Thông tư 19/2017/TT-BLĐTBXH huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

thuộc tính Thông tư 19/2017/TT-BLĐTBXH

Thông tư 19/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:19/2017/TT-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Doãn Mậu Diệp
Ngày ban hành:03/07/2017
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Ngày 03/07/2017, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 19/2017/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Thông tư quy định, người huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau: Bảo đảm tiêu chuẩn người huấn luyện theo quy định tại Điều 22, Nghị định số 44/2016/NĐ-CP; Có ít nhất 10 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra, nghiên cứu, đào tạo về an toàn, vệ sinh lao động hoặc có ít nhất 10 năm làm công việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động tại đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp.

Xem thêm: Luật An toàn vệ sinh lao động và 8 điểm đáng chú ý năm 2018
Tổ chức tham gia hoạt động huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ huấn luyện của người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động phải bảo đảm các tiêu chí sau: Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp Chứng chỉ huấn luyện còn hiệu lực, hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện Hạng C theo quy định của Nghị định số 44/2016/NĐ-CP; Có tài liệu huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ theo Chương trình khung huấn luyện; Bảo đảm số lượng người huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng các nội dung huấn luyện theo Chương trình khung huấn luyện được ban hành.
Việc huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện theo hình thức huấn luyện trực tiếp, tập trung bảo đảm sự tương tác thường xuyên giữa người huấn luyện và người được huấn luyện.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/08/2017.

Xem chi tiết Thông tư19/2017/TT-BLĐTBXH tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

Số: 19/2017/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 03 tháng 7 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kim định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành việc xác nhận thời gian người lao động đã làm việc hoặc đã làm công việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; việc huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cập nhật thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động; quản lý, triển khai hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ huấn luyện cho người lao động ở khu vực không có hợp đồng lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người sử dụng lao động, người lao động theo quy định tại Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
2. Người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Điều 3. Xác định thời gian đã làm việc hoặc thời gian đã làm công việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động
1. Đối với người là cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang có tổng thời gian đã làm việc hoặc đã làm công việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động thì căn cứ vào xác nhận của cơ quan cuối cùng quản lý hồ sơ, lý lịch của người đề nghị xác nhận.
2. Đối với người có thời gian làm việc hoặc đã làm công việc huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động ở các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức khác thì căn cứ vào xác nhận của các đơn vị mà người đó đã làm việc, kèm theo là bản sao các bản hợp đồng lao động, hợp đồng thử việc hoặc các giấy tờ hợp pháp khác để chứng minh.
3. Đối với người có thời gian làm việc ở nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tổng thời gian đã làm việc hoặc đã làm công việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động thì căn cứ vào xác nhận của các đơn vị mà người đó có thời gian làm việc, kèm theo bản sao các loại hồ sơ, giấy tờ có liên quan theo quy định gồm: Lý lịch cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động, hợp đồng tập sự, hợp đồng thử việc, sổ Bảo hiểm xã hội hoặc các giấy tờ hợp pháp khác để chứng minh.
Chương II
HOẠT ĐỘNG HUẤN LUYỆN VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CHO NGƯỜI HUẤN LUYỆN VÀ TẬP HUẤN CẬP NHẬT KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Điều 4. Tiêu chuẩn người huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Người huấn luyện đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Bảo đảm tiêu chuẩn người huấn luyện theo quy định tại Điều 22, Nghị định số 44/2016/NĐ-CP;
b) Có ít nhất 10 năm làm công việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý, thanh tra, kiểm tra, nghiên cứu, đào tạo về an toàn, vệ sinh lao động hoặc có ít nhất 10 năm làm công việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động tại đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp.
Điều 5. Tổ chức tham gia hoạt động huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ huấn luyện của người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Tổ chức bảo đảm các tiêu chí sau đây:
1. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ huấn luyện được cấp Chứng chỉ huấn luyện còn hiệu lực, hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện Hạng C theo quy định của Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.
2. Có tài liệu huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ theo Chương trình khung huấn luyện được ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bảo đảm số lượng người huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng các nội dung huấn luyện theo Chương trình khung huấn luyện được ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Trường hợp người huấn luyện thực hiện huấn luyện cho Tổ chức huấn luyện đủ điều kiện hoạt động hoặc doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện:
a) Nội dung huấn luyện nghiệp vụ về an toàn, vệ sinh lao động gồm:
Chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; phương pháp phân tích, đánh giá và kiểm soát rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác điều tra tai nạn lao động; nghiệp vụ công tác kiểm định, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
b) Nội dung huấn luyện kỹ năng cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động gồm:
Kỹ năng biên soạn bài giảng; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng tư vấn, hướng dẫn, thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động; kỹ năng tổ chức khóa huấn luyện; kỹ năng sử dụng các loại phương tiện hỗ trợ huấn luyện.
c) Nội dung huấn luyện các chuyên đề bắt buộc gồm:
An toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất, lắp đặt, vận hành, sửa chữa thiết bị điện; an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động hóa chất; an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động xây dựng hoặc khai thác khoáng sản; an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
d) Các nội dung huấn luyện chuyên sâu khác phù hợp với năng lực của người huấn luyện và do người huấn luyện đăng ký tham dự.
đ) Thời gian huấn luyện: Tổng thời gian huấn luyện là 80 giờ đối với nội dung huấn luyện theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này, không bao gồm thời gian sát hạch. Đối với các nội dung huấn luyện chuyên sâu khác theo quy định tại điểm d khoản này, thời gian huấn luyện ít nhất 4 giờ đối với mỗi chuyên đề.
2. Trường hợp người huấn luyện chỉ thực hiện huấn luyện đối tượng nhóm 4 tại doanh nghiệp hoặc người huấn luyện thực hành:
a) Nội dung huấn luyện nghiệp vụ: Chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; phương pháp phân tích, đánh giá và kiểm soát rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
b) Nội dung huấn luyện kỹ năng: Kỹ năng biên soạn bài giảng; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng tư vấn, hướng dẫn, thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động; kỹ năng tổ chức khóa huấn luyện; kỹ năng sử dụng các loại phương tiện hỗ trợ huấn luyện.
c) Tổng thời gian huấn luyện là 40 giờ đối với nội dung huấn luyện theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này, không bao gồm thời gian sát hạch.
3. Chương trình huấn luyện thực hiện theo Chương trình khung huấn luyện tại Phụ lục I, được ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Hình thức huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Huấn luyện trực tiếp, tập trung bảo đảm sự tương tác thường xuyên giữa người huấn luyện và người được huấn luyện.
Điều 8. Sát hạch về chuyên môn và nghiệp vụ huấn luyện của người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Thành lập Hội đồng sát hạch gồm ít nhất 05 thành viên, trong đó có đại diện Cục An toàn lao động, Hội nghề nghiệp về an toàn, vệ sinh lao động, chuyên gia, nhà khoa học về an toàn, vệ sinh lao động trong một số lĩnh vực như xây dựng pháp luật, an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất, lắp đặt, vận hành, sửa chữa thiết bị điện, an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động hóa chất, an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động xây dựng hoặc khai khoáng, an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nội dung sát hạch gồm 02 phần như sau:
a) Sát hạch phần lý thuyết: Học viên làm bài tập trung trong thời gian 90 phút. Đối với học viên tham dự huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ huấn luyện nhóm 4 và huấn luyện thực hành, thời gian làm bài tập trung là 45 phút;
b) Sát hạch phần kỹ năng: Học viên lựa chọn 01 chuyên đề, tự chuẩn bị bài giảng theo chương trình khung quy định và trình bày trước hội đồng sát hạch trong thời gian không quá 30 phút/học viên. Đối với học viên tham dự huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ huấn luyện nhóm 4 và huấn luyện thực hành, thời gian trình bày không quá 20 phút/học viên.
3. Đánh giá kết quả sát hạch: Kết quả sát hạch là tổng số điểm phần sát hạch lý thuyết và phần sát hạch kỹ năng. Kết quả tối đa mỗi phần sát hạch là 100 điểm. Học viên được đánh giá đạt yêu cầu phải có số điểm mỗi phần ít nhất là 50 điểm.
Điều 9. Tập huấn cập nhật thông tin, kiến thức cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Tổ chức huấn luyện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này tổ chức tập huấn cập nhật kiến thức, thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Chương III
HỖ TRỢ CHI PHÍ HUẤN LUYỆN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC KHÔNG THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Điều 10. Khảo sát nhu cầu hỗ trợ chi phí huấn luyện và lập dự toán kinh phí
1. Hằng năm, Cục An toàn lao động tổ chức khảo sát các địa bàn trọng điểm trên cả nước nơi tập trung nhiều lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; trong đó tập trung vào những khu vực có rủi ro cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, có khả năng gây tác động xấu đến nhiều người lao động và cộng đồng dân cư để lập kế hoạch, dự toán kinh phí tổ chức các lớp huấn luyện mẫu trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt trước khi gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí hỗ trợ trong dự toán ngân sách nhà nước.
2. Hằng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức khảo sát các làng nghề, hợp tác xã, tổ sản xuất tại địa phương nơi tập trung nhiều lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; tổng hợp nhu cầu hỗ trợ huấn luyện và lập kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ huấn luyện gửi cơ quan tài chính cùng cấp để trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí hỗ trợ trong dự toán ngân sách nhà nước.
3. Hằng năm, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức khảo sát các hộ gia đình, người lao động làm nghề tự do làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn quản lý; tổng hợp nhu cầu hỗ trợ huấn luyện và lập kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ huấn luyện gửi cơ quan tài chính cùng cấp để trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí hỗ trợ trong dự toán ngân sách nhà nước.
4. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này lựa chọn Tổ chức huấn luyện sự nghiệp công lập có đủ điều kiện hoạt động huấn luyện để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và Quyết định số 1508/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 11. Quy trình thực hiện hỗ trợ chi phí huấn luyện
1. Hỗ trợ trực tiếp cho người lao động
a) Người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ gửi Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí huấn luyện theo Mẫu 01 Phụ lục II, được ban hành kèm theo Thông tư này về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, kèm theo hóa đơn thu tiền của tổ chức huấn luyện và bản sao thẻ an toàn đã được cấp để được hỗ trợ chi phí huấn luyện.
b) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thanh toán chi phí hỗ trợ huấn luyện cho người lao động trong vòng 14 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Hỗ trợ chi phí huấn luyện thông qua Tổ chức huấn luyện
Tổ chức huấn luyện gửi Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí huấn luyện (nêu rõ tên và số tài khoản nhận hỗ trợ) theo Mẫu số 02 Phụ lục II, được ban hành kèm theo Thông tư này về cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư này, kèm theo các giấy tờ chứng minh việc tổ chức lớp huấn luyện như sau:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí huấn luyện của người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Mẫu số 01 Phụ lục II, được ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Dự toán chi phí tổ chức huấn luyện theo Mẫu số 03 Phụ lục II, được ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Danh sách người huấn luyện theo Mẫu số 04 Phụ lục II, được ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo bản sao hồ sơ chứng minh năng lực của người huấn luyện;
d) Danh sách người tham dự huấn luyện theo Mẫu số 05 Phụ lục II, được ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Quyết định cấp thẻ an toàn theo Mẫu số 06 Phụ lục II, được ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo danh sách người được cấp thẻ;
e) Hợp đồng huấn luyện, Mẫu số 07 Phụ lục II, được ban hành kèm theo Thông tư này;
g) Biên bản thanh lý Hợp đồng huấn luyện, Mẫu số 08 Phụ lục II, được ban hành kèm theo Thông tư này;
h) Các chứng từ chỉ tiêu có liên quan đến huấn luyện (để đối chiếu, tổ chức huấn luyện trực tiếp thực hiện lưu giữ theo quy định hiện hành).
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Trách nhiệm của Cục An toàn lao động
1. Tổ chức kiểm tra và thông báo Tổ chức huấn luyện đáp ứng các tiêu chí tham gia hoạt động huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
2. Lựa chọn địa điểm tổ chức sát hạch bảo đảm thuận tiện cho người tham dự và thông báo cho các Tổ chức huấn luyện đăng ký danh sách tham dự sát hạch về thời gian và địa điểm sát hạch.
3. Quyết định thành lập hội đồng sát hạch theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư này. Căn cứ kết quả sát hạch, cấp giấy chứng nhận cho người đủ tiêu chuẩn huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và lưu giữ hồ sơ sát hạch theo quy định của pháp luật.
4. Chủ trì, phối hợp với hội nghề nghiệp về an toàn, vệ sinh lao động, các cơ quan nghiên cứu về an toàn, vệ sinh lao động tổ chức tập huấn cập nhật kiến thức, thông tin, chính sách, pháp luật, khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động cho người đứng đầu Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và tổ chức đánh giá, xếp loại tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động bảo đảm việc khuyến khích nâng cao chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
5. Tổ chức hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và hoạt động tập huấn cập nhật kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát các địa phương về hoạt động hỗ trợ huấn luyện cho người lao động ở khu vực không có hợp đồng lao động.
7. Xây dựng, thống nhất quản lý phần mềm dịch vụ công trực tuyến cấp, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện, thông báo về điều kiện tự huấn luyện của doanh nghiệp; quản lý cơ sở dữ liệu về các Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp tự huấn luyện, Tổ chức tham gia huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
8. Thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình thực hiện pháp luật, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trên trang thông tin điện tử của Cục An toàn lao động.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này tại địa phương.
2. Thông báo cho Cục An toàn lao động việc xử lý vi phạm hành chính và các hình thức xử lý, đề nghị xử lý khác theo quy định của pháp luật về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động để thông tin kịp thời trên trang thông tin điện tử của Cục An toàn lao động.
3. Tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (thông qua Cục An toàn lao động) về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn khi được yêu cầu.
Điều 14. Trách nhiệm của Tổ chức huấn luyện tham gia hoạt động huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Thực hiện đầy đủ nội dung, chương trình huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo đúng Chương trình khung huấn luyện quy định tại Thông tư này và bảo đảm bố trí đủ người có đủ năng lực về chuyên môn, kinh nghiệm về an toàn, vệ sinh lao động tham gia huấn luyện.
2. Tổng hợp danh sách học viên đạt yêu cầu sau khi kết thúc khóa huấn luyện, kèm theo hồ sơ chứng minh tiêu chuẩn người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động của học viên theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP, gửi về Cục An toàn lao động để tổng hợp và có kế hoạch tổ chức sát hạch tập trung.
3. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2017.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để kịp thời nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc CP;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan TW các đoàn thể và các Hội;
- Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty hạng đặc biệt;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Đăng Công báo;
- Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, Cục ATLĐ, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Doãn Mậu Diệp

PHỤ LỤC I

(Ban hành theo Thông tư số 19/2017/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 7 năm 2017)

I. Chương trình khung huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ huấn luyện cho người huấn luyện thực hiện huấn luyện cho các nhóm đối tượng tham dự huấn luyện do Tổ chức huấn luyện đủ điều kiện hoạt động hoặc doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện tổ chức

STT

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN

Thời gian huấn luyện (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

1

Phần huấn luyện nghiệp vụ về an toàn, vệ sinh lao động

24

19

3

2

1

Chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

8

7

0

1

2

Phương pháp phân tích, đánh giá và kiểm soát rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.

8

4

3

1

3

Xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.

1

1

0

0

4

Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

1

1

0

0

5

Nghiệp vụ công tác tự kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động.

1

1

0

0

6

Công tác khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1

1

0

0

7

Nghiệp vụ công tác kiểm định, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

4

4

0

0

II

Phần huấn luyn về kỹ năng cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

24

15

7

2

1

Kỹ năng tổ chức khóa huấn luyện.

1

1

0

0

2

Các phương pháp huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và kỹ năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ huấn luyện.

2

2

0

0

3

Kỹ năng biên soạn giáo án và bài giảng huấn luyện

1

1

0

0

4

Kỹ năng mở đầu và kết thúc lớp huấn luyện

2

1

1

0

5

Kỹ năng tư vấn, hướng dẫn, thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động.

2

2

0

0

6

Kỹ năng thuyết trình và kiểm soát lớp huấn luyện

16

8

6

2

III

Phần huấn luyện các chuyên đề bắt buc

32

20

6

6

1

An toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất, lắp đặt, vận hành, sửa chữa thiết bị điện.

6

4

1

1

2

An toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động hóa chất.

6

4

1

1

3

An toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động xây dựng.

6

4

1

1

4

An toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động khai thác khoáng sản.

6

4

1

1

5

Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

8

4

2

2

Tổng cộng

80

54

16

10

II. Chương trình khung hun luyện, bi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ hun luyện cho người hun luyện chỉ thực hiện hun luyện nhóm 4 tại doanh nghiệp hoặc người hun luyện thực hành

STT

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN

Thời gian huấn luyện (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Phần huấn luyện nghiệp vụ về an toàn, vệ sinh lao động

16

11

3

2

1

Chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

8

7

0

1

2

Phương pháp phân tích, đánh giá và kiểm soát rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.

8

4

3

1

II

Phần huấn luyện về kỹ năng cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

24

15

7

2

1

Kỹ năng tổ chức khóa huấn luyện.

1

1

0

0

2

Các phương pháp huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và kỹ năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ huấn luyện.

2

2

0

0

3

Kỹ năng biên soạn giáo án và bài giảng huấn luyện

1

1

0

0

4

Kỹ năng mở đầu và kết thúc lớp huấn luyện

2

1

1

0

5

Kỹ năng tư vấn, hướng dẫn, thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động.

2

2

0

0

6

Kỹ năng thuyết trình và kiểm soát lớp huấn luyện

16

8

6

2

Tổng cộng

40

26

10

4

PHỤ LỤC II

BIU MẪU PHỤC VỤ CÔNG TÁC HTRỢ HUẤN LUYỆN

Mu 01: Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí huấn luyện của người lao động (Ban hành theo Thông tư số 19/2017/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 7 năm 2017)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐƠN ĐNGHỊ H TRCHI PHÍ HUẤN LUYỆN

Kính gửi: …………………………….(1) ..............................................................................

Họ và tên: .................................................................................................... □ Nam, □ :Nữ

Sinh ngày………… tháng …………..năm ……………Dân tộc: ..........................................

Số CMND:  …………………….Nơi cấp:…………….. Ngày cấp: .......................................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .......................................................................................

Chỗ ở hiện tại: ..................................................................................................................

Công việc đang làm …………………….(2) ……………………..Điện thoại: .......................

Nơi làm việc: .....................................................................................................................

Đối tượng được ưu tiên hỗ trợ: …………………………(3) ................................................

Tôi đã tham dự lớp huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động chuyên đề ……………….(2) …………..do……………………….. tổ chức tại: ...........................................................................................................................

Đề nghị cơ quan ……………………..(1)……………………… hỗ trợ chi phí huấn luyện cho tôi theo quy định.

Hình thức nhận kinh phí .....................................................................................................

Tôi xin cam đoan những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật, nếu có gì không đúng, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

Xác nhận của UBND cấp xã: ………………..

Xác nhận Ông (bà) ………………………..có hộ khẩu thường trú/tạm trú tại xã:………………..

Các nội dung trong đơn là chính xác.

TM. UBND
(Ký tên và đóng dấu)

……….., ngày…….tháng……năm 20…..
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)

------------------------------------

(1) Ghi cụ thể tên cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ học phí;

(2) Tên công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

(3) Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng và thân nhân chủ yếu của người có công.

Mu 02: Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí huấn luyện của người lao động (Ban hành theo Thông tư số 19/2017/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 7 năm 2017)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐNGHỊ HTRỢ CHI PHÍ HUẤN LUYỆN

 

Kính gửi: …………………………………………(1) ...........................................................

Tên Tổ chức hun luyện ...................................................................................................

Địa chỉ: .............................................................................................................................

Điện thoại: ........................................................................................................................

Người đại diện ………………………………………..chức vụ ............................................

Số tài khoản nhận hỗ trợ ..................................................................................................

Tên chủ tài khoản .............................................................................................................

Ngân hàng ........................................................................................................................

Đơn vị chúng tôi đã hoàn tất lớp huấn luyện cho …………………người làm công việc có nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động thuộc danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành (có danh sách kèm theo).

Đề nghị …………………….(1)………………….. hỗ trợ chi phí huấn luyện người lao động theo quy định.


Nơi nhận:

…………., ngày……tháng……năm…………
Đại diện Tổ chức huấn luyện

 

(1) Ghi cụ thể tên cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ chi phí huấn luyện;

Mu 03: Dự toán chi phí tổ chức lớp huấn luyện
(Ban hành theo Thông tư số 19/2017/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 7 năm 2017)

TÊN TCHỨC HUẤN LUYN

DỰ TOÁN CHI PHÍ TCHỨC LỚP HUẤN LUYỆN

Tên lớp huấn luyn: ………………………(1) ………………………………………

Số lượng người lao động đăng ký:…………………………………………………..

Thời gian huấn luyện:……………………giờ.

TT

Nội dung chi phí

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền (đồng)

Ghi chú

 

TỔNG

 

 

 

 

 

1

Tuyển sinh

Người

 

 

 

 

2

Khai mạc, bế mạc

Lần

 

 

 

 

3

Cấp thẻ an toàn

Thẻ

 

 

 

 

4

Tài liệu huấn luyện

Bộ

 

 

 

 

5

Thù lao người huấn luyện

Giờ

 

 

 

 

6

Phụ cấp lưu động cho người huấn luyện, người quản lý

Người

 

 

 

 

7

Hỗ trợ nguyên, nhiên, vật liệu huấn luyện thực hành

 

 

 

 

 

8

Thuê lớp học

Ngày

 

 

 

 

9

Thuê thiết bị huấn luyện

Thiết bị

 

 

 

 

10

Thuê phương tiện vận chuyển thiết bị, vật liệu cồng kềnh

Lần

 

 

 

 

11

Trích khấu hao tài sản cố định phục vụ lớp huấn luyện

 

 

 

 

 

12

Chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình huấn luyện đặc thù

 

 

 

 

 

13

Chi công tác quản lý lớp huấn luyện

 

 

 

 

 

DUYỆT CỦA …………….(2)

 

…………, ngày………tháng………năm 20….
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU
TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN

-------------------------

(1) Ghi cụ thể tên chuyên đề lớp huấn luyện người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

(2) Tên cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động ở Trung ương hoặc địa phương.

Mu 04: Danh sách người huấn luyện
(Ban hành theo Thông tư số 19/2017/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 7 năm 2017)

DANH SÁCH NGƯỜI HUẤN LUYỆN

Thời gian huấn luyện:……………………………………………………………………….

Chuyên đề huấn luyện: ……………………………………………………………………….

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Địa chỉ cư trú

Phạm vi được huấn luyện

Ký tên

Nam

Nữ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………….., ngày……… tháng…….. năm 20....
TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN
(Ký tên, đóng dấu)

Mu 05: Danh sách người lao động tham dự huấn luyện
(Ban hành theo Thông tư số 19/2017/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 7 năm 2017)


DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM DỰ HUẤN LUYỆN

Thời gian huấn luyện:……………………………………………………………………….

Chuyên đề huấn luyện: ……………………………………………………………………….

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Địa chỉ cư trú

Công việc đang làm

Trình độ

Ký tên

Nam

Nữ

 

 

Văn hóa

Chuyên môn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………….., ngày……… tháng…….. năm 20....
TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN
(Ký tên, đóng dấu)

Mu 06: Quyết định cấp thẻ an toàn
 
(Ban hành theo Thông tư số 19/2017/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 7 năm 2017)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có)
TÊN TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:         /QĐ-TAT

…….., ngày ……. tháng …… năm…….

 

QUYẾT ĐỊNH
Về việc cấp thẻ an toàn

(Chức danh người đứng đầu Tổ chức huấn luyện)

 

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 18/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Hợp đồng huấn luyện Số:          /20……. /HĐHL ngày.... tháng .... năm ……….

Căn cứ kết quả sát hạch lớp huấn luyện………. (Tên chuyên đề huấn luyện) do ……………………(tên Tổ chức huấn luyện) tổ chức từ ngày ………….., đến ngày ……………, tại…………………………………………………………………………..

Theo đề nghị của …………………………………………………………………………..

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cấp thẻ an toàn cho ………. người đã tham dự và đạt kết quả huấn luyện theo yêu cầu (có danh sách kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày được ký.

Điều 3. ……………………………………………và những người có tên trong danh sách tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN
(Ký tên, đóng dấu)

Mu 07: Hợp đồng huấn luyện
 
(Ban hành theo Thông tư số 19/2017/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 7 năm 2017)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

HỢP ĐNG HUẤN LUYỆN

Số:          /20……… /HĐHL

 

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ huấn luyện cho người lao động làm việc khu vực không có hợp đồng lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

Căn cứ Thông tư số 18/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Hôm nay, ngày        tháng          năm 20     , tại……………………………..chúng tôi gồm:

Bên A: (Tên cơ quan LĐTBXH)

- Địa chỉ: …………………………………..

Điện thoại: …………………………………..

- Người đại diện: ………………………………….., chức vụ: ………………………………..

Bên B: (tên tổ chức huấn luyện)

- Địa chỉ: ………………………………….., ĐT: …………………………………..

- Người đại diện: ………………………………….., chức vụ:…………………………..……..

- Tài khoản s: ………………………………….., tại ngân hàng ……………………………..

Sau khi kiểm tra năng lực và điều kiện tổ chức huấn luyện của Bên B, hai bên cùng thống nhất thỏa thuận ký Hợp đồng huấn luyện gồm các điều khoản sau:

Điều I: Hai bên phối hợp tổ chức mở lớp huấn luyện (tên chuyên đề huấn luyện) như sau:

Địa chỉ tổ chức huấn luyện: …………………………………..

Thời gian huấn luyện: ………….giờ,

Ngày bắt đầu huấn luyện :         /       /20... Dự kiến kết thúc        /       /20...

Số người tham dự huấn luyện dự kiến: người

Điều II: Trách nhiệm của các bên

Trách nhiệm bên A:

- Kiểm tra lớp huấn luyện và giám sát việc kiểm tra, sát hạch khi kết thúc.

- Thanh toán kinh phí hợp đồng cho bên B.

- Tạm ứng 50% học phí cho bên B để tổ chức huấn luyện;

Trách nhiệm bên B:

- Tuyển sinh và cung cấp danh sách người tham dự huấn luyện cho bên A theo quy định.

- Lập dự toán kinh phí lớp huấn luyện và thực hiện chi phí theo đúng quy định.

- Tổ chức huấn luyện, quản lý lớp và người tham dự theo đúng chương trình, kế hoạch huấn luyện.

- Tổ chức kiểm tra, sát hạch và cấp thẻ an toàn cho người tham dự huấn luyện đạt kết quả theo yêu cầu.

Điều III: Kinh phí hợp đồng

Tổng giá trị hợp đồng là …………………………đồng (bằng chữ…………………………đồng)

Kinh phí bên A tạm ứng cho bên B là:…………………………………..đồng.

Bằng chữ: …………………………………..…………………………………..

Điều IV: Điều khoản chung

Hai bên cam kết thực hiện đúng nội dung, yêu cầu trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc sẽ cùng nhau bàn bạc thống nhất giải quyết.

Hợp đồng được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau. Bên A giữ 02 bản, Bên B giữ 02 bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A

ĐẠI DIỆN BÊN B

Mu 08: Biên bản thanh lý Hợp đồng huấn luyện
(Ban hành theo Thông tư số 19/2017/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 7 năm 2017)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN THANH LÝ
HỢP ĐNG HUẤN LUYỆN

 

Hôm nay, ngày      /      /20..   tại ……………………………..chúng tôi gồm:

Bên A: (Tên cơ quan LĐTBXH)

- Địa chỉ: …………………………………..

Điện thoại: …………………………………..

- Người đại diện: ………………………………….., chức vụ:…………………………………..,

Bên B: (Tên Tổ chức huấn luyện)

- Địa chỉ: ………………………………….., ĐT: …………………………………..

- Người đại diện: ………………………………….., chức vụ: ……………..…………………..

- Tài khoản số:………………………………….. tại ngân hàng ………………………………..

Căn cứ Hợp đồng huấn luyện số       /20..../HĐHL ngày       /          /20.... giữa ...(Tên cơ quan LĐTBXH).... và (tên Tổ chức huấn luyện) tổ chức lớp huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động có địa chỉ tại ………………………………….., hai bên cùng thống nhất thanh lý Hợp đồng huấn luyện nói trên như sau:

1. Bên A và Bên B đã thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên như đã thỏa thuận và cam kết theo hợp đồng.

2. Bên B đã thực hiện hoàn thành việc huấn luyện (tên chuyên đề huấn luyện) cho …………..người tham dự huấn luyện. Trong đó, có …………………Người hoàn thành lớp huấn luyện.

3. Kinh phí lớp huấn luyện: …………………………………..đồng (bằng chữ) gồm:

Số người x mức học phí/người = …………….đồng (bằng chữ) Có danh sách người hoàn thành lớp huấn luyện kèm theo.

4. Số kinh phí bên A đã tạm ứng cho bên B là: …………………………………..đồng.

5. Số kinh phí còn lại bên A phải thanh toán cho bên B là: …………………………… đồng.

Bằng chữ: …………………………………..…………………………………..

6. Biên bản thanh lý hợp đồng được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau, bên A giữ 03 bản, bên B giữa 01 bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A

ĐẠI DIỆN BÊN B

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK OF VIETNAM

CircularNo. 19/2017/TT-BLDTBXH of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs dated July 03, 2017providing guidelines for training in occupational safety and hygiene

Pursuant to the Law on Occupational Safety and Hygiene No. 84/2015/QH13 dated June 25, 2015;

Pursuant to the Government s Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

Pursuant to the Government s Decree No. 44/2016/ND-CP dated May 15, 2016 on guidelines for the Law on Occupational Safety and Hygiene in terms of testing of labor safety techniques, training in occupational safety and hygiene and occupational environment monitoring;

At the request of Director of the Department of Labor safety,

The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs promulgates a Circular on guidelines for training in occupational safety and hygiene.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scopeof application

This Circular provides guidelines for determining time period that employees have worked in occupational safety and hygiene; courses or trainer courses in occupational safety and hygiene; update on policies, laws, science, engineering in terms of occupational safety and hygiene; management and initiation of training in occupational safety and hygiene; assistance in training provided for employees working in administrative divisions that are not under labor contracts with strict requirements for occupational safety and hygiene.

Article 2.Subjects of application

1. Employers, employees as prescribed in Article 2 of the Law on Occupational Safety and Hygiene.

2. Occupational safety and hygiene trainers.

3. Public service providers, enterprises and other organizations and individuals related to training in occupational safety and hygiene.

Article 3. Determination of working period in occupational safety and hygiene

1. For an official or civil servant, a member of armed forces who has worked in occupational safety and hygiene or has taught occupational safety and hygiene, working period shall be determined according to certification of the last body that have managed his/her resume.

2. For a person working at public service providers, enterprises, or other organizations has worked in occupational safety and hygiene or has taught occupational safety and hygiene, working period shall be determined according to certifications made by these workplaces, enclosed with copies of labor contracts, probation contracts, and other equivalent legitimate documents.

3. For a person working at multiple agencies, organizations, or enterprises that has worked in occupational safety and hygiene, working period shall be determined according to certifications made by these workplaces, enclosed with copies of the following documents: resume of official and public employees, labor contract, probation contract, social insurance book or other legal documents.

Chapter II

TRAINER COURSES AND UPDATE FOR OCCUPATIONAL SAFETY AND HYGIENE TRAINERS

Article 4. Standards for occupational safety and hygiene trainers

A trainer must meet the following standards:

a) The standards as prescribed in Article 22 of Decree No. 44/2016/ND-CP;

b) Having at least 10 years of experience in formulating policies, law, management, inspection, study, and training in occupational safety and hygiene or having at least 10-year experience in training in occupational safety and hygiene at public service providers and/or enterprises.

Article 5. Providers of courses for occupational safety and hygiene trainers

A provider must meet the following criteria:

1. Having a certificate of eligibility for operation in training, a certificate of training that remain valid, or a certificate of eligibility for operation class C as prescribed in Decree No. 44/2016/ND-CP.

2. Having professional training materials according to framework of training promulgated together with this Circular.

3. Ensuring that a given number of trainers satisfy training requirements according to the training framework issued herewith.

Article 6. Contents of courses for occupational safety and hygiene trainers

1. With regard to trainers working for eligible providers of training courses or enterprises eligible for self-training:

a) Training in practices in terms of occupational safety and hygiene include:

Policies, law on occupational safety and hygiene; analysis, verification and control of risks in respect of occupational safety and hygiene and making of plans for urgent rescue; making of occupational safety and hygiene management system; safety culture in business; self-inspection; investigation of occupational accidents; testing and training in occupational safety and hygiene.

b) Training in skills for occupational safety and hygiene trainers include:

Lecture development skills; presentation skills; counseling, guidance, propagation of occupational safety and hygiene; organization of training courses; using training aids.

c) Training in compulsory seminars includes:

Occupational safety and hygiene in manufacture, erection, inauguration, and repair of electrical equipment; occupational safety and hygiene in chemical-related activities; occupational safety and hygiene in building and mineral extraction; occupational safety and hygiene in manufacture, maintenance, repair, and inauguration of machine and equipment with strict requirements for occupational safety and hygiene.

d) Other intensive training contents in conformity with capacity of trainers and registered by trainers.

dd) Training period: Total training period is 80 hours regarding contents of training prescribed in Points a, b, and c of this Clause, excluding period of examination. With regard to other intensive training contents  as prescribed in Point d of this Clause, the training period is at least 4 hours per seminar.

2. With regard to trainers who solely provide training for group 4 at enterprises or practice trainers:

a) Training in professional competence: Policies, law on occupational safety and hygiene; analysis, verification and control of risks in respect of occupational safety and hygiene and making of plans for urgent rescue; making of occupational safety and hygiene management system; safety culture in business;

b) Contents of training in skills: Lecture development; presentation; counseling, guidance, propagation of occupational safety and hygiene; organization of training courses; using training aids.

c) Total training period is 40 hours regarding contents of training prescribed in Points a, b, and c of this Clause, excluding period of examination.

3. The training program shall be consistent with the framework of training prescribed in Appendix I issued herewith.

Article 7. Forms of training in occupational safety and hygiene trainers

Direct and centralized training form shall be applied to ensure regular interaction between trainers and trainees.

Article 8. Examination of occupational safety and hygiene trainers

1. An examination board composing of 5 members shall be established, including representatives of the Department of Labor Safety, professional association of occupational safety and hygiene, occupational safety and hygiene experts and/or scientists in certain branches of knowledge namely formulation of law, occupational safety and hygiene in business, erection, inauguration, and repair of electrical equipment, occupational safety and hygiene in chemical-related activities; occupational safety and hygiene in building and mineral extraction; occupational safety and hygiene in manufacture, maintenance, repair, and inauguration of machine and equipment with strict requirements for occupational safety and hygiene.

2. Contents of examination include 2 parts as follows:

a) Theoretical examination: Trainers shall take a single exam for 90 minutes. Trainers of professional competence, group 4 and practices shall take a single exam for 45 minutes;

b) Practical examination: Each trainer shall choose 1 seminar, prepare his/her own lecture according to the framework program as prescribed and present it before the examination board within 30 minutes. Each trainer of skills, group 4 and practices shall present the lecture within 20 minutes.

3. Evaluation of examination results: Examination result is total score of theoretical examination and skill examination. Maximum score of each examination is 100. A “passed” trainer must obtain 50 score for each examination.

Article 9. Training courses to update information and knowledge for occupational safety and hygiene trainers

Providers of training courses as prescribed in Article 5 hereof shall provide updates on policies, science and technology for occupational safety and hygiene trainers.

Chapter III

FINANCIAL AID FOR EMPLOYEES WORKING NOT UNDER LABOR CONTRACTS

Article 10. Survey of need for financial aid for training and making of budget estimates

1. Annually, the Department of Labor safety shall conduct surveys nationwide at key administrative divisions where many employees have worked not under labor contracts as positions with strict requirements for occupational safety and hygiene; particularly focusing on areas posing high risks of occupational accidents and occupational diseases, likely causing bad effects on many employees and the community so as to make plans and/or budget estimates for model training classes and then submit them to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for approval and to the Ministry of Finance, which subsequently request competent authority to provide certain funds from state budget estimates.

2. Annually, Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as provinces) shall conduct surveys at craft villages, cooperatives, manufacture groups in administrative divisions where many employees have worked not under labor contracts as positions with strict requirements for occupational safety and hygiene; consolidate need for financial aid and make plans and/or budget estimates for training and then send them to finance authority at the same administrative level so as to provide funding from state budget estimates.

3. Annually, Division of Labor, War Invalids and Social Affairs shall conduct surveys at households, cooperatives, self-employed employees working jobs with strict requirements for occupational safety and hygiene in the administrative divisions; consolidate need for financial aid and make plans and/or budget estimates for training and then send them to finance authority at the same administrative level so as to provide funding from state budget estimates.

4. Labor, War Invalids and Social Affairs bodies prescribed in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article shall choose public providers of training courses eligible for providing public administration services in terms of training in occupational safety and hygiene in the form of assignment, commissioning or bidding as prescribed in Clause 2 Article 11 of the Government’s Decree No. 16/2015/ND-CP dated February 14, 2015 on autonomy exercised by public non-business units and Decision No. 1508/QD-TTg dated July 27, 2016 of the Prime Minister promulgating a list of public administration services funded by government budget under management of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Article 11. Procedures of providing financial aid for training

1. Direct financial aid for workers

a) Any eligible workers may submit an application form for financial aid for training using the form No. 01 Appendix II enclosed herewith to Division of Labor, War Invalids and Social Affairs, together with an invoice of the provider of training courses and a copy of safety card that has been issued.

b) The Division of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide training-related financial aid for employees within 14 working days from the date on which an adequate application is received.

2. Financial aid through providers of training courses

An eligible provider of training courses may submit an application form for financial aid for training (specifying recipient s name and account number) using the form No. 02 Appendix II enclosed herewith to the Labor, War Invalids and Social Affairs body as prescribed in Clause 4 Article 10 hereof, together with supporting documents on the training courses:

a) An application form for training-related financial aid for eligible employees using form No. 01 Appendix II enclosed herewith;

b) Estimates of training expenditures using form No. 03 Appendix II enclosed herewith;

c) A list of trainers using form No. 04 Appendix II enclosed herewith, together with copies of supporting documents on trainers’ capacity;

d) A list of training participants using form No. 05 Appendix II enclosed herewith;

dd) Decisions on issuance of safety cards using form No. 06 Appendix II enclosed herewith, together with a list of card holders names;

e) Training contracts using form No. 07 Appendix II enclosed herewith;

g) Contract completion statement using form No. 08 Appendix II enclosed herewith;

h) Documents on training (for verified and kept by the provider of training courses as prescribed in applicable law).

Chapter IV

ORGANIZATION IMPLEMENTATION

Article 12. Responsibilities of the Department of Labor safety

1. Examine and notify to providers of training courses that meet criteria for training in professional knowledge and practices for occupational safety and hygiene trainers.

2. Select places of examination that are convenient for participants and notify providers of training courses of time and place of examination.

3. Decide on establishment of examination board as prescribed in Clause 1 Article 8 hereof. Issue certificates of training in occupational safety and hygiene to eligible examinees and keep their examination documents as prescribed by law.

4. Assume the prime responsibility of and cooperate with professional association of occupational safety and hygiene, researching agencies of occupational safety and hygiene update knowledge, policies, science and technology in terms of occupational safety and hygiene for leaders of occupational safety and hygiene providers of training courses and evaluate and rank them so as to improve the quality of training in occupational safety and hygiene.

5. Instruct, inspect, and supervise training in professional knowledge and practices for occupational safety and hygiene trainers and update of knowledge about occupational safety and hygiene as per the law.

6. Raise awareness, instruct, inspect, and supervise local governments in terms of assistance in training provided for employees in administrative divisions not under labor contracts.

7. Develop and consistently manage online public software that issues, reissues, extend certificates of eligibility for training, gives notices of conditions for self-training conducted by enterprises; manage database of providers of training courses, self-training enterprises, trainer courses in occupational safety and hygiene.

8. Promptly update sufficient information about implementation of law, inspection, actions against violations of law on training in occupational safety and hygiene on website of the Department of Labor safety.

Article 13. Responsibilities of Department of Labor, War Invalids and Social Affairs

1. Raise awareness, instruct, inspect, and supervise the implementation of this Circular in provinces.

2. Notify the Department of Labor safety of actions against administrative violations and penalties, other as prescribed in law on training in occupational safety and hygiene so as to promptly publish them on the website of the Department of Labor safety.

3. Send a final report on training in occupational safety and hygiene in province, upon request, to the Department of Labor safety affiliated to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Article 14. Responsibilities of providers of training courses in occupational safety and hygiene trainers

1. Fully participate curriculum of training, professional knowledge, and practices according to the training framework program as prescribed in this Circular and arrange enough qualified persons with professional qualifications and experience in occupational safety and health to participate in training.

2. Send a list of qualified trainees, upon completion of each training course, enclosed with supporting documents on trainers’ qualifications as prescribed in Article 22 of Decree No. 44/2016/ND-CP to the Department of Labor Safety so as to plan the concentrated examination.

3. Keep adequate training-related documents for occupational safety and hygiene trainers.

Chapter V

IMPLEMENTATION

Article 15.Effect

This Circular takes effect on August 15, 2017.

Any difficulties arising during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for consideration./.

For Minister
Deputy Minister

Doan Mau Diep

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 19/2017/TT-BLDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 67/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP ngày 24/04/2017 của Chính phủ và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định 76/2017/NĐ-CP ngày 30/06/2017 của Chính phủ

Tài chính-Ngân hàng, Lao động-Tiền lương, Cán bộ-Công chức-Viên chức

văn bản mới nhất