Thông tư 07/2013/TT-BVHTTDL về tiền công của người mẫu trong các trường mỹ thuật

thuộc tính Thông tư 07/2013/TT-BVHTTDL

Thông tư 07/2013/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định định mức trả công giờ người làm mẫu vẽ trong các trường đào tạo mỹ thuật
Cơ quan ban hành: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:07/2013/TT-BVHTTDL
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Hoàng Tuấn Anh
Ngày ban hành:01/11/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương, Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy định mức trả công cho người làm mẫu vẽ

Ngày 01/11/2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 07/2013/TT-BVHTTDL quy định định mức trả công giờ người làm mẫu vẽ trong các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp có đào tạo mỹ thuật hoặc có tham gia đào tạo các ngành học về mỹ thuật.
Theo đó, mức trả công giờ người làm mẫu vẽ theo từng tiết học (1 tiết học tương đương 45 - 50 phút) được quy định như sau: Tư thế ngồi, nằm, đứng (có quần áo) lần lượt là 40.000 đồng, 45.000 đồng, 55.000 đồng/tiết đối với nam và 45.000 đồng, 50.000 đồng, 60.000 đồng/tiết đối với nữ; tư thế ngồi, nằm, đứng (không có quần áo) lần lượt là 45.000 đồng, 50.000 đồng, 65.000 đồng đối với nam và 55.000 đồng, 65.000 đồng, 75.000 đồng/tiết đối với nữ.
Đồng thời, ngoài mức tiền công nêu trên, vào mùa đông (tính từ ngày 05/10 năm trước đến ngày 31/03 năm sau, mỗi người mẫu vẽ được hưởng thêm 15.000 đồng/tiết học đối với trường hợp có quần áo và 25.000 đồng/tiết đối với trường hợp không có quần áo.
Cũng theo Thông tư này, nguồn kinh phí trả công giờ người làm mẫu vẽ được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ sở đào tạo mỹ thuật. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo mỹ thuật còn có thể khai thác các nguồn thu hợp khác để trả công giờ người làm mẫu vẽ cao hơn so với quy định nêu trên.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014 và thay thế Thông tư 156/1999/TT-BVHTT ngày 26/10/1999.

Xem chi tiết Thông tư07/2013/TT-BVHTTDL tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
-------------------
Số: 07/2013/TT-BVHTTDL
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2013
     
 
 THÔNG TƯ  
        Quy định định mức trả công giờ người làm mẫu vẽ    
        trong các trường đào tạo mỹ thuật
--------------              
 
Căn cứ Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng11 năm 2009 của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;    
Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính tại văn bản số 12255/BTC-HCSN ngày 16 tháng 9 năm 2013 về chế độ đối với người làm mẫu vẽ trong các trường mỹ thuật;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đào tạo;
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định định mức trả công giờ người làm mẫu vẽ trong các trường đào tạo mỹ thuật,
           
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh           
1. Thông tư này quy định định mức trả công giờ người làm mẫu vẽ trong các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp có đào tạo mỹ thuật hoặc có tham gia đào tạo các ngành học về mỹ thuật (sau đây gọi chung là các cơ sở đào tạo mỹ thuật).
2. Đối tượng được trả công theo quy định tại Thông tư này là người lao động được các cơ sở đào tạo mỹ thuật ký hợp đồng thuê làm người mẫu vẽ.                                                         
Điều 2. Nguồn kinh phí     
1. Nguồn kinh phí trả công giờ người làm mẫu vẽ quy định tại Thông tư này được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của các cơ sở đào tạo mỹ thuật.
2. Ngoài nguồn kinh phí trả công giờ người làm mẫu vẽ theo quy định tại khoản 1 điều này, các cơ sở đào tạo mỹ thuật khai thác các nguồn thu hợp pháp khác và căn cứ vào khả năng thu của các cơ sở để có thể thực hiện trả thêm công giờ người làm mẫu vẽ so với quy định tại Thông tư này.
3. Định mức trả công giờ người làm mẫu vẽ được thống nhất trong toàn đơn vị và được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của các cơ sở đào tạo mỹ thuật.
Điều 3. Mức trả công giờ người làm mẫu vẽ
Mức trả công giờ người làm mẫu vẽ được tính theo tiết học. Mỗi giờ công mẫu bằng 1 (một) tiết học (1 tiết học được tính bằng 45 đến 50 phút). Cụ thể như sau: 
                                                                                      Đơn vị: đồng/tiết học
 

Giới tính
Tư thế ngồi
Tư thế đứng
Tư thế nằm
quần áo
Không
 quần áo
quần áo
Không
 quần áo
quần áo
Không
quần áo
 Nam
40.000
45.000
55.000
65.000
45.000
50.000
    Nữ
45.000
55.000
60.000
75.000
50.000
65.000
Ngoài các mức trả công giờ trên, về mùa đông từ ngày 05/10 năm trước đến ngày 31/3 năm sau, mỗi người mẫu vẽ được hưởng thêm:       
- Loại có quần áo: 15.000đồng/tiết học.  
- Loại không có quần áo: 25.000đồng/tiết học.  
Điều 4. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 và thay thế Thông tư số 156/1999/TT-BVHTT ngày 26 tháng 10 năm 1999 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện chế độ trả công giờ người làm mẫu vẽ trong các trường mỹ thuật.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ sở đào tạo, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- UBVHGDTNTNNĐ của Quốc hội;
Ban Tuyên giáo TƯ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Cục Kiểm tra Văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Website Chính phủ;
- Công báo;
- Như Điều 4 (để thực hiện);
- Lưu: VT, ĐT, TL (100).
           BỘ TRƯỞNG
 
 
 
            (đã ký)
 
 
 
         Hoàng Tuấn Anh
 
 
 
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất