Luật An toàn vệ sinh lao động và 8 điểm đáng chú ý năm 2018

An toàn, vệ sinh lao động là những giải pháp nhằm bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người lao động (NLĐ) và những người xung quanh. Dưới đây là tổng hợp những nội dung đáng chú ý của Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, được quy định chi tiết bởi các văn bản hướng dẫn.

1. An toàn, vệ sinh lao động là gì?

An toàn vệ sinh lao động là gì? (Ảnh minh họa)

An toàn lao động là tình trạng điều kiện lao động mà ở đó không xảy ra nguy hiểm cho NLĐ và những người xung quanh.

Theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, an toàn, vệ sinh lao động là hai khái niệm riêng biệt:

- An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

- Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.

Như vậy, an toàn, vệ sinh lao động là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về các giải pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho NLĐ trực tiếp và những người xung quanh.

2. Mức đóng BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 0,5%

Điều 12 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, nghiêm cấm người sử dụng lao động (NSDLĐ) trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Điều 3 Nghị định 44/2017/NĐ-CP, NSDLĐ hằng tháng đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

- 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của người lao động, cán bộ, công chức, viên chức… trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình.

- 0,5% trên mức lương cơ sở đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn…

Xem thêm: Chưa đóng BHXH, bị tai nạn lao động có được bồi thường?

Mức đóng BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Ảnh minh họa)

3. Bị tai nạn giao thông có thể được xem là tai nạn lao động


Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

NLĐ tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau:

- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc như nghỉ giải lao, ăn giữa ca...

- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của NSDLĐ...

- Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

Thứ hai, suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thuộc 03 trường hợp trên.

Như vậy, tai nạn giao thông có thể được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu xảy ra trong 03 trường hợp nêu trên.


03 trường hợp tai nạn không được hưởng chế độ tai nạn lao động

Tuy nhiên NLĐ sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động khi xảy ra tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau:

- Tai nạn do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

- Tai nạn do NLĐ cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

- Tai nạn do say rượu, bia hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.

Xem thêm: Bị tai nạn trên đường đi làm, vẫn hưởng chế độ tai nạn lao động


4. NLĐ bị tai nạn được bồi thường tối thiểu 1,5 tháng lương


Quyền lợi của NLĐ khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Được tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp

- Được thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định;

- Được trả đủ tiền lương trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp.

Quyền của NLĐ khi bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp (Ảnh minh họa)


Trường hợp tai nạn không hoàn toàn do lỗi của NLĐ gây ra

NSDLĐ có trách nhiệm bồi thường cho NLĐ bị tai nạn với mức như sau:

- Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

- Ít nhất 30 tháng tiền lương cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân NLĐ bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.


Trường hợp tai nạn do lỗi của NLĐ gây ra

Trường hợp tai nạn do lỗi của NLĐ gây ra thì NSDLĐ phải trợ cấp cho NLĐ khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định khi tai nạn mà không hoàn toàn do lỗi của NLĐ gây ra.


5. Rời nơi làm việc không an toàn có được trả đủ lương?

NLĐ có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý.

Đây là một trong những quyền của NLĐ để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình. Để được trả lương đầy đủ trong trường hợp này phải đáp ứng 02 các điều kiện sau:

- NLĐ thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của mình;

- Phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp về nguy cơ đó để có phương án xử lý.

Trường hợp NLĐ thấy nguy cơ xảy ra tai nạn đe dọa nghiêm trọng tính mạng và sức khỏe của mình mà không báo ngay cho người quản lý trực tiếp và tự ý nghỉ việc thì vẫn bị coi là vi phạm kỷ luật lao động.

NLĐ rời nơi làm việc không an toàn vẫn được trả đủ lương (Ảnh minh họa)


6. Cấm trả tiền thay cho bồi dưỡng bằng hiện vật

Bên cạnh các quy định cấm người sử dụng trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, theo khoản 7 Điều 12 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 còn nghiêm cấm trả tiền thay cho bồi dưỡng bằng hiện vật. Quy định này cũng sẽ được áp dụng trong năm 2018.

Việc bồi dưỡng bằng hiện vật nhằm khắc phục các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong quá trình làm việc của NLĐ.

Như vậy, NSDLĐ không được sử dụng các biện pháp khác thay thế bồi dưỡng bằng hiện vật đồng thời phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện chế độ này.

Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH, mức bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:

- Mức 1: 10.000 đồng;

- Mức 2: 15.000 đồng;

- Mức 3: 20.000 đồng;

- Mức 4: 25.000 đồng.


7. Mỗi tổ sản xuất phải có ít nhất 01 an toàn, vệ sinh viên

An toàn, vệ sinh viên là NLĐ trực tiếp, am hiểu chuyên môn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được NLĐ trong tổ bầu ra.

Theo khoản 1 Điều 74 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, mỗi tổ sản xuất trong doanh nghiệp phải có ít nhất 01 an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc.

Theo đó, NSDLĐ ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nếu doanh nghiệp đã thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

An toàn, vệ sinh viên sẽ hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, có trách nhiệm giám sát việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động; phát hiện những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy móc, thiết bị…

Mỗi tổ sản xuất phải có ít nhất 1 an toàn, vệ sinh viên (Ảnh minh họa)


8. Vi phạm an toàn vệ sinh lao động, có thể bị phạt tù tới 12 năm

Vi phạm an toàn vệ sinh lao động, phạt tù tới 12 năm (Ảnh minh họa)

Tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm, hành vi vi phạm quy định an toàn vệ sinh lao động có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

Theo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP một số lỗi vi phạm an toàn vệ sinh lao động điển hình và mức xử phạt như sau:

- Không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động mức phạt tiền từ 01 triệu đồng - 20 triệu đồng;

- Không trang bị phương tiện bảo hộ cho NLĐ phạt tiền từ 03 triệu đồng - 30 triệu đồng;

- Không kiểm tra định kỳ kỹ thuật an toàn cho máy và thiết bị mức phạt tiền từ 05 triệu đồng -10 triệu đồng…

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc thực hiện một số biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc ngừng sử dụng máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Buộc trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn về chất lượng;…

Việc vi phạm an toàn vệ sinh lao động còn có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với mức phạt tù cao nhất lên tới 12 năm.

Đồng thời ngoài việc bị áp dụng hình phạt tù tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng - 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Trên đây là 9 điểm đáng chú ý của Luật An toàn vệ sinh lao động trong năm 2018, để cập nhật nhanh nhất các quy định liên quan về an toàn vệ sinh lao động, quý khách có thể tham khảo tại đây.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hồ sơ bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ từ 01/01/2025

Hồ sơ bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ từ 01/01/2025

Hồ sơ bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 41/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về hồ sơ bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ từ 01/01/2025.

Hướng dẫn chuyển mạng giữ số cho các thuê bao di động

Hướng dẫn chuyển mạng giữ số cho các thuê bao di động

Hướng dẫn chuyển mạng giữ số cho các thuê bao di động

Như thông tin đã đưa trước đó, hôm nay (16/11/2018) chính thức triển khai dịch vụ chuyển mạng di động, giữ nguyên số đối với các thuê bao trả sau nhà mạng Vinaphone, Viettel và MobiPhone. Hiện đã có hướng dẫn của Cục Viễn thông về cách chuyển mạng giữ số cho các thuê bao này.