Nghị định 58/CP của Chính phủ về việc trả lương và giải quyết các quyền lợi khác cho người lao động tham gia đình công trong thời gian đình công

thuộc tính Nghị định 58/CP

Nghị định 58/CP của Chính phủ về việc trả lương và giải quyết các quyền lợi khác cho người lao động tham gia đình công trong thời gian đình công
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:58/CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:31/05/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 58/CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 58/CP NGÀY 31 THÁNG 5 NĂM 1997 VỀ VIỆC
TRẢ LƯƠNG VÀ GIẢI QUYẾT CÁC QUYỀN LỢI KHÁC CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA ĐÌNH CÔNG TRONG
THỜI GIAN ĐÌNH CÔNG

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động ngày 11 tháng 4 năm 1996;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

 

Điều 1.- Việc trả lương và giải quyết các quyền lợi khác cho người lao động tham gia đình công trong những ngày đình công phải căn cứ vào quyết định của Toà án về cuộc đình công hợp pháp hoặc bất hợp pháp và lỗi của mỗi bên trong việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động.

 

Điều 2.- Khi Toà án quyết định cuộc đình công là hợp pháp theo điểm a, khoản 1, Điều 102 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động thì tiền lương và các quyền lợi khác của người lao động tham gia đình công được giải quyết như sau:

1. Trong trường hợp người sử dụng lao động có lỗi thì trong những ngày nghỉ việc vì đình công, người lao động tham gia đình công được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương theo mức lương tháng trước liền kề và được tính tương ứng với các hình thức trả lương thời gian.

Người sử dụng lao động phải giải quyết những quyền lợi khác cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động và phải thực hiện các yêu cầu chính đáng mà tập thể lao động đã nêu trong bản yêu cầu.

2. Trong trường hợp người sử dụng lao động không có lỗi khi đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động và thoả ước lao động tập thể, nhưng tập thể lao động đưa ra các yêu cầu về những quyền lợi chưa được pháp luật hoặc thoả ước lao động tập thể quy định, thì tiền lương trong những ngày đình công của người lao động tham gia đình công do Ban chấp hành công đoàn cơ sở thương lượng, thoả thuận với người sử dụng lao động.

Các quyền lợi khác của người lao động trong thời gian đình công được người sử dụng lao động giải quyết theo quy định của pháp luật lao động.

 

Điều 3.- Khi Toà án quyết định cuộc đình công và bất hợp pháp và buộc tập thể lao động phải ngừng đình công theo điểm b, khoản 1, Điều 102 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động thì tiền lương và các quyền lợi khác của người lao động được giải quyết như sau:

1. Trong trường hợp người sử dụng lao động có lỗi trong việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động:

a. Cuộc đình công vi phạm một trong các điều kiện quy định tại các điểm c, d, khoản 1, Điều 80 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, thì trong những ngày nghỉ việc vì đình công, người lao động tham gia đình công được người sử dụng lao động trả 70% tiền lương theo mức lương tháng trước liền kề và được tính tương ứng với các hình thức trả lương thời gian.

b. Cuộc đình công vi phạm một trong các điều kiện quy định tại các điểm b, đ, e, khoản 1, Điều 80 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, thì trong những ngày nghỉ việc vì đình công, người lao động tham gia đình công được người sử đụng lao động trả 50% tiền lương theo mức lương tháng trước liền kề và được tính tương ứng với các hình thức trả lương thời gian.

Thời gian lao động tham gia đình công trong các trường hợp quy định tại khoản 1, Điều này vẫn được sử dụng lao động tính để hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động.

2. Trong trường hợp người sử dụng lao động và người lao động đều có lỗi hoặc không có lỗi trong việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, cuộc đình công vi phạm một trong các điều kiện quy định tại các điểm c, d, khoản 1, Điều 80 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, thì tiền lương của người lao động tham gia đình công trong những ngày đình công do Ban chấp hành công đoàn cơ sở thương lượng, thoả thuận với người sử dụng lao động.

Thời gian người lao động tham gia đình công vẫn được người sử dụng lao động tính để hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động.

Các bên có lỗi phải có biện pháp khắc phục, sửa chữa lỗi theo quyết định của Toà án.

3. Trong trường hợp người sử dụng lao động không có lỗi, cuộc đình công vi phạm một trong các điều kiện quy định tại các điểm c, d, khoản 1, Điều 80 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động và người lao động có lỗi trong việc thực hiện pháp luật lao động thì trong những ngày nghỉ việc vì đình công, người lao động tham gia đình công không được trả lương.

Thời gian người lao động tham gia đình công vẫn được người sử dụng lao động tính để hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động.

4. Trong trường hợp người sử dụng lao động không có lỗi, cuộc đình công vi phạm một trong các điều kiện quy định tại các điểm a, b, đ, e, khoản 1, Điều 80 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, thì trong những ngày nghỉ việc vì đình công, người lao động tham gia đình công không được trả lương, trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác.

Thời gian người lao động tham gia đình công không được người sử dụng lao động tính để hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật lao động.

5. Trong trường hợp người sử dụng lao động và người lao động đều có lỗi trong việc thực hiện pháp luật lao động:

a. Cuộc đình công vi phạm điều kiện quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 80 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, thì trong những ngày nghỉ việc vì đình công, người lao động tham gia đình công không được trả lương.

Thời gian người lao động tham gia đình công không được người sử dụng lao động tính để hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật lao động.

b. Cuộc đình công vi phạm quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc hoãn hoặc ngừng đình công quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 80 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, thì những ngày nghỉ việc vì đình công, kể từ khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, người lao động tham gia đình công không được trả lương. Thời gian này không được người sử dụng lao động tính để hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật lao động.

Tiền lương và các quyền lợi khác của người lao động tham gia đình công trong những ngày nghỉ việc vì đình công trước khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ngừng đình công, được giải quyết theo kết luận của Toà án về tính hợp pháp của cuộc đình công.

 

Điều 4.- Trong trường hợp cuộc đình công vi phạm điều kiện quy định tại các điểm đ, e, khoản 1, Điều 80 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, thì người lao động tham gia đình công bị xử phạt theo khoản 5, Điều 12, Nghị định 38/CP ngày 25 tháng 6 năm 1996 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.

 

Điều 5.- Quyết định của Toà án về việc giải quyết tiền lương và các quyền lợi khác cho người lao động tham gia đình công trơng thời gian đình công được thi hành theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự.

 

Điều 6.- Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 

Điều 7.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-----
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------
No. 58-CP
Hanoi, May 31, 1997
 
DECREE
ON THE WAGE PAYMENT AND SETTLEMENT OF OTHER INTERESTS FOR ON-STRIKE LABORERS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on the Procedures for Settlement of Labor Disputes of April 11, 1996;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
DECREES:
Article 1.- The payment of wages and settlement of other interests of employees for the days they are on strike shall have to be based on the Courts decision that whether such strike is lawful or unlawful and the fault of each side in the observance of provisions of labor legislation.
Article 2.- If the court decides that the strike is lawful under Point a, Clause 1, Article 102 of the Ordinance on the Procedures for Settlement of Labor Disputes, the wages and other interests of employees taking part in the strike shall be settled as follows:
1. If the employer is at fault, the employees taking part in the strike shall be paid by the employer the full wages for the non-work days according to the preceding months wage level and such pay shall correspond to various forms of time wages.
The employer shall have to settle other interests of the employees in accordance with the provisions of labor legislation and satisfy all legitimate demands of the labor collective as stated in the written request.
2. If the employer is not at fault because he/she has strictly observed the provisions of labor legislation and the collective labor agreement, while the labor collective demands are not defined by law or the collective labor agreement, the pay for the days the employees are on strike shall be negotiated and agreed upon by the Executive Committee of the local Trade Union and the employer.
Other interests of the employees during the strike shall be settled by the employer in accordance with the labor legislation.
Article 3.- If the court decides that the strike is unlawful and compels the labor collective to end the strike under Point b, Clause 1, Article 102 of the Ordinance on the Procedures for Settlement of Labor Disputes, the wages and other interests of the employees shall be settled as follows:
1. If the employer is at fault in observing the provisions of labor legislation:
a) The strike violates one of the provisions in Points c and d, Clause 1, Article 80 of the Ordinance on the Procedures for Settlement of Labor Disputes, the wages paid by the employer for the non-work days when the employees are on strike shall be equal to 70% of the preceding months wages and calculated according to the various forms of time wages.
b) The strike violates one of the provisions in Points b, e and f, Clause 1, Article 80 of the Ordinance on the Procedures for Settlement of Labor Disputes, the wages paid by the employer for the non-work days when the employees take part in the strike shall be equal to 50 % of the preceding months wages and calculated according to the various forms of time wages.
During the period of the strike mentioned in Clause 1 of this Article the other interests of the employees shall be assured in accordance with the labor legislation.
2. If both the employer and the employees are at fault or not at fault in observing the provisions of labor legislation, and the strike violates one of the provisions in Points c and d, Clause 1, Article 80 of the Ordinance on the Procedures for Settlement of Labor Disputes, the wages paid to the employees for the days they are on strike shall be negotiated and agreed upon by the Executive Committee of the local Trade Union and the employer.
The other interests of the employees during the strike shall be assured in accordance with labor legislation.
The parties at fault shall have to take measures to overcome and correct their faults under the decisions of the court.
3. If the employer is not at fault and the strike violates one of the provisions in Points c and d, Clause 1, Article 80 of the Ordinance on the Procedures for Settlement of Labor Disputes and the employees are at fault in observing the provisions of labor legislation, the strikers shall not be paid for their non-work days during the strike.
Other interests of the employees during the strike shall be assured by the employer in accordance with the labor legislation.
4. If the employer is not at fault and the strike violates one of the provisions in Points a, b, e and f, Clause 1, Article 80 of the Ordinance on the Procedures for Settlement of Labor Disputes, the strikers shall not be paid for their non-work days, except otherwise agreed upon by the two sides.
The other interests of the employees during the strike shall not be assured by the employer in accordance with provisions of labor legislation.
5. If both the employer and the employees are at fault in observing the provisions of labor legislation:
a) The strike violates the provisions of Points e, Clause 1, Article 80 of the Ordinance on the Procedures for Settlement of Labor Disputes, the strikers shall not be paid the wages for their non-work days.
The other interests of the employees during the strike shall not be assured by the employer in accordance with provisions of labor legislation.
b) The strike violates the decision of the Prime Minister on the deferment or cessation of the strike as prescribed in Point e, Clause 1, Article 80 of the Ordinance on the Procedures for Settlement of Labor Disputes, the strikers shall not be paid for their non-work days as from the date the Prime Minister issues such decision. The interests of the strikers during the strike shall not be assured by the employer in accordance with labor legislation.
Before the Prime Minister issues a decision on the cessation of the strike, the wages and other interests of strikers for their non-work days shall be settled under the courts ruling on the lawfulness of the strike.
Article 4.- In cases where the strike violates the provisions in Points e and f, Clause 1, Article 80 of the Ordinance on the Procedures for Settlement of Labor Disputes, the strikers shall be sanctioned in accordance with Clause 5, Article 12 of Decree No.38-CP of June 25, 1996 of the Government on Administrative Sanctions against Violations of Labor Legislation.
Article 5.- The courts decisions on the payment of wages and settlement of other interests for employees while they are on strike shall be executed in accordance with provisions of the Ordinance on Execution of Court Decisions.
Article 6.- This Decree takes effect 15 days after its signing.
Article 7.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 58/CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 12/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung 10 Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã và hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam

Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất