Nghị định 112/2020/NĐ-CP xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

thuộc tính Nghị định 112/2020/NĐ-CP

Nghị định 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:112/2020/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:18/09/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cán bộ-Công chức-Viên chức
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Vẫn giải quyết chế độ hưu trí với CB-CC-VC bị xử lý kỷ luật

Ngày 18/9/2020, Chính phủ đã ban hành tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

Ngoài các nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đã được quy định trước đây, theo quy định mới không áp dụng hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã bị xử lý kỷ luật đảng thì áp dụng kỷ luật hành chính phải đảm bảo ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng.

Đối với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời sẽ được miễn trách nhiệm kỷ luật. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang trong thời hạn xử lý kỷ luật mà đến tuổi nghỉ hưu thì vẫn được thực hiện giải quyết chế độ hưu trí.

Với công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được BHXH xác nhận thời gian làm việc đã đóng BHXH để thực hiện chế độ BHXH theo quy định. Những trường hợp này chỉ được quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan Nhà nước sau 12 tháng kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/9/2020.

Xem chi tiết Nghị định112/2020/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ

________

Số: 112/2020/NĐ-CP

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2020

NGHỊ ĐỊNH

Về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

_______________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

Chính phủ ban hành Nghị định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật; việc áp dụng các hình thức kỷ luật tương ứng với các hành vi vi phạm; thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.
2. Nghị định này áp dụng đối với:
a) Cán bộ trong các cơ quan hành chính nhà nước, đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách (sau đây gọi chung là cán bộ);
b) Công chức theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức và công chức cấp xã theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức (sau đây gọi chung là công chức);
c) Viên chức theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức;
d) Cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu (sau đây gọi chung là người đã nghỉ việc, nghỉ hưu).
3. Việc xử lý kỷ luật đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
Điều 2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật
1. Khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng pháp luật.
2. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu cán bộ, công chức, viên chức có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, buộc thôi việc; không tách riêng từng nội dung vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.
3. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:
a) Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;
b) Nếu có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới.
4. Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.
5. Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính; xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự.
6. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xem xét, quyết định việc xử lý kỷ luật hành chính.
7. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.
8. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thi hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Điều 3. Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép.
2. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
3. Cán bộ, công chức, viên chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên chức là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
4. Cán bộ, công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Điều 4. Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.
2. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.
3. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.
4. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.
Điều 5. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức thực hiện theo Điều 80 Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
2. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức thực hiện theo Điều 53 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
3. Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc có tình tiết phức tạp khác cần thời gian để làm rõ thêm thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật, nhưng không quá 150 ngày.
4. Không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật đối với:
a) Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này;
b) Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự (nếu có);
c) Thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án về quyết định xử lý kỷ luật cho đến khi ra quyết định xử lý kỷ luật thay thế theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Chương II
CÁC HÀNH VI VI PHẠM VÀ HÌNH THỨC KỶ LUẬT
Mục 1 CÁC HÀNH VI VI PHẠM
Điều 6. Các hành vi bị xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
2. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Mục 2
XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 7. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
1. Áp dụng đối với cán bộ
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Bãi nhiệm.
2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương.
d) Buộc thôi việc.
3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.
Điều 8. Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;
3. Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
6. Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
7. Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ;
8. Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi công vụ;
9. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức.
Điều 9. Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với cán bộ, công chức
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách theo quy định tại Điều 8 Nghị định này mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;
3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.
Điều 10. Áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Điều 11. Áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này;
3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Điều 12. Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức theo quy định tại Điều 11 Nghị định này mà tái phạm hoặc cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này;
3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ;
4. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.
Điều 13. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;
3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền;
5. Ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, hình thức kỷ luật buộc thôi việc còn được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
Điều 14. Áp dụng hình thức kỷ luật bãi nhiệm đối với cán bộ
Cán bộ có hành vi vi phạm theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan thì bị bãi nhiệm. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bãi nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật.
Mục 3
XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC
Điều 15. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1. Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Buộc thôi việc.
2. Áp dụng đối với viên chức quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Buộc thôi việc.
Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 16. Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;
2. Vi phạm quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;
3. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;
4. Không chấp hành quyết định phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị;
5. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
6. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
7. Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
8. Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình hoạt động nghề nghiệp;
9. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.
Điều 17. Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với viên chức
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 Nghị định này mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;
3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Viên chức quản lý không thực hiện đúng trách nhiệm, để viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;
b) Viên chức quản lý không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng.
Điều 18. Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với viên chức quản lý
Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với viên chức quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 17 Nghị định này mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;
3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;
4. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ.
Điều 19. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;
3. Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;
4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
5. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
CHƯƠNG III
THẨM QUYỀN VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ LÝ KỶ LUẬT
Mục 1
THẨM QUYỀN VÀ TRÌNH TỰ,  THỦ TỤC XỬ LÝ KỶ LUẬT CÁN BỘ
Điều 20. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ
Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ được quy định như sau:
1. Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử thì có thẩm quyền xử lý kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
2. Đối với các chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật.
Bổ sung
Điều 21. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ
1. Căn cứ vào quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật. Trường hợp hết thời hiệu xử lý kỷ luật thì báo cáo cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 20 Nghị định này quyết định tổ chức họp kiểm điểm, xem xét trách nhiệm và xử lý theo thẩm quyền.
Trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.
Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý của Thủ tướng Chính phủ thì đề xuất được gửi đồng thời tới Bộ Nội vụ để thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trường hợp chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền thì trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Nghị định này. Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 20 Nghị định này quyết định thành phần họp kiểm điểm và thành phần Hội đồng kỷ luật.
2. Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Mục 2
THẨM QUYỀN VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐÃ NGHỈ VIỆC, NGHỈ HƯU
Điều 22. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu
Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu được quy định như sau:
1. Trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách chức vụ, chức danh thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh cao nhất ra quyết định xử lý kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Trong trường hợp này, cấp có thẩm quyền quyết định việc xử lý đối với các chức vụ, chức danh khác có liên quan.
2. Trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh ra quyết định xử lý kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Đối với người giữ chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật.
Điều 23. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu
1. Căn cứ vào quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.
Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.
Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý của Thủ tướng Chính phủ thì đề xuất được gửi đồng thời tới Bộ Nội vụ để thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trường hợp chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong quá trình công tác, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 22 Nghị định này quyết định việc xử lý kỷ luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Mục 3
THẨM QUYỀN VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC
Điều 24. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức
1. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
2. Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. Đối với công chức cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
3. Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật.
Hồ sơ, quyết định kỷ luật công chức biệt phái phải được gửi về cơ quan quản lý công chức biệt phái.
4. Trường hợp công chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ mà khi chuyển sang cơ quan mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cơ quan cũ nơi công chức đã công tác tiến hành xử lý kỷ luật. Hồ sơ, quyết định xử lý kỷ luật phải được gửi về cơ quan nơi công chức đang công tác.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đã giải thể, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để cơ quan nơi công chức đang công tác thực hiện việc xử lý kỷ luật.
Hồ sơ, quyết định kỷ luật công chức phải được gửi về cơ quan quản lý công chức.
5. Đối với công chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
Điều 25. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức
Việc xử lý kỷ luật đối với công chức được thực hiện theo các bước sau đây:
1. Tổ chức họp kiểm điểm;
2. Thành lập Hội đồng kỷ luật;
3. Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Trường hợp xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này thì không thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 26. Tổ chức họp kiểm điểm công chức
1. Trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm
a) Trường hợp người bị kiểm điểm là công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức có trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm. Thành phần tham dự cuộc họp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
b) Trường hợp người bị kiểm điểm là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu thì lãnh đạo cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm và quyết định thành phần dự họp.
2. Thành phần tham dự cuộc họp kiểm điểm
a) Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác là đơn vị cấu thành thì thành phần dự họp là toàn thể công chức của đơn vị cấu thành; đại diện lãnh đạo, cấp ủy, công đoàn, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức.
b) Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức không có đơn vị cấu thành thì thành phần dự họp kiểm điểm là toàn thể công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức.
c) Trường hợp người bị kiểm điểm là công chức được cử biệt phái thì ngoài thành phần quy định tại điểm a, điểm b khoản này còn phải có đại diện lãnh đạo của cơ quan cử công chức biệt phái.
d) Trường hợp người bị kiểm điểm là công chức cấp xã thì thành phần dự họp là đại diện lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, đại diện tổ chức chính trị - xã hội có liên quan và toàn thể công chức của Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm được tiến hành như sau:
a) Người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do cuộc họp, thông báo hoặc ủy quyền cho cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ thông báo các nội dung: tóm tắt về quá trình công tác; hành vi vi phạm; các hình thức xử lý đã ban hành (nếu có); thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của người có hành vi vi phạm; thời hiệu và thời hạn xử lý theo quy định của pháp luật;
b) Người có hành vi vi phạm trình bày bản kiểm điểm, trong đó nêu rõ hành vi vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật.
Trường hợp người có hành vi vi phạm có mặt tại cuộc họp nhưng không làm bản kiểm điểm thì cuộc họp kiểm điểm vẫn được tiến hành.
Trường hợp người có hành vi vi phạm vắng mặt thì cuộc họp kiểm điểm được tiến hành sau 02 lần gửi thông báo triệu tập họp;
c) Thành viên tham dự cuộc họp phát biểu, nêu rõ ý kiến về các nội dung quy định tại điểm a khoản này;
d) Người chủ trì cuộc họp kết luận.
Nội dung cuộc họp kiểm điểm phải được lập thành biên bản.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm, người chủ trì cuộc họp gửi báo cáo và biên bản cuộc họp kiểm điểm đến cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật. Báo cáo phải thể hiện rõ các nội dung sau đây:
a) Hành vi vi phạm, tính chất và hậu quả của hành vi vi phạm;
b) Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
c) Trách nhiệm của người có hành vi vi phạm;
d) Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật;
đ) Kiến nghị về việc xử lý kỷ luật; hình thức kỷ luật (nếu có) và trình tự thực hiện.
Điều 27. Hội đồng kỷ luật công chức
1. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo và biên bản cuộc họp kiểm điểm, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật
a) Hội đồng kỷ luật họp khi có từ 03 thành viên trở lên tham dự, trong đó phải có Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng.
b) Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín.
c) Việc họp Hội đồng kỷ luật phải được lập thành biên bản, trong đó thể hiện rõ ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật.
d) Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
3. Các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật
a) Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất hình thức kỷ luật.
b) Đã có quyết định xử lý kỷ luật đảng.
Các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm mà không phải điều tra, xác minh lại.
Điều 28. Thành phần Hội đồng kỷ luật công chức
1. Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
b) 01 Ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng công chức;
c) 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng công chức;
d) 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
đ) 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là đại diện cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức.
2. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
b) 01 Ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng công chức;
c) 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện tổ chức đảng của cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
d) 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
đ) 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là đại diện cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức.
3. Đối với công chức cấp xã, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Liên đoàn lao động cấp huyện;
c) 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã có công chức bị xem xét xử lý kỷ luật;
d) 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo phòng chuyên môn cấp huyện trực tiếp quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của công chức cấp xã bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đại diện lãnh đạo Ban chỉ huy quân sự cấp huyện trong trường hợp công chức vi phạm là Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã, đại diện lãnh đạo Công an huyện trong trường hợp công chức vi phạm là trưởng công an xã (áp dụng đối với xã, thị trấn chưa tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018);
d) 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là đại diện lãnh đạo Phòng Nội vụ cấp huyện.
4. Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm của công chức bị xem xét xử lý kỷ luật là thành viên Hội đồng kỷ luật.
5. Trường hợp người đứng đầu hoặc tất cả cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức là người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm của công chức bị xem xét xử lý kỷ luật thì lãnh đạo cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức là Chủ tịch Hội đồng.
6. Trường hợp người đứng đầu hoặc tất cả cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng công chức là người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm của công chức bị xem xét xử lý kỷ luật thì cử 01 công chức của cơ quan trực tiếp sử dụng công chức có hành vi vi phạm thay thế.
Điều 29. Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật công chức có hành vi vi phạm
1. Chuẩn bị họp
a) Chậm nhất là 07 ngày làm việc trước ngày tổ chức cuộc họp của Hội đồng kỷ luật, giấy triệu tập họp phải được gửi tới công chức có hành vi vi phạm. Công chức có hành vi vi phạm vắng mặt phải có lý do chính đáng. Trường hợp công chức có hành vi vi phạm vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập thì sau khi gửi giấy triệu tập lần thứ 3, Hội đồng kỷ luật tiến hành họp, kể cả trong trường hợp công chức đó vẫn vắng mặt.
b) Hội đồng kỷ luật có thể mời đại diện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức có hành vi vi phạm đang công tác; đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan dự họp. Người được mời dự họp có quyền phát biểu ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật nhưng không được bỏ phiếu về hình thức kỷ luật.
c) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc xử lý kỷ luật, ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật.
d) Hồ sơ xử lý kỷ luật trình Hội đồng kỷ luật gồm: bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ yếu lý lịch của công chức, biên bản cuộc họp kiểm điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức và các tài liệu khác có liên quan.
2. Trình tự họp
a) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự.
b) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc trích ngang sơ yếu lý lịch của công chức có hành vi vi phạm và các tài liệu khác có liên quan.
c) Công chức có hành vi vi phạm đọc bản tự kiểm điểm.
Trường hợp công chức có hành vi vi phạm vắng mặt nhưng có bản kiểm điểm thì Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc thay; trường hợp có mặt nhưng không làm bản tự kiểm điểm hoặc vắng mặt và không có bản kiểm điểm thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại khoản này.
d) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm.
đ) Các thành viên Hội đồng kỷ luật và người tham dự cuộc họp thảo luận và phát biểu ý kiến.
e) Công chức có hành vi vi phạm phát biểu ý kiến; nếu công chức có hành vi vi phạm không phát biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại khoản này.
g) Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu về việc có kỷ luật hay không kỷ luật; trường hợp đa số phiếu kiến nghị kỷ luật thì bỏ phiếu về việc áp dụng hình thức kỷ luật; việc bỏ phiếu được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín theo phương pháp tích phiếu.
h) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp.
i) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật ký biên bản cuộc họp.
3. Trường hợp nhiều công chức trong cùng cơ quan, tổ chức, đơn vị có hành vi vi phạm thì Hội đồng kỷ luật họp để tiến hành xem xét xử lý kỷ luật đối với từng công chức.
Điều 30. Quyết định kỷ luật công chức
1. Trình tự ra quyết định kỷ luật
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc biên bản cuộc họp kiểm điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc văn bản đề xuất của cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận công chức không vi phạm.
c) Trường hợp vi phạm của công chức có tình tiết phức tạp thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Trường hợp công chức có hành vi vi phạm bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
3. Quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành.
4. Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành. Trong thời gian này, nếu công chức không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực.
Trường hợp công chức tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực. Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ công chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của công chức.
Mục 4 THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC
Điều 31. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức
1. Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
Đối với viên chức giữ chức vụ, chức danh do bầu cử thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định công nhận kết quả bầu cử tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
3. Đối với viên chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xem xét xử lý kỷ luật, đề nghị hình thức kỷ luật. Hồ sơ xử lý kỷ luật phải được gửi về đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái để ra quyết định kỷ luật theo thẩm quyền.
4. Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ mà khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm luật và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thẩm quyền tiến hành và xử lý kỷ luật thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ nơi viên chức công tác. Hồ sơ, quyết định kỷ luật phải được gửi về cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý viên chức.
Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập trước đây đã giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để đơn vị sự nghiệp công lập đang quản lý viên chức thực hiện việc xử lý kỷ luật.
5. Đối với viên chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của cơ quan quản lý viên chức.
Điều 32. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với viên chức
Việc xử lý kỷ luật đối với viên chức được thực hiện theo các bước sau đây:
1. Tổ chức họp kiểm điểm;
2. Thành lập Hội đồng kỷ luật;
3. Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này thì không thực hiện khoản 1 Điều này.
Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 33. Tổ chức họp kiểm điểm viên chức
1. Trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm
a) Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm tổ chức họp kiểm điểm và quyết định thành phần dự họp.
b) Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp kỷ luật; thành phần tham dự cuộc họp thực hiện theo khoản 2 Điều này.
2. Thành phần tham dự cuộc họp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được quy định như sau:
a) Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác là đơn vị cấu thành thì thành phần dự họp là toàn thể viên chức của đơn vị cấu thành và đại diện lãnh đạo, cấp ủy, công đoàn của đơn vị;
b) Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức không có đơn vị cấu thành thì thành phần dự họp kiểm điểm là toàn thể viên chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Trường hợp người bị kiểm điểm là viên chức được cử biệt phái thì ngoài thành phần quy định tại điểm a, điểm b khoản này còn phải có đại diện lãnh đạo của cơ quan cử viên chức biệt phái.
3. Việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm được tiến hành như sau:
a) Người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do cuộc họp, thông báo hoặc ủy quyền cho cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ thông báo các nội dung: tóm tắt về quá trình công tác; hành vi vi phạm; các hình thức xử lý đã ban hành (nếu có); thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của người có hành vi vi phạm; thời hiệu và thời hạn xử lý theo quy định của pháp luật;
 b) Người có hành vi vi phạm trình bày bản kiểm điểm, trong đó nêu rõ hành vi vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật.
Trường hợp người có hành vi vi phạm có mặt tại cuộc họp nhưng không làm bản kiểm điểm thì cuộc họp kiểm điểm vẫn được tiến hành.
Trường hợp người có hành vi vi phạm vắng mặt thì cuộc họp kiểm điểm được tiến hành sau 02 lần gửi thông báo triệu tập họp;
c) Thành viên tham dự cuộc họp phát biểu, nêu rõ ý kiến về các nội dung quy định tại điểm a khoản này;
d) Người chủ trì cuộc họp kết luận.
Nội dung cuộc họp kiểm điểm phải được lập thành biên bản.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm, người chủ trì cuộc họp có trách nhiệm gửi báo cáo và biên bản cuộc họp kiểm điểm đến cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật. Báo cáo phải thể hiện rõ các nội dung sau đây:
a) Hành vi vi phạm, tính chất và hậu quả của hành vi vi phạm;
b) Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
c) Trách nhiệm của người có hành vi vi phạm và mức xử lý kỷ luật tương ứng;
d) Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật;
đ) Kiến nghị về việc xử lý kỷ luật; hình thức kỷ luật (nếu có) và trình tự thực hiện.
Điều 34. Hội đồng kỷ luật viên chức
1. Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 31 Nghị định này quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với viên chức có hành vi vi phạm, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật
a) Hội đồng kỷ luật họp khi có đủ 03 thành viên trở lên tham dự, trong đó phải có Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng.
b) Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín.
c) Việc họp Hội đồng kỷ luật phải được lập thành biên bản, trong đó thể hiện rõ ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật.
d) Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
3. Các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật
a) Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất hình thức kỷ luật.
b) Đã có quyết định xử lý kỷ luật đảng.
Các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm mà không phải điều tra, xác minh lại.
Điều 35. Thành phần Hội đồng kỷ luật viên chức
1. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý và đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức không có đơn vị cấu thành, Hội đồng kỷ luật có 03 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
b) 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
c) 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức.
2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý và đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có đơn vị cấu thành, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức hoặc được phân cấp quản lý viên chức;
b) 01 Ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức;
c) 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức;
d) 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức hoặc đơn vị được phân cấp quản lý viên chức;
đ) 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức.
3. Đối với viên chức quản lý có hành vi vi phạm, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc phê chuẩn, quyết định công nhận viên chức;
b) 01 Ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị quản lý hoặc được phân cấp quản lý viên chức; trường hợp cấp bổ nhiệm đồng thời là cấp quản lý thì Ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức;
c) 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện tổ chức đảng của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức hoặc đơn vị được phân cấp quản lý viên chức;
d) 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị quản lý viên chức hoặc đơn vị được phân cấp quản lý viên chức;
đ) 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức.
4. Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm của viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật là thành viên Hội đồng kỷ luật.
5. Trường hợp người đứng đầu hoặc tất cả cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 hoặc điểm a khoản 3 Điều này là người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm của viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật thì lãnh đạo cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó là Chủ tịch Hội đồng.
6. Trường hợp người đứng đầu hoặc tất cả cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức là người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm của viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật thì cử 01 viên chức tại cơ quan trực tiếp sử dụng viên chức có hành vi vi phạm làm Ủy viên.
Điều 36. Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật viên chức
1. Chuẩn bị họp
a) Chậm nhất là 07 ngày làm việc trước ngày tổ chức cuộc họp của Hội đồng kỷ luật, giấy triệu tập họp phải được gửi tới viên chức có hành vi vi phạm. Viên chức có hành vi vi phạm vắng mặt phải có lý do chính đáng. Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập thì sau khi gửi giấy triệu tập lần 3, Hội đồng kỷ luật tiến hành họp kể cả trong trường hợp viên chức đó vẫn vắng mặt.
b) Hội đồng kỷ luật có thể mời đại diện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức có hành vi vi phạm đang công tác; đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan dự họp. Người được mời dự họp có quyền phát biểu ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật nhưng không được bỏ phiếu về hình thức kỷ luật.
c) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc xử lý kỷ luật, ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật.
d) Hồ sơ xử lý kỷ luật trình Hội đồng kỷ luật gồm: bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ yếu lý lịch của viên chức có hành vi vi phạm, biên bản cuộc họp kiểm điểm viên chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng viên chức và các tài liệu khác có liên quan.
2. Trình tự họp
a) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự.
b) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc trích ngang sơ yếu lý lịch của viên chức có hành vi vi phạm pháp luật và các tài liệu khác có liên quan.
c) Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật đọc bản tự kiểm điểm.
Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt nhưng có bản kiểm điểm thì Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc thay; trường hợp có mặt nhưng không làm bản tự kiểm điểm hoặc vắng mặt và không có bản kiểm điểm thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại khoản này.
d) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm.
đ) Các thành viên Hội đồng kỷ luật và người tham dự cuộc họp thảo luận và phát biểu ý kiến.
e) Viên chức có hành vi vi phạm phát biểu ý kiến; nếu viên chức có hành vi vi phạm không phát biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại khoản này.
g) Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu về việc có kỷ luật hay không kỷ luật; trường hợp đa số phiếu kiến nghị kỷ luật thì bỏ phiếu về việc áp dụng hình thức kỷ luật; việc bỏ phiếu được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín theo phương pháp tích phiếu.
h) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp.
i) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có trách nhiệm ký biên bản của cuộc họp.
3. Trường hợp nhiều viên chức trong cùng cơ quan, tổ chức, đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật thì Hội đồng kỷ luật họp để tiến hành xem xét xử lý kỷ luật đối với từng viên chức.
Điều 37. Quyết định kỷ luật viên chức
1. Trình tự ra quyết định kỷ luật
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật gửi cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc biên bản cuộc họp kiểm điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc văn bản đề xuất của cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận viên chức không vi phạm.
c) Trường hợp vi phạm của viên chức có tình tiết phức tạp thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
3. Quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành.
4. Quyết định kỷ luật viên chức có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành. Trong thời gian này, nếu viên chức không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực.
Trường hợp viên chức tiếp tục có hành vi vi phạm trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực. Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ viên chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của viên chức.
CHƯƠNG IV
QUY ĐỊNH KHÁC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN XỬ LÝ KỶ LUẬT
Điều 38. Các quy định liên quan khi xem xét xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử mà đến tuổi nghỉ hưu thì vẫn thực hiện giải quyết thủ tục hưởng chế độ hưu trí.
2. Trường hợp Hội đồng kỷ luật đã có văn bản kiến nghị về việc xử lý kỷ luật nhưng chưa ra quyết định kỷ luật mà phát hiện thêm các tình tiết liên quan đến vi phạm kỷ luật hoặc phát hiện cán bộ, công chức, viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật có hành vi vi phạm pháp luật khác thì Hội đồng kỷ luật xem xét kiến nghị lại hình thức kỷ luật.
3. Việc áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với công chức giữ các chức danh tư pháp được thực hiện theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật chuyên ngành.
Điều 39. Các quy định liên quan sau khi có quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức
1. Công chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương, nếu đang hưởng lương từ bậc 2 trở lên của ngạch hoặc chức danh thì xếp vào bậc lương thấp hơn liền kề của bậc lương đang hưởng. Thời gian hưởng bậc lương mới kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau để trở lại bậc lương cũ trước khi bị kỷ luật được tính kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực. Thời gian giữ bậc lương trước khi bị kỷ luật hạ bậc lương được bảo lưu để tính vào thời gian xét nâng bậc lương lần kế tiếp. Trường hợp công chức đang hưởng lương bậc 1 hoặc đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung của ngạch hoặc chức danh thì không áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương; tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật, cấp có thẩm quyền xem xét áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp.
2. Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc
a) Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
b) Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức lưu giữ hồ sơ công chức bị kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiệm cung cấp bản tóm tắt lý lịch và nhận xét (có xác nhận) khi công chức đó yêu cầu.
c) Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thôi việc có hiệu lực, công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc được quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước. Trường hợp bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng, tham ô hoặc vi phạm đạo đức công vụ thì không được đăng ký dự tuyển vào các cơ quan hoặc vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ, công vụ đã đảm nhiệm.
3. Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý ở hình thức kỷ luật giáng chức mà không còn chức vụ thấp hơn chức vụ đang giữ thì giáng xuống không còn chức vụ.
4. Quyết định xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là bị oan, sai thì chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản kết luận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức làm việc có trách nhiệm công bố công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức đang công tác. Trường hợp đã ban hành quyết định kỷ luật theo kết luận của bản án phúc thẩm và không có kết luận của cơ quan có thẩm quyền bị oan, sai nhưng sau đó có thay đổi về hình phạt ở bản án mới theo quy định của pháp luật về tố tụng thì việc xử lý quyết định kỷ luật đã ban hành do cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật xem xét, quyết định.
5. Công chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức, cách chức, buộc thôi việc, sau đó được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là oan, sai mà vị trí công tác cũ đã bố trí người khác thay thế thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí vào vị trí công tác, chức vụ lãnh đạo, quản lý phù hợp.
6. Trường hợp công chức có hành vi vi phạm trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật ở hình thức hạ bậc lương thì khi áp dụng hình thức kỷ luật mới phải khôi phục lại bậc lương đã bị hạ trước đó.
7. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo kết luận việc xử lý kỷ luật công chức tiến hành không đúng quy định về áp dụng hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền kỷ luật phải ra quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật đã ban hành; đồng thời cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải tiến hành xem xét xử lý kỷ luật công chức theo đúng quy định tại Nghị định này.
Điều 40. Các quy định liên quan sau khi có quyết định kỷ luật đối với viên chức
1. Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc
a) Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
b) Đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền quản lý viên chức lưu giữ hồ sơ viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiêm cung cấp bản sao hồ sơ lý lịch và nhận xét quá trình công tác (có xác nhận) khi viên chức bị xử lý kỷ luật có yêu cầu.
c) Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thôi việc có hiệu lực, viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc được quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước. Trường hợp bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng, tham ô hoặc vi phạm đạo đức công vụ thì không được đăng ký dự tuyển vào vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ đã đảm nhiệm.
2. Quyết định xử lý kỷ luật đối với viên chức đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là bị oan, sai thì chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản kết luận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có trách nhiệm công bố công khai tại đơn vị nơi viên chức đang công tác. Trường hợp đã ban hành quyết định xử lý kỷ luật theo kết luận của bản án phúc thẩm và không có kết luận của cơ quan có thẩm quyền bị oan, sai nhưng sau đó có thay đổi về hình phạt ở bản án mới theo quy định của pháp luật về tố tụng thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật xem xét, quyết định.
3. Viên chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức, buộc thôi việc, sau đó được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là oan, sai mà vị trí công tác cũ đã bố trí người khác thay thế, thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí vào vị trí công tác, chức vụ quản lý phù hợp.
4. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo kết luận việc xử lý kỷ luật viên chức tiến hành không đúng quy định về áp dụng hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền đã ký quyết định kỷ luật phải ra quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật; đồng thời đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải tiến hành xem xét xử lý kỷ luật viên chức theo đúng quy định tại Nghị định này.
Điều 41. Chế độ, chính sách đối với trường hợp đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ
Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ mà chưa bị xử lý kỷ luật thì áp dụng theo chế độ quy định như sau:
1. Trong thời gian tạm giữ, tạm giam hoặc được cho tại ngoại nhưng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú mà không thể tiếp tục đi làm để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc tạm đình chỉ công tác mà chưa bị xem xét xử lý kỷ luật thì được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị tạm đình chỉ chức vụ thì không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý.
2. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không bị xử lý kỷ luật hoặc được kết luận là oan, sai thì được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị Tòa án tuyên là có tội thì không được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều này.
Bổ sung
Điều 42. Khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật
Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN CHUYỂN TIẾP VÀ HIỆU LỰC THI HÀNH
Điều 43. Điều khoản chuyển tiếp và áp dụng pháp luật chuyên ngành
1. Đối với các hành vi vi phạm được xem xét, xử lý trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục áp dụng quy định của pháp luật hiện hành để xử lý; đối với các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng việc xem xét, xử lý sau ngày Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng quy định của Nghị định này.
2. Các hành vi vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, phòng, chống tham nhũng và hình thức xử lý được áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp pháp luật chuyên ngành chưa quy định hoặc quy định khác với Nghị định này về cùng một nội dung thì áp dụng theo quy định của Nghị định này.
Điều 44. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 9 năm 2020.
2. Bãi bỏ các quy định sau đây:
a) Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức;
b) Nội dung liên quan đến xử lý kỷ luật viên chức được quy định tại Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức;
c) Chương 6 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn;
d) Nội dung liên quan đến xử lý kỷ luật cán bộ được quy định tại Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.
Điều 45. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
 

Nơi nhận:

Ban Bí thư Trung ương Đảng;

Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

Văn phòng Tổng Bí thư;

Văn phòng Chủ tịch nước;

Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

Văn phòng Quốc hội;

Tòa án nhân dân tối cao;

Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

Kiểm toán Nhà nước;

Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

Ngân hàng Chính sách xã hội;

Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, TCCV (2b).

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
____________

No. 112/2020/ND-CP

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness
_____________________

Hanoi, September 18, 2020

DECREE

On disciplinary measures for cadres, civil servants, and public employees

_____________________

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administrations dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Cadres and Civil Servants dated November 13, 2008;

Pursuant to the Law on Public Employees dated November 15, 2010;

Pursuant to the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Cadres and Civil Servants and the Law on Public Employees dated November 25, 2019;

At the proposal of the Minister of Home Affairs;

The Government hereby promulgates the Decree on disciplinary measures for cadres, civil servants, and public employees.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Decree provides for the principles of disciplinary measures; the application of corresponding disciplinary forms for violations; the competence, order and procedures for disciplinary measures for cadres, civil servants, and public employees.

2. This Decree applies to:

a) Cadres in state administrative agencies and full-time People's Council deputies (hereinafter referred to collectively as cadres);

b) Civil servants as specified in Clause 2, Article 4 of the Law on Cadres and Civil Servants, which is amended and supplemented in Clause 1, Article 1 of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Cadres and Civil Servants and the Law on Public Employees, and commune-level civil servants as specified in Clause 3, Article 4 of the Law on Cadres and Civil Servants (hereinafter referred to collectively as civil servants);

c) Public employees as specified in Article 2 of the Law on Public Employees;

d) Cadres, civil servants, and public employees who have resigned or retired (hereinafter referred to collectively as resignees or retirees).

3. The application of disciplinary measures for persons working in cipher organizations shall be carried out in accordance with the law regulations on cipher.

Article 2. Principles for imposing disciplinary measures

1. Ensuring objectivity, fairness; transparency, openness; strictness, legality.

2. Each act of violation is only subject to one disciplinary form. If, during the same period of consideration for disciplinary measures, a cadre, civil servant, or public employee has committed two or more acts of violation, each violation shall be disciplined separately, and the disciplinary form shall be one level more severe than the form applicable to the most serious violation, except in the cases where the disciplinary form is dismissal or sack; the individual contents of violations committed by cadres, civil servants, or public employees shall not be separately considered for application of disciplinary measures multiple times with different disciplinary forms.

3. In the cases where a cadre, civil servant, or public employee is still serving a disciplinary decision and commits another act of violation, the following disciplinary forms shall be applied:

a) If the act of violation is subject to a disciplinary form that is lighter or equal to the disciplinary form being served, a disciplinary form one level more severe than the current form shall be applied;

b) If the act of violation is subject to a disciplinary form that is more severe than the disciplinary form being served, a disciplinary form one level more severe than the form applicable to the new violation shall be applied.

4. The consideration of disciplinary measures must be based on the content, nature, severity, harmful effects, causes of the violation, aggravating or mitigating circumstances, attitude towards accepting responsibility and making correction, and remediation of shortcomings, violations, and consequences caused.

5. Administrative sanctions or Party disciplinary measures shall not be applied in lieu of administrative disciplinary forms; administrative disciplinary measures shall not substitute for criminal prosecution if the violation warrants criminal proceedings.

6. In the cases where a cadre, civil servant, or public employee has been subject to Party disciplinary measures, the administrative disciplinary form must be commensurate with the Party disciplinary measure.

Within 30 days from the date of announcement of the Party disciplinary decision, agencies, organizations, and units must consider and decide on the administrative disciplinary form.

7. All acts of infringement upon the physical well-being, mental state, honor, or dignity of individuals during the disciplinary process are strictly prohibited.

8. A cadre, civil servant, or public employee who commits an act of violation for the first time and has been subject to disciplinary measures, and commits the same violation within 24 months from the effective date of the disciplinary decision, shall be considered as a recidivist; beyond the 24-month period, the commission of the same violation shall be considered a first-time violation but shall be deemed an aggravating circumstance when considering disciplinary measures.

Article 3. Cases not yet considered for disciplinary measures

1. Cadres, civil servants, and public employees who are on annual leave, leave as prescribed by regulations, or personal leave approved by the competent authority.

2. Cadres, civil servants, and public employees who are undergoing treatment for a fatal illness or have lost their cognitive abilities; are seriously ill and receiving inpatient treatment at a hospital with confirmation from a competent health authority.

3. Female cadres, civil servants, and public employees who are pregnant, on maternity leave, or nursing a child under 12 months of age, or male cadres, civil servants, and public employees (in the cases where their spouse has died or due to other objective, force majeure reasons) who are nursing a child under 12 months of age.

4. Cadres, civil servants, and public employees who are being prosecuted, temporarily detained, or held in custody pending the conclusion of an investigation, prosecution, or trial by a competent authority regarding their legal violation, except in the cases where a decision has been made by the competent authority.

Article 4. Cases exempted from disciplinary liability

1. Those who have been certified by a competent authority to have lost their civil act capacity at the time of the violation.

2. Those who must comply with the decisions of superiors in accordance with Clause 5, Article 9 of the Law on Cadres and Civil Servants.

3. Those whose violations are confirmed by a competent authority to have occurred under circumstances of necessity, due to force majeure events or objective impediments as prescribed by the Civil Code during the performance of their official duties.

4. Cadres, civil servants, and public employees whose violations warrant disciplinary measures but have passed away.

Article 5. Statute of limitations and time limits for imposing disciplinary measures

1. The statute of limitations and time limits for imposing disciplinary measures on cadres and civil servants shall be carried out in accordance with Article 80 of the Law on Cadres and Civil Servants, as amended and supplemented by Clause 16, Article 1 of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Cadres and Civil Servants and the Law on Public Employees.

2. The statute of limitations and time limits for imposing disciplinary measures on public employees shall be carried out in accordance with Article 53 of the Law on Public Employees, as amended and supplemented by Clause 7, Article 2 of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Cadres and Civil Servants and the Law on Public Employees.

3. In the cases involving multiple individuals, evidence and means requiring appraisal, or other complex circumstances that necessitate further clarification, the competent authority for disciplinary action may issue a decision to extend the time limit for application of disciplinary measures, but not exceeding 150 days.

4. The following periods shall not be included in the time limit for disciplinary measures:

a) The period during which disciplinary measures are not yet considered, as specified in Article 3 of this Decree;

b) The period of investigation, prosecution, and trial under criminal procedure (if any);

c) The period for filing a complaint or initiating an administrative lawsuit in court regarding the disciplinary decision until a substitute disciplinary decision is issued by the competent authority.

 

Chapter II

ACTS OF VIOLATION AND DISCIPLINARY FORMS

 

Section 1

ACTS OF VIOLATION

 

Article 6. Acts of violation subject to disciplinary measures

1. Cadres, civil servants, and public employees who commit acts of violation against regulations on the duties of cadres, civil servants, and public employees; actions that cadres, civil servants, and public employees are not allowed to perform; internal rules, regulations of agencies, organizations, and units; or who violate ethics, lifestyle, or other laws while performing official duties shall be subject to disciplinary measures.

2. The severity of violations shall be determined as follows:

a) Violations causing less serious consequences are those with less serious nature, degree, and harm, affecting only the internal scope and impacting the reputation of the agency, organization, or unit.

b) Violations causing serious consequences are those with serious nature, degree, and harm, affecting beyond the internal scope, causing negative public opinion among cadres, civil servants, public employees, and the people, and reducing the reputation of the agency, organization, or unit.

c) Violations causing very serious consequences are those with very serious nature, degree, and harm, affecting the entire society, causing significant negative public opinion among cadres, civil servants, public employees, and the people, and causing loss of reputation of the agency, organization, or unit.

d) Violations causing exceptionally serious consequences are those with exceptionally serious nature, degree, and harm, affecting the entire society extensively, causing exceptionally negative public opinion among cadres, civil servants, public employees, and the people, and causing loss of reputation of the agency, organization, or unit.

 

Section 2

DISCIPLINARY MEASURES FOR CADRES AND CIVIL SERVANTS

 

Article 7. Disciplinary forms for cadres and civil servants

1. With regard to cadres

a) Reprimand.

b) Caution.

c) Dismissal.

d) Removal from office.

2. With regard to civil servants not holding leadership or management positions

a) Reprimand.

b) Caution.

c) Salary reduction.

d) Sack.

3. With regard to civil servants holding leadership or management positions

a) Reprimand.

b) Caution.

c) Demotion.

d) Dismissal.

dd) Sack.

Article 8. Application of reprimand disciplinary form for cadres and civil servants

The reprimand disciplinary form shall be applied to cadres and civil servants who commit a first-time violation with less serious consequences, except for the violations specified in Clause 3, Article 9 of this Decree, in one of the following cases:

1. Violating regulations on ethics, communication culture of cadres and civil servants; law regulations on the performance of duties and responsibilities of cadres and civil servants; labor discipline; internal rules and regulations of agencies, organizations, and units;

2. Taking advantage of their position for personal gain; having an arrogant attitude, abusing power, or causing difficulties and harassment to agencies, organizations, units, or individuals in the performance of official duties; certifying or issuing legal documents to unqualified individuals;

3. Failing to comply with the transfer and assignment decisions of competent authorities; not fulfilling assigned tasks without valid reasons; causing a lack of unity within agencies, organizations, or units;

4. Violating law regulations on: crime prevention and control; prevention and control of social evils; social order and safety; corruption prevention; practicing thrift and combating waste;

5. Violating law regulations on the protection of state secrets;

6. Violating law regulations on complaints and denunciations;

7. Violating regulations on democratic centralism, regulations on propaganda and public statements, and regulations on internal political security;

8. Violating law regulations on: investment and construction; land, natural resources, and environment; finance, accounting, and banking; management and use of public assets during the performance of official duties;

9. Violating law regulations on: prevention and control of domestic violence; population, marriage, and family; gender equality; social security; and other law regulations related to cadres and civil servants.

Article 9. Application of caution disciplinary form for cadres and civil servants

The caution disciplinary form shall be applied to cadres and civil servants who commit a violation in one of the following cases:

1. Having been previously disciplined with the reprimand form as specified in Article 8 of this Decree and committing a repeat offense;

2. Committing a first-time violation with serious consequences in one of the cases specified in Article 8 of this Decree;

3. Committing a first-time violation with less serious consequences in one of the following cases:

a) Cadres and civil servants holding leadership or management positions failing to fully and properly perform their management and operational duties as assigned;

b) Heads of agencies, organizations, or units allowing serious legal violations to occur within their scope of responsibility without taking preventive measures.

Article 10. Application of salary reduction disciplinary form for civil servants not holding leadership or management positions

The salary reduction disciplinary form shall be applied to civil servants not holding leadership or management positions in one of the following cases:

1. Having been previously disciplined with the caution form as specified in Article 9 of this Decree and committing a repeat offense;

2. Committing a first-time violation with very serious consequences in one of the cases specified in Article 8 of this Decree.

Article 11. Application of demotion disciplinary form for civil servants holding leadership or management positions

The demotion disciplinary form shall be applied to civil servants holding leadership or management positions in one of the following cases:

1. Having been previously disciplined with the caution form as specified in Article 9 of this Decree and committing a repeat offense;

2. Committing a first-time violation with serious consequences in one of the cases specified in Clause 3, Article 9 of this Decree;

3. Committing a first-time violation with very serious consequences in one of the cases specified in Article 8 of this Decree.

Article 12. Application of dismissal disciplinary form for cadres and civil servants holding leadership or management positions

The dismissal disciplinary form shall be applied to cadres and civil servants holding leadership or management positions in one of the following cases:

1. Civil servants holding leadership or management positions having been previously disciplined with the demotion form as specified in Article 11 of this Decree and committing a repeat offense, or cadres having been previously disciplined with the caution form as specified in Article 9 of this Decree and committing a repeat offense;

2. Committing a first-time violation with very serious consequences in one of the cases specified in Clause 3, Article 9 of this Decree;

3. Committing a first-time violation with exceptionally serious consequences in one of the cases specified in Article 8 of this Decree but not warranting the sack form, the violator has a receptive attitude, is willing to make correction, takes proactive measures to rectify the consequences, and has many mitigating circumstances;

4. Using invalid documents to be elected, approved, or appointed to a position.

Article 13. Application of sack disciplinary form for civil servants

The sack disciplinary form shall be applied to civil servants who commit violations in one of the following cases:

1. Having been previously disciplined with the dismissal form for civil servants holding leadership or management positions or salary reduction form for civil servants not holding leadership or management positions and committing a repeat offense;

2. Committing a first-time violation with exceptionally serious consequences in one of the cases specified in Article 8 of this Decree;

3. Using fake or invalid diplomas, certificates, or confirmations to be recruited into agencies, organizations, or units;

4. Being addicted to drugs; for this case, a medical establishment's conclusion or a notification from a competent authority is required;

5. In addition to the provisions in Clauses 1, 2, 3, and 4 of this Article, the sack disciplinary form shall be also applied to civil servants holding leadership or management positions who commit a first-time violation with exceptionally serious consequences in one of the cases specified in Clause 3, Article 9 of this Decree.

Article 14. Application of disciplinary form of removal from office for cadres

Cadres who commit violations as specified in the Law on Organization of the National Assembly, the Law on Organization of Local Administrations, the Law on Election of Deputies to the National Assembly and People's Councils, and other relevant law regulations shall be removed from office. The competence and procedures for removal from office shall be carried out in accordance with the law regulations.

 

Section 3

DISCIPLINARY MEASURES FOR PUBLIC EMPLOYEES

 

Article 15. Disciplinary forms for public employees

1. With regard to public employees not holding management positions

a) Reprimand.

b) Caution.

c) Sack.

2. With regard to public employees holding management positions

a) Reprimand.

b) Caution.

c) Dismissal.

d) Sack.

Public employees being disciplined with one of the disciplinary forms as specified in this Article may also be restricted from engaging in professional activities as specified by relevant laws.

Article 16. Application of reprimand disciplinary form for public employees

The reprimand disciplinary form shall be applied to first-time violations causing less serious consequences, except for the violations specified in Clause 3, Article 17 of this Decree, in one of the following cases:

1. Failing to comply with professional procedures, regulations, professional ethics, and rules of conduct while performing professional activities, and having been reminded in writing by the competent authority;

2. Violating law regulations on: the performance of duties and responsibilities of public employees; labor discipline; regulations, internal rules, and working procedures of public non-business unit, and having been reminded in writing by the competent authority;

3. Taking advantage of their position for personal gain; having an arrogant attitude, abusing power, or causing difficulties and harassment to the people during the performance of assigned work and tasks; certifying or issuing legal documents to unqualified individuals; insulting the honor, dignity, and reputation of others while performing professional activities;

4. Failing to comply with the work assignment decisions of competent authorities; not fulfilling assigned tasks without valid reasons; causing a lack of unity within the unit;

5. Violating law regulations on: crime prevention and control; prevention and control of social evils; social order and safety; corruption prevention; practicing thrift and combating waste;

6. Violating law regulations on the protection of state secrets;

7. Violating law regulations on complaints and denunciations;

8. Violating law regulations on: investment and construction; land, natural resources, and environment; finance, accounting, and banking; management and use of public assets during the performance of professional activities;

9. Violating law regulations on: prevention and control of domestic violence; population, marriage, and family; gender equality; social security; and other law regulations related to public employees.

Article 17. Application of caution disciplinary form for public employees

The caution disciplinary form shall be applied to public employees who commit a violation in one of the following cases:

1. Having been previously disciplined with the reprimand form for the violations specified in Article 16 of this Decree and committing a repeat offense;

2. Committing a first-time violation with serious consequences in one of the cases specified in Article 16 of this Decree;

3. Committing a first-time violation with less serious consequences in one of the following cases:

a) Public employees holding management positions failing to fulfill their responsibilities, allowing public employees under their management to violate the law and cause serious consequences during the performance of professional activities;

b) Public employees holding management positions failing to complete assigned management and operational tasks without valid reasons.

Article 18. Application of dismissal disciplinary form for public employees holding management positions

The dismissal disciplinary form shall be applied to public employees holding management positions in one of the following cases:

1. Having been previously disciplined with the caution form as specified in Article 17 of this Decree and committing a repeat offense;

2. Committing a first-time violation with very serious consequences in one of the cases specified in Article 16 of this Decree;

3. Committing a first-time violation with serious consequences in one of the cases specified in Clause 3, Article 17 of this Decree;

4. Using invalid documents to be appointed to a position.

Article 19. Application of sack disciplinary form for public employees

The sack disciplinary form shall be applied to public employees who commit a violation in one of the following cases:

1. Having been previously disciplined with the dismissal form for public employees holding management positions or the caution form for public employees not holding management positions and committing a repeat offense;

2. Committing a first-time violation with exceptionally serious consequences in one of the cases specified in Article 16 of this Decree;

3. Public employees holding management positions committing a first-time violation with very serious or exceptionally serious consequences in one of the cases specified in Clause 3, Article 17 of this Decree;

4. Using fake or invalid diplomas, certificates, or confirmations to be recruited into agencies, organizations, or units;

5. Being addicted to drugs; for this case, a medical establishment's confirmation or a notification from a competent authority is required.

 

CHAPTER III

COMPETENCE, ORDER AND PROCEDURES FOR IMPOSING

DISCIPLINARY MEASURES

 

Section 1

COMPETENCE, ORDER AND PROCEDURES FOR IMPOSING

DISCIPLINARY MEASURES ON CADRES

 

Article 20. Competence for imposing disciplinary measures on cadres

The competence for imposing disciplinary measures on cadres is specified as follows:

1. The competent authority that approves and decides on the approval of election results shall be competent to impose disciplinary measures, except for the cases specified in Clause 2 of this Article;

2. For positions and titles within state administrative agencies approved by the National Assembly, the Prime Minister shall decide on imposing disciplinary measures.

Article 21. Order, procedures for imposing disciplinary measures on cadres

1. Based on the disciplinary decision issued by the competent authority, the advisory body on personnel matters of the authority competent to impose disciplinary measures shall propose the disciplinary form, the time and the duration of disciplinary action. In the cases where the statute of limitations for disciplinary measures has expired, a report shall be submitted to the competent authority specified in Article 20 of this Decree to decide on organizing a review meeting, assessing the responsibility, and taking action according to their competence.

For the cases falling under the competence of the Standing Committee of the National Assembly or the Prime Minister, the competent managing and employing authority shall propose the disciplinary form, the time and the duration of disciplinary action.

For the cases falling under the disciplinary competence of the Prime Minister, the proposal must be concurrently sent to the Ministry of Home Affairs for appraisal, which will then report to the Prime Minister for consideration and decision.

In the cases where there is no disciplinary decision from the competent authority, the procedures for imposing disciplinary measures on cadres shall comply with Clauses 1 and 2, Article 25 of this Decree. The competent authority specified in Article 20 of this Decree shall decide on the participants in the review meeting and the disciplinary board’s members.

2. The competent authority shall issue the disciplinary decision.

 

Section 2

COMPETENCE, ORDER AND PROCEDURES FOR IMPOSING DISCIPLINARY MEASURES ON RESIGNEES OR RETIREES

 

Article 22. Competence for imposing disciplinary measures on resignees or retirees

The competence for imposing disciplinary measures on resignees or retirees is specified as follows:

1. In the cases where a disciplinary measure is imposed in the form of revoking positions or titles, the competent authority that approves and decides on the approval of election results and the appointment to the highest positions or titles shall decide on imposing the disciplinary measure, except for the cases specified in Clause 3 of this Article. In such cases, the competent authority shall decide on imposing disciplinary measures for other related positions or titles.

2. In the cases where a disciplinary measure is imposed in the reprimand or caution form, the competent authority that approves and decides on the approval of election results and the appointment to positions or titles shall decide on imposing the disciplinary measure, except for the cases specified in Clause 3 of this Article.

3. For individuals holding positions or titles within state administrative agencies approved by the National Assembly, the Prime Minister shall decide on imposing disciplinary measures.

Article 23. Order, procedures for imposing disciplinary measures on resignees or retirees

1. Based on the disciplinary decision issued by the competent authority, the advisory body on personnel matters of the authority competent to impose disciplinary measures shall propose the disciplinary form, the time and the duration of imposing disciplinary measures.

For the cases falling under the disciplinary competence of the Standing Committee of the National Assembly or the Prime Minister, the competent managing and employing authority shall propose the disciplinary form, the time and the duration of disciplinary action.

For the cases falling under the disciplinary competence of the Prime Minister, the proposal must be concurrently sent to the Ministry of Home Affairs for appraisal, which will then report to the Prime Minister for consideration and decision.

In the cases where there is no disciplinary decision from the competent authority for resignees or retirees who committed violations during their tenure, the competent authority competent to impose disciplinary measures specified in Article 22 of this Decree shall decide on the disciplinary form and assume responsibility for their decision.

2. The competent authority shall issue the disciplinary decision.

 

Section 3

COMPETENCE, ORDER AND PROCEDURES FOR IMPOSING DISCIPLINARY MEASURES ON CIVIL SERVANTS

 

Article 24. Competence for imposing disciplinary measures on civil servants

1. For a civil servant holding leadership and management positions, the head of the agency, organization, or unit competent to appoint him/her, or delegated to appoint him/her, shall be responsible for imposing disciplinary measures and deciding on the disciplinary form.

2. For a civil servant not holding leadership and management positions, the head of the agency managing the civil servant or the head of the agency delegated to manage the civil servant shall be responsible for imposing disciplinary measures and deciding on the disciplinary form. For commune-level civil servants, the Chairperson of the district-level People's Committee shall be responsible for imposing disciplinary measures and deciding on the disciplinary form.

3. For a seconded civil servant, the head of the agency to which the civil servant is seconded shall be responsible for imposing disciplinary measures, and agreeing upon the disciplinary form with the sending agency before deciding on the disciplinary form.

The disciplinary dossier and decision for the seconded civil servant must be sent to the agency managing the seconded civil servant.

4. In cases where a civil servant commits a violation during their tenure at a previous agency, organization, or unit, and the violation is discovered upon transfer to a new agency and remains within the disciplinary statute of limitations, the previous agency where the civil servant worked shall be responsible for imposing disciplinary measures. The disciplinary dossier and decision must be submitted to the agency where the civil servant is currently employed.

In cases where the agency competent to impose disciplinary measure has been dissolved, divided, separated, merged, or incorporated, the relevant responsible parties must transfer the dossier for the current agency to execute the disciplinary action.

The disciplinary dossier and decision for the civil servant must be sent to the managing agency of the civil servant.

5. For a civil servant working in the People's Courts and the People's Procuracy, the competence for imposing disciplinary measures shall be exercised in accordance with the regulations of the authority competent to manage the civil servant.

Article 25. Order, procedures for imposing disciplinary measures on civil servants

The imposition of disciplinary measures on civil servants shall be carried out in the following steps:

1. Organizing a review meeting;

2. Establishing a disciplinary board;

3. The competent authority issues the disciplinary decision.

In the cases where disciplinary measures are imposed under the decision of the competent authority specified in Clause 4, Article 3 of this Decree, Clause 1 of this Article shall not be applied.

In the cases where a civil servant has committed legal violations and has been sentenced to imprisonment without suspension or has been convicted of corruption by a court, Clauses 1 and 2 of this Article shall not be applied.

Article 26. Organization of review meeting for civil servants

1. Responsibility for organizing the review meeting

a) In the cases where the person subject to review is a civil servant not holding a leadership or management position, the head of the agency, organization, or unit employing the civil servant shall be responsible for holding the review meeting. The participants in the meeting shall be in accordance with Clause 2 of this Article.

b) In the cases where the person subject to review is the head or deputy head of the agency, the leader of the directly superior agency of the employing agency shall be responsible for holding the review meeting and deciding on the participants in the meeting.

2. Participants in the review meeting

a) If the agency, organization, or unit where the civil servant works is a constituent unit, the participants in the meeting shall be all civil servants of the constituent unit; representatives of the leadership, the Party committee, the trade union, and the advisory body on organizational and personnel matters of the agency, organization, or unit employing the civil servant.

b) If the agency, organization, or unit employing the civil servant does not have a constituent unit, the participants in the review meeting shall be all civil servants of the agency, organization, or unit employing the civil servant.

c) If the person subject to the review is a seconded civil servant, in addition to the participants specified at Points a and b of this Clause, a representative of the leadership of the agency that seconded the civil servant must also be present.

d) If the person subject to the review is a commune-level civil servant, the participants in the review meeting shall be representatives of the leadership of the Party committee and the administration, representatives of relevant socio-political organizations, and all civil servants of the commune-level People's Committee.

3. A review meeting shall be organized in accordance with the following regulations:

a) The chair of the meeting shall announce the reason for the meeting and inform or authorize the advisory body on organizational and personnel matters to announce the following contents: a summary of the work history; the violation; any disciplinary measures already issued (if any); the time of the violation and the time of its discovery; any aggravating or mitigating circumstances of the person who committed the violation; the statute of limitations and the time limits for imposing  disciplinary measures in accordance with the law;

b) The person who committed the violation shall present a self-criticism report, clearly stating the violation and proposing a self-imposed disciplinary measure.

In the cases where the person who committed the violation is present at the meeting but does not submit a self-criticism report, the review meeting will still proceed.

In the cases where the person who committed the violation is absent, the review meeting shall be conducted after 02 notifications to attend the meeting have been sent;

c) Participants in the meeting shall express their opinions on the matters specified at Point a of this Clause;

d) The chair of the review meeting shall conclude.

The contents of the review meeting must be recorded in minutes.

4. Within 03 working days from the date of the conclusion of the review meeting, the chair of the review meeting shall submit a report and the minutes of the review meeting to the competent authority for imposing disciplinary measures. The report must clearly state the following:

a) The violation, its nature, and consequences;

b) Aggravating and mitigating circumstances;

c) The responsibility of the person who committed the violation;

d) The statute of limitations and time limit for imposing disciplinary measures in accordance with the law;

dd) Recommendation regarding disciplinary measures; the disciplinary form (if any) and the procedure for implementation.

Article 27. Disciplinary board for civil servant

1. No later than 05 working days from the receipt of the report and minutes of the review meeting, the competent authority for imposing disciplinary measures shall decide to establish a disciplinary board to advise on the application of disciplinary measures to the civil servant who committed the violation, except in the cases specified in Clause 3 of this Article.

2. Operation principles of the disciplinary board:

a) The disciplinary board shall meet when at least 03 members are present, including the chairperson and secretary of the board.

b) The disciplinary board shall recommend the disciplinary form through secret ballot.

c) The meeting of the disciplinary board must be recorded in minutes, clearly showing the opinions of the participating members and the results of the secret ballot recommending the disciplinary form.

d) The disciplinary board shall self-dissolve after completing its task.

3. Cases where a disciplinary board is not established:

a) There is a conclusion from a competent agency or organization regarding the violation, which includes a proposed disciplinary form.

b) There is a Party disciplinary decision.

In the cases specified at Points a and b of this Clause, the conclusion regarding the violation is used without further investigation or verification.

Article 28. Composition of the disciplinary board for civil servants

1. For civil servants not holding leadership or management positions, the disciplinary board shall have 05 members, including:

a) The chairperson of the board shall be the head or deputy head of the agency managing civil servants or the agency delegated to manage civil servants;

b) 01 board member shall be the head or deputy head of the agency or unit directly employing the civil servant;

c) 01 board member shall be a representative of the Party committee of the agency or unit directly employing the civil servant;

d) 01 board member shall be a representative of the executive committee of the trade union of the agency managing civil servants or the agency delegated to manage civil servants;

dd) 01 board member who also serves as the secretary of the board shall be a representative of the advisory body on organizational and personnel matters of the agency managing civil servants or the agency delegated to manage civil servants.

2. For civil servants holding leadership or management positions, the disciplinary board shall have 05 members, including:

a) The chairperson of the board shall be the head or deputy head of the agency managing civil servants or the agency delegated to manage civil servants;

b) 01 board member shall be the head or deputy head of the agency or unit directly employing civil servants;

c) 01 board member shall be a representative of the Party organization of the agency managing civil servants or the agency delegated to manage civil servants;

d) 01 board member shall be a representative of the executive committee of the trade union of the agency managing civil servants or the agency delegated to manage civil servants;

dd) 01 board member who also serves as the secretary of the board shall be a representative of the advisory body on organizational and personnel matters of the agency managing civil servants or the agency delegated to manage civil servants.

3. For commune-level civil servants, the disciplinary board shall have 05 members, including:

a) The chairperson of the board shall be the chairperson or vice-chairperson of the district-level People's Committee;

b) 01 board member shall be a representative of the district-level Labor Confederation;

c) 01 board member shall be a representative of the leadership of the commune-level People's Committee where the civil servant subject to the imposition of disciplinary measures works;

d) 01 board member shall be a representative of the leadership of the relevant district-level professional department directly managing the professional and technical aspects of the commune-level civil servant subject to the imposition of disciplinary measures, or a representative of the leadership of the district-level Military Command if the violating civil servant is the head of the commune-level military command, or a representative of the leadership of the district-level public security force if the violating civil servant is the head of the commune-level public security force (applicable to communes and townships where regular public security offices have not been organized yet as specified in the Law on People's Public Security Force dated November 20, 2018);

dd) 01 board member who also serves as the secretary of the board shall be a representative of the leadership of the district-level department of home affairs.

4. A spouse, parent (biological or adoptive), child (biological or adoptive), sibling, brother-in-law, sister-in-law, or any person with rights or obligations related to the violation of the civil servant subject to the imposition of disciplinary measures shall not be appointed as a member of the disciplinary board.

5. In the cases where the head or all deputy heads of the agency managing civil servants or the agency delegated to manage civil servants have rights or obligations related to the violation of the civil servant subject to the imposition of disciplinary measures, then the leader of the directly superior agency of the agency managing civil servants or the agency delegated to manage civil servants shall be the chairperson of the board.

6. In the cases where the head or all deputy heads of the agency or unit directly employing the civil servant have rights or obligations related to the violation of the civil servant subject to the imposition of disciplinary measures, then one civil servant from the agency directly employing the civil servant who committed the violation shall be appointed as a replacement.

Article 29. Organization of the disciplinary board meeting for civil servants committing violations

1. Preparation for the meeting:

a) No later than 07 working days before the date of the disciplinary board meeting, a meeting summons must be sent to the civil servant who committed the violation. The absence of the civil servant who committed the violation must be for a valid reason. In the cases where the civil servant who committed the violation is absent after two summonses have been sent, after sending the third summons, the disciplinary board shall proceed with the meeting, even if the civil servant is still absent.

b) The disciplinary board may invite representatives of political organizations, socio-political organizations of the agency, organization, or unit where the civil servant who committed the violation is working; representatives of relevant agencies, organizations, units, or individuals to attend the meeting. Those invited to the meeting have the right to express their opinions and propose disciplinary forms, but they may not vote on the disciplinary form.

c) The board member who also serves as the secretary of the disciplinary board shall be responsible for preparing the documents and dossiers related to the imposition of disciplinary measures and recording the minutes of the disciplinary board meeting.

d) A dossier for the imposition of disciplinary measures submitted to the disciplinary board shall include: the self-criticism report, an excerpt from the civil servant's personnel record, the minutes of the review meeting of the agency, organization, or unit employing the civil servant, and other relevant documents.

2. Procedure for the meeting:

a) The chairperson of the disciplinary board shall announce the reason for the meeting and introduce the participating members.

b) The board member who also serves as the secretary of the disciplinary board shall read an excerpt from the personnel record of the civil servant who committed the violation and other relevant documents.

c) The civil servant who committed the violation shall read the self-criticism report. In the cases where the civil servant who committed the violation is absent but has submitted a self-criticism report, the secretary of the disciplinary board shall read it; if the civil servant is present but does not submit a self-criticism report or is absent and has not submitted a self-criticism report, the disciplinary board shall proceed with the remaining procedures of the meeting as specified in this Clause.

d) The board member who also serves as the secretary of the disciplinary board shall read the minutes of the review meeting.

dd) The members of the disciplinary board and those attending the meeting shall discuss and express their opinions.

e) The civil servant who committed the violation shall express his/her opinion; if the civil servant who committed the violation does not express an opinion or is absent, the disciplinary board shall proceed with the remaining procedures of the meeting as specified in this Clause.

g) The disciplinary board shall vote on whether or not to impose disciplinary measures; if the majority of votes recommend the imposition of disciplinary measures, a vote shall be taken on the application of the disciplinary form; the voting shall be conducted by secret ballot using the cumulative voting method.

h) The chairperson of the disciplinary board shall announce the results of the secret ballot and approve the minutes of the meeting.

i) The chairperson of the disciplinary board and the board member who also serves as the secretary of the disciplinary board shall sign the minutes of the meeting.

3. In the cases where multiple civil servants in the same agency, organization, or unit have committed violations, the disciplinary board shall meet to consider the imposition of disciplinary measures on each civil servant individually.

Article 30. Disciplinary decision for civil servants

1. Procedure for issuing a disciplinary decision:

a) Within 05 working days from the conclusion of the meeting, the disciplinary board must submit a written recommendation on disciplinary action (along with the minutes of the disciplinary board meeting and the dossier for the imposition of disciplinary measures) to the competent authority for the imposition of disciplinary measures.

b) Within 05 working days from the receipt of the disciplinary board's written recommendation in the cases where a disciplinary board is established, or the minutes of the review meeting of the agency, organization, or unit in the cases where a disciplinary board is not established, or the proposal of the advisory body on organizational and personnel matters of the competent authority for the imposition of disciplinary measures, the authority competent to impose disciplinary measures shall issue a disciplinary decision or conclude that the civil servant did not commit a violation.

c) In the cases where the civil servant's violation involves complex circumstances, the authority competent to impose disciplinary measures shall decide to extend the time limit for disciplinary action and shall be responsible for its decision.

2. In the cases where a civil servant who committed a violation is sentenced to imprisonment by a court without a suspended sentence or is sentenced by a court for corruption, within 15 working days from the date of receipt of the court's legally effective decision or judgment, the authority competent to impose disciplinary measures shall issue a disciplinary decision on sack.

3. The disciplinary decision must clearly state its effective date.

4. The disciplinary decision for a cadre or civil servant is valid for 12 months from its effective date. During this time, if the civil servant does not continue to commit violations of the law to the extent that disciplinary action must be taken, the disciplinary decision shall automatically cease to be effective without the need for a document on the cessation of effectiveness.

In the cases where the civil servant continues to commit violations of the law during the period of enforcement of the disciplinary decision, it shall be handled in accordance with Clause 3, Article 2 of this Decree. The disciplinary decision under enforcement shall cease to be effective from the time the disciplinary decision on the new violation of the law takes effect. Documents related to the imposition of disciplinary measures and the disciplinary decision must be kept in the civil servant's personnel dossier. The disciplinary form must be recorded in the civil servant's personnel record.

Section 4

COMPETENCE AND PROCEDURE FOR IMPOSING DISCIPLINARY MEASURES ON PUBLIC EMPLOYEES

 

 

Article 31. Competence to impose disciplinary measures on public employees

1. For a public employee holding management positions, the head of the agency, organization, or unit competent to appoint shall impose disciplinary measures and decide on the disciplinary form.

For a public employee holding positions or titles by election, the authority competent to approve and decide on the recognition of election results shall impose disciplinary measures and decide on the disciplinary form.

2. For a public employee not holding management positions, the head of the public non-business unit managing the public employee shall impose disciplinary measures and decide on the disciplinary form.

3. For a seconded public employee, the head of the agency, organization, or unit to which the public employee is seconded shall review the imposition of disciplinary measures and propose the disciplinary form. The dossier for the imposition of disciplinary measures must be submitted to the public non-business unit that seconded the public employee for issuing a disciplinary decision according to its competence.

4. In the cases where a public employee commits a violation during their work at a former agency, organization, or unit, and the violation of the law is discovered only after transferring to a new agency, organization, or unit, and is still within the statute of limitations for imposing disciplinary measures, the competence to conduct and impose disciplinary measures belongs to the former agency, organization, or unit where the public employee worked. The disciplinary dossier and decision must be submitted to the agency, organization, or unit currently managing the public employee.

In the cases where the former public non-business unit has been dissolved, merged, consolidated, divided, or separated, the relevant responsible persons must transfer the dossier so that the public non-business unit currently managing the public employee can implement the disciplinary action.

5. For a public employee working in the People's Courts and People's Procuracy, the competence to impose disciplinary measures shall be implemented under the regulations of the competent authority of the agency managing the public employee.

Article 32. Procedure for imposing disciplinary measures on public employees

The imposition of disciplinary measures on public employees shall be carried out in the following steps:

1. Organizing a review meeting;

2. Establishing a disciplinary board;

3. The competent authority issues the disciplinary decision.

The cases specified in Clause 4, Article 3 of this Decree shall not apply Clause 1 of this Article.

In the cases where a public employee commits a violation of the law and is sentenced to imprisonment by a court without a suspended sentence or is sentenced by a court for corruption, the regulations at Clauses 1 and 2 of this Article shall not be applied.

Article 33. Organization of review meeting for public employees

1. Responsibility for organizing the review meeting:

a) For a public employee holding management positions, the head of the agency, organization, or unit competent to appoint shall be responsible for organizing the review meeting and deciding on the participants.

b) For a public employee not holding management positions, the head of the public non-business unit managing the public employee shall be responsible for organizing the review meeting; the participants in the meeting shall be determined in accordance with Clause 2 of this Article.

2. The participants in the meeting specified at Point b, Clause 1 of this Article are defined as follows:

a) In the cases where the agency, organization, or unit where the public employee works is a constituent unit, the participants in the meeting shall be all public employees of the constituent unit and representatives of the leadership, the Party committee, and the trade union of the unit;

b) In the cases where the agency, organization, or unit managing the public employee does not have a constituent unit, the participants in the review meeting shall be all public employees of the agency, organization, or unit;

c) In the cases where the person subject to the review is a seconded public employee, in addition to the participants specified at Points a and b of this Clause, a representative of the leadership of the agency that seconded the public employee must also be present.

3. The review meeting shall be organized in accordance with the following regulations:

a) The chair of the meeting shall announce the reason for the meeting and inform or authorize the advisory body on organizational and personnel matters to announce the following contents: a summary of the work history; the violation; any disciplinary measures already issued (if any); the time of the violation and the time of its discovery; any aggravating or mitigating circumstances of the person who committed the violation; the statute of limitations and the time limits for imposing disciplinary measures in accordance with the law;

b) The person who committed the violation shall present a self-criticism report, clearly stating the violation and proposing a self-imposed disciplinary form.

In the cases where the person who committed the violation is present at the meeting but does not submit a self-criticism report, the review meeting will still proceed.

In the cases where the person who committed the violation is absent, the review meeting shall be conducted after 02 notifications to attend the meeting have been sent;

c) Participants in the review meeting shall express their opinions on the matters specified at Point a of this Clause;

d) The chair of the review meeting shall conclude.

The contents of the review meeting must be recorded in minutes.

4. Within 03 working days from the date of the conclusion of the review meeting, the chair of the meeting shall be responsible for submitting a report and the minutes of the review meeting to the authority competent to impose disciplinary measures. The report must clearly state the following:

a) The violation, its nature, and consequences;

b) Aggravating and mitigating circumstances;

c) The responsibility of the person who committed the violation and the corresponding disciplinary measure;

d) The statute of limitations and time limit for imposing disciplinary measures in accordance with the law;

dd) Recommendation regarding the imposition of disciplinary measures; disciplinary form (if any) and the procedure for implementation.

Article 34. Disciplinary board for public employees

1. The authority competent to impose disciplinary measures, as specified in Article 31 of this Decree, shall decide to establish a disciplinary board to advise on the application of the disciplinary form to a public employee who committed the violation, except in the cases specified in Clause 3 of this Article.

2. Operation principles of the disciplinary board:

a) The disciplinary board shall meet when at least 03 members are present, including the chairperson and secretary of the board.

b) The disciplinary board shall recommend the application of the disciplinary form through a secret ballot.

c) The disciplinary board meeting must be recorded in minutes, clearly showing the opinions of the participating members and the results of the secret ballot recommending the disciplinary form.

d) The disciplinary board shall self-dissolve after completing its task.

3. Cases where a disciplinary board is not established:

a) There is a conclusion from a competent agency or organization regarding the violation, which includes a proposed disciplinary form.

b) There is a Party disciplinary decision.

In the cases specified at Points a and b of this Clause, the conclusion regarding the violation is used without further investigation or verification.

Article 35. Composition of the disciplinary board for public employees

1. For a public employee not holding management positions and a public non-business unit managing the public employee that does not have a constituent unit, the disciplinary board shall have 03 members, including:

a) The chairperson of the board shall be the head or deputy head of the public non-business unit managing the public employee;

b) 01 board member shall be a representative of the executive committee of the trade union of the public non-business unit managing the public employee;

c) 01 board member who also serves as the secretary of the board shall be a representative of the advisory body on organizational and personnel matters of the public non-business unit managing the public employee.

2. For a public employee not holding management positions and a public non-business unit managing the public employee that has a constituent unit, the disciplinary board shall have 05 members, including:

a) The chairperson of the board shall be the head or deputy head of the public non-business unit managing the public employee or the unit delegated to manage the public employee;

b) 01 board member shall be the head or deputy head of the head of the unit directly employing the public employee;

c) 01 board member shall be a representative of the Party committee of the unit directly employing the public employee;

d) 01 board member shall be a representative of the Executive Committee of the trade union of the public non-business unit managing the public employee or the unit delegated to manage the public employee;

dd) 01 board member who also serves as the secretary of the board shall be a representative of the advisory body on organizational and personnel matters of the public non-business unit managing the public employee.

3. For a public employee holding management positions who have committed violations, the disciplinary board shall have 05 members, including:

a) The chairperson of the board shall be the head or deputy head of the head of the agency, organization, or unit competent to appoint or approve and decide on the recognition of the public employee;

b) 01 board member shall be the head or deputy head of the head of the unit managing or delegated to manage the public employee; if the appointing authority is also the managing authority, the board member shall be the head or deputy head of the head of the unit directly employing the public employee;

c) 01 board member shall be a representative of the party organization of the public non-business unit managing the public employee or the unit delegated to manage the public employee;

d) 01 board member shall be a representative of the Executive Committee of the trade union of the unit managing the public employee or the unit delegated to manage the public employee;

dd) 01 board member who also serves as the secretary of the board shall be a representative of the advisory body on organizational and personnel matters of the agency, organization, or unit competent to impose disciplinary measures on the public employee.

4. A spouse, parent (biological or adoptive), child (biological or adoptive), sibling, brother-in-law, sister-in-law, or any person with rights or obligations related to the violation of the public employee subject to the imposition of disciplinary measures shall not be appointed as a member of the disciplinary board.

5. In the cases where the head or all deputy heads of the agency, organization, or unit specified at Point a Clause 1, Point a Clause 2, or Point a Clause 3 of this Article have rights or obligations related to the violation of the public employee subject to the imposition of disciplinary measures, then the leader of the directly superior agency, organization, or unit shall be the chairperson of the board.

6. In the cases where the head or all deputy heads of the agency, organization, or unit directly employing the public employee have rights or obligations related to the violation of the public employee subject to the imposition of disciplinary measures, then one public employee from the agency directly employing the public employee who committed the violation shall be appointed as a member.

Article 36. Organization of the disciplinary board meeting for public employees

1. Preparation for the meeting:

a) No later than 07 working days before the date of the disciplinary board meeting, a meeting summons must be sent to the public employee who committed the violation. The absence of the public employee who committed the violation must be for a valid reason. If the public employee who committed the violation is absent after 02 summonses have been sent, after sending the third summons, the disciplinary board shall proceed with the meeting, even if the public employee is still absent.

b) The disciplinary board may invite representatives of political organizations, socio-political organizations of the agency, organization, or unit where the public employee who committed the violation is working; representatives of relevant agencies, organizations, units, or individuals to attend the meeting. Those invited to the meeting have the right to express their opinions and propose the disciplinary form, but they may not vote on the disciplinary form.

c) The board member who also serves as the secretary of the disciplinary board shall responsible for preparing the documents and dossiers related to the imposition of disciplinary measures and recording the minutes of the disciplinary board meeting.

d) A dossier for the imposition of disciplinary measures submitted to the disciplinary board include: the self-criticism report, an excerpt from the personnel record of the public employee who committed the violation, the minutes of the review meeting for the public employee of the agency, organization, or unit employing the public employee, and other relevant documents.

2. Procedure for the meeting:

a) The chairperson of the disciplinary board shall announce the reason for the meeting and introduce the participating members.

b) The board member who also serves as the secretary of the disciplinary board shall read an excerpt from the personnel record of the public employee who committed the violation of the law and other relevant documents.

c) The public employee who committed the violation of the law shall read the self-criticism report.

If the public employee who committed the violation of the law is absent but has submitted a self-criticism report, the secretary of the disciplinary board shall read it; if the public employee is present but does not submit a self-criticism report or is absent and has not submitted a self-criticism report, the disciplinary board shall proceed with the remaining procedures of the meeting as specified in this Clause.

d) The board member who also serves as the secretary of the disciplinary board shall read the minutes of the review meeting.

dd) The members of the disciplinary board and those attending the meeting shall discuss and express their opinions.

e) The public employee who committed the violation shall express his/her opinion; if the public employee who committed the violation does not express an opinion or is absent, the disciplinary board shall proceed with the remaining procedures of the meeting as specified in this Clause.

g) The disciplinary board shall vote on whether or not to impose disciplinary measures; if the majority of votes recommend the imposition of disciplinary measures, a vote shall be taken on the application of the disciplinary form; the voting shall be conducted by secret ballot using the cumulative voting method.

h) The chairperson of the disciplinary board shall announce the results of the secret ballot and approve the minutes of the meeting.

i) The chairperson of the disciplinary board and the board member who also serves as the secretary of the disciplinary board shall sign the minutes of the meeting.

3. In the cases where multiple public employees in the same agency, organization, or unit have committed violations of the law, the disciplinary board shall meet to consider the imposition of disciplinary measures on each public employee individually.

Article 37. Disciplinary decision for public employees

1. Procedure for issuing a disciplinary decision:

a) Within 05 working days from the conclusion of the meeting, the disciplinary board must submit a written recommendation on disciplinary action (along with the minutes of the disciplinary board meeting and the dossier for the imposition of disciplinary measures) to the competent authority for the imposition of disciplinary measures.

b) Within 05 working days from the receipt of the disciplinary board's written recommendation in the cases where a disciplinary board is established, or the minutes of the review meeting of the agency, organization, or unit in the cases where a disciplinary board is not established, or the proposal of the advisory body on organizational and personnel matters of the competent authority for the imposition of disciplinary measures, the authority competent to impose disciplinary measures shall issue a disciplinary decision or conclude that the public employee did not commit a violation.

c) In the cases where the public employee's violation involves complex circumstances, the authority competent to impose disciplinary measures shall decide to extend the time limits for disciplinary action and shall be responsible for its decision.

2. In the cases where a public employee who committed a violation of the law is sentenced to imprisonment by a court without a suspended sentence or is sentenced by a court for corruption, within 15 working days from the date of receipt of the court's legally effective decision or judgment, the authority competent to impose disciplinary measures shall issue a disciplinary decision on sack.

3. The disciplinary decision must clearly state its effective date.

4. The disciplinary decision for a public employee is valid for 12 months from its effective date. During this time, if the public employee does not continue to commit violations of the law to the extent that disciplinary action must be taken, the disciplinary decision shall automatically cease to be effective without the need for a document on the cessation of effectiveness.

In the cases where the public employee continues to commit violations of the law during the period of enforcement of the disciplinary decision, it shall be handled in accordance with Clause 3, Article 2 of this Decree. The disciplinary decision under enforcement shall cease to be effective from the time the disciplinary decision on the new violation of the law takes effect. Documents related to the imposition of disciplinary measures and the disciplinary decision must be kept in the public employee's personnel dossier. The disciplinary form must be recorded in the public employee's personnel record.

 

CHAPTER IV

OTHER PROVISIONS RELATED TO IMPOSITION OF

DISCIPLINARY MEASURES

 

Article 38. Relevant provisions when considering the imposition of disciplinary measures

1. Cadres, civil servants, and public employees who have committed violations of the law and are undergoing disciplinary review, or being disciplined, or being put under investigation, prosecuted or brought to trial, and reach retirement age, shall still have their retirement procedures processed.

2. In the cases where the disciplinary board has issued a written recommendation for the imposition of disciplinary measures but a disciplinary decision has not yet been issued, and further details related to the disciplinary violation are discovered, or where it is discovered that a cadre, civil servant, or public employee under disciplinary review has committed other violations of the law, the disciplinary board shall reconsider and reissue its recommendation for the disciplinary form.

3. The application of the dismissal disciplinary form for civil servants holding judicial positions shall be implemented in accordance with this Decree and the specialized law provisions.

Article 39. Relevant provisions after a disciplinary decision is issued against cadres and civil servants

1. A civil servant subjected to the disciplinary form of salary reduction, if currently receiving a rank-2 or higher salary of the rank or title, shall be placed in the immediately lower salary rank. The new salary rank shall be effective from the date the disciplinary decision takes effect. The time for the next salary rank increase to return to the previous salary rank before the disciplinary action shall be calculated from the date the disciplinary decision takes effect. The time spent in the salary rank before the salary reduction shall be retained for calculation in the next salary rank increase. If the civil servant is currently receiving a rank-1 salary or is receiving an above-rank seniority allowance of the rank or title, the disciplinary form of salary reduction shall not be applied; depending on the nature and extent of the violation of the law, the competent authority shall consider applying an appropriate disciplinary form.

2. Civil servants subjected to the sack disciplinary form:

a) A civil servant subjected to the sack disciplinary form shall not be entitled to dismissal benefits, but the social insurance agency shall confirm the period of employment for which social insurance contributions have been made in order to implement social insurance benefits in accordance with the law.

b) The agency competent to manage the civil servant who is sacked shall keep the personnel dossier of the sacked civil servant and shall be responsible for providing a summary of the personnel record and comments (with confirmation) upon the request of the civil servant.

c) After 12 months from the effective date of the sack disciplinary decision, the civil servant who has been sacked shall be entitled to register for recruitment to state agencies, organizations, and units. In cases of sack due to corruption, embezzlement, or violation of public ethics, the civil servant shall not be allowed to register for recruitment to agencies or positions related to the duties or public service previously held.

3. In the case of a civil servant holding a leadership or management position who commits a violation of the law and is subjected to the disciplinary form of demotion, and there is no lower position than the one currently held, the demotion shall result in the loss of the position.

4. Regarding the disciplinary decision against a cadre or civil servant who has been concluded by a competent agency, organization, or unit or a court to be wrongly or incorrectly accused, no later than 10 working days from the date of the written conclusion of the competent agency, organization, or unit or from the date the court decision takes effect, the head of the agency, organization, or unit where the cadre or civil servant works shall be responsible for publicly announcing this at the agency, organization, or unit where the cadre or civil servant is working. In the cases where a disciplinary decision has been issued according to the conclusion of the appellate judgment and there is no conclusion from a competent authority that the accusation was wrong or incorrect, but there is a subsequent change in the penalty in a new judgment in accordance with the law on proceedings, the handling of the disciplinary decision issued shall be reviewed and decided by the competent authority for imposing disciplinary measures.

5. In the cases where a civil servant subjected to the disciplinary forms of demotion, dismissal, or sack is subsequently concluded by a competent agency, organization, or unit or a court to be wrongly or incorrectly accused, and the former position has been filled by another person, the head of the competent agency shall be responsible for assigning the civil servant to a suitable position, or leadership or management position.

6. In the cases where a civil servant commits a violation while a salary reduction disciplinary decision is being enforced, when a new disciplinary form is applied, the previously reduced salary rank must be restored.

7. In the cases where the agency, organization, or unit competent to resolve complaints and denunciations concludes that the imposition of disciplinary measures on the civil servant was not conducted correctly with regard to the application of the disciplinary form, procedures, and competence to impose disciplinary measures, the authority competent to impose disciplinary measures must issue a decision to revoke the disciplinary decision that has been issued; and review and impose disciplinary measures on the civil servant in accordance with this Decree.

Article 40. Relevant provisions after a disciplinary decision is issued against public employees

1. Public employee subjected to the sack disciplinary form:

a) A public employee subjected to the sack disciplinary form shall not be entitled to dismissal benefits, but the social insurance agency shall confirm the period of employment for which social insurance contributions have been made in order to implement social insurance benefits in accordance with the law.

b) The public non-business unit competent to manage the public employee shall keep the personnel dossier of the public employee who is sacked and shall be responsible for providing a copy of the personnel record and comments on the work history (with confirmation) upon the request of the sacked public employee.

c) After 12 months from the effective date of the sack disciplinary decision, the public employee who has been sacked shall be entitled to register for recruitment to state agencies, organizations, and units. In cases of sack due to corruption, embezzlement, or violation of public ethics, the public employee shall not be allowed to register for recruitment to positions related to the duties previously held.

2. Regarding the disciplinary decision against a public employee who has been concluded by a competent agency, organization, or unit or a court to be wrongly or incorrectly accused, no later than 10 working days from the date of the written conclusion of the competent agency, organization, or unit or from the date the court decision takes effect, the head of the public non-business unit managing the public employee shall be responsible for publicly announcing this at the unit where the public employee is working. In cases where a disciplinary decision has been issued according to the conclusion of the appellate judgment and there is no conclusion from a competent authority that the accusation was wrong or incorrect, but there is a subsequent change in the penalty in a new judgment in accordance with the law on proceedings, the handling of the disciplinary decision issued shall be reviewed and decided by the authority competent to impose disciplinary measures.

3. In the cases where a public employee subjected to the disciplinary forms of dismissal or sack is subsequently concluded by a competent agency, organization, or unit or a court to be wrongly or incorrectly accused, and the former position has been filled by another person, the head of the competent public non-business unit shall be responsible for assigning the public employee to a suitable position or management position.

4. In the cases where the agency, organization, or unit competent to resolve complaints and denunciations concludes that the imposition of disciplinary measures on the public employee was not conducted correctly with regard to the application of the disciplinary form, procedures, and competence to impose disciplinary measures, the competent authority that signed the disciplinary decision must issue a decision to revoke the disciplinary decision; at the same time, the competent public non-business unit for imposing disciplinary measures must review and impose disciplinary measures on the public employee in accordance with this Decree.

Article 41. Benefits and policies for those temporarily detained or imprisoned, suspended from work, or suspended from office

Cadres, civil servants, and public employees who are temporarily detained or imprisoned, suspended from work, or suspended from office and have not yet been subjected to disciplinary action shall be applied the following specified benefits:

1. For cadres, civil servants, and public employees who are temporarily detained or imprisoned, or released on bail but with a restriction on leaving their place of residence, and are unable to continue working to assist with the investigation, prosecution, trial, or temporary suspension from work without having been subjected to disciplinary review, they shall receive 50% of their current salary, plus leadership position allowances, above-rank seniority allowances, professional seniority allowances, and retained salary differential coefficient (if any).

For cadres, civil servants, or public employees holding leadership or management positions who are temporarily suspended from office, they shall not receive leadership or management position allowances.

2. In the cases where cadres, civil servants, or public employees are not subjected to disciplinary action or are concluded to be wrongly or incorrectly accused, they shall receive the remaining 50% of their salary specified in Clause 1 of this Article.

3. In the cases where cadres, civil servants, or public employees are subjected to disciplinary action or are declared guilty by a court, they shall not receive the remaining 50% of their salary specified in Clause 1 of this Article.

Article 42. Complaints about disciplinary decisions

Disciplined cadres, civil servants, and public employees have the right to complain about disciplinary decisions in accordance with the law provisions on complaints.

 

Chapter V

TRANSITIONAL PROVISIONS AND EFFECT

 

Article 43. Transitional provisions and application of specialized laws

1. For violations that were reviewed and processed before the effective date of this Decree, the current laws shall continue to apply; for violations that occurred before the effective date of this Decree but are reviewed and processed after the effective date of this Decree, this Decree shall apply.

2. Violations against the laws on sanctioning of administrative violations, anti-corruption, and disciplinary forms shall be applied in accordance with specialized laws. In the cases where specialized laws have not yet stipulated or stipulate differently from this Decree on the same matter, this Decree shall prevail.

Article 44. Effect

1. This Decree takes effect on September 20, 2020.

2. The following provisions are repealed:

a) The Government's Decree No. 34/2011/ND-CP dated May 17, 2011, on disciplinary measures for civil servants;

b) The provisions concerning disciplinary measures for public employees in the Government's Decree No. 27/2012/ND-CP dated April 6, 2012, on disciplinary measures for and compensation/reimbursement responsibilities of public employees;

c) Chapter 6 of the Decree No. 112/2011/ND-CP dated December 5, 2011, on civil servants of communes, wards, and townships;

d) The provisions concerning disciplinary measures for cadres in the Decree No. 35/2005/ND-CP dated March 17, 2005, on disciplinary measures for cadres and civil servants.

Article 45. Responsibility for implementation

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, chairpersons of People's Committees of provinces and centrally-run cities, and relevant agencies, organizations, and individuals shall implement this Decree./.

On behalf of the Government

The Prime Minister

NGUYEN XUAN PHUC

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 112/2020/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 112/2020/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất