one grade higher than the grade required by the program and a high professional skill capable of guiding the disabled learners.
e/ The establishment must have the decision of founding or the permit of founding and the permit of conducting job teaching issued by the competent agency which clearly write down the task of the school or center of job training for disabled persons.
2. Conditions for a production or business establishment reserved exclusively for disabled persons:
The production or business establishment reserved exclusively for disabled persons defined in Article 3 of Decree No.81-CP of November 23,1995 of the Government include: State enterprises, private enterprises, limited liability companies, stock companies, cooperatives, cooperative teams founded by disabled persons, or by the various levels of the administration, by agencies, mass organizations, socio-economic organizations or individuals as prescribed by law aimed at creating jobs, improving the life, rehabilitating functions for the disabled persons. They shall enjoy the preferential treatment defined in this Circular if they meet the following conditions:
a/ It is founded as prescribed by law and has the legal person status;
b/ Each of its units must have from 10 laborers upward of whom more than 51% are disabled;
c/ Its regulation or working regulation must conform with the conditions, situation and health of the disabled; the regulation must include a commitment to ensure jobs and interests of the disabled; record the amount of State capital assigned to its management and use for the common goal and regarded as the State fund reserved for the disabled persons working at the establishment. The disabled persons shall enjoy profits from this capital as other capital sources contributed to the establishment;
d/ The managing board must include a disabled person who is head or deputy head of the establishment;
e/ The establishment must carry out all the provisions of the State on the regime of accountancy, tax registration and tax payment as prescribed;
f/ It must be recognized by decision of the People's Committee of the province or city directly under the Central Government or by the Labor, War Invalids and Social Affairs Service acting by delegation of such committee as production and business establishment reserved exclusively for disabled persons.
III. SETTING UP, USING AND MANAGING THE JOB FUND RESERVED FOR DISABLED PERSONS IN THE PROVINCES AND CITIES DIRECTLY UNDER THE CENTRAL GOVERNMENT:
The provinces and cities directly under the Central Government shall have to set up the job fund reserved for disabled persons as defined in Article 4 and Article 5 of Decree No.81-CP to help the disabled rehabilitate their working capacity and learn jobs or to create jobs and support the job training, production and business establishments reserved exclusively for disabled persons and support the job training establishments and other enterprises of all economic sectors which take in a high proportion of disabled persons to learn jobs and work.
1. The job fund for disabled persons is founded from the following sources:
- The local budget: the annual fund reserved for the disabled as prescribed by the People's Council and the People's Committee of the province or city directly under the Central Government.
- The National Fund for Job Creation (in the National Budget): each year the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the main responsibility and together with the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment determine the need of borrowed fund and support fund as supplement to the Job Fund reserved for the disabled in the localities with budget difficulties, low budget resources or too high a proportion of disabled.
- The monthly remittances of the enterprises which do not take in enough disabled persons to work as prescribed in Articles 14 and 15 of Decree No.81-CP and Point B2, Section VI of this Circular.
- The aid and assistance sources of the organizations and individuals inside and outside the country.
- Other incomes.
2. The job fund for the disabled shall be used as follows:
a/ To provide support for:
- The job training establishments, production and business establishments reserved exclusively for disabled persons in order to build or repair workshops, purchase machinery and technical equipment, maintain job training and develop production.
- The other enterprises of all economic sectors which take in disabled persons to work representing 31% and more of the total current labor force at the enterprises.
- The disabled persons whose labor capacity has been reduced by 31% and more, who are learning at a job training establishment managed by the State and which is not allocated training expenditures annually.
b/ Low interest loans according to the prescriptions of the National Fund for Job Creation shall be accorded to the following objects:
- Job training, production and business establishments reserved exclusively for disabled persons.
- Individual laborers or groups of laborers who are disabled persons.
- Job training establishments and other enterprises of all economic sectors which take in a labor force for job training and work of which 31% and more are disabled persons.
c/ Support for rehabilitation activities of the disabled persons.
3. Management of the fund.
- The job fund reserved for the disabled shall have the Chairman of the People's Committee of the province and city directly under the Central Government as account owner or he may delegate this right to the Director of the Finance- Price Service; the balance of the Fund shall be carried forward for use in the next year. The localities with large balances and small expenditures need shall have to regulate the fund in favor of those with big expenditures need but limited resources of income as stipulated by the Joint Decision on Regulation of the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Planning and Investment (concrete guidance is forthcoming).
- The provincial/municipal Finance-Price Service in coordination with the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Service shall have to help the People's Committee in the organization of the collection and allocation of the expenditures as currently provided by the State in this Circular and periodically (quarterly, annually) report to the Ministry of Finance and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on the income, expenditures and the fund balance.
- The Labor, War Invalids and Social Affairs Service shall assume main responsibility and coordinate with the Finance-Price Service, the Planning and Investment Service and other specialized agencies of the province or city directly under the Central Government in guiding the production and business establishments and job training centers reserved for disabled persons and the units eligible to use the Job Fund reserved exclusively for the disabled concerning the procedures of application for capital allocation or lending and shall take responsibility for evaluating the project and submit to the People's Committee of the province or city for decision to grant loan or allocate support fund.
IV. REGIME FOR DISABLED LABORERS
In the process of job learning and finding or seeking for self employment, the disabled laborers are entitled to the following regimes:
1. The disabled persons who learn job or receive job fostering at State-managed job training establishments shall come under Article 12 of Decree No.81-CP;
- Enjoy 50% reduction of tuition if they have their working capacity reduced by from 31% to 40%.
- Be exempt from tuition if their labor capacity is reduced by 41% and more. During the period of job training or fostering at the full time training centers, if they receive no pay or other annuities or are not qualified to receive scholarships, they shall receive social allowances at the rate of 100,000 Dong/month as directed by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance and the Ministry of Education and Training.
- The invalids in the category of those having made meritorious contributions to the revolution shall enjoy preferential treatment as provided for in Inter-ministerial Circular No.07/TT-LB of May 27,1996 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance and the Ministry of Education and Training guiding the implementation of Decree No.28-CP of April 29, 1995 of the Government.
2. The disabled persons learning or fostering jobs at the State-managed job training establishments and receiving no training allocation by the State shall be considered for financial support for job training at the rate of 50% of the tuition he has to pay to the job training center under the job training contract and the price frame prescribed by the State from the job fund reserved for the disabled.
3. A disabled person seeking a job through job service centers shall be exempt from job introduction fee.
4. Self-employed individuals or working groups who are disabled and who need capital for production, business or service, shall be considered for loans at low interest from the Job Fund reserved for the disabled.
5. The disabled who meet with special difficulties shall be considered for tax exemption or reduction as guided by the Ministry of Finance.
V. POLICY REGARDING JOB TRAINING, PRODUCTION AND BUSINESS ESTABLISHMENTS RESERVED EXCLUSIVELY FOR THE DISABLED
The job training establishments reserved exclusively for the disabled (12 months after starting operation) and the production and business establishments reserved for the disabled (6 months after starting operation) which fill the conditions mentioned in Section II of this Circular shall enjoy the following policies:
1. They are allocated support fund from the Job Fund reserved for the disabled as stipulated in Article 7 of Decree No.81-CP:
- A job training or production and business establishment reserved exclusively for the disabled applying for support to a project shall be considered for allocation of part of the training and retraining cost; part of the fund to renew or supplement equipment, broaden the establishment, maintain and develop production and job training, draw in more disabled persons to learn job and work or to create the initial material and technical bases.
- The job training establishments which associate production with practice to raise the skill and create jobs for disabled persons shall be entitled to the policies defined at this Circular as for a production and business establishment reserved exclusively for disabled persons if they fill the conditions defined at Section II, Point 2 mentioned above.
- Level of allocation: This level shall be based on the job training development project and the number of disabled persons trained each year. For the production and business establishments it shall be based on the production and business project, the list of workers who are disabled and are working at the establishment. The average allocation shall not exceed one million Dong per disabled worker.
- The production and business establishments reserved exclusively for disabled persons which organize job training or the raising of skill for the disabled right at the establishment, or send disabled persons to learn jobs at the schools or job training centers to which the State does not allocate training cost shall be considered for partial allocation of the cost (depending on the projects of each branch and trade or the job training contract which the establishment has signed with the job training center). The cost must be approved and proposed by the provincial/municipal Service of Labor, War Invalids and Social Affairs.
2. They shall be considered for loans from the Job Fund reserved for disabled persons as prescribed in Article 8 of Decree No.81-CP:
The job training or production and business establishments reserved exclusively for disabled persons shall be considered for capital loan to maintain and expand job training, production and business and create more jobs, draw in more disabled persons to learn jobs and to engage in production and business.
The level, time limit and interest rate of the loans shall comply with the current provisions on capital loans from the National Fund for job creation.
3. Tax policy.
- The job training or production and business establishments reserved exclusively for disabled persons are exempt from the various kinds of tax as stipulated in Circular No.23-TC/TCT of April 26,1996 and Circular No.32 TC/TCT of July 6,1996 of the Ministry of Finance.
The exempted tax amount is the sum indirectly paid by the State for the expenditures of the establishments to make up for the low work productivity of the disabled compared to ordinary persons. This money must be spent on the following objectives:
+ Making up for the expenditures in production, job training including the pay and wages for those disabled persons with low incomes.
+ Improving and renovating work tools and job training implements to make them suitable for each disability and improvement of the working conditions, labor safety requirement, the organization of job training and raising the skills for the disabled persons right at the establishment.
+ Expenditures on activities of labor capacity rehabilitation for the disabled persons and other expenditures.
Each year the job training or production and business establishments reserved exclusively for disabled persons must report to the Labor, War Invalids and Social Affairs Service and the local finance agency the amount of tax exempted, the money already used and the amount retained to be put into the fund for production development and job training at the establishment.
4. Other preferential policies and regimes according to Article 9 and Article 11 of Decree No.81-CP:
The job training or production and business establishments reserved exclusively for disabled persons are protected and encouraged to develop by the State; they are given priority in the allocation of favorable locations to set up places for job training and production and business; they shall be assisted to invest in technique, in improving and renewing technology and shall be assigned the appropriate production lines, granted loans at low interests and other preferences in the framework prescribed by law.
The capital resources invested by the State, or given as aid by organizations and individuals in the country and from abroad are property of the State and assigned to the job training or production and business establishments reserved exclusively for the disabled shall be managed and used in strict conformity with the contents and objectives defined in this Circular. The job training or production and business establishments not founded and managed by the State (non State establishments), after ceasing their task of job training or when they are no longer recognized as production and business establishments reserved exclusively for disabled persons, shall have to return the whole property issued from the allocated or support fund of the State and remitted to the Job Fund for disabled persons in the locality.
VI. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE JOB TRAINING ESTABLISHMENTS AND OTHER ENTERPRISES BELONGING TO ALL ECONOMIC SECTORS WHICH TAKE IN DISABLED PERSONS TO LEARN JOBS AND WORK UNDER THE PROVISIONS OF ARTICLES 13, 14 AND 15 OF DECREE No.81-CP:
A. For the job training establishments:
1. The places which take in disabled persons to learn jobs, to retrain or to raise skill shall receive tax relief from the job training turnover as prescribed in Circular No.32 TC/TCT of July 6, 1996 of the Ministry of Finance;
2. The job training places which have projects of job, training for disabled persons and which have at least 31% of their enrolments in the schools or courses being disabled persons shall be entitled to borrow to purchase implements and equipments in service of teaching and learning from the Job Fund reserved for the disabled. The level, time limit and interest rate of the loans shall be the same as in the job training establishments reserved exclusively for the disabled.
B. For the enterprises:
1. The following enterprises shall have to accept a proportion of disabled laborers in accordance with Article 14 of Decree No.91-CP:
- State enterprises;
- Private enterprises;
- Stock companies, limited liabilities companies;
- Foreign-invested enterprises;
- Enterprises in the export processing zones and industrial zones;
- Enterprises of political and social mass organizations and associations;
- Cooperatives and cooperative groups.
a/ 2% for the enterprises of the production branches, electricity, metallurgy, chemicals, geology, cartology, oil and gas, mining, aquatic product exploitation, capital construction, transport.
b/ 3% for the enterprises of the remaining branches and trades
The proportion of disabled persons which the enterprise accept is the ratio of disabled persons to the total of the laborers present at the enterprise on a monthly average.
In using disabled persons as laborers the enterprises must assign to them jobs appropriate with the capacity and the disability of each of them.
2. If the enterprise has not yet accepted or has accepted a number of disabled persons lower than the prescribed number, each month it has to remit to the Job Fund reserved for the disabled persons a sum corresponding to the minimum salary as prescribed by the State multiplied to the number of disabled persons that the enterprise has failed to take in.
The enterprise or its branch shall have to make remittances at the locality where it is located.
Each quarter the enterprise shall have to make remittances to the Job Fund reserved for the disabled. On December 25 of each year at the latest the enterprise shall have to remit the full sum it has to remit for the year. Failing this mark or if it does nor remit on schedule, the Finance and Price Service in coordination with the Labor, War Invalids and Social Affairs Service shall, through the Bank where the enterprise has its accounts of deposits, collect the money on its behalf and deposit the money into the accounts of the Job Fund reserved for disabled persons. The enterprises which deliberately shirk this duty shall be penalized under the Ordinance on Administrative Sanctions or shall be examined for penal liability.
3. The enterprises which take in a labor force of which 31% and more are disabled persons, when meeting with difficulties or when they need more fund or to borrow fund, shall be considered for such an allocation or loan from the Job Fund reserved for disabled persons. The level of the allocation and loan shall be proposed by the Labor, War Invalids and Social Affairs Service and decided by the People's Committee of the provinces or cities as prescribed in this Circular.
An enterprise which takes in a labor force of which less than 31% are disabled persons shall not be entitled to the above benefits and the fund which has been allocated to it shall have to be returned and remitted to the Job Fund reserved for disabled persons.
VII. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION:
1. The disabled persons eligible for the regimes stipulated in this Circular must have a certification from the Medical Certification Council on their disability and the rate of reduction of working capacity caused by this disability (the dossier and procedures for medical evaluation shall conform with the guidance at the Inter-ministerial Circular No.34/TT-LB of December 29, 1993 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health). For war invalids and diseased armymen, they must be provided with certificates of war invalids or diseased armymen. For disabled persons who are deaf, mute, blind, amputated or are paralyzed at the arms or legs, or are mentally deficient (cretins) or suffer from special deformities, if they are not examined by the Medical Certification Council, they must have a certificate from the district or township Medical Section.
2. The production and business establishments which meet the conditions stipulated at Point 2, Section II of this Circular and those job training or production and business establishments which have from 31% upward of their newly recruited workforce to learn jobs and work being disabled persons, if they are to enjoy the preferential regime under Decree No.81-CP and this Circular, they must be recognized by the People's Committee of the province or city directly under the Central Government or by delegation of this Committee by the Labor, War Invalids and Social Affairs Service as "Establishment for production and business reserved exclusively for the disabled" or certified as "an establishment with 31% and more of their workforce being disabled persons". The establishment shall send the dossier to the Labor, War Invalids and Social Affairs Service for checking and verification.
The dossier shall include:
- An application with certification that the establishment is a production and business establishment reserved exclusively for disabled persons, or with certification that its workforce is composed of 31% and more of disabled persons;
- A copy of the decision or permit to found the establishment and the business license (or permit of job training if it is a job training establishment) certified by the Notary Public;
- The Statute or operating regulation of the establishment;
- The list of the managing and excutive board;
- The list of membership (according to the prescribed form) with certification of the Labor, War Invalids and Social Affairs Section of the district, prefect or city.
3. The job training or production and business establishments which are eligible for the policies and regimes stipulated in Decree No.81-CP and this Circular and which wish to be allocated fund for expenditures or supplementary allocation or to borrow capital must make a dossier and project and send it to the Labor, War Invalids and Social Affairs Service, the Finance-Price Service for checking and evaluation (including individual requests of the disabled persons to borrow capital or to be allocated job learning expenditures).
a/ The dossier and project shall be composed of :
- A request (application) for capital allocation or lending;
- The project asking for capital allocation and expenditures or project asking for loans;
- The list of learners and laborers at the establishment, the disabled persons at the establishment certified by the Labor, War Invalids and Social Affairs Section of the district, prefect or city (complete with date of birth and serial number of the war invalids and disability cards).
- For the job training establishments reserved exclusively for disabled persons, they must be accompanied with a copy of the decision to found the establishment or to allow the founding signed by the competent authority. For an establishment reserved exclusively for disabled persons, it must also send a copy of the decision to recognize it as "an establishment for production and business reserved exclusively for disabled persons", or a certification as "an establishment with 31% and more of their workforce being disabled persons" and a copy of the business license certified by the Notary Public.
The project applying for capital allocation and the project applying for capital loans must be done separately. The project owner must be the person in charge of the establishment and must take responsibility for the truthfulness of the contents of the project. He must manage the allocated capital and must repay in full the loans and the interests on the prescribed date.
b/ The disabled persons learning job must send an application for job learning expenditures attached to the signed job learning contract certified by the Labor, War Invalids and Social Affairs Section of the district, prefect or city.
4. The Labor, War Invalids and Social Affairs Section of the district, prefect or city shall have:
- To know exactly the number of disabled persons who wish to learn jobs or to find jobs and are working at the various enterprises, in order to make proposals with the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Service and the People's Committee in the district or prefect in order to create favorable conditions for disabled persons to learn jobs and create jobs for them and set up establishments for production and business reserved exclusively for disabled persons.
- To certify and propose to the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Service to give support to the disabled persons who meet with difficulties while learning jobs or creating jobs. To check and certify the list of laborers who are disabled persons learning jobs or working at the job training or production and business establishments located in the territory of the district, prefect or city.
5. The provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Service shall have:
a/ To assume the prime responsibility and together with the Finance-Price Service, the Planning and Investment Service and related branches to help the People's Committee of the provinces and cities directly under the Central Government to work out the plan, monitor, manage and use the job fund reserved for the disabled in the locality; guide the establishments and other objects to elaborate the projects, check, evaluate and certify the targets and the feasibility of each project, certify the list of the disabled learning jobs and working at the establishment, ratify the expenditures on job training of the establishment or the disabled persons.
b/ To make a sum-up report to the People's Committee of the province or city so that it may issue decisions concerning the projects asking for capital allocation or lending, approve the job learning expenditures from the Job Fund reserved for the disabled. If the need of the project is bigger than the fund can supply, the People's Committee of the province or city shall write an official dispatch proposing the Ministry of the Labor War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment to supply additional fund to the Job Fund reserved for the disabled in the locality.
To make a general report on the allocated and lent capital already ratified, the income-expenditure balance sheet of the Fund, the official dispatch of the People's Committee of the province or city on the supplementation of capital attached to the dossier of the project asking for capital allocation to the establishment and related documents to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment in order to monitor and integrate it into the annual plan.
c/ To organize the guidance for the implementation of the policies and regimes with regard to the laborers who are disabled persons under the management of the locality. To check and certify the number of disabled laborers that the enterprise has to take in under the prescribed ratio, submit it to the People's Committee of the province or city for decision concerning each enterprise.
d/ To guide and help in the setting up of job training, production and business establishments reserved exclusively for disabled persons. To check and evaluate and propose to the People's Committee of the province or city for decision or for issuing a decision to delegate power to recognize them as job training and production and business establishments reserved exclusively for disabled persons and certify those job training, production or business establishments with disabled persons making up 31% and more of the labor force. To organize annual controls. Those establishments which are no longer eligible for being job training, production and business establishments reserved exclusively for disabled persons or those establishments where disabled persons represent less than 31% of the labor force, they shall be given 3 months to consolidate. If they still cannot qualify, they shall be reported to the People's Committee of the province or city for consideration and decision or the Committee is empowered to decide that the establishment is no longer eligible for the policies and regimes of a job training or production and business establishment reserved exclusively for disabled persons or an establishment eligible for the policies under this Circular.
6. The provincial/municipal Finance and Price Service shall have:
To coordinate with the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Service and Planning and Investment Service in determining and checking the projects funded by the National Job Creation Fund before submitting it to the People's Committee of the province or city for consideration and decision; to ratify the job training draft expenditures from the Job Fund reserved for disabled persons; to check the final expenditures report belonging to the Job Fund supplied by the central budget, ratify the final accounts statement of the support expenditures and loans from the Job Fund reserved for disabled persons in the locality.
7. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs which assumes the prime responsibility together with the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment shall have:
a/ To suggest the requirement in loans and support allocation as supplementary fund for the Job Fund reserved for disabled persons in the localities, synthetize them into a general report to submit to the Government for approval in the annual programs of the National Fund for Job Creation.
b/ After the Government approves, the Ministry of Labor War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment shall make readjustments to balance the needs for the support fund and the loans in order to make a draft distribution of the plan to the localities. On the basis of the agreement among the Ministries, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall decide to let the Ministry of Finance fill the procedures for transferring the fund from the Central Budget to the job fund reserved for disabled persons of the localities which receive support.
c/ To organize the checking of the implementation of the policies and regimes concerning laborers who are disabled, the job training, production and business establishments reserved exclusively for the disabled persons, the establishments which have the responsibility to take in disabled laborers and the establishments having the responsibility to contribute to the Fund, the contributions to the Fund and the use of the Job Fund for disabled persons in the localities.
d/ To examine the procedures and contents of the projects asking for fund allocation at the proposal of the People's Committee of the province or city in order to fill the procedures for transferring the fund in the order prescribed above.
e/ To make periodical reports every six months and every year to the Government on this domain.
This Circular takes effect 15 days after its signing. The earlier regulations which are contrary to this Circular are now annulled. In the process of its implementation should any question arise it should be reported in time to the Joint Ministries for study and settlement.
 

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
MINISTER




Tran Dinh Hoan
THE MINISTRY OF FINANCE
MINISTER




Nguyen Sinh Hung
THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
MINISTER




Tran Xuan Gia
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Joint Circular 01/1998/TTLT-BLDTBXH-BTC-BKHDT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất