Thông tư 28/2017/TT-BLĐTBXH hệ thống bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 28/2017/TT-BLĐTBXH
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 28/2017/TT-BLĐTBXH |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Lê Quân |
Ngày ban hành: | 15/12/2017 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Trường dạy nghề phải tự đánh giá chất lượng mỗi năm 1 lần
Đây là yêu cầu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tại Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2017, có hiệu lực từ ngày 01/02/2018.
Cụ thể, các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải tự đánh giá chất lượng định kỳ mỗi năm 01 lần. Đối với chương trình đào tạo nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế; chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp cũng phải tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo định kỳ mỗi năm 01 lần.
Việc tự đánh giá chất lượng đảm bảo có sự tham gia của tất cả đơn vị, cá nhân có liên quan của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Đánh giá theo hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp hiện hành và các hướng dẫn liên quan; Thực hiện đánh giá toàn bộ hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo tại tất cả phân hiệu, chi nhánh…
Kết quả tự đánh giá chất lượng phải được công khai trong nội bộ cơ sở giáo dục nghề nghiệp, được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước và được lưu trữ cùng toàn bộ minh chứng, tài liệu liên quan.
Để tìm hiểu thêm quy định nêu trên, bạn đọc tham khảo:
Thông tư 28/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Xem chi tiết Thông tư28/2017/TT-BLĐTBXH tại đây
tải Thông tư 28/2017/TT-BLĐTBXH
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Số: 28/2017/TT-BLĐTBXH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2017 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH HỆ THỐNG BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về nguyên tắc, yêu cầu, quy trình xây dựng, vận hành, đánh giá, cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng và tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Thông tư này áp dụng đối với trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Thông tư này không áp dụng đối với trường cao đẳng, trường trung cấp và chương trình đào tạo nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2. Nguyên tắc, yêu cầu hệ thống bảo đảm chất lượng
1. Tuân thủ các quy định hiện hành, bảo đảm phù hợp với mục tiêu đào tạo và thể hiện được tầm nhìn, sứ mạng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong từng giai đoạn.
2. Nhấn mạnh vai trò của người quản lý, gắn kết với quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và lấy người học làm trung tâm.
3. Huy động sự tham gia của tất cả cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên và người học.
4. Tiếp cận theo quá trình, đảm bảo tính hệ thống, gắn kết với tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong quản lý.
5. Phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, dễ vận hành; liên tục cải tiến, đơn giản hóa các thủ tục bảo đảm chất lượng và đảm bảo khoa học, hiệu quả, tiết kiệm.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là hệ thống các chính sách, quy trình, công cụ đối với tất cả lĩnh vực, nội dung quản lý của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và đạt được mục tiêu đề ra.
2. Chính sách chất lượng là định hướng chung có liên quan đến chất lượng. Chính sách chất lượng thống nhất với chính sách chung của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và là cơ sở để xác định các mục tiêu chất lượng.
3. Mục tiêu chất lượng là mong muốn cụ thể của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có liên quan đến chất lượng, được xây dựng trên cơ sở chính sách chất lượng và được quy định cho các đơn vị trực thuộc cơ Sở giáo dục nghề nghiệp để thực hiện.
4. Hệ thống tài liệu bảo đảm chất lượng gồm chính sách chất lượng, sổ tay chất lượng, quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng đối với từng nội dung trong các lĩnh vực quản lý.
5. Quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng là cách thức để tiến hành một hoạt động cụ thể, trong đó nêu rõ trình tự, phương pháp và các yêu cầu nhằm đáp ứng mục tiêu chất lượng đã đề ra.
6. Sổ tay bảo đảm chất lượng là tài liệu cung cấp thông tin về hệ thống bảo đảm chất lượng cho cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên và các bên liên quan.
7. Đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp là quá trình cơ sở giáo dục nghề nghiệp thu thập, xử lý thông tin, đánh giá hiệu quả vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng.
8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp là quá trình cơ sở giáo dục nghề nghiệp đánh giá để xác định mức độ cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Chương II. HỆ THỐNG BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Mục 1. XÂY DỰNG, VẬN HÀNH, ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG
Điều 4. Quy trình xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng
1. Công tác chuẩn bị.
2. Xây dựng hệ thống tài liệu bảo đảm chất lượng.
3. Thiết lập hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng.
4. Phê duyệt và vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng.
5. Đánh giá, cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng.
Điều 5. Công tác chuẩn bị
1. Hoàn thiện tổ chức và nhân sự bảo đảm chất lượng theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Đánh giá thực trạng bộ máy, nhân sự và các điều kiện bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
3. Lập kế hoạch xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng.
4. Tổ chức hướng dẫn về xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng cho cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên.
Điều 6. Tổ chức và nhân sự bảo đảm chất lượng
1. Hiệu trưởng hoặc giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi chung là người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp) thành lập hoặc phân công đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi chung là đơn vị phụ trách). Trong trường hợp cần thiết, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể thành lập các Hội đồng hoặc tổ tư vấn để tư vấn cho người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp các vấn đề về xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng.
2. Nhiệm vụ của đơn vị phụ trách:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập kế hoạch xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng và trình người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức thực hiện xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng;
c) Đôn đốc, kiểm tra, giám sát và đề xuất các biện pháp thực hiện xây dựng, vận hành và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng đúng tiến độ, hiệu quả và đảm bảo chất lượng;
d) Báo cáo kết quả xây dựng, vận hành và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng theo yêu cầu của người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Điều 7. Xây dựng hệ thống tài liệu bảo đảm chất lượng
1. Xây dựng chính sách chất lượng:
a) Đơn vị phụ trách chủ trì tổ chức xây dựng chính sách chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trình người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt.
b) Chính sách chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bảo đảm các yêu cầu sau:
- Phù hợp với chính sách phát triển chung của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể và các quy định liên quan khác;
- Cụ thể hóa chủ trương và định hướng chung của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc thực hiện bảo đảm chất lượng đào tạo;
- Được lấy ý kiến đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, đại diện các tổ chức đoàn thể, người học và các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động có tiếp nhận học sinh, sinh viên đến thực tập, thực hành, làm việc;
- Được trình bày cô đọng, rõ ràng, dễ hiểu;
- Được rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật phù hợp với thực tế phát triển của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và sự thay đổi của các định hướng chiến lược hay các quy định khác có liên quan.
2. Xây dựng mục tiêu chất lượng:
a) Đơn vị phụ trách chủ trì tổ chức xây dựng mục tiêu chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trình người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt.
b) Mục tiêu chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bảo đảm các yêu cầu sau:
- Được xác định phù hợp với chính sách chất lượng;
- Được xác định theo thứ tự ưu tiên nhằm cụ thể hóa chính sách chất lượng theo từng giai đoạn cụ thể;
- Được lấy ý kiến đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, đại diện các tổ chức đoàn thể, người học và các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động có tiếp nhận học sinh, sinh viên đến thực tập, thực hành, làm việc;
- Được rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật phù hợp với thực tế phát triển của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và sự thay đổi của các định hướng chiến lược hay các quy định khác có liên quan;
- Được trình bày cô đọng, rõ ràng, dễ hiểu, thuận tiện đánh giá.
c) Mục tiêu chất lượng của các đơn vị thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp bảo đảm yêu cầu tại điểm b khoản 2 Điều này và phù hợp với chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đề ra.
3. Xây dựng sổ tay bảo đảm chất lượng;
a) Đơn vị phụ trách xây dựng sổ tay bảo đảm chất lượng theo mẫu tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này trình người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt.
b) Sổ tay bảo đảm chất lượng đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phản ánh trung thực, chính xác các quy định về hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Được rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật phù hợp với thực tế phát triển của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và sự thay đổi định hướng chiến lược hay quy định khác có liên quan.
4. Xây dựng quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng:
a) Đơn vị phụ trách chủ trì, phối hợp với các đơn vị xây dựng quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng theo cách thức sau:
- Xác định lĩnh vực quản lý chất lượng trên cơ sở các tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp hiện hành. Tùy theo điều kiện, đặc thù cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể xác định các lĩnh vực quản lý chất lượng khác nếu cần thiết;
- Căn cứ các lĩnh vực quản lý chất lượng đã được cơ sở giáo dục nghề nghiệp xác định, nghiên cứu, xây dựng các nội dung cụ thể của từng lĩnh vực quản lý chất lượng.
b) Xây dựng quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng cho từng nội dung cụ thể của các lĩnh vực quản lý chất lượng trình người đứng đầu cơ sở cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt. Các hoạt động bắt buộc phải xây dựng quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng, bao gồm: xây dựng, lựa chọn, chỉnh sửa, bổ sung chương trình, giáo trình đào tạo; tuyển sinh; kiểm tra, thi, xét, công nhận tốt nghiệp; đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học: tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo, cán bộ quản lý; quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị; quản lý xưởng; khảo sát học sinh sau tốt nghiệp; khảo sát doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động.
Điều 8. Thiết lập hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng
1. Hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng gồm cơ sở dữ liệu bảo đảm chất lượng và hạ tầng thông tin:
a) Cơ sở dữ liệu bảo đảm chất lượng là: thông tin đầu vào của từng quy trình bảo đảm chất lượng hoặc từng bước thuộc một quy trình; thông tin đầu ra của từng quy trình bảo đảm chất lượng hoặc từng bước thuộc một quy trình và các thông tin liên quan đến hệ thống bảo đảm chất lượng;
b) Hạ tầng thông tin bao gồm máy móc, thiết bị, phần mềm và công nghệ phục vụ việc xây dựng, vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng.
2. Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu bảo đảm chất lượng:
a) Cơ sở dữ liệu mở, có khả năng mở rộng, cập nhật khi cần thiết;
b) Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin phục vụ quản lý của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng;
c) Ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm kết nối với hệ thống thông tin quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp các cấp;
d) Phân quyền truy cập hệ thống theo cấp độ quản lý phục vụ việc ra quyết định quản lý, điều hành các hoạt động bảo đảm chất lượng.
3. Hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng được định kỳ rà soát, nâng cấp.
4. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng và ban hành quy chế quản lý, vận hành hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng.
Điều 9. Phê duyệt, vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng
1. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt các nội dung thuộc hệ thống bảo đảm chất lượng trước khi vận hành hệ thống trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Hệ thống bảo đảm chất lượng được công bố công khai để toàn thể cán bộ, nhà giáo, nhân viên và các đối tượng khác có liên quan biết và triển khai thực hiện.
Điều 10. Đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng
1. Quy trình đánh giá nội bộ hệ thống bảo đảm chất lượng:
a) Xây dựng kế hoạch;
b) Thực hiện đánh giá hệ thống;
c) Phê duyệt báo cáo, công bố và lưu trữ.
2. Xây dựng kế hoạch
a) Hằng năm, đơn vị phụ trách xây dựng kế hoạch đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp trình người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt. Kế hoạch thể hiện đơn vị được đánh giá, nội dung và thời gian thực hiện đánh giá.
b) Căn cứ kế hoạch đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được phê duyệt, các đơn vị thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện.
3. Yêu cầu trong đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng:
a) Đảm bảo trung thực, khách quan, đầy đủ thông tin, minh chứng hợp lệ;
b) Đánh giá các nội dung của từng lĩnh vực quản lý chất lượng của các đơn vị và của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
c) Huy động sự tham gia của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động có tiếp nhận học sinh, sinh viên đến thực tập, thực hành, làm việc;
d) Kết quả đánh giá công tác bảo đảm chất lượng từng đơn vị và kết quả đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp được công bố công khai cho các đối tượng liên quan biết;
đ) Toàn bộ minh chứng, tài liệu phục vụ đánh giá được lưu trữ.
4. Thực hiện đánh giá, viết báo cáo
a) Đánh giá cấp đơn vị thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Đơn vị thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện đánh giá các nội dung sau:
- Sự phù hợp và kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng của đơn vị theo điểm c khoản 2 Điều 7 của Thông tư này;
- Sự phù hợp và kết quả vận hành các quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đánh giá và quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng liên quan đã được ban hành;
- Thực hiện quy chế quản lý, vận hành hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng tại đơn vị.
Đơn vị đánh giá viết báo cáo đánh giá công tác bảo đảm chất lượng gửi về đơn vị phụ trách để tổng hợp, báo cáo.
b) Đánh giá cấp toàn cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Đơn vị phụ trách chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện đánh giá các nội dung sau:
- Sự phù hợp của chính sách chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 của Thông tư này;
- Sự phù hợp và kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 của Thông tư này;
- Sự phù hợp và kết quả vận hành các quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng của các lĩnh vực quản lý chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Quy chế quản lý, vận hành hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng.
c) Căn cứ vào báo cáo công tác bảo đảm chất lượng cấp đơn vị và kết quả đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng cấp toàn cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đơn vị phụ trách viết báo cáo đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng cấp toàn cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với từng lĩnh vực quản lý chất lượng, từng đợt đánh giá hoặc toàn bộ hệ thống khi thấy cần thiết. Đơn vị phụ trách lấy ý kiến các đơn vị thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, đại diện người học và đại diện các tổ chức Đảng, đoàn thể của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với các nội dung đánh giá có liên quan; tổng hợp và hoàn thiện báo cáo đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng cấp toàn cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trình người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt.
d) Đơn vị phụ trách thường xuyên theo dõi, kiểm tra kế hoạch đánh giá công tác bảo đảm chất lượng của các đơn vị, phát hiện kịp thời các quy trình, công cụ bảo đảm chất lượng cần khắc phục. Trong trường hợp cần thiết báo cáo, đề xuất người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện đánh giá độc lập.
5. Phê duyệt, công khai kết quả đánh giá
a) Đơn vị phụ trách tổ chức công bố công khai báo cáo đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng cấp toàn cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nội bộ cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời hạn 30 ngày làm việc.
b) Báo cáo bảo đảm chất lượng của các đơn vị, báo cáo đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng cấp toàn cơ sở giáo dục nghề nghiệp và toàn bộ minh chứng, tài liệu liên quan được lưu trữ theo quy định.
Điều 11. Thực hiện cải tiến
1. Căn cứ các báo cáo kết quả tự đánh giá chất lượng và các báo cáo đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đơn vị phụ trách tổng hợp, phân tích, đề xuất kế hoạch cải tiến.
2. Đơn vị phụ trách lấy ý kiến kế hoạch cải tiến các đơn vị, đại diện các tổ chức Đảng, đoàn thể của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động có tiếp nhận học sinh, sinh viên đến thực tập, thực hành, làm việc; tổng hợp và hoàn thiện kế hoạch cải tiến, trình người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt.
3. Các đơn vị thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện kế hoạch cải tiến đã được người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt.
Điều 12. Thực hiện chế độ báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền
1. Đơn vị phụ trách căn cứ kết quả xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, viết báo cáo hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này, trình người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt.
2. Cập nhật vào cơ sở dữ liệu bảo đảm chất lượng của hệ thống thông tin quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; gửi báo cáo hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cơ sở đóng trên địa bàn, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Cục Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp) chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 hằng năm.
Mục 2. TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Điều 13. Nội dung và chu kỳ tự đánh giá chất lượng
1. Tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện bắt buộc đối với trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và định kỳ mỗi năm 01 lần.
2. Tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp được thực hiện định kỳ mỗi năm 01 lần đối với chương trình đào tạo nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế; chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Điều 14. Yêu cầu tự đánh giá chất lượng
1. Đảm bảo đánh giá toàn bộ hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo tại tất cả phân hiệu, chi nhánh.
2. Có sự tham gia của tất cả đơn vị, cá nhân có liên quan của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
3. Đánh giá theo hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp hiện hành và các hướng dẫn có liên quan.
4. Đảm bảo trung thực, khách quan, đầy đủ minh chứng hợp lệ để chứng minh cho nhận định trong tự đánh giá chất lượng.
5. Kết quả tự đánh giá chất lượng phải được công khai trong nội bộ cơ sở giáo dục nghề nghiệp, được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và được lưu trữ cùng toàn bộ minh chứng, tài liệu liên quan.
Điều 15. Quy trình tự đánh giá chất lượng
1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng.
2. Thực hiện tự đánh giá chất lượng.
3. Thông qua và phê duyệt báo cáo tự đánh giá chất lượng.
4. Công bố báo cáo tự đánh giá chất lượng và gửi cơ quan có thẩm quyền.
Điều 16. Thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng
1. Hội đồng tự đánh giá chất lượng có chức năng giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện việc tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo các cấp trình độ. Hội đồng tự đánh giá chất lượng do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập, số lượng thành viên Hội đồng tự đánh giá chất lượng là số lẻ, có ít nhất 11 thành viên đối với trường cao đẳng, trường trung cấp và ít nhất 07 thành viên đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
2. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo, người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng riêng cho từng chương trình đào tạo; số lượng thành viên Hội đồng tự đánh giá chất lượng là số lẻ; có ít nhất 07 thành viên thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Thành phần Hội đồng tự đánh giá chất lượng, bao gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch (nếu có), Thư ký và các thành viên khác.
a) Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá chất lượng là người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá chất lượng là cấp phó của người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phụ trách công tác kiểm định chất lượng, bảo đảm chất lượng. Đối với Hội đồng tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo (nếu có) thì Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu đơn vị phụ trách triển khai chương trình đào tạo;
c) Thư ký Hội đồng tự đánh giá chất lượng là người đứng đầu của đơn vị phụ trách đối với trường cao đẳng, trường trung cấp; trưởng phòng đào tạo đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Đối với Hội đồng tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo (nếu có) thì Thư ký là đại diện của đơn vị phụ trách triển khai chương trình đào tạo;
d) Các thành viên khác của Hội đồng tự đánh giá chất lượng là đại diện lãnh đạo các đơn vị, cán bộ, nhà giáo có uy tín, đại diện các tổ chức đoàn thể của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chuyên gia có kinh nghiệm, uy tín và có ít nhất 02 đại diện doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động có tiếp nhận học sinh, sinh viên đến thực tập, thực hành, làm việc.
4. Hội đồng tự đánh giá chất lượng có các nhiệm vụ sau:
a) Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tự đánh giá chất lượng;
b) Thông qua báo cáo tự đánh giá chất lượng và các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng;
c) Phối hợp, hỗ trợ đoàn đánh giá ngoài thực hiện kiểm định chất lượng tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp (nếu có).
Điều 17. Thực hiện tự đánh giá chất lượng
1. Phân công đơn vị chủ trì thực hiện tự đánh giá chất lượng:
a) Tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Đối với trường cao đẳng, trường trung cấp, đơn vị chủ trì là đơn vị phụ trách. Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là phòng có chức năng quản lý đào tạo;
b) Tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo: đơn vị phụ trách triển khai chương trình đào tạo hoặc đơn vị chủ trì tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Các nội dung tự đánh giá chất lượng, bao gồm:
a) Lập kế hoạch tự đánh giá chất lượng trình người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt;
b) Thu thập, phân tích và xử lý thông tin, minh chứng, đánh giá mức độ đạt được theo quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và các hướng dẫn có liên quan của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
c) Tổng hợp và viết báo cáo tự đánh giá chất lượng theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03, Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Lấy ý kiến các đơn vị liên quan thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổng hợp và hoàn thiện báo cáo gửi Hội đồng tự đánh giá chất lượng.
Điều 18. Thông qua và phê duyệt báo cáo tự đánh giá chất lượng
1. Hội đồng tự đánh giá chất lượng tiến hành nghiên cứu, họp thông qua báo cáo tự đánh giá chất lượng. Nội dung báo cáo tự đánh giá chất lượng phải được ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng tự đánh giá chất lượng nhất trí thông qua.
2. Trên cơ sở kết quả thông qua của Hội đồng tự đánh giá chất lượng, người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phê duyệt báo cáo tự đánh giá chất lượng.
Điều 19. Công bố báo cáo tự đánh giá chất lượng và gửi cơ quan có thẩm quyền
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi báo cáo tự đánh giá chất lượng được phê duyệt, người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp triệu tập cuộc họp công bố báo cáo tự đánh giá chất lượng trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thành phần dự họp gồm: các thành viên Hội đồng tự đánh giá chất lượng, người đứng đầu các đơn vị, đại diện người học và đại diện các tổ chức Đảng, đoàn thể của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Trước ngày 25 tháng 12 hàng năm, cơ sở giáo dục nghề nghiệp báo cáo kết quả thực hiện tự đánh giá chất lượng cho cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Cục Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cơ sở giáo dục nghề nghiệp đặt trụ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 kèm theo Thông tư này và cập nhật vào cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 20. Trách nhiệm của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
1. Giúp Bộ trưởng chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo các quy định tại Thông tư này.
2. Xây dựng các chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên làm công tác bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp về xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng, tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
3. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Điều 21. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định hệ thống bảo đảm chất lượng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
2. Tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất việc thực hiện các quy định tại Thông tư này của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Điều 22. Trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp cơ Sở giáo dục nghề nghiệp
1. Tạo điều kiện thuận lợi và ưu tiên đầu tư để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc thực hiện các quy định hệ thống bảo đảm chất lượng.
2. Chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các quy định hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất việc thực hiện các quy định tại Thông tư này của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc.
Điều 23. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Trường cao đẳng, trường trung cấp tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư này. Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tùy theo điều kiện để quyết định thực hiện các quy định tại Mục 1, Chương II của Thông tư này.
2. Tổ chức hướng dẫn cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp các nội dung liên quan quy định tại Thông tư này.
3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền. Cập nhật thường xuyên vào cơ sở dữ liệu bảo đảm chất lượng của hệ thống thông tin của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.
4. Phối hợp với các tổ chức quốc tế đánh giá, công nhận hệ thống bảo đảm chất lượng khi có đủ điều kiện.
Điều 24. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2018.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) để kịp thời xem xét, giải quyết
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 01
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
SỔ TAY BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG
Ban hành lần: Hiệu lực từ ngày:
|
THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU
Yêu cầu sửa đổi/ bổ sung |
Trang/Phần liên quan việc sửa đổi |
Mô tả nội dung sửa đổi |
Lần ban hành/Lần sửa đổi |
Ngày ban hành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I. GIỚI THIỆU CHUNG (bao gồm: lịch sử phát triển, sơ đồ tổ chức: chức năng - nhiệm vụ; danh mục các ngành nghề đào tạo; các thành tích đạt được...)
II. PHẠM VI ÁP DỤNG (bao gồm: quy mô áp dụng, lĩnh vực áp dụng)
III. QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH VÀ MÔ TẢ MỐI LIÊN HỆ (xác định lĩnh vực quản lý chất lượng, nội dung của các lĩnh vực quản lý chất lượng và vẽ sơ đồ mối liên hệ giữa các lĩnh vực/nội dung của các lĩnh vực quản lý chất lượng)
IV. DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI LIỆU
STT |
TÊN TÀI LIỆU |
KÝ HIỆU |
ĐƠN VỊ ÁP DỤNG |
|||||||
Phòng... |
Phòng... |
Phòng... |
Phòng... |
Khoa... |
Khoa... |
|
||||
1 |
Sổ tay chất lượng |
STCL |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Chính sách chất lượng và Mục tiêu chất lượng |
CSCL- MTCL. 01 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Quy trình, công cụ Xây dựng chương trình đào tạo |
QT.01 |
|
|
|
|
|
|
|
|
…… |
…………………. |
………. |
….. |
….. |
.... |
…… |
…… |
…… |
…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 02
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ TRỰC TIẾP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
…………., ngày tháng năm 20….. |
BÁO CÁO HỆ THỐNG BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG
NĂM ……………
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
I. GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
1.1. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1.2. Nghề đào tạo và quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1.3. Đơn vị phụ trách về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng (ghi rõ tên đơn vị, số lượng cán bộ, nhiệm vụ, điện thoại, địa chỉ mail...)
II. BÁO CÁO XÂY DỰNG, VẬN HÀNH, ĐÁNH GIÁ VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG
2.1. Tổng quan về hệ thống bảo đảm chất lượng đang vận hành
a) Đặt vấn đề
b) Thông tin về xây dựng, vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng
b1) Căn cứ xây dựng, vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng
b2) Mục đích xây dựng, vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng
b3) Nguyên tắc, yêu cầu xây dựng, vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng
b4) Cách thức xây dựng, vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng
c) Chính sách chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- ...........................................................................................................................................
- ...........................................................................................................................................
- ...........................................................................................................................................
d) Mục tiêu chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- ...........................................................................................................................................
- ...........................................................................................................................................
- ...........................................................................................................................................
đ) Danh mục các lĩnh vực quản lý chất lượng thực hiện được xây dựng và vận hành
- ...........................................................................................................................................
- ...........................................................................................................................................
- ...........................................................................................................................................
e) Hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng (giới thiệu đơn vị chủ trì công tác; tóm tắt thực trạng hạ tầng thông tin của cơ sở giáo dục nghề nghiệp)
2.2. Đánh giá, cải tiến
a) Đánh giá:
a1) Tổng số đợt đánh giá:
a2) Tổng số đơn vị thuộc trường thực hiện tự đánh giá:
b) Cải tiến
b1) Nội dung của từng lĩnh vực quản lý chất lượng được chỉnh sửa, bổ sung cải tiến
Nội dung thống kê |
Số lượng |
Ghi chú |
Tổng số nội dung đang vận hành |
|
|
Số lượng nội dung thực hiện chỉnh sửa |
|
|
Số lượng nội dung được bổ sung |
|
|
Số lượng nội dung loại bỏ |
|
|
b2) Các quy trình, công cụ bảo đảm chất, lượng được cải tiến
Nội dung thống kê |
Số lượng |
Ghi chú |
Tổng số quy trình, công cụ đang vận hành |
|
|
Số lượng quy trình, công cụ thực hiện chỉnh sửa |
|
|
Số lượng quy trình, công cụ được bổ sung |
|
|
Số lượng quy trình, công cụ loại bỏ |
|
|
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
3.1. Ưu điểm:
3.2. Tồn tại, hạn chế:
3.3. Nguyên nhân:
3.4. Đề xuất: (cơ sở giáo dục nghề nghiệp nêu ra các đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan quản lý trực tiếp, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền các cấp trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp)
Nơi nhận: |
HIỆU TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 03
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
BÁO CÁO KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP NĂM ……………….
……, tháng…..năm…… |
NỘI DUNG CHÍNH
BÁO CÁO KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
CÁC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN I. GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
1 Thông tin chung về cơ sở giáo dục nghề nghiệp
2 Thông tin khái quát về lịch sử phát triển và thành tích nổi bật của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
4 Nghề đào tạo và quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
5 Cơ sở vật chất, thư viện, tài chính
PHẦN II. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
1 Đặt vấn đề
2 Tổng quan chung
2.1 Căn cứ tự đánh giá
2.2 Mục đích tự đánh giá
2.3 Yêu cầu tự đánh giá
2.4 Phương pháp tự đánh giá
2.5 Các bước tiến hành tự đánh giá
3 Tự đánh giá
3.1 Tổng hợp kết quả tự đánh giá1
3.2 Tự đánh giá theo từng tiêu chí, tiêu chuẩn
3.2.1 Tiêu chí 1: …………2
3.2.2 Tiêu chí 2:
3.2.3 Tiêu chí 3:
PHẦN III. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
PHẦN IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
PHỤ LỤC
1. Quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng (hoặc Quyết định kiện toàn Hội đồng tự đánh giá chất lượng)
2. Kế hoạch tự đánh giá của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
3. Bảng mã minh chứng3
_____________
1 Tổng hợp kết quả tự đánh giá theo Mẫu 3.1
2 Báo cáo đánh giá chi tiết Tiêu chí theo Mẫu 3.2
3 Bảng mã minh chứng theo Mẫu 3.3
Mẫu 3.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
STT |
Tiêu chí, tiêu chuẩn, |
Điểm chuẩn |
Tự đánh giá của cơ sở giáo dục nghề nghiệp |
|
ĐỀ XUẤT KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC |
|
Đạt/Không đạt tiêu chuẩn kiểm định |
|
Tổng điểm |
|
|
1 |
Tiêu chí 1:………………… |
|
|
|
Tiêu chuẩn 1:………………… |
|
|
|
Tiêu chuẩn 2:………………… |
|
|
|
……………… |
|
|
2 |
Tiêu chí 2:………………… |
|
|
|
Tiêu chuẩn 1:………………… |
|
|
|
Tiêu chuẩn 2:………………… |
|
|
|
…………. |
|
|
… |
|
|
|
Mẫu 3.2. BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT TIÊU CHÍ
TIÊU CHÍ :... ...
Đánh giá tổng quát tiêu chí N:
Mở đầu (ngắn gọn): <>< span=""><>ần này mô tả, phân tích chung về những thông tin, minh chứng của cơ sở GDNN, phản ánh về các tiêu chuẩn trong tiêu chí N>.
* Những điểm mạnh: ắt điểm mạnh dựa trên kết quả tự đánh giá của các tiêu chuẩn trong tiêu chí>
* Những, tồn tại: ồn tại dựa trên kết quả tự đánh giá của các tiêu chuẩn trong tiêu chí>.
* Kế hoạch nâng cao chất lượng: ắt các kế hoạch, giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục tồn tại của tiêu chí N>.
Điểm đánh giá tiêu chí N
Tiêu chí, tiêu chuẩn |
Điểm tự đánh giá |
Tiêu chí N |
... |
Tiêu chuẩn 1 |
... |
Tiêu chuẩn 2 |
... |
…. |
... |
Tiêu chuẩn j |
... |
Tiêu chuẩn 1:...ẩn 1, tiêu chí N>...
Mô tả, phân tích, nhận định: …………………………………….
Điểm tự đánh giá tiêu chuẩn 1, tiêu chí N:... điểm
Tiêu chuẩn 2:...ẩn 2, tiêu chí N>...
(Trình bày tương tự tiêu chuẩn 1, tiêu chí N)
………….
Tiêu chuẩn j:...j, tiêu chí N>...
(Trình bày tương tự tiêu chuẩn 1, tiêu chí N)
Mẫu 3.3. BẢNG MÃ MINH CHỨNG
STT |
Tiêu chí |
Tiêu chuẩn |
Mã minh chứng |
Minh chứng sử dụng chung cho các tiêu chí, tiêu chuẩn |
Tên minh chứng |
1 |
1 |
1 |
1.1.01 |
|
|
2 |
|
|
1.1.02 |
|
|
3 |
|
|
… |
|
|
4 |
1 |
2 |
1.2.01 |
|
|
5 |
|
|
|
(Ví dụ 1.1.02) |
|
6 |
|
|
1.2.02 |
|
|
7 |
|
|
1.2.03 |
|
|
8 |
|
|
… |
|
|
9 |
1 |
j |
1.j.01 |
|
|
10 |
|
|
1.j.02 |
|
|
11 |
|
|
… |
|
|
(Kéo dài bảng theo mẫu trên lần lượt theo thứ tự tiêu chí, tiêu chuẩn và số lượng minh chứng của đơn vị)
Lưu ý: Tên minh chứng cần nêu rõ: Trích yếu nội dung; Ngày, tháng, năm ban hành; Người có thẩm quyền ký ban hành).
PHỤ LỤC 04
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
BÁO CÁO KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH / NGHỀ….TRÌNH ĐỘ NĂM ……………….
……, tháng…..năm…… |
NỘI DUNG CHÍNH
BÁO CÁO KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH/NGHỀ….TRÌNH ĐỘ…..
CÁC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN I. GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ GDNN, KHOA/ĐƠN VỊ PHỤ TRÁCH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1 Thông tin chung về cơ sở giáo dục nghề nghiệp
2 Thông tin khái quát về Khoa/Đơn vị phụ trách chương trình đào tạo
3 Thông tin về Chương trình đào tạo
PHẦN II. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1 Tổng quan chung
1.1 Căn cứ tự đánh giá
1.2 Mục đích tự đánh giá
1.3 Yêu cầu tự đánh giá
1.4 Phương pháp tự đánh giá
1.5 Các bước tiến hành tự đánh giá
2 Tự đánh giá
2.1 Tổng hợp kết quả tự đánh giá1
2.2 Tự đánh giá theo từng tiêu chí, tiêu chuẩn
2.2.1 Tiêu chí 1:…………….2
2.2.2 Tiêu chí 2:…………….
2.2.3 Tiêu chí 3:…………….
…… ……..
PHẦN III. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
PHẦN IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
PHỤ LỤC
1. Quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng/Hội đồng tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo (hoặc Quyết định kiện toàn Hội đồng tự đánh giá chất lượng/Hội đồng tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo)
2. Kế hoạch tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo
3. Bảng mã minh chứng3
_____________
1 Tổng hợp kết quả tự đánh giá theo Mẫu 4.1
2 Báo cáo đánh giá chi tiết Tiêu chí theo Mẫu 4.2
3 Bảng mã minh chứng theo Mẫu 4.3
Mẫu 4.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH/NGHỀ…TRÌNH ĐỘ…
STT |
Tiêu chí, tiêu chuẩn, |
Điểm chuẩn |
Tự đánh giá của cơ sở giáo dục nghề nghiệp về chương trình đào tạo |
|
ĐỀ XUẤT CẤP ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC |
|
Đạt/Không đạt tiêu chuẩn kiểm định |
|
Tổng điểm |
|
|
1 |
Tiêu chí 1:………………… |
|
|
|
Tiêu chuẩn 1:………………… |
|
|
|
Tiêu chuẩn 2:………………… |
|
|
|
………… |
|
|
|
………… |
|
|
2 |
Tiêu chí 2:………………… |
|
|
|
Tiêu chuẩn 1:………………… |
|
|
|
Tiêu chuẩn 2:………………… |
|
|
|
…………. |
|
|
… |
|
|
|
Mẫu 4.2. BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT TIÊU CHÍ
TIÊU CHÍ :... ...
Đánh giá tổng quát tiêu chí N:
Mở đầu (ngắn gọn): <>< span=""><>ần này mô tả, phân tích chung về những thông tin, minh chứng của cơ sở GDNN, phản ánh về các tiêu chuẩn trong tiêu chí N>.
* Những điểm mạnh: ắt điểm mạnh dựa trên kết quả tự đánh giá của các tiêu chuẩn trong tiêu chí>
* Những tồn tại: ồn tại dựa trên kết quả tự đánh giá của các tiêu chuẩn trong tiêu chí>.
* Kế hoạch nâng cao chất lượng: ắt các kế hoạch, giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục tồn tại của tiêu chí N>.
Điểm đánh giá tiêu chí N
Tiêu chí, tiêu chuẩn |
Điểm tự đánh giá |
Tiêu chí N |
... |
Tiêu chuẩn 1 |
... |
Tiêu chuẩn 2 |
... |
…. |
... |
Tiêu chuẩn j |
... |
Tiêu chuẩn 1:...ẩn 1, tiêu chí N>...
Mô tả, phân tích, nhận định: …………………………………….
Điểm tự đánh giá tiêu chuẩn 1, tiêu chí N:... điểm
Tiêu chuẩn 2:...ẩn 2, tiêu chí N>...
(Trình bày tương tự tiêu chuẩn 1, tiêu chí N)
………….
Tiêu chuẩn j:...j, tiêu chí N>...
(Trình bày tương tự tiêu chuẩn 1, tiêu chí N)
Mẫu 4.3. BẢNG MÃ MINH CHỨNG
STT |
Tiêu chí |
Tiêu chuẩn |
Mã minh chứng |
Minh chứng sử dụng chung cho các tiêu chí, tiêu chuẩn |
Tên minh chứng |
1 |
1 |
1 |
1.1.01 |
|
|
2 |
|
|
1.1.02 |
|
|
3 |
|
|
… |
|
|
4 |
1 |
2 |
1.2.01 |
|
|
5 |
|
|
|
(Ví dụ 1.1.02) |
|
6 |
|
|
1.2.02 |
|
|
7 |
|
|
1.2.03 |
|
|
8 |
|
|
… |
|
|
9 |
1 |
j |
1.j.01 |
|
|
10 |
|
|
1.j.02 |
|
|
11 |
|
|
… |
|
|
(Kéo dài bảng theo mẫu trên lần lượt theo thứ tự tiêu chí, tiêu chuẩn và số lượng minh chứng của đơn vị)
Lưu ý: Tên minh chứng cần nêu rõ: Trích yếu nội dung; Ngày, tháng, năm ban hành; Người có thẩm quyền ký ban hành).
PHỤ LỤC 05
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ TRỰC TIẾP> |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………………. |
…………, ngày tháng năm 20…. |
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NĂM ………..
A. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
(Tên, địa chỉ trụ sở, cơ quan chủ quan, loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp, năm thành tập, thông tin liên hệ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thông tin liên hệ của người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp phụ trách công tác kiểm định, đảm bảo chất lượng:...)
B. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
I- TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
1. Thời gian thực hiện tự đánh giá chất lượng
(Thời gian thực hiện tự đánh giá chất lượng, thời gian công bố báo cáo tự đánh giá chất lượng)
2. Kết quả tự đánh giá chất lượng
2.1. Tổng số điểm tự đánh giá chất lượng:
2.2. Tự đánh giá chất lượng: (Đạt/Không đạt) tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2.3. Bảng tổng hợp chi tiết điểm tự đánh giá chất lượng theo từng tiêu chí, tiêu chuẩn:
II - TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
* Số lượng chương trình đào tạo thực hiện tự đánh giá chất lượng: …………
* Số lượng chương trình đào tạo tự đánh giá đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng:…………
1. Tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ngành/nghề... trình độ....
1.1. Thời gian thực hiện tự đánh giá chất lượng
(Thời gian thực hiện tự đánh giá chất lượng, thời gian công bố báo cáo tự đánh giá chất lượng)
1.2. Kết quả tự đánh giá chất lượng
a) Tổng số điểm tự đánh giá chất lượng: ……..
b) Tự đánh giá chất lượng: (Đạt/Không đạt) tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo nghề/ngành ……trình độ …….
c) Bảng tổng hợp chi tiết điểm tự đánh giá chất lượng theo từng tiêu chí, tiêu chuẩn: ………………………..
2. Tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ngành/nghề... trình độ....
(Đi lần lượt các nội dung như mục 1 nêu trên)
C. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ
1. Đề xuất
.............................................................................................................................................
2. Khuyến nghị
.............................................................................................................................................
Nơi nhận: |
HIỆU TRƯỞNG/GIÁM ĐỐC |
THE MINISTRY OF LABOUR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
Circular No. 28/2017/TT-BLDTBXH dated December 15, 2017 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on providing for educational quality assurance system for vocational schools
Pursuant to the Law on Vocational Education and Training dated November 27, 2014;
Pursuant to the Government’s Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining the Functions, Tasks, Powers and Organizational Structure of Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
Pursuant to the Government’s Decree No. 48/2015/ND-CP dated May 15, 2015 on guidelines for the Law on Vocational Education and Training;
At the request of the General Director of the Directorate of Vocational Education and Training;
Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs promulgates a Circular to provide for the educational quality assurance system for vocational schools.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of adjustment andsubject of application
1. This Circular deals with principles, requirements, and procedures for establishment, operation, assessment and improvement of quality assurance system and internal quality assessment of vocational schools.
2. This Circular applies to public, private and foreign-invested vocational colleges, vocational secondary schools and career centers.
3. This Circular does not apply to colleges and secondary schools providing training courses in and training programs in the group for teacher training disciplines under the state management by Ministry of Education and Training.
Article 2. Principles and requirements for the quality assurance system
1. The quality assurance system must comply with applicable regulations, conform to training objectives and may show visions, missions, strategies and plans for development of a vocational school in each period.
2. School manager’s roles are emphasized in association with the autonomy and accountability of vocational school, and learner-centered teaching method.
3. All managerial officials, teachers, employees and learners are encouraged to participate in the quality assurance system.
4. Access to the quality assurance system must follow systematic procedures, conform to criteria and standards for inspection of vocational education quality and ensure the application of information technology to management.
5. The quality assurance system must be conformable with existing conditions of a specific vocational school and easily operated; quality assurance procedures must be continuously improved and simplified in scientific, efficient and economic ways.
Article 3. Interpretation of terms
For the purpose of this Circular, terms herein shall be construed as follows:
1.“vocational school’s quality assurance system”means set of policies, procedures and tools for management contents and sectors of a vocational school so as to maintain and improve vocational education quality and achieve expected objectives.
2.“quality policies”means general orientations towards quality. Quality policies must be consistent with general policies of a vocational school and used as the basis for determining quality objectives.
3.“quality objectives”means specific expectations concerning education quality which a vocational school sets up according to quality policies and requests its affiliated units to try to achieve.
4.“quality assurance documentation”includes quality policies, quality assurance manual, quality assurance procedures and tools for each managed sector.
5. “quality assurance procedures and tools”means ways to perform a specific activity, which include procedures, methods and requirements for achieving announced quality objectives.
6."quality assurance manual”means the document providing information about the quality assurance system for managerial officials, teachers, employees and relevant parties.
7.“assessment of quality assurance system of a vocational school”means the vocational school’s information collection and processing, and evaluation of operating results of its quality assurance system.
8.“internal assessment of vocational education quality”means the vocational school s assessment which is conducted to determine its or its training programs’ level of satisfaction of standards for inspection of vocational training quality in accordance with regulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Chapter II
QUALITY ASSUARANCE SYSTEM OF A VOCATIONAL SCHOOL
Section 1. ESTABLISHMENT, OPERATION, ASSESSMENT AND IMPROVEMENT OF QUALITY ASSURANCE SYSTEM
Article 4. Process of establishment, operation, assessment and improvement of quality assurance system
1. Preparation.
2. Preparation of quality assurance documentation.
3. Establishment of quality assurance information system.
4. Approval and operation of the quality assurance system.
5. Assessment and improvement of the quality assurance system.
Article 5. Preparation works
1. Improve the unit and personnel in charge of quality assurance in accordance with regulations in Article 6 herein.
2. Evaluate the existing status of organizational structure, personnel and conditions for quality assurance of the vocational school.
3. Plan the establishment of quality assurance system.
4. Give instructions about establishment, operation, assessment and improvement of quality assurance system for managerial officials, teachers and employees of the vocational school.
Article 6. Unit and personnel in charge of quality assurance
1. Rector or director of the vocational school (hereinafter referred to as “the head of vocational school”) shall establish or assign a unit to perform functions and tasks of educational quality assurance and assessment for the vocational school (hereinafter referred to as “the quality assurance unit”). The vocational school may also establish advisory council or team to give advice about establishment, operation, assessment and improvement of the quality assurance system to the head of vocational school, where necessary.
2. Duties of the quality assurance unit:
a) Take charge and cooperate with other units of the vocational school in making the plan for the establishment, operation, assessment and improvement of the quality assurance system and submit it to the head of vocational school for approval;
b) Take charge and cooperate with relevant units in establishing, operating, assessing and improving the quality assurance system;
c) Expedite, inspect and propose measures for establishing, operating, assessing and improving the quality assurance system according to the expected progress with efficiency and quality guaranteed;
d) Submit reports on establishment, operation, assessment and improvement of the quality assurance system at the request of the head of vocational school.
Article 7. Preparation of quality assurance documentation
1. Formulation of quality policies:
a) The quality assurance unit shall take charge of formulating quality policies for the vocational school and submitting them to the head of vocational school for approval.
b) Quality policies of a vocational school must:
- Conform to general development policies of the vocational school in each period and relevant rules;
- Elaborate general policies and orientations of the vocational school towards the assurance of training quality;
- Be commented by managerial officials, teachers, employees, union representatives, learners and enterprises that receive learners for practice or working;
- Be expressed in a condensed, clear and easily understandable manner;
- Be reviewed, modified, amended and updated in conformity with the actual development of the vocational school and changes in development orientations and strategies or relevant regulations.
2. Establishment of quality objectives:
a) The quality assurance unit shall take charge of establishing quality objectives for the vocational school and submitting them to the head of vocational school for approval.
b) Quality objectives of a vocational school must:
- Conform to its quality policies;
- Be expressed according to the order of priority so as to clearly determine quality policies in each period;
- Be commented by managerial officials, teachers, employees, union representatives, learners and enterprises that receive learners for practice or working;
- Be reviewed, modified, amended and updated in conformity with the actual development of the vocational school and changes in development orientations and strategies or relevant regulations;
- Be expressed in a condensed, clear, easily understandable and assessable manner.
c) Quality objectives of units of a vocational school must ensure the requirements specified in Point b Clause 2 of this Article and be conformable with announced quality policies and objectives of the vocational school.
3. Preparation of quality assurance manual:
a) The quality assurance unit shall prepare the quality assurance manual according to the template stated in the Appendix No. 01 enclosed herewith and submit it to the head of vocational school for approval.
b) The quality assurance manual must:
- Truthfully and accurately reflect regulations on the quality assurance system of the vocational school;
- Be reviewed, modified, amended and updated in conformity with the actual development of the vocational school and changes in development orientations and strategies or relevant regulations.
4. Preparation of quality assurance procedures and tools:
a) The quality assurance unit shall take charge and cooperate with relevant units of the vocational school to prepare quality assurance procedures and tools according to the following ways:
- Determine sectors in which quality is controlled on the basis of the criteria for quality inspection applicable to vocational schools. The vocational school may, depending on its specific conditions, determine different sectors for quality control, where necessary;
- Study and elaborate specific contents for each quality control sector determined by the vocational school.
b) Quality assurance procedures and tools shall be prepared for specific contents of the quality control sectors and submitted to the head of vocational school for approval. Quality assurance procedures and tools are compulsory for the following activities: Formulation, selection, modification and addition of training programs and curricula; enrolment; organization of testing, examination and recognition of graduation results; evaluation of training results for learners, issuance of diplomas and certificates to learners; recruitment, planning, training and drilling, evaluation and ranking of teachers and managerial officials; management, use and maintenance of equipment; management of factories; after-graduation surveys; employer surveys;
Article 8. Establishment of quality assurance information system
1. The quality assurance information system comprises the quality assurance database and information infrastructure:
a) The quality assurance database comprises the input and output of each quality assurance procedure or each step of a procedures and other information concerning the quality assurance system;
b) The information infrastructure includes machinery, equipment, software and technologies in service of the establishment and operation of the quality assurance system.
2. Principles for establishing the quality assurance database:
a) It must be open database which may be improved and updated in case of needs;
b) It must sufficiently, timely and accurately information to serve the vocational school s management and operation of its quality assurance system;
c) It must apply information technology so as to ensure its connection with IT systems of vocational training authorities at all levels;
d) Access rights must be set according to management levels so as to serve making of decisions on management of quality assurance activities.
3. The quality assurance information system must be periodically reviewed and updated.
4. The vocational school shall formulate and promulgate regulations on management and operation of its quality assurance information system.
Article 9. Approval and operation of the quality assurance system
1. The head of a vocational school shall consider approving contents of the quality assurance system before it is operated.
2. The quality assurance system must be publicly announced so that the vocational school’s managerial officials, teachers, employees and relevant entities know and follow it.
Article 10. Assessment of the quality assurance system
1. Process of internal assessment of the quality assurance system:
a) Making assessment plan;
b) Conducting assessment activities;
c) Approving, publishing and retaining reports on assessment results.
2. Assessment plan:
a) The quality assurance unit shall annually make the plan for assessment of the quality assurance system of the vocational school and submitting it to the head of vocational school for approval. The plan must specify assessed units, assessing contents and period.
b) Based on the plan for assessment of the quality assurance system approved by the head of vocational school, units of the vocational school shall make detailed plans within the ambit of assigned functions and duties.
3. Requirements to be satisfied during the assessment of the quality assurance system:
a) Ensure the integrity, objectiveness, sufficiency and validity of information and evidence;
b) Evaluate all contents of each quality control sector of the vocational school and its units;
c) Mobilize the participation by managerial officials, teachers, employees and enterprises in assessment activities;
d) Results of assessing the performance of quality assurance of each unit and the quality assurance system of the vocational school must be publicly disclosed;
dd) All documents and evidences concerning the assessment must be properly retained.
4. Assessment and reporting:
a) Assessment by units of the vocational school:
Each unit of the vocational school shall evaluate the following contents:
- The conformity and achievement of quality objectives by the unit as regulated in Point c Clause 2 Article 7 herein;
- The conformity and operating results of quality assurance procedures and tools within the functions and tasks of the assessing unit and relevant ones;
- The unit’s implementation of regulations on management and operation of the quality assurance information system.
Each assessing unit shall make and send report on assessment results to the quality assurance unit for consolidation and reporting.
b) Assessment of the entire quality assurance system of the vocational school:
The quality assurance unit shall take charge and cooperate with relevant units of the vocational school to carry out the assessment according to the following contents:
- The conformity of quality policies of the vocational school as regulated in Point b Clause 1 Article 7 herein;
- The conformity and achievement of quality objectives by the vocational school as regulated in Point b Clause 2 Article 7 herein;
- The conformity and operating results of quality assurance procedures and tools for quality control sectors by the vocational school;
- The regulations on management and operation of the quality assurance information system.
c) Based on reports on assessment results submitted by units and assessment results of the entire quality assurance system, the quality assurance unit shall prepare reports on assessment of the quality assurance system of the vocational school according to each quality control sector, each assessment period or the entire system, if necessary. The quality assurance unit shall take opinions from units of the vocational school, its managerial officials, teachers, employees, representatives for learners and representatives for the Communist Party committees and/or unions in the vocational school about assessed contents; consolidate and complete the report on assessment of the entire quality assurance system and submit it to the head of vocational school for approval.
d) The quality assurance unit shall regularly monitor and inspect the plan for assessment of quality assurance performance by units of the vocational school, detect and rectify errors of quality assurance procedures and tools. The quality assurance unit may request the head of vocational school to conduct an independent assessment if it deems necessary.
5. Approval and announcement of assessment results:
a) The quality assurance unit shall publicly disclose the report on assessment of the quality assurance system within the vocational school within 30 working days.
b) Reports on assessment of quality assurance performance by units, the report on assessment of the quality assurance system of the vocational school and relevant evidence/documents must be retained in accordance with regulations.
Article 11. Improvement
1. Based on the reports on assessment results by units and the report on assessment of the entire quality assurance system of the vocational school, the quality assurance unit shall consolidate, analyze and work out the improvement plan.
2. The quality assurance unit shall take opinions about the improvement plan from units, representatives of the Communist Party committees/unions of the vocational school and relevant enterprises; consolidate and modify the improvement plan and submit the completed one to the head of vocational school for approval.
3. Units of the vocational school shall implement the improvement plan approved by the head of vocational school.
Article 12. Reporting regime of competent authorities
1. Based on the results of establishment, operation, assessment and improvement of the quality assurance system of the vocational school, the quality assurance unit shall make the report on the quality assurance system of the vocational school according to the template stated in the Appendix No. 02 enclosed herewith, and submit it to the head of vocational school for approval.
2. The quality assurance unit shall update the quality assurance database of IT system of the vocational training authority; submit the report on the vocational school s quality assurance system to the supervisory authority (if any), the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the province where the vocational school is located, the Directorate of Vocational Education and Training (via the Vietnam Vocational Training Accreditation Agency) by December 31 every year.
Section 2. INTERNAL ASSESSMENT OF VOCATIONAL TRAINING QUALITY
Article 13. Contents and period of internal quality assessment
1. Vocational colleges, vocational secondary schools and career centers are required to conduct the internal assessment of vocational training quality every year.
2. Internal quality assessment of training programs in nationally, regionally and internationally key vocations, and training programs meeting standards for inspection of vocational training quality shall be also conducted every year.
Article 14. Internal quality assessment requirements
1. It must ensure that all activities of the vocational school and all training programs organized at its campuses and branches shall be properly assessed.
2. All units and relevant individuals of the vocational school must participate in the assessment.
3. The assessment shall be conducted according to current criteria and standards for quality inspection for vocational schools and relevant guidelines.
4. The assessment must be conducted in an honest and objective way; there is valid evidence for quality assessment results.
5. Results of the internal quality assessment must be publicly announced within the vocational school, updated on the quality assurance database of the IT system of the vocational training authority, and properly retained with all relevant documents and evidences.
Article 15. Internal quality assessment procedure
1. Establish the internal quality assessment Council.
2. Conduct the internal quality assessment activities.
3. Prepare and approve the report on internal quality assessment.
4. Publish and send the report on internal quality assessment to competent authorities.
Article 16. Establishing the internal quality assessment Council
1. The internal quality assessment Council is established to assist the head of vocational school in conducting the internal assessment of quality of the vocational school and its training programs. The internal quality assessment Council shall be established according to the decision issued by the head of vocational school. The Council must have an odd number of members, at least 11 members if it is a vocational college or vocational secondary school, and at least 07 members if it is a career center.
2. When conducting assessment of training programs, the head of vocational school may establish the internal quality assessment Council for each training program. In such case, the Council shall have an odd number of members and at least 07 members to take charge of duties prescribed in Clause 4 of this Article.
3. The internal quality assessment Council is comprised of a Chairman, a Deputy Chairman (if applicable), a Secretary and other members.
a) The Council’s Chairman shall be the head of the vocational school;
b) The Council’s Deputy Chairman shall be the deputy head of the vocational school, who takes charge of quality assurance and assessment tasks. If the internal quality assessment Council for a training program is established, the Council’s Deputy Chairman shall be the head of the unit in charge of organizing such training program;
c) The Council’s Secretary shall be the head of the quality assurance unit if it is a vocational college or vocational secondary school, or the head of training department if it is a career center. If the internal quality assessment Council for a training program is established, the Council’s Council shall be a representative of the unit in charge of organizing such training program;
d) Other members of the Council shall be heads of units, reputable officials and teachers, representatives of unions in the vocational school, experienced and reputable specialists and at least 02 representatives of relevant enterprises.
4. The internal quality assessment Council shall perform the following duties:
a) Expedite and supervise the implementation of the plan for internal quality assessment;
b) Consider approving the internal quality assessment report and measures for improving and enhancing quality;
c) Cooperate with and assist external quality assessment teams in conducting quality inspection at the vocational school (if any).
Article 17. Conducting internal quality assessment activities
1. Choosing the unit in charge of internal quality assessment:
a) For the internal quality assessment of a vocational school: The unit in charge of internal quality assessment of a vocational college or vocational secondary school shall be its quality assurance unit. The unit in charge of internal quality assessment of a career center shall be its training department;
b) For the internal quality assessment of training programs: The unit in charge of internal quality assessment shall be the unit in charge of organizing such training program or the unit in charge of internal quality assessment of the vocational school.
2. Contents of the internal quality assessment include:
a) Make a plan for internal quality assessment and submit it to the head of vocational school for approval;
b) Collect, analyze and process information and evidence, and evaluate the satisfaction by the vocational school of criteria and standards for inspection of vocational training quality and relevant guidelines of the Directorate of Vocational Education and Training;
c) Consolidate and make the report on internal quality assessment according to the template stated in the Appendix No. 03 and the Appendix No. 04 enclosed herewith;
d) Take opinions from relevant units of the vocational school about the report, consolidate such opinions and modify the report.
Article 18. Approving the report on internal quality assessment
1. The internal quality assessment Council shall organize a meeting to consider approving the report on internal quality assessment. The report on internal quality assessment must be approved by affirmative vote of at least two-thirds of the Council’s members.
2. Based on voting results at the meeting of the internal quality assessment Council, the head of vocational school shall give approval for the report on internal quality assessment.
Article 19. Publishing and sending the report on internal quality assessment to competent authorities
1. Within 10 working days from the day on which the report on internal quality assessment is given approval, the head of vocational school shall convene a meeting to announce the report within the vocational school. The meeting is organized with the attendance of members of the internal quality assessment Council, heads of relevant units, representatives for learners and representatives of the Communist Party committees and unions of the vocational school.
2. By December 25 every year, the vocational school shall submit the report on internal quality assessment, using the template stated in the Appendix No. 05 enclosed herewith, to the supervisory authority (if any), the Directorate of Vocational Education and Training (via the Vietnam Vocational Training Accreditation Agency) and the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of province or city where the vocational school is located, and update the quality assurance database of IT system of the vocational training authority with relevant information.
Chapter III
IMPLEMENTION PROVISIONS
Article 20. Responsibility of Directorate of Vocational Education and Training
1. Assist the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs in instructing and organizing the implementation of this Circular.
2. Formulate training programs and materials, and organize training courses for managerial officials, teachers and employees in charge of quality assurance tasks of vocational schools in establishment, operation, assessment and improvement of their quality assurance systems and internal quality assessment.
3. Monitor and inspect the implementation of this Circular.
Article 21. Responsibility of Provincial Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs
Each Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall:
1. Assist the People’s Committee of that province or central-affiliated city in expediting and inspecting the compliance with regulations on quality assurance systems by vocational schools operating in that province.
2. Consolidate and submit periodical and ad hoc reports on implementation of regulations herein by vocational schools in the province to regulatory authority.
Article 22. Responsibility of supervisory authority of a vocational school
1. Facilitate such vocational school and consider making investments in such vocational school so that it can implement regulations on quality assurance system.
2. Instruct, expedite and inspect the compliance with regulations on quality assurance system by vocational schools under its management.
3. Consolidate and submit periodical and ad hoc reports on implementation of regulations herein by vocational schools under its management.
Article 23. Responsibility of vocational schools
1. Vocational colleges and vocational secondary schools shall organize the implementation of regulations herein. Career centers may follow guidelines in Section 1 Chapter II herein depending on their existing conditions.
2. Provide guidance for their managerial officials, teachers and employees about relevant contents prescribed in this Circular.
3. Submit periodical and ad hoc reports at the request of regulatory authorities. Regularly update information on the quality assurance database of IT system of vocational training authority.
4. Cooperate with international organizations in assessing and certifying quality assurance systems, where appropriate.
Article 24.Effect
1. This Circular takes effect on February 01, 2018.
2. Any difficulties arising in the course of implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (via the Directorate of Vocational Education and Training) for consideration.
For the Minister
The Deputy Minister
Le Quan
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây