Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH thời giờ làm việc, nghỉ ngơi đối với lao động thời vụ
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 54/2015/TT-BLĐTBXH |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Doãn Mậu Diệp |
Ngày ban hành: | 16/12/2015 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tổng số giờ làm thêm trong một năm đối với mỗi người lao động không quá 300 giờ là nội dung nổi bật tại Thông tư số 54/2015/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành ngày 16/12/2015 hướng dẫn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng, có hiệu lực từ ngày 10/02/2016.
Cũng theo Thông tư này, tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong 01 tuần của người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng tháng theo đơn đặt hàng không quá 64 giờ hoặc 48 giờ đối với các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; tổng số giờ làm thêm trong 01 tháng không quá 32 giờ, riêng với công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, tối đa là 24 giờ. Người sử dụng lao động được lựa chọn áp dụng giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn và giờ làm thêm theo tuần hoặc giới hạn giờ làm thêm theo tháng và phải ghi vào kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm. Trường hợp áp dụng giới hạn giờ làm thêm theo tháng thì đồng thời tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn trong 01 tuần tối đa là 56 giờ hoặc 42 giờ đối với các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Về thời giờ nghỉ ngơi, Thông tư quy định, hàng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 01 ngày (24 giờ liên tục). Trong những tháng thời vụ hoặc phải gấp rút gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, nếu không thực hiện được nghỉ hàng tuần thì phải bảo đảm hàng tháng có ít nhất 04 ngày nghỉ cho người lao động. Với lao động làm việc trong ngày từ 10 ngày trở lên phải được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc, ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường. Doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí để người lao động được nghỉ hoặc nghỉ bù đủ số ngày lễ, Tết, nghỉ hàng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác đúng theo quy định của Bộ luật Lao động.
Thông tư này thay thế Thông tư số 33/2011/TT-BLĐTBXH ngày 18/11/2011.
Xem chi tiết Thông tư54/2015/TT-BLĐTBXH tại đây
tải Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH Số: 54/2015/TT-BLĐTBXH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2015 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM CÔNG VIỆC SẢN XUẤT CÓ TÍNH THỜI VỤ VÀ CÔNG VIỆC GIA CÔNG HÀNG THEO ĐƠN ĐẶT HÀNG
Căn cứ Điều 117 Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng.
Thông tư này hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng.
TQ = [TN - (Tt + Tp + TL)] X tn (giờ)
Trong đó:
- TQ: Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm của người lao động;
- TN: Số ngày trong năm tính theo năm dương lịch là 365 ngày hoặc là 366 ngày nếu là năm nhuận;
- Tt: Tổng số ngày nghỉ hằng tuần trong năm được xác định theo quy định tại Điều 110 của Bộ luật lao động;
- Tp: Số ngày nghỉ hằng năm là 12, 14 hoặc 16 ngày và được tăng theo thâm niên làm việc theo quy định tại Điều 111, Điều 112 của Bộ luật lao động và Điều 7 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- TL: Số ngày nghỉ lễ trong năm là 10 ngày;
- tn: Số giờ làm việc bình thường trong một ngày là 8 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành là 6 giờ.
Hằng năm, căn cứ vào quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm (TQ) đã tính theo hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư này, người sử dụng lao động lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày của người lao động theo các trường hợp sau:
Trường hợp quyết định áp dụng giới hạn giờ làm thêm theo tháng quy định tại điểm b khoản này thì đồng thời tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn trong một tuần không quá 56 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 42 giờ.
Trường hợp xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn của các ngày làm việc trong năm đều là 8 giờ hoặc 6 giờ đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì không phải lập kế hoạch theo Phụ lục 1 nêu trên.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
MẪU KẾ HOẠCH THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
(ban hành kèm theo Thông tư số 54/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 12 năm 2015
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………….. |
……., ngày ….. tháng ….. năm ……….. |
KẾ HOẠCH (KẾ HOẠCH ĐIỀU CHỈNH) THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
NĂM ………
- Loại hình sản xuất kinh doanh: ………………………………………………………………………
- Nghề, công việc (sản xuất theo thời vụ, hoặc gia công xuất khẩu): ………………………………
1. Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm …………… tính bình quân cho một người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường:
TQ =
2. Lựa chọn áp dụng giới hạn giờ làm thêm theo tuần/tháng:
3. Kế hoạch phân bổ quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm:
Tháng |
Số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày |
Số ngày làm việc trong tháng |
Tổng số giờ làm việc |
Ghi chú |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
11 |
|
|
|
|
12 |
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
TQ = |
TM. TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN TẬP THỂ LAO ĐỘNG TẠI CƠ SỞ |
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG |
PHỤ LỤC 2
CÁC VÍ DỤ VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM CÁC CÔNG VIỆC SẢN XUẤT CÓ TÍNH THỜI VỤ VÀ CÔNG VIỆC GIA CÔNG HÀNG THEO ĐƠN ĐẶT HÀNG
(ban hành kèm theo Thông tư số 54/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
I. Ví dụ về quỹ thời giờ tiêu chuẩn
Ví dụ 1: Công nhân A làm việc 15 năm trong điều kiện lao động bình thường cho công ty X. Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn năm 2015 của công nhân A tính như sau:
Số ngày nghỉ hằng năm của công nhân A là: = 15 ngày
Trong đó: 12 ngày được xác định theo quy định tại Điều 111 của Bộ luật lao động; 15/5 là số ngày nghỉ tăng theo thâm niên được xác định theo quy định tại Điều 112 của Bộ luật lao động.
Lập bảng tính sau:
1 |
Số ngày trong năm 2015 (theo dương lịch) |
TN = |
365 |
2 |
Tổng số ngày nghỉ hằng tuần trong năm 2015 |
Tt = |
52 |
3 |
Số ngày nghỉ hằng năm |
Tp = |
15 |
4 |
Số ngày nghỉ lễ |
TL = |
10 |
5 |
Số giờ làm việc bình thường trong một ngày |
tn = |
8 |
TQ = [365 - (52 + 15 + 10)] x 8 = 2304 giờ |
|
|
Vậy quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn của công nhân A năm 2015 là 2304 giờ.
Ví dụ 2: Công nhân B làm nghề đặc biệt nặng nhọc cho công ty Y đã 15 năm. Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn năm 2015 của công nhân B tính như sau:
Số ngày nghỉ hằng năm của công nhân B là: = 19 ngày
Trong đó: 16 ngày được xác định theo quy định tại Điều 111 của Bộ luật Lao động; 15/5 là số ngày nghỉ tăng theo thâm niên được xác định theo quy định tại Điều 112 của Bộ luật Lao động.
Lập bảng tính sau:
1 |
Số ngày trong năm 2015 (theo dương lịch) |
TN = |
365 |
2 |
Tổng số ngày nghỉ hằng tuần trong năm 2015 |
Tt = |
52 |
3 |
Số ngày nghỉ hằng năm |
Tp = |
19 |
4 |
Số ngày nghỉ lễ |
TL = |
10 |
5 |
Số giờ làm việc bình thường trong một ngày |
tn = |
6 |
TQ = [365 - (52 + 19 + 10)] x 6 = 1704 giờ |
|
|
Vậy quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn của công nhân B năm 2015 là 1704 giờ.
II. Ví dụ về lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày
Ví dụ 3: Công nhân A theo ví dụ 1 có quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm 2015 là 2304 giờ. Công ty X phân bổ số giờ làm việc tiêu chuẩn làm hằng ngày của công nhân A năm 2015 như sau:
Các tháng (dương lịch) |
Số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày |
Số ngày làm việc |
Tổng số giờ làm việc |
Ghi chú |
Tháng 1 |
8 |
26 |
208 |
Nghỉ 01 ngày tết dương lịch, 04 ngày nghỉ hằng tuần |
Tháng 2 |
7 |
8 |
56 |
Nghỉ 05 ngày tết âm lịch, 04 ngày nghỉ hằng tuần và nghỉ trọn 11 ngày làm việc |
Tháng 3 |
7 |
26 |
182 |
Nghỉ 05 ngày nghỉ hằng tuần |
Tháng 4 |
9 |
24 |
216 |
Nghỉ ngày Chiến thắng, ngày Giỗ tổ Hùng Vương, 04 ngày nghỉ hằng tuần |
Tháng 5 |
11 giờ từ thứ hai đến thứ năm, 10 giờ vào thứ sáu, thứ bảy hằng tuần |
25 |
266 |
Nghỉ ngày Quốc tế lao động, 05 ngày nghỉ hằng tuần |
Tháng 6 |
10 giờ từ thứ hai đến thứ sáu, 9 giờ vào thứ bảy hằng tuần |
26 |
256 |
Nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần |
Tháng 7 |
9 giờ từ thứ hai đến thứ bảy tuần gần cuối của tháng, 8 giờ vào các ngày làm việc khác trong tháng |
23 |
190 |
Bố trí 04 ngày nghỉ hằng năm vào cuối tháng; nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần |
Tháng 8 |
8 |
15 |
120 |
Bố trí 11 ngày nghỉ hằng năm; nghỉ 05 ngày nghỉ hằng tuần |
Tháng 9 |
6 |
20 |
120 |
Nghỉ ngày Quốc khánh, 04 ngày nghỉ hằng tuần và nghỉ trọn 5 ngày làm việc |
Tháng 10 |
11 giờ từ thứ hai đến thứ sáu, 8 giờ vào thứ bảy hằng tuần |
27 |
282 |
Nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần |
Tháng 11 |
9 giờ từ thứ hai đến thứ bảy của 2 tuần giữa tháng, 7 giờ vào các ngày làm việc khác trong tháng |
25 |
199 |
Nghỉ 5 ngày nghỉ hằng tuần |
Tháng 12 |
9 giờ ngày đầu tháng và 8 giờ vào ngày làm việc khác |
26 |
209 |
Nghỉ trọn 01 ngày làm việc và nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần |
TỔNG |
|
|
2304 |
|
III. Ví dụ về nguyên tắc sử dụng quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn
Ví dụ 4: Trong tháng 2, công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 7 giờ/ngày trong 8 ngày làm việc, sau đó cho nghỉ trọn 11 ngày làm việc. Công ty thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập nêu tại ví dụ 3 trên, như vậy:
- Số giờ làm việc ít hơn so với 8 giờ của ngày làm việc bình thường là:
8 giờ - 7 giờ = 1 giờ; 1 giờ này không phải trả lương ngừng việc;
- Số ngày nghỉ việc là 11 ngày cũng không phải trả lương ngừng việc.
Ví dụ 5: Tháng 3, do tình hình sản xuất kinh doanh công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 5 giờ/ngày trong 13 ngày làm việc, sau đó cho nghỉ trọn 13 ngày làm việc. Như vậy, so với kế hoạch đã được công ty lập ra cho công nhân A vào tháng 3 nêu tại ví dụ 3 trên, thì:
- Số giờ làm việc thực tế ít hơn so với số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày là: 7 giờ - 5 giờ = 2 giờ; 2 giờ này phải trả lương ngừng việc;
- Số ngày ngừng việc so với kế hoạch là 13 ngày; 13 ngày này phải trả lương ngừng việc.
Ví dụ 6: Trong tháng 4, công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 9 giờ/ngày, từ thứ hai đến thứ bảy theo đúng kế hoạch của công ty được nêu tại ví dụ 3 trên. Như vậy, số giờ làm việc nhiều hơn so với 8 giờ làm việc bình thường là: 9 giờ - 8 giờ = 1 giờ; 1 giờ này không tính là giờ làm thêm.
Ví dụ 7: Trong tháng 9, công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 8 giờ/ngày. Như vậy, so với kế hoạch đã được công ty lập ra cho công nhân A vào tháng 9 tại ví dụ 3 nêu trên, thì số giờ làm việc nhiều hơn so với số giờ làm việc tiêu chuẩn là: 8 giờ - 6 giờ = 2 giờ; Hai giờ này được tính vào tổng số giờ làm thêm trong năm, đồng thời phải trả tiền lương và thực hiện các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ theo đúng quy định hiện hành.
IV. Ví dụ về giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày và thời giờ làm thêm
Ví dụ 8: Do yêu cầu đột xuất, trong tháng 5 và tháng 6, công ty X có nhu cầu phải làm thêm giờ. Công ty đã đăng ký giới hạn giờ làm thêm theo tuần. Công ty được phép bố trí như sau:
- Tháng 5, chỉ được tổ chức làm việc theo đúng kế hoạch đã nêu tại ví dụ 3, không được tổ chức làm thêm giờ vì tổng số giờ làm việc trong tuần là: (11 giờ/ngày x 4 ngày) + (10 giờ/ngày x 2 ngày) = 64 giờ.
- Tháng 6 có thể bố trí làm thêm mỗi ngày 1 giờ từ thứ hai đến thứ sáu.
Ví dụ 9: Công ty X dự kiến phân bổ số giờ làm việc tiêu chuẩn làm hằng ngày của công nhân A năm 2015 như tại ví dụ 3. Trường hợp này, Công ty X chỉ được đăng ký giới hạn giờ làm thêm theo tuần vì trong kế hoạch có nhiều tuần có tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn lớn hơn 56 giờ như các tuần của tháng 5, vượt quy định kèm theo của giới hạn giờ làm thêm theo tháng.
THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
Circular No.54/2015/TT-BLDTBXHdated December 16, 2015 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs guiding the working hours, rest hours applicable to employees on seasonal production work and processing of goods under orders
Pursuant to Article 117 of the Labor Code dated June 18, 2012;
Pursuant to the Government’s Decree No. 45/2013/ND-CP dated May 10, 2013 on guidelines for the Labor Code on working hours, rest hours, occupational safety and occupational hygiene;
Pursuant to the Government s Decree No. 106/2012/ND-CP dated December 20, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
At the request of the Director of the Department of Labor safety,
The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs promulgates a Circular guiding the working hours, rest hours applicable to employees on seasonal production work and processing of goods under orders.
Article 1. Scope of adjustment
This Circular provides guidelines for making plan and implementation of working hours, rest hours applicable to employees doing seasonal jobs and processing of goods under orders.
Article 2. Subject of application
1.Laborers working under labor contracts of between 12 and 36 months or labor contracts of an indefinite term for the following jobs:
a) Seasonal production work in the fields of agriculture – forestry – fishery - salt production that require instant harvest or instant processing after harvest without delay;
b) Processing of goods under orders, of which delivery time requested by the goods owners, including the fields of textile and garment, leather and footwear, electronic component installation.
2.Employers of the laborers mentioned in the Clause 1 of this Article are the following enterprises and business entities:
a) Companies and enterprises operating under the Law on Enterprise;
b) Cooperatives and cooperative unions operating under the Law on Cooperatives and employing laborers under labor contracts.
Article 3. Yearly standard working hours
TQ= [TN- (Tt+ Tp+ TL)] X tn(hours)
Where:
-TQ: A laborer’s standard working hours in a year;
-TN: Number of days in a year, which is 365 in a calendar year, or 366 in a leap year;
-Tt: Total number of weekly days off in a year, determined under Article 110 of the Labor Code;
-Tp: Number of annual leave days, which is 12, 14 or 16 and may be increased depending on working seniority under Articles 111 and 112 of the Labor Code and Article 7 of Decree No. 45/2013/ND-CP dated May 10, 2013 on guidelines for the Labor Code on working hours, rest hours, occupational safety and occupational hygiene;
-TL: Number of official holidays in a year, which is 10;
-tn: Number of daily normal working hours, which is 8; particularly for laborers doing extremely hard, hazardous and dangerous jobs on the list issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, this number is 6.
Article 4. Making plan for daily standard working hours
Annually, based on the standard working hours in a year (TQ) calculated as prescribed in Article 3 of this Circular, each employer shall make a plan to determine the number of daily standard working hours of each laborer in the following cases:
1.The number of daily normal hours is 8; or 6, for laborers doing extremely hard, hazardous and dangerous jobs;
2.The number of daily working hours may be more than 8 but may not exceed 12; or may be more than 6 but may not exceed 9, for laborers doing extremely hard, hazardous and dangerous jobs;
3.The number of daily working hours may be more than 4 but must be fewer than 8; or may be more than 3 but must be fewer than 6, for laborers doing extremely hard, hazardous and dangerous jobs;
4.A whole day-off is allowed.
Article 5. Using principles of the standard working hours
1.In a year, the total number of standard working hours planned and determined under Clause 4 of this Article (including daily rest hours expressed as working hours) must not exceed the standard working hours in the year (TQ) already determined in Clause 3 of this Article.
2.In case the number of daily standard working hours which is fewer than 8; or fewer than 6, for laborers doing extremely hard, hazardous and dangerous jobs, has been planned and determined under Clauses 3 and 4 of this Circular, job stoppage wage needs not to be paid.
3.Job stoppage wage must be paid for the number of daily standard working hours already planned during which a company actually did not arrange work for its laborers.
4.In case the number of daily standard working hours which is more than 8; or more than 6, for laborers doing extremely hard, hazardous and dangerous jobs, has been determined under the plan mentioned in Clause 2 Article 4 of this Circular, such difference in hours may not be counted as extra working time.
5.The number of actual daily working hours in excess of the number of standard working hours already planned under Article 4 of this Circular may be counted as extra working hours to be added to the total number of extra working hours in a year and, at the same time, overtime pay and other relevant benefits must be provided under current regulations of the Labor Code.
Article 6. Maximum daily standard working hours and extra working hours
1.The total maximum number of standard working hours and extra working hours in a day is 12; or 9, for laborers doing extremely hard, hazardous and dangerous jobs.
2.Maximum weekly and monthly standard working hours and extra working hours:
a) The total maximum number of standard working hours and extra working hours in a week is 64; or 48, for laborers doing extremely hard, hazardous and dangerous jobs.
b) The total maximum number of extra working hours in a month is 32; or 24, for laborers doing extremely hard, hazardous and dangerous jobs.
c) The employer shall apply either maximum weekly standard working hours and extra working hours prescribed in Point a or maximum monthly extra working hours prescribed in Point b of this Clause, and then record it into a plan for annual working hours and rest hours prescribed in Clause 1 Article 8 of this Circular.
If the employer decides to apply the maximum monthly extra working hours prescribed in Point b of this Clause, the total of weekly standard working hours shall do not exceed 56 hours; or 42 hours, laborers doing extremely hard, hazardous and dangerous jobs.
3.Total of extra working hours in a year of each laborer shall not exceed 300 hours.
Article 7. Rest hours
1.Laborers are entitled to at least one day off (24 consecutive hours) a week. In seasonal-work months or when export goods must be urgently processed under orders, if weekly days off cannot be arranged, the employer shall arrange at least 4 days off every month for laborers.
2.During-shift and between-shift breaks for laborers comply with the provisions of the Labor Code. For laborers working 10 or more hours a day, the employer shall allow them to have at least extra 30 minutes off included in working hours besides rest hours during normal working shifts.
3.Enterprises shall allow laborers to take all official holidays, annual leave days and other paid days off or other days off in compensation as prescribed in the Labor Code.
Article 8. Employer’s responsibilities
1.Annually, based on their production and business plans, each employer shall take the initiative in formulating and adjusting their plans on working hours and rest hours, using the form provided in Appendix 1 issued herewith. The employer must consult grassroots trade union executive boards of their enterprises. The employer shall refer to the examples in Appendix 2 issued herewith during the formulation and implementation of the plan for working hours and rest hours.
If ascertaining that the number of daily normal working hours is only 8, or 6, for laborers doing extremely hard, hazardous and dangerous jobs, enterprises are not required to formulate plans under the above Appendix 1.
2.The employer shall notify laborers within their enterprises of plans on working hours and rest hours at least 30 days before implementation, and reach agreement with laborers on overtime work under regulations of the Labor Code.
3.The employer shall reach agreement with laborers on either seasonal payment or monthly payment of wages in a year.
4.The employer shall include the report on implementation of this Circular in the annual report on occupational safety and hygiene to Services of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Article 9. Responsibilities of Services of Labor, War Invalids and Social Affairs
1.Coordinate with related agencies in disseminating this Circular to enterprises in provinces.
2.Regularly expedite, supervise, examine and inspect the implementation of regulations on working hours and rest hours at enterprises; and handle violations against legislation on labor.
3.The employer shall send annual report on the implementation of this Circular by enterprises in the provinces to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Article 10. Implementation effect
1.This Circular takes effect on February 10, 2016.
2.The Circular No. 33/2011/TT-BLDTBXH dated November 18, 2011 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on guidelines for working hours and rest hours applied to laborers doing seasonal jobs and processing export goods under orders.
3.The regulations on working hours at night, overtime work in special cases, unpaid leave applicable to regulated entities in this Circular comply with current provisions on labor.
4.Any difficulties arising in the course of implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration./.
For the Minister
The Deputy Minister
Doan Mau Diep
*Appendices are not translated herein.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây