Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH nội dung HĐLĐ, công việc ảnh hưởng xấu tới sinh sản, nuôi con

thuộc tính Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH

Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:10/2020/TT-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đào Ngọc Dung
Ngày ban hành:12/11/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

55 nghề, công việc ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản

Ngày 12/11/2020, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con.

Theo đó, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành danh mục gồm 55 nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nữ. Cụ thể: Trực tiếp nấu chảy và rót kim loại nóng chảy ở các lò; Cán kim loại nóng (trừ kim loại màu); Trực tiếp luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thiếc, thủy ngân, kẽm, bạc); Đốt lò luyện cốc; Hàn trong thùng kín, hàn ở vị trí có độ cao trên 10m so với mặt sàn công tác; Cậy bẩy đá trên núi; Khoan thăm dò giếng dầu và khí…

Bên cạnh đó, Thông tư cũng nêu rõ người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai thông tin về nghề, công việc có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản và nuôi con đang có tại nơi làm việc. Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải cung cấp đầy đủ thông tin về tác hại, các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại của các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con để người lao động lựa chọn, quyết định làm việc.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

Thông tư này làm hết hiệu lực Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXHThông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH

Xem chi tiết Thông tư10/2020/TT-BLĐTBXH tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

____________

Số: 10/2020/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2020

THÔNG TƯ

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con

____________________

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương, Cục trưởng Cục An toàn lao động;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con.

Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản sau đây của Bộ luật Lao động:
1. Nội dung của hợp đồng lao động theo khoản 1, 2 và 3 Điều 21.
2. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể theo khoản 4 Điều 73.
3. Danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con theo khoản 1 Điều 142.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động, người sử dụng lao động theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 của Bộ luật Lao động.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quy định tại Thông tư này.
Chương II
NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Điều 3. Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
Nội dung chủ yếu phải có của hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Thông tin về tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động được quy định như sau:
a) Tên của người sử dụng lao động: đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì lấy theo tên của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức; đối với tổ hợp tác thì lấy theo tên tổ hợp tác ghi trong hợp đồng hợp tác; đối với hộ gia đình, cá nhân thì lấy theo họ tên của người đại diện hộ gia đình, cá nhân ghi trong Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu được cấp;
b) Địa chỉ của người sử dụng lao động: đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì lấy theo địa chỉ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức; đối với tổ hợp tác thì lấy theo địa chỉ trong hợp đồng hợp tác; đối với hộ gia đình, cá nhân thì lấy theo địa chỉ nơi cư trú của hộ gia đình, cá nhân đó; số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có);
c) Họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động: ghi theo họ tên, chức danh của người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 18 của Bộ luật Lao động.
2. Thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động và một số thông tin khác, gồm:
a) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có), số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền cấp của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 18 của Bộ luật Lao động;
b) Số giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với người lao động là người nước ngoài;
c) Họ tên, địa chỉ nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người đại diện theo pháp luật của người chưa đủ 15 tuổi.
3. Công việc và địa điểm làm việc được quy định như sau:
a) Công việc: những công việc mà người lao động phải thực hiện;
b) Địa điểm làm việc của người lao động: địa điểm, phạm vi người lao động làm công việc theo thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc có tính chất thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi đầy đủ các địa điểm đó.
4. Thời hạn của hợp đồng lao động: thời gian thực hiện hợp đồng lao động (số tháng hoặc số ngày), thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn); thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn).
5. Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:
a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;
b) Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:
b1) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
b2) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
c) Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:
c1) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;
c2) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Đối với các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
d) Hình thức trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động;
đ) Kỳ hạn trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động.
 6. Chế độ nâng bậc, nâng lương: theo thỏa thuận của hai bên về điều kiện, thời gian, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương hoặc thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể, quy định của người sử dụng lao động.
7. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: theo thỏa thuận của hai bên hoặc thỏa thuận thực hiện theo nội quy lao động, quy định của người sử dụng lao động, thỏa ước lao động tập thể và quy định của pháp luật.
8. Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động: những loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động theo thỏa thuận của hai bên hoặc theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo quy định của người sử dụng lao động và quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
9. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp: theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
10. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề: quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động trong việc bảo đảm thời gian, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Điều 4. Bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ
1. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận với người lao động về nội dung bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ trong hợp đồng lao động hoặc bằng văn bản khác theo quy định của pháp luật.
2. Thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ có thể gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Danh mục bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
b) Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
c) Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
d) Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
đ) Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
e) Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.
3. Khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận của hai bên. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường được thực hiện như sau:
a) Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động thì xử lý theo trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luật Lao động;
b) Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
4. Đối với bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 5. Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp
1. Hợp đồng lao động đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động và Điều 3 Thông tư này. Đối với những công việc có tính chất giản đơn, thực hiện trong thời gian ngắn hạn hoặc theo mùa vụ thì hai bên có thể giảm nội dung thỏa thuận về nâng bậc quy định tại điểm e khoản 1 Điều 21 và đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề quy định tại điểm k khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động.
2. Đối với những công việc và địa điểm làm việc chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết thì hai bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng lao động những nội dung về cơ chế giải quyết việc thực hiện hợp đồng lao động phù hợp với điều kiện thực tế và quy định của pháp luật.
Chương III
HỘI ĐỒNG THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ
Điều 6. Thành lập Hội đồng thương lượng tập thể
1. Khi có nhu cầu thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thông qua Hội đồng thương lượng tập thể, trên cơ sở đồng thuận, người sử dụng lao động và các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở của các doanh nghiệp tham gia thương lượng tập thể nhiều doanh nghiệp (sau đây gọi là các bên) cử một người đại diện gửi văn bản đề nghị thành lập Hội đồng thương lượng tập thể đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi đặt trụ sở chính của các doanh nghiệp hoặc nơi được các bên lựa chọn theo quy định tại khoản 1 Điều 73 của Bộ luật Lao động.
2. Văn bản đề nghị thành lập Hội đồng thương lượng tập thể phải có các thông tin chủ yếu sau:
a) Danh sách dự kiến các doanh nghiệp tham gia thương lượng tập thể nhiều doanh nghiệp, trong đó ghi rõ tên doanh nghiệp; trụ sở chính; họ tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; họ tên người đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Họ tên, chức vụ hoặc chức danh của người được các bên đồng thuận cử làm Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể, kèm theo văn bản đồng ý của người được đề nghị làm Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể. Trường hợp trong văn bản không đề nghị người làm Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
c) Danh sách các thành viên đại diện của mỗi bên tham gia thương lượng trong Hội đồng thương lượng tập thể;
d) Dự kiến nội dung đã được các bên thống nhất về nội dung thương lượng, thời gian hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể, kế hoạch thương lượng tập thể, hoạt động hỗ trợ của Hội đồng thương lượng tập thể (nếu có).
3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của đại diện các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể. Trường hợp không quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, tổ chức đại diện người sử dụng lao động cấp tỉnh, các doanh nghiệp đề nghị thành lập Hội đồng thương lượng tập thể và các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan để tham mưu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phương án thành lập Hội đồng thương lượng tập thể. Nội dung phương án bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Cơ cấu thành phần của Hội đồng thương lượng tập thể, gồm:
a1) Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể;
a2) Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
a3) Đại diện thương lượng tập thể của các bên;
a4) Các bộ phận khác (nếu có).
b) Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thương lượng tập thể, Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và các bộ phận khác (nếu có).
c) Thời gian hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể.
d) Kế hoạch hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể.
đ) Kinh phí hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể.
e) Dự thảo quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể.
Trường hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị không thành lập Hội đồng thương lượng tập thể thì nêu rõ lý do.
5. Trong quá trình hoạt động, khi cần thay đổi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể, đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch, thời gian hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể để phù hợp với tình hình thực tế thì Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể đương nhiệm đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể đương nhiệm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể. Trường hợp không sửa đổi, bổ sung thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Điều 7. Chức năng của Hội đồng thương lượng tập thể
Hội đồng thương lượng tập thể có chức năng tổ chức cho đại diện của các bên tiến hành thương lượng tập thể theo quy định của Bộ luật Lao động.
Điều 8. Nhiệm vụ của Hội đồng thương lượng tập thể
1. Lập kế hoạch để tiến hành thương lượng tập thể trên cơ sở đề xuất của các bên và theo quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể.
2. Tổ chức, điều phối các phiên họp để đại diện các bên thương lượng.
3. Hỗ trợ, cung cấp thông tin liên quan để đại diện các bên thương lượng.
4. Hỗ trợ để các bên tiến hành lấy ý kiến về nội dung dự thảo thỏa ước lao động tập thể nhiều doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 76 của Bộ luật Lao động.
5. Tổ chức ký kết thỏa ước lao động tập thể nhiều doanh nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 76 của Bộ luật Lao động.
6. Giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể nhiều doanh nghiệp theo quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể, bảo đảm phù hợp với thời gian hoạt động của Hội đồng.
7. Báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của các bên và nhiệm vụ theo quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể.
Điều 9. Hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể
1. Hội đồng thương lượng tập thể làm việc thông qua các phiên họp.
2. Đại diện thương lượng của bên người sử dụng lao động và bên tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có trách nhiệm tiến hành thương lượng theo khoản 1 và khoản 2 Điều 72 của Bộ luật Lao động và quyết định kết quả thương lượng thông qua phiên họp của Hội đồng.
3. Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể có trách nhiệm:
a) Tổ chức, điều phối các phiên họp của Hội đồng để đại diện các bên thương lượng theo quy định;
b) Xem xét, quyết định bổ sung, thay thế người đại diện tham gia thương lượng của mỗi bên; chấp nhận đề nghị tham gia Hội đồng thương lượng tập thể của các doanh nghiệp khác sau khi được sự đồng thuận của đại diện các bên trong Hội đồng thương lượng tập thể;
c) Quyết định thành lập bộ phận giúp việc Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng để hỗ trợ hoạt động thương lượng tập thể của các bên.
4. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hỗ trợ, cung cấp các thông tin cần thiết để các bên tiến hành thương lượng.
5. Hội đồng thương lượng tập thể tự giải thể khi hết thời gian hoạt động theo quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể. Trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
6. Kinh phí hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể do người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở ở các doanh nghiệp tham gia thương lượng thỏa thuận đóng góp và huy động từ các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Chương IV
DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC CÓ ẢNH HƯỞNG XẤU TỚI CHỨC NĂNG SINH SẢN VÀ NUÔI CON
Điều 10. Danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con
Danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con được ban hành tại Phụ lục kèm theo Thông tư này, bao gồm:
1. Các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nữ;
2. Các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản của lao động nam.
Điều 11. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm:
a) Thực hiện công bố công khai để người lao động biết về những nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con đang có tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con);
b) Cung cấp đầy đủ thông tin về tác hại cũng như các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại của các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con để người lao động lựa chọn, quyết định làm việc; thực hiện khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp và bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật, khi sử dụng người lao động làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.
2. Người lao động có trách nhiệm:
a) Tìm hiểu kỹ về nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con để xem xét, quyết định việc giao kết, sửa đổi, bổ sung và thực hiện hợp đồng lao động theo quy định;
b) Tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động khi làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con theo hợp đồng lao động.
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các Thông tư sau đây hết hiệu lực thi hành:
a) Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động;
b) Thông tư số 26/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ.
3. Tiền lương làm căn cứ tính trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động, bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư này của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, mất việc làm. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn bổ sung kịp thời./.

Nơi nhận:

Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;

Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;

Văn phòng Quốc hội,

Văn phòng Chủ tịch nước;

Văn phòng Chính phủ;

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

Tòa án nhân dân tối cao;

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

Kiểm toán Nhà nước;

Cơ quan Trung ương các đoàn thể và các Hội;

Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;

Cổng thông tin điện tử Bộ LĐTBXH;

- Lưu: Văn thư, Cục QHLĐTL, Cục ATLĐ (30 bản).

BỘ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Đào Ngọc Dung

PHỤ LỤC

Dannh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con

(kèm theo Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

 

Phần I

Các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nữ

 

Mục 1

Các nghề, công việc được áp dụng chung cho tất cả lao động nữ

 

Các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nữ theo quy định tại khoản 1 Điều 142 của Bộ luật lao động như sau:

1. Trực tiếp nấu chảy và rót kim loại nóng chảy ở các lò:

1.1. Lò điện hồ quang từ 0,5 tấn trở lên;

1.2. Lò quay bilo (luyện gang);

1.3. Lò bằng (luyện thép);

1.4. Lò cao.

2. Cán kim loại nóng (trừ kim loại màu).

3. Trực tiếp luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thiếc, thủy ngân, kẽm, bạc).

4. Đốt lò luyện cốc.

5. Hàn trong thùng kín, hàn ở vị trí có độ cao trên 10m so với mặt sàn công tác.

6. Khoan thăm dò, khoan nổ mìn bắn mìn.

7. Cậy bẩy đá trên núi.

8. Lắp đặt giàn khoan trên biển.

9. Khoan thăm dò giếng dầu và khí.

10. Làm việc theo ca thường xuyên ở giàn khoan trên biển (trừ dịch vụ y tế - xã hội, dịch vụ ăn ở).

11. Bảo dưỡng, sửa chữa đường dây điện trong cống ngầm hoặc trên cột ngoài trời, đường dây điện cao thế, lắp dựng cột điện cao thế.

12. Bảo dưỡng, lắp dựng, sửa chữa cột cao qua sông, cột ăngten.

13. Làm việc trong thùng chìm.

14. Trực tiếp căn chỉnh trong thi công tấm lớn hoặc cấu kiện lớn bằng phương pháp thủ công.

15. Trực tiếp đào giếng, thi công hoàn thiện giếng bằng phương pháp thủ công.

16. Trực tiếp đào gốc cây lớn, chặt hạ cây lớn, vận xuất, xeo bắn, bốc xếp gỗ lớn, cưa xẻ thủ công cây gỗ lớn có đường kính lớn hơn 40 cm bằng phương pháp thủ công; cưa cắt cành, tỉa cành ở độ cao trên 5m bằng phương pháp thủ công.

17. Sử dụng các loại máy cầm tay chạy bằng hơi ép có sức ép từ 4 át-mốt- phe trở lên (như máy khoan, máy búa).

18. Lái máy thi công hạng nặng có công suất lớn hơn 36 mã lực như: máy xúc, máy gạt ủi, xe bánh xích (trừ các máy có hỗ trợ thủy lực).

19. Các công việc sơn, sửa, xây, trát, vệ sinh, trang trí trên mặt ngoài các công trình cao tầng (từ tầng 3 trở lên hoặc ở độ cao trên 12m so với sàn công tác) không có máy, cẩu nâng hoặc giàn giáo kiên cố.

20. Mò vớt gỗ chìm, cánh kéo gỗ trong âu, triền đưa gỗ lên bờ.

21. Xuôi bè mảng trên sông có nhiều ghềnh thác.

22. Khai thác tổ yến (trừ trường hợp khai thác tổ yến trong các nhà nuôi yến); khai thác phân dơi.

23. Các công việc trên tàu đi biển (trừ công việc phục vụ nhà hàng, buồng, bàn, lễ tân trên các tàu du lịch).

24. Công việc gác tàu, trông tàu trong âu, triền đà.

25. Vận hành nồi hơi (trừ việc vận hành tự động, vận hành nồi hơi sử dụng năng lượng là dầu và điện).

26. Lái xe lửa (trừ xe lửa có chế độ vận hành tự động hóa cao, các tàu chạy trong nội đô, tuyến du lịch).

27. Các công việc đóng vỏ tàu (tàu gỗ, tàu sắt), phải mang vác, gá đặt vật gia công nặng 30 kg trở lên.

28. Khảo sát đường sông ở những vùng có thác ghềnh cao, núi sâu nguy hiểm.

29. Vận hành tàu hút bùn; lái cẩu nổi.

30. Lái ôtô có trọng tải trên 2,5 tấn (trừ các ô tô trọng tải dưới 10 tấn có hệ thống trợ lực).

31. Các công việc phải mang vác trên 50kg.

32. Vận hành máy hồ, máy nhuộm các loại, máy văng sấy, máy kiểm bóng, máy phòng co (trừ các máy có chế độ vận hành tự động hóa).

33. Cán ép tấm da lớn, cứng (trừ các máy có chế độ vận hành tự động hóa).

34. Lái máy kéo nông nghiệp có công suất từ 50 mã lực trở lên.

35. Mổ tử thi, liệm, mai táng người chết (trừ điện táng), bốc mồ mả.

36. Đổ bê tông dưới nước; thợ lặn.

37. Nạo vét cống ngầm (trừ nạo vét tự động, bằng máy); Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước bẩn (từ 04 giờ trong một ngày trở lên, trên 3 ngày trong 1 tuần).

38. Đào lò; đào lò giếng; các công việc trong hầm mỏ (trừ dịch vụ y tế - xã hội và các công việc đột xuất theo yêu cầu quản lý điều hành, nhưng phải tuân thủ theo đúng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về an toàn và các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe đối với lao động làm việc trong hầm mỏ).

39. Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu nhà máy điện hạt nhân.

40. Sử dụng chất phóng xạ.

41. Sản xuất, chế biến chất phóng xạ.

42. Lưu giữ chất phóng xạ và xử lý, lưu trữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

43. Sử dụng thiết bị bức xạ, vận hành thiết bị chiếu xạ.

44. Đóng gói, vận chuyển chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân.

45. Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ.

46. Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử có khả năng tiếp xúc trực tiếp với bức xạ ion hóa.

47. Tiếp xúc trực tiếp với sơn trong quá trình sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ sơn mài, tranh sơn mài.

47. Sản xuất, chế tác, tiếp xúc trực tiếp kim loại trong quá trình làm tranh đồ họa liên quan đến khắc kim loại.

49. Xiếc (mạo hiểm, uốn dẻo, xiếc thú, đế trụ).

50. Múa rối nước.

51. Múa ba lê (ballet).

52. Trực tiếp kiểm kê, bảo quản, tu bổ, phục chế tài liệu, sách, báo, phim, ảnh trong kho lưu trữ, phòng kỹ thuật bảo quản của thư viện.

53. Trực tiếp làm công việc phục vụ thư viện lưu động, luân chuyển tài liệu.

54. Kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật, tu sửa, phục chế hiện vật bảo tàng.

55. Vệ sinh công nghiệp trạm biến áp 500kVA.

 

Mục 2

Các nghề, công việc được áp dụng đối với lao động nữ trong thời gian có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi

 

Ngoài 55 công việc quy định tại Mục 1 Phần I này, các công việc sau sẽ ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con đối với lao động nữ trong thời gian họ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi:

1. Các công việc ở môi trường lao động bị ô nhiễm bởi điện từ trường nằm ngoài giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động (như công việc ở các đài phát sóng tần số ra-đi-ô (radio), đài phát thanh, phát hình và trạm ra-đa (radar), trạm vệ tinh viễn thông).

2. Tiếp xúc trực tiếp (bao gồm cả sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng) với các hóa chất trừ sâu, trừ cỏ, diệt mối mọt, diệt chuột, trừ muỗi, diệt côn trùng và các hóa chất khác có khả năng gây biến đổi gen và ung thư sau đây:

2.1. 1,4-Butanediol, dimetansunfonat;

2.2. 2-Naphtylamin;

2.3. 2,3,7,8- Tetracloro dibenzen furan;

2.4. 3- Alfaphenyl - betaaxetyletyl;

2.5. 4- Amino, 10 - Metyl floic axit;

2.6. 4- Aminnobiphenyl;

2.7. 5- Fluoro-uracil;

2.8. Amiăng loại amosit, amiăng loại crysotil, amiăng loại crosidolit;

2.9. Asen (hay thạch tín), canxi asenat;

2.10. Axety salixylic axit;

2.11. Asparagin;

2.12. Benomyl;

2.13. Benzen;

2.14. Boric axit;

2.15. Các loại muối cromat không tan;

2.16. Cafein;

2.17. Chì, chì axetat, chì nitrat (tiếp xúc với hóa phẩm có pha chì như xăng, sơn, mực in; sản xuất ắc quy, hàn chì);

2.18. Dimetyl sunfoxid;

2.19. Direct blue-1;

2.20. Dioxin;

2.21. Dietystilboestrol;

2.22. Diclorometyl-ete;

2.23. Focmamid;

2.24. Hydrocortison, Hydrocortison axetat;

2.25. Iot (kim loại);

2.26. Kali bromua, kali iodua;

2.27. Khí dung vinazol;

2.28. Mercapto - purin;

2.29. N, N-di (Cloroetyl) 2- Naphtylamin;

2.30. Natri asenat, natri asenit, natri iodua, natri salixylat;

2.31. Nhựa than đá, phần bay hơi nhựa than đá;

2.32. Nitơ pentoxyt;

2.33. Thủy ngân, hợp chất metyl thủy ngân, metyl thủy ngân clorua;

2.34. Propylthiouracil (PTU);

2.35. Tetrametyl thiuram disunfua;

2.36. Trameinnolon axtonid;

2.37. Thori dioxyt;

2.38. Theosunfan;

2.39. Triton WR - 1339;

2.40. Trypan blue;

2.41. Ribavirin;

2.42. Valproic axit;

2.43. Vincristin sunfat;

2.44. Vinyl clorua, vinyl clorid;

2.45. Xyclophotphamit.

2.46. Acid sulfuric (H2SO4);

2.47. Arsenic và hợp chất của asen (As);

2.48. Arsin (AsH3);

2.49. Cadmi và hợp chất (Cd, CdO);

2.50. Chromi (dạng hòa tan trong nước) (Cr6+);

2.51. Chromi oxide (CrO3);

2.52. Ethanol (CH3CH2OH);

2.53. Formaldehyde (HCHO);

2.54. Vinyl chloride (C2H3Cl).

3. Trực tiếp tiếp xúc với các hóa chất ảnh hưởng xấu tới thai nhi và sữa mẹ, bao gồm:

3.1. 1,1- Dicloro - 2,2-di (4-clorophenyl) etan;

3.2. 1,3-Dimetyl - 2,6 dihydroxypurin;

3.3. 2- Sunfamilamidotazol;

3.4. 4,4 - DDE;

3.5. Andrin;

3.6. Antimon;

3.7. Betaquinin;

3.8. Các hợp chất có chứa lithi;

3.9. Canxiferol;

3.10. Cloralhydrat;

3.11. Decaclorobiphenyl;

3.12. Kali penixilin G;

3.13. Quinidin gluconat;

3.14. Stronti (Sr) peroxid;

3.15. Sunfadiazin, sunfatpiridin, sunfatmetazin Natri, sunfanilamid, sunfamerazin, sunfisoxazol axetyl;

3.16. Xezi và các muối chứa Xezi (Ce);

3.17. Xyclosporin.

4. Các công việc tiếp xúc với dung môi hữu cơ như: ngâm tẩm tà vẹt, trải nhũ tương giấy ảnh, in hoa trên màng mỏng, in nhãn trên giấy láng mỏng, cán ép nhựa phenol, vận hành nồi đa tụ keo phenol.

5. Các công việc trong sản xuất cao su: phôi liệu, cân đong, sàng sẩy hóa chất làm việc trong lò xông mủ cao su.

6. Sửa chữa lò, thùng, thép kín đường ống trong sản xuất hóa chất.

7. Làm việc ở lò lên men thuốc lá, thuốc lào, lò sấy điếu thuốc lá.

8. Đốt lò sinh khí nấu thủy tinh, thổi thủy tinh bằng miệng.

9. Ngâm tẩm da, muối da, bốc dỡ da sống.

10. Tráng paraphin trong bể rượu.

11. Sơn, hàn, cạo rỉ trong hầm men bia, trong các thùng kín.

12. Vào hộp sữa trong buồng kín.

13. Phá dỡ khuôn đúc.

14. Chế biến lông vũ trong điều kiện hở.

15. Làm sạch nồi hơi, ống dẫn khí.

16. Nghiền, phối liệu quặng hoặc làm các công việc trong điều kiện bụi chứa từ 10% dioxyt silic trở lên.

17. Tuyển khoáng chì; cán, kéo, dập sản phẩm chì, mạ chì.

18. Quay máy ép lọc trong nhà máy.

19. Vận hành máy nổ, máy phát điện từ 10KVA trở lên.

20. Đứng máy đánh dây, máy phun cước.

21. Lái máy kéo nông nghiệp (bất kể loại công suất nào).

22. Lái máy thi công (bất kể loại công suất nào).

23. Lái ôtô có trọng tải dưới 2,5 tấn (trừ lái xe có trợ lực); lái xe điện động, các phương tiện vận tải tại cơ sở; lái cầu trục tại cơ sở.

24. Lưu hóa, hình thành, bốc dỡ sản phẩm cao su cỡ lớn, bao gồm thùng, két nhiên liệu, lốp ôtô.

25. Mang vác nặng trên 20 kg.

26. Tham gia trực tiếp vào các hoạt động điều tra, xác minh, xử lý ổ dịch tại thực địa nơi đang nghi ngờ hoặc ghi nhận có trường hợp mắc bệnh.

27. Xúc, sấy, vận chuyển cá thối hoặc làm trong dây chuyền sản xuất bột cá gia súc.

28. Xáo đảo xúc bùn ao nuôi thủy sản, hải sản.

29. Công việc trực tiếp tiếp xúc với hóa chất thuốc nhuộm trong các nhà máy nhuộm như: thủ kho, phụ kho hóa chất; pha chế hóa chất thuốc nhuộm.

30. Đóng bao xi măng bằng máy 4 vòi bán tự động.

31. Lắp đặt, sửa chữa trạm VSAT (trạm mặt đất thông tin với ăng ten nhỏ) ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng biên giới và hải đảo.

32. Công việc phải ngâm mình dưới nước bẩn.

33. Làm việc trong môi trường thiếu dưỡng khí; trong nhà xưởng nơi có nhiệt độ không khí từ 40°C trở lên về mùa hè và từ 32°C trở lên về mùa đông.

34. Làm việc trong môi trường lao động có độ rung cao hơn giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động; sử dụng các loại máy, thiết bị có độ rung toàn thân và rung cục bộ cao hơn giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động.

35. Công việc có tư thế làm việc gò bó, trong không gian chật hẹp có khi phải nằm, cúi, khom.

36. Giao, nhận, bảo quản, vận hành máy bơm và đo xăng, dầu trong hang hầm; giao, nhận xăng, dầu trên biển.

37. Vận hành thiết bị nấu, đúc lá cực chì trong sản xuất ắc quy.

38. Vận hành thiết bị sản xuất và đóng thùng phốtpho vàng.

 

Phần II

Các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản của lao động nam

 

Các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản của lao động nam theo quy định tại khoản 1 Điều 142 của Bộ luật lao động như sau:

1. Tiếp xúc trực tiếp với kim loại nặng như Cadimi (CD), chì (Pb), niken (Ni), thủy ngân (Hg) ...

2. Tiếp xúc với hóa chất công nghiệp như Benzene (C6H6); Toluene (C7H8); Xylene (C6H10), thuốc trừ sâu, diệt cỏ, dung môi hữu cơ, vật liệu sơn.

3. Tiếp xúc trực tiếp với sóng siêu âm cao tần như sóng ra-đa (radar)...

4. Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu nhà máy điện hạt nhân.

5. Sử dụng chất phóng xạ.

6. Sản xuất chế biến chất phóng xạ.

7. Lưu trữ chất phóng xạ và xử lý, lưu trữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

8. Sử dụng thiết bị bức xạ, vận hành thiết bị chiếu xạ.

9. Đóng gói, vận chuyển chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân.

10. Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ.

11. Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử có khả năng tiếp xúc trực tiếp với bức xạ ion hóa./.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS

____________

No. 10/2020/TT-BLDTBXH

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETANAM

Independence - Freedom - Happiness

________________________

Hanoi, November 12, 2020

 

CIRCULAR

Detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Labor Code regarding contents of a labor contract, collective bargaining councils and occupations and jobs that are harmful to reproduction and parenting functions

_____________________

 

Pursuant to the Labor Code dated November 20, 2019;

Pursuant to the Government’s Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017, defining the functions, rights, responsibilities and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

At the proposal of Directors of the Department of Industrial Relations and Wage and the Bureau for Safe Work;

The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby promulgates the Circular on detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Labor Code regarding contents of a labor contract, collective bargaining councils and occupations and jobs that are harmful to reproduction and parenting functions.

 

Chapter I
GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

This Circular details and guides the implementation of a number of articles and clauses of the Labor Code as follows:

1. Contents of a labor contract under Clauses 1, 2 and 3, Article 21.

2. Functions, tasks and operation of collective bargaining councils under Clause 4, Article 73.

3. The List of occupations and jobs that are harmful to reproduction and parenting functions under Clause 1, Article 142.

Article 2. Subjects of application

1. Employees and employers as prescribed in Clauses 1, 2 and 3, Article 2 of the Labor Code.

2. Other agencies, organizations and individuals involved in the implementation of this Decree.

 

Chapter II

CONTENTS OF A LABOR CONTRACT

 

Article 3. Major contents of a labor contract

The major contents of a labor contract prescribed in Clause 1, Article 21 of the Labor Code are provided as follows:

1. Information about name and address of the employer and full name and title of the person entering into the labor contract on the employer’s side, which is provided as follows:

a) Name of the employer: For an enterprise, agency, organization, cooperative or union of cooperatives, it shall be the name of the enterprise, agency, organization, cooperative or


or union of cooperatives that is shown in the enterprise, cooperative or cooperative union registration certificate or the investment registration certificate or written approval of investment policy or decision on establishment of organization or agency; for a cooperative group, it shall be the name of the cooperative group shown in the cooperative contract; for a household or individual, it shall be the name of the household’s representative or the individual name as shown in his/her granted identity card or citizen identification card or passport;

b) Address of the employer: For an enterprise, agency, organization, cooperative or union of cooperatives, it shall be the address shown in the enterprise, cooperative or cooperative union registration certificate or the investment registration certificate or written approval of investment policy or decision on establishment of organization or agency; for a cooperative group, it shall be the address shown in the cooperative contract; for a household or individual, it shall be the residence address of that household or individual; telephone number and e-mail address (if any);

c) Full name and title of the person entering into the labor contract on the employer’s side: shall be the full name and title of the person competent to enter into the labor contract under Clause 3, Article 18 of the Labor Code.

2. Information about the full name, date of birth, gender, place of residence, serial number of the citizen identity card or citizen identification card or passport of the person entering into the labor contract on the employee’s side and other information, including:

a) Full name, date of birth, gender, place of residence, telephone number, e-mail address (if any), serial number of the citizen identity card or citizen identification card or passport of the person entering into the labor contract on the employee’s side, which is issued by the competent agency, under Clause 4, Article 18 of the Labor Code;

b) Number of a work permit or written confirmation of exemption from work permit granted by a competent agency to a foreign employee;

c) Full name, residence address, serial number of the identity card or citizen identification card or passport, telephone number and e-mail address (if any) of the at-law representative, for an employee who is under 15 years old.

3. Job and workplace, which are provided as follows:

a) Job means a job that the employee must perform;

b) Workplace of the employee means scope of agreed job and place where the employee performs the job. If the employee regularly works in different places, these workplaces shall be fully indicated.

4. Term of the labor contract includes the time of labor contract performance (the number of months or days), the starting or terminating time of labor contract performance (for a definite-term labor contract); and the starting time of labor contract performance (for an indefinite-term labor contract).

5. Job- or title-based wage, form of wage payment, time of wage payment, wage-based allowances and other additional payments, which are provided as follows:

a) Job- or title-based wage means the wage calculated according to the time of that job or title under wage scales and wage tables formulated by the employer in accordance with Article 93 of the Labor Code. For an employee enjoying a product- or piecework-based wage, it is the time-based wage level used to determine product unit cost or piecework-based wage.

a) Wage-based allowances as agreed by the two parties:

b1) Wage allowances used to compensate for poor working conditions, complexity of jobs, low living standards or labor attraction which are neither included nor fully included in the wage level agreed upon in the labor contract;

b2) Wage allowances related to the employee’s process of job performance and results of job performance.

c) Other additional payments as agreed by the two parties:

c1) Additional amounts, which can be determined as specific amounts in addition to the wage level agreed upon in the labor contract, and are regularly paid in each period of wage payment;

c2) Additional amounts, which cannot be determined as specific amounts in addition to the wage level agreed upon in the labor contract, and are regularly or irregularly paid in each period of wage payment relating to the employee’s process of job performance and results of job performance.

Other regimes and welfares such as bonus as prescribed in Article 104 of the Labor Code, bonus for initiatives; mid-shift meal payment; allowances for gasoline, telephone, travel, accommodation, and childcare; allowances for employees whose relatives die or get married, for employees’ birthdays, or for employees facing difficulties caused by labor accidents or occupational diseases; and other supports and allowances, shall be written in a separate item in the labor contract.

d) Forms of wage payment as agreed by the two parties under Article 96 of the Labor Code;

dd) Wage payment period as agreed by the two parties under Article 97 of the Labor Code.

 6. Regimes on wage-grade promotion and wage raise: Requirements, duration and wage level following the rank promotion and wage raise as agreed by the two parties or according to the collective labor agreement or the employer’s regulations.

7. Working time and rest time: as agreed by the two parties or according to the internal working rules, employer’s regulations, collective labor agreement and law regulations.

8. Personal protective equipment for the employee: Type of personal protective equipment as agreed by the two parties or according to the collective labor agreement or the employer’s regulations and the law on occupational safety and hygiene.

9. Social insurance, unemployment insurance and health insurance: in accordance with law provisions on labor, social insurance, health insurance and unemployment insurance.

10. Training, further training, and improvement of occupational qualifications and skills: rights, obligations and interests of the employer and the employee to ensure time and fund for training, retraining and occupational skill improvement.

Article 4. Protection of business secrets or technological secrets

1. When the employee performs a job directly related to business secrets or technological secrets as prescribed by law, the employer may reach an agreement with the employee on the content of protection of business secrets or technological secrets in the labor contract or a separate document in accordance with law provisions.

2. An agreement on protection of business secrets or technological secrets may contain principal contents as follows:

a) The List of business secrets or technological secrets;

b) The scope of using business secrets or technological secrets;

c) Duration of protection of business secrets or technological secrets;

d) Method of protection of business secrets or technological secrets;

dd) Rights, obligations and responsibilities of the employer and employee during the period of protection of business secrets or technological secrets;

e) Handling of violations against the agreement on protection of business secrets or technological secrets.

3. When detecting the employee violating the agreement on protection of business secrets or technological secrets, the employer shall have rights to ask the employee for compensation as agreed by the two parties. The order and procedures for compensation are as follows:

a) In case where the employee is detected to commit acts of violations during the performance of his/her labor contract, he/she shall be handled according to the order and procedures for compensation for damage specified in Clause 2, Article 130 of the Labor Code;

b) In case where the employee is detected to commit acts of violations after terminating his/her labor contract, he/she shall be handled according to the civil law and relevant laws.

4. With regard to business secrets and technological secrets in the list of state secrets, the law on protection of state secrets shall be complied with.

Article 5. Major contents of a labor contract in agriculture, forestry, fishery or salt production sectors

1. For an employee working in agriculture, forestry, fishery or salt production sector, his/her labor contract shall contain major contents of a labor contract as prescribed in Clause 1, Article 21 of the Labor Code and Article 3 of this Circular. For simple jobs performed in a short time or according to season, the two parties may omit some agreed contents on wage-grade promotion as prescribed at Point e, Clause 1, Article 21 and training, further training, and improvement of occupational qualifications and skills as prescribed at Point k, Clause 1, Article 21 of the Labor Code.

2. For jobs and workplaces directly affected by a natural disaster, fire or bad weather conditions, the two parties may agree to add contents on contract performance settlement measures to the labor contract, ensuring the compliance with the actual conditions and law regulations.

 

Chapter III

COLLECTIVE BARGAINING COUNCILS

 

Article 6. Establishment of the collective bargaining council

1. When there is a demand on collective bargaining involving more than one enterprise through a collective bargaining council, on the basis of consensus, the employer and grassroots-level employees’ representative organizations of enterprises participating in the collective bargaining (hereinafter referred to as parties) shall assign one representative to send a written request for establishing a collective bargaining council to the People’s Committee or province or centrally-run city (hereinafter referred to as the provincial-level People’s Committee) of the locality where the enterprises are headquartered or of the locality chosen by the parties in accordance with Clause 1, Article 73 of the Labor Code.

2. A written request for establishing a collective bargaining council must contain the principal information as follows:

a) The List of enterprises expected to participate the collective bargaining involving more than one enterprise, which clearly state the enterprises’ names; their head offices; full names of the at-law representatives of enterprises; full name of the representative of the grassroots-level employees’ representative organization;

b) Full name and title or position of person who is voted to act as the Chairperson of the collective bargaining council by both parties, enclosed with the written consent of that person. In case where the written request does not mentioned the Chairperson of the collective bargaining council, such position shall be decided by the Chairperson of the provincial-level People’s Committee;

c) The List of representatives of each party participating the bargaining in the collective bargaining council;

d) The expected content agreed by both parties, in term of bargaining contents, operation time of the collective bargaining council, collective bargaining plans and supports provided by the collective bargaining council (if any).

3. Within 20 working days, from the date on which the written request from representatives of parties in the collective bargaining involving more than one enterprise, the provincial-level People’s Committee shall be responsible for issue a decision on establishing a collective bargaining council. In case of failing to decide on establishing a collective bargaining council, it shall have a written reply, clearly stating reasons.

4. The provincial-level Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the provincial Confederation of Labor, employers' representative organizations at provincial level and enterprises in, proposing to establish a collective bargaining council and related organizations and enterprises to advise and propose the provincial-level People’s Committee a plan on establishing a collective bargaining council. Such a plan shall contain the following principal contents:

a) The composition of the collective bargaining council includes:

a1) Chairperson of the collective bargaining council;

a2) Representatives of the provincial-level People's Committee;

a3) Representatives participating in collective bargaining of parties;

a4) Other departments (if any).

b) Functions and tasks of a collective bargaining council, chairperson of a collective bargaining council and other departments (if any).

c) Operation time of the collective bargaining council.

d) Operation plan of the collective bargaining council.

dd) Expenses for the collective bargaining council’s operation.

e) The draft decision on establishment of the collective bargaining council.

In case where the provincial-level Department of Labor, War Invalids and Social Affairs requests not to set up a collective bargaining council, the reason must be clearly stated.

5. During the operation, when it is necessary to change the chairperson of the collective bargaining council, the representative of the provincial-level People's Committee, the functions, tasks, plans and operation time of the collective bargaining council suitable for the actual situation, the chairperson of the incumbent collective bargaining council shall request the provincial-level People's Committee to consider and decide.

Within 07 working days, from the date on which the written request from the incumbent collective bargaining council is received, the provincial-level People’s Committee shall be responsible for reviewing, amending and supplementing the decision on establishing a collective bargaining council. In case there is no amendment or supplement is made, a written reply, which clearly states the reason is required.

Article 7. Functions of a collective bargaining council

The collective bargaining council has the function of organizing the representatives of the parties to conduct collective bargaining in accordance with the Labor Code.

Article 8. Tasks of a collective bargaining council

1. Making a plan to conduct collective bargaining on the basis of the proposal from the parties and the decision on establishment of the collective bargaining council.

2. Organizing and coordinating meetings to negotiate by representatives of the parties.

3. Supporting and providing related information so that representatives of the parties can negotiate.

4. Supporting the parties to collect comments on the draft of the collective labor agreement involving many enterprises in accordance with Clauses 2 and 3, Article 76 of the Labor Code.

5. Organizing the signing of the collective labor agreement involving many enterprises in accordance with Clause 4, Article 76 of the Labor Code.

6. Monitoring the implementation of the collective labor agreement involving many enterprises according to the decision on establishment of the collective bargaining council, ensuring it is consistent with the time of operation of the council.

7.  Reporting on the operation results of the collective bargaining council to the provincial-level People’s Committee and the provincial-level Department of Labor, War Invalids and Social Affairs at the same time.

8. Performing other tasks at the request of the parties and tasks in the decision on establishment of the collective bargaining council.

Article 9. Operation of a collective bargaining council

1. Collective bargaining council works through its meetings.

2.  Representatives participating in the bargaining of the employer and the grassroots-level employees’ representative organization shall negotiate according to Clauses 1 and 2, Article 72 of the Labor Code and decide on the result of the negotiation through a meeting of the Council.

3. Chairperson of the collective bargaining council shall be responsible for:

a) Organizing and coordinating meetings of the council to negotiate by representatives of the parties as prescribed;

b) Considering, adding or replacing the representative participating in the bargaining of each party; accepting proposal to participate in the collective bargaining council of other enterprises after receiving consents from parties’ representatives in the collective bargaining council;

c) Deciding on establishment of an assisting body for the council and the chairperson of the council to support the collective bargaining activities of the parties.

4. The representative of the provincial-level People’s Committee shall be responsible for supporting and providing necessary information for the parties to negotiate.

5. The collective bargaining council dissolves by itself when the time of operation is over according to the decision on the establishment of the collective bargaining council. If the parties agree otherwise, the chairperson of the collective bargaining council shall request the provincial-level People's Committee to consider and decide.

6. Expenses for operation of a collective bargaining council shall be contributed as agreed by the employer and grassroots-level employees’ representative organization at enterprises participating the bargaining, and mobilized from other lawful sources in accordance with law provisions.

 

Chapter IV

THE LIST OF OCCUPATIONS AND JOBS THAT ARE HARMFUL TO REPRODUCTION AND PARENTING FUNCTIONS

 

Article 10. The list of occupations and jobs that are harmful to reproduction and parenting functions

The list of occupations and jobs that are harmful to reproduction and parenting functions is promulgated in the Appendix attached to this Circular, including:

1. Occupations and jobs that are harmful to reproduction and parenting functions of female employees;

2. The list of occupations and jobs that are harmful to reproduction functions of male employees.

Article 11. Responsibilities of employers and employees in implementing the list of occupations and jobs that are harmful to reproduction and parenting functions

1. The employer shall be responsible for:

a) Making a public announcement so that employees know about occupations and jobs that are harmful to reproduction and parenting functions at the workplace (hereinafter referred to as occupations and jobs that are harmful to reproduction and parenting functions);

b) Providing adequate information on harms as well as measures to prevent and control dangerous and harmful factors of occupations and jobs that are harmful to reproduction and parenting functions for employees to choose, decide to work; conduct pre-employment health check-ups, periodic health check-ups, occupational diseases and ensure occupational safety and health conditions in accordance with the law, when employing employees working as occupations jobs that are harmful to reproduction and parenting functions.

2. The employees shall:

a) Thoroughly learn about occupations and jobs that are harmful to reproduction and parenting functions to consider and decide on the conclusion, amendment, supplementation, and performance of labor contracts according to regulations;

b) Comply with regulations on occupational safety and hygiene when performing occupations and jobs that are harmful to reproduction and parenting functions in accordance with labor contracts.

 

Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 12. Effect

1. This Circular takes effect on January 01, 2021.

2. From the effective date of this Circular, the following Circulars cease to be effective:

a) Circular No. 47/2015/TT-BLDTBXH dated November 16, 2015 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, guiding the implementation of a number of articles on labor contract, labor discipline and material responsibility provided in the Government’s Decree No. 05/2015/ND-CP of January 12, 2015, detailing and guiding a number of provisions of the Labor Code;

b) Circular No. 26/2013/TT-BLDTBXH dated October 18, 2013 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, promulgating the list of jobs in which the employment of female workers is prohibited.

3. Wage used as a basis for calculating severance pay or job loss allowance is the average wage paid under the labor contract, including wage, wage allowances and other additional payments as provided at Point a, item b1, Point b and item c1, Point c, Clause 5, Article 3 of this Circular, for 06 consecutive months before the employee quits or loses the job.

Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for prompt guidance and supplementation./.

 

 

THE MINISTER

 

 

Dao Ngoc Dung

 

 

APPENDIX

The list of occupations and jobs that are harmful to reproduction and parenting functions

(Attached to the Circular No. 10/2020/TT-BLDTBXH dated November 12, 2020 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs)

 

Part I

Occupations and jobs that are harmful to reproduction and parenting functions of female employees

 

Section 1

Occupations and jobs applicable to all female employees

 

Occupations and jobs that are harmful to reproduction and parenting functions of female employees according to Clause 1, Article 142 of the Labor Code as follows:

1. Directly boiling and pouring molten metals at the foundries below:

1.1. Electric arc furnaces of a capacity of 0.5 tons or more;

1.2. Pig iron blast furnaces;

1.3. Steel refining drifts;

1.4. Kilns.

2. Rolling hot metal (except ferrous metal).

3. Directly refining non-ferrous metal ores (copper, lead, tin, mercury, zinc and silver).

4. Firing and pouring out coke from ovens.

5. Welding in closed containers, welding in positions which are over 10 meters higher than the working floor.

6. Exploratory drilling, blast drilling.

7. Removing rock on the mountains.

8. Installing offshore oil rigs.

9. Exploratory drilling of oil and gas wells.

10. Regularly working in shifts on offshore oil rigs (except socio-medical services and meal-accommodation services).

11. Maintaining and repairing electric lines in underground tunnels or on open-air posts and high-voltage electric lines and installing high-voltage electric pylons.

12. Maintaining, installing and repairing poles in rivers and antenna towers.

13. Working in sunken tanks.

14. Manually making adjustments in making large sheets or large structures.

15. Manually digging and completing wells.

16. Manually digging up big stumps and cutting down big trees, carrying big logs, levering and loading/unloading big logs, and sawing logs of over 40 cm in diameter; manually sawing and cutting tree branches over 5 m above the ground.

17. Using hand-held machines operated by compressed air with a pressure of 4 atmospheres or more (such as drilling and hammering machines).

18. Operating heavy construction-machines of a capacity of over 36 horse power, such as excavators, bulldozers and crawler vehicles (except hydraulic machines).

19. Painting, repairing, building, plastering, cleaning and decorating on outer surface of high rises (on the third floor or higher or over 12 m above the working floor) without lifting machines or cranes or firm scaffolds.

20. Salvaging for sunken logs, pulling logs in docks, pulling logs ashore.

21. Operating rafts on a river with many cascades.

22. Collecting natural swallow bird’s nests (except in swallow bird-rearing houses); collecting bat guano.

23. Working on seagoing ships (except waiters in restaurants, housekeepers and receptionists in tourist ships).

24. Guarding and watching vessels in docks or on river banks.

25. Operating steam boilers (except automatically operated and oil and electricity-operated ones).

26. Driving trains (except automatically operated trains and trains running in inner cities and tourist routes).

27. Building hulls (of wooden or iron ships) which requires workers to carry or fix weights of 30 kg or more.

28. Surveying river ways with high cascades and dangerous deep mountains.

29. Operating dredgers; driving floating cranes.

30. Driving automobiles of a tonnage of over 2.5 tons (except power-assisted automobiles of a tonnage of under 10 tons).

31. Jobs requiring workers to carry or fix weights of 50 kg or more.

32. Operating starching, dyeing, drying, polish-controlling and shrinking-preventing machines (except automatically operated machines).

33. Rolling and pressing large pieces of hard leather (except automatically operated machines).

34. Driving agricultural tractors of a capacity of 50 horse power or more.

35. Conducting autopsy, shrouding and burying dead persons (except electric incineration), exhuming and moving remains to other places.

36. Underwater concreting; divers.

37. Dredging underground sluices (except automatic, machine-operated dredging), regularly soaking body in dirty water (4 or more hours a day, over 3 days a week).

38. Digging pits; digging well pits; doing jobs in pits (except socio-medical services and extraordinary jobs to meet management and administration requirements, which must comply with current national technical regulations on safety and regulations on health criteria for workers in pits).

39. Operating nuclear reactors, researching nuclear power plants.

40. Using radioactive substances.

41. Producing or processing radioactive substances.

42. Storing radioactive substances and processing and storing radioactive wastes and used radioactive sources.

43. Using radiation equipment, operating irradiation equipment.

44. Packing and transporting radioactive substances, source nuclear materials and nuclear materials.

45. Exploring, exploiting and processing radioactive ores.

46. Implementing support services for the application of atomic energy capable of direct contact with ionizing radiation.

47. Working in direct contact with paint in the process of producing lacquer handicraft products, lacquer painting.

47. Producing, manipulating and directly contacting metal in the graphic painting process related to metal engraving.

49. Circus (adventurous, bending, circus animals, poles).

50. Water puppetry.

51. Ballet dance.

52. Directly inventorying, preserving, repairing, and restoring documents, books, newspapers, movies, and photos in archives, technical preservation rooms of libraries.

53. Directly performing work in service of mobile library, circulating documents.

54. Inventorying, preserving, technical handling, repairing and restoring museum artifacts.

55. Industrial sanitation of 500kVA transformer station.

 

Section 2

Occupations and jobs applicable to female workers who are pregnant or nursing under-12 month children

 

In addition to the 55 jobs specified in Section 1 of Part I, the following jobs shall be harmful to reproduction and parenting functions of female employees who are pregnant or nursing under-12 month children:

1. Working in workplaces affected by electromagnetic field beyond the permitted limits according to national technical regulations and standards on occupational health (such as jobs in radio frequency transmitting stations, radio or television stations, radar stations or satellite telecommunications stations).

2. Working in direct contact (including producing, transporting, preserving or using) with pesticides, herbicides, termiticides, rodenticides and mosquito killing drugs, insecticides and other genetic modification- or cancer-causing chemicals below:

2.1. 1,4-Butanediol, dimethanesulfonate;

2.2. 2-Naphthylamine;

2.3. 2,3,7,8- tetrachloral dibenzene furance;

2.4. 3 - Alphaphenyl - beta axetyletyl;

2.5. 4 - Amino, 10 - Methyl flolic acid;

2.6. 4- Aminobiphenyl;

2.7. 5- Fluorouracil;

2.8. Amosite, chrysotile and crocidolite asbestoses;

2.9. Arsenic, calcium arsenate;

2.10. Acetylsalicylic acid;

2.11. Asparagine;

2.12. Benomyl;

2.13. Benzol;

2.14. Boric acid;

2.15. Insoluble chromate salts;

2.16. Caffeine;

2.17. Lead, lead acetate, lead nitrate (being in contact with lead chemicals such as petrol, paint and printing ink; manufacture of batteries, lead welding);

2.18. Dimethyl sulfoxide;

2.19. Direct blue-1;

2.20. Dioxin;

2.21. Diethylsilboestol;

2.22. Dichloromethyl-ether;

2.23. Formamide;

2.24. Hydrocortisone, hydro-cortisone acetate;

2.25. Iodine (metal);

2.26. Potassium bromide, potassium iodide;

2.27. Vinazol aerosol;

2.28. Mercaptopurine;

2.29. N, N-di (Cloroetyl) 2-Naphthylamine;

2.30. Sodium arsenate, sodium arsenite, sodium iodide, sodium salicylate;

2.31. Coal tar, coal tar vapor;

2.32. Nitrogen pentoxide;

2.33. Mercury, mercury methyl compounds, methyl mercury chloride;

2.34. Propylthiouracil (PTU);

2.35. Tetramethyl thiuram disulfide;

2.36. Triamcinolone acetonide;

2.37. Thori dioxide;

2.38. Theosulfane;

2.39. Triton WR - 1339;

2.40. Trypan blue;

2.41. Ribavirine;

2.42. Valproic acid;

2.43. Vincristine sulfate;

2.44. Vinyl chloral, vinyl chloride;

2.45. Cyclophosphamide.

2.46. Sulfuric acid (H2SO4);

2.47. Arsenic and arsenic compounds (As);

2.48. Arsine (AsH3);

2.49. Cadmium and cadmium compounds (Cd, CdO);

2.50. Chromium (water soluble) (Cr6 +);

2.51. Chromium trioxide (CrO3);

2.52. Ethanol (CH3CH2OH);

2.53. Formaldehyde (HCHO);

2.54. Vinyl chloride (C2H3Cl).

3. Working in direct contact with chemicals causing harms to fetus and breastmilk, including:

3.1. 1,1 - Dichloro - 2,2-di (4-chlorophenyl) ethane;

3.2. 1,3 Dimethyl - 2,6 dihydroxypurine;

3.3. 2- Sunfamilamidotazol;

3.4. 4,4 - DDE;

3.5. Aldrine;

3.6. Antimony;

3.7. Betaquinine;

3.8. Compounds containing lithium;

3.9. Calciferol;

3.10. Chloral hydrate;

3.11. Decachlorobiphenyl;

3.12. Penicillin G Potassium;

3.13. Quinidine gluconate;

3.14. Strontium (Sr) peroxide;

3.15. Sulfadiazine, pyridinium sulfate, sodium sulfamethazine, sulfanilamide, sulfamerazine, acetyl sulfisoxazole;

3.16. Cesium and salts containing cesium (Ce);

3.17. Cyclosporine.

4. Working in contact with organic solvents such as soaking sleepers, spreading emulsion on photographic paper, printing flowers on thin films, and printing labels on thin coated paper, rolling and pressing phenolic resin, and operating phenol-adhesive multi-capacitor boilers.

5. Doing jobs in rubber production: feeding materials, weighing, measuring and sieving chemicals; working in rubber latex furnaces.

6. Repairing airtight steel furnaces and tanks and pipelines in chemical production.

7. Working in tobacco fermentation furnaces or cigarette-drying furnaces.

8. Firing glass-melting furnaces and blowing glass products by the mouth.

9. Soaking, salting and loading/unloading raw hides.

10. Coating paraffin inside wine tanks.

11. Painting, welding or scraping rust in beer fermentation chambers or airtight tanks.

12. Tinning milk in airtight rooms.

13. Removing molds.

14. Processing feathers in open air.

15. Cleansing boilers and gas pipelines.

16. Grinding and feeding ores or doing jobs in working conditions affected by dust containing 10% or more silicon dioxide.

17. Sorting lead ores; rolling, straining and pressing lead products; lead plating.

18. Operating pressing and filtering machines in factories.

19. Operating diesel engines and generators of 10 KVA or more.

20. Operating wire-polishing or wire-spraying machines.

21. Driving agricultural tractors (of any capacity).

22. Driving construction machines (of any capacity).

23. Driving automobiles of a tonnage of under 2.5 tons (except power-assisted automobiles); driving power-operated automobiles and vehicles; driving cranes at sites.

24. Vulcanizing, shaping and loading/unloading large rubber products such as fuel containers and car tires.

25. Carrying or lifting weights of over 20 kg.

26. Being directly involved in investigating, verifying and handling epidemic outbreaks in areas where epidemic infection cases are suspected or confirmed.

27. Shoveling, drying or transporting rotten fish or working in lines producing fish meal for cattle.

28. Stirring and shoveling mud of aquaculture ponds.

29. Working in direct contact with dyes in dyeing plants, such as storekeepers and assistants of chemical warehouses; preparing dyeing chemicals.

30. Operating semi-automatic 4-spout cement packing machines.

31. Installing and repairing very small aperture terminals (VSAT) in deep-lying, remote, highland and border areas and on islands.

32. Regularly soaking body in dirty water.

33. Working in places lacking oxygen or in workshops with an air temperature of 40oC or more in summer or 32oC or more in winter.

34. Working in places affected by vibration in excess of permitted limits according to national technical regulations or standards on occupational health; using machines and devices with whole and partial vibration in excess of levels prescribed in national technical regulations or standards on occupational health.

35. Working in uncomfortable posture and in narrow space which occasionally requires workers to lie, bow or bend.

36. Delivering, receiving, preserving or operating pumps and measuring petrol and oil in trenches; delivering and receiving petrol and oil at sea.

37. Operating lead founding and casting devices in battery production.

38. Operating devices producing and casing yellow phosphorous.

 

Part II

Occupations and jobs that are harmful to reproduction functions of male employees

 

Occupations and jobs that are harmful to reproduction functions of male employees according to Clause 1, Article 142 of the Labor Code as follows:

1. Working in direct contact with heavy metal such as Cadmium (CD), lead (Pb), nickel (Ni), mercury (Hg), etc.

2. Working in direct contact with industrial chemicals such as Benzene (C6H6); Toluene (C7H8); Xylene (C6H10), insecticides, herbicide, organic solvents, paint materials.

3. Working in direct contact with high frequency ultrasonic waves such as radar waves, etc.

4. Operating nuclear reactors, researching nuclear power plants.

5. Using radioactive substances.

6. Producing and processing radioactive substances.

7. Storing radioactive substances and processing and storing radioactive wastes and used radioactive sources.

8. Using radiation equipment, operating irradiation equipment.

9. Packing and transporting radioactive substances, source nuclear materials and nuclear materials.

10. Exploring, exploiting and processing radioactive ores.

11. Implementing support services for the application of atomic energy capable of direct contact with ionizing radiation./.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 10/2020/TT-BLDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 10/2020/TT-BLDTBXH PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 1450/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đính chính Thông tư 26/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiếu cấp Trung học phổ thông

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề