[Tổng hợp] Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn

Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ lao động, bảo vệ quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động.

Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn

Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn

Dưới đây là tổng hợp của LuatVietnam.vn về 21 văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019 mới nhất, tính đến ngày 01/10/2024.

STT

Văn bản

Ngày ban hành

Ngày có hiệu lực

Tình trạng hiệu lực

Nghị định hướng dẫn Bộ luật Dân sự

1

Nghị định 99/2024/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung điểm p khoản 1 Điều 2 Nghị định 83/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

26/07/2024

26/07/2024

Còn hiệu lực

2

Nghị định 74/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

30/06/2024

01/07/2024

Còn hiệu lực

3

Nghị định 70/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

18/09/2023

18/09/2023

Còn hiệu lực

4

Nghị định 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

30/12/2022

22/02/2023

Còn hiệu lực

5

Nghị định 83/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

18/10/2022

20/10/2022

Đã sửa đổi

6

Nghị định 50/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập

02/08/2022

15/08/2022

Còn hiệu lực

7

Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

17/01/2022

17/01/2022

Còn hiệu lực

8

Nghị định 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

30/12/2020

12/02/2021

Hết hiệu lực một phần

9

Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động

14/12/2020

01/02/2021

Đã sửa đổi

10

Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu

18/11/2020

01/01/2021

Còn hiệu lực

Văn bản khác

11

Thông tư 20/2023/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển

08/11/2023

25/12/2023

Còn hiệu lực

12

Thông tư 5/2023/TT-BNV mẫu hợp đồng dịch vụ, HĐLĐ trong cơ quan hành chính

03/05/2023

20/06/2023

Còn hiệu lực

13

Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại

30/11/2022

01/03/2023

Còn hiệu lực

14

Thông tư 12/2022/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí

25/07/2022

09/09/2022

Còn hiệu lực

15

Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi với NLĐ làm công việc sản xuất thời vụ, gia công theo đơn đặt hàng

15/12/2021

01/02/2022

Còn hiệu lực

16

Thông tư 19/2021/TT-BLĐTBXH Danh mục vùng đặc biệt khó khăn xác định trường hợp nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu bình thường

15/12/2021

30/01/2022

Còn hiệu lực

17

Thông tư 04/2021/TT-BCT thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi với người lao động trong hầm lò

16/07/2021

01/09/2021

Còn hiệu lực

18

Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH nội dung HĐLĐ, công việc ảnh hưởng xấu tới sinh sản, nuôi con

12/11/2020

01/01/2021

Còn hiệu lực

19

Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên

12/11/2020

15/03/2021

Hết hiệu lực một phần

20

Công văn 10180/SLĐTBXH-VLATLĐ của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về việc thực hiện Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 về báo cáo sử dụng lao động

10/05/2023

10/05/2023

Còn hiệu lực

21

Công văn 308/CV-PC của Vụ Pháp chế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc thông báo kết luận của Thứ trưởng Lê Văn Thanh

20/07/2022

20/07/2022

Còn hiệu lực

Giới thiệu tính năng Lược đồ của LuatVietnam: Lược đồ giúp người dùng nắm được mối quan hệ giữa Văn bản đang xem với các văn bản khác trong hệ thống pháp luật, như: Văn bản hướng dẫn, Văn bản sửa đổi bổ sung, Văn bản thay thế…

Nội dung chính của Bộ luật Lao động 2019

Bộ luật Lao động 2019 gồm 17 chương, 220 điều quy định về các vấn đề sau đây:

- Tiêu chuẩn lao động: Bộ Luật xác định rõ các tiêu chuẩn lao động mà người lao động và người sử dụng lao động phải tuân thủ, bao gồm các quy định về môi trường làm việc an toàn, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương, và các chế độ phúc lợi khác.

- Quyền và nghĩa vụ của người lao động: Quyền lợi của người lao động: Bao gồm quyền được làm việc trong môi trường an toàn, quyền được trả lương công bằng, quyền được tham gia tổ chức công đoàn, và quyền được nghỉ phép, nghỉ lễ theo quy định.

- Nghĩa vụ của người lao động: Bao gồm nghĩa vụ thực hiện công việc theo hợp đồng lao động, tôn trọng quy định của cơ quan, tổ chức nơi làm việc, và bảo mật thông tin của công ty.

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động:

- Quyền của người sử dụng lao động: Được quyền quản lý, điều hành và tổ chức công việc theo nhu cầu sản xuất kinh doanh, quyền quyết định chế độ lương, thưởng cho người lao động.

- Nghĩa vụ của người sử dụng lao động: Bao gồm nghĩa vụ đảm bảo an toàn lao động, thực hiện nghĩa vụ trả lương đúng hạn, và đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của người lao động.

- Tổ chức đại diện người lao động: Bộ Luật cũng quy định về các tổ chức đại diện người sử dụng lao động, giúp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của họ trong quan hệ lao động. Các tổ chức này có vai trò trong việc thương lượng, đàm phán các điều kiện lao động và chế độ đãi ngộ cho người lao động.

- Quản lý nhà nước về lao động: Bộ Luật quy định về việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động, bao gồm chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về lao động và trách nhiệm của các cơ quan này trong việc kiểm tra, giám sát và bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng như người sử dụng lao động.

Trên đây là nội dung trình bày Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn. Việc nắm vững các quy định, văn bản này là cần thiết để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho cả người lao động và người sử dụng lao động, góp phần tạo dựng môi trường làm việc công bằng, ổn định và phát triển bền vững.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Mẫu Báo cáo tình hình kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

Mẫu Báo cáo tình hình kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

Mẫu Báo cáo tình hình kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động

Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động bên cạnh việc cần phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng thì cũng cần thực hiện báo cáo định kỳ trong quá trình sử dụng.