3 trường hợp được dạy thêm cho học sinh tiểu học

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy thêm, học thêm quy định 03 trường hợp được tổ chức dạy thêm với học sinh tiểu học.

3 trường hợp được dạy thêm cho học sinh tiểu học

Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm. Theo đó:

- Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ 03 trường hợp:

(1) Bồi dưỡng về nghệ thuật,

(2) Thể dục thể thao

(3) Rèn luyện kĩ năng sống.

Như vậy, đối với học sinh tiểu học 03 trường hợp nêu trên được tổ chức dạy thêm kể cả trong nhà trường lẫn ngoài nhà trường và có thu tiền hay không thu tiền.

Quy định này cũng không thay đổi so với trước thời điểm 14/02/2024. Cụ thể tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT cũng đã nêu rõ:

“Điều 4. Các trường hợp không được dạy thêm

2. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

Liên quan đến việc dạy thêm cho học sinh tiểu học, nhiều người cũng băn khoăn việc luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học có được coi là giáo dục kỹ năng sống? Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT:

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong quy định này được hiểu là hoạt động giáo dục giúp cho người học hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội, qua đó hoàn thiện nhân cách và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng các giá trị sống.

Do vậy, luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học không được coi là hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Cũng có nghĩa, giáo viên không được tổ chức luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học.

Về các trường hợp không được tổ chức dạy thêm tại Điều 4 Thông tư 29 cũng quy định rõ, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Ngoài ra, giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

3 trường hợp được dạy thêm cho học sinh tiểu học
Chỉ có 3 trường hợp được dạy thêm cho học sinh tiểu học (Ảnh minh họa)
Nếu có nhu cầu tư vấn thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm, vui lòng liên hệ 0936 38 52 36. Chi phí tư vấn: 500.000 đồng.

Dạy thêm văn hóa học sinh tiểu học bị xử phạt thế nào?

Trước đây tại Điều 7 Nghị định 138/2013/NĐ-CP có quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về dạy thêm. Theo đó, phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về dạy thêm theo các mức phạt sau đây:

- Từ 01 -  02 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định;

- Từ 02 - 04 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng đối tượng;

- Từ 04 - 06 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng nội dung đã được cấp phép;

- Từ 06 - 12 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép.

Tuy nhiên, tại Nghị định 04/2021/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 138/2013/NĐ-CP đã không còn quy định về mức phạt đối với hành vi này.

Giáo viên là viên chức tự ý tổ chức dạy thêm văn hóa cho học sinh tiểu học có thể được xem là vi phạm những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm theo Điều 19 Luật Viên chức 2010.

Theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm tùy theo mức độ vi phạm mà bị áp dụng các hình thức kỷ luật như Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Bãi nhiệm.

Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, các hình thức kỷ luật gồm: Khiển trách; Cảnh cáo; Buộc thôi việc. Hình thức kỷ luật áp dụng đối với viên chức quản lý là: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Buộc thôi việc.

Bên cạnh đó, viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định trên còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.

LuatVietnam sẽ cập nhật thông tin khi có quy định mới liên quan đến việc xử phạt giáo viên tổ chức dạy thêm không đúng đối tượng tại Thông tư 29.

Tham gia group Zalo về Giáo dục Đào tạo của LuatVietnam TẠI ĐÂY

Trên đây là thông tin về 3 trường hợp được dạy thêm cho học sinh tiểu học.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hộ kinh doanh dạy thêm có cần đáp ứng điều kiện về phòng học, phòng cháy chữa cháy?

Hộ kinh doanh dạy thêm có cần đáp ứng điều kiện về phòng học, phòng cháy chữa cháy?

Hộ kinh doanh dạy thêm có cần đáp ứng điều kiện về phòng học, phòng cháy chữa cháy?

Dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh từ 14/02/2025. Một trong những vướng mắc được nhiều người quan tâm là hộ kinh doanh dạy thêm có cần đáp ứng điều kiện về phòng học, phòng cháy chữa cháy?

Luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học có được coi là giáo dục kỹ năng sống?

Luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học có được coi là giáo dục kỹ năng sống?

Luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học có được coi là giáo dục kỹ năng sống?

Hiện nay, giáo viên chỉ được dạy thêm cho học sinh tiểu học để bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống. Vậy luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học có được coi là giáo dục kỹ năng sống?

Hộ kinh doanh dạy thêm có cần đáp ứng điều kiện về phòng học, phòng cháy chữa cháy?

Hộ kinh doanh dạy thêm có cần đáp ứng điều kiện về phòng học, phòng cháy chữa cháy?

Hộ kinh doanh dạy thêm có cần đáp ứng điều kiện về phòng học, phòng cháy chữa cháy?

Dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh từ 14/02/2025. Một trong những vướng mắc được nhiều người quan tâm là hộ kinh doanh dạy thêm có cần đáp ứng điều kiện về phòng học, phòng cháy chữa cháy?

Luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học có được coi là giáo dục kỹ năng sống?

Luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học có được coi là giáo dục kỹ năng sống?

Luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học có được coi là giáo dục kỹ năng sống?

Hiện nay, giáo viên chỉ được dạy thêm cho học sinh tiểu học để bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống. Vậy luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học có được coi là giáo dục kỹ năng sống?