Thông tư 01/TT-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thủ tục, trình tự xử phạt, việc thu và sử dụng tiền xử phạt hành vi vi phạm pháp luật lao động; giải quyết khiếu nại đối với việc xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động

thuộc tính Thông tư 01/TT-LĐTBXH

Thông tư 01/TT-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thủ tục, trình tự xử phạt, việc thu và sử dụng tiền xử phạt hành vi vi phạm pháp luật lao động; giải quyết khiếu nại đối với việc xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:01/TT-LĐTBXH
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Đình Hoan
Ngày ban hành:06/01/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 01/TT-LĐTBXH

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 01/TT-LĐTBXH NGÀY 06 THÁNG 01 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN THỦ TỤC, TRÌNH TỰ XỬ PHẠT, VIỆC THU VÀ SỬ DỤNG TIỀN XỬ PHẠT HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐỐI VỚI VIỆC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH VỀ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

- Căn cứ Nghị định số 96/CP ngày 17 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 25 tháng 6 năm 1996 của Chính phủ, quy định việc xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động;

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thủ tục, trình từ xử phạt, việc thu và sử dụng tiền xử phạt hành vi vi phạm pháp luật lao động; giải quyết khiếu nại đối với việc xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động như sau:

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Người có thẩm quyền xử phạt khi xử lý các hành vi vi phạm hành chính về pháp luật lao động phải căn cứ các mức phạt cụ thể tại Nghị định 38/CP ngày 25 tháng 6 năm 1996 của Chính phủ để quyết định đúng mức phạt, đồng thời hướng dẫn tổ chức, cá nhân bị xử phạt thực hiện quyết định xử phạt đúng quy định.

 

II. THỦ TỤC, TRÌNH TỰ XỬ PHẠT

 

1. Lập biên bản vi phạm hành chính về pháp luật lao động

Thanh tra lao động các cấp khi thực hiện thanh tra theo định kỳ hoặc đột xuất, nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật lao động (trừ trường hợp xử lý theo thủ tục đơn giản) phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính về pháp luật lao động theo mẫu thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (mẫu biên bản đính kèm Thông tư này).

Biên bản lập xong phải trao cho cá nhân, tổ chức vi phạm 1 bản, nếu người lập biên bản không có thẩm quyền xử phạt thì phải gửi biên bản này đến người có thẩm quyền xử phạt.

Trường hợp đại diện tổ chức, cá nhân vi phạm cố ý không ký biên bản vi phạm hành chính về pháp luật lao động thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do và biên bản này vẫn có giá trị pháp lý nếu có đủ chứng cứ chứng minh cá nhân (hoặc tổ chức) đó có hành vi vi phạm pháp luật lao động.

2. Ra quyết định xử phạt

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính về pháp luật lao động, người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt. Nếu có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải chuyển biên bản tới cơ quan có thẩm quyền xử phạt, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Khi xử lý các hành vi vi phạm pháp luật lao động, người có thẩm quyền xử phạt (theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 38/CP ngày 25/6/1996 của Chính phủ) phải căn cứ vào mức độ vi phạm ghi tại biên bản vi phạm hành chính về pháp luật lao động để ra quyết định xử phạt bằng văn bản. Quyết định xử phạt lập thành ba bản:

- Một bản giao cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt;

- Một bản giao cho Kho bạc Nhà nước để thực hiện thu tiền phạt;

- Một bản lưu tại cơ quan của người ra quyết định xử phạt.

Đối với quyết định xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, thì lập thêm một bản để gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Trường hợp cơ quan thanh tra lao động cấp tỉnh, được uỷ quyền theo dõi việc thực hiện quyết định xử phạt thì người ra quyết định xử phạt phải ghi rõ trong quyết định xử phạt và lập thêm một bản quyết định xử phạt gửi cho cơ quan thanh tra lao động cấp tỉnh được uỷ quyền.

Quyết định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động sử dụng theo mẫu thống nhất trong cả nước (mẫu quyết định đính kèm theo Thông tư này).

Thanh tra viên lao động trong phạm vi thẩm quyền phải căn cứ vào mức độ vi phạm ghi tại biên bản vi phạm hành chính về pháp luật lao động để ra quyết định xử phạt.

Trường hợp mức phạt vượt quá thẩm quyền thì thanh tra viên lao động phải chuyển ngay hồ sơ xử phạt gồm: biên bản vi phạm hành chính về pháp luật lao động; văn bản đề nghị áp dụng mức tiền phạt lên cấp có thẩm quyền xử phạt phù hợp với mức phạt và được tiến hành như sau:

- Thanh tra viên của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, chuyển hồ sơ xử phạt đề nghị Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét ra quyết định xử phạt.

- Thanh tra viên của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chuyển hồ sơ xử phạt đề nghị Chánh thanh tra Sở lao động - thương binh và xã hội hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét ra quyết định xử phạt.

3. Việc thu, sử dụng tiền phạt và xử lý các trường hợp không nộp tiền phạt hoặc không mở tài khoản tại Ngân hàng.

Việc thu, sử dụng tiền phạt và xử lý các trường hợp không nộp tiền phạt hoặc không mở tài khoản tại Ngân hàng đối với hành vi vi phạm pháp luật lao động thực hiện theo Thông tư số 52/CSTC ngày 12/9/1996 của Bộ Tài chính.

 

III. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ TỐ CÁO

 

1. Giải quyết khiếu nại

a) Khiếu nại của tổ chức, cá nhân bị xử phạt (gọi chung là người bị xử phạt) đối với quyết định xử phạt của thanh tra viên lao động cấp Sở, cấp Bộ, Chánh thanh tra Lao động cấp Sở, thủ trưởng phụ trách Thanh tra lao động cấp Sở, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là người xử phạt) được giải quyết theo quy định sau:

- Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, người bị xử phạt có quyền khiếu nại với người đã ra quyết định xử phạt nhưng vẫn phải thi hành quyết định xử phạt.

- Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, người xử phạt có trách nhiệm giải quyết và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, thì có quyền:

+ Hoặc là trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết khiếu nại. Cấp trên trực tiếp của thanh tra viên lao động cấp Sở là Chánh thanh tra lao động, thủ trưởng phụ trách Thanh tra lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; của Thanh tra viên lao động cấp Bộ là Chánh thanh tra lao động, thủ trưởng phụ trách Thanh tra lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; của Chánh thanh tra lao động cấp Sở, thủ trưởng phụ trách Thanh tra lao động của Sở là Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết khiếu nại có trách nhiệm giải quyết và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại nêu trên là quyết định cuối cùng.

+ Hoặc là trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, kiện ra Toà hành chính Toà án nhân dân để giải quyết theo Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

b) Khiếu nại đối với quyết định xử phạt của Chánh thanh tra lao động cấp Bộ, thủ trưởng phụ trách Thanh tra lao động của Bộ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được giải quyết theo quy định sau:

- Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, người bị xử phạt có quyền khiếu nại với người đã ra quyết định xử phạt, nhưng vẫn phải thi hành quyết định xử phạt.

- Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, người xử phạt có trách nhiệm giải quyết và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, thì có quyền:

+ Hoặc là trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại có trách nhiệm xem xét, kết luận và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại. Nếu kết luận của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khác với quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh thanh tra lao động, thủ trưởng phụ trách Thanh tra lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì Chánh thanh tra lao động, thủ trưởng phụ trách thanh tra lao động, trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được kết luận, phải thay đổi quyết định của mình theo kết luận của Bộ trưởng. Quyết định này là quyết định cuối cùng. Trường hợp kết luận của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khác với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nếu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được kết luận, phải đổi quyết định của mình theo kết luận của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nếu không đồng ý thì có quyền khiếu nại lên Tổng thanh tra Nhà nước. Quyết định của Tổng thanh tra Nhà nước là quyết định cuối cùng.

+ Hoặc kiện ra Toà hành chính Toà án nhân dân để giải quyết theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

2. Giải quyết tố cáo.

Tố cáo về hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm hành chính về pháp luật lao động do thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền xử lý đó xem xét, giải quyết.

Trong thời hạn mười lăm ngày, trường hợp phức tạp cũng không quá ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo, thủ trưởng cấp trên trực tiếp phải xem xét giải quyết và trả lời bằng văn bản.

Ví dụ 1:

Công dân A tố cáo ông Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận X với nội dung: Khi ông nhận được biên bản xí nghiệp X vi phạm pháp luật lao động văn bản đề nghị áp dụng mức tiền phạt của thanh tra viên lao động, nhưng ông trì hoãn, không ra quyết định xử phạt xí nghiệp C đúng thời gian quy định.

Đơn tố cáo của công dân A thuộc trách nhiệm giải quyết của ông Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Ví dụ 2:

Công dân B tố cáo Thanh tra viên lao động tỉnh Z, khi phát hiện xí nghiệp D khai báo sai sự thật về tai nạn lao động (quy định tại Điều 108 Bộ luật lao động) đã không lập biên bản vi phạm hành chính về pháp luật lao động.

Đơn tố cáo này thuộc thẩm quyền giải quyết của Chánh thanh tra lao động tỉnh Z.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký.

 

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


........, ngày tháng năm 199...

 

BIÊN BẢN

VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

 

Hôm nay, hồi.... giờ ngày... tháng... năm 199...

Tại:.............................................................

Chúng tôi gồm:

- Đại diện bên lập biên bản:

Họ và tên:.......................

Chức vụ:.......................

Đơn vị công tác:.................................................

- Đại diện bên vi phạm:

Họ và tên:......................

Chức vụ:........................

Đơn vị công tác:.................................................

Lập biên bản sự việc sau:........................................

.................................................................

.................................................................

.................................................................

.................................................................

.................................................................

.................................................................

Ông, bà (hoặc tổ chức).................. đã vi phạm quy đinh tại:

- Điều... khoản... điểm... của Bộ luật lao động (hoặc Nghị định số....................... hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động)

- Điều... khoản... điểm... của Bộ luật lao động (hoặc Nghị định số....................... hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động)

- Điều... khoản... điểm... của Bộ luật lao động (hoặc Nghị định số....................... hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động)

Trong điều kiện, hoàn cảnh:......................................

.................................................................

.................................................................

.................................................................

.................................................................

Biên bản lập thành..... bản có nội dung và giá trị như nhau, bên vi phạm giữ 1 bản.

 

Ông, bà (hoặc đại diện tổ chức) Đại diện bên lập biên bản

bên vi phạm (Ký tên, ghi rõ họ tên)

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

 

............... CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /QĐ

....., ngày tháng năm 199...

QUYẾT ĐỊNH
XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH VỀ HÀNH VI VI PHẠM
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

- Căn cứ Bộ luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;

- Căn cứ Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

- Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 25/6/1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt hành chính về các hành vi vi phạm pháp luật lao động;

- Căn cứ biên bản vi phạm hành chính về pháp luật lao động, ngày / /199...;

Xét nội dung, tính chất hành vi vi phạm hành chính,

 

Tôi:...........................

Chức vụ:.........................

Đơn vị công tác:.................................................

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Xử phạt đối với ông, bà (hoặc tổ chức):

+ Địa chỉ:.......................................................

+ Nghề nghiệp:...................................................

Vì đã có hành vi vi phạm:

1-............................................................... quy định tại điều... khoản... điểm... Nghị định 38/CP của Chính phủ ngày 25/6/1996.

2-............................................................... quy định tại điều... khoản... điểm... Nghị định 38/CP của Chính phủ ngày 25/6/1996.

3-............................................................... quy định tại điều... khoản... điểm... Nghị định 38/CP của Chính phủ ngày 25/6/1996.

Những hành vi vi phạm trên đã có những tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng:

+

+

+

+

Hình thức xử phạt tiền tổng cộng là:............................. Viết bằng chữ:................................................... Hình phạt bổ sung:............................................... ................................................................. Biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):............................ .................................................................

 

Điều 2:................... có trách nhiệm đến cơ quan Kho bạc Nhà nước tại................... nộp tiền phạt và thi hành nghiêm chỉnh các hình thức xử phạt và biện pháp khác tại Điều 1 Quyết định này. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, nếu ............... không tự nguyện thi hành quyết định xử phạt này, sẽ bị cưỡng chế thi hành.

................ có quyền khiếu nại tại:......................... trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

 

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực từ ngày... tháng... năm 199...

 

Người ra quyết định

(Ký và ghi rõ họ tên)

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất