Thông tư 33/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, định mức nhân viên và quy trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội

thuộc tính Thông tư 33/2017/TT-BLĐTBXH

Thông tư 33/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, định mức nhân viên và quy trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:33/2017/TT-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đào Hồng Lan
Ngày ban hành:29/12/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Cơ sở trợ giúp xã hội phải có ít nhất 1 nhân viên tâm lý
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, định mức nhân viên và quy trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội tại Thông tư số 33/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2017.

Theo hướng dẫn, mỗi cơ sở có ít nhất 01 nhân viên tâm lý; 01 nhân viên công tác xã hội quản lý trường hợp tối đa 100 đối tượng; 01 nhân viên y tế phụ trách việc chăm sóc sức khỏe cho tối đa 50 đối tượng. Về nhân viên chăm sóc trực tiếp đối tượng tại cơ sở: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách 01 trẻ em dưới 18 tháng tuổi, tối đa 06 trẻ em bình thường từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi… Các vị trí việc làm gián tiếp tối đa không quá 20% tổng số nhân lực cơ sở trợ giúp xã hội, gồm: Kế toán, hành chính - tổng hợp, quản trị, thu quỹ, văn thư, lái xe, bảo vệ.

Cơ sở trợ giúp xã hội phải đặt tại địa điểm thuận tiện về tiếp cận giao thông; môi trường có cây xanh, không khí trong lành có lợi cho sức khỏe của đối tượng; Có hệ thống thoát nước; có nơi đổ rác, chất thải thường xuyên; Công cơ sở có biển ghi tên và địa chỉ rõ ràng, có tường rào và đèn chiếu sáng nhằm đảm bảo sự an toàn cho cơ sở. Đối với cơ sở ở khu vực nông thôn, miền núi có ít nhất một khu vườn, cột cờ và không gian phù hợp cho đối tượng tập thể dục, thể thao và vui chơi…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 12/02/2018.

Từ ngày 30/3/2020, Thông tư này bị hết hiệu lực một phần bởi Thông tư 02/2020/TT-BLĐTBXH.

Xem chi tiết Thông tư33/2017/TT-BLĐTBXH tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG -THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

Số: 33/2017/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, ĐỊNH MỨC NHÂN VIÊN VÀ QUY TRÌNH, TIÊU CHUẨN TRỢ GIÚP XÃ HỘI TẠI CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thvà quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, định mức nhân viên và quy trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, định mức nhân viên và quy trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ sở trợ giúp xã hội công lập và cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập, gồm:
1. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi.
2. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
3. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật.
4. Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.
5. Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp thực hiện việc chăm sóc nhiều đối tượng bảo trợ xã hội hoặc đối tượng cần trợ giúp xã hội.
6. Trung tâm công tác xã hội thực hiện việc tư vấn, chăm sóc khẩn cấp hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho đối tượng cần trợ giúp xã hội.
7. Cơ sở trợ giúp xã hội khác theo quy định của pháp luật.
Chương II
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC NHÂN VIÊN TẠI CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo cơ sở trợ giúp xã hội gồm có Giám đốc và các Phó Giám đốc.
2. Cơ cấu tổ chức
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý cơ sở trợ giúp xã hội công lập căn cứ vào nhiệm vụ, quy mô, số lượng đối tượng phục vụ và số lượng công chức, viên chức và người lao động để quy định cơ cấu tổ chức thành các phòng, khoa hoặc bộ phận cho phù hợp, bảo đảm không làm tăng số phòng hiện có, không làm tăng số lượng người làm việc hiện có của các cơ sở trợ giúp xã hội công lập trên địa bàn; đồng thời thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức và người lao động theo quy định. Cơ cấu tổ chức của cơ sở trợ giúp xã hội công lập được xác định theo các nhóm công việc cơ bản sau:
a) Hành chính - Tổng hợp;
b) Công tác xã hội và phát triển cộng đồng;
c) Chăm sóc khẩn cấp và dài hạn;
d) Y tế - Phục hồi chức năng;
đ) Các phòng, khoa hoặc bộ phận có tên gọi khác do cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Giám đốc cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập tham khảo quy định tại Khoản 2 Điều này để quyết định cơ cấu tổ chức cho phù hợp với thực tiễn tại cơ sở.
Điều 4. Vị trí việc làm
Vị trí việc làm tại cơ sở trợ giúp xã hội gồm:
1. Nhóm vị trí việc làm gắn với các nhiệm vụ quản lý, điều hành:
a) Giám đốc;
b) Phó Giám đốc;
c) Trưởng phòng;
d) Phó Trưởng phòng;
đ) Trưởng khoa;
e) Phó Trưởng khoa.
2. Nhóm vị trí việc làm gắn với các nhiệm vụ chăm sóc, trợ giúp tại cơ sở trợ giúp xã hội:
a) Công tác xã hội;
b) Tâm lý;
c) Chăm sóc trực tiếp đối tượng;
d) Y tế, điều dưỡng;
đ) Chăm sóc dinh dưỡng;
e) Phục hồi chức năng;
g) Dạy văn hóa;
h) Dạy nghề;
i) Vị trí việc làm khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhóm vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ:
a) Kế toán;
b) Hành chính - Tổng hợp;
c) Quản trị;
d) Thủ quỹ;
đ) Văn thư;
e) Lái xe;
g) Bảo vệ;
h) Các vị trí việc làm khác theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý cơ sở trợ giúp xã hội công lập quyết định vị trí việc làm, ghép vị trí việc làm hoặc bổ sung danh sách vị trí việc làm mới theo quy định của pháp luật, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.
5. Giám đốc cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập quyết định vị trí việc làm, người làm việc của cơ sở cho phù hợp để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của cơ sở.
Điều 5. Định mức nhân viên tại cơ sở trợ giúp xã hội
1. Giám đốc: Mỗi cơ sở trợ giúp xã hội có 01 Giám đốc.
2. Phó Giám đốc: Mỗi cơ sở trợ giúp xã hội có không quá 02 Phó Giám đốc.
3. Mỗi phòng nghiệp vụ gồm Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng và các nhân viên. Số lượng nhân viên của mỗi phòng nghiệp vụ được xác định theo vị trí công tác và khối lượng công việc thực tế phải đảm nhiệm.
4. Mỗi khoa gồm Trưởng khoa, không quá 02 Phó Trưởng khoa và các nhân viên. Số lượng nhân viên của mỗi khoa được xác định theo vị trí công tác và khối lượng công việc thực tế phải đảm nhiệm.
5. Nhân viên công tác xã hội: 01 nhân viên công tác xã hội quản lý trường hợp tối đa 100 đối tượng.
6. Nhân viên tâm lý: Mỗi cơ sở có ít nhất 01 nhân viên tâm lý.
7. Nhân viên chăm sóc trực tiếp đối tượng tại cơ sở:
a) Nhân viên chăm sóc trẻ em: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách 01 trẻ em dưới 18 tháng tuổi, tối đa 06 trẻ em bình thường từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi hoặc tối đa 10 trẻ em bình thường từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi; chăm sóc tối đa 04 trẻ em khuyết tật hoặc tâm thần hoặc nhiễm HIV/AIDS từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi; chăm sóc tối đa 05 trẻ em khuyết tật hoặc tâm thần hoặc nhiễm HIV/AIDS từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi.
b) Nhân viên chăm sóc người khuyết tật: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 10 người khuyết tật còn tự phục vụ được hoặc tối đa 04 người khuyết tật không tự phục vụ được.
c) Nhân viên chăm sóc người cao tuổi: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 10 người cao tuổi còn tự phục vụ được hoặc tối đa 04 người cao tuổi không tự phục vụ được.
d) Nhân viên chăm sóc người tâm thần: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 02 người tâm thần đặc biệt nặng, tối đa 04 người tâm thần nặng hoặc tối đa 10 người tâm thần đã phục hồi, ổn định.
đ) Nhân viên chăm sóc người lang thang: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 12 người lang thang (định mức này sử dụng cho các đợt tiếp nhận người lang thang vào cơ sở để đánh giá, đưa về địa phương).
8. Nhân viên y tế: 01 nhân viên y tế phụ trách việc chăm sóc sức khỏe cho tối đa 50 đối tượng.
9. Nhân viên phụ trách dinh dưỡng: 01 nhân viên phục vụ tối đa 20 đối tượng.
10. Nhân viên phục hồi chức năng: 01 nhân viên hướng dẫn phục hồi chức năng cho tối đa 05 đối tượng.
11. Giáo viên dạy văn hóa, dạy nghề: 01 giáo viên phụ trách dạy văn hóa, dạy nghề cho tối đa 09 đối tượng.
12. Vị trí việc làm gián tiếp tối đa không quá 20% tổng số nhân lực cơ sở trợ giúp xã hội, gồm: Kế toán, hành chính - tổng hợp, quản trị, thủ quỹ, văn thư, lái xe, bảo vệ.
Chương III
QUY TRÌNH, TIÊU CHUẨN TRỢ GIÚP XÃ HỘI
Điều 6. Quy trình trợ giúp xã hội
Cơ sở thực hiện quy trình trợ giúp đối tượng theo các bước dưới đây:
1. Tiếp nhận thông tin, nhu cầu của đối tượng; tổ chức sàng lọc và phân loại đối tượng.
2. Đánh giá về tâm sinh lý, tình trạng sức khoẻ và các nhu cầu của đối tượng.
3. Lập kế hoạch trợ giúp đối tượng.
4. Thực hiện kế hoạch trợ giúp.
5. Thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích và đánh giá sự tiến triển của đối tượng; giám sát, đánh giá các hoạt động chăm sóc và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc nếu cần thiết.
6. Lập kế hoạch dừng trợ giúp và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng.
Điều 7. Tiêu chuẩn về môi trường, khuôn viên và nhà ở
1. Môi trường và khuôn viên của cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
a) Cơ sở phải đặt tại địa điểm thuận tiện về tiếp cận giao thông; môi trường có cây xanh, không khí trong lành có lợi cho sức khỏe của đối tượng;
b) Có hệ thống thoát nước; có nơi đổ rác, chất thải thường xuyên và các biện pháp phù hợp để xử lý rác, chất thải;
c) Cổng cơ sở có biển ghi tên và địa chỉ rõ ràng; có tường rào và đèn chiếu sáng nhằm đảm bảo sự an toàn cho cơ sở;
d) Có phòng tang lễ, nhà thắp hương cho đối tượng qua đời;
đ) Đối với cơ sở ở khu vực nông thôn, miền núi có ít nhất một khu vườn, cột cờ và không gian phù hợp cho đối tượng tập thể dục, thể thao và vui chơi. Nếu có ao, hồ thì cần được rào lại, bảo đảm an toàn cho đối tượng; có khu đất để tăng gia, sản xuất phục vụ cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày tại cơ sở; khu chăn nuôi gia súc, gia cầm cách xa khu vực văn phòng và nhà ở.
2. Cơ sở vật chất của cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
a) Hệ thống nhà làm việc, nhà ở phải kiên cố, đảm bảo an toàn, tránh được mưa bão;
b) Cửa ra vào, cửa sổ cung cấp đủ ánh sáng và bảo đảm thông thoáng;
c) Các hệ thống bảo đảm an toàn cho đối tượng, bao gồm việc lắp đặt các hệ thống điện, gas và thoát nước một cách phù hợp;
d) Nhà vệ sinh, nhà tắm phù hợp với các nhóm đối tượng, bao gồm cả người khuyết tật; có nhà vệ sinh, nhà tắm riêng cho phụ nữ;
đ) Sắp xếp việc ngủ, nghỉ cho đối tượng phù hợp với độ tuổi và giới tính;
e) Có khu sinh hoạt chung cho đối tượng trong thời gian rảnh rỗi;
g) Có khu vui chơi, khu sản xuất và lao động trị liệu cho đối tượng;
h) Có bếp và phòng ăn chung cho đối tượng;
i) Có phòng y tế để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đối tượng;
k) Có trang thiết bị cần thiết cho người khuyết tật, người cao tuổi và trẻ em;
l) Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho người khuyết tật, người cao tuổi và trẻ em tiếp cận, sử dụng thuận tiện.
Điều 8. Tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh, quần áo và dinh dưỡng
Cơ sở bảo đảm đối tượng được chăm sóc theo các tiêu chuẩn sau:
1. Chăm sóc y tế:
Cơ sở có cán bộ y tế, trang thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp, tủ thuốc bảo đảm chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cấp cứu khi cần thiết; điều trị và mở sổ theo dõi; kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng và hàng năm cho từng đối tượng. Đối với cơ sở có nhiệm vụ phục hồi chức năng thì phải có cán bộ và trang thiết bị phục hồi chức năng cho đối tượng.
2. Vệ sinh và đồ dùng sinh hoạt:
a) Cung cấp đầy đủ nước uống sạch và bảo đảm vệ sinh tắm, giặt hàng ngày cho đối tượng;
b) Cung cấp đồ dùng vệ sinh cá nhân, gồm xà phòng tắm, khăn tắm, khăn mặt, kem đánh răng và bàn chải đánh răng riêng;
c) Cung cấp đồ dùng phục vụ việc ngủ, gồm giường nằm, chiếu, gối, chăn, màn;
d) Có nội quy riêng của cơ sở trợ giúp xã hội quy định dọn dẹp vệ sinh và vệ sinh cá nhân.
3. Quần áo:
Đối tượng được trang bị quần áo đồng phục đi học (đối với trẻ em trong độ tuổi đi học), tất và dép được cung cấp ít nhất 6 tháng/01 lần và được thay thế trong trường hợp bị hư hỏng, mất và quần áo mặc đủ ấm về mùa đông.
4. Dinh dưỡng:
a) Cung cấp ít nhất ba bữa ăn (sáng, trưa và tối) mỗi ngày;
b) Bảo đảm dinh dưỡng đủ calo, có chất đạm (thịt, cá, đậu nành, chất bột đường, ngũ cốc, rau quả);
c) Có chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho những đối tượng có nhu cầu đặc biệt như trẻ sơ sinh, trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV, trẻ em bị ốm hoặc suy dinh dưỡng, người cao tuổi và những đối tượng có chế độ ăn kiêng theo bệnh tật, theo tôn giáo hay tín ngưỡng.
Điều 9. Tiêu chuẩn về giáo dục và học nghề
Cơ sở bảo đảm cung cấp cho đối tượng được học văn hóa (đối với người có khả năng học tập); được học nghề (đối với trẻ em từ 13 tuổi trở lên và những người có khả năng lao động, có nhu cầu học nghề), cụ thể:
1. Bảo đảm phổ cập giáo dục theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009.
2. Cung cấp giáo dục chính quy hoặc không chính quy trong các trường công lập, dân lập hoặc các cơ sở trợ giúp xã hội.
3. Giáo dục đối tượng về đạo đức xã hội, vệ sinh, kiến thức phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản và các chủ đề khác phù hợp với độ tuổi và giới tính.
4. Hướng dẫn đối tượng các phương pháp tự phòng, chống nạn mua bán người, lạm dụng, xâm hại, bạo hành và bóc lột.
5. Cung cấp sách vở, tài liệu học tập và bố trí nơi học tập cho đối tượng.
6. Tư vấn để đối tượng tự lựa chọn học nghề phù hợp với khả năng cá nhân và điều kiện của địa phương.
7. Đối tượng được hỗ trợ học tiếp lên hoặc học nghề tùy thuộc vào độ tuổi, sự lựa chọn và nhu cầu thị trường.
Điều 10. Tiêu chuẩn về văn hóa, thể thao, thể dục và giải trí
Cơ sở bảo đảm cho đối tượng:
1. Về văn hóa:
a) Môi trường văn hóa có sự quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ đối tượng thể hiện tình cảm, suy nghĩ, ý tưởng và sự sáng tạo;
b) Có cơ hội tham gia vào các hoạt động tôn giáo và xã hội;
c) Học văn hóa truyền thống dân tộc và tôn trọng quyền tự do về tôn giáo, tín ngưỡng trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam;
d) Có quyền lựa chọn tôn giáo mà không bị phân biệt đối xử, không bị ép buộc theo một tôn giáo để được chăm sóc trong cơ sở.
2. Về thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí:
a) Tham gia vào các hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp với lứa tuổi và người dân ở cộng đồng; hỗ trợ cho người khuyết tật tham gia một cách an toàn vào các hoạt động kể trên;
b) Được tạo điều kiện để làm quen, kết bạn với những người sống xung quanh, bạn học ở trường và cộng đồng; gặp gỡ với gia đình hoặc những người thân, bạn bè, trừ một số trường hợp có khả năng đe dọa đến sự an toàn của đối tượng.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 12 tháng 02 năm 2018.
2. Thông tư số 04/2011/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 2 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội; Thông tư liên tịch số 32/2009/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 21 tháng 9 năm 2009 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và định mức cán bộ, nhân viên của cơ sở bảo trợ xã hội công lập; Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10 tháng 6 năm 2013 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội công lập hết hiệu lực từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
3. Các cơ sở trợ giúp xã hội phải có giải pháp sắp xếp, tổ chức, kiện toàn đội ngũ nhân lực, các tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động theo quy định tại Nghị định số 103/2017/NĐ-CP và tại Thông tư này.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- T
òa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các t
nh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Bộ LĐTBXH: Bộ trưởng, các Thứ trưởng và các đơn vị có liên quan;
- Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, Cục BTXH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đào Hồng Lan

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
_________

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

_______________

No. 33/2017/TT-BLDTBXH

Hanoi, December 29, 2017

 

CIRCULAR

Guiding organizational structure, payroll, social relief process and standards at social relief establishments  


Pursuant to the Government’s Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs;

Pursuant to the Government’s Decree No. 103/2017/ND-CP dated September 12, 2017 on prescribing the founding, organization, operation, dissolution and management of social relief establishments;

At the request of Director of the Department of Social Assistance;

The Minister of Labor, Invalids and Social Affairs promulgates the Circular on guiding organizational structure, payroll, social relief process and standards at social relief establishments.


Chapter I

GENERAL PROVISIONS
 

Article 1. Scope of regulation

This Circular guides organizational structure, payroll, social relief process and standards at social relief establishments (hereinafter referred to as the establishments).

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to public social relief establishments and non-public social relief establishments, including:

1. Social assistance establishments taking care of the elderly.

2. Social assistance establishments taking care of children in special circumstances.

3. Social assistance establishments taking care of persons with disabilities.

4. Social assistance establishments taking care of and organizing functional rehabilitation for persons suffering from mental illness or mental disorders.

5. General social assistance establishments taking care of different types of social relief beneficiaries or persons in need of social relief.

6. Social work centers giving advice, emergency care or other necessary conditions for persons in need of social relief.

7. Other social relief establishments as prescribed by law regulations.


Chapter II

ORGANIZATIONAL STRUCTURE AND PAYROLL AT SOCIAL RELIEF ESTABLISHMENTS
 

Article 3. Organizational structure

1. Leadership of a social relief establishment includes Director and Deputy Director.

2. Organizational structure

The state agency competent to manage public social relief establishments shall, based on the establishment’s tasks, scope, number of beneficiaries and number of civil servants, public employees and employees, provide for regulations on organizational structure with suitable divisions or departments, without increase in number of divisions and the number of staff at the public social relief establishments in the locality; and cut down number of staff on payroll and restructure their team of civil servants, public employees and employees in accordance with regulations. The organizational structure of a public social relief establishment shall be determined by the following basic groups of works:

a) General administration;

b) Social work and community development;

c) Emergency and long-term care;

d) Health - Functional rehabilitation;

dd) Other divisions or departments that are decided by the competent authorities.

3. Directors of non-public social relief establishments shall refer to Clause 2 of this Article to decide a suitable organizational structure for their establishments.

Article 4. Positions

Positions in a social relief establishment include:

1. Positions associated with administration tasks:

a) Director;

b) Deputy Director;

c) Head of Division;

d) Deputy Head of Division;

dd) Head of Department;

e) Deputy Head of Department.

2. Positions associated with care and support tasks at the social relief establishment:

a) Social work;

b) Psychology;

c) Direct care;

d) Health, nursing;

dd) Nutritional care;

e) Functional rehabilitation;

g) Education;

h) Vocational training;

i) Other positions specified by law regulations.

3. Positions associated with assistance and service tasks:

a) Accountant;

b) General administration;

c) Administration;

d) Cashier;

dd) Clerical work;

e) Driver;

g) Security guard;

h) Other positions specified by law regulations.

4. The state agency competent to a public social relief establishment shall decide positions, combination of positions or supplementation of a list of new positions in accordance with law regulations, ensuring the fulfillment of duties of the establishment.

5. Directors of non-public social relief establishments shall decide positions and staff of the establishments to ensure fulfillment of duties of the establishments.

Article 5. Payroll at social relief establishments

1. Director: Each social relief establishment has 01 Director.

2. Deputy Director: Each social relief establishment has 02 Deputy Directors at most.

3. Each professional division has a Head, at most 02 Deputy Heads and staff. The number of staff in every division shall be determined according to their positions and actual workload.

4. Each department has a Head, at most 02 Deputy Heads and staff. The number of staff in every department shall be determined according to their positions and actual workload.

5. Social work staff: 01 social work staff shall take charge of 100 beneficiaries at most.

6. Psychologist: The establishment must have at least 01 psychiatry staff.

7. Direct care staff:

a) Child care staff: 01 child care staff shall take care of 01 child under 18 months of age, at most 06 normal children from 18 months of age to under 6 years of age or at most 10 normal children from 6 to under 16 years of age; take care of at most 04 children with disabilities, or children suffering a mental disease, or HIV-infected children from 18 months of age to under 6 years; take care of at most 05 children with disabilities, or children suffering a mental disease, or HIV-infected children from 6 to under 16 years of age.

b) Staff taking care of persons with disabilities: 01 care staff shall take care of at most 10 persons with disabilities who can take care of themselves in daily routines or at most 04 persons with disabilities who cannot take care of themselves in daily routines.

c) Elderly care staff: 01 elderly care staff shall take care of at most 10 elderly people who can take care of themselves in daily routines or at most 04 elderly people who cannot take care of themselves in daily routines.

d) Staff persons taking care of persons suffering from mental illness: 01 staff shall take care of at most 02 extremely serious mental patients, at most 04 serious mental patients or at most 10 mental patients who have been recovered.

dd) Staff taking care of homeless people: 01 staff shall take care of 12 homeless people at most (this payroll is used for every batch of homeless people admitted to the establishment for evaluating or sending them back to the localities).

8. Health staff: 01 health staff shall take care of 50 beneficiaries at most.

9. Nutritional care staff: 01 staff shall take care of 20 beneficiaries at most.

10. Functional rehabilitation staff: 01 staff shall guide the functional rehabilitation for 05 beneficiaries at most.

11. Teachers: 01 teacher shall provide education or vocational training for 09 beneficiaries at most.

12. Indirect positions shall account for at most 20% of total human resources in the establishment, including: Accounting, general administration, administration, cashier, clerical work, driver, security guard.


Chapter III

SOCIAL RELIEF PROCESS AND STANDARDS
 

Article 6. Social relief process

The establishment shall provide social relief for a beneficiary according to the following process:

1. Receiving information and needs of the beneficiary; screen and categorize beneficiary.

2. Evaluating psychology, physiology, wellbeing, and needs of the beneficiary.

3. Making a plan to support the beneficiary.

4. Performing the support plan.

5. Collecting data, aggregate, analyze and evaluate the progress of the beneficiary; supervise and evaluate the care and adjust the care plan if necessary.

6. Making a plan to cut off the support and support the beneficiary to integrate into community.

Article 7. Standards on the environment, premises and houses

1. The environment and premises of the establishment must ensure the standards as follows:

a) The establishment must be located in a place convenient for traffic access; have trees and fresh air which are beneficial for the health of beneficiaries;

b) There must be a drainage system, rubbish and waste dump and appropriate measures for rubbish and waste treatment;

c) The establishment gate must have a sign with clear name and address; fence and lighting to ensure its safety;

d) There are funeral home and space for burning incenses for deceased beneficiaries;

dd) For an establishment in a rural or mountainous area, there is at least one garden, flagpole and suitable space for beneficiaries to work out, play sports and tranquillize. If there are ponds and lakes, they must be fenced and adequately safe for beneficiaries; there must be land to do farming for daily life at the establishment; cattle and poultry breeding areas must be far away from its offices and houses.

2. Facilities of the establishment must meet the following standards:

a) The system of offices and houses must be solid, adequately secured and hurricane-proof;

b) Doors and windows provide adequate natural light and ventilation;

c) Systems in the establishment must be adequately safe for the beneficiaries, including the proper installation of electrical, gas and drainage systems;

d) Toilets, bathrooms are suitable for all groups of people, including persons with disabilities; separate toilets and bathrooms are available for women;

dd) The arrangement of sleep and rest places for beneficiaries shall be suitable with their age and gender;

e) There must be a common room for beneficiaries in their free time;

g) There must be recreation areas, therapeutic labor and production zones for the beneficiaries;

h) There must be kitchen and common dining areas for the beneficiaries;

i) There must be infirmaries to provide primary health care for the beneficiaries;

k) There must be necessary equipment for persons with disabilities, the elderly and children;

l) Works and equipment must be accessible to persons with disabilities, the elderly and children.

Article 8. Standards on health, sanitation, clothing and nutrition

An establishment must take care of its beneficiaries according to the following standards:

1. Health care:

The establishment must have health staff, appropriate medical equipment and devices and medicine cabinets to ensure primary health care and first aid when necessary; provide treatment and open logbook; provide biannual and annual checkups for each beneficiary. For establishments having the duty of functional rehabilitation, there must be functional rehabilitation staff and equipment for the beneficiaries.

2. Sanitation and items for daily routines:

a) Provide sufficient potable water and ensure daily bathing and washing for beneficiaries;

b) Provide personal hygiene items, including separate bath soap, towels, face towels, toothpaste and toothbrush;

c) Provide objects for sleeping, including, beds, mats, pillows, blankets, mosquito nets;

d) The social relief establishment must have a separate regulation that provide for sanitation and personal hygiene.

3. Clothes:

Beneficiaries are provided with school uniforms (for children of school age), socks and slippers are provided at least every 6 months and are replaced in cases of damage or loss; and are provided with warm clothes warm in winter.

4. Nutrition:

a) Provide at least three meals (breakfast, lunch and dinner) per day;

b) Ensure adequate calories, protein (meat, fish, soy, carbohydrates, cereals, vegetables);

c) The establishment must have a special nutrition regime for those with special needs such as infants, children with disabilities, children infected with HIV, children who are sick or malnourished, the elderly and those who need a diet due to their disease, religion or belief.

Article 9. Standards for education and vocational training

An establishment must provide education for beneficiaries capable of learning; vocational training for children aged from 13 years and older and those who have working capacity and need vocational training, to be specific:

1. Ensure the universalization of education specified in Clause 2 Article 1 of the Law on Amending and Supplementing a Number of Article of the Law on Education dated November 25, 2009.

2. Provide formal or non-formal education in public schools or people-founded schools or social relief establishments.

3. Educate beneficiaries about social ethics, sanitation, HIV/AIDS prevention and control, reproductive health and other topics suitable to their age and gender.

4. Provide guidance on methods of prevention and fighting of human trafficking, abuse, violence and exploitation for the beneficiaries.

5. Provide textbooks, learning materials and arrange study places for beneficiaries.

6. Give counsel for beneficiaries to select by themselves a vocational training appropriate to their abilities and local conditions.

7. Support beneficiaries with further study or vocational training, depending on their age, choice and market demand.

Article 10. Standards on culture, sports, physical training and entertainment

The establishment must ensure the following requirements for beneficiaries:

1. Regarding culture:

a) Provide a cultural environment that cares about, shares and supports beneficiaries to show affection, thoughts, ideas and creativity;

b) Beneficiaries have opportunity to participate in religious and social activities;

c) Beneficiaries may study traditional culture and have freedom of religion and belief within the framework of Vietnamese law;

d) Beneficiaries have the right to choose a religion without being discriminated against or being forced to follow a religion as a condition for the care in the establishment.

2. Regarding physical training, sports, recreation and entertainment:

a) Beneficiaries may participate in physical activities, sports, recreation and entertainment suitable for ages and citizens in the community; persons with disabilities are supported to participate safely in the above-mentioned activities;

b) Create favorable conditions for beneficiaries to make friends with people living in the neighborhood, schoolfriends and people in the community; meet with family or relatives, except for some cases in which the meeting or making friends might threaten beneficiaries’ safety.


Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS
 

Article 11. Effect

1. This Circular takes effect on February 12, 2018.

2. The Circular No. 04/2011/TT-BLDTBXH dated February 25, 2011 of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs on defining standards on care in social assistance establishments; Joint Circular No. 32/2009/TTLT-BLDTBXH-BNV dated September 21, 2009, of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs and the Ministry of Home Affairs guiding tasks, powers, organizational structure and payroll of public social assistance establishments; Joint Circular No. 09/2013/TTLT-BLDTBXH-BNV dated June 10, 2013, of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs and the Ministry of Home Affairs on guiding functions, tasks, powers and organizational structure of public social work service centers shall cease to be effective from the effective date of this Circular.

3. Social relief establishments  must take solutions to arrange, organize and perfecting human resources, standards and conditions for operation in accordance with the Decree No. 103/2017/ND-CP and this Circular.

4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, heads of central agencies of socio-political organizations, chairpersons of People's Committees of provinces and centrally-run cities shall take responsibility for implementing this Circular.

5. Any difficulty arising in the course of implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs for guidance./.

 

 

FOR THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Dao Hong Lan

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 33/2017/TT-BLDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất