Mẫu Biên bản cảnh cáo được sử dụng phổ biến nhất

Cảnh cáo là hình thức xử phạt vi phạm ở mức độ nhẹ, khi tiến hành phạt cảnh cáo cần lập Biên bản cảnh cáo để ghi lại nội dung xử phạt. Vậy, mẫu Biên bản cảnh cáo thế nào?

1. Biên bản cảnh cáo là gì?

Cảnh cáo là một hình thức xử phạt vi phạm khi cá nhân nào đó vi phạm kỷ luật, vi phạm nguyên tắc, yêu cầu,… lần đầu, ở mức độ nhẹ và có thể sửa sai. Hình thức kỷ luật cảnh cáo được dùng trong hầu hết các lĩnh vực như: Hình sự, lao động, hành chính,…

Theo đó, việc xử phạt bằng hình thức cảnh cáo có thể được thực hiện thông qua văn bản hoặc miệng. Trong quan hệ lao động, tuỳ theo quy định riêng của mỗi công ty, doanh nghiệp mà việc lập biên bản cảnh cáo nhân viên thường sẽ được thực hiện khi nhân viên đó phạm lỗi nghiêm trọng hoặc phạm lỗi nhiều lần đã được nhắc nhở nhưng vẫn tiếp tục vi phạm.

Tóm lại, Biên bản cảnh cáo là văn bản được lập ra khi cá nhân nào đó có hành vi vi phạm ở mức độ nhẹ, đọc Biên bản cảnh cáo có thể xác định được đối tượng, hành vi vi phạm, nội dung cảnh cáo…

mau bien ban canh cao
Mẫu Biên bản cảnh cáo được sử dụng phổ biến nhất (Ảnh minh họa)

2. Mẫu Biên bản cảnh cáo được dùng phổ biến

2.1  Biên bản cảnh cáo nhân viên vi phạm

CÔNG TY…….                                                   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: …/2021/BB                                                                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ngày….., tháng……., năn………..

BIÊN BẢN CẢNH CÁO VI PHẠM

(Về việc vi phạm kỷ luật)

Tên nhân viên vi phạm:………………………………………………………

Chức vụ:……………………………………………………………

Phòng ban:………………………………………………………………………….

Ngày xảy ra vi phạm:……………………………………………………….

Địa điểm xảy ra vi phạm:…………………………………………………

Hình thức vi phạm:………………………………………………………….

Thiệt hại xảy ra (nếu có):……………………………………………

Nhắc nhở

Bằng văn bản

Thời gian

Người lập biên bản

Cảnh cáo lần 1

Cảnh cáo lần 2

Cảnh cáo lần 3

Tang vật thu được (nếu có):…………………………………………………..

Cảnh cáo trước đó……………………………………………………………

Người lập biên bản trình bày sự việc:………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Ý kiến của nhân viên vi phạm:

?- Đồng ý với trình bày của người lập biên bản

?- Không đồng ý với trình bày của người lập biên bản

Lý do không đồng ý:………………………………

Hình thức xử phạt:…………………….(Các hình thức xử phạt sau đây: Nhắc nhở, cảnh cáo, theo dõi, Đình chỉ Sa thải, Khác)

Kết luận:…………………………………………………………

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

Người lập biên bản       Người bị lập biên bản       Người chứng kiến         Ban lãnh đạo

(Ký, ghi rõ họ tên)                (Ký, ghi rõ họ tên)           (Ký, ghi rõ họ tên)         (Ký, ghi rõ họ tên)

2.2 Biên bản cảnh cáo học sinh vi phạm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN CẢNH CÁO HỌC SINH

1. Thành phần :

GVCN :………………………………………

Học sinh của lớp:……………………………

2. Địa điểm: ………………………………………………………

3. Thời gian: ………………………………………………………

4. Nội dung: ………………………………………………………

……………………………………………………………………

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

5. Kết quả:

Sau  khi đọc bản tường trình sự việc :

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

Nếu học sinh………………………vẫn còn tái phạm thì GVCN sẽ đưa ra hội đồng kỉ luật xử lí, đồng thời sẽ  hạ hạnh kiểm xuống thành loại yếu.

Biên bản kết thúc vào lúc………… cùng ngày

Giáo viên chủ nhiệm                                                                  Học sinh

3. Trường hợp nào cán bộ, công chức bị phạt cảnh cáo?

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, các hành vi v phạm của công chức dưới đây sẽ bị xem xét áp dụng kỷ luật cảnh cáo:

- Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách mà tái phạm.

- Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;

- Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công;

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn…

Trên đây là mẫu Biên bản cảnh cáo. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Khi nào người phạm tội chỉ bị phạt cảnh cáo?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là việc cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ phải làm định kỳ hằng năm.

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Mẫu Biên bản tự kiểm tra công tác ATVSLĐ và quy trình tự kiểm tra

Mẫu Biên bản tự kiểm tra công tác ATVSLĐ và quy trình tự kiểm tra

Mẫu Biên bản tự kiểm tra công tác ATVSLĐ và quy trình tự kiểm tra

Tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là yêu cầu đặt ra với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm đánh giá nguy cơ rủi ro, đồng thời báo cáo, tổng kết về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Các nội dung đánh giá, kiểm tra ATVSLĐ sẽ được ghi lại trong Biên bản tự kiểm tra công tác ATVSLĐ.